Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Quản trị chất lượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.88 KB, 5 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>Đề tài: Trình bày vắn tắt 7 Nguyên tắc quản lý chất lượng, chọn 1 trong 7 nguyên tắc trình bày chi tiết và cho một minh họa thực tế việc áp dụng nguyên tắc này trong công ty của bạn đang làm. </b>

I. 7 nguyên tắc quản lý chất lượng: là nguyên tắc cơ bản và toàn diện để lãnh đạo và điều hành tổ chức, nhằm cải tiến liên tục hoạt động của tổ chức trong một thời gian dài bằng cách tập trung vào khách hàng trong khi vẫn chú trọng đến nhu cầu các bên liên quan.

<b>1. Hướng đến khách hàng: Việc đáp ứng được yêu cầu và mong đợi của khách hàng đó là trọng tâm của mọi hệ thống quản lý chất lượng. Đây cũng là lý do nguyên tắc hướng đến khách hàng là yếu tố đầu tiên của nguyên tắc quản lý chất lượng </b>

<b>Tổ chức phải thực hiện </b>

❖ Nghiên cứu thị trường và xác định được nhu cầu và mong muốn của khách hàng.

❖ Hiểu rõ về nhu cầu hiện tại cũng như xác định được mong đợi của khách hàng trong tương lai ❖ Đào tạo để mọi nhân sự biết được khách hàng là trọng tâm phat triển cảu doanh nghiệp

❖ Đảm bảo rằng các chiến lược, mục tiêu kinh doanh của tổ chức phải gắn kết với những nhu cầu và mong muốn của khách hàng.

❖ Các bộ phận trong công ty phải hiểu được những nhu cầu của khách hàng để phát triển sản phẩm, truyền thông marketing, chiến lược kinh doanh phù hợp.

❖ Lập kế hoạch, phân phối sản phẩm, sản xuất, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu và thoả mãn mong đợi của khách hàng

❖ Quản lý một cách hệ thống, linh hoạt những mối quan hệ với khách hàng.

❖ Đo lường sự hài lòng của khách hàng và thực hiện những điều chỉnh để đạt được kết quả tốt

❖ Đảm bảo một cách tiếp cận cân bằng giữa việc thoả mãn nhu cầu khách hàng, mục tiêu kinh doanh (chủ doanh nghiệp, công nhân, nhà cung cấp) và trách nhiệm xã hội)

❖ Xây dựng kênh phản hồi, khiếu nại hiệu quả để mọi thơng tin đều được ghi nhận

<b>Lợi ích: </b>

➢ Nâng cao sự thoả mãn của khách hàng

➢ Hiểu được nhu cầu của thị trường và mong muốn của khách hàng

➢ Tăng mức độ gắn bó của khách hàng với thương hiệu, dịch vụ, sản phẩm ➢ Tăng doanh thu và thị phần

➢ Uy tín của doanh nghiệp được nâng cao.

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

➢ Duy trì tính lâu dài và bền vững của hoạt động kinh doanh ➢ Có khả năng chiếm lĩnh được thị trường

<b>2. Sự lãnh đạo: Lãnh đạo người có vai trị quyết định phát triển của doanh nghiệp cần có có tầm nhìn xa và đóng góp được những giá trị to lớn cho doanh nghiệp. Phải xác định đúng chiến lược công ty dựa trên khả năng để hoạt động hiệu quả. Đồng thời, phải xây dựng và duy trì mơi trường nội bộ tích cực. Khuyến khích mọi người tham gia đầy đủ vào việc đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp. </b>

<b>Tổ chức phải thực hiện </b>

❖ Tuân thủ các nguyên tắc, quy định kinh doanh. Đảm bảo tuân thủ pháp luật và trách nhiệm xã hội. ❖ Thiết lập văn hố doanh nghiệp trung thực, cơng bằng và văn minh. Đảm bảo doanh nghiệp là nơi để

nhân viên có thể tự do phát triển và thể hiện kỹ năng chun mơn

❖ Thiết lập mục đích và chỉ đạo một cách nhất quán trong tổ chức. Phải thiếp lập và duy trì mơi trường nội bộ sao cho mọi người tham gia tích cực để đạt được mục tiêu tổ chức.

