Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Nguồn gốc, quá trình hình thành, phát triển tư tưởng hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.95 KB, 22 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>NGUỒN GỐC, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNGHỒ CHÍ MINH</b>

<b><small>2.1. NGUỒN GỐC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH </small></b>

<b>2.1.1. Nguồn gốc tư tưởng, lý luận</b>

<i><b> a) Giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam </b></i>

<i>Chủ nghĩa yêu nước, ý chí kiên cường, bất khuất, tự lực, tự cường. Dân tộc</i>

Việt Nam trải qua hàng nghìn năm dựng nước, giữ nước và đã tạo lập một bản sắcvăn hóa riêng, phong phú, bền vững, với những giá trị truyền thống tốt đẹp, caoquý và đã trở thành tiền đề tư tưởng, lý luận cho sự hình thành, phát triển, hồnthiện tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong các giá trị đó, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam làdòng chủ lưu trong sự phát triển của lịch sử dân tộc, là giá trị đứng đầu thang giátrị văn hóa - tinh thần của dân tộc Việt Nam đã được Hồ Chí Minh kế thừa, pháttriển lên một tầm cao mới.

Lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam là lịch sử của các cuộc chiến tranhchống giặc ngoại xâm. Trong điều kiện có sự chênh lệch lớn về tương quan lựclượng, quân sự, kinh tế, song dân tộc Việt Nam đã luôn biết phát huy ý chí kiên

<i>cường, bất khuất, tự lực, tự cường của dân tộc Việt Nam. Ý chí kiên cường, bất</i>

khuất, tự lực, tự cường của dân tộc được thể hiện ở các cuộc khởi nghĩa diễn raliên tục ở khắp mọi nơi. Trong gần 100 năm dưới ách đô hộ của thực dân Phápxâm lược đã có tới hàng chục cuộc khởi nghĩa nổ ra. Mặc dù khơng dành đượcthắng lợi do thiếu một đường lối chính trị cách mạng và khoa học lãnh đạo, nhưngđã để lại cho dân tộc ta nhiều bài học lịch sử quý giá. Điều kiện lịch sử ấy đã đàoluyện lên khí phách, bản lĩnh, ý thức tự lực, tự cường cho con người Việt Nam đápứng nhu cầu tồn tại, phát triển của đất nước.

Đúc kết từ thực tiễn lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của nhân dân ta,Hồ Chí Minh khẳng định: “Dân ta có một lịng nồng nàn u nước. Đó là một truyềnthống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấylại sơi nổi, nó kết thành một làn sóng vơ cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sựnguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”<small>1</small><i>. Chủ nghĩa</i>

yêu nước là cơ sở, là động lực tinh thần quan trọng thơi thúc Hồ Chí Minh ra đi tìmđường cứu nước và đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm được “cái cần thiết cho

<small>1 Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr.38.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

chúng ta, con đường giải phóng chúng ta”<small>2</small>. Đề cập đến vấn đề này, Người chỉ rõ:“Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôitin theo V.I.Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba. Từng bước một, trong cuộc đấu tranh,vừa nghiên cứu lý luận Mác - Lênin, vừa làm công tác thực tế, dần dần tôi hiểu đượcrằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bịáp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”<small>3</small>. Thực tiễn hoạt độngcách mạng đã chứng minh: Nhờ có ý chí, nghị lực tinh thần to lớn, Hồ Chí Minh đãbình tĩnh, kiên cường, chủ động vượt qua mọi thử thách, gian nguy, kiên trì mụcđích cuộc sống, bảo vệ chân lý, giữ vững quan điểm cách mạng của mình và chèolái con thuyền cách mạng đưa dân tộc ta đến bến bờ vinh quang.

