Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.19 MB, 86 trang )
<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">
<b>THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH</b>
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT </b>
<b> </b>
<b> <sup> </sup> <sup> </sup> </b>
<b> </b>
<b> </b>
<b> </b>
<b>KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆPNGÀNH QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP </b>
<b>Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11/2023</b>
S K L 0 1 2 2 1 2
<b>GVHD: Th.S TRƯƠNG VĂN NAMSVTH: NGUYỄN THỊ THANH TRÚC </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2"><b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO </b>
<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ </b>
<b> Giảng viên hướng dẫn </b>
<b>Th.S Trương Văn Nam </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">Để hồn thành bài Khóa luận tốt nghiệp này,
Lời đầu tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy/Cô trong khoa Kinh tế của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy tận tình và cung cấp những kiến thức nền tảng vững chắc để tác giả có hành trang vận dụng vào môi trường làm việc.
Tiếp theo, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Giảng viên hướng dẫn - Thầy Trương Văn Nam. Thầy đã ln nhiệt tình hướng dẫn, định hướng và giúp tác giả hồn thành tốt nhất bài khóa luận này. Trong q trình hướng dẫn, Thầy khơng những cung cấp cho tác giả những kiến thức chuyên ngành mà cịn là kinh nghiệm thực tế.
Về phía đơn vị thực tập, tác giả xin gửi lời cảm ơn đến Quý Công ty Cổ phần Thực phẩm Sun Do đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả thực tập trong suốt 10 tuần tại đây. Bên cạnh đó, tác giả cũng xin cảm ơn các anh chị QC, anh chị Giám sát sản xuất đã hướng dẫn, giúp tác giả làm quen với công việc cũng như cung cấp các tài liệu liên quan phục vụ cho quá trình nghiên cứu của tác giả. Và xin cảm ơn đến tồn thể những cơng nhân viên tại khu bánh lạnh của cơng ty, tác giả đã có khoảng thời gian làm việc trong một mơi trường rất hịa đồng và chuyên nghiệp.
Quá trình tiếp cận thực tế tại doanh nghiệp và nghiên cứu vấn đề tuy không quá dài nhưng đây sẽ là những kinh nghiệm quý báu cũng như là cơ hội để tác giả tự đánh giá và bổ sung những kiến thức liên quan đến định hướng trong tương lai.
Kính chúc Thầy/Cơ sức khỏe và thành cơng. Kính chúc Q Cơng ty ngày càng
<b>phát triển. Tác giả xin chân thành cảm ơn. </b>
<i>Tp. HCM, ngày 20 tháng 11 năm 2023 </i>
<b>Sinh viên </b>
<b> Nguyễn Thị Thanh Trúc </b>
</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">Bảng 1. 1: Cơ cấu nhân sự theo giới tính ... 14
Bảng 1. 2: Cơ cấu nhân sự theo trình độ học vấn ... 14
Bảng 1. 3: Tình hình hoạt động kinh doanh từ 2020 - 2022 ... 15
Bảng 3. 1: Kế hoạch sản xuất bánh tháng 7/2023 ... 35
Bảng 3. 2: Tiêu chuẩn trong đóng gói một số loại bánh ... 40
Bảng 3. 3: Số lượng sử dụng tại bộ phận đóng gói trong tháng 7/2023 ... 42
Bảng 3. 4: Cơ cấu nhân sự theo thâm niên làm việc tại khu bánh lạnh ... 43
Bảng 3. 5: Cơ cấu nhân sự theo độ tuổi tại khu bánh lạnh ... 43
Bảng 3. 6: Tỷ lệ cơ giới hóa các khu vực sản xuất ... 44
Bảng 3. 7: Thời gian chờ bán thành phẩm của cơng đoạn trước tại khâu đóng gói ... 46
Bảng 3. 8: Bảng thống kê số lỗi trong tháng 7/2023 ... 46
Bảng 4. 1: Cự li vận chuyển tại nhà xưởng trước và sau khi bố trí layout ... 51
Bảng 4. 2: Thời gian chu trình cho các công việc hiện tại ... 52
Bảng 4. 3: Áp dụng cân bằng chuyền để phân bổ lao động ... 59
Bảng 4. 4: So sánh hiệu quả trước và sau khi áp dụng cân bằng chuyền ... 59
Bảng 4. 5: Bảng thống kê số lỗi và tích lũy lỗi bánh lạnh ... 60
Bảng 4. 6: Phân tích nguyên nhân gây ra các lỗi khuyết tật cao ... 61
Bảng 4. 7: Xây dựng đánh giá vi phạm lỗi tại xưởng ... 64
Bảng 4. 8: Bảng đánh giá hiệu quả đào tạo lao động ... 66
Bảng 4. 9: Quy trình xử lý sản phẩm không đạt chất lượng... 67
</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">Hình 1. 1: Logo cơng ty ... 5
Hình 1. 2: Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần Thực phẩm Sun Do ... 8
Hình 1. 3: Logo chuỗi cửa hàng Savouré ... 11
Hình 1. 4: Các đối tác cung cấp ngun vật liệu cho cơng ty ... 12
Hình 1. 5: Các sản phẩm bánh chủ lực của công ty ... 13
Hình 2. 1: Các ký hiệu thường dùng trong lưu đồ dạng mơ tả ... 22
Hình 2. 2: Biểu đồ Pareto cho các dạng khuyết tật ... 23
Hình 3. 1: Quy trình tổng quan sản xuất bánh lạnh tại cơng ty Sun Do ... 27
Hình 3. 2: Layout khu sản xuất bánh lạnh tại công ty ... 30
Hình 3. 3: Sơ đồ quy trình lập kế hoạch sản xuất của cơng ty ... 33
Hình 3. 4: Khu vực cơng cụ, dụng cụ đóng gói ... 37
Hình 3. 5: Bảng tin 5S tại nhà xưởng công ty Sun Do ... 39
Hình 4. 1: Layout khu vực đóng gói trước khi bố trí ... 49
Hình 4. 2: Layout khu vực đóng gói sau khi bố trí ... 49
Hình 4. 3: Biểu đồ thời gian sản xuất hiện tại ... 53
Hình 4. 4: Thời gian chu kỳ nhóm cơng việc 1 trước cân bằng ... 54
Hình 4. 5: Thời gian chu kỳ nhóm cơng việc 1 sau cân bằng ... 55
Hình 4. 6: Thời gian chu kỳ nhóm cơng việc 2 trước cân bằng ... 55
Hình 4. 7: Thời gian chu kỳ nhóm cơng việc 2 sau cân bằng ... 56
Hình 4. 8: Thời gian chu kỳ nhóm cơng việc 3 trước cân bằng ... 56
Hình 4. 9: Thời gian chu kỳ nhóm cơng việc 3 sau cân bằng ... 57
Hình 4. 10: Thời gian chu kỳ nhóm cơng việc 4 trước cân bằng ... 57
Hình 4. 11: Thời gian chu kỳ nhóm cơng việc 4 sau cân bằng ... 58
Hình 4. 12: Mối quan hệ thời gian chu kỳ công việc và nhịp sản xuất sau cân bằng ... 58
Hình 4. 13: Biểu đồ Pareto cho các lỗi trong cơng đoạn đóng gói bánh lạnh ... 61
</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ... i
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN ... ii
LỜI CẢM ƠN ... iii
2. Mục tiêu nghiên cứu ... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 2
4. Phương pháp nghiên cứu ... 2
5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp ... 3
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM SUN DO ... 5
1.1. Tổng quan về cơng ty ... 5
1.1.1. Q trình hình thành và phát triển ... 5
1.1.2. Triết lý và sứ mệnh ... 6
1.1.3. Cơ cấu tổ chức ... 8
1.1.4. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh ... 10
1.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh ... 12
1.2.1. Nhà cung cấp nguyên vật liệu ... 12
1.2.2. Các dòng sản phẩm ... 12
1.2.3. Nguồn nhân lực ... 14
1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2020 - 2022 ... 15
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ... 16
2.1. Tổng quan về sản xuất tinh gọn - Lean Manufacturing ... 16
2.1.1. Khái niệm về sản xuất tinh gọn ... 16
</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">2.3.3. Phương pháp 5W1H ... 23
2.4. Phương pháp cân bằng chuyền ... 24
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ CƠNG TÁC ĐĨNG GĨI BÁNH LẠNH TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM SUN DO ... 27
3.1. Quy trình sản xuất bánh ... 27
3.2. Thực trạng quy mô sản xuất khu bánh lạnh ... 30
3.2.1. Giới thiệu về khu sản xuất bánh lạnh ... 30
3.2.2. Nguồn lực sản xuất tại nhà xưởng ... 32
3.3. Công tác lập kế hoạch sản xuất ... 33
3.3.1. Quy trình lập kế hoạch sản xuất... 33
3.3.2. Đánh giá hiệu quả lập kế hoạch sản xuất ... 35
3.4.6. Công tác bố trí máy móc, thiết bị... 44
3.5. Đánh giá thực trạng cơng tác đóng gói bánh lạnh ... 44
3.5.1. Ưu điểm ... 44
3.5.2. Hạn chế và nguyên nhân ... 45
CHƯƠNG 4: ỨNG DỤNG CÔNG CỤ NHẬN DIỆN CÁC LÃNG PHÍ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐĨNG GĨI BÁNH LẠNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM SUN DO ... 48
4.1. Giải pháp giảm lãng phí vận chuyển ... 48
4.2. Giải pháp giảm lãng phí chờ đợi ... 52
4.3. Giải pháp giảm lãng phí khuyết tật sản phẩm ... 60
KẾT LUẬN ... 69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 70
PHỤ LỤC ... 71
</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">
Toàn cầu hóa, khu vực hóa đã diễn ra mạnh mẽ trong những thập kỷ vừa qua và là xu thế trong tương lai. Đây vừa là cơ hội để tăng trưởng, phát triển kinh tế, vừa là thách thức lớn cho các ngành kinh tế trong nước bị cạnh tranh khốc liệt khi mở cửa thị trường nội địa. Bên cạnh đó, khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo làm thay đổi phương thức quản lý nhà nước, mơ hình sản xuất, kinh doanh, một lượng lớn lao động sẽ bị thay thế bởi máy móc và dây chuyền sản xuất tự động. Chính vì vậy các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tại Việt Nam phải thay đổi tiến bộ để bắt kịp với xu hướng phát triển kinh tế hiện nay (Nguyễn Quốc Trường, 2023).
