Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN PHÁP LUẬT VIỆT NAM: TÌM KIẾM SỰ TƯƠNG TÁC HÀI HOÀ LẪN NHAU CỦA CÁ NHÂN VÀ NHÀ NƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 13 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN PHÁP LUẬT yiỆT NAM: TÌM KIẾM Sự TƯƠNG TÁC HÀI HỒ LAN NHAU</b>

<b>CỦA CÁ NHÂN VÀ NHÀ NƯỚC</b>

VÕ KHÁNH VINH0

<i><b><small>Tóm tắt: </small></b><small>Mơĩ quan hệ của cá nhân và nhà nước là mối quan hệ cơ bản, cốt lõi trong cắc quan hệ xã hội. Chiến lược phát triển đất nước nói chung, chiến lược phát triển pháp luật Việt Nam nói riêng, cần phải và có nhiệm vụ giải quyết mơi quan hệ đó. Hiện nay Đảng và Nhà nước đã đưa ra chủ trương và đang tiến hành xây dựng chiến lược pháp luật Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045. Sự tương tác hài hoà lẫn nhau của cá nhân và nhà nước là biểu hiện, nội dung quan trọng trong môĩ quan hệ của cá nhân và nhà nước. Bài viết này góp phần xây dựng chiến lược đó bằng việc luận giải: chiến lược phát triển pháp luật là phương thức giải quyết, tìm kiêm sự tương tác hài hoà lẫn nhau của cá nhân và nhà nước; nền tảng của sự tương tác hài hoà lẫn nhau của cá nhân và nhà nước; các nguyên tắc xác định sự tương tác hài hoà lẫn nhau của cá nhân và nhà nước; các lĩnh vực pháp luật thể hiện sựtương tác hài hoà lẫn nhau của cá nhân và nhà nước; vai trò của tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, đào tạo pháp luật và khoa học pháp lý trong chiến lược phát triển pháp luật Việt Nam; và giá trị của những hiểu biết đó đổi với xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển pháp luật Việt Nam hiện nay.</small></i>

<i><b><small>Từ khoá: </small></b><small>Chiến lược phát triển pháp luật Việt Nam; sự tương tác hài hoà lẫn nhau của cá nhân và nhà nước; tuyên truyền phố biến, giáo dục; đào tạo pháp luật; khoa học pháp lý.</small></i>

<i><b><small>Abstract: The relationship between the individual </small></b><small>and the state is a core social relation. National development strategy in general, and the strategy for legal development in particular, need to resolve this relationship. Until now, the Communist Party and State are working to develop a legal strategy for Vietnam in 2030, with a vision to 2045. The harmonious connection between individuals and the state is an important content in the relationship between the individual and the state. This article contributes to the development of such strategy by discussing these following issues: (i) the strategy for legal development is a method of solving and seeking for harmonious connection between individuals and the state; (ii) the foundation of the harmonious connection between the individual and the state; (iv) principles that define the harmonious connection between the individual and the state; (v) areas of law studies that represent the harmonious connection between the individual and the state; (vi) the role of public and professional legal education programs in Vietnam's strategy for legal development; and (vii) the value of such insights for the formulation and </small></i>

<i><small>'mplementation of the current strategy for legal development.</small></i>

<i><b><small>Keywords: Strategy for legal development in Vietnam; the harmonious interplay of the </small></b></i>

<i><small>individual and the state; propaganda, popularization, education; legal training; legal science.Ngày nhận bài: 27/5/2021; Ngày sửa bài: 15/6/2021; Ngày duyệt đăng bài: 25/7/2021.</small></i>

<i><b>(Tiếp sô 08(99)/2021)</b></i>

<b>3. Các nguyên tắc xác định sự </b>

<b>ươngtáchài hoà lẫn nhaucủa cáhân và Nhànước trong chiến lược </b>

<b>hát triểnpháp luật Việt Nam</b>

Để bảo đảm sự hài hoà giữa cá nhân và

Nhà nưốc trong chiến lược phát triển phápluậtViệt Nam thì việc xác định sựtươngtáclẫn nhau của cá nhân và Nhà nước cần

<small>n GS.TS., Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam;Email: </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

CHIẾN LƯỢC PHÁTTRIÊN PHÁP LUẬT VIỆT NAM:TÌM KIÊM...phải dựa vào các nguyên tắc nhất định.

Đó là:

<i>Thứ nhất,bảo đảmcác tự do cá nhânvà các tự do chính trị củacánhân.</i>

Chiến lược phát triển pháp luật có tính cấp thiết và quan trọng trong một khoảng thời gian dài đốì với Việt Nam. Ớ đây có thể mạnh dạn nhớ đến các tư tưởng của Mongtexkio về cân bằng và phân chia các nhánh quyền lực và chức năng phục vụ của chúng, nơi mà điềucơ bảnlà bảo đảm tự do cá nhân và tự do chính trị. Sự cân bằng các quyền lực, sự cân bằng có thểđược tuân thủ hoặc bị vi phạm, khơng có mục tiêu tự thân hoặc là nhiệm vụ chiến lược. Chiến lược đầu tiên chính là giànhcho và bảo hộ, bảovệ tự do cá nhân và tự do chính trị một cách tự nhiên, đươngnhiên trong tổng thể cân bằng các quyền và các nghĩa vụ của con người và côngdân. Định hưống chiến lược đó là địnhhướng cơ bản trong nhận thức hiến địnhcủa Nhà nước. Nếu như định hưóng đó được khẳng định thì có thể khẳng địnhvề sự hiện diện của nhà nưốc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, về tính hiếnđịnh, tính ràng buộc của nó và sự hạnchếquyền lực bằng hệ thông các đạo luật đê bảo đảm sự phồn vinh, hạnh phúc, an ninh của con người và của nhà nưóc.Chính định hướng đó đem đến cho xã hội vectơ phát triển xã hội và nhà nước, thúc đẩy sự chuyền động xã hội và nhà nưốcđến trạng thái pháp quyền.

