Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.96 MB, 170 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<small>Hoang Thi Thao</small>
<small>Hà Nội - 2021</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2"><small>Hoang Thi Thao</small>
<small>Chuyên ngành: CNDVBC&CNDVLS</small>
<small>CHỦ TỊCH HỘI ĐÒNG: NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:</small>
<small>PGS.TS. ĐẶNG THỊ LAN PGS.TS. NGUYEN ANH TUẦN</small>
<small>Hà Nội - 2021</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3"><small>Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu</small>
<small>kỳ cơng trình khoa học nào khác.</small>
<small>Hoàng Thị Thảo</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4"><small>MỤC LỤC</small>
<small>Lời cam đoan</small>
MỞ ĐẦU... 5-52 S2 2S EEEE22112712171121121111211 2111111111211 1111211 1eceere 3Chương 1. TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CUU LIÊN QUAN DEN1) OO 52-52 S5 2EEE2 2 127171211211 1111.11.11.11 .11 21011112111 8
1.2. Những cơng trình nghiên cứu về ý nghĩa của triết lý nhân sinh trong ca dao,tục ngữ đối với giáo dục dao đức thanh niên Việt Nam... ---s<+<x>+++ 171.3. Khái quát những kết quả nghiên cứu đã đạt được và những van đề luận áncần tiếp tục nghiên CỨu...-¿- ¿- ¿ £+kS£EE9EE#EE+EE2EEEEEEEEEEEEEEE1112111121 11111. 1xeU 22
Chương 2. MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE TRIẾT LÝ NHÂN SINHTRONG CA DAO, TỤC NGỮ VÀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO THANHNIÊN VIỆT NAM HIEN NAY...---2- 222 2E2EE 2 2211271211211. 111cc cre. 26
2.1. Triết lý và triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam...- 262.2. Quan niệm về giáo dục đạo đức và giáo dục đạo đức cho thanh niên Việt
<small>Ib5š8n 00 ... 38</small>
Chương 3. NHỮNG NỘI DUNG VÀ GIÁ TRỊ CƠ BẢN CỦA TRIẾT LÝ
NHÂN SINH TRONG CA DAO, TỤC NGỮ VIỆT NAM...--- 63
3.1. Những nội dung cơ bản của triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam.633.2. Giá trị của triết ly nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam ... 108Chương 4. Ý NGHĨA CỦA TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG CA DAO, TỤC NGỮDOI VỚI GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC THANH NIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY... 120
4.1. Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ góp phần giáo dục thanh niên tu
<small>dưỡng, rèn luyện bản thân... -...-- -- G6 5E 11211311931 E91 1 11911 9v HH HH nh 120</small>
4.2. Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ góp phần giáo dục thanh niên các giá
<small>tri dao Airc gia Gime... ...ẦẢ.Ỷ... 129</small>
4.3. Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ giúp giáo duc thanh niên giá trị dao
<small>AUC 81001 8..Ầ...Ũ... 140</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">4.4. Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ giúp thanh niên nâng cao nhận thức
<small>và trách nhiệm vê xây dựng và bảo vệ môi trường sinh thái nhân văn ở Việt Nam</small>
<small>IGN MAY 1... ... 149</small>
4.5. Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ giúp thanh niên ý thức trong việc bảo
tồn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam...---¿+2+c+EEE+E+E5EE2ESEEEEEESEEEErErrrrsrees 151
KET LUAN 0ooecceccecccccccccccssssscsscsecsecsessssesscssssvcsucsvcsvssessssucsucsscsucsessessessessesucancaeseeses 156DANH MỤC CAC CONG TRINH KHOA HỌC CUA TÁC GIÁ LIEN QUAN
DEN LUẬN AN oouoiecceccceccessssessesssessessesssssvessesuessvssscssessessessucsscsuessesavcssessessesseeaseeses 158
TÀI LIEU THAM KHẢO... --2- 525222 EE£EE2EE2EEEE1E7122112112E1 71.211 crxee 159
</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">MỞ DAU1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong kho tàng văn hóa phi vật thể của Việt Nam ta có rất nhiều thể loại tư
<small>liệu văn hóa tinh thần tạo nên những giá trị truyền thống quý báu của dân tộc, trong</small>
số đó có ca dao, tục ngữ Việt Nam. Ca dao, tục ngữ là sản phẩm tỉnh thần do người
dân sáng tác, thể hiện triết lý nhân sinh sâu đậm, được đúc kết từ kinh nghiệm sống,kinh nghiệm thực tiễn lao động sản xuất, là tài sản vô cùng quý giá của dân tộc, trởthành phương châm chỉ đạo hoạt động sông của con người Việt Nam với những triết
lý nhân sinh sâu sắc. Triết ly ấy rat dé thuyết phục, dé đi vào lòng người bởi hình
thức văn học, nghệ thuật của nó. Tuy dưới hình thức như vậy, song về cơ bản, vẫnlà lý lẽ đúng đắn, không thể phủ nhận tại không gian và thời gian khi nó ra đời,nhiều triết lý nhân sinh cịn đóng vai trị quan trọng trong việc giải quyết một trongcác vấn đề muôn thuở của triết học là vấn đề con người. Chính vì vậy, khơng ít nội
<small>dung triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ trở thành vấn đề triết học và đã tồn tại</small>
trải dai theo năm tháng, đồng hành với sự phát triển của dân tộc.
Triết lý nhân sinh là một trong những nội dung cơ bản của triết học, nhất là
của triết học phương Đơng nói chung, triết học Việt Nam nói riêng. Triết lý nhân
phong tục tập quán của nhân dân..., nhưng triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữViệt Nam - thê loại tương đối đặc thù của văn học dân gian, vừa mang tính triết lý,vừa giàu chất trữ tình, lại ít được nghiên cứu, tìm hiểu từ góc độ triết học một cáchhệ thống.
Ca dao, tục ngữ Việt Nam chứa đựng triết lý nhân sinh sâu sắc, có tác độngmạnh mẽ đến đời sống, nhân cách con người qua các thế hệ khác nhau. Tiếc răngtrong xu thế hội nhập và hợp tác quốc tế hiện nay một số giá trị nhân văn nhân đạotoát lên từ ca dao, tục ngữ do cha ông dé lại đã dần bị mai một, đặc biệt là ở đa số
các bạn trẻ hiện nay. Với sự phát triển kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập quốc
tế ngày càng sâu rộng đã tác động mạnh mẽ, toàn diện đến các lĩnh vực của đời
<small>sơng xã hội Việt Nam. Trong đó, có sự biên đơi rat phức tạp vê đời sơng văn hóa,</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">nhỏ thanh niên có những biểu hiện suy thối đạo đức, chạy theo lối sông thực dụng,sinh hoạt buông thả, phai nhạt lý tưởng, bất chấp các quy phạm đạo đức, truyền thốngvăn hố tốt đẹp của dân tộc. Khơng ít thanh niên dần lãng quên giá trị văn hóa dângian mà ông cha đã dày công sáng tạo vun đắp, họ ít quan tâm hoặc thờ ơ trướcnhững giá trị của ca dao, tục ngữ; cái mà họ theo đuôi hiện nay là âm nhạc, phim
ảnh nước ngồi... Vì thế, nhân cách, đạo lý và nếp sống nhân văn của dân tộc lắng
đọng như tram tích trong ca dao, tục ngữ có nguy cơ bị xói mịn... Chính vì vậy,việc trở về với các giá trị nhân văn, giá trị đạo đức... trong ca dao, tục ngữ Việt Nam
để kế thừa và phát huy chúng trong bối cảnh hiện nay là rất cần thiết nhằm nhằmkhắc phục những biểu hiện lệch lạc trong đời sông đạo đức của thanh niên, đồngthời phát huy sức mạnh của truyền thong văn hóa dao đức tốt đẹp, xây dựng đạo lý
cho thế hệ trẻ hiện nay.
Phát biểu tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI (năm 2017), Tổng Bí thưNguyễn Phú Trọng có nêu lên một thực trạng đáng buồn trong đời sống thanh niênkhiến cho xã hội băn khoăn, đó là: “Một bộ phận thanh niên giảm sút niềm tin, phainhạt lý tưởng cách mạng, sống thực dụng, xa rời truyền thống văn hóa tốt đẹp của dântộc; thậm chí có một số ít thanh niên bị các thế lực xấu, thù địch tác động, lơi kéo,
hơn lúc nào hết, việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức truyền thống cho thanhniên thông qua việc phô biến các giá trị văn hóa - đạo đức chứa đựng trong ca đao,
tục ngữ sẽ góp phần khơng nhỏ trong việc củng cô niềm tin, lý tưởng sống cho người
<small>dân Việt Nam nói chung và một bộ phận thanh niên Việt Nam hiện nay nói riêng</small>
dưới sự tác động của tồn cầu hóa.
Ngày nay, có nhiều hệ tư tưởng, nhiều học thuyết khoa học làm cơ sở lý luậncho hành động của cộng đồng, nhưng triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt
Nam vẫn có sức sống mạnh mẽ cùng với dân tộc, đóng vai trị quan trọng định
<small>hướng hành vi của con người Việt Nam trong xã hội hiện đại, đặc biệt là thanh niên.Việc nghiên cứu và tuyên truyên sâu rộng triệt lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">giúp cho các thế hệ trẻ hôm nay và mai sau hiểu sâu về văn hóa dân tộc, về các thế
hệ cha ơng. Có thê tìm ở triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ những bài học quý
giá vận dụng trực tiếp vào đời sống giúp thế hệ trẻ rèn luyện bản lĩnh, nhân cách, tu
dưỡng đạo đức, điều chỉnh hành vi... để hướng đến các giá trị Chân, Thiện, Mĩ.
Trong những năm vừa qua, đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu, bàn vềviệc làm thé nào dé bảo tồn và phát huy những giá trị đạo đức, lối sống tốt đẹp của
con người Việt Nam. Tuy vậy, vấn đề vận dụng triết lý nhân sinh trong ca dao, tụcngữ Việt Nam vào giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên hiện nay là một vấn đề
khá mới mẻ. Đây là một vấn đề lớn đòi hỏi sự tâm huyết, sự chung sức nghiên cứucủa nhiều người dé góp phan vào sự phát triển con người và đất nước Việt Nam nói
chung. Vì thé NCS chon đề tài Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ với việcgiáo dục đạo đức cho thanh niên Việt Nam hiện nay làm luận án tiễn sĩ Triết học.
<small>2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu</small>
Mục đích: Phân tích một số vẫn đề lý luận cơ bản liên quan trực tiếp đến đềtài và nội dung triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam, từ đó chỉ ra ý
nghĩa của nó đối với giáo dục đạo đức thanh niên Việt Nam hiện nay.
<small>Nhiệm vụ:</small>
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến các nội dung của đề tài, từ đóchỉ ra một số vấn đề luận án cần tiếp tục giải quyết.
- Nghiên cứu làm rõ một số vấn đề lý luận về triết lý nhân sinh trong ca dao,
tục ngữ, về giáo dục đạo đức cho thanh niên Việt Nam hiện nay.
- Phân tích khái quát một số nội dung cơ bản của triết lý nhân sinh trong khotang ca dao, tục ngữ, từ đó khang định những giá trị của triết lý nhân sinh trong ca
<small>đao, tục ngữ Việt Nam.</small>
<small>- Trên cơ sở những nội dung co bản và giá tri của ca dao, tục ngữ, luận án</small>
<small>làm sáng tỏ ý nghĩa của chúng với giáo dục đạo đức thanh niên Việt Nam hiện nay.</small>
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ với việc giáo
<small>dục đạo đức cho Thanh niên Việt Nam hiện nay.</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9"><small>Pham vi nghiên cứu: Luận an giới han ở lĩnh vực giáo duc đạo đức của thanh</small>
niên, đồng thời tập trung nghiên cứu ý nghĩa của việc vận dụng nội dung triết lýnhân sinh trong ca dao, tục ngữ (chủ yếu ở Bắc Bộ và Bắc trung Bộ) đối với giáodục đạo đức thanh niên Việt Nam thé hiện qua triết lý tu thân; Triết lý sống hịathuận, u thương trong gia đình; Triết lý sống hài hòa giữa con người với xã hội và
<small>hòa hợp với tự nhiên trong kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam. Kho tàng này do các</small>
nhà xuất bản Thanh niên, Khoa học xã hội, Văn hóa Thơng tin Hà Nội, Chính trịQuốc gia Hà Nội tuyển chọn, giới thiệu.
