Tải bản đầy đủ (.pdf) (204 trang)

Bài giảng pháp luật về chủ thể kinh doanh sl04 Đại học mở hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.03 MB, 204 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<small>1 Học phần Pháp luật về chủ thể kinh doanh – Bài 1 </small>

<small>Để học tốt môn học này, các Anh/Chị cần phải chuẩn bị các tài liệu cơ bản sau: </small>

<small>Luật doanh nghiệp năm 2014 </small>

<small>Luật doanh nghiệp năm 2020 </small>

<small>Luật hợp tác xã năm 2012 </small>

<small>Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp </small>

<small>Trường Đại học Mở Hà Nội, Giáo trình Luật Kinh tế Việt Nam, TS. Nguyễn Thị Nhung chủ biên, 2016 </small>

<small>Trường Đại học Mở Hà Nội, Giáo trình Pháp luật về chủ thể kinh doanh, TS. Nguyễn Thị Yến và Ths. Đinh Thị Hồng Trang đồng chủ biên, 2021 Sau khi học xong môn học này, các Anh/Chị sẽ nắm bắt được những kiến thức cơ bản nhất về: </small>

<small>Khái quát về pháp luật chủ thể kinh doanh và quy chế chung về chủ thể kinh doanh </small>

<small>Pháp luật về các loại hình doanh nghiệp tiêu biểu theo quy định của pháp luật hiện hành gồm doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<small>2 Học phần Pháp luật về chủ thể kinh doanh – Bài 1 </small>

<small> Pháp luật về hộ kinh doanh </small>

<small>Pháp luật về hợp tác xã </small>

<b><small>Chúc các anh/chị học tập tốt! </small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<small>3 Học phần Pháp luật về chủ thể kinh doanh – Bài 1 </small>

<b>BÀI 1: </b>

<b>KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT VỀ CHỦ THỂ KINH DOANH & QUY CHẾ PHÁP LÝ CHUNG VỀ CHỦ THỂ KINH DOANH </b>

<b><small>GIỚI THIỆU </small></b>

<small>Trước khi đi vào nghiên cứu các loại hình chủ thể kinh doanh tiêu biểu trên thị trường, Bài 1 sẽ cung cấp các kiến thức cơ bản cần thiết cho người học liên quan đến các nội dung sau: </small>

<small>Nội dung 1: Khái quát của pháp luật về chủ thể kinh doanh (Đối tượng điều chỉnh, Phương pháp điều chỉnh, Các khái niệm cơ bản, Nguồn luật) </small>

<small>Nội dung 2: Quy chế pháp lý chung về chủ thể kinh doanh Sau khi học bài học này, người học có thể đạt được các mục tiêu sau: </small>

<small>- Ghi nhớ được các khái niệm cơ bản như Chủ thể kinh doanh, Thương nhân, Doanh nghiệp </small>

<small>- Hiểu được các vấn đề pháp lý cơ bản về đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh, nguồn luật của pháp luật về chủ thể kinh doanh </small>

<small>- Vận dụng kiến thức bài học để tiếp cận, lý giải về các loại hình chủ thể kinh doanh xuất hiện trên thị trường và quy chế pháp lý chung đối với các chủ thể đó </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<small>4 Học phần Pháp luật về chủ thể kinh doanh – Bài 1 </small>

<b>Nội dung 1: Khái quát pháp luật về chủ thể kinh doanh <small>1. Khái quát về chủ thể kinh doanh </small></b>

<i><b><small>1.1. Khái niệm chủ thể kinh doanh </small></b></i>

<small>Có thể nói hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh doanh giữ vai trị quan trọng và có ý nghĩa quyết định đối với sức tăng trưởng của nền kinh tế và sự tồn tại của xã hội. Hiện nay, trình độ về phát triển kinh tế xã hội cũng như hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã phát triển sâu rộng; cùng với đó, khung pháp lý và thể chế quản lý nhà nước đối với các loại hình chủ thể kinh doanh đã phát triển khá hoàn thiện. Các quy định thơng thống, cởi mở của Luật doanh nghiệp năm 2014, Luật doanh nghiệp năm 2020 (đã được thông qua ngày 17.6.2020, có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2021) và hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành, hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan đã góp phần huy động tối đa mọi nguồn lực cho mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các thành phần kinh tế và các loại hình chủ thể kinh doanh phát triển. </small>

<small>Thuật ngữ "chủ thể kinh doanh" được dùng rất phổ biến trong các báo, tạp chí, giáo trình, tài liệu tham khảo chuyên ngành pháp lý - kinh tế. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có một khái niệm chính thức nào định nghĩa về chủ thể kinh doanh </small>

<small>Để làm rõ thuật ngữ này, có thể bắt đầu bằng thuật ngữ "kinh doanh". Theo khoản 21 điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2020: “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận” (định nghĩa tương tự cũng được quy định tại khoản 16 điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2014). Như vậy, “kinh doanh” được hiểu với nội hàm rộng, không chỉ bao gồm các hành vi buôn bán, trao đổi, mà còn bao gồm một hoặc nhiều hoạt động trong chuỗi sản xuất của chủ thể kinh doanh. Với định nghĩa "kinh doanh" rộng như vậy, có thể định nghĩa: </small>

<i><small>“Chủ thể kinh doanh là bất kỳ cá nhân, tổ chức, đơn vị nào theo quy định của pháp luật thực hiện một, một số hoặc tất cả các cơng đoạn của q trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”. </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<small>5 Học phần Pháp luật về chủ thể kinh doanh – Bài 1 </small>

<small>“Khái niệm chủ thể kinh doanh thường được dùng với nghĩa là hình thức tổ chức các hoạt động kinh doanh. Để làm rõ khái niệm chủ thể kinh doanh, cần xem xét từ các góc độ kinh tế - xã hội và pháp lý, gắn với những yếu tố của kinh tế thị trường. Từ góc độ kinh tế - xã hội, chủ thể kinh doanh là thành tố cơ bản của hệ thống kinh tế - xã hội. Bản chất của chủ thể kinh doanh là những thực thể xã hội, sinh ra với chức năng chủ yếu là hoạt động kinh doanh. Chủ thể kinh doanh được cấu thành bởi nhiều yếu tố khác nhau như cơ sở vật chất (vốn, tài sản), bộ máy quản lý điều hành, người lao động… Từ góc độ pháp lý, chủ thể kinh doanh được hiểu là một loại chủ thể pháp luật có nghề nghiệp kinh doanh. Trong điều kiện kinh tế thị trường, chủ thể kinh doanh, trong đó nhóm trụ cột là các doanh nghiệp trở thành đối tượng trung tâm chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật kinh doanh”</small><sup>1</sup>

<small>Tuy nhiên, trong khoa học pháp lý - kinh tế hiện nay có một số quan điểm khác nhau về vấn đề này</small><sup>2</sup><small>: </small>

<i><small>Quan điểm thứ nhất: đồng nhất khái niệm "chủ thể kinh doanh" với khái niệm </small></i>

<small>"doanh nghiệp". Về mặt từ vựng, doanh nghiệp (trong tiếng Anh là Enterprise) có nghĩa là công việc kinh doanh (business venture or undertaking)3. Tuy nhiên, trên thực tế khái niệm doanh nghiệp thường được dùng với nghĩa là hình thức tổ chức các hoạt động kinh doanh. Trong giới nghiên cứu, có quan điểm hiểu khái niệm doanh nghiệp với nội hàm rất rộng, bao gồm tất cả các chủ thể hành nghề kinh doanh (khơng phân biệt chủ thể đó là pháp nhân hay thể nhân): “Doanh nghiệp được hiểu là đơn vị kinh doanh được thành lập nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh”4; “Doanh nghiệp là một đơn vị kinh doanh được thành lập hợp pháp, nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh và lấy hoạt động kinh doanh làm nghề nghiệp chính”5. Theo quan điểm này, khái niêm doanh nghiệp được hiểu đồng nghĩa với khái niệm chủ thể kinh doanh hay nhà kinh doanh. Quan điểm khác lại cho rằng </small>

<small> </small>

<small>1</small><i><small> Bộ Giáo dục và Đào tạo – Viện Đại học Mở Hà Nội, Giáo trình Luật Kinh tế Việt Nam, TS Nguyễn </small></i>

<small>Thị Nhung (Chủ biên), NXB Tư pháp, Hà nội, 2016, trang 23, 24 </small>

<small>2</small><i><small> Phần viết này tham khảo bài viết Một số vấn đề về chủ thể kinh doanh, Phan Công Thương, </small></i>

<small> truy cập ngày 19/11/2007 3 Black’ Law Dictionary, Centennial Edition (1891-1991), page 531. </small>

<small>4 Học viện Hành chính Quốc gia – Quản trị kinh doanh – Nxb Lao Động, Hà Nội, 2003, trang 8 5 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Thương mại Doanh nghiệp, Nxb Thống kê, 2002, trang 5 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<small>6 Học phần Pháp luật về chủ thể kinh doanh – Bài 1 </small>

<small>doanh nghiệp chỉ bao gồm các chủ thể kinh doanh đáp ứng được những điều kiện nhất định về cơ cấu tổ chức, tư cách pháp lý…: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được thành lập theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện hoạt động kinh doanh”6. Theo đó, doanh nghiệp chỉ là một loại chủ thể kinh doanh. Vì vậy có thể suy luận, sẽ có những chủ thể là chủ thể kinh doanh (thực hiện nghề nghiệp kinh doanh) nhưng không được coi là doanh nghiệp (đơn cử là nếu chủ thể kinh doanh đó khơng có trụ sở giao dịch ổn định…) </small>

<small>Bên cạnh đó cũng có quan điểm cho rằng, doanh nghiệp cần được hiểu theo hai nghĩa rộng hẹp khác nhau. Ở nghĩa rộng, doanh nghiệp là tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh; ở nghĩa hẹp, doanh nghiệp chỉ bao gồm các cơ sở kinh doanh thuộc khu vực chính thức (có đăng ký tư cách theo quy định của pháp luật), khơng tính các cơ sở thuộc khu vực phi kết cấu (non-structure)7. Quan điểm này cũng cho rằng, việc hiểu doanh nghiệp theo nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp có ý nghĩa quan trọng trong việc hoạch định chính sách và thực hiện các chế độ quản lý của Nhà nước đối với các cơ sở kinh tế </small>

<small>Pháp luật đa số các nước quan niệm doanh nghiệp chỉ là những chủ thể kinh doanh thuần tuý (có nghề nghiệp chính là hoạt động kinh doanh). Tuy nhiên ở một số nước (ví dụ Cộng hồ Liên bang Đức), doanh nghiệp được hiểu không chỉ bao gồm các chủ thể kinh doanh thuần tuý (thương gia), mà còn bao gồm cả những tổ chức kinh tế hoạt động vì mục tiêu cơng ích. Theo pháp luật Cộng hồ Liên bang Đức, “Doanh nghiệp bao gồm doanh nghiệp thành lập theo luật công và doanh nghiệp thành lập theo luật tư. Khi phân biệt hai loại hình doanh nghiệp này, người ta dựa trên cơ sở phân chia theo trật tự pháp luật công và pháp luật tư. Doanh nghiệp theo luật công có thể là: xí nghiệp trực thuộc, những thực thể chính quyền, đơn vị sự nghiệp”8. Tuy nhiên pháp luật Đức có sự phân biệt rõ ràng trong cơ chế điều chỉnh pháp luật về tổ chức và hoạt động của các doanh nghiệp thành lập theo luật công và thành lập theo luật tư. Cơ sở của sự phân biệt này là chức năng và mục đích hoạt động của hai loại doanh nghiệp có </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<small>7 Học phần Pháp luật về chủ thể kinh doanh – Bài 1 </small>

