BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
---------------
NGUYỄN DUY TÂM
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THƯ VIỆN ĐẾN
VIỆC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI
HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã ngành: 60 34 01 02
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 06 năm 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
---------------
NGUYỄN DUY TÂM
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THƯ VIỆN ĐẾN
VIỆC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI
HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã ngành: 60 34 01 02
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN QUYẾT THẮNG
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 06 năm 2016
i
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN QUYẾT THẮNG
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP.HCM ngày ….. tháng
….. năm 2016.
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
TT
Họ và tên
Chức danh Hội đồng
1
PGS.TS Nguyễn Phú Tụ
Chủ tịch
2
TS. Võ Tấn Phong
Phản biện 1
3
TS. Hoàng Trung Kiên
Phản biện 2
4
TS. Nguyễn Hải Quang
Ủy viên
5
TS. Lê Quang Hùng
Ủy viên, Thư ký
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã được sửa chữa
(nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn
ii
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP.HCM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TP.HCM, ngày..… tháng…..năm 2016
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Nguyễn Duy Tâm
Giới tính : Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 05/05/1983
Nơi sinh
: Quảng Ngãi
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
MSHV
: 1441820111
I- Tên đề tài :
Nghiên cứu ảnh hưởng của thư viện đến việc học tập của sinh viên tại trường
Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Thứ nhất, xác định ảnh hưởng của thư viện đến Thành tích học tập tại Trường Đại
học Kinh tế TP.HCM.
Thứ hai, Kiểm định mô hình ảnh hưởng của thư viện đến Thành tích học tập tại
Trường Đại học Kinh tế TP.HCM và đề xuất mô hình ứng dụng cho Trường Đại học Kinh
tế TP.HCM.
Thứ ba, đề xuất các hàm ý quản trị cho Trường Đại học Kinh tế và Thư viện Trường
nâng cao hiệu quả sử dụng Thư viện của sinh viên trong việc học tập và nghiên cứu.
III- Ngày giao nhiệm vụ
: 23/01/2016.
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: ..../.../2016.
V- Cán bộ hướng dẫn
: TS. NGUYỄN QUYẾT THẮNG
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)
(Họ tên và chữ ký)
TS. Nguyễn Quyết Thắng
iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên: Nguyễn Duy Tâm, là học viên cao học lớp 14SQT21 – Ngành Quản Trị
Kinh Doanh – Thuộc trường Đại học Công nghệ TP.HCM
Tôi cam đoan, luận văn nghiên cứu “ Nghiên cứu ảnh hưởng của Thư viện đến việc
học tập của sinh viên tại Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh ” là kết quả của
quá trình nghiên cứu, tổng quan lý thuyết, khảo sát, phân tích, đưa ra kết luận và đề xuất
hàm ý chính sách một cách độc lập và nghiêm túc. Các số liệu trong luận văn được thu thập
từ thực tế vào tháng 01/2016 và tháng 02/2016 một cách trung thực và được xử lí khách
quan.
Với kết quả nghiên cứu này, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về dữ liệu, kết quả
và các nhận định được đưa ra trong nghiên cứu.
Tp.HCM, ngày .... tháng .... năm 2016
Học viên
NGUYỄN DUY TÂM
iv
LỜI CÁM ƠN
Với tất cả sự chân thành, để có được kết quả ngày hôm nay, qua luận văn này, tôi
xin trân trọng tri ân sâu sắc đến:
Thứ nhất: gởi lời cám ơn đến Ba mẹ tôi, gia đình tôi, những người luôn bên tôi,
động viên và tạo động lực cho tôi trong những giai đoạn khó khăn trong công việc hoàn
thành luận văn này.
Thứ hai: Thầy Nguyễn Quyết Thắng người đã tận tình hướng dẫn động viên, hỗ trợ
và bỏ qua những lỗi chậm trễ, sơ suất của tôi trong quá trình hoàn thành luận văn.
Thứ ba: Trân trọng cám ơn đến cơ quan tôi, Viện Nghiên cứu Kinh tế Phát triển –
trường Đại học Kinh tế TP.HCM, đặc biệt cám ơn đến GS.TS Hồ Đức Hùng và TS. Nguyễn
Tấn Khuyên đã tạo điều kiện, động viên và nhắc nhở tôi hoàn thành công trình này.
Thứ tư: Cám ơn đến cô PGS.TS Lê Thị Lanh, giảng viên khoa TCDN và PGS.TS
Nguyễn Quang Thu, anh Nguyễn Khánh Duy đã hỗ trợ tôi trong quá trình khảo sát, hướng
dẫn, nhắc nhở các bạn sinh viên chính quy trong thư viện cố gắng tập trung hoàn thành câu
hỏi một cách trung thực, cám ơn các em: Nguyễn Thiện Pháp, Trương Quang Ngọc,… và
các thành viên khác đã hỗ trợ tôi trong khảo sát và nhập liệu.
