Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

lvts 2011 những ảnh hưởng của kiến trúc hiện đại lên diện mạo các đô thị việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.47 MB, 112 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<small>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG </small>

<b><small>TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP.HỒ CHÍ MINH --- </small></b>

<b><small>TRẦN HOÀNG PHƯƠNG </small></b>

<b>NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA KIẾN TRÚC HIỆN ĐẠI LÊN DIỆN MẠO CÁC ĐÔ THỊ VIỆT NAM </b>

<small>Chuyên ngành: KIẾN TRÚC Mã số: 60 58 01 </small>

<small>LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC </small>

<small>NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: </small>

<b><small>PGS-TS-KTS. TÔN THẤT ĐẠI </small></b>

<small>TP.HỒ CHÍ MINH - 2011</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>Lời cảm ơn </b>

<small>Lời đầu tiên xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Thầy hướng dẫn: PGS.TS.KTS. Tôn Thất Đại đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết luận văn tốt nghiệp. </small>

<small> Tôi chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô bộ môn đã tận tình truyền đạt kiến thức trong 2 năm học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học khơng chỉ là nền tảng cho q trình nghiên cứu bài luận mà cịn là hành trang q báu để tôi thêm vững chắc và tự tin trên con đường học vấn và cơng việc của mình. </small>

<small>Và xin cảm ơn đến Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học, Bộ môn kiến trúc-qui hoạch trường đại học kiến trúc TP Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tơi trong q trình học tập và hoàn thành luận văn. Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý! </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>MỤC LỤC </b>

<b><small>PHẦN 1 – MỞ ĐẦU ... 1 </small></b>

<b><small>1. Lý do chọn đề tài ... 1 </small></b>

<small>1.1. Sự cần thiết của đề tài ... 1 </small>

<small>1.2. Ý nghĩa của đề tài ... 2 </small>

<b><small>2. Mục tiêu nghiên cứu ... 2 </small></b>

<b><small>3. Cấu trúc luận văn ... 3 </small></b>

<b><small>4. Đối tượng nghiên cứu ... 4 </small></b>

<b><small>5. Giới hạn nghiên cứu ... 4 </small></b>

<small>5.1. Giới hạn về không gian ... 4 </small>

<small>5.2. Giới hạn về nội dung nghiên cứu ... 4 </small>

<b><small>6. Phương pháp nghiên cứu ... 5 </small></b>

<b><small>7. Giải thích thuật ngữ ... 6 </small></b>

<b><small>PHẦN 2 – NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ... 7 </small></b>

<small>Chương I - TỔNG QUAN VỀ TRÀO LƯU KIẾN TRÚC HIỆN ĐẠI ... 7 </small>

<b><small>1.1. Những tiền đề của trào lưu kiến trúc Hiện đại ... 7 </small></b>

<small>1.1.1. Bối cảnh lịch sử và sự ra đời của phong cách nghệ thuật Môđéc ... 7 </small>

<small>1.1.2. Phong cách nghệ thuật Art Nouveau ... 7 </small>

<small>1.1.3. Phong cách nghệ thuật Art Deco... 8 </small>

<small>1.1.4. Triễn lãm quốc tế năm 1900 tại Paris ... 8 </small>

<small>1.1.5. Nhận xét chung về phong cách nghệ thuật Môđéc ... 9 </small>

<b><small>1.2. Trào lưu kiến trúc Hiện đại ... 9 </small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<small>1.2.1 Khởi nguồn ... 10 </small>

<small>1.2.2. Sự thống trị của trào lưu kiến trúc Hiện đại ... 11 </small>

<b><small>1.3. Tổng quan về qui hoạch đô thị hiện đại ... 15 </small></b>

<small>1.3.1. Q trình cơng nghiệp hóa ở châu Âu ... 15 </small>

<small>1.3.2. Một số lý thuyết qui hoạch ... 16 </small>

<small>1.3.2.1. Mạng lưới đường xá đã hình thành các dạng đô thị với dạng qui hoạch khu nhà ở mới thời kỳ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX tại châu Âu và Bắc Mỹ... 16 </small>

<small>1.3.2.2. Lý thuyết về thành phố vườn (Garden City) ... 18 </small>

<small>1.3.2.3. Thuyết phân khu chức năng ... 19 </small>

<b><small>1.4 . Tổng quan những ảnh hưởng của kiến trúc hiện đại lên diện mạo đô thị một số nước trên thế giới ... 20 </small></b>

<small>1.4.1. Diện mạo một số đô thị hiện đại trên thế giới ... 20 </small>

<small>1.4.2. Một số nhận xét chung ... 22 </small>

<b><small>1.5. Sơ lược kiến trúc hiện đại tại Việt Nam ... 23 </small></b>

<small>1.5.1. Quá trình phát triển của KTHĐ tại Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử... 23 </small>

<small>1.5.2. Thực trạng KTHĐ ở Việt Nam hiện nay ... 23 </small>

<b><small>1.6. Tổng kết chương ... 25 </small></b>

<small>Chương II - CƠ SỞ NGHIÊN CỨU ... 26 </small>

<b><small>2.1. Phân tích những ảnh hưởng của kiến trúc Hiện đại lên diện mạo các đô thị Việt Nam ... 26 </small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<small>2.3.1.3. Mơ hình thành phố ba triệu dân của Le Courbusier ... 44 </small>

<small>2.3.1.4. Lý thuyết quy hoạch đô thị theo phương đứng ... 46 </small>

<small>2.3.1.5. Kiến trúc hiện đại mới ... 49 </small>

<small>2.3.1.6. Kiến trúc sinh thái ... 50 </small>

<small>Chương III - GIẢI PHÁP ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ... 58 </small>

<b><small>3.1. Định hướng phát triển chung ... 58 </small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<small>1 </small>

<b>PHẦN 1 – MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Sự cần thiết của đề tài </b>

Đơ thị hóa song hành với q trình cơng nghiệp hóa ở nước ta đang từng ngày làm đổi thay diện mạo đất nước, cung cấp những công năng đô thị đa dạng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống hiện đại. Nhưng, ở một bình diện khác, làn sóng đơ thị hóa tự phát trên diện rộng cũng làm nảy sinh nhiều bất cập và để lại những hậu quả nặng nề về mặt xã hội, quy hoạch, kiến trúc, sản xuất, hệ sinh thái..., gây nên nhiều áp lực đối với sự phát triển của đất nước.

Các đô thị mới hằng ngày mọc lên trên khắp các địa phương, đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh,…Về cơng trình thì tư duy sáng tác bị trào lưu kiến trúc hiện đại thống trị, trong đó chủ nghĩa công năng chiếm ưu thế. Điều này dẫn đến diện mạo đơ thị cũng thay đổi theo chiều hướng đó.

Diện mạo đô thị hiện nay đặc trưng bởi các loại hình kiến trúc như: nhà chia lơ, khách sạn, văn phịng cho th, khu cơng nghiệp tập trung và các khu đơ thị mới cao tầng, trong đó, phong cách, tính thẩm mỹ và cơng năng dường như lại có sự sụt giảm đáng kể so với thời kỳ trước đây. Tính tổng thể vốn là nền tảng cho vẻ đẹp đô thị, nhưng hiện nay, diện mạo kiến trúc được xây dựng từ "ngôn ngữ" kiến trúc chắp vá, thiếu tính đồng bộ dẫn đến việc xé lẻ không gian đô thị thành những mảnh riêng biệt. Đây chính là khoảng tối của diện mạo kiến trúc đơ thị hiện nay. Có người đã từng nhận xét: "Giới kiến trúc tỏ ra lúng túng trước quá nhiều ngả đường, thể hiện qua tính chất lai tạp Á - Âu, kim - cổ, khơng có sự nhất qn trong tư tưởng nhận thức thiết kế. Cuối cùng, sau 20 năm, kiến trúc sa vào chủ nghĩa hình thức, lạc hậu và lãng phí". Diện mạo kiến trúc trên là thực tiễn phản ánh học thuật và lý luận đô thị, kiến trúc vẫn còn nhiều khoảng trống.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<small>2 </small>

Kiến trúc Hiện đại (KTHĐ) vào nước ta lâu không kém các quốc gia khác, nhưng đến nay vẫn chưa có thành tựu nào về diện mạo đô thị đáng kể như ở Brasil, Mexico, Srilanka, Singapore, Malaysia... chứ chưa thể so sánh với các cường quốc kiến trúc khác. Thực trạng kiến trúc Việt Nam ngày hôm nay như thế nào so với thế giới, kiến trúc hiện đại Việt Nam đang đứng ở đâu, đó là những câu hỏi cần quan tâm.

<b>1.2. Ý nghĩa của đề tài </b>

Đã đến lúc chúng ta cần một cái nhìn tổng quan hơn về diện mạo các đô thị ở nước ta hiện nay, qua đó tìm ra các ngun nhân bất cập, rút ra những bài học kinh nghiệm và định hướng con đường phát triển phù hợp.

