Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Bài giảng tài chính doanh nghiệp ac22 Đại học mở hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.95 MB, 123 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>BÀI 1: </b>

<b> TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH </b>

<i><b>Xin chào các Anh/Chị học viên! </b></i>

Rất hân hạnh được gặp các anh/chị trong bài mở đầu của môn học Quản trị tài chính doanh nghiệp.

Quản trị tài chính đóng vai trị to lớn và có tác động đến tất cả các hoạt động của doanh nghiệp. Hầu hết các quyết định quan trọng của lãnh đạo doanh nghiệp đều dựa trên các thơng tin từ sự phân tích tình hình tài chính, quản lý tài chính của doanh nghiệp.

Để quản trị tài chính doanh nghiệp có hiệu quả, các nhà tài chính phải có những kiến thức, kỹ năng nhất định. Phải hiểu rõ về doanh nghiệp và các hoạt động của doanh nghiệp; khái niệm, vai trò, nội dung, các nhân tố ảnh hưởng và các nguyên tắc quản trị tài chính doanh nghiệp.

<i><b>Bài 1 gồm 4 nội dung: </b></i>

1.NỘIDUNGVÀNHÂNTỐẢNHHƯỞNGĐẾNQUẢNTRỊTÀICHÍNHDOANHNGHIỆP

2.CÁCNGUYÊNTẮCQUẢNTRỊTÀICHÍNHDOANHNGHIỆP 3.THỊTRƯỜNGTÀICHÍNH

<b>1. NỘI DUNG VÀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP </b>

<b> 1.1. Nội dung quản trị tài chính doanh nghiệp </b>

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải giải quyết các vấn đề cơ bản như: (1) nên đầu tư dài hạn vào đâu và bao nhiêu cho phù hợp với loại hình sản xuất kinh doanh của mình; (2) nguồn vốn mà doanh nghiệp đầu tư được khai thức

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

từ nguồn nào; (3) việc quản lý tài chính của doanh nghiệp được thực hiện hàng ngày như thế nào. Nội dụng chủ yếu của quản tài chính bao gồm:

<b>- </b> Tham gia đánh giá, lựa chọn, các dự án đầu tư và kế hoạch kinh doanh

Trong việc phân tích lựa chọn, đánh giá các dự án tối ưu, các dự án có mức sinh lời cao, người quản trị tài chính là người xem xét việc sử dụng vốn đầu tư như thế nào; trên cơ sở tham gia đánh giá, lựa chọn dự án đầu tư, cần tìm ra định hướng phát triển doanh nghiệp. Khi xem xét việc bỏ vốn thực hiện dự án đầu tư, cần chú ý tới việc tăng cường tính khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp để đảm bảo đạt được hiệu quả kinh tế trước mắt cũng như lâu dài

<b>- </b> Xác định nhu cầu vốn, tổ chức huy động các nguồn vốn để đáp ứng cho hoạt động của doanh nghiệp.

Mọi hoạt động của doanh nghiệp địi hỏi phải có vốn. Bước vào hoạt động kinh doanh, quản trị tài chính doanh nghiệp cần phải xác định các nhu cầu vốn cấp thiết cho các hoạt động của doanh nghiệp ở trong kỳ. Vốn hoạt động gồm có vốn dài hạn và vốn ngắn hạn, và điều quan trọng là phải tổ chức huy động nguồn vốn đảm bảo đầy đủ cho các nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp. Việc tổ chức huy động các nguồn vốn ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp. Để đi đến việc quyết định lựa chọn hình thức và phương pháp huy động vốn thích hợp doanh nghiệp cần xem xét, cân nhắc trên nhiều mặt như: kết cấu vốn, chi phí cho việc sử dụng các nguồn vốn, những điểm lợi và bất lợi của các hình thức huy động vốn.

<b>- </b> Tổ chức sử dụng tốt số vốn hiện có, đảm bảo các khoản thu – chi, đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Quản trị tài chính doanh nghiệp phải tìm ra các biện pháp góp phần huy động tối đa các số vốn hiện có vào hoạt động kinh doanh, giải phóng các nguồn vốn bị ứ đọng. Theo dõi chặt chẽ và thực hiện tốt việc thu hồi bán hàng và các khoản thu khác, quản lý chặt chẽ các khoản chi tiêu phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Tìm các biện pháp lập lại sự cân bằng giữa thu và chi bằng tiền để đảm bảo cho doanh nghiệp ln có khả năng thanh tốn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>- </b> Thực hiện tốt việc phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp.

Thực hiện việc phân phối hợp lý lợi nhuận sau thuế cũng như trích lập và sử dụng tốt các quỹ của doanh nghiệp sẽ góp phần quan trọng vào việc phát triển doanh nghiệp và cải thiện đời sống người lao động. Lợi nhuận là mục tiêu của hoạt động kinh doanh là một chỉ tiêu mà doanh nghiệp phải đặc biệt quan tâm vì nó liên quan đến sự tồn tại, phát triển mở rộng của doanh nghiệp.

<b>- </b> Đảm bảo kiểm tra, kiểm soát thường xuyên đối với tình hình hoạt động của doanh nghiệp và thực hiện tốt việc phân tích tài chính.

Thơng qua tình hình thu chi tiền tệ hàng ngày, tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính cho phép thường xuyên kiểm tra, kiểm soát tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Mặt khác, định kỳ cần phải tiến hành phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. Phân tích tài chính nhằm đánh giá điểm mạnh và những điểm yếu về tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, có thể giúp cho lãnh.đạo doanh nghiệp trong việc đánh giá tổng quát tình hình hoạt động của doanh nghiệp, những mặt mạnh và những điểm còn hạn chế trong hoạt động kinh doanh như khả năng thanh tốn, tình hình luân chuyển vật tư, tiền vốn, hiệu quả hoạt động kinh doanh.

<b>- </b> Thực hiện tốt việc kế hoạch hố tài chính.

Các hoạt động tài chính của doanh nghiệp cần được dự kiến trước thông qua việc lập kế hoạch tài chính. Thực hiện tốt việc lập kế hoạch tài chính là cơng cụ cần thiết giúp cho doanh nghiệp có thể chủ động đưa ra các giải pháp kịp thời khi có sự biến động của thị trường. Q trình thực hiện kế hoạch tài chính cũng là q trình ra quyết định tài chính thích hợp nhằm đạt tới các mục tiêu của doanh nghiệp.

<b> 1.2. Mục tiêu của quản trị tài chính doanh nghiệp </b>

Doanh nghiệp tồn tại và phát triển trên thị trường vì nhiều mục tiêu khác nhau như: tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa doanh thu trong ràng buộc tối đa hóa lợi nhuận…Tất cả các mục tiêu nêu trên đều nhằm mục tiêu bao trùm là tối đa hóa giá trị tài sản cho các chủ sở hữu. Một doanh nghiệp phải thuộc về các chủ sở hữu nhất định

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

và chính họ phải nhận thấy giá trị đầu tư của họ tăng lên. Khi doanh nghiệp đặt ra mục tiêu là tăng giá trị tài sản cho chủ sở hữu, doanh nghiệp đã tính đến sự biến động của thị trường, các rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Đó chính là mục tiêu của quản trị tài chính doanh nghiệp. Các quyết định trong doanh nghiệp gồm: quyết định đầu tư, quyết định huy động vốn, quyết định về phân phối ngân quỹ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Trong quản trị tài chính, nhà quản lý phải cân nhắc các yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài để đưa ra các quyết định làm tăng giá trị tài sản của các chủ sở hữu.

<b> 1.3. Công cụ của quản trị tài chính doanh nghiệp </b>

Quản lý tài chính là việc sử dụng các thơng tin phản ánh chính xác tình trạng tài chính của một doanh nghiệp để phân tích điểm mạnh điểm yếu của nó và lập các kế hoạch kinh doanh, kế hoạch sử dụng nguồn tài chính, tài sản cố định và nhu cầu nhân công trong tương lai nhằm tăng lãi cổ tức của cổ đơng. Lập kế hoạch tài chính sẽ cho phép qụyết định lượng nguyên liệu thô doanh nghiệp có thể mua, sản phẩm cơng ty có thể sản xuất và khả năng cơng ty có thể tiếp thị, quảng cáo để bán sản phẩm ra thị trường. Khi có kế hoạch tài chính, bạn cũng có thể xác được nguồn nhân lực doanh nghiệp cần. Lập kế hoạch tài chính gồm lập kế hoạch trong ngắn hạn và lập kế hoạch trong dài hạn. Kế hoạch tài chính ngắn hạn là việc lập kế hoạch về lợi nhuận và ngân quỹ công ty trong khi kế hoạch dài hạn thường mang tính chiến lược và liên quan đến việc lập các mục tiêu tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trong vòng từ 3 đến 5 năm. Các công cụ dùng trong việc lập kế hoạch ngắn hạn thường dùng là: báo cáo thu nhập chiếu lệ, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, phân tích tình hình ngân quỹ và chiến lược giá cả. Kế hoạch tài chính ngắn hạn nên được lập theo từng tháng để có được cái nhìn sát hơn và đưa ra được biện pháp nâng cao tình hình tài chính. Lập kế hoạch tài chính dài hạn hay kế hoạch tài chính chiến lược.

Doanh nghiệp có thể sử dụng các cơng cụ tài chính để: (i) phịng ngừa các rủi ro tài chính; (ii) tạo ra thu nhập; (iii) tiết kiệm chi phí; và (iv) huy động vốn. Cơng cụ tài chính có thể được phân chia thành nợ (là khoản vay nhà đầu tư cung cấp cho doanh nghiệp) hoặc vốn cổ phần (thể hiện quyền sở hữu đối với doanh nghiệp).

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<i>- Cổ phiếu là cơng cụ tài chính doanh nghiệp có thể sử dụng để huy động vốn. </i>

Cổ phiếu thể hiện quyền sở hữu một phần doanh nghiệp.

Tài trợ tài chính cho doanh nghiệp thơng qua phát hành và bán cổ phiếu được gọi là tài trợ vốn cổ phần. Tài trợ vốn cổ phần thường được sử dụng cho các dự án đầu tư dài hạn như xây dựng nhà máy mới, hay phát triển thị trường mới ở nước ngồi. Doanh nghiệp có thể huy động vốn tài trợ cổ phần với hình thức đơn lẻ, cá nhân (private placement) hoặc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (Initial Public Offering-IPO).

<i>Cổ phiếu có 2 loại phổ biến: cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu ưu đãi. Cổ phiếu </i>

ưu đãi (preferred stock), còn gọi là cổ phần ưu đãi, được ưu tiên phân bổ cổ tức và tài sản trước cổ phiếu phổ thông (common stock). Trong một số trường hợp, cổ phiếu ưu đãi cịn có các quyền bỏ phiếu đặc biệt hơn so với cổ phiếu phổ thông như được quyền bỏ phiếu với các quyết định hợp nhất và mua lại, hay được quyền từ chối mua cổ phần đầu tiên (khi doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu, người nắm giữ cổ phiếu ưu đãi có quyền mua thêm với số lượng tối đa trước khi từ chối và nhường quyền mua cho người nắm giữ cổ phiếu phổ thông).

