Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Bài Giảng Kinh Tế Học - El53 - Đại Học Mở Hà Nội.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.19 MB, 77 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>KINH TẾ HỌC </b>

<b>GIỚI THIỆU </b>

Kinh tế học là môn khoa học về sự lựa chọn các vấn đề kinh tế, gồm 2 bộ phận là kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô. Kinh tế học là sự nhận thức được thực tế của sự khan hiếm. Khi nguồn lực ngày càng khan hiếm thì mọi nền kinh tế đều tìm cách sử dụng các nguồn tài nguyên khan hiếm như thế nào để đạt hiệu quả nhất nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người.

Môn kinh tế học giúp người học hiểu rõ tổng quan về kinh tế học nói chung và hai bộ phận cơ bản của nó là kinh tế học vi mơ và kinh tế học vĩ mơ. Từ đó, giúp người học hiểu rõ vấn đề khan hiếm và cách thức giải quyết vấn đề đó trong các cơ chế kinh tế khác nhau. Người học hiểu rõ lý thuyết lựa chọn kinh tế và các quy luật kinh tế chủ yếu tác động tới việc ra quyết định của các thành viên kinh tế.

Để học tốt môn học này, các Anh/Chị cần phải chuẩn bị các tài liệu cơ bản sau:

1. Giáo trình Kinh tế học vi mô, PGS.TS Vũ Kim Dũng - Viện Đại học Mở Hà Nội – Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, năm 2009.

2. “Những nguyên lý của kinh tế học – Tập 1: Kinh tế học vi mô” – Khoa Kinh tế học, Trường Đại học Kinh tế QD – NXB Lao động, 2004

3. “Kinh tế học vi mô (Học phần Kinh tế học vi mô cơ sở) – PGS.TS. Nguyễn Văn Dần (Chủ biên) – Học viện Tài chính – NXB Lao động Xã hội, 2007

Sau khi học xong môn học này, các Anh/Chị sẽ nắm bắt được những kiến thức

<i>cơ bản nhất về: </i>

- TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC - CUNG - CẦU

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

- HỆ THỐNG KINH TẾ VĨ MÔ & MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ VĨ MÔ CƠ BẢN

- THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ

- LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP

<b>Chúc các anh/chị học tập tốt! </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC </b>

<b>GIỚI THIỆU </b>

Bài học này giúp chúng ta hiểu rõ tổng quan về kinh tế học nói chung và hai bộ phận cơ bản của nó là kinh tế học vi mơ và kinh tế học vĩ mô; Giúp học viên hiểu rõ vấn đề khan hiếm và cách thức giải quyết vấn đề đó trong các cơ chế kinh tế khác nhau; Giúp học viên hiểu rõ lý thuyết lựa chọn kinh tế và các quy luật kinh tế chủ yếu tác động tới việc ra quyết định của các thành viên kinh tế

Học xong bài học này, các Anh/Chị sẽ hiểu được một số mục tiêu sau:

- Thứ 1: Nắm được Khái niệm về Kinh tế học, sự khác nhau giữa Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô

- Thứ 2: Nắm được các vấn đề kinh tế cơ bản

Trong phần này, chúng ta sẽ nắm được ba vấn đề kinh tế cơ bản mà các nền kinh tế đều phải giải quyết là:

+ Sản xuất cái gì? (What?) + Sản xuất như thế nào? (How?) + Sản xuất cho ai? (Who?)

- Thứ 3: Nắm được nội dung cơ của việc lựa chọn kinh tế tối ưu

Các Anh/Chị học xong sẽ hiểu được khi ra quyết định lựa chọn các thành viên kinh tế cần đưa ra các quyết định tối ưu như thế nào?

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>PHẦN I: KINH TẾ HỌC </b>

<b>NỘI DUNG BÀI HỌC </b>

1. Khái niệm

Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu các vấn đề tổng thể của nền kinh tế nói chung và hành vi ứng xử của các thành viên trong nền kinh tế nói riêng. Kinh tế học là sự nhận thức được thực tế của sự khan hiếm. Sự khan hiếm là việc xã hội với các nguồn lực hữu hạn không thể thoả mãn tất cả mọi nhu cầu ngày càng tăng của con người. Mọi nền kinh tế đều tìm cách sử dụng các nguồn tài nguyên khan hiếm như thế nào để đạt hiệu quả nhất nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người.

Kinh tế học là khoa học về sự lựa chọn cách thức sử dụng các nguồn lực hữu hạn (đất đai, lao động, thiết bị, kiến thức kỹ thuật...) để sản xuất ra các hàng hóa khác nhau và phân phối chúng cho nhu cầu của các thành viên trong xã hội.

Căn cứ vào phạm vi nghiên cứu, kinh tế học được chia thành: Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô.

- Kinh tế học vi mô (Microeconomics) là môn học nghiên cứu cách thức ra quyết định của các chủ thể kinh tế và sự tương tác của họ trên các thị trường cụ thể. Kinh tế học vi mô nghiên cứu hoạt động của các đơn vị kinh tế riêng lẻ, chẳng hạn hoạt động sản của một doanh nghiệp hay hoạt động tiêu dùng của một cá nhân. Kinh tế học vi mô nghiên cứu hành vi của các thành viên kinh tế đó là các hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ. Các thành viên nền kinh tế tương tác với nhau tạo thành sơ đồ nền kinh tế.

Hộ gia đình: hộ gia đình là người tiêu dùng đồng thời là người cung ứng các yếu tố sản xuất cho doanh nghiệp. Trên thị trường hàng hóa, hộ gia đình đóng vai trị là người tiêu dùng. Họ quyết định mua bao nhiêu hàng hóa tại các mức giá khác nhau, trong các điều kiện khác nhau. Trên thị trường yếu tố sản xuất, hộ gia đình là chủ các nguồn lực. Họ đóng vai trò là cung, quyết định cung cấp bao nhiêu nguồn lực cho các doanh nghiệp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

Doanh nghiệp là tổ chức mua hoặc thuê các yếu tố sản xuất được cung ứng bởi các hộ gia đình và sản xuất ra các hàng hóa và dịch vụ để cung cấp cho các hộ gia đình.

Chính phủ với tư cách là nhà cung cấp các hàng hoá và dịch vụ và điều tiết phân phối lại thu nhập. Chính phủ cung cấp hệ thống pháp luật, hạ tầng cơ sở quốc phịng... Chính phủ giới hạn sự lựa chọn của người tiêu dùng, chính phủ điều tiết sản xuất và phân phối lại thu nhập.

Các thành viên nền kinh tế tương tác với nhau nhằm đạt được các mục tiêu khác nhau như:

+ Mục tiêu của hộ gia đình là tối đa hóa lợi ích. + Mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận. + Mục tiêu của Chính phủ là tối đa hóa phúc lợi xã hội.

- Kinh tế học vĩ mô (Macroeconomics) là môn học nghiên cứu các hoạt động của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, gồm các nội dung cơ bản như: tăng trưởng kinh tế, thất nghiệp, lạm phát, tỷ giá hối đoái, nghiên cứu các tác động của các chính sách nhằm ổn định kinh tế… Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu cách thức sử dụng nguồn tài nguyên ở phạm vi tổng thể như vùng, quốc gia hay phạm vi lớn hơn. Kinh tế học vĩ mô có liên quan đến việc nghiên cứu, phân tích các vấn đề kinh tế trong mối liên hệ tương tác với nhau như một tổng thể.

Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mơ có đối tượng nghiên cứu khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau, là nội dung quan trọng của kinh tế học, bổ sung cho nhau. Đối tượng nghiên cứu cơ bản của kinh tế học là nền kinh tế. Nền kinh tế là một cơ chế phân bổ các nguồn lực khan hiếm cho các mục tiêu cạnh tranh.

Căn cứ vào cách tiếp cận, kinh tế học được chia thành: Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc.

- Kinh tế học thực chứng (Positive economics) là việc nghiên cứu, phân tích, mơ tả các sự kiện nền kinh tế một cách khách quan và khoa học; thường lý giải các mối liên hệ nhân quả; liên quan đến các câu hỏi như: cái gì? thế nào? cho ai? tại sao? như thế nào?...

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

- Kinh tế học chuẩn tắc (Normative economics) là việc đánh giá, phân tích các vấn đề kinh tế mang tính chủ quan; thường đưa ra các chỉ dẫn hoặc khuyến nghị; liên quan đến các câu hỏi như: nên/khơng nên làm gì? cần/khơng cần làm gì?..

Nghiên cứu kinh tế thường từ kinh tế học thực chứng chuyển sang kinh tế học chuẩn tắc.

2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu kinh tế học 2.1. Nội dung của kinh tế học

Như trên đã phân tích, kinh tế học gồm kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô. Nội dung và mục tiêu cơ bản của môn Kinh tế học vi mô được thể hiện như sau: - TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC VI MÔ: Giúp người học hiểu rõ tổng quan về kinh tế học nói chung và hai bộ phận cơ bản của nó là kinh tế học vi mơ và kinh tế học vĩ mô; Giúp người học hiểu rõ vấn đề khan hiếm và cách thức giải quyết vấn đề đó trong các cơ chế kinh tế khác nhau; Giúp người học hiểu rõ lý thuyết lựa chọn kinh tế và các quy luật kinh tế chủ yếu tác động tới việc ra quyết định của các thành viên kinh tế.

- CUNG - CẦU: Giúp người học hiểu rõ các vấn đề cơ bản về cung cầu như khái niệm, quy luật, các nhân tố ảnh hưởng đến cung cầu; Giúp người học thấy được cơ chế hình thành giá cả trong nền kinh tế thị trường và sự điều chỉnh của thị trường; Giúp người học hiểu rõ các vấn đề về việc xác định sự thay đổi của lượng mua và lượng bán khi có sự thay đổi của giá và các nhân tố ảnh hưởng khác đối với người mua và người bán.

- LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG: Phân tích hành vi của người tiêu dùng hợp lý (các cá nhân, hộ gia đình) trên thị trường hàng hố; Tìm hiểu một số lý thuyết cơ bản về hành vi của người tiêu dùng đó là Lý thuyết lợi ích (Lợi ích đo được), Phân tích Bàng quan - Ngân sách (Lợi ích có thể so sánh)... nhằm giải thích cách thức người tiêu dùng lựa chọn hàng hóa và dịch vụ mà mình sẽ mua để tối đa hố lợi ích trong điều kiện ràng buộc về ngân sách.

- LÝ THUYẾT VỀ DOANH NGHIỆP: Giúp người học tìm hiểu mối quan hệ kỹ thuật giữa đầu vào (input) và đầu ra (output) của quá trình sản xuất để xem xét việc ra quyết định về mức sản lượng của doanh nghiệp; Giúp người học hiểu được mối

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

quan hệ kinh tế của việc sản xuất bằng việc phân tích chi phí đầu vào; phân tích ảnh hưởng của nó đến các quyết định về sản lượng và lợi nhuận của doanh nghiệp.

- CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG: Giúp người học tìm hiểu các cấu trúc thị trường truyền thống và xem xét việc ra quyết định sản xuất của doanh nghiệp trong các thị trường cụ thể; Giúp người học có thể so sánh giản đơn về hiệu quả của các loại thị trường đó thơng qua việc xem xét ưu và nhược điểm của chúng.

- THỊ TRƯỜNG YẾU TỐ SẢN XUẤT & VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG: Giúp người học tìm hiểu một số vấn đề cơ bản như nguyên tắc thuê mua các yếu tố sản xuất, các thị trường lao động, thị trường vốn, thị trường đất đai; Giúp người học nghiên cứu các vấn đề mà bản thân kinh tế thị trường không giải quyết được nên cần phải có sự can thiệp của chính phủ đó và xem xét cách thức chính phủ khắc phục các thất bại của thị trường.

Nội dung và mục tiêu cơ bản của môn Kinh tế học vĩ mô được thể hiện như sau: - ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ HỌC VĨ MÔ & HỆ THỐNG KINH TẾ VĨ MÔ: Giúp người học nắm được tổng quan về môn kinh tế học; Hiểu được lược sử ra đời và phát triển của kinh tế học; Phân biệt được sự khác nhau giữa kinh tế vĩ mô với kinh tế vi mô và hiểu được mối quan hệ giữa kinh tế vĩ mô, kinh tế vi mô với kinh tế học; Nắm được đối tượng, mục tiêu và các công cụ của kinh tế vĩ mô; Hiểu được phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của việc học tập môn kinh tế vĩ mô.

- MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ VĨ MÔ CƠ BẢN: Giúp người học hiểu được bản chất một số chỉ tiêu (hay thước đo) kinh tế vĩ mơ cơ bản được sử dụng trong phân tích, đánh giá thành tựu của một nền kinh tế; Hiểu được mối quan hệ giữa chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc dân (GNP), tổng sản phẩm quốc nội (GDP) với các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác; Hiểu được các phương pháp xác định chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và tổng sản phẩm quốc dân (GNP), cũng như các đồng nhất thức kinh tế vĩ mô.

- THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH: Giúp người học có thể nắm được nội dung cơ bản về cung cầu tiền tệ, sự cung ứng điều hồ mức cung tiền và lưu thơng của hệ thống ngân hàng thông qua biến đổi của lãi suất nhằm tác

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Giúp người học hiểu rõ: khái niệm, cấu trúc của hệ thống và thị trường tài chính, cách thức mà thị trường tài chính chuyển vốn từ người tiết kiệm và sang người cần vốn.

- LẠM PHÁT VÀ THẤT NGHIỆP: Giúp người học có thể nắm được khái niệm, đo lường và phân loại lạm phát; nguyên nhân và tác động của lạm phát; Giúp người học có thể nắm được khái niệm, đo lường và phân loại thất nghiệp; tác động của thất nghiệp đối với đời sống kinh tế và xã hội; Giúp người học có thể nắm được mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp; cách thức các nhà hoạch định chính sách kinh tế vĩ mơ đối phó với lạm phát và thất nghiệp như thế nào.

