Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SỨC SẢN XUẤT THỊT CỦA LỢN LAI LANDRACE X (YORKSHIRE X MÓNG CÁI) TẠI TRANG TRẠI TIỀN PHONG Ở XÃ QUẾ PHÚ, HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.99 MB, 71 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

      

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

UBND TỈNH QUẢNG NAM

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA LÝ – HÓA - SINH </b>

<b>KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP </b>

<i><b>Tên đề tài </b></i>

<b>KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, SỨC SẢN XUẤT THỊT CỦA LỢN </b>

<b>PHONG Ở XÃ QUẾ PHÚ, HUYỆN QUẾ SƠN, TỈNH QUẢNG NAM </b>

Sinh viên thực hiện

<b>LƯU THỊ VŨ </b>

MSSV: 2111012749 KHÓA: 2011 - 2015

<b>CHUYÊN NGÀNH: SƯ PHẠM SINH - KTNN </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

Tôi xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc tới ơng Nguyễn Văn Bảy và nhân viên tại trang trại Tiền Phong đã nhiệt tình giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu và hồn thành luận văn.

Tơi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các Thầy cô giáo trong Bộ mơn Sinh – KTNN đã nhiệt tình giúp đỡ và đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.

Tôi cũng chân thành cảm ơn các anh chị em trong lớp Đại học Sư phạm Sinh – KTNN K11 đã động viên, đóng góp cơng sức và góp ý trong q trình thực hiện đề tài.

Cuối cùng tơi cũng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân và bạn bè đã giúp đỡ, động viên tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.

Kính chúc q thầy cơ, những người thân yêu, những lời chúc sức khỏe và thành đạt.

Xin chân thành cảm ơn!

<i> Quảng Nam, ngày 15 tháng 5 năm 2015 </i>

<b> Lưu Thị Vũ </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>LỜI CAM ĐOAN </b>

Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kì cơng trình hoặc luận văn nào đã có trước đây.

Tơi xin cam đoan các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

<b>Tác giả luận văn </b>

Lưu Thị Vũ

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

L x (Y x MC) Lợn lai giữa Landrace và nái F<sub>1</sub><b> (Yorkshire lai Móng Cái) </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>DANH MỤC BẢNG </b>

3.3 <sup>Một số chỉ tiêu chủ yếu đánh giá phẩm chất thịt xẻ của lợn thí </sup>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài </b>

Cùng với trồng trọt, chăn ni đã và đang đóng vai trị đáng kể trong nền kinh tế nước ta. Trong những năm gần đây ngành chăn nuôi lợn ở nước ta có những thay đổi quan trọng cả về năng suất, chất lượng, qui mô cũng như hình thức chăn nuôi. Tổng đàn lợn tăng bình quân đạt 5.1%/năm, từ 26.2 triệu con năm 2008 lên 26.7 triệu con năm 2014. Đặc biệt là sản lượng thịt tăng nhanh hơn số lượng đầu con từ 2.77 triệu tấn năm 2008 tăng lên 3.22 triệu tấn năm 2014, tăng 1.86%/năm. Sản lượng thịt thu được từ lợn lai nuôi thịt tăng từ 2 900 468 tấn năm 2008 lên 3 300 590 tấn năm 2014 [26].

Qua đó, ta thấy trên thị trường hiện nay, nhu cầu sử dụng thịt của người tiêu dùng ngày càng tăng và đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng thịt như tỷ lệ nạc cao, mỡ thấp, thịt có màu sắc đẹp, hương vị thơm ngon, không bị tồn dư các chất kháng sinh và các chất kích thích khác. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, Đảng và nhà nước đã có những chủ trương, chính sách để kích cầu ngành chăn ni, đặc biệt là chủ trương "nạc hóa đàn lợn".

Các giống lợn nội của nước ta có khả năng thích nghi rất tốt với điều kiện chăn nuôi của Việt Nam, tuy nhiên năng suất thấp, tỷ lệ mỡ cao không đáp ứng được nhu cầu. Từ những thập niên 60 của thế kỷ XX đến nay nước ta đã nhập một số giống lợn ngoại cao sản như: Yorkshire, Landrace, Hampshire, Duroc, Pietrain… với mục đích cải tiến dần năng suất của đàn lợn nội, ni thuần hố và nhân rộng các giống lợn ngoại, để đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của thị trường trong và ngồi nước. Tuy nhiên chăn ni các giống lợn ngoại thuần chủ yếu được tiến hành trong các trang trại, gia trại tại các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ còn các tỉnh vùng Trung Bộ tỷ lệ lợn hướng nạc và siêu nạc trong cơ cấu đàn giống vẫn còn thấp.

Quảng Nam là một tỉnh thuộc duyên hải Nam Trung Bộ có truyền thống làm nông nghiệp từ lâu đời, đặc biệt là chăn nuôi lợn. Với các lợi thế như: nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trong việc sản xuất, các phế phụ phẩm từ

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

các ngành khác có giá thành rẻ và phong phú như khô dầu lạc, cám gạo, cám bắp... Đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển nghề chăn ni nói chung và nghề ni lợn nói riêng. Năm 2014, đàn lợn của tỉnh Quảng Nam đạt 510 000 con tăng 4.47% (21 815 con) so với cùng kỳ năm 2013 [27]. Ở một số vùng người dân đã sử dụng giống lợn lai Landrace x (Yorkshire x Móng Cái) để nuôi thịt và bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế nhất định.

Xã Quế Phú là một xã vùng đông của huyện Quế Sơn, tuy là một xã nơng nghiệp nhưng Quế Phú có những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, nằm trên quốc lộ 1A nên thuận lợi cho việc giao thương, buôn bán. Cuộc sống người dân tương đối ổn định, kinh tế phát triển đồng đều, đời sống ngày càng được nâng cao. Xã có diện tích sản xuất nơng nghiệp lớn, đất đai màu mỡ nhờ sự bồi đắp phù sa của hai con sông Bà Rén và Ly Ly, tạo điều kiện cho ngành trồng trọt phát triển nhưng giá trị thặng dư trong trồng trọt thấp, nên người dân đã tận dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ để phát triển chăn nuôi nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao cho sản xuất nông nghiệp tại địa phương. Nhưng do đây là vùng có thời tiết khí hậu khắc nghiệt, mức đầu tư còn hạn chế, nhiều năm trước đây việc nuôi lợn ngoại ở khu vực này không thành công.