<small>4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu</small>
<small>Cơ sở lý luận: Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa</small>
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam vềmỗi quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội: xuất phát từ cái thứ nhất dé lý giải
cái thứ hai và phát huy những giá trị tích cực của ý thức xã hội trong điều kiện hiện
nay. Luận án có kế thừa kết quả nghiên cứu tích cực liên quan đến đề tài của các tác
<small>giả đi trước.</small>
Phương pháp nghiên cứu: Luận án vận dụng các nguyên tắc phương phápluận biện chứng duy vật, sử dụng rộng rãi các phương pháp nghiên cứu như thống
nhất lịch sử - lơgíc, phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, so sánh, đối chiếuvăn bản, khái quát hóa, trừu tượng hóa và chú giải học... Trong chừng mực nhất
<small>định, luận án có sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành ngơn ngữ học, văn</small>
<small>hóa học...</small>
<small>5. Đóng góp mới của luận án</small>
- Làm rõ hơn khái niệm, đặc điểm và những nội dung cơ bản của triết lý nhânsinh trong ca dao, tục ngữ; khăng định thêm giá trị của triết lý nhân sinh trong ca
<small>dao, tục ngữ Việt Nam.</small>
- Chỉ ra ý nghĩa của triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam đối vớisự tu dưỡng, rèn luyện ban thân của thanh niên; đối với giáo dục thanh niên các giá
trị đạo đức gia đình, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với xã hội và bảo
<small>vệ môi trường sinh thái - nhân văn ở Việt Nam hiện nay.</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa lý luận: Luận án đã hệ thơng hóa những hiểu biết cơ bản về khái niệmvà nội dung triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam qua đó góp phần khăng
<small>định giá trị của triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam.</small>
Ý nghĩa thực tiễn: Khăng định ý nghĩa của triết lý nhân sinh trong ca dao, tục
<small>ngữ Việt Nam với việc giáo dục đạo đức tu dưỡng, rèn luyện bản thân của thanh</small>
niên; từ đó luận án có thé được dùng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy Triết
<small>học, Đạo đức học, Văn học dân gian, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Giáo dục kĩ năng</small>
sống cho sinh viên, học sinh phố thông và trong công tác bảo tồn, tuyên truyền các
7. Kết cầu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các cơng trình của tác giả liên quan
đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án gồm 4 chương, 11 tiết.
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11"><small>Chương 1.</small>
TONG QUAN TINH HÌNH
NGHIEN CUU LIEN QUAN DEN DE TAI
Nghiên cứu về các hình thức của nền văn hóa dan gian nói chung va về ca
dao, tục ngữ nói riêng nhằm khám phá hệ thống triết lý dân gian - mạch ngầm vănhóa sâu thăm của dân tộc Việt Nam là một cơng việc thực sự quan trọng và có ý
nghĩa thiết thực trong sự nghiệp phát triển nền văn hóa dân tộc. Trong hệ thống triếtlý dân gian của người Việt thì triết lý nhân sinh là một phần chủ yếu và quan trọngđược thê hiện sâu sắc trong các sáng tác dân gian nói chung và trong ca đao, tục ngữ
nói riêng. Từ trước đến nay, việc nghiên cứu ca đao, tục ngữ; triết lý dân gian; triết
<small>lý nhân sinh thể hiện qua ca dao, tục ngữ và giáo dục đạo đức cho con người đã thu</small>
hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.
1.1. Các cơng trình nghiên cứu về triết lý nhân sinh trong ca dao, tục
<small>ngữ Việt Nam</small>
* Các cơng trình nghiên cứu về triết lý và triết lý nhân sinh
Tác giả Nguyễn Văn Hun (2000) có cơng trình nghiên cứu Triết ly phát
triển - từ Mác và Lênin đến Hồ Chí Minh [38], trong đó đề cập đến nhiều nội dung
như: Nguồn gốc, khái niệm và nội dung triết lý phát triển của Hồ Chí Minh, việcvận dụng triết lý phát triển này trong công cuộc xây dựng, đôi mới dat nước ta hiệnnay... dé từ đó tác giả khang định triết lý của Hồ Chi Minh về phát triển đất nướckhơng dừng lại ở lý thuyết, mà đã được hịa quyện vào hoạt động thực tiễn. Bêncạnh đó tác giả chỉ ra rằng, nội dung cơ ban của triết ly phát triên Hồ Chi Minh, đặcbiệt là nguyên lý, linh hồn của triết lý phát triển theo đúng nghĩa của nó - phát triểnbền vững, phát triển theo hướng nhân văn - là nguyên lý, là triết lý phát triển đúngđắn, khoa học, phù hợp với xu thế của thời đại ngày nay; góp phần quan trọng vàmở hướng đi day triển vọng cho chúng ta trong thế giới hiện đại tiếp tục tìm tịi,khám phá, xây dựng một triết lý phát triển bền vững thích hợp nhất với con người.
<small>Day là cơng trình nghiên cứu có giá tri, là tài liệu tham khảo hữu ích giúp NCS timhiệu một sô van đê lý luận về triệt lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ.</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">Tác giả Nguyễn Hùng Hậu (2004) trong cơng trình Triét lý trong văn hóaphương Đơng [36] đã nghiên cứu những đặc điểm của triết lý văn hóa ở ba nước:
Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam. Qua việc làm rõ những đặc điểm của nền văn hóa
Ấn Độ, Trung Quốc, tác giả đã chỉ rõ sự ảnh hưởng của nó tới nền văn hóa ViệtNam. Qua đó giúp chúng ta hiểu được tính cách người phương Đơng nói chung vàngười Việt Nam nói riêng, từ đó đưa ra những chiến lược phát triển văn hóa, trongđó có phát triển con người một cách thích hợp, góp phần vào cơng cuộc xây dựngvà phát triển đất nước. Có thể nói, cơng trình này chứa đựng nhiều nội dung có giátrị và ý nghĩa khoa học lớn, làm cơ sở cho việc tiếp tục nghiên cứu sâu sắc hơn vềnền văn hóa truyền thong của dân tộc trong đời sống tinh than con người Việt Nam.Vì vậy, cơng trình là tài liệu tham khảo hữu ích giúp NCS hiểu rõ hơn cơ sở hình
quan niệm về triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam nói riêng.
<small>Tác giả Lê Kiến Cau (2008) trong cơng trình Triét lý nhân sinh [8] đã đề cập</small>
nhiều về vấn đề nhân sinh mà con người gặp phải trong cuộc sống thường nhật, vềcác trường phái triết học trong lịch sử như: chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa cônglợi... Bên cạnh đó tác giả đã chỉ ra được ý nghĩa của triết lý nhân sinh là con ngườicần chủ động, tích cực tìm tịi các phương thức hành động dé đạt được mục đích.
Tác giả Nguyễn Gia Linh (2009) trong cơng trình Triét lý nhân sinh cuộc đời[62] gồm 9 chương đã sưu tầm tới 163 triết lý nhân sinh. Qua đó tác giả đã giớithiệu một số nội dung cơ bản trong quan niệm sống của con người như: Thân phận,tính cách, nội tâm... Trong cuộc sống mỗi người đều phải thường xuyên đối mặt vớicác vấn đề cá nhân, cơng việc, xã hội. Bat ké thé nào thì chúng ta cũng đều muốnthành cơng và tìm cách tránh thất bại hay phải đi đường vòng. Triết lý nhân sinh củacuộc đời giúp chúng ta nhẹ nhàng hơn khi đối mặt với các vấn đề trong cuộc sống,hiểu biết và năm chắc cuộc sống của mình. Đây chính là cây đèn soi sáng con
<small>đường đưa chúng ta tới thành công và lý tưởng mơ ước. Cơng trình giúp tác g1ả luận</small>
án có cái nhìn sâu sắc hơn về ảnh hưởng của triết lý nhân sinh đến đời sống, con
<small>người Việt Nam nói chung và thanh niên nói riêng.</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">Các cơng trình nghiên cứu về triết lý và triết lý nhân sinh cũng được nhiều
học giả nước ngoài công bố như: Nhân sinh quan mới [37] của Du Minh Hoàng
(chủ biên, 1954) đề cập đến vấn đề nhân sinh quan của con người. Tác giả đã so
<small>sánh sự khác nhau giữa nhân sinh quan cách mạng với nhân sinh quan của các giai</small>
cấp khác, giữa nhân sinh quan trước đây và ngày nay. Các tác giả xem nhân sinhquan chính là đạo làm người trong cuộc sống.
<small>Tác gia Samuel Enoch Stumpf (2004) trong cơng trình nghiên cứu Lich sử</small>
triết học và các luận đề [95] đã đề cập đến đạo đức - một bộ phận quan trọng củatriết lý nhân sinh. Các học thuyết đạo đức tiêu biểu của triết học phương Tây đượctác giả trình bày, phân tích dé từ đó phân loại và đánh giá các lập trường tư tưởng:Dao đức học công lợi của J.S.MIII, dao đức học mục đích của Arixtốt... Có thé nóiđây thực sự là cơng trình có đóng góp to lớn, góp phần làm rõ các khía cạnh khác
nhau của đạo đức học - một bộ phận quan trọng của triết lý nhân sinh trong lịch sử
<small>tư tưởng phương Tây.</small>
Cơng trình nghiên cứu Triét học nhân sinh [97] của Stanley Rosen (2006) làmột tác phẩm về lịch sử triết học phương Tây, được khái quát từ góc độ vấn đề“nhân sinh”, thông qua những tác phẩm của các triết gia từ Platơn đến Cantơ. Tácphẩm này khơng trội về tính cập nhật tư tưởng triết học hiện đại nhắt, song lại có
giá trị tham khảo đáng quý bởi các sưu tập và phân tích bám sát tác phẩm kinh điển
và sự phân tích của các triết gia phương Tây nổi tiếng rất có hệ thống theo lịch sửcủa hệ vấn đề triết học nhân sinh thuộc các lĩnh vực khác nhau như: Tơn giáo, đạođức, chính trị - xã hội. Tác phẩm này sẽ là tài liệu tham khảo quý giá giúp NCS hiểurõ triết lý nhân sinh.
Cơng trình Nhập mơn triết học phương Tây [96] của Samuel Enoch Stumpf
và Dona C.Abel (2004) đề cập đến những khái niệm, học thuyết, phạm trù triết họccơ bản nhất như: Ý niệm, tri thức, lý trí, cảm xúc, triết học tơn giáo, triết học chính
trị - xã hội, siêu hình học cùng các luận thuyết về đạo đức, bản ngã, sự bat tử và đặcbiệt đã đề cập đến triết lý nhân sinh. Đây thực sự là một cơng trình có ý nghĩa đặcbiệt quan trọng đối với việc nghiên cứu triết lý nhân sinh trong lịch sử triết học
<small>phương Tây nói riêng và trong lịch sử tư tưởng nhân loại nói chung.</small>
<small>10</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14"><small>* Các cơng trình nghiên cứu liên quan ca dao, tục ngữ Việt Nam</small>
Trong lịch sử phát triển của văn hoc dan gian Việt Nam, ca dao, tục ngữ,
được coi là sự đúc kết triết lý sống, kỹ năng ứng xử của người dân. Cho đến nay,
những cơng trình nghiên cứu về ca dao, tục ngữ Việt Nam ngày càng nhiều hơn.Việc sưu tầm và xuất bản những cuốn sách về ca dao, tục ngữ Việt Nam có ý nghĩalớn đối với sự nghiệp bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của
dân tộc. Có thê kế đến một số cơng trình nghiên cứu liên quan như sau:
<small>Một trong những cơng trình xuất hiện sớm với nội dung phong phú là bộ</small>
sách Tuc ngữ phong giao [78] của Nguyễn Văn Ngoc (1928). Cho đến nay, cơngtrình gồm 4 tập này đã được tái bản nhiều lần nhằm giới thiệu rộng rãi nhiều câu tụcngữ, phong giao của các vùng miền Bắc, Trung, Nam. Cơng trình đã có ảnh hưởnglớn tới việc xây dựng nền quốc văn Việt Nam đầu thế kỷ XX và hiện nay vẫn đượccoi là cơng trình sưu tập tục ngữ có quy mơ, giá trị lớn đối với việc nghiên cứu,đánh giá về ca dao, tục ngữ dân gian.