- KINH TẾ VĨ MÔ CỦA NỀN KINH TẾ MỞ: Giúp người học nắm được khái niệm và kết cấu của cán cân thanh toán quốc tế; Giúp người học nắm được khái niệm và cách đo lường tỷ giá hối đối và vai trị của tỷ giá hối đối trên thị trường ngoại hối; Giúp người học hiểu được thế nào là hệ thống tỷ giá cố định, tỷ giá thả nổi hồn tồn và tỷ giá thả nổi có quản lý; hiểu rõ sự tác động của sự thay đổi tỷ giá hối đoái đến nền kinh tế.

- TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - HỆ THỐNG CÁC CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MƠ TRONG ĐIỀU KIỆN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG: Giúp người học hiểu rõ: khái niệm, thước đo và những yếu tố quyết định tăng trưởng và phát triển kinh tế; các cơ sở lý thuyết xác định nguồn lực tăng trưởng và phát triển kinh tế; và những chính sách thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển này; Giúp người học nắm được nắm được khái niệm, các đặc trưng cơ bản của chính sách kinh tế vĩ mô và sự vận dụng của chúng trong thực tiễn.

2.2. Phương pháp nghiên cứu kinh tế học

a. Phương pháp mơ hình hố: các giả thuyết kinh tế được thành lập và được kiểm chứng bằng thực nghiệm. Một số qui luật kinh tế được nghiên phân tích và nghiên cứu cụ thể trong môn học này và từ đó người học có thể nhận xét, đánh giá được các sự kiện kinh tế.

b. Phương pháp trừu tượng hoá sự vật: để nghiên cứu kinh tế học, người ta sử dụng các phương pháp nghiên cứu phổ biến như: phân tích thống kê số lớn, mơ hình hố kinh tế, mơ hình kinh tế lượng... Các phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu kinh tế vĩ mô.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

c. Phương pháp so sánh tĩnh: Các giả thuyết kinh tế về mối quan hệ giữa các biến luôn thường kèm với giả định giả định các yếu tố khác khơng thay đổi (Ceteris paribus) trong mơ hình. Có nhiều nhân tố tác động đến vấn đề nghiên cứu, để tập trung vào nhân tố cần phân tích, người ta sẽ giả định một số nhân tố không đổi. Giả định này cho phép chúng ta tập trung vào mối quan hệ giữa hai biến số chính. Cụ thể như, đối với hàng hóa thơng thường, khi thu nhập tăng lên thì cầu về hàng hóa sẽ tăng. Nhận định trên chỉ đúng khi có thêm giả định các yếu tố khác không thay đổi (Ceteris paribus).

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>PHẦN II: CÁC VẤN ĐỀ KINH TẾ CƠ BẢN </b>

<b>NỘI DUNG BÀI HỌC </b>

Ba vấn đề kinh tế cơ bản mà các nền kinh tế đều phải giải quyết là: + Sản xuất cái gì? (What?)

+ Sản xuất như thế nào? (How?) + Sản xuất cho ai? (Who?)

- Thứ nhất, Sản xuất hàng hóa và dịch vụ gì? Sự khan hiếm của nguồn tài nguyên buộc con người phải chọn ra từ vô số hàng hóa, dịch vụ. Con người sẽ lựa chọn những hàng hóa, dịch vụ có lợi nhất cho mình để sản xuất trong một khoảng thời gian nhất định nào đó.

- Thứ hai, Sản xuất như thế nào? Có rất nhiều cách thức sản xuất khác nhau. Quyết định lựa chọn cách thức sản xuất từng loại sản phẩm một cách hiệu quả nhất cần xem xét sản xuất với hình thức nào, cơng nghệ nào, phương pháp nào?

- Thứ ba, Sản xuất cho ai hay phân phối như thế nào? Quyết định sản xuất cho ai cần xác định rõ ai sẽ được hưởng lợi từ hàng hóa và dịch vụ đó hay sản phẩm quốc dân được phân chia cho các thành viên trong xã hội như thế nào?

Kinh tế học nghiên cứu và giải thích cách thức mà xã hội giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản nêu trên. Tóm lại, các nền kinh tế đều giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản nhưng cách thức giải quyết khác nhau.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>PHẦN III: LỰA CHỌN KINH TẾ TỐI ƯU </b>

<b>NỘI DUNG BÀI HỌC </b>

1. Chi phí cơ hội

Như chúng ta biết, nguồn lực kinh tế có hạn do vậy phải có sự lựa chọn và đưa ra quyết định tối ưu về việc sử dụng các nguồn lực đó. Tất cả các quốc gia phải đối mặt với sự khan hiếm (scarcity). Sự khan hiếm là nhu cầu của con người vượt quá những thứ có thể sản xuất ra để thỏa mãn những nhu cầu đó.

Sự lựa chọn có thể thực hiện được vì một nguồn lực có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau và có thể thay thế được cho nhau trong tiêu dùng và trong sản xuất. Khi đưa ra sự lựa chọn, con người phải thực hiện sự đánh đổi (trade-off).

Chi phí cơ hội (Opportunity cost) là cơ hội tốt nhất bị bỏ qua khi đưa ra một sự lựa chọn về kinh tế. Chi phí cơ hội là khái niệm hữu ích nhất được sử dụng trong lý thuyết lựa chọn.

2. Đường giới hạn khả năng sản xuất

Đường giới hạn khả năng sản xuất (Production Possibility Frontier) là đường thể hiện các kết hợp sản lượng khác nhau có thể sản xuất được dựa trên nguồn lực tài nguyên và công nghệ hiện có.

Ví dụ: Giả sử nền kinh tế chỉ sản xuất 2 hàng hóa X và Y. Số liệu về các khả năng sản xuất được cho ở Bảng 1.1 dưới đây:

Bảng 1.1: Các khả năng sản xuất của một nền kinh tế

Các khả

năng <sup>Hàng hóa X </sup> <sup>Hàng hóa Y </sup>A

B C D

0 1 2 3

10 9 7 4

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Số liệu bảng trên được biễu diễn trên đồ thị, ta sẽ có đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) ở hình 1.1 dưới đây.

Hình 1.2: Đường giới hạn khả năng sản xuất(PPF)

- Các điểm A, B, C, D, E là các điểm nằm trên đường đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF), minh họa khả năng sản xuất cao nhất của một nền kinh tế, nền kinh tế có hiệu quả, đạt hiệu quả về mặt kỹ thuật hay sản xuất.

- Điểm F, là nằm bên ngoài đường giới hạn khả năng sản xuất là điểm không khả thi, không thể đạt được.

- Điểm G là nằm trong đường giới hạn khả năng sản xuất cho thấy việc sản xuất chưa hiệu quả, chưa hết khả năng.

3. Phương pháp phân tích cận biên

Phương pháp phân tích cận biên sẽ giúp chúng ta hiểu được cách thức lựa chọn của các thành viên kinh tế. Các thành viên kinh tế khi đưa ra sự lựa chọn kinh tế cần quan tâm đến hai vấn đề cơ bản là: chi phí và lợi ích và so sánh lợi ích cận biên với chi phí cận biên để đưa ra quyết định lựa chọn.