Việc thực hiện các quyền và tự do củacá nhân địi hỏi phải có sự vận hành củacác cơ chế pháp lý bảo đảm cho quá trình đó. Đến lượt mình, các cơ chê pháp lý cầnphải được luận chứng và phù hợp vối khảnăng hiện thực trong áp dụng pháp luật:vói các yếu tơ kinhtế, xã hội, đạo đức, vănhố và các yếu<i> tố khác. </i>Khơng cân nhắc

các yếu <i>tố</i> đó thì khó mà xác định được sựvận hành hiệu quả các cơ chế pháp lý đểbảo đảm việc thựchiện các quyền và tự docủa cá nhân. Ý chí của nhà làm luật đồnghành cùng với các điêu kiện thể hiện nó,hơn nữa, cácyếu tố thực hiện các quyền và các tự do có thể “phong toả”, cản trở việc đưa ý chí đó vào hiện thực. Dự định xâydựng luật, và chính tư tưởng làm luật khơng tồn tại ở bên ngồi sự cân nhắc các hiện thực xã hội. Chẳnghạn, nhiều quyền và tự do của công dân Việt Nam được ghi nhận trong Hiến pháp và các đạo luật vẫnỏ trên văn bản quy phạm pháp luật, bởi vì, vẫn chưa có các điều kiện tương ứng đểthực hiện, tức là các thủ tục, các cơ chế,các bảo đảm để thực hiện chúng. Trênthực tế, xuất hiện các tình huống, phápluật thì có, nhưng lợi ích, phúc lợi thìkhơng có, đạo luật thì có hiệu lực nhưng các mục tiêu của nó thì không đạt được. Giữa lýluận và thực tiễn quyền con người, quyền cơng dân có một khoảng cách, mộtsự tách biệt không thể chấp nhận được. Chiến lược phát triển pháp luật Việt Namđến năm 2030, định hưống đến năm 2045 có nhiệm vụ khắc phục hạn chê đó.

Trong điều kiện xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam việc thực hiện các quyền và tựdo của cá nhân cần phải được đặt ra trongsự thống nhất với các nghĩa vụ của Nhà nước. Điều đó có nghĩa rằng, củng <i>cố,</i> thựchiện các quyền, tự do cá nhân và các quyền, tự do chính trị của cá nhân phải lànhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của Nhà nước.Nhiệm vụ quan trọng nhất hiện nay củaNhà nưốc ta là bảo vệ trẻ em, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của những người chưa thành niên.

Bảo vệ các quyền và tự do của nhữngngưdi chưa thành niên là định hướng

<b>Q </b>

<b><small>NHÂN Lực KHOA HỌC XÃ HỘISÔ 9-2021</small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

quan trọng nhất của chiến lược phát triển pháp luật Việt Nam trong giai đoạn hiệnnay. Ĩ đây, địi hỏi phải ban hành nhiềuđạo luật rất quan trọng, trước hết, là các đạoluật bảo đảm sự bất khả xâm phạm cánhân trẻ em. Nhưng vấn đề không phải làvề số lượng các đạo luật (các đạo luật đã được ban hành rất nhiều), mà là thể hiện ở sự điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ cấp thiết với sự trợ giúp của cácquy phạmpháp luật có trong các đạo luật đó, các quan hệ khơng thể được bảo đảm ở bên ngoài sựtác động pháp lý.

<i>Thứhai, khẳngđịnh trong xã hội tinhthẩnchủ nghĩa hiến định, sựtôn trọng pháp luật,sự thượng tơnpháp luật.</i>

Đó là các q trình và các quan hệ xã hội không tách rời mà gắn liền chặt chẽvối hiện thực. Và điều đó được hình thànhbằng hàng chục thập kỷ và hàng thế kỷ. Pháp luật dưối hình thức đạo luật cần phải và có thể có biểu tượng giá trị xã hộigắn liền với việc bảo đảm an ninh, tự do. Ớ nghĩa đó, trước hết, cần phải khắc phụclối suy nghĩ đã hằn sâu trong ý thức củaphần lốn mọi người rằng, pháp luật chỉgắn liền với sự hạnchế, cưỡng chêvà hìnhphạt. Cần phải thay đổi hình ảnh pháp ỉluật chỉ vói tư cách là cái thực hiệnvai trò

(đe doạ, cưỡng chế mà về mặt xã hội đã trở thành thói quen, thành pháp luật vối tư ?ách là cái thực hiện vai trò xã hội tiện lợi’ rà xác đáng, thành thói quen. Vơi tư cách lỊà hình thức cao nhất của xây dựng pháp l|uật, Hiến pháp là <i>mơ hình pháp luật</i>

<i>được kháchquan hố</i> trong ý thức của cac cá nhân. Nếu như trong ý thức phápluật diễn ra sự thay đổi mơ hình đó bằng bộ máy sức mạnh, ý chí của một nhómngười nào đó và bằng các điều khác, thìluc đó có thể nói về vấn đề của chủ nghĩa coi thường pháp luật (hư vô pháp luật)

và các biến dạng khác của nhận thức pháp luật cả trong ý thức pháp luậtthông thường lẫn trong ý thức pháp luậtnghề nghiệp. Phương thức lối sông của pháp luật được thể hiện trong Hiến pháp vói tư cách là cái tổng thể - lý tưởng. Bởi vì, các quy phạm hiến định ở đỉnh caocủa thứ bậc các quy phạm pháp luật; do đó, thái độ đối với Hiến pháp đặc trưngcho thái độ đối với hệ thống pháp luật nói chung.

