Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Xây dựng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề trong dạy học các đoạn trích Truyện Kiều ở lớp 9, trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 121 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC





PHAN THỊ MAY




XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI NÊU VẤN ĐỀ
TRONG DẠY HỌC CÁC ĐOẠN TRÍCH TRUYỆN KIỀU
Ở LỚP 9, TRUNG HỌC CƠ SỞ





LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN





HÀ NỘI – 2012

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC






PHAN THỊ MAY


XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI NÊU VẤN ĐỀ
TRONG DẠY HỌC CÁC ĐOẠN TRÍCH TRUYỆN KIỀU
Ở LỚP 9, TRUNG HỌC CƠ SỞ



LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN

CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
( BỘ MÔN NGỮ VĂN)
Mã số: 60 14 10



Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Phan Trọng Luận




HÀ NỘI – 2012

i
DANH MỤC VIẾT TẮT



STT
Chữ viết tắt
Chú thích
1
GS
Giáo sư
2
PT
Phổ thông
3
SGK
Sách giáo khoa
4
SGV
Sách giáo viên
5
THCS
Trung học cơ sở
6
TS
Tiến sĩ
7
THPT
Trung học phổ thông
















ii
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.2.1. Thống kê số lượng câu hỏi trong dạy học các đoạn trích Truyện
Kiều 28
Bảng 3.4.1. Thang điểm đánh giá 80
Bảng 3.4.2.Kết quả kiểm tra lớp 9B 80
Bảng 3.4.3. Kết quả bài kiểm tra lớp 9C 81
Bảng 3.4.4. Kết quả bài thực nghiệm và bài đối chứng ở tiết 27 “ chị em Thúy
Kiều” 81
Bảng 3.4.5. Kết quả bài thực nghiệm và bài đối chứng ở tiết 36 “Kiều ở lầu
Ngưng Bích” 81

iii
MỤC LỤC

Lời cảm ơn i
Danh mục viết tắt i
Danh mục bảng ii
Mục lục i

MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 3
3. Mục đích nghiên cứu 5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 5
5. Đối tượng và khách thể và nghiên cứu 5
6. Phương pháp nghiên cứu 6
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 7
1.1.Cơ sở lý luận 7
1.1.1. Khái niệm câu hỏi nêu vấn đề 7
1.1.2. Đặc điểm và nguyên tắc xây dựng câu hỏi nêu vấn đề 8
1.1.3. Vai trò của câu hỏi nêu vấn đề 13
1.1.4. Phân loại hệ thống câu hỏi nêu vấn đề trong tác phẩm văn chương 15
1.1.5. Truyện Kiều chứa đựng những tiền đề cho việc ứng dụng câu hỏi nêu
vấn đề 18
1.1.6. Đặc điểm tâm lý của học sinh phù hợp với việc xây dựng hệ thống
câu hỏi nêu vấn đề trong Truyện Kiều 23
1.2. Cơ sở thực tiễn 27
1.2.1. Khảo sát hệ thống câu hỏi trong dạy học các đoạn trích Truyện Kiều
thấy nhiều điểm không hợp lý 27
1.2.2. Nguyên nhân của sự hạn chế khi sử dụng các câu hỏi trong dạy học
các đoạn trích Truyện Kiều 31

iv
Chƣơng 2: VẬN DỤNG CÂU HỎI NÊU VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC
CÁC ĐOẠN TRÍCH TRUYỆN KIỀU 34
2.1. Những yêu cầu chính đối với câu hỏi nêu vấn đề trong giờ học các đoạn
trích Truyện Kiều 34
2.1.1. Câu hỏi nêu vấn đề phải tạo ra tình huống có vấn đề 34
2.1.2. Câu hỏi nêu vấn đề phải bám sát giá trị nội dung, nghệ thuật trong

Truyện Kiều 34
2.1.3. Câu hỏi nêu vấn đề phải dựa vào đặc điểm tâm lý tiếp nhận của học
sinh 35
2.2. Các đoạn trích Truyện Kiều đều chứa đựng rất nhiều vấn đề cần được
khám phá 36
2.2.1. Nội dung trong các đoạn trích là tiến đề cho xây dựng câu hỏi nêu
vấn đề 36
2.2.2. Những tư tưởng, quan điểm của Nguyễn Du trong các đoạn trích
cũng là tiền đề cho việc xây dựng câu hỏi 38
2.2.3. Sự sáng tạo trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Du là vấn đề hoàn
toàn mới để học sinh khám phá 41
2.3. Các bước chuẩn bị cho việc xây dựng câu hỏi nêu vấn đề trong giờ học
các đoạn trích Truyện Kiều 50
2.3.1. Phát hiện vấn đề, tình huống có vấn đề thiết kế giáo án là khâu đầu
tiên trong quá trình xây dựng câu hỏi nêu vấn đề 50
2.3.2. Xây dựng tình huống có vấn đề, hoạt động mang tính tiền giả định để
xây dựng câu hỏi nêu vấn đề cho phù hợp 51
2.3.3. Xây dựng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề 53
2.4. Điều kiện để vận dụng câu hỏi nêu vấn đề trong dạy học các đoạn trích
Truyện Kiều 55
2.4.1. Tạo tâm thế, môi trường học tập cho học sinh và đưa ra câu hỏi 55
2.4.2. Đổi mới vai trò, đề cao tính tích cực của người học, tạo không khí
dân chủ trong giờ học 57

v
2.4.3. Sử dụng linh hoạt câu hỏi nêu vấn đề trong giờ học 58
Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM 59
3.1. Khái quát về thực nghiệm 59
3.1.1 Mục đích thực nghiệm 59
3.1.2. Nội dung thực nghiệm 59

3.1.3. Phương pháp thực nghiệm 59
3.1.4. Đối tượng thực nghiệm và đối chứng 60
3.1.5. Chuẩn bị công việc thực nghiệm 60
3.2. Thiết kế giáo án thực nghiệm 61
3.2.1. Tiết 27 “ Chị em Thúy Kiều” 61
3.2.2. Tiết 36 “ Kiều ở lầu ngưng bích” 66
3.3. Thuyết minh hệ thống câu hỏi trong bài thực nghiệm 74
3.4. Kết quả thực nghiệm và đánh giá 80
3.4.1. Đánh giá khả năng tiếp thu bài của học sinh bằng bài kiểm tra 80
3.4.2. Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng câu hỏi nêu vấn đề bằng phương
pháp quan sát 82
3.4.3. Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng câu hỏi nêu vấn đề bằng phương
pháp phỏng vấn 84
3.5. Thành công và hạn chế của thực nghiệm 85
3.5.1 Những thành công của thực nghiệm 85
3.5.2. Những vấn đề còn hạn chế 86
3.6. Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng câu hỏi nêu vấn đề trong giờ học 87
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
PHỤ LỤC 96