- <i>Về mặt nghệ thuật</i>:

Việc phân tích đánh giá tốt hiện trạng và đề ra hướng đi đúng đắn trong phong cách sẽ góp phần nâng cao chất lượng nghệ thuật trong qui hoạch nói chung và kiến trúc nói riêng, qua đó góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

Đối với cảnh quan chung của đơ thị: góp phần chấm dứt tình trạng nham nhở, manh mún, lộn xộn trong việc xây dựng đô thị hiện nay, nâng cao diện mạo đô thị ở Việt Nam và sớm rút ngắn khoảng cách tụt hậu về phát triển đô thị so với khu vực.

- <i>Về mặt kinh tế</i>:

Tạo sự thống nhất trong qui hoạch xây dựng đô thị, nâng cao cơ sở hạ tầng sẽ thu hút nhiều nguồn đầu tư, tăng khả năng cạnh tranh của các đô thị.

<b>2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU </b>

Nghiên cứu diện mạo đô thị ở nước ta qua các giai đoạn lịch sử, phân tích đánh giá để rút ra những bài học kinh nghiệm, đề xuất giải pháp định hướng phát triển phù hợp điều kiện đất nước.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<small>3 </small>

<i><b>• Hướng nghiên cứu: </b></i>

- Sơ lược về sự hình thành và phát triển của trào lưu KTHĐ. Trường phái kiến trúc này xuất phát ở châu Âu từ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 và đã nhanh chóng phổ biến, trở thành một trường phái chủ đạo trên toàn thế giới.

- Sự phát triển KTHĐ Việt Nam có thể chia làm các giai đoạn sau:

* Khi người Pháp đô hộ: trào lưu kiến trúc hiện đại được du nhập vào nước ta và sau đó phát triển thành chủ nghĩa cơng năng. Diện mạo đơ thị có bước thay đổi hết sức rõ rệt.

* Giai đoạn năm 1945 – 1954: chia là hai vùng đó là vùng tự do và vùng tạm chiếm. Đây là thời kì KTHĐ hầu như không phát tiển nhiều do chiến tranh.

* Giai đoạn 1954 – 1975: đất nước bị chia cắt, hai miền nam bắc có thể chế chính trị, điều kiện kinh tế xã hội khác nhau, điều này dẫn đến sự phát triển đô thị ở hai miền cũng có những sự khác biệt.

* Thời kỳ 1975 - 2000: là thời kỳ mà đô thị vươn lên phát triển mạnh mẽ cùng đất nước, tuy nhiên đây cũng là thời kỳ chứa nhiều bất cập và những vấn đề cần giải quyết.

<b>3. CẤU TRÚC LUẬN VĂN </b>

Luận văn gồm 3 phần:

trong luận văn, gồm: lý do chọn đề tài; mục tiêu nghiên cứu; đối tượng, phương pháp, giới hạn nghiên cứu; và giải thích một số thuật ngữ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<small>4 </small>

- Sơ lượt quá trình phát triển của trào lưu KTHĐ trên thế giới, một số trường phái tiêu biểu có ảnh hưởng mang tính quốc tế;

- Sơ lược về quá trình phát triển KTHĐ tại Việt Nam.

<i>Chương II</i> –32 trang; phân tích, chọn lọc và đưa ra các cơ sở nghiên cứu, làm nền tảng cho các giải pháp. Các vấn đề được nghiên cứu ở chương này:

- Phân tích chi tiết những ảnh hưởng của KTHĐ lên diện mạo đô thị ở nước ta thông qua các giai đoạn lịch sử.

- Phân tích thực trạng diện mạo các đô thị ở nước ta hiện nay, tập trung vào các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh.

- Chọn lọc một số cơ sơ lý thuyết và thực tiễn để áp dụng.

<i>Chương III</i> - 20 trang; đề xuất Giải pháp phát triển :

- Nghiên cứu giải pháp tổng quát cho việc xây dựng và phát triển diện mạo đô thị hiện nay và tương lai.

- Đề xuất giải pháp cụ thể tại khu vực trong giới hạn nghiên cứu

<b>4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU </b>

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tổng quan về trào lưu KTHĐ và những ảnh hưởng của kiến trúc hiện đại lên diện mạo các đô thị Việt Nam.

<b>5. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU 5.1. Giới hạn về khơng gian </b>

• Khu vực nghiên cứu tập trung vào 2 thành phố lớn Hà Nội Và TP Hồ Chí Minh.

• Nghiên cứu tổng quan về qui hoạch chung của các đô thị trên, các khu dơ thị trực thuộc có qui mơ nhỏ hơn.

<b>5.2. Giới hạn về thời gian </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<small>5 </small>

Từ khi thực dân Pháp đô hộ đến nay, chia làm 4 giai đoạn chính theo sự phát triển của diện mạo đô thị.

<b>5.3. Giới hạn về nội dung nghiên cứu </b>

Đề tài nghiên cứu những ảnh hưởng của KTHĐ lên diện mạo các đô thị Việt Nam với các nội dung như sau:

- Như chúng ta đã biết, trào lưu KTHĐ có sức lan tỏa và bao trùm rộng lớn, Việt Nam cũng khơng nằm ngồi sự ảnh hưởng mang tính tồn cầu đó. Vì vậy qui hoạch đơ thị, kiến trúc của chúng ta cũng thừa hưởng những tinh túy và cả hạn chế của trào lưu này.

- Kiến trúc Hiện đại vào mỗi quốc gia bên cạnh những ảnh hưởng cơ bản còn nảy sinh ra những ảnh hưởng đặc trưng lên diện mạo của mỗi đô thị. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội của các quốc gia đó. Vì vậy cần có sự nhìn nhận và dánh giá đúng đắn để đưa ra giải pháp phát triển phù hợp.

- Các thành phố lớn đóng vai trò là đầu tầu trong việc phát triển đất nước, điện mạo đơ thị của các thành phố đó cũng đại diện cho diện mạo của quốc gia.

<b>6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU </b>

- Phương pháp thực nghiệm: khảo sát tình hình thực tiễn về cơ sở vật chất tại khu vực; phân tích các tiềm năng phát triển của khu vực nghiên cứu; kết hợp phân tích vận dụng các nguồn thơng tin từ chủ trương chính sách của nhà nước, của các quy hoạch đã và đang thực hiện để phục vụ việc nghiên cứu.

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu và phân tích tổng hợp: sử dụng các nguồn tài liệu từ thế giới và Việt nam; kết hợp số liệu ghi nhận từ phương pháp trên làm cơ sở lý luận, phân tích và đưa ra giải pháp cụ thể.

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<small>6 </small>

<b>7. GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ </b>

- Diện mạo đơ thị: hình hài bên ngồi của đơ thị, là cái ta có thể nhìn thấy và cảm nhận bằng mắt thường, diện mạo đó đẹp hay xấu thường thể hiện thơng qua hai vấn đề, đó là qui hoạch và nghệ thuật kiến trúc. [Tr. 01]

- Phong cách nghệ thuật Môđéc: xem phần 2, chương I, mục 1.1.1

- Thời kì khai sáng: còn gọi là thế kỷ Ánh sáng, là giai đoạn thế kỷ 18 thường được liên hệ chặt chẽ với cuộc Cách mạng Khoa học.[Tr. 10]

- Tạo hình động và Tạo hình lãng mạn: những đặc điểm quan trọng trong các chi tiết thiết kế kiến trúc của KTS Gaudi, mọi dáng hình của tự nhiên đều được mô phỏng khéo léo, bởi ông tôn thờ vẻ đẹp tự nhiên, tìm tịi, chắt lọc những gì tạo hóa ban sẵn cho con người và mang chúng vào hòa cùng ý tưởng nhân tạo. [Tr. 12]

- Xiluet đô thị: hình bóng đơ thị, đóng vai trị quan trọng trong thẩm mĩ đô thị. [Tr. 22]

- Trào lưu kiến trúc dân gian đô thị: mô tả xu hướng lệch lạc về nghệ thuật kiến trúc trong những ngôi nhà dân tự xây. [Tr. 34]

- Quy hoạch đô thị theo phương đứng: xem phần 2, chương II, mục 2.3.1.4

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<small>7 </small>

<b>PHẦN 2 – NỘI DUNG NGHIÊN CỨU </b>

<b>Chương I - TỔNG QUAN VỀ TRÀO LƯU KIẾN TRÚC HIỆN ĐẠI 1.1. NHỮNG TIỀN ĐỀ CỦA TRÀO LƯU KIẾN TRÚC HIỆN ĐẠI </b>

Nền KTHĐ phương Tây từ khi ra đời đã dần dần làm thay đổi bộ mặt các đô thị và khu dân cư ở hầu hết các nước phương Tây. Đó là những bước ngoặt tiến bộ của nghệ thuật mới, khoa học kỹ - thuật tiên tiến chiến thắng chủ nghĩa Hàn lâm và chủ nghĩa Chiết trung. Trong lộ trình phát triển đó, ta có thể nhận thấy nghệ thuật kiến trúc dường như cũng đã trải qua một giai đoạn trung gian để chuyển mình từ Cổ điển lên Hiện đại, đó là giai đoạn xuất hiện phong cách nghệ

<b>thuật Môđéc. </b>

<b>1.1.1. Bối cảnh lịch sử và sự ra đời của phong cách nghệ thuật Mơđéc </b>

Việc đơ thị hóa ở châu Âu thời kỳ cận đại đã đưa tới sự hình thành các khu dân cư mới dưới tác động của giao thơng. Cùng với sự cơng nghiệp hóa mạnh mẽ nền kinh tế châu Âu, đã có nhiều thay đổi vật chất khiến cho nhu cầu và tính chất giao tiếp thay đổi, thể hiện cả trên hình thái đơ thị. Tuy nhiên nhìn chung diện mạo kiến trúc cịn nhiều vay mượn của quá khứ hoặc chưa có sự cách tân.

Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, trào lưu môđéc phát triển mạnh mẽ ở châu Âu dựa trên những tiến bộ khoa học kỹ thuật về vật liệu xây dựng và kỹ thuật thi công. Trào lưu này có ưu điểm là khước từ ngơn ngữ cổ điển Hàn lâm và mong muốn tìm một ngơn ngữ khác để biểu đạt cái mới. Một số phong cách tiêu biểu của trào lưu này là Art Nouveau, Art Deco,…

<b>1.1.2. Phong cách nghệ thuật Art Nouveau </b>

Đặc điểm của phong cách này nghệ thuật này là sử dụng những đường nét có ý tưởng xuất phát từ cây cỏ thiên nhiên.

Một số ví dụ tiêu biểu:

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<small>8 </small>

- Hill house, Helensburg – Schotland, 1902. Căn nhà này do kiến trúc sư (KTS) Charles Rennie Mackintosh thiết kế. Khơng gian bố cục chung kiểu hình học, hành lang tự do như cây cỏ. Trần làm sát cửa sổ làm không gian như chảy ra với thiên nhiên, chan hòa với thiên nhiên. Tuy nhiên không gian đã từ bố cục hành lang chuyển dần sang không gian liên tục.

- Hotel Tassel, Bỉ 1892 do KTS Victor Horta thiết kế. Kiểu nhà liên kế đơn có mặt tiền cong vào, tiền sảnh hình bát giác thấp hơn nền nhà chính 1m dẫn vào khơng khơng gian cao thấp khác nhau chuyển qua gian cầu thang, lan can thép đầy hoa văn chan hòa với cầu thang cong các đường nét hoa văn cây cỏ, bên cạnh là một sân trời cũng đường hoa văn,…(xem Hình 1.1)

<b>1.1.3. Phong cách nghệ thuật Art Deco </b>

Cùng là những dòng kiến trúc chống lại phong cách sơ sài thiếu trang trí của các sản phẩm sản xuất bằng phương pháp cơng nghiệp hóa, nhưng Art Deco không dùng các đường nét xuất phát từ cây cỏ mà dung các mơ típ trang trí hình học. (xem Hình 1.1)

Một số ví dụ tiêu biểu:

- The Mazzotti house 1930. KTS Nicolay Diulgheroff

- Biệt thự tại đường Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. do KTS Huỳnh Tấn Phát thiết kế. Biệt thự mái ngói vẫn mang nhiều họa tiết trang trí rất đẹp, nhất là ở sảnh vào nhà kiểu thơng tầng. Tuy nhiên hình khối đã đơn giản, các họa tiết hình hình học kiểu Art Deco hơn là phong cách hoa lá của Art Nouveau. Biệt thự hiện là tư dinh của lãnh sự Nhật tại TP. Hồ Chí Minh.

<b>1.1.4. Triễn lãm quốc tế năm 1900 tại Paris </b>

Sự kiện này được xem là một cao điểm của trào lưu này. Cuộc thi làm đẹp bộ mặt Paris để chào đón khách quốc tế được các kiến trúc sư Modern hồ hởi tham gia, giải nhất đã được trao cho hai kiến trúc sư Pháp là Hector Guimard và

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<small>9 </small>

Lavirotte. Hai ông đã sửa sang các mặt nhà của một số cơng trình trên các đại lộ lớn dẫn vào khu triễn lãm. Các balcon được làm lan can bằng sắt uốn thành hình cành lá, các hoa văn và cành lá đắp nổi xen lẫn những tượng khỏa thân và phù điêu phức tạp. Có mảng tường hồi được trang trí bằng phù điêu chân dung đại văn hào Victor Hugo. Thêm vào đó có một thành phần kiến trúc mới do Hector Guimard sáng tạo rất đặc trưng cho trào lưu này là mái lưỡi trai bằng kính lợp trên khung kim loại.

<b>1.1.5. Nhận xét chung về phong cách nghệ thuật môđéc </b>

Mặc dù cố gằng tìm kiếm nhứng hướng đi mới nhưng trào lưu Mơđéc khơng có phương hướng rõ rệt, khơng có lí luận nghệ thuật mà chỉ dựa vào khả năng của vật liệu và kỹ thuật xây dựng mới. Chủ yếu các kiến trúc sư dựa vào tính chất mềm dẻo của sắt thép có thể uốn thành nhiều hình hoa văn trang trí phong phú và tính chất tạo hình dễ đổ khuôn của vật liệu bê tông để thả sức tạo hình trên các mặt nhà.

Vì khơng có lí luận dẫn đường nên trào lưu Môđéc dần dần đi tới những trang trí rườm rà, uốn lượn cầu kì chỉ tác động tới bề mặt bên ngồi của ngơi nhà, mặt bằng ngơi nhà tức là nội dung cơng trình khơng có gì mới.Trào lưu này cuối cùng cũng mất phương hướng.

Điểm đáng chú ý trong phong cách nghệ thuật Môđéc là khước từ ngôn ngữ cổ điển và dựa vào những khả năng của vật liệu và kỹ thuật mới. Đây có thể được xem là những tiền đề cho sự phát triển của trào lưu kiến trúc hiện đại sau này. (xem Hình 1.1)

<b>1.2. TRÀO LƯU KIẾN TRÚC HIỆN ĐẠI </b>

Trào lưu kiến trúc Hiện đại (Modernism) là một khái niệm rất rộng được sử dụng để miêu tả các cơng trình khác nhau có các đặc điểm tương đồng về sự đơn giản trong bố cục hình khối không gian, tổ chức mặt bằng tự do phi đối xứng,

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<small>10 </small>

mặt đứng loại bỏ việc sử dụng các họa tiết trang trí của trường phái cổ điển cũng như việc sử dụng vật liệu mới như kính, thép, bê tơng. Kiến trúc Hiện đại là một sự đoạn tuyệt mạnh mẽ với kiến trúc cổ điển, thể hiện một lối tư duy mới của sự

<b>phát triển bùng nổ của các xã hội châu Âu cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20. </b>

Trường phái kiến trúc này đã nhanh chóng phổ biến, trở thành một trường

<b>phái chủ đạo ra trên toàn thế giới đến thập niên 1970. 1.2.1 Khởi nguồn </b>

Kiến trúc Hiện đại, bắt nguồn từ châu Âu, là một sự phản ứng lại ảnh hưởng của quá khứ kiến trúc từ cuối thế kỉ 19. Các kiến trúc sư cảm thấy trào lưu kiến trúc Cổ điển khơng cịn đủ sức sống, vay mượn và lệ thuộc quá nhiều vào những gì có trong q khứ, khơng phản ảnh trung thực lại bối cảnh của thời đại công nghiệp. Không những vậy, kiến trúc cổ điển còn trở thành vật cản, trói buộc con người với quá khứ hoặc đánh lừa thị hiếu kiến trúc bằng những yếu tố trang trí diêm dúa và vơ nghĩa. Vào nửa cuối của thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20, trong trào lưu phát triển của phương Tây, chủ nghĩa Hiện đại nói chung có nguồn gốc từ thời kì Khai sáng (Enlightenment) đã ảnh hưởng xuống suy nghĩ của các kiến trúc sư, họ tin rằng cần phải tạo ra một trào lưu kiến trúc mới, phản ảnh được tinh thần của thời đại mới và phải vượt qua, rũ bỏ được cái bóng của quá khứ.

Những nhân tố báo hiệu trào lưu kiến trúc hiện đại sẽ ra đời, đã xuất hiện từ giữa thế kỉ XIX. Đó là lâu đài Pha Lê ( 1851) ở London của Joseph Paxton, là tháp Eiffel (1889) ở Paris của Gustave Eiffel, là phòng trưng bày máy (1889) của Duter và Contamin, là sự ra đời của bêtông cốt thép năm 1867 ở Pháp với Monier và Henebique,…

Đa số nhà nghiên cứu về lịch sử KTHĐ của thế kỉ 20 đều lấy mốc của khởi đầu từ sự ra đời của cơng trình Cung Thủy tinh (Crystal Palace) ở Hyde Park, (London, Anh) năm 1851 do Joseph Paxton thiết kế. Cơng trình đánh dấu một

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<small>11 </small>

bước ngoặt về tư duy không gian kiến trúc, về phương pháp sử dụng vật liệu, biện pháp thi công cũng như báo hiệu một vẻ đẹp mới của thời kỳ cơng nghiệp hóa.

<b>1.2.2. Sự thống trị của trào lưu kiến trúc Hiện đại </b>

<i>Xu hướng mạnh mẽ nhất trong trào lưu kiến trúc hiện đại là chủ nghĩa Công năng</i> (Fonctionalisme), chủ nghĩa Công năng xuất phát từ ba trung tâm lớn của KTHĐ thế giới, đó là: trường phái Chicago ở Hoa kì, trường phái Bauhaus ở Đức, chủ nghĩa Cấu tạo Nga xuất hiện sau Cách mạng tháng 10. Thêm vào đó phải kể đến những hoạt động rất tích cực và sáng tạo của một KTS kiệt xuất là Le Corbusier.

