Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

QUY HOẠCH KHU DU LỊCH SINH THÁI NGHỈ DƯỠNG BA VÌ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.38 KB, 18 trang )

QUY HOẠCH KHU DU LỊCH SINH THÁI NGHỈ DƯỠNG BA VÌ
I KHÁI QUÁT DỰ ÁN
1 Địa bàn quy hoạch
-Với tổng diện tích 11.500ha thuộc huyện Ba Vì (Hà Nội) và hai
huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn tỉnh Hòa Bình , cách Sơn Tây, Hà Nội 15 km và cách
trung tâm Hà Nội 50 km về phía tây. Trong đó 11272ha là vườn quốc gia ba vì
và 228ha vùng đệm xây dựng khi nghỉ dưỡng
2 Mục tiêu của dự án
- Quy hoạch xây dựng khi nghỉ dưỡng sinh thái tại ba vì
- Góp phần bảo vệ cảnh quan cũng như hệ sinh thái tạo đây
-Tạo thêm việc làm cũng như thu nhập của người dân địa phương
-Thúc đẩy du lịch huyện phát triển và đóng góp vào nền kinh tế chung của
huyện
3 Cơ sở pháp lý
Các nghị quyết về phát triển du lịch tổng thể huyện bi vì:
1. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Ba Vì lần thứ XXI đã xác định, đưa
ngành du lịch phát triển trở thành ngành kinh tế trọng điểm của huyện, Huyện
uỷ, HĐND huyện đã có nghị quyết chuyên đề về phát triển du lịch đến năm
2015 và những năm tiếp theo.
2. (Quyết định phê duyệt số 415/QĐ-UBND ngày 12/3/2007) Quy hoạch
tổng thể phát triển du lịch sườn Tây núi Ba Vì, huyện Bà Vì đến năm 2010 và
định hướng tới năm 2020.
3. Về phía tỉnh Hà Tây, ngày 24/09/2003 UBND tỉnh Hà Tây đã có Quyết
định số 208A/QĐ-UB phê duyệt quy hoạch phát triển cụm du lịch Sơn Tây - Ba
Vì đến năm 2010, trong đó xác định hồ Suối Hai thuộc khu du lịch chuyên đề
quốc gia và là một trong 3 cụm điểm chính có đầy đủ điều kiện để tổ chức du
lịch tham quan, nghiên cứu chuyên đề, du lịch sinh thái, vui chơi giải trí và là


một khu vực hiếm hoi (không còn nhiều của tỉnh) hội tụ đầy đủ tài nguyên và
quỹ đất đủ rộng để có thể tổ chức được một khu chuyên môn hóa cao về du lịch,


dịch vụ.
4. Tháng 11 năm 2004, Nhiệm vụ thiết kế Quy hoạch chung khu du lịch hồ
Suối Hai đã được phê duyệt tại quyết định số 1097/QĐ-UB ngày 21/10/2004.
5.văn bản số 4915/UBND-CNXD và văn bản số 5372/UBND-CNXD cho
phép Công ty Cổ phần Dầu khí Tản Viên - Hà Tây đầu tư xây dựng Khu du lịch
quốc tế Tản Viên.
Chính vì vậy, việc lập Quy hoạch chung phát triển du lịch cho khu vực hồ
Suối Hai là điều kiện cần thiết làm cơ sở pháp lý lập các Quy hoạch chi tiết phát
triển du lịch khu vực hồ Suối Hai. Tại văn bản số 5734/UBND-CNXD ngày
15/12/2006, UBND tỉnh Hà Tây đã xác định:
6 . Công ty Cổ phần Dầu khí Tản Viên - Hà Tây nghiên cứu lập quy hoạch
chung, quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 khu vực hồ Suối Hai, quy mô khoảng
1200 ha (mặt nước tại cote 23m: 920 ha; đảo khoảng: 104 ha; Khu đất liền
khoảng: 200 ha).
7 . Sở Du lịch tiếp tục nghiên cứu lập quy hoạch chung phần diện tích còn
lại của Khu du lịch hồ Suối Hai khoảng 600 ha theo Nhiệm vụ thiết kế quy
hoạch Khu du lịch hồ Suối Hai đã được duyệt tại quyết định số 1097/QĐ-UB
ngày 21/10/2004 của UBND tỉnh Hà Tây.
8Lãnh đạo huyện Ba Vì cho biết, hiện trên địa bàn có 15 đơn vị tham gia
hoạt động kinh doanh du lịch. Tổng giá trị đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch ngày một
tăng, từ năm 2007 đến nay bình quân đạt khoảng 60 tỷ đồng/năm.
Những đơn vị có mức đầu tư lớn như: Khoang Xanh, Thiên Sơn - Suối Ngà,
Thác Đa, Đầm Long…, hoạt động du lịch đã góp phần vào chuyển dịch cơ cấu
kinh tế của huyện, tăng thu nhập cho người dân. Hiện du lịch, dịch vụ chiếm
44% trong tỷ trọng cơ cấu kinh tế của huyện và phấn đấu đến năm 2015, du lịch,
dịch vụ chiếm 50-52% trong cơ cấu kinh tế.