<i>- Trái phiếu/ Trái phiếu chuyển đổi (bond) là một loại chứng khoán nợ. Doanh </i>

nghiệp phát hành trái phiếu có nghĩa vụ thanh toán cho người nắm giữ trái phiếu cả gốc và lãi vay. Đôi khi, doanh nghiệp phát hành cịn có nghĩa vụ cung cấp cho người nắm giữ trái phiếu một số thông tin nhất định về hoạt động doanh nghiệp và chấp nhận giới hạn trong điều hành, quản lý doanh nghiệp. Trái phiếu được phát hành với kỳ hạn cố định và thường lớn hơn 1 năm. Doanh nghiệp có thể phát hành trái phiếu chuyển đổi (convertible bond) là loại trái phiếu với các điều kiện xác định cho phép chuyển đổi khoản vay thành cổ phần.

Theo Nghị định số 52/2006/NĐ-CP ban hành ngày 19/5/2006, Chính phủ quy định: Trái phiếu doanh nghiệp có mệnh giá tối thiểu là 100.000 đồng, các mệnh giá khác là bội số của 100.000 đồng. Các loại mệnh giá của trái phiếu do doanh nghiệp phát hành quyết định cho từng đợt phát hành…

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Trái phiếu doanh nghiệp được tự do chuyển nhượng, cho, tặng, để lại thừa kế hoặc sử dụng để chiết khấu, thế chấp, cầm cố trong các quan hệ tín dụng theo quy định hiện hành của pháp luật. Doanh nghiệp khơng được sử dụng trái phiếu do chính doanh nghiệp phát hành đế chiết khấu, thế chấp, cầm cố trong các quan hệ tín dụng…

Doanh nghiệp phát hành trái phiếu khi có đủ các điều kiện sau: Có thời gian hoạt động tối thiểu là 01 năm kể từ ngày doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động; Có báo cáo tài chính của năm liền kề trước năm phát hành được kiểm toán; Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh năm liền kề năm phát hành phải có lãi; Có phương án phát hành trái phiếu được tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thơng qua…

Tại thời điểm thực hiện chuyển đổi trái phiếu, giá cổ phiếu biến động vượt quá biên độ biến động giá cổ phiếu được công bố khi phát hành trái phiếu, chủ sở hữu doanh nghiệp có quyền điều chỉnh tỷ lệ chuyển đổi trái phiếu cho phù hợp…

<i><b>- Quyền chọn mua cổ phần (stock option) là hợp đồng về quyền, không phải </b></i>

nghĩa vụ, của người nắm giữ được mua (call) hoặc bán (put) cổ phần với một mức giá định trước trong khoảng thời gian xác định.

Đề nghị quyền mua cổ phần như một phần quyền lợi của nhân sự đảm nhiệm vị trí quản lý chủ chốt là điều khoản được các công ty Mỹ áp dụng phổ biến trong hợp đồng lao động. Điều khoản này cho phép nhân sự quản lý mua một số lượng cổ phần định trước của doanh nghiệp họ đang phục vụ. Thông thường, quyền mua này không được phép thực hiện ngay. Nhân sự quản lý được phép mua một số lượng cổ phần nhất định sau mỗi năm phục vụ doanh nghiệp. Hoặc quyền mua cổ phần chỉ được phép thực hiện sau khi nhân sự quản lý đã phục vụ doanh nghiệp một số năm tối thiểu. Tuỳ thuộc vào doanh nghiệp, quyền mua này có thể được giao dịch hoặc khơng; thời gian hiệu lực của quyền mua là hữu hạn hoặc vô hạn v.v…

Giá mua cổ phần được xác định trước. Mức giá có lợi nhất cho các nhân sự chủ chốt là mức thấp hơn giá trị thị trường hiện tại của cổ phần doanh nghiệp. Khi đó, quyền mua cổ phẩn ngay lập tức có giá trị thương mại, đặc biệt khi quyền mua được phép thực hiện ngay. Giá mua cổ phần công bằng hơn cho cả doanh nghiệp và nhân sự quản lý là mức giá được xác định cao hơn giá trị thị trường hiện tại của cổ phần doanh

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

nghiệp, với một tỉ lệ hợp lý. Khi đó, quyền mua cổ phần chỉ có giá trị khi giá cổ phiếu của doanh nghiệp tăng lên. Điều này đồng nghĩa với việc các nhân sự chủ chốt hưởng lợi khi làm tốt công việc của mình.

<b>2. CÁC NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP </b>

Trong quản trị tài chính doanh nghiệp, để hoạt động này đạt hiệu quả cao, các doanh nghiệp cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

<b>- Nguyên tắc đánh đổi rủi ro và lợi nhuận: nhà đầu tư thường có nhiều phương </b>

án đầu tư khác nhau. Việc lựa chọn phương án đầu tư khác nhau tùy thuộc vào mức độ rủi ro mà họ chấp nhận cũng như lợi nhuận mong muốn của họ. Nhà đầu tư khi chọn phương án có mức độ rủi ro cao, có nghĩa là họ hy vọng phương án đó có thể đem lại mức lợi nhuận cao hơn các phương án khác.

<b>- Nguyên tắc giá trị thời gian của dòng tiền: trong quá trình đầu tư, lợi ích và </b>

chi phí thường xảy ra tại các thời điểm khác nhau. Do vậy, nhà đầu tư phải nắm rõ được khái niệm giá trị thời gian của dịng tiền, tức là phải đưa lợi ích và chi phí của phương án về một thời điểm (thường về thời điểm hiện tại). Khi đó, phương án được chấp nhận khi lợi ích lớn hơn chi phí.

<b>- Nguyên tắc chi trả: doanh nghiệp cần đảm bảo mức ngân quỹ tối thiểu để thực </b>

hiện việc chi trả trong hoạt động kinh doanh của mình. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần quan tâm đến dòng tiền. Dòng tiền ra và dòng tiền vào được tái đầu tư phản ánh tính chất thời gian của lợi nhuận và chi phí.

<b>- Nguyên tắc sinh lợi: đây là nguyên tắc quan trọng đối với nhà quản trị tài </b>

chính vì phương án được lựa chọn phải là phương án đem lại lợi nhuận. Trong thị thường cạnh tranh, việc tìm kiếm một dự án tốt, lợi nhuận lâu dài là rất khó. Vì vậy, để dự án tồn tại được trong môi trường cạnh tranh gay gắt này, các nhà đầu tư phải tìm cách làm giảm tính cạnh tranh của thị trường, tạo sự khác biệt, tạo lợi thế sản phẩm của mình.

<b>- Nguyên tắc thị trường có hiệu quả: thị trường có hiệu quả là thị trường ở đó </b>

giá trị các tài sản bất kỳ một thời điểm nào đều phản ánh đều phản ánh đầy đủ thông tin một cách công khai. Trong thị trường có hiệu quả, giá cả được xác định chính xác.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Trong kinh doanh, những quyết định nhằm tối đa hóa giá trị tài sản của các chủ sở hữu làm thị giá cổ phiếu tăng. Như vậy, mục tiêu tối đa hóa giá trị tài sản của các cổ đơng có thể đạt được trong những điều kiện nhất định bằng cách nghiên cứu tác động của các quyết định tới thị giá cổ phiếu.

<b>- Tác động của thuế: khi đưa ra các quyết định tài chính, nhà quản lý tài chính </b>

phải tính tới tác động của thuế, đặc biệt là thuế thu nhập doanh nghiệp. Khi xem xét một quyết định đầu tư, doanh nghiệp phải tính lợi ích thu được trên cơ sở dịng tiền sau thuế do dự án tạo ra. Tác động của thuế cần được phân tích kỹ lưỡng khi thiết lập cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần cân nhắc, tính tốn để điều chính các quyết định tài chính cho phù hợp, đảm bảo lợi ích của các cổ đơng. Bên cạnh đó, trong quản lý tài chính, nguyên tắc hành vi đạo đức, có trách nhiệm đối với xã hội là nguyên tắc rất quan trọng, phản ánh tiêu chuẩn xử sự trong xã hội mà các nhà quản lý tài chính phải tuân theo.

<b>- Gắn kết lợi ích của người quản lý với lợi ích của cổ đông: các quyết định và hoạt động </b>

của nhà quản lý tài chính đều nhằm mục tiêu của doanh nghiệp: mục tiêu tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, có khả năng cạnh tranh, chiếm được thị phần tối đa trên thương trường, tối thiểu hóa chi phí, tăng thu nhập cho chủ sở hữu. Nhà quản lý tài chính đưa ra các quyết định vì lợi ích của các cổ đơng doanh nghiệp, bằng các quyết định làm tăng giá trị thị trường cổ phiếu. Mục tiêu của quản lý tài chính là tối đa hóa giá trị hiện hành cổ phiếu, là tăng giá trị doanh nghiệp, đem lại lợi ích cho các cổ đơng.

<b>3. THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 3.1. Khái niệm về thị trường </b>

Thị trường tài chính thể hiện rất nhạy cảm mọi hoạt động của các thị trường hàng hố và dịch vụ. Nó được ví như là thị trường phái sinh từ nền kinh tế thực, nó đo lường và phản ảnh hiệu quả kinh doanh và hiện trạng của nền kinh tế thực. Thị trường tài chính ra đời đã làm đa dạng hoá và phức tạp hoá mọi hoạt động tài chính. Thị trường tài chính khơng chỉ chịu ảnh hưởng của nền kinh tế mà nó cịn gây ra nhiều tác động đến sự phát triển của nền kinh tế. Vì thế, nó có vai trị nhất định đối với sự vận hành kinh tế và trở thành công cụ đắc lực giúp nhà

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

nước quản lý có hiệu quả nền kinh tế.

Trong cơ chế thị trường, hoạt động kinh tế không chỉ bao gồm các mối quan hệ cung cầu về hàng hố mà cịn xuất hiện quan hệ cung cầu về tiền tệ. Quan hệ này xuất hiện tất yếu dẫn đến nhu cầu vận động nguồn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, chủ yếu diễn ra trên thị trường tài chính. Thuật ngữ “thị trường tài chính” được sử dụng để phân biệt thị trường mua bán, giao dịch các loại chứng khoán (tài sản tài chính) với các thị trường khác (thị trường hàng hoá, thị trường sức lao động,...).

Nếu “thị trường hàng hố hữu hình” mua bán các loại sản vật cụ thể, nhìn thấy được, sờ được (lúa, gạo, cafê,...), nghĩa là đó là thị trường hữu hình. Cịn thị trường tài chính là nơi mua bán các loại hàng hoá theo đúng tên gọi đặc trưng của nó: đó là tài chính. Đây là loại tài sản vơ hình với giá trị của nó khơng liên quan gì đến đặc tính và vật thể của hàng hố đó, giá trị của nó dựa vào trái quyền hợp phát trên một lợi ích tương lai nào đó. Hàng hố của thị trường tài chính là những loại hình thay thế tiền mặt. Để có nó, người ta đem tiền mặt đi đổi bằng các hình thức như: mua, ký gửi, cho vay,... Sở dĩ người ta làm như vậy là vì nó tạo ra lãi suất mà tiền mặt không làm được. Khi thị trường tài chính phát triển, người ta dễ dàng đem chuyển đổi những loại hàng hố đó trở thành tiền mặt. Xã hội ngày càng phát triển thì người ta càng thích cất giữ những loại hàng hoá thay cho tiền mặt bởi lẽ nó cũng là tiền nhưng lại sinh lãi trong mỗi ngày.