Thứ năm: Trân trọng cám ơn đến các cán bộ quản lý thư viện đã cho phép tôi tiến
hành khảo sát các em sinh viên ngay tại thư viện của trường.
Thứ sáu: Cám ơn các em sinh viên đã cố gắng hoàn thành bản câu hỏi, trả lời một
cách trung thực, tạo dữ liệu có ý nghĩa cao cho việc nghiên cứu luận văn của tôi.
Tp.HCM, ngày .... tháng .... năm 2016
HỌC VIÊN
NGUYỄN DUY TÂM
v
TÓM TẮT
Đề tài, Nghiên cứu Các yếu tố tác động của Thư viện đến Thành tích học tập tại
Trường Đại học Kinh tế TP.HCM được thực hiện nhằm mục tiêu Nghiên cứu ảnh hưởng
của Thư viện đến việc học tập của sinh viên tại Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí
Minh.
Phương pháp nghiên cứu: từ mô hình nghiên cứu được chọn, tác giả tiến hành nghiên
cứu định tính trên 4 nhóm sinh viên để chuẩn hóa bảng câu hỏi trước khi thực hiện nghiên
cứu định lượng với quy mô khảo sát 427 sinh viên thuộc các khoa cho nghiên cứu của đề
tài. Kết quả phân tích được tiến hành dựa trên phương pháp thống kê mô tả, kiểm định
thang đo Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy
(Regression).
Kết quả cho thấy, ảnh hưởng của Thư viện đến nâng cao Thành tích học tập của sinh
viên gồm: Tiếp nhận thông tin, đọc tài liệu và nâng cao kiến thức. Đồng thời, môi trường
học tập và nghiên cứu của sinh viên tại Thư viện Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ
Chí Minh là khá bình đẳng đối với mọi đối tượng sinh viên tiếp cận Thư viện. Sự khác
nhau duy nhất tồn tại giữa những sinh viên thường xuyên sử dụng thư viện và những sinh
viên mới lần đầu tiếp cận Thư viện để nâng cao Thành tích học tập.
Kết hợp giữa kết quả nghiên cứu hiện tại và những công bố trước đây cho thấy, tồn
tại một khoảng trống lớn của sinh viên Trường Đại học Kinh tế TP.HCM trong vấn đề sử
dụng Thư viện phục vụ cho học tập. Khắc phục điểm này, vai trò không chỉ thuộc về sinh
viên, còn thuộc về tính định hướng của lãnh đạo Trường, của lãnh đạo Thư viện. Đồng
thời, từ kết quả nghiên cứu kết hợp với các mô hình của Lyn Hay (2005), tác giả đề xuất
mô hình gồm 4 giai đoạn và 6 giả thuyết (H1*; H2*; H3*; H4*; H5* và H6*) nhằm đề xuất
Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, Thư viện Trường Đại học Kinh tế TP.HCM và sinh viên
sử dụng Thư viện có thể định hướng trong việc cung cấp dịch vụ và sử dụng dịch vụ có
hiệu quả hơn.
vi
Hạn chế của Luận văn: Còn tập trung vào đối tượng sinh viên hệ chính quy, chưa
mở rộng đối tượng nghiên cứu gồm các học viên sau đại học và các đối tượng sinh viên hệ
Văn bằng 2, hệ vừa học vừa làm,....
Tính định hướng, sự hỗ trợ của Thư viện cho Sinh viên
Tiếp cận tài liệu
H
Đọc tài liệu
1*
Tính độc lập
H2*
H5*
Sử dụng tài liệu
Nâng cao kiến thức
H6*
Thành tích học tập
Nghiên cứu khoa học
Nâng cao kỹ năng
H3*
H4
*
Máy tính có nối mạng
GĐ1: Tiếp cận, sử dụng
GĐ2: Tổng hợp thông tin
GĐ3: Hình thành kiến thức
GĐ4: Kết quả kì vọng
Hình 1: Mô hình các nhân tố tác động của Thư viện đến Thành tích học tập của
sinh viên.
Đề xuất bốn giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Sinh viên đến với thư viện với mục tiêu ban đầu là Tiếp cận, sử dụng
hệ thống cơ sở vật chất, dịch vụ, tài liệu tại thư viện. Giai đoạn 1 được hình thành từ 4 hình
thức sinh viên tiếp cận thư viện gồm: Tiếp cận tài liệu, đọc tài liệu, sử dụng tài liệu và sử
dụng công nghệ - máy tính có nối mạng.