<i>Tinh thần đồn kết, nhân nghĩa, khoan dung, trọng tình, nghĩa. Trong lịch</i>

sử đấu tranh giữ nước, dân tộc ta đã biết phát huy cao độ sự đoàn kết để giữ làng,giữ nước. Nước bị xâm chiếm thì dựa vào làng để khôi phục, dựa vào dân để cứunước. Nước độc lập thì thực hiện “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ, bền gốc”.Yêu nước, đoàn kết, nhân nghĩa đã trở thành một tình cảm tự nhiên, thành phépứng xử, thành triết lý sống của con người Việt Nam. Đoàn kết trong một nhà“thuận vợ, thuận chồng tát bể Đông cũng cạn”; đoàn kết trong một làng “tối lửa tắtđèn có nhau”, “lá lành đùm lá rách”, “chị ngã em nâng”; đồn kết trong một nước“bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống những chung một giàn”, “nhiễuđiều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng”, “một câylàm chẳng lên non, ba cây chụm lại lên hòn núi cao”,... Lòng nhân ái, khoan dungcủa dân tộc Việt Nam không chỉ thể hiện sâu sắc trong cuộc sống, sinh hoạt ở mỗigia đình, dịng họ, cộng đồng, mà còn bao hàm cả yêu chuộng hòa bình, ghét chiếntranh “lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”. Lịng nhân ái,khoan dung đó đã được nhân dân ta giữ gìn, phát triển qua nhiều thế hệ, trở thànhlối sống, lẽ sống, góp phần dẹp yên binh loạn, thu phục được lòng người, đánh tanđược dã tâm của kẻ thù xâm lược.

Tiếp thu tinh thần đồn kết, nhân nghĩa của dân tộc, Hồ Chí Minh ln nhậnthấy vị trí, vai trị sức mạnh to lớn của tinh thần đoàn kết, Người chỉ rõ: “Lúc nàodân ta đồn kết mn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân

<small>2 Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 15, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr.584.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

ta khơng đồn kết thì bị nước ngồi xâm lấn”<small>4</small>. Vì vậy phải đồn kết mau, đồn kếtmãi, đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành cơng. Hồ Chí Minh đã dành tấtcả tình cảm, lòng nhân ái, vị tha, khoan dung và nhân hậu đối với con người. HồChí Minh khơng bao giờ đặt mình cao hơn nhân dân, chỉ tâm niệm suốt đời là côngbộc của nhân dân và chia sẻ với mỗi người những nỗi đau riêng. Bởi với Người,“mỗi người, mỗi gia đình đều có một nỗi đau khổ riêng và gộp cả những nỗi đaukhổ riêng của mỗi người, mỗi gia đình lại thì thành nỗi đau khổ của tơi”<small>5</small>. Lòngnhân ái, khoan dung của Người còn dành cho cả những người ở bên kia chiếntuyến, nên có sức mạnh và sự cảm hóa to lớn trong việc xây dựng và tái tạo lươngtri.

<i>Sự cần cù, thông minh, sáng tạo, lạc quan, yêu đời. Từ rất sớm, dân tộc Việt</i>

Nam đã phải thường xuyên và chống chọi với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt đểkhai hoang mở cõi; vừa sản xuất vừa phải chiến đấu chống giặc ngoại xâm để tồntại và phát triển. Thực tiễn khắc nghiệt ấy đã “đào luyện” và “bồi đắp” nên đứctính “cần cù, thơng minh, sáng tạo” của dân tộc Việt Nam. Nhờ đức tính cần cù,thơng minh và sáng tạo đã trở thành triết lý sống, thành một giá trị văn hóa, tinhthần truyền thống của dân tộc Việt Nam. Trong suốt chiều dài lịch sử, sức sốngmãnh liệt, trí thơng minh và tinh thần sáng tạo của con người và cả dân tộc ViệtNam được thể hiện sinh động trên nhiều lĩnh vực sản xuất và đấu tranh. Các giá trịvề tinh thần cần cù, thông minh, sáng tạo, lạc quan, yêu đời của dân tộc ta đã đượcHồ Chí Minh tiếp thu, kế thừa để củng cố thêm niềm tin vào bản thân, tin vào sựtất thắng của chân lý, chính nghĩa.

<i>Tinh thần hiếu học, coi trọng hiền tài. Văn hóa Việt Nam là văn hóa trọng trí</i>

thức, hiền tài, coi hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí vững thì thế nướcmạnh và thịnh, ngun khí kém thì thế nước yếu và suy. Trong lịch sử dân tộc,nhiều triều đại phong kiến Việt Nam, đã rất quan tâm đến việc “cầu hiền”, “trọnghiền”, có chính sách “chiêu hiền, đãi sĩ” nhằm thu hút nhân tài, coi đó là một yếutố quyết định sự hưng thịnh của đất nước. Chính nhờ đường lối trọng hiền tài đó,bước vào kỷ nguyên độc lập, các triều đại Lý, Trần, Lê,... đặc biệt quan tâm đếnvấn đề mở rộng và nâng cao nền giáo dục của nước nhà, chú trọng phát hiện và đàotạo nhân tài nhằm phục vụ cho mục đích chấn hưng đất nước, nhiều sĩ phu, vănnhân, nhà tư tưởng, nhà giáo dục, nhà văn hóa,... đã có cơng to lớn vào xây dựng