Sử dụng nái lai F<sub>1</sub> (Y x MC) làm nái nền trong sản xuất chăn nuôi được nhiều tác giả nghiên cứu như: Võ Trọng Hốt và cộng sự, 1993 [12], 1999 [16]; Đinh Văn Chỉnh và Trần Xuân Việt, 1995 [17]; Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình, 2004 [6], 2006 [5]; Vũ Đình Tơn, Nguyễn Văn Duy, Phan Văn Chung, 2008 [13]; Đặng Vũ Bình, Vũ Đình Tơn và Nguyễn Cơng Oánh, 2008 [2]. Các tác giả đã khẳng định con lai của công thức lai này có tác dụng nâng cao năng

<b>suất sinh trưởng và cho thịt có chất lượng tốt. </b>

Để biết được con lai Landrace x (Yorkshire x Móng Cái) có năng suất sinh trưởng và sức sản xuất thịt có phù hợp với điều kiện của vùng Quế Phú, Quế

<i>Sơn, Quảng Nam hay không nên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Khảo sát khả </i>

<i>năng sinh trưởng, sức sản xuất thịt của lợn lai Landrace x (Yorkshire x Móng Cái) tại trang trại Tiền Phong ở xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam". </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>1.2. Mục tiêu của đề tài </b>

- Đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn lai ở 2 lơ thí nghiệm (TN) và đối chứng (ĐC) qua từng tháng tuổi trong thời gian ni thí nghiệm.

- Đánh giá, so sánh năng suất cho thịt và chất lượng thịt của lợn lai ở 2 lô. - Đánh giá, so sánh hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn lai ở 2 lô.

- Giới thiệu và nhân rộng tổ hợp lợn lai Landrace x (Yorkshire x Móng Cái) vào sản xuất nhằm đẩy mạnh chương trình "Nạc hóa đàn lợn thịt" ở huyện Quế Sơn nói chung và xã Quế Phú nói riêng.

<b>1.3. Đối tượng, vật liệu nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu </b>

- Đối tượng và vật liệu nghiên cứu:

+ Lợn lai Landrace x (Yorkshire x Móng Cái) được nuôi ở trang trại Tiền Phong, xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.

+ Thức ăn cho lợn thí nghiệm là hỗn hợp thức ăn tự phối trộn (cám gạo, cám bắp, khơ dầu lạc, premix khống và vitamin, NaCl) và thức ăn công nghiệp Golden start.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Thời gian: Từ ngày 18/11/2014 đến ngày 18/2/2015.

+ Không gian: Tại trang trại Tiền Phong ở xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh

<b>Quảng Nam. </b>

<b>1.4. Phương pháp nghiên cứu </b>

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu -.Phương pháp khảo sát thực địa - Phương pháp thu thập số liệu

- Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế - Phương pháp xử lý số liệu

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU </b>

<b>1.1. Tình hình nghiên cứu và phát triển chăn ni lợn ở trong nước </b>

<i><b>1.1.1. Một số kết quả nghiên cứu </b></i>

Các công thức lai giữa lợn ngoại với lợn nội đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc nâng cao năng suất và tỷ lệ nạc trong chăn nuôi lợn. Tuy nhiên các cơng thức lai này cịn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu cao của người chăn nuôi hiện nay. Chính vì vậy trong những năm gần đây đã có nhiều nghiên cứu lai giống để sản xuất lợn lai ni thịt có ¾ máu ngoại với nhiều công thức khác nhau.

Con lai L x (Y x MC) đạt 80.54 kg ở thời điểm 180 ngày tuổi, tăng trưởng 546.12 g/ngày, tiêu tốn thức ăn là 3.25 kg thức ăn/kg tăng trọng. (Đặng Vũ Bình, Nguyễn Văn Thắng, 2006) [5].

Vũ Đình Tôn, Phan Văn Chung và Nguyễn Văn Duy (2008) [13] cho biết: lợn lai ba giống L x (Y x MC) nuôi thịt đạt trọng lượng 82.96 kg ở thời điểm nuôi 6 tháng tuổi, tốc độ sinh trưởng khá cao 605.59 g/ngày, tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng là 3.04 kg, tỷ lệ nạc so với khối lượng thịt móc hàm 49.99%.

Theo nghiên cứu của Hồng Nghĩa Duyệt, 2008 [23] theo dõi về khả năng sinh trưởng của các tổ hợp lai 3 máu Y x L x D và D x L x Y tại trại giống Bình Trung, Thăng Bình, Quảng Nam cho thấy các nhóm lợn lai nuôi thịt ở đây đều cho năng suất khá cao. Một số chỉ tiêu kỹ thuật đạt được như sau: tăng trọng trung bình đạt 715 g/ngày, tiêu tốn thức ăn thấp (trung bình 2.47 kg thức ăn/kg thịt tăng trọng), hiệu quả kinh tế tốt (trung bình 1 chuồng ni 177 lợn thịt trong 93 ngày, lợi nhuận đạt gần 14 triệu đồng).

Lai hai, ba giống tạo con lai nuôi thịt ¾ và 7/8 máu ngoại như D x (Y x MC), L x (Y x MC) và (P x D) x (Y x MC) cho các chỉ tiêu năng suất và chất lượng thịt cao. Tốc độ tăng trọng tuyệt đối cao nhất ở tổ hợp lợn lai L x (Y x MC) đạt 679.48 g/ngày tiếp theo là tổ hợp lai D x (Y x MC) đạt 673.60 g/ngày và thấp

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

nhất là tổ hợp lai (P x D) x (Y x MC) chỉ đạt 656.74 g/ngày và có sự sai khác rõ rệt giữa hai tổ hợp lai L x (Y x MC) và (P x D) x (Y x MC) với độ tin cậy P < 0.05. Hiệu quả chuyển hoá thức ăn của các tổ hợp lai đều tương đối cao với mức tiêu tốn thức ăn trong khoảng từ 2.74 đến 2.84 kg/kg tăng trọng. Tỷ lệ nạc/móc hàm của các tổ hợp lai lần lượt là 52.54%, 50.54% và 53.68%. Phẩm chất thịt của cả ba tổ hợp lai đều tốt. (Đặng Vũ Bình, Vũ Đình Tơn, Nguyễn Cơng nh, 2008) [2].

Kết quả nghiên cứu của Vũ Đình Tơn và Nguyễn Công Oánh (2010) [15] cho biết tăng khối lượng trung bình của các tổ hợp lai D x (Y x MC) là 664.02 g/ngày; của tổ hợp lai L x (Y x MC) là 655.58 g/ngày; của tổ hợp lai (L x Y) x (Y x MC) là 619.04 g/ngày. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng thấp nhất là tổ hợp lợn lai D x (Y x MC) là 2.74 kg; tổ hợp lai L x (Y x MC) là 2.75 kg và của tổ hợp lai (L x Y) x (Y x MC) là 2.83 kg. Tỷ lệ nạc của các tổ hợp lai D x (Y x MC), L x (Y x MC) và (L x Y) x (Y x MC) lần lượt là 51.78%, 50.48%, 50.21%.