- Giai đoạn 2: Giai đoạn tổng hợp thông tin và hình thành các kỹ năng và tính độc
lập trong học tập và nghiên cứu.
- Giai đoạn 3: Nâng cao kiến thức, sinh viên có thể vận dụng kỹ năng trên, sử dụng
thư viện, tiếp nhận, sử dụng thông tin để tổng hợp thành lượng kiến thức riêng cho sinh
viên.
vii
- Giai đoạn 4: Thành tích học tập, như là giai đoạn thể hiện ra kết quả của cả 3 giai
đoạn trên. Sinh viên làm tốt 3 giai đoạn trên, kỳ vọng kết quả sẽ hiển thị rõ ràng trong giai
đoạn 4.
Đề xuất 6 giả thuyết gồm: (H1*): Mức độ tiếp cận tài liệu và khả năng tổng hợp của sinh
viên có mối liên hệ thuận chiều với nhau; ( H2*) Mức độ đọc tài liệu và khả năng tổng hợp
của sinh viên có mối liên hệ thuận chiều với nhau.; (H3*) Mức độ sử dụng tài liệu và khả
năng tổng hợp của sinh viên có mối liên hệ thuận chiều với nhau; ( H4*) Khả năng tiếp
cận và sử dụng máy tính có nối mạng và khả năng tổng hợp của sinh viên có mối liên hệ
thuận chiều với nhau; (H5*) Khả năng tổng hợp và Khả năng nâng cao kiến thức của sinh
viên có mối liên hệ thuận chiều với nhau; (H6*): Mức độ nâng cao kiến thức của sinh viên
càng cao, Thành tích học tập của sinh viên càng cao.
viii
ABSTRACT
The research on the Effect of Library on the school performance at the University
of Economics, Hochiminh City is conducted to investigate the role of library usage of the
students at the University of Economics, Hochiminh City (UEH) in the improvement of
their school performance.
Methodology: On the basis of selected research models, we conducted qualitative
analysis on four groups of students to standadize the questionaire used for quantitative
surveys of 427 students from various deparments. The analysis results are conducted using
descriptive statistics, Cronbach’s Alpha for reliability testing, Exploratory Factor Analysis
(EFA) and regression estimation.
The results show that the determinants of improving students’ school performance,
including: Information acknowledgement, reading materials and knowledge improvement.
Moreover, the environment for learning and doing research is the same for all the students
with access to library. However, there is difference between the students with regular usage
of library and those with first-time usage in order to improve their school performance.
On the basis of the current and previous empirical studies, there has been a gap of
the students at the UEH with respect to the usage of library to improve school performance.
Overcoming these limitation is the role and responsibility of the students, school managers
and library managers. Moreover, on the basis of the model by của Lyn Hay (2005), the
suggested model in this study includes 4 periods and 6 hypothesis (H1*; H2*; H3*; H4*;
H5* và H6*) with thr purpose of orienting the UEH, the library of UEH and the students
to provide and use the services more effectively.
ix
Tính định hướng, sự hỗ trợ của Thư viện cho Sinh viên
Getting information
1*
H
Reading
H2*
Independence
H5*
Using information
Knowledge
H6*
Accademic
Performance
Skills
H3*
*
H4
Technologies &
Computers
Stage1: Access and Using
Stage 2: Synthesizing information
Stage 3: Advance Knowlegde
Stage 4: Accademic
Performance
Figure 1: The model of Factors impact to Accademic Performance of students
4 periods: The first Period: The students go to the school library with the initial
purpose of accessing and using facilities, services and materials at the library. 1st Period is
formed on the basis of 4 types of students accessing to the library, including: Accessing
reading materials, reading materials, using materials and using computer with internet
connection. The second period: The information is synthesized, and the skills and
independence in learning and doing research are formed. The third period: Knowledge is
improved and the students can apply the abovementioned skills, use the library, receive
and utilize the information to accumulate their own knowledge. The fourth period:
Learning achievement is considered as the results of the three abovementioned periods.
The students who have good performance in the three previous periods may have obvious
results in the fourth period.