<i>Như vậy, ta có thể rút ra được khái niệm về thị trường tài chính: Thị trường tài chính là nơi diễn ra các hoạt động mua bán các tài sản tài chính. </i>

<i>- Đối tượng của thị trường tài chính: là những nguồn cung cầu về vốn trong xã </i>

hội của các chủ thể kinh tế như Nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các định chế tài chính trung gian và công chúng

- <i>Công cụ của thị trường tài chính: đây là nguồn sống cho hoạt động của thị </i>

trường, bao gồm: công trái nhà nước, chứng khoán do doanh nghiệp phát hành, trái phiếu công ty, trái phiếu của các định chế tài chính trung gian và các loại giấy tờ có giá khác: séc, kỳ phiếu,...

- <i>Chủ thể của thị trường tài chính: đây là những pháp nhần và thể nhân đại </i>

diện cho những nguồn cung và cầu về vốn tham gia trên thị trường tài chính.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b> 3.2. Vai trò của thị trường tài chính </b>

Thị trường tài chính có 3 chức năng kinh tế cơ bản sau:

<i><b>Thứ nhất, hình thành giá các tài sản tài chính. Thơng qua tác động qua lại giữa </b></i>

những người mua và những người bán, giá của tài sản tài chính (chứng khốn) được xác định, hay nói cách khác, lợi tức cần phải có trên một tài sản tài chính được xác định. Yếu tố thúc đẩy các doanh nghiệp gọi vốn chính là mức lợi tức mà các nhà đầu tư yêu cầu; và với đặc điểm này của thị trường tài chính đã phát tín hiệu cho biết vốn trong nền kinh tế cần được phân bổ như thế nào giữa các tài sản tài chính. Q trình đó được gọi là q trình hình thành giá.

<i><b>Thứ hai, cung cấp một cơ chế để cho các nhà đầu tư bán một tài sản tài chính. </b></i>

Với đặc tính này, thị trường tài chính là thị trường tạo ra tính thanh khoản. Thiếu tính thanh khoản, các nhà đầu tư phải nắm giữ tài sản tài chính cho đến khi nào đáo hạn, hoặc đối với cổ phiếu cho khi nào công ty tự nguyện thu hồi hoặc nếu khơng tự nguyện thì phải chờ thanh lý tài sản. Mặc dù tất cả các thị trường tài chính đều có tính thanh khoản, nhưng mức độ thanh khoản sẽ là khác nhau giữa chúng.

<i><b>Thứ ba, giảm bớt chi phí tìm kiến và chi phí thơng tin. Để các giao dịch có thể </b></i>

được diễn ra thì những người mua và người bán phải tìm được nhau. Họ phải mất rất nhiều tiền và thời gian cho việc tìm kiếm này, ảnh hưởng đến lợi nhuận kỳ vọng của họ. Chi phí đó là chi phí tìm kiếm. Bên cạnh đó, để tiến hành đầu tư họ cần có các thông tin về giá trị đầu tư như khối lượng và tính chắc chắn của dịng tiền kỳ vọng. Thị trường tài chính nhờ có tính trung lập này – là nơi để người mua, người bán đến đó tìm gặp nhau, là nơi cung cấp các thông tin một cách công khai và đầy đủ - nên có khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch lớn vì thế nó cho phép giảm đến mức thấp nhất những khoản chi phí trên.

Thị trường tài chính phát triển cùng với trình độ phát triển của nền kinh tế, đi từ đơn giản đến phức tạp. Ở trình độ phát triển ngày càng cao, thị trường tài chính ngày càng có nhiều loại trung gian tài chính tham gia. Các trung gian tài chính ngày càng tạo ra nhiều loại sản phẩm tài chính đa dạng, đáp ứng ngày càng đầy đủ nhu cầu của các bên tham gia thị trường.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b> 3.3. Phân loại thị trường tài chính </b>

Có nhiều cách đến phân loại thị trường tài chính:

1, Nếu phân loại theo công cụ tài chính trên thị trường thì ta có: - Thị trường nợ

- Thị trường chứng khoán

2, Nếu phân loại theo thời gian luân chuyển vốn, ta có:

- Thị trường tiền tệ: thị trường có thời gian luân chuyển vốn không quá 1 năm - Thị trường vốn: thị trường có thời gian luân chuyển vốn trên 1 năm trở lên. 3, Nếu phân loại theo hình thức phát hành, thì ta có:

- Thị trường sơ cấp: thị trường phát hành chứng khoán lần đầu tiên - Thị trường thứ cấp: thị trường mua đi bán lại các chứng khoán

Tuy nhiên, trong thực tế việc sử dụng các hình thức phân loại nào thì sẽ tuỳ thuộc vào vấn đề mà người ta muốn nghiên cứu đến. Thông thường, khi nói đến thị trường tài người ta thường phân theo 2 cách (2) và (3)

<b> 3.4. Mối quan hệ giữa các loại thị trường </b>

<i> 3.4.1.Mối quan hệ giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn 3.4.1.1. Thị trường tiền tệ </i>

Là thị trường vốn ngắn hạn. Hoạt động của thị trường tiền tệ diễn ra chủ yếu thông qua hoạt động của ngân hàng và các tổ chức tín dụng, vì các ngân hàng thương mại là chủ thể quan trọng nhất trong việc thu hút và cung cấp các nguồn vốn ngắn hạn.

Thị trường tiền tệ có một số đặc điểm sau đây:

- Thời gian luân chuyển vốn ngắn hạn Công cụ của thị trường này là những món nợ vay hay những chứng khốn có thời gian đáo hạn dưới 1 năm.

- Hình thức tài chính đặc trưng là hình thức tài chính gián tiếp. Đóng vai trị trung gian giữa những người vay và người cho vay là các ngân hàng thương mại. - Các công cụ trên thị trường tiền tệ có độ an toàn tương đối cao nhưng lại thường có mức lợi tức thấp.

Thị trường tiền tệ được phân thành 3 bộ phận sau:

<i><b>* Thị trường cho vay ngắn hạn của các định chế tài chính trung gian. Thị </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

trường này hoạt động dựa vào hoạt động của các tổ chức tài chính trung gian. Các tổ chức này sẽ huy động các nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế, cá nhân bằng hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm và đem cho các tổ chức kinh tế, cá nhân khác vay lại nếu cần.

<i><b>* Thị trường hối đoái (thị trường ngoại hối): là nơi diễn ra các hoạt động mua </b></i>

bán và trao đổi ngoại tệ. Khác với các loại thị trường khác, người ta dùng tiền để đổi lấy hàng hố, thì trên thị trường này người ta dùng tiền để đổi lấy tiền. Một đặc tính riêng biệt nữa của thị trường ngoại hối đó là tất yếu nó sẽ là thị trường quốc tế. Khi nào người dân ở các khu vực khác nhau còn dùng những đồng tiền khác nhau thì thị trường ngoại hối tồn tại là cần thiết.

<i><b>* Thị trường liên ngân hàng: đây là thị trường hoạt động phục vụ cho các khách </b></i>

hàng là các ngân hàng thương mại. Trong hoạt động không phải lúc nào ngân hàng ln có đủ tiền để cho vay, không phải lúc nào ngân hàng cũng tìm được khách hàng để cho vay hết khoản tiền mà mình có. Vì thế sẽ phát sinh nhu cầu vay và cho vay giữa các ngân hàng nhằm phục vụ tốt cho hoạt động chính của mình là huy động vốn và cho vay vốn. Đặc điểm của thị trường này là chỉ dành riêng cho các ngân hàng và thường khối lượng, giá trị giao dịch là lớn.

<i> 3.4.1.2. Thị trường vốn </i>

Thị trường vốn là thị trường dành cho các khoản vốn dài hạn. Thị trường này cung cấp vốn cho các khoản đầu tư dài hạn của chính phủ, các doanh nghiệp và các hộ gia đình. Do thời gian luân chuyển vốn trên thị trường này dài hạn hơn so với thị trường tiền tệ nên các cơng cụ trên thị trường vốn có độ rủi ro cao hơn và tất nhiên mức lợi tức của nó cũng sẽ cao hơn.

Trong lịch sử hình thành của thị trường tài chính thì thị trường tiền tệ là thị trường được hình thành trước vì ban đầu do kinh tế chưa phát triển nên nhu cầu vốn và nhu cầu tiết kiệm vốn chưa nhiều chủ yếu là ngắn hạn. Sau khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu về các nguồn vốn dài hạn cho đầu tư xuất hiện thì thị trường vốn ra đời. Bên cạnh việc huy động vốn dài hạn thông qua các định chế tài chính trung gian thì chính phủ và các doanh nghiệp còn tự huy động vốn bằng cách phát hành chứng khoán.

Một khi chứng khoán ra đời thì tất yếu sẽ xuất hiện nhu cầu mua bán chứng khốn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Chính vì thế mà thị trường chứng khoán ra đời với tư cách là 1 bộ phận của thị trường vốn nhằm đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi chứng khoán.

Thị trường vốn bao gồm: thị trường vay nợ dài hạn và thị trường chứng khoán. Đối với thị trường vay nợ dài hạn thì lại được chia thành:

<i><b>* Thị trường thế chấp </b></i>

Đây là thị trường chuyên cho vay các món nợ dài hạn dùng để tài trợ mua bán địa ốc, nhà xưởng. Do thời hạn dài và thường giá trị của các món nợ vay thường rất lớn để hình thành bất động sản (nhà, đất, nhà xưởng,...) nên cần có sự thế chấp tài sản cho món nợ vay này. Tài sản thế chấp có thể là những tài sản sẵn có của những người đi vay và kể cả những tài sản được hình thành từ khoản nợ vay đó. Chính vì thế, thị trường thế chấp còn được gọi là thị trường cho vay dài hạn có cầm cố bất động sản.

<i><b>* Thị trường tín dụng thuê mua (cho thuê tài chính) </b></i>

Tín dụng thuê mua hay còn được gọi là hoạt động cho th tài chính hoặc có thể được gọi là th vốn. Đây là hình thức tín dụng trung và dài hạn, trong đó người cho thuê cam kết mua tài sản, thiết bị theo yêu cầu của người thuê và là người nắm giữ quyền sở hữu tài sản đó. Người thuê là người sử dụng tài sản và phải thanh toán tiền thuê cho người cho thuê tài sản trong một khoảng thời gian đã được thảo thuận trước. Trong suốt thời gian thuê, người thuê không được quyền huỷ bỏ hợp đồng thuê trườc kỳ hạn. Khi kết thúc hợp đồng, người thuê có thể chuyển quyền sở hữu, mua lại hoặc tiếp tục thuê như đã thoả thuận trong hợp đồng.

