Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

lvts 2009 mô hình quy hoạch không gian khu du lịch sinh thái măng đen kontum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.7 MB, 107 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b><small>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG </small>TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP. HỒ CHÍ MINH </b>

<b><small>* * * * * </small></b>

<b>NGUYỄN TỪ TỊNH UYỂN </b>

<b>DU LỊCH SINH THÁI MĂNG ĐEN - KONTUM </b>

<b><small>CHUYÊN NGÀNH: QUY HOẠCH </small></b>

<b><small>MÃ SỐ: 60 58 05 </small></b>

<b><small>LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH </small></b>

<b>TS. NGUYỄN THIỀM </b>

<b><small>THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2009 </small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>MỤC LỤC </b>

PHẦN 1: <b>MỞ ĐẦU</b> ... 1

<i><b>1. Lý do chọn đề tài</b></i>...1

<i><b>2. Mục đích nghiên cứu.</b></i> ...2

<i><b>3. Nội dung nghiên cứu</b></i> ...3

<i><b>4. Phương pháp nghiên cứu</b></i> ...3

PHẦN 2: <b>NỘI DUNG</b> ... 5

<b>CHƯƠNG I:TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH SINH THÁI</b> ... 5

<b>I. Tổng quan về khai thác du lịch trên thế giới.</b> ... 5

<i><b>1.1. Khái niệm chung về các khu DLST .</b></i> ... 5

1.1.1. Du lịch vui chơi giải trí và nghỉ dưỡng. ... 5

1.1.2. Du lịch văn hoá thể thao. ... 5

1.2.2. Chiến lược tăng trưởng có giới hạn. ... 6

1.2.3. Chiến lược phát triển toàn diện. ... 7

<b>II. Tổng quan về khai thác du lịch sinh thái.</b> ... 7

<i><b>2.1. Đặc trưng cơ bản của loại hình du lịch sinh thái .</b></i> ... 7

<i><b>2.2. Một vài kinh nghiệm tổ chức du lịch sinh thái trên thế giới</b></i> ... 8

2.2.1. Du lịch sinh thái ở Tam Giác Vàng-Thái Lan. ... 8

2.2.2. Khu DLST Phuket thuộc vịnh Phang Nga (Thi lan). ... 9

2.2.3. Bài học kinh nghiệm ... 10

<i><b>2.3. Hiện trạng phát triển du lịch ở Việt Nam.</b></i>... 11

2.3.1. Về tổ chức các loại hình du lịch sinh thái. ... 13

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

2.4.1 Du lịch sinh thái ở Đà Lạt. ... 14

2.4.2 Du lịch sinh thái ở Sa Pa. ... 16

2.4.3 Bài học kinh nghiệm ... 21

<b>CHƯƠNG 2:CÁC CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN KHÔNG GIANDU LỊCH SINH THÁI MĂNG ĐEN</b> ... 23

<b>I. Các yêu cầu cơ bản của du lịch sinh thái.</b> ... 23

<i><b>1.1. Tơn tạo và giữ gìn cảnh quan tự nhiên.</b></i> ... 23

<i><b>1.2. Bảo tồn những giá trị văn hoá-truyền thống.</b></i> ... 23

1.2.1. Giữ gìn văn hóa truyền thống. ... 24

1.2.2. Tạo việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương. ... 25

<i><b>1.3. Nâng cao nhận thức.</b></i> ... 25

<b>II. Những chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010.</b> ... 26

<i><b>2.1. Chiến lược sản phẩm</b></i> ... 27

<i><b>2.2. Định hướng phát triển du lịch sinh thái ở Tây Nguyên.</b></i> ... 28

2.2.1. Định hướng về tổ chức không gian du lịch ở vùng Tây Nguyên. ... 28

2.2.2. Định hướng tổ chức không gian các làng đồng bào dân tộc. ... 29

2.2.3. Một số giải pháp cơ bản phát triển du lịch sinh thái . ... 33

<b>III. Những quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch Măng Đen</b> ... 35

<i><b>3.1. Quan điểm.</b></i> ... 35

3.1.1. Quan điểm về du lịch sinh thái . ... 35

3.1.2. Quan điểm về tính truyền thống và tính hiện đại trong du lịch sinh thái. ... 35

3.1.3. Quan điểm về tính kiến trúc trong xây dựng và khai thác.... 36

3.1.4. Quan điểm về quy hoạch. ... 37

3.1.5. Quan điểm về sự phát triển bền vững. ... 38

<i><b>3.2. Mục tiêu phát triển</b></i>... 38

3.2.1. Mục tiêu về tổ chức không gian cảnh quan kiến trúc và môi trường sinh thái Măng Đen . ... 38

3.2.2. Mục tiêu văn hoá-xã hội. ... 39

<b>IV. Một số nguyên tắc cơ bản tổ chức không gian du lịch sinh thái.</b> .... 40

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<i><b>4.1. Nguyên tắc chung.</b></i> ... 40

<i><b>4.2. Về tổ chức không gian.</b></i> ... 42

<i><b>4.3. Về tổ chức tham quan.</b></i> ... 43

<i><b>4.4. Về hình thức kiến trúc.</b></i> ... 43

<b>V. Tiềm năng và thực trạng du lịch Măng Đen.</b> ... 44

<i><b>5.1 Vị trí phát triển du lịch sinh thái Măng Đen trong mối quan hệ vùng kinh tế du lịch Tây nguyên.</b></i> ... 44

<i><b>5.2. Tiềm năng phát triển du lịch Măng Đen.</b></i> ... 45

5.2.1. Đặc điểm tự nhiên. ... 45

5.2.2. Đặc điểm xã hội. ... 47

5.2.3. Đặc điểm văn hoá. ... 48

5.2.3. Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch. ... 52

5.3.3. Hiện trạng khai thác không gian cảnh quan du lịch Măng Đen. ... 57

<b>CHƯƠNG III:ĐỊNH HƯỚNG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN CẢNH QUANDU LỊCH SINH THÁI MĂNG ĐEN.</b> ... 58

<b>I. Định hướng quy hoạch tổng thể khu du lịch sinh thái Măng Đen.</b> .... 58

<i><b>1.1. Định hướng chung.</b></i> ... 58

<i><b>1.2. Xác định hình thức du lịch sinh thái tại Măng Đen.</b></i> ... 60

<i><b>1.3. Dự báo quy mô phát triển.</b></i> ... 61

<i><b>1.4. Định hướng tổ chức gian du lịch sinh thái của Măng Đen.</b></i> ... 63

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

1.4.3. Trung tâm phục vụ du lịch tham quan cảnh quan. ... 68

1.4.4. Trung tâm phục vụ du lịch nghiên cứu khoa học. ... 68

<b>II. Giải pháp tổ chức không gian cảnh quan du lịch sinh thái Măng Đen.</b> ... 69

<i><b>2.1. Cụm du lịch nghĩ dưỡng.</b></i> ... 69

<i><b>2.2. Cụm du lịch thám hiểm.</b></i> ... 69

<i><b>2.3. Cụm du lịch tham quan cảnh quan.</b></i> ... 70

<i><b>2.4. Cụm du lịch nghiên cứu khoa học.</b></i> ... 71

<i><b>2.5. Làng đồng bào dân tộc.</b></i> ... 71

2.5.1. Buôn Tai – dân tộc Ê đê. ... 71

2.5.2. Làng Kon Hơ Ngo Ktu- dân tộc Bah nar. ... 72

<i><b>2.6. Sân golf</b></i> ... 72

<b>III. Đề xuất các tuyến điểm tham quan.</b> ... 73

<i><b>3.1. Định hướng các tuyến du lịch trên đồi núi, sơng ngịi…</b></i> ... 73

<i><b>3.2. Định hướng các tuyến du lịch chuyên đề.</b></i>... 74

<i><b>3.3. Các hoạt động văn hoá.</b></i> ... 74

<b>IV. Định hướng xây dựng cơ sở hạ tầng ở Măng Đen.</b> ... 76

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<i><b>4.6. Về vệ sinh môi trường.</b></i> ... 78

PHẦN 3: <b>KẾT LUẬN</b> ... 80

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Du lịch đạt được hiệu quả kinh tế cao, được gọi là ngành công nghiệp khơng khói, xuất khẩu vơ hình, đem lại ngoại tệ lớn. Vì vậy du lịch được xem là động lực phát triển kinh tế-xã hội cho các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển.

Hoạt động du lịch đã và đang phát triển mạnh mẽ, nó trở thành một ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước trên thế giới. GDP về du lịch đã đạt 15-20% GDP của thế giới, nhiều nước đã đạt tới 40-50% của quốc gia.

Việt Nam là nước có nguồn tài nguyên du lịch dồi dào với các dạng: bãi biển, hang động, suối khoáng, các lễ hội, di tích lịch sử, văn hoá truyền thống các dân tộc thiểu số…Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển đa dạng hoá loại hình du lịch cho mỗi vùng miền. Đồng thời nó cũng là một ngành khoa học tương đối non trẻ, nghiên cứu hệ thống lãnh thổ nghỉ ngơi, du lịch. Tuy nhiên tài nguyên du lịch nước ta rất đa dạng, phong phú nhưng vẫn còn nhiều ở dạng tiềm năng, cụ thể là khu DLST Măng Đen.

