Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

khảo sát đặc điểm hình thái thể chai và hệ thống não thất ở người trưởng thành trên cộng hưởng từ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 87 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

<b>ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

<b>ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH</b>

<b>LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II</b>

<b>Người hướng dẫn khoa học:BS. CK2 Cao Thiên TượngTS. BS Đặng Nguyễn Trung An</b>

<b>THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2023</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CAM ĐOAN</b>

Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu,kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng cơng bố trong bất kỳ cơngtrình nào.

Tác giả

<b>Nguyễn Cảnh Hưng</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>MỤC LỤC</b>

<b>ĐẶT VẤN ĐỀ ... 1</b>

<b>MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ... 2</b>

<b>CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ... 3</b>

1.1. GIẢI PHẪU HỆ THỐNG NÃO THẤT ... 3

1.2. DỊCH NÃO TUỶ ... 8

1.3. MỘT SỐ BIẾN THỂ CỦA HỆ THỐNG NÃO THẤT ... 10

1.4. TỈ SỐ EVANS VÀ GÓC THỂ CHAI: ... 15

1.5. GIẢI PHẪU THỂ CHAI ... 16

1.6. KỸ THUẬT CHẨN ĐỐN HÌNH ẢNH KHẢO SÁT HỆ THỐNGNÃO THẤT VÀ THỂ CHAI ... 19

1.7. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU: ... 24

<b>CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 26</b>

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ... 26

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 27

<b>CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ... 38</b>

3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU: ... 38

3.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG NÃO THẤT: ... 39

3.3. ĐẶC ĐIỂM BIẾN THỂ HỆ THỐNG NÃO THẤT ... 40

3.4. ĐẶC ĐIỂM CỦA THỂ CHAI ... 42

3.5. PHÂN BỐ ĐẶC ĐIỂM HỆ THỐNG NÃO THẤT. ... 43

3.6. PHÂN BỐ ĐẶC ĐIỂM THỂ CHAI VỚI TUỔI VÀ GIỚI. ... 48

<b>CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ... 54</b>

4.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, ĐẶC ĐIỂM MẪU NGHIÊN CỨU... 54

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

4.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG NÃO THẤT ... 55

4.3. PHÂN BỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG NÃO ... 59

4.4. ĐẶC ĐIỂM CỦA THỂ CHAI ... 62

4.5. PHÂN BỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA THỂ CHAI VỚI TUỔI VÀ GIỚI. ... 66

<b>KIẾN NGHỊ ... 72</b>

TÀI LIỆU THAM KHẢOPHỤ LỤC

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT</b>

<b>Chữ viết tắt Tiếng Anh</b>

CVI Cavum Velum Interpositum

BFD <small>Bifrontal Diameter (Đường kính qua sừng trán hai bên)</small>

BHD <small>Bihemispheric Diameter (Đường kính qua bán cầu não hai bên)</small>

<b>Chữ viết tắt Tiếng Việt</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>DANH MỤC CÁC BẢNG</b>

Bảng 2.1: Ước tính cỡ mẫu dựa trên tỉ lệ biến thể của các nghiên cứu khác nhau

... 27

Bảng 2.2: Các biến số đặc điểm chung ... 30

Bảng 2.3: Các biến đặc điểm kích thước hệ thống não thất ... 31

Bảng 2.4: Các biến đặc điểm biến thể hệ thống não thất ... 33

Bảng 2.5: Các biến đặc điểm kích thước thể chai ... 34

Bảng 3.1: Kích thước của hệ thống não thất ... 39

Bảng 3.2: Phân bố đặc điểm các dạng biến thể não thất ... 40

Bảng 3.3: Kích thước của thể chai ... 42

Bảng 3.4: Tương quan kích thước hệ thống não thất với tuổi ... 43

Bảng 3.5: Liên quan kích thước hệ thống não thất và giới ... 45

Bảng 3.6: Tương quan giữa kích thước thể chai và tuổi ... 48

Bảng 3.7: Liên quan giữa kích thước thể chai và giới tính ... 51

Bảng 4.1: So sánh tỉ số Evans trong một số nghiên cứu ... 55

Bảng 4.2: So sánh đường kính ngang trung bình qua não thất ba giữa các nghiêncứu ... 56

Bảng 4.3: Kích thước não thất bốn giữa các nghiên cứu ... 57

Bảng 4.4: So sánh tỉ lệ biến thể não thất CSP giữa các nghiên cứu ... 58

Bảng 4.5: So sánh tỉ lệ biến thể não thất CV giữa các nghiên cứu ... 58

Bảng 4.6: So sánh tỉ lệ biến thể bất xứng não thất bên giữa các nghiên cứu . 59Bảng 4.7: Phân bố đặc điểm hệ thống não thất với tuổi trong các nghiên cứu.... 60

Bảng 4.8: Phân bố đặc điểm hệ thống não thất với giới trong các nghiên cứu.... 61

Bảng 4.9: Chiều dài thể chai giữa các nghiên cứu ... 62

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

Bảng 4.10: Kích thước gối thể chai giữa các nghiên cứu ... 63

Bảng 4.11: Kích thước thân thể chai giữa các nghiên cứu ... 64

Bảng 4.12: Kích thước lồi thể chai giữa các nghiên cứu ... 64

Bảng 4.13: Chiều cao thể chai giữa các nghiên cứu ... 65

Bảng 4.14: Góc thể chai giữa các nghiên cứu ... 65

Bảng 4.15: Mối tương quan giữa đặc điểm thể chai với tuổi. ... 66

Bảng 4.16: Mối liên quan giữa đặc điểm thể chai giữa nam và nữ ... 67

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>DANH MỤC HÌNH</b>

Hình 1.1: Hệ thống não thất ... 3

Hình 1.2: Thiết đồ đứng ngang qua não thất ba ... 5

Hình 1.3: Thiết đồ dọc giữa qua não thất bốn ... 6

Hình 1.4: Sự lưu thơng dịch não tủy ... 9

Hình 1.5: Biến thể bất xứng não thất bên ... 11

Hình 1.6: Hình ảnh biến thể Cavum Septum Pellucidum ... 12

Hình 1.7: Hình ảnh biến thể Cavum Velum Interpositum ... 13

Hình 1.8: Biến thể theo eo sừng trán não thất bên ... 14

Hình 1.9: Sự phát triển của thể chai qua các thời kì trên mặt phẳng dọc giữa 17Hình 1.10: Giải phẫu bó sợi chất trắng của thể chai ... 18

Hình 1.11: Mặt cắt ngang qua não thất bên trên cắt lớp vi tính (bên phải) vàcộng hưởng từ (bên trái) ở cùng một bệnh nhân. ... 19

Hình 1.12: Hiện tượng cảm ứng từ ... 21

Hình 1.13: Minh họa thời gian hồi phục T1 ... 22

Hình 1.14: Minh họa thời gian suy giảm T2 ... 23

Hình 2.1: Máy MAGNETOM Lumina 3T, Siemens, Đức ... 29

Hình 2.2: Phương pháp đo tỉ số Evans trên mặt cắt ngang chuỗi xung T2W . 32Hình 2.3: Phương pháp đo đường kính ngang não thất ba trên mặt cắt ngangchuỗi xung T2W ... 32

Hình 2.4: Phương pháp đo chiều trước – sau não thất bốn (B) và chiều rộng nãothất bốn (C) trên mặt cắt ngang chuỗi xung T2W ... 33

Hình 2.5: Phương pháp đo các biến số kích thước thể chai trên mặt cắt dọc giữachuỗi xung T1W ... 35

Hình 2.6: Cách đo góc thể chai trên phẳng đứng ngang sọ não chuỗi xung T1W... 36

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>DANH MỤC BIỂU ĐỒ</b>

Biểu đồ 3.1: Phân bố mẫu nghiên cứu theo nhóm tuổi. ... 38Biểu đồ 3.2: Phân bố mẫu nghiên cứu theo giới tính ... 39Biểu đồ 3.3: Tỉ lệ phần trăm của các biến thể não thất ... 41Biểu đồ 3.4: Mối tương quan giữa đường kính ngang qua não thất ba với tuổi.