6 hypothesis include: (H1*):There is a positive relationship between the students’
level of accessing to materials and their ability of synthesis; (H2*) There is a positive
relationship between the students’ level of reading materials and their ability of synthesis;
(H3*) There is a positive relationship between the students’ level of using materials and
x
their ability of synthesis; (H4*) There is a positive relationship between the students’
accessibility and usage of computer with internet connection and their ability of synthesis;
(H5*) There is a positive relationship between the students’ ability of synthesis and their
ability of improving knowledge; (H6*): The students’ ability of improving knowledge is
positively associated with their school performance.
xi
MỤC LỤC
TÓM TẮT............................................................................................................................ v
ABSTRACT ..................................................................................................................... viii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ............................................................................................... 1
1.1 Sự cần thiết của đề tài..................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu của đề tài: ........................................................................................ 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ................................................................. 2
1.4 Phương pháp thực hiện: .................................................................................. 3
1.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu.................................................................. 3
1.4.2 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 4
1.5 Nội dung luận văn: ......................................................................................... 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ............ 5
2.1 Các khái niệm, vai trò và những đóng góp của thư viện trường đại học đối
với sự nghiệp giáo dục. .................................................................................................... 5
2.1.1. Khái niệm thư viện trường đại học......................................................... 5
2.1.2. Vai trò của Thư viện trường đại học ...................................................... 6
2.1.3 Xu thế phát triển về vai trò của Thư viện: ............................................. 14
2.2 Các nghiên cứu có liên quan về tác động của việc sử dụng thư viện đến Thành
tích học tập của sinh viên: ............................................................................................. 15
2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất ......................................................................... 22
2.3.1 Tổng hợp các hướng nghiên cứu ........................................................... 22
2.3.2 Đề xuất mô hình nghiên cứu ................................................................. 22
xii
2.3.3 Định nghĩa các thang đo và phát biểu giả thuyết .................................. 23
CHƯƠNG 3: CHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................. 28
3.1. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................... 28
3.1.1 Xây dựng thang đo ................................................................................ 28
3.1.2. Nghiên cứu sơ bộ.................................................................................. 33
3.1.2. Nghiên cứu chính thức ......................................................................... 35
3.1.3. Mẫu nghiên cứu: .................................................................................. 36
3.1.4. Quy trình nghiên cứu ............................................................................ 38
3.2 Phương pháp phân tích ................................................................................. 39
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................................... 45
4.1 Giới thiệu chung về Trường Đại học Kinh tế TP.HCM và Thư viện – ....... 40
4.1.1 Giới thiệu Trường Đại học Kinh tế TP.HCM ....................................... 40
4.1.2 Giới thiệu Thư viện – Trường Đại học Kinh tế TP.HCM ..................... 41
4.2. Phân tích thống kê mô tả. ............................................................................ 45
4.3. Kiểm định sơ bộ thang đo theo phương pháp Cronbach’s alpha ................ 48
4.4. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ............................................................. 52
4.4.1 Phân tích nhân tố cho Nhóm nhân tố tác động ...................................... 52
4.4.2 Phân tích nhân tố cho nhân tố Thành tích học tập ................................ 57
4.4.3. Điều chỉnh mô hình nghiên cứu ........................................................... 58
4.4.4 Kiểm định thang đo cho mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh ..................... 59
4.5. Kiểm định mô hình các nhân tố của thư viện tác động đến thành tích học tập.
....................................................................................................................................... 62
xiii
4.6. Kết luận từ mô hình ..................................................................................... 68
4.7. Thảo luận kết quả ........................................................................................ 70
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN – HÀM Ý CHÍNH SÁCH ...................................................... 78
5.1 Kết luận Báo cáo .......................................................................................... 78
5.2 Đề xuất mô hình định hướng các giai đoạn sử dụng Thư viện cho sinh viên
....................................................................................................................................... 79
5.3 Hàm ý hệ thống chính sách: ......................................................................... 84
5.3.1 Đối với nhà trường ................................................................................ 84
5.3.2 Đối với thư viện ..................................................................................... 85
5.3.3 Đối với sinh viên ................................................................................... 87
5.4 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo....................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 92