<small>4 Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr.256.</small>

<small>5 Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 15, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr.674.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

nền văn hóa dân tộc, làm rạng danh đất nước. Xuất thân trong một gia đình khoabảng, với tư chất thơng minh, từ nhỏ Hồ Chí Minh đã được trang bị vốn kiến thứcQuốc học và Hán học vững vàng. Sau này, Người vừa hoạt động cách mạng vừa tựhọc hỏi không ngừng, thông thạo nhiều ngôn ngữ tiêu biểu của văn minh nhân loại,am tường nhiều nền văn hóa khác nhau. Trong lãnh đạo cách mạng Việt Nam, HồChí Minh luôn coi trọng việc trọng dụng, phát triển nhân tài, góp phần khơng nhỏvào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng.

Những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam vừa là cộinguồn, vừa là động lực thơi thúc Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước. Đây cũnglà yếu tố có tác động thường xuyên đến quá trình hình thành, phát triển tư tưởng

<i>Hồ Chí Minh. Trong đó, chủ nghĩa u nước là nhân tố cơ bản, giá trị cao nhất</i>

trong bảng giá trị văn hố tinh thần Việt Nam, có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đối vớisự hình thành, phát triển tư tưởng của Người.

<i><b>b) Tinh hoa văn hóa nhân loại</b></i>

<i>Văn hóa phương Đơng. Hồ Chí Minh đã khai thác tư tưởng Nho giáo, lựa</i>

chọn những yếu tố tích cực, phù hợp để phục vụ cho nhiệm vụ cách mạng. Ngườichỉ rõ: “Những người An Nam chúng ta hãy tự hoàn thiện mình, về mặt tinh thầnbằng cách đọc các tác phẩm của Khổng Tử, và về mặt cách mạng thì cần đọc cáctác phẩm của Lênin”<small>6</small>. Ở trong nhiều luận điểm, Hồ Chí Minh đã sử dụng khánhiều mệnh đề của Nho giáo, đồng thời đưa vào đó những nội dung và ý nghĩa mớinhư: Trung - Hiếu, Nhân - Nghĩa, Cần, Kiệm, Liêm, Chính,... Tuy nhiên, Hồ ChíMinh ln tiếp thu những giá trị tích cực, lược bỏ yếu tố khơng cịn phù hợp, nhưtư tưởng duy tâm, lạc hậu, phản động, phân biệt đẳng cấp, khinh lao động chân tay,khinh phụ nữ, khinh thường thực nghiệm, doanh lợi,… Người nói: “Tuy Khổng Tửlà phong kiến và tuy trong học thuyết của Khổng Tử có nhiều điều khơng đúngsong những điều hay trong đó thì chúng ta nên học”<small>7</small>.

Phật giáo vào Việt Nam từ rất sớm và cũng chứa đựng cả yếu tố tích cựcvà tiêu cực. Về mặt tích cực, các giá trị văn hóa, đạo đức của Phật giáo đã đi vàođời sống tinh thần dân tộc ta, như: Tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ, cứunạn, thương người như thể thương thân; tư tưởng đề cao nếp sống có đạo đức,trong sạch, giản dị, chăm lo làm điều thiện; tinh thần bình đẳng, tinh thần dân chủ

<i>chất phác, chống lại mọi phân biệt đẳng cấp; Phật giáo Thiền Tông đề ra luật</i>

“chấp tác”, “nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực”, đề cao lao động, chống lườibiếng; Thiền phái Trúc lâm Việt Nam chủ trương gắn bó với cuộc sống của nhân

<small>6 Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia - sự thật, Hà Nội - 2011, tr.563.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

dân, tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chống kẻ thù của dântộc. Gia đình Hồ Chí Minh là nhà nho nghèo, gần gũi với nông dân nên cũngthấm nhuần tinh thần đó. Vì thế, các tư tưởng, giá trị nhân văn, tiến bộ của Nhogiáo, Phát giáo đã có tác động và để lại dấu ấn sâu đậm trong tư tưởng, tình cảmvà phong cách ứng xử của Người.