Với tiềm năng sẵn có, Măng Đen vừa được tổng cục du lịch đưa vào chiến lược quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2006-2025 và một trong ba vùng động lực phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Kon Tum. Bởi

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

vì trong quy hoạch tổng thể phát triển Kon Plong, khu du lịch sinh thái Măng Đen đã được xác định là khu du lịch mang tính chất trung tâm – khu lõi của vùng du lịch.

Với những gì Măng Đen đang có là nằm ở độ cao 1.200-1.500m so với mặt nước biển, là vùng đất nguyên sơ với hơn 100.000 ha rừng nguyên sinh trùng điệp (trong đó có hơn 40.000 ha rừng thơng), độ che phủ hết sức lý tưởng (đạt 85%). Tại đây có nhiều hệ thống sơng hồ, suối đá, thác ghềnh chằn chịt, nhiệt độ bình quân dưới 20<sup>0</sup>C…

Ngoài những thế mạnh về cảnh quan thì giao thơng cũng là điều kiện thuận lợi. Nếu đi đường 14 đến thị xã Kon Tum, theo quốc lộ 24 khoảng 50km là đến Măng Đen. Một đường khác đến Măng Đen, cũng bắt đầu từ quốc lộ 24 tại ngã 3 thạch trụ (Quãng Ngãi), vượt đèo Violắc ngoạn mục với trùng điệp rừng nguyên sinh, khoảng 70km là đến.

Vì vậy việc nghiên cứu này một mặt có thể đáp ứng, hỗ trợ cho khu du lịch sinh thái Măng Đen. Mặt khác đóng góp vào ngun lý mơ hình khu du lịch sinh thái ở Việt Nam nói chung và Tây nguyên nói riêng.

<i><b>2. Mục đích nghiên cứu. </b></i>

- Đề xuất được các không gian xây dựng, khai thác, bảo tồn cảnh quan tự nhin phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, để hình thành một trung tâm du lịch sinh thái có bản sắc, hấp dẫn chất lượng cao với các tour du lịch phong phú, đa dạng.

- Các khu chức năng của khu quy hoạch bao gồm các khu du lịch, khu đô thị , khu dân cư, khu cảnh quan tự nhiên, các khu danh lam thắng cảnh, khu

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

kết nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững, không xâm hại tới cảnh quan tự nhiên, di tích, thắng cảnh.

- Đề xuất được hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật kết nối với khu vực xung quanh và cơ sở hạ tầng bên trong khu quy hoạch đảm bảo sự thuận lợi và hiệu quả trong khai thác và phát triển của từng giai đoạn khác nhau.

- Đề xuất được các giải pháp phát triển du lịch sinh thái gắn với phát triển các khu dân cư địa phương.

- Cổ động cho phong trào phát triển du lịch sinh thái, vui chơi, nghĩ dưỡng để thân thiện với thiên nhiên.

- Tạo ra một mơ hình tương đối tốt cho khu DLST để là vấn đề kham thảo của các cấp chính quyền về vùng đất nhiều tiềm năng này. Và cũng để sử dụng vào những vùng đất có điều kiện tương tự nhưng chưa được

<i><b>khai phá. </b></i>

<i><b>3. Nội dung nghiên cứu </b></i>

- Đánh giá thực trạng tiềm năng khai thác phát triển du lịch tại Măng Đen.

- Tìm hiểu các kinh nghiệm tổ chức không gian DLST trong nước và các nước khác trên thế giới.

- Xây dựng cơ sở khoa học cho mơ hình quy hoạch không gian khu DLST Măng Đen.

- Đề xuất một mơ hình quy hoạch khơng gian DLST hợp lý và hiệu quả

<i><b>nhất cho Măng Đen. </b></i>

<i><b>4. Phương pháp nghiên cứu </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

- Điều tra, nghiên cứu, đánh giá, phân tích, tổng hợp để phát triển tiềm năng thiên nhiên sẵn có của Măng Đen .

- Phương pháp chuyên gia là nghiên cứu những bài học kinh nghiệm của các khu DLST đã thành cơng trong và ngồi nước.

- Mơ hình hố.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

PHẦN 2

<b>NỘI DUNG CHƯƠNG I: </b>

<b>TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH SINH THÁI </b>

<b>I. Tổng quan về khai thác du lịch trên thế giới. </b>

<i><b>1.1. Khái niệm chung về các khu DLST . </b></i>

1.1.1. Du lịch vui chơi giải trí và nghỉ dưỡng.

Đây là loại hình du lịch nảy sinh do nhu cầu cần phải nghỉ ngơi để phục hồi thể lực và tinh thần cho con người sau những khoảng thời gian làm việc căng thẳng. Du lịch vui chơi giải trí và nghĩ dưỡng là loại hoạt động du lịch có mục đích vì sức khoẻ và có tác dụng giải trí làm cho cuộc sống chúng ta thêm đa dạng.

1.1.2. Du lịch văn hoá thể thao.

Loại du lịch này mục đích chính là nâng cao hiểu biết và đáp ứng sở thích cho một số cá nhân hay tập thể về một loại hình văn hố, thể thao nào đó. Loại hình này nhằm thoả mãn lịng ham hiểu biết thông qua các chuyến đi du lịch đến những nơi mới lạ để tìm hiểu và nghiên cứu những nền văn hoá khác nhau của những tộc dân khác nhau.

1.1.3. Du lịch dã ngoại và thám hiểm.

Là loại phục vụ cho những du khách ưa thích cảm giác mạnh, thích phiêu lưu mạo hiểm, khám phá những nơi mới lạ, những vùng đất chưa từng khai thác. Du khách của loại hình này ưa chuộng các cánh rừng nguyên sinh.

1.1.4. Du lịch nghiên cứu khoa học.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Mục đích của loại hình du lịch này chính nhằm phục vụ cho việc khảo cứu, sưu tầm, thu thập các số liệu theo chủ đề nghiên cứu khoa học của họ.

1.1.5. Du lịch sinh thái

Là loại hình du lịch có một ý nghĩa tổng hợp của các loại hình du lịch trên, là sự kết hợp giữa du lịch và môi trường. Hoạt động du lịch sinh thái dựa vào các tiềm năng thiên nhiên, văn hoá và nhân văn. Đây là hoạt động du lịch ít gây tác động đến các khu vực thiên nhiên còn nguyên vẹn; là hoạt động có chú trọng tới các cơ hội kinh tế đối với dân cư địa phương. Mục đích của du lịch sinh thái là sử dụng phần lớn doanh thu có được từ du lịch nhằm để bảo vệ và tôn tạo các nguồn tài nguyên mà du lịch dựa vào. Du lịch sinh thái là loại hình du lịch đang có xu thế phát triển nhanh chóng trên phạm vi tồn thế giới. Ngày càng chiếm được nhiều sự quan tâm của mọi người, vì đây là loại hình du lịch có trách nhiệm, hỗ trợ cho các mục tiêu bảo tồn thiên nhiên và phát triển cộng đồng.

<i><b>1.2. Chiến lược phát triển và quản lý du lịch. </b></i>

1.2.2. Chiến lược tăng trưởng có giới hạn.

- Chiến lược này có hoạch định các điều luật nghiêm ngặt về môi trường, đồng thời sẽ chấp nhận chính sách tăng trưởng chậm nhưng đều đặn và bền

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

- Vì thế chiến lược tăng trưởng có giới hạn sẽ dẫn đến sự giảm sút thu nhập tài chính và kinh tế của nhà đầu tư khi nhu cầu du lịch được đáp ứng ở nhiều nơi khác nhau.

1.2.3. Chiến lược phát triển toàn diện.

- Nếu sự xác định địa điểm thích hợp cho chiến lược này có sự phát triển ở quy mơ lớn thì sẽ định vùng cho các khu vực dân cư khác. Đặc biệt là đối với khu vực phát triển du lịch, kinh tế hoặc những vùng được bảo vệ môi trường.

- Chiến lược này tăng tối đa lợi ích kinh tế xã hội và chặn đứng những hành động tiêu cực của sự phát triển.

<b>II. Tổng quan về khai thác du lịch sinh thái. </b>

<i><b>2.1. Đặc trưng cơ bản của loại hình du lịch sinh thái . </b></i>

Trên thế giới có rất nhiều loại hình DLST và trong DLST cịn được chia ra làm nhiều mảng. Cho dù DLST gồm có: du lịch nghĩ dưỡng, dã ngoại, thám hiểm, nghiên cứu khoa học, văn hố tín ngưỡng…Nhưng cho dù như thế nào thì đặc trưng du lịch sinh thái vẫn là du lịch trong thiên nhiên nhưng có phương án giáo dục cao cho du khách và cư dân bản địa về sinh thái, mơi trường mà họ đang sống. DLST cịn có tác động tích cực đến việc bảo vệ mơi trường thiên nhiên và văn hoá nơi đâu. Tổ chức các khu, các đơ thị DLST thì phải đảm bảo mang lại lợi ích tài chính cho cộng đồng địa phương và có đóng góp tích cực cho các nổ lực bảo tồn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<i><b>2.2. Một vài kinh nghiệm tổ chức du lịch sinh thái trên thế giới </b></i>

2.2.1. Du lịch sinh thái ở Tam Giác Vàng-Thái Lan.

- Tam giác vàng ở vùng Đông Nam Á là một địa danh huyền thoại thuộc khu vực ngã ba biên giới Lào-Thái Lan và Mianmar. Khu vực này có diện tích khoảng 195.000km2 với địa thế hiểm trở, núi non trùng điệp. Điểm thu hút nhất của toàn khu là trái tim tam giác nằm tren ngã ba sông Mea Sai và Mê Kông.