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp ln muốn tìm ra các giải pháp để có thể tối ưu được hiệu suất sản xuất với chi phí ở mức thấp nhất mà vẫn đảm bảo chất lượng. Sau đại dịch, thị trường cũng như khách hàng trở nên khó tính hơn, biến động hơn. Vì vậy, để có thể thu hút được khách hàng, đồng thời có được vị thế vững chắc trên thị trường thì các doanh nghiệp cần phải thúc đẩy việc hồn thiện hệ thống sản xuất của mình, tìm ra các giải pháp cắt giảm các loại lãng phí với mục tiêu đạt được năng suất như mong đợi.
Kết quả một nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu doanh nghiệp Lean (LERC), Vương quốc Anh năm 2000 chỉ ra rằng: thơng thường, trong q trình sản xuất chỉ có 5% hoạt động thực tế tạo ra giá trị gia tăng, 35% là hoạt động không tạo ra giá trị nhưng cần thiết và có đến 60% hoạt động không tạo ra giá trị. Việc loại bỏ các hoạt động không tạo ra giá trị là cơ sở để cải tiến các hoạt động của doanh nghiệp (Lý Bá Tồn, 2018). Nghĩa là tại các doanh nghiệp, khơng q 40% thao tác sinh ra giá trị và còn lại là hao phí. Theo quan điểm Toyota, lãng phí là tất cả các hoạt động tiêu tốn thời gian, nguồn lực hoặc không gian mà không tạo thêm giá trị cho sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng. Do đó, vấn đề cần giải quyết là tìm cách giảm thiểu và hạn chế lãng phí xảy ra để nâng cao hiệu quả sản xuất.
Đối với công ty Cổ phần Thực phẩm Sun Do - một trong những công ty tiên phong trong lĩnh vực sản xuất bánh tươi, với 13 năm kinh nghiệm có thể thấy tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tương đối tốt. Tuy nhiên Sun Do là công ty đi theo hướng sản xuất thủ cơng nên vẫn có tồn tại một số vấn đề liên quan đến lãng phí ở nhiều công đoạn từ quy trình sản xuất ra những chiếc bánh và đóng gói chúng.
</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">Những lãng phí này ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng bánh làm ra, giảm hiệu quả sản xuất khi tăng thời gian thực hiện... từ đó làm tăng thêm chi phí về nguyên vật liệu, chi phí lưu kho, tiền lương cho nhân cơng và các chi phí phát sinh khác. Do đó chi phí sản xuất tăng lên, giá thành sản phẩm tăng và nếu bán giá thấp thì lợi nhuận giảm, nếu bán giá cao thì tính cạnh tranh giảm.
Với thời gian trải nghiệm thực tế và nhận diện những hệ lụy nêu trên tác động đến công ty, đồng thời thấy rõ các vấn đề liên quan đến lãng phí trong quá trình hoạt động sản xuất mà cụ thể là các vấn đề phát sinh tại khâu đóng gói, tác giả quyết định
<i><b>chọn đề tài “Ứng dụng công cụ nhận diện các lãng phí để nâng cao hiệu quả đóng gói bánh lạnh của Cơng ty Cổ phần Thực phẩm Sun Do” để thực hiện nghiên cứu. </b></i>
- Tìm hiểu về cơ cấu tổ chức và quy trình sản xuất của cơng ty để nhìn nhận tổng qt về vấn đề lãng phí.
- Phân tích thực trạng để đánh giá ưu điểm, hạn chế và tìm nguyên nhân gây ra các lãng phí.
- Áp dụng cơng cụ nhận diện các lãng phí để xác định những lãng phí trong q trình sản xuất mà cụ thể là cơng tác đóng gói bánh lạnh.
- Đề xuất các giải pháp để giảm lãng phí và nâng cao hiệu quả đóng gói bánh lạnh tại công ty Cổ phần Thực phẩm Sun Do.
Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng quá trình sản xuất và nhận diện lãng phí đang tồn tại trong cơng tác đóng gói bánh lạnh tại Cơng ty Cổ phần Thực phẩm Sun Do.
Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: Khu vực bánh lạnh tại công ty Cổ phần Thực phẩm Sun Do. - Thời gian: Từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2023.
Các bước tiến hành nghiên cứu
</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">Phương pháp thu thập dữ liệu
- Tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng và đưa ra hướng giải quyết.
Phương pháp xin ý kiến chuyên gia: Tham khảo, xin ý kiến của Giảng viên hướng dẫn; ý kiến các anh chị cấp trên tại công ty.
Ngồi phần mở đầu và kết luận thì bài khóa luận gồm có 4 chương:
</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14"><b>Chương 1: Giới thiệu Công ty Cổ phần Thực phẩm Sun Do Chương 2: Cơ sở lý thuyết </b>
<b>Chương 3: Thực trạng và đánh giá cơng tác đóng gói bánh lạnh tại Cơng ty Cổ </b>
phần Thực phẩm Sun Do
<b>Chương 4: Ứng dụng cơng cụ nhận diện các lãng phí để nâng cao hiệu quả đóng </b>
gói bánh lạnh tại Cơng ty Cổ phần Thực phẩm Sun Do
</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">- Người đại diện pháp lý của cơng ty: Ơng Đỗ Thanh Hịa.
- Trụ sở chính: 34/6 Trần Khánh Dư, Phường Tân Định, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
- Nhà máy sản xuất: Số 5/22A Bùi Hữu Nghĩa, Bình Hịa, Thành phố Thuận An, Tỉnh Bình Dương, Việt Nam.
- Fax: (08) 3512 4426
- Website 1: sundofoods.com - Website 2: savourebakery.com
<b>Hình 1. 1: Logo cơng ty </b>
<i> (Nguồn: sundofoods.com) </i>
Ý nghĩa logo: chữ “Sun” mang ý nghĩa của những giá trị tự nhiên và những điều tốt đẹp mang lại cho xã hội; chữ “Do” mang ý nghĩa cho sự minh triết và tâm huyết của con người, bơng lúa mạch là hình ảnh tượng trưng cho ngun liệu chính trong các loại bánh của cơng ty.
Nguồn gốc ra đời: năm 2010, niềm đam mê các dòng bánh Pháp đã đến với những nhà sáng lập. Chính niềm đam mê này đã thôi thúc các nhà sáng lập nghiên cứu,
</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">quan tâm đến các dòng bánh hiện đại, thơm ngon và giàu dinh dưỡng của Pháp và
<i>Savouré đã ra đời từ thời điểm đó. </i>
<i>Các cột mốc chính: </i>
- 2010: Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Sun Do thành lập và thương hiệu Savouré ra đời.
- 1/11/2010: Cửa hàng Savouré đầu tiên khai trương.
- 2/11/2011: Mơ hình Bánh - Café đầu tiên của Savouré tại số 01 Trần Khánh Dư, Quận 1.
- 10/02/2012: Mốc 10.000 hộp Su kem tiêu thụ.
- 05/01/2013: Thương hiệu VIETCUP và SAVOUR TEA ra đời.
- 2018: Hợp tác BTM Global - Netsuite - Xây dựng hệ thống ERP/ I Value Academy, đào tạo đội ngũ kế thừa/ Khởi công xây dựng trụ sở mới xưởng sản xuất đạt tiêu chuẩn ISO 22000:2005 HACCP Xây dựng Môi trường làm việc hiện đại, năng động.
