Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

hiệu quả của giáo dục sức khỏe trên tuân thủ điều trị ở bệnh nhân suy tim tại bệnh viện nhân dân gia định thành phố hồ chí minh một thử nghiệm ngẫu nhiên có nhóm chứng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.04 MB, 160 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

<b>ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH</b>

<b>HỒNG VĂN CƯỜNG</b>

<b>HIỆU QUẢ CỦA GIÁO DỤC SỨC KHỎE TRÊN TUÂN THỦĐIỀU TRỊ Ở BỆNH NHÂN SUY TIM TẠI BỆNH VIỆN</b>

<b>NHÂN DÂN GIA ĐỊNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH:MỘT THỬ NGHIỆM NGẪU NHIÊN CĨ NHĨM CHỨNG</b>

<b>LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC</b>

<b>TP.HỒ CHÍ MINH, Năm 2023</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

<b>ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH</b>

<b>HỒNG VĂN CƯỜNG</b>

<b>HIỆU QUẢ CỦA GIÁO DỤC SỨC KHỎE TRÊN TUÂNTHỦ ĐIỀU TRỊ Ở BỆNH NHÂN SUY TIM TẠI BỆNH VIỆN</b>

<b>NHÂN DÂN GIA ĐỊNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH:MỘT THỬ NGHIỆM NGẪU NHIÊN CĨ NHĨM CHỨNG</b>

<b>NGÀNH: Y TẾ CƠNG CỘNG</b>

<b>LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌCNGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:</b>

<b>1. PGS. TS. NGUYỄN ĐỖ NGUYÊN</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CAM ĐOAN</b>

Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, các kết quảnghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từngđược công bố ở bất kỳ nơi nào.

Tác giả luận án

Hoàng Văn Cường

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN Y VĂN ... 5

1.1. Tổng quan về bệnh suy tim ... 5

1.2. Tuân thủ điều trị của bệnh nhân suy tim... 13

1.3. Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân suy tim ... 21

1.4. Giáo dục sức khỏe và áp dụng giáo dục sức khỏe trên bệnh nhân suy tim ... 23

1.5. Hiệu quả của can thiệp giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân suy tim ... 32

1.6. Các nghiên cứu liên quan về hiệu quả của can thiệp giáo dục sức khỏe lên kiếnthức, tuân thủ điều trị, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân suy tim... 35

1.7. Tổng quan về bối cảnh nghiên cứu tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định ... 39

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 41

2.1. Thiết kế nghiên cứu ... 41

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ... 41

2.3. Đối tượng nghiên cứu ... 41

2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu ... 43

2.5. Định nghĩa biến số ... 44

2.6. Phương pháp và công cụ đo lường, thu thập số liệu ... 48

2.7. Qui trình nghiên cứu ... 51

2.8. Nội dung can thiệp ... 54

2.9. Phương pháp phân tích dữ liệu ... 59

2.10. Đạo đức trong nghiên cứu ... 60

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ... 62

3.1. Đặc điểm bệnh nhân suy tim tham gia nghiên cứu ... 623.2. Sự khác biệt về kiến thức của bệnh nhân suy tim trước và sau can thiệp giáo

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

3.3. Sự khác biệt về tuân thủ điều trị của bệnh nhân suy tim trước và sau can thiệp

4.1. Đặc điểm của bệnh nhân suy tim tham gia nghiên cứu ... 87

4.2. Hiệu quả về kiến thức của bệnh nhân suy tim trước và sau can thiệp giáo dụcsức khỏe ... 90

4.3. Hiệu quả về tuân thủ điều trị của bệnh nhân suy tim trước và sau can thiệpgiáo dục sức khỏe ... 95

4.4. Hiệu quả cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân suy tim sau can thiệpgiáo dục sức khỏe ... 100

KẾT LUẬN ... 107

KIẾN NGHỊ ... 108TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT</b>

<b>AHA/ACC</b> <sup>American Heart Association/</sup>

American College of Cardiology

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ/Trường Cao đẳng Tim mạchHoa Kỳ

<b>CHQ </b> Chronic Heart Failure Questionnaire Bảng câu hỏi suy tim mãn tính

sức khỏe

<b>COVID-19 </b> Coronavirus disease 2019 Bệnh do vi-rút Corona 2019

<b>DHFKS </b> Dutch heart failure knowledge scale Thang đo kiến thức suy timphiên bản Hà Lan

lượng cuộc sống tại Việt Nam

<b>ESC </b> European Society of Cardiology Hiệp hội Tim Mạch Châu Âu

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>MCLCS</b> <sup>The McGill Quality of Life</sup>

<b>NYHA </b> New York Heart Association Hiệp hội Tim mạch New York

<b>RHFCS</b> <sup>Revised heart failure compliance</sup>

<b>SF-12 </b> 12-Item Short Form Health Survey <sup>Khảo sát sức khỏe biểu mẫu</sup>ngắn -12 mục

<b>SF-36 </b> 36-Item Short Form Health Survey <sup>Khảo sát sức khỏe biểu mẫu</sup>ngắn-36 mục

<b>SIP-36 </b> Sickness Impact Profile Hồ sơ tác động bệnh tật-36 mục

<b>WHO </b> World Health Organization Tổ chức Y tế thế giới

<b>WHO BREF</b>

CLCS-World Health Organization Qualityof Life abbreviated Questionnaire

Bảng câu hỏi viết tắt về chấtlượng cuộc sống của Tổ chức Ytế Thế giới

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>DANH MỤC BẢNG</b>

Bảng 1.1. Định nghĩa suy tim theo phân suất tống máu ... 7

Bảng 1.2. Phân độ NYHA dựa vào mức độ nặng của triệu chứng và mức hạn chếhoạt động thể lực ... 8

Bảng 1.3. Định nghĩa các thành phần trong Mơ hình Niềm tin sức khỏe ... 26

Bảng 2.1. Liệt kê và định nghĩa biến số độc lập ... 44

Bảng 2.2. Liệt kê và định nghĩa biến số kết cuộc ... 46

Bảng 2.3. Phân bổ can thiệp cho các nhóm nghiên cứu ... 53

Bảng 2.4. Quy trình giáo dục sức khỏe... 55

Bảng 3.1. Đặc điểm dân số xã hội của bệnh nhân suy tim ... 62

Bảng 3.2. Đặc điểm dân số xã hợi của nhóm can thiệp so với chứng ... 63

Bảng 3.3. Đặc điểm bệnh lý của bệnh nhân suy tim ... 65

Bảng 3.4. Đặc điểm bệnh lý của nhóm can thiệp so với nhóm chứng ... 66

Bảng 3.5. Đặc điểm kiến thức của bệnh nhân suy tim ... 68

Bảng 3.6. Kiến thức về bệnh suy tim tại thời điểm trước can thiệp của nhóm canthiệp so với chứng ... 69

Bảng 3.7. Đặc điểm tuân thủ điều trị của bệnh nhân suy tim ... 70

Bảng 3.8. Tuân thủ điều trị tại thời điểm trước can thiệp của nhóm can thiệp so vớichứng ... 70

Bảng 3.9. Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân suy tim ... 72

Bảng 3.10. Chất lượng c̣c sống trước can thiệp của nhóm can thiệp so với nhómchứng ... 73

Bảng 3.11. Sự khác biệt kiến thức về bệnh suy tim trước can thiệp giáo dục sứckhỏe ... 74

Bảng 3.12. Sự khác biệt kiến thức về bệnh suy tim sau can thiệp giáo dục sức khỏe... 74

Bảng 3.13. Sự khác biệt về tuân thủ điều trị trước can thiệp giáo dục sức khỏe.. 75

Bảng 3.14. Sự khác biệt về tuân thủ điều trị sau can thiệp giáo dục sức khỏe ... 76

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Bảng 3.15. Sự khác biệt điểm chất lượng cuộc sống EQ-5D-5L trước can thiệpgiáo dục sức khỏe ... 76Bảng 3.16. Sự khác biệt điểm chất lượng cuộc sống EQ-5D-5L sau can thiệp giáodục sức khỏe ... 77Bảng 3.17. Sự khác biệt kiến thức về suy tim trước và sau can thiệp giáo dục sứckhỏe ... 78Bảng 3.18. Hiệu quả thay đổi kiến thức về bệnh suy tim của phương pháp giáo dụcsức khỏe ... 79Bảng 3.19. Khác biệt tuân thủ điều trị trước và sau can thiệp giáo dục sức khỏe 81Bảng 3.20. Hiệu quả thay đổi tuân thủ điều trị của phương pháp giáo dục sức khỏe... 83Bảng 3.21. Sự khác biệt chất lượng cuộc sống trước và sau can thiệp giáo dục sứckhỏe ... 85Bảng 3.22. Hiệu quả thay đổi chất lượng cuộc sống của phương pháp giáo dục sứckhỏe ... 86

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH, SƠ ĐỒ</b>

Biểu đồ 3.1. Sự thay đổi kiến thức về suy tim và ước lượng hiệu chỉnh hiệu quả

thay đổi kiến thức về suy tim của phương pháp giáo dục sức khỏe ... 80

Biểu đồ 3.2. Sự thay đổi tuân thủ điều trị suy tim và ước lượng hiệu chỉnh hiệu quảthay đổi tuân thủ điều trị của phương pháp giáo dục sức khỏe ... 84

Biểu đồ 3.3. Sự thay đổi chất lượng cuộc sống và ước lượng hiệu chỉnh hiệu quảthay đổi chất lượng cuộc sống của phương pháp giáo dục sức khỏe ... 86

Hình 1.1. Tinh thần cơ bản của giáo dục sức khỏe tạo đợng lực ... 29

Hình 1.2. Bốn quy trình trong giáo dục sức khỏe tạo đợng lực ... 30

Hình 1.3. Cán cân đo lường tầm quan trọng của sự thay đổi hoặc duy trì hành vicũ ... 31

Hình 1.4. Các giai đoạn thay đổi hành vi ... 32

Sơ đồ 1.1. Cấu trúc cơ bản của Mơ hình Niềm tin sức khỏe ... 25

Sơ đồ 1.2. Các phong cách giao tiếp trong giáo dục sức khỏe ... 29

Sơ đồ 3.1. Lưu đồ mẫu nghiên cứu ... 51

Sơ đồ 2.1. Lợ trình triển khai can thiệp và đánh giá ... 54

Sơ đồ 2.2. Nội dung tập huấn giáo dục sức khỏe cá nhân cho cộng tác viên ... 58

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>ĐẶT VẤN ĐỀ</b>

Suy tim là tình trạng tim khơng thể bơm đủ máu và oxy để cung cấp cho cáccơ quan, suy tim xảy ra khi có mợt bất thường trong chức năng tim. Suy tim phần lớnlà bệnh của những người lớn tuổi, tỉ lệ hiện mắc và mới mắc đều tăng nhanh cùng vớisự gia tăng của tuổi. Những bệnh nhân trên 75 tuổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh suy timcao hơn<small>1</small>. Tỉ lệ hiện mắc của suy tim ước tính khoảng 1-2% trên tồn dân số và trên10% ở dân số già<small>2</small>. Gần 6,5 triệu người ở Châu Âu, 5 triệu người ở Mỹ và 2,4 triệungười ở Nhật bị suy tim, và gần 1 triệu trường hợp mới được chẩn đốn mỗi năm trêntồn thế giới<small>3</small>. Tại Mỹ vào năm 2012, có khoảng 5,7 triệu người bị suy tim. Suy timlà nguyên nhân chính của hơn 55.000 ca tử vong mỗi năm<small>4</small>. Tại Việt Nam năm 2016,tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch cao chiếm 31% tổng số ca tử vong<small>5</small>. Ước tính có 1,8triệu người mắc bệnh suy tim ở Việt Nam, hiện nay chưa có dữ kiện thống kê cụ thểvề số người mắc suy tim<small>6</small>.