- Nếu như trước đây, Tam giác vàng được biết đến như vùng đất của những cánh đồng cây anh túc, thì nay đã trở thành khu du lịch sinh thái lý tưởng với những thửa ruộng và vườn cây ăn trái cho trái quanh năm.

- Tam giác vàng bao gồm những thành phố của các nước lân bang. Thành phố Chiang Khong cách trung tâm tam giác vàng chừng 60km về phía Nam, cịn chay dọc theo bờ sông hơn nữa giờ đồng hồ là đến thị trấn Chiang Saen, đây là một thị trấn cổ kính và bình n nhất của Thái Lan nằm về phía đơng bắc của tỉnh Chiang Rai. Chiang Saen nổi tiếng với ngôi chùa bằng gỗ Wat pa Sak được xây dựng năm 1295, tháp Wat Chedi Luang hình bát giác cao 58m, Wat Phart Jom Kitti nằm trên một ngọn đồi nhỏ, nơi đây có tầm nhìn tổng qt dịng sơng Mê Kơng.

- Cịn đơ thị Sob Ruak cách thành phố Chiang Saen khoảng 12km, của dân tộc Thái, nằm trên khúc cong của sông Mê Kông, đô thị này hiện đại và phát triển với phố xá sạch sẽ, khơng khí trong lành, các dãy phố bày bán rất nhiều các đồ vật lưu niệm, hàng thủ cơng mỹ nghệ…rất ngăn nắp. Cịn dọc bờ sơng thì xây dựng rất nhiều quán xá bằng gỗ tre, lợp lá đơn sơ phù hợp với khu du lịch sinh thái.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

- Gần bờ sông được xây dựng một ngôi chùa cổ Wat Pra That Pu Khao, được bao quanh bởi 5 ngôi mộ tháp và một hệ thống tường gạch đôi, mỗi mặt đều có những bậc thang gác dẫn lên từ chân đồi ngoại trừ mặt phía Tây. Từ đây có thể nhìn ngắm được trái tim của khu Tam Giác Vàng, bên trái là dòng Mearan chảy ra từ biên giới Thái và Mianmar, cịn bên phải là dịng Mê Kơng mênh mông. Xa hơn bên kia sông là núi rừng thượng Lào xanh thẳm và nhìn xa hơn nữa sẽ tới cơng viên thiên đường, sịng bạc của người Thái trên đất Mianmar.

- Cịn đơ thị Mea Sai cách ngã ba sơng chừng 40km về phía Tây, Mea Sai là một thành phố sầm uất của người Thái, là cửa ngõ thông thương quan trọngvới quốc gia láng giềng Mianmar. Nơi đây chủ yếu xây dựng các dãy phố bán các mặt hàng từ thủ công mỹ nghệ, đến mỹ phẩm, đồ điện tử…

- Không gian du lịch ở Tam giác vàng lấy trung tâm thành phố Chiang Rai làm chính để đi về các di tích lịch sử văn hoá của vùng đất này. Cho nên khách du lịch phải đi theo tuyến thì thuận tiện hơn.

2.2.2. Khu DLST Phuket thuộc vịnh Phang Nga (Thi lan).

- Vịnh Phang Nga có tới 40 đảo nổi, mà Phuket là một đảo lớn nhất trong vịnh này, có hình dáng, vị thế địa lý, diện tích gần 540 km2, với 200.000 dân. Ở đây có thế mạnh về sinh thái biển. Phu ket được xây dựng theo địa hình tự nhiên, như là du khách có thể chèo thuyền qua các vách đá của 40 đảo hoặc thám hiểm các hang động sẵn có của vịnh. Hai bên bờ Đông và Tây của đảo Phuket được cấu tạo bằng đá granít và đá vơi, tạo nên hàng chục bãi tắm chạy vòng quanh đảo.

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

- Trên đảo xây dựng các khách sạn, nhà hàng phục vụ cho du khách, và ở đây có hướng dẫn về độ sâu, vị trí của từng đảo nổi, đảo chìm để tổ chức các tour cho du khách lặn biển bằng ống thở hoặc bình khí…

- Ở khu du lịch này khơng có một kiến trúc xi măng nào ngoài cầu tàu dẫn ra bãi san hơ phía sau đảo. Mà thay vào đó là các cơng trình hàng qn bằng tranh, tre, nứa…các bãi các thì sạch sẽ, cịn rác thải của đảo thì được đóng ống, đưa xuống lịng đất chứ không tống xuống biển. Nhằm tạo môi trường sinh thái tuyệt với ngay cả trong ý thức của người dân.

- Đặc biệt dạo trên bất kỳ đường phố nào trên đảo cũng là các khu nghĩ dưỡng, biệt thự…tràn ngập màu xanh của cỏ và hầu hết có hồ bơi riêng.

-Ở Phuket các con đường được chú ý thiết kế rộng và rất chú trọng quảng trường. Vì ở đây thường xuyên tổ chức các chương trình lễ hội các dân tộc trên đường phố về đem và chương trình văn nghệ hồnh tráng đậm màu sắc huyền thoại về lịch sử Thái Lan và sự chung sống hịa bình giữa các dân tộc.

- Và trên đảo thì chính quyền cịn cho giữ lại những dãy phố cổ Sino giữa đô thị Phuket mang đậm dấu ấn Bồ Đào Nha, dãy phố này được giữ gìn, tơn tạo hầu như nguyên vẹn. Và nơi đây cũng thu hút hàng ngàn khách phương tây sinh hoạt tạo cho khu phố cảm giác sống động như nó k phải là những cơng trình cịn lại của q khứ.

- Để hiểu thêm về thế giới nước này thì một bảo tàng về ốc được xây dựng trên đảo làm nơi trưng bày các mẫu ốc, những sinh vật hóa thạch khai phá được của đảo.

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

- Thái lan là một đất nước rất mạnh về du lịch sinh thái của khu vực Đông Nam Á. Thế mạnh của đảo Phuket là sinh thái biển, vì vậy Phu Ket đã tận dụng tối đa ưu thế này bằng các loại hình du lịch đều liên quan tới biển, các cơng trình đều được xây gần biển. Mọi hoạt động của đảo đều nhằm một mục đích là tơn vinh thế mạnh của mình.

- Cũng như vậy, Măng Đen có thế mạnh là khí hậu và rừng cho nên Măng Đen cũng có thể đầu tư các loại hình du lịch dựa trên những đặc điểm khí hậu mà vùng đất này được ban tặng như leo núi, thám hiểm rừng già, nghĩ dưỡng để tận hưởng khí hậu…

- Mặt khác là giao thông ở Măng Đen thuận tiện hơn nhiều đối với đảo PhuKet, vị trí của Măng Đen trên bản đồ cũng có hướng phát triển hơn hòn đảo này. Vậy mà PhuKet đã làm được để trở thành một khu du lịch sinh thái nổi tiếng vậy thì Măng Đen tại sao lại khơng thể.

- Còn đối với khu DLST Tam Giác Vàng nằm ở vị trí quá thuận lợi tiếp giáp với 3 nước Đông Nam Á và được biết đến từ lâu rồi. Khu du lịch này được đầu tư thiên về du lịch sinh thái vui chơi, nghĩ dưỡng, với những khách sạn hạng sang được thiết kế gần biên giới ba nước cũng là nơi tập trung nhiều khu vui chơi mang tầm cỡ quốc tế. Mặc dù Măng Đen khơng có được lợi thế đó nhưng bù lại thì Măng Đen có một khí hậu trong lành mà khu Tam Giác Vàng này muốn cũng khơng có được. Đặc biệt ở khu DLST Tam Giác Vàng là có góc nhìn tốt, bao qt cả một vùng rộng lớn. Bên cạnh đó ở đây có nhiều ngôi đền cổ cũng như gần với con sông MêKông, cho nên khu tam giác Vàng này có thể phát triển du lịch sinh thái văn hoá và thám hiểm sông Mê Kông.

<i><b>2.3. Hiện trạng phát triển du lịch ở Việt Nam. </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

- Việt Nam là một đất nước mà tài nguyên rất đa dạng và phong phú cả về du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn. Với sự đa dạng về tự nhiên và văn hố, khí hậu ơn hồ cùng với những di sản thế giới đã được UNESCO công nhận…đã và đang là điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước đến đây du lịch. Mới đây Việt Nam được xếp thứ 10 trong các thương hiệu quốc gia nổi lên về du lịch và xếp thứ 6 trong các nước phát triển về du lịch và lữ hành tốt nhất trong thời gian từ 2007-2016. Việt Nam đang được đánh giá là điểm đến hấp dẫn và an toàn trên thế giới.

- Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam nhìn chung tăng theo các năm và tăng mạnh kể từ sau 1990. Năm 1990 là 250 nghìn lượt khách đến Việt Nam , đến năm 2003 là 2,2 triệu lượt, năm 2004 là trên 2,9 triệu lượt, năm 2005 là trên 3,4 triệu lượt và năm 2006 đã đón gần 3,8 triệu lượt khách đến Việt Nam. Theo đó doanh thu về du lịch cũng tăng rất nhanh từ 650 tỉ đồng năm 1990 lên 17.400 tỉ đồng năm và đạt 23.500 tỉ đồng năm 2002. Dự tính doanh thu từ du lịch sẽ đạt khoảng 60.000 tỉ vào năm nay.

- So với các nước Đông Nam Á, Việt Nam đứng hàng thứ 6 về số du khách quốc tế khu vực này, sau Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia, Philippines.

- Về thị trường khách, khách Trung Quốc đến nước ta chiếm tỉ trọng cao nhất, kế đó là khách đến từ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan…Hiện nay du khách đến từ Nga cũng tăng đáng kể.

- Việc phát triển du lịch liên quan đến cơ sở vật chất-kỹ thuật, lực lượng lao động và vốn đầu tư cũng tăng đáng kể, ngày càng đáp ứng tốt hơn cho phát triển du lịch của nước ta. Về cơ sở lưu trú với hàng trăm khách sạn

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

- Số lượng lao động trực tiếp trong ngành du lịch cũng tăng nhanh để đáp ứng nhu cầu của sự phát triển. Tuy nhiên cũng chỉ mới tập trung ở những thành phố lớn, còn lại chất lượng và số lượng lao động còn nhiều hạn chế.

- Về nguồn vốn đầu tư cho du lịch cũng tăng nhanh chóng, đặc biệt sau khi Luật Đầu tư ra đời. Số vốn đầu tư của nước ngoài tăng mạnh, trong thời kỳ 1988-2002 là 230 dự án với tổng vốn đăng ký đạt hơn 7,4 tỉ USD, trong đó chủ yếu đầu tư vào xây dựng khách sạn, nhà hàng, các khu du lịch. Các nước và lãnh thổ đầu tư lớn nhất vào du lịch nước ta là Singapore, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản…Bên cạnh đó Việt Nam cũng đang đầu tư mạnh mẽ cho ngành du lịch nước nhà với hàng loạt những dự án, chính sách…như xây dựng các khu du lịch mới, các trung tâm du lịch, mở các tuyến, điểm du lịch, các loại hình du lịch mới lạ, hấp dẫn, các festival, năm du lịch, miễn thị thực nhập cảnh, tiếp thị, quảng cáo hình ảnh Việt Nam …nhằm thu hút đông đảo du khách đến với Việt Nam và sớm đưa du lịch Việt Nam phát triển ngang tầm với các nước trong khu vực và thế giới và ngang tầm với tiềm năng du lịch của Việt Nam .

2.3.1. Về tổ chức các loại hình du lịch sinh thái.

- Phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá lịch sử, huy động tối đa nguồn lực trong nước và tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ quốc tế, góp phần thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước.

- Tuy vậy tại Việt Nam hiện nay mới tổ chức được một số hoạt động du lịch dựa vào việc khai thác tiềm năng tài nguyên du lịch tự nhiên.

2.3.2. Về quy hoạch phát triển du lịch sinh thái.

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

- Du lịch sinh thái là loại hình du lịch mới đối với Việt Nam. Công tác điều tra cơ bản, quy hoạch những vùng tiềm năng phục vụ cho mục đích phát triển du lịch sinh thái mới đang ở giai đoạn đầu.

- Một số vùng có tiềm năng du lịch đã xây dựng một số tuyến mang dáng dấp du lịch sinh thái, tuy nhiên các hoạt động này cịn mang tính tự phát với quy mơ như sản phẩm và đối tượng chưa rõ ràng.

<i><b>2.4. Một vài kinh nghiệm tổ chức du lịch sinh thái ở Việt Nam. </b></i>

2.4.1 Du lịch sinh thái ở Đà Lạt.

- Đà Lạt là một thành phố cao nguyên với đồi núi, hồ, thác nước, thiên nhiên nên thiết kế đô thị là những con đường ơm theo địa hình cao thấp của các cao độ khác nhau, trong thành phố khơng có các con đường ơ vng, hay bàn cờ như ta thường thấy ở các đô thị khác. Và mỗi cơng trình kiến trúc của thành phố này là một tác phẩm kiến trúc được sáng tác với những đặc thù khác nhau, từ hình dáng, mái nhà, màu sắc…là những cơng trình hài hồ với cảnh quan thiên nhiên chung quanh.

- Trung tâm thành phố với Hồ Xuân Hương làm trung tâm điểm có con suối thượng nguồn dẫn xuống uốn lượn theo địa hình, xa xa là dãi núi Lâm Viên như bức tường thiên nhiên che chắn cho thành phố. Nút thắt phía dưới hồ Xuân Hương là cầu Ông Đạo dẫn đến bến xe Đà Lạt với nhà thuỷ tạ”Thanh Thuỷ” mà những đêm sương mờ trên mặt hồ khung cảnh lung linh mờ ảo như một bức tranh thuỷ mặc. Qua cầu ông Đạo là vào đến trung tâm chợ Đà Lạt với cơng trình màu trắng tựa vào lưng đồi đất bên trên, trơng xuống phía dưới là một sân đất rộng và đây cũng chính là quãng trường du

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

lịch của Đà Lạt mà đêm đêm có những nhóm người đồng bào tụm về đốt lửa sưởi ấm và bán củi Ngo.

<i>Sơ đồ điểm tham quan của thành phố sinh thái Đà Lạt </i>

- Chếch lên bờ đi dạo quanh hồ Xuân Hương là đồi Cù với bãi cỏ xanh mịn, điểm lên trên sườn đồi là những hàng thơng ba lá rất đặc biệt. Nhìn ngược lại xuyên qua bờ hồ là mái nhà thờ xưa có hình tượng con gà bên trên, đây là một cơng trình kiến trúc tơn giáo xưa và truyền thống của Đà Lạt.

- Đà Lạt là một trong những thành phố mang nhiều nét quyến rũ đầy thơ mộng. Đà Lạt nổi tiếng trong những thành phố DLST của Việt Nam, thu hút du khách từ nhiều nơi đến tham quan, mạo hiểm, văn hoá và nghĩ dưỡng.

- Đà Lạt nổi tiếng với nhiều con thác đẹp, thơ mộng và hùng vĩ như: Đatanla, Prenn, Gouga, Liên Khương, Đambri…đến những con thác này bạn sẽ thấy được vẻ đẹp hoang sơ cịn lại của Đà Lạt. Khơng chỉ có vậy Đà Lạt cịn có thác Voi, thác Hang Cọp…khi đến những con thác này bạn sẽ

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

phải vượt qua những rừng cây, con suối hoang sơ đến lạ thường, những cảnh vật mà du khách hiếm khi được nhìn thấy.

- Đáp ứng cho chuyến du lịch dã ngoại mang tính chất vận động thể lực thì sẽ có cao ngun Langbiang. Đường lên đỉnh núi Langbiang bạn phải trải qua một đoạn đường đèo dài gần 5km, đây là một trong mười ngọn núi cao nhất Việt Nam. Bên cạnh đó Đà Lạt cịn có nhiều ngọn núi cũng không kém phần hấp dẫn và thu hút như đỉnh: Chư Yang Sin, Chư Yang Bông, cao nguyên Di Linh.

- Ngồi ra du khách cịn có thể tìm hiểu văn hoá của vùng cao nguyên Lâm Viên. Hay tìm về xã Lát, tham gia giao lưu cùng nhau ca hát, múa những điệu múa dân tộc, cùng ăn thịt nướng và uống rượu cần. Hoặc du khách có thể đến cơ sở tính ngưỡng, để tìm hiểu sự hình thành và phát triển của các tơn giáo tín ngưỡng tại Đà Lạt. Bên phật giáo thì du khách có thể tham quan: Thiền Viện Trúc Lâm, Chùa Linh Sơn, Linh Phong tự, chùa Thiên Vương Cổ Sát… Còn về Thiên Chúa giáo thì có: Nhà thờ chánh tồ, nhà thờ Domain de Marie, tu viện dòng Chúa cứu thế, Giáo Hồng chủng viện…Bên cạnh đó cịn có các dinh thự của Bảo Đại còn được lưu giữ.

- Phân vùng không gian du lịch của Đà Lạt là không theo tuyến mà theo cụm các du khách muốn tham quan đều bắt đầu từ trung tâm thành phố. Các thắng cảnh nổi tiếng của Đà Lạt đều cách trung tâm không xa về các hướng và chúng cũng rất gần nhau để du khách có thể đi về trong ngày. Cách bố trí này tuy là phải dựa vào vị trí địa lý sẵn có của thiên nhiên nhưng mà phải thừa nhận là người thiết kế đã biết chọn lựa nơi đăt trung tâm thành phố Đà Lạt là hợp lý hơn cả.

