Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

đánh giá sức khỏe thể chất của sinh viên y khoa đại học y dược thành phố hồ chí minh năm thứ nhất bằng nghiệm pháp gắng sức tim mạch hô hấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 113 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>NGÀNH: PHỤC HỒI CHỨC NĂNGMÃ SỐ: NT 62 72 43 01</b>

<b>LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ</b>

<b>NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌCTS. NGUYỄN NHƯ VINH</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CAM ĐOAN</b>

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng chúng tôi. Các số liệutrong luận văn này được ghi nhận, nhập liệu và phân tích một cách trung thực. Cácsố liệu và kết quả nêu trong luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ cơngtrình nào khác.

<b>Tác giả luận văn</b>

<b>Tô Trường Duy</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

1.1. Đại cương về sức khỏe thể chất ... 4

1.2. Phương pháp đánh giá sức khỏe tim phổi ... 9

1.3. Thực trạng hoạt động thể lực của sinh viên Y khoa ... 25

1.4. Các cơng trình nghiên cứu sức khỏe thể chất ở sinh viên Y khoa ... 26

<b>CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 29</b>

2.1. Thiết kế nghiên cứu ... 29

2.2. Đối tượng nghiên cứu ... 29

2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ... 29

2.4. Cỡ mẫu ... 29

2.5. Tiêu chí chọn mẫu ... 30

2.6. Liệt kê và định nghĩa biến số ... 31

2.7. Phương pháp chọn mẫu ... 36

2.8. Công cụ và phương pháp đo lường, thu thập số liệu ... 36

2.9. Phương pháp phân tích dữ liệu ... 39

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

2.10. Đạo đức nghiên cứu ... 40

<b>CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ ... 41</b>

3.1. Đặc điểm sức khỏe tim phổi của người tham gia nghiên cứu ... 49

3.2. Mối liên quan giữa các biến số nền và sức khỏe tim phổi ... 54

<b>CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ... 61</b>

4.1. Đặc điểm sức khỏe tim phổi của người tham gia nghiên cứu ... 64

4.2. Mối liên hệ của các biến số nền và tình trạng sức khỏe tim phổi... 74

4.3. Hạn chế của nghiên cứu ... 76

<b>KẾT LUẬN ... 78</b>

<b>KIẾN NGHỊ ... 79</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT</b>

ACSM The American College of Sports Medicine

CPET Cardio-pulmonary exercise test

ESC European Society of Cardiology

FRIEND Fitness Registry and the Importance of ExerciseNational Database

GPAQ Global physical activity questionnaireGTLN Giá trị lớn nhất

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

VE Minute ventilation

VT1 Ventilatory threshold 1

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>DANH MỤC ĐỐI CHIẾU VIỆT ANH</b>

Áp suất riêng phần oxy cuối kỳ thở ra End-tidal oxygen partial pressureBộ câu hỏi hoạt động thể lực toàn cầu Global physical activity questionnaire

Chuyển hóa tương đương Metabolic Equivalent

Hiệp hội Y học Thể thao Hoa Kỳ <sup>The American College of Sports</sup>Medicine

Hội Dự phòng và Phục hồi chức năngTim Mạch Châu Âu

European association of cardiovascularprevention and rehabilitation

Hội Tim Mạch Châu Âu European Society of Cardiology

Nghiệm pháp gắng sức tim mạch hô

Ngưỡng thông khí 1 Ventilatory threshold 1

Sức bền tim phổi Cardiorespiratory endurance

Sức khỏe tim mạch Cardiovascular fitnessSức khỏe tim phổi Cardiorespiratory fitness

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Thể tích lưu thơng Tial volume

Thơng khí tương đương CO2 <sup>Ventilatory equivalent for carbon</sup>dioxide

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>DANH MỤC BẢNG</b>

Bảng 1.1 So sánh hoạt động thể lực và tập luyện thể dục ... 7

Bảng 3.1 Đặc điểm giới tính và quê quán của người tham gia (N=120) ... 42

Bảng 3.2 Đặc điểm nhân trắc học của người tham gia nghiên cứu (N=120) ... 43

Bảng 3.3 Đặc điểm tiền căn bệnh lý của người tham gia (N=120) ... 45

Bảng 3.4 Đặc điểm tải và thời gian tiến hành nghiệm pháp (N=120) ... 45

Bảng 3.5 Đặc điểm lý do người tham gia ngừng nghiệm pháp (N=120) ... 47

Bảng 3.6 Đặc điểm các tiêu chuẩn gắng sức tối đa của nghiệm pháp (N=120) ... 47

Bảng 3.7 Đặc điểm mức độ đạt tiêu chuẩn gắng sức tối đa của nghiệm pháp(N=120) ... 48

Bảng 3.8 Đặc điểm các lượng oxy tiêu thụ tối đa của người tham gia nghiên cứu(N=120) ... 49

Bảng 3.9 Kết luận sức khỏe tim phổi và phân loại thể chất của người tham gia(N=120) ... 50

Bảng 3.10 Đặc điểm chuyển hóa tương đương của người tham gia nghiên cứu(N=120) ... 51

Bảng 3.11 Đặc điểm ngưỡng thơng khí 1 của người tham gia (N=120) ... 51

Bảng 3.12 Đặc điểm thơng khí tương đương cho CO2 của người tham gia(N=120) ... 52

Bảng 3.13 Đặc điểm oxy theo mạch của người tham gia (N=120) ... 52

Bảng 3.14 Đặc điểm đáp ứng tần số tim theo tải của người tham gia (N=120) ... 53

Bảng 3.15 Đặc điểm hồi phục tần số tim của người tham gia (N=120) ... 53

Bảng 3.16 Mối liên quan giữa đặc điểm nhân trắc học và sức khỏe tim phổi củangười tham gia (N=120) ... 54

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Bảng 3.17 Mối liên quan giữa giới tính và sức khỏe tim phổi của người tham gia(N=120) ... 55Bảng 3.18 Mối liên quan giữa quê quán và sức khỏe tim phổi của người tham gia(N=120) ... 57Bảng 3.19 Mối liên quan giữa tiền căn Covid-19 và sức khỏe tim phổi của ngườitham gia (N=120) ... 59Bảng 4.1 So sánh hoạt động thể lực giữa các nghiên cứu ... 63Bảng 4.2 So sánh VO2 tối đa giữa các nghiên cứu ... 65

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>DANH MỤC HÌNH</b>

Hình 1.1 Sự tích hợp hoạt động của các hệ cơ quan để cung cấp oxy và đào thảiCO2 khi cơ thể hoạt động sức bền ... 5Hình 1.2 Mối tương quan giữa sức khỏe tim phổi và hoạt động thể lực ... 8Hình 1.3 Huy động thể tích phổi, tần số hơ hấp và thơng khí phút khi gắng sức. 12Hình 1.4 Hệ thống CPET ... 15Hình 1.5 Các giản đồ giúp nhận diện VT1 ... 19Hình 1.6 Vai trị phân định ngưỡng tập luyện của VT1 ... 20Hình 1.7 So sánh đáp ứng nhịp tim theo tải ở người thể chất bình thường, thểchất kém và thể chất tốt ... 22Hình 1.8 So sánh VO2 peak và VO2 max ... 24

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>MỞ ĐẦU</b>

Sức khỏe thể chất là một tập hợp các đặc điểm mà con người có hoặc đạt được, là"khả năng thực hiện các nhiệm vụ hàng ngày một cách mạnh mẽ và tỉnh táo, màkhơng gây mệt mỏi q mức và có đủ năng lượng để thưởng thức những hoạt độnggiải trí trong thời gian rảnh rỗi hoặc để đối phó với những tình huống khẩn cấp".<sup>1</sup>Trong đó, sức khỏe tim phổi, là một thành phần quan trọng trong sức khỏe thểchất,<sup>2,3</sup> đặc trưng bởi khả năng cơ thể thực hiện các hoạt động thể lực sức bền<sup>4</sup> bằngcách sử dụng các nhóm cơ lớn theo nhịp, liên tục trong một khoảng thời gian kéodài.<sup>5</sup>

Sức khỏe tim phổi kém đã được xem là yếu tố dự đoán độc lập và mạnh mẽ chosự phát triển các bệnh lý tim mạch và tử vong do mọi nguyên nhân.<sup>2</sup> Ngược lại, sứckhỏe tim phổi tốt là yếu tố bảo vệ không những cho bệnh lý tim mạch mà còn chonhiều vấn đề sức khỏe khác như bệnh lý chuyển hóa,<sup>6</sup> bệnh ung thư,<sup>7</sup> tình trạng suygiảm nhận thức,<sup>8</sup> và sức khỏe tâm thần.<sup>9</sup>