... 43Biểu đồ 3.5: Mối tương quan giữa tỉ số Evans với tuổi ... 44Biểu đồ 3.6: Mối tương quan giữa đường kính trước – sau não thất bốn với tuổi

... 44Biểu đồ 3.7: Phân bố tỉ số Evans theo giới tính của mẫu nghiên cứu ... 46Biểu đồ 3.8: Phân bố đường kính ngang não thất ba theo giới ... 46Biểu đồ 3.9: Phân bố chiều rộng não thất bốn theo giới tính của mẫu nghiêncứu ... 47Biểu đồ 3.10: Mối tương quan giữa chiều dài thể chai với tuổi ... 49Biểu đồ 3.11: Mối tương quan giữa bề dày thân thể chai với tuổi ... 49Biểu đồ 3.12: Mối tương quan giữa đường kính trước – sau bán cầu đại não vớituổi. ... 50Biểu đồ 3.13: Phân bố chiều dài thể chai theo giới tính của mẫu nghiên cứu 52Biểu đồ 3.14: Phân bố bề dày thể chai theo giới tính của mẫu nghiên cứu ... 52Biểu đồ 3.15: Phân bố góc thể chai theo giới tính của mẫu nghiên cứu ... 53

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>ĐẶT VẤN ĐỀ</b>

Hệ thống não thất đã được biết đến từ rất lâu. Vào thế kỉ III trước côngnguyên, thông qua giải phẫu tử thi Herophilus and Erasistratus đã lần đầu tiênmô tả đầy đủ bốn não thất như bốn “dạ dày nhỏ” kết nối với nhau.<sup>1</sup> Vào năm1504, Leonardo da Vinci là người đầu tiên minh họa chính xác hình ảnh hệthống não thất. Tuy nhiên, thời kì đó người ta vẫn cho rằng não thất là khoangchứa linh hồn và đầy khí khi hít vào.<sup>1,2</sup>

Não thất là các khoang mở, nơi dịch não tủy lưu thông. Trong các khoangnày dịch não tủy được sản xuất bởi các đám rối mạch mạc. Dịch não tủy lưuthông trong tất cả các não thất rồi vào khoang dưới nhện để hấp thu vào mạchmáu. Dịch não tủy có vai trị quan trọng sự trao đổi chất của hệ thần kinh trungương. Mặt khác, nó tạo nên một hệ thống dịch bao bọc quanh hệ thần kinh đểbảo vệ chống lại những chấn động cơ học.<sup>3</sup>

Đồng thời trong lịch sử, vai trò của chất trắng liên quan đến chức năngnhận thức thường bị lu mờ bởi sự quan trọng của vỏ não và dẫn đến quan điểm"vỏ não" về chức năng nhận thức.<sup>4</sup> Tuy nhiên, từ những năm 1960 trở đi, vai tròcủa các tổn thương ở chất trắng đối với sự xuất hiện của tình trạng suy giảm nhậnthức và các bệnh như chứng mất trí nhớ ngày càng trở nên rõ ràng.<small>4</small> Trong đó,thể chai có vai trị chính trong dẫn truyền thông tin giữa hai bán cầu não. Ngàycàng có nhiều nghiên cứu khảo sát hình thái, cấu trúc thể chai và vai trị của nó.

Hiểu biết về giải phẫu và các biến thể của thể chai và hệ thống não thất rấthữu ích cho các bác sĩ lâm sàng, bác sĩ phẫu thuật thần kinh và bác sĩ chẩn đốnhình ảnh trong thực hành lâm sàng hàng ngày. Bất thường hình thái hệ thống nãothất gợi ý tổn thương liên quan lưu thông dịch não tủy.<small>5</small> Phân tích hình thái cấutrúc não chẳng hạn như thể tích, hình dạng và kích thước của thể chai và hệ thốngnão thất là xu hướng trong các nghiên cứu về một số bệnh tâm thần kinh các

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

bệnh như Alzheimer’s.<small>6</small> Hơn nữa, kiến thức về đo đạc thể chai và hệ thống nãothất bằng cộng hưởng từ được sử dụng trong chẩn đoán một số bệnh như nãoúng thủy, tâm thần phân liệt và can thiệp phẫu thuật như phẫu thuật thần kinhnội soi.<sup>7</sup>

Hiện nay, chưa có nghiên cứu được cơng bố trên các tài liệu chính thốngvề hình thái và biến thể giải phẫu của hệ thống não thất và thể chai trên dân sốngười Việt Nam. Với những lí do trên, chúng tơi tiến hành nghiên cứu “Khảosát đặc điểm hình thái thể chai và hệ thống não thất ở người trưởng thành trêncộng hưởng từ”, để trả lời các câu hỏi:

1. Đặc điểm hình thái thể chai, não thất và một số biến thể giải phẫu hệthống não thất ở người trưởng thành Việt Nam trên cộng hưởng từ ra sao?

2. Mối quan hệ giữa đặc điểm hình thái với một số yếu tố như tuổi, giớitính như thế nào?

<b>MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU</b>

1. Mơ tả đặc điểm hình thái thể chai, não thất và một số biến thể giảiphẫu hệ thống não thất trên cộng hưởng từ.

2. Khảo sát đặc điểm phân bố giữa kích thước hệ thống não thất và thểchai với các yếu tố tuổi và giới tính.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU</b>

Hệ thống não thất được chia thành bốn khoang được kết nối với nhaubằng các lỗ và ống. Hai não thất bên nối thông với nhau bằng lỗ gian não thất(hay còn gọi là lỗ Monro) và não thất ba. Não thất ba kết nối với não thất bốnbởi cống não (hay cống Sylvius). Não thất bốn tiếp tục đi xuống dưới thông vớimột ống hẹp là ống trung tâm của tuỷ sống, thông với ba lỗ nhỏ ở trần của nóvới khoang màng nhện gồm lỗ giữa Magendie và hai lỗ bên Luschka.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

gian não thất đến lồi chai. Đây là một xoang nằm cong, khi cắt ngang có hìnhtam giác, có một mái, một sàn và thành trong.