xiv
DANH MỤC PHỤ LỤC
1. DANH SÁCH CHUYÊN GIA ĐƯỢC THAM KHẢO Ý KIẾN KHI THỰC
HIỆN ĐỀ TÀI....................................................................................................................... i
2. Dàn bài thảo luận nhóm – biên bản phỏng vấn sâu .............................................. ii
2.1 Biên bản phỏng vấn sâu nhóm 1 ................................................................. viii
2.2 Biên bản phỏng vấn sâu nhóm 2 ................................................................. xiv
2.3 Biên bản phỏng vấn sâu nhóm 3 ................................................................. xxi
2.4 Biên bản phỏng vấn sâu nhóm 4 .............................................................. xxvii
3. TÓM TẮT KẾT QUẢ PHỎNG VẤN SÂU ................................................. xxxiii
4. PHIẾU KHẢO SÁT ........................................................................................... xli
5. PHỤ LỤC PHÂN TÍCH ................................................................................... xliv
5.1 Mô tả mẫu ................................................................................................... xliv
5.2 Đánh giá các câu trả lời ............................................................................... xlv
6. SYNTAX (CÂU LỆNH) TRONG PHÂN TÍCH .................................................. l
a) Câu lệnh phân tích nhân tố cho nhóm nhân tố tác động ................................... l
b) Câu lệnh phân tích nhân tố cho nhân tố Thành tích học tập ............................ li
c) Câu lệnh kiểm định thang đo cho mô hình gốc ban đầu .................................. li
d) Câu lệnh kiểm định thang đo cho mô hình hiệu chỉnh ................................... lii
e). Câu lệnh kiểm định mô hình nghiên cứu ....................................................... lii
xv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2. 1: Bảng căn cứ xây dựng mô hình ...................................................................... 23
Bảng 3. 1: Bảng tổng hợp các thang đo trong mô hình nghiên cứu .................................. 30
Bảng 3. 2: Tổng hợp mẫu khảo sát .................................................................................... 37
Bảng 4. 1: Bảng mô tả các đối tượng được khảo sát ......................................................... 45
Bảng 4. 2: Bảng thống kê, mô tả mẫu ............................................................................... 46
Bảng 4. 3: Kiểm định thái độ trả lời của sinh viên ............................................................ 47
Bảng 4. 4: Bảng kiểm định thang đo các nhân tố trong mô hình kì vọng ......................... 49
Bảng 4. 5: Danh sách biến không thỏa mãn phân tích nhân tố ......................................... 53
Bảng 4. 6: Bảng phân tích nhân tố khám phá .................................................................... 56
Bảng 4. 7: Kết quả kiểm định thang đo mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh .......................... 60
Bảng 4. 8: Bảng các chỉ số tổng hợp mô hình hồi quy ...................................................... 64
Bảng 4. 9: Bảng kiểm định ANOVA mô hình hồi quy kiểm định mô hình nghiên cứu ... 64
Bảng 4. 10: Mô hình hồi quy kiểm định mô hình nghiên cứu giả thuyết.......................... 67
Bảng 4. 11: Bảng kết luận giả thuyết của mô hình............................................................ 68
Bảng 4. 12: Bảng kết luận và xếp hạng các giả thuyết tác động của mô hình .................. 70
xvi
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Mô hình các nhân tố tác động của Thư viện đến Thành tích học tập của sinh viên.
............................................................................................................................................ vi
Figure 1: The model of Factors impact to Accademic Performance of students ............... ix
Hình 2 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất bởi Michele Lonsdale (2003) .............................. 18
Hình 2 2: Mô hình nghiên cứu của D.Williams, C.Wavell & L.Coles ............................. 19
Hình 2 3: Mô hình đề xuất của Lyn Hay, 2005 ................................................................. 20
Hình 2 4: Mô hình đề xuất của K. C. Lance, M. J. Rodney & C. H. Pennell ................... 21
Hình 2 5: Đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến Thành tích học tập của
sinh viên ............................................................................................................................. 27
Hình 3. 1: Mô hình nghiên cưu mở rộng ........................................................................... 35
Hình 3. 2: Quy trình nghiên cứu dự án, Nguồn: Churchill GA (1979) ............................. 38
Hình 4. 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Thư viện .................................................................. 43
Hình 4. 2: Mô hình nghiên cứu điều chỉnh ........................................................................ 59
Hình 4. 3: Kiểm định tính phân phối chuẩn của phần dư .................................................. 65
Hình 4. 4: Quan sát hiện tượng phương sai thay đổi của mô hình .................................... 66
Hình 4. 5:Quan sát hiện tượng phương sai thay đổi của mô hình ..................................... 66
Hình 5. 1: Mô hình định hướng các giai đoạn sử dụng Thư viện cho Sinh viên .............. 80
xvii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CNTT
Công nghệ thông tin
CRA
Conbach's alpha
EFA
Exploratory factor analysis
HCMC
Ho Chi Minh City
ICT
Công nghệ thông tin và truyền thông
Regression
Hồi quy tuyến tính
TP.HCM
Thành phố Hồ Chí Minh
THPT
Trung học phổ thông
SLMC
Hệ thống truyền thông thư viện trường
1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Sự cần thiết của đề tài
Quá trình hình thành và phát triển của thư viện luôn gắn liền với sự hình thành
và phát triển của các trường học, đặc biệt, đối với khối trường đại học, vai trò của các
thư viện trong trường học càng quan trọng, khi sinh viên ngoài kiến thức được cung cấp
trên trường lớp còn cần phải dành nhiều thời gian tự học, đào sâu nghiên cứu khoa học,
tìm tòi thêm những nguồn kiến thức, lý thuyết, kinh nghiệm đã được nghiên cứu và tổng
hợp trên thế giới.
Theo sự phát triển của thời đại, vai trò của các thư viện ngày nay, không còn giới
hạn ở vai trò là những kho chứa sách gắn với những phòng đọc và phòng mượn sách.