Hoạt động tín dụng tài chính là một hình thức tín dụng rất hữu ích đối với các doanh nghiệp nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bởi vì, thơng qua hình thức tín dụng này các doanh nghiệp tìm được nguồn tài trợ cho hoạt động đầu tư máy móc, thiết bị, cải thiện công nghệ.

Hoạt động cho thuê tài chính cịn được xem là quá trình chuyển quyền sử dụng, khai thác các tính năng hữu ích của tài sản mà khơng chuyển đổi quyền sở hữu nó.

Hoạt động tín dụng th mua có những ưu điểm như:

Đối với người đi th thì th tài chính cũng có thể được xem là họ đã mua được tài sản bằng một khoản vốn vay có đảm bảo bằng chính tài sản cho thuê. Các điều khoản của hợp đồng thuê được xem như là những điều khoản ràng buộc của ngân hàng đưa ra trong một hợp đồng tín dụng thơng thường.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Ngồi ra, thơng qua hoạt động tín dụng thuê mua thì doanh nghiệp được tài trợ 100% vốn mua tài sản hoặc được thuê tài sản đảm bảo nguồn vốn hoạt động (vốn lưu động) của doanh nghiệp.

Hầu hết tài sản trong hoạt động cho thuê tài chính đều là tài sản mới. Bởi vì, thơng thường người đi th sẽ đạt ra yêu cầu về tính năng kỹ thuật cho tài sản muốn thuê trước đối với người thuê và hai bên tiến hành ký kết hợp đồng. Sau đó, người cho thuê sẽ mua những tài sản này trực tiếp từ nhà sản xuất và chuyển cho bên thuê sử dụng. Người cho thuê thường mua tài sản mới để cho thuê nhằm đảm bảo những điều kiện trong hợp đồng, đồng thời nó sẽ giúp họ hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro như rủi ro do hao mịn vơ hình hoặc rủi ro không thể cho thuê tiếp tài sản sau khi kết thúc hợp đồng do tài sản đã quá cũ,…

Hoạt động tín dụng th mua có những đặc điểm quan trọng sau đây:

- Bên cho thuê sẽ không cung cấp các hoạt động bảo trì tài sản hay những dịch vụ khác đi kèm.

- Bên cho thuê sẽ nhận được những khoản tiền thanh toán tiền cho thuê bằng với giá trị của tài sản cho th bị hao mịn và có thêm một khoản tiền lãi.

- Bên đi thuê thì được ưu tiên mua lại sau khi kết thúc thời hạn của hợp thuê tài chính.

- Bên thuê không được huỷ bỏ ngang hợp đồng tín dung thuê mua. Nghĩa là bên thuê phải đảm bảo việc thanh toán các khoản thanh toán tiền thuê đúng kỳ hạn cho dù phải đối mặt với những rủi ro có thể gặp phải như rủi ro không thể thực hiện được những trách nhiệm tài chính này hoặc rủi ro phá sản của bên thuê.

Loại hình cho thuê tài chính chỉ phát huy hết những ưu thế của mình khi hội đủ những điều kiện sau đây:

- Hợp đồng tín dụng thuê mua phải đảm bảo được tính khơng chắc chắn của khoảng giá trị còn lại của tài sản sau khi kết thúc hợp đồng thuê mua

- Các khoản chi phí để thực hiện hợp đồng cho thuê tài chính có thể cao hơn so với khoảng chi phí khi tự bỏ tiền đi mua tài sản đó bằng nguồn vốn tự có những cái giá phải trả cho những nợ hay vốn cổ phần thì cao hơn so với chi phí của hợp đồng cho th tài chính.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

Thơng thường hoạt động tín dụng thuê mua được cung cấp bởi các ngân hang lớn hoặc các cơng ty tài chính. Cho nên thị trường tín dụng thuê mua là một nơi hoạt động của ngân hàng và cơng ty tài chính.

<i><b>* Thị trường chứng khoán </b></i>

Đây là thị trường được hình thành dùng để giao dịch mua bán chứng khoán. Đối với hoạt động của thị trường này khá là phức tạp nhưng cũng rất hấp dẫn. Chúng ta sẽ có dịp nói đến nó về sau. Tuy nhiên, khi nói đến thị trường chứng khốn thì chúng ta có thể chia nó ra thành 2 loại thị trường cơ bản là:

- Sở giao dịch chứng khoán: là thị trường chứng khoán chính thức bởi vì nó được tổ chức một cách tập trung tại địa chỉ cụ thể và tuân thủ theo những qui được ban hành một cách chặt chẽ.

- Thị trường OTC (Over The Counter): đây là thị trường chứng khoán ở cấp độ cao hơn với sự hỗ trợ của các thiết bị hiện tại nên việc giao dịch chứng khốn khơng cần được tập trung lại một nơi cụ thể mà có thể thực hiện giao dịch từ nhiều nơi khác nhau. Đồng thời số lượng chứng khoán được giao dịch trên thị trường này sẽ nhiều hơn so với thị trường chứng khoán tập trung, khơng bó hẹp trong số những chứng khoán được nằm trong danh mục cụ thể.

<i> 3.4.1.3. Mối quan hệ giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn </i>

Thị trường tiền tệ và thị trường vốn là hai bộ phận cấu thành nên thị trường tài chính cùng thực hiện một chức năng là cung cấp vốn cho nền kinh tế. Do đó các nghiệp vụ hoạt động ở trên hai thị trường có mối liên quan bổ sung và tác động tương hỗ.

Lãi suất trên thị trường tiền tệ có ảnh hưởng lớn đến việc phát hành và mua bán chứng khoán trên thị trường vốn. Nếu lãi suất của các ngân hàng trả cho người tiết kiệm cao, điều này sẽ khiến cho người tiết kiệm thích gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi suất và rủi ro thấp hơn so với việc đầu tư vào chứng khoán. Mặt khác, các biến đổi về giá cả và lãi suất trên thị trường tiền tệ thường kéo theo các biến đổi trực tiếp trên thị trường vốn như quan hệ cung cầu và giá của cổ phiếu và trái phiếu. Chẳng hạn như, một số chứng khoán dài hạn có lãi suất thả nổi, căn cứ để điều chỉnh lãi suất là lãi suất tiền gửi ngắn hạn của ngân hàng. Hay khi định giá của cổ

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

phiếu hay trái phiếu tại một thời điểm bất kỳ nào đó trên thị trường, người ta phải tham khảo lãi suất của ngân hàng được hình thành trên thị trường tiền tệ. Giữa lãi suất thị trường và giá của trái phiếu có mối quan hệ tỷ lệ nghịch: khi lãi suất của ngân hàng tăng cao hơn lãi suất trái phiếu, trái phiếu sẽ sụt giá và tình hình ngược lại khi lãi suất ngân hàng hạ xuống hơn lãi trái phiếu.

Ngược lại, các thay đổi về chỉ số giá cổ phiếu của thị trường vốn cũng phản ảnh các hiện tượng tốt hay xấu, đã đang hoặc sẽ xảy ra trên thị trường tiền tệ. Đối với thị trường vốn, việc duy trì một lãi suất ổn định không thăng trầm quá đáng là cần thiết cho sự ổn định của thị trường.

Trên thực tế, các hoạt động của thị trường tiền tệ và thị trường vốn được thực hiện đồng bộ xen lẫn nhau, tác động và chịu sự ảnh hưởng của nhau, tạo thành cơ cấu hoàn chỉnh của một thị trường tài chính.

Việc phân định thị trường tài chính thành 2 bộ phận là thị trường tiền tệ và thị trường vốn chỉ là biện pháp để tạo thuận lợi cho quá trình nghiên cứu từng loại thị trường. Trên thực tế, khơng phải dễ dàng có thể chỉ ra đâu là khu vực chun mơn hố của thị trường tiền tệ và đâu là khu vực chun mơn hố của thị trường vốn. Hai thị trường này có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Các biến đổi về giá cả, lãi suất trên thị trường tiền tệ thường kéo theo các biến đổi trực tiếp trên thị trường vốn. Ngược lại, các biến đổi về chỉ số chứng khoán hoặc trị giá cổ phiểu của thị trường vốn cũng phản ảnh các hiện tượng tốt xấu đã đang và sẽ xảy ra trên thị trường tiền tệ. Các chính sách của Nhà nước như chính sách lãi suất, tiền tệ với mục đích phát triển thị trường tiền tệ đồng thời cũng là các yếu tố ngăn cản phạm vi hoạt động của thị trường vốn. Xét trong tương lai, xuất phát từ những địi hỏi thực tế, khơng thể tồn tại một thị trường tiền tệ thuần tuý cũng như không thể tồn tài một thị trường vốn thuần tuý mà phải tồn tại một thị trường tài chính bao gồm cả thị trường vốn và thị trường tiền tệ hỗn hợp.

<i>3.4.2. Mối quan hệ giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp 1.4.2.1. Thị trường sơ cấp (primary market) </i>

Đây là nơi mua bán những chứng khốn mới phát hành. Vì thế, trong thực tế người ta còn gọi thị trường phát hành chứng khoán. Nguồn vốn chủ yếu của thị trường này là nguồn tiền tiết kiệm của công chúng cũng như một số tổ chức phi tài chính. Như vậy, thị trường sơ cấp thực hiện chức năng quan trọng của thị trường chứng khốn đó

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

là mang nguồn tiền nhàn rỗi đến cho người cần sử dụng, đưa tiền tiết kiệm vào công cuộc đầu tư. Với đặc tính thị trường sơ cấp là nơi phát hành lần đầu tiên chứng khoán ra cơng chúng cho nên nó được xem là thị trường tạo vốn cho đơn vị phát hành và chỉ tạo ra phương tiện huy động vốn. Vì thế, vai trị của thị trường sơ cấp là tạo ra hàng hoá cho thị trường giao dịch và là tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế. Trong thị trường sơ cấp, nhà phát hành (người bán chứng khoán) là người huy động vốn và người đầu tư mua chứng khoán là nhà đầu tư.

Việc phát hành lần đầu tiên chứng khốn ra cơng chúng là giai đoạn gay go nhất, vì nếu khơng đạt được kết quả thì chứng khốn phát hành sẽ không tiêu thụ được và làm mất uy tín của đơn vị phát hành. Khơng phải nhà phát hành nào cũng có đủ điều kiện để thực hiện tốt việc phát hành nên trên thị trường sơ cấp xuất hiện một tổ chức trung gian giữa nhà phát hành và người đầu tư, đó là nhà bảo lãnh phát hành chứng khoán.

Tuỳ thuộc vào cung cầu, giá chứng khốn ở thị trường sơ cấp có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị danh nghĩa của chứng khoán.

Nhà phát hành sẽ thu được vốn mới chỉ khi những chứng khoán của nó được bán lần đầu tiên trên thị trường sơ cấp. Sau đó, việc mua bán các chứng khốn này trên thị trường chứng khốn thứ cấp sẽ khơng làm ảnh hưởng đến số vốn của người phát hành.