<b>Mái tạo thành bởi mặt dưới của thể chai, sàn được tạo bởi các phần từ</b>

trước ra sau là nhân đuôi của thể vân, vân tận cùng và tĩnh mạch tận cùng, phầnngoài của mặt trên đồi thị, đám rối mạch mạc và phần bên của vòm não, thànhtrong là phần sau của vách trong suốt ngăn cách giữa hai não thất. Mỗi não thấtbên có 4 phần: sừng trán (sừng trước), thân, sừng chẩm (sừng sau) và sừng tháidương (sừng dưới).

<b>Sừng trán hướng về phía trước và phía ngồi, nghiêng xuống phía dưới,</b>

từ lỗ gian thất thùy trán, uốn thùy trán, uốn cong quanh cực trước của nhânđuôi. Sàn tạo bởi mặt trên của thân và mỏ thể chai. Giới hạn phía trong bởiphần trước của vách trong suốt, phía ngồi bởi đầu nhân đi, đỉnh nằm ở mặtsau của gối thể chai.

<b>Sừng chẩm nằm trong thùy chẩm đi hướng xuống dưới và ra ngoài, sau</b>

đó lại đi hướng về phía trong. Mái tạo bởi các sợi của thân thể chai, thành tronglà một lồi dọc là do khe cựa nhơ vào lịng não thất, phía trên lồi này, trụ sau củathân thể chai uốn cong để vào thùy chẩm tạo nên một lồi khác gọi là hành củasừng chẩm.

<b>Sừng thái dương là sừng lớn nhất nằm trong thùy thái dương, uốn cong</b>

quanh cực sau của đồi thị, lúc đầu hướng về phía sau, ra ngồi, và xuống dưới,sau đó uốn cong lại ở đỉnh thùy thái dương, phần mái chủ yếu tạo bởi mặt dướicủa thể chai. Phần sàn chia làm các phần: hải mã, các tia của hải mã, lồi bên vàđám rối mạch mạc.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>1.1.2. Não thất ba</b>

<b>Hình 1.2: Thiết đồ đứng ngang qua não thất ba</b>

<i>“Nguồn: Atlas giải phẫu người, Frank H.Netter, 2017”<small>9</small></i>

Não thất III giống như một đường vạch chẻ giữa hai đồi thị, nó kết nối phíatrước với não thất bên qua lỗ gian não thất hay lỗ Monro, phía sau với não thấtbốn thơng qua cống não thuộc về gian não. Về mặt giải phẫu bao gồm:

Thành trước do mảnh các trụ trước thể tam giác và mép trắng trước tạo nênở hai bên thành này giữa trụ trước thể vòm và đầu trước đồi thị giới hạn lỗ Monrothông với não thất bên.

Thành sau là mép cuống tuyến tùng, mép trắng sau não thất III thơng vớicống não.

Thành dưới hay cịn gọi là nền não thất III hẹp và có rãnh dưới thị giớihạn với núm vú, củ xám, cuống tuyến yên, giao thoa thị giác, ngách phễu vàngách thị giác.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

Thành trên còn gọi là mái não thất III nằm dưới thể vòm, thể chai gồm tấmmàng mạch và lá biểu mô não thất. Tấm màng mạch gồm hai lá, giữa hai lá chứamô liên kết và các tĩnh mạch não trong. Hai bên đường dọc giữa chứa đám rốimàng mạch não thất III. Đám rối mạch mạc của não thất III được hình thành từcấu trúc mạch mạc được tạo nên nằm ở thành trên là trần não thất. mạch máu tạonên mạch mạc đi xuống dưới mỗi bên của đường giữa, nằm trong bao màng đệmcủa não thất. Mạch máu cung cấp tạo nên đám rối mạch mạc của não thất III vànão thất bên là nhánh màng mạch của động mạch cảnh trong và động mạch nền.

<b>1.1.3. Não thất bốn</b>

<b>Hình 1.3: Thiết đồ dọc giữa qua não thất bốn</b>

<i>“Nguồn: Atlas giải phẫu người, Frank H.Netter, 2017”<small>9</small></i>

Não thất bốn là một ống nằm ở phần trước của tiểu não, nằm sau cầu não vàmột nửa trên của hành não. Não thất bốn thuộc trám não có hình cái lều gồmhai phần nền và mái. Não thất bốn kết nối phía trên là não thất III và phía dướilà ống trung tâm của tủy sống. Não thất bốn thông với khoang dưới nhện bởiba lỗ ở màng mái, lỗ giữa ở góc dưới gọi là lỗ Magendie và hai lỗ bên ở hai túi

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

cùng bên gọi là lỗ Luschka, đây là ba đường đi của dịch não-tủy vào khoangdưới nhện. Não thất bốn còn thơng với ống nội tủy ở góc dưới và thơng vớicống não ở góc trên của nền não thất bốn. Đám rối mạch mạc của não thất bốncó hình chữ T. Hình thành nên đám rối mạch mạc là hai lớp nếp gấp của màngmềm lồi vào trần não thất và được bao phủ bởi màng đệm. Mạch máu cung cấpcho đám rối này là động mạch tiểu não sau trên.

<b>Cống não (cống Sylvius) là một ống nhỏ dài được giới hạn phía trên bởi</b>

mặt phẳng đi ngang qua mép sau (sát hai củ não sinh tư trên) và mặt phẳng đingang qua cực dưới hai củ não sinh tư dưới. Hai mặt phẳng này thẳng góc vớitrục dọc của thân não. Chiều dài trung bình là 15mm. Từ phía não thất III đi vềphía não thất bốn, kênh này hẹp dần. Bình thường kênh đó có hai chỗ hẹp sẵn,chỗ hẹp trên tương ứng với củ não sinh tư trên, chỗ hẹp dưới ngang mặt phẳngchạy qua giữa hai củ não sinh tư trên và hai củ não sinh tư dưới. Theo Woollamvà Millen (Anh, 1962) đường kính trên cống não từ 0,6 đến 2mm, trung bình1,3mm. Đường kính chỗ hẹp trên từ 0,2 đến 1, mm, trung bình 0,9mm. Đườngkính chỗ hẹp dưới từ 0,4 đến 1,5mm, trung bình 0,8mm kết nối não thất III vànão thất bốn. Nó được phân cách bởi lớp màng đệm và được bao phủ bởi mộtlớp chất xám gọi là chất xám trung tâm. Cống não dẫn trực tiếp dịch não tủy từnão thất III xuống não thất bốn. Khơng có đám rối mạch mạc trong cống não.