1
MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay phương pháp giảng dạy tích cực theo quan điểm “Lấy học sinh
làm trung tâm” của quá trình dạy học đã được đưa vào ứng dụng trong hoạt

động dạy học nói chung, trong giờ giảng văn nói riêng. Để phát huy tính tích
cực của học sinh trong hoạt động học tập thì người giáo viên có nhiệm vụ tổ
chức chỉ đạo hoạt động của trò, trò phải là chủ thể tự giác tích cực trong quá
trình lĩnh hội kiến thức. Để thực hiện được mục tiêu đó, đặt câu hỏi có ý
nghĩa tăng cường tính tích cực chủ động của học sinh, chống lại thói quen thụ
động trong giờ học. Câu hỏi chính là phương tiện cho học sinh tự học để giáo
viên dẫn dắt học sinh chủ động chiếm lĩnh kiến thức.
Trên thực tế đứng lớp, sau khi đi dự giờ góp ý tiết dạy, chúng tôi nhận
thấy việc đặt câu hỏi để khai thác kiến thức là vấn đề vô cùng quan trọng. Tuy
nhiên, nhận thức cũng như cách xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi trong
dạy học của giáo viên còn rất nhiều hạn chế và bất cập. Có những tiết dạy
giáo viên đặt câu hỏi rất nhiều, câu hỏi nào học sinh cũng trả lời được, vì
những câu hỏi đó học sinh chỉ cần nhìn vào sách giáo khoa đọc lên, không
cần suy luận. Có những tiết dạy giáo viên chỉ sử dụng những câu hỏi ở trong
sách giáo viên và ở phần câu hỏi đọc - hiểu văn bản, như vậy thì khả năng
phân tích, tìm hiểu, nêu suy nghĩ của các em sẽ không có, dẫn tới tình trạng
khi viết văn lời văn khô khan chỉ biết sao chép theo khuôn mẫu không sáng
tạo. Lại có những tiết giáo viên liên tục đặt nhiều câu hỏi không học sinh nào
trả lời được, không khí lớp học nặng nề nhưng giáo viên không gợi ý, không
thay đổi câu hỏi mà lại đọc lại câu hỏi đó, hỏi như vậy học sinh trả lời không
hướng vào câu hỏi cũng như kiến thức bài học. Có khi giáo viên gặp đâu hỏi
đó, hỏi vụn vặt, hỏi “tấn công” học sinh đến khi nào không trả lời được mới
thôi. Chính những câu hỏi như vậy khiến cho học sinh không hứng thú học
mà lo sợ khi giáo viên đặt câu hỏi.

2
Ở đề tài này, chúng tôi quan tâm tới việc giảng dạy các đoạn trích
Truyện Kiều ở lớp 9 THCS bởi đây là một trong những kiệt tác của văn học
nước nhà và chiếm một vị trí không nhỏ trong chương trình. Nhưng hiện nay
việc dạy và học Truyện Kiều đang gặp nhiều khó khăn do cách biệt về hoàn

cảnh lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ, quan niệm giữa các thời đại khác nhau. Bên
cạnh đó, tình trạng thầy đọc trò chép, thầy giảng trò nghe là một trong những
nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh không hứng thú trong giờ học. Để
khơi dậy ở các em hứng thú và sự chủ động, tích cực, câu hỏi chính là phương
tiện, là sự lựa chọn tối ưu của giáo viên. Hiện nay có rất nhiều hệ thống câu
hỏi khác nhau được giáo viên sử dụng trong giờ học văn: câu hỏi tái hiện, câu
hỏi gợi tìm, câu hỏi so sánh,… Vấn đề đặt ra ở đây là hệ thống câu hỏi nào
giúp học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo trong giờ học các đoạn trích
Truyện Kiều? Với những yêu cầu và mục tiêu như trên, chúng tôi quan tâm
tới hệ thống câu hỏi nêu vấn đề vì câu hỏi nêu vấn đề bao giờ cũng nhằm kích
thích sự suy nghĩ tìm tòi của học sinh, buộc các em phải vận dụng những thao
tác tư duy khác nhau, phải giải thích, chứng minh, tự kết luận. Rõ ràng Đây là
dạng câu hỏi nhằm phát huy tính tích cực và hoạt động tư duy, tính năng động
trí tuệ cho học sinh qua giờ học.
Tuy nhiên, đặt câu hỏi nêu vấn đề trong dạy học các đoạn trích Truyện
Kiều chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập tới, đây còn là một “mảnh đất
trống” cần được khám phá. Việc xây dựng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề trong
giờ dạy các đoạn trích Truyện Kiều đang trở thành đòi hỏi bức thiết ở nhà
trường phổ thông. Vì vậy Thông qua đề tài của mình, chúng tôi sẽ xác lập một
hệ thống khoa học về việc đặt câu hỏi nêu vấn đề trong dạy học và áp dụng lý
thuyết đó vào việc “Xây dựng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề trong dạy học
tác phẩm Truyện Kiều ở lớp 9 trung học cơ sở” nhằm nâng cao hiệu quả
giờ học tác phẩm Truyện Kiều ở lớp 9 THCS.


3
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Nghiên cứu vấn đề đặt câu hỏi trong dạy học không còn là vấn đề mới
trên thế giới. Ngay từ những năm trước Công nguyên vấn đề này đã gắn liền
với tên tuổi của nhà triết học Socrát (470 - 390 TCN). Khổng Tử (551 - 479