Nhóm tác giả Chu Xuân Diên (1975) đã tuyên chọn, biên soạn cuốn Tuc ngữViệt Nam [14]. Qua tục ngữ, tác giả đã phân tích và đề cập đến những tri thức vềcon người, đời sống con người trên nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội từvật chất đến tinh thần; bên cạnh đó, tác giả cịn chỉ ra những tri thức về gidi tự
nhiên được chứa đựng trong tục ngữ. Từ nội dung, tác giả đã phân tích, tơng hợp dé
<small>đi đến khẳng định tục ngữ là một hiện tượng ý thức xã hội hỗn hợp thuộc lĩnh vựcnhận thức nghệ thuật và lĩnh vực nhận thức khoa học. Bên cạnh đó ơng cịn giới</small>
thiệu một số vấn đề triết học, đạo đức học khác nữa trong tục ngữ Việt Nam; nhưng
ân nghĩa, bội bạc, suy tàn, phát triển... để phục vụ cho học tập va giảng day văn học.
<small>Trong cơng trình sưu tập, nghiên cứu Tuc ngữ, ca dao, dan ca Việt Nam [84]</small>
<small>tác giả Vũ Ngọc Phan (1998) đã làm rõ nội dung và hình thức nghệ thuật của tục</small>
ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam từ xưa đến nay; tác giả cũng hệ thống hóa những câutục ngữ, ca dao, dân ca về quan hệ với tự nhiên, quan hệ xã hội... Nội dung đáng
chú ý trong ca dao, tục ngữ theo Vũ Ngọc Phan là: Trải qua thực tế đấu tranh gian
<small>khô chông thiên tai và giặc ngoại xâm, nhân dân Việt Nam đã rút ra được nhiêu</small>
<small>11</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">kinh nghiệm quý báu và có những nhận xét khá sâu sắc về cuộc đời. Ĩc nhận xét vàphê bình đó của nhân dân Việt Nam biểu hiện băng lời ca, nhiều câu đã trở thành
<small>châm ngơn cho cả dân tộc. Cơng trình là tai liệu tham khảo hữu ích cho NCS nghiên</small>
cứu nội dung triết lý nhân sinh trong quan hệ của con người với xã hội được thể
<small>hiện qua ca dao, tục ngữ Việt Nam.</small>
Trong cuốn sách Ca đao Việt Nam và những lời bình [33] tác giả Vũ Thị Thu
Hương (2000) đã cung cấp nhiều thông tin mới với những trang phân tích, bình
<small>giảng hap dẫn, chính xác về giá trị phổ quát của ca dao và những bài ca đao tiêu</small>
biểu về tình yêu lao động, ca dao trữ tình, ca dao trào phúng... đã mang đến chongười đọc cách tiếp cận và cảm thụ tinh tế đối với các tác phẩm ca dao nồi tiếng củađất nước. Tuy nhiên cơng trình nghiên cứu ca dao này cũng chỉ nghiêng về giá trịvăn học của ca dao chứ chưa bàn đến gia tri triét học va dao đức hoc.
<small>Đạo lam người trong Tuc ngữ, Ca dao Việt Nam [12] của tac giả Nguyễn</small>
Nghĩa Dân (2000) là cuốn sách đã sưu tầm hàng nghìn câu ca dao, tục ngữ ViệtNam về đạo làm người. Ở cuốn sách này, tác giả đã trình bày đặc điểm của ca dao,tục ngữ Việt Nam về đạo làm người; Phân loại các nội dung ca dao, tục ngữ ViệtNam về đạo làm người; GIúp bạn đọc nhận thức và vận dụng những kinh nghiệm
sông của ông cha dé lại, kết hợp dao lý truyền thống của dân tộc với đạo đức cáchmạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm xây dựng nhân cách con người Việt Nam
<small>hiện đại góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa,</small>
hiện đại hóa đất nước hiện nay.
<small>Theo tác giả Thao Nguyễn (2002) trong cơng trình Ca đao Việt Nam - Viên</small>
ngọc q trong kho tàng văn học dân gian [74], ca dao là loại thê thơ riêng biệt biếnđổi rất nhiều theo nội dung tư tưởng của mỗi thời đại. Được thử thách qua khơng
<small>gian, thời gian và lịng người, ca dao Việt Nam đã trở thành những viên ngọc óng</small>
ánh trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam cần được giữ gìn và phát huy.
Trong cơng trình Tuc ngữ - Ca dao Việt Nam [68] tác giả Cao Tuyết Minh(tuyển chọn và viết lời nói đầu, 2005) đã rất quan tâm đến van đề đạo đức trong cadao, tục ngữ Việt Nam, chính vì vậy tác giả chú ý tuyển chọn và phân loại giúp
người doc dé nắm bắt được những van đề đạo đức trong kho tàng ca dao, tục ngữ
<small>12</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">Việt Nam như: tình đồn kết, đức tính thủy chung, tình cảm thay trị, phê phán thói
hư tật xấu trong xã hội. Đây là cơng trình rất có giá trị đối với NCS viết về triết lý
<small>nhân sinh trong ca dao, tục ngữ với việc giáo dục đạo đức cho thanh niên Việt Nam</small>
<small>hiện nay.</small>
Theo tác giả Nguyễn Văn Mỹ (2007) trong bài viết Đạo làm con trong cadao, tục ngữ Việt Nam [70], người Việt thường lay chữ hiếu làm trọng. Đã có thời
có tên gọi đạo làm con hay đạo hiếu. Theo tác giả, nếu lay việc thờ Trời là Dao của
<small>người bình dan Việt Nam, thì việc chăm sóc cha me và thờ cúng ơng bà tổ tiên là</small>
thực hành phan hình nhi hạ của đạo thờ Trời. Đó là điểm đặc sắc của văn hố Việtcũng là một khía cạnh trong triết lý nhân sinh mà tác giả luận án sẽ tiếp cận.
Tác giả Xuân Tùng (2008) trong cuốn sách Tuc ngữ, ca dao Việt Nam [123] đãtrình bày những câu tục ngữ về kinh nghiệm xử thế, kinh nghiệm dự đốn thời tiết,kinh nghiệm sản xuất, quan hệ gia đình, kinh nghiệm âm thực; và những câu ca daotheo từng nội dung: Ca dao về lao động sản xuất, tình cảm bạn bè, tình u hơn nhân,tình u và lịng tự hào về quê hương, đất nước.
Tac giả Phúc Hải (2008) trong cơng trình Ca đao Việt Nam đặc sắc [29] đãtập hợp đầy đủ và sâu rộng hơn những câu ca dao hay, đặc sắc và có ý nghĩa, phản
ánh phong phú về thiên nhiên, con người, tình yêu, tình cảm gia đình cũng như thực
<small>trạng xã hội Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử như một bức tranh sinh động, phong</small>
phú, đầy mau sắc của đất nước Việt Nam.
Trong bài tạp chi Hat ngọc tram tích [69] tác giả Sương Nguyệt Minh (2009)đã bàn về những nội dung có giá trị về mặt triết lý như: Quan niệm về cuộc sống
của con người, về giá trị của con người và về giá trị đạo đức... Qua đó cho chúng ta
thấy ca dao, tục ngữ sau những năm tháng được con người từ nhiều đời trước chọnlọc, đã kết tinh thành những viên ngọc quý. Tuy nhiên, do quy luật vận động của xãhội, con người sống ở mỗi thời đại sẽ có quan niệm khác và tân tiễn hơn. Từ đó chothấy người viết có suy nghĩ sâu sắc và chứng tỏ với độc giả một hướng tiếp cận,hiểu những câu ca dao, tục ngữ như thế nào cho đúng. Theo tác giả, ngày nay có rấtnhiều tác phẩm ca dao, tục ngữ vẫn còn nguyên ý nghĩa giá trị, nhân văn sâu sắc, vì
<small>thê can được nâng niu, trân trọng và gìn giữ. Bên cạnh đó do xã hội ngày nay có sự</small>
<small>13</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">thay đổi nên vẫn có một số câu ca dao, tục ngữ nay khơng cịn phù hợp hoặc chỉ
đúng một phần nào đó. Cho nên cần phải biết vận dụng có chọn lọc vào điều kiện cụthê của từng giai đoạn xã hội khác nhau.
Bài viết Nhận diện đạo đức con người qua tục ngữ và thơ ca dân gian [134]của tác giả Khánh Yên (2009) đã tìm hiéu, phân tích các câu tục ngữ và thơ ca dangian, từ đó khăng định những cái gì từ nhân dân mà ra, do sức dân sáng tạo thìthường rất chân chất, giản dị nhưng cũng thật vơ cùng q giá và sâu sắc. Hơn thếnữa, nó cịn mang ý nghĩa giáo dục, hướng con người sống lương thiện hơn, chânthành hơn và tốt đẹp hơn. Tục ngữ, thơ ca dân gian Việt Nam là một loại hình nhưthé. Và vì vậy, nó mn đời lấp lánh sáng lung linh, có giá trị bền vững và trườngtồn mãi cùng với quá trình phát triển của dân tộc Việt Nam.
Lê Huy Thực (2013) với bai viết Đạo đức - một giá trị được tôn vinh trong
kho tàng tục ngữ, thơ ca dân gian Việt Nam [108] đã nghiên cứu sâu về triết ly
trong ca dao, tục ngữ, đặc biệt là triết học về đạo đức. Trong giới hạn bài viết đăngtạp chí, tác giả đã bàn về đạo đức dưới góc độ triết học trong tục ngữ, thơ ca dângian Việt Nam. Tác giả đã luận chứng để khăng định: Đạo đức là một giá trị thuộcvề bản chất con người có tác dụng khơng nhỏ, là cơ sở xây dựng tình u, hơn nhânvà có giá trị hơn han vẻ đẹp hình thức của cá nhân, cao quý hơn tiền bạc, vật chất.
Trong cuốn sách Tực ngữ, ca dao Việt Nam [28] tác giả Nguyễn Ngọc Hà
(2014) đã sưu tầm và tuyển chọn những câu ca dao, tục ngữ điển hình rất hay, rất ýnghĩa trong kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam. Đề giúp người đọc dé dàng tiếp cậnvà nghiên cứu, tác giả đã sắp xếp các câu ca dao, tục ngữ theo từng chủ đề. Đây làmột tài liệu tham khảo rất ý nghĩa và hữu ích cho những ai muốn đọc và tìm hiểu về
<small>ca dao, tục ngữ Việt Nam.</small>
Nghiên cứu về ca dao, tục ngữ Việt Nam khơng thê khơng nói đến bộ sách
mới nhất có tên Thành ngữ - tục ngữ - ca dao - dân ca Việt Nam [27] của Đặng Hà(2014). Tác giả đã day cơng sưu tầm, tuyển chọn, hệ thống hóa và sắp xếp lại nhữngthành ngữ - tục ngữ - ca dao - dân ca Việt Nam theo bốn chủ đề lớn vào bốn tậpsách: về tình cảm gia đình; về kinh nghiệm ứng xử; về thiên nhiên và lao động sản
xuất; về cảnh đẹp quê hương đất nước. Có thê nói bộ sách có ý nghĩa rất thiết thực
<small>14</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">tạo tiền đề cho việc nghiên cứu về đời sống tinh thần người Việt, đồng thời đóng
góp một phần không nhỏ cho việc lưu giữ bảo tồn nền văn học dân gian Việt Nam.
Các cơng trình nêu trên là kết quả sưu tập và nghiên cứu ca dao, tục ngữ Việt
Nam từ các cách tiếp cận trên nhiều khía cạnh, phương diện khác nhau cả về nộidung, lẫn hình thức nghệ thuật. Những cơng trình đó rất có giá trị, giúp ích nhiềucho việc nghiên cứu triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam vận dụng vào
<small>giáo dục đạo đức cho thanh niên hiện nay. Tuy nhiên, các tác giả của chúng cũng</small>
mới chủ yếu khai thác ca dao, tục ngữ dưới góc độ văn học, nghệ thuật trên khắpcác vùng miền của tổ quốc nhằm ghi nhận sự phong phú, đa dạng về kinh nghiệmsống, sự đúc kết khái quát của nhân dân trên các bình diện khác nhau của cuộcsơng, trong đó có đạo đức.
Qua phân tích các cơng trình nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy: ca dao,
tục ngữ Việt Nam đã được các tác giả nghiên cứu trên một số khía cạnh, phương
diện khác nhau cả về nghệ thuật và nội dung dưới góc độ văn học và văn hóa họcchứ chưa đề cập đến các giá trị ca dao, tục ngữ dưới góc độ triết học. Tuy nhiên
<small>những cơng trình này có ý nghĩa quan trọng cho tác giả luận án khi phân tích tìm</small>
hiểu ca đao, tục ngữ dưới góc độ triết học.