Vai trò của các thư viện ngày nay trở năng năng động hơn trong việc luôn theo dõi sự
biến động của kiến thức trên thế giới và cập nhật kịp thời đến những người quan tâm
những nguồn tài liệu quý giá cũng như đồng bộ với thư viện khắp nơi trên thế giới để
tra cứu, khảo cứu, nghiên cứu khoa học, làm luận văn, luận án,...
Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh được xác định là trường trọng
điểm quốc gia, vì vậy, vai trò của Thư viện của Trường ngày càng được nâng cấp với
nhiều vai trò khá quan trọng. Những vai trò – chức năng của thư viện trường ĐH Kinh
tế TP.HCM có thể thể được tóm tắt qua những chức năng chính như: (i) Tổ chức các
loại hình hoạt động, quầy giới thiệu sách, báo, tạp chí, giáo trình kinh tế, tư liệu thông
tin kinh tế , phục vụ cho các đối tượng bạn đọc trong và ngoài trường. Cải tiến công tác
phục vụ bạn đọc theo hướng văn minh lịch sự, (ii) Lập kế hoạch tổ chức thực hiện việc:
Mua, tiếp nhận, trao đổi , bổ sung các loại tài liệu, sách báo mới , tài liệu điện tử trên
internet ... nhằm phục vụ đào tạo , nghiên cứu khoa học, (iii) Tổ chức quản lý theo
hướng sử dụng các thiết bị hiện đại, nâng cao chất lượng và hiệu quả dịch vụ phục vụ,
(iv) Cập nhật thông tin thường xuyên, tổ chức giới thiệu thông tin mới hoặc thông tin
chuyên đề về khoa học kinh tế, (v) Tổ chức quản lý lưu trữ và bảo quản các kho sách
báo, tư liệu thông tin theo đúng qui định, (vi) Mở rộng quan hệ hợp tác, trao đổi kinh
nghiệm với cơ quan thông tin thư viện trong và ngoài nước, từng bước hiện đại hóa
công tác thông tin tư liệu.
2
Với những vai trò và chức năng trên, thư viện có vai trò trong việc cung cấp với
giới thiệu kiến thức đến với đối tượng sinh viên, phục vụ cho việc học tập và nghiên
cứu khoa học của sinh viên trong và ngoài Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.
Tuy nhiên, bộ phận lớn sinh viên Việt Nam nói chung và sinh viên khối ngành
kinh tế, đặc biệt, sinh viên Trường Đại học Kinh tế TP.HCM hiện nay chưa nhận thức
được những ảnh hưởng của thư viện đến nâng cao thành tích học tập và nghiên cứu
khoa học của bản thân. Những nghiên cứu đo lường về nhận thức của sinh viên trong
việc sử dụng thư viện phục vụ nâng cao thành tích học tập tại Trường Đại học Kinh tế
TP.HCM hiện nay chưa được thực hiện. Từ thực tiễn trên, thực hiện đề tài “Nghiên cứu
ảnh hưởng của Thư viện đến việc học tập của sinh viên tại Trường Đại học Kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh” nhằm khai thác những thông tin trong nhận thức của sinh
viên về mối quan hệ giữa việc sử dụng thư viện có ảnh hưởng như thế nào đến thành
tích học tập.
1.2 Mục tiêu của đề tài:
Nghiên cứu tập trung giải quyết 4 mục tiêu sau:
Nghiên cứu ảnh hưởng của thư viện của sinh viên thuộc Trường Đại học Kinh
tế TP.HCM;
Kiểm định ảnh hưởng của Thư viện đến thành tích học tập của sinh viên tại
Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Đề xuất mô hình nghiên cứu và các giai đoạn tiếp cận, sử dụng thư viện của sinh
viên trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Đề xuất một số hàm ý chính sách nâng cao hiệu quả sử dụng Thư viện để nâng
cao Thành tích học tập của sinh viên.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu: Căn cứ trên mục tiêu của đề tài, đối tượng nghiên
cứu của đề tài hướng đến là các yếu tố tác động của thư viện đến thành tích học tập của
sinh viên, cụ thể là sinh viên Trường Đạị học Kinh tế TP.HCM
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu:
3
- Không gian: Nghiên cứu tập trung vào những sinh viên hệ chính quy thuộc
Trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Đối tượng khảo sát tập trung khảo sát vào đối tượng
sinh viên chính quy Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
- Về thời gian: Từ tháng 12/2015 đến tháng 02/2016. Thời gian khảo sát được
thực hiện trong tháng 01/2016 đến tháng 02/2016 để thu thập dữ liệu sơ cấp. Đồng thời,
nghiên cứu tập trung vào đo lường cách thức sử dụng Thư viện của sinh viên hệ chính
quy phục vụ mục đích nâng cao thành tích học tập.