TCN) cho rằng khi dạy học là đưa người học vào tình huống mâu thuẫn, tức
là đặt ra cho họ những câu hỏi bẫy để kích thích cho người học.
Ở Liên Xô, các tài liệu đề cập đến phương pháp xây dựng và sử dụng
câu hỏi trong dạy học của các tác giả như: P.B. Gophman, O.Karlinxki,
B.P.Exipop, M.A.Danilop, N.M.Veczilin. Cũng đi sâu vào nghiên cứu và vấn
đề này còn có một số nhà giáo dục như: Skinner (Mỹ), Okon (Ba Lan) Gần
đây đáng chú ý có công trình Đặt câu hỏi có hiệu quả cao (HEO) cách thức
giúp học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động học tập của Ivan Hanel.
Bàn về hệ thống câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa, V. A. Kôvalép
cho rằng: Mỗi chương sách giáo khoa được kết thúc bằng một hệ thống câu
hỏi và bài tập. Hệ thống câu hỏi và bài tập này sẽ giúp cho các bạn học sinh
phân tích sâu hơn tác phẩm, hiểu thấu đáo những nội dung trong các phần của
sách giáo khoa… Làm những câu hỏi và bài tập này bạn sẽ nắm được tri thức
một cách hệ thống. Những câu hỏi và bài tập này được sắp xếp một cách có
thứ tự. Mỗi câu hỏi mới lại phức tạp hơn, vì nó đều có lôgíc bắt nguồn từ các
bài tập và câu hỏi trước đó.
Qua ý kiến trên, V. A. Kôvalép chú ý tới hệ thống câu hỏi và bài tập
trong sách giáo khoa với mục đích, yêu cầu, tác dụng và đặc điểm của nó.
Khẳng định vai trò, tầm quan trọng của hệ thống câu hỏi, bài tập trong
sách giáo khoa văn học, tác giả A.C.Acbaseva quan niệm: Những câu hỏi,
bài tập xếp đặt trong sách giáo khoa văn học có thể góp phần kích thích và
phát triển tình cảm, đạo đức của học sinh; hình thành phương pháp lịch sử
văn học đối với các tác phẩm nghệ thuật; giúp đỡ học sinh phát triển và làm
phong phú lời nói.
Ở nước ta, các tài liệu nghiên cứu riêng về vấn đề câu hỏi và bài tập
nhìn chung còn ít. vấn đề nghiên cứu phương pháp xây dựng câu hỏi trong

4
dạy học môn văn được đề cập trong một số công trình như: Phương pháp dạy
học tác phẩm văn chương trong nhà trường (2009) của Nguyễn Viết Chữ.

Trong công trình này, tác giả đề cập đến các loại câu hỏi trong dạy học các
thể loại như: tự sự, trữ tình, dân gian. Tác giả cũng phân loại hệ thống câu hỏi
cảm xúc vật chất, câu hỏi nội dung, câu hỏi tưởng tượng, sáng tạo.
Trong cuốn Phương pháp dạy học Văn của Phan Trọng Luận (Chủ
biên), tác giả đề cập tới đặc điểm, vai trò và nguyên tắc của việc xây dựng hệ
thống câu hỏi gắn với phương pháp dạy học. Tác giả bàn nhiều đến tiêu chí
câu hỏi nêu vấn đề và, điều đó có đóng góp đáng kể, làm phong phú thêm cho
đề tài nghiên cứu.
Khi tiến hành biên soạn sách giáo khoa cải cách, nói về Phương hướng
biên soạn sách giáo khoa cải cách lớp 10, Nguyễn Lộc đã đề cập đến vấn đề
câu hỏi và bài tập:Tuyệt đối tránh những câu hỏi mà học sinh không cần
nghiên cứu văn bản cũng có thể trả lời được đại khái, hay những câu hỏi chỉ
chú trọng mặt đạo đức xã hội của tác phẩm mà hoàn toàn coi nhẹ giá trị
thẩm mỹ của tác phẩm. Phải nghiên cứu thật kỹ các văn bản giảng văn để nêu
lên những câu hỏi cụ thể, gợi mở để học sinh có thể trả lời từng bước từ chi
tiết đến khái quát. Bám sát câu hỏi, học sinh tự mình phát hiện ra cái hay, cái
đẹp của văn bản. Ý kiến trên đã thể hiện quan niệm về vai trò, ý nghĩa và tầm
quan trọng của hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa Văn học kể cả nội dung
khoa học cũng như phương pháp sư phạm.
Trong cuốn “Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn
chương”, tác giả Nguyễn Trọng Hoàn đã đi sâu vào trình bày những biện
pháp nhằm rèn luyện tư duy cho học sinh. Tác giả có phân loại các loại câu
hỏi trong dạy học Văn. Theo tác giả, “Việc đặt câu hỏi đối với học sinh trong
quá trình tiếp nhận văn học có ý nghĩa làm thay đổi tình thái của giờ học, hay
nói cách khác là mở tình huống “có vấn đề”, xác định tâm thế thực tại và đặt
học sinh vào các yêu cầu của việc nhận thức”

5
Như vậy, theo tác giả, hệ thống câu hỏi và bài tập trong giờ học Văn có
ý nghĩa tạo ra các tình huống có vấn đề cho học sinh tìm hiểu và giúp học sinh

tiếp nhận bài học một cách tích cực.
Đi vào cụ thể hơn về vấn đề câu hỏi trong dạy học Văn là bài viết “Câu
hỏi trong giảng văn” của Trương Dĩnh. Tác giả đã phân tích khái niệm vấn đề,
vấn đề trong học tập và vấn đề trong phân tích văn học. Theo ông, để diễn đạt
vấn đề hay đề ra nó, người ta dùng hình thức đặt câu hỏi. Nội dung vấn đề và câu
hỏi nêu vấn đề có quan hệ chặt chẽ với nhau. Đặt ra được các vấn đề dưới dạng
câu hỏi là một nghệ thuật của lao động sáng tạo trong phân tích nêu vấn đề.
Cùng với nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học, trường Đại học Giáo
dục đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo đề cập vấn đề dạy học với câu hỏi hiệu
quả. Hội thảo đã cung cấp nhiều bài nghiên cứu có giá trị về vấn đề này
cũng như đưa ra những tiêu chí đánh giá câu hỏi có hiệu quả.
Trên đây là một số khái quát về vai trò của câu hỏi và trong dạy học văn
qua một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước. Từ việc nghiên cứu
trên có thể thấy việc xây dựng hệ thống câu hỏi trong giờ dạy học văn là vấn
đề không mới. Nhưng các công trình chỉ dừng lại ở việc lý luận về câu hỏi.
Còn việc xây dựng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề cho việc dạy và học các trích
đoạn Truyện Kiều ở lớp 9 THHCS thì chưa có công trình hay bài viết nào.
Đây là một vấn đề hoàn toàn mới mà đề tài của chúng tôi quan tâm.
3. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề trong các đoạn trích của Truyện
Kiều ở lớp 9 THCS.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc đặt câu hỏi nêu vấn đề.
- Xây dựng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề cho hai đoạn trích “ Truyện
Kiều”ở lớp 9.
5. Đối tƣợng và khách thể và nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống câu hỏi nêu vấn đề trong giờ học tác phẩm Truyện kiều ở lớp 9.