* Những cơng trình nghiên cứu yếu to triết lý và triết lý nhân sinh trong ca
<small>dao, tục ngữ. Việt Nam</small>
Trong bài viết Tìm hiểu yếu to triết hoc (hay triết ly dân gian) trong tục ngữ
<small>Việt Nam [31], tac giả Vũ Hùng (2007) đã chỉ ra sự khác nhau cơ bản giữa tục ngữ</small>
Việt Nam và triết học đồng thời cũng phân tích dé làm rõ một số yếu tố triết họctrong tục ngữ Việt Nam. Thơng qua tìm hiểu tục ngữ Việt Nam, tác giả đã phân tíchva thé hiện tính duy vật tự phát, thừa nhận sự tỒn tại và vận động khách quan củathế giới không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Bên cạnh đó, tác giảđã chi ra tư tưởng duy vật trong nhìn nhận và giải quyết các van dé của đời sống xãhội thé hiện trong thé giới quan của nhân dân lao động. Do là một thứ chủ nghĩaduy vật trực quan, chất phác, ngây thơ, xuất phát từ kinh nghiệm. Quan điểm duyvật đó được thế hiện một cách đơn giản và sinh động ở việc thừa nhận sự ton tại và
vận động khách quan của thế giới không phụ thuộc vào con người. Bên cạnh tư
<small>15</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">tưởng duy vật tự phat, trong tục ngữ Việt Nam còn thé hiện yếu tổ của tư tưởng biện
chứng. Điều đó được thê hiện rõ ở cách nhìn nhận các sự vật hiện tượng trong thế
giới luôn vận động, biến đổi và phát triển, các sự vật đều có mối liên hệ với nhau
trong đời sống con người. Tuy nhiên, ở đây, tác giả chưa đi sâu nghiên cứu cụ thémột yếu tố triết học nào trong tục ngữ, mà mới chỉ phân tích khá chung chung.
Tác giả Bùi Văn Dũng (2007) trong cơng trình khoa học cấp Bộ Tim hiểu tw
tưởng Triết học về con người trong thành ngữ, tục ngữ Việt Nam [17] đã làm rõ một
phần tư tưởng triết học về con người - những tư tưởng mang tính triết lý dân giankhẳng định trình độ tư duy độc đáo của người Việt Nam thông qua thành ngữ và tụcngữ của dân tộc. Theo tác giả, người Việt Nam đã vận dụng triết học để xử lý một
số van đề thực tiễn trong đời sống nhưng chưa biên soạn được những tác phẩm lý
ngữ là rất quan trọng cho việc xây dựng nên triết học Việt Nam.
Bài viết Di tim vẻ đẹp người thay trong ca dao, tục ngữ [18] của tác giả HàĐan (2009) đã chỉ ra vai trò của người thầy được thê hiện trong ca dao và tục ngữ,từ đó cho chúng ta thấy, người bình dân xưa ln đề cao vai trò “đắc lực” của ngườithầy trong truyền thụ kiến thức. Đồng thời nhắc nhở học trò cũng phải ln ghi nhớ,biết ơn và u kính người đã dạy đỗ mình. Đối với mỗi người học trị — trên conđường tiếp cận kho tri thức khổng lồ của dân gian, của nhân loại, dù dé đạt các mụcđích khác nhau; song đều gặp nhau ở chỗ là họ luôn cần đến sự định hướng, diu dắt
của người thầy trong hành trình tiến gần đến chân lí.
Trong bài viết Quan niệm về hạnh phúc dưới dạng lý tưởng của nó trong tục
<small>ngũ, thơ ca dân gian Việt Nam [107], tac giả Lê Huy Thực (2010) thông qua các</small>
yếu tố triết học trong tục ngữ, thơ ca dan gian Việt Nam, đã góp phan luận giải mộtphạm trù, một vấn đề trung tâm của đạo đức học theo quan niệm của người lao động- đó là bản chất và dạng thức lý tưởng của hạnh phúc. Hạnh phúc qua ca dao, tụcngữ thể hiện rất gần gũi, giản dị và thiêng liêng: Đó là cuộc sống của những người
lao động bình thường, có cha mẹ, có anh em hịa thuận, có con cái quý hơn tiền bạc.Tác giả bình dan đã phân tích, khái quát thé hiện trong tác phẩm của họ về hạnh
<small>phúc, về tình u của ti trẻ, vê cuộc sơng hơn nhân trong gia đình.</small>
<small>16</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">Theo tác giả Nguyễn Thị Tình (2017) trong bài viết Một số nội dung cơ bảncủa triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam [118], triết lý nhân sinh trong
ca dao, tục ngữ Việt Nam là triết lý gắn liền với đời sống sản xuất, đời sống tinh
thần của người dân Việt Nam qua ngàn đời; nó có sức sống mạnh mẽ cùng với dântộc, đóng vai trò quan trọng trong định hướng hành vi của nhân dân lao động. Triếtlý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam chứa đựng những nội dung rất phongphú, phản ánh thực tiễn cuộc sống đa dạng cũng như nhận thức của con người vềcác vần đề nhân sinh như: Triết lý về đạo đức, đối nhân xử thé của con người; vềnguồn gốc, bản chất con người.
Các tác giả trong cơng trình Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ ViệtNam [57] do Hoàng Thúc Lân chủ biên (2017) đã bàn nhiều về vấn đề quan hệ giữa
<small>con người với tự nhiên, con người với con người và con người với chính bản thân</small>
mình trong ca dao, tục ngữ của người Việt. Qua đó giúp người đọc hiểu được yếu tốtriết học thâm thúy, sâu sắc trong ca dao, tục ngữ mà ông cha ta đã tạo dựng từ ngànđời nay. Có thé nói đây là một cơng trình khoa học đã tun chọn được nhiều điểmtinh túy đặc sắc trong kho tàng văn hóa dân gian của dân tộc.
1.2. Những cơng trình nghiên cứu về ý nghĩa của triết lý nhân sinh trong
ca dao, tục ngữ đối với giáo dục đạo đức thanh niên Việt Nam
1.2.1. Những cơng trình nghiên cứu về giáo duc dao đức cho thanh niên
<small>Việt Nam</small>
Ở nước ta, vấn đề giáo dục đạo đức đã được rất nhiều nhà nghiên cứu quantâm. Đặc biệt ké từ sau khi nước ta giành độc lập và bắt tay vào công cuộc xây dựngchủ nghĩa xã hội, song song với việc phát triển kinh tế xã hội, nhiều vấn đề giáo dụcđạo đức cá nhân và giáo dục đạo đức xã hội đã được đem ra luận bàn. Có rất nhiều
các bai báo, tạp chí và các tác phẩm viết về các mặt, các khía cạnh đạo đức với quy
mô khác nhau hết sức phong phú và đa dạng. Xu thế tồn cầu hóa, hội nhập quốc tếvà sự phát triển của cách mạng khoa học, công nghệ hiện nay đã anh hưởng và làmthay đổi ít nhiều thang giá trị đạo đức truyền thống nên vấn đề này càng thu hút
<small>được sự quan tâm của nhiêu người. Rât nhiêu tác giả quan tâm đên việc phản ánh</small>
<small>17</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21"><small>những biểu hiện thực tiễn của giáo dục đạo đức con người nói chung và giáo dục</small>
<small>đạo đức thanh niên nói riêng trong xã hội.</small>
Các cơng trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến giáo dục đạo đức chothanh niên mà chúng tơi tìm hiểu được như sau. Tim hiểu định hướng giá trị củathanh niên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trưởng [21] là Chương trình khoahọc cơng nghệ cấp Nhà nước do Nguyễn Đình Đức, Thái Duy Tuyên (1994) làm
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời các tác giả nhận điện mộtsố biến đổi thang giá trị đạo đức trong tương lai, từ đó đề xuất những chuẩn mựcđạo đức cho thanh niên trong điều kiện hiện nay.
Tác gia Trần Sỹ Phan (1996) trong luận án tiến sĩ Giáo duc đạo đức đối với
sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
[86] đã nghiên cứu, phân tích những đặc điểm cơ bản của nhân cách sinh viên, từ đó
đi đến kết luận “nhân cách sinh viên là nhân cách chưa hoàn chỉnh, đang trong giai
đoạn định hình” vì thế ở tầng lớp xã hội đặc thù này tất nhiên diễn ra sự biến đơiđạo đức. Từ đó, tác giả đã tập trung phân tích vai trị của giáo dục đạo đức đối với
<small>việc hình thành, hồn thiện nhân cách sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.</small>
Tác giả Văn Tùng (1999) trong cuốn sách Tim hiểu tư tưởng Hồ Chi Minh về
giáo dục thanh niên [124] đã tìm hiểu và phân tích các nội dung, phương pháp giáo
dục, bồi dưỡng thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong đó, tác giả tập trung
đề cập đến vấn đề giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên với những nội dung:Giáo dục những phẩm chất đạo đức cơ bản của đạo đức cách mạng, giáo dục tình
yêu thương con người, tinh thần quốc tế trong sáng, tính cần kiệm, liêm, chính...
<small>Bên cạnh đó tác giả cũng nêu ra các phương pháp giáo dục đạo đức cách mạng cho</small>
thanh niên như: tu đưỡng đạo đức, xây đi đơi với chống, nói đi đơi với làm, thông
<small>qua phong trao thi dua...</small>
<small>Tac gia Tran Minh Doan (2002) trong luận an tiễn sĩ Giáo dục đạo đức cho</small>
thanh niên, học sinh theo tư tưởng Hồ Chí Minh ở nước ta hiện nay [20] đã phântích và làm rõ những giá trị đạo đức của tư tưởng Hồ Chi Minh và ý nghĩa của nó
<small>18</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">đối với giáo dục đạo đức thanh niên. Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng giáo dục
đạo đức cho thanh niên tác giả đã đề xuất những phương hướng, giải pháp hiệu quả.
<small>Tác giả Lê Thị Hoài Thanh (2003) trong luận án tiến sĩ Quan hệ biện chứng</small>
giữa truyền thông và hiện đại trong giáo dục đạo đức cho thanh niên Việt Nam hiện
<small>nay [103] đã phân tích cơ sở cũng như thực trạng giáo dục đạo đức cho thanh niên,</small>
trên cơ sở đó nêu ra một số giải pháp cụ thể như trong giáo dục đạo đức cần kết hợp
giáo dục truyền thống và hiện đại; gia đình, nhà trường và xã hội; tạo mơi trường
giáo dục thong nhất và lành mạnh; các phương pháp giáo dục truyền thống được kếthợp với các phương pháp giáo dục hiện đại nhằm đổi mới phương pháp và hình
<small>thức giáo dục.</small>
Cuốn sách Thanh niên và lỗi sống của thanh niên Việt Nam trong quá trìnhđổi mới và hội nhập quốc tế [112] của tác giả Phạm Hồng Tung (201 1) đã tập trung
làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về thanh niên và lối sống của thanh niên; tác giả
đã tiến hành khảo sát lối sống của thanh niên và phân tích tình hình thanh niên ViệtNam trong hơn hai mươi năm đổi mới đất nước, tác giả đã chỉ ra những đặc trưngtiêu biểu của thanh niên cũng như lối sống của thanh niên. Bên cạnh đó, thơng quaphân tích tình hình thế giới trong thời kỳ hội nhập, tác giả đã đưa ra nhận định về xuhướng biến đơi của thanh niên, từ đó chỉ ra những nhân tô tác động chủ yếu, đồng
thời đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm xây dựng lối sống của thanh niên Việt Nam
trong tiến trình đổi mới của đất nước.