Sức khỏe tim phổi phản ánh và lối sống hoạt động thể lực của một người theokiểu liều-đáp ứng. Một người tham gia hoạt động thể lực nhiều hơn sẽ có mức sứckhỏe tim phổi tốt hơn và ngược lại một người có sức khỏe tim phổi tốt hơn có nănglực tham gia vào hoạt động thể lực nhiều hơn<sup>3</sup>. Hiện nay, thế giới đang đối mặt vớigánh nặng các bệnh mạn tính khơng lây và việc thiếu hoạt động thể lực là một trongnhững yếu tố nguy cơ chính.<sup>10</sup> Việc tham gia phù hợp vào các hoạt động thể lựcmang lại cho con người nhiều lợi ích sức khỏe và giúp gia tăng tuổi thọ.<sup>11,12</sup>

Sinh viên Y khoa là những chuyên gia chăm sóc sức khỏe trong tương lai, đượckỳ vọng là những tấm gương điển hình trong việc áp dụng cũng như tư vấn và độngviên bệnh nhân thực hiện lối sống lành mạnh để có được sức khỏe thể chất tốt. Tuynhiên, đã có nghiên cứu cho thấy nhiều sinh viên Y khoa không hoạt động thể lựcđầy đủ.<small>13,14</small> Những rào cản thường gặp là thiếu thời gian, áp lực học tập, lịch họcdày đặc, thiếu năng lượng và thiếu động lực.<small>15,16</small> Nhiều nghiên cứu cho thấy việctham gia hoạt động thể lực phù hợp không chỉ mang lại lợi ích sức khỏe cho chính

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

nhân viên y tế mà còn có lợi cho bệnh nhân. Các nhân viên y tế có lối sống năngđộng sẽ cung cấp tư vấn và động viên tốt hơn cho bệnh nhân của họ để thực hiệncác khuyến nghị sức khỏe.<sup>17</sup> Hơn nữa, việc tăng cường sức khoẻ thể chất, thông quatham gia các hoạt động thể lực phù hợp, được cho là có thể giúp các sinh viên tăngsự tự tin và hài lòng trong cuộc sống, giảm nguy cơ trầm cảm và lo âu.<sup>18-20</sup>

Việc quan tâm sức khỏe thể chất là rất cần thiết với mọi đối tượng. Sinh viênthuộc nhóm ngành Y khoa có thể coi là đối tượng được tiếp cận và có nhiều thơngtin hơn về lợi ích của việc nâng cao sức khỏe thể chất. Tuy nhiên, họ cũng phải đốimặt với nhiều rào cản đến từ môi trường học tập và làm việc. Có nhiều phươngpháp đánh giá sức khỏe tim phổi khác nhau, trong đó, đo lường lượng oxy tiêu thụ(VO2) tối đa được xem là tiêu chuẩn vàng.<sup>21</sup> Theo tìm hiểu của chúng tơi, hiện nay,chưa có nghiên cứu nào đánh giá sức khỏe thể chất bằng chỉ số VO2 tối đa, trên đốitượng sinh viên Y khoa tại Việt Nam. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu nàynhằm đánh giá tình trạng sức khỏe thể chất của sinh viên Y khoa tại Đại học YDược TP.HCM nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu ―Thực trạng sức khỏe thể chất củasinh viên Y khoa năm thứ nhất Đại học Y Dược TP.HCM là như thế nào?

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<b>MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU</b>

1. Đánh giá sức khỏe thể chất của sinh viên Y khoa Đại học Y DượcTP.HCM năm thứ nhất bằng nghiệm pháp gắng sức tim mạch-hô hấp2. Xác định mối liên quan giữa các đặc điểm dân số nghiên cứu (giới tính,

quê quán, đặc điểm nhân trắc học, tiền căn bệnh lý, mức độ hoạt động thểchất) với tình trạng sức khỏe thể chất

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<b>CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN</b>

<b>1.1. Đại cương về sức khỏe thể chất</b>

<b>1.1.1 Định nghĩa sức khỏe thể chất</b>

Sức khỏe thể chất là một tập hợp các đặc điểm mà con người có hoặc đạt được, là"khả năng thực hiện các nhiệm vụ hàng ngày một cách mạnh mẽ và tỉnh táo, màkhông gây mệt mỏi quá mức và có đủ năng lượng để thưởng thức những hoạt độnggiải trí trong thời gian rảnh rỗi hoặc để đối phó với những tình huống khẩn cấp".<sup>1</sup>

Các yếu tố liên quan đến sức khỏe thể chất bao gồm (a) sức khỏe tim phổi, (b)sức mạnh cơ bắp, (c) sức bền cơ bắp, (d) thành phần cơ thể và (e) sự linh hoạt.Trong đó, các thành phần được định nghĩa cụ thể như sau<small>22</small>

- Sức khỏe tim phổi: liên quan đến khả năng của hệ tim mạch và hô hấp trongviệc cung cấp nhiên liệu cho hoạt động thể lực kéo dài và loại bỏ các sảnphẩm chuyển hóa. Sức khỏe tim phổi còn được gọi bằng các thuật ngữ khácnhư sức bền tim phổi (cardiorespiratory endurance), sức khỏe tim mạch(cardiovascular fitness), khả năng hiếu khí (aerobic capacity), hoặc sức khỏehiếu khí (aerobic fitness).<sup>3</sup>

- Sức mạnh cơ bắp: liên quan đến độ lớn của lực mà một cơ bắp có thể tạo ra.- Sức bền cơ bắp: liên quan đến khả năng của các nhóm cơ trong việc tạo ra lực

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

cung cấp đến các cơ xương hoạt động và đào thải CO2 ra ngồi cơ thể thơng quacác quá trình (1) trao đổi khí ở phổi, (2) kết hợp oxy với hemoglobin, (3) vậnchuyển máu động mạch chứa oxy bởi tim và hệ thống mạch máu, (4) khuếch tánoxy từ máu động mạch vào cơ xương qua hệ thống mao mạch, (5) sử dụng oxy bởihệ cơ xương (ti thể) và (6) vận chuyển, đào thải CO2 sinh ra bởi q trình chuyểnhóa của cơ xương ra khỏi cơ thể (Hình 1.1). Do đó, sức khỏe tim phổi phản ánh khảnăng hoạt động chức năng của nhiều hệ cơ quan trong cơ thể.

<b>Hình 1.1 Sự tích hợp hoạt động của các hệ cơ quan để cung cấp oxy và đào thảiCO2 khi cơ thể hoạt động sức bền</b>

<i>“Nguồn: Albert, 2008”</i><small>23</small>

Hình 1.1 minh họa hoạt động tích hợp của các hệ cơ quan để cung cấp oxy vàđào thải CO2 khi cơ thể hoạt động gắng sức. Việc cung cấp oxy từ khơng khí tới cơxương (ti thể) cần trải qua các q trình: (1) trao đổi khí ở phổi, (2) kết hợp oxy vớihemoglobin, (3) vận chuyển máu động mạch chứa oxy bởi tim và hệ thống mạchmáu, (4) khuếch tán oxy từ máu động mạch vào cơ xương qua hệ thống mao mạch,(5) sử dụng oxy bởi hệ cơ xương (ti thể). Lượng CO2 sinh ra (VCO2) bởi q trìnhchuyển hóa của cơ xương hồi lưu trong máu tĩnh mạch, trở về tim và được loại bỏra ngồi bởi phổi. Q trình này giúp duy trì sự cân bằng nội mơi khi cơ thể hoạtđộng gắng sức. Sự hạn chế khả năng hoạt động của bất kỳ phần nào trong hệ thốngchung sẽ gây ra giới hạn khả năng hoạt động gắng sức của cơ thể, gây giảm khảnăng tiêu thụ oxy tối đa của cơ thể, từ đó giảm lượng oxy tiêu thụ (VO2) đo được.