Tôn trọng pháp luật, bảo đảm sựthượng tôn pháp luật và khẳng định tinhthần của chủ nghĩa hiến định chỉ có thểthơng qua cơng lý, cơng bằng và trật tự,thơng qua sự hình thành thái độ tích cựcvà sự tin tưởng của cơng dân đối với qtrình xây dựng pháp luật và áp dụng pháp luật, đối với những người đại diện của các q trình đó. Sự khẳng định trong xã hộichủ nghĩa hiến định vởi tư cách là một giátrị gắn liền với uy quyền của pháp luậtcông bằng, đạo đức cần phải được thể hiện về mặt thực tế.

Pháp luật là cần thiết, tất yếu, đối vớicon người, nếu như nó bảo vệ hàng ngày các quyền của con người và có hiệu quả. Nhưng để làm được điều đó nhà làm luậtcần phải tiếp cận đến tất cả các mặt củahiện thực pháp luật. Ý nghĩa giá trị củachủ nghĩa hiến định thể hiện cả ở sự luậnchứng mang tính quan điểm thốhg nhấtđược lập luận về mặt khoa học đối vối xâydựngpháp luật và áp dụng pháp luật. Các q trìnhhiện đại hố và đổi mới sáng tạo cóthể có được sự bảo đảm hiệu quả về mặtpháp luật và sự đồng hành trong thực hiện nguyên tắc mang tính quan niệm.Quan niệm trong lĩnh vực pháp luật dựa vào nền kinh tế, các khả năng của nền kinh tế, vào ý chí chính trị và được sản xuất bởi ý chí chính trị. Cần phải biết sử

<b><small>NHÂN Lực KHOA HỌC XÃ HỘI □</small></b>

<b><small>SỐ 9-2021</small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN PHÁP LUẬT VIỆT NAM: TÌMKIÊM...dụng các khả năng của pháp luật cho các

q trình cơng nhiệp hố, hiện đại hố và đổi mới sáng tạo. Như vậy, sự tôn trọngđối với pháp luật, sự thượng tơn pháp luậtđược hình thành thơng qua các quyết địnhvà hành động được luận chứng và thựchiện mang tính chiến lược, có tính nghềnghiệpvà ý nghĩa pháp lý.

<i>Thứ ba,xác địnhvai trị và vị trí của pháp luật trong mối liên hệ với sự hình </i>

<i>thành nhà nước pháp quyềnxã hội, xã hội</i>

<i>pháp quyền ởViệt Nam.</i>

Pháp luật được thể hiện với tư cách làcác văn bản quy phạm pháp luật (luậtpháp) khơng thề là cần thiết, ít cần thiết,rấtcần thiết. Vấn đề vềcác ưu tiên, thông thường, được đặt ra trong thực tiễn xâydựng pháp luật. Do đó, tính ưu tiên trong phát triển các văn bản pháp luật (ngành pháp luật), đương nhiên có quyền tồn tại.Đồng thời, chúng tôi cho rằng, sự quantâm quá lớn đến những vấn đề hiệu quả xây dựng pháp luật trong những lĩnh vực nhất định và sự thiếu sự quan tâm hoàn toàn đến hoàn thiện các văn bản quyphạm pháp luật, xây dựng pháp luật, áp dụng pháp luật trongcác lĩnh vực khác vớitư cách là đạo luật là không đúng. Tất nhiên, cần quan tâm đặc biệt đến lĩnh vực xã hội, trong đó có dịch vụ xã hội do nhànưóc hỗ trợ, mà ở đó có khái niệm “dịch vụ tốt” được các nhà khai hoá văn minh biết đến, nhưng đối vối người công dân đó vẫnlà hiện tượng ít được hiểu biết trong cuộcsống của họ. Ớ đây cần lưu ý rằng, thực tiễn về các mối quan hệ lẫn nhau của con người và nhà nước ỏ Việt Nam trước đây và hiện nay có đặc thù của mình mà ở đó“dịch vụ” được thể hiện. Nhà nước ở ý nghĩa yêu nưốc (ái quốc) - đó là liên minhbảo vệ, củng <i>cố sự </i>đồn kết, sự thơngnhất dân tộc, sự tơn trọng lịch sử và hiện tại.

Vai trò nhà nưốc ở đây là ổn định và là tư tưởng là hiện thực của sự thống nhất về mặt nhà nước, điều đó là cần thiết đối vớicả nhà nước và cánhân.

Vai trò của nhà nước với tư cách là tổchức có nhiệm vụ củng cô nền tảngxã hội, sự ủng hộ xã hội và bảo vệ các cơng dâncủa mình là rất to lốn, quan trọng. Trong trường hợp này, trước hết, đó là vai trịcủa cơ quan quyền lực, cưỡng chế, tổ chức thựchiện các quyết định đối vớitất cả mọingười. Nhà nưởc là công cụ. Ớ nghĩa này, chúng tôi mn nói đến chức năng xã hộicủa nhà nước, nhưng sứ mệnh định hướng về mặt xã hội của điều chỉnh nhà nưốckhông chỉ thể hiện ở sự hiện diệncủa chức năng đó. Chính <i>đây</i> pháp luật ở nghĩarộng lớn của nó thê hiện một cách tổng thê bản chất quyphạm, tư tưởng của các quanhệ giữacon người và nhà nước, với tư cách là pháp luật hiện hành, là quá trình xâydựng pháp luật, là quá trình áp dụngpháp luật, là học thuyết pháp luật. Ớ đây các đặc điểm pháp luật quan trọng nhất của quan hệ đó là pháp luật khơngchỉ đơngiản hướng đến việc bảo đảmcác điều kiệncho sự hiện diện của nó mà cịn đến sự tái sản xuất “mở rộng” chức năng xã hội củanhà nước. Vấnđề là rất rõ ràng. Tất nhiên đơi với q trình hình thành nhà nước xã hội thì cách tiếp cận đóvẫn chưa đủ. Pháp luật xã hội hay pháp luật tronglĩnh vực xã hội phải được giám sát, theo dõi. Ĩ đâykhơng chỉ cần phải tiếp tục xây dựng các dịch vụ xã hội và các dịch vụ văn hố xãhội mà cịn phải giải thích ý nghĩa, hiệu quả, tính hữu ích, có lợi của các dịch vụ đóđối với các cơng dân. Xã hội và nhà nướctương quan với nhau theo nhiều địnhhướng, nhưng lĩnh vực xã hội có ý nghĩađặc biệt. Trong bộ phận bảo vệ công dân về mặt xã hội, sự bảo đảm xã hội được xem

