Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

BTN LUẬT TÀI CHÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (811.7 KB, 19 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>BỘ TƯ PHÁP </b>

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI  </b>

<b>BÀI TẬP NHĨM Mơn: Luật Tài chính </b>

<i><b>Đề số 16: Tìm hiểu thực trạng pháp luật và đưa ra một </b></i>

<i><b>số khuyến nghị về thuế đối với mặt hàng rượu bia </b></i>

<b>NHÓM 9</b>

<b>LỚP: N11.TL1 </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHĨM BỘ MƠN </b>

471760 Qch Un Phương X 471761 Đinh Thị Hoàng Linh X 471762 Nguyễn Vũ Thành Nam X 471763 Nguyễn Phúc Tuyền X

473563 Nơng Hồng Giang <sup>Không tham gia </sup>làm BTN

Kết quả điểm bài viết: + Giáo viên chấm thứ nhất: + Giáo viên chấm thứ hai: Kết quả điểm thuyết trình:

<b>Điểm kết luận cuối cùng: </b>

Hà Nội, ngày tháng năm

<b>Trưởng nhóm </b>

Linh

Đinh Thị Hồng Linh

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>II. Khuyến nghị về thuế với mặt hàng rượu, bia ... 11</b>

<b>1. Tình hình sử dụng rượu, bia ở Việt Nam ... 11</b>

<b>2. Vấn đề về thuế đối với rượu, bia ở Việt Nam. ... 12</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

2

<b>MỞ ĐẦU </b>

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hóa, việc áp dụng chính sách thuế đối với rượu bia không chỉ là nguồn thu ngân sách quan trọng mà cịn là cơng cụ điều tiết tiêu dùng và hạn chế những tác động tiêu cực đến xã hội. Ở Việt Nam, thuế TTĐB đối với rượu bia đã và đang trở thành chủ đề nóng bỏng, thu hút sự quan tâm của cả người tiêu dùng lẫn các nhà hoạch định chính sách. Bằng việc tìm hiểu thực trạng pháp luật hiện nay của Việt Nam về thuế đối với rượu, bia và tìm hiểu các chính sách thuế rượu bia của những quốc gia khác, nhóm 9 chúng em sẽ có cái nhìn khách quan để đánh giá chính sách thuế hiện hành, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm tối ưu hóa lợi ích kinh tế mà vẫn đảm bảo trách nhiệm xã hội.

<i>b) Vai trò của thuế </i>

<i>Thứ nhất, thuế là nguồn thu ngân sách chủ yếu của Nhà nước để duy trì các </i>

hoạt động chi tiêu, mua sắm, tu bổ nhằm xây dựng đất nước vòng mạnh phát triển. Mọi hoạt động chi tiêu của chính phủ đều cần dùng đến tiền chính vì đó mà thuế đóng một vai trị vơ cùng quan trọng đối với sự tồn tại của một quốc gia

<i>Thứ hai, thuế là công cụ điều tiết nền kinh tế giúp thực hiện chức năng kiểm </i>

soát, kiểm kê, hướng dẫn, quản lý và khuyến khích phát triển sản xuất. Ngồi ra,

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

3

thuế cịn giúp mở rộng lưu thơng đối với mọi thành phần kinh tế theo hướng phát trên trong kế hoạch do Nhà nước đề ra, góp phần tích cực trong việc điều chỉnh các mặt mất cân đối lớn trong nền kinh tế của một quốc gia.

<i>Thứ ba, Nhà nước thông qua thuế để điều tiết phần chênh lệch giữa thu nhập </i>

của người giàu và người nghèo bằng cách trợ cấp hoặc cung cấp hàng hóa cơng cộng, giúp đảm bảo sự cơng bằng xã hội.

<i>c) Đặc điểm của thuế </i>

<i>Thứ nhất, thuế mang tính bắt buộc. Khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của </i>

pháp luật thì doanh nghiệp có nghĩa vụ phải nộp thuế về cho ngân sách Nhà nước bởi thuế là khoản bắt buộc đối với tổ chức, cá nhân. Đối với người thu thuế khi thay mặt Nhà nước thu thuế thì tuyệt đối khơng được phép lựa chọn có thu thuế hay khơng thu thuế với bất cứ chủ thể nào và phải đảm bảo bình đẳng giữa các chủ thể nộp thuế.