<i> 3.4.2.2.Thị trường thứ cấp (secondary market) </i>

Đây còn được gọi là thị trường cấp hai, là nơi mua bán các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp. Đây cũng là một bộ phận quan trọng của thị trường tài chính và có mối quan hệ chặt chẽ với thị trường sơ cấp và khác với thị trường sơ cấp là nó hoạt động một cách liên tục. Chứng khoán giao dịch trên thị trường này có thể được mua đi bán lại nhiều lần với giá cả cao thấp khác nhau với tác động của quan hệ cung cầu và nhiều nhân tố khác. Nhờ có thị trường thứ cấp, những người có vốn nhàn rỗi tạm thời có thể yên tâm đầu tư vào chứng khốn, vì khi cần tiền họ có thể bán lại các chứng khốn của mình cho các nhà đầu tư khác trên thị trường.

Thị trường thứ cấp thực hiện các chức năng sau:

- Tạo điều kiện dễ dàng để bán những công cụ tài chính nhằm thu tiền mặt, tức là tạo cho các cơng cụ tài chính tăng cao tính thanh khoản

- Kiếm lời từ việc nắm giữ chứng khoán

- Xác định giá chứng khoán hợp lý trên cơ sở đấu giá tự do

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

- Giá hợp lý trên thị trường cấp hai ảnh hưởng đến giá phát hành chứng khoán trên thị trường sơ cấp

<i> 3.4.2.3 Mối quan hệ giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp </i>

Tóm lại, giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mối quan hệ giữa 2 thị trường này là mối quan hệ nội tại, trong đó thị trường sơ cấp là thị trường cơ sở, là tiền đề để cho thị trường thứ cấp hoạt động; thị trường thứ cấp là động lực. Nếu khơng có thị trường sơ cấp thì khơng có chứng khoán cho thị trường thứ cấp hoạt động; và ngược lại, nếu khơng có thị trường thứ cấp thì thị trường sơ cấp khó có thể hoạt động một cách trơi chảy được. Vì khi đó các loại chứng khốn rất khó khăn khi phát hành, không ai dám đầu tư vào chứng khoán vì chứng khốn khơng thể chuyển đổi thành tiền tệ khi cần, vốn của họ bị ứ đọng.

Việc phân biệt thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp chỉ có ý nghĩa về mặt lý thuyết. Trong thực tế, hoạt động của thị trường chứng khoán chúng ta không thể chỉ rõ ra được đâu là thị trường sơ cấp và đâu là thị trường thứ cấp, bởi vì trong hoạt động của thị trường chứng khốn vừa diễn ra việc phát hành chứng khoán vừa diễn ra việc mua đi bán lại chứng khoán.

<b>4. GIÁ TRỊ CỦA TIỀN TỆ THEO THỜI GIAN </b>

<b> 4.1. Một vài khái niệm </b>

- Lãi (lợi tức) tiền vay (khác lãi hoạt động sản xuất kinh doanh): là số tiền mà người đi vay phải trả cho người cho vay để được sử dụng vốn trong 1 khoảng thời gian nhất định.

- Lãi đơn: là số tiền lãi được tính trên cơ sở vốn vay ban đầu (vốn gốc) trong suốt thời hạn vay và được tính theo 1 lãi suất nhất định.

- Lãi kép: là số tiền lãi được tính bằng cách gộp tiền lãi của các kỳ trước vào với vốn gốc và làm cơ sở tính lãi cho kỳ tiếp theo và được tính theo 1 lãi suất nhất định.

- Thời hạn vay: là khoảng thời gian kể từ ngày mà người đi vay nhận được khoản vay đầu tiên cho đến ngày mà người đi vay phải hoàn trả tiền vốn lần cuối.

- Lãi suất tiền vay: là tỷ lệ phần trăm giữa tiền lãi phải trả trong 1 đơn vị thời gian so với tiền vay ban đầu. Lãi suất đó được gọi là lãi suất danh nghĩa.

Lãi suất danh nghĩa (năm) = Lãi hàng năm/Vốn vay ban đầu (%)

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

Ví dụ: Doanh nghiệp X vay của Ngân hàng A 1 khoản tiền là 100triệu đồng, mỗi năm phải trả lãi cho Ngân hàng 10 triệu đồng. Tính lãi suất danh nghĩa hàng năm.

Lãi suất danh nghĩa hàng năm = 10/100 = 10%

(Lãi suất danh nghĩa là lãi suất chưa tính đến lạm phát. Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – lạm phát)

- Lãi suất hiệu lực hàng năm (EAR): EAR là lãi suất mà khi dùng để gộp lãi hàng năm sẽ cho ta giá trị tương lai cuối cùng đúng bằng giá trị mang lại bởi gộp lãi bất thường theo lãi suất danh nghĩa.

EAR là lãi suất tương đương thay thế cho lãi suất danh nghĩa và số kì nhập lãi mỗi năm.

Cơng thức tính lãi suất hiệu lực hàng năm: I<small>nom</small>: lãi suất danh nghĩa công bố hàng năm m: số kì gộp lãi mỗi năm

Khi gộp lãi hàng năm theo lãi suất hiệu lực EAR: FV<small>an</small> = PV (1+ EAR)n (1)

Khi gộp lãi bất thường theo lãi suất danh nghĩa: FV<small>an</small> = PV( 1+i<small>nom</small> / m)n.m (2)

<b> 4.2. Giá trị tương lai của tiền </b>

<i>4.2.1. Giá trị tương lai của 1 khoản tiền </i>

F = P*(1+i)<sup>n</sup>

F: giá trị tương lai P: giá trị hiện tại i: lãi suất

n: số thời đoạn

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

Ví dụ 1: 1 người có 1 khoản tiền là 1 triệu đồng gửi vào ngân hàng và được hưởng lãi suất là 10%/năm. Hỏi sau 4 năm người đó thu được tổng cộng bao nhiêu tiền?

F = P*(1+i)<sup>n </sup>= 1*(1+10%)<sup>4 </sup>= 1.464.100 (đồng)

<i>4.2.2. Giá trị tương lai của 1 dòng tiền (1 chuỗi tiền) </i>

Nhiều khoản tiền ở nhiều thời điểm khác nhau (đầu kỳ hoặc cuối kỳ)  Giá trị tương lai của dòng tiền cuối kỳ

FV<small>an</small> = CF<small>1</small>(1+i)<sup>n-1</sup> + CF<small>2</small>(1+i)<sup>n-2</sup> + …+ CF<small>n</small>

Hay FV<small>an</small> = <i><small>ntn</small></i>

Trong đó: FV<small>an</small>: Giá trị tương lai của dòng tiền cuối kỳ CF<small>t</small>: giá trị của khoản tiền thời điểm thứ t n: số thời đoạn

Ví dụ: 1 người cứ vào cuối mỗi năm lại gửi vào ngân hàng 1 khoản tiền là 5 triệu đồng và được hưởng lãi theo lãi suất là 9%/năm. Hỏi sau 5 năm người đó nhận được số tiền là bao nhiêu?

FV<small>a5</small> = 5*(1+9%)<small>4</small> + 5*(1+9%)<small>3</small> + 5*(1+9%)<small>2</small> + 5*(1+9*)<small>1</small> + 5 = 29,9236 (triệu đồng)

Ví dụ 2: 1 người mua một chứng chỉ tiết kiệm 5 năm, lãi suất là 8%/năm, giá trị của chứng chỉ là 1000USD. Nếu lãi suất được tính theo lãi kép thì giá trị của chứng chỉ là bao nhiêu khi đáo hạn (hết hạn).

FV<small>5</small> = 1000*(1+8%)<sup>5</sup> = 1469.328 (USD). Chú ý: CF<small>1</small> = CF<small>2</small> =…= CF<small>n</small> = A thì FV<small>an</small> = A*

<i>ii</i>)<i><sup>n</sup></i> 11

 Giá trị tương lai của dòng tiền đầu kỳ

FV<small>an</small> = CF<small>1</small>*(1+i)<small>n</small> + CF<small>2</small>*(1+i)<small>n-1</small>+…+CF<small>n</small>*(1+i) Hay FV<small>an</small> =

Chú ý: nếu CF<small>1</small> = CF<small>2</small> = … = CF<small>n</small> = A thì cơng thức trên trở thành: FV<small>an</small> = A*<sup>(</sup><sup>1</sup> <sup>)</sup> <sup>1</sup>*(1 <i>i</i>)

<i>i<sup>n</sup></i> <sup></sup> 

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

Từ các cơng thức trên ta có thể tính được lãi suất i: Chẳng hạn:

<b> 4.3. Giá trị hiện tại của tiền </b>

<i>4.3.1. Giá trị hiện tại của 1 khoản tiền </i>

Giả sử ở thời điểm cuối năm n có 1 khoản tiền là FV<small>n </small>

i: lãi suất chiết khấu

PV = FV<small>n</small>/(1+i)<sup>n</sup> = FV<small>n</small> (1+i)<sup>-n</sup>

Ví dụ 1: 1 SV của ĐH Mở khi mới vào trường muốn rằng sau 4 năm tốt nghiệp ra trường sẽ có được 1 khoản tiền là 20 triệu đồng để mua 1 xe máy. Hỏi hiện tại (khi mới nhập trường) thì SV này phải gửi vào ngân hàng 1 khoản tiền là bao nhiêu? Biết lãi suất tiền gửi ngân hàng ổn định qua các năm và bằng 12%/năm.

CF<small>t</small>: Khoản tiền cuối năm thứ t i: lãi suất chiết khấu

n: số năm chiết khấu

Ví dụ: 1 cơng ty dự tính mua 1 xe ôtô về để cho thuê, khoản tiền dự tính thu được do cho thuê xe ở cuối mỗi năm lần lượt là: 70 triệu, 60 triệu, 50 triệu. Đồng thời sau 3 năm sử dụng công ty có thể bán chiếc xe này với giá là 100 triệu đồng. Hỏi hiện tại công ty nên mua chiếc xe này với giá tối đa là bao nhiêu? Giả sử lãi suất vay vốn

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

trên thị trường là 10%/năm. Nếu bên bán xe ôtô chào bán chiếc xe này với giá là 250 triệu đồng thì cơng ty có nên mua hay khơng?

= 70*(1+0.1)<sup>-1</sup> + 60*(1+0.1)<sup>-2</sup> +150*(1+0.1)<sup>-3</sup> = 225.916 (triệu đồng)

Vậy giá tối đa của chiếc xe này là 225.916 triệu đồng, nếu bên bán ôtô bán với giá là 250 triệu đồng thì khơng nên mua.