- Gọi MB (Marginal Benefit) là lợi ích cận biên. Đó là sự thay đổi của tổng lợi ích khi sản xuất hoặc tiêu dùng thêm một đơn vị hàng hoá.

- Gọi MC (Marginal Cost) là chi phí cận biên. Đó là sự thay đổi của tổng chi phí bỏ ra để sản xuất hoặc tiêu dùng thêm một đơn vị sản phẩm.

<small>D C </small>

<small>B </small>

<small>E A </small>

<small>4 10 </small>

<small>X </small>

Y

<small>• • </small>

<small>• </small>

<small>• • </small>

<small>• </small>

<small>0 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Như vậy, phương pháp phân tích cận biên cho biết các quyết định kinh tế đưa ra dựa vào sự so sánh giữa MB và MC (so sánh giữa phần tăng thêm về lợi ích và phần tăng thêm về chi phí để xác định được sản lượng tối ưu), cụ thể như sau:

- Nếu MB > MC nên mở rộng quy mô để tối ưu (làm tăng lợi ích) - Nếu MB < MC nên thu hẹp quy mơ để tối ưu (làm tăng lợi ích) - Nếu MB = MC quy mô hoạt động là tối ưu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

0 1 2 3 4

10 9 7 4 0

Yêu cầu:

1. Tính chi phí cơ hội để sản xuất 1,2,3,4 đơn vị hàng hố X.

2. Tính chi phí cơ hội để sản xuất hàng hoá X thứ nhất, thứ 2, thứ 3, thứ 4. 3. Khi nào nền kinh tế sản xuất được tại các điểm nằm ngoài PPF.

BÀI TẬP 2. CHỌN ĐÁP ÁN ĐÚNG NHẤT 1. Thuật ngữ “cận biên” thể hiện:

a. Sản phẩm cuối cùng b. Bổ sung

c. Trạng thái tối ưu d. Vừa đủ

2. Tất cả các điều sau đây đều là yếu tố sản xuất trừ a. Các tài nguyên thiên nhiên

b. Tài kinh doanh c. Chính phủ d. Đất đai

3. Một nền kinh tế đóng là nền kinh tế có

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

a. Xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu b. Nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu

c. Việc chính phủ kiểm sốt chặt chẽ nền kinh tế d. Khơng có mối quan hệ với các nền kinh tế khác 4. Vấn đề khan hiếm tồn tại

a. Chỉ trong các nền kinh tế thị trường b. Chỉ trong các nền kinh tế chỉ huy c. Trong tất cả các nền kinh tế

d. Chỉ khi con người không tối ưu hoá hành vi 5. Tất cả vấn đề nào dưới đây thuộc kinh tế vi mô ngoại trừ

a. Sự thay đổi công nghệ b. Tiền công và thu nhập

c. Sự khác biệt thu nhập của quốc gia d. Tiêu dùng

<i>Chúc Anh/Chị học tập tốt! </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<b>BÀI 2: CUNG - CẦU </b>

<b>GIỚI THIỆU </b>

Bài học này giúp chúng ta hiểu rõ Giúp người học hiểu rõ các vấn đề cơ bản về cung cầu như khái niệm, quy luật, các nhân tố ảnh hưởng đến cung cầu; Giúp người học thấy được cơ chế hình thành giá cả trong nền kinh tế thị trường và sự điều chỉnh của thị trường; Giúp người học hiểu rõ các vấn đề về việc xác định sự thay đổi của lượng mua và lượng bán khi có sự thay đổi của giá và các nhân tố ảnh hưởng khác

<b>đối với người mua và người bán. </b>

Học xong bài học này, các Anh/Chị sẽ hiểu được một số mục tiêu sau:

Thứ 1: Giúp học viên hiểu rõ các vấn đề cơ bản về cung cầu như khái niệm, quy luật, các nhân tố ảnh hưởng đến cung cầu

Thứ 2: Giúp học viên thấy được cơ chế hình thành giá cả trong nền kinh tế thị trường và sự điều chỉnh của thị trường

Thứ 3: Giúp học viên hiểu rõ các vấn đề về việc xác định sự thay đổi của lượng mua và lượng bán khi có sự thay đổi của giá và các nhân tố ảnh hưởng khác đối với người mua và người bán

<i>Chúc các Anh/Chị học tập đạt kết quả tốt! </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<b>PHẦN I: CẦU (DEMAND) </b>

<b>NỘI DUNG BÀI HỌC </b>

1. Khái niệm

Cầu mô tả hành vi của người mua. Cầu là số lượng hàng hóa và dịch vụ nào đó mà người mua có khả năng và sẵn sàng thanh toán tại mỗi mức giá chấp nhận được trong một thời gian nhất định nào đó tại một địa điểm nhất định (ceteris paribus: giả sử các yếu tố khác không đổi).

Lượng cầu là số lượng hàng hóa và dịch vụ nào đó mà người mua có khả năng và sẵn sàng thanh toán tại một mức giá chấp nhận được trong một thời gian nhất định nào đó tại một địa điểm nhất định.

Đường cầu (D) biểu diễn mối quan hệ giữa lượng cầu và giá cả. Thông thường, luật cầu cho biết, khi giá cả tăng lên thì lượng cầu giảm và ngược lại (ceteris paribus: giả sử các yếu tố khác không đổi). Theo như luật cầu thì đường cầu là đường nghiêng xuống về phía bên phải.

Cầu thị trường bằng tổng cầu các cá nhân. Tổng lượng cầu tại một mức giá đã cho bằng tổng lượng cầu của tất cả người tiêu dùng tại mức giá đó.

Gọi P (Price) là giá cả hàng hóa X Q (Quantity) là lượng cầu hàng hóa X

Theo luật cầu, đường cầu hàng hóa X có xu hướng dốc xuống về phía phải (thể hiện mối quan hệ nghịch chiều giữa giá cả và lượng cầu).

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Hình 2.1: Đường cầu D của người tiêu đối với hàng hóa X

Cần chú ý sự khác nhau giữa cầu và lượng cầu.

Tại A, khi giá là P1 thì lượng cầu là Q1. Khi giá giảm xuống P2 thì lượng cầu là Q2 và từ điểm A di chuyển sang điểm B. Các nhà kinh tế gọi đó là sự vận động dọc theo đường cầu (hay khi giá của chính hàng hóa đó thay đổi sẽ thể hiện sự di chuyển trên đường cầu D).

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu đối với hàng hóa

Khi nghiên cứu đường cầu của một loại hàng hóa chúng ta giả định là các yếu tố khác với giá của hàng hóa đó là không đổi. Bây giờ, chúng ta sẽ lần lượt xem xét sự ảnh hưởng của các yếu tố khác với giá đến cầu đối với hàng hóa. Các yếu tố bao gồm:

Giá hàng hóa liên quan Thu nhập

Thị hiếu

Quy mô thị trường

<small> P </small>

<small>Q </small>

<small>P1 P2 </small>

D

<small>A B </small>

<small>0 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

+ Thứ nhất, Giá hàng hóa liên quan

Cầu đối với một loại hàng hóa nào đó chịu ảnh hưởng bởi giá cả của hàng hóa có liên quan.