Tác giả Lương Gia Ban, Nguyễn Thế Kiệt (2013) trong cuốn sách Giáo đụcđạo đức mới cho sinh viên trong nên kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay [2] đãphân tích nội dung cũng như tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức mới cho
sinh viên, trên cơ sở đó các tác giả đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công
tác giáo dục đạo đức cho sinh viên trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường theo
<small>định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.</small>
Nhiều tác giả đã nghiên cứu các khía cạnh tác động của đạo đức và giáo dục,rèn luyện đạo đức đến sự phát triển con người nói chung và thanh niên nói riêng.Trong các tạp chí có những bài như Quan hệ kinh - tế đạo đức trong việc địnhhướng các giá trị đạo đức hiện nay” [50] của Nguyễn Thế Kiệt (1996), Tự tưởng
<small>19</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">Hồ Chi Minh và vấn dé giáo dục, rèn luyện đạo đức trong nên kinh tế thị trường
[126] của Hoàng Trung (1998), Ảnh hưởng của đạo đức Nho giáo với sự hình thành
<small>nhân cách con người Việt Nam hiện nay [105] của Lê Thị Thủy (1999), Đạo đức</small>
với sự phát triển con người và xã hội [3] của Đỗ Tuyết Bảo (2000), Lý tưởng đạođức và việc giáo duc ly tưởng đạo đức cho thanh niên trong diều kiện hiện nay [51]của Doan van Kiém (2001), Mot số biểu hiện của sự biến đổi giá trị đạo đức trong
nên kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay [121] của Nguyễn Đình Tường (2006).
<small>Các bài trên đã nghiên cứu đạo đức ở các khía cạnh như lịch sử đạo đức, các</small>
giá trị đạo đức, chuẩn mực xã hdi,... các tác giả đã liên hệ với thực trạng đời songdao đức tại Việt Nam. Có tác giả nghiên cứu sự thay đơi thang giá trị dao đức trong
<small>xã hội nói chung, có tác giả nghiên cứu sự ảnh hưởng từ các lĩnh vực khác của đời</small>
sông tới thang giá trị đạo đức,... Những cơng trình đó đã mang lại cho độc giả mộtcái nhìn tương đối khái quát về thực trạng đạo đức của con người Việt Nam hiện
<small>nay, trong đó có thanh niên.</small>
1.2.2. Những cơng trình nghiên cứu liên quan đến giáo dục đạo đức chothanh niên Việt Nam thông qua triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ
Nguyễn Thị Vân (2014) trong bài viết Giáo dục đạo đức thông qua tục ngữ,
<small>ca đao, dân ca Việt Nam [133] đã đưa ra nội dung giáo dục đạo đức thông qua tục</small>
ngữ, ca dao, dân ca; đó là: giáo dục con người các phâm chất trung thực, nghĩa tình,
thủy chung; đức tính khiêm tốn; tinh thần, tắm lịng và hành động vị tha. Đồng thời,tác giả cũng khăng định ca dao, tục ngữ là pho sách giáo khoa có giá trị luân lý vàđạo đức bậc nhất, tạo nên cái sốc, cái hồn người Việt Nam.
Tác giả Nguyễn Thị Tinh (2018) trong luận án tiến sĩ Triét lý nhân sinh trongtục ngữ, ca dao Việt Nam và ý nghĩa của nó đối với đời sống xã hội ở nước ta hiện
nay [119] đã bước đầu phân loại các triết lý nhân sinh theo các lĩnh vực đời sống
người Việt thể hiện trong kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam; Từ đó tác giả phân tíchvà làm rõ ý nghĩa của các triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam đối với
<small>việc giáo dục hướng thiện cho con người, với việc xây dựng nhân sinh quan lành</small>
<small>mạnh của con người Việt Nam hiện nay.</small>
<small>20</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">Tác giả Trần Thị Thơm (2020) trong luận án Đạo làm người trong tục ngữ,
<small>ca dao Việt Nam và ÿ nghĩa hiện thời của nó [102] đã phân tích làm rõ khái niệm,</small>
cơ sở hình thành, đặc điểm và những nội dung cơ bản về đạo làm người trong tục
ngữ, ca dao Việt Nam, từ đó khẳng định giá trị của đạo làm người trong ca dao, tụcngữ Việt Nam, góp phần định hướng cho con người trong nhận thức và hành độngđể hoàn thiện nhân cách và xây dựng gia đình Việt Nam hịa thuận, hạnh phúc; xâydựng mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với xã hội ở Việt Nam hiện nay, tạo cơ sởcho sự phát triển hài hòa mọi mặt đời sống xã hội.
Tác giả Nguyễn Quế Diệu (2020) trong luận án Tw /wởng đạo đức trong cadao, tục ngữ Việt Nam [15] đã trình bày khái quát lý luận chung về ca dao, tục ngữViệt Nam và về đạo đức; bên cạnh đó tác gia phân tích, làm rõ những điều kiện hìnhthành và các nội dung, đặc điểm cơ bản của tư tưởng đạo đức trong ca dao, tục ngữViệt Nam; từ đó đánh giá các giá trị, hạn chế của tư tưởng đạo đức trong ca dao, tụcngữ Việt Nam. Những giá trị đó giúp con người nâng cao nhận thức, điều chỉnhhành vi, hướng đến các chuẩn mực đạo đức tốt đẹp, tránh xa cái ắc, cái xấu nhằmxây dựng xã hội ngày càng thịnh vượng hơn. Những cơng trình trên góp phần giúptác gid luận án thấy được giá trị tinh thần quý báu trong ca dao, tục ngữ Việt Nam,từ đó nghiên cứu làm rõ ý nghĩa của nó đối với việc giáo dục đạo đức cho thanh
<small>niên hiện nay.</small>
Như vậy, các cơng trình nghiên cứu, các tài liệu đã đề cập đến những khíacạnh, cũng như góc độ tiếp cận khác nhau về giáo dục đạo đức góp phần hình thànhcon người mới mang phẩm chất, giá trị tiến bộ. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này,
dưới góc độ triết học, chưa có một cơng trình nào đi sâu nghiên cứu một cách có hệ
thống vấn đề vận dụng triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam để giáo
<small>dục đạo đức cho thanh niên hiện nay.</small>
Những đặc thù, thực trạng và tiềm năng của thanh niên đang là vấn đề lncó ý nghĩa cả về lý luận lẫn thực tiễn, vì vậy chúng tơi mạnh dan tiếp cận và nghiêncứu các vấn đề này nhăm góp phần luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc giáo
dục đạo đức cho thanh niên nước ta, đáp ứng nhu cầu của đất nước trong giai đoạn
phát triển hiện nay.
<small>21</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">1.3. Khái quát những kết quả nghiên cứu đã đạt được và những vẫn đềluận án cần tiếp tục nghiên cứu
1.3.1. Khái quát những kết quả nghiên cứu đã đạt được
Những cơng trình nghiên cứu khoa học liên quan đến đề tài luận án Triét lý
<small>nhân sinh trong ca đao, tục ngữ với việc giáo dục đạo đức cho Thanh niên Việt</small>
Nam hiện nay là tương đôi nhiều của các tác giả trong và ngồi nước. Dưới các góc
độ và bình diện, quy mơ khác nhau, các cơng trình đều rất cơng phu, nghiêm túc và
co sức thuyết phục cao cả về mặt khoa học và thực tiễn. Những cơng trình nghiêncứu của các nhà khoa học đi trước này chứa đựng những tiền đề lý luận rất cơ bản,cũng như đúc kết những khái quát khá phong phú về đời sống thực tiễn, về ca dao,
dao đức truyền thống cho con người Việt Nam nói chung và cho thanh niên Việt
Nam nói riêng. Những kết quả này có ý nghĩa quan trọng cung cấp những tư liệuquý giá cho tác giả viết luận án.
Thứ nhất, bàn về ca dao, tục ngữ có khá nhiều nghiên cứu về các sáng tácdân gian nói chung và ca dao, tục ngữ nói riêng đạt tới tầm cỡ những cơng trình quymơ lớn có giá trị; các tác giả đã thống kê, phân loại và nghiên cứu sâu giá trị nghệthuật, văn hoc song chưa đề cập nhiều đến van dé triết lý. Tuy nhiên, những cơngtrình này có ý nghĩa rất quan trọng cho luận án giúp NCS phân tích tìm hiểu và
<small>phân loại ca dao, tục ngữ một cách logic.</small>
Thứ hai, Sự phân tích của các cơng trình bàn về triết lý nhân sinh trong cadao, tục ngữ nêu trên chưa thật hệ thống. Đại đa số các tác giả tuy đánh giá cao giátrị của các triết lý nhân sinh, đã chỉ ra sự ton tại của một số triết lý nhân sinh cụ thểtrong kho tàng ca dao, tục ngữ và phân tích nội dung của chúng; nhưng do cách tiếp
cận và phạm vi nghiên cứu nên họ chưa chú ý nhiều đến việc hệ thống hóa, phân
loại và đánh giá ý nghĩa đa tầng, đa diện của ca dao, tục ngữ đối với các xã hội ởtừng giai đoạn lịch sử và trong toàn bộ đời sống xã hội nói chung. Việc xem xét chủyếu mới tiễn hành trong khuôn khổ những nghiên cứu văn học dân gian, văn hóahọc... hầu như rất ít các nghiên cứu từ góc độ triết học. Tuy vậy, những ấn phẩm ấy
<small>22</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">rất có giá trị, có ý nghĩa quan trọng vừa cung cấp tư liệu, vừa gợi mở nội dung
<small>nghiên cứu cho tác giả luận án.</small>
Thứ ba, qua tìm hiểu, phân tích tình hình nghiên cứu trên cho thấy việc
nghiên cứu về triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam vẫn cần được tiếp
<small>tục. Các cơng trình nêu trên đang chỉ dừng lại ở việc phân tích trong phạm vi một</small>
địa phương, một vùng miền nhất định hoặc chỉ đề cập khá chung chung về triết lýnhân sinh chứ chưa phân tích, làm rõ triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt
làm sáng tỏ góp phần hồn thiện hơn triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ ViệtNam là việc làm cấp bách có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.