6

5.2. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học tác phẩm Truyện Kiều ở lóp 9 Trung Học Cơ Sở.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng phối hợp các
phương pháp sau.
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu tài liệu lý luận có liên quan đến cơ sở phương pháp luận, cơ
sở lý luận của câu hỏi nêu vấn đề.
- Đọc và phân tích các bài viết trên các tập có chuyên ngành và các luận
án, báo cáo khoa học, các tư liệu giáo trình… có liên quan tới đề tài. Từ đó
tổng hợp rút ra các kết luận cần thiết phục vụ cho tiến trình nghiên cứu.
6.2. Phương pháp điều tra
- Thu thập những thông tin về việc sử dụng câu hỏi nêu vấn đề.
- Thu thập những thông tin ngược của học sinh về việc học tác phẩm “
Truyện Kiều”.
6.3. Thực nghiệm sư phạm
Vận dụng câu hỏi nêu vấn đề để dạy ba trích đoạn “Truyện Kiều” ở lớp 9.
6.4. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng một số phương pháp như lập bảng, vẽ đồ thị, thống kê, kiểm
định để đánh giá kết quả thực nghiệm.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo luận văn
dự kiến được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn
Chương 2: Vận dụng câu hỏi nêu vấn đề trong dạy học các đoạn trích
Truyện Kiều
Chương 3: Thực nghiệm

7
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI


1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm câu hỏi nêu vấn đề
Trong nhiều trường hợp khi đã xác định được vấn đề, nhờ câu hỏi nêu
vấn đề mà giáo viên tạo được tình huống có vấn đề, tức là xác định được cái
chưa biết, cuốn hút sự quan tâm của học sinh và tiên lượng trước khả năng
giải quyết vấn đề của các em.
P.G.S Vũ Nho quan niệm: Câu hỏi nêu vấn đề không nhằm mục đích
tái hiện kiến thức cũng không nhằm khơi gợi sự tự biểu hiện của học sinh khi
đánh giá chi tiết hay toàn bộ các tác phẩm văn học. Câu hỏi nêu vấn đề phải
làm rõ được vấn đề tiềm ẩn trong tác phẩm, phải gây hứng thú nhận thức cho
học sinh, phải động viên, khuyến khích học sinh giải quyết vấn đề đã nêu.
Câu hỏi nêu vấn đề phải làm rõ hoặc đặt ra được vấn đề, đưa người
nghe và tình huống có vấn đề. Tính chất khái quát, tính chất phức tạp, tính
chất hệ thống và tính chất phù hợp với tác phẩm là đặc điểm của câu hỏi nêu
vấn đề.
Trong cuốn “ Phương pháp dạy học văn” G.S Phan Trọng Luận cho
rằng: câu hỏi nêu vấn đề là loại câu hỏi đặt ra cho chủ thể học sinh và được
học sinh tiếp nhận một cách có ý thức, không phải từ ngoài dội vào mà là do
nhu cầu khám phá tìm hiểu của bản thân và chính học sinh cũng đã có một số
dữ kiện (tri thức kinh nghiệm kĩ năng) song không thể tìm được lời giải cũ
bằng chính những hiểu biết cũ và theo phương thức hành động cũ
Trong đề tài, chúng tôi quan niệm “ câu hỏi nêu vấn đề là hệ thống cấu
trúc ngôn ngữ để diễn đạt một yêu cầu, đòi hỏi, một mệnh lệnh mà người học
cần giải quyết, được xác lập dựa trên những vấn đề đặt ra trong tác phẩm

8
nhằm yêu cầu học sinh vận dụng cái đã biết, cái đã cho làm phương tiện để
học sinh chủ động, tích cực giải quyết những yêu cầu đặt ra trong giờ học văn.
1.1.2. Đặc điểm và nguyên tắc xây dựng câu hỏi nêu vấn đề

1.1.2.1. Đặc điểm của câu hỏi nêu vấn đề
Câu hỏi nêu vấn đề là mắt xích cuối cùng nhưng quyết định sự thành
bại của toàn bộ việc tổ chức tình huống có vấn đề. Việc xây dựng tình huống
có vân đề kết thúc ở chỗ vấn đề được nêu lên dưới hình thức câu hỏi nêu vấn
đề. Câu hỏi nêu vấn đề có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, Câu hỏi nêu vấn đề mang bản chất sáng tạo. Những câu hỏi
có tính chất tái hiện chỉ đòi hỏi sự nhớ lại kiến thức cũ đã biết, yêu cầu chủ
yếu trí nhớ của học sinh mà không động viên sự tìm tòi của các em. Còn câu
hỏi nêu vấn đề về bản chất, nó mang tính chất sáng tạo, mang tính ý thức của
chủ thể khi tiếp nhận.
Chẳng hạn câu hỏi tái hiện: Hình ảnh bà cô trong đoạn trích “ Trong
lòng mẹ” hiện lên như thế nào?
Câu hỏi nêu vấn đề: tại sao nói bà cô là hiện thân của những hủ tục,
thành kiến xã hội ?
Những câu hỏi trên đây chưa phải đã mang đầy đủ bản chất và đặc
điểm của câu hỏi nêu vấn đề, song rõ ràng nó yêu cầu học sinh phải huy động
tối đa kiến thức đã có dựa vào đó để lý giải theo cách mà học sinh tìm tòi,
sáng tạo để tìm ra câu trả lời thỏa đáng.
Thứ hai, câu hỏi nêu vấn đề thường chứa đựng một mâu thuẫn nhận
thức. Câu hỏi nêu vấn đề đặt học sinh trước những mâu thuẫn về cái chưa biết
và cái đã biết, cái thông thường – cái bất thường, cái cũ – cái mới…Mâu
thuẫn đó làm nảy sinh nhu cầu nhận thức của học sinh. Chẳng hạn: Dế Mèn
cúi đầu khóc tức tưởi bên cạnh một Dế choắt bé nhỏ yếu đuối có phải mâu
thuẫn với một Dế mèn hống hách, kiêu ngạo ở trên không?