<small>sự khác nhau: doanh nghiệp được thành lập theo luật cơng có chức năng chủ yếu là hoạt động cơng ích, trong khi đó doanh nghiệp được thành lập theo luật tư có chức năng chủ yếu là hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận. Hầu hết các nước đều tồn tại những tổ chức kinh tế công (thông thường do Nhà nước đầu tư vốn) giống như ở Cộng hồ Liên bang Đức. Song thơng thường những tổ chức này không được coi là doanh nghiệp; hay chí ít thì cơ chế điều chỉnh pháp luật đối với chúng cũng khác với những doanh nghiệp kinh doanh thuần tuý </small>

<small>Đối với những doanh nghiệp kinh doanh thuần tuý, hình thức pháp lý của chúng cũng được pháp luật quy định khá đa dạng. Luật pháp các nước thông thường không quy định khái niệm chung về doanh nghiệp, mà chỉ đưa ra định nghĩa pháp lý về từng loại hình doanh nghiệp cụ thể. Thực tiễn pháp luật các nước phản ánh một quan điểm phổ biến coi doanh nghiệp là tất cả các đơn vị kinh doanh hợp pháp. Khái niệm doanh nghiệp (Enterprise) dường như đồng nghĩa với khái niệm chủ thể kinh doanh (Business Entity), theo đó doanh nghiệp là các chủ thể pháp luật (cá nhân hoặc pháp nhân) được thành lập theo quy định của pháp luật để tiến hành hoạt động kinh doanh9. </small>

<small>Ở Việt Nam, khái niệm doanh nghiệp lần đầu tiên được đề cập đến một cách chính thức trong Luật Cơng ty năm 1990: "Doanh nghiệp là đơn vị kinh doanh được thành lập nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh” (khoản 2 điều 3). Theo khái niệm này, tất cả các chủ thể có nghề nghiệp kinh doanh được xác lập tư cách hợp pháp đều là doanh nghiệp. Quan điểm này là phù hợp với cách hiểu phổ biến trên thế giới về chủ thể kinh doanh. </small>

<small>Luật doanh nghiệp năm 1999 (thay thế Luật Công ty năm 1990 và Luật doanh nghiệp tư nhân năm 1990), Luật doanh nghiệp năm 2005, Luật doanh nghiệp năm 2014 và Luật doanh nghiệp năm 2020 ra đời đã có nhiều đổi mới, trong đó có quan điểm về doanh nghiệp. Cụ thể khoản 10 điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định: “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”. Theo định nghĩa này, chỉ có những chủ thể kinh doanh thoả mãn các điều kiện nhất định mới </small>

<small> </small>

<small>9 Đồng Ngọc Ba, “Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, 2005, trang 7-10 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<small>8 Học phần Pháp luật về chủ thể kinh doanh – Bài 1 </small>

<small>được gọi là doanh nghiệp. Phù hợp với quan điểm chung về doanh nghiệp như vậy, các văn bản pháp luật về tổ chức doanh nghiệp chỉ chính thức thừa nhận các chủ thể kinh doanh có tư cách doanh nghiệp là: doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên</small><sup>10</sup><small>. </small>

<small>Xuất phát từ thực tiễn và trên cơ sở quy định của pháp luật, có thể khẳng định rằng: "chủ thể kinh doanh" không chỉ giới hạn ở các loại hình doanh nghiệp. Theo các văn bản pháp luật hiện hành, tham gia vào hoạt động kinh doanh cịn có hợp tác xã (được điều chỉnh bởi Luật Hợp tác xã năm 2012); hộ kinh doanh (được điều chỉnh bởi Nghị định 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp); ngồi ra cịn có một lượng đông đảo cá nhân kinh doanh nhỏ (được điều chỉnh bởi Nghị định 39/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh) </small>

<small>Theo Hiệp định đối tác thương mại và tồn diện xun Thái Bình Dương CPTPP, khái niệm “doanh nghiệp” được định nghĩa rộng hơn khái niệm “doanh nghiệp” theo Luật doanh nghiệp năm 2020. Cụ thể: “Doanh nghiệp là một pháp nhân bất kỳ được lập hoặc tổ chức theo luật hiện hành, hoạt động vì lợi nhuận hoặc khơng vì lợi nhuận, và do Chính phủ hay tư nhân sở hữu hoặc kiểm sốt, bao gồm bất kỳ tập đồn, quỹ, công ty hợp danh, công ty tư nhân, liên doanh, liên kết, hoặc tổ chức tương tự” (điều 1.3). Khái niệm này bao gồm không chỉ các doanh nghiệp được thành lập vì mục đích lợi nhuận mà còn bao gồm các tổ chức, pháp nhân hoạt động khơng vì mục đích lợi nhuận; được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau mà không chỉ tồn tại dưới các hình thức doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp. </small>

<i><small>Quan điểm thứ hai: đồng nhất khái niệm "chủ thể kinh doanh" và khái niệm </small></i>

<small>"thương nhân". Thuật ngữ "thương nhân" có từ lâu đời trong luật pháp của các nước trên thế giới; và ở các nước tồn tại hai trường phái định nghĩa về thương nhân: </small>

<i><small>Một là, định nghĩa thương nhân theo học thuyết khách thể, nghĩa là căn cứ vào </small></i>

<small>các hoạt động mà chủ thể đó thực hiện. Nếu các hoạt động mà chủ thể thực hiện là </small>

<small> </small>

<small>10 Đồng Ngọc Ba, “Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, 2005, trang 11 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<small>9 Học phần Pháp luật về chủ thể kinh doanh – Bài 1 </small>

<small>hoạt động thương mại, thì chủ thể đó được gọi là thương nhân. Đại diện cho trường phái này có thể kể đến: (i) Cộng hòa Pháp, cụ thể, Điều 1 Bộ luật thương mại Pháp năm 1807 định nghĩa: “Thương nhân là người thực hiện các hành vi thương mại và lấy chúng làm nghề nghiệp thường xuyên của mình; (ii) Nhật Bản, cụ thể, Điều 4 Bộ luật thương mại Nhật Bản năm 1899 định nghĩa: “Thương nhân là một người nhân danh bản thân mình tham gia và các giao dịch thương mại như là một nhà kinh doanh”; (iii) Hoa Kỳ, cụ thể, Bộ luật thương mại Hoa Kỳ năm 1974 (Luật Mẫu) định nghĩa: “Thương nhân là những người thực hiện các nghiệp vụ đối với một loại nghề nghiệp nhất định là đối tượng của các hoạt động thương mại” (điều 104)… </small>

<i><small>Hai là, định nghĩa theo học thuyết chủ thể, nghĩa là nếu chủ thể thực hiện các </small></i>

<small>hành vi được liệt kê là thương nhân, thì chủ thể đó sẽ thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật thương mại. Đại diện cho trường phái này có thể kể đến: (i) Đức, cụ thể, khoản 1 điều 1 Bộ luật thương mại Đức năm 1897 định nghĩa: “Thương nhân là người tiến hành việc hoạt động hành nghề kinh doanh, hay nói cách khác đó là người thực hiện một hoạt động kinh doanh thương mại”. Khoản 2 điều này định nghĩa về hoạt động kinh doanh thương mại, bao gồm không chỉ việc mua vào và bán ra hàng hóa và giấy tờ có giá trị; mà cịn bao gồm cả việc chế tạo hoặc cải tiến hàng hóa cho người khác, việc thực hiện các dịch vụ bảo hiểm có thu phí bảo hiểm, các giao dịch ngân hàng, việc vận chuyển hàng hóa và hành khách bằng đường biển, đường bộ, đường thủy, các giao dịch đại lý vận tải, kho vận, các giao dịch của người đại diện thương mại, môi giới thương mại và các giao dịch khác; (ii) Séc, cụ thể, khoản 2 điều 2 Bộ luật thương mại Séc 1991 quy định: Người (thể nhân hoặc pháp nhân) được ghi tên vào Sổ đăng ký thương mại gồm: người thực hiện hoạt động kinh doanh trên cơ sở một giấy phép cho tiến hành một số hoạt động buôn bán nhất định; người thực hiện hoạt động kinh doanh trên cơ sở một giấy phép theo các luật hoặc quy định đặc biệt khác với các quy định điều chỉnh cấp giấy phép buôn bán; thể nhân hoạt động nông nghiệp (sản xuất nông nghiệp) mà được đăng ký vào sổ đăng ký thích hợp theo luật hoặc theo quy định đặc biệt… </small>

<small>Ở Việt Nam, khái niệm “thương nhân” được thừa nhận trong các văn bản pháp luật khá muộn so với các nước trên thế giới. Có thể tìm thấy khái niệm này trong văn </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<small>10 Học phần Pháp luật về chủ thể kinh doanh – Bài 1 </small>

<small>bản đầu tiên là Bộ luật thương mại Việt Nam Cộng hồ năm 1972, theo đó “Thương gia là những người làm hành vi thương mại cho chính mình và lấy hành vi ấy làm nghề nghiệp thường xuyên của minh”. Trải qua một thời gian miền Bắc (sau năm 1954) cũng như cả nước (sau năm 1975) xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, nghề thương mại và những người làm nghề thương mại không được đánh giá đúng và không được tạo điều kiện để hoạt động, phát triển. Đến năm 1997, với sự ra đời của Luật Thương mại năm 1997, khái niệm này mới được chính thức ghi nhận trở lại. Tuy nhiên, khoản 5 điều 6 Luật Thương mại năm 1997 không định nghĩa trực tiếp mà chỉ nêu những đối tượng có thể trở thành thương nhân kèm theo các điều kiện ở những điều khoản sau đó, cụ thể: “Thương nhân bao gồm cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên". Khái niệm thương nhân theo Luật Thương mại năm 1997 cịn bị bó hẹp bởi khái niệm “hoạt động thương mại”, cụ thể, chỉ bao gồm 14 hành vi thương mại theo Luật. </small>

<small>Luật Thương mại năm 2005 tiếp thu tinh thần của Luật Thương mại năm 1997 khi không định nghĩa thương nhân, mà chỉ quy định các loại chủ thể được liệt kê là thương nhân. Cụ thể, theo khoản 1 điều 6 Luật Thương mại năm 2005: “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”. Quy định này khơng được diễn đạt theo hình thức của một định nghĩa khái niệm, tuy nhiên nó chứa đầy đủ các yếu tố nội dung của một định nghĩa, vì vậy cần được xem là một định nghĩa khái niệm thương nhân. </small>

<small>Theo định nghĩa trên, thương nhân có các đặc điểm sau: </small>

<small>(i) Thương nhân phải là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động thương mại, cụ thể, phải thực hiện một, một số hoạt động thương mại được Luật thương mại điều chỉnh như mua bán hàng hoá, đại lý thương mại… </small>