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<b>1.1.2 Vai trò của sức khỏe tim phổi</b>

<b>1.1.2.1. Mối quan hệ giữa sức khỏe tim phổi và bệnh tim mạch</b>

Sức khỏe tim phổi thấp là một chỉ số dự đoán độc lập về nguy cơ biến cố timmạch mạnh mẽ hơn so với các yếu tố nguy cơ truyền thống khác, như rối loạn lipid,tăng huyết áp, đề kháng insulin, béo phì và hút thuốc lá.<small>2</small>

Nghiên cứu của Myers<sup>12</sup>trên những nam giới trung niên khỏe mạnh lẫn có bệnh tim mạch, cho thấy nhữngngười có tình trạng suy giảm sức khỏe tim phổi có nguy cơ bệnh tật và tử vong caohơn so với những người khỏe mạnh. Mức độ suy giảm sức khỏe tim phổi càngnặng, nguy cơ bệnh tật và tử vong càng cao.

Sức khỏe tim phổi là yếu tố có thể điều chỉnh thơng qua các can thiệp đặc biệt làtăng cường hoạt động thể lực.<small>24</small>

Sự cải thiện sức khỏe tim phổi đi kèm với nhiều lợiích sức khỏe khác như tăng sự nhạy cảm insulin, điều chỉnh lipid máu và các thànhphần cơ thể, chống viêm và kiểm soát huyết áp.<sup>25</sup> Khi lượng giá sức khỏe tim phổitheo đơn vị chuyển hóa tương đương (metabolic equivalent – MET, 1 MET = 3,5

<b>mL oxy/kg/phút, sẽ trình bày ở mục Error! Reference source not found.) cho thấy</b>

iá trị tiên lượng của sức khỏe tim phổi cụ thể như sau<sup>2</sup>: Mức sức khỏe tim phổi đạtdưới 5 MET có mối tương quan mạnh với nguy cơ tử vong cao; trong khi mức độsức khỏe tim phổi đạt từ 8 đến 10 MET giúp tăng tỉ lệ sống còn; sự gia tăng nhỏ vềsức khỏe tim phổi (tăng 1-2 MET) giúp giảm nguy cơ xuất hiện biến cố tim mạch từ10% đến 30%.

Sức khỏe tim phổi có vai trị như một dấu ấn sinh học có giá trị khơng chỉ để xácđịnh nguy cơ của một người đối với các kết cục lâm sàng bất lợi trong tương lai, màcịn để tối ưu hóa chiến lược điều trị, phục hồi chức năng.<small>2</small>

<b>1.1.2.2. Mối quan hệ của sức khỏe tim phổi và mối liên hệ với các kết quả sứckhỏe khác</b>

Bên cạnh các nghiên cứu về vai trò của khỏe tim phổi đối với nguy cơ bệnh lýtim mạch, đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa sức khỏe tim phổi và cáclợi ích khác. Trong đó, mức độ sức khỏe tim phổi cao là yếu tố bảo vệ giúp giảmnguy cơ mắc sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer.<small>26-28</small> Cơ chế giải thích mối liên quan

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

giữa việc gia tăng sức khỏe tim phổi và tác động đến não vẫn chưa được hiểu rõ.<sup>27</sup>Một số giả thuyết cho rằng, sức khỏe tim phổi cao liên quan đến thói quen tập luyệnthể chất, được cho là giúp tăng cường tưới máu lên não.<sup>29</sup> Bên cạnh đó, mức độ sứckhỏe tim phổi cao cũng giúp giảm tình trạng lo âu và triệu chứng trầm cảm.<sup>30,31</sup>

Sức khỏe tim phổi có mối tương quan thuận với hoạt động thể lực.<sup>22</sup> Mức độ―sức khỏe tim phổi cao thường liên quan đến với mức độ hoạt động thể lực cao‖hay ―sức khỏe tim phổi cao phản ánh một lối sống thể lực lành mạnh‖.<sup>3</sup> Do đó, khiđánh giá sức khỏe tim phổi cần quan tâm đến thói quen hoạt động thể lực.

<b>1.1.3 Vai trò của hoạt động thể lực với sức khỏe tim phổi</b>

Hoạt động thể lực được định nghĩa là "bất kỳ chuyển động cơ thể nào do cơxương tạo ra dẫn đến tiêu hao năng lượng‖.<small>22</small>

Các hoạt động thể lực thường gặp cóthể kể đến là đi bộ, đi xe đạp, dọn dẹp nhà cửa. Tập luyện thể dục là hoạt động thểlực được lên kế hoạch, có cấu trúc và lặp đi lặp lại như chạy bộ hoặc bơi lội để duytrì hoặc cải thiện sức khỏe thể chất. Cả ―hoạt động thể lực‖ và ―tập luyện thể dục‖đều bao gồm bất kỳ chuyển động nào do hệ cơ xương tạo ra, tiêu hao năng lượng,được đo bằng kilo-calories, từ thấp đến cao, liên tục và có mối tương quan tích cựcvới sức khỏe thể chất khi cường độ, thời gian và tần suất của hoạt động tăng lên(Bảng 1.1)

Dẫn đến tiêu hao năng lượng. Dẫn đến tiêu hao năng lượng.

Tiêu hao năng lượng từ thấp đến cao. Tiêu hao năng lượng từ thấp đến cao.Tương quan thuận với sức khỏe thể chất. Rất tương quan thuận với sức khỏe thể

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

phần của sức khỏe thể chất.

<i>“Nguồn: Caspersen, 1985”</i><small>22</small>

Sức khỏe tim phổi phản ánh mức độ hoạt động thể lực của một người từ quá khứđến hiện tại và đồng thời thể hiện khả năng tham gia hoạt động thể lực của họ. Mộtngười có mức độ tham gia hoạt động thể lực nhiều hơn sẽ có sức khỏe tim phổi tốthơn và ngược lại, một người có sức khỏe tim phổi tốt hơn có năng lực tham gia vàohoạt động thể lực nhiều hơn.<sup>3</sup> (Hình 1.2)

<b>Hình 1.2 Mối tương quan giữa sức khỏe tim phổi và hoạt động thể lực</b>

<i>“Nguồn: Physical Activity Guidelines Advisory Report, 2008”</i><small>24</small>

Sức khỏe tim phổi là một phần quan trọng của sức khỏe thể chất vì (1) mức độsức khỏe tim phổi có giá trị tiên lượng nguy cơ tử vong sớm do tất cả các nguyênnhân và đặc biệt là do bệnh tim mạch, (2) việc tăng cường sức khỏe tim phổi liênquan đến giảm nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân và (3) mức độ sức khỏe timphổi cao phản ánh đến mức độ hoạt động thể lực cao hơn, điều này lại liên quan đếnnhiều lợi ích cho các hệ cơ quan khác nhau trong cơ thể.<sup>32</sup>

Vì vậy, trong khn khổ nghiên cứu này, chúng tôi xin lấy thành phần ―sức khỏetim phổi‖ làm đại diện để đánh giá ―sức khỏe thể chất‖ của người tham gia.

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<b>1.2. Phương pháp đánh giá sức khỏe tim phổi</b>

<b>1.2.1 Giới thiệu các phương pháp đánh giá sức khỏe tim phổi</b>

Ở người trưởng thành, có nhiều phương pháp đánh giá sức khỏe tim phổi khácnhau. Sức khỏe tim phổi có thể được đánh giá bằng cách đo lượng oxy tiêu thụ tốiđa thông qua các nghiệm pháp gắng sức (đo lường trực tiếp với hệ thống phân tíchkhí trao đổi hoặc được ước tính gián tiếp mà khơng có phân tích khí trao đổi), hoặcđo lường từ các bài nghiệm pháp gắng sức dưới mức tối đa, các lượng giá lâm sàng,hoặc ước tính từ các phương trình ước đốn mà khơng yêu cầu người được đánh giágắng sức. Nhìn chung các phương pháp này được chia thành các nhóm như sau:

 Đánh giá sức khỏe tim phổi bằng các phương trình ước tính khơng ucầu người tham gia gắng sức: sử dụng các thơng số như giới tính, tuổi, chỉsố khối cơ thể, nhịp tim lúc nghỉ và thói quen hoạt động thể lực. Đây làphương pháp đánh giá sức khỏe tim phổi nhanh chóng, đơn giản, ít tốnkém chi phí và an tồn. Tuy nhiên, các phương trình ước tính cần đượcđiều chỉnh và thẩm định cho các dân số khác nhau trên thế giới.<small>33</small>