Ông Trương Minh Tiến, Phó Giám đốc Sở VH,TT&DL Hà Nội cho rằng:
Du lịch sinh thái là thế mạnh của Ba Vì. Vườn Quốc gia Ba Vì là đơn vị đầu tiên

được giao thí điểm dự án “thuê môi trường để làm du lịch”.
Thực tế, mô hình này đang mang lại hiệu quả tại khu du lịch Thiên Sơn Suối Ngà nhưng cần phải có sự tổng kết trước khi nhân rộng. Hiện nay, hạ tầng
giao thông tuyến đường Láng - Hòa Lạc đang được hoàn thiện và hạ tầng về lưu
trú cơ bản đáp ứng được nhu cầu du khách sẽ là nền tảng để hấp dẫn du khách.
Tuy nhiên, để lượng khách quay lại nhiều lần và thu hút được khách quốc tế
cần phải có sự đa dạng sản phẩm, cũng như tạo sản phẩm đặc trưng. Một trong
những điểm nhấn của tour du lịch này là các trang trại vùng núi Ba Vì và tìm
hiểu cuộc sống, tập quán sinh hoạt, văn hóa của đồng bào dân tộc Dao, Mường.
Bên cạnh đó là phát triển loại hình nông nghiệp sinh thái mà điển hình là chè
sạch Ba Trại, phát triển nuôi bò sữa Ba Vì. Việc phát triển nông nghiệp sinh thái
không chỉ cung cấp sản phẩm sạch ngay cho vùng du lịch mà cả trung tâm Hà
Nội.
9 Các khách du lịch ở ba vì đc chia làm 2 luồng khách rõ rệt: khách cao cấp
đến các resort thường đi theo kiểu gia đình, công ty tổ chức và khách bình dân
chủ yếu là học sinh, sinh viên, thanh niên và người dân quanh vùng đến du lịch
tâm

linh

kết

hợp

du

lịch

sinh

thái.


Chính vì vậy, các khu du lịch tại Ba Vì đang đầu tư theo 2 hướng là resort cao
cấp phục vụ nghỉ dưỡng và khu du lịch với mức giá vừa phải.
II NỘI DUNG QUY HOẠCH
1 gới thiệu về địa bàn quy hoạch
Vị trí địa lý:
Vườn quốc gia Ba Vì có tọa độ địa lý:
Từ 20055' - 21007' Vĩ độ Bắc


Từ 105018' - 105030' Kinh độ Đông.
Vườn quốc gia Ba Vì nằm trên địa bàn 5 huyện: Ba Vì, Thạch Thất, Quốc
Oai Thành phố Hà Nội, huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn tỉnh Hòa Bình, cách thủ đô
Hà Nội 60Km theo đường Quốc lộ 21A, 87.
-Phía Bắc giáp các xã Ba Trại, Ba Vì, Tản Lĩnh thuộc huyện Ba Vì - TP Hà
Nội.
- Phía Nam giáp giác xã Phúc Tiến, Dân Hòa thuộc huyện Kỳ Sơn, xã Lâm
Sơn thuộc huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình.
- Phía Đông giáp các xã Vân Hòa, Yên Bài thuộc huyện Ba Vì, xã Yên
Quang thuộc huyện Lương Sơn, các xã Yên Bình, Yên Trung, Tiến Xuân thuộc
huyện Thạch Thất, xã Đông Xuân thuộc huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội.
-Phía Tây giáp các xã Khánh Thượng, Minh Quang huyện Ba Vì, Hà Nội, và
xã Phú Minh huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình.
Vườn Quốc gia Ba Vì được chia làm 3 phân khu chức năng:
-

Phân khu Bảo tồn nghiêm ngặt

-


Phân khu phục hồi sinh thái

-

Phân khu dịch vụ hành chính.

Địa hình - địa thế:


Ba Vì là vùng núi trung bình và núi thấp, đồi núi tiếp giáp với vùng bán sơn
địa, vùng này trông như một dải núi nổi lên giữa đồng bằng chỉ cách hợp lưu
sông Đà và Sông Hồng 20Km về phíaNam.
Trong Vườn quốc gia Ba Vì có một số đỉnh núi có độ cao trên 1000m như
Đỉnh Vua (1296), đỉnh Tản Viên (1227m), đỉnh Ngọc Hoa (1131m), đỉnh Viên
Nam (1081m) và một số đỉnh thấp hơn như đỉnh Hang Hùm 776, đỉnh Gia Dê
714m...
Dãy núi Ba Vì gồm hai dải dông chính. Dải dông thứ nhất chạy theo hướng
Đông - Tây từ suối Ổi đến cầu Lặt qua đỉnh Tản Viên và đỉnh Hang Hùm dài
9km. Dải dông thứ 2 chạy theo hướng Tây - Bắc - Đông - Nam từ Yên Sơn qua
đỉnh Tản Viên đến núi Quýt dài 11km, sau đó dảy này chạy tiếp sang Viên nam
tới dốc Kẽm (Hòa Bình).
Ba Vì là một vùng núi có độ dốc khá lớn, sườn phía Tây đổ cuống sông Đà,
dốc hơn so với sườn Tây bắc và Đông Nam, độ dốc trung bình khu vực là 250,
càng lên cao độ dốc càng tăng, từ độ cao 400m trở lên, độ dốc trung bình là 350,
và có vách đá lộ, nên việc đi lại trong Vườn là không thuận lợi.
2Điều kiện tự nhiên
Huyện Ba Vì:
1. Địa hình:
Địa hình của Huyện thấp dần từ Tây nam sang phía Đông bắc, chia thành 3
tiểu vùng khác nhau: vùng núi, vùng đồi, vùng đồng bằng ven sông Hồng.