 Trường hợp đặc biệt CF<small>1</small> = CF<small>2</small> =…= CF<small>n</small>= A PV<small>an</small> = A*

<i>ii</i> <sup></sup><i><sup>n</sup></i>

(1 )1

<b> 4.4. Mơ hình chiết khấu dịng tiền </b>

Mơ hình chiết khấu dịng tiền (DCF- Discounted Cash Flows Model) được xây dựng dựa trên nền tảng của khái niệm giá trị theo thời gian của tiền và quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro. Mơ hình có thể biểu diễn dưới dạng biểu thức toán học như sau:

PV = CF<small>0</small>*(1+i)<sup>0</sup> + CF<small>1</small>*(1+i)<sup>-1</sup> + CF<small>2</small>*(1+i)<sup>-2</sup> +…+ CF<small>n</small>*(1+i)<sup>-n</sup>

Trong đó CF<small>t</small> là dịng tiền kỳ vọng sẽ có được trong tương lai, k là suất chiết khấu dùng để chiết khấu dòng tiền về giá trị hiện tại, và n là số kỳ hạn.

Mơ hình DCF được ứng dụng rộng rãi trong nhiều quyết định tài chính doanh nghiệp, đặc biệt là quyết định đầu tư, cụ thể như:

- Định giá tài sản, bao gồm tài sản cố định hữu hình và tài sản tài chính để ra quyết định nên mua hay bán nó.

- Phân tích, đánh giá và ra quyết định đầu tư vào dự án

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

- Phân tính, đánh giá và quyết định nên mua hay thuê tài sản cố định.

<b>4. </b> <i>Nguyễn Hải Sản, (1996), Quản trị tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê. </i>

<b>5. </b> Các văn bản về chế độ tài chính hiện hành.

<b>II. Tiếng Anh </b>

<b>6. </b> <i>Eugene F. Brigham and Michael C. Ehrhardt (2004), Financial Management: Theory & Practice, Cengage Learning. </i>

<b>7. </b> <i>Glen Arnold (2005), Handbook of Corporate Finance: A Business Companion to Financial Markets, Prentice Hall. </i>

<b>8. </b> <i>Mark Grinblatt (1997), Financial Markets and Corporate Strategy, Irwin </i>

<b>11. </b><i> Ruth Bender, Keith Ward (2002), Corporate Financial Strategy, A </i>

Butterworth-Heinemann Title; 2 edition.

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<b>BÀI 2: QUẢN LÝ DOANH THU, CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP </b>

<i><b>Xin chào các Anh/Chị học viên! </b></i>

Rất hân hạnh được gặp các Anh/Chị trong bài 2 của môn học Quản trị tài chính doanh nghiệp.

Trong chương này, các anh chị sẽ biết được cách xác định và quản lý kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ tài chính.

<i><b>Bài 2 gồm 5 nội dung: </b></i>

1.CHIPHÍKINHDOANHCỦADOANHNGHIỆP

2.CÁCKHOẢNTHUẾCHỦYẾUĐỐIVỚIDOANHNGHIỆP

3.DOANHTHUCỦADOANHNGHIỆP

4.LỢINHUẬNCỦADOANHNGHIỆP

5.NGÂNQUỸHAYTHUCHIBẰNGTIỀNCỦADOANHNGHIỆP

<b>1. CHI PHÍ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Khái niệm</b>

Chi phí sản xuất kinh doanh là tồn bộ các khoản chi phí có liên quan đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí hoạt động tài chính

<i>1.1.1. Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh </i>

Trong quá trình sản xuất kinh doanh (sản xuất và tiêu thụ sản phẩm), doanh nghiệp phải bỏ ra những khoản chi phí nhất định bao gồm:

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

- Chi phí cho việc tạo ra sản phẩm dịch vụ. Chẳng hạn: chi phí về ngun, nhiên vật liệu, chi phí về hao mịn máy móc, thiết bị, cơng cụ lao động. Những khoản chi phí này phát sinh có tính chất thường xun và gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm gọi là chi phí sản xuất.

- Chi phí gắn liền với quá trình tổ chức tiêu thụ sản phẩm. Chẳng hạn, chi phí về vật liệu bao gói, chi phí vận chuyển, bảo quản hàng hóa, chi phí tiếp thị, quảng cáo… gọi chung là chi phí lưu thơng hay chi phí tiêu thụ sản phẩm.

- Chi phí cho việc tổ chức quản lý doanh nghiệp, chẳng hạn: tiền lương của nhân viên quản lý, hao mòn tài sản cố định ở bộ phận quản lý.

- Chi phí bằng tiền khác. Đó là các khoản chi phí chưa kể 3 khoản nói trên. Chi phí bằng tiền khác gồm: các khoản thuế tài nguyên, thuế đất, thuế môn bài; tiền thuê đất; trợ cấp thôi việc, mất việc cho người lao động; đào tạo nâng cao năng lực quản lý, tay nghề của người lao động; chi cho công tác y tế; chi nghiên cứu khoa học, nghiên cứu đổi mới công nghệ; thưởng sáng kiến cải tiến, thưởng tăng năng suất lao động, thưởng tiết kiệm vật tư và chi phí; chi phí cho lao động nữ; chi phí cho cơng tác bảo vệ mơi trường; chi phí ăn ca cho người lao động; chi phí cho cơng tác Đảng, đồn thể tại doanh;

<i>1.1.2. Chi phí hoạt động tài chính </i>

Là tồn bộ các khoản chi phí về đầu tư tài chính hoặc chi phí về vốn của doanh nghiệp. Chẳng hạn, chi phí cho hoạt động liên doanh liên kết, chi phí đầu tư chứng khốn, chi phí cho th tài sản, chi phí trả lãi tiền vay. Ngồi ra, nếu doanh nghiệp có thực hiện các hoạt động khác sẽ phát sinh các khoản chi phí cho các hoạt động khác.

<b> 1.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp </b>

Để phân loại chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dựa vào các tiêu thức:

<i>1.2.1. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo nội dung kinh tế </i>

Theo cách phân loại này mỗi chi phí có cùng nội dung kinh tế được xếp vào 1 loại. Mỗi loại được gọi là 1 yếu tố chi phí. Có các yếu tố sau đây:

- Chi phí vật tư mua ngồi: là giá trị tất cả các loại vật tư mua từ bên ngoài dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Chẳng hạn: chi phí về vật liệu chính, vật liệu phụ, cơng cụ, nhiên liệu…

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

- Chi phí về nhân cơng: bao gồm tồn bộ tiền lương, tiền cơng và các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương mà doanh nghiệp phải trả cho những người tham gia vào sản xuất kinh doanh trong kỳ.

- Các khoản trích nộp theo lương: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí cơng đồn. - Chi phí khấu hao tài sản cố định: là toàn bộ số tiền khấu hao các loại tài sản cố định của doanh nghiệp trong kỳ.

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: là các khoản chi phí trả cho các tổ chức cá nhân ngoài doanh nghiệp về các dịch vụ được thực hiện theo yêu cầu của doanh nghiệp. Chẳng hạn: chi phí vận chuyển th ngồi, chi phí sửa chữa tài sản cố định th ngồi, tiền điện, nước, điện thoại, tư vấn, kiểm toán…

- Chi phí bằng tiền khác: các khoản chi phí bằng tiền ngoài các khoản đã nêu ở trên. Chẳng hạn thuế môn bài, thuế sử dụng đất, thuế đất,…

=> Tác dụng của cách phân loại: giúp doanh nghiệp thấy được mức hao phí về lao động sống và lao động vật hóa của doanh nghiệp phát sinh trong kỳ. Từ đó giúp doanh nghiệp xác định được trọng điểm quản lý chi phí, kiểm tra cân đối các kế hoạch bộ phận, đồng thời cách phân loại này còn làm căn cứ giúp doanh nghiệp lập dự toán chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.

<i>1.2.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo cơng dụng kinh tế và địa điểm phát sinh </i>

Theo cách này phân loại những chi phí có cùng cơng dụng kinh tế và cùng địa điểm phát sinh được xếp vào 1 loại. Mỗi loại được gọi là 1 khoản mục tính giá thành.

- Chi phí vật tư trực tiếp: khoản nguyên, nhiên vật liệu trực tiếp để tạo ra sản phẩm. - Chi phí nhân cơng trực tiếp: khoản tiền công, tiền lương trả cho công nhân trực tiếp sản xuất.

- Chi phí chung: là chi phí phát sinh ở phân xưởng sản xuất và bộ phận kinh doanh (chi phí vật liệu phụ, nhân cơng, dịch vụ mua ngồi).

- Chi phí bán hàng.

- Chi phí quản lý doanh nghiệp.

=> tác dụng: làm căn cứ để doanh nghiệp lập kế hoạch giá thành sản phẩm dịch vụ. Cụ thể là tổng hợp 3 khoản mục đầu được gọi là “giá thành sản xuất sản phẩm dịch vụ”.

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

Lấy giá thành sản xuất sản phẩm dịch vụ + chi phí bán hàng + chi phí quản lý doanh nghiệp = giá thành toàn bộ sản phẩm dịch vụ.

<i>1.2.3. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh căn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí với quy mơ kinh doanh </i>

Quy mô kinh doanh: là sản lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ (doanh thu tiêu thụ sản phẩm). Theo cách phân loại này tất cả chi phí sản xuất kinh doanh chia thành 2 loại:

- Chi phí cố định: là các khoản chi phí khơng thay đổi hoặc thay đổi khơng đáng kể khi có sự thay đổi quy mơ kinh doanh của doanh nghiệp. Chẳng hạn: chi phí khấu hao tài sản cố định theo thời gian, tiền lương trả cho chuyên gia, tiền thuê văn phòng (chi phí bất biến).

- Chi phí biến đổi: là các khoản chi phí thay đổi theo sự thay đổi quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Chẳng hạn: chi phí về nguyên nhiên vật liệu, chi phí tiền lương cơng nhân trực tiếp, chi phí hoa hồng đại lý bán hàng (chi phí khả biến).

=> tác dụng: xác định sản lượng hòa vốn, xác định quy mô kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.

<i>1.2.4. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo tính chất các khoản phí </i>

<b>2. CÁC KHOẢN THUẾ CHỦ YẾU ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP </b>

Trong hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp đều phải nộp những khoản thuế nhất định cho Nhà nước theo quy định của pháp luật. Về phía Nhà nước thuế vừa là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước, vừa là công cụ của Nhà nước để điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Còn đối với doanh nghiệp nộp thuế là thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Ngân sách Nhà nước.

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

Các loại thuế: giá trị gia tăng, xuất khẩu, nhập khẩu, thu nhập doanh nghiệp.v.v...

<b> 2.1. Thuế giá trị gia tăng (VAT) </b>

- Khái niệm: thuế VAT là loại thuế gián thu và được tính trên phần giá trị tăng thêm (giá trị gia tăng) của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thơng đến tiêu dùng.

* Thuế gián thu: là loại thuế mà người nộp thuế không phải là người chịu thuế, mà người nộp thuế chính là người nộp hộ người tiêu dùng.

Bình luận: thuế giá trị gia tăng vừa là doanh thu, vừa là chi phí.

Thuế VAT khơng phải là chi phí vì doanh nghiệp khơng phải bỏ tiền ra.

- Đối tượng chịu thuế: là các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ thuộc diện phải chịu thuế giá trị gia tăng (những hàng hóa sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu có phần giá trị tăng thêm).