<b>1.1.4. Đám rối mạch mạc</b>

Chức năng của đám rối mạch mạc là tiết DNT. Sự tạo DNT ảnh hưởngbởi các men ức chế, hệ thần kinh tự động và lưu lượng tưới máu cho mạch mạc.Steroids, acetazolamide, các chất lợi tiểu, nhiệt độ thấp, thay đổi độ thẩm thấucủa DNT và tăng áp lực nội sọ cấp tính có thể làm giảm sự sản xuất của DNT.Ngoài ra, đám rối mạch mạc cung cấp các peptide và các yếu tố tăngtrưởng cho não bộ bao gồm yếu tố tăng trưởng II giống insulin (insulin-likegrowth factorII, IGF II), yếu tố tăng trưởng biến đổi B (transforming growth

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

factor B), hc mơn tăng trưởng (growth hormone), yếu tố tăng trưởng nguyênbào sợi (fibroblast growth factor), một vài protein tạo hình xương, cũng như làarginine vasopressin. Chức năng khác của đám rối mạch mạc và não thất trongquá trình phát triển của thai kỳ là tạo nên sự lớn lên về hình thể của bộ não, vậnchuyển các protein từ máu vào não và đóng vai trò như yếu tố định hướng sựphát triển thần kinh.

Những nghiên cứu gần đây cho thấy đám rối mạch mạc có vai trị loại bỏcác hóa chất ngoại lai (như kháng sinh) và chất thải nội sinh từ DNT vào máugiống như thận, điều chỉnh DNT và dịch ngoại bào của não. Ở người già, chiềucao của các tế bào biểu mô giảm 10%, màng đáy dày, các động mạch thấm bịphân mảng và dày lên, DNT giảm sản xuất, tuần hoàn DNT kéo dài hơn, giảmthanh thải các chất độc hại.

<b>1.2. Dịch não tuỷ</b>

<b>1.2.1. Chức năng của dịch não tủy</b>

DNT là môi trường đệm cơ học cho não và tủy sống làm giảm độ căngcủa các rễ thần kinh, vận chuyển các chất chuyển hóa, độc chất, chất dinhdưỡng, cân bằng nội môi, là môi trường đệm hóa học và phát triển thần kinh.

<b>1.2.2. Sự sản xuất dịch não tủy</b>

Hầu hết DNT được tiết ra chủ yếu bởi đám rối mạch mạc trong các nãothất. Đám rối mạch mạc được cung cấp máu nhiều gấp 10 lần so với vỏ não vàhơn bất kỳ biểu mô bài tiết nào. Khoảng 10 – 30% DNT sinh ra từ sự vậnchuyển của dịch mô kẽ. Khi hệ thống não thất bị tắc, DNT cũng sinh ra từ huyếttương qua các khoảng quanh mạch máu trong khoang dưới nhện.

<b>1.2.3. Con đường lưu thông của dịch não tủy</b>

DNT được sinh ra chủ yếu trong não thất bên, ba và tư với một phần nhỏcó nguồn gốc từ dịch tiết của nhu mơ não. Dịng chảy xảy ra từ các não thất bênvào não thất ba thông qua các lỗ gian não thất, xuống não thất bốn thông qua

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

cống não, và sau đó ra khỏi não thất bốn thông qua các lỗ đường giữa Magendie,lỗ bên Luschka vào bể lớn.

<i><b>Hình 1.4: Sự lưu thơng dịch não tủy</b></i>

<i>“Nguồn: Textbook OpenStax Anatomy and Physiology, Biga, 2020”<small>11</small></i>

DNT di chuyển theo mạch đập giữa các cấu trúc thông qua chuyển độngcủa não và tủy sống với mỗi kỳ tâm thu và kỳ hít vào. Điều này được kiểmnghiệm bằng cộng hưởng từ, siêu âm trong mổ, và thực nghiệm động vật. Ballvà Dayan đề xuất với áp lực 4 x 10-5 mmHg được tạo bởi mạch đập trong sọcó thể tạo lực đẩy dịch trong ống trung tâm. Một số nghiên cứu đã kiểm tra tốcđộ và hướng chuyển động DNT trong các não thất và khoang dưới nhện.Albumin đánh dấu Technetium tiêm vào não thất bên của bệnh nhân hóa trị đểđiều trị bệnh bạch cầu đã có mặt sau 60 phút trong bể thắt lưng, mặc dù nó cóthể mất 5 giờ để có trong xoang dọc trên.

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

Trong ống sống, DNT bắt đầu một chuyển động ra trước và xuống dướitrong kỳ tâm thu, tiếp theo là dòng chảy DNT hướng lên và sau đó quay trở lạisọ trong kỳ tâm trương.

Dòng chảy DNT thường ảnh hưởng bởi chức năng hô hấp. Trong lúc họhay trong phản xạ Valsava, DNT di chuyển từ đầu xuống lưng. Sóng áp lựctrong khoang dưới nhện có thể do chức năng hơ hấp đã được chứng minh ởngười và chó. DNT lưu thơng bị hạn chế bởi các tế bào, các màng và các hàngrào liên kết lót não thất và khoang dưới màng nhện. Sự chuyển động của dòngchảy DNT được một phần chi phối bởi các cấu trúc giải phẫu này, và do đó bấtthường trong hệ thống có thể ảnh hưởng đến dòng chảy DNT.

DNT được hấp thu trở lại vào máu thông qua các hạt màng nhện vào cácxoang tĩnh mạch, các rễ thần kinh cột sống, và những đường khứu giác.

<b>1.3. Một số biến thể của hệ thống não thất1.3.1. Bất đối xứng não thất bên</b>

Bất đối xứng não thất bên là biến thể tương đối phổ biến được phát hiệntrên hình ảnh học sọ não. Tỉ lệ lưu hành của biến thể này là từ 5-12%.<sup>12-14</sup> Sựhình thành nên bất xứng não thất bên được cho rằng là hậu quả của các qtrình bệnh lí như là chảy máu nội sọ, khối choán chỗ nội sọ, nhồi máu não, chấnthương sọ não. Trong trường hợp, có sự xuất hiện của bất xứng não thất bênnhưng không do các nguyên nhân nêu trên, thì hình ảnh này được coi là mộtbiến thể giải phẫu của hệ thống não thất. Mặc dù bất xứng não thất không donguyên nhân rõ ràng nào là thường gặp, nhưng một số mối tương quan đã đượcnghiên cứu, bao gồm tay thuận là bên phải hay bên trái, tuổi tác, tồn tại váchtrong suốt. Tuy nhiên cơ chế và bất đối xứng như thế nào là chấp nhận được thìvẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<i><b>Hình 1.5: Biến thể bất xứng não thất bên</b></i>

<i>“Nguồn: Osborn’s Brain: imaging, pathology, and anatomy,Anne G. Osborn, 2017”<small>15</small></i>

<b>1.3.2. Vách trong suốt (cavum septum pellucidum):</b>

Nhóm này bao gồm 3 loại hình ảnh sau :- Cavum Septum Pellucidum

- Cavum Vergae

- Cavum Velum Interpositum

Septum pellucidum translucent wall nghĩa là vách trong suốt, là lớpmàng mỏng hình tam giác, giống như thể một tấm màn chạy từ thể chai ở phíatrên xuống vịm não ở phía dưới và ngăn cách giữa các sừng trước của não thấtbên hai bên. Cấu tạo của vách trong suốt gồm hai lớp, hai lớp này có thể táchnhau ra trong thời kỳ bào thai, tạo thành một cavum- khoang, được gọi là