Ngồi ra, Hồ Chí Minh cịn nghiên cứu, tiếp thu những giá trị trong các quanđiểm, tư tưởng của các nhà tư tưởng phương Đông, như tư tưởng của Lão Tử, MặcTử, Tôn Tử,… Đặc biệt, Người đã tiếp thu tư tưởng của Tôn Trung Sơn (Tôn DậtTiên) về “dân tộc - dân quyền - dân sinh”, bởi Người tìm thấy ở trong đó nhữngyếu tố phù hợp với điều kiện, hồn cảnh của nước ta.

<i>Văn hóa phương Tây. Hồ Chí Minh ln quan tâm tìm hiểu tư tưởng, văn</i>

hóa phương Tây. Khi cịn học ở Trường tiểu học Đơng Ba và Trường Quốc họcHuế, Hồ Chí Minh đã được làm quen với văn hóa Pháp, được tiếp xúc những tưtưởng về “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” của Đại cách mạng Pháp. Lúc trưởngthành, Hồ Chí Minh đã chọn hướng đi sang phương Tây, với đích đến đầu tiên lànước Pháp để tìm hiểu xem người ta làm thế nào, rồi trở về giúp đồng bào mình.Trong thời gian hoạt động ở Pháp và các nước tư bản đã giúp Người hiểu ra rằng,ở đó khơng có tự do, bình đẳng, bác ái thực sự. Người đã tiếp thu những giá trịtrong tư tưởng về quyền bình đẳng, quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầuhạnh phúc của con người, về ý chí đấu tranh giành độc lập, tự do của nhân dân

<i>Mỹ được ghi trong Tuyên ngôn Độc lập năm 1776. Tuy nhiên, Người cũng phê</i>

phán nước Mỹ và các nước tư bản trên thực tế đã khơng làm như vậy. Điều đócho thấy, Hồ Chí Minh khơng chỉ nhận thấy những giá trị chân chính của cáccuộc cách mạng dân chủ tư sản phương Tây, mà cịn nhìn nhận đúng những mặthạn chế trong các cuộc cách mạng đó. Theo Người: “Cách mệnh Pháp cũng nhưcách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh khơng đến nơi, tiếng làcộng hồ và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục cơng nơng, ngồi thì nó áp bứcthuộc địa. Cách mệnh đã 4 lần rồi, mà cơng nơng Pháp hẵng cịn phải mưu cáchmệnh lần nữa mới hịng thốt khỏi vịng áp bức. Cách mệnh An Nam nên nhớnhững điều ấy”<small>8</small>.

Kế thừa những tư tưởng tích cực của Thiên chúa giáo, Hồ Chí Minh thườngđề cập nhiều đến lòng nhân ái, đức hy sinh, những giá trị cơ bản của Chúa. Tuynhiên, Người đã lên án gay gắt những giáo sĩ đại diện cho chủ nghĩa tư bản

<small>8 Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr.296.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

phương Tây, những kẻ nhân danh Chúa để quan hệ mật thiết với thế lực thực dân,tham gia vào guồng máy của chủ nghĩa thực dân, xâm nhập về kinh tế và quân sự,áp đặt nền văn hóa thực dân, đi ngược lại và phản bội lòng nhân ái cao cả củaChúa, làm hoen ố tư tưởng lớn của Ngài. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Nếu Chúa bấthạnh đã chịu đóng đanh trên cây thánh giá trở về cõi thế này, thì chắc Ngài sẽ vôcùng ngao ngán khi thấy các môn đồ trung thành của mình thực hiện đức khổhạnh như thế nào”<small>9</small>. Bản thân Hồ Chí Minh là hiện thân của lòng nhân ái và đứchy sinh cao cả. Sau này, Người luôn luôn giáo dục cán bộ, đảng viên về lịngthương người, thương dân, thương các chiến sỹ ngồi mặt trận - đó là những tưtưởng thấm đậm những giá trị cao cả mang tính nhân loại mà Thiên chúa giáo đãkhởi xướng và răn dạy.