2. Về khí hậu:


Ba Vì nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng chịu ảnh hưởng của khí hậu
nhiệt đới gió mùa. Các yếu tố khí tượng trung bình nhiều năm tại Trạm Ba Vì
cho thấy:
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10 với nhiệt đội trung
bình 23 độ C, tháng 6 và tháng 7 có nhiệt độ trung bình cao nhất là 28,6 độ C.
Tổng lượng mưa là 1832,2 mm( chiếm 90,87 % lượng mưa cả năm) . Lượng
mưa các tháng đều vượt trên 100mm với 104 ngày mưa và tháng có lượng mưa
lớn nhất là tháng 8( 339,6mm).
Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 3 với nhiệt độ xấp xỉ
là 20 độ C, tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất là 15,8 độ C. Lượng mưa các tháng
biến động 15,0 đến 64,4mm và tháng mưa ít nhất chỉ đạt 15mm.
3. Đất đai:
Ba Vì được chia làm 2 nhóm: nhóm vùng đồng bằng và nhóm đất vùng
đồi núi. Nhóm đất vùng đồng bằng có 12.892ha bằng 41,1 % đất đai toàn huyện.
Nhóm đát vùng đồi núi có 18.478 ha bằng 58,9 đất đai của huyện.
4. Thủy văn:
Ba Vì là nơi có mạng lưới thủy văn hết sức độc đáo, xung quanh gần như
được bao bọc bởi 2 dòng sông: sông Hồng và sông Đà. Ngoài ra trong khu vực
còn có nhiều dòng suối nhỏ bắt nguồn từ trên đỉnh núi xuống, mùa mưa lượng
nước lớn tạo ra các thác nước đẹp như: thác Ao Vua, thác Ngà, thác Khoang
Xanh. Đứng trên đỉnh núi Ba Vì ta có thể quan sát được toàn cảnh non nước của
vùng. Phía tây là dòng sông Đà chảy sát chân núi. Phía đông là hồ Đồng Mô,
phía bắc là hồ Suối Hai, xa hơn là dòng sông Hồng.
5. Thảm thực vật:
Theo số liệu thống kê năm 2008, diện tích rừng toàn huyện có 10.724,9
ha, trong đố rừng sản xuất 4.400,4 ha, rừng phòng hộ 78,4 ha và 6.246ha rừng
đặc dụng. Diện tích rừng tự nhiên tập trung chủ yếu ở vùng núi Ba Vì từ độ cao

400m trở lên. Rừng tự nhiên được phủ xanh bằng các loại thảm thực vật phong


phú, đa dạng, trong đó có nhiều loại cây đặc trưng của rừng nhiệt đới thuộc
phạm vi Vườn quốc gia Ba Vì.
Động thực vật Ba Vì rất đa dạng, phong phú. Hiện nay các nhà thực vật học
Việt Nam ước khoảng 2000 loại. Gồm thực vật nhiệt đới, á nhiệt đới bước đầu
kê được 812 loài thực vật bậc cao với 88 họ thực vật, 270 loài bậc cao gồm
nhiều loại gỗ quý hiếm như lát hoa, kim giao sến mật, sồi, dẻ gai.... Hai loại cây
rất quý được ghi vào "Sách đỏ Việt Nam" là Bách xanh và Thông đỏ đang được
bảo vệ nghiêm ngặt. Động vật cú 44 loài thú, 104 loại chim, 15 loại bò sát, 9
loại lưỡng cư (tài liệu quy hoạch Vườn quốc gia Ba Vì). Đây là nguồn tài
nguyên rừng quý hiếm được bảo vệ nghiêm ngặt.
6. Hệ thống giao thông:
Ba Vì có một hệ thống đường giao thông thuỷ bộ rất thuận lợi nối liền
các tỉnh Tây Bắc, Việt Bắc với toàn bộ đồng bằng Bắc Bộ, trong đó có thủ đô
Hà Nội - Trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của cả nước. Từ Trung tâm huyện
lỵ theo quốc lộ 32 đi Sơn Tây về Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc bộ hoặc
ngược Trung Hà đi Tây Bắc, Việt Bắc. Đồng thời cũng từ trung tâm huyện lỵ
theo sông Hồng ngược Trung Hà theo sông Lô, sông Thao lên Tây Bắc, hoặc
theo sông Đà đi Hoà Bình - cửa ngõ Tây Bắc của Tổ quốc. Ngoài ra trên địa bàn
huyện còn có một số tuyến đường Tỉnh lộ như 411A,B,C; 412, 413, 414, 415 và
các đường liên huyện, đê sông Hồng, sông Đà... thông thương giữa các vùng,
miền, các tỉnh, huyện bạn. Với những lợi thế về giao thông đường thủy, đường
bộ, Ba Vì có điều kiện khá thuận lợi trong giao lưu kinh tế, văn hóa với bên
ngoài, tiếp thu những tiến bộ khoa học - kỹ thuật để phát triển kinh tế với cơ cấu
đa dạng: nông nghiệp, dịch vụ, du lịch, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.
Nhắc tới Ba Vì thì không ai không biết tới Vườn quốc gia Ba Vì:
Nằm cách trung tâm Thủ đô khoảng 50km về phía Tây, với khí hậu núi
cao trong lành và mát mẻ, từ lâu Vườn Quốc Gia Ba Vì trở thành điểm đến lý