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

- Khu DLST Sa Pa thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai (H1.5) là một thị trấn nghỉ mát đẹp và thơ mộng nằm ở độ cao trung bình từ 1.500m-1.800m so với mực nước biển. Cách Hà Nội khoảng 400km về phía Tây Bắc và cách biên giới Việt-Trung 40km. Sa Pa nằm ở sườn phía Đơng của dãy núi Hoàn Liên Sơn, thuộc phần cuối của dãi Hymalaya với những đặc tính riêng biệt

- Đây là một đô thị du lịch sinh thái nổi tiếng ở nước ta đã được quy hoạch phân khu chức năng và đưa ra quy chế nhất định. Sa Pa phân ra khu phố nhà ở khoảng 32,2 ha gồm khu phố nhà kiến trúc Pháp, khu phố hành chính, khu ban cơng. Các khu phố xanh gồm vành đai trồng rau xanh đồi Viôlet, tiểu thung lũng xanh, đồi Quan Sấu, Sườn đồi con gái. Giải đô thị hóa khoảng 6,6ha gồm dãi đơ thị dọc theo đường đi thác Bạc và đường đi Lào Cai, dãi đô thị dọc chân núi Hàm Rồng. Các bậc thềm Phan Xi păng khoảng 28,5ha gồm bậc thềm ven núi, bậc thềm thung lũng, đồi nhà máy nước. Ngồi ra Sapa cịn có một khu trung tâm mật độ cao.

- Đối với khu trung tâm mật độ cao thì quy chế cho phép tăng mật độ xây dựng của khu, đồng thời giới hạn chiều cao và bảo vệ các khu không gian chưa xây dựng nằm giữa các cụm nhà, cải thiện chất lượng và sự hài hịa về các mặt đứng cơng trình.

- Khu phố nhà ở được xây dựng các cơng trình mới nhưng phải tăng cường đặc điểm cho một khu phố vườn. Ở đây ưu tiên xây dựng các cơng trình khơng cao lắm có vườn, được bố trí song song với sườn dốc. Khu này cần được lưu ý tầm nhìn phong cảnh Phan xi păng và thung lũng mườn hoa từ các con đường dạo của du khách.

- Các khu phố xanh thì có thể nhìn ngắm từ khu trung tâm cổ và từ các tuyến đường du lịch, khu này cho phép xây dựng nhà rải rác và hòa nhập với

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

phong cảnh của vườn hoa và rau. Mục tiêu là bảo vệ một trong các khu có nhiều cây xanh và kiến trúc truyền thống gần với khu trung tâm nhất, được phép xây dựng miễn là không phá vỡ cảnh quan.

- Bên cạnh đó đơ thị du lịch sinh thái Sa pa thu hút du khách không những bằng sự phân khu hợp lý của đô thị và sự quản lý đô thị nghiêm túc của nhà cầm quyền. Mà Sa pa cịn thu hút vì những địa danh chung quanh nó như là:

+ Điểm tham quan Cầu Mây cách trung tâm thị trấn 10km, Cây cầu này làm bằng mây và song, còn trụ cầu là các cây cổ thụ. Đây là loại cầu làm bằng vật liệu tự nhiên cổ xưa nhất của vùng rừng núi Việt Nam .

+ Thác Bạc cách trung tâm thị trấn 12km với độ cao 150m đổ vào dòng suối dưới thung lũng Ô Quý Hồ, nhập vào suối Mường Hoa, chảy dọc thung lũng Mường Hoa, dẫn vào sông Hồng, chảy qua Hà Nội để đổ ra Biển Đông.

+ Cát Cát nằm cách trung tâm thị trấn 3km. Đó là bản lâu đời của người Mơng cịn lưu giữ nhiều nghề thủ cơng truyền thống như trồng bông, lanh, dệt vải và chế tác đồ trang sức. Các nóc nhà cách nhau chừng vài chục mét. Họ trồng lúa trên ruộng bậc thang, trồng ngô trên núi theo phương pháp canh tác thủ cơng.

+ Bãi đá khắc cổ Sa Pa có diện tích khoảng 8km2 gồm hơn 200 hịn đá lớn nhỏ, lớn nhất dài 15m, cao 6m nằm rải rác dọc theo thung lũng Mường Hoa qua 3 xã Lao Chải, Tả Van và Hầu Thào thuộc huyện Sa Pa. Bãi đá khắc cổ này được các nhà Đông Dương học nổi tiếng người Pháp gốc Nga Vichto phát hiện vào năm 1925. Những hình vẽ bí ẩn khắc trên những phiến

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

đá là của nhiều tộc người sống ở nhiều thời đại khác nhau từ cư dân văn hố Đơng Sơn

<i>Sơ đồ các điểm du lịch của Sa Pa </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

+ Mường hoa nằm tại trung tâm thị trấn, thung lũng dài rộng và đẹp nhất Sa pa với các bản làng trù phú, các thảm ruộng bậc thang trải dọc theo con suối Mường Hoa.

+ Cổng trời cách thị trấn Sa Pa 15km, nằm ở biên giới của huyện Sa Pa giáp với Lai Châu. Nơi đây có tầm nhìn tuyệt đẹp lên Phan Xi Păng và nhìn xuống thung lũng Ô Quý Hồ, dưới sâu là con đường độc đạo đi sang Bình Lư.

+ Làng thổ cẩm Tả Phìn nằm cách trung tâm thị trấn Sa pa khoảng 17km về hướng đơng. Nơi đây có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, những nét văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc và đặc biệt còn hấp dẫn khách du lịch bởi làng nghề thổ cẩm nổi tiếng.

+ Nhà thờ Đá nằm nằm ngay trung tâm thị trấn Sa Pa, khoảng trống trước nhà thờ Đá cũng chính là quãng trường du lịch của thị trấn này. Nhà thờ Đá được xây từ năm 1931-1942 do cha cố Ramond quyên góp. Năm 1945 bị Pháp ném bom, chỉ riêng ngọn tháp chuông là còn đứng vững. Sân trước nhà thờ là nơi đồng bào dân tộc thường mua bán trao đổi, trò chuyện và nghỉ ngơi.

+ Hang động Tả Phìn cách thị trấn Sa Pa 12km, chếch về phía đơng bắc gồm 2 dân tộc Dao và H’mông cư trú. Hang động này cách trụ sở UBND xã Tả Phìn gần 1km về phía bắc có dãy núi đá vơi, một nhánh của dãy Hoàng Liên Sơn. Trong dãy núi này có một quả núi nhỏ, dưới chân núi nứt ra một cửa hang, chiều cao 5m, rộng 3m, mở ra một lối đi xuyên xuống đất. Vào sâu bên trong hang, ta sẽ thấy một tảng đá nằm hơi nghiêng, trên nền đá và in hình những vết chân gà, ngay chóp đá bên phải cịn hằn lên những vệt

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

lõm hệt như móng chân ngựa. Vách đá đối diện có những dịng chữ Pháp được khắc bằng vật cứng mà đến nay vẫn còn đọc được.

+ Vườn treo Sa Pa nằm cách thị xã Lào Cai 38km, “Vườn treo” Sa Pa được người phương Tây phát hiện từ cuối thế kỷ 19. Thời kỳ Pháp đô hộ, nơi đây được xây dựng thành khu nghỉ mát, du lịch cho giới thượng lưu với rất nhiều biệt thự lớn nhỏ. Nằm ở độ cao 1.500m so với mặt biển, từ thị trấn đi lên đỉnh Lơsnaytong cao 1.228m, phía Đơng nam là đỉnh Pusongsung cao 3.100m.

2.4.3 Bài học kinh nghiệm

- Với điều kiện tự nhiên, khí hậu và địa hình thì Măng Đen gần giống như Đà Lạt và Sa Pa. Đó là Măng Đen cũng có rừng, có núi, có hồ, có thác…tuy nhiên Đà Lạt đã được biết đến từ lâu như một đô thị nghĩ dưỡng, dưới sự khai thác của thực dân Pháp. Sa Pa thì nổi tiếng và được biết đến rất lâu đời vì đó là đơ thị cao nhất Việt Nam, cho nên cảnh quan không nơi nào có được. Cịn Măng Đen chỉ là một vùng đất hoang sơ chưa được khai phá. Mặc dù bên trong nó cũng chứa đựng những danh thắng mà khơng phải nơi nào cũng có được. Vì vậy ta cũng có thể xây dựng chung quanh các hồ Đăm, hồ Ki, hồ Lung… những khu vui chơi giải trí, để phục vụ du khách nhưng vẫn đảm bảo được vệ sinh môi trường. Hoặc như các thác ở Đà Lạt hay Sa Pa, người ta chỉ xây dựng những con đường lớn đến điểm thác du lịch. Còn tại đây chỉ kinh doanh nhưng mặt hàng thiết yếu cho khách du lịch chứ không dành cho người địa phương.