<i>Thứ hai, thuế khơng mang tính đối giá và mang tính khơng hồn trả trực tiếp. </i>

Thể hiện của tính khơng đối giá của thuế ở điểm: bắt kỳ chủ thể theo quy định thì dù đã nhận được một khoản lợi ích nào hay chưa thì đều phải nộp thuế khi đủ điều kiện nộp thuế. Tính khơng hồn trả trực tiếp được thể hiện ở điểm: Nhà nước sử dụng ngân sách này chi cho việc xây dựng trường học, bệnh viện, cầu đường, từ các chủ thể nộp thuế về cho ngân sách Nhà nước và mỗi một người dân được hưởng lợi ích từ đó, trong đó bao gồm cả chủ thể nộp thuế.

<i>Thứ ba, thuế thể hiện quyền lực Nhà nước. Sự tồn tại của thuế gắn liền với sự </i>

tồn tại của Nhà nước. Nguồn thu ngân sách Nhà nước có tới 90% được tạo lập từ thuế. Nếu khơng có sự ra đời của thuế, Nhà nước sẽ không đáp ứng đủ tiềm lực kinh tế để duy trì các hoạt động trong nước cũng như thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình. Chính vì vậy, để đảm bảo thu thuế có hiệu quả khi và chỉ khi cho thuế tỉnh quyền lực nhất định, từ đó mới đảm bảo tạo lập được ngân sách quốc gia phục vụ cho chi tiêu trong quốc gia đó.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

4

<i>d) Phân loại thuế </i>

<i>Căn cứ vào hình thức thu, thuế có hai loại. Một là, thuế trực thu là loại thuế </i>

Nhà nước trực tiếp thu trên phần thu nhập của thể nhân hoặc pháp nhân mà người

<i>nộp thuế cũng chính là người chịu thuế. Hai là, thuế gián thu là loại thuế mà Nhà </i>

nước thông qua việc thu thuế của người sản xuất , kinh doanh dịch vụ, hàng hoá.

<i>Nhằm động viên thu nhập một phần của người tiêu dùng sử dụng hàng hoá, dịch vụ. </i>

Căn cứ vào đối tượng tính thuế, thuế gồm có thuế đánh vào tài sản, thuế đánh

<i>vào thu nhập và thuế tiêu dùng. </i>

Căn cứ vào đối tượng nộp thuế, thuế bao gồm thuế đánh vào các chủ thể có yếu

<i>tố nước ngoài, thuế đối với các tổ chức và cá nhân trong nước. </i>

<i><b>1.2 Khái niệm các loại thuế liên quan đến mặt hàng rượu bia </b></i>

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành đối với mặt hàng rượu bia chịu các loại thuế như sau:

<i>Thứ nhất, mặt hàng rượu bia chịu thuế TTĐB. Đây là loại thuế gián thu, đánh </i>

vào một số loại hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ nhằm điều tiết việc sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng xã hội. Đồng thời điều tiết mạnh thu nhập của người tiêu dùng, góp phần tăng thu cho NSNN, tăng cường quản lý sản xuất kinh doanh đối với những hàng hóa, dịch vụ chịu thuế. Thuế TTĐB áp dụng khi sản xuất rượu bia trong nước, bởi theo quy định của Nhà nước, rượu bia là một trong những sản phẩm thuộc danh sách chịu thuế TTĐB.

<i><b>Thứ hai, mặt hàng này chịu thuế GTGT. Theo Điều 2 Luật Thuế GTGT 2008 </b></i>

<i>quy định khái niệm thuế GTGT như sau: "Thuế GTGT là thuế tính trên giá trị tăng </i>

<i>thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong q trình từ sản xuất, lưu thơng đến tiêu dùng.". Khi các cá nhân, doanh nghiệp, công ty mua rượu bia về bán lại thì sẽ khơng </i>

phải chịu thuế TTĐB mà chỉ phải chịu thuế GTGT, còn thuế TTĐB do cơ sở sản xuất rượu bia phải nộp. Thuế TTĐB chỉ phải đóng một lần ở khâu sản xuất.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

5

<i>Thứ ba, đó là thuế nhập khẩu. Thuế nhập khẩu là một loại thuế mà một quốc </i>

gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngồi trong q trình nhập khẩu.Thuế áp dụng khi rượu bia được nhập khẩu về bán trong nước.