tưởng cho du khách trong và ngoài nước. Đến Vườn Quốc Gia Ba Vì, du khách


sẽ được đắm mình giữa khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ của núi rừng, được trở
về với truyền thuyết Sơn Tinh- Thủy Tinh linh thiêng mà đậm chất thơ.
Ở giữa vùng đồi núi bán sơn địa của xứ Đoài nổi lên một khối núi cao
sừng sững với 3 đỉnh làm nên cái tên Ba Vì, đó là đỉnh Vua cao 1.296m, đỉnh
Tản Viên cao 1.227m, đỉnh Ngọc Hoa cao 1.131m. Lưng chừng núi có nhiều
thác nước đổ xuống ngày đêm, hình thành nên những điểm du lịch hấp dẫn như
Khoang Xanh, Ao Vua, Thác Ngà, Suối Ngọc..., tất cả tạo thành quần thể non
nước hữu tình. VQG Ba Vì nằm trọn trong khối núi đồ sộ ấy, kéo dài tới tận
đỉnh Viên Nam thuộc đất Hòa Bình.
Vườn Quốc Gia Ba Vì có 1.209 loài thực vật trong đó có 21 loài thực vật
quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam như: Bách xanh, Sến mật, Phỉ ba
mũi, Dẻ tùng sọc trắng, Hoa tiên, Râu hùm, Kim tuyến... Hệ động vật có 63 loài
thú, với nhiều loài quý hiếm như: Cầy gấm, Cu li lớn, Gà lôi trắng, Rồng đất, Cà
cuống, Bướm rồng đuôi trắng...
Núi Ba Vì tương truyền là nơi hóa thân của Đức thánh Tản Viên Sơn
Tinh, vị thánh đứng đầu Tứ bất tử trong tâm thức người Việt. Để ghi nhớ công
lao trị thủy của Đức Thánh Tản Viên, nhân dân lập Đền thờ Ngài trên đỉnh Tản
Viên, tục gọi là Đền Thượng. Đền Thượng đã được xếp hạng di tích lịch sử văn
hóa cấp quốc gia vào tháng 2/2008. Ngoài những giá trị lịch sử, du khách sẽ có
dịp tìm hiểu thêm về nền văn hóa Văn Lang đời Vua Hùng thứ 18 và cảm nhận
sâu sắc hơn về mối tình giữa chàng Sơn Tinh với nàng công chúa Ngọc Hoa.
Trên đỉnh Vua là Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, người con ưu tú của dân
tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới. Ngôi đền nằm giữa không gian huyền
ảo, lẫn trong mây trắng bồng bềnh và tiếng chim rừng lảnh lót dưới những tán
cây cao vút.
Ở độ cao 600m là điểm di tích lịch sử cách mạng ghi dấu trận đánh dũng cảm



giữa bộ đội ta với thực dân Pháp trong chiến dịch Hòa Bình năm 1952. Đến
thăm nơi này, du khách như được sống lại quá khứ hào hùng, được trải lòng với
hồn thiêng núi Tản sông Đà.
Do địa hình núi cao, độ che phủ của rừng lớn tạo cho vùng Ba Vì có khí hậu
rất mát mẻ, nhất là vào mùa hè (từ tháng 4 đến tháng 10 dương lịch). Về mùa
đông, mây mù bao phủ tạo một cảnh quan rất ấn tượng. Ba Vì là một quần thể
núi gồm 6 đỉnh, cao nhất là đỉnh Vua cao 1.296m, đỉnh Tản Viên cao 1.227m,
đỉnh Ngọc Hoa cao 1.131m… Đỉnh Vua là nơi xây dựng đền thờ Bác Hồ. Đối
diện đỉnh Vua lại là một mái núi “thắt cổ bồng” được lập đền Thượng, tương
truyền là nơi hóa thân của Đức Thánh Tản - Sơn Tinh được dân gian tôn thờ là
anh hùng chống lũ lụt, ngoại xâm, vị thần liên minh các bộ tộc Việt -Mường.
Vườn Quốc gia Ba Vì không chỉ được mệnh danh là Lá phổi của thủ đô Hà
Nội mà còn là nơi sinh sống của hàng trăm loài động vật hoang dã, có rất nhiều
loài quý, hiếm có tên trong sách đỏ của Việt Nam. Theo tài liệu thống kê của các
nhà khoa học, hiện nay Vườn Quốc gia Ba Vì có 812 loài thực vật bậc cao có
mạch, thuộc 427 chi và 136 họ. Nơi đây còn có 15 loài cây quý, hiếm như: bách
xanh, thông tre, xỉ ba mũi, sến lá bạc, hoa tiên, dương xỉ thân gỗ… Khu vực
Vườn Quốc gia Ba Vì có 45 loài thú, 115 loài chim, 27 loài lưỡng cư, 61 loài bò
sát, 86 loài côn trùng; trong đó có 23 loài quý, hiếm có trong sách đỏ như: cu li
lớn, gấu ngựa, tê tê vàng, công, gà lôi trắng, khỉ, báo, gấu, sóc bay…
Được sự ưu ái của thiên nhiên về địa hình, khí hậu đã tạo cho Vườn Quốc
gia Ba Vì trở thành một trong bốn khu du lịch sinh thái vùng núi cao nổi tiếng
(Đà Lạt, Sa Pa, Ba Vì, Tam Đảo). Không những thế, vùng núi Ba Vì còn là nơi
du lịch tâm linh của người Việt. Hàng năm, Vườn Quốc gia Ba Vì đón vài chục
nghìn lượt người đến tham quan và học tập. Đến đây, du khách được tận hưởng
cái không khí trong lành mát dịu; hương vị của núi rừng, cây cối; chim hót, suối
reo hai bên đường.
Khám phá những điều kỳ diệu