<small>(ii) Thương nhân phải thực hiện hoạt động thương mại một cách độc lập, mang danh nghĩa và vì lợi ích của bản thân minh, cụ thể, thương nhân phải thực hiện hoạt động thương mại một cách tự thân, nhân danh mình, vì lợi ích của bản thân mình, tự </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<small>11 Học phần Pháp luật về chủ thể kinh doanh – Bài 1 </small>

<small>chịu trách nhiệm về việc thực hiện hành vi thương mại đó. Khi thực hiện hoạt động thương mại, thương nhân không bị chi phối bởi ý chí của chủ thể khác mà kinh doanh theo ý chí của mình </small>

<small>(iii) Thương nhân phải thực hiện hoạt động thương mại mang tính nghề nghiệp thường xuyên, cụ thể, thực hiện hoạt động thương mại cách thực tế, lặp đi lặp lại, liên tục, mang tính nghề nghiệp nhằm tạo ra thu nhập chính cho mình. </small>

<small>(iv) Thương nhân phải có đăng ký kinh doanh (đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh, đăng ký hợp tác xã) để thực hiện hoạt động thương mại. Đăng ký kinh doanh là sự ghi nhận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về mặt pháp lý cho sự ra đời của thương nhân. Đăng ký kinh doanh được thực hiện theo trình tự pháp luật quy định, áp dụng thống nhất trong cả nước, xác nhận sự tồn tại hợp pháp của thương nhân. </small>

<small>Trong một số trường hợp đặc biệt, có những tổ chức kinh tế được thành lập mà không tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh. Đó là các doanh nghiệp kinh doanh trong những lĩnh vực kinh doanh đặc thù, được cơ quan quản lý chuyên ngành cấp giấy phép thành lập, giấy phép hoạt động…, ví dụ: ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm, công ty luật… </small>

<small>Như vậy, khái niệm thương nhân theo quy định của Luật Thương mại năm 2005 hẹp hơn khái niệm chủ thể kinh doanh; vì chỉ giới hạn ở những chủ thể có đăng ký hoạt động thương mại, thực hiện các hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên nhằm mục tiêu lợi nhuận mà không bao gồm các chủ thể kinh doanh nhỏ, thực hiện hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên nhưng không phải đăng ký kinh doanh. Do đó, khơng thể đồng nhất khái niệm "chủ thể kinh doanh" và "thương nhân". </small>

<small>Tóm lại, trong ba khái niệm “doanh nghiệp”, “thương nhân”, “chủ thể kinh doanh” thì khái niệm doanh nghiệp là khái niệm hẹp nhất, bao gồm các chủ thể đáp ứng các điều kiện luật định và được quy định là doanh nghiệp theo Luật. Khái niệm thương nhân rộng hơn, vì ngồi doanh nghiệp, thương nhân cịn bao gồm các chủ thể có thực hiện hoạt động kinh doanh chuyên nghiệp nhưng không được gọi là doanh nghiệp, không điều chỉnh bởi Luật doanh nghiệp, đó là hợp tác xã và hộ kinh doanh. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<small>12 Học phần Pháp luật về chủ thể kinh doanh – Bài 1 </small>

<small>Khái niệm chủ thể kinh doanh là khái niêm rộng nhất, vì chủ thể kinh doanh ngồi các thương nhân (tức là các chủ thể kinh doanh chuyên nghiệp, có đăng ký) còn bao gồm các cá nhân kinh doanh nhỏ, có thực hiện hoạt động thương mại nhưng không phải đăng ký kinh doanh. </small>

<i><b><small>1.2. Đặc điểm cơ bản của chủ thể kinh doanh </small></b></i>

<small>Xét một cách tổng quát, chủ thể kinh doanh có những đặc điểm cơ bản sau: </small>

<i><small>Một là, chủ thể kinh doanh phải được thành lập hợp pháp </small></i>

<small>Các chủ thể kinh doanh phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc công nhận. Cụ thể, đối với doanh nghiệp nhà nước, mặc dù Luật doanh nghiệp năm 2020 có nhiều thay đổi so với Luật doanh nghiệp năm 2014 khi quy định: Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức cơng ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm: doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (khoản 1 điều 88). Tuy nhiên, trường hợp doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, Nhà nước phải ra quyết định thành lập doanh nghiệp, sau đó doanh nghiệp mới làm thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Đối với các chủ thể kinh doanh là các loại hình doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã phải làm thủ tục đăng ký doanh nghiệp, đăng ký liên hiệp hợp tác xã tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh nơi doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã đặt trụ sở chính. Đối với hộ kinh doanh và hợp tác xã phải làm thủ tục đăng ký hộ kinh doanh tại Phịng Tài chính - Kế hoạch thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh hoặc trụ sở chính. Đây là đặc điểm xác lập tư cách chủ thể pháp lý độc lập của các chủ thể kinh doanh, làm cơ sở để Nhà nước thừa nhận và bảo vệ các chủ thể kinh doanh trước pháp luật. Đối với các cá nhân kinh doanh nhỏ, không phải đăng ký hoạt động theo Nghị định 39/2007/NĐ-CP, Nhà nước thừa nhận và bảo hộ đối với hoạt động kinh doanh hợp pháp của họ. </small>

<i><small>Hai là, chủ thể kinh doanh phải có tài sản để thực hiện hoạt động kinh doanh </small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<small>13 Học phần Pháp luật về chủ thể kinh doanh – Bài 1 </small>

<small>Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản (điều 105). Để tham gia vào hoạt động kinh doanh, các chủ thể kinh doanh phải có tài sản; bởi tài sản là cơ sở vật chất không thể thiếu để các chủ thể kinh doanh có thể tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình. Dấu hiệu phải có tài sản thể hiện tính độc lập và khả năng tự quyết định, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ các hoạt động của các chủ thể kinh doanh; nghĩa là các chủ thể kinh doanh có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản đó cũng như có quyền điều phối khối tài sản này theo nhu cầu sản xuất kinh doanh và phải chịu trách nhiệm bằng chính tài sản đó trước pháp luật. </small>

<i><small>Ba là, chủ thể kinh doanh phải có nghề nghiệp kinh doanh </small></i>

<small>Nghề nghiệp kinh doanh là phương diện hoạt động thường xuyên, cơ bản và chủ yếu nhằm mục tiêu lợi nhuận của các chủ thể kinh doanh. Nghề nghiệp kinh doanh thể hiện ở các mặt sau: </small>

<small>- Phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Đây là chứng thư pháp lý quan trọng thừa nhận một chủ thể có quyền hoạt động kinh doanh; trừ cá nhân kinh doanh nhỏ không phải đăng ký </small>

<small>- Các chủ thể kinh doanh chỉ được kinh doanh trong lĩnh vực ngành nghề và loại hàng hoá ghi trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký hợp tác xã, hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh. Trường hợp kinh doanh không đúng nội dung đăng ký, chủ thể kinh doanh phải đăng ký bổ sung. Việc đăng ký bổ sung thường được diễn ra trước thời điểm chủ thể kinh doanh tiến hành hoạt động kinh doanh; nhưng cũng có thể diễn ra sau thời điểm chủ thể kinh doanh đã thực hiện hoạt động kinh doanh. Nếu kinh doanh hàng hoá hoặc dịch vụ thuộc đối tượng pháp luật cấm sẽ không được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ. </small>

<small>- Phải thực hiện hoạt động kinh doanh một cách thường xuyên nhằm mục đích chủ yếu là lợi nhuận. Với tư cách là một thực thể tham gia thị trường, nếu chủ thể kinh doanh không lấy kinh doanh làm hoạt động cơ bản để tìm kiếm lợi nhuận thì tất yếu </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<small>14 Học phần Pháp luật về chủ thể kinh doanh – Bài 1 </small>

<small>khơng có sự tồn tại và khơng có khả năng tồn tại, trừ những chủ thể kinh doanh thực hiện các hoạt động cơng ích do Nhà nước giao </small>

<i><small>Bốn là, chủ thể kinh doanh có tính liên quan và đối kháng với nhau </small></i>

<small>Trong điều kiện kinh tế thị trường, mỗi chủ thể kinh doanh không tồn tại như một tế bào kinh tế đơn lẻ mà nằm trong một hệ thống lớn lực lượng sản xuất xã hội có tính liên quan một cách hữu cơ với nhau. Các chủ thể kinh doanh phải hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình tái sản xuất xã hội. Sự hỗ trợ này thực chất là cung cấp sản phẩm cho xã hội thể hiện nhu cầu đối với tiền vốn và sức lao động sản xuất. Có thể thấy mỗi hoạt động của chủ thể kinh doanh này có thể ảnh hưởng đến hoạt động của chủ thể kinh doanh khác. Mặt khác, với tư cách là một chủ thể tham gia thị trường, các chủ thể kinh doanh có tính đối kháng với những nhân tố tác động từ bên ngoài như: khủng hoảng tài chính tiền tệ, thiên tai hoả hoạn, các thay đổi về chính sách quản lý kinh tế của Nhà nước hoặc những lợi thế từ các đối thủ cạnh tranh… để có thể tồn tại, phát triển. Biểu hiện của tính đối kháng là chủ thể kinh doanh phải dựa vào chính bản thân mình để tiếp thu vật chất từ hồn cảnh thị trường, năng động và nhạy bén thơng tin, chuyển hố nguy cơ thành cơ hội… từ đó khơng ngừng loại trừ, khắc phục những khó khăn; nếu không tất yếu sẽ bị quy luật thị trường đào thải. </small>

<small>Qua việc tìm hiểu khái niệm và đặc điểm của chủ thể kinh doanh, có thể thấy rằng chủ thể kinh doanh tồn tại dưới nhiều hình thức, nhiều loại với quy mô hoạt động khác nhau. </small>

<i><b><small>1.3. Phân loại chủ thể kinh doanh </small></b></i>

<small>Việc phân loại chủ thể kinh doanh dựa trên các căn cứ cơ bản sau: </small>

<i><small>1.3.1. Căn cứ vào tính chất sở hữu và mục đích hoạt động </small></i>

<small>Theo tiêu chí này, chủ thể kinh doanh được chia thành doanh nghiệp tư và doanh nghiệp công. Doanh nghiệp tư có bản chất kinh doanh thuần tuý, hoạt động chủ yếu vì mục tiêu lợi nhuận, lấy lợi nhuận làm cơ sở để tồn tại và phát triển. Các doanh nghiệp tư thường được hình thành từ sở hữu tư nhân hoặc đa sở hữu. Doanh nghiệp công được thành lập với sự can thiệp và chi phối của Nhà nước trong chiến lược và mục tiêu hoạt động, thơng qua việc nắm giữ một phần hoặc tồn bộ vốn chủ sở hữu. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<small>15 Học phần Pháp luật về chủ thể kinh doanh – Bài 1 </small>

<small>Ngồi ra, từ góc độ sở hữu, chủ thể kinh doanh còn được phân chia thành các loại: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài… Việc phân loại chủ thể kinh doanh theo cách này có ý nghĩa trong việc hoạch định chính sách của Nhà nước đối với các khu vực kinh tế khác nhau; và đặc biệt có ý nghĩa trong việc điều chỉnh pháp luật đối với các chủ thể kinh doanh. Cụ thể, trước đây: </small>

