Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

nghiên cứu kết quả hủy qua da bằng vi sóng điều trị u di căn ga từ ung thư đại trực tràng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.73 MB, 102 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>LÊ QUÍ NGUYÊN</b>

<b>NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ HUỶ QUA DA BẰNG VI SÓNGĐIỀU TRỊ U DI CĂN GAN TỪ UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG</b>

CHUYÊN NGÀNH: NGOẠI KHOAMÃ SỐ: NT 62 72 07 50

<b>LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ</b>

<b>HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:TS. VÕ VĂN HÙNG</b>

<b>THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2023</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CAM ĐOAN</b>

Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu do tôi tự nghiêncứu. Các số liệu thống kê được trình bày trong luận văn là trung thực, kháchquan và chưa từng được cơng bố ở bất kì nơi nào.

Tác giả luận văn

Lê Quí Nguyên

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ... 3</b>

<b>MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ... 3</b>

<b>CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN Y VĂN ... 4</b>

1.1. Giải phẫu đại - trực tràng ... 4

1.2. Giải phẫu học gan ... 6

1.3. Bệnh ung thư đại trực tràng ... 10

<b>CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 27</b>

2.1. Thiết kế nghiên cứu ... 27

2.2. Đối tượng nghiên cứu ... 27

2.3. Các biến nghiên cứu ... 27

2.4. Phương tiện nghiên cứu ... 32

2.5. Quy trình nghiên cứu ... 36

2.6. Phân tích dữ liệu ... 36

2.7. Y đức ... 36

<b>CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ... 38</b>

3.1. Các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của nhóm bệnh nhân nghiên cứu383.2. Đặc điểm điều trị và biến chứng sau thủ thuật ... 47

3.3. Thay đổi hình ảnh học sau huỷ u gan di căn bằng vi sóng ... 49

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ... 53</b>

4.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân trong nghiên cứu .. 53

4.2. Đặc điểm ung thư đại – trực tràng của bệnh nhân trong nghiên cứu ... 57

4.3. Đặc điểm u gan di căn từ ung thư đại – trực tràng trong nghiên cứu ... 61

4.4. Đặc điểm điều trị u gan di căn và biến chứng sau thủ thuật ... 65

4.5. Thay đổi hình ảnh học sau huỷ u gan di căn bằng vi sóng ... 72

4.6. Ưu và nhược điểm của đề tài ... 80

<b>KẾT LUẬN ... 81</b>

<b>KIẾN NGHỊ ... 83</b>

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 84</b>

<b>PHỤ LỤC ... 90</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT</b>

<b>CT scan </b> Computed tomography scan

<b>ESMO </b> European Society for Medical Oncology

<b>JSCCR </b> Japanese Society for Cancer of the Colon and Rectum

<b>ONSs </b> Oral Nutritional Supplements

<b>GLOBOCAN </b> Global Cancer Observatory

<b>UTĐTT </b> Ung thư đại trực tràng

<b>ĐM MTTD </b> Động mạch mạc treo tràng dưới

<b>ĐM MTTT </b> Động mạch mạc treo tràng trên

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH VIỆT</b>

<b>CT scan </b> Chụp cắt lớp vi tính

<b>ESMO </b> Hiệp hội Ung thư nội khoa Châu Âu

<b>JSCCR </b> Hiệp hội Ung thư đại tràng và trực tràng Nhật Bản

<b>ONSs </b> Bổ sung dinh dưỡng đường miệng

<b>GLOBOCAN </b> Tổ chức Ung thư toàn cầu

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>DANH MỤC BẢNG</b>

Bảng 3.1: Đặc điểm chung của nhóm bệnh nhân trong nghiên cứu ... 38

Bảng 3.2: Các bệnh nội khoa đi kèm của nhóm bệnh nhân nghiên cứu ... 40

Bảng 3.3: Số lượng bệnh nhân theo từng đặc điểm trong phân độ điểm Child Pugh ... 41

Bảng 3.9: Số lượng u gan di căn ... 45

Bảng 3.10: Kích thước u gan di căn ... 46

Bảng 3.11: Công suất huỷ u gan ... 47

Bảng 3.12: Biến chứng muộn ... 49

Bảng 4.1: So sánh độ tuổi trung bình các nghiên cứu ... 54

Bảng 4.2: Thời điểm phát hiện di căn gan ... 62

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>DANH MỤC HÌNH</b>

<i>Hình 1.1. Động mạch, tĩnh mạch của đại tràng. “Nguồn: Atlas Netter” ... 5</i>

Hình 1.2. Phân thùy gan theo phẫu thuật ... 8

Hình 1.3. Giải phẫu cây đường mật trong và ngồi gan ... 10

Hình 1.4. Hình ảnh u gan di căn trên siêu âm ... 13

Hình 1.5. U gan di căn trên CT scan ... 14

Hình 1.6. U gan di căn từ ung thư đại tràng trên MRI và hình ảnh thực tế .... 15

Hình 1.7. Di căn gan theo đường tuần hoàn máu về tĩnh mạch cửa ... 17

Hình 1.8. Máy phát vi sóng ... 22

Hình 1.9. Mơ hình cấu tạo anten vi sóng ... 23

Hình 1.10. Đốt u gan dưới hướng dẫn siêu âm ... 23

Hình 2.1. Máy huỷ u gan bằng vi sóng Solero ... 32

Hình 2.2. Anten huỷ u ... 33

Hình 2.3. Q trình thực hiện huỷ u bằng vi sóng dưới hướng dẫn siêu âm .. 34

Hình 2.4. Vết rạch da vùng đưa anten để huỷ u gan ... 35

Hình 4.1. Vùng huỷ u gan theo thời gian và công suất theo ghi nhận của nhàsản xuất Solero ... 67

Hình 4.2. Bệnh nhân Cao Nguyễn A. biến chứng áp xe gan sau MWA đượcđiều trị nội khoa với kết quả hình ảnh học sau điều trị 2 tháng. ... 70

Hình 4.3. Bệnh nhân Triệu Anh T. biến chứng áp xe gan sau MWA được dẫnlưu áp xe dưới siêu âm ... 70

Hình 4.4. Bệnh nhân Lê Anh D. hoại tử trong u sau MWA ... 71

Hình 4.5. Bệnh nhân Nguyễn Ngọc T. với kết quả u tiến triển đè ép rốn gan.... 71

Hình 4.6. Bệnh nhân Bùi Po L. với kết quả theo dõi trước, sau huỷ u 3 tháng,sau huỷ u 6 tháng đáp ứng hoàn toàn và không tái phát ... 78