Theo lối mòn từ cổng đi vào dẫn lối du khách vào trong rừng thông vi
vút, rừng tùng rộng lớn. Vẻ bao la của đại ngàn như đưa du khách lạc tới một
miền đất kỳ diệu. Sau khi trải qua một chặng đường khá dốc và gấp khúc, du
khách sẽ tới được khu Trung tâm cốt 400m. Tại đây, du khách sẽ được tận
hưởng bầu không khí mát lạnh của vùng núi Ba Vì và tìm dấu vết còn lại của
khu nghỉ mát có từ năm 1940 do người Pháp xây dựng. Chúng ta có thể dạo
quanh công viên, chụp ảnh lưu niệm hoặc nghỉ trong các nhà hàng, nhà nghỉ
được xây theo kiểu nhà sàn, uống các món giải khát hay sữa được chế biến từ
sữa bò nuôi. Dưới chân núi có bể bơi, sân ten- nít, khu ẩm thực và một khu vườn
tập trung rất nhiều loài khỉ.
Đến với khu nuôi bảo tồn động vật và thăm khu vườn dược liệu, du
khách được chiêm ngưỡng những loại cây quý hiếm. Những khu vườn chim,
thuốc, xương rồng, cây mẫu để góp phần bảo tồn nguồn gen của 117 loài tre
trúc, 70 loài cau dừa, 1.200 loài xương rồng và rất nhiều cây chỉ có ở nơi đây,
đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập của các nhà khoa học, sinh viên, học sinh.
Tham quan Vườn Quốc gia Ba Vì, du khách có thể thám hiểm cả những
thác nhỏ khuất sâu trong núi, lên Cổng trời hay dừng lại ở độ cao 800m để ngắm
vườn lan; lách cây rừng tìm nét hoang sơ của những phế tích ghi dấu cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp như: Nhà thờ cổ, Cô nhi viện, nhà nghỉ của quan
chức cấp cao Pháp, nhà tù chính trị; đặc biệt là khu di tích lịch sử tại cốt 600m
đánh dấu trận đánh táo bạo của trung đoàn Ba Vì ngày 31/12/1951.
Càng lên cao, đường càng dốc hơn, mây mù có lúc đặc quánh. Đến độ
cao 1.200m, du khách thấy nhẹ nhõm vì đó là đỉnh núi Ba Vì. Phong cảnh ngoạn
mục, sương mù bảng lảng tưởng như đang ở chốn bồng lai tiên cảnh. Sau khi
thưởng thức không khí mát mẻ trong lành, du khách leo tiếp 779 bậc đá phía tây
lên viếng đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh và leo 225 bậc đá phía đông lên đền
Thượng, nơi thờ Thánh Tản Viên. Nếu còn sức du khách có thể leo thêm mấy



chục bậc đá nữa để lên đến tận đỉnh Vọng Cảnh bốn bề mây mù dày đặc bao
phủ.
Đứng ở trên đỉnh núi, chúng ta có thể thả hồn ngắm mây trời, núi rừng,
thung lũng, sông, hồ hiện ra phía dưới xen kẽ trong những dải mây bạc, khiến
tâm hồn ngất ngây. Đặc biệt vào những ngày trời quang mây, nắng đẹp khi mặt
trời chênh chếch hướng Tây, từ trên đỉnh núi có thể nhìn thấy rõ toàn cảnh thủ
đô, nổi bật những khối nhà chung cư hiện đại đến hàng loạt cao ốc ở trung tâm.
Đêm xuống, rừng quốc gia Ba Vì như chuyển mùa rõ rệt, màu đen bao phủ,
tiếng chim hót thưa dần, tiếng côn trùng kêu, tiếng vượn hú ngày một rõ... tạo
nên những âm thanh mang âm hưởng của núi rừng đại ngàn. Du khách có thể
cắm trại ngủ đêm trong rừng hay trong các nhà nghỉ ngoài cửa rừng trên lưng
chừng núi. Thật thú vị biết bao khi được hưởng cái thú nghỉ lại một đêm ở nhà
khách đầy trời sao nơi đây và thưởng thức những món ăn đặc sản của rừng!
Nếu quyết định nghỉ lại một hai ngày ở các nhà nghỉ ngoài cửa rừng sẽ là
một dịp đáng nhớ đối với bạn. Tại đây, bạn có thể bơi ở bể, buổi sáng chạy theo
đường vòng xây quanh các mỏm núi để ngắm sương sa xuống hồ trong thung
lũng. Nếu muốn cảm giác lãng mạn, bạn có thể lang thang hàng giờ trong rừng
thông để trút bỏ bớt những suy nghĩ âu lo, căng thẳng trong cuộc mưu sinh hằng
ngày.
Ngoài ra đến với Vườn quốc gia Ba Vì chúng ta còn được thưởng thức
những đặc sản như: cơm lam, rượu sữa ong chúa, bánh chè lam, bánh sữa Ba Vì,
nước trà đắng… hoặc mua chai phấn hoa, mật ong, măng, chuối rừng về làm
quà.
3 Nội dung quy hoạch
- Xây dựng các hạng mục cơ sở vật chất phục vụ du lịch như đường xá..
-Xây dựng các nhà nghỉ resort nhà nghỉ bình dân phù hợp với mọi đối tượng
khách
-Xây dựng khu cắm trại