<small>- Doanh nghiệp nhà nước được điều chỉnh riêng bởi Luật doanh nghiệp nhà nước năm 1995, được thay thế bởi Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003; cùng với đó là một hệ thống đồ sộ các văn bản hướng dẫn thi hành và các văn bản pháp luật có liên quan. </small>

<small>- Doanh nghiệp của khối kinh tế tư nhân bao gồm doanh nghiệp tư nhân và các loại hình cơng ty, được điều chỉnh bởi Luật doanh nghiệp tư nhân năm 1990, Luật công ty năm 1990; được thay thế bởi Luật doanh nghiệp năm 1999, Luật doanh nghiệp năm 2005, Luật doanh nghiệp năm 2014, Luật doanh nghiệp năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành, các văn bản pháp luật liện quan. </small>

<small>- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được điều chỉnh bởi Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987, các Luật sửa đổi, bổ sung năm 1990, 1992; được thay thế bởi Luật đầu tư nước ngoài năm 1996, Luật sửa đổi, bổ sung năm 2000; các văn bản hướng dẫn thi hành, các văn bản pháp luật liên quan. </small>

<small>Từ khi Quốc hội ban hành Luật doanh nghiệp năm 2005, hệ thống pháp luật về doanh nghiệp đã có sự thay đổi căn bản. Luật doanh nghiệp năm 2005 điều chỉnh hoạt động của cả nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài; hoạt động của cả doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp của tư nhân, khơng phân biệt về góc độ sở hữu. Luật doanh nghiệp năm 2005 đã thay thế Luật doanh nghiệp năm 1999; Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003, các quy định về tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp tại Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000. Luật doanh nghiệp năm 2014, Luật doanh nghiệp năm 2020 hoàn toàn kế thừa quan điểm trên của Luật doanh nghiệp năm 2005, điều chỉnh chung các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<small>16 Học phần Pháp luật về chủ thể kinh doanh – Bài 1 </small>

<i><small>1.3.2. Căn cứ vào cơ cấu nhà đầu tư và phương thức góp vốn </small></i>

<small>Theo tiêu chí này, chủ thể kinh doanh được chia thành: chủ thể kinh doanh một chủ sở hữu và chủ thể kinh doanh nhiều chủ sở hữu. Chủ sở hữu có thể là cá nhân hoặc tổ chức không bị cấm kinh doanh. Theo pháp luật hiện hành, các chủ thể kinh doanh một chủ sở hữu bao gồm: doanh nghiệp tư nhân; công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; doanh nghiệp nhà nước (trường hợp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ); doanh nghiệp 100% vốn nnước ngoài do một cá nhân hoặc một tổ chức nước ngoài sở hữu, thành lập theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 mà không chuyển đổi thành doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp; hộ kinh doanh do một cá nhân làm chủ. Đối với mơ hình kinh doanh một chủ, tồn bộ vốn, tài sản của chủ thể kinh doanh đó thuộc sở hữu của một chủ thể duy nhất, vì vậy, các vấn đề về tổ chức quản lý thường đơn giản, dễ thực hiện; quyền tự quyết định đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của chủ sở hữu là tuyệt đối vì khơng bị chi phối bởi ý chí của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào, chỉ tuân theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, vì chỉ có một chủ sở hữu nên mơ hình kinh doanh này cũng bị hạn chế về vốn (vì khơng có sự góp vốn từ những người khác), về quản lý (vì chỉ theo ý chí của một chủ), về chia sẻ rủi ro (vì rủi ro khơng chia sẻ được cho ai). </small>

<small>Chủ thể kinh doanh nhiều chủ sở hữu được hình thành trên cơ sở sự liên kết của nhiều cá nhân, tổ chức; do nhiều cá nhân, tổ chức góp vốn thành lập. Chủ thể kinh doanh nhiều chủ được chia thành: công ty hợp danh; công ty cổ phần; công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; hợp tác xã; doanh nghiệp nhà nước (trường hợp Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết); doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được thành lập theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 mà không chuyển đổi thành doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp; hộ gia đình, nhóm người đăng ký dưới hình thức hộ kinh doanh. Đối với các chủ thể kinh doanh nhiều chủ, việc tổ chức quản lý trong nội bộ chủ thể kinh doanh thường phức tạp, gồm nhiều cơ quan có chức năng kiềm chế và đối trọng lẫn nhau, nhằm đảm bảo cho chủ thể kinh doanh hoạt động hiệu quả, đảm bảo lợi ích của các nhà đầu tư cũng như các chủ thể có liên quan. Tuy nhiên, ưu điểm </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<small>17 Học phần Pháp luật về chủ thể kinh doanh – Bài 1 </small>

<small>của mơ hình kinh doanh nhiều chủ là khả năng tập trung vốn từ nhiều người, khả năng tập trung trí tuệ quản lý của nhiều người, và khả năng chia sẻ rủi ro cho nhiều người. </small>

<small>Đây là phương pháp phân loại phổ biến được áp dụng để cấu trúc hệ thống pháp luật về chủ thể kinh doanh, cả về hình thức văn bản và nội dung quy phạm pháp luật </small>

<i><small>1.3.3. Căn cứ vào tư cách pháp lý của chủ thể kinh doanh </small></i>

<small>Theo tiêu chí này, chủ thể kinh doanh được chia thành: chủ thể kinh doanh có tư cách pháp nhân và chủ thể kinh doanh khơng có tư cách pháp nhân. Pháp nhân là một khái niệm kinh điển trong khoa học pháp lý cũng như luật pháp. Việc xác lập tư cách pháp nhân cho một chủ thể kinh doanh có liên hệ mật thiết đến khả năng độc lập chịu trách nhiệm tài sản, kể cả các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của chủ thể kinh doanh. </small>

<small>Các dấu hiệu pháp lý của pháp nhân được quy định cụ thể trong Bộ luật dân sự năm 2015; cụ thể, một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây: (i) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan; (ii) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này; (iii) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; (iv) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập (điều 74). </small>

<small>Việc xác định một chủ thể kinh doanh là pháp nhân dựa trên điều kiện quan trọng, đó là sự độc lập về tài sản của pháp nhân với các chủ thể khác; vì trên nguyên tắc những chủ thể kinh doanh nào có sự độc lập về tài sản và độc lập chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình thì được gọi là pháp nhân. Theo tiêu chí này, các loại hình cơng ty, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hợp tác xã theo quy định của pháp luật Việt Nam là các chủ thể kinh doanh có tư cách pháp nhân; các chủ thể cịn lại như: doanh nghiệp tư nhân (có tư cách doanh nghiệp nhưng khơng có tư cách pháp nhân), hộ kinh doanh (khơng có tư cách doanh nghiệp và khơng có tư cách pháp nhân). </small>

<small>Việc được hưởng quy chế pháp nhân hay không được hưởng quy chế pháp nhân ảnh hưởng tới địa vị pháp lý của các chủ thể kinh doanh, nhất là trong việc tham gia vào các giao dịch do chủ thể kinh doanh đó thiết lập với các đối tác. Theo quy định </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<small>18 Học phần Pháp luật về chủ thể kinh doanh – Bài 1 </small>

<small>của Bộ luật dân sự năm 2015, chủ thể tham gia vào giao dịch dân sự là cá nhân, pháp nhân (điều 1) mà không bao gồm các chủ thể khác như hộ gia đình, tổ hợp tác như Bộ luật dân sự năm 2005. Vì vậy, trường hợp hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác khơng có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự thì các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác khơng có tư cách pháp nhân là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Trường hợp thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác khơng có tư cách pháp nhân tham gia quan hệ dân sự không được các thành viên khác ủy quyền làm người đại diện thì thành viên đó là chủ thể của quan hệ dân sự do mình xác lập, thực hiện (khoản 1 điều 101 Bộ luật dân sự năm 2015). Do vậy, chủ thể kinh doanh khơng có tư cách pháp nhân như: doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh do một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ phải thực hiện mọi giao dịch thông qua người đại diện của mình với tư cách là một cá nhân. </small>

<i><small>1.3.4. Căn cứ và chế độ chịu trách nhiệm tài sản của chủ sở hữu chủ thể kinh doanh </small></i>

<small>Theo tiêu chí này, cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu chủ thể kinh doanh có thể được áp dụng một trong hai chế độ chịu trách nhiệm tài sản là: trách nhiệm vô hạn và trách nhiệm hữu hạn. Theo thông lệ, các chủ sở hữu chủ thể kinh doanh khơng có tư cách pháp nhân thường bị áp dụng chế độ trách nhiệm vô hạn, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân và chủ hộ cũng như các thành viên trong hộ kinh doanh. Tuy nhiên ở Việt Nam, thành viên hợp danh của công ty hợp danh – là chủ sở hữu công ty cũng phải chịu chế độ trách nhiệm vô hạn, mặc dù công ty hợp danh được thừa nhận là một pháp nhân. </small>

<small>Đối với chủ sở hữu chủ thể kinh doanh chịu trách nhiệm vô hạn, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của chủ thể kinh doanh bằng toàn bộ tài sản của mình; khơng phụ thuộc vào số vốn họ đưa vào kinh doanh. Các chủ sở hữu chủ thể kinh doanh có tư cách pháp nhân thường được áp dụng quy chế chịu trách nhiệm hữu hạn, trừ thành viên hợp danh của công ty hợp danh. Những chủ sở hữu này chịu trách nhiệm về các khoản nợ của chủ thể kinh doanh trong phạm vi số vốn đã góp vào chủ thể kinh doanh. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<small>19 Học phần Pháp luật về chủ thể kinh doanh – Bài 1 </small>

<b><small>2. Khái quát pháp luật về chủ thể kinh doanh </small></b>

<i><b><small>2.1. Khái niệm pháp luật về chủ thể kinh doanh </small></b></i>

<small>Pháp luật về chủ thể kinh doanh là bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống pháp luật kinh doanh. Pháp luật về chủ thể kinh doanh điều chỉnh các quan hệ về tổ chức hoạt động của các chủ thể kinh doanh, trong đó bộ phận trụ cột là các doanh nghiệp. Các quan hệ xã hội về tổ chức hoạt động kinh doanh phát sinh trực tiếp từ quá trình tạo lập, duy trì, biến đổi và chấm dứt tư cách chủ thể pháp luật của doanh nghiệp (thành lập doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh, tổ chức quản lý nội bộ của doanh nghiệp, tạo lập cơ cấu vốn, tổ chức lại doanh nghiệp, giải thể doanh nghiệp…). Như </small>

<i><small>vậy, theo nghĩa này: Pháp luật chủ thể kinh doanh là hệ thống các quy tắc xử sự do </small></i>

<i><small>Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình gia nhập thị trường, quản trị hoạt động và rút khỏi thị trường của các chủ thể kinh doanh </small></i>

<small>Với đối tượng điều chỉnh là các quan hệ xã hội về tổ chức hoạt động của các chủ thể kinh doanh, chức năng chủ yếu của pháp luật về chủ thể kinh doanh là bảo đảm an toàn pháp lý cho các nhà đầu tư trong quá trình tạo lập, đầu tư vốn và tổ chức vận hành chủ thể kinh doanh. Nội dung của pháp luật về chủ thể kinh doanh thể hiện sự tiếp tục phát triển các quy định của dân luật về chủ thể pháp luật, phù hợp với tính chất của hoạt động kinh doanh, thương mại. Nếu như các quy định trong pháp luật dân sự truyền thống là cơ sở pháp lý bảo đảm quyền tài sản trong trạng thái “tĩnh”, thì pháp luật về chủ thể kinh doanh với tư cách là một chế định của pháp luật kinh doanh, là cơ sở pháp lý để bảo đảm quyền sở hữu tài sản trong trạng thái vận động của thị trường11. </small>