9
Câu hỏi này đòi hỏi học sinh phải nhớ lại hành động trước kia của Dế
Mèn chê bai Dế Choắt, cà khịa với hàng xóm và hành động hiện tại của Dế
Mèn khóc thương Dế choắt ( đây là cái đã biết mà học sinh cần huy động, nhớ
lại). Từ đó học sinh phải lý giải động cơ nào dẫn đến sự thay đổi đột ngột

trong tính cách của Dế Mèn ( Đây là cái chưa biết mà học sinh cần tìm tòi và
lý giải).
Thứ ba, câu hỏi nêu vấn đề thường phản ánh được tâm trạng ngạc
nhiên của học sinh khi nhận ra mâu thuẫn nhận thức, khi đụng chạm tới vấn
đề. Chẳng hạn, trong bài thơ “ Ông đồ” ( Ngữ văn 8) của Vũ Đình Liên có
chi tiết:“ lá vàng rơi trên giấy” câu hỏi là: vì sao giữa mùa xuân nở rực hoa
đào lại có lá vàng rơi? Chi tiết lá vàng rơi giữa mùa xuân làm xao xác cõi
lòng thi nhân, làm rung động bao người đọc. Đó là câu thơ tả cảnh ngụ tình
hay nhất bài thơ, miêu tả mà biểu cảm, ngoại cảm mà kỳ thực là tâm cảnh. Lá
vàng rơi gợi sự tàn tạ buồn bã mà ở đây lại là rơi trên giấy, những tờ giấy
dành viết câu đố của ông đồ. Vì ông ế nên tờ giấy cứ phơi ra đấy hứng lá
vàng rơi cũng bỏ mặc phải chăng đó là chiếc lá cuối cùng của rừng Nho
đứt cuống lìa cành?
1.1.2.2. Nguyên tắc xây dựng câu hỏi nêu vấn đề
Để xây dựng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề, nguyên tắc đầu tiên người
dạy phải căn cứ vào đối tượng học sinh, xác định được mục tiêu, nội dung cụ
thể trong mỗi giờ học.
Trước khi xây dựng câu hỏi giáo viên phải căn cứ vào đối tượng học
sinh. Với sự thay đổi cơ chế trong dạy học văn đó là đề cao nhân cách, năng
lực học sinh, tôn trọng bản lĩnh học sinh và tạo điều kiện để học sinh hình
thành tư duy sáng tạo. Câu hỏi nêu vấn đề vì thế phải tập trung vào những đặc
điểm then chốt, quan tâm đến đối tượng tiếp nhận . Cần chú ý vào đối học
sinh đã có những năng lực trình độ nào? Học sinh có khả năng liên tưởng, tái
hiện, so sánh liên hệ, phân tích, khái quát hóa, phản ứng trước độ khó, hứng

10
thú khi tiếp nhận ở mức độ nào… Giáo viên phải là người “nhập vai” học
sinh để trên cơ sở đó xây dựng câu hỏi cho phù hợp với tâm lý tiếp nhận,
tránh những câu hỏi quá dễ hoặc quá khó.
Bước tiếp theo là xác định mục tiêu: hình thành kiến thức, tư duy, kĩ

năng, giáo dục tình cảm, tư tưởng…cho học sinh. Với yêu cầu của một giờ
học cụ thể và đặc trưng môn học, lượng kiến thức, kĩ năng nào cần hình
thành, giáo viên cần biết để đặt ra kế hoạch một cách chi tiết, cụ thể. Câu hỏi
sẽ có tính định hướng và tập trung cho mục tiêu.
Nguyên tắc thứ hai, câu hỏi phải gắn với vấn đề và tình huống có vấn
đề. Đây là nguyên tắc đặc thù của việc xây dựng câu hỏi nêu vấn đề. Bản
thân tác phẩm tồn tại như một chỉnh thể thống nhất của nội dung, hình thức,
tư tưởng. Không thể bỏ qua những chi tiết ngệ thuật có hàm lượng nghệ thuật
cao, đó là đỉnh cảm xúc, điểm sáng nghệ thuật của tác phẩm. Ở những chi tiết
đó, tập trung bút lực của người sáng tạo, là cửa sổ tư tưởng, tình cảm của tác
phẩm, tác giả và là nơi hội tụ của những dấu hiệu bản chất nghệ thuật tác
phẩm. Đó là những vùng, những điểm hội tụ của những hình thức mâu thuẫn
nghệ thuật, của những xung đột thẩm mĩ, cái làm nên vẻ đẹp độc đáo, riêng
biệt của từng tác phẩm. Nơi đó là địa chỉ thách thức khả năng tiếp nhận của
học sinh, là một trong những cơ hội để bạn đọc chiếm lĩnh tác phẩm và đó
còn là ngọn nguồn cảm xúc của người đọc. Vì vậy, câu hỏi phải làm rõ các
vấn đề về đặc trưng thể loại, thi pháp của tác phẩm và vấn đề tư tưởng của tác
phẩm. Trước yêu cầu đó, công việc đầu tiên của giáo viên khi tổ chức học
sinh tiếp nhận giá trị tác phẩm là phải thâm nhập, khám phá với ý thức tìm
kiếm, xác định được mâu thuẫn đặc thù của tác phẩm văn học và của hoạt
động dạy học. Mâu thuẫn đặc thù của chúng thể hiện qua mâu thuẫn giữa nội
dung và hình thức tác phẩm; mâu thuẫn giữa tác phẩm và yêu cầu tiếp nhận
văn học với vốn tri thức hiện có của học sinh; mâu thuẫn giữa độc giả - người
có nhiệm vụ phân tích, đánh giá tác phẩm với nhau…

11
Như vậy, câu hỏi nêu vấn đề phải dựa trên những “ vấn đề” đó để tạo
ra tình huống có vấn đề. Có như vậy câu hỏi mới phát huy được tính chủ
động tích cực và phát triển tiềm năng sáng tạo trong hoạt động tiếp nhận tác
phẩm văn chương ở học sinh.

Chẳng hạn trong giờ học đoạn trích “ Mã Giám Sinh mua Kiều”, giáo
viên đặt câu hỏi : Nếu như lúc đến Mã vội vàng“ ghế trên ngồi tót” thì lúc
mua Kiều hắn lại hết sức chậm rãi tính toán chi li. Lúc đầu hắn nói năng
cộc lốc, bây giờ hắn lại dùng lời hoa mĩ giọng điệu lời lẽ này có gì mâu
thuẫn với cử chỉ lời nói ở trước đó? Câu hỏi có sự mâu thuẫn giữa hai
hành động của họ Mã. Đây là điều học sinh đã biết, vấn đề là tìm cách lý
giải cho sự mâu thuẫn đó. Ở đây, không hề có sự mâu thuẫn từ đầu đến
cuối hắn vẫn là kẻ vô học hợm hĩnh của kẻ giả dối bất nhân. Lúc đầu hắn “
ngồi tót sỗ sàng” là vì hắn nghĩ hắn có tiền chẳng coi ai ra gì, còn lúc mua
bán mặc cả hắn dùng những lời lẽ hoa mĩ để đặt câu hỏi giá hàng “ đắn
đo”, “cò kè”, “ thêm”, “bớt” mục đích hạ giá hàng xuống thấp nhất để
làm sao có lợi nhất, hắn lạnh lùng vô cảm trước cảnh ngộ của Thúy Kiều
> Bản chất con buôn xảo quyệt của hắn, bản chất của một kẻ bất nhân mua
bán người lọc lõi của hắn được bộc lộ thật rõ.
Nguyên tắc thứ ba, câu hỏi phải mang tính hệ thống, liên tục. Vấn đề
trong tác phẩm có thể có nhiều. Nhưng nó phụ thuộc vào khả năng phát hiện
của người giáo viên và sự nhạy cảm, thiên hướng thẩm mĩ của người đó nữa.
Chẳng hạn trong tác phẩm Mỵ Châu – Trọng Thủy giáo viên có thể nêu lên ba
vấn đề :
1. Trách nhiệm giữ gìn bí mật quốc gia
2. Tình yêu và nghĩa vụ
3. Tinh thần nhân đạo và bao dung của nhân dân
Vấn đề 1, 2, 3 đều có khả năng đi sâu phân tích. Giáo viên có thể đi kĩ
vấn đề 1, vấn đề 2, vấn đề 3. Nhưng dù thế nào cả ba vấn đề cũng phải tập