Thứ tu, các tác giả đi trước thường nghiên cứu ca dao, tục ngữ để chỉ ra ảnhhưởng của triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ trên bình diện xã hội nói chung ở
thê nhưng lại chưa có điều kiện nghiên cứu triết lý nhân sinh hay vận dụng nội dungnày vào việc giáo dục đạo đức. Do vậy, dưới góc độ triết học, nghiên cứu ảnhhưởng của triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ đối với đạo đức thanh niên - thếhệ tương lai của đất nước van là một khoảng trống, chưa được khai thác đầy đủ vàtồn diện. Vì vậy trên cơ sở tiếp thu, kế thừa những kết quả nghiên cứu của các tácgiả đi trước chúng tơi lựa chọn phân tích đánh giá về triết lý nhân sinh trong ca dao,
<small>tục ngữ Việt Nam với việc giáo dục đạo đức cho thanh niên hiện nay.</small>
Trước thực trạng đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ người dânViệt Nam xuống cấp nghiêm trọng, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra chủ trương pháttriển phải có chọn lọc, vừa tiếp thu các giá trị tinh hoa của nhân loại, vừa kế thừanhững giá trị truyền thống vào quá trình xây dựng đạo đức xã hội mới nói chung và
<small>đạo đức con người Việt Nam nói riêng. Chính vì vậy, với tư cách là một bộ phận</small>
của bản sắc truyền thống Việt Nam, ca dao, tục ngữ trong mối quan hệ với nền đạo
<small>đức xã hội đã trở thành một trong những hướng nghiên cứu kha thi.</small>
1.3.2. Những van đề luận án can tiếp tục nghiên cứu
Kế thừa những thành tựu của các nghiên cứu đi trước, trên cơ sở khai thác
<small>nguôn tư liệu mới, trong luận án nay, NCS tiệp tục đi sâu làm rõ dưới góc độ</small>
<small>23</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">chuyên ngành chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử một sốvấn đề sau:
Mot là, luận án tiếp tục nghiên cứu một số vấn đề lý luận về triết lý nhân sinh
trong ca dao, tục ngữ Việt Nam. Tác giả lược khảo các quan điểm triết lý nhân sinhđược thé hiện trong ca dao, tục ngữ Việt Nam, chỉ ra tính triết học cịn lấp lánhtrong đó dé khái quát và đưa ra định nghĩa về triết lý nhân sinh trong ca dao, tục
<small>ngữ Việt Nam.</small>
<small>Hai là, không chỉ dừng lại ở việc tuyển chọn, giải thích các câu ca dao, tục</small>
ngữ Việt Nam về triết lý nhân sinh như các cơng trình trước đó, luận án sẽ nghiêncứu một cách hệ thống nội dung cơ bản của triết lý nhân sinh: triết lý tu thân; triết lýsơng hịa thuận, u thương trong gia đình; triết lý sống hài hòa giữa con người vớixã hội và triết lý sống hòa hợp với tự nhiên trong ca dao, tục ngữ Việt Nam xuấtphat từ tồn tại xã hội. Do là những yêu cầu căn bản dé hoàn thiện phẩm chất daođức cá nhân, là những nguyên tắc đạo đức căn bản, cốt lõi quy định bốn phận của
Ba là, thực hiện đề tài Triét ly nhân sinh trong ca đao, tục ngữ với việc giáodục đạo đức của thanh niên Việt Nam hiện nay, tác giả luận án mong muốn trìnhbày một cách có hệ thống ý nghĩa của triết lý nhân sinh đối với giáo dục đạo đức
<small>cho thanh niên Việt Nam. Trên cơ sở phân tích làm rõ thực trạng đạo đức thanh niên</small>
Việt Nam hiện nay và yêu cầu đặt ra trước công tác giáo dục đạo đức cho thanhniên, NCS làm rõ ý nghĩa của triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Namtrong việc hoàn thiện phẩm chất đạo đức cá nhân thanh niên Việt Nam; trong xây
con người với xã hội và giữa con người với tự nhiên ở Việt Nam trong bối cảnh suy
thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ thanh niên nhằm góp phần
khăng định, giữ gìn, phát huy và phát triển giá trị văn hóa đạo đức truyền thống củadân tộc, thơng qua đó giáo dục nhân sinh quan, cách ứng xử văn hóa, lối sống văn
<small>hóa cho thanh niên Việt Nam hiện nay.</small>
Luận án về một đề tài cịn ít được giới triết học nghiên cứu trong khi dân tộc
ta sở hữu kho tàng ca dao, tục ngữ hết sức phong phú, đa dạng, phản ánh đời sống
<small>24</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">vật chất và tinh thần của dân tộc ta từ may nghìn năm dựng nước và giữ nước, nên
khi phân tích chúng tơi chỉ có thé tìm hiểu về triết lý nhân sinh trong chừng mực mà
chúng tơi coi đó là tiêu biểu, thé hiện rõ nhất, đầy đủ nhất cho ý tưởng nghiên cứu
của mình. Đồng thời cố gang chỉ ra được nội dung, ý nghĩa triết học mà câu ca dao,tục ngữ đó phản ánh. Một câu ca dao, một câu tục ngữ có thé có nhiều nội dung, cóthể thể hiện triết lý về nhiều đối tượng tùy thuộc vào người sử dụng và phân tích.Vì thế, trong luận án, một câu ca dao hay một câu tục ngữ có thể lại được chúng tôi
<small>sử dụng hơn một lần dé làm rõ những nội dung mà ca dao, tục ngữ đó hàm chứa.</small>
Mặc dù đã có khá nhiều tài liệu nghiên cứu liên quan đến vấn đề của luận án.Tuy nhiên, có thể do mục tiêu nhiệm vụ của chúng, mà chưa có cơng trình cụ thểnào nghiên cứu, đề xuất một cách có hệ thống ý nghĩa, vai trị của triết lý nhân sinhtrong ca dao, tục ngữ với việc giáo dục đạo đức thanh niên Việt Nam, nhằm xây
dựng nền văn hóa đạo đức mới cho thế hệ trẻ hiện nay, thực hiện mục tiêu xây dựng
nền văn hóa tiên tiễn, đậm đà bản sắc dân tộc. Theo tác giả luận án, nội dung nàyvẫn chưa được một cơng trình nào khám phá ở mức cần thiết, nghiên cứu sâu sắc
cứu, có thé khang định luận án đã xác định được hướng nghiên cứu riêng, khơng
<small>trùng lặp với cơng trình nao trước đây; mặc du di nhiên là khi thực hiện luận án này</small>
chúng tơi có kế thừa những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước.
Chúng tôi mong muốn thơng qua việc tìm hiểu, phân tích, lý giải về nhữngtriết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam luận án sẽ cung cấp thêm một conđường làm giàu nhận thức về giáo dục, cách thức của tô tiên trong giáo dục đạo đứcthanh niên. Điều này lại càng có ý nghĩa hơn nữa trong bối cảnh hiện nay.
<small>25</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29"><small>Chương 2.</small>
MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE TRIẾT LÝ
DAO DUC CHO THANH NIEN VIET NAM HIEN NAY
2.1. Triết lý và triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam2.1.1. Khái niệm Triết lý
Trong nền văn hóa phương Tây, người ta khơng dé cập đến khái niệm ứrir Uymà thường dùng khái niệm ứz/é/ học. Thuật ngữ triết học xuất hiện ở Hy Lạp vào thếkỷ 6 - 5 TCN. Nếu viết từ này trong tiếng Hy Lạp cơ bang chữ cái La Tinh thì chữ
triết học được viết là Philosophia, trong tiếng Hy Lạp cơ có nghĩa là u mến sự
thơng thái. Với người Hy Lạp, philosophia vừa mang tính định hướng, vừa đề cậpđến khát vọng đi tìm kiếm chân lý của con người. Như vậy, có thê nói triết học tồntại với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, biểu hiện kha năng nhận thức và đánh
<small>gia của con người.</small>
Đã có nhiều tác giả đưa ra các khái niệm khác nhau về triết học, nhưng nhìn
chung chúng đều đề cập đến những nội dung cơ bản giống nhau: Triết học xem xétthế giới như một chỉnh thể, tìm cách đưa ra một hệ thống các quan niệm về chỉnhthể đó, đưa ra một cách có hệ thống những quy luật chung nhất chi phối sự vận
động của xã hội loài người cũng như của con người trong cuộc sống cộng đồng.Khái quát lại, triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thếgiới xung quanh; về vị trí, vai trị của con người trong thế giới ấy.
Triết học ra đời từ nhu cầu thực tiễn xã hội, song, với tư cách là hệ thống trithức lý luận chung nhất, triết hoc chi có thé xuất hiện khi con người đã có tư duytrừu tượng đạt đến trình độ khái quát cao từ những tri thức đã tích lũy được và khi
<small>có sự phân cơng lao động tay chân và lao động trí óc.</small>
Xã hội ngày càng phát trién dẫn đến sự hình thành lớp người lao động trí óc.
Họ đã phân tích, nghiên cứu, khái quát hóa, hệ thống hóa các tri thức, quan niệm,
những lý thuyết đầu tiên đã ra đời trong bối cảnh như thé.
<small>26</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">Tất cả những điều trên cho thấy: sự ra đời của triết học nguồn có gốc nhận
thức và nguồn gốc xã hội, đồng thời xuất phát từ thực tiễn, do nhu cầu của thực tiễn.Lịch sử tư tưởng phương Tây khơng có sự phân biệt giữa khái niệm triết lývà triết học, nói đến lĩnh vực tư tưởng là cơ bản nói đến triết học: Triết học tơn
giáo, triết học đạo đức, triết học chính trị... Ngược lại, ở phương Đông các triết ly
thường gan gũi, gắn bó trực tiếp với đời sống thường ngày của con người, nó được
truyền tải thơng qua giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình; được con người tiếpthu qua kinh nghiệm, học hỏi ở những người xung quanh... chính vì vậy, triết lý
được sử dựng một cách phổ biến phản ánh những tư tưởng, quan niệm khác nhau
về đời sống xã hội như: Triết lý nhân sinh, triết lý giáo dục, triết lý đạo đức, triết
Tác giả Phạm Xuân Nam cho rằng: Triết lý là kết quả của sự suy ngẫm,chiêm nghiệm và đúc kết từ những quan điểm, luận điểm, phương châm cơ bản vàcốt lõi nhất về cuộc sống cũng như về hoạt động thực tiễn rất đa dạng của con ngườitrong xã hội. Chúng có vai trò định hướng trực tiếp ngược trở lại đối với đời sốngvà những hoạt động thực tiễn rất đa dang ấy [71, 31]. Tác giả giải thích: "Triết lí có
thể là những kết luận được rút ra, suy ra từ một triết thuyết hay hệ thống nguyên lí
triết học nhất định. Nhưng, triết lí cịn là những tư tưởng, quan niệm, được thể hiệncơ đọng, súc tích, phản ánh bản chất các mối quan hệ diễn ra trong mọi mặt của đờisống cá nhân và cộng đồng, theo hướng khang định niềm tin, giá trị, đạo lí, giúp
định hướng về cách ứng xử, phương châm sống, suy nghĩ, hành động của con người
trong hoàn cảnh cụ thé” [71, 31-32].
<small>27</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">Nhà nghiên cứu lão thành Vũ Khiéu cho rằng “triết lý là triét học khiêm tốn
nói về mình. Triét j# khơng thé hiện tầm khái qt vũ trụ quan và nhân sinh quanmà thể hiện ý nghĩa và hành vi có ý nghĩa chỉ đạo cuộc sống con người” [46, 59].
Tác giả Lương Đình Hải cho rằng, triết lý thể hiện sự suy tư, đúc kết kinhnghiệm, tri thức của con người về những mặt, những sự kiện, hiện tượng riêng lẻ
trong đời sống, chúng khơng có tính khái qt cao, tính lập luận lơgíc và tính hệthống chặt chẽ như các hệ thống triết học hàn lâm. Các hệ thống triết học là sự kết
tinh cao độ ở tầm lý luận các triết lý trong văn hóa dân tộc, thê hiện thế giới quan và
<small>nhân sinh quan của dân tộc ở thời đại đó được chiêm nghiệm qua cái nhìn của các</small>
nhà triết học cụ thể, mặc dù ở tầm thấp hơn so với các hệ thống triết học, Song cáctriết lý chính là chất liệu của các hệ thống triết học bác học [30]. Nghĩa là, triết học
gian, riêng lẻ, cụ thể.
Tác giả Hoàng Trinh cho rằng: "Triết lý là những nguyên lý đầu tiên, những
ý tưởng cơ bản duoc dùng làm nền tang cho sự tìm tịi và suy lý của con người về
xử thé và xử sự của con người trong các hành động sống hàng ngày” [127, 8].
Kế thừa những kết quả nghiên cứu trên, có thể hiểu #iết lý là tri thức cótính triết học kết tỉnh từ hoạt động thực tiễn của con người, được thể hiện bằng
ngôn ngữ cô đọng, chau chuốt những luận điểm, những mệnh đề, những tư tưởngcó tác dung làm cơ sở định hướng, chỉ dẫn cho con người về mặt thé giới quan,
<small>phương pháp luận trong ứng xử với chính bản thân mình, với xã hội và với tự</small>
nhiên. Triết lý cũng trực tiếp giải đáp nhanh chóng những câu hỏi nảy sinh hang
ngày trong đời sống.
2.1.2. Khái niệm Triết lý nhân sinh
Ở phương Đông, khái niệm triết lý được sử dụng một cách đa dạng, sâu sắc,phản ánh những tư tưởng, quan niệm về các lĩnh vực khác nhau: triết lý nhân sinh,triết lý giáo dục, triết lý đạo đức, triết lý quan sự..., trong đó triết lý nhân sinh là một
phần quan trọng và ở góc độ nào đó, có thể giao thoa với những triết lý khác.
<small>28</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">Từ trước đến nay đã có rất nhiều học giả, nhà nghiên cứu đưa ra những khái
niệm, định nghĩa khác nhau về triết lý nhân sinh. Tác giả Hoàng Phê (chủ biên)
trong cuốn Tir điển Tiếng Việt đã bàn đến hai khái niệm: Triết lý nhân sinh và nhân
sinh quan. Theo đó, triết lý nhân sinh được tạo ra từ 2 khái niệm: Triết lý và nhânsinh. Triết lý là quan niệm của con người về các vẫn đề nhân sinh và xã hội; nhânsinh là quan niệm về sinh mệnh con người, cuộc sống của con người trong xã hội
<small>[87, 711].</small>
Tác giả Lê Kiến Cầu cho rằng “Nhân sinh không chỉ bao gồm cuộc sống củacon người và sinh mệnh của con người mà gồm cả nhân tính nữa” [8, 24]. Tác giảgiải thích cho thấy nhân sinh bao gồm những mặt nào. Nói đến sinh mệnh con ngườilà nói đến sự sinh tồn của con người. Nền tảng cho sinh mệnh của con người tồn tạivà phát triển là yếu tố vật chất và tinh thần. Trong sự sinh tồn của con người cần có
yếu tố vật chất là nguồn tài nguyên vạn vật. Cũng vậy, sự sinh tồn cịn cần ni
dưỡng cả tri thức, phâm hạnh và lý tưởng của con người. Do đó con người muốn tồntại và phát triển thì cần phải có sự kết hợp giữa hai yếu tố nền tảng vật chất và tỉnhthần. Về cuộc sống của con người, cuộc sống ở đây là cuộc sống nội tâm và cuộc
song ngoại tâm. Đời sống nội tâm có thé chi mang tính tinh thần, đời sống ngoại tâmcó cả tỉnh thần và vật chất. Theo tác giả, mục tiêu, lý tưởng của cuộc sống chính là
phương hướng định vị hoạt động của con người. Đồng thời phương hướng của con
người chỉ có thé dựa vào sinh mệnh tinh thần mà họ giành được trong đời sống tinhthần. Chỉ có con người sống tích cực, chủ động trong sinh mệnh tinh thần, nhân sinhthì từ đó mới có phương hướng sống và hành động đúng có ý nghĩa tích cực .
