Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

KỶ YẾU CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU 578 KHẢO SÁT THỰC TRẠNG NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN TẠI BỆNH VIỆN TRUYỀN MÁU HUYẾT HỌC NĂM 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (571.09 KB, 10 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>KHẢO SÁT THỰC TRẠNG NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN TẠI BỆNH VIỆN TRUYỀN MÁU HUYẾT HỌC NĂM 2021 </b>

<b>Vũ Thị Bích Huyền<small>1</small>, Phạm Thị Phước<small>1</small>, Bao Minh Hiền<small>1</small>, Vũ Thị Huế<small>1</small>, Trần Gia Hưng<small>1</small></b>

<b>TÓM TẮT<small>71</small></b>

<b><small>Mục tiêu: Xác định tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh </small></b>

<small>viện, tỷ lệ các loại và tác nhân nhiễm khuẩn bệnh viện tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học. </small>

<b><small>Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Kết quả: Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện của </small></b>

<small>người bệnh tại bệnh viện Truyền máu Huyết học là 5,6%. Trong đó, nhiễm khuẩn huyết (66,2%), viêm phổi bệnh viện (21,5%), nhiễm khuẩn đường tiết niệu chiếm 6,2%, các nhiễm khuẩn khác như nhiễm khuẩn tiêu hóa, nhiễm khuẩn da, mô mềm chiếm 6,2%. Tác nhân phổ biến nhất trong khảo sát trên người bệnh tại bệnh viện Truyền máu Huyết học là Klebsiella pneumoniae (16,9%), Escherichia coli (16,9%), Pseudomonas aeruginosa (15,4%), Candida (10,8%), S.aureus (9,2%), Staphylococcus epidermidis (7,7%), Stenotrophomonas maltophilia (4,6%) và các loại vi sinh vật khác chiếm 18,5%. </small>

<b><small>Kết luận: Nhiễm khuẩn bệnh viện là một </small></b>

<small>vấn đề quan trọng. Tại bệnh viện Truyền máu Huyết học, nhiễm khuẩn bệnh viện chiếm một tỷ lệ tương đối, chủ yếu là nhiễm khuẩn huyết với tác nhân chính là trực khuẩn gram âm. Chúng ta cần có chiến lược kiểm sốt nhiễm khuẩn và điều trị thích hợp. </small>

<i><small>Bệnh viện Truyền Máu Huyết Học </small></i>

<small>Chịu trách nhiệm chính: Vũ Thị Bích Huyền SĐT: 0977.444.243, </small>

<small>Email: Ngày nhận bài: 01/8/2022 </small>

<small>Ngày phản biện khoa học: 01/8/2022 Ngày duyệt bài: 15/9/2022 </small>

<i><b><small>Từ khóa: Nhiễm khuẩn bệnh viện, bệnh viện </small></b></i>

<small>Truyền máu Huyết học. </small>

<b>SUMMARY </b>

<b>SURVEY OF NOSOCOMIAL INFECTIONS AT BLOOD </b>

<b>TRANSFUSION AND HEMATOLOGY HOSPITAL IN 2021 </b>

<b><small>Objectives: Determine the percentage of </small></b>

<small>hospital infections, rate of types and pathogens of hospital infections at Blood Transfusion and Hematology Hospital by 2021. </small>

<b><small>Methods: Study across. </small></b>

<b><small>Results: The rate of hospital infections of </small></b>

<small>patients at Blood Transfusion and Hematology Hospital was 5.6%. In which, Blood stream infection 66.2%, nosocomial pneumonia 21.5%, Nosocomial urinary tract infections 6.2% and other such as 6.2%. The most common pathogens in the survey on patients at Blood Transfusion and Hematology Hospital were Klebsiella pneumoniae (16.9%), Escherichia coli (16.9%), Pseudomonas aeruginosa (15.4%), Candida (10.8%), S.aureus (9.2%), Staphylococcus epidermidis (7.7%), Stenotrophomonas maltophilia (4.6%) and other 18.5%. </small>