- Phương pháp tính thuế

+ Phương pháp 1: khấu trừ thuế

VAT phải nộp trong kỳ = VAT đầu ra – VAT đầu vào Cách xác định VAT đầu ra, VAT đầu vào

* Trong thực tế:

VAT đầu vào: căn cứ vào chứng từ, hóa đơn mua hàng

VAT đầu ra: căn cứ vào thuế suất và giá tính thuế (giá bán chưa có thuế). * Trong lý thuyết

Giá bán (có thuế VAT), giá mua (có thuế VAT) Giá bán (có thuế VAT), giá mua (chưa có thuế VAT) Giá bán (chưa có thuế VAT), giá mua (có thuế VAT) Giá bán (chưa có thuế VAT), giá mua (chưa có thuế VAT)

Khi đó: để tính VAT đầu ra hoặc VAT đầu vào đều căn cứ vào: thuế suất và giá tính thuế (căn cứ giá bán chưa có thuế).

Giá bán chưa có thuế = giá bán có thuế/(1 + thuế suất thuế VAT)

Khi đó, thuế VAT đầu ra hay VAT đầu vào đều được xác định theo cơng thức sau: VAT = giá tính thuế * thuế suất thuế VAT.

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

Ví dụ: trong q I năm n, cơng ty X có các giả thiết sau: 1. Tiền bán hàng (có VAT): 990 triệu.

2. Doanh nghiệp mua vật tư hàng hóa (chưa VAT): 800 triệu 3. Doanh nghiệp phải nộp thuế VAT theo thuế suất 10% Xác định số thuế VAT phải nộp trong quý I năm n

VAT đầu ra > VAT đầu vào: doanh nghiệp phải nộp thuế (dấu +) VAT đầu ra < VAT đầu vào: doanh nghiệp được hoàn thuế (dấu -)

Các loại hình doanh nghiệp khai thác kinh doanh vàng bạc đá quý, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi khơng áp dụng luật đầu tư trong nước thì khơng áp dụng tính thuế khấu trừ. Lý do: doanh nghiệp kinh doanh khai thác vàng bạc đá q khơng có đầu ra, đầu vào (khơng có hóa đơn mua bán)

+ Phương pháp 2: phương pháp trực tiếp

Là phương pháp tính thuế trực tiếp trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ.

Giả sử thuế suất là 5%. Tính thuế VAT phải nộp

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

Bài làm

VAT phải nộp = (1310000 - 1300000)*5% = 50 (đ/chỉ)

Trong thực tế người ta ấn định mức doanh thu tính thuế mỗi năm

<b> 2.2. Thuế thu nhập doanh nghiệp </b>

- Khái niệm: thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, thu vào lợi nhuận (thu nhập) của doanh nghiệp nhằm đảm bảo sự công bằng giữa các doanh nghiệp kinh doanh có lợi nhuận (người nộp thuế đồng thời là người chịu thuế).

Lợi nhuận trước thuế = tổng doanh thu thuần – giá thành toàn bộ

Trong đó: giá thành tồn bộ = giá vốn hàng bán + chi phí bán hàng + chi phí quản lý Với: Giá vốn hàng bán = giá thành sản xuất + chênh lệch thành phẩm tồn kho. Chênh lệch thành phẩm tồn kho = thành phẩm tồn kho đầu kỳ - thành phẩm tồn kho cuối kỳ.

Giá thành sản xuất = chi phí sản xuất + chênh lệch sản phẩm dở dang.

Chênh lệch sản phẩm dở dang = sản phẩm dở dang đầu kỳ - sản phẩm dở dang cuối kỳ.

- Cơng thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp:

Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp = lợi nhuận trước thuế x thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.

Lợi nhuận trước thuế được tính cho tất cả các hoạt động kinh doanh trong kỳ. Ví dụ: Doanh nghiệp X trong quý III năm n có các tài liệu như sau:

1. Tiền bán hàng theo giá thanh toán 990 triệu, 60% tiền bán hàng được khách hàng trả ngay, còn lại trả vào quý sau.

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

2. Mua vật tư hàng hóa chưa có VAT: 800 triệu, 70% tiền mua vật tư hàng hóa được trả ngay trong quý, còn lại trả vào quý sau.

3. Chi phí trực tiếp khơng kể vật tư và khấu hao: 20 triệu trả ngay. 4. Chi phí gián tiếp khơng kể khấu hao và thuế: 10 triệu trả ngay.

5. Khấu hao tài sản cố định trong quý 10 triệu, 50% phân bổ vào chi phí trực tiếp, cịn lại phân bổ vào chi phí gián tiếp.

6. Dịch vụ mua ngồi chưa có VAT: 20 triệu trả ngay. 7. Doanh nghiệp phải tính và nộp các khoản thuế sau đây:

a. VAT theo phương pháp khấu trừ, thuế suất 10% tính chung cho cả hoạt động bán hàng, mua vật tư và dịch vụ mua ngoài, 60% VAT phải nộp ngay trong quý.

b. Thuế thu nhập doanh nghiệp 25% tạm nộp trong quý 10 triệu, quyết toán nộp vào quý sau.

c. Thuế khác: thuộc chi phí 5 triệu nộp ngay trong quý

8. Bỏ qua thay đổi dự trữ sản phẩm dở dang, thành phẩm tồn kho.

9. Lợi nhuận trước thuế từ đầu tư chứng khoán được thu ngay trong quý là 10 triệu đồng.

Yêu cầu: Tính thuế nộp ngân sách quý IV năm n. Bài làm

- Doanh thu thuần: 900 triệu - VAT đầu ra: 90 triệu

- Lợi nhuận trước thuế đối với hoạt động tiêu thụ sản phẩm = tổng doanh thu thuần – tổng chi phí.

Tổng doanh thu thuần (hoạt động bán hàng) = tổng doanh thu – VAT đầu ra = 990 – 90 = 900 (triệu đồng).

Tổng chi phí = chi phí trực tiếp + chi phí gián tiếp = (20 + 800 + 5) + (10 + 5 + 5) + 20 = 865 (triệu đồng) Lợi nhuận trước thuế = 900 – 865 = 35 (triệu đồng)

Tổng lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận từ đầu tư chứng khoán = 35 + 10 = 45 (triệu đồng)

Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp: 45 * 25% = 11,25 (triệu đồng).

Thuế VAT phải nộp trong quý: 900x10% - (800 + 20)x10% = 8 (triệu đồng).

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

Thuế đã nộp ngân sách quý IV = 4.8 + 10 + 5 = 19.8 (triệu đồng) (thuế VAT + thuế thu nhập doanh nghiệp + thuế khác)

Quý sau phải nộp thuế = (8 – 4.8) + (11,25 - 10) = 4.45 (triệu đồng).

<b> 2.3. Thuế tiêu thụ đặc biệt </b>

Thuế tiêu thụ đặc biệt được áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, kể cả các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài đầu tư vào Việt Nam có sản xuất các mặt hàng thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bán ra ở thị trường Việt Nam.

Về phạm vi tính thuế thì mỗi mặt hàng thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt một lần, có nghĩa là mặt hàng nào sau khi đã chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được phép lưu thông trên thị trường thì sẽ khơng phải chịu thuế tiêu thụ lần thứ hai. Doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì khi bán những mặt hàng này chỉ phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt mà không phải nộp thuế giá trị gia tăng trên số sản phẩm đã chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

<b> 2.4. Thuế tài nguyên </b>

Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế khơng phân biệt ngành, nghề, hình thức khai thác, có địa điểm cố định hay lưu động, hoạt động thường xuyên hay không thường xuyên, tổ chức hay cá nhân trong nước hay nước ngồi có khai thác tài nguyên thiên nhiên của nước ta đều phải nộp thuế tài nguyên.

<b> 2.5. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu </b>

Những hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới, kể cả hàng hoá từ thị trường trong nước đưa vào khu chế xuất và từ khu chế xuất đưa ra thị trường trong nước đều là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Những hàng hoá không thuộc diện chịu thuế xuất khẩu, thuế xuất khẩu là hàng hoá vận chuyển quá cảnh, hàng hoá chuyển khẩu theo quy định của Chính phủ, các hàng hố viện trợ nhân đạo.

Căn cứ để tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là số lượng từng mặt hàng ghi trong tờ khai hàng xuất khẩu, nhập khẩu, giá tính thuế và thuế suất của mặt hàng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<b>3. DOANH THU CỦA DOANH NGHIỆP 3.1. Khái niệm </b>

Doanh thu của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp thu được từ các hoạt động kinh doanh trong 1 thời kỳ nhất định.

Các bộ phận doanh thu doanh nghiệp:

<b>- Doanh thu hoạt động kinh doanh thơng thường là tồn bộ số tiền phải thu phát </b>

sinh trong kỳ từ việc bán sản phẩm hàng hoá, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp thực hiện cung cấp sản phẩm, dịch vụ cơng ích, doanh thu bao gồm cả các khoản trợ cấp của Nhà nước cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp thực hiện cung cấp sản phẩm, dịch vụ theo nhiệm vụ Nhà nước giao mà thu không đủ bù đắp chi.

<b>- Doanh thu từ hoạt động tài chính bao gồm: các khoản thu phát sinh từ tiền bản </b>

quyền, cho các bên khác sử dụng tài sản của doanh nghiệp, tiền lãi từ việc cho vay vốn, lãi tiền gửi, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi cho thuê tài chính; chênh lệch lãi do bán ngoại tệ, chênh lệch tỷ giá ngoại tệ; chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn và lợi nhuận được chia từ việc đầu tư ra ngoài doanh nghiệp (bao gồm cả phần lợi nhuận sau thuế sau khi để lại trích các Quỹ của doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên; lợi nhuận sau thuế được chia theo vốn nhà nước và lợi nhuận sau thuế trích lập Quỹ đầu tư phát triển của doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập).

<b>- Doanh thu từ các hoạt động bất thường khác: thu nhập khác gồm các khoản thu từ </b>

việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, thu tiền bảo hiểm được bồi thường các khoản nợ phải trả nay mất chủ được ghi tăng thu nhập, thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng và các khoản thu khác.

Doanh thu phát sinh từ giao dịch, sự kiện được xác định bởi thoả thuận giữa doanh nghiệp với bên mua hoặc bên sử dụng tài sản. Đối với các loại hình doanh nghiệp khác nhau, nội dung xác định doanh thu khác nhau.

<b>- Đối với các cơ sở sản xuất, khai thác, chế biến…: doanh thu là toàn bộ tiền bán </b>

sản phẩm, nửa thành phẩm, bao bì, nguyên vật liệu.