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>DANH MỤC BIỂU ĐỒ</b>

Biểu đồ 3.1. Phác đồ hoá trị sau mổ ... 43Biểu đồ 3.2. Vị trí u di căn theo hạ phân thuỳ gan ... 45Biểu đồ 3.3. Kích thước u gan di căn ... 46Biểu đồ 3.4. Quá trình theo dõi 30 bệnh nhân sau 6 tháng huỷ u bằng vi sóng

... 51Biểu đồ 4.1. Đáp ứng sau huỷ vi sóng 1 tháng theo kích thước u gan di căn . 74Biểu đồ 4.2. Tái phát tại chỗ sau 3 tháng dựa theo kích thước u gan di căn .. 76Biểu đồ 4.3. Tái phát tại chỗ sau 6 tháng dựa theo kích thước u gan di căn .. 77

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>ĐẶT VẤN ĐỀ</b>

Ung thư đại - trực tràng là một bệnh lý ác tính thường gặp - một trongnhững nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các loại ung thư trên thế giớinói chung và ở Việt Nam nói riêng. Theo Tổ chức Ung thư toàn cầu(GLOBOCAN) 2020, xuất độ bệnh nhân ung thư đại - trực tràng đứng thứ 3

Tại Việt Nam, có khoảng 37.000người mắc ung thư đại - trực tràng, trong đó có khoảng 16.000 ca mới mắcđược ghi nhận trong năm 2020, xuất độ đứng thứ 4 ở nam và thứ 3 ở nữ, tỉ lệtử vong do ung thư trực tràng và ung thư đại tràng lần lượt xếp thứ 6 và 8trong các loại ung thư theo như thống kê.

Khoảng 15 – 25% bệnh nhân ung thư đại - trực tràng có di căn xa tại thờiđiểm chẩn đốn u ngun phát, trong đó di căn gan chiếm tỉ lệ cao nhất là

khoảng 18% trường hợp phát hiện di căn xa, trong đó 10 – 13% trường hợp

Di căn gan nếu khơng được điều trị có tiên lượngxấu, thời gian sống trung bình của bệnh nhân ung thư đại - trực tràng di căn

Phẫu thuật được xem là phương pháp điều trị triệt để trên bệnh nhân códi căn gan từ ung thư đại trực tràng, tỉ lệ sống sau 5 năm lên tới 40% vớinhững bệnh nhân được cắt bỏ toàn bộ các khối u di căn gan được phát hiện.Tuy nhiên, chỉ có 25% bệnh nhân ung thư đại - trực tràng di căn gan còn khả

Hủy u bằng nhiệt (sóng cao tần, vi sóng) ngày càng trở thành phươngpháp kiểm soát khối u phổ biến vì tính an tồn và hiệu quả tốt, đặc biệt trên

cho thấy, việc tái phát tại

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

chỗ sau huỷ u bằng sóng cao tần (RFA) chiếm khoảng 10 – 31%, trong khinhững nghiên cứu báo cáo về tái phát u gan tại chỗ sau huỷ u bằng vi sóng(MWA) cho thấy tỉ lệ thấp hơn đáng kể, từ 5 – 13%. Một nghiên cứu phântích gộp khác so sánh giữa MWA và RFA với các loại u gan cho thấy MWAcó tỉ lệ sống sót sau 6 năm tốt hơn trong một vài nghiên cứu. Nhìn chung, khảnăng sống sót sau 1 năm, 5 năm, tỉ lệ tái phát u gan tại chỗ, các tác dụng phụ

Tại Việt Nam, kỹ thuật huỷ vi sóng được ứng dụng đầu tiên vào năm2012 tại khoa U gan của bệnh viện Chợ Rẫy. Nhóm bác sĩ khoa u gan thựchiện nghiên cứu huỷ vi sóng trên 56 bệnh nhân với 64 khối u, kết quả nhưsau: tỉ lệ phá hủy hoàn toàn sau lần 1 là 92,2%, lần 2 là 95,3%. Dựa trên kếtquả sơ bộ này, Bộ Y tế cho phép huỷ vi sóng được thực hiện tại khoa u gansong song với huỷ u bằng đốt nhiệt cao tần. Sau đó, huỷ vi sóng được triển

Hiện nay trên thế giới đã có nhiều hướng dẫn về điều trị u gan di căn từung thư đại - trực tràng. Tuy nhiên, tại Việt Nam vẫn còn nhiều quan điểmtrong điều trị khác nhau giữa các trung tâm ngoại khoa và thậm chí giữa cácphẫu thuật viên khác nhau trong cùng một trung tâm. Một vài nghiên cứutrong nước về can thiệp khối u gan di căn từ ung thư đại trực tràng bằng huỷnhiệt, song vẫn cịn thiếu các nghiên cứu chứng minh tính an tồn và hiệu quảtrong việc can thiệp khối u gan di căn bằng vi sóng. Do đó, chúng tơi thựchiện nghiên cứu: ―Nghiên cứu kết quả huỷ qua da bằng vi sóng điều trị u dicăn gan từ ung thư đại trực tràng‖.

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>CÂU HỎI NGHIÊN CỨU</b>

Điều trị u di căn gan từ ung thư đại trực tràng bằng phương pháp huỷbằng vi sóng qua da có an tồn và hiệu quả khơng?

<b>MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU</b>

1. Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân có u dicăn gan từ ung thư đại trực tràng được điều trị bằng phương pháp huỷ bằng visóng.

2. Đánh giá tỉ lệ tai biến, biến chứng sớm của phương pháp huỷ bằng visóng trên bệnh nhân u di căn gan từ ung thư đại trực tràng.

3. Đánh giá hiệu quả của phương pháp thơng qua thay đổi về hình ảnh họcsau huỷ bằng vi sóng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<b>CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN Y VĂN</b>

<b>1.1. Giải phẫu đại - trực tràng</b>

<b>1.1.1. Đặc điểm chung</b>

Đại tràng dài khoảng 1,4 – 1,8 m, đường kính lớn nhất ở đoạn đầu,khoảng 7 cm và giảm dần đến đoạn cuối. Đại tràng bắt đầu từ manh tràngbình thường nằm ngay sau thành bụng trước của hố chậu phải, trước cơ và cáclớp cân và mạc của cơ thắt lưng chậu. Đại tràng lên dài 8 - 15 cm, liên tục vớimanh tràng, ở bên phải ổ bụng, đi lên đến thùy phải gan thì quặt sang trái, tạonên góc đại tràng phải, cịn gọi là đại tràng góc gan. Đại tràng góc gan nằmdưới mặt tạng của gan, khoảng xương sườn 9, 10. Đại tràng ngang trung bìnhdài 50 cm, có khi đến 100 cm, là đoạn dài nhất và di động nhất, tiếp theo gócđại tràng phải, chạy ngang ổ bụng, đến lách và bẻ hướng xuống dưới tạo nêngóc đại tràng trái, cịn gọi là đại tràng góc lách. Đại tràng xuống dài khoảng25 – 30 cm, đi từ đại tràng góc lách, dọc theo thành bụng bên trái đến đạitràng chậu hông. Đại tràng chậu hơng, hay cịn gọi là đại tràng Sigma dàikhoảng 40 cm, có hình chữ ―S‖, liên tục với đại tràng xuống tại hố chậu tráiđến trực tràng tại vị trí trước đốt sống cùng 3. Trực tràng nằm trước xương