Tác giả Lê Thị Hồng Nhung cho rang: nói đến triết lý nhân sinh là phải đề
cập đến quan niệm về cuộc sống của con người trong xã hội, mục đích, lẽ sống và
sinh mệnh con người. Vì vậy, triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam
<small>chính là những tư tưởng, những kinh nghiệm ông cha ta đã đúc kết được về cuộc</small>
sống của con người, mục đích, lẽ sống của con người, về sinh mệnh con người,
được biểu hiện qua ca dao, tục ngữ sự ứng xử của con người trong mối quan hệ với
<small>tự nhiên và xã hội [80, 33].</small>
<small>29</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">Tác giả Nguyễn Thị Tình (2018) trong luận án tiến sĩ của mình đã bàn vềkhái niệm triết lý nhân sinh, theo đó "Triết lý nhân sinh là những chiêm nghiệm, chỉ
dẫn, khái quát ở tầm thế giới quan và nhân sinh quan về giá trị của đời sống con
người - con người trong hoạt động thường ngày, trong đời sống xã hội, trong quanhệ với tự nhiên và với vũ trụ. Triết lý nhân sinh trong mọi loại hình tri thức thường
được biéu hiện trước hết dưới dang các quan niệm và thái độ sống, cách sống vàcách ứng xử của con người đối với thé giới xung quanh. Triết lý nhân sinh được
<small>hình thành trước hết từ những kinh nghiệm sống kết hợp với các tri thức văn hóa </small>
-xã hội được tiếp nhận từ bên ngoài, kể cả từ triết học hay tôn giáo” [119, 45].
Hang ngày, con người phải đối mặt với những vấn dé của cuộc sống như cáithiện và cái ác, tốt và xấu... Chúng ta thường đặt ra câu hỏi lẽ sống của con ngườilà gì? Mục đích, lý tưởng của cuộc đời mỗi người là gì? Và sống như thế nào choxứng đáng? Thơng qua việc trả lời câu hỏi đó, mỗi chúng ta có thé tự rút ra được
<small>cho bản thân những quan niệm, phương châm hoặc lựa chọn những quan niệm,</small>
phương châm của người khác dé vận dụng vào đời sống của mình cho phù hợp. Đócũng chính là van đề nhân sinh quan.
Tóm lại theo chúng tơi, triét jý nhân sinh là những quan niệm súc tích, cơđọng về cuộc sống, lẽ sống, mục đích, ý nghĩa, giá trị của đời sống con người; về
bản thân; về mối quan hệ giữa con người với xã hội; mối quan hệ giữa con người
với tự nhiên. Triết lý nhân sinh được hình thành trước hết từ những kinh nghiệmsống kết hợp với các tri thức văn hóa - xã hội được tiếp cận từ bên ngồi, ké cả từ
triết học hay tơn giáo. Đó là kim chỉ nam cho nhận thức và hành động của conngười, hướng con người đến mỘt một cuộc sống tốt đẹp hơn, một xã hội tiễn bộ hơnkhông những cho mình mà cho cả đơng loại.
2.1.3. Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam
<small>2.1.3.1. Ca dao, tục ngữ Việt Nam</small>
Ca dao, tục ngữ là những thể loại được yêu thích nhất của văn học dân gian.Ca dao, tục ngữ phong phú về nội dung nhưng lại được diễn đạt băng ngơn từ ngắngọn, súc tích, dễ nhớ, hình ảnh hết sức giản dị, chân thật, gần gũi với cuộc sông của
<small>người dân.</small>
<small>30</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">Ca dao, tục ngữ Việt Nam mang đậm mảu sắc dân gian, thể hiện tâm tư, khát
vọng, tình cảm của đa số quần chúng nhân dân lao động nước ta. Nó là sự đúc kếtkinh nghiệm từ thực tiễn, trong đời sống sản xuất và đấu tranh của nhân dân, donhân dân trực tiếp sáng tác, là tài sản vô cùng q giá của dân tộc ta, góp phầnkhơng nhỏ vào việc bồi đắp và hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam. Trong
<small>cơng trình Ca dao, tục ngữ Việt Nam, tac gia Vũ Ngọc Phan đã định nghĩa: “Ca dao</small>
là một loại thơ dân gian có thể ngâm được như các loại thơ khác” [83, 42].
Các tác giả cơng trình Hợp tuyén thơ văn Việt Nam, tập 1- Văn học dân gian
câu, âm điệu lưu loát và phong phú” [82, 19]. Te điền Bách khoa Việt Nam, tập 1,
<small>định nghĩa: “Ca dao thường là những câu thơ, bài hát dân gian có ý nghĩa khái quát,</small>
<small>u nam nữ” [114, 303].</small>
Cac tac gia cuốn Lich sử van học Việt Nam tập 2 nêu rõ: “Ca dao là nhữngbài hát có hoặc khơng có chương khúc, sáng tác bằng thể văn vần của dân tộc
(thường là thê lục bát) để miêu tả, tự sự, ngụ ý và diễn đạt tình cảm” [73, 324].
Khi phân biệt ca dao và dân ca, Vũ Ngọc Phan cho rằng: “Đứng về mặt vănhọc mà nhận định, khi chúng ta đã tước bỏ những tiếng đệm, những tiếng láy,
những câu láy ở một bài dân ca thì chúng ta thấy bài dân ca đó chăng khác gì một
bai ca dao. Do đó, người ta có thể nói: giữa ca dao và dân ca, ranh giới khơng rõ”[84, 31]. Ca dao “có những câu bốn chữ, năm chữ, sáu tam hay bảy sáu tám, đều cóthể ngâm được ngun câu, khơng cần tiếng đệm như người ta ngâm thơ vậy. Còn
dùng một bài ca dao để hát thì bài ca dao đó sẽ biến thành bài dân ca, vì hát u cầuphải có khúc điệu và như vậy phải có thêm tiếng đệm” [84, 32]. Đây là cách phânbiệt mà chúng tôi thay khá phù hợp, dé hiểu.
Sự khảo cứu về ca dao thông qua các cơng trình chun khảo đã cho thấy, cadao là những bai thơ ngăn, thường có 3, 4 câu. Cũng có một số ít bài ca dao dài.Những bai ca dao xưa thường có nguồn gốc dân ca. Dân ca, tước bỏ làn điệu đi, lời
<small>ca ở lại, đi vào kho tàng ca dao. Trong quá trình sáng tác thơ ca dân gian, khái niệm</small>
ca dao được dùng dé chỉ bộ phận cốt lõi, tiêu biểu, đó là bộ phận những câu hát đã
<small>31</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">trở nên phố biến và được truyền tụng rộng rãi trong nhân dân. Ca dao đã trở thành
một thuật ngữ dùng dé chi một thé thơ dân gian, do đó tat cả những sáng tác thơ canao mang phong cách của những câu hát cô truyền, đều là ca dao.
Ca dao Việt Nam là những bài thơ tình tứ, là khn thước cho lối thơ trữ tìnhcủa nhân dân ta. Tình yêu của người lao động Việt Nam biểu hiện trong ca dao trêncác mặt: tình yêu gia đình, tình yêu giữa đơi bên trai gái, u xóm làng, u đồng
ruộng, u quê hương đất nước, yêu thiên nhiên... Bên cạnh đó, ca dao còn biểu
hiện tư tưởng đấu tranh của nhân dân Việt Nam trong cuộc sống xã hội, trongnhững khi tiếp xúc với thiên nhiên và ca đao còn biểu hiện sự trưởng thành của tưtưởng ấy qua các thời kỳ lịch sử. Như vậy, qua ca dao mọi đời sống tâm tư, tìnhcảm, ý thức lao động sản xuất cũng như các lĩnh vực khác nữa của đời sống xã hộitừ trước tới nay của nhân dân đều được phan ánh rõ nét. Cho nên ở ca dao cái tơi
chữ tình được nổi rõ nét.
Ca dao là một thé loại đã thé hiện được hết những cái hay cái đẹp của ngơnngữ văn học dân gian, là tiếng nói phản ánh đời sống tâm tư, tình cảm của nhân dânlao động; phan ánh lịch sử, miêu tả kha chi tiết phong tục tập quán sinh hoạt vậtchất và tinh thần của nhân dân lao động. Từ lao động sản xuất vất vả của nhân dânđã thé hiện các hình thức lao động và các nghề nghiệp khác nhau. Nội dung trữ tình
của ca dao hết sức đa dạng, phong phú. Điều đó được thê hiện trong ca dao về tình
<small>cảm gia đình, tình u lứa đơi, những giai điệu về tình yêu đất nước, tiếng hát than</small>
thân... Nhưng phong phú nhất, sâu sắc nhất là ca đao về tình yêu nam nữ. Trai gáigặp gỡ, tìm hiểu nhau với những tình cảm thắm thiết, với những niềm mơ ước, sựnhớ thương hoặc có những thất bại khổ đau khi thổ lộ tình cảm với nhau trong lễhội, trong khi lao động sản xuất.
Tình yêu thường gắn với lao động, những nét sinh hoạt, những cảnh vật quenthuộc trong đời sống hàng ngày của nhân dân. Đồi ta như như bắc như dâu! Khêura cho rạng kẻo sdu tương tư [52, 947]. Hay Đã mang lấy cái thân tằm! Khôngvương tơ nữa cũng nam trong tơi Đêm nam tơ tưởng tưởng tol Chiêm bao thấy bau,
dậy sờ chiếu không [52, 787].
Trong xã hội phong kiến Việt Nam trước đây, trong tình cảm, tình yêu người
<small>32</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">phụ nữ khơng có quyền tự do u đương, họ bị khn vào “tam tòng, tứ đức”, sốphận của họ thật giống với số phận của hạt mưa sa: Thân em như hạt mưa sa/ Hạt
vào đài các, hạt ra ruộng cày [84, 55]. Ca dao còn là bài ca tập trung mũi nhọn dau
tranh chống các tệ nạn xã hội và các hiện tượng tiêu cực: Con ơi nhớ lấy câu này/
<small>Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan [33, 22].</small>
<small>Ca dao còn phản ánh những sự kiện lịch sử của dân tộc, nói lên thái độ, quan</small>
điểm, lịng u nước của nhân dân ta: Ru con con ngủ cho lành/ Dé mẹ gánh nướcrửa banh cho voi/Muốn coi lên núi mà coi/ Coi bà Triệu tướng cưỡi voi đánh công/
Tui gam cho lan túi hông/ Têm trau cánh kiến cho chong di quân [72, 297].
Hay dé cao phẩm chat, nhân cách cao dep của con người dù trong bat kỳ hồncảnh nào: Cái cị mày di ăn dém/ Đậu phải cành mém lộn cơ xuống ao/... có xáo thì
<small>xảo nước trong/ Đừng xáo nước đục dau long co con [72, 101].</small>
Nhiều câu ca đao với nội dung cô đọng, súc tích đã nhận định về bản thân
con người cũng như việc đời như là sự khái quát, tổng kết các kinh nghiệm, quan
cặp lục bát thôi mà sâu sắc về cách sống và hành động: Người khơn khơng nỡ roiđịn/ Một lời nhè nhẹ hãy cịn đắng cay [84, 118].
Về mặt hình thức, ca dao gồm nhiều loại, phản ánh nhiều mặt khác nhau của
đời sống nhân dân. Tuy nhiên, nói đến ca dao tức là nói đến thơ. Thé thơ được dùng
nhiều nhất trong ca dao truyền thống là lục bát và song thất lục bát. Bên cạnh đó phảinói đến nhịp điệu, vì đó là một đặc điểm nỗi bật của thơ, thể hiện tính chat thé loại.Nhịp điệu là sức mạnh cơ bản, giữ một vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo cảm
xúc biéu đạt của thơ. Ca dao ngắt nhịp hai là phổ biến, nhưng nhiều trường hợp nhịp
điệu ca dao biến hóa thích hợp dé phù hợp với từng tâm trạng Yều nhau/ tam tứ nui/
cũng trèo/ That bát sông/ cũng lội/ tam thập lục đèo/ cũng qua [33, 24]. Nhịp điệu ở
đây như gần như xa nhằm làm nỗi bật quyết tâm vượt lên mọi khó khăn trục trặc củanhững con người muốn đi theo tiếng gọi của con tim để được bên nhau mãi mãi.