Phùng Thăng Long và Nguyễn Phú Quốc (2009) [9] theo dõi về khả năng sinh trưởng và sức sản xuất thịt của tổ hợp lợn lai P x (Y x MC). Kết quả nghiên cứu cho thấy lợn lai P x (Y x MC) cho tăng trọng nhanh 636.39 g/ngày; chi phí thức ăn để sản xuất ra 1 kg thịt lợn hơi thấp (3.4 kg/kg tăng trọng) và tỷ lệ nạc/thân thịt xẻ cao (53.32%).

<i><b>1.1.2. Tình hình phát triển chăn nuôi lợn ở nước ta </b></i>

Trong mấy thập niên gần đây tình hình nghiên cứu chăn nuôi lợn đã thu được nhiều thành tựu đáng kể, đặc biệt là công tác giống. Đã tiến hành điều tra cơ bản từng khu vực và cả nước. Kết quả của những cuộc điều tra đã góp phần vẽ nên bức tranh về hiện trạng chăn nuôi lợn trong nước để các nhà chiến lược về chăn nuôi lợn hoạch định kế hoạch, biện pháp cải tạo và nâng cao năng suất đàn lợn nuôi. Các giống lợn nuôi ở Việt Nam rất phong phú, có trên 60 giống khác nhau và chúng được phân bố khắp các vùng của nước ta, tại mỗi vùng thì các giống có đặc trưng riêng của nó. Xuất phát từ những nhu cầu của đời sống, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương phát triển chăn ni lợn theo hướng nâng cao cả về số lượng và chất lượng thịt.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Diễn biến đàn lợn qua các năm gần đây được thể hiện qua bảng 1.1 và biểu đồ 1.1:

<b>Bảng 1.1: Diễn biến đàn lợn ở Việt Nam qua các năm Năm Tổng số đàn lợn (con) </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<small>26855330</small> <sub>26560651</sub> <sub>26702076</sub> <sup>27627729</sup> <sup>27373149</sup> <sup>27055984</sup> <sub>26493922</sub> <sub>26700000</sub>

<small>Năm 2005Năm 2006Năm 2007Năm 2008Năm 2009Năm 2010Năm 2011Năm 2012Năm 2013Năm 2014</small>

<b>Biểu đồ 1.1: Diễn biến đàn lợn từ năm 2005 đến năm 2014 </b>

Từ bảng 1.1 và biểu đồ 1.1 ta nhận thấy tổng số đàn lợn qua các năm khơng có sự thay đổi lớn. Tổng số đàn đạt cao nhất là 27 627 729 con vào năm 2009 và thấp nhất là năm 2012 với 26 493 922 con. Sự chênh lệch này là do dịch bệnh xảy ra và sự tái sản xuất đàn qua các năm.

<b>1.2. Vị trí, vai trị chăn ni lợn trong nền kinh tế quốc dân </b>

<i><b>1.2.1. Vị trí của chăn ni lợn </b></i>

Chăn ni lợn có vị trí hàng đầu trong ngành chăn ni ở nước ta. Sự hình thành sớm nghề nuôi lợn cùng với lúa nước đã cho chúng ta khẳng định nghề ni lợn có vị trí hàng đầu, khơng những thế việc tiêu thụ thịt lợn trong những bữa ăn hàng ngày của con người rất phổ biến. Ngoài ra, thịt lợn được coi là thực

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

phẩm có mùi vị dễ thích hợp với mọi đối tượng (người già, trẻ em, phụ nữ, nam giới), mùi vị của thịt lợn không gây ra dị ứng do thực phẩm, đây là ưu điểm nổi bật nhất của thịt lợn. Tuy nhiên để thịt lợn trở thành món ăn có thể nâng cao sức khỏe của con người, điều quan trọng trong quá trình chọn giống và chăm sóc đàn lợn phải ln ln khỏe mạnh, sức đề kháng cao và thành phần các chất dinh dưỡng tích lũy vào thịt có chất lượng tốt và có giá trị sinh học.

<i><b>1.2.2. Vai trị của chăn ni lợn </b></i>

Chăn ni lợn có vai trị quan trọng trong hệ thống sản xuất nơng nghiệp cùng với lúa nước là hai hợp phần quan trọng và xuất hiện sớm nhất trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam. Nói chung, chăn ni lợn có một số vai trị nổi bật sau:

- Chăn ni lợn tạo ra sản phẩm thịt lợn cho con người, là nguồn cung cấp thực phẩm dinh dưỡng cho đời sống con người. Các sản phẩm từ thịt lợn đều là các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, hàm lượng protein cao và giá trị sinh vật học của protein cao hơn các thức ăn có nguồn gốc thực vật. Theo Giáo sư Harris cho biết (1956), cứ 100 g thịt lợn nạc có 376 kcal, 22 g protein. Vì vậy, thực phẩm từ thịt lợn luôn là các sản phẩm quý trong dinh dưỡng con người.

- Chăn nuôi lợn là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến.

Các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp tiêu dùng đều sử dụng nguyên liệu từ thịt lợn. Hiện nay, thịt lợn là nguyên liệu chính cho các ngành cơng nghiệp thịt xơng khói (cacbon), xúc xích, thịt hộp, thịt lợn xay, các món ăn truyền thống của người Việt Nam như giò nạc, giò mỡ cũng đều được làm từ thịt lợn.

- Chăn nuôi lợn là nguồn cung cấp phân bón cho cây trồng và thức ăn cho nuôi trồng thủy sản.

Trong sản xuất nông nghiệp hướng tới canh tác bền vững không thể khơng kể đến vai trị của phân bón hữu cơ nhận được từ phân lợn, phân lợn là một nguồn phân hữu cơ tốt, có thể cải tạo và nâng cao độ phì của đất, đặc biệt là đất nơng nghiệp. Một con lợn thịt trong một ngày đêm có thể thải 2.5 - 4 kg phân.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

Ngoài ra hàm lượng nước tiểu còn chứa photpho và nitơ cao.

- Chăn ni lợn có thể giữ vững cân bằng sinh thái giữa cây trồng, vật nuôi và con người. Trong nghiên cứu về môi trường nông nghiệp, lợn là loại vật nuôi quan trọng và là một thành phần quan trọng không thể thiếu được của hệ sinh thái nơng nghiệp. Chăn ni lợn có thể tạo ra các giống lợn nuôi ở các vườn cây cảnh hay các giống lợn ni trong nhà góp phần làm tăng thêm đa dạng sinh thái tự nhiên.

- Chăn ni lợn có thể tạo ra nguồn ngun liệu cho y học trong công nghệ sinh học, lợn đã được nhân bản gen để phục vụ cho mục đích nâng cao sức khỏe con người.