 Các nghiệm pháp gắng sức dưới tối đa: đánh giá sức khỏe tim phổi bằngcác nghiệm pháp như nghiệm pháp đi bộ 1 phút, nghiệm pháp đi bộ 6phút, nghiệm pháp đi bộ 12 phút, nghiệm pháp đi bộ hoặc chạy 1,5 dặm,nghiệm pháp đứng lên ngồi xuống. Đây là các phương pháp lượng giá cóchi phí tiến hành thấp, khơng cần nhiều nguồn nhân lực chun mơn, chora kết quả dễ hiểu, có thể tiến hành để đánh giá nhóm lớn trong điều kiệnnguồn lực hạn chế. Tuy nhiên, kết quả sức khỏe tim phổi khơng chính xácbằng các nghiệm nghiệm pháp gắng sức tối đa.<sup>34</sup>

 Các nghiệm pháp gắng sức tối đa: như nghiệm pháp điện tâm đồ gắng sức,nghiệm pháp gắng sức tim mạch - hơ hấp, trong đó:

o Nghiệm pháp gắng sức tối đa, đo lường VO2 gián tiếp như điệntâm đồ gắng sức: ước tính VO2 bằng các thông số mà người thamgia đạt được trong quá trình thực hiện nghiệm pháp bao gồm tốcđộ, độ đốc, thời gian và tải.<small>35</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

o Nghiệm pháp gắng sức tối đa, đo lường VO2 trực tiếp như nghiệmpháp gắng sức tim mạch - hơ hấp: được xem là tiêu chuẩn vàng vìđo lường VO2 chính xác, khách quan thơng qua bộ cảm biến phântích hơi thở<small>36</small> nhưng yêu cầu trang thiết bị hiện đại, cần người thựchiện có năng lực chun mơn cao.<sup>33</sup>

Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi chọn nghiệm pháp gắng sức tim mạchvà hô hấp (Cardiopulmonary exercise test - CPET), vì nghiệm pháp này đo đượcthơng số thể tích oxy tiêu thụ (VO2) tối đa một cách khách quan và chính xác.<sup>37</sup>Nghiệm pháp được coi là tiêu chuẩn vàng để đánh giá sức khỏe tim phổi, được sửdụng rộng rãi trên lâm sàng cũng như trong nghiên cứu.<sup>33,36,38</sup>

Vì CPET là nghiệm gắng sức đòi hỏi người tham gia gắng sức tăng tiến dần đếnmức tối đa, quá trình phân tích kết quả CPET cần liên hệ chặt chẽ với các đáp ứngsinh lý của cơ thể (đặc biệt là hệ tim mạch và hô hấp) khi gắng sức, do đó, chúng tơixin phép trình bày sơ lược đáp ứng sinh lý của hệ tim mạch và hô hấp khi cơ thểgắng sức trước khi giới thiệu về CPET.

<b>1.2.2 Sinh lý gắng sức</b>

Khi bắt đầu gắng sức với cường độ tăng dần, nhu cầu về oxy từ cơ thể tăng lên,nhất là từ các cơ xương hoạt động.<sup>39</sup> Để đáp ứng những yêu cầu này, cung lượngtim được tăng lên thông qua sự gia tăng thể tích nhát bóp (thơng qua cơ chế Frank-Starling) và tăng nhịp tim. Đồng thời, cơ thể gia tăng khả năng trích xuất oxy từdịng máu qua mao mạch (gây nên sự gia tăng độ chênh lệch oxy giữa động mạchvà tĩnh mạch). V O2 tối đa được biểu diễn bằng tích của cung lượng tim tối đa và sựkhác biệt oxy động mạch - tĩnh mạch tối đa.<sup>40</sup> Sự khác biệt oxy động mạch - tĩnhmạch tối đa đo lường được và có giới hạn sinh lý là từ 15 - 17 khi gắng sức tối đa.<sup>41</sup>Do đó, khi cơ thể đã gắng sức tối đa, V O2 tối đa có thể được sử dụng để ước tính racung lượng tim tối đa.<small>42</small>

Khi hoạt động gắng sức ở mức dưới ngưỡng thơng khí 1 (sẽ trình bày cụ thể ởmục 1.2.4.2) cơ bắp vẫn nhận được lượng năng lượng cần thiết từ việc sử dụng oxy.Vì thế nhịp tim, cung lượng tim, huyết áp và thơng khí phút được duy trì ở mức

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

tương đối ổn định.<small>43</small> Khi cường độ tập luyện vượt qua ngưỡng thơng khí 1 và tiếntriển đến mức tối đa, sự hoạt hóa hệ thần kinh giao cảm đạt đỉnh và hệ thần kinhphó giao cảm bị ức chế, dẫn đến cung lượng tim và huyết áp tâm thu tăng lên, tăngtưới máu đến hệ cơ xương đang làm việc. Đồng thời, việc trích xuất oxy của cơxương cũng tăng lên giúp cơ sử dụng oxy hiệu quả.

Phản ứng ngay lập tức của hệ thống tim mạch khi gắng sức là sự gia tăng củanhịp tim, do sự giảm trương lực phó giao cảm và tăng của trương lực giao cảm. Khigắng sức tăng dần, nhịp tim tăng theo khối lượng công việc (tải) và nhu cầu vềoxy.<sup>39</sup> Ở những người sử dụng thuốc chẹn βeta, nhịp tim tối đa đạt được trong lúcgắng sức chịu ảnh hưởng từ tuổi và các ảnh hưởng thần kinh liên quan đến tuổi; giátrị nhịp tối đa dự kiến thường được ước tính theo phương trình Karvonen (= 220 -tuổi). Khi gắng sức tăng dần, nhịp tim tăng tuyến tính với tải (khoảng 10 nhịp mỗiphút trên một đơn vị chuyển hóa tương đương (MET)).<sup>42</sup> Sự gia tăng quá mức củanhịp tim đối với tải thường được quan sát ở những bệnh nhân nghỉ ngơi trên giườngkéo dài, cho thấy rằng tình trạng suy giảm thể chất đóng vai trị trong phản ứng củanhịp tim. Sự gia tăng nhịp tim theo tải cũng có thể thay đổi đáng kể ở bệnh nhânthiếu máu, rối loạn chuyển hóa, rối loạn kháng lực mạch máu ngoại biên, rối loạnchức năng thất trái. Ngược lại, sự gia tăng nhịp tim thấp hơn mong đợi trong qtrình gắng sức tăng dần có thể do chức năng thất trái tốt (thường gặp ở những ngườimức độ thể chất cao), tuy nhiên điều này cũng có thể là một dấu hiệu cho rối loạnchức năng nút xoang (thiếu khả năng điều chỉnh nhịp tim).

Đáp ứng của huyết áp phụ thuộc vào cung lượng tim và kháng trở mạch máungoại biên. Khi cơ thể gắng sức, huyết áp tâm thu tăng lên theo khối lượng côngviệc (tải) do sự tăng của cung lượng tim. Trong khi đó, huyết áp tâm trương duy trìở mức khơng thay đổi hoặc giảm nhẹ.<small>42</small>. Đáp ứng bình thường của huyết áp đối vớigắng sức tăng dần phụ thuộc vào giới tính (huyết áp tăng cao hơn ở giới nam) vàtuổi tác (huyết áp ở người cao tuổi tăng cao hơn ở so với người trẻ tuổi).<sup>43</sup> Mức giatăng bình thường của huyết áp tâm thu trong quá trình gắng sức là khoảng 10mmHg/MET.<sup>42</sup> Sau khi ngưng gắng sức, huyết áp tâm thu giảm nhanh do sự giảmnhanh chóng của cung lượng tim, thường đạt đến mức huyết áp lúc nghỉ trong vòng

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

6 phút.<sup>44</sup> Khi cơ thể ngưng gắng sức đột ngột, có sự giảm mạnh của huyết áp tâmthu do sự ứ máu ở vùng tĩnh mạch (đặc biệt ở tư thế đứng) và sự gia tăng trở lạikháng trở mạch máu hệ thống để cân bằng sự giảm của cung lượng tim. Vì thế cầncó một giai đoạn hồi phục sau khi gắng sức để tránh xảy ra hạ huyết áp đột ngột.

Khi gắng sức, cơ thể tăng thơng khí để đáp ứng nhu cầu oxy của cơ và thải CO2.Trong lúc gắng sức nhẹ đến trung bình, sự tăng của thơng khí phút đạt được bằngcách tăng cả tần số hơ hấp và thể tích lưu thơng (thơng khí phút = thể tích lưu thơngx tần số hơ hấp). Tuy nhiên, ở độ cường độ cao hơn, thể tích lưu thông đạt ổn địnhvà sự tăng thêm về thông khí phút chủ yếu do tần số hơ hấp tăng (Hình 1.3).