Hai loại hàng hóa có liên quan mà các nhà kinh tế thường đề cập đến là hàng hoá thay thế (Substitutes) và hàng hoá bổ sung (Complements).

Hàng hoá thay thế là những hàng hố có chung mục đích sử dụng, giống hàng hố đang xem xét hoặc có cùng giá trị sử dụng hay thoả mãn cùng nhu cầu. Hàng hóa thay thế là những loại hàng hóa cùng thỏa mãn một nhu cầu mặc dù thể mức độ thỏa mãn là khác nhau.

Giá hàng hóa thay thế là biến ngoại sinh làm dịch chuyển đường cầu hàng hóa nghiên cứu.

Hàng hoá bổ sung là các hàng hoá được sử dụng cùng nhau, hàng hóa thường đi kèm với hàng hóa nghiên cứu. Hàng hóa bổ sung là những hàng hóa được sử dụng song hành với nhau để bổ sung cho nhau nhằm thỏa mãn một nhu cầu nhất định nào đó. Hàng hóa bổ sung trong thực tế có rất nhiều

Giá hàng hóa bổ sung là biến ngoại sinh làm dịch chuyển đường cầu hàng hóa nghiên cứu

+ Thứ hai, Thu nhập

Thu nhập thay đổi ảnh hưởng đến lượng cầu hàng hóa.

Đối với đa số hàng hóa khi thu nhập tăng thì cầu hàng hóa đó sẽ tăng và ngược lại. Hàng hóa đó là hàng hóa thơng thường, cao cấp, xa xỉ (Normal goods, Luxury goods), gọi chung là hàng hóa thơng thường

Đối với một số hàng hoá khi thu nhập tăng lên người tiêu dùng mua ít đi và ngược lại. Các hàng hố đó có gọi là hàng hố cấp thấp (Inferior goods). Cầu đối với

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

hàng hóa thứ cấp (hay cịn gọi là cấp thấp) sẽ giảm khi thu nhập của người tiêu dùng tăng.

Thu nhập là biến ngoại sinh làm dịch chuyển đường cầu hàng hóa. + Thứ ba, Thị hiếu

Thị hiếu là đại lượng mang tính định tính, thể hiện sở thích của người tiêu dùng về hàng hóa. Sở thích của người tiêu dùng có thể chịu ảnh hưởng của phong tục, tập quán, môi trường văn hóa, mơi trường xã hội, thói quen tiêu dùng, lĩnh vực công việc, độ tuổi v.v. của người tiêu dùng. Khi những yếu tố này thay đổi, nhu cầu đối với một số loại hàng hóa cũng đổi theo.

Nếu người tiêu dùng ưa thích hàng hóa thì cầu sẽ tăng và nếu khơng ưa thích thì cầu sẽ giảm (các yếu tố khác không thay đổi).

Thị hiếu là biến ngoại sinh làm dịch chuyển đường cầu hàng hóa hàng hóa. + Thứ tư, Quy mơ thị trường

Số người tiêu dùng trên thị trường đối với một hàng hóa và dịch vụ cụ thể nào đó có ảnh hưởng quan trọng đến cầu đối với hàng hóa và dịch vụ đó. Dân số nơi tồn tại của thị trường là yếu tố quan trọng quyết định quy mô thị trường. Thị trường càng nhiều người tiêu dùng thì cầu tiềm năng sẽ càng lớn.

+ Thứ năm, Các kỳ vọng

Cầu đối với một hàng hóa và dịch vụ cịn có thể phụ thuộc vào sự dự đoán của người tiêu dùng về giá của hàng hóa và dịch vụ đó trong tương lai. Thơng thường, người tiêu dùng sẽ mua nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn khi họ dự đoán giá trong tương lai của hàng hóa và dịch vụ đó tăng và ngược lại.

+ Ngoài ra, các yếu tố khác ảnh hưởng đến cầu như: chính sách của Chính phủ, sự biến động khác thường hoặc các sự kiện đặc biệt khác.

Khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến cầu, sự tác động của chính giá hàng hóa đó và các yếu tố liên quan cần chú ý như sau:

* Thứ nhất, khi giá của chính hàng hóa đó (biến nội sinh) thay đổi thể hiện sự di chuyển (vận động trên đường cầu).

* Thứ hai, các nhân tố liên quan (ngồi giá cả của chính hàng hóa đó) được gọi là biến ngoại sinh. Khi các nhân tố đó thay đổi sẽ gây ra dịch chuyển của đường cầu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

Cầu tăng => đường cầu dịch chuyển sang phải (hoặc lên trên) thành đường cầu D’.

Cầu giảm => đường cầu dịch chuyển sang trái (hoặc xuống dưới) thành đường cầu D’’.

<small>Q 0 </small>

<small>P </small>

<small>D’’ </small>

<small>D’ </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<b>PHẦN II: CUNG (SUPPLY) </b>

<b>NỘI DUNG BÀI HỌC </b>

1. Khái niệm

Cung mô tả hành vi của người bán, của doanh nghiệp. Cung là số lượng hàng hóa và dịch vụ nào đó mà người bán có khả năng và sẵn sàng cung tại các giá khác nhau trong một thời gian nhất định nào đó tại một địa điểm nhất định (ceteris paribus: giả sử các yếu tố khác khơng đổi).

Tương tự ta có khái niệm về lượng cung. Lượng cung là số lượng hàng hóa và dịch vụ nào đó mà người bán có khả năng và sẵn sàng cung cấp tại một mức giá chấp nhận được trong một thời gian nhất định nào đó tại một địa điểm nhất định.

Đường cung (S) biểu diễn mối quan hệ giữa lượng cung và giá cả. Luật cung cho biết, khi giá cả tăng lên thì lượng cung tăng và ngược lại (ceteris paribus: giả sử các yếu tố khác khơng đổi). Theo như luật cung thì đường cung là đường dốc lên về phía bên phải.

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến cung đối với hàng hóa + Thứ nhất, Chi phí sản xuất

Giá các yếu tố đầu vào sản xuất tác động trực tiếp đến chi phí sản xuất và do đó ảnh hưởng đến lượng hàng hoá mà doanh nghiệp sản xuất. Khi giá của các yếu tố

<small>Q </small>

S

<small>Q1 P1 </small>

<small>Q2 P2 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

đầu vào giảm, chi phí sản xuất sẽ giảm, lợi nhuận sẽ lớn và do đó hãng sẽ muốn cung nhiều hàng hóa hơn. Ngược lại, khi giá đầu vào tăng lên, chi phí sản xuất tăng, khả năng thu lợi nhuận giảm do đó hãng cung ít sản phẩm hơn.

Giá các yếu tố đầu vào sản xuất là biến ngoại sinh làm dịch chuyển đường cung hàng hóa nghiên cứu.

+ Thứ hai, cơng nghệ sản xuất

Cơng nghệ có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng hàng hoá được sản xuất ra. Công nghệ tiên tiến sẽ làm tăng năng suất và do đó hàng hố hơn được sản xuất ra nhiều hơn.