<b>2. Quy định của pháp luật về thuế đối với mặt hàng rượu, bia tiêu thụ ở Việt Nam </b>

<i><b>2.1. Thuế TTĐB áp dụng với rượu, bia </b></i>

Tại điểm b, c khoản 1 điều 2 của Văn bản hợp nhất số 08/VBHN-VPQH Luật Thuế TTĐB, rượu, bia là hàng hoá phải nộp thuế TTĐB. Áp dụng thuế TTĐB rượu, bia đối với các đối tượng bao gồm các tổ chức và cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu, mua hàng hoá từ các cơ sở sản xuất để xuất khẩu, nhưng không thực hiện việc xuất khẩu mà tiêu thụ hàng hoá này trong nước.

Theo Điều 5 Văn bản hợp nhất số 08/VBHN-VPQH Luật Thuế TTĐB:“ Căn cứ tính thuế TTĐB là giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và thuế suất. Số thuế TTĐB phải nộp bằng giá tính thuế TTĐB nhân với thuế suất thuế TTĐB”.Ta có cơng thức tính thuế TTĐB như sau:

<b>Thuế TTĐB = Giá tính thuế × Thuế suất </b>

Giá tính thuế TTĐB đối với mặt hàng rượu và bia được quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 108/2015/NĐ-CP như sau:

Tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này quy định giá tính thuế áp dụng với mặt hàng này sẽ bao gồm cả giá trị vỏ bao bì, vỏ chai.

Đối với mặt hàng bia chai nếu có đặt tiền cược vỏ chai, định kỳ hàng quý cơ sở sản xuất và khách hàng thực hiện quyết toán số tiền đặt cược vỏ chai mà số tiền đặt cược tương ứng với giá trị số vỏ chai không thu hồi được phải đưa vào doanh thu tính thuế TTĐB.

<b>Giá tính thuế TTĐB </b>

<b>GTGT </b>

<b>(nếu có) 1 + Thuế suất thuế TTĐB </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Bên cạnh đó, căn cứ theo Điều 3 Văn bản hợp nhất số 08/VBHN-VPQH Luật Thuế TTĐB kết hợp khoản 3 Nghị định 108/2015/NĐ-CP, cũng có 1 số trường hợp

<i>kinh doanh mặt hàng rượu, bia không phải nộp thuế TTĐB. Một là, trường hợp kinh </i>

doanh bán lẻ, nếu chỉ mua rượu bia về bán lẻ mà không qua giai đoạn sản xuất hay

<i>nhập khẩu, thì khơng phải nộp thuế TTĐB. Hai là, sản phẩm đã nộp thuế. Nếu sản </i>

phẩm rượu bia đã nộp thuế TTĐB ở khâu sản xuất hoặc nhập khẩu, thì các khâu phân phối tiếp theo không phải nộp thuế này.

<i><b>2.2. Thuế GTGT đối với rượu, bia </b></i>

Theo Điều 3 và Điều 5 của Luật Thuế GTGT năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2016), chính phủ Việt Nam đã thiết lập các quy định liên quan đến thuế GTGT cho mặt hàng rượu, bia. Đối tượng nộp thuế GTGT đối với mặt hàng này là các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh chúng. Cụ thể:

Điều 3 của Luật Thuế GTGT năm 2008, thuế GTGT áp dụng cho mặt hàng rượu và bia hiện nay là 10%.

Tại khoản b điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP quy định về giảm thuế GTGT:

<i>“Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế TTĐB. Chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.” Theo như quy định trên và Phụ lục II ban hành kèm theo </i>

Nghị định này thì mặt hàng rượu, bia thuộc nhóm chịu thuế TTĐB cho nên mặt hàng rượu, bia sẽ khơng được hưởng lợi từ chính sách giảm thuế như các mặt hàng khác. Ta có cơng thức tính thuế GTGT như sau:

<b>Thuế GTGT = Giá tính thuế GTGT x Thuế suất thuế GTGT </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào </b>

Trong đó, thuế GTGT đầu ra bằng tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ ghi trên hóa đơn GTGT, bằng với giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân với thuế suất thuế GTGT của rượu, bia

Nếu sử dụng chứng từ ghi giá thanh tốn là giá đã có thuế GTGT thì:

<b>Thuế GTGT đầu ra = giá thanh toán trừ - giá tính thuế </b>

Trong đó, số thuế GTGT đầu vào bằng tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ

Cơng thức tính thuế GTGT đối với phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT: tại khoản 2 Điều 13 Thông tư số 219/2013/TT-BTC

<b>Số thuế GTGT phải nộp = Giá tính thuế x Thuế suất thuế GTGT </b>

<i><b>2.3. Thuế nhập khẩu đối với rượu, bia </b></i>

<i>a) Đối với mặt hàng rượu </i>

Hiện nay, thuế nhập khẩu đối với rượu ở Việt Nam thực hiện theo Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016 và Nghị định số 134/2016/NĐ-CP của Chính phủ.

Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với rượu nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam; rượu từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam.

Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với rượu nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

8

quan hệ thương mại với Việt Nam; rượu từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam.

Thuế suất thông thường áp dụng đối với rượu nhập khẩu không thuộc các trường hợp trước đây. Thuế suất thông thường được quy định bằng 150% thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng rượu tương ứng. Trường hợp mức thuế suất ưu đãi bằng 0% sẽ áp dụng mức thuế suất thông thường đối với rượu nhập khẩu.

Trị giá tính thuế nhập khẩu rượu là trị giá hải quan; thời điểm tính thuế nhập khẩu rượu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan. Rượu nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng rượu nhập khẩu theo quy định.

<i>b) Đối với mặt hàng bia </i>

<b>Thuế nhập khẩu của bia có ba loại: Thuế nhập khẩu, thuế TTĐB và thuế GTGT. Sau đây là cách tính thuế nhập khẩu bia: </b>

<small> </small> Thuế nhập khẩu xác định theo mã HS, thuế nhập khẩu được tính theo cơng thức:

<b>Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x % thuế suất nhập khẩu </b>

Trị giá CIF được xác định bằng giá trị xuất xưởng của hàng, cộng với tất cả các chi phí để đưa được hàng về đến cửa khẩu đầu tiên của nước nhập khẩu.

<small> </small> Thuế TTĐB sẽ xác định theo mức thuế TTĐB của từng loại:

<b>Thuế TTĐB = Trị giá CIF x % thuế suất TTĐB. </b>

<small> </small> Thuế GTGT nhập khẩu được xác định theo công thức:

<b>Thuế GTGT = (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu + Thuế TTĐB ) x % thuế suất GTGT. </b>

<b>3. So sánh thuế đối với mặt hàng rượu bia ở một số nước trên thế giới với Việt Nam </b>

<i><b>3.1. Trung Quốc </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

9

Hệ thống thuế đối với rượu bia tại Trung Quốc bao gồm hai loại chính: Thuế TTĐB và Thuế GTGT. Mức thuế TTĐB áp dụng cho rượu bia phụ thuộc vào nồng độ cồn và loại rượu, dao động từ 8% đối với bia đến 25% đối với rượu mạnh. Ngồi ra, rượu bia cịn chịu thêm thuế GTGT 10% tính trên giá trị sau khi cộng thuế TTĐB. Hệ thống thuế cao này khiến giá thành rượu bia tại Trung Quốc tăng cao, ảnh hưởng đến khả năng chi trả của người tiêu dùng. Mức thuế TTĐB ở Trung Quốc cao hơn Việt Nam, dao động từ 10% đến 50%, trong khi ở Việt Nam dao động từ 30% đến 50%. Điều này dẫn đến giá thành rượu bia tại Trung Quốc cao hơn so với Việt Nam. Ngược lại, Việt Nam áp dụng mức thuế GTGT thấp hơn Trung Quốc. Mức thuế GTGT tại Việt Nam là 10%, trong khi ở Trung Quốc là 17%.

Về các biện pháp kiểm soát khác, Trung Quốc áp dụng chặt chẽ hơn đối với hoạt động quảng cáo và bán rượu bia so với Việt Nam. Ví dụ, Trung Quốc hạn chế quảng cáo rượu bia trên các phương tiện truyền thơng như truyền hình, internet, đồng thời cấm bán rượu bia cho người dưới 20 tuổi. Việt Nam cũng có quy định hạn chế quảng cáo rượu bia, nhưng khơng nghiêm ngặt bằng Trung Quốc. Ngồi ra, Việt Nam cịn có quy định về thời gian bán rượu bia, ví dụ như cấm bán vào ban đêm.