<b>Hình 1.3 Huy động thể tích phổi, tần số hơ hấp và thơng khí phút khi gắngsức</b>

<i>“Nguồn: ACSM, 2011”</i><small>45</small>

Hình 1.3: Khi cơ thể gắng sức nhẹ đến trung bình, thể tích lưu thơng và tần số hơhâp đều tăng để góp phần gia tăng thơng khí phút, đường biểu diễn thể tích lưuthơng mở rộng về phía thể tích dự trữ hít vào (hướng lên trên) và cả thể tích dự trữthở ra (hướng xuống dưới). Khi cơ thể gắng sức nặng đến tối đa, thể tích lưu thơngđạt mức tối đa (50-60% dung tích sống) và khơng thể tăng thêm, lúc này chỉ có tầnsố hơ hấp tăng để góp phần tiếp tục gia tăng thơng khí phút.

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<b>1.2.3 Nghiệm pháp gắng sức tim mạch – hô hấp</b>

Nghiệm pháp gắng sức tim mạch – hô hấp (Cardiopulmonary exercise testing –CPET) được thực hiện bằng cách yêu cầu người tham gia gắng sức trong thời gianquy định bằng cách sử dụng một chiếc xe đạp tại chỗ có kháng lực hoặc máy chạybộ. Thông thường, xe đạp được ưu tiên lựa chọn hơn vì an tồn, phù hợp hơn chonhiều đối tượng (ví dụ: người suy yếu, béo phì, đau khớp), cho phép thực hiện cácđo đạc trong thời gian kiểm tra thuận tiện hơn (theo dõi điện tâm đồ, đo huyết áp)và cung cấp đo lường chính xác về công (tải) thực hiện được.

CPET là một nghiệm pháp vận động tối đa kèm theo phân tích trao đổi khí, cungcấp một đánh giá tích hợp và tồn diện về các phản ứng sinh lý đối với vận động.Lợi thế hơn so với điện tâm đồ gắng sức, CPET cho phép xác định trực tiếp vàkhông xâm lấn lượng khí trao đổi trong thời gian thực, từ đó đánh giá được sựtương tác giữa các hệ cơ quan bao gồm tim mạch, hô hấp và cơ xương trong quátrình gắng sức.<sup>46</sup>

Trước khi thực hiện CPET, cần khai thác bệnh sử chi tiết, khám lâm sàng, sànglọc cơ bản về tim phổi như X-quang ngực, điện tâm đồ, huyết áp, chức năng hô hấp.Điều này giúp phát hiện các chống chỉ định của CPET và hỗ trợ việc diễn giải kếtquả về sau. CPET có thể sử dụng công cụ tạo công là xe đạp lực kế hoặc thảm lăn.Người tham gia sẽ được theo dõi đồng thời nhiều chỉ số phản ánh hệ tim mạch, hệhơ hấp, hệ cơ và chuyển hóa qua đo lường liên tục các chỉ số từ lúc nghỉ ngơi chotới gắng sức tối đa, từ đó giúp xác định mức độ sức khỏe tim phổi.

Có nhiều chỉ định cho CPET. Các chỉ định phổ biến nhất bao gồm<sup>46</sup>:

 Xác định nguyên nhân (hoặc các nguyên nhân) và mức độ của khó thở khivận động, sự hạn chế khả năng hoạt động gắng sức.

 Đánh giá khả năng vận động và tiên lượng trong nhiều bệnh lý.

 Đánh giá nguy cơ phát sinh biến chứng trước và sau phẫu thuật.

 Phát hiện sớm và phân loại nguy cơ của các bệnh tim mạch, bệnh mạchmáu phổi và bệnh phổi, cũng như các rối loạn cơ xương.

 Đo lường phản ứng sau khi điều trị (điều trị thuốc, phục hồi chức năng).

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

 Hướng dẫn và theo dõi quá trình tập luyện thể chất cá nhân trong chươngtrình phục hồi chức năng, y học dự phòng và thể dục thể thao.

Ở người khỏe mạnh và vận động viên, CPET được chỉ định trong các trường hợpnhư<small>42,47,48</small>:

 Đo lường mức thể chất nền và lượng giá chức năng sinh lý của các hệ cơquan trong cơ thể.

 Chẩn đoán các bệnh lý tiềm ẩn đặc biệt là bệnh tim mạch ở những ngườivận động cường độ cao.

 Tìm nguyên nhân của các triệu chứng khơng đặc hiệu như chống váng,đánh trống ngực, nặng ngực khi gắng sức.

 Kê toa tập luyện cá thể hóa và theo dõi sự đáp ứng của cơ thể với qtrình tập luyện.

CPET là một cơng cụ có giá trị trong sàng lọc trước tập luyện, đặc biệt là ởnhững đối tượng có nguy cơ cao (người có bệnh lý nền về tim mạch, hô hấp)<sup>2</sup> hoặcnhững đối tượng tập luyện, thi đấu ở cường độ cao (như vận động viên).<sup>49</sup> Đánh giásức khỏe tim phổi với CPET giúp nhà lâm sàng đánh giá được mức thể chất nền,xây dựng chương trình tập luyện phù hợp, cá thể hóa và theo dõi được hiệu quả củaquá trình tập luyện.

Khi thực hiện CPET với xe đạp lực kế, người tham gia có thể chủ động ngừngnghiệm pháp khi có triệu chứng khó chịu hoặc không thể tiếp tục gắng sức. Theocác khuyến nghị hiện tại, quy trình CPET được chia thành bốn giai đoạn như sau<sup>46</sup>:

- Giai đoạn nghỉ ngơi (2-3 phút): người tham gia thích nghi với việc thở quamặt nạ hoặc ống ngậm, đo các thông số lúc nghỉ ngơi

- Giai đoạn khởi động (2-3 phút): người tham gia đạp xe tải thấp (hoặckhơng có tải) với tốc độ 55-70 vòng/phút.

- Giai đoạn gắng sức tăng dần (trong 10 ± 2 phút): người tham gia đạp xe cótrở kháng (tải) tăng dần, cố gắng duy trì tốc độ 55-70 vòng/phút.

- Giai đoạn phục hồi (3-5 phút): người tham gia đạp xe tải thấp (hoặc khơngcó tải), tốc độ chậm.

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

Trong suốt các quá trình thực hiện CPET, nồng độ oxy và CO2 trong khí thở rasẽ được đo liên tục thông qua mặt nạ (hoặc ống ngậm) kết nối với bộ phận cảmbiến. Đồng thời, người tham gia được theo dõi nhịp tim, huyết áp và điện tâm đồliên tục (Hình 1.4). Khi kết thúc nghiệm pháp, người tham gia được hỏi lý do dẫnđến việc họ dừng lại. Người tham gia cũng được tiếp tục theo dõi các chỉ số timmạch, hô hấp cho đến khi các chỉ số này trở về mức nền trước gắng sức.

<b>Hình 1.4 Hệ thống CPET</b>

Nguồn: Albert, 2008.<sup>23</sup>

Hình 1.4 minh họa một hệ thống CPET điển hình. Người tham gia sử dụng xeđạp lực kế có một hệ thống điều chỉnh, cho phép họ thực hiện cơng có thể đo lườnglượng được (đơn vị watt). Người tham gia hít thở ra qua mặt nạ hoặc ống ngậm kếtnối với bộ cảm biến lưu lượng hoặc thể tích. Lượng oxy và CO2 trao đổi được đolường bằng các bộ phận phân tích. Đồng thời, trong suốt thời gian tham gia nghiệmpháp, người tham gia cũng được theo dõi điện tâm đồ, nhịp tim, huyết áp, SpO2 liên

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

tục. Máy tính tích hợp các dữ liệu này và tính tốn ra các thơng số quan trọng. Sauđó phần mềm máy tính xuất ra các đồ thị và bảng dữ liệu để phân tích.