<b>1.1.2. Mạch máu đại trực tràng</b>

1.1.2.1. Động mạch

Động mạch mạc treo tràng trên (ĐM MTTT) cấp máu cho toàn bộ ruộtnon và nửa phải đại tràng (ĐT), phần còn lại của khung ĐT nhận máu chủ yếutừ động mạch mạc treo tràng dưới (ĐM MTTD). Hai hệ thống này thường

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

1.1.2.2. Tĩnh mạch

Tĩnh mạch mạc treo tràng trên bắt đầu từ dưới lên, đi dọc phải và hơitrước lên trên so với động mạch mạc treo tràng trên, sau đó chạy lên đến phíasau thân tụy hợp với tĩnh mạch lách tạo thành tĩnh mạch cửa. Tĩnh mạch mạctreo tràng trên nhận máu từ ruột non, đại tràng phải và một phần đại tràngngang.

Tĩnh mạch mạc treo tràng dưới có các nhánh không đi kèm các độngmạch, từ các đám rối tĩnh mạch trong thành ruột chảy vào tĩnh mạch đại tràngchậu hông, tĩnh mạch đại tràng trái và tĩnh mạch trực tràng; sau đó hội lưunhiều nhánh tĩnh mạch vào thành tĩnh mạch mạc treo tràng dưới đổ về hệthống cửa.

<i><b>Hình 1.1. Động mạch, tĩnh mạch của đại tràng. “Nguồn: Atlas Netter”</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<b>1.2. Giải phẫu học gan1.2.1. Đặc điểm chung</b>

Gan ở tầng trên mạc treo đại tràng ngang, trong ơ dưới hồnh phải nhưnglấn sang ơ thượng vị và ơ dưới hồnh trái. Mặt trên gan như đúc theo khungvịm hồnh. Nếu đối chiếu lên thành ngực thì gan lên tận khoảng gian sườn IVtrên đường trung địn phải, bờ dưới chạy dọc bờ sườn phải.

Gan có hai mặt là mặt hoành ở trên, mặt tạng ở dưới và một bờ là bờdưới.

Các tế bào gan, mạch máu và đường mật trong gan tạo nên tiểu thùy gan.Ở mỗi tiểu thùy có một tĩnh mạch trung tâm tiểu thùy. Tĩnh mạch trung tâmtiểu thùy đổ về tĩnh mạch gan. Ba hoặc bốn tiểu thùy hợp lại và vây quanhmột khoảng gọi là khoảng gian tiểu thùy. Ở mỗi khoảng gian tiểu thùy có mộtbộ ba khoảng cửa gồm nhánh tĩnh mạch cửa, nhánh động mạch gan, ống mật.

Tuy gan là một tạng thống nhất nhưng chứa những đơn vị tương đối độclập về cấu trúc lẫn chức năng. Vì thế, tùy vào mục đích, gan có thể chia thànhnhững đơn vị nhỏ hơn gọi là thùy, phân thùy, hạ phân thùy… Hiện nay, cónhiều quan điểm về phân chia gan, thường đề cập nhất là phân chia phân thùygan theo giải phẫu và phân chia phân thùy gan theo phẫu thuật.

Phân thùy gan theo giải phẫu là cách chia phân thùy dựa trên hình thểngồi, gan được chia thành bốn thùy là thùy phải, thùy trái, thùy vuông, thùyđuôi. Các mốc để chia phân thùy gan là khe dây chằng liềm ở mặt hoành, hairãnh dọc và rãnh ngang (cửa gan) ở mặt tạng.

1.2.1.2. Phân thùy gan theo phẫu thuật

Các phân thùy gan theo phẫu thuật dựa trên sự phân bố của đường mật

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

trong gan và là cách được ứng dụng phổ biến trong thực tế.

Trước tiên, gan được chia thành hai nửa là gan phải và gan trái. Mỗi nửalại chia thành các phân thùy và phân thùy lại chia thành các hạ phân thùy.

Khe giữa cịn gọi là khe chính. Ở cả mặt hoành và mặt tạng, khe giữagan đi từ điểm giữa hố túi mật đến giữa tĩnh mạch chủ dưới. Khe giữa chứatĩnh mạch gan giữa và chia thành hai nửa là gan phải và gan trái.

Khe liên phân thùy trái còn gọi là khe trái. Ở mặt hoành, khe liên phânthùy trái đi theo dây chằng liềm và ở mặt tạng đi trùng với rãnh dọc trái. Khetrái chứa tĩnh mạch gan trái và chia gan trái thành phân thùy giữa và phânthùy bên. Phân thùy giữa còn gọi là phân thùy trong.

Khe liên phân thùy phải còn gọi là khe phải đi từ bờ phải tĩnh mạch chủdưới, lần theo lá trên dây chằng vành rồi đi xuống bờ dưới gan cách đầu ngồicủa bờ dưới khoảng 3 khốt ngón tay. Khe phải chứa tĩnh mạch gan phải vàchia gan phải thành phân thùy trước và phân thùy sau.

Ở mặt hoành, khe phụ giữa thùy trái đi từ bờ trái tĩnh mạch chủ dưới, ởmặt tạng đi từ đầu trái cửa gan. Ở cả hai mặt, khe đều đi đến bờ dưới và kếtthúc ở điểm nối giữa 1/3 sau và 2/3 trước bờ dưới của gan trái. Khe phụ giữathùy trái chia phân thùy bên thành hạ phân thùy II và hạ phân thùy III.

Khe phụ giữa thùy phải đi ngang qua giữa gan phải, chia phân thùy trướcthành hạ phân thùy V và hạ phân thùy VIII, phân thùy sau thành hạ phân thùyVI và hạ phân thùy VII.

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<b>Hình 1.2. Phân thùy gan theo phẫu thuật</b>

<i>Nguồn: “Surgery of the Liver, Biliary Tract, and Pancreas, 6<small>th</small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

thành hai động mạch gan phải và động mạch gan trái đi vào gan.1.2.2.2. Tĩnh mạch cửa

Tĩnh mạch cửa hay tĩnh mạch cửa gan có nhiệm vụ đưa về gan các chấtdinh dưỡng cũng như các chất độc ở ống tiêu hóa để gan chọn lọc, lưu trữ,chế biến và điều hòa.