<i><b><small>2.2. Cấu trúc pháp luật về chủ thể kinh doanh </small></b></i>

<small>Hệ thống pháp luật về chủ thể kinh doanh là khái niệm chỉ tồn bộ các bộ phận cấu thành có mối quan hệ với nhau theo những nguyên tắc pháp lý nhất định, tạo nên chỉnh thể pháp luật về chủ thể kinh doanh. Hệ thống pháp luật về chủ thể kinh doanh </small>

<small> </small>

<small>11</small><i><small> Bộ Giáo dục và Đào tạo – Viện Đại học Mở Hà Nội, Giáo trình Luật Kinh tế Việt Nam, TS </small></i>

<small>Nguyễn Thị Nhung (Chủ biên), NXB Tư pháp, Hà nội, 2016, trang 31, 32 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<small>20 Học phần Pháp luật về chủ thể kinh doanh – Bài 1 </small>

<small>có thể được tiếp cận từ hai phương diện: hệ thống cấu trúc bên trong và hệ thống văn bản pháp luật </small>

<small>Về cấu trúc bên trong, hệ thống pháp luật về chủ thể kinh doanh được cấu thành bởi các quy phạm, các chế định pháp luật liên quan đến vấn đề tổ chức hoạt động của các chủ thể kinh doanh. Các nhóm quy phạm chủ yếu của pháp luật về chủ thể kinh doanh bao gồm: </small>

<small>- Các quy định về bản chất pháp lý của loại hình chủ thể kinh doanh - Các quy định về thành lập chủ thể kinh doanh </small>

<small>- Các quy định về tổ chức quản lý chủ thể kinh doanh - Các quy định về cấu trúc vốn của chủ thể kinh doanh </small>

<small>- Các quy định về tổ chức lại, giải thể, phá sản chủ thể kinh doanh </small>

<small>Hệ thống văn bản pháp luật về chủ thể kinh doanh bao gồm các văn bản pháp luật thuộc nhiều cấp độ hiệu lực khác nhau, chứa đựng các quy phạm pháp luật về doanh nghiệp. Các văn bản pháp luật về chủ thể kinh doanh có nhiều cấp độ hiệu lực, do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, có mối liên hệ mật thiết với nhau và tạo thành một hệ thống. Trung tâm của hệ thống pháp luật về chủ thể kinh doanh là các luật về tổ chức doanh nghiệp. Thực tiễn cho thấy, hệ thống các văn bản pháp luật về chủ thể kinh doanh theo pháp luật các nước được thiết kế rất phong phú và đa dạng cả về tên gọi và đối tượng, phạm vi điều chỉnh. Ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, thơng thường mỗi loại hình chủ thể kinh doanh được điều chỉnh bằng một luật đơn hành, trên cơ sở các quy định chung về chủ thể kinh doanh (thương nhân) trong Bộ luật dân sự hoặc Bộ luật thương mại12</small>

<small>Các văn bản pháp luật chủ yếu về tổ chức hoạt động của chủ thể kinh doanh ở Việt Nam hiện nay bao gồm: </small>

<small>- Bộ luật dân sự năm 2015 </small>

<small>- Luật doanh nghiệp năm 2020, 2014 </small>

<small> </small>

<small>12</small><i><small> Bộ Giáo dục và Đào tạo – Viện Đại học Mở Hà Nội, Giáo trình Luật Kinh tế Việt Nam, TS </small></i>

<small>Nguyễn Thị Nhung (Chủ biên), NXB Tư pháp, Hà nội, 2016, trang 32 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<small>21 Học phần Pháp luật về chủ thể kinh doanh – Bài 1 </small>

<small>- Luật hợp tác xã năm 2012 - Luật đầu tư năm 2020, 2014 - Luật phá sản năm 2014 </small>

<small>- Các luật chuyên ngành điều chỉnh về các loại hình doanh nghiệp trong các lĩnh vực </small>

<small>- Các văn bản hướng dẫn thi hành - Điều ước quốc tế </small>

<small>- Tập quán thương mại quốc tế… </small>

<small>Trong nội dung của Giáo trình này, pháp luật về chủ thể kinh doanh bao gồm các vấn đề sau: </small>

<small>- Vấn đề 1. Khái quát chung về chủ thể kinh doanh, pháp luật về chủ thể kinh doanh và quy chế pháp lý chung về chủ thể kinh doanh </small>

<small>- Vấn đề 2: Pháp luật về hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân </small>

<small>- Vấn đề 3: Pháp luật về công ty, bao gồm pháp luật về công ty hợp danh, công ty cổ phần, công ti trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ti trách nhiệm hữu hạn một thành viên </small>

<small>- Vấn đề 4: Pháp luật về hợp tác xã </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<small>22 Học phần Pháp luật về chủ thể kinh doanh – Bài 1 </small>

<b>Nội dung 2: Quy chế pháp lý chung về chủ thể kinh doanh </b>

<b><small>3. Quy chế pháp lý chung về chủ thể kinh doanh </small></b>

<i><b><small>3.1. Quyền tự do kinh doanh của chủ thể kinh doanh </small></b></i>

<small>Theo nghĩa phổ thông "quyền" là "điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi". Theo nghĩa pháp lý "quyền" là khả năng được tự do lựa chọn hành động, khả năng này do Hiến pháp và pháp luật ghi nhận. Chủ thể được hưởng quyền có quyền thực hiện hoặc khơng thực hiện các quyền mà mình được hưởng; hay nói cách khác, quyền khơng có giá trị bắt buộc thực hiện. </small>

<small>Quyền tự do kinh doanh là quyền cơ bản của chủ thể kinh doanh, được chính thức ghi nhận tại Việt Nam trong Hiến pháp năm 1992 (điều 57 Hiến pháp năm 1992 </small>

<i><small>quy định: Cơng dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật); được mở rộng nội hàm theo Hiến pháp năm 2013 (điều 33 Hiến pháp năm 2013 quy định: Mọi </small></i>

<i><small>người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm). </small></i>

<small>Quyền tự do kinh doanh của chủ thể kinh doanh là một phạm trù pháp lý, được hiểu theo nghĩa chủ quan và khách quan: </small>

<i><small>Theo nghĩa chủ quan hay nhìn nhận dưới góc độ quyền chủ thể: quyền tự do kinh </small></i>

<small>doanh được hiểu là khả năng hành động một cách có ý thức của cá nhân hay pháp nhân trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo nghĩa này, quyền tự do kinh doanh bao hàm những khả năng mà cá nhân hay pháp nhân có thể xử sự như: tự do đầu tư tiền vốn để thành lập doanh nghiệp, tự do lựa chọn mơ hình tổ chức kinh doanh, tự do lựa chọn đối tác để thiết lập các quan hệ kinh tế, tự do cạnh tranh, tự do định đoạt trong việc giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hoạt động kinh doanh… Những khả năng xử sự này là thuộc tính tự nhiên của cá nhân (hay pháp nhân) chứ không phải do Nhà nước ban tặng. Song những khả năng xử sự đó muốn trở thành hiện thực thì phải được Nhà nước thể chế hoá bằng pháp luật và khi đó nó mới trở thành “thực quyền”. Cũng chính vì vậy, quyền tự do kinh doanh với tư cách là quyền năng chủ thể cũng có giới hạn nhất định. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<small>23 Học phần Pháp luật về chủ thể kinh doanh – Bài 1 </small>

<i><small>Theo nghĩa khách quan hoặc được xem xét dưới góc độ là một chế định pháp </small></i>

<small>luật, quyền tự do kinh doanh là hệ thống các quy phạm pháp luật và những bảo đảm pháp lý do Nhà nước ban hành, nhằm tạo điều kiện cho các cá nhân hay pháp nhân thực hiện quyền chủ thể nói trên. Với quan niệm đó, quyền tự do kinh doanh – một mặt bao gồm những quyền mà họ được hưởng; mặt khác đó là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, công chức nhà nước khi thực hiện chức năng quản lý của mình phải tơn trọng, bảo vệ những quyền của chủ thể kinh doanh. Hai mặt này tồn tại thống nhất trong chế định pháp lý tự do kinh doanh. Nếu chỉ thừa nhận những quyền của chủ thể mà khơng bảo đảm cho nó những điều kiện để thực hiện thì quyền tự do kinh doanh cũng chỉ mang tính hình thức. </small>

<small>Tóm lại, có thể nói, quan niệm về quyền tự do kinh doanh phải được nhìn nhận, xem xét một cách tồn diện trên những khía cạnh cơ bản sau đây: </small>

<i><small>Một là, quyền tự do kinh doanh là một phần hợp thành và đóng vai trị quan trọng </small></i>

<small>trong hệ thống các quyền tự do của con người. Như vậy, quyền tự do kinh doanh phải được xem như là một giá trị tự thân của con người mà Nhà nước thừa nhận và bảo vệ </small>

<i><small>Hai là, quyền tự do kinh doanh có trở thành hiện thực và phát huy tác dụng trong </small></i>

<small>thực tiễn hay khơng tuỳ thuộc vào việc Nhà nước có đáp ứng được những đòi hỏi mà quyền tự do kinh doanh đặt ra để kịp thời thể chế hoá và bảo vệ bằng pháp luật </small>

<i><small>Ba là, quyền tự do kinh doanh của công dân tồn tại như một nhu cầu tất yếu của </small></i>

<small>sự phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, nó phải là mục tiêu mà Nhà nước hướng tới nếu như muốn thực hiện địa vị hợp pháp, tính nhân văn tiến bộ trong quá trình thực hiện quyền quản lý xã hội của mình13</small>

<small>Dưới góc độ pháp lý, quyền tự do kinh doanh là quyền của các chủ thể kinh doanh trong việc lựa chọn các lĩnh vực ngành nghề để đầu tư vốn, sức lao động, máy móc thiết bị, cách thức quản lý… nhằm tiến hành hoạt động kinh doanh. Quyền tự do kinh doanh có cơ sở pháp lý là toàn bộ các quy định của Nhà nước ban hành nhằm tạo điều kiện cho các chủ thể kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh một cách hợp lý. </small>

<small> </small>

<small>13</small><i><small> TS Bùi Ngọc Cường, Sách chuyên khảo: Một số vấn đề về quyền tự do kinh doanh trong </small></i>

<i><small>pháp luật kinh tế hiện hành ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004, trang 19, 20, </small></i>

<small>21 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<small>24 Học phần Pháp luật về chủ thể kinh doanh – Bài 1 </small>