<b><small>Conclusions: Hospital infections are an </small></b>

<small>important. At Blood Transfusion and Hematology Hospital, it accounts for relative proportion, mainly bacteremia with the main agent being gram-negative bacilli. We need appropriate infection control and treatment strategies. </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<i><b><small>Keywords: </small></b></i> <small>Hospital infections, Blood Transfusion and Hematology hospital. </small>

<b>I. ĐẶT VẤN ĐỀ </b>

Hiện nay, thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện đang được đánh giá là một trong những thách thức và mối quan tâm hàng đầu ở hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới. Theo tổ chức Y tế thế giới ước tính tại các nước phát triển, tỷ lệ lưu hành nhiễm khuẩn bệnh viện là 7,6%. Tỷ lệ này lên đến 10%-15% ở các nước thu nhập thấp và trung bình [11]. Tại Việt Nam, theo kết quả các cuộc điều tra của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh tỷ lệ NKBV hiện mắc dao động từ 5% đến 11% tùy theo tuyến, hạng bệnh viện [1]. Gánh nặng của nhiễm khuẩn bệnh viện trên toàn thế giới không chỉ bởi số lượng lớn người bệnh bị ảnh hưởng hàng năm, mà còn do tác động đáng kể của nó làm gia tăng chi phí, kéo dài thời gian nằm viện và tăng tỷ lệ tử vong [11]. Mặc dù phổ biến và có ảnh hưởng tiêu cực, nhưng tại Việt Nam nhiễm khuẩn bệnh viện chưa được xác định đầy đủ, có ít tài liệu và giám sát về nhiễm khuẩn bệnh viện được công bố. Đến nay chỉ có ba cuộc điều tra cắt ngang mang tính khu vực do Cục Quản lý khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện từ những năm 2005 [1]. Tất cả các người bệnh điều trị tại bệnh viện đều có nguy cơ mắc nhiễm khuẩn bệnh viện. Hai yếu tố ảnh hưởng đến nhiễm khuẩn bệnh viện là tính nhạy cảm của cơ thể và yếu tố bệnh viện. Tại bệnh viện Truyền máu Huyết học, phần lớn là đối tượng người bệnh suy giảm miễn dịch, trải qua q trình hóa trị liệu, cấy ghép, thời gian điều trị kéo dài, là những đối tượng có nguy cơ cao mắc nhiễm khuẩn bệnh viện. Bên cạnh đó, những yếu tố bệnh viện như mơi trường, điều kiện thơng khí, người bệnh q tải cũng là những yếu tố ảnh hưởng trực

tiếp lên nhiễm khuẩn bệnh viện. Nhằm đánh giá thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện, từ đó đề xuất những biện pháp can thiệp kịp thời nhằm góp phần giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện và nâng cao chất lượng điều trị tại bệnh viện. Trên cơ sở đó, chúng tơi tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo sát thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện tại bệnh viện Truyền máu Huyết học”.

<b>Mục tiêu nghiên cứu </b>

Xác định tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện, tỷ lệ các loại và tác nhân nhiễm khuẩn bệnh viện tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học

<b>II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu </b>

<b>Địa điểm </b>

Các khoa lâm sàng tại Bệnh viện Truyền

<b>máu Huyết học Thời gian </b>

Tháng 11/2020 đến hết tháng 04/2021 và từ tháng 07/2021 đến hết tháng 12/2021.

<b>Phương pháp nghiên cứu </b>

▪ α: mức ý nghĩa thống kê, chọn α = 0,05 (tương ứng với độ tin cậy là 95%).

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

▪ Z: trị số từ phân phối chuẩn với độ tin cậy 95% (Z =1,96).

▪ d: sai số cho phép (d =0,03) của ước lượng

Với tỷ lệ NB bị NKBV vào khoảng p = 0,075 dựa theo tỷ lệ NKBV trung bình tại BV Truyền máu Huyết học năm 2020. Với sai số loại 1 là 5% và kỳ vọng sai số của ước tính KTC 95% là 5% thì cỡ mẫu tối thiểu cần cho nghiên cứu là n= 297.

Tiêu chuẩn chọn vào: Người bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện Truyền máu Huyết học có thời gian nằm viện > 02 ngày (Ngày nhập viện là ngày thứ nhất).

Tiêu chuẩn loại trừ: Những người bệnh có nhiễm trùng trước hoặc trong vòng 02 ngày đầu nhập viện.