Công nghệ sản xuất là biến ngoại sinh làm dịch chuyển đường cung hàng hóa hàng hóa

+ Thứ ba, Quy mơ thị trường

Số lượng người bán trên thị trường đối với một hàng hóa và dịch vụ cụ thể nào đó có ảnh hưởng quan trọng đến cung đối với hàng hóa và dịch vụ đó. Dân số nơi tồn tại của thị trường là yếu tố quan trọng quyết định quy mô thị trường. Thị trường càng nhiều người bán thì cung sẽ tăng và ngược lại.

Quy mơ thị trường là biến ngoại sinh làm dịch chuyển đường cung hàng hóa nghiên cứu.

+ Thứ tư, Chính sách của Chính phủ

Chính sách của Chính phủ là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cung của các nhà sản xuất. Chính sách về thuế và trợ cấp có sự ảnh hưởng khác nhau đến quyết định sản xuất của doanh nghiệp. Khi chính phủ tăng thuế đối với một ngành sản xuất nào đó, các doanh nghiệp trong ngành sẽ bị gánh nặng thêm chi phí trong sản xuất và ngành này sẽ trở nên kém hấp dẫn. Do đó, các doanh nghiệp sẽ cung ứng ít hơn (cung giảm).

+ Thứ năm, Các kỳ vọng

Tương tự như cầu hàng hóa, cung đối với một hàng hóa và dịch vụ cịn có thể phụ thuộc vào sự dự đốn của người người bán về giá của hàng hóa và dịch vụ đó trong tương lai. Thơng thường, người sản xuất sẽ bán nhiều hàng hóa và dịch vụ hiện

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

tại hơn khi họ dự đoán giá trong tương lai của hàng hóa và dịch vụ đó giảm và ngược lại.

+ Thứ sáu, Điều kiện tự nhiên và các yếu tố khách quan khác

Các điều kiện tự nhiên như đất, nước, thời tiết, khí hậu, v.v. có ảnh hưởng đến việc sản xuất của các doanh nghiệp. Sự thay đổi của các điều kiện này có thể tác động đến lượng cung của một số loại hàng hóa nào đó trên thị trường.

Tương tự như trên, khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến cung, sự tác động của chính giá hàng hóa đó và các yếu tố liên quan cần chú ý như sau:

* Thứ nhất, khi giá của chính hàng hóa đó (biến nội sinh) thay đổi thể hiện sự di chuyển (vận động) trên đường cung.

* Thứ hai, các nhân tố liên quan (ngồi giá cả của chính hàng hóa đó) được gọi là biến ngoại sinh. Khi các nhân tố đó thay đổi sẽ gây ra dịch chuyển của đường cung.

Cung tăng sẽ dẫn đến đường cung dịch chuyển sang phải (hoặc xuống dưới) thành đường cung S’.

Cung giảm sẽ dẫn đến đường cung dịch chuyển sang trái (hoặc lên trên) thành đường cung S’’.

S’’

S’

<small>Giảm </small>

<small>tăng </small>

S

<small> P </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<b>PHẦN III: TRẠNG THÁI CÂN BẰNG CỦA THỊ TRƯỜNG </b>

<b>NỘI DUNG BÀI HỌC </b>

1. Khái niệm trạng thái cân bằng

Trạng thái cân bằng là trạng thái mà tại đó lượng cung vừa đủ để đáp ứng lượng cầu. Cân bằng thị trường là một trạng thái tại đó khơng có sức ép làm thay đổi giá và sản lượng. Khi đó, giá cả và số lượng hàng hóa được mua bán trên thị trường được hình thành qua sự tác động qua lại giữa cung và cầu.

Đường cầu (D) và đường cung (S) cắt nhau tại điểm E.

Điểm E được gọi là điểm cân bằng của thị trường; khi đó tại điểm cân bằng E, ta có giá cả cân bằng PE và sản lượng cân bằng QE . Giá cân bằng là mức giá mà tại đó số cầu bằng số cung.

2. Sự điều chỉnh của thị trường

Khi giá khác với giá cân bằng thì thị trường sẽ xảy ra tình trạng dự thừa hoặc thiếu hụt hàng hóa. Thị trường có khả năng tự điều chỉnh để đạt được trạng thái cân bằng. Khi giá khác với mức giá cân bằng thì người tiêu dùng và hãng sẽ có động cơ

<small>0 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

Người mua và người bán sẽ hành động để thay đổi giá, làm cho giá quay trở về trạng thái cân bằng. Mức giá cân bằng đó là do thị trường xác định, tại đó sẽ khơng có dư thừa hoặc thiếu hụt hàng hố.

Trường hợp 1: Khi P1 > PE

Khi giá cả trên thị trường P1 cao hơn giá cân bằng PE, số lượng hàng hóa cung ra trên thị trường sẽ lớn hơn số cầu đối với hàng hóa đó (Qs > Qd). Khi đó, trên thị trường xuất hiện tình trạng dư cung hay thừa hàng hóa (cung lớn hơn cầu). Do đó, để bán được hàng, người bán sẽ có xu hướng giảm giá.

Trường hợp 2: Khi P2 < PE

Ngược lại, nếu như giá cả P2 thấp hơn giá cân bằng PE (P2 < PE ) thì sẽ xảy ra hiện tượng cầu lớn hơn cung hay thiếu hàng hóa (Qd > Qs). Do thiếu hàng nên áp lực của cầu sẽ làm cho giá cả tăng lên bởi vì người tiêu dùng có thể sẵn sàng trả giá cao hơn để mua hàng hóa

<small>0 </small>

Dư thừa hàng hóa

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

Như vậy, thị trường có xu hướng tồn tại tại điểm cân bằng vì tại đó lượng cung bằng với lượng cầu nên khơng có một áp lực nào làm thay đổi giá.

3. Sự vận động của giá và sản lượng cân bằng

Khi có sự dịch chuyển của đường cung hoặc đường cầu hoặc cả hai đường thì

<i>giá và sản lượng cân bằng sẽ thay đổi (trên nguyên tắc, giá cả và cả số lượng cân bằng thay đổi là do sự dịch chuyển của ít nhất đường cung hay đường cầu). </i>

<i>Trường hợp 1: Khi cầu thay đổi (cung không đổi) </i>

Cầu thay đổi theo 2 hướng:

- Cầu tăng sẽ dịch phải => Giá cân bằng tăng và sản lượng cân bằng tăng - Cầu giảm sẽ dịch trái => Giá cân bằng giảm và sản lượng cân bằng giảm

<i>Trường hợp 2: Khi cung thay đổi (cầu không đổi) </i>

Cung thay đổi theo 2 hướng:

- Cung tăng sẽ dịch phải thành => Giá cân bằng giảm và sản lượng cân bằng tăng - Cung giảm sẽ dịch trái => Giá cân bằng tăng và sản lượng cân bằng giảm

<small>0 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

Trong trường hợp này, ta thấy cung và cầu có thể thay đổi theo hướng cả cung và cầu cùng tăng; cả cung và cầu cùng giảm; cung tăng và cầu giảm; cung giảm và cầu tăng.