- Chăn nuôi lợn là ngành sản xuất đem lại lợi nhuận cao do chu kì sản xuất ngắn, giá trị sản phẩm ngành chăn ni cao. Bên cạnh đó chăn ni lợn cịn tận dụng được các phế phụ phẩm của gia đình, của ngành trồng trọt, ngành công nghiệp thực phẩm để tạo ra sản phẩm có giá thành hạ, góp phần nâng cao đời sống và làm tăng thu nhập quốc dân.

- Chăn ni lợn cịn khai thác tối đa sử dụng các nguồn lực như vốn, lao động, đất đai nhất là nguồn lực lao động nhàn rỗi trong nông thôn, hạn chế được tính thời vụ trong nơng nghiệp.

- Chăn ni lợn làm tăng tính an ninh cho các hộ gia đình nơng dân trong các hoạt động trong xã hội và chỉ tiêu trong gia đình. Đồng thời thơng qua chăn ni lợn, người nơng dân có thể an tâm đầu tư cho con cái học hành và các hoạt động văn hóa khác như cưới hỏi, ma chay, đình đám.

<b>1.3. Khái niệm sinh trưởng, phát dục </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

tế bào lớn lên và phân chia nhưng những tế bào sinh ra sau khác với tế bào đã

<i>sinh ra nó [18]. </i>

<b>1.4. Những chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng </b>

<i><b>1.4.1. Sinh trưởng tích lũy (Vi) </b></i>

Là trọng lượng cơ thể, kích thước các chiều đo tăng lên sau một thời gian sinh trưởng.

<i><b>1.4.2. Sinh trưởng tuyệt đối (Ai) </b></i>

- Là quá trình tăng trưởng về khối lượng, kích thước, thể tích cơ thể gia súc trong một đơn vị thời gian.

+ A<sub>i</sub> : Sinh trưởng tuyệt đối.

+ V<sub>i-1</sub>: Khối lượng, kích thước ở thời kì đầu tương ứng với một khoảng thời gian T<sub>i-1</sub>

+ V<sub>i</sub>: Khối lượng, kích thước ở thời kì tiếp theo tương ứng với một khoảng thời gian T<sub>i</sub>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Trong thân thịt xẻ, hai phần nạc và mỡ là không thay đổi mà chỉ hoán vị cho nhau. Nếu mỡ tăng lên thì nạc giảm xuống.

Tỷ lệ hao hụt (%) =

P xẻ - (P nạc + P mỡ + Pda + P xương)

 100

<b>P xẻ </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<b>1.6. Đặc điểm sinh trưởng của lợn thịt </b>

<i><b>1.6.1. Sự phát triển của tổ chức cơ bắp và xương cốt </b></i>

- Cơ bắp của lợn được cấu tạo bởi nhiều bó cơ gộp lại, số lượng của các sợi cơ trong một bó cơ và số lượng của các bó cơ trong cơ bắp là ổn định từ nhỏ tới lúc trưởng thành. Lợn càng lớn thì đường kính các sợi cơ càng tăng.

- Tổ chức xương cốt cũng tăng lên về khối lượng theo tuổi lợn, nhưng số lượng các loại xương thì ổn định từ nhỏ tới lớn.

Để cơ bắp xương cốt phát triển tốt thì giai đoạn lợn con, lợn choai cần phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho nó, đặc biệt là Protein, khống và vitamin.

<i><b>1.6.2. Sự biến đổi về thành phần hóa học của cơ thể lợn </b></i>

- Lợn càng lớn thì hàm lượng nước càng giảm, lượng vật chất khơ (VCK), lượng mỡ tích lũy càng tăng, lượng nhiệt năng trong một đơn vị sản phẩm càng cao.

- Hàm lượng Protein khá ổn định từ nhỏ tới 100 kg (chiếm khoảng 15%) trọng lượng cơ thể.

<b>Bảng 1.2: Thành phần hóa học của cơ thể lợn </b>

<b>Trọng lượng (kg) Nước (%) Protein (%) Lipid (%) Khoáng (%) </b>

<i><b>1.6.3. Quy luật ưu tiên tích lũy dinh dưỡng </b></i>

Trong cơ thể lợn cũng như các gia súc khác, các cơ quan tổ chức khác nhau có sự ưu tiên dinh dưỡng khác nhau.

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

Như vậy dinh dưỡng trong máu ưu tiên trước nhất cho hoạt động thần kinh, thứ đến cho hoạt động sinh sản rồi đến tổ chức xương cốt, cuối cùng là tổ chức nạc và mỡ. Do đó sản phẩm con người cần thì sự ưu tiên sau và giữa hai tổ chức nạc và mỡ thì tổ chức nạc được ưu tiên trước, tổ chức mỡ sau, nên khi ta giết thịt sớm thì sản phẩm nhiều nạc và ngược lại.

<b>1.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, năng suất và phẩm chất thịt </b>

<i><b>1.7.1. Ảnh hưởng của giống và các chỉ tiêu theo dõi </b></i>

Các giống khác nhau có quá trình sinh trưởng khác nhau, tiềm năng di truyền của quá trình sinh trưởng của các gia súc được thể hiện thông qua hệ số di truyền. Hệ số di truyền đối với tính trạng khối lượng sơ sinh và sinh trưởng trong thời gian bú sữa di động từ 0.05 – 0.21, hệ số di truyền này thấp hơn so với hệ số di truyền của tính trạng này trong thời kì vỗ béo.

Tăng khối lượng và tiêu tốn thức ăn có mối tương quan di truyền nghịch và khá chặt chẽ đã được nhiều tác giả nghiên cứu kết luận, đó là: - 0.51 đến – 0.56.

Hệ số di truyền và tiêu tốn thức ăn ở mức trung bình. Tuy nhiên, tiêu tốn thức ăn có thể dễ dàng được cải thiện thơng qua chọn lọc và nó thường là một chỉ tiêu quan trọng trong chương trình cải tiến giống lợn. Tác giả Kovalenko và cộng sự (1990) công bố con lai (DLW) D có mức tiêu tốn thức ăn là 3.55 kg/kg tăng trọng, trong khi con lai LW chỉ tiêu này đạt 2.5 kg/kg tăng trọng. Tính trạng này được quan tâm chọn lọc và có xu hướng ngày càng giảm.

Đối với các chỉ tiêu giết thịt như tỷ lệ móc hàm, chiều dài thân thịt, tỷ lệ nạc, độ dày mỡ lưng, diện tích cơ thăn có hệ số di truyền cao (h<sup>2</sup> = 0.3 – 0.35) (Sellier, 1998). Hovenier và cộng sự (1992) khi nghiên cứu theo dõi trên lợn Duroc và Yorkshire cho biết hệ số di truyền và tỷ lệ nạc là 0.63. Đối với các chỉ tiêu thân thịt thì hệ số di truyền của tỷ lệ móc hàm là thấp nhất (h<sup>2</sup> = 0.3 – 0.35) và chiều dài thân thịt là cao nhất (h<sup>2</sup> = 0.56 – 0.57).