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

khoang của vách trong suốt. Hai lớp này sẽ chập lại với nhau (từ sau ra trước)ở những tuần cuối của thai kỳ, q trình này có thể kéo dài đến 1 tuần sau sinh.Khi quá trình hợp nhất hai lá của vách trong suốt gặp trục trặc, thì sẽ tồn tạinang của vách trong suốt. Nó được coi là một biến thể giải phẫu bình thườngdo tỷ lệ gặp cao và không đi kèm với một bất thường lâm sàng cụ thể nào khác.Vào khoảng tuần thứ 12 của tuổi thai, khởi đầu từ lá tận, thể chai bắt đầuphát triển kết nối hai bán cầu. Kèm theo đó, vách trong suốt cũng phát triển vớihai lớp rõ rệt, khoang (cavum) giữa hai lớp này tùy vị trí giải phẫu sẽ mang têngọi khác nhau: khi khoang này nằm trước lỗ Monro, nó được gọi là nang váchtrong suốt (CSP), khi khoang nằm sau lỗ Monro, nó được gọi là cavum vergae(CV). Mốc xác định ranh giới phân chia 2 loại nang trên về mặt vị trí giải phẫulà một mặt phẳng thẳng đứng được xác định bởi các cột của vịm não, theo đóCSP sẽ nằm phía trước, cịn CV sẽ nằm phía sau mặt phẳng này.

<i><b>Hình 1.6: Hình ảnh biến thể Cavum Septum Pellucidum</b></i>

<i>“Nguồn: Osborn’s Brain: imaging, pathology, and anatomy, Anne G. Osborn, 2017”<small>15</small></i>

Như vậy, chính xác tồn bộ khoảng giữa 2 lá của vách trong suốt sẽ baogồm “CSP và CV”, tuy nhiên khái niệm được sử dụng phổ biến cho toàn bộkhoang này thường chỉ được gọi là CSP. Các CSP và CV thường thơng vớinhau, chúng có thể tồn tại đồng thời, hoặc chỉ tồn tại một trong hai cấu trúc.

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

Trên hầu hết các cá thể, khoang này sẽ được đóng lại sau sinh, hai váchngăn sẽ hợp nhất thành một vách đơn duy nhất gọi là vách trong suốt. Ở trẻ đủtháng, việc đóng khoang này ở phía sau hồn thành trong 97% các trường hợp,điều đó giải thích vì sao CV sẽ biến mất, và thường chỉ gặp CSP sau sinh. Từ3 đến 6 tháng tuổi, CSP bị đóng ở 85% số trường hợp, kết quả là chỉ cịn tồntại rất ít nang vách trong suốt ở người trưởng thành.

Do q trình đóng của khoang bình thường sẽ từ sau ra trước, nên mộttrẻ sơ sinh tồn tại CV mà khơng có CSP sẽ là khá đặc biệt; tuy nhiên, nhữngtrường hợp như vậy cũng đã được ghi nhận, do trong thời kỳ phơi thai có thểxảy ra những biến đổi bất thường.

<i><b>Hình 1.7: Hình ảnh biến thể Cavum Velum Interpositum</b></i>

<i>“Nguồn: Sách Osborn’s Brain: imaging, pathology, and anatomy,Anne G. Osborn, 2017”<small>15</small></i>

Các CVI (cavum telum interpositum) cũng là một biến thể giải phẫu, nóxuất hiện như một cấu trúc dạng nang vùng tuyến tùng ở trẻ sơ sinh. Vị tríthường gặp của CVI là phía trên trần đám rối mạch mạc của não thất 3 (telachoroidea) và bên dưới vòm não, như vậy, nó sẽ nằm phía sau nhất nếu so vớiCSP và CV. Tĩnh mạch não trong chạy bên dưới CVI trước khi đổ vào tĩnh

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

mạch Galen, lưu ý là nó sẽ bị CVI đẩy võng xuống thay vì chạy thẳng sát ngayphía dưới phần lồi thể chai như các trường hợp bình thường khơng có CVI.CSP và CV có thể xuất hiện đồng thời cùng với CVI, thường thì chúng khơngthay thế hoặc làm biến dạng các CVI. Mốc giải phẫu ngăn cách CVI ( phía sau)với CV (phía trước) chính là các trụ của vịm não.

<b>1.3.3. Thắt eo sừng trán não thất bên.</b>

<b>Hình 1.8: Biến thể theo eo sừng trán não thất bên</b>

<i>“Nguồn: The Lateral Ventricles: A Detailed Review of Anatomy, Development,and Anatomic Variations, C L Scelsi, 2020”</i><small>16</small>

Thắt eo sừng trán não thất bên là tình trạng hợp nhất của hai thành nãothất, hệ quả làm mất hồn tồn hoặc một phần lịng trong não thất bên. Thắt eosừng trán não thất bên gây cơ lập một não thất hình thành nên các nang nhỏ,

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

còn được gọi là nang connatal. Tỉ lệ lưu hành của thắt eo sừng trán não thấtbên, một bên hoặc hai bên được báo cáo trong khoảng 0,38% tới 6,0%.<small>16-19</small>

<b>1.4. Tỉ số Evans và góc thể chai:</b>

Tỉ số Evans được định nghĩa là tỷ lệ giữa chiều rộng tối đa của sừng tránnão thất bên và đường kính lưỡng đỉnh. Lần đầu tiên được đề xuất bởi Evansvào năm 1942, nó đã được sử dụng để đánh giá gián tiếp sự giãn rộng của hệthống não thất. Evans đã phân tích hồi cứu 53 ảnh chụp não của bệnh nhân bìnhthường được thực hiện tại Bệnh viện Nhi đồng Michigan và Bệnh viện Harpervà kết luận rằng tỷ lệ đường kính ngang của sừng trán não thất bên với đườngkính lưỡng đỉnh có thể được sử dụng làm chỉ số để đánh giá kích thước nãothất.<small>20</small> Quan trọng hơn, nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ bình thường nằm trongkhoảng từ 0,20 đến 0,25, tỷ lệ giữa 0,25 và 0,30 thể hiện sự giãn nhẹ hoặc nghivấn, và các giá trị > 0,30 thể hiện sự giãn não thất rõ ràng.<sup>20</sup> Giờ đây, tỉ số Evanskhơng chỉ có thể áp dụng cho chụp cắt lớp vi tính và chụp cộng hưởng từ màcịn là phương pháp đánh giá gián tiếp phổ biến nhất đối với việc giã não thấttrong phẫu thuật thần kinh và các bệnh lí khác.