4. Thặng dự sản xuất và thặng dư tiêu dùng

<i><b>Thặng dư tiêu dùng (CS) </b></i>

CS là sự chênh lệch về lượng tiền người tiêu dùng mong muốn trả cho số lượng hàng hóa được mua và giá trên thực tế của hàng hóa được gọi là thặng dư của người tiêu dùng (CS). Thặng dư của người tiêu dùng là thước đo giá trị bằng tiền của sự thỏa mãn của người tiêu dùng.

Thặng dư tiêu dùng của thị trường là khoảng dưới đường cầu và trên giá tại điểm cân bằng. Tóm lại, thặng dư tiêu dùng thực tế là thước đo phúc lợi người tiêu dùng.

CS = S <small>tam giác</small> AEP<small>e</small>

<i><b>Thặng dư sản xuất (PS) </b></i>

Khái niệm thặng dư sản xuất (PS) minh họa lợi ích của người sản xuất từ việc bán sản phẩm của họ trên thị trường. Thặng dư sản xuất là chênh lệch giữa giá bán sản phẩm và mức giá tối thiểu để người sản xuất đồng ý bán sản phẩm. Giá bán sản phẩm do thị trường xác định còn giá tối thiểu để người sản xuất đồng ý bán là chi phí cận biên để sản xuất ra sản phẩm đó

PS = S<small>tam giác</small> BEP<small>e </small>

<i><b>Lợi ích xã hội rịng (NSB) </b></i>

NSB = CS + PS => => NSB = S<small>tam giác</small> ABE

<small>D S </small>

<small>E P </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

a. Đường cầu dịch chuyển sang trái. b. Đường cầu dịch chuyển sang phải. c. Lượng cầu giảm.

d. Chi ít tiền hơn cho hàng hố đó. 2. Cung về nơng sản tăng là do

a. Công nghệ hiện đại b. Hạn hán

c. Giảm giá của các yếu tố sản xuất đối với nông sản d. Cả a và c

3. Chi phí đầu vào để sản xuất ra máy tính tăng lên sẽ làm cho: a. Đường cầu dịch chuyển lên trên.

b. Đường cung máy tính dịch chuyển lên trên. c. Cả đường cung và cầu đều dịch chuyển lên trên. d. Đường cung máy tính dịch chuyển xuống dưới

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

<b>BÀI 3: LÝ THUYẾT VỀ NGƯỜI TIÊU DÙNG & VỀ DOANH NGHIỆP </b>

<b>GIỚI THIỆU </b>

Bài học này giúp chúng ta hiểu rõ hành vi của người tiêu dùng hợp lý (các cá nhân, hộ gia đình) trên thị trường hàng hố; Tìm hiểu một số lý thuyết cơ bản về hành vi của người tiêu dùng đó là Lý thuyết lợi ích (Lợi ích đo được), Phân tích Bàng quan - Ngân sách (Lợi ích có thể so sánh)... nhằm giải thích cách thức người tiêu dùng lựa chọn hàng hóa và dịch vụ mà mình sẽ mua để tối đa hố lợi ích trong điều kiện ràng buộc về ngân sách. Giúp người học tìm hiểu mối quan hệ kỹ thuật giữa đầu vào (input) và đầu ra (output) của quá trình sản xuất để xem xét việc ra quyết định về mức sản lượng của doanh nghiệp; Giúp người học hiểu được mối quan hệ kinh tế của việc sản xuất bằng việc phân tích chi phí đầu vào; phân tích ảnh hưởng của nó đến các quyết định về sản lượng và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Học xong bài học này, các Anh/Chị sẽ hiểu được một số mục tiêu sau:

Thứ 1: Giúp học viên hiểu rõ các lý thuyết về lợi ích, quy luật lợi ích cận biên giảm dần, lý thuyết cơ bản về đường bàng quan, đường ngân sách và quyết định tối ưu của người tiêu dùng.

Thứ 2: Giúp học viên thấy được lý thuyết các lý luyết về sản xuất, lý thuyết về chi phí và lý thuyết về lợi nhuận . Các lý thuyết sẽ giúp doanh nghiệp có những quyết định sản xuất tối ưu.

<i>Chúc các Anh/Chị học tập đạt kết quả tốt! </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<b>PHẦN I: LÝ THUYẾT VỀ NGƯỜI TIÊU DÙNG </b>

<b>NỘI DUNG BÀI HỌC </b>

Thứ ba, Lợi ích cận biên (MU) của một hàng hố là lợi ích tăng thêm khi sử dụng thêm một đơn vị hàng hố đó với điều kiện giữ nguyên mức tiêu dùng các hàng hoá khác (là phần thay đổi trong tổng số lợi ích do sử dụng thêm hay bớt một đơn vị sản phẩm hay hàng hóa nào đó).

2. Quy luật lợi ích cận biên giảm dần

Quy luật lợi ích cận biên giảm dần cho biết khi tiêu dùng ngày càng nhiều hơn một mặt hàng nào đó thì tổng lợi ích sẽ tăng tuy nhiên với tốc độ chậm dần. Việc tăng chậm này là do lợi ích cận biên (lợi ích tăng thêm do tiêu dùng đơn vị sau cùng của một hàng hoá) giảm đi khi ta tiêu dùng thêm hàng hố đó.

Để minh họa cho quy luật trên, chúng ta nghiên cứu việc tiêu dùng 1 hàng hóa cụ thể (ví dụ là trà sữa, đơn vị tính là cốc) và có đánh giá như sau:

<small>Số lượng cốc trà sữa(Q)</small>

<small>Tổng lợi ích(TU)</small>

<small>Lợi ích cận biên(MU)</small>

<small>Hành vi tiêu dùng tối ưu</small>

<b><small>MU > 0; tăng tiêu dùng thì TU tăng</small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

Như vậy, vận dụng khái niệm lợi ích, lợi ích cận biên và quy luật lợi ích cận biên giảm dần sẽ giải thích được vì sao đường cầu lại nghiêng xuống dưới về phía phải. Khi số lượng của một hàng hố được tiêu dùng tăng lên (các yếu tố khác không đổi), lợi ích cận biên ứng với việc tiêu dùng thêm những đơn vị hàng hoá sau cùng sẽ giảm xuống.

3. Lý thuyết đường bàng quan và đường ngân sách

<i>Thứ nhất, về Lý thuyết đường bàng quan </i>

<i>Đường bàng quan đường thể hiện các kết hợp tiêu dùng khác nhau nhưng đem lại cho </i>

người tiêu dùng tổng lợi ích như nhau (là đường tập hợp các phối hợp khác nhau về mặt số lượng của hai hay nhiều loại hàng hóa, dịch vụ tạo ra một mức lợi ích như nhau cho người tiêu dùng).

Ký hiệu là IC

Đường bàng quan có các tính chất sau:

<i>Tính chất 1: Đường bàng quan thường dốc xuống về phái phải, thể hiện khi tăng tiêu </i>

dùng hàng hóa này phải giảm tiêu dùng hàng hóa khi thì tổng lợi ích sẽ khơng đổi.