Như vậy, nhờ trí thông minh, khả năng quan sát, tinh thần ham học hỏi vàđược rèn luyện trong thực tiễn, Hồ Chí Minh đã làm giàu trí tuệ của mình bằng trítuệ của thời đại, của văn hóa Đơng, Tây. Từ tầm cao của tri thức nhân loại màNgười đã suy nghĩ và lựa chọn, vận dụng và phát triển sáng tạo nên các quanđiểm khoa học, cách mạng của mình; từ đó chỉ đạo, dẫn dắt cách mạng Việt Namđến mọi thắng lợi.

<i><b>c) Chủ nghĩa Mác - Lênin </b></i>

Sau nhiều năm bôn ba tìm đường cứu nước, tháng 7/1920, Hồ Chí Minh đãđến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Trên nền tảng chủ nghĩa yêu nước và giá trị truyềnthống Việt Nam, tinh hoa văn hóa Đơng - Tây, Hồ Chí Minh đã tiếp thu chủ nghĩaMác - Lênin, từ đó vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của cách mạng ViệtNam. Chủ nghĩa Mác - Lênin là nhân tố quyết định nhất đối với sự hình thành,phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh, cụ thể:

<i>Chủ nghĩa Mác - Lênin quyết định bản chất giai cấp tư tưởng HồChí Minh. Chủ nghĩa Mác - Lênin quyết định việc xác lập thế giới quan và</i>

phương pháp luận khoa học, định hướng và chỉ đạo hoạt động nhận thức của

<i>Người. Nhờ có thế giới quan, phương pháp luận Mác - Lênin mà Hồ Chí Minh đã</i>

tiếp thu và chuyển hóa được những nhân tố tích cực và tiến bộ của truyền thốngdân tộc và văn hóa nhân loại để hình thành, phát triển tư tưởng của mình. Tiếp thulý luận Mác - Lênin với phương pháp luận khoa học, Hồ Chí Minh đã vượt quanhững hạn chế của các bậc tiền bối về tư tưởng cứu nước, khắc phục cuộc khủng

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

hoảng về đường lối giải phóng dân tộc. Người có sự nhìn nhận, đánh giá về cáchọc thuyết của Khổng Tử, Tôn Trung Sơn, Mác - Lênin... và khẳng định chủ nghĩachân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất đó là chủ nghĩa Lênin.

Trong quá trình hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh đã tiếp thu tinh hoanhiều học thuyết về chính trị - xã hội, quân sự của nhân loại. Song, nhờ tiếp thuchủ nghĩa Mác - Lênin gắn liền với việc tích cực hoạt động trong phong trào cộngsản và công nhân quốc tế đã giúp Người trở thành người cộng sản chân chính, trởthành người u nước theo lập trường vơ sản. Tư tưởng Hồ Chí Minh vì thế thuộchệ tư tưởng Mác - Lênin, hệ tư tưởng của giai cấp vô sản, mang bản chất cáchmạng và khoa học. Thế giới quan và phương pháp luận đúng đắn trong tư duy vàhoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh đã quyết định việc xác định mục tiêu, lýtưởng, chiến lược, sách lược của cách mạng Việt Nam. Mục tiêu độc lập dân tộcgắn liền với chủ nghĩa xã hội là biểu hiện tập trung bản chất giai cấp công nhâncủa tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời cũng mang tính nhân dân, tính dân tộc sâusắc.

<i>Chủ nghĩa Mác - Lênin ảnh hưởng sâu sắc đến nội dung tưtưởng Hồ Chí Minh. Nội dung những nguyên lý, quy luật của chủ nghĩa Mác -</i>

Lênin là cơ sở quan trọng nhất để Hồ Chí Minh từng bước hình thành, phát triểntư tưởng về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, như về lý luận nhậnthức, về lý luận hình thái kinh tế - xã hội; về dân tộc và cách mạng giải phóngdân tộc; về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở ViệtNam; về đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế; về đảng cộng sản và nhà nước vôsản; về đạo đức, nhân văn và văn hoá; về phương pháp cách mạng, bạo lực cáchmạng; về vai trò của con người trong hoạt động quân sự; về mối quan hệ giữachính trị và quân sự; về xây dựng lực lượng vũ trang và xây dựng quân đội cáchmạng,... Hệ thống các quan điểm này đều được Hồ Chí Minh kế thừa, vận dụngsáng tạo vào điều kiện cụ thể cách mạng Việt Nam.