<b>1.2.4 Các thơng số CPET quan trọng giúp đánh giá sức khỏe thể chất1.2.4.1. Thể tích oxy tiêu thụ tối đa</b>

<b>- Thể tích oxy tiêu thụ (VO2) tối đa: là lượng khí oxy tối đa mà một người tiêu</b>

thụ trong suốt quá trình gắng sức, tính bằng đơn vị lít/phút hoặc mililít/phút.<sup>50</sup> Vềbản chất, oxy là nhiên liệu được tiêu thụ để tạo cơng trong q trình vận động. Nhưvậy, cơ thể càng hoạt động hiệu quả, người vận động gắng sức càng tốt thì lượngnhiên liệu được tiêu thụ càng nhiều. VO2 tối đa thể hiện khả năng tối đa của hệthống tim mạch, hô hấp trong việc cung cấp oxy đến hệ cơ xương khi gắng sức vàkhả năng tối đa của hệ cơ xương trong việc lấy oxy từ máu để sử dụng. Do đó, VO2phản ánh được hoạt động của ba hệ cơ quan chính trong quá trình gắng sức là hơhấp (trao đổi khí trong phổi); tim mạch (hiệu suất các buồng thất, chức năng và cấutrúc mạch máu ngoại biên) và cơ xương (trao đổi chất ở ti thể của cơ).<sup>23</sup>

VO2 được thể hiện theo phương trình Fick như sau<small>40</small>:

VO2 tối đa được tính bằng tích của cung lượng tim với chênh lệch nồng độ oxytại động mạch so với tĩnh mạch:

VO2 tối đa  =  (SV tối đa × HR tối đa) × (CaO2 tối đa − CvO2 tối đa)Trong đó SV là thể tích nhát bóp, HR là nhịp tim, Cao2 là nồng độ oxy tại độngmạch và CvO2 là nồng độ oxy tại tĩnh mạch.

VO2 tối đa phản ánh khả năng tối đa của một người trong việc lấy vào, vậnchuyển và sử dụng oxy. VO2 tối đa là chỉ số tin cậy để đánh giá sức khỏe tim phổivà là chỉ số đo lường quan trọng nhất trong nghiệm pháp.<sup>37,51</sup> Đây là chỉ số đượcnhiều hiệp hội có uy tín khuyến cáo sử dụng để đánh giá thể chất người bìnhthường, vận động viên<small>52</small>

hay bệnh nhân có bệnh lý tim mạch, hơ hấp.<sup>53-55</sup> Các yếu tốảnh hưởng đến VO2 tối đa bao gồm chiều cao, giới tính, tuổi, di truyền và mức độhoạt động thể lực.<sup>2,50</sup> Ngưỡng cắt giá trị VO2 tối đa đo được so với giá trị dự đoán <80% được sử dụng phổ biến để kết luận có sự suy giảm VO2 tối đa.<sup>50,56</sup> Vì VO2 tối

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

đa phản ánh khả năng hoạt động gắng sức tối đa của cơ thể, nên giá trị VO2 tối đathấp hơn ngưỡng cắt cho thấy cơ thể hạn chế khả năng gắng sức. Có nhiều phươngtrình ước tính VO2 tối đa để diễn giải kết quả CPET, trong đó, phương trình Hansenvà Wasserman<sup>53</sup> là phương trình được sử dụng phổ biến.

<b>- VO2 hiệu chỉnh theo cân nặng: là VO2 chia cho cân nặng của người tham gia</b>

CPET, đơn vị ml/kg/phút, là chỉ số dùng để phân loại thể chất hoặc tiên lượng trongcác bệnh lý mạn tính.<sup>2</sup> Khi dùng để phân loại thể chất, hiện nay, có phương phápphân loại thể chất khác nhau dựa trên VO2 cho các đối tượng khác nhau. Trongnghiên cứu này, chúng tôi tiến hành trên đối tượng người khỏe mạnh, vì thế chúngtơi sử dụng bảng phân loại của Hiệp hội Y học Thể thao Hoa Kỳ (The AmericanCollege of Sports Medicine – ACSM),<sup>5</sup> dựa trên dữ liệu nghiên cứu trên dân sốngười khỏe mạnh Hoa Kỳ, để phân loại thể chất người tham gia (Phụ lục 4).

<b>1.2.4.2. Các thông số khác</b>

Bên cạnh thông số VO2 tối đa được xem là tiêu chuẩn vàng để đánh giá sức khỏetim phổi, CPET cũng cung cấp nhiều thông số khác có mối tương quan với sức khỏetim phổi, hoặc có giá trị tiên lượng nguy cơ bệnh tật, tử vong.

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<b>- Chuyển hóa tương đương: là đơn vị quy đổi của VO2 trên một đơn vị cân</b>

nặng và thời gian. Một đơn vị chuyển hóa tương đương (metabolic equivalent MET) là bằng 3,5 ml oxy tiêu thụ trên một kilogram cân nặng trong một phút hay 1kcal/kg/giờ. Chuyển hóa tương đương có giá trị tiên lượng bệnh tật và tử vong.Theo nghiên cứu Myers,<sup>12</sup> trên những người ở độ tuổi trung niên, khỏe mạnh lẫn cóbệnh tim mạch, những người có giá trị MET thấp có nguy cơ tử vong cao hơn sovới người có giá MET cao hơn. Giá trị MET dưới 5 tăng nguy cơ tử vong do mọinguyên nhân cao gấp 02 lần so với người có MET trên 8. Việc gia tăng mức sứckhỏe tim phổi thêm 1 MET giúp tăng thêm 12% tỉ lệ sống cịn. Thêm vào đó, METlà chỉ số được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực y học thể thao và phục hồi chứcnăng để tính tốn cường độ của bài tập, năng lượng tiêu thụ của bài tập và giúp xâydựng chương trình tập luyện.<sup>58</sup>

<b>-- Ngưỡng thơng khí 1 (ventilatory threshold 1--VT1): là thời điểm trong quá</b>

trình gắng sức mà tại đó axit lactic trong máu động mạch bắt đầu tăng. Khi gắng sứctăng dần, lượng oxy cung cấp đến cơ khơng đủ cho nhu cầu chuyển hóa hiếu khí.Cơ chuyển hóa theo con đường yếm khí và sinh ra axit lactic. Axit lactic được trunghòa bởi HCO3- trong máu, tạo ra CO2. Lượng CO2 sinh ra kích thích trung tâm hơhấp, làm tăng thơng khí. Lúc này cơ thể có sự gia tăng thơng khí đột ngột để tăngthải CO2. Vì những hiện tượng sinh lý trên, VT1 còn được gọi là ngưỡng lactate(lactate threshold) hay ngưỡng yếm khí (anaerobic threshold). CPET xác địnhngưỡng này thơng qua các giản đồ phân tích khí nên chúng tơi sử dụng thuật ngữ―ngưỡng thơng khí‖ cho thời điểm này. Khi tiến hành CPET, thời điểm xuất hiệnVT1 được phản ánh qua các giản đồ phân tích thơng khí và được nhận diện bởi bácsĩ đo CPET (Hình 1.5). Bên cạnh VT1, CPET cịn xác định được ngưỡng thơng khí2 (VT2), tuy nhiên, trong khn khổ nghiên cứu này, chúng tôi không sử dụng giátrị ngưỡng thông khí 2 để phân tích.

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

Từ góc độ sinh lý học, VT1 đại diện cho mức độ tải trong q trình tập luyện, màở đó, người tập có thể duy trì hoạt động trong một khoảng thời gian dài mà khôngtạo ra sự gia tăng đáng kể lượng axit lactic trong máu. Giá trị VT1 được biểu diễnbằng giá trị VO2 đo tại thời điểm VT1 xuất hiện và được quy đổi ra đơn vị phầntrăm so với VO2 tối đa dự đoán. Giá trị VT1 bị ảnh hưởng bởi yếu tố bệnh lý vàloại hình tập luyện.<sup>59,60</sup> Ở người khỏe mạnh, VT1 xuất hiện trong khoảng thời giankhi VO2 đo được đạt 60% - 70% so với VO2 dự đoán tối đa. Ở những người có

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

VT1 xuất hiện sớm, khi VO2 ở VT1 đạt dưới 40% so với VO2 dự đoán tối đa, đượcxem là bất thường và thường xảy ra ở các đối tượng suy giảm thể chất, có bệnh lýtim mạch, hơ hấp hay bệnh lý cơ.<sup>50</sup>

Ngồi ra, VT1 có vai trị quan trọng trong xây dựng bài tập hiếu khí (sức bền) doVT1 là ngưỡng phân định cường độ tập luyện nhẹ-trung bình và cường độ nặng.<small>55</small>Các bài tập có cường độ thấp hơn VT1 được xem là có cường độ nhẹ-trung bình,trong khi các bài tập có cường độ cao hơn VT1 được xem là có cường độ từ nặngđến rất nặng (Hình 1.6).<small>61</small>