- 2019: Đưa vào hoạt động nhà xưởng - văn phịng tại Bình Dương, với tổng diện tích 6.000m2, trong đó diện tích sử dụng 4.000m2.
- 2020: Thành lập Công ty Cổ phần Thực Phẩm Sun Do chi nhánh tại Mỹ, đánh dấu sự trưởng thành và phát triển cho hành trình 10 năm.
- 2020 - nay: công ty tiếp tục hành trình phát triển, hệ thống cửa hàng Savouré có thêm cơ sở, hiện có 12 cửa hàng Savouré tại Thành phố Hồ Chí Minh.
<b>1.1.2. Triết lý và sứ mệnh </b>
<i>Triết lý </i>
Với triết lý “Vị ngon tạo phong cách”, Sundo mong muốn mang đến những sản phẩm Chất lượng, có hương vị Thơm ngon độc đáo và có lợi cho Sức khỏe người tiêu dùng.
<i>Mọi hoạt động của cơng ty nhằm mục đích: </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">- Mang đến sản phẩm thơm ngon và giàu dinh dưỡng cho khách hàng. - Cung cấp dịch vụ tốt nhất nhằm tạo ra các trải nghiệm độc đáo.
- Nâng tầm chất lượng bánh tươi & đồ uống tại Việt Nam theo xu hướng Châu Âu.
- Mang lại niềm vui thích và hạnh phúc cho các cá nhân trong việc ăn uống, chia sẻ cùng người thân gia đình.
- Góp phần làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
<i>Tầm nhìn </i>
Top 3 công ty dẫn đầu trong lĩnh vực bánh tươi và thực phẩm cao cấp.
Thông qua thương hiệu Savouré, Sundo hướng đến là một trong những thương hiệu được lựa chọn hàng đầu trong lĩnh vực Bánh và Quà tặng tại thị trường Việt Nam.
<i>Giá trị cốt lõi </i>
Chuyên nghiệp - Cải tiến - Tận tâm - Cam kết - Trách nhiệm
<i>Thế mạnh của Sundo Foods </i>
- Giải pháp kết hợp thực phẩm
Sundo Foods là công ty tiên phong trong lĩnh vực bánh tươi đã mở rộng các hoạt động kinh doanh về đồ uống nhằm tạo ra các trải nghiệm mới cho khách hàng. Giá trị vượt trội của Sundo Foods là khả năng cung cấp các loại sản phẩm bánh & nước kết hợp nhằm bổ sung các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe thông qua hệ thống kênh bán hàng tiện lợi & chuyên nghiệp.
- Quy trình chuyên nghiệp
Với nhà máy sản xuất bánh tươi & các loại nước uống đóng gói chuyên nghiệp, Sundo Foods đảm bảo chất lượng sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Với đội ngũ kỹ sư, thợ làm bánh giàu năng lực, Sundo Foods cam kết mang lại các sản phẩm ngon và độc đáo cho người tiêu dùng.
- Am hiểu văn hóa
Với sự hiểu biết sâu sắc về văn hóa & con người Việt Nam, Sundo Foods luôn mang lại các trải nghiệm thú vị cho khách hàng bằng các sản phẩm có chất lượng và độc đáo.
Sự thành công của chuỗi quán Savouré cùng với lượng khách hàng B2B lớn hiện có đã minh chứng cho sự thành công trong triết lý kinh doanh của Sundo Foods.
</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18"><b>1.1.3. Cơ cấu tổ chức</b>
<b>Hình 1. 2: Sơ đồ tổ chức Cơng ty Cổ phần Thực phẩm Sun Do </b>
<i>(Nguồn: Phòng Hành chính - Nhân sự cơng ty) </i>
(1) Đại hội đồng cổ đơng: là cơ quan có quyền hành cao nhất trong công ty, chịu trách nhiệm quyết định mọi vấn đề quan trọng liên quan đến cơ cấu nguồn vốn, mối quan hệ với khách hàng lớn và những nhà đầu tư.
(2) Hội đồng Quản trị: có quyền quyết định với đầy đủ quyền hạn về mọi vấn đề liên quan đến quyền lợi công ty và mục đích kinh doanh phù hợp với luật pháp, là cơ quan quản lý công ty.
(3) Tổng Giám đốc: là người có quyền điều hành và ra quyết định theo đúng chức năng của lĩnh vực công ty đã đăng ký kinh doanh đối với mọi hoạt động của công ty, từ vận hành tổ chức, phê duyệt các đề xuất chiến lược giúp công ty phát triển từ các phịng ban dưới.
(4) Phó Tổng Giám đốc: là người được Tổng Giám đốc ủy quyền hoặc phân cơng quản lí phịng ban kế tốn và hành chính nhân sự, kế hoạch đào tạo nghiệp vụ…
<small>ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG</small>
<small>Hội đồng Quản trị</small>
<small>Tổng Giám đốc</small>
<small>Phó Tổng Giám đốc</small>
<small>Nhà máy Sun Do</small>
<small>Xưởng sản xuất</small>
<small>Kho điều vận</small>
<small>Bảo trì </small>
<small>Kinh doanh và phát triển </small>
<small>sản xuấtPhát triển sản </small>
<small>Kinh doanh</small>
<small>Thu muaQuản lý chất </small>
<small>lượng</small> <sup>Tài chính & </sup><small>Nhân sự</small>
<small>Kế tốn</small>
<small>Hành chính Nhân sự </small>
</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">-(5) Nhà máy Sun Do: đứng đầu là Giám đốc sản xuất, có nhiệm vụ điều hành hoạt động sản xuất, chịu trách nhiệm đảm bảo hoạt động sản xuất và chiến lược phát triển sản phẩm.
Xưởng sản xuất: nơi sản xuất sản phẩm, gồm có:
+ Bộ phận kế hoạch sản xuất: dựa vào những kế hoạch tổng thể đã được phân công thống nhất, bộ phận sẽ tiến hành lập và kiểm soát kế hoạch sản xuất; triển khai kế hoạch sản xuất đến Giám sát sản xuất để triển khai đến nhân công.
+ Khu bánh nướng: các tổ sản xuất bông lan, bánh mì, cookies, vỏ su, sandwich, trung thu.
+ Khu bánh lạnh: các tổ sản xuất bánh Á, chocolate, Âu, kem, bánh su.
+ Khu thành phẩm: đóng gói các loại bánh của cửa hàng công ty, tại đây trước khi xuất đi thì tất cả sản phẩm sẽ phải đi qua máy dò kim loại.
Tại mỗi khu khác nhau sẽ gồm có:
+ Giám sát sản xuất: tổ chức triển khai, giám sát thực hiện kế hoạch sản xuất, đảm bảo chất lượng, số lượng, tiến độ và kỹ thuật sản xuất; thống kê, báo cáo kết quả, tình hình sản xuất hàng ngày cho quản lý cấp trên; theo dõi tình hình nhân sự, sắp xếp, phân cơng cơng việc hợp lý.
+ Công nhân sản xuất đảm bảo nhiệm vụ sản xuất chính trong các cơng đoạn làm bánh.
+ Các QC có nhiệm vụ kiểm tra tình trạng bán thành phẩm và thành phẩm trước khi xuất xưởng và khi sản phẩm bị hoàn lại; báo cáo về tình hình nhà xưởng, khu vực sản xuất, chất lượng, số lượng mỗi loại bánh... cho tổ trưởng QC.
Kho điều vận: bao gồm kho thành phẩm và vận chuyển, tất cả các thành phẩm bánh sẽ được lưu trữ và bảo quản tại đây trước khi xuất kho, hằng ngày thủ kho sẽ phải kiểm soát số lượng bánh nhập vào và xuất đi.
Bộ phận bảo trì: lập kế hoạch và lịch bảo trì cho thiết bị trong cơng ty, kiểm tra và hiệu chỉnh, bảo trì bảo dưỡng máy móc như máy đánh kem, đánh bột, máy nướng bánh... phân công các nhân viên kỹ thuật để kiểm tra, bảo trì thiết bị kịp thời.
(6) Kinh doanh và phát triển sản xuất
+ Bộ phận phát triển sản phẩm: phát triển ý tưởng nghiên cứu về các dòng bánh mới hoặc cải tiến sản phẩm hiện tại của công ty là bánh nướng, bánh lạnh và nhân của các loại bánh khác nhau; thiết kế và thử nghiệm sản phẩm.
</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">+ Bộ phận kinh doanh:
Phát triển thị trường: nghiên cứu và phân tích thị trường, đối tượng tiềm năng để hướng tới, phân tích và đánh giá xu hướng, sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh để có chiếc lược kinh doanh phù hợp tại từng giai đoạn.
Kinh doanh B2B: duy trì, chăm sóc và phát triển mối quan hệ với khách hàng B2B, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, chào bán sản phẩm với các tổ chức, doanh nghiệp.