- Măng Đen khơng có nhiều cơng trình kiến trúc để du khách hướng tới như các cơng trình thời Pháp thuộc ở Đà Lạt, nhưng bù lại Măng Đen chưa được xây dựng nhiều nên nó sẽ thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư vẽ lên vùng

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

đất này và hoàn thiện để bức tranh cảnh quan của Măng Đen tuyệt vời hơn nhiều.

- Măng đen không có những di tích cổ xưa như ở Sa Pa nhưng bù lại Măng Đen có giao thơng thuận lợi hơn Sa Pa. Ở Sa Pa có những làng đồng bào và những sản phẩm thủ công mỹ nghệ, nhưng những sản phẩm này đã được phát triển nhiều vì Sa Pa có nhiều du khách cho nên sản phẩm mỹ nghệ cũng phát triển theo “cung – cầu”. Cho nên Măng Đen chưa được khai phá và các làng bản ở đây cũng chưa được tiếp xúc nhiều với mơi trường bên ngồi làng bản. Cho nên Măng Đen cần một sự hướng dẫn để người dân thiểu số ở đây thích nghi với việc Măng Đen sẽ phát triển thành một khu du lịch sinh thái tầm cỡ quốc gia. Bên cạnh đó cần phải có một định hướng để đưa các làng bản một cách quy mơ vào du lịch vì chỉ có ở đây du khách mới thật sự biết đến văn hố bản địa chứ khơng phải nền văn hố giả do người kinh tái hiện.

- Măng Đen có khí hậu dễ chịu và trong lành tương tự như Sa Pa và Đà Lạt. Nên phù hợp cho du lịch nghĩ dưỡng, du lịch khí hậu. Hơn nữa Măng Đen là một vùng đất chưa được khai phá hết nên có thể đáp ứng cho những du khách nào muốn tự mình thám hiểm. Trong khi Sa Pa và Đà Lạt đã được nghiên cứu và đầu tư gần trăm năm. Vì vậy, nếu Măng Đen được chính quyền quan tâm phát triển đúng hướng thì sau một khoảng thời gian thì chắc chắn Măng Đen cũng sẽ tạo thành một thương hiệu như Đà Lạt hay Sa Pa. Vì bản thân Măng Đen có đủ khả năng để làm được như vậy.

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<b>CHƯƠNG 2:</b>

<b>CÁC CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN DU LỊCH SINH THÁI MĂNG ĐEN </b>

<b>I. Các yêu cầu cơ bản của du lịch sinh thái. </b>

<i><b>1.1. Tơn tạo và giữ gìn cảnh quan tự nhiên. </b></i>

- Măng Đen là một vùng đất được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho nó nhiều cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp như là: hồ Đăk Ke, hồ Đăm…và một số thác lớn như là thác Pasih, Lơpa.. vẫn cịn hoang sơ, nguyên thủy chưa bị bàn tay con người khai thác. Cho nên cần đưa vào chiến dịch tôn tạo và khai thác có định hướng theo du lịch sinh thái.

- Bên cạnh đó thế mạnh của Măng Đen là diện tích rừng nguyên sinh rộng lớn, điều này cũng chính là nguyên nhân chủ đạo để tạo nên một môi trường trong lành như vậy. Vì vậy cần phải bảo vệ rừng, cần có những chính sách thật sự nghiêm để trừng phạt tất cả những ai muốn hủy hoại nguồn sống này.

- Ngoài ra Măng Đen cịn đặc biệt ở địa hình khúc khủy, tuy là với địa hình này thì giao thông sẽ không thuận lợi như ở đồng bằng, nhưng địa hình này nếu biết tận dụng thì sẽ tạo nên một cảnh quan của đô thị đặc biệt và sẽ rất ra dáng của một đô thị miền núi, đây cũng là một điểm thu hút của kiến trúc cơng trình đặc thù nơi đây, vì vậy mà điều đơn giản này vẫn phải giữ gìn và cần một sự quản lý thật sự.

<i><b>1.2. Bảo tồn những giá trị văn hoá-truyền thống. </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

1.2.1. Giữ gìn văn hóa truyền thống.

- Để bảo tồn những giá trị văn hố truyền thống thì lễ hội chính là loại hình sinh hoạt văn hố cộng đồng trình diễn được tất cả. Rất phổ biến và đậm đà bản sắc dân tộc, là tài sản vô giá trong kho tàng di sản văn hoá phi vật thể, làm giàu và phát huy giá trị nền văn hoá dân tộc. Lễ hội phản ảnh những sinh hoạt, những khát vọng về tài năng của nhân dân về nhiều mặt của đời sống; đồng thời thơng qua lễ hội thì trí tuệ, đạo lý, tình cảm, khuynh hướng thẩm mỹ của nhân dân được toả sáng.

- Những năm qua khi đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong tiến trình cơng nghệp hố, hiện đại hố và hội nhập kinh tế, quốc tế, đời sống vật chất và tinh thần của đại bộ phận nhân dân được nâng cao, do đó tham gia lễ hội đã trở thành một nhu cầu chính đáng có ý nghĩa hơn. Theo thống kê của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, hiện cả nước có 7.966 lễ hội(trong đó có 7.039 lễ hội dân gian, 332 lễ hội lịch sử cách mạng, 544 lễ hội tôn giáo, 10 lễ hội du nhập từ nước ngoài vào Việt Nam và 40 lễ hội khác).

- Vì vậy nhu cầu tổ chức lễ hội đã lan toả ở hầu hết các địa phương trong cả nước, đặc biệt là loại hình lễ hội văn hố du lịch. Cơng tác quản lý và tổ chức lễ hội có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực: vừa giữ gìn, phát triển những nét đẹp văn hoá truyền thống, vừa kết hợp nhuần nhuyễn những yếu tố hiện đại, phát huy được tác dụng tích cực của lễ hội, nêu cao ý nghĩa giáo dục truyền thống.

- Việc tổ chức có hiệu quả các hoạt động lễ hội đã có tác dụng khai thác tiềm năng du lịch, tạo nguồn thu lớn bổ sung cho nguồn thu ngân sách quốc gia. Lễ hội cịn góp phần tích cực trong việc giao lưu với các nền văn hoá

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

1.2.2. Tạo việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương.

- Để du lịch sinh thái tồn tại lâu dài và tự nguyện thì khu du lịch đó khơng đơn giản chỉ đem lợi cho mơi trường mà phải đem lại lợi ích trước mắt cho cộng đồng trong đô thị đó. Bằng những cơng việc hết sức bình thường phụ hợp với mặt bằng lao động chung.

- Để cộng đồng tham gia vào các hoạt động tác nghiệp giản đơn như nấu ăn, giặt là…Trong một số trường hợp cộng đồng có thể tham gia hoạt động lữ hành với tư cách là hướng dẫn viên địa phương. Ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, sự hiểu biết của cộng đồng sẽ giúp du khách hiểu rõ hơn về các giá trị cảnh quan, đa dạng sinh học của khu vực. Phải để cộng đồng hưởng lợi từ việc bảo vệ tài nguyên và môi trường.

- Để cung cấp các dịch vụ đến các du khách thì thì cộng đồng có khả năng tự tổ chức cung cấp các dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách du lịch như lưu trú tại nhà, vận chuyển khách (thuyền, xe thô sơ…), dịch vụ ăn uống, bán hàng thủ công mỹ nghệ…Tuy nhiên, để có thể thực hiện được các dịch vụ này, cộng đồng cần được huấn luyện với những hiểu biết tối thiểu về giao tiếp, về các quy định nghiệp vụ…

-Khuyến khích cộng đồng cung cấp các sản phẩm du lịch văn hoá mang bản sắc truyền thống: biểu diễn nghệ thuật dân gian truyền thống; hoạt động trình diễn sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống hoặc đơn giản là các sinh hoạt trong cuộc sống thường ngày.

<i><b>1.3. Nâng cao nhận thức. </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

- Nhận thức của người dân địa phương và du khách về mục đích là lợi ích cho những khu du lịch sinh thái. Vì vậy các hoạt động nâng cao nhận thức được thực hiện đối với 3 nhóm đối tượng:

+ Học sinh phổ thơng: là những người sử dụng tài nguyên và ra quyết định trong tương lai. Vì vậy để xây dựng nhận thức bảo tồn lâu dài dựa trên năng lực hiện có. Chính quyền địa phương phải phối hợp với giáo viên địa phương xây dựng giáo trình giáo dục mơi trường để đưa vào thời khoá biểu trong trường học, để học sinh được học thường xuyên về môi trường và bảo tồn tại nơi các em sinh sống.

+ Người lớn tuổi tại địa phương: là những người hiện đang sử dụng tài nguyên. Vì vậy nhằm hạn chế những tác động bất lợi đến môi trường do các hoạt động sinh kế, nên cần tổ chức các chương trình gặp gỡ thôn bản với sự tham gia của các cán bộ địa phương, các đồn thanh niên để đưa thơng tin về bảo vệ, bảo tồn đến được người dân ở vùng sau vùng xa. Để các thông tin thay thế trong phát triển cộng đồng sẽ được tuyên truyền đến những người dân không trực tiếp tham gia vào khu du lịch sinh thái này.