<i>Chủ nghĩa Mác - Lênin quyết định tính khoa học, cách mạng và sức sốngtư tưởng Hồ Chí Minh. Sự kế thừa có chọn lọc nhiều chủ nghĩa, học thuyết của</i>

nhân loại đã giúp Hồ Chí Minh hình thành, phát triển hệ thống quan điểm mangtính khoa học, cách mạng và sức sống mãnh liệt. Trong những học thuyết đó, theoNgười, chủ nghĩa Mác - Lênin là chân chính nhất, chắc chắn nhất và cách mạng

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

nhất. Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin là xuất phát từ nhu cầu thực tiễncách mạng Việt Nam, vì sự nghiệp cứu nước và giải phóng dân tộc. Người đã tiếpthu, vận dụng lý luận Mác - Lênin theo phương pháp nhận thức mác xít, đồng thờikhơng sách vở, kinh viện, khơng đi tìm những kết luận có sẵn, mà đi tìm ra giải

<i>pháp riêng, cụ thể, phù hợp với cách mạng Việt Nam. Với tính cách là một học</i>

thuyết tiến bộ, nhân văn, nhân đạo, chủ nghĩa Mác - Lênin đã làm cho tư tưởng HồChí Minh có sức sống mãnh liệt, trường tồn cùng với tiến trình phát triển của nhânloại. Tư tưởng Hồ Chí Minh khơng chỉ có giá trị lịch sử và dân tộc mà cịn mangtính thời đại sâu sắc.

<b>2.1.2. Nguồn gốc thực tiễn</b>

<i><b>a) Thực tiễn cách mạng thế giới</b></i>

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX chủ nghĩa tư bản đã phát triển từ giai đoạntự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Hầu hết các dân tộc chậmphát triển ở châu Á, Phi, Mỹ la tinh đều trở thành thuộc địa hoặc phụ thuộc vàocác nước đế quốc. Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa đế quốcnảy sinh và phát triển ngày càng gay gắt. Lúc này, chủ nghĩa đế quốc đã trở thànhkẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa. Phong trào giải phóng dân tộc thuộc địacũng có sự phát triển nhưng chưa giành được thắng lợi.

Cùng với mâu thuẫn giữa vô sản và tư sản đã xuất hiện mâu thuẫn giữa cácnước tư bản, do sự phát triển không đồng đều và cuộc tranh giành thuộc địa, thịtrường. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất nổ ra (1914 - 1918) đã làm cho chủ nghĩađế quốc suy yếu, tạo điều kiện cho Cách mạng Tháng Mười Nga 1917 thắng lợi,mở ra một thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vitoàn thế giới; đồng thời mở ra con đường phát triển mới cho phong trào đấu tranhgiải phóng dân tộc trên thế giới. Trong bài “Cách mạng Tháng Mười vĩ đại mở racon đường giải phóng cho các dân tộc”, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Giống như mặt trờichói lọi, Cách mạng Tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệuhàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái đất. Trong lịch sử lồi người chưa từngcó cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế”<small>10</small>. Bằng nhãn quan vàtư duy chính trị nhạy bén, sắc sảo, Nguyễn Ái Quốc đã phát hiện ra giá trị thời đạicủa Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917, nghiên cứu chủnghĩa Mác - Lênin và tìm ra con đường phát triển đúng đắn cho dân tộc. Mặc dù từ

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

năm 1941 đến năm 1969, Hồ Chí Minh trở về nước trực tiếp tổ chức lãnh đạo cáchmạng Việt Nam nhưng Người vẫn luôn quan tâm, nghiên cứu tình hình cách mạngthế giới, tổng kết kinh nghiệm và phát triển lý luận cách mạng.

Năm 1919, V.I.Lênin tổ chức, lãnh đạo, thành lập ra Quốc tế III (Quốc tếCộng sản). Với cương lĩnh, chiến lược, sách lược cách mạng, Quốc tế III đã hiệnthực hóa chủ nghĩa Mác trong xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội ở một nước vàcủng cố, đoàn kết, phát triển phong trào cơng nhân và cộng sản trên tồn thế giới.Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản đã góp phần rèn luyện nên con người, nhân cáchHồ Chí Minh, với tư cách là một người cộng sản chân chính và chính Người đã cónhững cống hiến xuất sắc cho tổ chức này cũng như cho phong trào cộng sản vàcông nhân quốc tế.