<b>- Đối với ngành xây dựng: doanh thu là giá trị cơng trình hồn thành bàn giao. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

<b>- Đối với ngành vận tải: doanh thu là tiền cước phí </b>

<b>- Đối với ngành thương nghiệp, ăn uống: doanh thu là tiền bán hàng. - Đối với hoạt động đại lý, ủy thác: doanh thu là tiền hoa hồng. - Đối với ngành kinh doanh tiền tệ: doanh thu là tiền lãi. </b>

<b>- … </b>

<b> 3.2. Doanh thu bán hàng (tiêu thụ sản phẩm) </b>

- Khái niệm: doanh thu bán hàng là biểu hiện bằng tiền các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp thu được từ việc tiêu thụ hàng hóa trong 1 thời kỳ nhất định (hàng hóa bao gồm cả sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ)

- Thời điểm xác định có doanh thu bán hàng là khi người bán thu được tiền hoặc khi người mua chấp nhận thanh toán hay chấp nhận trả tiền -> có sự vận động khơng trùng khớp giữa hàng và tiền => sự khác nhau giữa doanh thu bán hàng và tiền thu bán hàng.

Sự giống và khác nhau giữa doanh thu bán hàng và tiền thu bán hàng:

Giống nhau: đều biểu hiện bằng tiền của doanh nghiệp thu được từ các hoạt động bán hàng.

Khác nhau: doanh thu bán hàng biểu hiện bằng tiền của việc bán hàng, tiền thu bán hàng xác định là số tiền thu được ngay trong thời kỳ đó.

Doanh thu bán hàng = số lượng hàng hóa tiêu thụ trong kỳ x giá bán đơn vị Trong điều kiện sản xuất, tiêu thụ nhiều loại sản phẩm:

Doanh thu bán hàng trong kỳ D = <i><sup>n</sup><sub>i</sub></i>

<i><small>tigS *</small></i>

g<small>i</small>: giá bán đơn vị sản phẩm loại i

S<small>ti</small>: số lượng sản phẩm loại i tiêu thụ trong kỳ n: số loại sản phẩm doanh nghiệp tiêu thụ trong kỳ. S<small>t</small> = S<small>đ</small> + S<small>x</small> – S<small>c</small>

S<small>t</small>: số lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ S<small>đ</small>: số lượng sản phẩm kết dư đầu kỳ

S<small>x</small>: số lượng sản phẩm dự tính sản xuất trong kỳ

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

S<small>c</small>: số lượng sản phẩm kết dư cuối kỳ.

Sản phẩm kết dư đầu kỳ (cuối kỳ): sản phẩm đã giao cho khách hàng nhưng chưa được khách hàng thanh toán.

Sản phẩm tồn kho là sản phẩm có tại kho của doanh nghiệp.

Tiền thu bán hàng trong kỳ = phải thu đầu kỳ + doanh thu bán hàng trong kỳ - phải thu cuối kỳ.

Hay: tiền thu bán hàng trong kỳ = doanh thu bán hàng trong kỳ + chênh lệch các khoản phải thu.

Doanh thu bán hàng thuần (doanh thu thuần) = doanh thu bán hàng – các khoản giảm trừ.

Trong đó, các khoản giảm trừ bao gồm:

+ Chiết khấu thương mại: khách hàng thường xuyên hay mua với khối lượng lớn. + Giảm giá hàng bán.

+ Giá trị hàng hóa bị trả lại (hàng hóa kém phẩm chất).

+ Thuế gián thu (chẳng hạn thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp do thời điểm có doanh thu và tiền thu bán hàng khác nhau).

<b>4. LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP 4.1. Lợi nhuận của doanh nghiệp </b>

- Khái niệm: lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có doanh thu đó.

- Các bộ phận lợi nhuận: lợi nhuận bán hàng, lợi nhuận của hoạt động tài chính và lợi nhuận của hoạt động khác.

- Cách xác định: P<small>t</small> = D – Z<small>tb</small>

Trong đó: P<small>t</small>: lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm. D: doanh thu bán hàng (doanh thu thuần) Z<small>tb</small>: giá thành toàn bộ

P<small>tc</small> = D<small>tc</small> – C<small>tc</small>

Trong đó: P<small>tc</small>: lợi nhuận hoạt động tài chính

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

D<small>tc</small>: doanh thu hoạt động tài chính C<small>tc</small>: chi phí hoạt động tài chính P<small>k</small> = D<small>k</small> – C<small>k</small>

Trong đó: P<small>k</small>: lợi nhuận hoạt động khác D<small>k</small>: doanh thu hoạt động khác

C<small>k</small>: chi phí hoạt động khác P = P<small>t </small>+ P<small>tc </small>+ P<small>k </small>

Tổng lợi nhuận = tổng doanh thu – tổng chi phí Lãi gộp = doanh thu – giá vốn hàng bán

Lãi gộp – chi phí bán hàng – chi phí quản lý doanh nghiệp = lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT).

<b> 4.2. Phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp </b>

Lợi nhuận thu được của doanh nghiệp trước hết phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật định (thơng thường 25%).

Phần cịn lại sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp được phân phối tùy thuộc vào chủ doanh nghiệp.

Yêu cầu:

<b>- Doanh nghiệp cần phải giải quyết hài hoà mối quan hệ về lợi nhuận giữa Nhà </b>

nước, doanh nghiệp và công nhân viên, trước hết cần làm nghĩa vụ và hoàn thành trách nhiệm đối với nhà nước theo pháp luật quy định như nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

<b>- Doanh nghiệp phải có phần lợi nhuận để lại phù hợp để giải quyết các nhu cầu </b>

sản xuất kinh doanh của mình, đồng thời chú trọng đảm bảo lợi ích của các thành viên trong doanh nghiệp.

<b>5. NGÂN QUỸ HAY THU CHI BẰNG TIỀN CỦA DOANH NGHIỆP </b>

Nghiên cứu về doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp cho ta thấy kết quả kinh doanh của doanh nghiệp chưa thể xác định được khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Để biết được khả năng thanh toán hay khả năng chi trả của doanh nghiệp cần phải xem xét ngân quỹ hay thu chi bằng tiền của doanh nghiệp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<b> 5.1. Thu ngân quỹ hay thu bằng tiền của doanh nghiệp </b>

Theo nguồn hình thành thu bằng tiền của doanh nghiệp bao gồm: - Thu bằng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh (tiền thu bán hàng). - Thu bằng tiền từ hoạt động đầu tư.

- Thu bằng tiền từ hoạt động tài chính.

Trong đó, thu bằng tiền từ hoạt động bán hàng là nguồn thu chủ yếu.

Doanh thu bán hàng trong kỳ = phải thu đầu kỳ + doanh thu bán hàng – phải thu cuối kỳ.

Trong đó, phải thu đầu kỳ và cuối kỳ được phản ánh bên phần tài sản của bảng cân đối kế tốn cịn doanh thu bán hàng thì được phản ánh trong kết quả kinh doanh trong kỳ.

<b> Bảng 2.1: Mẫu bảng thu bằng tiền trong kỳ: trong năm N của công ty X </b>

<i>Đơn vị: </i>

STT Tháng 1 2 … 12 Phần dư bảng CĐKT 31/12 1

2 … n

Thu tháng m Thu tháng m+1 …….

Phải thu Cộng

- Thu tháng m: là số tiền thu được ngay trong tháng phát sinh doanh thu.

- Thu tháng m+1: là số tiền thu được ở tháng sau của tháng phát sinh doanh thu 1 tháng.

<b> 5.2. Chi ngân quỹ (chi bằng tiền) của doanh nghiệp </b>

Theo đối tượng chi tiêu, chi ngân quỹ của doanh nghiệp gồm: - Chi bằng tiền cho hoạt động sản xuất kinh doanh

- Chi bằng tiền cho hoạt động đầu tư - Chi bằng tiền cho hoạt động tài chính

Trong đó, chi bằng tiền cho hoạt động sản xuất kinh doanh là đối tượng chi tiêu chủ yếu của sản xuất và nó được xác định theo công thức:

Chi bằng tiền trong kỳ = phải trả đầu kỳ + chi mua hàng trong kỳ - phải trả cuối kỳ Hoặc: chi bằng tiền trong kỳ = chi mua hàng trong kỳ + chênh lệch các khoản phải trả.

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

<b>Bảng 2.2: Mẫu bảng chi bằng tiền (mua hàng) trong năm N của công ty X </b>

<i>Đơn vị: </i>

STT Tháng 1 2 … 12 Phần dư bảng CĐKT 31/12 1

2 … n

Chi mua hàng tháng m Chi mua hàng tháng m+1 …….

Phải trả người bán Cộng

- Phải trả người bán đầu kỳ và cuối kỳ được phản ánh bên phần nguồn vốn của bảng cân đối kế toán. Chi mua hàng trong kỳ được báo cáo trong kết quả kinh doanh.

- Khi xác định chỉ tiêu chi bằng tiền trong kỳ thì chi mua hàng trong kỳ phải xác định theo giá thanh toán (giá có VAT).

Ngồi ra, chi bằng tiền trong kỳ của doanh nghiệp còn bao gồm các khoản chi khác bằng tiền cho hoạt động kinh doanh, chẳng hạn chi lương, thuế. Riêng khấu hao tài sản cố định là 1 yếu tố của chi phí kinh doanh trong kỳ nhưng khơng phải là chi bằng tiền trong kỳ. Vì vậy, mẫu bảng chi bằng tiền trong năm của doanh nghiệp ngồi chi mua hàng cịn phải có thêm các chỉ tiêu: chi lương, chi thuế và chi khác.

<b> 5.3. Cân đối ngân quỹ </b>

Cân đối ngân quỹ là so sánh giữa thu và chi bằng tiền để tìm nguồn tài trợ (trường hợp thu < chi hay thâm hụt ngân quỹ) hoặc đầu tư ngắn hạn (trường hợp thu > chi) có tính tới số dư bằng tiền đầu kỳ.

<b>Bảng 2.3: Mẫu bảng cân đối ngân quỹ trong năm N của công ty X </b>

<i>Đơn vị: </i>

STT Tháng 1 2 … 12 1

2 3

Dư đầu kỳ

Chênh lệch thu chi Lãi vay

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

4 5 6 7 8 9 10 11

Tín dụng bổ sung Hồn trả tín dụng Dư nợ tín dụng Đầu tư ngắn hạn Đầu tư tích lũy Lãi tái đầu tư Thu hồi đầu tư Dư cuối kỳ

<b>4. </b> <i>Nguyễn Hải Sản, (1996), Quản trị tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê. </i>

<b>5. </b> Các văn bản về chế độ tài chính hiện hành.

<b>II. Tiếng Anh </b>

<b>6. </b> <i>Eugene F. Brigham and Michael C. Ehrhardt (2004), Financial Management: Theory & Practice, Cengage Learning. </i>

<b>7. </b> <i>Glen Arnold (2005), Handbook of Corporate Finance: A Business Companion to Financial Markets, Prentice Hall. </i>

<b>8. </b> <i>Mark Grinblatt (1997), Financial Markets and Corporate Strategy, Irwin </i>

Professional Publishing.

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

<b>9. </b> <i> Samir Asaf (2004), Executive Corporate Finance: The Business of enhancing shareholder value, Prentice Hall. </i>

<b>10. </b><i> Richard Brealey, Stewart Myers and Franklin Allen (2010), Principles of Corporate Finance, Concise. </i>

<b>11. </b><i> Ruth Bender, Keith Ward (2002), Corporate Financial Strategy, A </i>

Butterworth-Heinemann Title; 2 edition.

</div>

×