Truyền thông thương hiệu: quản lý fanpage facebook và các website của công ty; phát triển, marketing thương hiệu đến rộng rãi người tiêu dùng.
(7) Thu mua: bộ phận này lên kế hoạch về loại nguyên vật liệu, hàng hóa cần mua, số lượng, thời gian, chất lượng; đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp phù hợp; quản lý hợp đồng cung cấp, quản lý và duy trì mối quan hệ với nhà cung cấp.
(8) Quản lý chất lượng: bộ phận này có nhiệm vụ xây dựng quy trình kiểm sốt chất lượng; theo dõi bán thành phẩm và thành phẩm trong quá trình sản xuất; Giám sát công việc, thao tác của công nhân đảm bảo họ thực hiện đúng yêu cầu và trách nhiệm được giao.
(9) Tài chính & Nhân sự
Kế tốn:thu thập, xử lý và cung cấp thơng tin về tài sản, nguồn hình thành tài sản và sự vận động của tài sản trong công ty; kiểm tra độ chính xác, tính trung thực của
<i>những số liệu. </i>
Hành chính - Nhân sự: chịu trách nhiệm về lương & phúc lợi cho tồn bộ cơng nhân viên; thực hiện quy trình tuyển dụng và đào tạo nhân sự mới; thực hiện các cơng việc về Hành chính nhân sự.
<b>1.1.4. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh </b>
Loại hình sản xuất: tại cơ sở sản xuất nhà máy - văn phịng Cơng ty Cổ phần Thực phẩm Sun Do tại Bình Dương sản xuất bánh các loại như: bánh mì que, bánh su kem, Sandwich, bánh trung thu, bánh kem, bánh Á - Âu, kem các loại.
<i><b>Các hoạt động của Sundo Foods: hiện tại công ty sản xuất các loại bánh để cung </b></i>
cấp cho cửa hàng bánh Savouré và gia công cho các nhãn hàng.
<i>Chuỗi bánh tươi Savouré </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21"><b>Hình 1. 3: Logo chuỗi cửa hàng Savouré </b>
<i>(Nguồn: savourebakery.com) </i>
Savouré mang ý nghĩa “Thưởng thức” trong tiếng Pháp. Savouré là thương hiệu bánh tươi của cơng hoạt động theo hình thức chuỗi cửa hàng với quy mô vừa và nhỏ. Mỗi cửa hàng Savouré có diện tích khoảng 50m² được bố trí các quầy, kệ hàng một cách tối ưu nhất giúp người mua dễ dàng lựa chọn sản phẩm. Ngồi ra, cịn có bàn ghế ngồi để đáp ứng nhu cầu gặp mặt, gia đình… có từ 2 - 3 nhân viên phục vụ đảm bảo sự hài lòng tuyệt đối của khách hàng.
Mỗi cửa hàng sẽ trưng bày và kinh doanh tất cả các dòng bánh của công ty. Bên cạnh sản phẩm bánh su kem được bán chạy, Savouré cịn có những dịng bánh khác như: bánh mì, bánh kem, kem lạnh... và nhận đặt hàng các loại bánh kem cưới, sinh nhật, tiệc.
Quận Bình Thạnh: Savouré Bakery - Nguyễn Gia Trí/ Lê Quang Định/ Xơ Viết Nghệ Tĩnh
Quận Gò Vấp: Savouré Bakery - Phan Văn Trị/ Quang Trung Quận Tân Phú: Savouré Bakery - Tân Quý
Thành phố Thủ Đức: Savouré Bakery - Lê Văn Việt
<i>Gia công nhãn hàng riêng chuyên nghiệp </i>
Với nhà máy được trang bị hiện đại, đạt tiêu chuẩn ISO, HACCP đảm bảo năng lực sản xuất đáp ứng các yêu cầu gia công bánh của khách hàng như Highlands Coffee, The Coffee House...
Phương thức đem lại nguồn thu chính cho cơng ty là kinh doanh B2B - bán hàng cho doanh nghiệp. Những khách hàng của công ty đều là những doanh nghiệp bán lẻ
</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">hàng đầu ở thị trường Việt Nam có thể kể đến như: cửa hàng tiện lợi B-mart, Circle K, GS 25, Co.op Food, ngân hàng ACB, Vietcombank... Việc trở thành đối tác của các nhãn hàng nổi tiếng đã góp phần đưa thương hiệu bánh tươi Savouré tiếp cận rộng rãi hơn đến các khách hàng.
<b>1.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh 1.2.1. Nhà cung cấp nguyên vật liệu </b>
<b>Hình 1. 4: Các đối tác cung cấp nguyên vật liệu cho công ty </b>
<i>(Nguồn: Tác giả tổng hợp) </i>
Để tạo ra những chiếc bánh tươi đạt chất lượng mong muốn thì nguyên vật liệu là một trong những yếu tố quyết định hàng đầu, chính vì vậy sau khi xem xét, đánh giá thì cơng ty đã chọn những nhà cung cấp nguyên vật liệu lớn tại Việt Nam.
Chẳng hạn công ty sẽ sử dụng bột mì xanh lá của NCC Interflour, bơ Pilot - Goodfoods, kem Ever Whip - NCC Thiên Phú, hương vani extra - Tân Nhất Hương, bột custard - Puratos, Whipping cream AC - Anchor... Ngoài ra một số nguyên vật liệu sẽ được mua ở siêu thị như muối, đường, sữa đặc, sữa tươi không đường.
<b>1.2.2. Các dòng sản phẩm </b>
<i><b>Chuỗi cửa hàng bánh tươi Savouré </b></i>
Tại các cửa hàng, công ty sẽ bày bán đa dạng các dịng sản phẩm bánh tươi mà cơng ty sản xuất, có thể kể đến các sản phẩm:
- Sản phẩm đặc trưng: bánh mì que, bánh su kem, bánh kem bắp, kem chuối dừa - Bánh tươi: bánh cua mặn, bông lan socola, bánh Mexico sữa dừa, ốc kem, donut, bánh mì dừa lưới...
- Bánh quy các loại
- Kem: kem chuối dừa, cà rem các loại socola, dâu, cà phê, vani, trà xanh
</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">- Các loại bánh sinh nhật - Bánh trung thu
<b>Hình 1. 5: Các sản phẩm bánh chủ lực của công ty </b>
<i>(Nguồn: savourebakery.com) </i>
<i><b>Gia công cho nhãn hàng </b></i>
Tùy vào các hợp đồng gia công, mà tại các thời điểm khác nhau công ty sẽ sản xuất bánh cho các nhãn hàng khác nhau, hiện tại công ty sản xuất bánh lạnh cho 2 nhãn hàng chính là The Coffee House và Highlands Coffee.
Đối với The Coffee House có các sản phẩm: Tiramisu, Passion, Red Velvet, Matcha, bánh Gấu.
Đối với Highlands Coffee có các sản phẩm: Choco Pearl, Tiramisu, Mousse đào, Mousse cacao, mousse cam, caramel, Passion, VN cheese, trà xanh phô mai, Red velvet, bắp.
<i><b>Các sản phẩm khác </b></i>
- Cafe Việt cup là sản phẩm được chọn lọc từ những nguồn cà phê chất lượng được tiêu chuẩn hóa thơng qua quy trình phối trộn để ra đời dòng cà phê sữa thơm ngon và đậm đà hương vị.
- Trà Savor Tea là sản phẩm được chọn lọc và sản xuất từ những nguyên liệu trà cao cấp phối trộn với các loại thảo mộc, sản phẩm Savor Tea mang đến cho người tiêu dùng cảm giác thanh mát và sảng khoái khi sử dụng.
- Hạt nêm Great cook là sản phẩm được phối trộn hoàn hảo của thịt thăn và xương ống hay nấm và rong biển nhằm mang đến cho khách hàng bữa ăn ngon miệng và đậm đà hương vị.
</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">Công ty chủ trương đáp ứng sản phẩm cho các kênh siêu thị, chuỗi cà phê, khu công nghiệp, khách sạn, nhà hàng, khách sạn... đảm bảo chất lượng thơm ngon, đa dạng phù hợp cho tất cả các loại tiệc, buffet, sự kiện. Bên cạnh đó, các sản phẩm có thể điều chỉnh phù hợp theo nhu cầu thực tế nhằm cung cấp giải pháp hiệu quả nhất cho khách hàng. Cùng với hệ thống xe giao hàng chuyên dụng sẽ luôn đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất đến với đối tác - khách hàng.
<i>(Nguồn: Bộ phận Nhân sự công ty) </i>
Tại công ty, lệ lao động nữ cao hơn nam, tuy nhiên với tỉ lệ nam/nữ là 47.04%/52.96% thì có thể thấy cơng ty khá cân bằng về tỷ lệ giới tính. Ngồi ra, cơng ty cịn có 10 thực tập sinh bao gồm thực tập mảng sản xuất, thực tập sinh QC và 3 QC thời vụ tại khu bánh lạnh.