❖ Thiết lập các mục tiêu và chỉ tiêu mang tính thử thách cao để thúc đẩy nhân viên làm việc tích cực qua đó đưa công ty phát triển.

❖ Chiến lược tổng thể xác định đúng nhu cầu các bên liên quan bao gồm khách hàng, cổ đông, chủ doanh nghiệp, người lao động, nhà cung ứng và trách nhiệm xã hội

❖ Thiết lập sự tin tưởng, tạo ra và chia sẻ những giá trị bền vững

❖ Đảm bảo lãnh đạo các cấp là những tấm gương tích cực cho tồn bộ nhân viên

❖ Cung cấp các nguồn lực cần thiết, đào tạo, huấn luyện để mọi người tự do hành động với tinh thần trách nhiệm cao.

❖ Truyền cảm hứng, khuyến khích và cơng nhận những đóng góp của mọi người. ❖ Ghi nhận và khen thưởng những đóng góp, cống hiến của đội ngủ nhân viên

<b>Lợi ích </b>

➢ Tăng hiệu quả, hiệu lực trong việc đáp ứng các mục tiêu chất lượng của tổ chức ➢ Quy trình có thể được phối hợp trơn tru và liền mạch hơn

➢ Tạo sự gắn kết giữa lãnh đạp và nhân viên

➢ Phát triển và nâng cao năng lực tổ chức để mang lại kết quả như mong đợi.

<b>3. Sự tham gia của mọi thành viên: Con người luôn là nguồn lực quan trọng nhất đối với doanh nghiệp. Mỗi vị trí như một mặt xích quan trọng với hệ thống, nếu thiếu tồn bộ hệ thống sẽ khó đạt được kết quả cao. Do đó, trong q trình hoạt động cần có sự tham gia của tất cả thành viên. Tổ chức phải thực hiện </b>

❖ Mọi người hiểu biết tầm quan trọng của những giá trị đóng góp và vai trị của mỗi cá nhân trong tổ chức.

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

❖ Đề cao tinh thần đồn kết và làm việc theo nhóm để phát huy sức mạnh tập thể

❖ Mọi người tự do chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm qua q trình nâng cao kiến thức và kinh nghiệm có được.

❖ Có cơ chế ghi nhận và khen thưởng đối với nhân viên, tập thể có nhiều đóng góp xuất sắc cho cơng ty

➢ Tăng sự tin tưởng của nhân viên về sản phẩm và dịch vụ của tổ chức

<b>4. Quản lý theo quá trình: Tất cả hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp đều phải hoạt động theo những quy trình đã được kiểm định về chất lượng. Tuy nhiên, để quá trình hiệu quả thì doanh nghiệp cần có kiểm sốt, đánh giá đối với mỗi quá trình QMS. </b>

<b>Tổ chức thực hiện </b>

❖ Thiết lập các quá trình hoạt động gắn kết với nhau trong một hệ thống nhất quán.

❖ Kết quả mong muốn đạt được hiệu quản hơn khi các hoạt động và các nguồn lực được quản lý theo các quá trình phù hợp với tổ chức

❖ Xác định có hệ thống các hoạt động cần thiết để đạt được kết quả mong muốn. ❖ Thiết lập trách nhiệm rõ ràng cho việc quản lý các hoạt động doạnh nghiệp ❖ Phân tích và đo lường năng lực của các hoạt động chính

❖ Tập trung vào các yếu tố như nguồn tài nguyên, phương pháp, và nguyên vật liệu để cải tiến các hoạt động chính của tổ chức

❖ Xác định năng lực cốt lõi của doanh nghiệp để tập trung khai thác thế mạnh và cải thiện điểm yếu ❖ Đánh giá rủi ro, hậu quả và tác động của các hoạt động liên quan đến khách hàng, nhà cung cấp và các

bên liên quan.

❖ Liên tục đánh giá, thay đổi quy trình theo tình hình thực tế và xây dựng phương án kiểm soát phù hợp ❖ Theo dõi, phát hiện các rủi ro có thể xảy ra để hành động kịp thời

❖ Đánh giá và kiểm sốt quy trình chính xác, chặt chẽ dựa vào nguồn thông tin được cập nhật liên tục.