Điều trị suy tim là mợt q trình liên tục, dài hạn nhằm ổn định tình trạng bệnhvà cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân thông qua các điều trị dùng thuốcvà không dùng thuốc. Việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân có ý nghĩa quan trọng đểđạt hiệu quả điều trị cao nhất. Tuy vậy việc tuân thủ các điều trị dùng thuốc và khôngdùng thuốc vẫn là thách thức<small>7,8</small>. Theo nghiên cứu của Van Der Wal và cộng sự, tỷ lệbệnh nhân tuân thủ về vận động thể lực là 39% và tuân thủ về kiểm soát cân nặng là35%<small>8</small>. Nghiên cứu của Ghali JK, ghi nhận 64% bệnh nhân không tuân thủ phác đồđiều trị<small>9</small>. Cịn theo Diaz A, tỷ lệ khơng tuân thủ chế độ ăn là 52% và không tuân thủdùng thuốc lên đến 30%<small>10</small>. Nguyên nhân phổ biến nhất làm cho bệnh suy tim trầmtrọng hơn dẫn đến nhập viện chính là việc khơng tn thủ chế đợ dùng thuốc và ănuống dành cho bệnh nhân suy tim<small>11,12,13</small>.

Ở Việt Nam, bệnh nhân suy tim có tình trạng ổn định được chỉ định điều trịngoại trú và thiết lập kế hoạch khám, theo dõi. Bệnh nhân cần tuân thủ các hướng dẫnđiều trị ngoại trú và tái khám theo dõi điều trị đúng lịch. Tn thủ điều trị đóng vaitrị quan trọng, do đó, mợt hệ thống theo dõi, nhắc nhở, hỗ trợ tuân thủ điều trị cầnthiết. Theo nghiên cứu của Anna, nhiều bệnh nhân có kiến thức cịn thấp và thiếu hiểu

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

biết về bệnh suy tim và cách tự chăm sóc. Do đó việc tư vấn giáo dục sức khỏe là mộtphần quan trọng của chăm sóc suy tim<small>14</small>. Theo nghiên cứu cuả Ni, trong số nhữngbệnh nhân đã được giáo dục sức khỏe, có 38 % biết ít hoặc khơng biết gì về suy tim<small>15</small>.Nghiên cứu của Sneed cho thấy sau GDSK, có đến 55% bệnh nhân chỉ biết mợt vàiđiều về suy tim<small>16</small>. Hiện nay, giáo dục sức khỏe được áp dụng thường quy cho bệnhnhân suy tim tại các bệnh viện tại Việt Nam. Tuy nhiên, tỷ lệ tuân thủ điều trị củabệnh nhân suy tim hiện nay vẫn chưa cao. Năm 2006, nghiên cứu tại bệnh viện ĐạiHọc Y Dược thành phố Hồ Chí Minh và bệnh viện Nhân Dân Gia Định cho thấy tỷlệ tuân thủ điều trị ở bệnh nhân tim mạch nói chung cịn rất thấp (<50%)<small>17</small>. Năm 2015,nghiên cứu tại Viện Tim thành phố Hồ Chí Minh đã chỉ ra tỷ lệ tuân thủ điều trị cũngcòn rất thấp, với tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ điều trị bằng thuốc chỉ có 32%; tỷ lệ tuânthủ của bệnh nhân về hạn chế nước 3% và kiểm soát cân nặng 7%<small>18</small>. Như vậy, việcáp dụng quy trình giáo dục sức khỏe cịn nhiều hạn chế.

Cho đến nay, các nghiên cứu về hiệu quả của giáo dục sức khỏe trên tuân thủđiều trị ở bệnh nhân suy tim đang điều trị ngoại trú tại Việt Nam vẫn chưa được thựchiện, đặc biệt là tại thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM). Bệnh viện Nhân dân Gia Địnhlà mợt trong những đơn vị đầu ngành về tim mạch tại TPHCM. GDSK cá nhân đượcthực hiện thường quy lồng ghép vào quá trình khám và điều trị. Đồng thời bệnh nhâncòn được GDSK trong các buổi sinh hoạt câu lạc bộ bệnh nhân. Các hoạt động tạibệnh viện này giúp tăng kiến thức, tuy nhiên chưa giúp thúc đẩy và hỗ trợ bệnh nhântrong thời gian điều trị tại nhà. Nghiên cứu này cải tiến hoạt động giáo dục sức khỏebằng cách tăng cường cá nhân hóa nợi dung giáo dục sức khỏe theo giai đoạn thayđổi hành vi; đồng thời, bổ sung thêm sổ tay và nhật ký giúp bệnh nhân chủ động củngcố kiến thức tại nhà và tăng cường tự theo dõi, tuân thủ điều trị. Các cải tiến có tiềmnăng giúp tăng cường kiến thức, tuân thủ điều trị, chất lượng cuộc sống của bệnhnhân. Tuy nhiên, GDSK trong nghiên cứu này chưa đánh giá hiệu quả thực tế. Do đóviệc tiến hành nghiên cứu ở bệnh viện trên là cần thiết để áp dụng cho chính bệnhviện Nhân Dân Gia Định, cũng như cung cấp các tư liệu hữu ích để phát triển chương

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>CÂU HỎI NGHIÊN CỨU</b>

Có hay khơng hiệu quả của giáo dục sức khỏe (kết hợp tư vấn cá nhân, sổ tayvà nhật ký) trên kiến thức, tuân thủ điều trị và chất lượng cuộc sống của bệnh nhânsuy tim đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, Thành phố Hồ ChíMinh?

<b>MỤC TIÊU TỔNG QUÁT</b>

Xác định hiệu quả của giáo dục sức khỏe trên kiến thức, tuân thủ điều trị vàchất lượng cuộc sống của bệnh nhân suy tim đang điều trị ngoại trú sau 3 tháng canthiệp tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định, Thành phố Hồ Chí Minh.

<b>GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU</b>

Giả thuyết 1: Tỉ lệ đạt kiến thức về suy tim ở nhóm can thiệp giáo dục sức khỏe cảithiện tốt hơn so với nhóm chứng sau can thiệp 3 tháng.

Giả thuyết 2: Tỉ lệ tuân thủ điều trị ở nhóm can thiệp giáo dục sức khỏe cải thiện tốthơn so với nhóm chứng sau can thiệp 3 tháng.

Giả thuyết 3: Điểm chất lượng c̣c sống ở nhóm can thiệp giáo dục sức khỏe cảithiện tốt hơn so với nhóm chứng sau can thiệp 3 tháng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>DÀN Ý NGHIÊN CỨU</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN Y VĂN1.1. Tổng quan về bệnh suy tim</b>

<b>1.1.1. Định nghĩa suy tim</b>

Suy tim là hệ quả cuối cùng của các bệnh lý tim mạch như bệnh mạch vành,tăng huyết áp, bệnh van tim.... Đây là hội chứng lâm sàng, đặc trưng bởi các rối loạnvề cấu trúc và chức năng dẫn đến tim không thể bơm đủ máu và oxy để cung cấp chocác cơ quan. Định nghĩa về suy tim có sự thay đổi và cập nhật theo thời gian<small>19</small>.

Xác định nguyên nhân gây suy tim là rất cần thiết, từ đó có hướng điều trịthích hợp. Phần lớn suy tim là do rối loạn chức năng cơ tim: tâm thu, tâm trương hoặccả hai. Tuy nhiên bệnh lý tại van tim, màng ngồi tim, màng trong tim, mợt số rốiloạn nhịp và dẫn truyền cũng góp phần dẫn đến suy tim<small>20</small>.

<b>1.1.2. Dịch tễ học</b>

Cho đến nay, suy tim vẫn là một vấn đề của sức khoẻ cộng đồng, với tỉ lệ hiệnmắc cao. Ở người trưởng thành, tỉ lệ suy tim khoảng 2 – 4%, tương ứng với khoảng64,3 triệu người. Với các tiến bộ y học và sự gia tăng tuổi thọ, số người mắc suy timđược dự đoán sẽ tiếp tục tăng cao. Tại Hoa Kỳ, theo Điều tra về Sức khoẻ và Dinhdưỡng Quốc gia, số người trưởng thành bị suy tim tăng từ 5,7 triệu người (2009 –2012) lên 6,2 triệu người (2013 – 2016). Dự đoán đến năm 2030, tỉ lệ hiện mắc sẽtăng thêm 46%, tương ủng với khoảng 8 triệu người.

Dù có nhiều tiến bợ trong chẩn đốn và điều trị, suy tim vẫn là một gánh nặnglớn cho nền y tế thế giới. Trong hơn 10 năm, từ 2002 đến 2014, số người nhập việncó kèm chẩn đốn suy tim tăng lên từ 2 triệu đến 3,5 triệu người mỗi năm. Chi phí ytế cho suy tim khoảng 30,7 tỉ USD năm 2012 và dự đoán sẽ tăng lên 69,8 tỉ USD vàonăm 2030, Bên cạnh đó, suy tim cịn là ngun nhân gây tử vong hàng đầu thế giới.Trong nghiên cứu Framingham, tỉ lệ tử vong 5 năm sau chẩn đoán > 50%. Tỉ lệ nàyvẫn không đổi sau 30 năm, với bằng chứng từ các nghiên cứu sổ bộ cho thấy tỉ lệ tửvong sau 5 năm có thể lên đến 75%, bất kể nhóm phân suất tống máu.