12
trung vào câu chuyện vừa có sự cảnh giác vừa có tình yêu và sự bao dung, độ
lượng của nhân dân. Chính sự đan xen các vấn đề làm cho người giáo viên
phải biết cách sắp xếp, tiết chế câu hỏi sao cho không quá sa vào vụn vặt, chi
tiết, tránh sự rời rạc hay chồng chéo. Những điều này thường làm cho học

sinh bị phân tâm hoặc chán nản.
Nguyên tắc thứ tư, câu hỏi nêu vấn đề phải đặt trong mối tương quan
với các phương pháp khác.
Mỗi phương pháp lại sử dụng một hệ thống câu hỏi riêng. Trong một
giờ học nói chung, giờ giảng văn nói riêng không có phương pháp nào là
tuyệt đối, cũng như không có hệ thống câu hỏi nào là duy nhất. Phương pháp
đọc sáng tạo là bước đầu tiên và tất yếu cho việc xây dựng câu hỏi nêu vấn
đề. Không thể nào dạy và học mà không đọc tác phẩm vì chỉ có đọc mới thâm
nhập vào thế giới nội dung nghệ thuật tác phẩm, mới phát hiện và khai thác
vấn đề.
Phương pháp tái hiện hỗ trợ đắc lực cho việc xây dựng câu hỏi nêu vấn
đề. Phương pháp này sử dụng các câu hỏi tái hiện, trên cơ sở đó mới hình
thành mâu thuẫn cái đã biết – cái chưa biết. Đây chính là tiền đề cho sự xuất
hiện của cái mới. Phải có sự tái hiện cảnh ra về của chị em Thúy Kiều: vùng
cỏ áy bóng tà, nao nao dòng nước, dàu dàu ngọn cỏ, mới có câu hỏi “ tại sao
khi chàng Kim xuất hiện cảnh vật lại mở ra “một vùng như thể cây quỳnh cây
dao”…Rõ ràng mỗi phương pháp lại có một đặc điểm, vai trò riêng. Vì vậy
không thể tuyệt đối hóa hay cô lập hóa một phương pháp cũng như một hệ
thống câu hỏi. Nếu quá lạm dụng không khí lớp học sẽ nặng nề, bài văn sẽ bị
cắt vụn. Điều đó chứng tỏ, rất cần sự kết hợp linh hoạt hợp lý giữa hệ thống
câu hỏi nêu vấn đề với các phương pháp khác. Để thực hiện được nguyên tắc
này, giáo viên cần biết xây dựng bao nhiêu câu hỏi là vừa đủ, dung lượng
kiến thức, đặt câu hỏi đúng lúc, đúng chỗ khi có điều kiện cho phép.

13
1.1.3. Vai trò của câu hỏi nêu vấn đề
1.1.3.1. Câu hỏi nêu vấn đề phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo
của học sinh
Khác với câu hỏi tái hiện, câu hỏi nêu vấn đề không lấy phương thức
truyền thụ là chính mà chủ yếu tổ chức cho học sinh tìm tòi phát hiện. Trong

quá trình tiếp cận và chấp nhận nhiệm vụ học tập thông qua câu hỏi nêu vấn
đề, ở học sinh diễn ra một quá trình biến động, biến đổi về trạng thái tâm lý
và tâm thế hoạt động tiếp nhận văn học: những khó khăn về nhận thức do câu
hỏi nêu vấn đề đưa tới chuyển hóa thành hứng thú và cảm xúc học tập ở
người học.
Khi tiếp nhận tác phẩm, học sinh cũng là một bạn đọc nên vẫn có
những suy nghĩ riêng, độc lập của mình. Mỗi học sinh là một cách hiểu
khác nhau, nên câu hỏi nêu vấn đề sẽ tạo cho mỗi học sinh một tâm thế hiểu
của riêng mình. Hoạt động suy nghĩ và trả lời những câu hỏi giáo viên đưa
ra thoả mãn sự tiếp cận và khám phá đó. Nhiều ý kiến xuất phát từ thực tế
đã thừa nhận ở học sinh ít tuổi vẫn có thể tinh nhạy trong cảm xúc thẩm
mỹ và sáng suốt trong ý nghĩa tác phẩm văn học. Với năng lực ấy, học sinh
xứng đáng là người đọc bình đẳng để đối thoại với tác giả, với tác phẩm,
với giáo viên và những người cùng thời về những gì chứa trong tác phẩm và
được tác phẩm văn học khơi gợi ra. Bằng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề để học
sinh tiếp xúc trực tiếp, được khám phá và được thưởng thức “chất văn”, nghĩa
là được thể nghiệm, nếm trải và hiểu sâu thêm những việc đời, việc người, việc
mình chân thực sẽ phát huy chủ thể sáng tạo tích cực trong dạy văn.
1.1.3.2. Câu hỏi là phương tiện để giáo viên thực hiện nhiệm vụ, vai trò của
mình trong giờ dạy tác phẩm văn chương
Đặt câu hỏi giúp giáo viên đánh giá được năng lực của học sinh. Mặt
khác, thông tin phản hồi từ phía người học giúp giáo viên có những điều

14
chỉnh phù hợp. Việc đặt câu hỏi còn nâng cao tầm hiểu biết của giáo viên bởi
vì hỏi cũng là một cách bổ ích cho việc đi sâu vào nội dung bài học.
Thật vậy, việc xác định nhiệm vụ của người giáo viên dạy văn được gắn
liền với việc xác định đặc trưng bản chất của môn văn trong nhà trường phổ
thông. G.S Phan Trọng Luận đã chỉ ra rằng “ văn học trong nhà trường vừa
mang tính chất nghệ thuật ngôn từ vừa mang tính chất môn học”.