<b>Bảng 1. 2: Cơ cấu nhân sự theo trình độ học vấn </b>
<i>(Nguồn: Bộ phận Nhân sự cơng ty) </i>
Nhìn chung cơ cấu lao động trong cơng ty có phần trăm trình độ học vấn Cao đẳng, Đại học là cao nhất với 45%; thấp nhất là lao động phổ thông chiếm 16.72% trên tổng số lực lượng lao động tại công ty và số lượng này thì tập trung chủ yếu là cơng nhân sản xuất.
</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25"><b>1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2020 - 2022 Bảng 1. 3: Tình hình hoạt động kinh doanh từ 2020 - 2022 </b>
Đơn vị tính: Triệu VNĐ
<i>(Nguồn: Bộ phận Kế tốn cơng ty) </i>
Theo số liệu thu thập được từ bộ phận Kế tốn của cơng ty Cổ phần Thực phẩm Sun Do trong giai đoạn từ 2020 - 2022, lợi nhuận của công ty tăng qua các năm, tuy nhiên nhìn chung vẫn chưa đạt được mục tiêu mà công ty đề ra. Năm 2020 và năm 2021 là những thời điểm mà đại dịch Covid - 19 bùng phát mạnh, lượng cầu giảm nhiều hơn trước, vì cơng ty sản xuất mặt hàng về bánh nên doanh thu tăng trưởng chậm trong khi chi phí bán hàng và giá vốn thì vẫn khơng biến đổi nhiều. Đến năm 2022 khi mà đại dịch đã tương đối được đẩy lùi, lượng cầu tăng lên thì doanh thu và lợi nhuận cơng ty cũng đạt gần 7 tỷ đồng và dự kiến lợi nhuận kỳ vọng sẽ tăng trong tương lai.
Trong các giai đoạn tiếp theo, công ty sẽ tiếp tục đầu tư, cải tiến liên tục, cung ứng những sản phẩm chất lượng cao. Đồng thời công ty sẽ mở rộng thị trường, vừa góp phần quảng bá hình ảnh cơng ty đến mọi người, vừa tìm kiếm nhiều khách hàng tiềm năng, và góp phần tăng trưởng doanh thu cũng như lợi nhuận của công ty. Cùng với đó là chia sẻ lợi ích, gắn bó trách nhiệm với khách hàng, hướng tới mục tiêu top 3 công ty dẫn đầu trong lĩnh vực bánh tươi và thực phẩm cao cấp tại Việt Nam.
</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">Theo Lý Bá Toàn và cộng sự (2018), quản lý tinh gọn (Lean) bắt nguồn từ hệ thống sản xuất Toyota (TPS) được triển khai xuyên suốt trong các hoạt động của Công ty Toyota từ những năm 1950. Toyota được xem là một trong những công ty sản xuất hiệu quả nhất trên thế giới và là công ty đưa ra chuẩn mực về áp dụng Lean.
Theo Ramune & Milita (2012), Lean là một triết lý sản xuất kết hợp các nguyên tắc, công cụ và kỹ thuật vào quy trình sản xuất kinh doanh để tối ưu hóa thời gian, nguồn nhân lực, tài sản và năng suất, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng.
Lean Manufacturing hay còn gọi là Lean Production (Sản xuất tinh gọn) là một mơ hình bao gồm các ngun tắc và cơng cụ cải tiến có hệ thống, tập trung vào việc tạo giá trị từ góc nhìn của khách hàng và loại bỏ những lãng phí trong q trình sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ của một tổ chức. Áp dụng triết lý sản xuất tinh gọn là một trong những khái niệm quan trọng giúp doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh trong thị trường thế giới.
Sản xuất tinh gọn giúp tăng khả năng sử dụng các nguồn lực, rút ngắn thời gian chu trình sản xuất và cung cấp dịch vụ nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ đáp ứng u cầu của khách hàng mà khơng có bất kỳ sự lãng phí nào thơng qua cải tiến liên tục quá trình.
Quá trình sản xuất tinh gọn được xây dựng dựa trên 2 trụ cột chính sau:
- Just-in-Time (JIT): nguyên tắc tức thời, sản xuất vừa đúng lúc, đúng loại, đúng số lượng, trong đó hệ thống kéo chủ trương chỉ sản xuất những gì cần thiết và vào lúc cần đến. Sản xuất chỉ được thực hiện khi có u cầu của các cơng đoạn kế tiếp.
- Jidoka: tự kiểm lỗi, chất lượng từ nguồn, làm lộ diện các trục trặc ngay tại chỗ là khả năng dừng ngay q trình khi có vấn đề. Khả năng này giúp không để lọt sản phẩm khuyết tật/sai lỗi, giúp nhận dạng và khắc phục những khu vực có vấn đề.
<b>2.1.2. Mục đích khi áp dụng Lean </b>
Theo Lý Bá Toàn và cộng sự (2018), khi áp dụng Lean thành công vào doanh nghiệp, có thể đạt được các mục tiêu cụ thể như sau:
</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">- Giảm phế phẩm và sự lãng phí: giảm phế phẩm và các lãng phí hữu hình, bao gồm: sử dụng vượt định mức nguyên vật liệu đầu vào, ngăn ngừa phế phẩm phát sinh, giảm chi phí do tái chế sản phẩm và các tính năng trên sản phẩm mà khách hàng không yêu cầu.
- Giảm thời gian chu kỳ, giảm thời gian quy trình và chu kỳ sản xuất bằng cách giảm thiểu thời gian chờ đợi giữa các công đoạn, cũng như thời gian chuẩn bị cho quy trình và thời gian chuyển đổi mẫu mã hay quy cách sản phẩm.
- Giảm mức tồn kho: giảm thiểu mức hàng tồn kho ở tất cả các công đoạn sản xuất, nhất là sản phẩm dở dang giữa các công đoạn. Mức tồn kho thấp hơn đồng nghĩa với yêu cầu vốn lưu động ít hơn.
- Tận dụng thiết bị và mặt bằng sản xuất: sử dụng thiết bị, mặt bằng hiệu quả hơn, gia tăng hiệu suất sản xuất các thiết bị hiện có, giảm thiểu thời gian dừng máy.
- Tăng tính linh hoạt: nâng cao khả năng linh hoạt khi sản xuất nhiều loại sản phẩm tương tự với chuyển đổi nhanh và rút ngắn thời gian bắt đầu sản xuất sản phẩm mới.
- Tăng sản lượng: tổ chức gia tăng sản lượng đáng kể trên cơ sở vật chất hiện có nếu giảm chu kỳ sản xuất, giảm thiểu “ùn tắc” và dừng máy, đảm bảo công nhân làm việc năng suất, không thực hiện thao tác không cần thiết.
<b>2.1.3. Nguyên tắc của Lean </b>
Theo Lý Bá Toàn và cộng sự (2018), 5 nguyên tắc Lean bao gồm:
<i>Ngun tắc 1: Loại bỏ lãng phí từ góc nhìn của khách hàng </i>
Nguyên tắc đầu tiên của sản xuất tinh gọn là loại bỏ lãng phí, bất cứ hoạt động nào không tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm cuối cùng thì cần tìm cách loại bỏ. Trong một quá trình sản xuất sản phẩm, giá trị chỉ được tạo ra nếu khách hàng chấp nhận trả tiền cho những hoạt động đó và tổ chức cần gia tăng giá trị thông qua chỉ sản xuất ra các sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ đúng yêu cầu của khách hàng. Quan điểm và công cụ của Lean giúp mọi người trong tổ chức nâng cao nhận thức đồng thời đưa ra các quan điểm mới về xác định lãng phí, qua đó khai thác những cơ hội để giảm lãng phí.
<i>Nguyên tắc 2: Xác định và lập sơ đồ chuỗi giá trị </i>
Chuỗi giá trị là một tập hợp có thứ tự các hoạt động của mọi bộ phận trong tổ chức có liên quan đến q trình cung cấp sản phẩm/dịch vụ, từ khâu đưa nguyên vật
</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">liệu đầu vào để sản xuất cho đến khi thành sản phẩm được chuyển giao cho khách hàng. Q trình phân tích tồn bộ dịng chảy của sản phẩm như vậy sẽ giúp phát hiện các lãng phí và hoạt động không tạo giá trị. Dưới góc độ quan sát giá trị, mỗi hoạt động của q trình sản xuất có thể được xếp vào một trong 3 dạng sau:
- Hoạt động tạo ra giá trị: là các hoạt động trực tiếp biến nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào để tạo ra đúng sản phẩm mà khách hàng yêu cầu và khách hàng sẵn sàng trả tiền cho những hoạt động đó.
- Hoạt động khơng tạo ra giá trị: là hoạt động không được yêu cầu hoặc không cần thiết để tạo ra sản phẩm mà khách hàng yêu cầu và khách hàng không sẵn sàng chi trả cho những hoạt động đó. Các hoạt động khơng tạo ra giá trị tiêu tốn tài nguyên và cần được loại bỏ hoặc giảm thiểu.