Do đó, VT1 là một ngưỡng quan trọng trên CPET và cácthông số ghi nhận tại VT1 như tải, nhịp tim, mức độ khó thở theo cảm nhận giúpnhà lâm sàng thiết lập chương trình tập luyện phù hợp cho bệnh nhân.<sup>48</sup>

<b>Hình 1.6 Vai trị phân định ngƣỡng tập luyện của VT1</b>

<i>“Nguồn: Palermo, 2017.”</i><small>61</small>

<b>- Oxy theo mạch (oxygen pulse): là tỉ lệ giữa VO2 (mililít/phút) và tần số tim</b>

(nhịp/phút), là lượng oxy mà cơ thể tiêu thụ trong mỗi nhịp tim, do đó có đơn vịmililít/nhịp tim. Ý nghĩa của oxy theo mạch được biểu diễn trong phương trình Ficknhư sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

<b>- Đáp ứng của tần số tim trong lúc gắng sức: Khi gắng sức tăng dần tần số tim</b>

tăng tuyến tính với mức độ gắng sức của cơ thể. Mức độ tăng của tần số tim với sựtăng tải bình thường là 10 ± 2 nhịp/ MET.<small>53,64</small>

Thông thường, ở người khỏe mạnh,khi gắng sức tối đa, tần số tim đạt giá trị tối đa từ 85% so với tần số tim dự đoántheo công thức Karvonen (220 – tuổi (năm)).<sup>50,65</sup> Về mặt sinh lý, đáp ứng tần số timvà thể tích nhát bóp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau để duy trì cung lượng tim(cung lượng tim = thể tích nhát bóp x tần số tim). Nghiên cứu của Ogawa<small>66</small> cho thấynhững nguời có lối sống tĩnh tại, ít hoạt động thể chất có thể tích nhát bóp thấp hơnso với người cùng tuổi, tập luyện thể chất thường xuyên.<sup>66</sup> Vì vậy, những người nàykhi gắng sức cần phải tăng nhịp tim nhiều hơn để duy trì cung lượng tim cho cơ thểvà ngược lại, những người tập luyện thể thao thường xun, có thể tích nhát bópcao hơn, nên nhịp tim khơng cần tăng nhiều (Hình 1.7).<small>67</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<b>Hình 1.7 So sánh đáp ứng nhịp tim theo tải ở người thể chất bình thường, thểchất kém và thể chất tốt</b>

<i>“Nguồn: Bartels, 2021.”</i><small>67</small>

Hình 1.7 so sánh sự tăng nhịp tim theo tải ở những người với mức thể chất khácnhau. Trong đó, người có thể chất kém, có tốc độ tăng nhịp tim nhanh hơn so vớingười bình thường. Đường biểu diễn sự tăng nhịp tim dốc hơn. Ngược lại, người cóthể chất tốt, tốc độ tăng nhịp tim sẽ chậm hơn, đường biểu diễn ít dốc hơn.

<b>- Hồi phục tần số tim sau gắng sức: là tốc độ giảm tần số tim sau khi ngưng</b>

gắng sức, tính bằng hiệu số của tần số tim tại thời điểm gắng sức tối đa với tần sốtim tại thời điểm 01 phút sau khi ngưng nghiệm pháp. Sau khi kết thúc gắng sức,tần số tim được điều chỉnh thông qua sự giảm trương lực giao cảm và tái kích hoạttrương lực phó giao cảm (thông qua thần kinh lang thang). Tốc độ hồi phục tần sốtim ở những người khỏe mạnh, đặc biệt là vận động viên diễn ra nhanh hơn (do hoạtđộng của hệ phó giao cảm tốt hơn) so với những người có thể chất kém hoặc cóbệnh lý nền.<sup>68</sup> Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra mối liên quan giữa tốc độ hồi phụctần số tim và tử vong ở những bệnh nhân có bệnh lý tim mạch. Trong đó, người cótốc độ hồi phục tần số tim nhanh hơn (chức năng phó giao cảm tốt) giảm nguy cơ tửvong và ngược lại, hồi phục tần số tim chậm (chức năng phó giao cảm kém) liên

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

quan đến tăng nguy cơ tử vong.<small>69,70</small> Ngưỡng cắt phổ biến cho tốc độ hồi phục tần sốtim tại thời điểm sau 1 phút ngưng gắng sức là >= 12 nhịp/ phút.<sup>53,71</sup>

<b>- Thơng khí tương đương cho CO2 (VE/VCO2): là số lượng khí lưu thơng cần</b>

trao đổi để thải một lượng khí CO2. Đây là thông số biểu hiện hiệu quả của sựthơng khí. VE/VCO2 tăng q ngưỡng bình thường gợi ý hiệu quả thơng khí bị suygiảm hoặc bất tương hợp thơng khí - tưới máu gặp trong các bệnh lý tim mạch, hôhấp. Ở người khỏe mạnh chỉ số này có giá trị 25-35 được xem là bình thường.VE/VCO2 trên 35 được xem là bất thường, thể hiện cho sự trao đổi khí kém hiệuquả.<sup>50</sup>

<b>1.2.4.3. Các thơng số đánh giá mức độ gắng sức của người tham gia</b>

Vì CPET là một nghiệm pháp gắng sức tối đa, do đó, để phân tích kết quả này,cần xét các yếu tố để kết luận người tham gia đã gắng sức tối đa khi thực hiệnnghiệm pháp.

<b>- VO2 đạt bình nguyên, nghĩa là là ―lượng oxy tiêu thụ cao nhất và không</b>

thể tiếp tục tăng mặc dù cơ thể vẫn tiếp tục tạo cơng‖ biểu hiện bằng ―sựbình ngun VO2 so với tải‖<sup>41,48</sup> được gọi là chỉ số VO2 max (Hình 1.8).Tuy nhiên, điều này thường khó đạt được trên thực tế vì người tham gia cóthể mỏi chân, thiếu động lực hoặc cảm thấy khó chịu khi gắng sức tiếp. Vìthế, người ta thường báo cáo bằng chỉ số VO2 peak, nghĩa là ―lượng oxycao nhất có thể đạt được trong q trình đo‖.<sup>48</sup> Chính vì lý do trên, trongnghiên cứu này, chúng tôi sử dụng chỉ số VO2 peak để thể hiện VO2 tốiđa.

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<b>Hình 1.8 So sánh VO2 peak và VO2 max</b>

<i>“Nguồn: Wassermann, 2021.”</i><small>41</small>

Hình 1.8 so sánh chỉ số VO2 peak và VO2 max. Trong đó, VO2 peak là lượngoxy đạt được cao nhất khi gắng sức. Tại thời điểm đạt được VO2 peak, người thamgia có xu hướng mệt mỏi và khó duy trì việc gắng sức thêm. Trong khi đó VO2 maxlà lượng oxy đạt được cao nhất và bình nguyên dù cơ thể vẫn tiếp tục gắng sức vớimức tải tăng dần.

Nếu VO2 khơng đạt bình ngun, cần xét đến các tiêu chí gắng sức tối đa như:

<b> Tần số tim tối đa đạt giá trị từ 85% so với tần số tim dự đốn theo cơng</b>

thức Karvonen (220 – tuổi (năm))<sup>50,65</sup> khi gắng sức tối đa,

<b> Thơng khí phút (minute ventilation -VE): là thể tích khí trao đổi trong</b>

một phút, được tính bằng tích số của thể tích lưu thơng và tần số thở, đơn

<b>vị là lít/phút. Ở người bình thường, khi gắng sức tối đa, VE tối đa so với</b>

giá trị dự đoán trong khoảng 60-80%.<sup>50</sup>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

 <b>Thương số hô hấp (respiratory exchange ratio - RER): là tỉ số giữa thể</b>

tích CO2 cơ thể tạo ra trên thể tích oxy cơ thể hấp thu, là chỉ số để xácđịnh mức độ nỗ lực của người tham gia CPET. Khi nghỉ ngơi, giá trị RERtrong khoảng 0,7-1,0. Khi gắng sức tăng dần, RER cũng tăng theo.Ngưỡng giá trị RER lớn hơn 1,10 cho thấy người tham gia CPET đã gắngsức tối đa.<sup>53</sup>