Về phương diện sinh trưởng và cho thịt ở lợn, mối quan tâm chủ yếu tới nhân tố di truyền chính là việc tạo ra ưu thế lai. Chính vì vậy mà hầu hết đàn lợn

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

thương phẩm ở các nước là lợn lai. Con lai có ưu thế lai cao hơn bố mẹ về tăng trọng 10% (Sellier, 1998).

Bên cạnh giống và ưu thế lai, các tính trạng nuôi vỗ béo, thân thịt và chất lượng thịt cũng bị chi phối bởi một số gen như gen halothan, tính nhạy cảm stress với halothan chủ yếu làm giảm nhanh pH trong cơ sau khi giết thịt.

<i><b>1.7.2. Ảnh hưởng của tính biệt </b></i>

Lợn cái, lợn đực hay lợn đực thiến đều có tốc độ phát triển và cấu thành của cơ thể khác nhau. Lợn đực có khối lượng nạc cao hơn lợn cái và đực thiến. Tuy nhiên, nhu cầu về năng lượng cho duy trì của lợn đực cũng cao hơn lợn cái và lợn đực thiến. Một số cơng trình nghiên cứu khác lại cho rằng lợn đực thiến có mức độ tăng trọng cao hơn, tiêu tốn thức ăn thấp hơn (Campell và cộng sự, 1985).

Perez, Desmoulin (1975) khi nghiên cứu trên đối tượng lợn thí nghiệm giống Large White có khối lượng từ 18 kg đến 99 kg, cho biết ảnh hưởng của giới tính đến tốc độ tăng trọng, hiệu quả chuyển hóa thức ăn và độ dày mỡ lưng lợn như sau:

<b>Bảng 1.3: Ảnh hưởng của giới tính đến tốc độ tăng trọng, hiệu quả chuyển hóa thức ăn và độ dày mỡ lưng lợn </b>

Như vậy, lợn đực thiến có mức tăng trọng cao hơn lợn cái và TTTĂ/kg tăng trọng cũng cao hơn. Cụ thể, các chỉ tiêu vỗ béo và giết thịt Landrace đạt được như sau: đối với lợn cái tăng trọng đạt 868 g/ngày, TTTĂ/kg tăng trọng là 2.60 kg/kg tăng trọng; tỷ lệ nạc đạt 53.8%. Các chỉ tiêu tương ứng ở lợn đực thiến là 936 g/ngày; 2.7 kg/kg tăng trọng; 50.9%.

<i><b>1.7.3. Ảnh hưởng của tuổi và khối lượng giết mổ </b></i>

Khả năng sản xuất và chất lượng thịt cũng phụ thuộc vào tuổi và khối lượng lúc giết thịt. Giết thịt ở độ tuổi lớn hơn thì chất lượng thịt sẽ tốt hơn do sự tăng

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

lên của các mô ở giai đoạn cuối của thời kì trưởng thành. Song khơng nên giết thịt ở tuổi quá cao vì lợn sau 6 tháng tuổi khả năng tích lũy mỡ lớn, dẫn đến tỷ lệ nạc sẽ thấp và hiệu quả kinh tế kém.

Chất lượng thịt cũng thay đổi theo độ tuổi giết thịt là do thành phần cơ thể phát triển khác nhau ở từng giai đoạn. Mô cơ phát triển rất mạnh ngay từ khi còn nhỏ nhưng tốc độ giảm dần, còn mơ mỡ tốc độ tích lũy ngày càng tăng. Tính từ khi sinh ra đến 7 tháng tuổi khối lượng lợn tăng khoảng 100 lần, trong đó mơ xương chỉ tăng khoảng 30 lần, mơ cơ tăng khoảng 81 lần cịn mơ mỡ tăng 675 lần (Perez, Desmoulin, 1975).

<i><b>1.7.4. Ảnh hưởng của cơ sở chăn nuôi và chuồng trại </b></i>

Cơ sở chăn nuôi và chuồng trại cũng ảnh hưởng đến khả năng sản xuất và chất lượng thịt. Cơ sở chăn nuôi biểu thị tổng hợp chế độ quản lý, chăm sóc, ni dưỡng đàn lợn. Thơng thường, lợn bị ni chật hẹp thì khả năng tăng khối lượng thấp hơn lợn được nuôi trong điều kiện chuồng trại rộng rãi.

Tại thí nghiệm của Brumm và Miller (1996) cho thấy diện tích chuồng ni 0.56 m<sup>2</sup>/con thì lợn ăn ít hơn và tăng khối lượng cũng chậm hơn so với lợn được nuôi với diện tích 0.78 m<sup>2</sup>/con, năng suất của lợn đực thiến đạt tối đa khi ni ở diện tích 0.84 – 1.00 m<sup>2</sup>. Khi nghiên cứu của Nielsen và cộng sự (1995) cho thấy lợn nuôi đàn thì ăn nhanh hơn, lượng thức ăn trong một bữa được nhiều hơn nhưng số bữa ăn trong ngày lại giảm và lượng thức ăn thu nhận hàng ngày lại ít hơn so với lợn ni nhốt riêng từng ơ chuồng.

Các tác nhân stress có ảnh hưởng xấu đến quá trình trao đổi chất và sức sản xuất của lợn, đó là điều kiện tiểu khí hậu chuồng nuôi, khẩu phần ăn không đảm bảo, chế độ ni dưỡng, chăm sóc kém, vận chuyển, phân đàn, tiêm chủng, điều trị, thay đổi khẩu phần...(Wood, 1986).

<i><b>1.7.5. Ảnh hưởng của dinh dưỡng </b></i>

Dinh dưỡng là một trong những nhân tố quan trọng nhất trong các nhân tố ngoại cảnh, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh trưởng và cho thịt ở lợn. Trong chăn ni chi phí cho thức ăn chiếm 70 - 80 % giá thành sản phẩm, do đó

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

chỉ tiêu về tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng càng thấp thì hiệu quả kinh tế sẽ cao và ngược lại, qua nghiên cứu và thực tế cho thấy vật ni có khả năng sinh trưởng tốt do khả năng đồng hóa cao, hiệu quả sử dụng thức ăn cao thì tiêu tốn thức ăn thấp, do đó thời gian ni sẽ được rút ngắn, tăng số lứa đẻ/nái/năm. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng chính là tỷ lệ chuyển hóa thức ăn của cơ thể. Chỉ tiêu về tiêu tốn thức ăn và tăng khối lượng có mối tương quan nghịch do đó khi nâng cao khả năng tăng khối lượng có thể sẽ giảm chi phí thức ăn.