Trước hết, chúng ta thấy rằng văn học trong nhà trường được xem là
một môn học tạo nên sự phát triển toàn diện trong nhân cách học sinh. Vì vậy
cũng như các bộ môn: toán, lý, hoá … môn văn cung cấp kiến thức về văn
hóa, đời sống xã hội, rèn luyện kỹ năng cho người học.Tạo điều kiện cho học
sinh tiếp xúc với văn bản nghệ thuật ngôn từ để trên cơ sở đó, xây dựng cho
các em những quan điểm đúng đắn và niềm tin vào con người, vào cuộc sống
xã hội, tương lai tốt đẹp là những yêu cầu cụ thể của người giáo viên. Hơn thế
nữa giáo viên còn phải hoàn thiện dần cho các em trình độ ngôn ngữ và khả
năng nắm bắt, năng lực cảm thụ, trình độ phân tích ngôn ngữ nghệ thuật, giúp
các em nhận thức được những quy luật cơ bản của nghệ thuật ngôn từ. Trong
khi đặt câu hỏi giáo viên là người hướng dẫn, người khơi gợi dẫn đường cho
học sinh đi tìm vấn đề, còn học sinh chính là những người học thực sự, phải
tích cực hoạt động trên lớp để hoàn thành các yêu cầu, nhiệm vụ học tập.
Với đặc điểm là môn học mang tính chất của loại hình nghệ thuật ngôn
từ, tính nghệ thuật và tính hình tượng của mỗi tác phẩm vẫn luôn giữ nguyên
giá trị của nó, thâm chí còn ở mức rất cao. Do đó, nhiệm vụ quan trọng bậc
nhất của người giáo viên văn đâu chỉ cung cấp cho học sinh những tri thức
khoa học về văn học một cách hệ thống và toàn diện mà còn khơi dậy ở học
sinh những rung động thẩm mỹ, những cảm xúc vốn có ở các em. Vì vậy,
người giáo viên sẽ phát huy vai trò của người đầu tàu để hướng học sinh
vào những cách hiểu đúng nhất tránh đi chệch hướng. Dưới sự hướng dẫn
của giáo viên, học sinh sẽ đi vào những cách hiểu của riêng mình và tích

15
cực chủ động bộc lộ những cách hiểu đó. Cần thiết phải hình thành ở các em
năng lực cảm thụ, rung động thẩm mỹ để xây dựng một tâm hồn, một nhân
cách cao đẹp. Công cụ mà giáo viên thực hiện nhiệm vụ và vai trò đó không
thể không nhắc tới hệ thống câu hỏi nêu vấn đề để cùng học sinh tương tác
trên con đường chiếm lĩnh tác phẩm văn chương.
1.1.4. Phân loại hệ thống câu hỏi nêu vấn đề trong tác phẩm văn

chương
1.1.4.1. Câu hỏi mâu thuẫn
Loại câu hỏi này được xây dựng dựa trên những điều vô lý, không phù
hợp với quy luật, lý thuyết đã thừa nhận chung. Xây dựng hệ thống câu hỏi
này khi có sự không phù hợp giữa hình thức và nội dung, giữa nội dung này
và nội dung khác hoặc giữa hình thức với hình thức trong một chỉnh thể tác
phẩm văn học. Rộng hơn có thể có cả mâu thuẫn trong cách đánh giá và tiếp
nhận tác phẩm văn học đó. Chẳng hạn, để làm rõ tài năng bậc thầy của
Nguyễn Du trong việc khắc họa tính cách, nắm bắt quy luật tâm lý của nhân
vật khi dạy đoạn trích “ Thúy Kiều báo ân, báo oán”, giáo viên có thể đặt
câu hỏi “ tại sao vừa ở trên, Thúy Kiều đang có thái độ phen này kẻ cắp bà
già gặp nhau với Hoạn Thư mà giờ nàng lại tha ngay Hoạn Thư”. Câu hỏi
này đặt ra sự mâu thuẫn trong cách hành xử thông thường và trong chính
cách xử sự của Kiều.Từ sự mâu thuẫn đó, học sinh phải tìm cách lý giải để
qua đó thấy được sự khôn ngoan, thông minh của Hoạn Thư và sự bao dung
độ lượng của Kiều. Nguyễn Du đã thực sự đứng ngoài cuộc mà quan sát chứ
không áp đặt suy nghĩ chủ quan của mình lên nhân vật. Đó là tài năng bậc
thầy của nhà thơ.
1.1.4.2. Câu hỏi bất ngờ
Câu hỏi này được tạo ra bằng các sự kiện bất ngờ hoặc bất bình
thường. Câu hỏi thường nhằm vào sự thông thường và cái khác thường trong
nội dung, nghệ thuật và giá trị tác phẩm. Bản thân nó gây sự hứng thú cho học

16
sinh. Khi giảng đoạn trích “ Mã Giám Sinh mua Kiều”, giáo viên có thể đặt
câu hỏi: Thông thường câu thơ lục ngắt nhịp 2/4; 4/2; 2/2/2; câu bát ngắt nhịp
2/6;/6/2;/4/4 nhưng 2 câu thơ này ngắt nhịp có gì đặc biệt? Trái với thông
thường, học sinh sẽ đặt trong trạng thái bất ngờ, tạo được sự hứng thú, thôi thúc
học sinh tìm ra lời giải đáp. Vấn đề ở đây 2 câu thơ ngắt nhịp độc đáo: Câu lục
nhịp 2/1/3, câu bát nhịp 2/1/5 >Nhịp thơ bộc lộ ngôn ngữ đối thoại của nhân

vật Mã Giám Sinh- một kẻ tự xưng là sinh viên Quốc Tử Giám đi hỏi vợ(
nghĩa là có học) nhưng câu trả lời của hắn “ rằng”, đứng riêng một nhịp,
nghe cộc lốc, thô lỗ, cục cằn  đó chỉ có thể là lời của kẻ vô học hoặc hợm
của cậy tiền.
1.1.4.3. Câu hỏi lựa chọn.
Câu hỏi này đặt học sinh vào tình huống được lựa chọn những chi tiết,
được bộc lộ những suy nghĩ cảm xúc riêng trước những vấn đề đặt ra. Hoặc
giáo viên có thể xây dựng hệ thống câu hỏi này khi có nhiều ý kiến khác
nhau về một vấn đề buộc ta phải lựa chọn cách giải quyết hợp lý nhất, tối ưu
nhất. Người phát hiện vấn đề và tạo ra tình huống bao giờ cũng phải gợi ra
được một số khả năng để người học chọn lựa. Ví dụ, khi cần làm rõ nghệ
thuật sử dụng từ ngữ trong đoạn trích “ Cảnh ngày xuân”, giáo viên đặt câu
hỏi : Có ý kiến cho rằng : Nguyễn Du là bậc thầy về ngôn ngữ. Chứng minh
ý kiến đó em sẽ chọn những ngữ liệu nào trong đoạn trích? Hoặc : câu thơ
“Cỏ non xanh tận chân trời” có bản chép là “Cỏ non xanh rợn chân trời”.
Theo em nếu thay từ “tận” bằng từ “rợn” thì hiệu quả sẽ như thế nào ?
1.1.4.4.Câu hỏi phản bác
Xây dựng hệ thống câu hỏi này khi phải tranh luận, đấu tranh với
những đánh giá, những nhận định hoặc quan điểm sai lệch. Học sinh có cơ hội
thể hiện kĩ năng thuyết trình, lập luận và đưa ra ý kiến chủ quan của mình.
Chẳng hạn, khi cần làm rõ sự tiếp nối và sáng tạo của Nguyễn Du với thơ
Đường trong khi miêu tả cảnh xuân (đoạn trích Cảnh ngày xuân), giáo viên có