<small>Quyền tự do kinh doanh của các chủ thể kinh doanh có nội hàm rộng, bao gồm nhiều quyền khác nhau như: quyền chủ động mở rộng quy mô ngành nghề kinh doanh; quyền chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng; quyền tuyển, thuê sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh; quyền từ chối và tố cáo mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được pháp luật quy định của bất kỳ cá nhân, cơ quan hay tổ chức nào… Ở mỗi loại hình chủ thể kinh doanh, pháp luật có những quy định cụ thể, chi tiết về quyền của chúng trong các văn bản quy phạm pháp luật tương ứng. Thông thường khi hưởng quyền tự do kinh doanh cũng như các quyền khác do pháp luật ghi nhận, các chủ thể kinh doanh đồng thời phải thực hiện những nghĩa vụ nhất định. Đó là những nghĩa vụ về thống kê, tài chính, kế tốn, kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký cũng như tuân thủ các quy định về an ninh quốc phịng, bảo vệ tài ngun mơi trường, di tích lịch sử, văn hố, danh lam, thắng cảnh… </small>

<small>Ở nội hàm hẹp, quyền tự do linh doanh của chủ thể kinh doanh là những quyền mà các bên có được, được ghi nhận trong các cam kết, thoả thuận do các bên ký kết trong quá trình hoạt động kinh doanh. Đó là các hợp đồng có mục đích kinh doanh về sản xuất, mua bán, trao đổi, ký gửi sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ; hoặc các bản điều lệ về góp vốn thành lập cơng ty, về phân chia lợi nhuận hoặc những văn bản thoả thuận về việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu giữa công ty với thành viên </small>

<small>Như vậy, dù hiểu theo nội hàm rộng hay hẹp thì quyền tự do kinh doanh nói riêng hay các quyền của chủ thể kinh doanh nói chung phải xuất phát từ những quy định của pháp luật và phải phù hợp với những quy định của pháp luật; là những quyền hợp pháp, được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ. Nó tạo lập một hành lang pháp lý an toàn chung cho các chủ thể kinh doanh, hạn chế những "sách nhiễu" từ phía các cơ quan quản lý nhà nước. Đây cũng là cơ sở để Nhà nước xác định cách thức, phương pháp, cơng cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh doanh một cách phù hợp khi chúng bị xâm hại. </small>

<i><b><small>3.2. Hình thức pháp lý phổ biến của chủ thể kinh doanh </small></b></i>

<small>Trên cơ sở quy định của các văn bản pháp luật về chủ thể kinh doanh và tổng hợp các tiêu chí phân loại chủ thể kinh doanh, các nhà đầu tư có thể lựa chọn một trong các </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<small>25 Học phần Pháp luật về chủ thể kinh doanh – Bài 1 </small>

<small>hình thức pháp lý sau đây để thực hiện hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế Việt Nam. </small>

<i><small>Một là, doanh nghiệp tư nhân: là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự </small></i>

<small>chịu trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân; chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh. Doanh nghiệp tư nhân khơng được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong cơng ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cơng ty cổ phần </small>

<small>Chủ doanh nghiệp có thể tự mình trực tiếp quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc thuê người khác quản lý điều hành, nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với tư cách là chủ sở hữu. Doanh nghiệp tư nhân khơng có tư cách pháp nhân, chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ trong kinh doanh của doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản của chủ doanh nghiệp, bao gồm cả tài sản mà chủ doanh nghiệp không sử dụng vào hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân </small>

<i><small>Hai là, công ty hợp danh: là doanh nghiệp, trong đó: Phải có ít nhất 02 thành </small></i>

<small>viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh), ngoài các thành viên hợp danh, cơng ty có thể có thêm thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào cơng ty. Cơng ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khốn nào. </small>

<small>Đây là loại hình chủ thể kinh doanh còn khá mới mẻ ở Việt Nam, việc thành lập chủ yếu dựa vào nhân thân thành viên tham gia và thường liên quan đến điều kiện về chứng chỉ hành nghề nên số lượng đăng ký thành lập trên thực tế khá hạn chế. Công ty hợp danh theo Luật doanh nghiệp của Việt Nam khá khác biệt với công ty hợp danh </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<small>26 Học phần Pháp luật về chủ thể kinh doanh – Bài 1 </small>

<small>theo Luật các nước, vì khơng chỉ có thành viên hợp danh mà cịn có cả thành viên góp vốn; và cơng ty hợp danh được thừa nhận là pháp nhân </small>

<i><small>Ba là, cơng ty cổ phần: là doanh nghiệp, trong đó: Vốn điều lệ được chia thành </small></i>

<small>nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cổ đơng có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào cơng ty. Cổ đơng có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp cấm chuyển nhượng (đối với cổ phần ưu đãi biểu quyết) và hạn chế chuyển nhượng (đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập trong ba năm tính từ ngày thành lập cơng ty). Cơng ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cơng ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn. </small>

<small>Công ty cổ phần là loại hình đặc trưng của cơng ty đối vốn, theo đó các cổ đơng liên kết với nhau dựa vào vốn góp mà khơng dựa vào nhân thân người tham gia. Đây là loại hình có thể huy động rộng rãi mọi đối tượng, từ người có vốn nhiều, người có vốn ít; người hiểu biết về kinh doanh, người không hiểu biết về kinh doanh… đều có thể mua cổ phần để trở thành cổ đơng cơng ty. Do vậy cơng ty cổ phần có ưu thế hơn hẳn các loại hình chủ thể kinh doanh khác ở khả năng huy động vốn dễ dàng, khả năng chuyển dịch vốn linh hoạt, khả năng phân tán rủi ro cao; và rất thích hợp với những chủ thể kinh doanh kinh doanh ở quy mô lớn, ngành nghề kinh doanh đa dạng, mức độ rủi ro đáng kể. </small>

<i><small>Bốn là, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: là doanh nghiệp, </small></i>

<small>trong đó: Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào cơng ty, trừ trường hợp cam kết góp trong thời hạn cam kết. Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên công ty sau khi đã chào bán cho các thành viên cịn lại trong thời hạn 30 ngày. Cơng ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phần. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

<small>27 Học phần Pháp luật về chủ thể kinh doanh – Bài 1 </small>

<small>Với việc giới hạn số lượng thành viên (cả giới hạn tối thiểu và giới hạn tối đa); hạn chế khả năng chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên (phải chào bán cho các thành viên còn lại của công ty trong thời hạn quy định của Luật, sau đó mới được bán ra bên ngồi); hạn chế khả năng huy động vốn điều lệ (công ty không được quyền phát hành cổ phần), công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên tỏ ra thích hợp với quy mô kinh doanh vừa và nhỏ, thành viên không quá nhiều, chế độ quản lý không quá phức tạp. Điều này đã tạo ra sự lựa chọn tốt để các nhà kinh doanh có thể thoả mãn yêu cầu về một chủ thể kinh doanh có quy mơ khơng lớn nhưng có tư cách pháp nhân và thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn. </small>

<i><small>Năm là, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: là doanh nghiệp do một tổ </small></i>

<small>chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần. </small>

<small>Với mơ hình kinh doanh này, một cá nhân có thể lựa chọn thành lập doanh nghiệp tư nhân hoặc kinh doanh dưới hình thức cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Khi lựa chọn công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn đã bỏ vào kinh doanh (trách nhiệm hữu hạn); cơng ty có tư cách pháp nhân, có quyền nhân danh chính mình trong mọi hoạt động kinh doanh và tự chịu trách nhiệm đối với mọi khoản nợ bằng toàn bộ tài sản của mình); có quyền phát hành các loại chứng khoán, trừ cổ phần. Mơ hình kinh doanh một chủ khiến chủ sở hữu cơng ty có quyền quyết định về mọi hoạt động của công ty mà không bị chi phối bởi bất kỳ ai. Tuy nhiên, mơ hình này phù hợp với quy mô kinh doanh vừa và nhỏ, thậm chí siêu nhỏ mà không thực sự phù hợp với quy mô kinh doanh lớn. </small>

<i><small>Sáu là, doanh nghiệp nhà nước: theo Luật doanh nghiệp năm 2020, doanh </small></i>

<small>nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm: (i) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<small>28 Học phần Pháp luật về chủ thể kinh doanh – Bài 1 </small>

<small>(ii) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. </small>

<small>Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bao gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, cơng ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con; công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. </small>

<small>Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết bao gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là cơng ty mẹ của tập đồn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, cơng ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con; công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. </small>

<small>Định nghĩa này đã có sự thay đổi cơ bản so với Luật doanh nghiệp năm 2014, vì doanh nghiệp nhà nước không chỉ là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp, doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà nước giao. Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý. </small>

<small>Trước đây, doanh nghiệp nhà nước được điều chỉnh bởi Luật riêng, đó là Luật doanh nghiệp nhà nước. Theo điều 1 Luật doanh nghiệp nhà nước năm 1995: Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động cơng ích, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà nước giao. Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động, kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý. Như vậy, theo Luật doanh nghiệp nhà nước năm 1995, doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước đầu tư toàn bộ vốn </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<small>29 Học phần Pháp luật về chủ thể kinh doanh – Bài 1 </small>

<small>điều lệ, giống với quy định của Luật doanh nghiệp năm 2014. Doanh nghiệp nhà nước tồn tại dưới hình thức doanh nghiệp độc lập (là doanh nghiệp không ở trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp khác) và tổng công ty (được thành lập và hoạt động trên cơ sở liên kết của nhiều đơn vị thành viên có mối quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, cơng nghệ, cung ứng, tiêu thụ, dịch vụ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu, tiếp thị, hoạt động trong một hoặc một số chuyên ngành kinh tế - kỹ thuật chính, nhằm tăng cường khả năng kinh doanh của các đơn vị thành viên và thực hiện các nhiệm vụ của chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ) </small>

<small>Theo Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003 (thay thế Luật doanh nghiệp nhà nước năm 1995): Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu tồn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn (điều 1). Trong Luật này: (i) Công ty nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, thành lập, tổ chức quản lý, đăng ký hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp nhà nước; công ty nhà nước được tổ chức dưới hình thức cơng ty nhà nước độc lập, tổng cơng ty nhà nước (giống mơ hình doanh nghiệp nhà nước theo Luật doanh nghiệp nhà nước năm 1995 và Luật doanh nghiệp năm 2014; (ii) Công ty cổ phần nhà nước là công ty cổ phần mà tồn bộ cổ đơng là các cơng ty nhà nước hoặc tổ chức được Nhà nước uỷ quyền góp vốn, được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp; (iii) Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên là công ty trách nhiệm hữu hạn do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, được tổ chức quản lý và đăng ký hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp; (iv) Cơng ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước có hai thành viên trở lên là công ty trách nhiệm hữu hạn trong đó tất cả các thành viên đều là công ty nhà nước, hoặc có thành viên là cơng ty nhà nước và thành viên khác là tổ chức được Nhà nước uỷ quyền góp vốn, được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp; (v) Doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nước là doanh nghiệp mà cổ phần hoặc vốn góp của Nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ, Nhà nước giữ quyền chi phối đối với doanh nghiệp đó. </small>

<i><small>Bảy là, doanh nghiệp liên doanh: là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp </small></i>

<small>tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc Hiệp định ký giữa </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

<small>30 Học phần Pháp luật về chủ thể kinh doanh – Bài 1 </small>

<small>Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước ngồi, hoặc là doanh nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam, hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh. </small>

<small>Doanh nghiệp liên doanh được tổ chức dưới hình thức cơng ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm về mọi khoản nợ bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp; các bên liên doanh chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của doanh nghiệp bằng tài sản của mình góp vào liên doanh. </small>