- Hoạt động không tạo ra giá trị nhưng cần thiết: là hoạt động mà khách hàng không chấp nhận trả tiền nhưng lại cần thiết để doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Các hoạt động này khó có thể loại bỏ trong ngắn hạn, thơng thường chỉ loại bỏ khi có sự thay đổi phương thức sản xuất hoặc thay đổi về năng lực quá trình.
<i>Nguyên tắc 3: Quá trình sản xuất liên tục </i>
Khi đã lập được sơ đồ chuỗi giá trị cho một sản phẩm cụ thể, các lãng phí sẽ từng bước được loại bỏ. Q trình sản xuất sản phẩm sẽ là một dòng chảy liên tục, không bị tắc nghẽn bởi bất kỳ lý do nào. Để đạt được điều này cần kết hợp một cách hài hịa giữa các cơng đoạn thủ cơng và thao tác của thiết bị, khi đó bán thành phẩm ln được xử lý trơn tru giúp quá trình được sản xuất liên tục.
<i>Nguyên tắc 4: Sản xuất kéo </i>
Với nguyên tắc này, hệ thống chỉ sản xuất khi có u cầu. Mỗi cơng đoạn sản xuất đều được “kéo” bởi công đoạn sau, nghĩa là chỉ khi nào có nhu cầu bởi cơng đoạn sau thì cơng đoạn trước mới tiến hành gia công nguyên liệu. Cơ chế kéo trong sản xuất có vai trị quyết định trong việc loại bỏ tồn kho không cần thiết của bán thành phẩm giữa các cơng đoạn sản xuất, nhờ đó giảm một cách đáng kể sai lỗi và lãng phí. Ví dụ trong hệ thống kéo, một đơn đặt hàng tạo ra nhu cầu về thành phẩm, sau đó lần lượt tạo ra nhu cầu cho công đoạn lắp ráp hoàn chỉnh, rồi lắp ráp sơ bộ và đi tiếp ngược dòng chuỗi cung cấp.
</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29"><i>Nguyên tắc 5: Cải tiến liên tục </i>
Nỗ lực liên tục để đạt tới sự hoàn hảo là một phần trong yêu cầu khi áp dụng Lean. Trong q trình triển khai các cơng cụ và phương pháp Lean, lãng phí ở tất cả các khía cạnh lần lượt được phát hiện và loại bỏ. Kaizen là một phương pháp hữu hiệu để thực hiện hoạt động này.
<b>2.2. Cơng cụ nhận diện các lãng phí </b>
Theo Phan Chí Anh (2015): theo quan điểm Toyota, lãng phí là tất cả các hoạt động tiêu tốn thời gian, nguồn lực hoặc không gian mà không tạo thêm giá trị cho sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng. Theo sản xuất tinh gọn Lean thì lãng phí được chia làm 7 loại từ góc độ giá trị gia tăng cho khách hàng.
- Lãng phí vận chuyển
Lãng phí trong vận chuyển đề cập đến bất kỳ sự di chuyển của nguyên vật liệu/ vật tư hay sản phẩm từ nơi này sang nơi khác mà không tạo ra giá trị gia tăng thêm cho sản phẩm, chẳng hạn việc vận chuyển nguyên vật liệu giữa các công đoạn sản xuất. Hậu quả của lãng phí này là việc di chuyển giữa các công đoạn xử lý làm kéo dài thời gian chu kỳ sản xuất, tiêu tốn thời gian, chi phí cũng như gây nên các vấn đề tiềm ẩn đến chất lượng thành phẩm, có thể gây nên những đình trệ trong sản xuất. Nguyên nhân đến từ việc sử dụng lao động và mặt bằng phân xưởng kém hiệu quả
- Lãng phí chờ đợi
Lãng phí chờ đợi là thời gian cơng nhân hay máy móc nhàn rỗi bởi sự tắc nghẽn hay do dòng sản xuất trong xưởng thiếu hiệu quả. Thời gian chờ đợi bao gồm cả thời gian trì hỗn giữa mỗi đợt gia cơng chế biến sản phẩm. Hậu quả của việc chờ đợi gây
<b>ra hiện tượng ùn tắc, tồn đọng bán thành phẩm, làm gián đoạn dòng chảy sản xuất... </b>
gây ra thời gian sản xuất bị kéo dài từ đó làm tăng thêm chi phí đáng kể do chi phí nhân cơng, chi phí tồn kho và khấu hao trên từng đơn vị sản lượng cũng bị tăng lên. Nguyên nhân của lãng phí này là khơng có tiêu chuẩn hay tiêu chuẩn cơng việc không rõ ràng, mặt bằng kém hiệu quả, thiếu sự hướng dẫn hay đào tạo chưa kỹ càng trong các cơng đoạn sản xuất, bố trí và sử dụng lao động chưa hợp lý...
- Lãng phí gia cơng thừa
Gia công thừa nghĩa là phải làm nhiều thao tác hơn mức cần thiết phải có để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu khách hàng. Điều này có thể xảy ra khi thực hiện các quy trình, cơng đoạn khơng được khách hàng yêu cầu, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng,
</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">kiểm tra sản phẩm không phù hợp hoặc quá tỉ mỉ so với những gì mà khách hàng yêu cầu. Từ đó gây ra lãng phí do gia cơng, xử lý thừa làm gia tăng chi phí q trình sản xuất của doanh nghiệp.
- Lãng phí sản phẩm lỗi và hỏng hóc
Bên cạnh các khuyết tật về mặt vật lý trực tiếp làm tăng chi phí hàng bán, khuyết tật cũng bao gồm các sai sót về giấy tờ, thơng tin sai lệch về sản phẩm, giao hàng trễ, sản xuất sai quy cách, sử dụng quá nhiều nguyên vật liệu hay tạo ra lãng phí phế liệu khơng cần thiết. Một sản phẩm có thể mắc một hay nhiều lỗi khác nhau từ đó dẫn đến việc sửa chữa những lỗi sai này, tiêu tốn nhiều thời gian, nỗ lực của nhân cơng, tăng chi phí và cịn ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng, uy tín của doanh nghiệp. Nguyên nhân gây nên lỗi khuyết tật sản phẩm là máy móc thiết bị lỗi, vật tư không đảm bảo, tay nghề công nhân kém, công tác đào tạo chưa kỹ càng và quá trình đánh giá, kiểm tra sản phẩm không đúng yêu cầu.
- Lãng phí tồn kho
Hàng tồn kho ở dạng nguyên vật liệu thô, vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm đều dẫn đến lãng phí về vốn vì không tạo ra được thu nhập cho người sản xuất hay giá trị cho người tiêu dùng. Bất cứ loại hàng tồn kho nào trong số này đều cần được tối ưu hóa để tránh lãng phí. Lượng tồn kho càng nhiều dẫn đến diện tích mặt bằng bị thu hẹp, dễ gây hư hỏng cho sản phẩm và tốn chi phí cho việc bảo quản, quản lý. Các nguyên nhân gây ra tồn kho có thể từ việc dự đốn sai nhu cầu thị trường, hoạch định nhu cầu vật tư chưa chính xác hoặc một số yếu tố khách quan khác làm cho doanh nghiệp không thể tránh khỏi tổn thất về việc tồn kho để hoạt động sản xuất được đảm bảo diễn ra một cách bình thường.
- Lãng phí thao tác thừa
Thao tác thừa bao gồm bất kỳ các chuyển động tay chân hay việc đi lại không cần thiết của công nhân không gắn liền với việc gia công sản phẩm. Chẳng hạn như việc đi lại khắp xưởng để tìm dụng cụ làm việc cũng như các chuyển động cơ thể không cần thiết hay bất tiện do quy trình thao tác được thiết kế kém làm chậm tốc độ làm việc của công nhân. Hậu quả của việc này sẽ ảnh hưởng đến tiến độ công việc, kéo dài thời gian sản xuất, giảm năng suất lao động. Nguyên nhân của lãng phí này đến từ việc bố trí mặt bằng, lắp đặt máy móc, thiết kế kém...
- Lãng phí sản xuất dư thừa
</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">Sản xuất dư thừa xảy ra khi sản phẩm được sản xuất ra nhiều hơn hoặc nhanh hơn, sớm hơn so với yêu cầu của khách hàng tại thời điểm đó. Một thực tế phổ biến dẫn đến lãng phí này là do nhà máy sản xuất theo lô lớn. Sản xuất thừa được coi là lãng phí tồi tệ nhất vì nó ẩn và/hoặc phát sinh ra những lãng phí khác. Sản xuất thừa dẫn đến tồn kho quá mức, dẫn đến chi phí cho khơng gian lưu trữ, bảo quản, tốn thời gian vận chuyển nhiều hơn, tạp ra nhiều phế phẩm, cần nhiều máy móc và nhân cơng hơn và gây ra các vấn đề chất lượng, chi phí tiềm ẩn khác mà các hoạt động đó hồn tồn không mang lại giá trị gia tăng cho khách hàng. Nguyên nhân của lãng phí này đến từ việc dự đoán sai nhu cầu thị trường hoặc doanh nghiệp chấp nhận sản xuất dư thừa như một khoản dự phịng.