<i><b>b) Thực tiễn cách mạng Việt Nam</b></i>

Trước khi thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam là một xã hội phong kiến,nông nghiệp lạc hậu. Sau khi thực dân Pháp xâm lược (1858), Việt Nam trở thànhmột xã hội thuộc địa nửa phong kiến và có hai mâu thuẫn cơ bản đó là: Mâu thuẫngiữa tồn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược; và mâu thuẫn giữa nhândân lao động, chủ yếu là nông dân với địa chủ, phong kiến.

Cuối của thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, các cuộc khai thác thuộc địa của thựcdân Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam có sự biến chuyển và phân hóa rõ rệt. Giaicấp công nhân, tầng lớp tiểu tư sản xuất hiện, tạo ra những tiền đề bên trong củaphong trào yêu nước, giải phóng dân tộc. Các cuộc khởi nghĩa Yên Thế của Hoànghoa Thám và phong trào Cần Vương của Vua Hàm Nghi đã bùng lên mạnh mẽ,song cuối cùng đều thất bại. Điều đó đã cho thấy, hệ tư tưởng phong kiến đã tỏ ralỗi thời trước các nhiệm vụ của lịch sử dân tộc.

Cùng vào thời điểm lịch sử đó, những ảnh hưởng của trào lưu cải cách ở NhậtBản, Trung Quốc cũng tràn vào nước ta đã làm cho phong trào yêu nước của nhândân ta chuyển dần sang xu hướng dân chủ tư sản. Tiêu biểu là các phong trào Đôngdu của Phan Bội Châu - sang Nhật cầu viện để đánh Pháp và phong trào Duy tân củaPhan Châu Trinh muốn “Canh tân” để giải phóng đất nước đều thất bại. Thực tiễn xãhội Việt Nam đang rơi vào sự bế tắc, khủng hoảng về đường lối cứu nước, địi hỏiphải có một lý luận khoa học, cách mạng soi đường.

Cùng với bối cảnh tình hình trên và từ địi hỏi thực tiễn lịch sử cách mạngViệt Nam, trong năm những đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, tiến hành Cách

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

mạng Tháng Tám, kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ xâm lược, vừa xây dựngchủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa đấu tranh giải phóng miền Nam,... là cơ sở trựctiếp quan trọng tác động ảnh hưởng tới Hồ Chí Minh góp phần hình thành, pháttriển, hồn thiện tư tưởng của Người về cách mạng Việt Nam.

<i><b>c) Thực tiễn hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh</b></i>

Ngày 05/6/1911, Nguyễn Tất Thành đã rời Sài Gịn (nay là thành phố Hồ ChíMinh) với một hồi bão lớn, một quyết tâm cháy bỏng đó là giành độc lập, tự docho dân tộc. Từ năm 1911 - 1941, cuộc hành trình hoạt động cách mạng của Hồ ChíMinh đã qua 3 đại dương, 4 châu lục Á, Âu, Phi, Mỹ và gần 30 quốc gia, hàng trămthành phố lớn, nhỏ, tiếp xúc với nhiều dân tộc, nhiều nền văn hóa khác nhau. Ngườiđã hồn thiện cho mình một vốn văn hóa, vốn chính trị và vốn sống thực tiễn phongphú, tạo thành một bản lĩnh trí tuệ mà khơng một người cách mạng trẻ tuổi ViệtNam nào vào thời điểm ấy có thể so sánh được. Cuộc hành trình đó cũng đã đưaNguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm ra con đường cứu nước đúngđắn cho dân tộc Việt Nam. Sau này, trong bài Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩaLênin, Người kể lại: “Lúc bấy giờ, tôi ủng hộ Cách mạng Tháng Mười chỉ là theocảm tính tự nhiên. Tơi chưa hiểu hết tầm quan trọng lịch sử của nó. Tơi kính uLênin vì Lênin là một người u nước vĩ đại đã giải phóng cho đồng bào mình…Tơi tham gia Đảng Xã hội Pháp chẳng qua là vì các “ơng bà” ấy - (hồi đó tơi gọi cácđồng chí của tơi như thế) - đã tỏ đồng chí với tôi, với cuộc đấu tranh của các dân tộcbị áp bức. Cịn như Đảng là gì, cơng đồn là gì, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộngsản là gì, thì tơi chưa hiểu”<small>11</small>.