<b>Phương pháp thu thập xử lý số liệu </b>

Trong khoảng thời gian nghiên cứu (từ tháng 11/2020 đến hết tháng 04/2021 và từ tháng 07/2021 đến hết tháng 12/2021), mỗi tháng, các điều tra viên là nhân viên của khoa KSNK tiến hành thu thập số liệu NKBV tại các khoa lâm sàng. Điều tra viên thu thập dựa trên hồ sơ bệnh án và ý kiến bác

sỹ phụ trách thông qua phiếu điều tra cắt ngang nhiễm khuẩn bệnh viện. Đợt điều tra được thực hiện trong vòng 1-2 ngày đối với mỗi khoa lâm sàng.

Phiếu điều tra cắt ngang NKBV được thiết kế dựa trên các Quy định/Hướng dẫn của Bộ y tế và “Tiêu chuẩn chẩn đoán một số loại biến cố, NKBV thường gặp” của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh dịch – Hoa Kỳ (CDC).

<b>Phương pháp kiểm soát sai lệch </b>

Tuân thủ việc chọn đối tượng nghiên cứu theo tiêu chí chọn vào và loại ra.

Định nghĩa rõ ràng, cụ thể các biến số. Tập huấn cách điều phiếu giám sát cho điều tra viên trước khi đi thu thập số liệu.

Tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị, điều dưỡng, xác minh thông tin để tránh bỏ sót

<b>hoặc chẩn đốn sai trường hợp NKBV. Xử lý số liệu </b>

Sử dụng Google form để thiết kế biểu mẫu và thu thập số liệu.

Sử dụng phần mềm Stata để phân tích dữ

<b>kiện. </b>

<b>III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU </b>

<i><b>Bảng 9: Đặc tính mẫu của đối tượng nghiên cứu (n=1153) </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Độ tuổi nghiên cứu phần lớn là trẻ tuổi, nhóm tuổi dưới 18 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất

<b>(38,5%). Giới tính có sự chênh lệch khơng đáng kể. Chẩn đốn chiếm phần lớn là bệnh bạch </b>

cầu cấp dòng lympho (33,8%). Số ngày năm viện phân bố đồng đều ở 3 nhóm nằm viện dưới 7 ngày, từ 7-14 ngày và trên 14 ngày. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có buồng tiêm dưới da là 31,2%.

<i><b>Bảng 2: Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện (n=1153) </b></i>

<b>Tần số (n) Tỉ lệ (%) Tần số (n) Tỉ lệ (%) Tần số (n) Tỉ lệ (%) NKBV </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<i><b>Sơ đồ 1: Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện theo khoa. </b></i>

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ NKBV cao nhất tại khoa GTBG (10,4%) và thấp nhất tại khoa HHNL2 (2,9%).

<i><b>Bảng 3: Tỷ lệ các loại NKBV và tác nhân gây NKBV. </b></i>

<b>Loại nhiễm khuẩn (n=65) </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<i><b>Bảng 4: Tỷ lệ hai loại nhiễm khuẩn bệnh viện phổ biến phân theo khoa. </b></i>

<b>Loại NKBV Khoa </b>

<b>Nhiễm khuẩn huyết Viêm phổi bệnh viện </b>

<i><b>Bảng 5: Tỷ lệ hai loại tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện phổ biến phân theo khoa </b></i>

<b>Loại NKBV Khoa </b>

<b>Klebsiella </b>

<b>pneumonia <sup>Escherichia coli </sup></b>

<b>Pseudomona aeruginosa </b>

<b>IV. BÀN LUẬN </b>

Nhóm tuổi dưới 18 tuổi chiếm tỷ lệ cao

<b>nhất (38,5%). Điều này cho thấy, phần lớn </b>

người bệnh là trẻ tuổi. Giới tính có sự chênh lệch khơng đáng kể. Chẩn đoán chiếm phần lớn là bệnh bạch cầu cấp dòng lympho (33,8%). Số ngày năm viện phân bố đồng

đều ở 3 nhóm nằm viện dưới 7 ngày, từ 7-14 ngày và trên 14 ngày. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có buồng tiêm dưới da là 31,2%.