<b><small>NHÂN Lực KHOA HỌC XÃ HỘISỐ 9-2021</small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

xét trong các chiến lược, chương trình, kê hoạch pháttriển kinh tê - xã hội cóý nghĩarấtquan trọng. Đương nhiên, theolơgic đó, pháp luật xã hội phải là một nội dung quantrọng của chiến lược phát triển pháp luậtViệt Nam.

Các chươngtrình xã hội được thực hiệntrong các cơ cấu quản trị thành công về mặt kinh tế. Các chương trình xã hội quốc gia, đương nhiên, địi hỏi phải có các nguồn lực kinh tế. Các nguyên nhân sâu xa của những khó khăn trong việc hìnhthành nhà nước xã hội khơng phải nằm mức độ phát triển của nền kinh tế, ở sựmâu thuẫn của phát triển kinh tế và pháttriển xã hội mà ở sự đối lập vĩnhhằng củacác nguyên tắc tự dovà bình đẳng. Khơngthể có sự hài hồ đầy đủ của các nguyên tắc đó về mặt thực tế. Điều kiện để thực hiện các nguyên tắc đó là sự hạn chế cân bằng tự do hoạt động kinh tế một cáchnghiêm khắc (phần lớn phải là bằng các phương phápkinh tếchứ khơng phải bằngcác phương pháp hành chính) và mongmuốn thường xuyên nâng cao trình độcuộc sống của mọi người vối nhận thức khơng thế đạt được sự bình đẳng thực têtuyệt đối. Điêu đó được giải thích bằng các phẩm chất cá nhân của mọi người - các khả năng, tài năng, tính sáng tạo, tìnhu lao động, trạng thái sức khoẻ và tâmlý củahọ. Do đó, mục tiêu của nhà nước xã Ĩi không phải là khắc phục, loại bỏ mà là in bằng” sự bất bình đẳng, khắc phục sựlác biệt rất lớn về tài sản, đề cao quy chêhội của cá nhân để bảo đảm phẩm giácọn người(1). Để thực hiện được các mụctiêu như vậy của nhà nưóc các tổ chứcchính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp, các tơ chức xã hội cần phải thẩm định các vănbận pháp luật về các hậu quả xã hội củac

<small>(1> Lukasheva E. A. (2013), Quyển con người và nhà nước xã hội pháp quyển// Quyền con người và nhà nước xã hội pháp quyển ỏ Nga. Mátxcơva, tr.22 (bản tiếng Nga).</small>

.ng đốì với con người. Sự thẩm định đó

có thể hỗ trợ cho việc san bằng các chênhlệch vật chất rất lớn hay ngược lại sángtạo ra sự tiếp tục phân hoá vật chất. Cùngvới thẩm định các văn bản pháp luật về phòng, chống tham nhũng, điều đó trở thành điều bình thường đối với xây dựng pháp luật, có thể chuẩn đốn về các hậu quả xã hội của việc áp dụng văn bản quyphạm pháp luật.

<i>Thứtư, sựràng buộc lẫn nhau và sự</i>

<i>phụ thuộclẫn nhau của xây dựng pháp </i>

<i>luật và áp dụng phápluật trên nềntảng</i>

<i>các giá trịthông nhất, các phương châm vàcácđịnh hướngmụctiêu;sự kếthợp </i>

<i>chặt chẽ,hữucơ các giá trị và các phương châm vàcác địnhhướng mụctiêu đó.</i>

Đạo luật khơng thể chỉ là sự thể hiện lợi ích nhất thời, tạm thời, sự phản ứng trực tiếp đối với tình huống đã được hìnhthành. Bên cạnh và cùng với các đạo luật cịn có cả các vănbản quy phạm pháp luậtdưới luật. Về mặt lý tưởng, đạo luật cần phảihưóng đến để phát triểncác quyền và các tự do, giao cho các nghĩa vụ, hỗ trợ sựphát triển phồn vinh của nhà nước và phục vụ lợi ích xã hội. Ĩ một nghĩa nhấtđịnh, đạo luật là phương tiện được lậpluận về mặt khoa học và là phương tiện dự báo của việc đạt được tự do cá nhân và tựdo chính trị dựa trên nền tảng cân bằng cácquyền và các nghĩa vụ.

Tiếp đến, cần phải nói về các nguyêntắc của xây dựng pháp luật và của áp dụng pháp luật. Điều cơ bản, quan trọng nhất trong những vấn đề xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật là duy trìđịnh hướng nhân đạo, tính khả thi về *

<b><small>NHÂN Lực KHOA HỌC XÃ HỘI g</small></b>

<b><small>SÔ</small><sub>2021</sub></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

CHIẾNLƯỢC PHÁTTRIỂNPHÁPLUẬTVIỆT NAM: TÌMKIÊM...

mặt hiện thực, tính hợp lý, tính được bảo đảm về tài chính, tổ chức, tính khoa học, tính khơng thể tách rời với các quanniệm đạo đức đã bám sâu trong cácnguyên tắc, nền tảng xã hội. Các nềntảng giá trị của xây dựng pháp luật thể hiện các thành tựu tổng hợp của xã hội loài người trong việc mỗi người tìm đượcsự tơn trọng, phẩm giá, nhân phẩm, danh dự.