Chủ nghĩa cơng năng có sức mạnh to lớn. Từ lí luận cơ bản được đúc kết thành công thức do Louis Sullivan phát biểu: “hình thức đi theo cơng năng”, đến năm nguyên tắc về một ngôi nhà do Le Corbusier đúc kết:

1. Nhà trên cột. 2. Mặt bằng tự do. 3. Mặt đứng tự do.

4. Dải cửa sổ nằm ngang. 5. Mái bằng.

Những khẩu hiệu “trang trí và trọng tội” của Adolf Loos và “ Less is more” (Nhiều hơn là ít hơn) của Mie van de Rohe đã cụ thể hóa lí luận của trào lưu, vạch rõ con đường phải đi của các kiến trúc sư công năng. Hơn nữa trào lưu KTHĐ mà chủ yếu là chủ nghĩa Công năng có tổ chức quốc tế của mình là CIAM đã chỉ đạo sự phát triển KTHĐ toàn thế giới qua các hội nghị quốc tế, mỗi hội nghị giải quyết một vấn đề cụ thể, thí dụ đại hội lần thứ hai ờ Frankfurt ( Đức) giải quyết vấn đề “nhà ở tối thiểu”. Đại hội lần thứ tư ở Athène đưa ra Hiến

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

<i>Kiến trúc hữu cơ</i> (Architecture Organique) xuất hiện ở nước Mĩ với bản tuyên ngôn là ngôi nhà Biệt thự trên thác “Falling water” của Frank Lloyd Wright. Chủ trương lớn nhất của trường phái này là con người gắn bó hữu cơ với ngơi nhà và ngơi nhà gắn bó hữu cơ với mơi trường thiên nhiên. Hình thức ngơi nhà thường mang những yếu tố thiên nhiên chung quanh như vật liệu được lấy tại chỗ để xây dựng, gắn bó với địa hình, ngơi nhà có cá tính rõ rệt.

<i>Chủ nghĩa biểu hiện</i> (Expressionisme) xuất hiện từ cuối thế kỉ XIX với những cơng trình của Gaudi như nhà thờ Sagrada Familia ở Barcelona. Cũng vẫn do vật liệu mới có những đặc tính ưu việt như sắt thép có thể uốn éo tùy ý và bêtơng có thể đổ khn đúc mọi hình tùy thích nên chủ nghĩa biểu hiện thời kì này thiên về tạo hình cực kì phong phú (Gaudi) tạo hình động (Mendelsohn), và tạo hình lãng mạn (Poelzig). Trào lưu này nhỏ bé nên bị lu mờ trước chủ nghĩa công năng. Đến cuối những năm 50 của thế kỉ XX, chủ nghĩa Công năng bị phản đối vì nó q khơ khan, chủ nghĩa Biểu hiện tái xuất hiện với tên là Tân biểu hiện. Điển hình nhất cho xu hướng này là ga hàng khơng TWA ở New York của Eero Saarinen, nhà hát Opera Sydney của Jorn Utzon. Ở những cơng trình này bêtơng cốt thép được sử dụng như những vật liệu tạo hình hồn hảo.

<i>Chủ nghĩa thơ mộc</i> (Brutalisme) xuất hiện năm 1953 tại Anh Quốc với tuyên bố về sự chân thật của vật liệu xây dựng và các thành phần kiến trúc của ngôi nhà và cuối cùng là trách nhiệm cao cả của kiến trúc sư. Trường phái này

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<small>13 </small>

do hai vợ chồng kiến trúc sư Peter và Alison Smithson đưa ra được hưởng ứng nhiệt liệt. Nhưng dần dần người ta chỉ nhấn mạnh đến cái “thô mộc” của vật liệu xây dựng và các thủ pháp tách bạch công năng một cách rõ rệt nên hình thành ra chủ nghĩa Thơ mộc quốc tế. Từ cơng trình thơ mộc Anh Quốc như trường trung học Hunstanton của vợ chồng Smithson đến các cơng trình thơ mộc quốc tế như Viện nghiên cứu y học Richards ở Philadelphia của Louis Kahn và Khoa nghệ thuật tạo hình và kiến trúc tại đại học Yale ở New Haven của Paul Rudolph đã có những khác biệt đáng kể. Như vậy vật liệu trần như là một đặc điểm nổi bật của trường phái này.

<i>Chuyển hóa luận</i> (Métabolisme) là trường phái kiến trúc Hiện đại Nhật Bản xuất hiện từ những năm 1960 với những tên tuổi lớn như Kenzo Tange, Kurokawa, Isozaki. Vật liệu xây dựng chủ yếu là bêtông cốt thép nhưng tư tưởng triết học thì diễn đạt sự dang dở chưa hồn thiện trong quá trình phát triển như vũ bão của nền kinh tế Nhật Bản, mang tính huyền thoại trong những năm 60-70 của thế kỉ XX. Điển hình cho trường phái này là Trung tâm báo chí Yamanashi ở Kofu của Kenzo Tange.

Tất cả những trường phái kể trên đều là những xu hướng đóng góp vào sự thành cơng của KTHĐ trên thế giới.

<i>Những đặc điểm của kiến trúc hiện dại:Ưu điểm: </i>

- Dây chuyền công năng được đề cao, hợp lý.

KTHĐ mà đại diện chính là chủ nghĩa công năng chủ trương giải quyết công năng sử dụng là mục tiêu hàng đầu của kiến trúc, hình thức kiến trúc sẽ đến sau công năng.

- Tiết kiệm được không gian giao thông, tiết kiệm vật liệu.

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

<small>14 </small>

KTHĐ chủ trương giải quyết hợp lí các mặt dây chuyền sử dụng, kết cấu và vật liệu, biện pháp thi cơng, hợp lí về giá thành cơng trình.

- Khơng trang trí phù phiếm.

KTHĐ quan tâm đến vấn đề dân chủ hóa nghệ thuật. Chủ trương này trường Bauhaus rất kiên trì mong muốn sản phẩm nghệ thuật trong đó có cơng trình kiến trúc đến được tận tay quần chúng nhân dân rộng rãi. Chính vì thế các thầy giáo của Bauhaus như Waltel Gropius, Marcel Breuer,… đã đưa ra nhiều phương án nhà lắp ghép bằng những cấu kiện sản xuất có sẵn nhằm xây dựng nhanh và hạ giá thành nhà cho dân lao động. Le Corbusier cũng quan tâm đến xây dựng lắp ghép từ năm 1914 khi ông đưa ra Phương án nhà DOM-INO.

- Áp dụng các thành tựu của khoa học và kỹ thuật.

Chỗ dựa chủ yếu của KTHĐ là các thành tựu khoa học, là sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật. Đó là một ưu điểm quan trọng, các kiến trúc sư phải tận dụng những thành tựu này để giải quyết thật tốt môi trường ở cho con người.

- Giao thoa cùng với thiên nhiên (ánh sáng, cây xanh, nước)

KTHĐ quan tâm đến các không gian giao tiếp, chú ý đến môi trường và cây xanh. Trong đề án thành phố 3 triệu dân Le Corbisuer đã dành đến 95% đất dành cho giao thông và cây xanh trong khu City, những ngôi nhà cao tầng chỉ chiếm 5% diện tích đất mà thơi.

<i>Khuyết điểm </i>

- Tính chất khơ khan, nghèo nàn về hình thức trang trí, do những giáo lý cực đoan như "trang trí và trọng tội" (Adolf Loos), "Nhà là cái máy để ở" (Le Corbusier) v.v..

- Màu sắc đơn điệu, không gian lạnh lẽo.

Với sự tinh giản đến cùng cực và để đạt được vẻ “thuần khiết”, KTHĐ rút cục cịn lại những hình hộp chữ nhật trần trụi, khơng một nét trang trí và với

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

<small>15 </small>

những mặt phẳng nhẵn nhịu rất thuần khiết thường bằng kính. Tổng thể cơng trình KTHĐ trở nên đơn điệu, lạnh lùng, vô cảm. Với sự tinh giản đến trở thành một hình hộp chữ nhật, cơng trình khơng cịn xu hướng phát triển được nữa, nó tĩnh lặng, thụ động.

- Mang tính chất quốc tế, khơng có tính dân tộc và địa phương.

Với dáng vẻ đơn giản, tinh khiết, tác phẩm kiến trúc không phản ánh đúng cái xã hội phức tạp hỗn độn đang diễn ra ở xung quanh. Nó làm nên một sự giả tạo biện hộ cho cái xã hội xô bồ trong thực tế, nó mất đi tính năng phản ánh của nghệ thuật.

Với xu hướng tiến tới chủ nghĩa thế giới (cosmopolitisme) KTHĐ xóa nhịa và khơng để ý đến tới bản sắc nghệ thuật kiến trúc các địa phương, các dân tộc, nghĩa là kiến trúc khơng có địa chỉ cụ thể, chung chung ở khắp thế giới. Một anh chàng họa sĩ đi nhiều nơi đã từng thốt lên “Đô thị hiện đại ở đâu mà chẳng thế, giống nhau, chán ngắt ấy mà”.