<b>Lợi ích </b>

➢ Giúp nâng cao khả năng tập trung nỗ lực vào các quy trình chính và đưa ra những cải tiến mới ➢ Tối ưu hố hiệu suất thơng quan quản lý quy trình khoa học, sử dụng hiệu quả các nguồn lực ➢ Tiếp cận vấn đề một cách khoa học, logic nên có thể dễ dàng xác định nguyên nhân khi có vấn đề

xảy ra

➢ Giúp các hoạt động diễn ra ổn định và tuân thủ đúng quy trình

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>5. Cải tiến liên tục: Cải tiến là mục tiêu, đồng thời cũng là phương pháp thành cơng của mọi doanh nghiệp. Muốn có được khả năng cạnh tranh, mức độ chất lượng cao nhất và có thể tồn tại lâu dài trên thị trường doanh nghiệp phải liên tục cải tiến. Điều này có nghĩa là mọi người trong tổ chức phải liên tục suy nghĩ về phương pháp mới để tìm ra các giải pháp mới giúp gia tăng năng lực của tổ chức. </b>

<b>Tổ chức thực hiện </b>

❖ Thiết lập các mục tiêu trên tất cả các cấp và bộ phận của doanh nghiệp

❖ Đào tạo nhân viên về cách áp dụng cùng với phương pháp đạt được sự cải tiến liên tục ❖ Cải tiến liên tục sản phẩm, quy trình và hệ thống là mục tiêu của mỗi công ty và cá nhân ❖ Doanh nghiệp cần khuyến khích nhân viên phát huy khả năg và tính sáng tạo trong cơng việc ❖ Thiết lập các mục tiêu để hướng dẫn và đo lường các quy trình

❖ Nhận biết và ghi nhận, thừa nhận sự cải tiến hiệu quả để áp dụng.

<b>Lợi ích </b>

➢ Nâng cao chất lượng trong hoạt động sản xuất và dịch vụ ➢ Nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường

➢ Cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ

➢ Cải thiện được hiệu suất, khả năng tổ chức và sự hài lòng của khách hàng ➢ Doanh nghiệp có năng lực dự đốn, phản ứng với những rủi ro và cơ hội ➢ Tạo động lực để doanh nghiệp không ngừng phat triển.

<b>6. Quyết định dựa trên dữ liệu: Doanh nghiệp muốn đưa ra quyết định đúng đều phải dựa trên phân tích, đánh giá và dữ liệu chính xác. Dữ liệu có thể là những thông tin về doanh số, số lượng khách hàng, các số liệu nghiên cứu thị trường. </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>7. Quản lý các mối quan hệ: việc quản lý các mối quan hệ hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp phát triển nhanh và thành công bền vững. Bởi các nhà cung cấp, đối tác là những nhân tố có thể ảnh hưởng đến các hoạt động của doanh nghiệp, một đối tác tốt, tin cập có thể góp phần giúp doanh nghiệp quản lý chi phí và sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn để tối ưu các giá trị cho khách hàng. </b>

❖ Khai thác, tận dụng kinh nghiệm chuyên môn và nguồn lực đối tác để tạo giá trị cho khách hàng

❖ Rõ ràng và cởi mở để xác định và lựa chọn nhà cung cấp chính – chia sẻ thông tin và kế hoạch tương lai để phát triển.

❖ Thiết lập các hoạt động hợp tác phát triển và cải tiến với các nhà cung cấp, đối tác và các bên liên quan khác

❖ Truyền cảm hứng, khuyến khích và cơng nhận sự cải tiến, thành tựu của nhà cung cấp

❖ Mối quan hệ nội bộ: doanh nghiệp cần xây dựng mơi trường làm việc có tinh thần đồn kết, hợp tác giữa các bộ phận, đội nhóm nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng doanh nghiệp phát triển

➢ Xác định tầm nhìn, sứ mệnh, chiến lược phát triển, quy trình làm việc cho tồn bộ nhân viên ➢ Truyền cảm hứng, động lực làm việc cho toàn bộ nhân viên

➢ Đảm bảo sự cam kết về chất lượng, tạo dựng giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp

➢ Thu hút nhân viên và sự đầu tư từ các nguồn tài trợ bên ngoài nếu lãnh đạo được cổ đông tin tưởng về năng lực và định hướng doanh nghiệp đúng đắn.

</div>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×