<b>1.3. Thực trạng hoạt động thể lực của sinh viên Y khoa</b>

Một lối sống khoa học góp phần vào việc duy trì sức khỏe ở mọi độ tuổi. Trongđó, việc tham gia hoạt động thể lực đầy đủ là yếu tố quan trọng ngăn ngừa các bệnhmạn tính khơng lây và cũng như ngăn ngừa bệnh tật và tử vong sớm. <sup>72</sup> Theo thốngkê của Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG), hiện nay, 1/4 đến 1/3 người trưởng thànhtrên toàn thế giới hoạt động thể lực không theo khuyến cáo và đây được xem như làmột đại dịch toàn cầu.<sup>10,73</sup> Ở Hoa Kỳ, chỉ khoảng một phần hai dân số người trưởngthành đáp ứng đúng hướng dẫn về hoạt động thể lực.<small>74</small>

TCYTTG đã xếp loại việc không tập luyện thể dục là yếu tố nguy cơ thứ tư gâytử vong trên toàn cầu,<sup>75</sup> không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe cá nhân màcòn là một gánh nặng kinh tế đáng kể cho cộng đồng.<sup>76</sup> Để chống lại những tácđộng tiêu cực của việc không tập luyện thể dục và tăng cường sức khỏe cho cộngđồng, TCYTTG khuyến nghị mọi người tham gia ít nhất 150 phút tập luyện thể dụcvới cường độ trung bình hoặc 75 phút tập luyện thể dục cường độ nặng hoặc đạt600 đơn vị chuyển hóa tương đương (MET-phút) mỗi tuần.<small>77</small>

Bên cạnh việc không tập luyện thể dục, lối sống tĩnh tại là một yếu tố ảnh hưởngmạnh lên sức khỏe. Theo định nghĩa của Tremblay,<sup>78</sup> lối sống tĩnh tại là các hoạtđộng có sự tiêu hao năng lượng dưới 1,5 đơn vị chuyển hóa tương đương (MET),chẳng hạn như nằm hoặc ngồi yên. Tương tự việc không tập luyện thể dục, tổngthời gian ngồi yên cũng có mối liên hệ mạnh với nguy cơ mắc các bệnh mãn tính vàtử vong do mọi nguyên nhân.<sup>79,80</sup> Tổng thời gian ngồi yên từ 6 đến 8 giờ/ngày đãđược xác định là ngưỡng gây gia tăng nguy cơ tử vong do tim mạch và do toàn bộcác nguyên nhân khác.<sup>81,82</sup> Nghiên cứu Bauman<sup>83</sup> năm 2018 báo cáo rằng người

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

trưởng thành trên khắp thế giới trung bình dành 6,4 giờ mỗi ngày (dao động từ 3,8đến 11,9 giờ) để ngồi yên.

Ở đối tượng sinh viên, sự chuyển tiếp từ trung học đến đại học là một giai đoạndẫn đến sự thay đổi trong môi trường sống, môi trường làm việc và thời gian giảitrí. Sinh viên trong giai đoạn này dễ bị tác động bởi các hành vi nguy cơ, như ănuống không lành mạnh và thiếu hoạt động thể chất.<sup>84,85</sup> Cuộc sống hàng ngày củasinh viên đặc trưng bởi các hoạt động có cường độ thấp như lên giảng đường vàtham gia các hội thảo.<sup>86</sup> Do đó, tỉ lệ lối sống tĩnh tại ở sinh viên đại học có xuhướng cao hơn so với dân số chung.<small>87</small> Một nghiên cứu tổng quan ước tính từ 32nghiên cứu cho thấy rằng sinh viên đại học tự báo cáo dành trung bình 7,29 giờ mỗingày để ngồi yên.<small>88</small>

Ở đối tượng sinh viên Y khoa, những yêu cầu và thách thức của ngành học khiếncho họ gặp khó khăn trong việc duy trì các thói quen sống lành mạnh và điều nàygây hậu quả tiêu cực cho sức khỏe thể chất và tinh thần.<sup>89,90</sup> Nghiên cứu củaIrazusta<sup>14</sup> tiến hành năm 2006 trên các sinh viên điều dưỡng năm thứ nhất tại TâyBan Nha cho thấy mức độ hoạt động thể lực của các sinh viên ngành y tế thấp hơnso với sinh viên học các ngành khác. Thêm vào đó, nghiên cứu của Brehm<sup>91</sup> tiếnhành năm 2016 trên các sinh viên Y khoa Hoa Kỳ, cho thấy mức độ tham gia hoạtđộng thể lực của các sinh viên có xu hướng sụt giảm khi họ bước vào các năm họccuối khóa.

Thực trạng thiếu hoạt động thể lực khơng những có tác động xấu lâu dài lên sứckhỏe của các bác sĩ tương lai, mà cịn có tác động lớn hơn đối với sức khỏe củacộng đồng. Thói quen hoạt động thể lực cá nhân của bác sĩ là yếu tố dự đoán quantrọng về việc thực hành tư vấn và kê toa hoạt động thể lực cho bệnh nhân.<sup>17,92,93</sup>

<b>1.4. Các cơng trình nghiên cứu sức khỏe thể chất ở sinh viên Y khoa1.4.1 Các cơng trình nghiên cứu trên thế giới</b>

Nghiên cứu của Irazusta<sup>14</sup> tiến hành năm 2006 trên các sinh viên điều dưỡng tạiTây Ban Nha, bằng phương pháp ước tính VO2 gián tiếp thơng qua nghiệm gắngsức dưới tối đa. Giá trị VO2 ước tính được trong nghiên cứu này là 35,7 ± 7,4

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

ml/kg/phút, thấp hơn nhóm chứng (các sinh viên học ngành khác) là 41,25 ± 8,5ml/kg/phút.<sup>14</sup>

Nghiên cứu của Al-Asoom<sup>94</sup> tiến hành năm 2015 trên 48 sinh viên nữ tại Ả RậpXê Út, bằng phương pháp đo VO2 trực tiếp với CPET. Kết quả VO2 đo được là33,6 ± 8,2 ml/kg/phút. Trong đó, 37,5% sinh viên trong nghiên cứu được xếp loạithể lực từ mức rất kém đến được.

Nghiên cứu của tác giả Pun<sup>95</sup> tiến hành năm 2022 trên 189 sinh viên điều dưỡngở Nepal, bằng phương pháp ước tính VO2 từ phương trình dự đốn. Kết quả VO2ước tính được là 43,6 ± 10,6 ml/kg/phút. Trong đó, 42,9% sinh viên được xếp loạisiêu đẳng và 31,2% sinh viên được xếp loại tốt.

Nghiên cứu của Shimamoto<sup>96</sup> tiến hành năm 2021 trên các sinh viên Nhật Bản,bằng phương pháp ước tính VO2 gián tiếp từ điện tâm đồ gắng sức. Giá trị VO2ước tính được là 42,5 ± 6,5 ml/kg/phút.

Nhìn chung, đã có nhiều nghiên cứu đánh giá sức khỏe tim phổi được tiến hànhđối tượng sinh viên đại học và y khoa dựa trên chỉ số VO2 bằng nhiều phương phápkhác nhau. Trong đó, nghiên cứu của Irazusta<small>14</small>

trên các sinh viên điều dưỡng đã ghinhận sức khỏe tim phổi của sinh viên ngành y tế thấp hơn so với các sinh viênngành khác.

<b>1.4.2 Các cơng trình nghiên cứu Việt NamNghiên cứu hoạt động thể lực</b>

Nghiên cứu của Đặng Thị Thu Hằng<sup>97</sup> tiến hành năm 2018 trên 96 sinh viên cửnhân dinh dưỡng Đại học Y Hà Nội, đánh giá hoạt động thể lực dựa vào Bộ câu hỏihoạt động thể lực toàn cầu (Global Physical Activity Questionnaire – GPAQ) đượcphát triển bởi TCYTTG, cho thấy 71,9% sinh viên có mức hoạt động thể lực đạtkhuyến nghị tối thiểu của TCYTTG (tối thiểu 600 MET-phút/tuần). Trong đó namgiới đạt 2654,3 MET-phút/tuần và nữ giới đạt 1415,3 MET-phút/tuần. Tỉ lệ khôngtham gia bất cứ loại hoạt động thể lực nào mức độ vừa trở lên trong ít nhất 10 phútlà 9,4%.

</div>

×