Tại Việt Nam, chưa có nhiều cơng bố quốc tế về dịch tễ học suy tim. Trênngười bệnh suy tim phân suất tống máu giảm, có nghiên cứu năm 2019 trên 257 người

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

bệnh nội trú tại Viện Tim TPHCM với tỉ lệ tái nhập viện và tử vong ở thời điểm 60ngày sau xuất viện lần lượt là 128 và 25. Trên người bệnh suy tim phân suất tống máubảo tồn, nghiên cứu năm 2021 của Đại học Y Dược TPHCM phối hợp với 7 bệnhviện miền Nam trên 477 người bệnh nội và ngoại trú. Trong nghiên cứu này, tỉ lệ điềutrị nội trú là 30,6% và tỉ lệ tử vong nội viện là 4,8%.

<b>1.1.3. Phân loại suy tim</b>

Có nhiều cách phân loại suy tim<small>21</small>

<b>Suy tim tâm thu: suy giảm chức năng co bóp của tim</b>

<b>Suy tim tâm trương: suy giảm chức năng thư giãn và đổ đầy của timSuy tim cấp: phù phổi cấp</b>

<b>Suy tim mạn: tình trạng suy tim diễn tiến chậm</b>

<b>Suy tim cung lượng cao: do cường giáp, thiếu máu, thiếu vitamin B1, dò động tĩnh</b>

mạch, bệnh Paget.

<b>Suy tim cung lượng thấp: do bệnh tim thiếu máu cục bộ, tăng huyết áp, bệnh cơ tim</b>

dãn nở, bệnh van tim và màng ngoài tim.

<b>Suy tim phải: do ứ dịch dẫn đến tĩnh mạch cổ nổi, gan to sung huyết, chân phù.Suy tim trái: do ứ dịch gây ra sung huyết phổi dẫn đến khó thở khi nằm, khó thở khi</b>

gắng sức, khó thở kịch phát về đêm và sau cùng gây phù phổi cấp.

<b>Rối loạn chức năng thất không triệu chứng cơ năng: là sự hiện diện của giảm co</b>

bóp thất mợt thời gian dài mà khơng triệu chứng cơ năng

<b>Suy tim có triệu chứng cơ năng</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<b>Phân loại suy tim dựa trên phân suất tống máu của thất trái</b>

<b>Bảng 1.1. Định nghĩa suy tim theo phân suất tống máuLoại suy</b>

<b>tim<sup>PSTM giảm </sup><sup>PSTM giảm nhẹ </sup><sup>PSTM bảo tồn</sup></b>

Triệu chứng cơnăng (±) thực thể

Triệu chứng cơ năng (±) thựcthể

2 <sup>PSTM thất trái ≤</sup>40%

PSTM thất trái41 – 49%

PSTM thất trái≥ 50%

Chứng cứ khách quan bấtthường cấu trúc và/hoặc chứcnăng tim, phù hợp với rối loạntâm trương thất trái/tăng áplực đổ đầy thất trái, bao gồmtăng peptide bài niệu

<i>PSTM: Phân suất tống máu</i>

<i>Nguồn: Bộ Y tế, 2022 <small>20</small></i>

<b>1.1.4. Phân giai đoạn suy tim</b>

Theo hướng dẫn của AHA/ACC và ESC, suy tim được chia thành 4 giaiđoạn<small>20</small>.

- Giai đoạn A: có nguy cơ mắc suy tim nhưng khơng có tổn thương cấu trúc tim,khơng có triệu chứng cơ năng suy tim.

- Giai đoạn B: có tổn thương cấu trúc tim nhưng khơng có triệu chứng thực thểhay cơ năng của suy tim.

- Giai đoạn C: có tổn thương cấu trúc tim kèm tiền sử hoặc hiện tại có triệuchứng cơ năng suy tim.

- Giai đoạn D: suy tim nặng kháng trị cần can thiệp đặc biệt.

<b>1.1.5. Phân độ chức năng của suy tim</b>

Theo Hội Tim mạch New York, còn gọi là phân độ New York HeartAssociation (NYHA), được áp dụng trong giai đoạn suy tim C và D.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<b>Bảng 1.2. Phân độ NYHA dựa vào mức độ nặng của triệu chứng và mức hạnchế hoạt động thể lực</b>

Độ I Không hạn chế, vận động thể lực thơng thường khơng gây mệt,khó thở hay hồi hợp

Đợ II Hạn chế nhẹ vận động thể lực. Bệnh nhân khỏe khi nghỉ ngơi.Vận động thể lực thông thường dẫn đến mệt, hồi hợp khó thở.Đợ III Hạn chế nhiều vận động thể lực. Mặc dù bệnh nhân khỏe khi nghỉ

ngơi nhưng chỉ cần vận động nhẹ đã có mệt, hồi hợp, khó thởĐợ IV Khơng vận đợng thể lực nào mà khơng gây khó chịu. Triệu chứng

cơ năng sủa suy tim xảy ra ngay cả khi nghỉ ngơi, chỉ một vậnđộng thể lực nhẹ cũng làm triệu chứng cơ năng gia tăng.

- Các nguyên nhân gây suy tim tâm thu: bệnh cơ tim dãn nở, bệnh cơ tim thiếumáu cục bộ, bệnh cơ tim do tiểu đường và tăng huyết áp.

- Các nguyên nhân gây độc trên tim: các thuốc hóa trị liệu (Anthracycline,Doxorubicin, Trastuzumab), rượu (là nguyên nhân thường gặp gây suy tim liênquan đến độc tố), cocain.

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

- Bệnh cơ tim do viêm: các bệnh van tim (hở van 2 lá, hở van động mạch chủ,hẹp van đợng mạch chủ), các rối loạn về chuyển hóa (cường giáp, nhược giáp),bệnh cơ tim do di truyền, bệnh cơ tim bẩm sinh<small>22</small>.

<b>1.1.6.2. Các nguyên nhân làm nặng suy tim</b>

Sự không tuân thủ điều trị thuốc, sự không tuân thủ điều trị không dùng thuốc(tăng cân, hút thuốc, uống rượu, chế độ ăn, chế độ vận động…), tăng huyết áp khơngkiểm sốt được, loạn nhịp tim, sử dụng thuốc khơng phù hợp (vd: kháng viêm, ức chếcalci), stress tình cảm, điều trị không đủ, thiếu máu cục bộ cơ tim hay nhồi máu cơtim, bệnh hệ thống (thiếu máu, tuyến giáp, nhiễm trùng), thuyên tắc phổi, tiểu đường,suy thận, quá tải dịch, thai kỳ<small>2,21,22</small>.

<b>1.1.7. Chẩn đoán suy tim</b>

<b>1.1.7.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng</b>

Tiêu chuẩn chẩn đoán suy tim: dựa theo tiêu chuẩn Framingham<small>21,22</small>.

<b>Tiêu chí chính:</b>

- Cơn khó thở kịch phát về đêm hoặc khó thở phải ngồi- Phồng tĩnh mạch cổ

- Ran phổi- Tim lớn- Phù phổi cấp- Tiếng ngựa phi T3

- Áp lực tĩnh mạch hệ thống >16cmH2O- Thời gian tuần hoàn >25 giây

- Phản hồi gan-tĩnh mạch cổ dương tính

<b>Tiêu chí phụ:</b>

- Phù cổ chân- Ho về đêm

- Khó thở gắng sức- Gan lớn

- Tràn dịch màng phổi

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

- Dung tích sống giảm 1/3 so với tối đa- Nhịp tim nhanh (>120 lần/phút)

<b>Tiêu chuẩn chính hay phụ: Giảm 4,5kg/5 ngày điều trị suy tim1.1.7.2. Chẩn đoán xác định suy tim</b>

Suy tim được chẩn đốn khi có 2 tiêu chí chính hoặc mợt tiêu chí chính và 2tiêu chuẩn phụ

<b>Phân độ suy tim: phân độ chức năng suy tim của Hội Tim Mạch New York</b>

(NYHA) dựa vào triệu chứng cơ năng và khả năng gắng sức.

<b>- Độ I: Có bệnh tim nhưng khơng bị hạn chế vận đợng, vận đợng thể lực thơng</b>

thường khơng gây mệt, khó thở hoặc hồi hộp.

<b>- Độ II: Bệnh tim gây hạn chế nhẹ vận động thể lực. Bệnh nhân khỏe khi nghỉ</b>

ngơi, vận động thể lực thông thường dẫn đến mệt, hồi hợp, khó thở hoặc đaungực.

<b>- Độ III: Bệnh tim gây hạn chế nhiều vận động thể lực, mặc dù bệnh nhân khỏe</b>

khi nghỉ ngơi, nhưng chỉ vận đợng nhẹ đã có triệu chứng cơ năng.

<b>- Độ IV: Triệu chứng cơ năng của suy tim xẩy ra ngay khi nghỉ ngơi, không vận</b>

động thể lực nào mà khơng gây khó chịu, chỉ mợt vận đợng thể lực triệu chứngcơ năng gia tăng.

Chẩn đoán suy tim dựa trên sự kết hợp các triệu chứng cơ năng, thực thể vàcác xét nghiệm thăm dò cận lâm sàng. Người bệnh được chẩn đốn suy tim khi cótriệu chứng cơ năng của suy tim và/hoặc triệu chứng thực thể của suy tim kèm theobằng chứng khách quan của rối loạn chức năng tim<small>20</small>.

Việc phối hợp các triệu chứng lâm sàng với tiền sử bệnh hoặc các yếu tố nguycơ của suy tim có thể giúp nâng cao giá trị chẩn đốn, do đó, cần chú ý khai thác tồndiện tiền sử sức khỏe của người bệnh. Các bệnh lý hoặc yếu tố nguy cơ làm tăng khảnăng suy tim bao gồm: tiền sử bị nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, bệnh mạch vành,đái tháo đường, nghiện rượu, bệnh thận mạn, đang điều trị những thuốc/hóa chất cókhả năng gây đợc cho cơ tim, tiền sử gia đình có bệnh lý cơ tim hoặc đột tử<small>20</small>.