<b>1.3. TỔNG QUAN VỀ QUI HOẠCH ĐƠ THỊ HIỆN ĐẠI 1.3.1. Q trình cơng nghiệp hóa ở châu Âu </b>

Cơng cuộc cơng nghiệp hóa mạnh mẽ ở châu Âu đã làm thay đổi mạnh mẽ hình thái của đơ thị, cả về cấu trúc lẫn diện mạo. Mơ hình đơ thị cũ trở nên lỗi thời và khơng cịn phù hợp với nhu cầu trong thời đại mới, thay vào đó là các đô thị hiện đại khang trang.

Khoa học kỹ thuật phát triển đẩy mạnh sản xuất, nhu cầu tăng cao, các thành tựu liên tiếp ra đời, ta có thể nhận thấy ảnh hưởng của giao thơng đến sự hình thành của thành phố.

Sự ra đời của xe cơ giới cũng góp phần làm thay đổi diện mạo của đô thị qua việc thay đổi kất cấu hạ tầng, hình thành những khu nhà ở tập trung, các khu công nghiệp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<small>16 </small>

Đơ thị hóa diễn ra mạnh mẽ cả về số lượng lẫn chất lượng, hình thành các siêu đơ thị kèm theo những hệ quả của nó.

<b>1.3.2. Một số lý thuyết qui hoạch </b>

<b>1.3.2.1. Mạng lưới đường xá đã hình thành các dạng đô thị với dạng qui hoạch khu nhà ở mới thời kỳ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX tại châu Âu và Bắc Mỹ </b>

Các hình thức đơ thị mới ở thời kì cơng nghiệp hóa được hình thành với nhiệm vụ phải đáp ứng song song hai yêu cầu: tăng trưởng và đổi mới, đó cũng chính là đặc điểm của q trình phát triển đơ thị, bao gồm diện mạo đô thị. Đầu thế kỉ XX, các thành phố Châu Âu tại chính quốc cũng như thuộc địa xuất hiện những hình thức cơ cấu rất đa dạng nhưng có thể qui về 3 dạng chính sau: mạng lưới ô, thường là ô cờ Chessboard Grid; cơ cấu tuyến Linear; hướng tâm (Centripetal).

<b>a. Cơ cấu mạng lưới kiểu ô cờ </b>

Đây là mạng lưới đã xuất hiện từ thời các thành phố của Hy Lạp – La Mã. Cơ cấu này nếu với kích thước ơ nhỏ sẽ chỉ thích hợp với giao thông tốc độ chậm. Nếu là mạng lưới phát triển đều một kích thước ơ như nhau thì rất bất lợi cho giao thơng cơng cộng vì giao thơng nhanh - chậm sẽ đan vào nhau. Do đó một mạng có nhiều cấp lưới ơ cờ có lẽ thích hợp hơn và như vậy mạng lưới này

<b>biến hình trở nên gần với kiểu cơ cấu hướng tâm. </b>

Nhìn chung cơ cấu này thích hợp với các thành phố nhỏ và trung bình hoặc trong các khu nhà địi hỏi giao thơng tốc độ chậm, mạng lưới giao thông công cộng sơ sài. Cơ cấu này có nhiều đặc điểm giống các khu nhà ở phân lô liên kế

<b>ngày nay trong các thành phố ở ta. </b>

Đường phố trở thành ranh giới chia cắt, ngược lại cũng là phương tiện giao tiếp nối liền giữa các khu nói chung, giữa khu cơng cộng và khu riêng tư, nhà

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<small>17 </small>

phố hình thành với các ngơi nhà có chức năng hỗn hợp: cư trú và thương mại. Điều đáng chú ý là dưới tác động của nhu cầu giao lưu kinh tế hàng hóa, có khi cả nhu cầu giao thơng và an ninh, các đường phố kiểu ô cờ dần chuyển sang kiểu

<b>hành lang. </b>

Các đường phố kiểu hành lang xuất hiện với vai trò để đi lại và thương mại, lối liên hệ với các cửa tiệm , đáng kể là việc Nam tước thị trưởng Haussman phá xuyên phố Paris năm 1878 để tạo các đường hành lang nối với hệ thống các quảng trường vì lí do đảm bảo u cầu giao thông, phục vụ yêu cầu đảm bảo an ninh cho thành phố lúc này. Các căn phố buôn bán (terrace house – shop house) xếp kín mặt tiền hình thành các nhà liên kế và có các căn hộ ở tầng trên. Dĩ nhiên đường phố kiểu này rất đắc dụng nhưng cũng kéo theo biết bao điều bất tiện: tiếng ồn, đám đông tụ tập, không khí ơ nhiễm, tai nạn giao thơng, đơi khi thiếu

<b>ánh sáng và bị bóng râm che khuất. </b>

Để khắc phục các nhược điểm nói trên, những khu định cư mới ở ngoại ơ được hình thành, nơi có khơng khí trong lành hơn, ít ồn ào hơn. Lúc này xuất hiện tương phản trong sự khác biệt của đô thị Trung cổ và đô thị Tư bản chủ nghĩa sơ khai ở chỗ:

+ Thời kì Phong kiến Trung cồ: dân giàu sống trong vòng thành, dân nghèo

<b>sống ở ngoại ô. </b>

+ Thời kì Tư bản Chủ nghĩa: dân giàu sống ở ngoại vi, dân nghèo sống ở vùng cận trung tâm thành phố. Ở thời kì này rất nhiều biệt thự nổi tiếng ở ngoại ô được xây dựng như: Hồng Ốc (Red House) của KTS P.Webb ở Anh, biệt thự

<b>trên thác Bear Run và Robie house của F.L.Wright,… b. Cơ cấu theo tuyến dài (Linear) </b>

Dạng này cũng có thể coi là mạng lưới có định hướng nhằm thỏa mãn sự phát triển có chiều sâu theo một hướng. Kiểu này do Soria Y Mata nghĩ ra, tạo

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<small>18 </small>

điều kiện thuận lợi cho sự tăng trưởng của đơ thị. Nhưng trên thực tế thì hiệu quả cơng năng kém vì khu trung tâm khơng phát huy được vai trị của mình khi phải với tới q xa. Chính Soria Y Mata cũng chưa bao giờ xây dựng được một thành phố như vậy.

Nhà lí luận qui hoạch thời Liên Xô Miliutin cũng đề xuất một hình thức qui hoạch phát triển song song kéo dài nhưng là dành cho các khu công nghiệp.

<b>c. Cơ cấu hướng tâm </b>

Cơ cấu hướng tâm tồn tại và phát triển là nhờ thõa mãn được các yêu cầu của giao thông nhanh và giao thông chậm.

+ Giao thông tốc độ nhanh diễn ra khi đi lại từ khu này sang khu khác. + Giao thông tốc độ chậm diễn ra trong nội bộ từng khu là chính.

<b>1.3.2.2. Lý thuyết về thành phố vườn (Garden City) </b>

Khái niệm về thành phố vườn xuất hiện tại Anh do Ebenezer Howard khởi xướng nhằm tiến tới dung hòa lợi ích giữa thành phố và nơng thơn, trong đó đề xuất việc xây dựng một thành phố tại nông thôn nhưng vẫn đầy đủ những tiện nghi, dịch vụ, nơi sản xuất như trong đô thị thật sự.

Mật độ xây dựng ở đây sẽ thấp, cơng trình chan hịa với thiên nhiên, cây xanh. Một hình mẫu của “thành phố vườn” đã được xây dựng tại Letchworth, Hedfordshire (1903) thiết kế bởi Parker và Unwin. NHững ngơi nhà mang tính địa phương tại thành phố này chịu ảnh hưởng của các ngôi nhà truyền thống tại Bedforth Park, Chiswick London 1877.

<b>1.3.2.3. Thuyết phân khu chức năng </b>

Thuyết này của Chủ nghĩa Hiện đại đã được Le Corbusier vận dụng cùng những ý tưởng của các nhà không tưởng (Utopian) thế kỉ XIX trong tác phẩm “thành phố đương đại: Contemporaty City”. Trong thành phố này ông đã mở rộng hai bên đường đi và phân biệt các luồng giao thông xe hơi với đi bộ. Ông

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<small>19 </small>

dùng đến các phương tiện đi lại hiện đại như xe hơi, máy bay để làm thay đổi căn bản khả năng giao tiếp. Nhưng đặc biệt các thành tựu hiện đại này đã được kết hợp hài hòa với thiên nhiên và mơi trường nói chung. Thành phố đương đại nói trên mà Le Corbusier trình bày qua những hình vẽ tại phòng trưng bày Salon D’ Automne, Paris 1922, bao gồm 14 nhà chọc trời sắp xếp xung quanh một trung tâm giao thông nhiều tầng theo những trục hình học. Tầng trên cùng của trung tâm giao thông này là một sân bay. Các ngôi nhà chọc trời được kết hợp trong một khung cảnh đơ thị phù hợp với các dịng di chuyển của con người theo thời gian làm việc và nghỉ ngơi trong ngày.