Áp dụng pháp luật cũng cần phải được dựa trên các quan điểm như vậy. Trongtrường hợp ngược lại, đơi khi điều đó đã xảy ra, chúng ta có được đạo luật vì đạoluật, cịn thực tiễn áp dụng pháp luật sẽ đi theo con đường của mình khi tn theocác khn mẫu đã được hình thành. Trong những năm gần đây các nghiên cứu khoa họcở nước ta đã đạtđược những thành tựu nhất định nhờ có việc sử dụng phương pháp luận, cách tiếp cận dựa trên quyền, coi con người là giá trị tự đầy đủ,là trung tâm của phát triển. Hoàn toànhiểu được rằng, xây dựng pháp luật, ý chícủa người xây dựng pháp luật khơng thể thờ ơ đốì với các giá trị đang tồn tại trongxã hội, trong ý thức, lưu chuyển các vùng bảo vệ giá trị ra khỏi sự bất công, hỗn loạn, mọi thứ đều được phép làm. Cáchàng giá trị mà vối sự trợ giúp của chúngđịnh hưởng cho người xây dựng pháp luật, được lấy ra từ các truyền thống vănhoá tinh thần của xã hội. Trong quan hệ đó, “trường phái lịch sử về pháp luật” đãthực hiện một bưốc nhảy quan trọngtrong nhận thức, tư duy về pháp luật vốitư cách là một bộ phận của văn hố, tồn tại mang tính thuộc tính trong các cộinguồn văn hoá xã hội của xã hội. Tuy vậy, hiện nay các quyền tự nhiên đượcnhận thức một cách rộng lớn, ít nhất, ỏ mức độ lý luận, không tự động chuyển

đến các quy phạm pháp luật và các điều luật của vãn bản quy phạm phápluật.

Ý chí của người xây dựngpháp luật cầnphải thểhiện ý chí của phần lớn xã hội, và về mặt lý tưởng, thể hiện được ý chí củatồn xã hội. Ý chí đó phản ánh các giá trịtồn tại trong xã hội. Theo thực chất, các giá trị cơ bản, đã có được sự thể hiện về mặt pháp lý, đều có trong Hiến pháp củaquốc gia nàyhay quốc gia khác, được phản ánh trong hệ tư tưởng pháp luật của nó, ngay cả không được ghi nhận đúngnguyên văn, nhưng tồn tại một cách thầmkín trong tinh thần của các đạo luật và xây dựng pháp luật.

Trong chiến lược phát triển pháp luậtViệt Nam các giá trị pháp luật cần phảiđược ghi nhận rõ ràng, thể hiện tối ưu trong xây dựng pháp luật và áp dụngpháp luật. <i>Thứ nhất,</i> các giá trị đó phảiđược tích hợp và được củng cố, được thể hiện rõ ràng và ai cũng hiểu được.<i> Thứ</i>

<i>hai,</i> các giá trị đó phải được tồn bộ xã hội thừa nhận (đó là vấn đề phức tạp nhất), bởi vì rõ ràng rằng, khơng phải tấtcả cơng dân, khi tác động đến các thủ tục thành lập, đều hiểu biết tốt các mệnh lệnh của pháp luật tự nhiên và có thể ngay cả mọi cơng dân khơng tán thànhvổi chúng, bởi vì, cân nhắc các khác biệtcó thể có, ví dụ, với các giá trị tơn giáo.

<i>Thứ ba, </i>các giá trị đó hiện diện ở tất cảcác trình độ xây dựng pháp luật, nhưng được thể hiện theo trật tự ưu tiên bắt buộc ở mức độ Hiến pháp, các luật, các văn bản quy phạm pháp luật khác, có các cơ chế bảo vệ để duy trì và tái sản xuất trong trường hợp có sự tác động vận động hành lang loại trừ định hướng giá trị đã được thừa nhận về mặt xã hội đốì với việcthông qua các đạo luật và các văn bảnquy phạmpháp luật dưới luật.

<b><small>□ NHÂN LỰC KHOA HỌC XÃ HỘISÔ 9-2021</small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>4. Cáclĩnhvực phápluật thếhiện</b>

<b>sự tươngtáchài hoà lẫnnhaucủacánhânvànhànước trong chiến lượcphát triển pháp luật ViệtNam</b>

Pháp luật là một lĩnh vực của đời sốngxã hội. Đến lượt mình, pháp luật vối tư cách là một hiện thực có các lĩnh vực tồn tại, các hoạt động, trong các lĩnh vực vàhoạt động đó ln ln có sự hiện diện củanhà nưóc. Mặt khác, cá nhân tồn tại trongxã hội, có mốĩ liên hệ, tương tác với nhànước thơng qua các lĩnh vực, cáchoạt động nhất định liên quan đến cả cá nhân lẫn nhà nước. Trưốc hết, đó là các lĩnh vực xâydựng pháp luật, áp dụng pháp luật, ý thức pháp luật. Chiến lược phát triển pháp luật không thể không baoquát các lĩnhvực, các hoạt động pháp luật đó.Do vậy, vấn đề đặt ra là làm thếnào để các lĩnh vực đó tạo ra, thể hiện sựtươngtác lẫn nhautốt nhất củacá nhân và nhànưốc.

Trong điều kiện hiện nay pháp luật cầnphải đáp ứng ba luận điểm cơ bản chất đầynội dung nhân đạo sau đây đế bảo đảm sựtương táctốtnhất của cá nhân và nhà nước.