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

Các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng thường quy như điện tâm đồ, siêuâm tim qua thành ngực, định lượng nồng độ peptide lợi niệu, X-quang tim phổi thẳnghay các xét nghiệm tế bào hoặc sinh hóa máu thường quy có ý nghĩa trong chẩn đoánsuy tim<small>20</small>.

<b>1.1.8. Điều trị suy tim</b>

<b>Điều trị suy tim bằng các biên pháp có thuốc và không thuốc: Xác định</b>

nguyên nhân suy tim và các yếu tố làm nặng rất cần thiết trước khi sử dụng thuốcđiều trị suy tim và các thuốc sử dụng có thể thay đổi tùy theo nguyên nhân suy tim<small>21,22</small>.

<b>Điều trị nguyên nhân: Bao gồm các bệnh như bệnh van tim, bệnh tăng huyết</b>

áp, bệnh động mạch vành, dị tật bẩm sinh, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, thấptim<small>21,22</small>.

<b>Loại trừ các yếu tố làm nặng: Nhiễm trùng, loạn nhịp, thuyên tắc phổi, thiếu</b>

máu cơ tim cục bợ, có thai, bệnh tuyến giáp, thiếu máu, chất độc (rượu,anthracycline), thuốc (ức chế bêta, kháng viêm không steroid, ức chế calci), khôngtheo đúng yêu cầu về tiết chế dinh dưỡng<small>21,22</small>.

<b>Giảm công tải: Nghỉ ngơi, điều trị béo phì (nếu có), thuốc dãn mạch, tuần</b>

hồn phụ trợ<small>21,22</small>.

<b>Cải thiện chức năng bơm của tim: Digitalis, các thuốc tăng co bóp khác, các</b>

chất giống giao cảm, máy tạo nhịp<small>21,22</small>.

<b>Kiểm soát sự ứ đọng và quá nhiều muối và nước trong cơ thể: Chế đợ ăn</b>

ít muối natri, các thuốc lợi tiểu, giảm lượng nước ứ đọng bằng các biện pháp cơ học(Chọc dẫn lưu màng phổi, chọc dẫn lưu cổ chướng, thẩm phân, lọc thận, siêu lọc)<small>21,22</small>.

<b>1.1.8.1. Các biện pháp điều trị không thuốc</b>

Hạn chế vận động và nghỉ ngơi cả thể xác lẫn tinh thần. Trong thời gian bệnhnhân nằm nghỉ ở giường, cần tránh huyết khối tĩnh mạch bằng heparin tiêm dưới dahoặc thuốc chống vitamin K (warfarin, dicoumarol). Khi đã qua giai đoạn cấp, cầncó chương trình tập luyện thể lực.

Giảm cân nặng ở bệnh nhân béo, nhờ đó sẽ giảm được sức cản mạch ngoại vi.

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

Hạn chế muối natri (≤2g natri/ngày) giúp dễ kiểm sốt triệu chứng suy tim vàcó thể giảm bớt liều lợi tiểu cần dùng.

Hạn chế nước uống của bệnh nhân (<1,5l/ngày) nhờ đó bớt quá tải khối lượngvà cải thiện tình trạng natri máu thấp ở bệnh nhân suy tim nặng.

Thẩm phân hay lọc thận siêu lọc ở bệnh nhân suy tim nặng, không đáp ứngvới các biện pháp trên và lợi tiểu.

Ngưng sử dụng thuốc làm giảm co bóp tim ví dụ: ức chế beta, ức chế calci,thuốc chống loạn nhịp.

Cho thở oxy làm giảm bớt khó thở và giảm bớt áp lực đợng mạch phổi.Cần ngưng hút thuốc lá, không uống rượu<small>21,22</small>.

<b>1.1.8.2. Sử dụng thuốc trong điều trị suy tim</b>

Có thể chia tiến trình của suy tim ra 4 giai đoạn:

- Giai đoạn rối loạn chức năng tim nhưng chưa có triệu chứng cơ năng- Giai đoạn có triệu chứng cơ năng

- Giai đoạn nặng

- Giai đoạn khó hồi phục

<b>Sử dụng thuốc điều trị nhằm các mục đích sau:</b>

- Ngăn sự tiến triển của bệnh, điều trị từ lúc khơng có triệu chứng cơ năng- Cải thiện chất lượng cuộc sống giảm số lần nhập viện

- Kéo dài thời gian sống của người bệnh

<b>Những thuốc sử dụng điều trị suy tim:</b>

- Lợi tiểu- Digitalis

- Thuốc dãn mạch: Nitroglycerin, sodium nitroprusside, ức chế men chuyển,thuốc chẹn thụ thể angiotensin II, nitrate, hydralazine, prazosin, ức chế calci- Các thuốc tăng co bóp tim khác: thuốc có hoạt tính giống giao cảm (dopamine,

dobutamine, levodopa), ức chế men phosphodiesterase (amrinone, milrinone,enoximone)

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<b>1.2. Tuân thủ điều trị của bệnh nhân suy tim</b>

<b>1.2.1. Tuân thủ điều trị dùng thuốc và các yếu tố liên quan</b>

<b>1.2.1.1. Thực trạng tuân thủ điều trị dùng thuốc của bệnh nhân suy tim</b>

Theo nghiên cứu “Khảo sát kiến thức, thái độ và sự tuân thủ điều trị ở bệnhnhân bệnh tim mạch” thơng qua chương trình tư vấn bệnh tim mạch tại BV. ĐHYDvà BV. NDGĐ của tác giả Châu Ngọc Hoa, thực hiện năm 2006, cho thấy trên 50%bệnh nhân không tuân thủ điều trị<small>17</small>. Nghiên cứu này thực hiện trên nhóm bệnh nhântim mạch nói chung, có tỷ lệ khơng tuân thủ khá cao, có thể do mẫu nghiên cứu nàylấy trên bệnh tim mạch chung, chưa làm trên mẫu nghiên cứu là bệnh suy tim.

Theo nghiên cứu “Tỷ lệ tuân thủ điều trị ở bệnh nhân suy tim và các yếu tốliên quan tại viện tim TP. Hồ Chí Minh” của tác giả Hoàng Văn Cường, thực hiệnnăm 2015, cho thấy chỉ có 32% bệnh nhân suy tim tuân thủ điều trị dùng thuốc<small>18</small>.

Theo một số nghiên cứu nước ngồi thì tỷ lệ khơng tn thủ của bệnh nhânsuy tim cũng rất thấp, như theo nghiên cứu về không tuân thủ điều trị và kiến thức vềthuốc ở bệnh nhân suy tim của Charles Cline và cộng sự, được thực hiện tại bệnh việnđại học Malmo, năm 1999, thì có 27% khơng tn thủ<small>23</small>. Monane và các đồng nghiệpmơ tả về tỷ lệ tuân thủ điều trị ở những bệnh nhân suy tim người được điều trị bằngdigoxin<small>24,25</small>. Họ đã kết luận rằng chỉ có 10% những bệnh nhân này hồn tồn tn thủđiều trị trong mợt năm. Theo một nghiên cứu của Cline và các cộng sự (1999) về sựkhông tuân thủ điều trị và kiến thức về dùng thuốc ở bệnh nhân lớn tuổi bị suy tim,có 27% không tuân thủ và 73% được xem là tuân thủ điều trị dùng thuốc được kêtoa<small>23</small>. Theo Ghali JK và cợng sự thì tỷ lệ khơng tn thủ cả hai (dùng thuốc và khơngdùng thuốc) là 37%<small>9</small>. Cịn theo Diaz A, tỷ lệ không tuân thủ dùng thuốc lên đến 30%<small>10</small>.Tuy nhiên, theo Van Der Wal và các cộng sự (2005), hầu hết các nghiên cứu mô tả tỷlệ tuân thủ điều trị dùng thuốc là khoảng 70%<small>25</small>.

<b>1.2.1.2. Những yếu tố liên quan với tuân thủ điều trị dùng thuốc</b>

Theo nghiên cứu “Khảo sát kiến thức, thái độ và sự tuân thủ điều trị ở bệnhnhân bệnh tim mạch” thơng qua chương trình tư vấn bệnh tim mạch tại Bệnh viện

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

Đại học Y Dược và Bệnh viện Nhân dân Gia Định của Châu Ngọc Hoa, kết quả chothấy khơng có mối liên quan giữa kinh tế và tuân thủ điều trị<small>17</small>.

Theo nghiên cứu “Tỷ lệ tuân thủ điều trị ở bệnh nhân suy tim và các yếu tốliên quan tại viện tim TP. Hồ Chí Minh” của tác giả Hoàng Văn Cường, thực hiệnnăm 2015, kết quả cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của tỷ lệ tuân thủđiều trị dùng thuốc theo trình đợ học vấn, hơn nhân và nghề; tỷ lệ tuân thủ ở nhóm cókiến thức về thuốc điều trị suy tim là cao hơn nhóm khơng có kiến thức 1,57 lần (KTC95%: 1,1 – 2,2; p = 0,01)<small>18</small>.

Theo nghiên cứu về tuân thủ điều trị thuốc ở bệnh nhân suy tim của tác giảCrespo Leiro và cộng sự, có 561 bệnh nhân tham gia, thực hiện ở Hà Lan, năm 2009,thì tìm thấy mối liên quan thuận giữa tuân thủ điều trị dùng thuốc với độ suy tim<small>26</small>.

Trong một nghiên cứu của Pedro được thực hiện tại Tanzania, nghiên cứu thựchiện trên 459 bệnh nhân, kết quả cho thấy rằng có 74,7% bệnh nhân tuân thủ kémtrong việc dùng thuốc để điều trị suy tim, những bệnh nhân tham gia có hành vi tuânthủ kém trong việc dùng thuốc để điều trị suy tim có nguy cơ tái nhập viện hơn 70%so với những bệnh nhân tuân thủ điều trị tốt (RR=1,7, KTC 95%: 1,2-2,9, p=0,04).Tuân thủ điều trị kém được coi là một trong những yếu tố dự báo về khả năng tử vongsớm của bệnh nhân suy tim<small>27</small>.