Qua nghiên cứu 1153 HSBA đủ tiêu chuẩn chọn mẫu đã phát hiện 65 người mắc NKBV, chiếm 5,6%. So với kết quả giám sát của những năm trước đây, tỷ lệ NKBV đã

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

giảm rõ rệt, từ năm 2016 tỷ lệ NKBV là 14,2%, tỷ lệ này có xu hướng giảm, đến kết quả của nghiên cứu này, tỷ lệ NKBV chung là 5,6%. Như vậy sau 5 năm, NKBV giảm được hơn 50%. Điều này có thể lý giải do thực hành KSNK của nhân viên y tế và công tác vệ sinh tay trong bệnh viện đã được cải thiện rõ rệt theo thời gian. Các báo cáo tổng kết cho thấy, năm 2016, tỷ lệ tuân thủ thực hành KSNK đạt 75%, tỷ lệ tuân thủ tăng đáng kể qua từng năm. Đến nay, công tác thực hành KSNK trở thành công tác thường quy, các NVYT tuân thủ tốt, tỷ lệ tuân thủ luôn đạt ở mức cao gần như là tuyệt đối. Tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay của nhân viên y tế năm 2016 là gần 70%. Từ năm 2016 đến nay tỷ lệ tuân thủ VST tăng dần qua từng năm. Đến thời điểm hiện tại, tỷ lệ tuân thủ VST đã đạt 87%, tăng đáng kể so với năm 2016. Bên cạnh đó, chúng tơi cũng tiến hành soạn thảo quy trình, bảng kiểm để giám sát tuân thủ thực hành KSNK. Tập huấn liên tục cho NVYT, nhất là các nhân viên mới các quy trình, hướng dẫn về công tác KSNK bênh viện. Công tác giám sát được thực hiện liên tục một cách hệ thống, phản hồi nhanh chóng kết quả cũng như những tồn tại trong q trình thực hành KSNK. Những thơng tin thu được qua giám sát cũng cần được đưa vào nội dung sinh hoạt mạng lưới KSNK, vào các bài giảng phục vụ đào tạo, huấn luyện về KSNK.

Có sự chênh lệch rõ rệt về tỷ lệ NKBV giữa thời điểm 06 tháng đầu tại cơ sở bệnh viện cũ (6,7%) và 06 tháng cuối tại cơ sở bệnh viện mới (4,0%). Điều này là hợp lý, có thể thấy tại cơ sở mới có điều kiện cơ sở vật chất tốt hơn, thiết bị hiện đại, hệ thống thơng

khí áp lực âm, dương, môi trường mới chưa bị tác động nhiều,…Ngồi ra, tại cơ sở bệnh viện mới, cơng tác giám sát kiểm soát nhiễm khuẩn được ban lãnh đạo quan tâm, chú trọng và đầu tư hơn. Nên vấn đề về kiểm soát nhiễm khuẩn được kiểm soát tốt hơn, giảm thiểu tỷ lệ NKBV.

So với các nghiên cứu trong nước, kết quả của nghiên cứu cũng khá tương đồng với kết quả trong nghiên cứu của tác giả Lê Trung tại Bv Ung Bướu Tp. Hồ Chí Minh trên đối tượng người bệnh ung thư, với tỷ lệ NKBV là 6,69% [5]. Nhưng lại thấp hơn kết quả trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thanh Son trên đối tượng người bệnh ung thư hệ tạo huyết tại BV Ung Bướu Tp. Hồ Chí Minh (11,7%) [7]. Cao hơn kết quả trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Phương Thảo tại BV Nhi Đồng 2 trên đối tượng bệnh nhi (3,4%) và nghiên cứu của tác giả Nguyễn Việt Hùng tại BV Bạch Mai (4,5%) [8], [10]. Điều này có thể là do đối tượng người bệnh tại các BV chuyên khoa như BV truyền máu Huyết học và BV ung Bướu, chủ yếu là đối tượng người bệnh có bệnh lý ác tính, phải trải qua q trình hóa trị liệu liều cao, kéo dài dẫn đến suy giảm hệ thống miễn dịch, nhiễm khuẩn cũng là một trong những biến chứng thường gặp nhất trong điều trị bệnh lý ung thư hệ tạo huyết, NB hóa trị liệu đặc hiệu, có thể vì vậy mà tỷ lệ NKBV cao hơn so với các BV đa khoa khác.