<i>Thứ nhất,tiếnhành xây dựngpháp luật </i>

<i>\sáng suốt vàdựatrên cơ sởkhoahọc, các </i>

<i>nhu cầu phát triểncủa thựctiễn, xuất phát từcác nhu cẩu, lợi ích hiệnthực của những</i>

<i>người sống bằng sựhyvọng được bảo hộ và bảo vệ bằng pháp luậtvàcó khả năng tự bảo vệ bằngpháp luật khi dựa vào cấc đạo </i>

<i>luật hiện hành.</i>

Xây dựng pháp luật là một lĩnh vực,một hoạt động pháp luật, ở phương diện đang nói ở đây, thiết lập nên nền tảngpịháp luật cho sự tương tác hài hoà lẫn

rau của cá nhân và nhà nước. Hơn nữa,xây dựng pháp luật là một giá trị phápluật, là một giá trị xã hội, bởi lẽ, nó phản ánh và đáp ứngcác nhu cầu phát triển xã hội, nhu cầu, lợi ích của nhà nước, của

<b><small>SƠ 9-2021</small></b>

cộng đồng, của cá nhân. Xây dựng phápluật ghi nhận, thể hiện các giá trị xã hội,các nhu cầu, lợi ích hiện thực, làm giatăng các giá trị xã hội, các nhu cầu, lợiích hiện thực, tái sản xuất ra các giá trịxã hội, các nhu cầu, lợi ích hiện thực, trong đó có sự tương tác lẫn nhau của cá nhân và nhà nưóc. Mn vậy xây dựng pháp luật phải sáng suốt và dựa trên cơ sở khoa học.

Xây dựng pháp luật sáng suốt và dựa trên cơ sở khoa học là xây dựng pháp luậtkhông chỉ được tiến hành theo đúng các trình tự, thủ tục, giai đoạn do luật định,mà còn cân nhắc được tất cả các nhân <i>tố</i>

xã hội có liên quan, sự biến đơi và các xu hướng biến đổi của các nhân tố đó, trongđó có các nhân <i>tố </i>phản ánh sự tương táclẫn nhau của cá nhân và nhà nước. Cácnhân <i>tố</i> xã hội không thể không thay đổimà thường xuyên biến đổi, tác động và khơng thể khơng tác động đến tính chấtvà ở một chừng mực rất lón tác động đến nội dung, quá trình xây dựng pháp luật. Nếu như xã hội và nhà nưốc mà đại diện là các cơ quan làm luật coi thườngcác nềntảng giá trị, nền tảng đạo đức của đạoluật, thì có thể nói rằng, đó là sự sụp đổvăn hố, và trưốc hết, của văn hố pháp luật hoặc sự khơng phát triển, khơng hồn thiện của nó. Do đó, mọi nhà làm luật cần phải cân nhắc một cách đầy đủ nhất các nền tảng giá trị, các nhu cầu, lợi ích hiệnthực của cá nhân, nhà nước và xã hội, các nguyên tắc đạo đức khi xây dựng mọi đạoluật. Các đạo luật, vối tư cách là kết quả của hoạt động pháp luật như vậy, là chỗdựa pháp luật vững chắc đế mọi người cậy nhờ được bảo hộ, bảo vệ và bảo vệ mìnhtrong mốì quanhệ với nhà nưóc.

<i>Thứ hai, áp dụng pháp luật một cáchhiệu quả, phản ánh được sựthông nhất </i>

<b><small>NHÂN LỰC KHOA HỌC XÃ HỘI Q</small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

CHIẾN LƯỢC PHÁTTRIẾN PHÁP LUẬT VIỆT NAM: TÌMKIẾM...

<i>các giả trị, nhu cầu,lợi ích,nguyên tắc</i>

<i>được thể hiệntrong cácđạo luật,hiện thực hố cụ thểsựtươngtáchài hồ lẫn nhau của cá nhânvà nhà nước.</i>

Áp dụng pháp luật là một lĩnh vực, một hoạt động pháp luật, ở phương diện đangnói ở đây, hiện thựchố cụ thể sựtươngtáchài hồ lẫn nhau của cá nhân và nhà nưởctrong các quan hệ xã hội cụ thể. Nếu nhưxây dựng pháp luật phản ánh và đáp ứng các nhu cầu phát triển xã hội, nhu cầu, lợi ích của nhà nước, của cộng đồng, của cá nhân,ghi nhận, thể hiện các giá trịxã hội, các nhu cầu, lợi ích hiện thực, làm gia tăng các giá trị xã hội, các nhu cầu, lợi ích hiệnthực, tái sản xuất ra các giá trị xã hội, các nhu cầu, lợi ích hiện thực, thì áp dụngpháp luật là hiện thực hoá trong trường hợp cụ thể các nhu cầu, lợi ích, giá trị hiện thực của các chủ thể cụ thể, do vậy, cũng tham gia vào quá trình làm gia tăng, tái sản xuất racácnhu cầu, lợiích, giá trị hiện thực đó, trongđó có sự tương tác lẫn nhau - sự tương tác cụ thể lẫn nhau của cá nhâncụ thể và nhà nưốc. Do vậy, áp dụng pháp luật cũng như xây dựng pháp luật là mộtgiá trị pháp luật, là một giá trị xã hội.

Áp dụng pháp luật một cách hiệu quả, phản ánh được sự thơng nhất các giá trị, nhu cầu, lợi ích, nguyên tắc được thể hiệntrong các đạo luật là hoạt động áp dụng pháp luật không chỉ biết tuân theo đúngcác trình tự, thủ tục, giai đoạn nhất địnhmà cịn là áp dụng pháp luật hiểu đượcmột cách sâu sắc các tư tưởng, quanđiểm, giá trị, nhu cầu, lợi ích làm nềntảng và ẩn sâu trong các đạo luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác đã được ban hành được áp dụng trong thựctiễn, hiếu được một cách nhânvăncác giátrị, lợi ích của đối tượng áp dụng pháp luật. Chính áp dụng pháp luật là cụ thể

hoá sựtương tác lẫn nhau của cá nhân cụthể và nhà nước mà đại diện là cơ quan nhà nước nhất định.