Có thể nói Đơ thị này thỏa mãn cả ba mô thức là: - Tự do tối đa về giao thông và giao tiếp.

- Khi cơ cấu đô thị tăng trưởng, các chức năng của đô thị ở từng giai đoạn vẫn hoạt động hiệu quả.

- Các thành phần của cơ cấu đô thị có thể được thay đổi, cơ cấu có thể tăng trưởng mà không bị biến dạng.

Le Corbusier đã sáng tạo ra nhiều hệ thống giao thông đã được dùng để phân tách các hướng đi lại khác nhau nhưng lại gắn bó các khu chức năng với nhau. Điều này thể hiện qua các dự án: qui hoạch trung tâm Thủ đô Paris, qui hoạch TP. Chandigard, qui hoạch TP. Zachisi, trong đó giao thông vận tải năng được đưa ra ven đô tách khỏi khu nhà ở.

Ông đã đảo lộn các quan niệm về không gian giao tiếp của thời Phục Hưng khi nêu ra các quan điểm thiết kế mới. Mọi người đều biết ông đã chủ trương “nhà trên cột, tầng trệt bỏ trống” nhằm khơng cản trở các dịng giao lưu của con người: đi lại, tầm nhìn và tiếp xúc.

Đặc biệt ơng có bước đột phá trong việc thiết kế nhà ở cho giới bình dân, qua dự án ở “Unite de Habitation” tại Marseille, trong đó mối giao tiếp giữa

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

<small>20 </small>

người cư trú trong các căn hộ và các dịch vụ được gắn bó chặc chẽ nhờ đưa các phần này thẳng vào trong nhà tạo ra một quan niệm “ngược đời” với lúc đó: Thương mại trong nhà, vườn chơi trẻ em trên mái.

Công lao của Le Corbusier là ở chỗ:

- Đề xuất các khu dịch vụ công cộng trong lòng các chung cư.

- Đề xuất các giải pháp phân tách các luồng giao thông (khắc phục sự ngăn cách do xe hơi gây ra)

<b>1.4 . TỔNG QUAN NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA KIẾN TRÚC HIỆN ĐẠI LÊN DIỆN MẠO ĐÔ THỊ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI </b>

<b>1.4.1. Diện mạo một số đô thị hiện đại trên thế giới </b>

Chúng ta sẽ dạo quanh các thành phố lớn để thấy sự khác biệt giữa quá khứ và hiện tại. Phân tích thơng qua hình ảnh của những đô thị trong các mốc thời gian khác nhau. Qua đó ta có được một cái nhìn tổng thể về sự ảnh hưởng của KTHĐ lên diện mạo đô thị các nước.

<b>Thượng Hải, Trung Quốc (1990 và 2010) </b>

Thượng Hải là một thành phố trẻ, năng động và rất phát triển. Nó phát triển nhanh vào những năm cuối thế kỷ 20. Sau khoảng 15 năm, thành phố Thượng Hải đã chuyển đổi ngoạn mục và lột xác thành thiên đường đô thị với 21 triệu dân cùng hàng nghìn tịa nhà chọc trời và hệ thống giao thơng cơng cộng tiên

<b>tiến và hồn hảo bậc nhất thế giới hiện nay. (xem Hình 1.2) </b>

Sự tương phản thể hiện rõ nét ở bờ Đông thành phố, từ một khu vực ẩm thấp và lụp xụp đã biến thành một đô thị khang trang to lớn. Diện mạo đô thị thay đổi một cách chóng mặt. Nhìn chung phong cách kiến trúc thì chủ nghĩa

<b>hiện đại vẫn chiếm ưu thế với những khối hộp vuông vức quen thuộc. Dubai (1990, 2007) </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

<small>21 </small>

Các bức ảnh mô tả cùng một cảnh quan ở Dubai từ một vài tòa nhà đơn độc giữa sa mạc cho đến thành phố hiện đại với những tịa nhà cao chọc trời. Hình ảnh gần nhất được chụp từ năm 2007, đường phố đã thay đổi rất nhiều. Các nhà kinh tế học cho rằng Dubai phát triển “một cách điên cuồng”! (xem Hình 1.2)

<b>Las Vegas, Nevada, Mỹ (1954 và 2009) </b>

Từ sa mạc Nevada, một trong những trung tâm giải trí hàng đầu Hoa Kỳ được hình thành. Trước đây, ngay từ những năm 30 của thế kỷ 20, vùng sa mạc Nevada đã từng được mệnh danh là “thánh địa cờ bạc”. (xem Hình 1.2)

<b>Atlanta, bang Georgia, Mỹ (1964 và 2004) </b>

Sự thay đổi của Atlanta (là thủ phủ và là thành phố đông dân nhất bang Georgia) dễ nhận thấy nhất là các tòa nhà cao tầng ngày một nhiều, đường sá

<b>được nới rộng và xe cộ lưu thông cũng nhiều hơn trước. (xem Hình 1.2) Thành phố Panama, Panama (1930 và 2009) </b>

Thành phố Panama là một trong những thành phố có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới. Hai bức ảnh này là minh chứng hùng hồn nhất cho điều đó. Từ một ngơi làng ven biển nhỏ bé, Panama dần trở thành trung tâm của Nam Mỹ.

<b>(xem Hình 1.3) </b>

<b>Tokyo, Nhật Bản (1960 và 2010) </b>

Hai bức ảnh này là minh chứng cho sự phát triển nhanh chóng của Tokyo. Khi so sánh giữa hiện tại và quá khứ, điểm chung giữa hai bức ảnh này là tháp Tokyo. Tháp Tokyo nổi bật giữa một “rừng” nhà theo phóng cách truyền thống của Nhật vào năm 1960. Và đến năm 2010, cho dù rất nhiều tòa nhà cao tầng khác mọc lên như nấm thì tháp Tokyo vẫn là điểm nhấn của thủ đơ đất nước Phù

<b>Tang. (xem Hình 1.3) </b>

<b>Quảng Đơng, Trung Quốc </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

<small>22 </small>

Một làn sóng đầu tư nước ngoài đã thúc đẩy sự tăng trưởng của thành phố này. Đã khiến Quảng Đông, từ ngôi làng đánh cá nhỏ năm 1979 nay đã trở thành một trong những tỉnh phát triển nhất Trung Quốc với hơn 80 triệu dân (thống kê

<b>năm 2005). (xem Hình 1.3) 1.4.2. Một số nhận xét chung </b>

Thơng qua hình ảnh của các thành phố trong các mốc thời gian khác nhau ta có thể nhận ra sự ảnh hưởng rõ nét của trào lưu KTHĐ lên diện mạo của đô thị.

Mặc dù mỗi thành phố có những đặc diểm khác nhau như về vị trí địa lí (như nằm trên sa mạc, đồng bằng, bờ sông) nhưng về cơ bản vẫn dựa vào sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, trong đó có ngành cơng nghiệp, thương mại dịch vụ.

Kinh tế phát triển nhanh chóng kéo theo nhu cầu nhà ở, xây dựng nâng cao. Để đáp ứng những địi hỏi gấp gáp trong hồn cảnh như vậy, trào lưu KTHĐ tỏ ra là một lựa chọn phù hợp những yêu cầu cấp bách đó. Điều này dẫn đến diện mạo đô thị thay đổi ở hai yếu tố:

- Về qui hoạch ta có thể nhìn thấy rõ nhất đó là đa số các thành phố đều có hệ thống hạ tầng được hồn thiện, đặc biệt là hệ thống giao thông được chú ý đầu tư phát triển.

- Về mặt kiến trúc trào lưu KTHĐ chiếm ưu thế rõ rệt, thể hiện rõ qua xiluet của đô thị, cụ thể số lượng cơng trình theo trào lưu KTHĐ áp đảo trong đơ thị, các khối hộp cao tầng đơn điệu chen chúc nhau trong khu trung tâm. Ngôn ngữ quốc tế thể hiện rõ nét trong các đơ thị đó, đâu đâu cũng chỉ là bê tơng, kính, thép, nhà chọc trời, hệ thống giao thông nhiều tầng v.v...

<b>1.5. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC KIẾN TRÚC HIỆN ĐẠI TẠI VIỆT NAM 1.5.1. Quá trình phát triển của KTHĐ tại Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<small>23 </small>

Căn cứ vào những tiền đề của trào lưu kiến trúc hiện đại, có thể nói trào lưu KTHĐ được du nhập vào nước ta từ thời kỳ Pháp thuộc, sau đó phát triển thành chủ nghĩa Cơng năng. Sự phát triển của trào lưu KTHĐ tại nước ta có thể chia ra những giai đoạn sau:

* Kiến trúc thời kỳ thuộc Pháp: người Pháp mang theo các phong cách kiến trúc ở châu Âu sang nước ta, đó là những yếu tố hiện đại đầu tiên vào Việt Nam.

* Kiến trúc giai đoạn 1945 - 1954: thời kỳ 9 năm kháng chiến chống Pháp, ở vùng tự do kiến trúc chỉ mang tính chất tạm thời phục vụ cách mạng, ở vùng tạm chiếm kiến trúc chủ yếu theo chủ nghĩa Công năng thô sơ.