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
1.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu.
* Dữ liệu thứ cấp: Các báo cáo, số liệu của các phòng bạn, khoa của Trường Đạị
học Kinh tế TP.HCM, số liệu của thư viện nhà trường, các số liệu trên các tạp chí, hội
thảo khoa học…
* Dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu khảo sát trực tiếp đối với những sinh viên hệ chính
quy, những sinh viên có sử dụng thư viện phục vụ cho việc nghiên cứu và học tập.
Trong đó, quy trình khảo sát được thực hiện 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Phỏng vấn định tính với đối tượng là các sinh viên, những người
trực tiếp sử dụng thư viện của trường, địa điểm khảo sát được thực hiện trực tiếp tại thư
viện của trường Đại học Kinh tế TP.HCM tại địa chỉ 279 Nguyễn Tri Phương, phường
5, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh. Mục tiêu của khảo sát định tính nhằm hiệu chỉnh
thang đo đo lường mối quan hệ tác động của các nhân tố trong việc sử dụng thư viện
đến Thành tích học tập của sinh viên hệ chính quy Trường Đại học kinh tế thành phố
Hồ Chí Minh.
- Giai đoạn 2: Bảng câu hỏi chính thức sau khi hiệu chỉnh thang đo ở giai đoạn
1 được ứng dụng để tiến hành khảo sát định lượng trực tiếp với đối tượng khảo sát. Các
bảng hỏi đạt yêu cầu sẽ được nhập trực tiếp trên phần mềm SPSS nhằm tạo dữ liệu phân
tích cho đề tài.
4
1.4.2 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp định nghiên cứu lượng để đo lường những
nhận thức của sinh việc trong việc sử dụng thư viện ảnh hưởng đến Thành tích học tập.
Trong đó, quy trình nghiên cứu được thực hiện ở hai giai đoạn:
- Giai đoạn 1: nghiên cứu định tính sơ bộ nhằm mục tiêu hiệu chỉnh thang đo
nghiên cứu.
- Giai đoạn 2: nghiên cứu định lượng chính thức, phục vụ mục tiêu phân tích
kết quả chính thức. Đồng thời, nghiên cứu tập trung sử dụng phương pháp phân tích
thống kê mô tả, kiểm định thang đo Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá
(EFA) và hồi quy (Regression) để kiểm định mô hình nghiên cứu đề xuất của đề tài.
1.5 Nội dung luận văn:
Nội dung của Luận văn trình bày 5 chương cụ thể sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu: Chương này giới thiệu tổng quan về đề tài,
mục tiêu, đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu và nội dung của đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết: giới thiệu cơ sở lý thuyết về thư viện và các nhân
tố có liên quan trong việc sử dụng thư viện phục vụ nâng cao Thành tích học tập, đề
xuất mô hình nghiên cứu cùng các giả thuyết của đề tài.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: giới thiệu về phương pháp thực hiện,
quy trình nghiên cứu và kết quả nghiên cứu định tính sơ bộ nhằm hiệu chỉnh thang đo
và đề xuất thang đo hiệu chỉnh, bảng câu hỏi chính thức phục vụ đề tài Nghiên cứu ảnh
hưởng của Thư viện đến việc học tập của sinh viên tại Trường Đại học Kinh tế Thành
phố Hồ Chí Minh.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu: trình bày kết quả nghiên cứu định lượng chính
thức để kiểm định thang đo và mô hình nghiên cứu cùng các giả thuyết đưa ra, đồng
thời, giới thiệu mô hình phù hợp cho Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 5: Kết luận và các hàm ý chính sách: trình bày các đóng góp và những
hàm ý cho việc nâng cao nhận thức của sinh viên trong việc sử dụng thư viện phục vụ
cho mục đích học tập và nghiên cứu. Đồng thời, nêu ra những hạn chế của đề tài và định
hướng cho những nghiên cứu tiếp theo.
5
CHƯƠNG 2:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
2.1 Các khái niệm, vai trò và những đóng góp của thư viện trường đại học đối với
sự nghiệp giáo dục.
2.1.1. Khái niệm thư viện trường đại học
Thư viện là kho sưu tập sách, báo và tạp chí được bảo quản bởi thành
phố hay học viện để phục vụ cho những người có nhu cầu sử dụng nhưng không thể tự
mua cho mình (Từ điển Bách khoa toàn thư).