Tuân thủ dùng thuốc là một phần thiết yếu của việc tự chăm sóc bệnh nhânsuy tim. Tuân thủ dùng thuốc kém dẫn đến tăng tỷ lệ đợt cấp phải nhập viện, tăng tỷlệ mắc bệnh và tử vong. Nghiên cứu của Todd M Ruppar cho thấy rằng các phươngpháp cải thiện tuân thủ dùng thuốc điều trị suy tim có thể hiệu quả nhất khi chỉ tậptrung vào việc tuân thủ dùng thuốc và khi tìm cách thay đổi hành vi của bệnh nhân,thay vì hành vi của các nhà cùng cấp dịch vụ sức khỏe<small>28</small>.

Suy tim là một vấn đề sức khỏe cộng đồng ngày càng gia tăng trên tồn cầu.Can thiệp là bắt ḅc trong việc quản lý bệnh. Một nghiên cứu Mingming Yu, thựchiện kiểm tra tính hiệu quả của sổ tay giáo dục sức khỏe và theo dõi qua điện thoạivề việc tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân, chất lượng cuộc sống liên quan đến sức

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

trong nhóm thử nghiệm cho thấy có sự cải thiện hiệu quả và nhiều hơn trong suốt thờigian nghiên cứu so với nhóm bệnh nhân trong nhóm đối chứng về tất cả các kết quảcủa nghiên cứu<small>29</small>.

Tại Việt Nam, các nghiên cứu chỉ ra rằng việc tuân thủ dùng thuốc ở bệnh nhânđiều trị suy tim còn thấp và hạn chế, trong nghiên cứu của Phạm Thị Hồng Nhung,tại thời điểm ban đầu trước khi can thiệp giáo dục sức khỏe, tỷ lệ bệnh nhân tuân thủsử dụng thuốc là 30,0%, sau 3 tháng can thiệp giáo dục sức khỏe tỷ lệ bệnh nhân tuânthủ điều tăng lên 82,2%, kết quả cho thấy hiệu quả của giáo dục sức khỏe tăng lênđáng kể, tuy nhiên nghiên cứu không chỉ ra được mối liên quan về ảnh hưởng củagiáo dục sức khỏe lên tuân thủ điều trị ở bệnh nhân suy tim tại thời điểm sau can thiệpso với trước khi can thiệp giáo dục sức khỏe<small>30</small>.

Cho đến thời điểm hiện tại, Việt Nam chưa có nhiều đánh giá về ảnh hưởngcủa giáo dục sức khỏe lên hành vi tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân đang điều trịsuy tim, ngoài ra việc tuân thủ điều trị suy tim là một trong những yếu tố giúp chotình trạng bệnh của bệnh nhân được cải thiện và có chất lượng c̣c sống tốt hơn. Bêncạnh đó, chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá mối liên quan giữa các thời điểm thựchiện giáo dục sức khỏe lên việc tuân thủ điều trị suy tim bằng thuốc ở bệnh nhân. Dođó, các nghiên cứu hiện nay chỉ cho thấy được một phần ảnh hưởng của giáo dục tưvấn sức khỏe lên kiến thức của bệnh nhân, ngoài ra chưa cho thấy được mức độ ảnhhưởng lên việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân đang điều trị suy tim.

<b>1.2.2. Tuân thủ điều trị không dùng thuốc</b>

<b>1.2.2.1. Tuân thủ chế độ ăn giảm mặn và hạn chế dịch</b>

<i><b>Tỉ lệ tuân thủ chế độ giảm ăn mặn và hạn chế dịch</b></i>

Theo nghiên cứu “Tỷ lệ tuân thủ điều trị ở bệnh nhân suy tim và các yếu tốliên quan tại viện tim TP. Hồ Chí Minh” của tác giả Hoàng Văn Cường, thực hiệnnăm 2015, kết quả cho thấy tỷ lệ tuân thủ ăn giảm mặn là 83%, tỷ lệ tuân thủ hạn chếnước là 3%<small>18</small>. Qua đây cho thấy bệnh nhân tuân thủ tốt ăn giảm mặn, nhưng gần nhưkhông tuân thủ hạn chế nước.

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

Theo nghiên cứu về tuân thủ điều trị của bệnh nhân suy tim của Van Der Walvà cộng sự, thực hiện năm 2006, tại Trung tâm y khoa đại học Groningen, Hà Lan, tỷlệ tuân thủ ăn giảm mặn cũng là 83%<small>8</small>. Theo một nghiên cứu về nguyên nhân dẫn đếnsuy tim của Ghali JK và cộng sự, thực hiện tại mợt bệnh viện lớn, ở Chicago, có 101bệnh nhân tham gia, thì tỷ lệ khơng tn thủ chế đợ ăn là 22%<small>9</small>. Qua đây cho thấy đasố bệnh nhân bệnh suy tim tuân thủ tốt ăn giảm mặn.

Theo nghiên cứu của Jaarsma và cộng sự (2000), tỷ lệ tuân thủ chế đợ ăn uốnghạn chế natri là 50%<small>31</small>. Cịn theo Diaz A, tỷ lệ không tuân thủ chế độ ăn là 52%<small>10</small>.

Theo một nghiên cứu về không tuân thủ điều trị ở bệnh nhân suy tim của VanDer Wal và cợng sự thì tỷ lệ tn thủ chế đợ ăn giảm muối dao động từ 50% đến88%<small>8</small>.

Theo nghiên cứu của Jaarsma và cợng sự về thói quen tự chăm sóc của bệnhnhân suy tim, thực hiện năm 2000, tại mợt bệnh viện ở Hà Lan, có 128 bệnh nhântham gia, tỷ lệ tuân thủ hạn chế nước uống là 23%<small>31</small>. Theo một nghiên cứu về khôngtuân thủ điều trị ở bệnh nhân suy tim của Van Der Wal và cộng sự, thực hiện trên 431bệnh nhân suy tim, ở bệnh viện đại học Groningen, năm 2003, thì tỷ lệ tn thủ hạnhế dịch chỉ có 23%; mợt số bệnh nhân thay vì phải hạn chế nước thì họ lại nghỉ rằngphải uống nhiều nước và tỷ lệ này chiếm tới 30%<small>25</small>. Tỷ lệ tuân thủ của những nghiêncứu nước ngồi cao hơn có thể giải thích do sự khác nhau kiến thức về tuân thủ hạnchế nước của những bệnh nhân bệnh suy tim.

<i><b>Các yếu tố liên quan với tuân thủ ăn giảm mặn và hạn chế dịch</b></i>

Theo nghiên cứu của Van Der Wal và cộng sự , thực hiện trên 431 bệnh nhânsuy tim, ở Bệnh viện đại học Groningen, năm 2003, thì yếu tố liên quan với tuân thủchế độ ăn giảm mặn và giảm uống nước ở những bệnh nhân suy tim là tình trạng hơnnhân, sau khi phân tích đa biến thì nhóm người sống đợc thân có tỷ lệ tn thủ thấphơn<small>25</small>. Theo nghiên cứu “Tỷ lệ tuân thủ điều trị ở bệnh nhân suy tim và các yếu tốliên quan tại viện tim TP. Hồ Chí Minh” của tác giả Hồng Văn Cường, thực hiệnnăm 2015, kết quả tìm thấy có mối liên quan giữa biến số nhóm tuổi và tuân thủ hạn

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

<b>1.2.2.2. Tuân thủ kiểm soát cân nặng</b>

<i><b>Tỉ lệ tuân thủ kiểm soát cân nặng</b></i>

Theo nghiên cứu “Tỷ lệ tuân thủ điều trị ở bệnh nhân suy tim và các yếu tốliên quan tại viện tim TP. Hồ Chí Minh” của tác giả Hồng Văn Cường, thực hiệnnăm 2015, kết quả cho thấy tỷ lệ tuân thủ kiểm sốt cân nặng là 7%<small>18</small>.

Theo nghiên cứu về khơng tn thủ điều trị ở bệnh nhân suy tim của Van DerWal và cộng sự, thực hiện trên 431 bệnh nhân suy tim, ở bệnh viện đại học Groningen,năm 2003, thì tỷ lệ tuân thủ kiểm tra cân nặng dưới 40%, dao động từ 12% đến 75%<small>25</small>,và theo một nghiên cứu khác của Van Der Wal và cộng sự về tuân thủ điều trị củabệnh nhân suy tim, thực hiện năm 2006, tại Trung tâm y khoa đại học Groningen, HàLan, thì tỷ lệ tuân thủ kiểm tra cân nặng là 35%<small>8</small>. Tỷ lệ tuân thủ của các nghiên cứutrên cũng không cao, tỷ lệ thấp nhất được ghi nhận cũng chỉ có 12%.

Mợt nghiên cứu của Sulzbach-Hoke và cợng sự (1997) cho thấy có 40% bệnhnhân theo dõi cân nặng hàng ngày và 23% theo dõi 2-5 lần một tuần. Chỉ có 7% bệnhnhân đã khơng theo dõi<small>32</small>.

<i><b>Các yếu tố liên quan với tuân thủ kiểm soát cân nặng</b></i>

Theo nghiên cứu “Tỷ lệ tuân thủ điều trị ở bệnh nhân suy tim và các yếu tốliên quan tại viện tim TP. Hồ Chí Minh” của tác giả Hồng Văn Cường, thực hiệnnăm 2015, kết quả tìm thấy nhóm có kiến thức tuân thủ cao gấp 3,9 lần so với nhómkhơng có kiến thức (KTC 95%: 1,9 – 8,3, p<0,001)<small>18</small>.

Theo nghiên cứu về các yếu tố liên quan đến niềm tin và tuân thủ điều trịkhông dùng thuốc của bệnh nhân suy tim của Saccomann và cộng sự, thực hiện năm2013, tại bệnh viện đại học ở tỉnh Sao Paulo, Brazin, có 150 bệnh nhân tham gia, đãtìm thấy mối liên quan giữa tuân thủ kiểm tra cân nặng với giới, học vấn và bệnh đikèm<small>33</small>.

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<b>1.2.2.3. Tuân thủ vận động</b>

<i><b>Tỉ lệ tuân thủ vận động</b></i>

Theo nghiên cứu “Tỷ lệ tuân thủ điều trị ở bệnh nhân suy tim và các yếu tốliên quan tại viện tim TP. Hồ Chí Minh” của tác giả Hồng Văn Cường, thực hiệnnăm 2015, kết quả cho thấy tỷ lệ tuân thủ vận động là 92%<small>18</small>.