Tĩnh mạch cửa được hợp lưu bởi tĩnh mạch mạc treo tràng trên và tĩnhmạch lách tại vị trí phía trước tĩnh mạch chủ dưới, ngang đốt sống thắt lưng 1.Riêng tĩnh mạch lách còn nhận thêm một nhánh lớn là tĩnh mạch mạc treotràng dưới. Tĩnh mạch cửa đi trong bờ phải của mạc nối nhỏ, nằm sau độngmạch gan và ống mật. Ngồi hai nhanh chính là tĩnh mạch lách và tĩnh mạchmạc treo tràng trên, tĩnh mạch cửa còn nhận tĩnh mạch vị trái, tĩnh mạch tátụy trên sau. Khi đến cửa gan, tĩnh mạch cửa chia thành hai ngành trái và phảiđể chạy vào gan trái và gan phải. Tĩnh mạch cửa phải lại phân chia một lầnnữa thành hai nhanh:

- Tĩnh mạch cửa phân thùy trước cấp máu cho hạ phân thùy V và hạphân thùy VIII.

- Tĩnh mạch cửa phân thùy sau cấp máu cho hạ phân thùy VI và hạphân thùy VII.

<b>1.2.3. Hệ đường mật trong gan</b>

Mật được tiết từ các tế bào gan đổ vào các tiểu quản mật nằm giữa các tếbào gan. Sau đó mật sẽ đổ vào các ống mật gian tiểu thùy rồi đổ vào các ốngmật thuộc bộ ba khoảng cửa rồi đổ về ống gan phải và ống gan trái tương ứngở ngoài gan.

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<b>Hình 1.3. Giải phẫu cây đường mật trong và ngoài gan</b>

<i>Nguồn: “Magnetic resonance cholangiographic evaluation of intrahepaticand extrahepatic bile duct variations”<small>13</small></i>

<b>1.3. Bệnh ung thư đại trực tràng1.3.1. Dịch tễ học</b>

Ung thư đại trực tràng là một bệnh lý ác tính thường gặp và là một trongnhững nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các loại ung thư trên thế giớinói chung và ở Việt Nam nói riêng. Theo GLOBOCAN 2020, xuất độ bệnhnhân ung thư đại trực tràng đứng thứ 3 và tỉ lệ tử vong đứng thứ 2 trên thếgiới. Tại Việt Nam, có khoảng 37.000 người mắc ung thư đại trực tràng, trongđó có khoảng 16.000 ca mới mắc được ghi nhận trong năm 2020, xuất độđứng thứ 4 ở nam và thứ 3 ở nữ, tỉ lệ tử vong do ung thư trực tràng và ung thưđại tràng lần lượt xếp thứ 6 và 8 trong các loại ung thư theo thống kê.

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

Tỷ lệ mắc bệnh gần bằng nhau giữa hai giới. Tỷ lệ này ở người cao tuổivẫn tương đương nhau dù nữ nhiều hơn nam trong dân số này. Bệnh có thểgặp ở mọi lứa tuổi, thường gặp nhất là ở lứa tuổi 40 – 60. Tần suất gặp nhiều

<b>1.3.2. Bệnh nguyên và cơ chế di căn gan của ung thƣ đại trực tràng</b>

Chế độ ăn: thường gặp ở những người có chế độ ăn nhiều mỡ, ít chấtxơ.

Yếu tố di truyền: Khoảng 15% bệnh nhân ung thư đại trực tràng có yếu

- Hội chứng Lynch: là bệnh ung thư đại - trực tràng khơng polyp có tínhdi truyền, khởi phát ở tuổi trẻ.

- Bệnh đa polyp đại - trực tràng có tính di truyền:

+ Hội chứng Peutz – Jeghers: ngoài đa polyp đường tiêu hóa, bệnhnhân cịn có những đốm sắc tố ở môi và niêm mạc, nhất là vùng quanh môi,miệng mũi và đầu chi.

+ Hội chứng Gardner: bệnh đa polyp đại tràng kết hợp những u ngoàiruột: u xương, nang thượng bì…

+ Hội chứng Turcot: bệnh đa polyp đại - trực tràng kết hợp với u hệthần kinh như u nguyên bào ống tủy, u sao bào…

- Polyp trực tràng: những polyp có kích thước càng lớn càng dễ ung thưhóa. Các u tuyến nhánh thường có kích thước lớn hơn 1 cm trong khi các utuyến ống thường nhỏ hơn 1 cm. Số lượng polyp càng nhiều, độ dị sản càng

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

cao thì nguy cơ hóa ác càng cao.

- Viêm loét đại - trực tràng xuất huyết: nguy cơ ung thư hóa gia tăngtheo thời gian tiến triển của bệnh. Ở người trẻ bị viêm loét đại - trực tràng thìnguy cơ ung thư xảy ra sớm hơn.

- Bệnh Crohn: nguy cơ ung thư hóa là 1/500 – 1/200. Những người bịbệnh Crohn trước 40 tuổi có nguy cơ ung thư hóa nhiều hơn người mắc sau40 tuổi.

1.3.2.2. Ung thư đại – trực tràng di căn gan

Khoảng 15 – 25% bệnh nhân ung thư đại - trực tràng có di căn xa tại thời

Cácdi căn khác gồm di căn phổi, di căn phúc mạc, não, hạch, xương, thượngthận…

Phẫu thuật được xem là phương pháp điều trị triệt để trên bệnh nhân códi căn gan từ ung thư đại trực tràng, tỉ lệ sống sau 5 năm lên tới 40% vớinhững bệnh nhân được cắt bỏ toàn bộ các khối u di căn gan được phát hiện.Tuy nhiên, chỉ có 25% bệnh nhân ung thư đại - trực tràng di căn gan còn khả

Mặc dù phẫu thuật là lựa chọn tối ưu cho di căn gan trong ung thư đại trực tràng, nhưng phần lớn các bệnh nhân khơng cịn chỉ định phẫu thuật do dicăn gan lan tràn hoặc do tình trạng tồn thân khơng cho phép. Trước đây, nếukhơng được điều trị gì thì thời gian sống thêm tồn bộ trung bình kéo dài 5 –

dài với chất lượng cuộc sống tốt hơn phần lớn là do những tiến bộ trong hóatrị và các phương pháp kiểm sốt khối u tại chỗ như: đốt nhiệt sóng cao tần, visóng, hóa chất động mạch gan, tắc mạch hóa chất, tắc mạch xạ trị…

