Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Một số Đoạn trích truyện kiều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.36 KB, 6 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

Đoạn trích 1:

<i>Người lên ngựa, kẻ chia bào,</i>

<i>Rừng phong, thu đã nhuốm màu quan san.</i>

<i>Dặm hồng bụi cuốn chinh an,</i>

<i>Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh.</i>

<i>Người về chiếc bóng năm canh,</i>

<i>Kẻ đi mn dặm một mình xa xơi.</i>

<i>Vầng trăng ai xẻ làm đơi,</i>

<i>Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường.</i>

(Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều, Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, NXB Văn hóa thơng tin,2002, tr. 142-143)

(Chú thích: chia bào: Rời vạt áo; màu quan san: Màu đỏ, ngụ ý chỉ sự xa xôi cách trở;chinh an: Việc đi đường xa; gối chiếc: Gối đơn – ngụ ý chỉ sự cô đơn; dặm trường: Đường xa).

Đoạn trích 2:

Lược dẫn: Sau khi bị mắc mưu Sở Khanh lừa đi trốn và bị Tú Bà bắt lại, Thúy Kiều buộcphải ra tiếp khách làng chơi. Đoạn trích sau đây nói về tâm trạng của Thúy Kiều khi sống tronghồn cảnh ấy.

<i>Ơm lịng địi đoạn xa gần,Chẳng vị mà rối, chẳng dần mà đau!</i>

<i>Nhớ ơn chín chữ cao sâu,Một ngày một ngả bóng dâu tà tà.</i>

<i>Dặm nghìn nước thẳm non xa,Nghĩ đâu thân phận con ra thế này.</i>

<i>Sân hoè đôi chút thơ ngây,</i>

<i>Khi về hỏi liễu Chương Đài,Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay!</i>

<i>Tình sâu mong trả nghĩa dày,Hoa kia đã chắp cành này cho chưa?</i>

<i>Mối tình địi đoạn vị tơ,</i>

<i>Giấc hương quan luống lần mơ canh dài.Song sa vò võ phương trời,</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<i>Trần cam ai kẻ đỡ thay việc mình?Nhớ lời nguyện ước ba sinh,Xa xơi ai có thấu tình chăng ai?</i>

<b>Chú thích:</b>

<i>Nay hồng hơn đã lại mai hơn hồng.(Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, </i>

Nxb Dân Trí, Hà Nội, 2013)

<i><b>Sân hoè: Đời Tống Vương Hộ tự tay trồng ba cây hoè ở sân, nói rằng con cháu ta tất có người</b></i>

<i>làm tam công. Sau người ta thường dùng cây hoè để chỉ con cháu.</i>

<i><b>Ba sinh: tức “tam sinh” ba kiếp, theo thuyết luân hồi là kiếp trước, kiếp này và kiếp sauGiấc hương quan: Giấc mộng về quê nhà.</b></i>

<i><b>Liễu Chương Đài: Sách “Dị Văn lục” chép: Hàn Hoành đời Đường lấy người kĩ nữ là Liễu thị,</b></i>

<i>khi ông đo làm quan ở xa, để vợ ở đường Chương Đài tại Trường An. Khơng may, kinh đơ cóbiến, Liễu thị bị tướng giặc cướp mất. Khi loạn dẹp n, Hàn Hồnh có bài thơ gởi cho Liễu thịnói:“Chương Đài liễu, Chương Đài liễu, Tích nhật thanh thanh kim tại phủ?” tức là “Liễu ởChương Đài, liễu ở Chương Đài, ngày nọ xanh xanh, nay có cịn khơng?” Về sau Liễu thị lại lấyHàn Hồnh.</i>

<b>Đoạn trích 3:</b>

<i>Biết bao bướm lả ong lơi<b><small>1</small></b>,Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm.</i>

<i>Dập dìu lá gió cành chim<b><small>2</small></b>,</i>

<i>Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh<b><small>3</small></b>.Khi tỉnh rượu lúc tàn canh,</i>

<i>Giật mình mình lại thương mình xót xa.Khi sao phong gấm rủ là,</i>

<i>Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.Mặt sao dày gió dạn sương,</i>

<i>Thân sao bướm chán ong chường bấy thân!Mặc người mưa Sở mây Tần<b><small>4</small></b>,Những mình nào biết có xn là gì<b><small>5</small></b>.</i>

<i>Địi phen gió tựa hoa kề<b><small>6</small></b>,Nửa rèm tuyết ngậm bốn bề trăng thâu.</i>

<i>Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu,Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?</i>

<i>Địi phen nét vẽ câu thơ,</i>

<i>Cung cầm trong nguyệt nước cờ dưới hoa.Vui là vui gượng kẻo là,</i>

<i>Ai tri âm đó mặn mà với ai?</i>

<i> (Trích Truyện Kiều*- Nguyễn Du, Trang 107, 108, Ngữ văn 10, Tập II, NXBGD, 2006)</i>

<i><b>Chú thích:</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<i><small>* </small>Đoạn trích từ câu 1229 đến câu 1248 trong Truyện Kiều. Khi Mã Giám Sinh đưa Kiều đến nhàchứa của Tú Bà, Kiều đã quyết liệt chống lại âm mưu biến nàng thành kĩ nữ, nhưng cuối cùngnàng đã rơi vào bẫy của Tú Bà và buộc phải ra tiếp khách. Đoạn trích tả tình cảnh trớ trêu màKiều đã gặp phải và nỗi niềm thương thân xót phận của Kiều.</i>

<i>1. Bướm lả ong lơi: ở đây “ bướm ong” dùng để chỉ những người hiếu sắc. “Bướm lả ong</i>

lơi” nguyên là “ Bướm ong lả lơi”, được tác giả tách ra thành hai vế đối lập nhau. Lả lơidiễn tả sự suồng sã, đùa cợt của khách làng chơi.