+ Du khách: là những người sẽ mang thông tin bảo vệ môi trường, bảo tồn tài nguyên về với gia đình họ và nhiều người khác. Vì vậy việc giải thích giá trị và mục đích của khu du lịch và những khu cần bảo tồn cho du khách cũng quan trọng như việc hạn chế các tác động bất lợi của họ đến môi trường. Cho nên chính quyền địa phương nên kết hợp xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch ít gây tác động môi trường, cung cấp cho du khách tài liệu, thông tin và xây dựng năng lực cho hướng dẫn viên du lịch và các cán bộ du lịch khác.

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<i><b>2.1. Chiến lược sản phẩm </b></i>

- Điều đầu tiên để khu du lịch sinh thái lớn mạnh là can phải nghiên cứu ra nhiều để đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Để du khách đến một lần vẫn có lý do để họ đến lần nữa, vì ở khu du lịch này có nhiều thứ hấp dẫn họ mà du khách can nhiều thời gian mới khám phá hết được vùng đất này.

- Năm 2007, du lịch Việt Nam đạt 4,2 triệu lược khách quốc tế, tăng 17,2% so với năm 2006. Nhằm thu hút khách du lịch đến hàng năm, ngành du lịch đã đưa ra nhiều giải pháp như nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm, khuyến mãi trong các tour du lịch. Giải pháp được ngành du lịch xem là quan trọng nhất đó là xây dựng chiến lược maketing để phát triển du lịch bền vững.

- Mặc dù Việt Nam được đánh giá là đạt kết quả khả quan tuy nhiên du lịch Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, đó là chưa tạo được sự cạnh tranh mạnh mẽ thu hút khách so với các nước trong khu vực cũng như quốc tế.

- Miền Trung được đánh giá rất tiềm năng phát triển du lịch. Lợi thế biển, đảo, cảnh đẹp tự nhiên và nhiều di sản quốc gia chính là điểm hấp dẫn của khách du lịch. Tuy vậy, sự phát triển du lịch của mỗi tỉnh không đồng đều, chất lượng các sản phẩm, dịch vụ chưa đạt tiêu chuẩn phục vụ khách (nhất là khách chi trả cao). Một trong những ngun nhân đó là cơng tác quảng bá xúc tiến du lịch ở khu vực miền Trung chưa mang tính chuyên nghiệp, chất lượng chuyên mơn cịn thấp nên chưa mang lại hiệu quả, mức độ đầu tư vào hoạt động xúc tiến quảng bá chưa nhiều. Chính vì vậy rất nhiều giải pháp đã được đưa ra thúc đẩy sự phát triển ngành du lịch các tỉnh của miền trung.

- Việc đưa ra chiến lược maketing phát triển du lịch ngay từ bây giờ là cơ sở để ngành du lịch Việt Nam triển khai quy hoạch du lịch đến năm 2020,

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

đây là cơ sở quan trọng để ngành du lịch Việt Nam phát triển mạnh, trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút khách du lịch quốc tế nhiều hơn trong thời gian tới.

<i><b>2.2. Định hướng phát triển du lịch sinh thái ở Tây Nguyên. </b></i>

2.2.1. Định hướng về tổ chức không gian du lịch ở vùng Tây Nguyên. - Tây Ngun có tổng diện tích 54,460 km2, gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, có 58 đơn vị hành chsinh cấp huyện, 691 đơn vị hành chính cấp xã, gần 7000 thơn, bn, làng, tổ dân phố. Tây Nguyên bao gồm 4 tỉnh có đường biên giới giáp với hai nước Lào và Campuchia dài 590km, với 4 cửa khẩu quốc tế. Dân số đến cuối năm 2006 là 4,81 triệu người, trong đó có 12 dân tộc thiểu số tại chổ, đông nhất là người Giarai, Êđê, Banar, Cơho…Ngồi ra cịn các dân tộc thiểu số từ nơi khác đến, đặc biệt là vùng núi phía Bắc: Nùng, Tày, Mông…Các dân tộc tại Tây Nguyên mặc dù thuộc hai nhóm ngơn ngữ chủ yếu là Nam Đảo, Nam Á nhưng có nhiều điểm tương đồng: đó là đơn vị tổ chức xã hội cao nhất là buôn, làng(buôn, bon, plây…), theo kiểu truyền thống mang dấu ấn của công xã mẫu hệ với sinh hoạt cộng đồng bền chặt, ý thức cộng đồng rất cao. Nhiều buôn, bon, làng, plây cổ truyền của đồng bào các dân tộc thiểu số đến nay vẫn giữ được những đặc điểm cấu trúc, sinh hoạt văn hoá truyền thống đặc trưng và hết sức đa dạng.

- Tây Nguyên là vùng đất lý tưởng để làm du lịch vì ít có nơi nào có điều kiện thuận lợi để tạo sản phẩm đặc trưng, riêng biệt, hấp dẫn về du lịch như ở đây. Tây Ngun cịn có nhiều thắng cảnh và khu hệ động, thực vật phong

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

hình du lịch sinh thái nghĩ dường và du lịch hội nghị. Bên cạnh đó, nơi đây có tiềm năng du lịch văn hố với một hệ thống các buôn, làng cổ truyền của đồng bào các dân tộc thiểu số. Trên cơ sở những lợi thế đó thì khơng gian du lịch Tây nguyên cần được tổ chức theo nhiều loại tour với nhiều mục đích của khách du lịch, phục vụ nhu cầu tìm hiểu thiên nhiên, văn hoá, nghĩ dưỡng, hội họp… sao cho không gian ở đây còn giữ được những đặc điểm cấu trúc, sinh hoạt cũng như người dân địa phương vẫn giữ được ngành nghề thủ công truyền thống và hàng chục lễ hội đặc sắc của hầu hết các dân tộc.

2.2.2. Định hướng tổ chức không gian các làng đồng bào dân tộc.

<i>a. Đối với dân tộc Bah Nar. </i>

-Người Bah Nar canh tác lúa rẫy bằng cách phát, đốt rừng rồi chọc lỗ, tra hạt với cơng cụ là rìu, dao, cuốc, và gậy gỗ . Làm ruộng nước và chiếc cày mới xuất hiện ở đầu thế kỷ XX nhưng vẫn đóng vai trò thứ yếu. Săn bắn, hái lượm đem lại thức ăn thường xuyên,hổ trợ trồng trọt .Đan lát, dệt vải đã trở thành nghề thủ công,truyền thống, cung cấp đồ dùng và trang phục hàng ngày.

- Đây là dân tộc chính ở Măng Đen. Dựa trên đặc tính của người Bah Nar thường sống theo làng (Plei), gần thị trấn, thị xã hay nơi hẻo lánh, thường được xây dựng ở vùng sâu hơn các dân tộc khác, đặt trên những vùng đồi cao, sườn nuối và được đặt gần nguồn nước. Người đồng bào ở nhà sàn ngắn, nhà sàn dài: làm bằng cây lồ ô, tre nứa hoặc các tấm vắn gỗ đẽo, mái lợp tranh. Hướng nhà là Đơng Tây, một cửa chính được mở ở gian giữa nhìn về hướng Nam, hai cửa phụ ở hai đầu, một cửa hướng Đông và cửa kia hướng Tây.

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

- Vì vậy mơ hình đề xuất có thể là tổ chức giao thơng dạng mạng nhện, xung quanh làng được rào chắc chắn bằng tre, lơ ơ vót nhọn để tránh thú dữ và kẻ thù thâm nhập. Khu nhà mồ ln ở phía Tây làng, ngoài hàng rào của làng. Hệ thống giao thơng thường được bố trí theo dạng vịng trịn với tâm là nhà rông và sân tổ chức sinh hoạt, lễ hội. Cịn nhà của người đơng bào thì được xây dựng chung quanh nhà Rông, từng nhà không phân biệt vườn tược. Hoặc là làng sẽ được bố trí theo dạng xương cá. Là có một đường chính đi vào làng, từ nhà Rơng, nhà dân và nghĩa địa đều bám đều hai bên trục đường chính. Rồi từ đường chính sẽ có các đường nhánh đi vào nhà bên sâu làng, phía sau nhà sẽ là đất canh tác và suối để tưới tiêu.

<i>b. Đối với dân tộc Giẻ Triêng. </i>

- Người Giẻ-Triêng sống chủ yếu làm rẫy, ngồi ra cịn săn bắt, đánh cá, hái lượm các loại rau rừng, hoa quả, nấm...làm thức ăn hàng ngày. Đồng bào cịn chăn ni trâu, bị, lợn, gà, chủ yếu dùng vào lễ hiến sinh. Nghề thủ công: đan lát, dệt vải gốm...