So với các nghiên cứu trên thế giới, kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn kết quả trong nghiên cứu của tác giả Morioka tại Nhật Bản với tỷ lệ NKBV là 10,1% [6], nhưng lại khá tương đồng với kết quả trong nghiên cứu của tác giả Lanini tại Italia

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

(6,7%) [4], cao hơn kết quả trong nghiên cứu của tác giả Magill tại Hoa Kỳ (4,0%) [9]. Có thể thấy tỷ lệ NKBV dao động khác nhau giữa các nghiên cứu và các quốc gia khác nhau nhưng nhìn chung đều dao động từ 4%-10%, phù hợp với tỷ lệ lưu hành NKBV theo thống kê của tổ chức y tế thế giới (5-11%).

Tỷ lệ NKBV phân bố theo khoa cho thấy khoa GTBG có tỷ lệ NKBV cao nhất (chiếm 10,4%), thấp nhất là khoa HHNL2 (2,9%). Khoa GTBG tiếp nhận người bệnh có bệnh lý nặng, điều trị kéo dài, cấy ghép, chịu nhiều thủ thuật xâm lấn, suy giảm hệ thống miễn dịch dẫn đến khả năng nhiễm khuẩn bệnh viện cao các khoa khác.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nhiễm khuẩn huyết chiếm tỷ lệ cao nhất (66,2%), tiếp theo là viêm phổi bệnh viện, chiếm (21,5%), nhiễm khuẩn đường tiết niệu chiếm 6,2%, các nhiễm khuẩn khác như nhiễm khuẩn tiêu hóa, nhiễm khuẩn da, mô mềm chiếm 6,2%. Kết quả này khá tương đồng với kết quả trong nghiên cứu tại Thổ Nhĩ Kỳ trên đối tượng người bệnh mắc bệnh huyết học ác tính thì nhiễm khuẩn huyết chiếm hơn một nửa dân số nghiên cứu, nhiễm khuẩn huyết được báo cáo có liên quan chặt chẽ đến mức độ nghiêm trọng của tình trạng người bệnh hơn là khả năng gây bệnh của vi khuẩn [3]. Còn theo kết quả nghiên cứu trên đối tượng người bệnh ung thư hệ tạo huyết tại BV Ung Bướu Tp.Hồ Chí Minh vị trí nhiễm trùng chiếm tỷ lệ cao nhất là nhiễm trùng đường hô hấp (44,7%), tiếp theo là nhiễm trùng sang thương da (10,6%). Còn trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Việt Hùng tại BV Bạch Mai cho kết quả viêm phổi bệnh viện chiếm 51%, nhiễm

khuẩn huyết chiếm 8,7% [8]. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Anh tại BV Nhi Đồng 2 thì viêm phổi bệnh viện chiếm 67%, nhiễm khuẩn huyết chiếm 27% [10]. Qua nghiên cứu, có thể thấy được các loại nhiếm khuẩn bệnh viện ở các bệnh viện là khác nhau, đặc biệt là bệnh viện chuyên khoa huyết học khác hẳn với các bệnh viện khác.

Tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết phân bố không đồng đều tại các khoa, cao nhất tại khoa HHTE2 (23,3%). Viêm phổi bệnh viện cũng phân bố không đồng đều tại các khoa, chiếm đa số tại Khoa HHNL3 (40,0%) và khu ĐTTH-CC-HSTC (26,7%). Từ đó, có thể thấy tùy đặc thù từng khoa mà có sự phân bố khác nhau giữa các loại nhiễm khuẩn.