<i>2. Lá gió cành chim: Cụm từ này có liên hệ với hai câu cổ thi “ Chi nghênh nam bắc điểu –</i>

Diệp tống vãng lai phong” (Cành đón chim nam bắc - Lá đưa gió lại qua), chỉ cảnhngười kĩ nữ tiếp khách bốn phương.

<i>3. Tống Ngọc và Trường Khanh: Tống Ngọc là một tác giả nổi tiếng về thể phú thời chiến</i>

quốc, trong đó có bài Phú Cao Đường. Trong bài phú có nói Tống Ngọc kể chuyện tiênvương nước Sở gặp thần nữ núi Vu Sơn sáng làm mây, chiều làm mưa. Trong văn cảnhcâu thơ “Tống Ngọc” chỉ loại khách chơi phong lưu. Trường Khanh là tên của Tư MãTương Như, danh sĩ đời Hán, người đã từng gảy khúc nhạc Phượng cầu kì hồng (Chimphượng tìm chim hồng) để quyến rũ Trác Văn Quân, một quả phụ xinh đẹp nổi tiếng. Ởđây, Trường Khanh cũng chỉ người ăn chơi phong lưu.

<i>4. Mưa Sở Mây Tần: mưa Sở - mưa ở Vu Sơn nước Sở (xem lại chú thích về Tống Ngọc)</i>

chỉ quan hệ thân xác. Vì Tần thường được dùng đối với Sở nên có mây Tần đối với mưaSở chứ mây Tần khơng có điển riêng.

<i>5. Nào biết có xn là gì: ý nói khơng vui thú gì.</i>

<i>6. Gió tựa hoa kề: gió và hoa chỉ nam nữ. Hai động từ tựa, kề diễn tả sự lả lơi của khách</i>

làng chơi và kĩ nữ khi ngồi bên nhau.

<b>ĐOạn trích 4</b>

Lần theo tường gấm<small>(1)</small> dạo quanh,Trên đào nhác thấy một cành kim thoa<small>(2)</small>.

Giơ tay với lấy về nhà

"Này trong khuê các<small>(3)</small> đâu mà đến đây?Gẫm âu người ấy, báu này,Chẳng duyên chưa dễ vào tay ai cầm!”

Liền tay ngắm nghía biếng nằm,

Hãy cịn thoang thoảng hương trầm chưa phai.Tan sương đã thấy bóng người

Quanh tường ra ý tìm tịi ngẩn ngơ.Sinh <small>(4)</small> đà có ý đợi chờ,

Cách tường lên tiếng xa đưa ướm lịng:“Thoa này bắt được hư khơng <small>(5)</small>,Biết đâu Hợp Phố <small>(6)</small> mà mong châu về?”

Tiếng Kiều nghe lọt bên kia:“Ơn lịng qn tử sá gì của rơi,

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Chiếc thoa nào của mấy mươiMà lòng trọng nghĩa khinh tài xiết bao!”

<i>(Kiều gặp Kim Trọng, Trích "Truyện Kiều" – Nguyễn Du theo link: thích: </b></i>

<i><small>(1)</small>Tường gấm: Do chữ cẩm tường, bức tường gạch có vẽ hoa như gấm (một cách tơ điểm</i>

văn hoa).

<i><small>(2)</small>Kim thoa: cái thoa gài tóc bằng vàng.</i>

<i><small>(3 )</small>Khuê các: buồng lầu, nơi ở của con gái nhà sang trọng.</i>

<i><small>(4)</small>Sinh: Người đi học, ở đây chỉ Kim Trọng.</i>

<i><small>(5)</small>Hư không: bỗng không, tự nhiên.</i>

<i><small>(6)</small>Hợp Phố: tên một quận, trước thuộc Giao Châu, nay thuộc tỉnh Quảng Đông (Trung</i>

Quốc). Theo Hán sử: Nguyên xưa, ven bể quận Hợp Phố có loại trai sinh ra một loại ngọc quý,nhưng vì bọn quan tước tham nhũng, bắt nhân dân đi mò ngọc cho chúng, dân tình khổ cực, nênngọc trai biến mất. Về sau, có vị quan thanh liêm, nhân hậu đến nhận chức, bãi lệnh mị ngọc, thìngọc trai lại dần dần trở về. Do đó, người ta thường nói "Châu về Hợp Phố" để chỉ những trườnghợp vật báu đã bị mất lại trở về với chủ cũ.