Theo nghiên cứu về không tuân thủ điều trị ở bệnh nhân suy tim của Van DerWal và cộng sự, thực hiện trên 431 bệnh nhân suy tim, ở Bệnh viện đại học Groningennăm 2003, thì tỷ lệ tuân thủ vận động vừa sức dao động từ 41% đến 58%<small>25</small>, và theomột nghiên cứu khác của Van Der Wal và cộng sự về tuân thủ điều trị của bệnh nhânsuy tim, thực hiện năm 2006, tại Trung tâm y khoa đại học Groningen, Hà Lan thì tỷlệ tuân thủ vận động là 39%<small>8</small>.

Một số nghiên cứu đã kết luận rằng, mặc dù bệnh nhân được khuyên về việccân đối các hoạt động và chế độ nghỉ ngơi, nhưng có tới 41-58% bệnh nhân đã khơngtn thủ<small>34,31</small>.

<i><b>Mối liên quan với tuân thủ vận động vừa sức</b></i>

Theo nghiên cứu “Tỷ lệ tuân thủ điều trị ở bệnh nhân suy tim và các yếu tốliên quan tại viện tim TP. Hồ Chí Minh” của tác giả Hồng Văn Cường, thực hiệnnăm 2015, kết quả tìm thấy nhóm nghèo tn thủ gấp 1,1 lần so với nhóm khơngnghèo (KTC 95%: 1 – 1,2, p=0,003); nhóm có vợ chồng đang sống chung tn thủbằng 0,9 lần so với nhóm sống 1 mình (KTC 95%: 0,86 – 0,94, p<0,001); nhóm cóhọc trên cấp III tuân thủ cao gấp 1,2 lần so với nhóm học cấp I (KTC 95%: 1,01 –1,46, p=0,04)<small>18</small>.

Theo một nghiên cứu về tuân thủ vận động ở bệnh nhân suy tim của Conraadsvà cộng sự ở Bỉ, năm 2012, đã tìm thấy mối liên quan giữa tn thủ vận đợng với họcvấn<small>35</small>.

<b>1.2.2.4. Tuân thủ giảm, bỏ rượu và thuốc lá</b>

<i><b>Tỉ lệ tuân thủ giảm, bỏ rượu và thuốc lá</b></i>

Theo nghiên cứu “Tỷ lệ tuân thủ điều trị ở bệnh nhân suy tim và các yếu tố

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

năm 2015, kết quả cho thấy tỷ lệ tuân thủ giảm, bỏ rượu là 91%; tuân thủ bỏ thuốc lá là 82%<small>18</small><b>. </b>

Theo một số nghiên cứu, tỷ lệ tuân thủ việc hạn chế uống rượu của bệnh nhân suy tim thay đổi từ 56-94%<small>48,34</small><b>. </b>

Theo một nghiên cứu về không tuân thủ điều trị ở bệnh nhân suy tim của Van Der Wal và cộng sự ,thực hiện trên 431 bệnh nhân suy tim, ở bệnh viện đại học Groningen năm 2003, thì tỷ lệ tuân thủ giảm bỏ rượu dao động từ 56% đến 94%<small>25</small>. Theo một nghiên cứu về: không tuân thủ điều trị ở bệnh nhân suy tim của Van Der Wal và cộng sự, thực hiện trên 431 bệnh nhân suy tim, ở bệnh viện đại học Groningen, năm 2003, thì tỷ lệ tuân thủ bỏ thuốc lá là 90%<small>25</small>. Cả hai nghiên cứu có tỷ lệ tuân thủ bỏ thuốc lá đều cao, điều này có thể giải thích do đó là xu hướng chung của tồn xã hội.

<i><b>Các yếu tố liên quan với tuân thủ thay đổi lối sống </b></i>

Theo nghiên cứu “Tỷ lệ tuân thủ điều trị ở bệnh nhân suy tim và các yếu tố liên quan tại viện tim TP. Hồ Chí Minh” của tác giả Hoàng Văn Cường, thực hiện năm 2015, kết quả tìm thấy có sự khác biệt về tuân thủ bỏ thuốc lá giữa nhóm có kiến thức và nhóm khơng có kiến thức (p<0,001); nhóm người có kinh tế không nghèo tuân thủ bằng 0,85 lần so với nhóm người có kinh tế (KTC 95%: 0,7 – 0,99, p=0,04)<small>18</small>. Tại Việt Nam, trong các nghiên cứu về ảnh hưởng của giáo dục sức khỏe trong việc tuân thủ điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh suy tim cũng cho thấy được sự ảnh hưởng và sự thay đổi về kết quả điều trị của các bệnh nhân sau khi được giáo dục sức khỏe, cung cấp các kiến thức về suy tim. Tác giả Nguyễn Hồng Hạnh thực hiện nghiên cứu tại bệnh viên Trung ương Quân đội 108, kết quả cho thấy rằng sau 3 tháng thực hiện tư vấn giáo dục sức khỏe hành vi tự chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân suy tim (26,8 điểm) được cải thiện hơn so với thời điểm ban đầu của bệnh nhân (23,5 điểm), ngoài ra nhận thức của bệnh nhân mắc bệnh suy tim sau 3 tháng can thiệp cũng tăng lên so với thời điểm trước khi can thiệp giáo dục tư vấn sức khỏe (11,2 so với 9,2 điểm), p<0,05<small>36</small>.

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

Ngoài ra, Vũ Văn Thành tác giả của nghiên cứu về giáo dục sức khỏe trên bệnh nhân suy tim tại bệnh viên Đa khoa Hợp Lực tỉnh Thanh Hóa, kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng sau can thiệp giáo dục sức khỏe lên thay đổi hành vi tuân thủ và kiến thức cho bệnh nhân suy tim, điểm số về thực hành tự chăm sóc bản thân của người bệnh tăng lên so với trước khi thực hiện giáo dục sức khỏe, bên cạnh đó nghiên cứu cho thấy rằng giáo dục sức khỏe của điều dưỡng đã cải thiện đáng kể về kiến thức và thực hành chăm sóc của người bệnh suy tim mạn tính và cần được thực hiện thường xuyên cho người bệnh, nhằm nâng cao kiến thức và cải thiện cuộc sống cho bệnh nhân suy tim<small>37</small>.

Trong nghiên cứu của Phạm Thị Hồng Nhung thực hiện năm 2018 tại Nam Định, kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng trước can thiệp giáo dục sức khỏe, điểm số kiến thức về bệnh suy tim của người bệnh thấp, sau can thiệp, điểm số trung bình về kiến thức của bệnh nhân tăng lên cao và duy trì ở mức đợ cao (10,41 điểm so với 19,38 điểm). Can thiệp giáo dục sức khỏe đã cải thiện đáng kể kiến thức tự chăm sóc cho người bệnh suy tim và cần được duy trì thường xuyên<small>30</small>.

Đa số các nghiên cứu về giáo dục sức khỏe lên hành vi tuân thủ điều trị và kiến thức cho bệnh nhân suy tim đều cho thấy sự tác động đáng kể của các biện pháp giáo dục sức khỏe, ngoài ra sự tác động và ảnh hưởng của giáo dục sức khỏe giúp bệnh nhân cải thiện đáng kể về sức khỏe và nhiều mặt khác về đời sống của bệnh nhân.

Qua những nghiên cứu trên cho chúng ta thấy ngoài những tiến bợ khoa học về phác đồ điều trị thì việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân nói chung và của bệnh nhân suy tim nói riêng cũng đang được quan tâm khơng kém để góp phần nâng cao hiệu quả của điều trị, qua đó cho chúng ta thấy rằng công tác giáo dục sức khỏe nhằm nâng cao kiến thức và tuân thủ điều trị của bệnh nhân đang ngày càng được quan tâm và góp phần rất quan trọng trong hiệu quả điều trị.

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<b>1.3. Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân suy tim 1.3.1. Định nghĩa Chất lượng cuộc sống </b>

“Chất lượng cuộc sống" là nhận thức của con người về vị trí của mình trong bối cảnh văn hóa và hệ thống giá trị mà họ đang sống, trong mối quan hệ với những mục đích, hy vọng, quy tắc và quan tâm của họ”<small>38</small>.

CLCSLQSK đo lường các tác động về một căn bệnh hoặc cách điều trị dựa trên quan điểm của bệnh nhân<small>39</small>.

<b>1.3.2. Công cụ đo lường chất lượng cuộc sống </b>

Thang đo chất lượng cuộc sống tổng quát: SF-36 (36-item short form health survey)<small>40</small>, và SF-12 (12-item short form health survey)<small>41</small>, NHP (Nottingham Health Profile)<small>42</small>, PGWB, WHOCLCSLQSK-100<small>43</small>, WHOCLCS-BREF (WHO Quality of Life abbreviated Questionnaire)<small>44</small>, SIP-136 (Sickness Impact Profile)<small>45</small>, MCLCS (The McGill Quality of Life Questionnaire)<small>46</small>.

Các thang đo chất lượng cuộc sống chuyên biệt trên bệnh nhân suy tim: SHF<small>47</small>, CHQ (Chronic Heart Failure Questionnaire)<small>48</small>, và MLHFQ (Minnesota Living with Heart Failure Questionnaire)<small>49</small>, KCCQ (Kansas City Cardiomyopathy Questionnaire)<small>42</small>.

QLQ-Năm 2012, Hoekstra et al. báo cáo rằng hầu hết các nghiên cứu về bệnh nhân bệnh suy tim thích sử thang đo chất lượng cuộc sống chuyên biệt hơn là Thang đo tổng quát để đánh giá Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe CLCSLQSK<small>50</small>. Tuy nhiên, một thang đo tổng quát cho phép CLCSLQSK được so sánh giữa những bệnh nhân mắc các bệnh khác nhau và do đó có thể thêm giá trị lớn cho nghiên cứu. Một số bảng câu hỏi lớn hơn, cụ thể hơn có sẵn để đánh giá gánh nặng của suy tim<small>51,52</small>. Nhưng sự hoàn thành các bợ câu hỏi này địi hỏi mợt mức độ sẵn sàng cao của bệnh nhân, điều này đặc biệt khó khăn trong mơi trường chăm sóc sức khỏe ban đầu. Một trong những công cụ được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới để đánh giá CLCSLQSK là EQ-5D chung ngắn gọn, có sẵn trong hơn 130 ngôn ngữ<small>53-55</small>.

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<b>1.3.3. Các yếu tố dự đoán chất lượng cuộc sống </b>

Tuổi, thời gian bệnh suy tim, các triệu chứng thể chất và trầm cảm là những yếu tố dự báo quan trọng của CLCS trong người bệnh suy tim. Các can thiệp nhắm vào các triệu chứng thể chất và trầm cảm được kỳ vọng sẽ cải thiện CLCS của người bệnh suy tim<small>56</small>.