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

1.3.2.3. Chẩn đốn di căn gan bằng hình ảnh học

- Siêu âm là một kĩ thuật an toàn, dễ tiếp cận và ít tốn kém. Tuynhiên, nó cũng có những hạn chế đáng kể bao gồm chuyên môn củangười thực hiện, thể trạng và sự hợp tác của bệnh nhân, khí trongruột…

- Độ nhạy của siêu âm trong phát hiện u di căn gan là khoảng 69%.Độ nhạy có thể giảm thấp hơn ở những bệnh nhân có vị trí u gần cơ

- Hình ảnh của u gan di căn trên siêu âm được mơ tả hầu hết có dạnghình trịn, với bờ sắc hoặc nhẵn. Độ phản âm có thể thay đổi (giảmâm, đồng âm, tăng âm so với nhu mô gan xung quanh), với dạnggiảm âm là phổ biến nhất khoảng 65%. Di căn gan từ ung thư đại –trực tràng thường là các tổn thương dạng mô đặc, giảm âm và ítmạch máu trên siêu âm Doppler, và đơi khi có quầng sáng ngoạivi.<sup>17</sup>

<b>Hình 1.4. Hình ảnh u gan di căn trên siêu âm</b>

<i>Nguồn: “Hypoechoic halo sign: liver metastases”<sup>18</sup></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

 CT scan có chất tương phản

- CT scan hiện nay đã có những tiến bộ nhất định, giúp phát hiện u dicăn gan sớm và chính xác. Chụp cắt lớp vi tính cho thấy độ nhạy lêntới 73,5% và độ đặc hiệu khoảng 77,3% trong phát hiện u di căn

- Đặc điểm hình ảnh thường gặp của di căn gan từ ung thư đại trựctràng là viền mỏng bắt thuốc mạnh ở ngoại vi tổn thương, đậm độkém trên phim không thuốc, bắt thuốc kém so với nhu mô gan ở thìđộng mạch và tĩnh mạch, có hoại tử trung tâm ở tổn thương kích

- Hình ảnh CT của u di căn gan sau khi thực hiện huỷ bằng nhiệt:vùng đã huỷ có đậm độ thấp khơng bắt chất tương phản, dấu hiệucủa hoại tử đặc. Vùng đậm độ thấp này phải bao trùm hết khối u vàbiên giới vùng huỷ là mô gan bị huỷ xung quanh u. Bề dày biên giới

<b>Hình 1.5. U gan di căn trên CT scan</b>

<i>Nguồn: “Imaging evaluation of the liver in oncology patients”<sup>21</sup></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

- MRI có độ nhạy trong việc phát hiện di căn gan là khoảng 87%, vàtăng lên khi kết hợp với chất tương phản đặc hiệu tế bào gan cho độ

- Thông thường, di căn gan có tín hiệu giảm đến đồng tín hiệu trênxung T1W, tăng tín hiệu nhẹ trên xung T2W. Các u này bắt chấttương phản nhẹ hoặc vừa sau tiêm thuốc, đa số có dạng viền. Điểnhình của các tổn thương này dễ nhận thấy trên xung T1W, có độnhạy và độ đặc hiệu cao nhất để phát hiện và chẩn đoán.

- Khi nghiên cứu so sánh giữa CT scan và MRI trong việc phát hiệndi căn gan có kích thước <1 cm, MRI cho kết quả tốt hơn với độ

<b>Hình 1.6. U gan di căn từ ung thƣ đại tràng trên MRI và hình ảnh thực tế</b>

<i>Nguồn: “Colorectal liver metastases: radiopathological correlation”<small>22</small></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

1.3.2.4. Cơ chế di căn gan của ung thư đại trực tràng

Xâm nhập mạch bạch huyết thường thấy ở ung thư đại tràng hơn trongung thư trực tràng. Khối u ở đại tràng góc gan hoặc phần ba phải đại tràngngang sẽ di căn hạch theo bó mạch hồi đại tràng và đại tràng giữa, trong đóung thư đại tràng góc lách và phần ba trái của đại tràng ngang sẽ di căn hạch

Hệ bạch huyết hình thành từ bạch huyết dưới niêm mạc thành trực tràngvà ống hậu môn đổ về các hạch bạch huyết cạnh trực tràng. Đây là chặnghạch đầu tiên bị di căn. Lưới bạch huyết trực tràng đi song song với độngmạch trực tràng sau đó dẫn lưu bạch huyết qua các hạch trong mạc treo vềhạch trung gian nằm ở chỗ chia của động mạch trực tràng trên (hạch Mondor)rồi tiếp tục đi lên theo bó mạch mạc treo tràng dưới đổ về hạch cạnh độngmạch chủ rồi đến các hạch sau tụy, hạch gốc động mạch mạc treo tràng trên,

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

Con đường di căn theo đường máu chủ yếu là qua đường tĩnh mạch. Hệthống tĩnh mạch của toàn bộ đại tràng và phần trên của trực tràng được dẫn vềtĩnh mạch mạc treo tràng dưới, rồi cùng đổ vào tĩnh mạch cửa. Như vậy, ganlà nơi đến đầu tiên của các tế bào ung thư di căn theo đường tĩnh mạch. Cấutrúc hệ thống xoang tĩnh mạch trong gan khơng có hàng rào để ngăn cản cáctế bào ung thư xâm nhập, tạo điều kiện thuân lợi cho chúng xuyên qua và cưtrú lại. Hơn nữa, vi môi trường tại gan rất phù hợp cho các tế bào ung thư pháttriển. Đây chính là những nguyên nhân dẫn tới UTĐTT di căn gan với tỷ lệ

<b>Hình 1.7. Di căn gan theo đường tuần hoàn máu về tĩnh mạch cửa</b>

<i>Nguồn: “Natural history of hepatic metastases from colorectal cancerpathobiological pathways with clinical significance”<sup>26</sup></i>

<b>1.3.3. Điều trị u gan di căn từ ung thư đại trực tràng</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

1.3.3.1. Điều trị di căn gan trong ung thư đại trực tràng còn khả năng phẫuthuật triệt để

Bệnh nhân ung thư đại trực tràng di căn gan được xếp loại ung thư giaiđoạn IV, thường được cho rằng có tiên lượng rất xấu, khả năng sống dè dặt.Tuy nhiên, trong những năm gần đây, vai trò của phẫu thuật và điều trị đa môthức đã làm thay đổi tiên lượng ở nhóm bệnh nhân này. Khoảng 15 – 25%bệnh nhân ung thư đại trực tràng có di căn xa tại thời điểm chẩn đốn ungun phát, trong đó gan là cơ quan di căn xa chiếm tỉ lệ cao nhất. Phẫuthuật được xem là phương pháp điều trị triệt để trên bệnh nhân có di căn gantừ ung thư đại trực tràng, với tỉ lệ sống sau 5 năm lên tới 40% với những bệnhnhân được cắt bỏ toàn bộ các khối u di căn gan được phát hiện. Tuy nhiên, chỉcó 25% bệnh nhân ung thư đại trực tràng di căn gan còn khả năng phẫu thuậtcắt bỏ được khối u gan di căn.