* Kiến trúc giai đoạn 1954 - 1975:

+ Miền Bắc: xuất hiện cơng trình lắp ghép, bêtơng cốt thép khơng nhiều, diện mạo cơng trình và đơ thị cịn nghèo nàn.

+ Miền Nam: đi theo chế độ tư bản, chủ nghĩa Cơng năng phát triển mạnh, sau giải phóng đã có cơng trình cao tầng, đơ thị thay đổi nhanh chóng.

* Kiến trúc giai đoạn 1975 – 2000: thời kì bêtơng cốt thép liền khối, phong cách kiến trúc có nhiều biến động nhưng nhìn chung chủ nghĩa Công năng vẫn chiếm ưu thế. Qui hoạch đô thị theo kiểu tư bản là chủ yếu.

<b>1.5.2. Thực trạng KTHĐ ở Việt Nam hiện nay </b>

Từ sau ngày đất nước thống nhất, hoạt động xây dựng diễn ra rất rầm rộ trong cả từ thành phố đến nông thôn, các cơng trình cơng cộng mọc lên rất nhiều nào là bảo tàng, nhà truyền thống, nhà hát, rạp chiếu bóng, câu lạc bộ, nhà văn hóa, các trụ sở v.v… Nhà ở lắp ghép bằng tấm lớn cũng mở rộng qui mô, nhà ở do dân tự xây cũng phát triển nhiều.

Về số lượng thì xây dựng rất nhiều, có tình trạng thi nhau xây dựng thật to, thật sang trong hoàn cảnh kinh tế chưa cho phép. Trong khi đó những cơng trình

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

Về chất lượng của nghệ thuật kiến trúc cần phải xem lại. Tình trạng KTHĐ của chúng ta cịn đơn điệu, nghèo nàn về ngôn ngữ nghệ thuật. Trong lĩnh vực nhà ở do dân tự xây, nhất là các vùng ngoại thành thì nhố nhăng, bắt chước và chắp vá. Cịn về các cơng trình nhà nước thì tư duy sáng tác của các kiến trúc sư bị chủ nghĩa Cơng năng thống trị. Các khối hình hộp khơ cứng xuất hiện ngay cả nông thôn và vùng núi phá vỡ cảnh quan và màu sắc dân gian ở những nơi ấy. Những hình hộp này có một thời gian chạy theo bố trí lam chắn nắng như một loại trang trí thời thượng, đơi khi những lam đó chẳng có tác dụng gì do đặt sai hướng. Dần dần các kiến trúc sư bị sa vào chủ nghĩa hình thức rườm rà và tốn kém.

Về xây dựng nhà ở thì các tiểu khu lắp ghép tấm lớn được tiếp tục xây dựng, đó là một thành tích đáng kể trong việc giải quyết vấn đề ở của xã hội. Nhưng trong hồn cảnh cụ thể của ta hơm nay thì xây dựng lắp ghép tấm lớn là khơng thích hợp, nó rất đắt và về mặt kiến trúc thì cịn nghèo nàn đơn điệu và khô cứng, về mặt đô thị thì những khu nhà ở này khơng đóng góp bao nhiêu cho cảnh quan đô thị, cho môi trường thẫm mĩ của thành phố. Các tiểu khu nhà ở thường bị “chết” vào lúc chiều tối, tất cả mọi người sau một ngày làm việc vất vả đều lui vào căn hộ chật hẹp của mình để lại những con đường và những ngôi nhà nhiều tầng âm thầm trong bóng tối và dần dần chìm vào im lặng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<small>25 </small>

Vào những năm 50 của thế kỉ XX, ngay trong lúc chủ nghĩa công năng (mà người ta thường đồng nhất với KTHĐ) đang ở thời kì thịnh vượng nhất, thì nó cũng bắt đầu khủng hoảng. Đến những năm 60-70, một trào lưu sáng tác kiến trúc khơng theo các ngun lí của chủ nghĩa Cơng năng - thậm chí trái ngược với các nguyên lí ấy – ra đời, đó là trào lưu kiến trúc Hậu hiện đại ra đời. Tuy nhiên ở các nước châu Á và châu Phi thì đến nay vẫn thịnh hành KTHĐ và cũng đạt đến những đỉnh cao thịnh vượng thể hiện ở những đô thị đồ sộ với nhiều nhà chọc trời. Ở nước ta do tình hình chiến tranh kéo dài, giao lưu văn hóa thế giới bị hạn chế nhiều, kinh tế chậm phát triển, hoạt động xây dựng phải phát triển trong bối cảnh một nền kinh tế yếu kém nên ngoài một vài thành phố ở phía Nam đã xây dựng trước giải phóng theo theo xu hướng của thành phố hiện đại phương Tây, thì kiến trúc ở Việt Nam vẫn còn đang bước đầu của KTHĐ.

<b>1.6. TỔNG KẾT CHƯƠNG </b>

Chương này mang tính chất tổng quan về các vấn đề liên quan đến đề tài. Giới thiệu quá trình ra đời, phát triển và trở thành một phóng cách chủ đạo trong nghệ thuật kiến trúc thế giới của trào lưu KTHĐ. Trào lưu KTHĐ vào nước ta cũng rất lâu, trải qua bao thăng trầm cùng với lịch sử, thành tựu cũng nhiều và những hạn chế cũng khơng ít.

Những vấn đề trên chỉ được giới thiệu tóm tắt, phần nghiên cứu chi tiết sẽ được trình bày trong chương II, những vấn đề sẽ được phân tích làm rõ hơn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

<b>PHỤ LỤC </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<b>Phụ lục 1 LUẬT XÂY DỰNG </b>

<i>Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10; </i>

<i>Luật này quy định về hoạt động xây dựng. </i>

<i><b>Trích đẫn nội dung liên quan đến luận văn: </b></i>

<b>Điều 27. Thiết kế đô thị </b>

1. Thiết kế đô thị bao gồm những nội dung sau đây:

a) Trong quy hoạch chung xây dựng đô thị, thiết kế đô thị phải quy định và thể hiện được khơng gian kiến trúc cơng trình, cảnh quan của từng khu phố, của

<i><b>tồn bộ đơ thị, xác định được giới hạn chiều cao cơng trình của từng khu vực và </b></i>

của tồn bộ đơ thị;

<i><b>b) Trong quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, thiết kế đô thị phải quy định và </b></i>

thể hiện được cốt xây dựng của mặt đường, vỉa hè, nền cơng trình và các tầng của cơng trình, chiều cao cơng trình, kiến trúc mặt đứng, hình thức kiến trúc mái, màu sắc cơng trình trên từng tuyến phố;

c) Thiết kế đơ thị phải thể hiện được sự phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương, hài hoà với cảnh quan thiên nhiên và nhân tạo ở khu vực thiết kế;

<i><b>tận dụng các yếu tố mặt nước, cây xanh; bảo vệ di sản văn hố, cơng trình di tích </b></i>

lịch sử - văn hóa, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.

2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành các quy định về quản lý kiến trúc để quản lý việc xây dựng theo thiết kế đơ thị được duyệt.

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

3. Chính phủ quy định cụ thể về thiết kế đô thị.

<b> Phụ lục 2 NGHỊ ĐỊNH </b>

<b>CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 08/2005/NĐ-CP NGÀY 24 THÁNG 01 NĂM 2005 VỀ QUI HOẠCH XÂY DỰNG<sub> </sub></b>

<b>CHÍNH PHỦ </b>

<i>Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003; </i>

<i>Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, </i>

<i><b>Trích đẫn nội dung liên quan đến luận văn: </b></i>

<b>Điều 18. Qui định về quản lí qui hoạch chung xây dựng đô thị </b>

Trên cơ sở nội dung bản vẽ, thuyết minh của đồ án qui hoạch, các kiến nghị, giải pháp thực hiện qui hoạch chung xây dựng đơ thị, người có thẩm quyền phê duyệt đồ án qui hoạch chung xây dựng đô thị ban hành các qui định để thực hiện qui hoạch gồm những nội dung sau đây:

1. Qui định về bảo tồn, tôn tạo các cơng trình kiến trúc, khu danh lam thắng cảnh, khu di sản văn hóa, khu di tích lịch sử-văn hóa trong đô thị.

2. Qui định về phạm vi bảo vệ hành lang an tồn các cơng trình hạ tầng kỹ thuật của đô thị và các biện pháp bảo vệ môi trường.

3. Qui định chỉ giới đường đỏ của các tuyến phố chính, cốt xây dựng khống chế của đô thị, các khu vực cấm xây dựng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

4. Qui định các chỉ tiêu về diện tích, mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất và tầng cao tối đa, tối thiểu của công trình trong các khu chức năng đơ thị.

5. Phân cấp và qui định trách nhiệm quản lí qui hoạch xâu dựng của các cấp chính quyền đơ thị trong việc thực hiện và quản lí qui hoạch chung xây dựng đơ thị.