17
thể đặt câu hỏi : “ Khi biết trong thơ cổ Đường thi có câu thơ : Phương thảo
liên thiên bích – Lê chi sổ điểm hoa (Cỏ thơm liền với trời xanh – Trên cành
lê có mấy bông hoa), An đã cho rằng Nguyễn Du đã diễn xuôi câu thơ đó
bằng thơ lục bát của Việt Nam. Em có đồng tình với ý kiến của An không ?
Tại sao ? Ở câu hỏi này học sinh sẽ tranh luận việc An sai hay đúng khi nhận
định Nguyễn Du sao chép thơ Đường. Học sinh sẽ phải tranh luận để tìm ra

vấn đề là Nguyễn Du đã kế thừa : chất liệu cỏ, trời, hoa lê, nhưng trên cơ sở
đó tác giả vận dụng sáng tạo: màu sắc của cỏ xanh và màu trắng của hoa lê “
điểm” cho nhau để tạo nên một khung cảnh xuân sống động, có hồn chứ
không tĩnh tại. Vậy ý kiến của bạn là sai.
1.1.4.5. Câu hỏi giả định
Câu hỏi là một sự giả định để làm rõ vấn đề hay sự việc cần tìm hiểu
đánh giá. Câu hỏi này thường đặt ra một tình huống hoặc một ý kiến, giúp học
sinh được biểu lộ năng lực thích ứng trong tình huống của cuộc sống. Chẳng
hạn đặt ra một tình huống giả định có nhiều luồng ý kiến khác nhau xung
quanh một vấn đề, từ đó học sinh là một “trọng tài” để đưa ra quyết định cuối
cùng. Khi cần làm rõ thái độ của Nguyễn Du với giá trị của đồng tiền trong
đoạn trích “ Mã Giám Sinh mua kiều”, giáo viên đặt câu hỏi : Có ý kiến nói
rằng trong đoạn trích này nói riêng, trong “ Truyện Kiều” nói chung có một hình
tượng mới hiện rõ, khi giấu mặt nhưng lúc nào cũng mang sức mạnh khuynh đảo
đó là thế lực đồng tiền. Nhưng lại có ý kiến cho rằng bản thân đồng tiền chẳng
mang tính thiện ác gì mà vấn đề là ở người sử dụng nó như thế nào nhằm mục
đích gì? ý kiến của em như thế nào? Học sinh đồng thời phải đưa ra hai
phương án: Nguyễn Du vừa phê phán đồng tiền( dễ dàng tha hóa con người,
lạnh lùng đẩy một cô gái khuê các xuống địa ngục trầm luân, biến một cô gái
tài sắc vẹn toàn thành một món hàng giá chỉ vài trăm lạng, Mã Giám sinh vì
tiền mà táng tận lương tâm ). Song đồng tiền cũng cứu nguy cho một gia

18
đình thoát cơn bĩ cực, trong tay những người tốt như Thúc Sinh, Từ Hải nó lại
có ý nghĩa cứu được Kiều ra khỏi lầu xanh.
1.1.5. Truyện Kiều chứa đựng những tiền đề cho việc ứng dụng câu hỏi
nêu vấn đề
Nguyễn Du là một trong những tác gia lớn nhất trong giai đoạn phát
triển rực rỡ nhất của văn học cổ điển nước ta. Với Truyện Kiều, Nguyễn Du
đã đưa thơ ca của dân tộc lên một đỉnh cao. Tác phẩm chiếm một vị trí quan

trọng trong nền văn học Việt Nam và trong chương trình Văn học Phổ
thông. Dạy Truyện Kiều giúp cho học sinh biết, hiểu
v
ề ngôn ngữ Việt Nam,
thể thơ truyền thống của dân tộc Việt Nam, văn hoá truyền thống và tài năng
bậc thầy của thi hào dân tộc Nguyễn Du. Vì vậy mà các soạn giả đã đưa
Truyện Kiều vào phân phối chương trình ngữ văn lớp 9 (phần văn học Việt
Nam) với số tiết nhiều nhất so với các tác phẩm khác được đưa vào giảng dạy
của nền văn học trung đại. Chẳng hạn: giảng về tác gia Nguyễn Du và Truyện
Kiều (1tiết); 4 trích đoạn “Chị em Thúy Kiều” (1 tiết); trích đoạn “Cảnh ngày
xuân” (1 tiết); trích đoạn “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (1 tiết) , trích đoạn “ Mã
Giám Sinh mua Kiều” (1 tiết), trích đoạn “ Thúy Kiều báo ân, báo oán”.
Trong các kì thi chuyển cấp, thi học sinh giỏi, "Truyện Kiều" vẫn đang là vấn
đề được đề cập tới nhiều nhất trong mảng văn học trung đại. Do vậy, cả giáo
viên và học sinh đều rất để ý đến việc dạy và học Truyện Kiều.
1.1.5.1. Nội dung Truyện Kiều đặt ra nhiều vấn đề cần được khám phá
Nội dung của tác phẩm phản ánh chân thực đời sống khách quan của
con người và xã hội thông qua lăng kính của nhà văn. Trong quá trình tiếp
nhận, người đọc sẽ khám phá bức tranh hiện thực sinh động ấy, đồng thời
phải khám phá tầng biểu hiện ẩn sâu bên trong. Đó là quan điểm, tư tưởng và
lập trường của nhà văn. Nội dung tiềm ẩn thật sự là rất khó nắm bắt đối với
người đọc. Đây là điều kiện làm nảy sinh mâu thuẫn ngay trong từng bản thân
tác phẩm cũng như trong nhận thức của người đọc. Do vậy hoạt động của học

×