Sự già hóa dân số ngày càng tăng và phổ biến trên toàn thế giới dẫn đếncác bệnh thối hóa thần kinh, liên quan đến chứng mất trí nhớ trở thành mộtvấn đề y tế và xã hội nghiêm trọng. Não úng thủy áp lực bình thường là mộtbệnh có thể điều trị được nhưng khó được chẩn đốn. Vì việc điều trị sớm cóthể làm tăng khả năng đạt được kết quả tốt nên việc chẩn đoán chính xác nãng thủy áp lực bình thường có ý nghĩa rất lớn.<sup>21</sup> Trong hướng dẫn chẩn đoánnão úng thủy áp lực bình thường, tỉ số Evans > 0,30 là tiêu chuẩn để đo sự giãnrộng của hệ thống não thất.<small>22</small>

Góc thể chai lần đầu tiên được mơ tả vào những năm 1970 và có thể đượcsử dụng trong chẩn đốn não úng thủy áp lực bình thường.<sup>23</sup> Góc được tạo bởibờ trong não thất bên hai bên, sẽ hẹp hơn ở những bệnh nhân mắc ở các bệnh

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

nhân não úng thủy áp lực bình thường, so với nhóm đối chứng khỏe mạnh vàbệnh nhân bị teo não do tuổi già.<small>23</small> Trong bệnh nhân não úng thủy áp lực bìnhthường, khi não thất giãn rộng, thể chai đè ép, làm giảm độ rộng của góc thểchai, trong khi giãn não thất do teo não không ảnh hưởng đến góc thể chai. Vớisự phát triển của kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính và chụp cộng hưởng từ, góc thểchai có thể được tính tốn dễ dàng trên mặt cắt vành và giá trị của nó đã đượcxác nhận như một dấu hiệu hình ảnh học thần kinh, hỗ trợ chẩn đốn não úngthủy áp lực bình thường.<sup>24</sup> Cách đo góc thể chai chính xác đang được áp dụnghiện nay là được thực hiện trên mặt cắt vành đi qua mép sau, góc thể chai làdóc giữa hai thành trong của não thất bên hai bên. Với góc thể chai <90º thìđiển hình trong bệnh cảnh não túng thủy áp lực bình thường, và góc thể chai≥90º thường gặp ở người bình thường khỏe mạnh hoặc ở bệnh nhân teo não dotuổi già.<sup>25</sup>

<b>1.5. Giải phẫu thể chai</b>

Thể chai là mép dính gian bán cầu lớn nhất, kéo dài từ thùy trán ở phíatrước cho tới phần trên củ não sinh tư ở phía sau.<b><small>26</small></b> Thể chai bao gồm khoảng200 triệu sợi trục kết nối bán cầu não phải và trái với vai trò căn bản là cảmgiác, vận động, vận động thị giác và nhận thức.<b><small>27</small></b>

Thể chai có bốn phần: mỏ, gối, thân và lồi; phần hẹp nằm giữa thân vàlồi còn được gọi là eo. Thể chai hình thành từ tuần thứ 8 đến tuần 20 của thaikì, phát triển theo hướng đầu – đi. Ngoại trừ, phần trước nhất là mỏ thể chaithì hình thành sau đó. Một giả thiết khác cho rằng, phơi thai thể chai là sự hợpthành từ hai phần khác nhau: phần trước là gồm mỏ, gối và thân; phần sau làlồi thể chai. Vị trí kết hợp giữa hai phần được gọi là eo. Thể chai đạt được hìnhdạng cuối cùng vào tuần thứ 20 của thai kì, nhưng kích thước cịn nhỏ và sẽtiếp tục tăng kích thước bằng cách gia tăng sợi trục, sau đó myelin hóa các sợi

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

trục này. Vào độ tuổi khoảng 6 đến 9 tuổi, hình thái và thể tích thể chai đạtmức ổn định.<b><small>28,29</small></b>

Q trình myelin hóa não bộ bắt đầu từ trung tâm ra ngoại biên, từ dướilên trên và từ sau ra trước. Tuy vậy, thể chai ở trẻ sơ sinh vẫn chưa được myelinhóa. Vào khoảng tháng thứ 6 sau sinh, thể chai sẽ được myelin hóa một phần ởlồi thể chai. Cho đến khoảng một năm tuổi, thể chai mới có được tín hiệu đặctrưng trên cộng hưởng từ: tín hiệu cao trên chuỗi T1W và thấp trên chuỗi xungT2W.<b><sup>28</sup></b>

<i><b>Hình 1.9: Sự phát triển của thể chai qua các thời kì trên mặt phẳng dọc</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

nên vành tia. Cuối cùng, các sợi chất trắng bắt qua phần mỏ thể chai sẽ kết nốivùng ổ mắt của thùy trán.<small>31</small>

<b>Hình 1.10: Giải phẫu bó sợi chất trắng của thể chai</b>

<i>“Nguồn: The corpus callosum: white matter or terra incognita, FitsioriA, 2011”<sup>32</sup></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<b>1.6. Kỹ thuật chẩn đốn hình ảnh khảo sát hệ thống não thất và thể chai1.6.2. Cắt lớp vi tính</b>

Năm 1972, G.N. Housfield giới thiệu máy chụp cắt lớp vi tính. Từ khi rađời máy cho đến nay, có nhiều tiến bộ kĩ thuật về cấu tạo máy, phần mềm. Cácmáy ngày càng cải tiến, có độ phân giải khơng gian và thời gian cao.

Bóng đèn tia X phát chum tia hình rẽ quạt với độ dày nhất định, theonhiều hướng khác nhau qua vùng khảo sát. Cấu trúc hấp thụ tia X càng nhiềuthì có giá trị HU càng cao, trên hình có màu trắng và ngược lại. Dịch não tủycó trị số HU khoảng 0-10.<small>33</small>

<b>Hình 1.11: Mặt cắt ngang qua não thất bên trên cắt lớp vi tính (bên phải)và cộng hưởng từ (bên trái) ở cùng một bệnh nhân.</b>

<i>“Nguồn: Sách Osborn’s Brain: imaging, pathology, and anatomy,Anne G. Osborn, 2017”<small>15</small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

<b>1.6.1. Cộng hưởng từ</b>

Chụp cộng hưởng từ (CHT) sọ não là một kỹ thuật hình ảnh tiên tiến, ápdụng rộng rãi trong chẩn đoán bệnh lý đặc biệt là các bệnh lý nội sọ. Nhờ cócộng hưởng từ mà ngày nay có thể chẩn đốn sớm và chẩn đoán đúng đượcnhiều bệnh mà trước kia khó khăn hoặc khơng chẩn đốn được. Trong nhiềubệnh lý, chẳng hạn như nhồi máu giai đoạn sớm, nhồi máu hố sau…v.v. CHTcó ưu thế so với cắt lớp vi tính trong chẩn đốn bệnh lý thần kinh.

Khi đặt bệnh nhân vào một từ trường mạnh ở bên ngoài đã làm từ hóa tổchức. Khi đó, một số proton sắp xếp song song và một số sắp xếp đối song songvới từ trường bên ngoài các proton, ngoài chuyển động quay còn chuyển độngđảo. Tốc độ đảo của proton cực nhanh còn gọi là tần số đảo. Tần số đảo phụthuộc vào từ trường bên ngoài, từ trường càng mạnh thì tần số đảo càng lớn.Tần số đảo liên quan với hiện tượng cộng hưởng trong máy CHT.

Sóng radio thực ra là một trường điện từ dao động. Khi phát sóng radiocó cùng tần số với tần số đảo của các proton, các proton đang đảo theo từ trườngbên ngoài được tiếp nhận năng lượng mới tạo nên hiện tượng “cộng hưởng từ”.Khi tắt sóng radio, các proton bị mất năng lượng dần dần trở về trạng thái banđầu như khi chưa được phát sóng radio.