1.3.3.2. Điều trị di căn gan từ ung thư đại trực tràng khơng cịn khả năng phẫuthuật triệt để

a) Các tiến bộ trong điều trị hóa chất:

Trong vịng 20 năm qua, đã có rất nhiều tiến bộ trong điều trị ung thư đạitrực tràng di căn. Thời kỳ đầu, fluorouracil là hóa chất duy nhất có hiệu quảtrong ung thư đại trực tràng, thời gian sống thêm chỉ đạt được 11 - 12 thángtrong những thử nghiệm pha III. Ngày nay với các thuốc mới ra đời, thời giansống thêm trung bình kéo dài gần 3 năm và tỉ lệ sống sót sau 5 năm đạtkhoảng 20% trên một số thử nghiệm với những bệnh nhân được hóa trị đơn

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

Hiện nay, một số phương pháp điều trị tại chỗ đã được áp dụng trongthực hành lâm sàng, là những chọn lựa thích hợp cho nhóm bệnh nhân khơngcịn chỉ định phẫu thuật. Các phương pháp tiêu hủy khối u gan qua da là mộtlựa chọn cho cả ung thư gan nguyên phát và thứ phát, đây là nhóm phươngpháp khá an tồn, ít xâm lấn, thời gian nằm viện ngắn ngày. Các phương phápnày được thực hiện qua da dưới hướng dẫn của siêu âm là chính. Đơi khiđược thực hiện trong phẫu thuật hoặc nội soi ổ bụng.

- Điều trị bằng vi sóng (Microwave): phương pháp sử dụng nhiệt để tiêuhủy khối u. Nhiệt sinh ra từ chuyển động xoay của các phân tử lưỡng cực, đặcbiệt từ các phân tử nước trong mô u. Ưu điểm của phương pháp này là có thểtạo ra được vùng tổn thương nhiệt lớn, thời gian tiến hành thủ thuật ngắn,không bị ảnh hưởng bởi hiện tượng mất nhiệt theo dòng máu (heatsink).

- Điều trị bằng sóng cao tần (Radiofrequency ablation): sử dụng dòngđiện xoay chiều có tần số 300-500 kHz được giải phóng ra từ máyradiofrequency nối với kim điện cực, tạo ra dòng điện đi từ điện cực đặt trong

<i>khối u gan đến tấm điện cực phân tán đặt trên da bệnh nhân. Vì xuất hiện trở</i>

kháng của mô u so với kim điện cực bằng kim loại dẫn đến sự náo động cácion trong khối u xung quanh đầu kim điện cực và giải phóng nhiệt năng tạichỗ bởi lực ma sát giữa chúng giúp tiêu hủy khối u.

- Tiêu hủy khối u gan bằng Laser (Interstitial laser ablation): là phươngpháp sử dụng nhiệt sinh ra từ năng lượng ánh sáng laser để phá hủy khối u.Nhiệt được hấp thu trực tiếp sau khi ánh sáng được tán xạ vào mô u. Sự mởrộng đường kính tổn thương phụ thuộc vào nguồn năng lượng, thời gian, độdài của sóng ánh sáng và đặc điểm hấp thu của mơ.

- Ngồi ra cịn có các phương pháp can thiệt khối u tại chỗ như: áp lạnh(Cryotherapy), tiêm ethanol qua da (percutanous ethanol injection), tắc động

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

mạch gan bằng hóa chất (Transarterial chemoembolization),…

1.3.3.3. Điều trị u gan di căn từ ung thư đại trực tràng bằng phương pháp huỷvi sóng (Microwave)

Mặc dù phẫu thuật là lựa chọn tối ưu cho di căn gan từ ung thư đại trực

với những bệnh nhân có u gan di căn từ ung thư đại trực tràng khơng cịn khảnăng phẫu thuật vì số lượng u gan, vị trí u gan, thể trạng khơng tốt, thể tíchgan cịn lại khơng đảm bảo sau mổ,… thì lựa chọn can thiệp khối u tại chỗbằng nhiệt cũng là một lựa chọn thích hợp. Theo đồng thuận của Hiệp hộiUng thư nội khoa châu Âu 2016 và Hướng dẫn của Hiệp hội Ung thư đại trựctràng Nhật Bản 2016 đã cho thấy can thiệp hủy u tại chỗ bằng nhiệt là phươngpháp được phép lựa chọn trên những bệnh nhân di căn gan không cịn khả

Hủy u bằng vi sóng (Microwave) đã được chấp nhận như một phươngpháp thay thế cho RFA và trong một số trường hợp, có những ưu điểm tronghủy u gan di căn tốt hơn RFA. Một số ưu điểm được kể đến như khả năng tạonhiệt độ trong khối u cao hơn, kết hợp nhiều đầu đốt đồng thời, cho phép điều

Ngoài ra, bởi vì sóng điện từ tạo rahoại tử nhiệt do ma sát phân tử, nên hiệu ứng tản nhiệt của MWA ít hơn sovới RFA. Một số nghiên cứu cho thấy MWA có thể được lựa chọn là mộtphương pháp an toàn và hiệu quả đối với những trường hợp u gan di căn > 3cm, hoặc có khối u gan gần mạch máu >3 mm, khắc phục được một số nhược

Một nghiên cứu khác cho thấy, với khối u gan di căn có kíchthước trung bình là 2,5 cm (1,5 – 4.0 cm) được hủy u thành công bằng

Hủy u bằng vi sóng ngày càng trở thành phương pháp kiểm soát khối u

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

tại chỗ phổ biến vì tính an tồn và hiệu quả tốt, đặc biệt trên những bệnh nhântừ 3 khối u gan di căn trở xuống với đường kính u khơng lớn hơn 5 cm và mộtsố ưu điểm trong việc hủy u có kích thước lớn hoặc nằm gần mạch máu.

cho thấy việc tái phát tại chỗsau RFA trong khoảng 10 – 31%, trong khi những nghiên cứu báo cáo về táiphát u gan tại chỗ sau MWA cho thấy tỉ lệ thấp hơn đáng kể, từ 5 – 13%.

Vi sóng khơng bị ngăn cản khi lan truyền qua các mơ có chứa thànhphần nước khác nhau. Do đó vi sóng có thể lan truyền trong tất cả các loạimơ, kể cả hơi nước, mô bị khử nước, mô khô hay mô bị cháy thành than đượctạo ra trong suốt quá trình phá hủy u.