<i><small>Tám là, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: là doanh nghiệp do nhà đầu tư </small></i>

<small>nước ngoài đầu tư 100% vốn tại Việt Nam. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngồi có bản chất là công ty trách nhiệm hữu hạn, hoạt động kinh doanh độc lập và chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ từ hoạt động kinh doanh trong phạm vi tài sản của doanh nghiệp do một cá nhân nước ngoài bỏ vốn ra thành lập. </small>

<small>Doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngồi là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập và hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000. Khi Luật doanh nghiệp năm 2005 và Luật đầu tư năm 2005 có hiệu lực (từ ngày 01/7/2006); Luật doanh nghiệp năm 2005 đã thay thế cho các quy định về tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp tại Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000. </small>

<small>Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập tại Việt Nam trước khi Luật doanh nghiệp năm 2005 có hiệu lực có quyền thực hiện theo một trong hai cách sau đây: </small>

<small>(i) Đăng ký lại và tổ chức quản lý, hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2005 và pháp luật có liên quan; việc đăng ký lại được thực hiện trong thời hạn hai năm, kể từ ngày Luật doanh nghiệp năm 2005 có hiệu lực </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<small>31 Học phần Pháp luật về chủ thể kinh doanh – Bài 1 </small>

<small>(ii) Không đăng ký lại; trong trường hợp này, doanh nghiệp chỉ được quyền hoạt động kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề và thời hạn được ghi trong giấy phép đầu tư và tiếp tục được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của Chính phủ. </small>

<small>Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà nhà đầu tư nước ngồi đã cam kết chuyển giao khơng bồi hoàn toàn bộ tài sản đã đầu tư cho Chính phủ Việt Nam sau khi kết thúc thời hạn hoạt động chỉ được chuyển đổi khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận theo quy định của Chính phủ (điều 170) </small>

<i><small>Chín là, hợp tác xã: là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp </small></i>

<small>nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã </small>

<small>Hợp tác xã có bản chất là một doanh nghiệp, nhưng không được gọi là doanh nghiệp vì có một số điểm đặc thù trong tổ chức hoạt động. Hợp tác xã hoạt động kinh doanh nhưng không đơn thuần chỉ nhằm mục tiêu lợi nhuận; mà còn nhằm đáp ứng nhu cầu của các thành viên hợp tác xã về sản phẩm, dịch vụ, việc làm và các lợi ích khác </small>

<i><small>Mười là, hộ kinh doanh: do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân </small></i>

<small>là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới 10 lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh </small>

<small> Ngồi ra, trong thực tiễn nền kinh tế, còn một số lượng đông đảo các chủ thể kinh doanh không phải đăng ký kinh doanh. Các chủ thể kinh doanh không phải đăng ký kinh doanh bao gồm: </small>

<i><small>Một là, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không </small></i>

<small>phải đăng ký kinh doanh, gồm: buôn bán rong, buôn bán vặt, bán quà vặt, buôn chuyến, thực hiện các dịch vụ có thu nhập thấp, các hoạt động thương mại thường xuyên khác không phải đăng ký kinh doanh. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<small>32 Học phần Pháp luật về chủ thể kinh doanh – Bài 1 </small>

<i><small>Hai là, hộ gia đình sản xuất nơng, lâm, ngư nghiệp, làm muối không phải đăng </small></i>

<small>ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện </small>

<small>Các chủ thể kinh doanh này được gọi là cá nhân kinh doanh nhỏ, hoạt động theo quy định của Nghị định 39/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh. </small>

<i><b><small>3.3. Các điều kiện trở thành chủ thể kinh doanh </small></b></i>

<i><small>3.3.1. Điều kiện về nhân thân </small></i>

<small>Nhân thân của nhà đầu tư là một trong các điều kiện quan trọng được xem xét tới đầu tiên khi thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã hay hộ kinh doanh. </small>

<small>Đối với doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập và góp vốn vào doanh nghiệp trừ một số trường hợp bị cấm. Cụ thể, điều 17 Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định hai nhóm quyền của nhà đầu tư gồm: (i) quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp được quy định tại khoản 1,2; (ii) quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh được quy định tại khoản 3. So với Luật doanh nghiệp năm 2014, Luật doanh nghiệp năm 2020 bổ sung thêm “Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật hình sự” vào danh mục các đối tượng bị cấm thành lập, quản lý doanh nghiệp tại khoản 2 điều 17 để phù hợp với quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. </small>

<small>Đối với hợp tác xã, Luật hợp tác xã 2012 quy định cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có thể trở thành thành viên hợp tác xã nếu thoả mãn các điều kiện theo quy định tại điều 13 Luật hợp tác xã năm 2012. Về nhân thân, cá nhân là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hộ gia đình có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật; cơ quan, tổ chức là pháp nhân Việt Nam. Riêng đối với hợp tác xã tạo việc làm thì thành viên chỉ là cá nhân. Bên cạnh đó, tính tự nguyện ý chí của nhà đầu tư cũng được nhấn mạnh khi tham gia với tư cách thành viên hợp tác xã. </small>

<small>Đối với hộ kinh doanh, Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp quy định nhà đầu tư hộ kinh doanh có thể là một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<small>33 Học phần Pháp luật về chủ thể kinh doanh – Bài 1 </small>

<small>nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình. </small>

<i><small>3.3.2. Điều kiện về ngành, nghề đầu tư kinh doanh </small></i>

<small>Hiến pháp 2013 quy định “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành, nghề pháp luật không cấm.” Theo khoa học pháp lý và quy định hiện hành, ngành, nghề đầu tư kinh doanh được chia thành 03 nhóm: (1) ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh; (2) ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; (3) ngành, nghề tự do đầu tư kinh doanh. </small>

<small>Nhnh doanh. có điều kiện; (3) ngànhành1) ngành do kinh doanh trong những ngànhh nhà đầu tư hộ kinh doanh có thể là một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là cơng dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đà pháp nhân nhắc xếp vào danh mục các ngành nghnh. có điều kiện; (3) n. Ch nghn đih nghnh. có u tư năm 2020 có quy đh1) ngành do kinh doanh trong những ngànhh nhà đầu tư hộ kinh doanh có </small>

<small>“a) Kinh doanh các chnăm 2020 có quy đh1) ngành do kinh doanh trong </small>

<small>b) Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này; c) Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về bn bán quốc tế các lồi thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này; </small>

<small>d) Kinh doanh mại dâm; </small>

<small>đ) Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người; e) Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vơ tính trên người; g) Kinh doanh pháo nổ; </small>

<small>h) Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.” </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

<small>34 Học phần Pháp luật về chủ thể kinh doanh – Bài 1 </small>

<small>Ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phịng, an ninh quốc gia, trật tự, an tồn xã hội, đạo đức xã hội, sức khoẻ cơng đồng. Ví dụ một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện như bảo hiểm, hoạt động trung gian tiền tệ, hành nghề công chứng, kinh doanh vận tải hàng không... Các điều kiện đầu tư kinh doanh được áp dụng dưới các hình thức như giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ, văn bản chấp thuận, vốn pháp định... </small>

<small>Ngồi nhóm ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh và ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, các nhà đầu tư có quyền tự do đăng ký, hoạt động các ngành, nghề kinh doanh còn lại khi thành lập thương nhân. </small>

<i><small>3.3.3. Điều kiện về tên gọi </small></i>

<small>Tên gọi được xem xét như một dấu hiện để nhận diện thương nhân trên thị trường. Tên gọi doanh nghiệp được quy định cụ thể từ điều 37 đến điều 41 Luật doanh nghiệp năm 2020. Tên gọi hợp tác xã được quy định tại điều 22 Luật hợp tác xã năm 2012. Tên gọi của hộ kinh doanh được quy định cụ thể tại điều 73 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. </small>

<small>Tựu chung lại, các quy định trên có các nội dung đáng lưu ý sau: </small>

<small>- Tên gọi của doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh đều bao gồm hai thành tố là “loại hình” và “tên riêng. Ví dụ: Doanh nghiệp tư nhân A; Hợp tác xã B; Liên hiệp hợp tác xã C; Hộ kinh doanh E. </small>

<small>- Tên gọi của doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh phải đăng ký và được bảo hộ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ, pháp luật cạnh tranh. </small>

<small>- Một số trường hợp đặt tên gọi bị cấm gồm Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của thương nhân khác đã đăng ký; Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó; Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<small>35 Học phần Pháp luật về chủ thể kinh doanh – Bài 1 </small>

<i><small>3.3.4. Điều kiện về trụ sở </small></i>

<i><small>Đối với doanh nghiệp, điều 42 Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định “Trụ sở </small></i>

<i><small>chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có)”. Ngồi trụ sở chính, doanh nghiệp có quyền thành lập một hoặc </small></i>

<small>nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh ở trong nước và nước ngoài. Thủ tục đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp, thông báo địa điểm kinh doanh được quy định cụ thể tại Điều 45 Luật doanh nghiệp năm 2020. </small>

<i><small>Đối với hợp tác xã, điều 26 Luật hợp tác xã năm 2012 quy định “Trụ sở chính </small></i>

<i><small>của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã là địa điểm giao dịch của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên đường, phố, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có)”. Ngồi ra, hợp tác </small></i>

<small>xã, liên hiệp hợp tác xã cũng có quyền được thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh ở trong nước và nước ngoài. Thủ tục đăng ký được quy định cụ thể tại Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 quy định chi tiết một số điều của Luật hợp tác xã. </small>

<small>Đối với hộ kinh doanh, một trong các đặc điểm pháp lý thể hiện quy mô nhỏ hẹp của hộ kinh doanh là chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm. Đối với hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động thì phải chọn một địa điểm cố định để đăng ký hộ kinh doanh. Địa điểm này có thể là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi đăng ký tạm trú hoặc địa điểm thường xuyên kinh doanh nhất, nơi đặt địa điểm thu mua giao dịch. Hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động được phép kinh doanh ngoài địa điểm đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi đăng ký trụ sở và nơi tiến hành hoạt động kinh doanh.14 </small>

<i><b><small>3.4. Đăng ký kinh doanh</small></b></i>

<i><small>3.4.1. Ý nghĩa của đăng ký kinh doanh </small></i>

<small> </small>

<small>14 Điều 72 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<small>36 Học phần Pháp luật về chủ thể kinh doanh – Bài 1 </small>

<small>Hoạt động đăng ký kinh doanh có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với hoạt động quản lý nhà nước, mà cịn có ý nghĩa sâu sắc về mặt kinh tế, xã hội của đất nước. Đối với Nhà nước, đăng ký kinh doanh là một trong những công cụ để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý đối với tồn bộ nền kinh tế quốc dân . Thơng qua việc nhà đầu tư thực hiện các thủ tục đăng kí kinh doanh; cơ quan đăng kí kinh doanh cấp giấy chứng nhận như một sự ghi nhận về mặt pháp lý của Nhà nước đối với sự ra đời của thương nhân. Như vậy, phải đến thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chủ thể kinh doanh mới có đủ năng lực pháp luật để tham gia vào các quan hệ dân sự, kinh tế và các quan hệ pháp luật khác trên thị trường kinh doanh. Những hoạt động kinh doanh tiến hành trước thời điểm này đều không nhân danh chính chủ thể kinh doanh và chỉ đơn thuần được coi là hoạt động đơn lẻ của cá nhân. Có thể thấy, đăng ký kinh doanh là hoạt động quản lý đầu tiên của Nhà nước đối với thương nhân, tạo điều kiện để nhà nước thực hiện tốt hơn các hoạt động quản lý tiếp theo của mình khi thương nhân đi vào sản xuất, đảm bảo hoạt động của thương nhân phù hợp với lợi ích cơ bản và lâu dài của Nhà nước, tạo ra sự phát triển đồng đều và cân bằng về mặt kinh tế và xã hội. Có như vậy mới đảm bảo được một nền kinh tế hiện đại nhưng vẫn luôn bám sát đường lối, chủ trương của nhà nước đề ra. </small>