<b>1.3.4. Chất lượng cuộc sống và các biện pháp can thiệp </b>

Các thử nghiệm dùng thuốc và không dùng thuốc hiện đang kết hợp CLCS làm điểm kết cuộc chính và/hoặc phụ. Có những biện pháp can thiệp đã được được tìm thấy để cải thiện CLCS ở bệnh nhân suy tim. Sử dụng thuốc chẹn thụ thể angiotensin II (candesartan), angiotensin chất ức chế men chuyển, thuốc chẹn beta, dựa trên thiết bị liệu pháp (Nhịp độ, Tim mạch và Liệu pháp Tái đồng bợ hóa), và phục hồi chức năng dựa trên tập thể dục được biết là cải thiện CLCS<small>57,58,59,60</small>. Hơn nữa, sự gia tăng lượng oxy đỉnh sự hấp thu đạt được bằng đào tạo tập thể dục đã được liên kết với sự cải thiện về CLCS<small>61</small>. Hoekstra et al. cũng đã thấy rằng những bệnh nhân có CLCS thấp ít có khả năng sử dụng thuốc chẹn beta<small>50</small>. Tuy nhiên, khi đánh giá ảnh hưởng lâu dài của irbesartan trên bệnh suy tim với EF được bảo toàn được đo lường bằng bảng câu hỏi MLHF, irbesartan đã không cải thiện đáng kể điểm MLHF sau khi 6 tháng theo dõi<small>52</small>. Mợt thử nghiệm lâm sàng có kiểm sốt cũng chứng minh rằng digoxin khơng đáng kể cải thiện điểm MLHF so với giả dược<small>62</small>. Tuy nhiên, rút digoxin khỏi những người đã có trên nó có liên quan đến điểm MLHF xấu hơn so với cho những người tiếp tục sử dụng thuốc<small>62</small>. Tương tự, có khơng có cải thiện đáng kể trong CLCS đo được bởi MLHF trong một số thử nghiệm lâm sàng về kênh canxi thuốc chẹn trong bệnh suy tim<small>63,64</small>. Theo đó, các biện pháp can thiệp để cải thiện CLCS hiện nay là tạo thành một thành phần không thể thiếu của quản lý bệnh suy tim.

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<b>1.4. Giáo dục sức khỏe và áp dụng giáo dục sức khỏe trên bệnh nhân suy tim 1.4.1. Khái niệm giáo dục sức khỏe </b>

<b>Định nghĩa giáo dục sức khỏe: Giáo dục sức khỏe là quá trình cải thiện kiến thức và kỹ năng để thay đổi thái độ và hành vi nhằm duy trì hoặc cải thiện tình trạng </b>

sức khỏe<small>65</small>.

Giáo dục sức khỏe đang là một nhu cầu thiết yếu của bệnh nhân, thân nhân và giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà cung cấp dịch vụ y tế. Phần lớn các tài liệu liên quan đến giáo dục sức khỏe có thể áp dụng cho bệnh nhân cũng như người thân của họ. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo chú trọng công tác giáo dục cho bệnh nhân hơn là việc giáo dục sức khỏe cho người thân nhân.

Trong các tài liệu y văn hiện nay, dường như có sự chồng chéo khái niệm và có sự nhầm lẫn định nghĩa liên quan đến giáo dục bệnh nhân trong nâng cao sức khỏe và giáo dục sức khỏe. Khái niệm giáo dục sức khỏe thường bị lẫn lộn giữa nâng cao sức khỏe và mối liên quan của các hoạt động này đối với giáo dục bệnh nhân thường được thắc mắc. Năm 1987, Tổ chức Y tế Thế giới đã tuyên bố rằng nâng cao sức khỏe nên phân loại là quá trình mọi người tăng cường kiểm soát và cải thiện sức khỏe của họ<small>66</small>.

Đến năm 1992, Latter và cộng sự đã đưa ra mợt phân tích hữu ích. Trong đó nâng cao sức khỏe là khái niệm ảnh hưởng đến sức khỏe được hiểu theo cách hiểu rợng nhất, đó là chính sách y tế ở cấp độ địa phương và quốc gia. Theo nghĩa này, nó liên quan đến việc phịng ngừa bệnh tật, phòng ngừa sức khỏe kém vào ban đầu và thúc đẩy sức khỏe tốt cho người dân nói chung. Bên cạnh đó, Latter và cợng sự (1992) cũng đưa ra khái niệm giáo dục sức khỏe bao gồm giáo dục bệnh nhân, cung cấp thông tin, tư vấn lối sống lành mạnh và khuyến khích bệnh nhân và gia đình tham gia vào cơng tác chăm sóc sức khỏe cho chính bệnh nhân<small>67</small>. Nhưng vào năm 1998, Caraher lại đưa ra khái niệm ngược lại với Latter rằng giáo dục sức khỏe là hoạt động tăng cường sức khỏe dành cho đối tượng không phải là bệnh nhân và trọng tâm của hoạt đợng này chú trọng phổ cập kiến thức để phịng ngừa hơn là điều trị bệnh<small>68</small>.

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

Trong y văn đã có sẵn nhiều định nghĩa về giáo dục bệnh nhân. Khi xem xét các định nghĩa, có thể thấy rằng có rất nhiều thuật ngữ, cụm từ và ý nghĩa liên quan đến chủ đề này. Hầu hết các bài báo và sách về chủ đề giáo dục bệnh nhân đã bao gồm một định nghĩa để giải thích, hướng dẫn người đọc được rõ trong việc trình bày nợi dung tài liệu. Năm 1980, Squyres đã đưa ra định nghĩa giáo dục bệnh nhân là sự kết hợp có kế hoạch của các hoạt đợng học tập được thiết kế để hỗ trợ những người đang có hoặc đã có kinh nghiệm về bệnh tật hoặc bệnh tật trong việc thay đổi hành vi của họ có lợi cho sức khỏe<small>69</small>. Theo định nghĩa này, những điểm quan trọng cần lưu ý là:

<b>1. Q trình giáo dục bệnh nhân là mợt kế hoạch chứ không phải là một quá </b>

<b>5. Thay đổi hành vi có lợi cho sức khỏe, khơng chỉ là một trong kiến thức, </b>

thường là một mục tiêu tổng thể.

<b>1.4.2. Mơ hình niềm tin sức khỏe trong giáo dục sức khỏe bệnh nhân suy tim </b>

Mơ hình niềm tin sức khỏe được phát triển vào năm 1950 bởi các nhà tâm lý học xã hội Irwin M. Rosenstock, Godfrey M. Hochbaum, S. Stephen Kegeles, và Howard Leventhal tại Dịch vụ y tế công cộng của Mỹ <small>70</small>. Đây là mơ hình đầu tiên được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu hành vi sức khỏe. Mô hình này bao gồm các cấu trúc giúp giải thích sự thay đổi và duy trì các hành vi liên quan đến sức khỏe, nó giải thích cho hành vi sức khỏe. Ứng dụng phổ biến nhất của mơ hình này là làm cơ sở cho các biện pháp can thiệp thay đổi hành vi có lợi cho sức khỏe <small>71,72</small>. Đây là một trong những lý thuyết hành vi sức khỏe đầu tiên về nhận thức xã hội được sử dụng

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

Mơ hình sức khỏe đặt ra các giả thuyết niềm tin của người dân về mợt vấn đề sức khỏe, liệu họ có nguy cơ mắc bệnh hay không. Cấu trúc cốt lõi của mơ hình niềm tin sức khỏe gồm 4 cấu phần chính: sự cảm nhận về tính nhạy cảm và mức đợ nghiêm trọng của vấn đề, hiểu được lợi ích và những rào cản trong hành động của những cá nhân đó <small>73</small>. Đến năm 1988, mơ hình đã được bổ sung sửa đổi để kết hợp các bằng chứng mới xuất hiện trong các lĩnh vực tâm lý học về vai trị của tự hiệu quả hay đợng lực hành đợng và tín hiệu hành đợng trong việc ra quyết định và hành vi<small>74</small>. Hai yếu tố này đóng vai trị trung gian trong mơ hình.

<b>Sơ đồ 1.1. Cấu trúc cơ bản của Mơ hình Niềm tin sức khỏe </b>

Mơ hình phát triển dựa trên nhận thức của con người khi mà sức khỏe được hình thành từ hành vi thì những gì ảnh hưởng đến nhận thức sẽ có tác đợng trực tiếp đến hành vi và thay đổi. Khi các khái niệm về sức khỏe được định hình rõ ràng trong mợt bối cảnh các hành vi liên quan thì con người sẽ cho rằng: tránh né bệnh tật để luôn khỏe mạnh là cần thiết, mong muốn hướng đến những hành đợng tích cực cho sức khỏe để cải thiện/ ngăn ngừa bệnh tật. Hay rõ ràng hơn là việc nhận thức về mức

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

độ nghiêm trọng của bệnh tật và khả năng hành động để giảm thiểu sự đe dọa của bệnh tật đến sức khỏe<small>75</small>.

<b>Bảng 1.3. Định nghĩa các thành phần trong Mơ hình Niềm tin sức khỏe </b>

1 <sup>Nhận thức về tính </sup>nhạy cảm

Niềm tin về khả năng gặp rủi ro hoặc mắc bệnh hoặc mợt tình trạng bệnh nào đó.

2

Nhận thức về mức đợ nghiêm trọng

Niềm tin về tình trạng nghiêm trọng của một vấn đề hay hậu quả của mợt bệnh nào đó nếu khơng được chữa trị.

3 <sup>Nhận thức về lợi </sup>ích

Niềm tin vào hiệu quả/ tác đợng của hành đợng có lợi (hành động sức khỏe được khuyến nghị) nhằm giảm thiểu rủi ro.

4 <sup>Nhận thức về rào </sup>cản

Niềm tin về những khía cạnh tiêu cực tiềm ẩn của mợt hành động khuyến nghị. Nhận thức về những rào cản - có thể đóng vai trị như trở ngại đối với việc thực hiện các hành vi đó.

5 <sup>Khả năng tự thực </sup>hiện hành vi

Niềm tin vào khả năng thực hiện một hành vi nhất định sẽ mang lại kết quả nhất định

6 Gợi ý hành động <sup>Các dấu hiệu (tác động từ bên ngồi mà cá nhận nhận </sup>thức được) có thể tác động/ thúc giục hành động.