<i><b>Lợi ích khi loại bỏ các lãng phí: </b></i>
- Nhận diện và loại bỏ 7 lãng phí sẽ giúp doanh nghiệp thỏa mãn tốt hơn các yêu cầu về chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ từ phía khách hàng. Từ đó, giúp nâng cao sự tín nhiệm của khách hàng và các bên liên quan đối với doanh nghiệp.
- Các hoạt động hay chi phí của các doanh nghiệp đều được tối ưu hóa, linh hoạt hơn. Các khâu hay bước trong quy trình khơng cần thiết sẽ bị loại bỏ, bố trí mặt bằng, dây chuyền hiệu quả hơn, đảm bảo được thời gian sản xuất, giao hàng đúng thời hạn... Từ đó doanh nghiệp có thể áp dụng nhiều chiến lược phát triển hay đẩy mạnh kinh doanh trong cùng thời gian.
- Quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn sẽ làm giảm chi phí, giá thành sản xuất sản phẩm, tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
<b>2.3. Các công cụ hỗ trợ liên quan 2.3.1. Lưu đồ </b>
Theo Lý Bá Toàn và cộng sự (2018), lưu đồ là một đồ thị biểu diễn một chuỗi các bước cần thiết để thực hiện một quá trình. Lưu đồ chia nhỏ tiến trình cơng việc để mọi người có thể thấy được các bước tiến hành công việc và cá nhân, bộ phận nào chịu trách nhiệm thực hiện.
Lưu đồ được trình bày theo dạng hàng và cột, thường sử dụng các hình đã được chuẩn hóa phù hợp với ý nghĩa.
</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32"><b>Hình 2. 1: Các ký hiệu thường dùng trong lưu đồ dạng mô tả</b>
- 80% thiệt hại về chất lượng do 20% nguyên nhân gây nên. - 20% nguyên nhân gây nên 80% tình trạng kém chất lượng.
Trong kiểm sốt chất lượng, biểu đồ Pareto được sử dụng để thể hiện các nguyên nhân phổ biến nhất gây ra khuyết tật sản phẩm, các dạng khuyết tật có tần suất xảy ra cao nhất hoặc các vấn đề khiếu nại của khách hàng thường hay gặp nhất.
Từ biểu đồ Pareto, cho thấy: - Hạng mục nào quan trọng nhất. - Hiểu được mức độ quan trọng.
- Tỷ lệ một số hạng mục trong số các hạng mục.
- Mức cải tiến đạt được sau khi thực hiện các hoạt động cải tiến. - Dễ dàng thuyết phục về một vấn đề nào đó chỉ cần nhìn trên biểu đồ.
</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33"><b>Hình 2. 2: Biểu đồ Pareto cho các dạng khuyết tật </b>
<i>(Nguồn: Tác giả tổng hợp) </i>
<i><b>Các bước để vẽ biểu đồ Pareto: </b></i>
Bước 1: Xác định vấn đề cần nghiên cứu (ví dụ các hạng mục khuyết tật), dữ liệu cần thu thập, phương pháp và thời gian thu thập dữ liệu (ví dụ dạng khuyết tật, vị trí, q trình, máy móc, con người và phương pháp).
Bước 2: Sắp xếp bảng dữ liệu theo các hạng mục.
Bước 3: Điền vào bảng tính dữ liệu và tính tốn tổng số.
Bước 4: Lập bảng dữ liệu cho biểu đồ Pareto theo các hạng mục, tổng số từng hạng mục, tổng số tích lũy, phần trăm tổng thể và phần trăm tích lũy.
Bước 5: Sắp xếp các hạng mục khuyết tật theo số lượng giảm dần và điền vào bảng dữ liệu.
Bước 6: Vẽ trục tung và trục hoành. Bước 7: Xây dựng biểu đồ cột.
Bước 8: Vẽ đường cong tích lũy. Đánh dấu các giá trị tích lũy (tổng tích lũy hay phần trăm tích lũy).
Bước 9: Viết các chi tiết cần thiết trên biểu đồ.
<b>2.3.3. Phương pháp 5W1H </b>
Phương pháp 5W1H còn được gọi là phương pháp Kipling vì thuật ngữ 5W1H có nguồn gốc từ bài thơ The Eleplant’s Child được xuất bản năm 1902 của tác giả Rudyard Kipling. Phương pháp 5W1H có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác
</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">nhau. 5W1H là viết tắt của What (Cái gì?), Where (Ở đâu?), When (Khi nào?), Why (Tại sao?), Who (Ai?), How (Làm thế nào?).
Khi đưa ra các quyết định, doanh nghiệp cần có cái nhìn từ tổng qt đến chi tiết của một vấn đề, xác định được những nguyên nhân, hệ quả và bên chịu trách nhiệm liên quan. Phương pháp 5W1H có thể nhanh chóng triển khai để thu thập thơng tin và cung cấp cái nhìn tồn diện.
Phương pháp này có thể được ứng dụng đồng thời trong việc xử lý các vấn đề xảy ra trong môi trường quản lý của công ty, chẳng hạn như các vấn đề về chất lượng sản phẩm kém hay kết quả sản xuất không như mong đợi. Bằng cách thành lập nhóm kiểm sốt chất lượng, 5W1H có thể được áp dụng như một công cụ hỗ trợ cải tiến theo hướng tốt hơn bằng cách lập danh sách các câu hỏi để điều tra nguyên nhân của vấn đề.
Về ứng dụng trong q trình sản xuất, có thể sử dụng phương pháp 5W1H để thu thập thông tin và phân tích các vấn đề xảy ra từ đó đưa ra hướng khắc phục phù hợp.
<i>Ưu điểm của nguyên tắc 5W1H: </i>
- Giúp tiếp cận và giải quyết vấn đề một cách có hệ thống: các câu hỏi giúp xác định đúng và đủ các nguyên nhân, các yếu tố gây nên vấn đề xảy ra.
- Sự linh động: có thể sử dụng để giải quyết bất kỳ vấn đề gì vì câu hỏi sẽ thay đổi tùy theo tình huống.
<b>2.4. Phương pháp cân bằng chuyền </b>
Theo Phạm Huy Tuân và Nguyễn Phi Trung (2016) giới thiệu về cân bằng chuyền: trong công việc bố trí sản xuất theo sản phẩm, q trình sản xuất được thiết kế theo mơ hình dịng chảy, được chia thành nhiều bước cơng việc. Q trình phân chia nhiệm vụ cho từng nơi làm việc gọi là cân bằng chuyền. Mục tiêu của cân bằng chuyền là tạo ra những nhóm bước cơng việc có thời gian gần như bằng nhau. Dây chuyền khi đạt cân bằng sẽ giảm thời gian ngừng máy, luồng công việc nhịp nhàng và đạt mức sử dụng năng lực sản xuất và lao động tốt hơn.
<i><b>Nhịp thời gian/Nhịp sản xuất (Takt time) </b></i>
Nhịp sản xuất (Takt time) là tần suất (thời gian) sản xuất chi tiết hay sản phẩm để đáp ứng theo yêu cầu khách hàng. Nhịp sản xuất được sử dụng để mô tả, theo dõi tốc độ một quy trình cần được duy trì ở các cơng đoạn khác nhau đảm bảo chủ động điều phối và giám sát để luồng sản xuất liên tục.
</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35"><i>Takt time = </i><sup>Thời gian sẵn có đáp ứng làm việc 1 ngày</sup>
Yêu cầu đặt hàng 1 ngày <sup> </sup>
<i><b>Thời gian chu kỳ (Cycle Time - C/T) </b></i>
Thời gian chu kỳ là khoảng thời gian từ khi bắt đầu công việc cho đến khi sản phẩm sẵn sàng để chuyển giao hoặc là khoảng thời gian giữa hai sản phẩm hoàn thành liên tiếp. T
C/T = Thời điểm bắt đầu - Thời điểm sẵn sàng chuyển giao
<b>Nguyên tắc cân bằng chuyền </b>
Theo Phạm Huy Tuân và Nguyễn Phi Trung (2016), các nguyên tắc để thực hiện việc cân bằng chuyền:
- Công việc có thời gian dài nhất: chọn cơng việc có sẵn mà có thời gian thực hiện dài nhất.
- Cơng việc có thời gian ngắn nhất: chọn cơng việc có sẵn mà có thời gian thực hiện ngắn nhất.
- Công việc theo sau nhiều nhất: chọn cơng việc có sẵn mà có cơng việc theo sau nhiều nhất.
- Cơng việc theo sau ít nhất: chọn cơng việc có sẵn mà có số cơng việc theo sau ít nhất.