-Xây dựng công viên sinh thái nhỏ
-Xây dựng khu đồi cỏ nhân tạo khai thác lạo hình trượt cỏ vốn nổi tiếng ở ba

-Xây dựng khu bán hang lưu niệm cho khách với nhiều mặt hang và những
đặc sản của huyện cũng như làng nghề ở hà tây cũ.
4 Giải pháp về nguồn vốn đầu tư
- Ngân sách nhà nước đảm nhiệm chỉ đầu tư cơ sở hạ tầng và chỉ cho các dự
án cần khuyến khích để mở đường thu hút vốn từ các kênh khác đầu tư phát
triển du lịch. Bên cạnh ngân sách cần tranh thủ nguồn vốn phát triển chung của
ngành, tranh thủ nguồn viện trợ ODA, NGO. Khuyến khích tư nhân đầu tư vào
hạ tầng với các hình thức đa dạng.
- Huy động vốn từ nguồn tích lũy trong hoạt động của ngành.
- Huy động vốn đầu tư trong nước thông qua các biện pháp khuyến khích
đầu tư trong nước để xây dựng các cơ sở lưu trú, các khu du lịch.
- Huy động vốn đầu tư nước ngoài bằng các biện pháp kêu gọi đầu tư, liên
doanh vào các dự án lớn như xây dựng khu vui chơi giải trí hiện đại, các khu
nghỉ dưỡng cao cấp.
- Huy động qua tín dụng ngân hàng và thị trường vốn, lập quỹ đầu tư hạ
tầng, pháp hành trái phiếu công trình, dùng quỹ đất để tạo nguồn vốn.
* Các giải pháp huy động vốn đầu tư.
- Các giải pháp vĩ mô
+ Nâng cao chất lượng công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch
đầu tư phát triển.
+ Xây dựng môi trường đầu tư vào ngành du lịch an toàn, hiệu quả và tạo
điều kiện thuận lợi cho các nhà đâu tư trong nước và tăng tính cạnh tranh trong
thu hút vốn đầu tư nược ngoài.


+ Hoàn thiện chính sách thuế để thúc đẩy huy động vốn vào ngân sách nhà
nước, nâng cao hiệu quả công tác chi ngân sách để tăng cường đầu tư phát triển

kinh tế.
+ Phát triển thị trường tài chính. Mở rộng và khai thông các kênh huy động
vốn trên thị trường.
+ Hoàn thiện các công cụ tài chính vĩ mô để thúc đẩy huy động vốn
- Các giải pháp của địa phương.
+ Các giải pháp thúc đẩy huy động vốn đầu tư để phát triển hạ tầng du lịch..
+ Giải pháp huy động vốn từ ngân sách nhà nước: tổ chức thu ngân sách;
thực hành tiết kiệm để tích lũy vốn cho đầu tư phát trienr hoàn thiện công tác
quản lý chi ngân sách nhà nước.
+ Huy động vốn từ các nguồn khác nhau để phát triển hạ tầng du lịch.
+ Các giải pháp huy động vốn để đầu tư cơ sở kinh doanh du lịch.
+ Thực hiện tốt công tác thu hút đầu tư trong nước, khuyến khích đầu tư
định hướng.
+ Đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển du lịch.
+ Giải pháp huy động vốn từ nguồn tín dụng: tiếp tục củng cổ và phát triển
hệ thống ngân hang thương mại và các tổ chức tín dụng trên địa bàn.
+ Mở rộng các kênh huy động vốn.đẩy mạn xúc tiến du lịch, quảng bá thong
tin kêu gọi đầu tư.
+ Phát triển nguồn nhân lục để thu hút vốn đầu tư.
5 giải pháp về cơ chế chính sách
Về đầu tư phát triển du lịch: Có chính sách ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu
hạ tầng có chất lượng cao đồng bộ; chính sách khuyến khích đầu tư vào phát
triển các khu vui chơi giải trí hiện đại; thực hiện chính sách xã hội hóa đầu tư
phát triển du lịch
- Về thuế: Cho vay với lãi suất ưu đãi đối với các dự án ưu tiên được xác
định; cho phép kinh doanh du lịch quốc tế hưởng chế độ ưu đãi của ngành hàng


xuất khẩu, có chính sách thuế phù hợp, đặc biệt về thuế đất đối với các khu du
lịch, thuế nhập khẩu đối với trang thiết bị, phương tiện vận chuyển cao cấp phục