Như vậy, nguyên lý chung của phương pháp này là dựa vào tính cộnghưởng với sóng radio của một số nguyên tố trong cơ thể khi đặt cơ thể trongmột từ trường mạnh, người ta có thể điều khiển các ngun tố đó phát tín hiệuvà xử lý các tín hiệu đó để tạo ảnh giúp cho chẩn đoán bệnh.<sup>34,35</sup>

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<i>Nguồn: “sách Kỹ thuật chụp cộng hưởng từ, Trần Văn Việt”<sup>36</sup></i>

Trong cộng hưởng từ, có nhiều xung dung để tạo ảnh, mỗi xung có giátrị khác nhau tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu. Các hãng sản xuất đưa ra têngọi khác nhau nên đơi khi làm người sử dụng khó khăn. Về cơ bản, các chuỗixung được chia thành các chuỗi xung spin echo và các chuỗi xung gradientecho.

Cơ chế của chuỗi xung spin echo thường qui là dùng xung kích thích 90º,sau đó phát xung lấy lại pha 90º hay 180º để tạo ra spin echo. Nếu chỉ tạo mộtecho thì T1W có thể thu được với TR và TE ngắn. Đối với hình ảnh mật độproton và T2W thì dùng hai xung RF lấy lại pha để tạo ra hai spin echo. Echođầu tiên có TE ngắn và TR dài để cho ra hình ảnh PDW và echo thứ hai có TEdài và TR dài cho hình ảnh T2W.

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<b>Hình 1.13: Minh họa thời gian hồi phục T1</b>

a. Do RF kích thích, Mo lệch một góc 90º trong mặt phẳng xy. Mxy cóđộ lớn M, xoay xung quanh trục z.

b. Khi RF ngừng kích thước, Mo trở lại trạng thái ban đầu. Mz dần phụchồi trở lại giá trị ban đầu. Đồng thời Mo vẫn quay xung quanh trục zc. Mz phục hồi lại được 63% giá trị ban đầu là thời gian xác định T1.

Mo trở lại trạng thái ban đầu và quay quanh trục zd. Khi Mz phục hồi lại được toàn bộ giá trị ban đầu (Mo)

<i>Nguồn: “sách Kỹ thuật chụp cộng hưởng từ, Trần Văn Việt”<sup>36</sup></i>

Chuỗi xung spin echo là chuỗi xung chuẩn cho mọi hình ảnh và thườngđược dùng cho mọi thăm khám lâm sàng. T1W là hình ảnh giải phẫu vì nó cóSNR (signal – to – noise) cao, khi phối hợp với thuốc tương phải từ thì thấy rõtổn thương. T2W cũng cho thấy hình ảnh tổn thương, trong đó đa số các tổnthương đều phù nề và tăng sinh mạch nên có nhiều nước và sẽ tăng tín hiệu trênT2W.

Các chuỗi xung gradient echo dùng các góc lật khác nhau nên TR và thờigian thu hình giảm. Dùng gradient để lấy lại pha thay cho xung RF 180º. Chuỗixung gradient echo sử dụng xung RF kích thích thay đổi và làm mơmen từtrường lật bất kì (khơng phải góc 90º). Thành phần từ hóa ngang xuất hiệnnhưng mức độ nhỏ hơn spin echo vì spin echo tất cả từ hóa dọc chuyển sangthành từ hóa ngang. Khi góc lật khơng phải 90º thì chỉ một phần từ hóa dọc

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

chuyển thành từ hóa ngang và nó tiến động trong mặt phẳng ngang, sinh ra tínhiệu cảm ứng trong coil thu nhận.<small>34</small>

<b>Hình 1.14: Minh họa thời gian suy giảm T2</b>

a. Do tác động của RF, Mo lệch một góc 90º. Mxy có độ lớn bằng Mo.Mxy quay xung quanh trục z trong mặt phẳng xy

b. Khi RF ngừng kích thích. Mo trở lại trạng thái ban đầu.Các thànhphần của Mxy lệch pha nhau

c. Sự lệch pha và tương tác lẫn nhau làm triệt tiêu mômen từ, dẫn đếnsuy giảm Mxy

d. Mxy tiếp tục bị suy giảm đến khi triệt tiêu hoàn toàn nếu như RF tiếptục ngừng kích thích.

<i>Nguồn: “sách Kỹ thuật chụp cộng hưởng từ, Trần Văn Việt”<small>36</small></i>

Hình ảnh cộng hưởng từ được tạo thành từ hai nguồn tín hiệu quan trọngcủa cơ thể là nước và mỡ. Nước là thành phần chủ yếu có mặt khắp nơi trongcơ thể. Hệ thống não thất là khoang chứa đầy dịch não tủy. Do vậy, thơng quatín hiệu dịch não tủy trên cộng hưởng từ sẽ đánh giá được hình thái, cấu trúcnão thất. Tín hiệu dịch não tủy thấp trên chuỗi xung T1W, cao trên chuỗi xungT2W và xóa hồn tồn tín hiệu trên chuỗi xung FLAIR.<small>37</small> Thể chai là bó sợichất trắng mép dính liên bán cầu nên đặc điểm tín hiệu trên cộng hưởng từtương tự chất trắng: tín hiệu cao trên T1W và tín hiệu thấp trên T2W.<small>38</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

<b>1.7. Tình hình nghiên cứu:</b>

Sushma Singh và cộng sự<small>5</small> nghiên cứu kích thước hệ thống não thất ở106 người Nepas trưởng thành trên cộng hưởng từ, khảo sát thấy đường kínhnão thất ba, FVP, FVW và FHR khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê theo giới.Tuy nhiên, BFD có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê theo giới.

Sema Polat và cộng sự<small>39</small> nghiên cứu kích thước hệ thống não thất ở 265người Thổ Nhĩ kì trưởng thành trên cộng hưởng từ, ghi nhận sự khác biệt có ýnghĩ thống kê đường kính sừng trán não thất bên, đường kính não thất ba theogiới.

Honnegowda TM và cộng sự<small>40</small> nghiên cứu hình thái hệ thống não thấttrên 250 bệnh nhân người Ấn Độ, khảo sát thấy chiều rộng và chiều cao củanão thất bốn lần lượt là 13 ± 1,9mm, 10 ± 2,1mm ở nam và 12 ± 2,0mm, 9,6 ±2,2mm ở nữ.

Takeda và cộng sự<small>41</small> nghiên cứu hình thái thể chai trên bằng cộng hưởngtừ ở 205 người Nhật Bản. Chiều dày của gối, thân và lồi thể chai mỏng hơntheo tuổi. Chiều cao và chiều dài thể chai gia tăng theo tuổi.