<b>Điều 27. Qui định về quản lí qui hoạch chi tiết xây dựng </b>

1. Tùy từng đồ án qui hoạch chi tiết xây dựng cụ thể, người có thẩm quyền phê duyệt thiết kế qui hoạch chi tiết xây dựng ban hành Qui định về quản lí qui hoạch chi tiết xây dựng gồm những nội dung sau đây:

a) Qui hoạch ranh giới, phạm vi lập qui hoạch chi tiết xây dựng;

b) Qui hoạch về vị trí, ranh giới, tính chất, qui mơ các khu chức năng trong khu thiết kế; các chỉ tiêu về mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, tầng cao, cốt xây dựng đối với từng lô đất; chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng và các yêu cầu cụ thể về kỹ thuật đối với từng tuyền đường; phạm vi và hành lang bảo vệ các cơng trình hạ tầng kỹ thuật.

c) Qui định về vị trí, qui mơ và phạm vi, hành lang bảo vệ đối với các cơng trình xây dựng ngầm, trên mặt đất và trên cao;

d) Qui định về bảo tồn, tôn tạo, cải tạo, chỉnh trang các công trình kiến trúc, di tích lịch sử - văn hóa, định hình cảnh quan và bảo vệ mơi trường sinh thái;

đ) Các qui định về thiết kế đô thị qui định tại Điều 31 của nghị định này;

e) Phân cấp và qui định trách nhiệm quản lí xây dựng theo qui hoạch chi tiết xây dựng đô thị.

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

2. Đối với qui chế quản lí qui hoạch chi tiết xây dựng đơ thị 1/500, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt có trách nhiệm lấy ý kiến của đại diện nhân dân trong khu vực qui hoạch trước khi phê duyệt.

<b>Điều 30. Thiết kế đô thị trong qui hoạch chung xây dựng đô thị </b>

1. Nội dung thiết kế trong qui hoạch chung xây dựng đô thị:

a) Nghiên cứu các vùng kiến trúc, cảnh quan trong đô thị; đề xuất tổ chức không gian cho các vùng trung tâm, cửa ngõ đô thị, các tuyến phố chính, các trục khơng gian chính, quản trường lớn lớn, không gian cây xanh, mặt nước và các điểm nhấn trong đô thị;

b) Nghiên cứu xác định tầng cao tối đa, tầng cao tối thiểu của công trình xây dựng thuộc các khu chức năng và tồn đơ thị.

2. Hồ sơ thiết kế bao gồm:

a) Bản vẽ khai triển mặt bằng, mặt đứng các khu trung tâm, quản trường chính có bản vẽ phối cảnh minh họa;

b) Bản vẽ khai triển mặt bằng, mặt đứng các tuyến phố chính có bản vẽ phối cảnh minh họa;

c) Tùy theo điều kiện cụ thể của từng đô thị, lập mơ hình các khu chức năng hoặc tồn đơ thị theo tỷ lệ thích hợp.

<b>Điều 31. Thiết kế đơ thị trong qui hoạch chi tiệt xây dựng đô thị </b>

1. Nội dung của thiết kế đô thị trong qui hoạch chi tiết xây dựng đô thị:

a) Nghiên cứu, xác định các cơng trình điểm nhấn trong khơng gian khu vực qui hoạch theo các hướng, tầm nhìn khác nhau; tầng cao xây dựng cơng trình cho từng lơ đất và cho tồn khu vực; khoảng lùi của cơng trình trên từng đường phố và các ngã phố;

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

b) Nghiên cứu hình khối, màu sắc, ánh sáng, hình thức kiến trúc chủ đạo của các cơng trình kiến trúc; hệ thống cây xanh, mặt nước, quảng trường; chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, xắc định cốt đường, cốt vỉa hè, cốt nền công trình, chiều cao khống chế cơng trình trên từng tuyến phố;

c) Qui định về quản lí kiến trúc cảnh quan đô thị bao gồm qui định chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng nền đường, cốt xây dựng vỉa hè cho tất cả tuyến phố; qui định chiều cao cơng trình và chiều cao tầng một của cơng trình; qui định hình khối kiến trúc, mặt đứng, mái, mái hiên, ô văng, ban cơng của cơng trình; qui định màu sắc, ánh sáng, vật liệu xây dựng công trình; các qui định về cơng trình tiện ích đơ thị, tượng đài, tranh hoành tráng, biển quảng cáo, các bản chỉ dẫn, bảng kí hiệu, cây xanh, sân vườn, hàng rào, lối đi cho người tàn tật, vỉa hè và qui định kiến trúc bao che cho các công trình hạ tầng kỹ thuật đơ thị.

2. Hồ sơ thiết kế đô thị bao gồm:

a) Bản vẽ mặt bằng, khai triển mặt đứng theo các tuyến phố; tỉ lệ 1/2.000 hoặc 1/500;

b) Bản vẽ các mặt cắt quan trọng trên các tuyến phố; tỉ lệ 1/2.000 hoặc 1/500; c) Thuyết minh đồ án;

d) Qui định về quản lí kiến trúc cảnh quan của đồ án;

đ) Mơ hình tỉ lệ 1/500 hoặc 1/2.000 hoặc có tỉ lệ thích hợp tùy theo khu vực thiết kế.

3. Bộ xây dựng hướng dẫn thiết kế đô thị trong qui hoạch chung xây dựng đô thị và ui hoạch chi tiết xây dựng đô thị.

<b> Phụ lục 3</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

<i>Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, </i>

<i><b>Trích đẫn nội dung liên quan đến luận văn: </b></i>

<b>Điều 4. u cầu của kiến trúc đơ thị </b>

Các cơng trình kiến trúc đô thị khi xây mới, cải tạo, chỉnh trang, sửa chữa phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

1. Phù hợp với Định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tuân thủ quy hoạch xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. An tồn, bền vững trong q trình sử dụng, thích hợp cho mọi đối tượng khi tiếp cận các cơng trình kiến trúc đơ thị.

3. Hài hồ giữa các yếu tố tạo nên kiến trúc đô thị như vật liệu, màu sắc, chi tiết trang trí; đảm bảo trật tự chung, hoà nhập với cảnh quan khu vực, phù hợp với chức năng cơng trình.

4. Đảm bảo sự thống nhất, hài hồ về hình thức; các chi tiết mặt ngoài; cao độ nền, chiều cao tầng một của các cơng trình kiến trúc ở trên từng tuyến phố hoặc

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

khu vực đô thị.

5. Tôn trọng các yếu tố kiến trúc truyền thống, đặc điểm, khí hậu địa phương, phong tục, tập quán và bảo vệ cảnh quan, môi trường.

<b>Điều 5. Quy chế quản lý kiến trúc đô thị </b>

1. Quy chế quản lý kiến trúc đô thị làm căn cứ để xác lập nhiệm vụ và nội dung quy hoạch chi tiết chỉnh trang đô thị, thiết kế đô thị, quy định nội dung cấp phép xây dựng mới, cải tạo, chỉnh trang các cơng trình kiến trúc đô thị.

2. Quản lý kiến trúc đô thị theo các nguyên tắc sau:

- Quản lý thống nhất từ không gian tổng thể đến không gian cụ thể trong đơ thị; - Bảo đảm tính kế thừa, nhất qn về mặt kiến trúc của từng khu vực trong đô thị;

- Phù hợp với đặc điểm và điều kiện địa phương;

- Trước khi công bố Quy chế quản lý kiến trúc đô thị phải lấy ý kiến các cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng, kiến trúc đô thị và ý kiến cộng đồng tại khu vực lập Quy chế.

3. Phân cấp lập, phê duyệt và ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị:

a) Ủy ban nhân dân các thành phố là đô thị từ loại 1 trở lên tổ chức lập, phê duyệt, ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đơ thị sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Xây dựng;

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

b) Ủy ban nhân dân các thành phố là đô thị loại 2, loại 3 và các thị xã, quận tổ chức lập Quy chế quản lý kiến trúc đơ thị, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;

c) Ủy ban nhân dân các thành phố là đô thị loại 2, loại 3 và Ủy ban nhân dân cấp huyện lập, phê duyệt và ban hành Quy chế quản lý kiến trúc đô thị cho các phường, thị trấn thuộc quyền quản lý, phù hợp với Quy chế quản lý kiến trúc đô thị đã được phê duyệt theo điểm b khoản này.

4. Bộ Xây dựng quy định cụ thể và ban hành mẫu Quy chế quản lý kiến trúc đơ thị.

<b>Điều 6. Tính thống nhất và vai trị tham mưu, tư vấn chun mơn trong quản lý kiến trúc đô thị </b>

1. Để đô thị phát triển bền vững, hài hịa, mỹ quan, hiện đại, có bản sắc, cần phát huy vai trò tư vấn của Hội đồng Kiến trúc - Quy hoạch, các hội nghề nghiệp liên quan đến kiến trúc đô thị; hướng tới việc lập chức danh Kiến trúc sư trưởng thành phố.

2. Giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp Bộ Nội vụ quy định và hướng dẫn về cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Kiến trúc - Quy hoạch các cấp, về quy chế tư vấn của các hội nghề nghiệp và nghiên cứu đề án thành lập Kiến trúc sư trưởng thành phố; phối hợp với Bộ Tài chính quy định kinh phí hoạt động của Hội đồng Kiến trúc - Quy hoạch các cấp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

<b>Chương II </b>

<b>NỘI DUNG QUẢN LÝ KIẾN TRÚC ĐÔ THỊ </b>

</div>

×