- Cơng việc theo vị trí trọng số: chọn cơng việc có sẵn mà có tổng thời gian các công việc theo sau dài nhất.
Trong thực tế cần ít nhất là 2 nguyên tắc để thực hiện một bài toán cân bằng chuyền đạt hiệu quả.
<b>Các bước thực hiện cân bằng chuyền </b>
<i>Bước 1: Xác định các mối quan hệ tuần tự giữa các công việc và vẽ sơ đồ ưu </i>
tiên.
<i>Bước 2: Tính nhịp chuyền mục tiêu. </i>
<i>Bước 3: Tính số nơi làm việc tối thiểu đảm bảo sản xuất đạt chỉ tiêu. Số nơi làm </i>
việc tối thiểu được tính theo công thức sau:
</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36"><i>Bước 4: Lựa chọn nguyên tắc để thực hiện công việc cân bằng chuyền. </i>
<i>Bước 5: Tiến hành phân giao công việc. Bắt đầu từ nơi làm việc đầu tiên, phân </i>
giao công việc đầu tiên cho đến khi tổng thời gian các công việc bằng với nhịp chuyền hoặc khơng có cơng việc nào có thời gian khả thi để bố trí tiếp. Lặp lại với nơi làm việc thứ 2, 3 và cứ thế cho đến khi tất cả công việc được giao xong.
<i>Bước 6: Tính nhịp chuyền thực tế sau cân bằng: </i>
<i>Bước 7: Tính thời gian nhàn rỗi và hiệu suất của dây chuyền. </i>
Trong đó: N là số nơi làm việc sau khi cân bằng
<i>Bước 8: Nếu hiệu năng của dây chuyền không đạt yêu cầu thì sử dụng nguyên tắc </i>
khác và tiến hành cân bằng lại dây chuyền.
<b>Lợi ích khi áp dụng cân bằng chuyền </b>
- Giảm lãng phí chờ đợi: cơng nhân chờ nguyên vật liệu hoặc thiết bị ngừng hoạt động là những ví dụ điển hình về lãng phí chờ đợi. Cân bằng dây chuyền đảm bảo mọi yếu tố trong quy trình sản xuất đều được hài hòa, giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động và giảm lãng phí chờ đợi.
- Giảm lãng phí hàng tồn kho: giảm lượng bán thành phẩm tồn đọng giữa các công đoạn, phân công công bằng khối lượng công việc giữa các công đoạn.
- Gia tăng tốc độ sản xuất, đáp ứng được tiến độ giao hàng tốt hơn. - Tối ưu hóa được năng lực sản xuất về con người, máy móc.
- Giảm thời gian, chi phí sản xuất cho từng sản phẩm và kiểm soát chất lượng tốt hơn.
- Chun mơn hóa lao động trên chuyền, thời gian đào tạo. - Tăng khả năng kiểm sốt q trình sản xuất.
- Tạo ra dịng chảy ổn định trong sản xuất, giảm ùn tắc trên dây chuyền.
</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37"><b>Hình 3. 1: Quy trình tổng quan sản xuất bánh lạnh tại công ty Sun Do </b>
<i>(Nguồn: Tác giả tổng hợp) </i>
</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38"><i><b>Giải thích quy trình </b></i>
(1) Ngun liệu:
u cầu chung đối với nguyên liệu:
- Nguyên liệu có hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm. - Nguồn gốc rõ ràng, có nhãn sản phẩm, cịn hạn sử dụng.
Những nguyên vật liệu được nhập từ những nhà cung cấp uy tín. Nguyên vật liệu được lưu trữ trong kho mát hoặc kho ở nhiệt độ phòng, được theo dõi để đặt hàng phục vụ cho quá trình sản xuất.
(2) Cân: cân theo đúng định lượng công thức và trình tự cân theo lưu đồ đã được quy định.
(3) Xử lý nguyên liệu: đối với phần chuẩn bị bán thành phẩm để tạo ra các loại mousse, kem, bông lan... hoàn chỉnh đều trải qua quá trình đánh trộn, lọc, nướng... công việc này sẽ được thực hiện bằng máy dưới sự điều chỉnh tốc độ và thời gian của cơng nhân.
(4) Tạo hình bánh: đổ bán thành phẩm vào khn mâm lớn và láng để tạo hình từng lớp bánh. Giữa các lớp bánh sẽ không được thực hiện liên tục mà trải qua q trình nghỉ hay cấp đơng tạm thời thì mới đổ được các lớp tiếp theo.
(5) Cấp đông: sau bước 4 bán thành phẩm bánh sẽ được đẩy vào bảo quản âm độ trong kho đông, giúp bánh đông cứng, giữ được chất lượng tốt nhất trước khi đến các công đoạn tiếp theo.
(6) Cắt bánh: thực hiện công đoạn tách khuôn viền xung quanh mâm bánh lớn và cắt bánh theo kích thước quy định. Thao tác này sẽ được thực hiện thủ công với các dụng cụ: dao cắt chuyên dụng, thước đo kích thước cho từng loại bánh.
(7) Sửa bánh: lấy cookie trên mặt bánh, tách các phần thừa của bánh, quét đế... (8) Gắn logo: gắn logo công ty hoặc nhãn hàng cho bánh
(9) Quấn màng bọc: thực hiện quấn màng bọc cho từng cái bánh để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho từng bánh, tùy theo kích thước chiều cao của bánh sẽ có những loại màng bọc khác nhau.
(10) Dán tem: mỗi bánh đều sẽ được dán tem nhỏ thể hiện ngày sản xuất, hạn sử dụng, lô và nhiệt độ bảo quản.
(11) Bốc bánh vào hộp: công nhân sẽ trải hộp, bốc bánh vào hộp và đóng nắp.
</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">(12) QC kiểm: QC sẽ kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng của bánh. Nếu bánh đạt yêu cầu sẽ đi đến công đoạn dán keo; nếu bánh chưa đạt sẽ bị loại.
(13) Dán keo: dán một đường keo cho từng hộp bánh, công đoạn này giúp hộp bánh trong trạng thái bảo quản kín, tránh bị bung nắp hộp.
(14) Thành phẩm: bánh thành phẩm sẽ được chất vào thùng, khi chất đầy 3 - 4 thùng, công nhân sẽ đẩy lưu kho đơng.
<i><b>Khâu đóng gói </b></i>
Để tạo ra thành phẩm bánh sẽ được trải qua 2 khâu lớn đó là: sản xuất bán thành phẩm và đóng gói, khâu sản xuất bán thành phẩm bắt đầu từ bước 1 đến bước 5; còn lại là khâu đóng gói. Thực chất bán thành phẩm sau khi sản xuất sẽ không được chuyển đến khâu đóng gói trong ngày mà phải được cấp đơng từ 10 tiếng trở lên nên sẽ được đóng gói vào các ngày kế tiếp, vì vậy bán thành phẩm được sản xuất và bán thành phẩm gia cơng hồn toàn độc lập với nhau trong ngày.
Đối với bài luận này, tác giả sẽ tập trung phân tích tại khâu đóng gói vì tại đây, cơng nhân sẽ thực hiện thao tác với từng chiếc bánh để tạo ra bánh thành phẩm, sẽ có sự tham gia kiểm tra của QC, tại đây bán thành phẩm được kiểm tra là có đạt hay không đạt tiêu chuẩn bánh thành phẩm và hiệu quả sản xuất bánh sẽ chủ yếu phụ thuộc tại khâu đóng gói này.
- Tại các cơng đoạn trong khâu đóng gói từ quấn màng bọc, bốc bánh, dán tem, bỏ hộp... bán thành phẩm đều có thể bị tác động cơ học gây ra các lỗi mỹ quan...
- Công việc cắt bánh phải được thực hiện bằng việc đo đạc bằng dụng cụ đo một cách chính xác vì kích thước bánh sẽ phụ thuộc vào cơng đoạn này.
- Vị trí để màng bọc, tem là ở cuối chuyền, trong đó việc quấn màng bọc và dán tem thì ở đầu chuyền, khi thực hiện khâu đóng gói thì cơng nhân phải di chuyển qua lại nhiều lần để lấy.
- Chờ đợi giữa các công đoạn, ùn tắc bán thành phẩm.
- Thường xuất hiện các vấn đề lỗi tem bánh từ công đoạn dán tem và công đoạn bốc bánh, khi bốc bánh có thể sẽ làm tem rơi ra, các tem dính vào nhau.
- Các thao tác cầm hộp, đẩy hộp hay di chuyển hộp bánh đều có thể gây ra đổ bột của bánh.
</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40"><b>3.2. Thực trạng quy mô sản xuất khu bánh lạnh 3.2.1. Giới thiệu về khu sản xuất bánh lạnh </b>
<b>Hình 3. 2: Layout khu sản xuất bánh lạnh tại công ty </b>
<i>(Nguồn: Bộ phận Giám sát sản xuất) </i>
</div>