Các tác nhân thường gặp được tìm thấy trong nghiên cứu của chúng tôi là Klebsiella pneumoniae (16,9%), E.coli (16,9%), Pseudomonas aeruginosa (15,4%), tiếp theo lần lượt là Candida, S.aureus. Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới, các loại nhiễm khuẩn thường gặp và loại vi sinh vật cũng khơng có sự khác biệt đáng kể, chủ yếu là Enterobacteriaceae, Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Việt Hùng tại BV Bạch Mai tìm thấy các tác nhân Acinetobacter baumannii (25,8%), Staphylococcus aureus (19,4%), Candida spp. (16,1%), Pseudomonas aeruginosa (12,9%) là 4 chủng thường gặp nhất [8]. Vi sinh vật phân lập được trên các mẫu cấy vi sinh ở những người bệnh nhiễm khuẩn bệnh viện trong nghiên cứu của tác giả Đoàn Xuân Quảng tại BV Thống Nhất chủ yếu là Acinetobacter baumanii (19,4%), Klebsiella pneumoniae (19,4%), Staphylococcus aureus

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

(19,4%) [2]. Tỷ lệ các loại tác nhân vi sinh vật có sự khác nhau giữa các nghiên cứu nhưng nhìn chung các chủng thường gặp nhất là Pseudomonas aeruginosa, Klebsiella pneumoniae, Staphylococcus aureus, Candida. Vi khuẩn đường ruột là nguyên nhân chủ yếu gây ra NKBV được phân lập ở người bệnh huyết học cũng như những đối tượng người bệnh nhập viện trong các nghiên cứu khác.

Qua kết quả khảo sát, tác nhân Escherichia coli phân bố tương đối đồng đều tại các khoa. Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện do tác nhân Pseudomonas chiếm đa số tại khoa HHNL3 (40,0%), Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện do tác nhân Klebsiella pneumonia chiếm tỷ lệ cao nhất tại khu ĐTTH-CC-HSTC (36,4%). Có thể tùy đặc thù bệnh lý của từng khoa khác nhau dẫn đến tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện tại các khoa cũng có sự khác nhau.

<b>V. KẾT LUẬN </b>

Qua phân tích 1153 đối tượng nghiên cứu, ghi nhận được những kết quả như sau:

<b>5.1. Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện </b>

Tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện của người bệnh tại bệnh viện Truyền máu Huyết học là 5,6%. Trong đó, tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện của người bệnh tại cơ sở cũ bệnh viện Truyền máu Huyết học là 6,7% và tại cơ sở mới là 4,0%.

<b>5.2. Tỷ lệ các loại nhiễm khuẩn bệnh viện, tác nhân nhiễm khuẩn bệnh viện </b>

Tỷ lệ các loại nhiễm khuẩn bệnh viện tại bệnh viện Truyền máu Huyết học là nhiễm khuẩn huyết (66,2%), viêm phổi bệnh viện

(21,5%), nhiễm khuẩn đường tiết niệu chiếm 6,2%, các nhiễm khuẩn khác như nhiễm khuẩn tiêu hóa, nhiễm khuẩn da, mô mềm chiếm 6,2%.

Tác nhân phổ biến nhất trong khảo sát trên người bệnh tại bệnh viện Truyền máu Huyết học là Klebsiella pneumoniae (16,9%), E.coli (16,9%), Pseudomonas aeruginosa (15,4%), Candida (10,8%), S.aureus (9,2%), Staphylococcus epidermidis (7,7%), Stenotrophomonas maltophilia (4,6%) các loại vi sinh vật khác chiếm 18,5%.

<b>VI. KIẾN NGHỊ </b>

Tiếp tục tăng cường tập huấn và giám sát việc thực hiện các quy trình kiểm sốt nhiễm khuẩn, dung dịch vệ sinh tay và phương tiện phòng hộ cá nhân được sử dụng. Quan trọng là quy trình khử khuẩn, tiệt khuẩn, tuân thủ đúng quy định các thời điểm rửa tay và nguyên tắc vô khuẩn khi chăm sóc người bệnh có mang các phương tiện hỗ trợ điều trị.

Hiện đại hóa phương pháp giám sát các quy trình KSNK thơng qua camera để kịp thời đề nghị khắc phục tuân thủ thực hành.