Mối quan hệ giữa năng lượng và protein trong khẩu phần là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng khối lượng. Đảm bảo cân đối dinh dưỡng thì con vật mới phát huy được tiềm năng di truyền của nó. Thức ăn và giá trị dinh dưỡng là các nhân tố ảnh hưởng lớn đến khả năng sản xuất và chất lượng thịt của con vật.

Ngoài ra phương thức ni dưỡng cũng có ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của con vật. Khi cho lợn ăn khẩu phần ăn tự do, khả năng tăng khối lượng nhanh hơn, tiêu tốn thức ăn thấp hơn nhưng dài mỡ lưng lại cao hơn (Nguyễn Nghi và cộng sự, 1995) khi lợn ăn khẩu phần ăn hạn chế. Lợn cho ăn khẩu phần thức ăn hạn chế có tỷ lệ nạc cao hơn lợn cho ăn khẩu phần ăn tự do (Thomke và cộng sự, 1995).

<i><b>1.7.6. Ảnh hưởng của năm và mùa vụ </b></i>

Có nhiều tác giả nghiên cứu về năm và mùa vụ trong chăn nuôi cho biết chúng gây ảnh hưởng đến khả năng tăng trọng của lợn. Pathiraja và cộng sự (1990) cho biết sự khác nhau giữa năm và mùa ảnh hưởng đến tăng khối lượng và dày mỡ lưng là rõ rệt.

Khi nghiên cứu về sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng tăng khối lượng của lợn. Thomas (1984) cho biết nếu nuôi lợn từ 20 kg - đến 90 kg ở nhiệt độ từ 8<sup>0</sup>C đến 22<small>0</small>

C thì khả năng tăng khối lượng tăng và nhu cầu về thức ăn cũng tăng lên. Nguyễn Văn Đức và cộng sự (2000), Trần Thị Minh Hoàng và cộng sự (2003) cũng cho biết tăng khối lượng chịu ảnh hưởng lớn của yếu tố mùa vụ và năm thí nghiệm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<b>1.8. Điều kiện tự nhiên, đất đai </b>

<i><b>1.8.1. Vị trí địa lý </b></i>

Quế Phú là xã đồng bằng thuộc vùng đông của huyện Quế Sơn cách trung tâm huyện 21 km về phía Đơng, cách thành phố Tam Kỳ 32 km về phía Nam, nằm trên Quốc lộ 1A. Ranh giới được xác định như sau:

+ Phía Ðơng giáp xã Hương An + Phía Tây giáp xã Quế Xuân 2 + Phía Nam giáp xã Quế Cường

+ Phía Bắc giáp xã Quế Xuân 1, xã Duy Thành huyện Duy Xuyên..

- Lượng bốc hơi bình quân hàng năm 900 mm, trong các tháng 6, 7, 8 lượng bốc hơi cao nhất có thể lên đến 1100 – 1700 mm.

<i>1.8.3.3. Gió bão </i>

<i> Bão thường xuyên xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 10 hàng năm, hiện </i>

tượng lũ quét thường xuyên xảy ra mỗi khi có đợt mưa lớn kéo dài từ đầu nguồn

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<i>đến các mương và sông. </i>

<i>1.8.3.4. Thủy văn </i>

Sông Ly Ly chảy qua địa phận thôn Đông Tràm Tây (thôn 3) và thơn Trà Đình 2 (thơn 4), suối Bà Dụ chảy từ tuyến kênh Phú Ninh đến đập Vũng Dõng thuộc thôn Phương Nam (thôn 15), sông Mông Nghệ cũ chảy qua thôn Hương Quế Đông (thôn 8A), thôn Phú Trung (thôn 11), thôn Mông Nghệ Đông (thôn 8B) và ranh giới thôn Mông Nghệ Bắc (thôn 13) và thôn Trà Đình 2 (thơn 4).

Suối Bà Dụ và sơng Mơng Nghệ cũ mang ý nghĩa thốt nước cho các thơn rất lớn, nhưng do quá trình xây dựng các cơng trình làm ảnh hưởng đến dịng chảy, gây ra sự ngập úng, xói lở một số nơi trong lưu vực vào mùa mưa.

Nguồn nước ngầm có độ sâu dao động bình quân từ 4 – 10 m, chưa được đánh giá về trữ lượng và chất lượng.

<b>1.9. Điều kiện chuồng nuôi </b>

<i><b>1.9.1. Nền chuồng </b></i>

Nền chuồng được đắp cao hơn mặt đất xung quanh là 50 cm để tiện thoát nước, tránh ẩm thấp. Nền được xây móng vững chắc, tráng xi măng đảm bảo không bị sụp lở, không bị ẩm hay đọng nước. Nền có độ nhám vừa phải, nếu nền quá láng lợn sẽ dễ bị trượt té, còn quá nhám thì sẽ gây khó khăn cho việc dọn phân và rửa chuồng. Nền có độ nghiêng 1 - 2% về phía mương thốt (tức có độ dốc 1 - 2 phân cho mỗi mét tới) để nước dội rửa chảy thoát nhanh, mau ráo. Mương thoát nước thường xuyên dọn sạch sẽ để thoát phân, nước rửa chuồng và các chất thải về nơi xử lý (hố ủ phân, hố chôn, ao sinh học, ủ biogas...).

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

<i><b>1.9.3. Kích thước ngăn chuồng </b></i>

Độ sâu của ngăn chuồng (từ vách phía ngồi cửa đến vách trong đối diện) là 3 m, nhằm thuận tiện chăm sóc.

Kích thước ngăn chuồng phải phù hợp nhu cầu về diện tích cho lợn thịt ở các lứa tuổi như sau: lợn từ 2 - 3 tháng tuổi cần khoảng 0.5 m<sup>2</sup>/con; lợn từ 3 tháng đến lúc xuất chuồng cần 0.8 – 1 m<small>2</small>/con.

Trại được xây dựng với các ngăn chuồng theo kiểu trại 1 dãy, khấu hao nhanh từ 3 – 4 năm, 1 hành lang chăm sóc và 1 hệ thống mương thoát nước, chất thải ở phía sau nên thống mát, dễ dọn vệ sinh và bệnh khó lây lan.

<i><b>1.9.5. Xử lý phân và nước thải </b></i>

Trang trại có hầm ủ khí sinh học (biogas) bằng hầm xây để diệt các loại ký sinh trùng trong phân, nước thải, có thêm nguồn phân chuồng tốt cho cây trồng và khí đốt tại chỗ.

Hầm ủ khí sinh học nên bố trí ở phía ngồi và phía vách sau của chuồng. Cách tính tốn thể tích hầm ủ biogas dựa trên khối lượng phân và nước tiểu của tổng đàn lợn ni. Có thể tham khảo lượng phân và nước tiểu thải ra đối với lợn các lứa tuổi như sau để tính tốn: Trung bình mỗi ngày một lợn lứa thải 1 – 1.3 kg phân và một lít nước tiểu; lợn nặng từ 60 - 100 kg thải 5 - 8 kg phân và 2.5 – 4.5 lít nước tiểu; lợn nái cùng đàn lợn con thải 12 - 15 kg phân và 6 - 8 lít nước tiểu.