Có thé nói, từ nhiều phương diện của cuộc sống, ông cha ta đã thể hiện tư
duy lý luận sâu sắc của mình qua ca dao Việt Nam. Tư duy triết học thường thé hiện
<small>33</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">qua tâm tư, tình cảm, dé cuối cùng ca dao đem lại cho con người những triết lý về
nhân sinh, thế sự.
<small>Trên cơ sở những quan điểm trên, chúng tôi hiểu Ca đao Việt Nam là lời thơ</small>
trữ tình dân gian, có van điệu, được truyền miệng dưới dạng những câu hát khôngtheo một điệu nhất định, thường phổ biến theo thể thơ lục bát cho dễ nhớ, dễ thuộcvà được lưu truyền qua nhiều thé hệ, phản ánh đời sống vật chất và tinh than của
<small>nhân dân Việt Nam.</small>
Tục ngữ là kho tri thức dân gian của dân tộc với nội dung phong phú nhấttrong văn học dân gian của dân tộc ta. Xét về mặt tình cảm, trí tuệ, và nghệ thuậtbiểu hiện thi đây là phần có giá trị nhất. Trong cuộc sống nhiều câu tục ngữ mangđậm nét triết lí, có tính khái qt cao, đặc biệt có những câu tục ngữ cịn được coinhư chân lí, là kim chỉ nam định hướng, soi đường và dẫn dắt con người cách ứngxử phù hợp trong lối sống, trong đối nhân xử thế.
Từ điển Bách Khoa Việt Nam, tập 1 đã quan niệm: tục ngữ bao gồm những
đức của người dân. Có thé nói, tục ngữ là một bộ phận cốt lõi của văn học dân gian
<small>[114., 676].</small>
Các tác giả cuôn Từ điển từ và ngữ Việt Nam đã đưa ra khái niệm tục ngữ:Tục là thói quen; ngữ là lời nói và tục ngữ là “lời nói của dân gian từ xưa truyền lại,
<small>thường nêu lên những kinh nghiệm trong cuộc sống” [59, 203].</small>
Tục ngữ là tai san tinh thần chung của nhân dân lao động được đúc kết lạibăng những lời nói mang nội dung súc tích, giàu hình ảnh có nhiều đặc điểm độcđáo của ngơn ngữ nhân dân, ngôn ngữ dân tộc. Tục ngữ tiêu biểu cho lỗi suy nghĩbình dân về các vấn đề của cuộc sống, biểu hiện trí tuệ của nhân dân lao động trongnhận thức con người, xã hội và thế giới. Trong cuộc sống nhân dân ta đã dùng tụcngữ dé thể hiện thế giới quan và nhân sinh quan của minh. Tục ngữ là tam gươngphản ánh, qua lời nói hàng ngày mọi biểu hiện của đời sống dân tộc và quan niệm
của nhân dân về lao động, về tôn giáo, về đạo đức... Tục ngữ thường dựa trên kinhnghiệm thực tiễn được rút ra trong quá trình đấu tranh xã hội và đấu tranh thiênnhiên và đã được kiêm nghiệm dé khang định một chân lý mang tính phổ biến, được
<small>34</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">nhân dân Việt Nam tiếp nhận và sử dụng. Qua tục ngữ những kinh nghiệm sống
được khái quát đúc kết lại, đồng thời biểu hiện trí tuệ của nhân dân lao động nước ta
<small>trong nhận thức các sự vật, hiện tượng của tự nhiên, xã hội và con người. Nói như</small>
Gorki, “Tục ngữ diễn đạt rất hồn hảo bộ kinh nghiệm sống, kinh nghiệm xã hội,
<small>lịch sử của nhân dân lao động” [24, 229].</small>
Tục ngữ biểu hiện thái độ ứng xử và tình cảm của nhân dân đối với các van
đề của cuộc sông, được đúc kết dưới những hình thức tinh giản, ngắn gọn có van
điệu, dé hiéu dé bộc lộ một cách khá sâu sắc lối sống, tư tưởng đạo đức của mình;qua những nhận xét tinh tế về thời tiết, những kinh nghiệm sản xuất, chăn ni:Chn chn bay thấp thì mưa/ bay cao thì nắng bay vừa thi râm [63, 116]; Nhấtnước, nhì phân, tam can, tứ giống [45, 116]; Những tư tưởng nhân đạo Người làhoa của dat [S4, 99]; những đức tính q báu của nhân dân Có cơng mài sắt, có
<small>ngày nên kim; Có chí thì nên (72, 15];...</small>
<small>Trong tục ngữ những hình ảnh từ cuộc sống phong phú nhiều màu, nhiều vẻ</small>
được nhân cách hóa rất linh hoạt và sinh động Rán sành ra mỡ [84, 98]. Hầu hếtcác câu tục ngữ đều có vần, nhiều nhất là vần lưng nên nhịp điệu nhanh, mạnhvững chắc Com treo, mèo nhịn đói [84, 99]; Chó cậy gan nhà, gà cậy gan chuồng
[84, 103]..; Những câu không van thường giữ được tính chất nhịp nhàng theo
cách cấu tạo cân đối của các về An vóc, học hay [12, 91]; Giàu hai con mắt, khó
hai bàn tay [12, 118]; Cũng có câu không vần, không đối, nhưng vẫn giàu chấtnhạc, chất hàm súc của thơ Dao sắc không gọt được chuôi [12, 251]; Năm trong
chăn mới biết chăn có rận [13,134]...
Mỗi câu tục ngữ đều dùng hình ảnh, sự việc, hiện tượng cụ thé dé nói lên ý
niệm trừu tượng, dùng cái cá biệt dé nói lên cái phd biến. Vì vậy mỗi câu tục ngữthường có hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng (an dụ, ước lệ). Cái cu thể, cá biệt tạonên nghĩa đen; cái trừu tượng, phô biến tạo nên nghĩa bóng. Đặc biệt là những câutục ngữ về quan niệm sống, lối sống va đạo đức của nhân dân: Mat bị mới lo làm
chng [12, 123]; Nén bạc đâm toạc tờ giấy [12, 135]; Ha miệng chờ sung [12, 96].Khi phân biệt tục ngữ và thành ngữ, Vũ Ngọc Phan cho rằng: “Tục ngữ là
<small>một câu tự nó diễn trọn một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm, một ln lý, một35</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">cơng lý, có khi là một sự phê phán” [84, 28]. Còn “Thành ngữ là một phan câu sẵncó, nó là một bộ phận của câu mà nhiều người đã quen dùng, nhưng tự riêng nó
khơng diễn được một ý trọn vẹn. Về hình thức ngữ pháp, mỗi thành ngữ chỉ là một
nhóm từ, chưa phải một câu hồn chỉnh” [84, 28]; cịn tục ngữ dù ngắn đến đâucũng là một câu hoàn chỉnh. Đây là cách phân biệt mà chúng tôi thấy khá phù hợp,
dễ hiểu.
Từ những quan điểm trên, chúng tôi hiểu Tực ngữ là kết quả của một quá
trình nhận thức, trải nghiệm cua dân gian, đúc kết từ thực tiễn để nảy ra một tri
thức đúng, được diễn đạt bằng những mệnh dé ngắn, có van điệu do nhiều thé hệ
sáng tác và lưu truyền nhằm phản ánh nhiều mặt khác nhau của đời sống xã hội.
nhau. Trong ca dao có một số câu do nội dung cô đọng, hàm súc đã được dùng như
tục ngữ và cũng có khi những câu tục ngữ có sự tham gia của yêu tố cảm xúc khiến
cho nó gần gũi với ca dao, thí dụ những câu như: Ai ơi, đừng chóng chớ chay/ Cócơng mài sắt có ngày nên kim [54, 50]; Lời nói chẳng mắt tiền mua/ Lựa lời mà nói
<small>cho vừa lịng nhau [54, 1635].</small>
Tuy nhiên, nếu nội dung tục ngữ là một phán đốn, thiên về lý trí, đúc kếtkinh nghiệm về cuộc sống một cách khách quan thì nội dung ca dao lại thiên về tìnhcảm, phơ diễn tâm tình khá chủ quan. Hay nói cách khác, nếu tục ngữ thường dừnglại ở nhận thức hiện thực khách quan, nhận thức “cái vốn có” thi ca dao tiễn thêmmột bước rất quan trọng là bộc lộ nguyện vọng của nhân dân đối với việc cải tạohiện thực, đề xuất ra “cái nên có”, giúp nhận thức cuộc sống và xây dựng lý tưởng
Có thể nói, ca dao, tục ngữ là những loại thể tiêu biểu của văn học dân gian,là bức tranh toàn diện về đời sống lao động sản xuất và đời sống tinh thần của nhândân. Chúng là phương thức truyền tải những kinh nghiệm sống, những trải nghiệmphong phú, đa chiều của đời sống xã hội; từ tình yêu quê hương đất nước đến nhữngphong tục tập quán của cộng đồng: từ tình nghĩa thay trị, tình bạn đến tình u namnữ... đều được đúc kết qua ca dao, tục ngữ Việt Nam. Bên cạnh đó, tìm trong cadao, tục ngữ chúng ta có thé hiểu phần nào về nếp sống, nếp nghĩ của nhân dân,
<small>nhận diện được diện mạo lich sử và sắc thai vật chat - tinh thân của dân tộc.</small>
<small>36</small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">2.1.3.2. Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam
Trong quá trình sống, mỗi cộng đồng, dân tộc đều hình thành những nguyên
tắc, cách hành xử, những giá trị riêng. Điều đó có nghĩa là dân tộc nào cũng có
những triết lý điều chỉnh cuộc sống và hoạt động theo cách riêng. Dân tộc nào cũngcó nền văn hóa của riêng mình, có những tư tưởng triết học và đặc biệt có rất nhiềutriết lý phong phú, đa dạng. Nhưng không phải dân tộc nào cũng có các hệ thốngtriết học bác học, hàn lâm riêng. Các hệ thống triết học là sự phát triển của văn hóa
<small>dân tộc.</small>
Có thé nói, nền văn hóa của mỗi dân tộc đã nuôi dưỡng các hệ thống triếthọc, là điều kiện, chất liệu và là nguồn gốc cho sự phát triển của triết học; và chínhcác hệ thống triết học trở thành những thành tố của văn hóa. Mỗi dân tộc có thểkhơng có hệ thống triết học riêng nhưng khơng thể khơng có văn hóa của riêngmình, bởi nếu khơng có văn hóa thì dân tộc ay khơng thể tồn tại được. Văn hóa
đóng vai trị quan trọng, thiết yéu của mỗi quốc gia trên mọi phương diện của đờisống xã hội. Có thé nói, văn hóa chính là điều kiện tất yếu cho sự ra đời, ton tại vàphát triển của các triết lý.
Các triết lý trong văn học dân gian là triết lý sống, là quan niệm về thiênnhiên, con người; nó phản ánh lợi ích của số đơng trong cộng đồng. Nó khơng bàn
đến các vấn dé gắn với thể chế, không nhằm luận giải, minh họa cho đường lối,
chính sách cai trị của một triều đại nào; nó bàn đến vấn đề muôn thuở của con
<small>người, đời người, giới tự nhiên...</small>
Ca dao, tục ngữ là các sáng tác dân gian. Vì thế, lẽ tất nhiên các quan niệm
về tự nhiên, xã hội, con người... chứa đựng trong đó mới chỉ dừng lại ở góc độ triết
lý, trong đó có triết lý nhân sinh. Triết lý nhân sinh là một nội dung lớn, có tính baotrùm trong các loại thé văn học dân gian nói chung và ca dao, tục ngữ nói riêng. Cadao tập trung phan lớn nói đến con người và coi con người như là tâm điểm mà tác
<small>giả dân gian hướng tới. Từ những trải nghiệm với cuộc đời, các tác giả dân gian đã</small>
cuộc đời; triết lý về đối nhân xử thế, ứng xử trong gia đình, ứng xử ngồi xã hội và
<small>ứng xử đơi với chính bản thân mình... Tât cả đêu trả lời cho câu hỏi lớn: “con người</small>
<small>37</small>
</div>