Vi sóng khơng bị tản nhiệt khi đốt các u gần các mạch máu lớn và đượcưu tiên lựa chọn để điều trị cho các cơ quan có tưới máu nhiều.

Ở tần số 915 MHz và 2.45 GHz, độ thâm nhập là 2 - 4 cm trong hầu hếtcác mô và tương xứng với khối u mục tiêu có đường kính 2 - 4 cm. Vàinghiên cứu MWA ở gan cho thấy rằng với một lần đốt có thể tạo vùng đốt 3 -

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

Hạn chế chủ yếu của MWA là tăng năng lượng đồng nghĩa với tăngđường kính của anten, làm tăng nguy cơ xuất huyết và biến chứng. Để khắcphục điều này, nhiều anten cắm gần nhau và sử dụng đồng thời sẽ tạo vùng

MWA có thể điều trị những u 5-8 cm, một thuận lợi của MWA là thờigian đốt u ngắn (trung bình là 4 phút/u) và số lần đốt cho 1 khối u ít hơn

- Máy phát vi sóng: vi sóng được tạo ra từ một nam châm trong nguồnphát. Tần số nguồn phát thông thường là 915 MHz hoặc 2,45 GHz.

<b>Hình 1.8. Máy phát vi sóng</b>

<i>Nguồn “Bệnh viện Bình Dân”</i>

- Dây dẫn đồng trục mềm: Sự dẫn truyền năng lượng điện từ từ nguồnphát đến anten hầu hết thường được hoàn thành qua dây dẫn truyền đồng trục.Cáp đồng trục có đặc tính dẫn truyền tốt, nhưng khi đường kính cáp giảm,việc mất năng lượng (liên quan đến đốt nóng cáp) tăng lên.

- Anten: chức năng chuyển năng lượng đến mô. Hầu hết anten MWAđược thiết kế thẳng. Những dạng anten thông thường: đơn cực, lưỡng cực, batrục, cuộn, hoặc có rãnh.

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<b>Hình 1.9. Mơ hình cấu tạo anten vi sóng</b>

<i>Nguồn: “Initial institutional experience of uncooled single-antennamicrowave ablation”<small>35</small></i>

<b>Hình 1.10. Đốt u gan dưới hướng dẫn siêu âm</b>

<i>Nguồn: “Biophysics of Radiofrequency Ablation”<small>36</small></i>

<b><small>Đầu kimcương</small></b>

<b><small>Cảm biến nhiệt</small></b>

<small>Thân đầu dò</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

- Thực hiện tại phòng phẫu thuật theo tiêu chuẩn kiểm soát nhiễm khuẩn.- BN được khám lâm sàng và làm các xét nghiệm chẩn đốn, đánh giágiai đoạn và tình trạng tồn thân đủ điều kiện tiến hành thủ thuật.

- Giải thích về tiến trình thủ thuật và các tai biến có thể xảy ra.- BN ký vào cam kết thủ thuật.

- Đo dấu hiệu sinh tồn: mạch, huyết áp, nhịp thở.- Lập đường truyền tĩnh mạch.

- Vô trùng vùng tiến hành thủ thuật: sát trùng da diện rộng, trải khăn vôtrùng vùng bụng và để hở vùng sẽ đưa anten qua da.

- Giảm đau: Tiền mê, Fentanyl 100mcg, tiêm tĩnh mạch chậm. Lập lạinếu BN còn đau.

- Gây tê tại vị trí đưa anten qua da bằng Lidocain 2% 2ml tiêm dưới da.- Thực hiện MWA:

+ Chọn anten theo kích thước khối u: chọn anten có đầu đốt 1 cm chokhối u không quá 1 cm, chọn anten có đầu đốt 2 cm cho khối u khơng q 2cm, chọn anten có đầu đốt 4 cm cho khối u hơn 2 cm.

+ Cài đặt thông số: chọn mode nhiệt độ (temperature mode) khi khối ugần mạch máu lớn hay khối u cách bề mặt gan hơn 7 cm (tính từ bề mặt đưa

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

anten qua da) và chọn mode năng lượng (power mode) cho các trường hợpcòn lại.

+ Đưa điện cực vào mép xa của khối u và phá hủy phần xa trước, phầngần sau. Phá hủy khối u từng phần cho đến khi phá hủy toàn bộ khối u. Thờigian mỗi lần đốt tùy thuộc vào kích thước của đầu anten (3 phút cho anten 1cm, 5 phút cho anten 2 cm và 10 phút cho anten 4cm). Đốt rộng cách mép u0,5 – 1 cm.

- Các tình huống ngừng thủ thuật: BN quá đau, không kiểm soát đượcbằng fentanyl, các biến chứng nặng xảy ra (chảy máu trong ổ bụng, thủngtạng rỗng, tràn máu màng phổi hay màng tim).

<b>1.3.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước</b>

Một số nghiên cứu trên thế giời đã thực hiện và theo dõi bệnh nhân dicăn gan từ ung thư đại trực tràng bằng vi sóng. Các nghiên cứu phần lớn làhồi cứu, báo cáo loạt ca hoặc được thực hiện để so sánh với các phương pháp

Một nghiên cứu phân tích tổng hợp được

Tuy vậy, các nghiên cứu này vẫn còn đang tiếp tục được thực hiện, chưa đưara được các khuyến cáo hay ưu điểm rõ ràng của điều trị huỷ u bằng vi sóng.Các hướng dẫn của châu Âu hay Nhật Bản cũng chưa đưa ra chỉ định cụ thểcho các trường hợp thực hiện huỷ u bằng nhiệt.

Các nghiên cứu trong nước về điều trị u di căn gan từ ung thư đại – trực

hay Trương

Các nghiên cứu về huỷ bằng nhiệt điều trị u di căn gan tại ViệtNam cịn tương đối ít, tác giả Nguyễn Việt Long thực hiện nghiên cứu về huỷnhiệt sóng cao tần và hố trị tồn thân trên các bệnh nhân di căn gan từ ung

Hiện tại, vẫn chưa có tác giả nào tại Việt Nam nghiên

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

cứu về huỷ u di căn gan từ ung thư đại trực tràng bằng vi sóng. Đây là mộtphương pháp điều trị mới, chỉ một vài nghiên cứu được thực hiện trên bệnhnhân ung thư biểu mô tế bào gan.

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

<b>CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU</b>

<b>2.1. Thiết kế nghiên cứu</b>

Nghiên cứu hồi cứu – mô tả hàng loạt trường hợp.

<b>2.2. Đối tượng nghiên cứu</b>

Bệnh nhân được chẩn đoán ung thư đại trực tràng di căn gan nhập việnvà điều trị hủy u gan bằng vi sóng tại Bệnh viện Bình dân từ tháng 1 năm2020 đến tháng 6 năm 2022.