<i>Nguồn: Champion VL, 2008<small>72</small></i>

Đối với bệnh nhân suy tim cũng không ngoại trừ, sự hiểu biết còn hạn chế về các quyết định hành vi của bệnh nhân cần đến vai trò quan trọng của mơ hình niềm tin sức khỏe đối với việc giải thích các hành vi sức khỏe. Việc xác định cách mà cá nhân bệnh nhân nhận thức về một vấn đề liên quan đến sức khỏe là rất cần thiết. Những niềm tin hay nhận thức của bệnh nhân có ảnh hưởng trì hỗn hay thúc đẩy hành vi đó như thế nào. Chính mơ hình niềm tin sức khỏe sẽ tìm ra câu trả lời. Trên thế giới, đã có rất nhiều các nghiên cứu nhằm khám phá vấn đề và làm căn cứ cho

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

các can thiệp hành vi sức khỏe có lợi mà đối tượng là người có nguy cơ cao được thực hiện.

<b>1.4.3. Giáo dục sức khỏe ở bệnh nhân suy tim </b>

<b>1.4.3.1. Tổng quan giáo dục sức khỏe ở bệnh nhân suy tim </b>

<b>Phương pháp giáo dục sức khỏe: Theo nghiên cứu của Ni và công sự, giáo </b>

dục sức khỏe được cung cấp bằng các tài lệu giấy là 71%, hướng dẫn trực tiếp là 75%, bằng cả hai hình thức trên là 60%<small>15</small><b>. </b>

<b>Quy trình giáo dục sức khỏe: Quy trình giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân </b>

gồm 5 bước. Bước 1 bao gồm nhận định kiến thức đã có của bệnh nhân, kiến thức chưa đúng, khả năng học tập, cách học tập, nhận thức, thái độ và yếu tố thúc đẩy. Bước này có thể thực hiện thơng qua phỏng vấn, hoặc bài kiểm tra. Bước 2 là xác định việ sử dụng kiến thức, rào cản và nhu cầu học tập của người bệnh. Bước 3 là lập kế hoạch giáo dục sức khỏe phù hợp với từng bệnh nhân: nội dung giáo dục sức khỏe, phương pháp giáo duc sức khỏe, số lần thực hiện, người giáo dục sức khỏe, thời gian, địa điểm. Bước 4 là thực hiện giáo dục sức khỏe. Và bước 5 là lượng giá<small>14</small>.

<b>Người thực hiện: Bác sĩ, điều dưỡng, chuyên gia dinh dưỡng, dược sĩ, nhân </b>

viên công tác xã hội, chuyên gia tâm lý và chuyên gia vật lý trị liệu đều có thể giáo dục sức khỏe<small>76,77</small>.

<b>Thời gian: thời gian phù hợp nhất để giáo dục sức khỏe là khi tình trạng bệnh </b>

ổn định và bệnh nhân bắt đầu chấp nhận sống với bệnh suy tim. Phần lớn bệnh nhân cần lặp lại giáo dục sức khỏe, bởi vì có nhiều thơng tin được cung cấp và bởi vì tình trạng bệnh nhân và điều trị thay đổi theo thời gian<small>78</small>. Thời gian can thiệp của mợt chương trình giáo dục sức khỏe rất khác nhau tùy thuộc vào nợi dung chương trình, nguồn lực và giới hạn thời gian. Mợt nghiên cứu tổng quan về các chương trình tự quản lý về cơn đau cơ xương khớp đã xem xét các nghiên cứu được thực hiện trong thời gian nhiều hơn hoặc dưới tám tuần và cho thấy rằng các khóa học dài hơn khơng nhất thiết mang lại kết quả tốt hơn<small>79</small>.

<b>Địa điểm giáo dục sưc khỏe có thể là bệnh viện</b><small>80,81</small>, tại cợng đồng<small>82,83</small>, và tại nhà<small>84,85</small>, phòng khám ngoại trú tại bệnh viện, nơi chăm sóc sức khỏe ban đầu, nhà

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

bệnh nhân, hoặc kết hợp tất cả các địa điểm trên. Sự tuân thủ điều trị sẽ giảm khi bệnh nhân nhận thông tin giáo dục sức khỏe không rõ ràng và mâu thuẫn<small>86</small>.

<b>Tài liệu giáo dục sức khỏe được sử dụng kết hợp giữa những thông tin trực </b>

tiếp bằng lời và tài liệu giấy, như sách, sổ tay, bản tin và các phương tiện truyền thông như phim, trang web. Thông tin giáo dục sức khỏe được củng cố qua giảng dạy trực tiếp, giảng dạy trực tuyến, quản lý qua điện thoại và theo dõi qua điện thoại<small>87,88,89</small>.

<b>1.4.3.2. Các thuộc tính của giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân điều trị suy tim </b>

Phương pháp giáo dục sức khỏe áp dụng trong nghiên cứu được tổng hợp kiến thức dựa vào quyển sách “Motivational Interviewing - Helping People Change” do tác giả William R. Miller và Stephen Rollnick đã tái bản lần thứ 3 vào năm 2013. Quyển sách đã được điều chỉnh dựa vào kết quả của hơn 25.000 bài báo đăng trên tạp chí khoa học và hơn 200 bài báo của những phịng khám đang áp dụng mơ hình giáo dục sức khỏe tạo đợng lực tính từ lần xuất bản trước vào năm 2003. Phiên bản nhấn mạnh vào tinh thần và các cấu phần của tư vấn TĐL chứ không phải là kỹ thuật thực hiện tư vấn <small>75</small>.

<b>Tinh thần tư vấn giáo dục sức khỏe tạo động lực </b>

GDSK tạo động lực sử dụng các kỹ năng hầu hết giống với các mơ hình GDSK khác, chỉ có điểm khác biệt duy nhất chính là tinh thần của tư vấn GDSK tạo động lực. Cụ thể, tinh thần GDSK tạo động lực là việc sắp xếp các c̣c trị chuyện để mọi người tự nói về sự thay đổi, dựa trên các giá trị và lợi ích của riêng họ. Thái đợ khơng chỉ được phản ánh bên trong mà được hình thành tích cực bằng lời nói. Trên thực tế, đa số tư vấn viên (TVV) thường chỉ đạo, yêu cầu hay bắt bệnh nhân làm điều tốt (theo TVV nghĩ), tuy nhiên, điều này lại khiến cho bệnh nhân có ý nghĩ muốn làm điều ngược lại với yêu cầu của tư vấn viên<small>71,75</small>.

Một hướng dẫn khéo léo là một người lắng nghe tốt và đồng thời cung cấp chuyên môn khi cần thiết. GDSK tạo động lực nằm ở khu vực giữa chỉ đạo và theo dõi. GDSK tạo đợng lực sử dụng phong cách “hướng dẫn” là chính cộng một phần là “theo dõi”. Điều này cho thấy con người có tiềm năng thay đổi cao nhất khi họ thực

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

<b>Sơ đồ 1.2. Các phong cách giao tiếp trong giáo dục sức khỏe </b>

<small> </small>

<i>Nguồn: Miller WR, 2013<small>75</small></i>

Một điều đáng chú ý là bên trong sâu thẳm của một con người, khi muốn thay đổi mợt điều gì đó thường xảy ra sự mâu thuẫn. Tinh thần ở đây được hiểu là những gì khơng thể hiện rõ ràng ra bên ngồi nhưng chính là thái đợ và quan điểm của TVV khi làm việc với bệnh nhân. Tinh thần này đề cao sự hợp tác và bệnh nhân là trung tâm của can thiệp, chính vì vậy mà nợi dung, định hướng và kết quả của buổi tư vấn đều phải xuất phát từ bệnh nhân chứ không phải từ yêu cầu hay mục tiêu của can thiệp hay cá nhân TVV hay cơ sở cung cấp dịch vụ<small>75</small>.

Có bốn yếu tố chính tạo nên tinh thần của GDSK tạo đợng lực: hợp tác, chấp nhận, lịng trắc ẩn đúng mực (từ bi) và khơi gợi. Tinh thần của GDSK tạo động lực nổi lên ở giao điểm của bốn thành phần trên.

<b>Hình 1.1. Tinh thần cơ bản của giáo dục sức khỏe tạo động lực </b>

<i>Nguồn: Miller WR, 2013<small>75</small></i>

Hợp tác (Collaboration)

Chấp nhận

Khơi gợi(Evocation)Lòng trắc ẩn

<small>(Compassion) </small>Chỉ đạo

(Directing) <sup>Hướng dẫn </sup>(Guiding) (Following) <sup>Theo dõi </sup>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

Như vậy, tinh thần GDSK tạo động lực là việc gợi lên những tiềm năng đã có sẵn, chứ khơng phải cho, hay dạy hoặc áp đặt những gì bệnh nhân cịn thiếu sót. Ghi nhận những điểm tích cực, khẳng định những điểm mạnh của bệnh nhân. Động lực thay đổi phát sinh từ bên trong bệnh nhân, mọi áp lực đều khơng tạo nên hiệu quả lâu dài, bệnh nhân có trách nhiệm nói lên và giải quyết mâu thuẩn của mình và thực hiện thay đổi<small>75</small>. TVV thẳng thắn trong việc giúp BN kiểm tra và giải quyết mâu thuẫn. Sẵn sàng thay đổi khơng phải là đặc tính của BN, mà là kết quả của mối quan hệ hợp tác giữa BN và TVV, và sự tương tác giữa BN và các cá nhân chung quanh.

<b>Bốn giai đoạn trong giáo dục sức khỏe tạo động lực </b>

GDSK tạo đợng lực được xem như mợt dịng chảy liên tục và khơng phải là những bước bất biến, nhưng nó linh hoạt để đáp ứng một cách phù hợp nhất với suy nghĩ, nhận thức và cảm xúc của bệnh nhân ở từng giai đoạn khác nhau<small>71,75</small>.

<b>Hình 1.2. Bốn quy trình trong giáo dục sức khỏe tạo động lực </b>

Quá trình phát triển và duy trì mợt hướng đi cụ thể về sự thay đổi

Giúp BN giải quyết mâu thuẫn hướng về phía thay đổi, giúp BN tự nói về thay đổi

Phát triển lòng cam kết và xây dựng một kế hoạch cụ thể để thay đổi hành vi

</div>

×