<i><b>3.2. Thái Lan </b></i>

Hệ thống thuế đối với rượu bia ở Thái Lan được ví như một mênh mơng thuế vụ, đan xen phức tạp và đa dạng, gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đầu tiên, rượu bia phải chịu thuế TTĐB, với mức thuế dao động tùy theo loại rượu và nồng độ cồn. Thái Lan áp dụng thuế TTĐB hỗn hợp: 30% trên giá bán lẻ và 3.000 bạt/lít (khoảng 2 triệu đồng/lít) tùy chủng loại. Thuế này được chia thành hai loại: thuế TTĐB thông thường và thuế "tội lỗi". Bia chịu thuế TTĐB 20%, rượu vang 25%, còn rượu whisky cao ngất ngưởng với mức 30%. Giá trị sau khi cộng thuế TTĐB lại tiếp tục gánh nặng thuế GTGT 7%. Đối với rượu bia nhập khẩu, một "gánh nặng" khác lại xuất hiện - thuế nhập khẩu. Mức thuế này dao động từ 10% đến 50%, tùy thuộc vào loại rượu và quốc gia xuất xứ. Ngồi ra, cịn có một số loại thuế khác như thuế địa phương, thuế bán lẻ,... ảnh hưởng đến sức mua của người

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

10

tiêu dùng. Còn ở Việt Nam, hệ thống thuế rượu bia lại phức tạp hơn, bao gồm thuế TTĐB theo nồng độ cồn và chủng loại sản phẩm, thuế nhập khẩu (đối với rượu bia nhập khẩu). Mức thuế TTĐB dao động từ 35% - 65% giá bán lẻ. Ngồi ra cịn có

<b>phí bảo vệ môi trường. </b>

Mức thuế của cả hai nước đều tương đối cao để nhằm hạn chế tác hại của rượu bia và tăng nguồn thu ngân sách cho Nhà nước. Tuy nhiên, thời điểm gần đây, Thái Lan đã giảm thuế rượu vang, rượu mạnh và bia để kích cầu du lịch cũng như nền kinh tế của đất nước, nhưng vẫn duy trì thuế "tội lỗi" đối với các sản phẩm có đường. Cịn ở Việt Nam, Chính phủ lại đang xem xét tăng thuế rượu bia trong thời gian tới

<b>để kiểm soát việc tiêu thụ mặt hàng này. </b>

<i><b>3.3. Singapore </b></i>

Tại Singapore, rượu bia phải chịu "gánh nặng" thuế cao, khiến giá thành sản phẩm tăng vọt và ảnh hưởng đến thói quen tiêu dùng của người dân. Hệ thống thuế đối với rượu bia ở Singapore bao gồm: Thuế TTĐB; thuế GTGT (áp dụng cho giá trị sau khi cộng thuế TTĐB, với mức thuế suất 7%); thuế nhập khẩu (áp dụng cho rượu bia nhập khẩu vào Singapore, với mức thuế dao động từ 10% đến 20%). Ví dụ: Một chai bia 330ml với nồng độ cồn 5% sẽ chịu thuế TTĐB khoảng 0,25 SGD, cộng thêm thuế GTGT 0,0175 SGD, tổng cộng gánh nặng thuế lên đến 0,2675 SGD. Mức thuế cao này khiến giá thành rượu bia ở Singapore đắt đỏ hơn so với các quốc gia láng giềng. Điều này ảnh hưởng đến thói quen tiêu dùng của người dân, đặc biệt là giới trẻ. Nhiều người lựa chọn mua sắm rượu bia ở các quốc gia lân cận hoặc tìm đến các giải pháp thay thế như bia thủ công hoặc đồ uống không cồn.

Ở Việt Nam, mức thuế đa dạng hơn, có sự phân biệt giữa bia và rượu, thuế TTĐB được áp dụng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên giá bán lẻ và thuế suất phụ thuộc vào nồng độ cồn, góp phần điều tiết thị trường rượu bia, khuyến khích tiêu thụ sản phẩm có nồng độ cồn thấp, thu hút nguồn thu ngân sách cho Nhà nước. Tuy nhiên, mức thuế thấp cũng gây tình trạng tăng tiêu thụ rượu bia, ảnh hưởng đến sức khỏe

</div>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×