vụ du lịch; rà soát, điều chỉnh phương pháp tính thuế, phí, lệ phí; áp dụng thống
nhất chính sách một giá.
- Về thị trường: Hỗ trợ từ ngân sách cho hoạt động nghiên cứu thị trường;
tăng cường hỗ trợ ngân sách và xã hội hoá hoạt động xúc tiến quảng bá; thông
qua chính sách và cơ chế phù hợp với giá cả và các điều kiện kèm theo để khai
thác tốt thị trường lớn khách du lịch nội địa
- Về xuất nhập cảnh, hải quan: Tiếp tục cải tiến các thủ tục xuất nhập cảnh
để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho khách du lịch.
- Về chính sách xã hội hóa du lịch: Khuyến khích phát triển du lịch cộng
đồng, du lịch có trách nhiệm; khuyến khích việc đóng góp từ thu nhập du lịch
cho hoạt động bảo tồn, phục hồi các giá trị về sinh thái, văn hoá và phát triển du
lịch xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Về cơ chế hỗ trợ và thu hút vốn đầu tư : Ngân sách Trung ương cần hỗ trợ
có mục tiêu trong kế hoạch đầu tư phát triển hằng năm cho thành phố Hà nội để
thực hiện nhiệm vụ đầu tư các dự án thuộc Khu du lịch nghỉ dưỡng ba vì với
mức hỗ trợ là 4000 tỷ đồng trong cả giai đoạn 2013-2015, được bố trí căn cứ
vào khả năng ngân sách hằng năm. Đồng thời, cần chủ động, phối hợp với các
bộ, ngành có liên quan xây dựng phương án huy động các nguồn lực hợp pháp
khác để thực hiện các dự án thuộc Quy hoạch.
- Cơ chế phối kết hợp liên vùng, liên ngành: Khuyến khích liên kết trong
vùng, liên vùng trong thực hiện quy hoạch, phát triển sản phẩm, xúc tiến quảng
bá, xúc tiến đầu tư, xây dựng thương hiệu du lịch; đẩy mạnh các tổ chức phát
triển du lịch vùng; xây dựng và phát huy các cơ chế phối hợp liên ngành, liên
vùng, các cơ chế về hỗ trợ giá giữa các ngành liên quan.
- Tăng cường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ xây dựng phát
triển du lịch


Lập kế hoạch tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng tạo nguồn nhân lực chất lượng
cao để khắc phục tồn tại, hạn chế, nâng hiệu lực, hiệu quả lập.Rà soát đội ngũ

cán bộ hoạt động trong lĩnh vực quản lý quy hoạch, xây dựng, đất đai, môi
trường để bố trí, luân chuyển, bổ nhiệm đảm bảo đúng chuyên môn, nghiệp vụ.
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong phát triển du lịch :
Tăng cường hợp tác với tư vấn nước ngoài trong việc lập, thẩm định các đồ
án quy hoạch để nâng cao chất lượng và tiếp cận trình độ tiên tiến thế giới; hợp
tác với các nhà tài trợ quốc tế trong lĩnh vực đầu du lịch ,kêu gọi đầu tư nước
ngoài vào khu du lịch
6 Các định hướng phát triển
a khai thác thị trường khách
- xác định đối tượng khách là khách du lịch trong nước cần tập trung quảng
bá để thu hút khách, bên cạnh đó tiếp cận với khách nước ngoài như trung quốc,
nhật bản và khách châu âu, để khai thác triệt đẻ loai hình du lịch sinh thái nghỉ
dưỡng này
b Các chiến lược khai thác và phát triển khu du lịch sinh thái nghỉ
dưỡng thành điểm du lịch nổi tiếng
Du lịch quốc tế là hình thức du lịch mà ở đó điểm xuất phát và điểm
đến của cuộc hành trình nằm ở các quốc gia khác nhau. Điểm đi và điểm đến
của hành trình ở các quốc gia khác nhau. Làm thế nào để xây dựng khu du lịch
sinh thái nghỉ dưỡng Ba Vì trở thành điểm du lịch quốc tế.
1. Mục tiêu của chiến lược khai thác và phát triển.
- Đáp ứng nhu cầu hiểu biết kho tàng văn hoá, lịch sử, nhu cầu vãn
cảnh thiên nhiên, nhu cầu khám phá những điều mới lạ của du khách.
- Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong du lịch: thoả mãn các nhu cầu hàng
hoá (thức ăn, hàng hoá mua sắm, hàng lưu niệm...) và đặc biệt là các nhu cầu về
dịch vụ nơi ở, vận chuyển hành khách, y tế, thông tin...
2. Vai trò của điểm du lịch quốc tế.