- Giẻ-triêng là một trong những dân tộc thiểu số chính của KonPlong. Đơn vị cư trú của người Giẻ-triêng là làng, gồm những khu nhà lớn, người Giẻ-triêng ở nhà sàn dài gồm nhiều bếp là lối kiến trúc truyền thống. Một số nơi chỉ có vài ba ngơi nhà dựng song song với nhau, nhiều nơi làm mái đầu hồi nhà uốn khum hình mu rùa. Nhà trong làng truyền thống được xếp thành hình trịn xung quanh nhà rơng. Nhà rơng là ngôi nhà chung, tổ chức sinh hoạt chung của làng, chung quanh nhà rông sẽ là khoảng đất trống, đủ rộng để tạo thành không gian hội hè, tế lễ, vui chơi cho người trong làng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

sinh hoạt cộng đồng lễ hội. Các làng đồng bào Giẻ cũng được xây dựng gần nguồn nước, phía sau nhà được bố trí là đất canh tác, luôn luôn cạnh các làng đồng bào đều là đất canh tác.

<i>c. Đối với dân tộc J’rai. </i>

- Sản xuất chính của người J’Rai dựa vào nương rẫy, trồng chủ yếu là lúa, ngô, với công cụ sản xuất thô sơ (Xà gạc, gậy chọc lỗ). Ngày nay đã dùng cày, bừa có trâu, bị kéo. Ngồi ra cịn chăn ni trâu, bị, voi, lợn, gà, chó…Người J’Rai có nghề đan lát, mộc, rèn… đặc biệt là dệt vải với khung dệt kiểu Inđơnêdiêng tạo được tấm vải khổ rộng và có hoa văn đẹp. Ngồi ra họ cịn hái lượm, săn bắt, đánh cá .Nghề phụ : mộc, đan….

- Người J’rai tập quán ở nhà sàn, cửa nhà thường quay về hướng bắc, nhà được bố trí thành dãy. Bên mang dùng để sinh hoạt cộng đồng và đón khách. Cửa bên óc bao giờ cũng quay về hướng Bắc (hướng chính của nhà). Bên óc là nơi dùng cho sinh hoạt gia đình, nhà chỉ có một bếp. Trong làng, ơng Già làng cùng các bơ lão có uy tín lớn và giữ vai trị điều hành mọi sinh hoạt tập thể, ai nấy đều phải nghe và làm theo.

- Làng dân tộc J’rai được mơ hình theo định hướng Bắc Nam. Bn làng được đặt trên một khu đất bằng phẳng, hệ thống giao thơng trong làng được bố trí rộng rãi theo 3 dạng: ô bàn cờ, đơn tuyến và đa tuyến. Xung quanh làng có hệ thống tường rào bao bọc, đường ra vào làng theo hướng Bắc. Làng sống tập trung khá đông, làng nhỏ cũng vài chục nóc nhà, làng lớn đến hàng trăm nóc nhà. Nhà cửa của từng gia đình đều theo một hướng. Các ngôi nhà đều được xây dựng thẳng hàng theo các trục giao thông trong làng theo từng dãy kế tiếp và gần kề nhau.

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

<i>c. Đối với dân tộc Xơ đăng. </i>

- Sản xuất của dân tộc Xơ đăng là trồng lúa nước, điển hình là nhóm Mơ Nâm. Đại bộ phận người Xơ Đăng làm nương rẫy. Ngoài lúa, người Xơ Đăng cịn trồng kê, ngơ, sắn, bầu bí, thuốc lá, dưa, dứa, mía, chuố. Người Ca Dong trồng quế. Vật ni truyền thống là trâu, lợn, dê, chó, gà. Hái lượm, săn bắt vẫn còn giữ vai trò quan trọng. Rìu, dao quắm, xà gạc, gậy chọc lỗ trỉa hạt dùng trong sinh hoạt và sản xuất. Người Xơ Đăng có nghề đan lát mây tre, rèn, dệt. Đặc biệt nhóm Tơ Đrá có nghề rèn nổi tiếng với loại bể túi hơi, khai thác quặng.

- Người Xơ đăng sống theo Plei, Plơi tức là thôn, làng, buôn, bản như ở các tộc người khác. Với người Xơ đăng ý thức chủ yếu của họ là làng. Tên làng đặt theo tên người đứng ra lập làng. Ranh giới của làng thường được quy định bởi sự bàn bạc giữa người đại diện các làng tiếp giáp nhau. Xung quanh làng thường được phủ một khoảng rộng mênh mông. Xưa kia khu dân cư được rào kiên cố, bằng những cây gỗ cao vót nhọn, xen xít nhau, dày hai ba lớp, bên trong đặt nhiều bẫy, chông, thị, chỉ có một cửa làng ra vào nhất định.

- Theo phong tục sống của người Xơ đăng, mơ hình sẽ được bố trí là cửa làng chính án ngữ đường đi lối lại quen thuộc, được bảo v v l cuă duy nht khỏch cú th ra vào. Phía sau có đường ra nguồn nước, ra nghĩa địa. Người Xơ đăng ở nhà sàn làm bằng cây lồ ô, tre, nứa hoặc các tấm ván gỗ đẽo, mái lợp tranh. Trước kia nhà thường là nhà sàn dài gồm nhiều hộ gia đình cùng chung sống. Nhưng theo thời gian đã có sự thay đổi nên trong làng sẽ tổ chức nhiều nhà ngắn với sinh hoạt của từng hộ. Nhà trong làng thường quây quần trên một diện tích khép kín bao vây nhà rông ở giữa. Chung quanh nhà rông sẽ là những

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

2.2.3. Một số giải pháp cơ bản phát triển du lịch sinh thái .

- Giải pháp quy hoạch: Hiện nay Măng Đen đã có một trung tâm hành chính vừa mới xây dựng, cơ sở hạ tầng cũng đang triển khai mạnh. Hiện nay gần hồ Đăk Ke, rất nhiều nhà hàng được xây dựng nhanh chóng phục vụ cho nhu cầu du lịch của Măng Đen. Đồng thời trên con đường chính thì rất nhiều nhà biệt thự lẫn khuất trong những hàng thông. Tất cả những cơng trình này đều là cơng trình mới xây dựng trong khoảng thời gian gần đây. Vì vậy khơng thể phá bỏ mà sẽ đưa nó vào trong quy hoạch sao cho hợp lý nhất.

Bên cạnh đó cũng có những giải pháp quy hoạch tổng thể về rừng, đất sản xuất… Càng ngày dân tộc Kinh càng lấn chiếm sở hữu, xây dựng vào những vùng đất khai hoang của dân tộc thiểu số làm người dân tộc thiểu số phải di dời ngày càng sâu thêm vào rừng. Cho nên cần tập trung nguồn lực của Nhà nước, kể cả vay vốn nước ngoài để thực hiện các dự án chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng, đưa nghề rừng trở thành một ngành chính nhằm giữ mơi trường sinh thái, thu hút lao động, giải quyết việc làm, giải toả áp lực về thiếu đất đai hiện nay đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

Khi di dời dân để xây dựng các cơng trình thuỷ điện, thuỷ lợi, hoặc bất kỳ một cơng trình lớn nào thì cần phải đầu tư giải quyết tốt các khu tái định cư, nhất là đất đai để đảm bảo sản xuất, việc làm và phù hợp với phong tục, tập quán để người dân ổn định cuộc sống lâu dài. Tăng cường và tổ chức lại lực lượng khuyến nông, khuyến lâm có mặt ở từng bn, làng để giúp đỡ những hộ cịn khó khăn, thiếu kinh nghiệm, để họ có cuộc sống tốt hơn thì họ sẽ có tác động tốt vào công tác quy hoạch.

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

- Giải pháp về phát triển du lịch cơ sở hạ tầng: nhà nước có thể miễn hoặc giảm tiền thuê đất xây dựng các cơ sở hạ tầng, tuỳ theo địa bàn và vị trí cụ thể.

Khuyến khích và thu hút đầu tư, huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn ngân sách. Có chính sách ưu đãi, thơng thống để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào các ngành thương mại dịch vụ phục vụ du lịch.

Thực hiện tốt phương thức” Nhà nước và nhân dân cùng làm” nhưng cần đổi mới việc huy động các nguồn lực trong dân. Nâng cao năng lực quản lý của chính quyền địa phương. Việc đầu tư xây dựng, khai thác và quản lý cơ sở hạ tầng dựa trên quy hoạch và chương trình quốc gia, kết hợp quản lý theo ngành với địa phương và vùng lãnh thổ. Cơng trình nào quan trọng và cấp bách thì làm trước, đầu tư phải hợp lý và bảo dưỡng tốt cơ sở hạ tầng.

- Giải pháp về xã hội: Hoàn chỉnh quy hoạch phát triển công, nông nghiệp, dịch vụ và lựa chọn những ngành, lĩnh vực có nhiều tiềm năng, thế mạnh làm khâu đột phá cho tăng trưởng của từng vùng, địa phương. Vì khu vực Tây Nguyên có lượng người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ rất cao, nên về mặt xã hội thì coi trọng việc nâng cao dân trí đối với đồng bào dân tộc và công tác đào tạo đội ngũ các bộ. Mỡ rộng thêm các trường nội trú, bán trú, tạo điều kiện cho con em ở vùng sâu vùng xa được học tập, kể cả bậc học mầm non.

Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ, có chính sách đặc biệt, nhất là với các cán bộ cơ sở ở các buôn, làng. Đầu tư ngân sách phát triển các trường dạy nghề để thu hút thanh niên dân tộc vào học tập và tiếp cận

</div>

×