<small>Dưới góc độ chính trị, pháp luật về thành lập tổ chức kinh tế giúp hiện thực hóa quyền tự do kinh doanh đã được ghi nhận tại Điều 33 Hiến pháp 2013. Theo đó, để đảm bảo quyền tự do kinh doanh của các cá nhân, tổ chức được bảo đảm thực hiện trong môi trường cạnh tranh tự do, an tồn, đăng kí kinh doanh khơng chỉ là quyền, mà còn là nghĩa vụ phải thực hiện của chủ thể kinh doanh khi muốn khai sinh thương nhân trên thị trường. Quyền tự do ở đây bao gồm cả quyền tự do lựa chọn ngành nghề, hình thức kinh doanh và tự do đăng ký kinh doanh. Bất cứ một cá nhân tổ chức nào có đủ điều kiện để kinh doanh đều có thể đăng kí với cơ quan nhà nước để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh mà khơng ai có quyền ngăn cản trái phép. </small>

<small>Bên cạnh đó, đăng kí kinh doanh cịn tạo điều kiện cho cơng chúng nắm bắt được các thông tin về các chủ thể kinh doanh đã được đăng ký, qua đó thúc đẩy những bên có liên quan kiểm soát lẫn nhau khi thiết lập và thực hiện các giao dịch. Qua đó một mặt giảm nhẹ được công việc của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, mặt khác nâng </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<small>37 Học phần Pháp luật về chủ thể kinh doanh – Bài 1 </small>

<small>cao độ chính xác và trung thực của các thơng tin được đăng ký, góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng giám sát và quản lý nhà nước đối với các loại hình kinh doanh. </small>

<small>Đối với chủ thể kinh doanh, kể từ thời điểm doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, thương nhân được thừa nhận về mặt pháp luật và có quyền tiến hành đăng ký kinh doanh dưới sự bảo vệ của luật pháp. Đây là quá trình đánh dấu sự ra đời của một loại hình kinh doanh, được pháp luật thừa nhận như một thực thể tham gia vào thị trường với đẩy đủ các quyền và nghĩa vụ, chủ thể kinh doanh sẽ có các đặc điểm pháp lý riêng biệt tuỳ thuộc hình thức pháp lý đã lựa chọn đăng ký. </small>

<small>Như vậy, đăng ký kinh doanh không chỉ là đảm bảo quyền lợi cho chủ thể kinh doanh mà cịn góp phần đảm bảo trật tự quản lý nhà nước, đảm bảo quyền của các chủ thể khác. Trong đó, ý nghĩa lớn nhất của pháp luật đăng ký kinh doanh là tạo điều kiện thuận lợi và cơ chế pháp lý rõ ràng khai sinh thương nhân trên thị trường, đưa thương nhân trở thành một cơng cụ kinh doanh rẻ hơn, an tồn hơn và hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tư. Qua đó tăng cường thu hút và huy đồng hơn nữa mọi nguồn lực và vốn đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, đảm bảo quyền tự do kinh doanh và bình đẳng của các chủ thể kinh doanh. </small>

<i><small>3.4.1. Cơ quan đăng ký kinh doanh </small></i>

<small>Theo quy định hiện hành, cơ quan đăng ký kinh doanh ở Việt Nam được tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) và ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện). </small>

<small>Ở cấp tỉnh: Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận hồ sơ, xem xét tính hợp lệ và trả kết quả đăng ký thành lập doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân. </small>

<small>Ở cấp huyện: Phịng Tài chính - Kế hoạch thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện nhiệm vụ đăng ký hộ kinh doanh và hợp tác xã. </small>

<small>Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan đăng ký kinh doanh được quy định chi tiết trong văn bản hướng dẫn thi hành Luật doanh nghiệp và Luật hợp tác xã. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

<small>38 Học phần Pháp luật về chủ thể kinh doanh – Bài 1 </small>

<i><small>3.4.2. Hồ sơ và thủ tục đăng ký kinh doanh </small></i>

<small>Thứ nhất là hồ sơ đăng ký kinh doanh. Nội dung hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần được quy định cụ thể từ điều 19 đến điều 25 Luật doanh nghiệp năm 2020. Đối với hợp tác xã, thành phần hồ sơ đăng ký được quy định tại điều 23 Luật hợp tác xã năm 2012. Đối với hộ kinh doanh, hồ sơ đăng ký được quy định cụ thể tại điều 70, 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. </small>

<small>Thứ hai là thủ tục đăng ký kinh doanh. Đối với doanh nghiệp, thời hạn được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì phải thơng báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối cấp thì phải thơng báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và nêu rõ lý do. Thời hạn tương tự được áp dụng đối với hộ kinh doanh. Đối với hợp tác xã, thời hạn được cấp giấy chứng nhận đăng ký là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ; trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. </small>

<i><b><small>3.5. Tổ chức lại </small></b></i>

<small>Trong quá trình hoạt động, các chủ thể kinh doanh có thể phát sinh nhu cầu về việc tổ chức lại mơ hình, loại hình hoạt động. Theo đó, pháp luật có những quy định tương ứng để có nhà đầu tư thực hiện quyền mở rộng, thu hẹp quy mô hoặc chuyển đổi hình thức kinh doanh phù hợp với khả năng, nguyện vọng của nhà đầu tư tại các thời điểm, bối cảnh khác nhau. </small>

<small>Đối với doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định về các cách thức tổ chức lại doanh nghiệp cụ thể từ điều 198 đến điều 205 bao gồm: </small>

<i><small>Thứ nhất là chia công ty. Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể </small></i>

<small>chia các tài sản, quyền và nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty hiện có (sau đây gọi là cơng ty bị chia) để thành lập hai hoặc nhiều công ty mới. Số lượng thành viên, cổ đông và số lượng, tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp của thành viên, cổ đông và vốn điều lệ của các công ty mới sẽ được ghi tương ứng với cách thức phân chia, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần của cơng ty bị chia sang các công ty mới theo nghị </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

<small>39 Học phần Pháp luật về chủ thể kinh doanh – Bài 1 </small>

<small>quyết, quyết định chia công ty. Công ty bị chia chấm dứt tồn tại sau khi các công ty mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các công ty mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia hoặc thỏa thuận với chủ nợ, khách hàng và người lao động để một trong số các cơng ty đó thực hiện nghĩa vụ này. Các công ty mới đương nhiên kế thừa tồn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp được phân chia theo nghị quyết, quyết định chia công ty. Thủ tục thực hiện chia công ty được quy định cụ thể tại khoản 2, 5 Điều 198 Luật doanh nghiệp năm 2020. </small>

<i><small>Thứ hai là tách công ty. Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể </small></i>

<small>tách bằng cách chuyển một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của cơng ty hiện có (sau đây gọi là cơng ty bị tách) để thành lập một hoặc một số công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần mới (sau đây gọi là công ty được tách) mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách. Công ty bị tách phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ, số lượng thành viên, cổ đông tương ứng với phần vốn góp, cổ phần và số lượng thành viên, cổ đơng giảm xuống (nếu có); đồng thời đăng ký doanh nghiệp đối với các công ty được tách. Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị tách và công ty được tách phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách, trừ trường hợp công ty bị tách, công ty được tách, chủ nợ, khách hàng và người lao động của cơng ty bị tách có thỏa thuận khác. Các cơng ty được tách đương nhiên kế thừa tồn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp được phân chia theo nghị quyết, quyết định tách công ty. Thủ tục thực hiện tách công ty được quy định cụ thể tại khoản 3 Điều 199 Luật doanh nghiệp năm 2020. </small>

<i><small>Thứ ba là hợp nhất công ty. Hai hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị </small></i>

<small>hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất. Sau khi công ty hợp nhất đăng ký doanh nghiệp, công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại; công ty hợp nhất được hưởng quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị hợp nhất. Công ty hợp nhất đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

<small>40 Học phần Pháp luật về chủ thể kinh doanh – Bài 1 </small>

<small>của các công ty bị hợp nhất theo hợp đồng hợp nhất công ty. Thủ tục hợp nhất công ty được quy định cụ thể tại khoản 2, 5 điều 200 Luật doanh nghiệp năm 2020. </small>

<i><small>Thứ tư là sáp nhập công ty. Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị </small></i>

<small>sáp nhập) có thể sáp nhập vào một cơng ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập. Thủ tục hợp nhất công ty được quy định cụ thể tại khoản 2, 5 điều 201 Luật doanh nghiệp năm 2020. </small>

<small>Lưu ý, ngoài pháp Luật doanh nghiệp, hoạt động hợp nhất, sáp nhập công ty còn chịu sự điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh. Theo đó, các hoạt động hợp nhất, sáp nhập công ty gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam thuộc vào trường hợp bị cấm theo quy định tại điều 30 Luật cạnh tranh năm 2018. </small>

<i><small>Thứ năm là chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Chuyển đổi doanh nghiệp là </small></i>

<small>hình thức cơ cấu lại doanh nghiệp để phù hợp với quy mô và sự phát triển của nó. Sau khi chuyển đổi doanh nghiệp (sau khi được cấp giấy đăng ký kinh doanh (giấy đăng ký doanh nghiệp), công ty được chuyển đổi chấm dứt tồn tại, công ty chuyển đổi được kế thừa các quyền và lợi ích hợp pháp và chịu trách nhiệm về các khoản nợ, hợp đồng lao động, các nghĩa vụ tài sản khác của công ty được chuyển đổi. Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp cịn có tên gọi khác đó là thay đổi loại hình doanh nghiệp. Đây là hình thức chuyển đổi từ loại hình doanh nghiệp hiện tại sang một loại hình doanh nghiệp khác. Từ đó có thể hiểu, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là một thủ tục nhằm cơ cấu lại doanh nghiệp sao cho phù hợp với quy mô, mục tiêu cũng như sự phát triển của một doanh nghiệp. Sau khi doanh nghiệp được cấp giấy đăng ký kinh doanh mới, doanh nghiệp được chuyển đổi sẽ chấm dứt sự tồn tại của mình, đồng thời doanh nghiệp chuyển đổi sẽ được hưởng toàn bộ những quyền và lợi ích hợp pháp, đồng thời phải chịu toàn bộ trách nhiệm về các khoản nợ chưa được thành toán, nghĩa vị tài sản, hợp đồng lao động của doanh nghiệp được chuyển đổi để lại. Vì vậy, thơng qua việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp có thể phần nào giúp doanh nghiệp không lâm vào </small>

</div>

×