- Thu hút được khách du lịch quốc tế ta sẽ thu được nguồn ngoại tệ
đáng kể. "Xuất khẩu tại chỗ" hàng hóa , dịch vụ...mà chúng ta không tốn nhiều

chi phí bảo quản vận chuyển giống như khi xuất khẩu hàng hóa bằng con đường
ngoại thương.
- Điểm đến quốc tế sẽ là phương tiện quảng cáo không mất tiền cho du
lịch của nước ta, thông qua một điểm.
3. Xây dựng chiến lược khai thác phát triển khu du lịch Ba Vì thành điểm
đến quốc tế.
3.1 Nhìn nhận vấn đề:
Muốn phát triển du lịch thành ngành kinh tế hàng đầu và hội nhập với
quốc tế thì ta phải đặt nó trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc
gia. Muốn xây dựng một khu du lịch trở thành điểm đến quốc tế ta cần phải đưa
ra chiến lược ưu tiên đồng bộ hệ thống chính sách huy động mọi nguồn lực có
sẵn tại khu du lịch. Đặt sự phát triển vững chắc lên hàng đầu. Các chiến lược cần
phải mang tính liên ngành, liên vùng và khu vực hóa cao.
Điểm đến quốc tế cần có cơ sở hạ tầng vật chất chất lượng cao,
phương tiện giao thông, liên lạc hiện đại và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho du
khách. Ngoài việc xây dựng cơ sở vật chất chuyên ngành, chú trọng xây dựng
khách sạn phải chú ý xây dựng cơ sở vui chơi, giải trí, các khu du lịch và các
quần thể du lịch, để giữ khách lưu lại lâu hơn, tăng nguồn thu và tăng khả năng
hấp dẫn khách đến nhiều lần. Tạo ra các sản phẩm du lịch đặc trưng cho khu du
lịch, vùng du lịch.
3.2 Xây dựng chiến lược cụ thể khai thác phát triển khu du lịch nghĩ
dưỡng Ba Vì thành điểm du lịch quốc tế.
- Chiến lược khai thác tài nguyên khu du lịch nghỉ dưỡng Ba Vì.
Cách Hà Nội 53 km, Ba Vì nổi tiếng là vùng không gian xanh, sạch,
nơi chứa đựng những nét đẹp hoang sơ lý tưởng và đầy thú vị cho những buổi dã
ngoại của gia đình bạn. Nơi đây có truyền thống văn hoá lâu đời, độc đáo, đặc


trưng bởi 3 dân tộc Kinh - Mường - Dao với những phong tục, tập quán, nét văn
hoá riêng biệt. Về giao thông, Ba Vì cách trung tâm Thủ đô Hà Nội khoảng

50km, giao thông thuần lợi, có thể Đền Ba Vì theo đường QL32, Đại lộ Thăng
Long và qua sông Đà bằng cầu Trung Hà tới khu di tích đất tổ Hùng Vương và
các tỉnh phía Bắc.
Với những lợi thế trên, Ba Vì thực sự là nơi có tiềm năng lớn để phát triển
Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cuối tuần, du lịch đồng quê, du lịch cộng đồng và
du lịch văn hoá lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc.
-Chiến lược đầu tư cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật của khu du lịch nghỉ
dưỡng Ba Vì.
Tuy nhiên để trở thành một điểm đến quốc tế thì chúng ta phải tạo
điểm nhấn ấn tượng, cần rà soát lại các khu du lịch hiện có, lập quy hoạch tổng
thể phát triển du lịch Ba Vì, tập trung đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ
tầng xã hội cho vùng du lịch. Đầu tư khu vui chơi giải trí hiện đại, mới mẻ. Xây
dựng kết cấu hạ tầng dịch vụ nghỉ ngơi, ăn uống theo tiêu chuẩn quốc tế: khách
sạn, nhà hàng , khu mua sắm đồ lưu niệm cao cấp. Mở rộng địa bàn khu du lịch
theo tiêu chí đảm bảo tính khu vực hóa trong quy hoạch đầu tư dự án du lịch.
Đồng thời cải thiện môi trường.
Đầu tư kinh doanh, khuyến khích các nhà đầu tư, các doanh nghiệp
trong và ngoài nước đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn huyện Ba Vì, hay cụ
thể là khu du lịch nghỉ dưỡng Ba Vì, tăng cường quảng bá, xúc tiến du lịch.
-Chiến lược sản phẩm.
Yêu cầu hệ thống quản lý khu du lịch thực hiện chiến lược sản phẩm
chất lượng cao, giá cả hợp lý để tăng khả năng cạnh tranh và sức hấp dẫn. Tập
trung vào tìm hiểu nhu cầu của du khách: Luôn tìm cách thoả mãn nhu cầu của
khách hàng về vật chất, tinh thần và tâm lý. Khẩu hiệu phục vụ khách hàng là
gây ấn tượng tốt cho khách ngay từ bước chân đầu tiên đến với khu du lịch và
làm cho khách hài lòng đến điểm và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giải trí...


d) Chiến lược quảng bá, tiếp xúc tiếp thị hình ảnh khu du lịch.
Tập trung phát triển marketing điện tử phục vụ xúc tiến quảng bá du lịch

- Xây dựng và duy trì cổng thông tin xúc tiến và giao dịch du lịch.
- Xây dựng các ấn phẩm điện tử.
- Quảng bá trên các trang mạng xã hội và các hình thức quảng bá khác
qua mạng internet.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quảng bá xúc tiến du lịch qua mạng
internet.
- Phát triển các tiện ích quảng bá du lịch cho các thiết bị cầm tay (điện
thoại di động thông minh, máy tính bảng v.v...)
- Tuyên truyền, quảng bá du lịch trên các loại hình báo chí, phim ảnh, tờ
quảng cáo... Xây dựng, thuê, duy trì và bảo dưỡng các biển quảng cáo tấm lớn
để quảng bá hình ảnh du lịch khu du lịch.



×