<i>Thứ ba, bảo đảmtrìnhđộ ý thức phápluật cao, liênkết các nỗ lực của những nhàlàm luật và nhữngngườiáp dụng</i>

<i>pháp luậtvào mộtdầy chuyền chỉnh thê thông nhất.</i>

Rõ ràng là ở mỗi cá nhân có các quyền của mình phù hợp vối quy chếvà các địihỏi pháp lý của nó trong lĩnh vực pháp luật. Các quyền của một cá nhân có thểmâu thuẫn, mâu thuẫn với các quyền của người khác, để giải quyết mâu thuẫnđó có đạo luật, hệ thông các văn bản quy phạm pháp luật với tư cách là các bảo đảm và chỉ ra các phương thức giải quyết các xung đột, các tranh chấp pháp luật. Và điều khác cũng hoàn toàn rõ ràng làcác quyền của cá nhân và các quyền của các cộng đồng cá nhân, các tập thể cũngcó thể mâu thuẫn với nhau. Để giải quyết các tranh chấp về các quyền cần phải có hiểu biết pháp luật. Khơng thểgiải quyết các vấn đề phức tạp đó bênngồi ý thức pháp luật cao, ở bên ngoàihệ thống giáo dục pháp luật được thừa nhận về mặt xã hội.

Các chủ thê của pháp luật - đó khơngchỉ là những người đại diện của tổng thể các quyền và nghĩa vụ. Chủ thể của phápluật dưới dạng các thể nhân là nhữngngười đại diện của loại hành vi pháp luậtnhất định. Chính cáccông dân với tư cáchlà những người tham gia các quan hệ phápluật có tiềm năng văn hố xã hội, trình độ văn hố nói chung, điều đó địi hỏi phải có các hình thức thể hiện khác nhau các quy phạm pháp luật trong đời sông. Các quy phạm pháp luật được trung chuyển bằnghành vi, hành động và hoạt động củanhững người đại diện nó thích ứng càng

<b><small>m NHÂN LỌC KHOA HỌC XÃ HỘISÔ 9-2021</small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

cao và càng chặt chẽ với môi trường thể hiện của nó bao nhiêu thì nó sẽ được thực hiệntươngứng và hiệu quả bấynhiêu.

Do đó, xây dựng pháp luật, áp dụngpháp luật và ý thức pháp luật quyết địnhlẫn nhau. Những người đại diện cho trình độ và nội dung văn hoá và ýthức pháp luậtnhất định tiến hành xây dựng và áp dụng đạo luật (pháp luật), trong trường hợp thứnhất, đó là những người xây dựng phápluật, trong trườnghợp thứ hai, đó là những người áp dụng pháp luật. Đó là nhómnhững người phát triển pháp luật chiếnlược. Nhưng những người tiến hành xây dựng và áp dụng pháp luật phải dựa trênnền kinh tế, các bảo đảm tài chính - vật chất, cán bộ, khơng được mâu thuẫn màphải cân nhắc, hoà hợp với các nền tảng đạo đức của chính pháp luật. Trong khía cạnh như vậy, phápluật là hiệntượng đượcquyết định vê' kinh tế và đạo đức. Nó cũng phụ thuộc vào cả chính trị, ý chí và các quyết định chínhtrị. Như hiện thực lịch sửvà hiện thực đương đại Việt Nam cho thấy,chính trị thốhg trị đốivới phápluật.

' Như vậy, chiến lược phát triển pháp luật Việt Nam có thể và cần phải phảnánh tồnbộ cácphương diện pháp lý riêng có, văn hoá, xã hội, đạo đức gắn liền với sựnhận thức, sự phát triển và sự tái sảnxuất pháp luật.

<b>5. Vai trò của tuyêntruyền, phổ </b>

<b>hiến, giáo dục,đào tạo phápluật vàkhoa họcpháplý trong chiến lược </b>

<b>phát triểnpháp luật ViệtNam</b>

<i>Thứ nhất,tuyên truyền,phôbiến, giáo dụcpháp luật, khắc phụcchủ nghĩa coi</i>

<i>thường (hư vô) pháp luật.</i>

Trạng thái tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong xã hội, trước hết đó là thai độ của con người và xã hội đơì vớiphláp luật. Điều đó nóilênrằng, con người,

<b><small>SÚ 9-2021</small></b>

về mặt cá nhân và được tổ chức thành các cộng đồng, sử dụngpháp luật như thếnào,dựa vào pháp luật như thế nào để luận chứng các hành vi, hoạt động có ý nghĩapháp lý của mình. Sựtái sảnxuất ra hệ tư tưởng pháp luật được ủng hộ, khẳng định và phản ánh các quan niệm về pháp luậtcông bằng, đạo đức ở nước ta hiện naykhơng thể được tiến hành ở bên ngồi tun truyền, phố biến, giáo dục phápluật, thường xuyên và tái sản xuất ra sựnâng cao vai trò của pháp luật trong địisơng cá nhân và các cộngđồng của nó.