Trong suốt những năm tháng hoạt động ở trong nước và bôn ba khắp thếgiới, Hồ Chí Minh khơng ngừng quan sát, nhận xét thực tiễn, làm phong phú thêmsự hiểu biết của mình, từ đó hình thành nên những cơ sở quan trọng cho nhữngthành công trong lĩnh vực hoạt động lý luận của Người sau này. Mặc dù các nhàyêu nước tiền bối và các nhà cách mạng cùng thời với Người cũng đã có nhữngquan sát và thử nghiệm, nhưng họ chưa nhận thức đúng hoặc chưa có tầm nhìn đầyđủ về sự thay đổi của dân tộc và thời đại.

Từ năm 1941 - 1969, Hồ Chí Minh trở về nước trực tiếp tổ chức chỉ đạocách mạng Việt Nam. Trên cơ sở thực tiễn cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đãkhám phá các quy luật vận động xã hội, đời sống văn hóa và cuộc đấu tranh của

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

dân tộc trong hoàn cảnh cụ thể để khái quát thành lý luận, đem lý luận chỉ đạo hoạtđộng thực tiễn và được kiểm nghiệm trong thực tiễn. Nhờ đó, tư tưởng Hồ ChíMinh mang tính khách quan, cách mạng và khoa học và trở hành nền tảng tư tưởng,kim chỉ nam cho hành động cách mạng của Đảng ta và dân tộc ta.

<b>2.1.3. Nhân tố chủ quan Hồ Chí Minh</b>

<i>Hồ Chí Minh là người có hồi bão lớn, có tâm hồn cao thượng, yêu nước,</i>

thương dân, thương yêu những người cùng khổ vô bờ bến. Cả cuộc đời của Ngườiđã hiến dâng cho dân tộc, mang lại độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.

<i>Người nói: “Tơi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta</i>

được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ănáo mặc, ai cũng được học hành”<small>12</small>.

<i>Hồ Chí Minh là người có trí tuệ sâu rộng, tư chất thông minh, tư duy độc</i>

lập, sáng tạo, ham hiểu biết, nhạy bén với cái mới. Các nhà yêu nước tiền bối vàcùng thời với Hồ Chí Minh tuy cũng đã có những quan sát, thử nghiệm nhưng họchưa nhận thấy, hoặc nhận thức chưa đúng về sự thay đổi của dân tộc và thời đại.Với đầu óc phê phán tinh tường, sáng suốt trong việc nhận xét, đánh giá các sự vật,sự việc xung quanh, trong những năm tháng hoạt động trong nước và bôn ba khắpthế giới, Hồ Chí Minh đã khơng ngừng nghiên cứu, khảo nghiệm, nhận xét thựctiễn, tiếp thu và làm phong phú thêm sự hiểu biết của mình, qua đó hình thànhnhững cơ sở quan trọng để tạo dựng nên những thành công trong lĩnh vực hoạtđộng lý luận của Người về sau với con đường cách mạng phù hợp với yêu cầu củadân tộc và xu thế phát triển của thời đại.

Hồ Chí Minh là người có bản lĩnh kiên định, nghị lực phi thường đã khổcông học tập, rèn luyện trong thực tiễn. Từ mục tiêu đấu tranh để giải phóng dântộc, sự tác động mạnh mẽ của thời đại và từ sự nhận thức đúng đắn về thời đại đãgiúp Hồ Chí Minh hoạt động có hiệu quả và có nhiều đóng góp cho dân tộc vànhân loại trong sự nghiệp cách mạng. Điều đó là nhờ vào những phẩm chất, tàinăng, bản lĩnh kiên định, luôn tin vào nhân dân; khiêm tốn, giản dị, ham học hỏi;ln nhạy bén với cái mới, có phương pháp biện chứng, có đầu óc thực tiễn củaNgười. Vì thế, Hồ Chí Minh đã khám phá ra lý luận cách mạng thuộc địa trongthời đại mới, trên cơ sở đó xây dựng một hệ thống quan điểm lý luận toàn diện, sâusắc và sáng tạo về cách mạng Việt Nam, kiên trì chân lý cách mạng và định raquyết sách đúng đắn, sáng tạo để đưa cách mạng đến thắng lợi.

<small>12 Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 15, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr.627.</small>

</div>

×