Tiếp tục theo dõi tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện để có những đánh giá, can thiệp kịp thời. Tuy nhiên, cần tập trung giám sát cắt dọc nhiễm khuẩn huyết bằng các phương pháp được Bộ Y tế khuyến khích, ưu tiên sử dụng (giám sát chủ động, giám sát tiến cứu, giám sát dựa vào người bệnh, giám sát tỷ lệ mới mắc, giám sát trọng điểm, giám sát theo yếu tố nguy cơ,…)

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>

<b><small>1. Bộ Y Tế, (2012), “Tài liệu đào tạo phịng và </small></b>

<small>kiểm sốt nhiễm khuẩn”, tr 7-10. </small>

<b><small>2. Đoàn Xuân Quảng, Trần Thị Thanh Tâm, Trần Hải Âu (2013), "Khảo sát cắt ngang </small></b>

<small>tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện tại bệnh viện Thống Nhất năm 2013", tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh Tập 18 , Số 3, 2014, tr 98-102. </small>

<b><small>3. Habip Gedik, Funda Şimşek, Arzu Kantürk, Taner Yildirmak, Deniz Arica, Demet Aydin, Naciye Demirel and Osman Yokuş (2014), "Bloodstream infections in </small></b>

<small>patients with hematological malignancies: which is more fatal–cancer or resistant pathogens?", Therapeutics and clinical risk management, 10, 743. </small>

<b><small>4. Lanini Simone, Jarvis William R, Nicastri Emanuele, Privitera Gaetano, Gesu Giovanni, Marchetti Federico, Giuliani Luigi, Piselli Pierluca, Puro Vincenzo and Nisii Carla (2009), "Healthcare-associated </small></b>

<small>infection in Italy annual point-prevalence surveys, 2002–2004", Infection Control & Hospital Epidemiology, 30 (7), 659-665. </small>

<b><small>5. Lê Trung, Nguyễn Văn Vĩnh, Huỳnh Hoa Hạnh, Nguyễn Thị Khánh Ngọc (2018), </small></b>

<small>"Đánh giá tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện tại bệnh viện Ung bướu Tp. Hồ Chí Minh", Tạp chí ung thư học Việt nam, (5), 186-192. </small>

<b><small>6. Morioka H., Hirabayashi A., Iguchi M., Tomita Y., Kato D., Sato N., Hyodo M., Kawamura N., Sadomoto T., Ichikawa K., Inagaki T., Kato Y., Kouyama Y., Ito Y. </small></b>

<b><small>and Yagi T. (2016), "The first point </small></b>

<small>prevalence survey of health care-associated infection and antimicrobial use in a Japanese university hospital: A pilot study", Am J Infect Control, 44 (7), e119-23. </small>

<b><small>7. Nguyễn Hồng Hải, Nguyễn Thị Thanh Son, Lưu Hùng Vũ, Phạm Xuân Dũng </small></b>

<small>(2018), "Khảo sát tình hình Nhiễm trùng trên người bệnh ung thư hệ tạo huyết tại khoa Nội 2 bệnh viện Ung Bướu Tp. Hồ Chí Minh", (5), tr. 90-96. </small>

<b><small>8. Nguyễn Việt Hùng, Trương Anh Thư, Lê Bá Uyên, Lê Thị Uyển (2012), "Tỷ lệ, phân </small></b>

<small>bố, các yếu tố liên quan và tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện tại bệnh viện Bạch Mai năm 2012", Tạp chí Y Học Thực Hành, số 5 (2013), 167-169. </small>

<b><small>9. Shelley S Magill, Jonathan R Edwards, Wendy Bamberg, Zintars G Beldavs, Ghinwa Dumyati, Marion A Kainer, Ruth Lynfield, Meghan Maloney, Laura McAllister-Hollod and Joelle Nadle (2014), </small></b>

<small>"Multistate point-prevalence survey of health care–associated infections", New England Journal of Medicine, 370 (13), 1198-1208. </small>

<b><small>10. Trần Anh, Đỗ Phương, Thảo Lê Thị Kim Sa (2014), "Đặc điểm nhiễm khuẩn bệnh </small></b>

<small>viện các yếu tố liên quan đến nhiểm khuẩn bệnh viện tại Bệnh Viện Nhi Đồng 2 năm 2014", tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh Phụ Bản Tập 19, Số 6, 2015, 155-160. </small>

<b><small>11. WHO (2011), Report on the burden of </small></b>

<small>endemic health care-associated infection worldwide, 12-19. </small>

</div>

×