Karakas và cộng sự<sup>42</sup> nghiên cứu thể chai và hệ thống não thất ở 52 ngườitrưởng thành trên Thổ Nhĩ Kì bằng cộng hưởng từ, khảo sát thấy bề dày gối,thân, lồi và chiều cao thể chai kích thước lần lượt là 13,28 ± 2,1mm, 7,64 ±1,07mm, 12,52 ± 1,35mm và 25,47 ± 3,38mm ở nữ. Trong khi đó, kết quả khảosát được ở nam lần lượt là 13,23 ± 2,41mm, 6,89 ± 2,12mm, 11,9 ± 1,94mm và25,03 ± 3,38mm. Ngồi ra, đường kính trung bình ngang qua sừng trán hai bên34,06 ± 3,05mm ở nữ và 34,03 ± 2,78mm ở nam, đường kính ngang qua báncầu não hai bên 130,76 ± 6,71mm ở nữ và 129,96 ± 10,61mm ở nam.

Aukland và cộng sự<sup>43</sup> nghiên cứu 100 người khỏe mạnh Na Uy bằng cộnghưởng từ, báo cáo đường kính ngang qua sừng trán hai bên 32,6 ± 2,4mm,

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

đường kính ngang qua bán cầu não hai bên 143,1 ± 4,7mm, đường kính ngangnão thất ba 3,1 ± 0,9mm.

Gupta và cộng sự<sup>44</sup> nghiên cứu trên 44 mẫu tử thiết và 30 người khỏe mạnhđược chụp cộng hưởng từ ở người Ấn Độ ghi nhận bề dày phần trước của thểchai mỏng hơn theo tuổi.

Patra và cộng sự<small>45</small> nghiên cứu trên 50 tử thiết người Ấn Độ, báo cáo chiềudài thể chai và bề dày gối thể chai lớn hơn ở nam, bề dày phần thân và phần lồithể chai lớn hơn ở nữ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<b>CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU</b>

<b>2.1. Đối tượng nghiên cứu2.1.1. Dân số mục tiêu</b>

Người Việt Nam trưởng thành (≥ 18 tuổi).

<b>2.1.2. Dân số chọn mẫu</b>

Người được chụp cộng hưởng từ sọ não tại Trung tâm Chẩn đốn Hìnhảnh và Điện quang Can thiệp bệnh viện đa khoa Tâm Anh Thành phố Hồ ChíMinh.

<b>2.1.3. Tiêu chuẩn chọn mẫu2.1.3.1. Tiêu chuẩn chọn vào</b>

- Người Việt Nam ≥ 18 tuổi.

- Hồ sơ và dữ liệu hình ảnh của đối tượng nghiên cứu được lưu trữ trênhệ thống lưu trữ và truyền tải của bệnh viện.

- Máy chụp cho bệnh nhân là cộng hưởng từ 1,5 Tesla (MAGNETOMAmira 1,5T, Siemens, Đức) và cộng hưởng từ 3 Tesla (MAGNETOM Lumina3T, Siemens, Đức).

<b>2.1.3.2. Tiêu chuẩn loại trừ</b>

Tất cả các trường hợp bệnh lí có thể ảnh hưởng tới giải phẫu bình thườngcủa hệ thống não thất:

- Tiền sử phẫu thuật não – não thất.- Não úng thủy.

- Các bệnh lí gây ra hiệu ứng choán chỗ (u não, viêm não, dị dạngđộng tĩnh mạch, tụ máu dưới màng cứng, tụ máu ngoài màng cứng).

- Các bệnh lí gây ra giảm thể tích nhu mô não (Alzheimer, teo đa hệthống – MSA, nhuyễn não, tổn thương não cũ do đột quị).

- Bệnh lí não bẩm sinh.

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

p: trị số ước đoán tỷ lệ biến thể não thất.

<b>Bảng 2.1: Ước tính cỡ mẫu dựa trên tỉ lệ biến thể của các nghiên cứukhác nhau</b>

Thời gian lấy mẫu nghiên cứu từ 08/2022 đến 12/2022

Địa điểm tiến hành nghiên cứu: khoa Chẩn đốn hình ảnh và Điện quangcan thiệp Bệnh viện Đa Khoa Tâm Anh.

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

Dựa vào cơ sở dữ liệu của bệnh viện, lập danh sách các bệnh nhân đượcchụp cộng hưởng từ sọ não trên máy 1,5 Tesla và 3 Tesla.

Lựa chọn bệnh nhân phù hợp với tiêu chuẩn chọn mẫu và không nằmtrong tiêu chuẩn loại trừ.

<b>2.2.3. Kỹ thuật cộng hưởng từ sọ não.</b>

Người thực hiện:

+ Bác sĩ chun khoa chẩn đốn hình ảnh.+ Kỹ thuật viên (KTV) chẩn đốn hình ảnh.Phương tiện:

+ Máy cộng hưởng từ 1,5 Tesla ((MAGNETOM Amira 1,5T, Siemens, Đức)+ Máy cộng hưởng từ 3 Tesla (MAGNETOM Lumina 3T, Siemens, Đức)+ Phim, máy in phim, hệ thống lưu trữ hình ảnh

+ Phần mềm xử lý Syngovia xử lí hình ảnh cộng hưởng từ sọ não.+ Thuốc: Thuốc an thần hoặc thuốc gây mê (nếu cần).

Bệnh nhân/gia đình bệnh nhân:+ Khơng cần nhịn ăn.

+ Bệnh nhân được giải thích kỹ về thủ thuật để phổi hợp tốt với thầy thuốc.+ Kiểm tra các chống chỉ định: loại trừ các dị vật kim loại, các loại thẻtừ, điện thoại di động, khơng có các dụng cụ cấy ghép có từ tính,…

+ Hướng dẫn bệnh nhân thay quần áo của phòng chụp CHT và tháo bỏcác vật dụng chống chỉ định.

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

<b>Hình 2.1: Máy MAGNETOM Lumina 3T, Siemens, Đức</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

+ Chụp các chuỗi xung thông thường: T1W, T2W, Flair, T1_MPRAGEcho tất cả đối tượng. Hướng cắt bao gồm cắt ngang (axial), đứng ngang(coronal) và đứng dọc (sagittal).

- Đọc kết quả cộng hưởng từ trên trạm Work Station với phần mềmSyngovia.

<b>2.2.4. Định nghĩa biến số, phương pháp thu thập số liệu của biến số2.2.4.1. Đặc điểm chung</b>

<b>Bảng 2.2: Các biến số đặc điểm chung</b>

1 Tuổi Định lượng <sup>Năm nhập viện – năm sinh.</sup>Đơn vị là tuổi.

Giới tính ghi nhận trong hồ sơ:Nam

<b>2.2.4.2. Đặc điểm kích thước hệ thống não thất</b>

Các biến số BFD (bifrontal diameter - đường kính qua sừng trán hai bên), BHD(bihemispheric diameter - đường kính qua bán cầu não hai bên), tỉ số Evansđược đo trên mặt cắt ngang chuỗi xung T2W đi qua não thất bên sao cho giá trịcủa BFD là lớn nhất.

Biến số đường kính ngang qua não thất ba được đo trên mặt cắt ngang chuỗixung T2W đi qua não thất ba sao cho giá trị là lớn nhất.

Biến số chiều trước – sau não thất bốn và chiều rộng não thất bốn được đo trênmặt cắt ngang chuỗi xung T2W đi qua não thất bốn.

</div>

×