<i> Tính chất 2: Tất cả các điểm trên cùng một đường bàng quan sẽ mang lại một mức </i>

lợi ích như nhau

<i>Tính chất 3: Các đường bàng quan khơng bao giờ cắt nhau </i>

<i>Tính chất 4: Tất cả những phối hợp nằm trên đường bàng quan phía trên (phía dưới) </i>

đem lại lợi ích cao hơn (thấp hơn) hay đường bàng quan nào càng xa gốc tọa độ thì lợi ích càng cao.

<i>Tính chất 5: Độ dốc của đường bàng quan = <small>YX</small></i>

<small>58-2</small> <b><small>MU < 0; giảm tiêu dùng thì TU tăng</small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<i>Thứ hai, về Lý thuyết đường ngân sách </i>

Đường ngân sách biểu thị tất cả các kết hợp hàng hoá mà người tiêu dùng có thể mua được bằng thu nhập của mình (giả định tồn bộ số thu nhập đó được chi tiêu, khơng có tiết kiệm).

- I là thu nhập của người tiêu dùng => Độ dốc của đường ngân sách = -

<small>• </small>

<small>• A </small>

<small>C B </small>

<small>X Y </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

4. Quyết định tiêu dùng tối ưu

<i>Điều kiện tiêu dùng tối ưu của người tiêu dùng là: </i>

- Nằm trên đường ngân sách BL (1)

- Nằm trên đường bàng quan IC cao nhất có thể (2)

=> Điều kiện tối ưu của người tiêu dùng là:

=

Hoặc

= <i><sup>MU</sup></i>

Nếu áp dụng cho tiêu dùng n hàng hóa thì : <i><sup>x</sup></i>

= <i><sup>MU</sup></i>

= …. = <i><small>n</small></i>

<small>X Y </small>

<small>A </small>

<small>B 0 </small>

<small>BL </small>

<small>X Y </small>

<small>0 </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<b>PHẦN II: LÝ THUYẾT VỀ DOANH NGHIỆP </b>

<b>NỘI DUNG BÀI HỌC </b>

1. Lý thuyết về sản xuất + Khái niệm hàm sản xuất

Hàm sản xuất là hàm thể hiện mối quan hệ giữa số lượng các yếu tố đầu vào và số lượng đầu ra (sản phẩm) làm ra của quá trình sản xuất.

Hàm sản xuất thông thường khi doanh nghiệp chỉ sản xuất với 2 đầu vào cơ bản là lao động và tư bản/vốn có dạng: Q = f(K,L)

Trong đó, Q là sản lượng (đầu ra); đầu vào là lao động (L) và tư bản/vốn (K) Hàm sản xuất Cobb - Douglas có dạng: Q = f(K,L) = a.K<sup></sup>.L<sup></sup>

<i>Trong đó, a là một hằng số tuỳ thuộc vào đơn vị đo lường đầu vào và đầu ra;  và  là </i>

độ co dãn của sản lượng Q theo K và L. 2. Hàm sản xuất ngắn hạn

Ngắn hạn (SR) là khoảng thời gian trong đó có ít nhất một đầu vào của doanh nghiệp là cố định (không thể thay đổi được trong quá trình sản xuất đang xem xét hoặc thay đổi được nhưng với chi phí rất cao)

Một số chỉ tiêu phân tích trong hàm sản xuất ngắn hạn là: sản phẩm bình quân và sản phẩm cận biên.

- Sản phẩm bình quân (Năng suất bình quân): AP (Average Product) của một yếu tố đầu vào phản ánh số sản phẩm mà một đơn vị đầu vào đó tạo ra.

Sản phẩm bình quân

Tổng sản lượng Số lượng đầu vào

Gọi APL là sản phẩm bình quân của lao động (lượng sản phẩm tính theo một đơn vị đầu vào lao động) thì :

Sản phẩm bình quân của lao động (AP<small>L</small>) <sup>= </sup>

Tổng sản lượng Số lượng lao động

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

vào tư bản) thì :

Sản phẩm bình quân của tư bản (AP<small>K</small>) <sup>= </sup>

Tổng sản lượng Số lượng tư bản AP<small>K</small> = Q/ K

- Sản phẩm cận biên (năng suất cận biên): MP (Marginal Product) phản ánh số sản phẩm tăng thêm do một đơn vị đầu vào bổ sung mang lại.

Thay đổi của tổng sản lượng Thay đổi số lượng lao động

MP<small>L</small> = Q L

Gọi MP<small>K</small> là sản phẩm cận biên của tư bản (sự thay đổi của lượng sản phẩm khi tăng thêm một đơn vị đầu vào tư bản) thì :

Sản phẩm cận biên của tư bản (MP<small>K</small>) <sup>= </sup>

Thay đổi của tổng sản lượng Thay đổi số lượng tư bản

MP<small>K</small> = Q K 3. Hàm sản xuất trong dài hạn

<i>+ Đường đồng sản lượng </i>

<i>Đường đồng sản lượng (đường đồng lượng, đường đẳng lượng) là đường thể </i>

hiện các kết hợp đầu vào khác nhau nhưng tạo ra mức sản lượng đầu ra như nhau. Ký hiệu là Isoquant

<i>+ Đường đồng sản lượng </i>

<i>Đường đồng sản lượng (đường đồng lượng, đường đẳng lượng) là đường thể </i>

hiện các kết hợp đầu vào khác nhau nhưng tạo ra mức sản lượng đầu ra như nhau. Ký hiệu là Isoquant

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

Tính chất đường đồng sản lượng (Isoquant): tương tự tính chất đường bàng quan IC, như hình sau:

Trong đó, tính chất 5 có sự khác biệt như sau:

<i>Độ dốc của đường đồng lượng Isoquan = </i>

Khi doanh nghiệp sử dung 2 đầu vào là K và L

<i>Trong đó: </i>

- P<small>K</small><i><b> là giá thuê tư bản (hoặc r) </b></i>

- P<small>L</small><i><b> là giá thuê lao động (hoặc w là mức lương giờ của lao động) </b></i>

- K là số lượng tư bản - L là số lượng lao động

- C là chi phí của doanh nghiệp => Phương trình đường đồng phí có dạng:

<b>P<small>K</small>. K+ P<small>L</small>. L= C </b>

<b>(Hoặc: r K + w L = C) </b>

=> Độ dốc của đường đồng phí =

<small>• </small>

<small>• A </small>

<small>C B </small>

<small>L K </small>

<small>,</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

4. Quyết định sản xuất tối ưu

<i>Tương tự như tiêu dùng tối ưu, điều kiện sản xuất tối ưu của người doanh nghiệp </i>

<i>là: </i>

- Nằm trên đường đồng phí Isocost(1)

- Nằm trên đường đồng lượng Isoquant cao nhất có thể (2)

Như vậy, kết hợp đầu vào tối ưu để doanh nghiệp tối thiểu hố chi phí nằm ở tiếp điểm B giữa đường đồng lượng và đường đồng chi phí (B là điểm thỏa mãn 2 điều kiện trên và là điểm sản xuất tối ưu)

<small>L K </small>

<small>A </small>

<small>B 0 </small>

<i><small>Isocost </small></i>

<small>L K </small>

<small>0 </small>

</div>

×