Biện pháp xử lý phân và nước tiểu này giúp chuồng, trại luôn được sạch sẽ, ngăn chặn mầm bệnh lưu tồn và hạn chế ô nhiễm môi trường.

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<i><b>1.9.6. Vật dụng cho ăn và uống </b></i>

<b>1.10. Tình hình chăn ni ở tỉnh Quảng Nam và huyện Quế Sơn </b>

<i><b>1.10.1. Tình hình chăn ni ở tỉnh Quảng Nam </b></i>

Tình hình chăn nuôi ở tỉnh Quảng Nam từ năm 2012 đến nay được thể hiện qua bảng 1.4 và biểu đồ 1.2.

<b>Bảng 1.4: Diễn biến đàn gia súc, gia cầm ở Quảng Nam Năm Tổng số đàn gia súc (con) Tổng số đàn gia cầm (con) </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<b>Biểu đồ 1.2 : Tình hình chăn ni ở tỉnh Quảng Nam </b>

Qua biểu đồ 1.2 ta có thể nhận thấy rõ diễn biến tình hình chăn ni gia súc, gia cầm từ năm 2012 đến năm 2014. Đàn gia súc năm 2013 giảm mạnh so với năm 2012 cụ thể giảm 36 000 con so với năm 2012. Do dịch bệnh tai xanh và lở mồm long móng diễn ra ở một số huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam như Quế Sơn, Duy Xuyên, Thăng Bình, Phú Ninh nên số gia súc bị tiêu hủy do dịch bệnh cao đáng kể. Đây là nguyên nhân quan trọng dẫn đến giảm số lượng đàn gia súc. Đến năm 2014 số lượng đàn gia súc tăng hơn so với năm 2013 nhưng vẫn không đạt mức năm 2012. Cụ thể, đàn gia súc năm 2014 đạt 722 000 con tăng 21 000 con so với năm 2013. Sự tái đàn gia súc và kiểm sát tốt tình hình dịch bệnh là nguyên nhân dẫn đến việc tăng số lượng đàn gia súc trong năm 2014.

Số lượng gia cầm qua các năm cũng có sự thay đổi. Tổng đàn gia cầm đạt cao nhất vào năm 2013 với 5.59 triệu con và thấp nhất là năm 2012 với 5.36 triệu con. Từ năm 2013 đến năm 2014 số lượng gia cầm giảm do một số vùng trên địa bàn tỉnh diễn ra dịch cúm gia cầm làm giảm số lượng đàn gia cầm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

<i><b>1.10.2. Tình hình chăn ni ở huyện Quế Sơn </b></i>

<i>1.10.2.1. Tình hình chăn ni chung ở huyện Quế Sơn </i>

Tình hình chăn nuôi ở huyện Quế Sơn được thể hiện qua bảng 1.5 và biểu đồ 1.3.

<i><b>Bảng 1.5: Diễn biến đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện Quế Sơn </b></i>

<b>Năm Tổng đàn trâu + bò (con) </b>

<b>Tổng đàn lợn (con) </b>

<b>Tổng đàn gia cầm (con) </b>

<small>Năm 2012Năm 2013Năm 2014</small>

<b>Nghìn con</b>

<b>Biểu đồ 1.3: Tình hình chăn nuôi tại huyện Quế Sơn </b>

Qua bảng 1.5 và biểu đồ 1.3 trong năm 2012, tình hình chăn ni trên địa bàn huyện có nhiều thuận lợi. Đàn trâu 4 844 con, bò 11 413 con, đàn lợn 59 041 con, gia cầm 303 273 con; giảm 86 con trâu, 76 con bò, 6 026 con lợn, và trên 2 000 con gia cầm so với cùng thời điểm 2011. Tuy nhiên do tác động của giá cả đầu vào (giá thức ăn tăng), trong khi giá đầu ra giảm nên tổng đàn gia súc, gia cầm giảm so với cùng kỳ năm trước. Trong thời gian qua, tình hình dịch tai xanh,

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

lở mồm long móng và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác trên đàn gia súc, gia cầm đã tái phát ở một số huyện lân cận.

Trong năm 2013, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp. Từ ngày 29/01/2013 đến ngày 23/02/2013, dịch Tai xanh ở lợn đã xảy ra trên địa bàn huyện, với tổng số lợn mắc bệnh là 1 271 con (609 lợn nái, 574 lợn thịt và 88 lợn con), tổng số lợn bị tiêu hủy là 294 con (87 lợn nái, 207 lợn thịt) với trọng lượng 30 053 kg (tiêu hủy do bệnh: 10 577 kg, tiêu hủy do phản ứng vắc xin: 21 676 kg). Đến ngày 20/5/2013, dịch bệnh Lở mồm long móng xảy ra tại thôn 3 và thôn 4, xã Quế Thuận, với 04 con bò mắc bệnh ở 02 hộ dân.

Đến năm 2014 tổng đàn gia súc đạt 59 454 con, trong đó:

+ Trâu, bị: 15 691 con, đạt 87% KH, so với năm trước giảm 5%. + Lợn: 43 763 con, đạt 109.4% KH, so với năm trước tăng 20.3%.

Và tổng đàn gia cầm: 310 000 con, đạt 89% KH, so với năm trước giảm 23%. Có sự gia tăng này là do tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi tương đối ổn định, các dịch bệnh nguy hiểm như LMLM, Tai xanh không xuất hiện trên địa bàn huyện.

<i>1.10.2.2. Tình hình chăn ni tại xã Quế Phú </i>

Trong năm 2014, theo báo cáo tổng kết tình hình chăn ni ở xã Quế Phú có những tiến triển vượt bậc. Theo Phịng thống kê huyện Quế Sơn cho biết:

Tổng đàn lợn: Ðàn lợn có 14 200 000 con, trong đó lợn siêu nạc 390 con; chăn ni theo hình thức hộ gia đình, trang trại 1 200 con. Sản phẩm xuất chuồng đạt 635 tấn; giá trị đạt được 2 286 000 000 đồng.

Tổng đàn trâu, bị: có 1 069 con. Đàn bị 790 con, trâu 465 con, trong đó, đàn bị lai Zê bu 245 con chiếm 31%, chăn ni theo hình thức hộ gia đình. Sản phẩm xuất chuồng đạt 47.4 tấn; giá trị đạt được 474 000 000 đồng. Đàn trâu: 465 con (trâu cày kéo 325 con; trâu thịt 140 con); sản phẩm xuất chuồng đạt 21 tấn; giá trị đạt được 210 000 000 đồng.