<b>2.2.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu</b>

- Các bệnh nhân ung thư đại - trực tràng đã được phẫu thuật triệt căn,phát hiện u di căn gan qua theo dõi sau phẫu thuật, điều trị hủy u di căn bằngvi sóng.

- Các bệnh nhân ung thư đại - trực tràng có di căn gan ngay từ lần đầuchẩn đoán, được phẫu thuật cắt u nguyên phát đồng thời được điều trị huỷ ugan bằng vi sóng.

<b>2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ</b>

- Bệnh nhân có di căn ngồi gan.- Hồ sơ bệnh án khơng đầy đủ.

<b>2.3. Các biến nghiên cứu</b>

<b>2.3.1. Biến số mô tả đặc điểm bệnh nhân</b>

<i><b>Tuổi: là biến số định lượng, hiệu số của năm chẩn đoán ung thư đại trực</b></i>

tràng và năm sinh.

<i><b>Giới tính: là biến số nhị giá, thể hiện giới tính của đối tượng, gồm 2 giá</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

trị: Nam hoặc Nữ.

<i><b>Bệnh lý nội khoa đi kèm: là biến số nhị giá, gồm 2 giá trị:</b></i>

<i>Có (Khi bệnh nhân có bất kì bệnh lý liên quan đi kèm như: bệnh thận,</i>

<i>bệnh tim mạch, bệnh hô hấp, bệnh gan, bệnh tiểu đường).</i>

<i>Khơng (Khi bệnh nhân khơng có bất kì bệnh lý liên quan nào đi kèm).</i>

<i><b>Tình trạng nhiễm viêm gan siêu vi B, C: là biến số nhị giá, gồm 2 giá</b></i>

<i>Có (Khi bệnh nhân có bệnh lý viêm gan siêu vi B, C).</i>

<i>Không (Khi bệnh nhân không có bệnh lý viêm gan siêu vị B, C).</i>

<i><b>BMI: là biến số thứ tự, gồm 4 giá trị, thể hiện chỉ số khối cơ thể, được</b></i>

:Cân nặng thấp (gầy): < 18,5

Bình thường: 18,5 – 22,9Thừa cân: ≥ 23

Béo phì: > 25

<b>2.3.2. Biến số mô tả đặc điểm lâm sàng</b>

<i><b>Báng bụng: là biến số thứ tự, thể hiện tình trạng tích tụ dịch trong</b></i>

:1: Khơng báng bụng

<i>2: Báng bụng lượng ít (lâm sàng khó phát hiện được, thường được tình</i>

<i>cờ phát hiệu qua siêu âm bụng hoặt chụp cắt lớp vi tính)</i>

<i>3: Báng bụng lượng trung bình trở lên (bệnh nhân thấy bụng to ra, mặc</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

<i>quần áo chật, tăng cân, dễ phát hiện qua thăm khám lâm sàng. Hoặc có cáctriệu chứng bụng báng căng, khó thở, rốn lồi…)</i>

<i><b>Bệnh não gan: là biến số thứ tự, là hội chứng rối loạn ý thức và thay</b></i>

đổi hoạt động thần kinh cơ, thường xảy ra ở trong suy tế bào gan cấp hoặcmạn hoặc có thơng nối cửa chủ, gồm 4 mức độ:

0: Khơng có

1: Thay đổi chu kì ngủ, hơi lú lẫn, dễ bị kích thích, run vẩy2: Ngủ lịm, mất định hướng, thái độ bất thường, run vẩy3: Lơ mơ, lú lẫn nặng, hung hăng, run vẩy

4: Hôn mê

<i><b>Các triệu chứng khác của xơ gan: là biến số nhị giá, gồm 2 giá trị:</b></i>

Có (Khi bệnh nhân có lách to, vàng da, vàng mắt, tuần hoàn bàng hệ,phù 2 chân, sao mạch)

Không (Khi bệnh nhân không có các triệu chứng kể trên)

<b>2.3.3. Biến số mơ tả đặc điểm cận lâm sàng</b>

2.3.3.1. Biến số xét nghiệm máu

<i>TQ: là biến số định lượng, thể hiện thời gian đông máu nội sinh.TCK: là biến số định lượng, thể hiện thời gian đông máu ngoại sinh.Tiểu cầu: là biến số định lượng, thể hiện số lượng tiểu cầu trong máu.Albumin máu: là biến số định lượng, là một trong số các protein do gan</i>

sản xuất, thể hiện tình trạng chức năng gan.

<i>Bilirubin máu toàn phần, trực tiếp, gián tiếp: là biến số định lượng, là</i>

sắc tố mật được đánh giá để phân độ Child – Pugh.

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

<i>Men gan: là biến số định lượng, gồm các chỉ số:</i>

- AST (aspartate aminotransferase - là enzym giúp chuyển hóa các axitamin, có trong bào tương, ty thể cơ tim, gan, xương, thận, não, tụy)

- ALT (alanine aminotransferase - là enzym giúp chuyển hóa các axitamin, có trong bào tương tế bào gan)

2.3.3.2. Biến số hình ảnh học của khối u gan trên chụp cắt lớp vi tính hoặccộng hưởng từ

<b>a) Hình ảnh học trước huỷ vi sóng:</b>

<i>Vị trí u: là biến số định lượng, thể hiện vị trí u ở hạ phân thùy nào của</i>

gan, dựa theo kết quả CT scan hoặc MRI.

<i>Số lượng u: là biến số định lượng - số u gan có hình ảnh bắt thuốc theo</i>

tiêu chuẩn khối u gan di căn.

<i>Đường kính u: là biến số định lượng, đường kính lớn nhất của u được đo</i>

trong một mặt phẳng.

<b>b) Hình ảnh học sau huỷ vi sóng:</b>

<i>Vị trí u: vị trí u ở hạ phân thùy gan tương ứng với vị trí trước khi đốt.Đường kính u sau huỷ: là biến số định lượng, đường kính thể hiện vùng</i>

huỷ u gan sau đốt vi sóng.

<i>Tính chất bắt chất tương phản qua các thì sau 1 tháng: là biến số định</i>

lượng, gồm 2 giá trị:

<i>+ Đáp ứng hoàn toàn hay khối u được phá hủy hoàn toàn (mất hoàn toàn</i>

<i>các dấu hiệu tăng sinh mạch của tất cả các tổn thương mục tiêu trên phimchụp cắt lớp vi tính gan 3 thì hoặc MRI có chất tương phản).</i>

<i>+ Không đáp ứng sau can thiệp (bao gồm tổng các phần mơ u cịn dấu</i>

</div>

×