<b>Đoạn trích 5:</b>

<i>Lần thâu gió mát trăng thanhBỗng đâu có khách biên đình<small>[1]</small> sang chơi</i>

<i>Râu hùm, hàm én, mày ngài<small>[2]</small></i>

<i>Vai năm tấc rộng, thân mười thước caoĐường đường một đấng anh hào<small>[3]</small></i>

<i>Côn quyền<small>[4]</small> hơn sức, lược thao<small>[5]</small> gồm tàiĐội trời đạp đất ở đời</i>

<i>Họ Từ tên Hải, vốn người Việt Đông<small>[6]</small></i>

<i>Giang hồ quen thói vẫy vùngGươm đàn nửa gánh, non sơng một chèo<small>[7]</small></i>

<i>Qua chơi thấy tiếng nàng KiềuTấm lòng nhi nữ<small>[8]</small> cũng xiêu anh hùng</i>

<i>Thiếp danh đưa đến lầu hồng<small>[9]</small></i>

<i>Hai bên cùng liếc, hai lịng cùng ưa...</i>

<i>(Kiều gặp Từ Hải, Trích "Truyện Kiều" – Nguyễn Du)</i>

<b>Chú thích:</b>

<i><small>[1]</small> Biên đình: Nơi biên ải xa xôi;</i>

<i><small>[2]</small> Cả câu: Tướng mạo của người anh hùng: râu dữ như râu hùm, hàm mở rộng như chim</i>

én, mày cong và to như con tằm;

<i><small>[3]</small> Anh hào: Anh hùng hào kiệt;</i>

<i><small>[4]</small> Cơn: món võ đánh bằng gậy; quyền: món võ đánh bằng tay;</i>

<i><small>[5]</small> Lược thao: Mưu lược về các dùng binh, do chữ "Lục thao, Tam lược" là hai pho binh</i>

thư đời xưa mà ra;

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<i><small>[6]</small> Việt Đông: Chỉ tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) ở về phía đơng sơng Việt, nên gọi là</i>

Việt Đơng;

<i><small>[7]</small> Cả câu: Dựa vào tích: Hồng Sào, một lãnh tụ nơng dân khởi nghĩa đời Đường, có câu</i>

thơ: "Bán kiên cung kiếm băng thiên túng, Nhất trạo giang sơn tận địa duy" (Chỉ nửa vai cungkiếm mà tung hoành khắp cả gầm trời, Chỉ một mái chèo mà đi khắp cả non sông<small>)</small>;

<i><small>[8]</small> Nhi nữ: Chỉ người đẹp, ở đây là Thúy Kiều.</i>

<i><small>[9]</small> Lầu hồng: Do chữ hồng lâu.</i>

Đoạn trích 6:

Lược dẫn: Trong tiết Thanh Minh, Thúy Kiều cùng với Thúy Vân và Vương Quan đi chơi xuân, khi trở về, gặp một nấm mộ vô danh ven đường, không người hương khói. Kiều hỏi thì được Vương Quan cho biết đó là mộ Đạm Tiên, một ca nhi nổi danh tài sắc nhưng bạc mệnh.

<i>Lòng đâu sẵn mối thương tâm,Thoắt nghe Kiều đã đầm đầm châu sa.</i>

<i>Đau đớn thay phận đàn bà!Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.</i>

<i>Phũ phàng chi mấy hố cơng,Ngày xanh mịn mỏi má hồng phôi pha.</i>

<i>Sống làm vợ khắp người ta,</i>

<i>Hại thay thác xuống làm ma không chồng.Nào người phượng chạ loan chung<small>1</small>,Nào người tích lục tham hồng<small>2</small> là ai ?</i>

<i>Đã khơng kẻ đối người hoài,Sẵn đây ta thắp một vài nén hương.</i>

<i>Gọi là gặp gỡ giữa đường,Họa là người dưới suối vàng biết cho.</i>

<i>Lầm rầm khấn khứa nhỏ to,Sụp ngồi vái gật trước mồ bước ra.</i>

<i>Một vùng cỏ áy<small>3</small> bóng tà,Gió hiu hiu thổi một vài bông lau.</i>

<i>Rút trâm giắt sẵn mái đầu,Vạch da cây, vịnh bốn câu ba vần.</i>

<i>Lại càng mê mẩn tâm thầnLại càng đứng lặng tần ngần chẳng ra.</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<i>Lại càng ủ dột nét hoa,Sầu tuôn đứt nối châu sa vắn dài.</i>

<i>(Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, theo bản năm 1953. Dẫn theo Truyện Kiều chú giải, Lê Văn</i>

Hịe, Nxb Văn học, Hà Nội, 2021).Chú thích:

<i>1. Phượng chạ loan chung: phượng và loan ám chỉ trai gái, ý nói trai gái ở bên nhau.</i>

<i>2. Tích lục tham hồng: tiếc màu lục – ám chỉ màu xanh biếc của nước tóc, tham màu hồng –</i>

ám chỉ sắc hồng của má đào.

<i>3. Cỏ áy: cỏ đã héo úa.</i>

</div>

×