Ðàn dê có 23 con; sản phẩm xuất chuồng đạt 0.45 tấn/ năm giá trị đạt được 45 000 000 đồng.

Tổng đàn gia cầm: Tổng đàn gia cầm có 22 000 con (gà đẻ 5 000 con, gà

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

thịt 13 000 con; vịt đẻ 100 con, vịt thịt 3 900 con; ngan 200 con); quy mô nuôi theo hộ gia đình chiếm 100%, sản phẩm xuất chuồng đạt 40.65 tấn, giá trị đạt được 325 200 000 đồng/năm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<b>CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b>

<b>2.1. Đối tượng, vật liệu nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu </b>

<i><b>2.1.1. Đối tượng nghiên cứu </b></i>

Lợn lai Landrace x (Yorkshire x Móng Cái) có độ tuổi từ 50 - 53 ngày tuổi, trọng lượng trung bình từ 10 – 11 kg, đảm bảo tính đồng đều giữa độ tuổi, giới tính và trọng lượng, được tiêm phòng, tẩy giun sán, đảm bảo vệ sinh và phòng bệnh như nhau, được nuôi ở trang trại Tiền Phong, xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.

<i><b>2.1.2. Vật liệu nghiên cứu </b></i>

Thức ăn cho lợn thí nghiệm là hỗn hợp thức ăn tự phối trộn (cám gạo, cám bắp, khô dầu lạc, premix khoáng và vitamin, NaCl) và thức ăn công nghiệp Golden start.

<i><b>2.1.3. Phạm vi nghiên cứu </b></i>

+ Thời gian: Từ ngày 18/11/2014 đến ngày 18/2/2015.

+ Không gian: Tại trang trại Tiền Phong ở xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.

<b>2.2. Nội dung nghiên cứu </b>

- Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của lợn lai.

- Một số chỉ tiêu về năng suất cho thịt và chất lượng thịt của lợn lai. - Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn lai.

<b>2.3. Phương pháp nghiên cứu </b>

<i><b>2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu </b></i>

<i>2.3.1.1. Phương pháp gián tiếp </i>

Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp từ các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật với các tài liệu ghi chép của cơ sở nghiên cứu và các cơ quan liên quan.

<i>2.3.1.2. Phương pháp trực tiếp </i>

- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp cán bộ kỹ thuật tại trang trại.

- Phương pháp trực tiếp tham gia sản xuất như: vệ sinh chuồng trại, trực

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

tiếp trộn thức ăn, trực tiếp cho lợn ăn, theo dõi sự tăng trọng của lợn.

<i><b>2.3.2. Phương pháp khảo sát thực địa </b></i>

- Yếu tố chuồng trại chăn nuôi được đánh giá xác định bằng cách quan sát và phỏng vấn trực tiếp chủ trang trại.

- Yếu tố môi trường được đánh giá bằng cách thu thập số liệu tại UBND xã Quế Phú và phỏng vấn trực tiếp người dân tại đây.

<i><b>2.3.3. Phương pháp thu thập số liệu </b></i>

<i>2.3.3.1. Bố trí thí nghiệm </i>

Thí nghiệm tiến hành trên 30 lợn lai 3/4 máu ngoại Landrace x (Yorkshire x Móng Cái) [L x (Y x MC)], có độ tuổi từ 50 - 53 ngày tuổi, trọng lượng trung bình từ 10 – 11 kg.

- Gồm 2 lơ thí nghiệm, 15 lợn/lơ được nuôi trong 5 ô chuồng (3con/chuồng), lợn bố trí vào các lơ đối chứng và thí nghiệm được thiết kế ngẫu nhiên hồn tồn, 2 lơ đều đảm bảo tính đồng đều giữa độ tuổi, giới tính và trọng lượng, được tiêm phịng, tẩy giun sán, đảm bảo vệ sinh và phòng bệnh như nhau.

- Khẩu phần ăn cho lợn thí nghiệm như sau:

+ Lô đối chứng: cho lợn ăn hỗn hợp thức ăn công nghiệp Golden Start. + Lơ thí nghiệm: cho lợn ăn hỗn hợp thức ăn tinh gồm: thức ăn tự phối trộn (cám gạo, cám bắp, khơ dầu lạc, premix khống và vitamin, NaCl) và thức ăn công nghiệp Golden Start. Hỗn hợp thức ăn sau khi phối trộn có hàm lượng protein tương ứng là: 19%, 17%, 15% và năng lượng trao đổi tương ứng là: 3050 kcal/kg, 2950 kcal/kg, 2950 kcal/kg. Tỉ lệ các thành phần này được tính tốn dựa vào "Bảng thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng thức ăn cho gia súc, gia cầm Việt Nam" [25].

Lượng thức ăn tinh cho ăn được tính dựa vào công thức: + Lợn đến 30 kg = P x 5.2%

+ Lợn từ 31 – 70 kg = P x 4.2%

+ Lợn từ 71 kg – xuất chuồng = P x 3.4% [11]. Thức ăn tinh được cho ăn 3 bữa/ ngày.

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

- Nước uống sạch được cung cấp đầy đủ cho lợn thông qua hệ thống cung cấp nước tự động và các núm uống lắp đặt trong chuồng nuôi.

- Thời gian nuôi lợn thí nghiệm kéo dài 90 ngày.

- Đàn lợn ni tại trang trại được tiêm phịng một số loại vacxin chủ yếu như: tụ huyết trùng, phó thương hàn, dịch tả, lở mồm long móng và tẩy giun sán.

<b>Bảng 2.1: Công thức phối trộn các hỗn hợp thức ăn </b>

<b>Nguyên liệu Tỷ lệ các loại thức ăn phối trộn trong khẩu phần (%) </b>

Năng lượng trao đổi ME (kcal/kg)

<i>2.3.3.2. Phương pháp nghiên cứu sức tăng trưởng của lợn </i>

Lợn được cân vào lúc 6h30 - 7h30 trước khi cho ăn bữa đầu tiên. Cân khi bắt đầu và kết thúc giai đoạn thí nghiệm. Trong giai đoạn ni thí nghiệm cứ cuối mỗi tháng lợn được cân 1 lần.

- Trọng lượng cơ thể lợn được cân bằng cân đồng hồ 100 kg. - Tăng trọng trung bình (g/ngày)

Số ngày ni tồn kỳ

<i>2.3.3.3. Phương pháp nghiên cứu sức sản xuất thịt của lợn </i>

Sau thời gian nuôi thí nghiệm, chọn những con có khối lượng, ngoại hình, thể chất đại diện cho nhóm để mổ khảo sát, đánh giá chất lượng thịt xẻ với các chỉ tiêu được xác định như sau:

</div>

×