Thư viện là bất kì bộ sưu tập có tổ chức của sách,báo, tài liệu các loại, ấn phẩm
định kì... Nhân viên thư viện có trách nhiệm tổ chức cho bạn đọc sử dụng tài liệu để
nghiên cứu thông tin, giáo dục & giải trí (UNESCO, 1999). Do đó, các thư viện hiện
đại ngày trở thành nơi để truy cập thông tin không hạn chế bằng nhiều định dạng và từ
nhiều nguồn gốc. Gần đây, các thư viện không còn chỉ là kiến trúc, họ cũng hỗ trợ tìm
kiếm và phân tích rất nhiều kiến thúc dùng đủ loại thứ công cụ điện tử.
Thư viện là nơi thông tin được tổ chức, nơi dễ dàng tìm thấy thông tin người đọc
cần hoặc muốn. Thư viện có giá trị khi có thông tin và có người biến thông tin trở nên
hữu ích (Sharon N. White, 18/6/2003). Thư viện có truyền thống là người giữ gìn quá
khứ, nhưng ngày nay, ngày mỗi ngày thư viện là đường dẫn đến tương lai (Sharon N.
White, 18/6/2003).
Thư viện trường đại học là “một thư viện hoặc một hệ thống thư viện do nhà
trường thành lập, quản lý và cấp ngân sách hoạt động để đáp ứng các nhu cầu về thông
tin, tra cứu và thông tin về môn học của sinh viên, các khoa và cán bộ của trường” (Joan
M. Reitz, 2005).
Theo định nghĩa này, hướng đến mục tiêu đáp ứng thông tin tra cứu và thông tin
về học tập và nghiên cứu của sinh viên, giảng viên, nghiên cứu viên và độ ngũ cán bộ
quản lý trong trường học: thư viện trong trường đại học là hệ thống thư viện bao gồm,
là một tập hợp các thư viện chịu sự quản lý chung và là nhóm các thư viện quản lý độc
lập liên kết với nhau, chính thức hoặc không chính thức cùng thỏa thuận đạt đến một
mục đích chung, mỗi thư viện được xem như là một thành viên.
6
2.1.2. Vai trò của thư viện trường đại học
Vai trò của thư viện: Hướng đến mục tiêu cuối cùng thư viện là phục vụ, hỗ trợ
về thông tin cho người học, sinh viên, giảng viên, đội ngũ cán bộ nghiên cứu trong
trường, nên vai trò của thư viện xét đến cuối cùng là phải giải quyết được mục tiêu trên.
Tùy theo trường học, loại hình đào tạo và tùy theo phạm vi nghiên cứu, vai trò của mỗi
thư viện thuộc các trường đại học có sự khác nhau. Báo cáo hướng đến tổng quan một
số quan điểm về vai trò của thư viện theo các quan điểm trong nước và ngoài nước như
sau:
2.1.2.1 Một số quan điểm về vai trò của thư viện trong nước:
Những thư viện trên thế giới ngày nay bên cạnh chức năng lưu trữ sách để trở
nên năng động hơn với ba vai trò chính yếu sau đây (Lê Ngọc Oánh, 2002):
- Thư viện là một cơ quan truyền thông đại chúng, lưu giữ và cung cấp thông tin
đến cho người sử dụng;
- Thư viện là một trung tâm phát triển văn hóa; tạo môi trường giao lưu, học hỏi
và trao đổi thông tin giữa những người cùng sử dụng thư viện với nhau.
- Thư viện cung cấp động lực cho người học, nhà nghiên cứu, giảng viên, đóng
góp vào việc đổi mới giáo dục chung cho cả nước.
Giữa ba vai trò trên, thư viện trường đại học có vai trò là động lực đóng góp vào
việc đổi mới giáo dục. Thư viện là nơi lưu giữ, bảo quản sách, là nơi đóng vai trò quan
trọng trong việc hỗ trợ công tác học tập và giảng dạy (Lê Ngọc Oánh, 2002 ).
Đối với vai trò lưu giữ và cung cấp thông tin: Thư viện là nơi lưu trữ thông tin,
tài liệu tham khảo, giáo trình, các tư liệu điện tử cập nhật nhất.... và sinh viên đến để tra
cứu, tìm kiếm tài liệu phục vụ học tập và nghiên cứu. Sinh viên cần tăng cường tính tự
học, tự đọc giáo trình, đọc tài liệu tham khảo. Thư viện với môi trường học thuật thuận
lợi, tài liệu phong phú, công tác tra cứu, mượn và trả tài liệu thuận lợi và thời gian phục
vụ được nới rộng, thái độ và trình độ thủ thư ngày một tốt hơn... sẽ góp phần thay đổi
lề lối học tập trước đây của sinh viên, kết hợp tốt với phương pháp dạy mới, đổi mới
hình thức thi... chất lượng đào tạo sẽ được nâng lên một bước, phát huy hiệu quả, phù