ơ

đây chúng tơi muốn nói đến việc tiếnhành chính sách pháp lý - nhà nước tương ứng trong lĩnh vực này. Hành vi và ý thức pháp luật không tách rời nhau mà gắn liền chặt chẽ vối nhau. Khi tác động đếný thức, pháp luật không chỉ thông qua các kênh được tổ chức mang tính chính thức, nhưng trưóc hết, bằng các biểu hiện củahiện thực pháp luật, bằng cách đó chúngta có được hành vi nhất định - hành vi đócó thể là hợp pháp hoặc khơng hợp pháp.Khi tập trung và thực hiện các nỗ lực cần thiết trong lĩnh vực tuyên truyền, phổbiến, giáo dục pháp luật, bằng cách đóchúng ta có được điều cơ bản nhất: tái sảnxuất ra hành vi hợp pháp, giảm thiểu các rủi ro pháp luật, tình hình tội phạm,giảm thiểu được xu hướng trái pháp luậttrong hệ thống và trong khối lượng quanhệ xã hội cá nhân - xã hội - nhà nước nóichung. Ĩ đây, đương nhiên, có rất nhiềuđiều phức tạp, bởi vì, văn hố chủ thể hình thành nên các định hướng hành vicủa mình.

Cuối cùng, tất cả vấn đề phát triển cá nhân, pháttriểncác cộng đồng của họ được quyết định bởi mộttrong các điều kiện củasự tồn tại và phát triển nền văn minh làvăn hoá. Chính văn hóa tạo ranền tảngcho

<b><small>NHÂN Lực KHOA HỌC XÃ HỘI Q</small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

CHIẾN LƯỢC PHÁTTRIỂNPHÁPLUẬT VIỆT NAM: TÌMKIÊM...sự phát triển văn minh, chính nội dung và

các hìnhthức biểu hiện của nó sản xuất ravăn hố xây dựng pháp luật, văn hoá ápdụng pháp luật, văn hoá ứng xử, giao tiếpdựa vào pháp luật và văn hóa pháp luật nóichung. Tồn bộ kinh nghiệm của các nưởc, của toàn bộ xã hội loài ngưdi chỉ ra một cáchrõ ràng và thuyết phục rằng, các hệ thống pháp luật quốc gia - dân tộc thành cơng, cóhiệu lực, có hiệu quả cho đến ngày nay chỉkhi trong thực tại, trong hiện thực, toàn bộxã hội và mỗi thành viên cụ thể của nó cótrìnhđộ vănhố cao (đặcbiệtvănhố chính trịvà văn hoá pháp luật). Nền văn hoá như vậy sẽ được thiết lập (có thể có được) nếu như trong xã hội, trong nhà nước xác lập,khẳng định được và chiến thắng, chẳnghạn, trật tự, kỷ cương, tínhtổ chức, tính kỷluật. Trậttự, kỷ cương, tính tổ chức, tính kỷluật được thiết lập thông qua hệ thống ápdụngpháp luật, việc thường xuntnthủpháp luật, trong đó nhờ có trình độ văn hoápháp luật và ý thức pháp luật cao. Ý thức pháp luật là kết quả và đồng thời là quátrình tái sản xuất thường xuyên quan hệ,thái độ của con người đối với pháp luật và các giátrịcủa nó.

Chúngtơi cho rằng, sự hình thành thái độ đối với pháp luật được dựa trên các xuất phát điểm công bằng, đạo đức và văn minh cần phải được tiến hành từ trong các trường phổ thông. Giáo dụcpháp luật được tiếp tục thực hiện khơngngừng và lúc đó sẽ hiệu quả. Nhưng giáodục pháp luật với tư cách là một giá trị, tất nhiên, không cần phải thông qua các cấu trúc lý luận - phương pháp luận màbắt đầu từ những năm đầu của trẻ embằng cách giải thích các khả năng màpháp luật đem lại. Khơng có sự tổ chứcgiáo dục pháp luật trong trường phổ thông, sau khi tốt nghiệp phổ thông,

trong các trường đại học không chunluật thì khơng thể khắc phục được chủ nghĩa coi thường (hư vơ) pháp luật. Đó làq trình rất lâu dài, phức tạp, vất vả, nhưng cần thiết. Ĩ đâykhơng nói đến các bài giảng về pháp luật mà nói về sựchiếm lĩnh pháp luật với tư cách là mộtbộ phận cần thiết, không thể thiếu của tồntạixã hội.

Tất nhiên, đó chỉ là một bộ phận trong các giải pháp mà nhà nước cần phải thực hiện, ơ đây điều có ý nghĩa quan trọng là cần phải nhậnthức và đánh giá vai trị và ý nghĩa của tồn bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (luật pháp), hệ thốhg pháp luật nói chung đã được hình thành và đang ở giai đoạn được hình thành.Trong mọi trường hợp, hệ tư tưởng pháp luật khơng thể được hình thành ở bên ngoài hệ tư tưởng nhà nưốc - quốc gia màchỉ được hình thành trong tổng thể với hệ tư tưởng nhà nước - quốc gia. Trong điều kiện hiện nay với việc cân nhắc các luậnđiểm của Hiến pháp năm 2013 của ViệtNam và các nỗ lựcto lốn mà xã hội chi phí để khắc phục chủ nghĩa coi thường pháp luật, lối tư duy cũ về pháp luật với tư cáchlà công cụ đàn áp, cưỡng chế, hạn chế, trừng phạt, hệ tư tưởng quốc gia như vậy chỉ có thể là thếgiới quan hiến pháp, chủ nghĩa hiến pháp mà bản chất của nó thể hiện ở việc thừa nhận các quyền và tự dokhông thể bị tước đoạt của con người vớitư cách là giá trị cao nhất và là nền tảng củanhà nước pháp quyền xãhội chủnghĩa Việt Nam.

<i>Thứ hai,đào tạo pháp luật vàkhoahọc</i>

<i>pháp lý</i>

Đào tạo pháp luật, khoa học pháp lý,giáo dục, tuyên truyền pháp luật gắn liềnchặt chẽ với nhau. Điều quan trọng là phải có truyền thống văn hố pháp luật

<b>13 </b>

<b><small>NHÃN LỰC KHOA HỌC XÃ HỘISỐ 9-2021</small></b>

</div>

×