S
ự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh là hội tụ những yếu tố khách quan và
chủ quan. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan
trọng. Những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam vừa là
cội nguồn, vừa là tác động xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển tư tưởng
Hồ Chí Minh. Trong đó chủ nghĩa yêu nước là một nhân tố cơ bản có ảnh hưởng
mạnh mẽ nhất đối với sự hình thành, phát triển tư tưởng của Người. Chủ nghĩa
yêu nước, truyền thống đánh giặc giữ nước đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi
tìm đường cứu nước, xây dựng chí hướng cứu nước, tạo động lực cho Hồ Chí
Minh vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để tìm thấy ánh sáng chủ nghĩa MácLênin tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam. Hồ Chí
Minh viết “Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải là chủ nghĩa
cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba” 1.
Chủ nghĩa yêu nước và ý chí kiên cường trong đấu tranh dựng nước, giữ
nước của dân tộc Việt Nam là truyền thống quý báu nhất, là nguồn gốc tạo nên
sức mạnh to lớn của dân tộc. Chủ nghĩa yêu nước là giá trị văn hoá, tinh thần bện
sâu trong mỗi con người Việt Nam.
Ngược dòng lịch sử phát triển của xã hội loài người với quá trình tồn tại và
phát triển của mình, người vượn đã dần chuyển thành người tinh khôn và trải qua
hàng chục vạn năm gian khổ lao động và sáng tạo, từ những công cụ bằng đá thô
sơ đến sự phát minh ra kỹ thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước, cày kéo
bằng trâu, bò đời sống vật chất, tinh thần của người Việt cổ ngày càng được nâng
cao, từng bước làm thay đổi bộ mặt đời sống xã hội, đưa đến hình thành một lãnh
thổ chung, một nền văn hoá, một nền văn minh Sông Hồng và một quốc gia và
nhà nước Văn Lang- Âu Lạc ra đời, một thời đại dựng nước được mở ra.
Nước Việt Nam với vị trí địa lý chiến lược của khu vực Đông Nam á, Châu
á, nằm trên các đầu mối giao thông thủy bộ quan trọng từ Bắc xuống Nam, từ
Đông sang Tây như một đầu cầu, từ biển vào đất liền. Đây cũng là nơi giao lưu
kinh tế, văn hoá thuận lợi và cũng là nơi xảy ra nhiều đụng độ và nhiều mối đe
1
Hồ Chi Minh, Toàn tập, Tập 10, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia- Hà nội 2002 tr 128.
1
doạ của giặc ngoại xâm. Yêu cầu liên kết, thống nhất lực lượng để tự vệ cũng
không kém phần cấp thiết. Mặt khác với đặc thù là nền văn minh lúa nước nhân
tố thuỷ lợi và tự vệ cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng. Từ những cuộc đấu
tranh để khắc phục những trở ngại của thiên nhiên như: mưa nguồn, nước lũ, bão
táp, hạn hán … đòi hỏi không chỉ mọi thành viên trong công xã phải liên kết với
nhau để xây dựng các công trình thủy lợi tưới tiêu nước bảo đảm cho sự phát
triển của nền kinh tế nông nghiệp mà lúa nước là chủ đạo.
Trong hoàn cảnh như vậy những yêu cầu trên đã thúc đẩy hình thành quần
tụ, thống nhất dân cư sống trong các …. địa vực khác nhau nhưng có cùng giọng
nói và phong tục thành một cộng đồng dân cư thống nhất. Trải qua các thế hệ nối
tiếp, ý thức xây dựng và củng cố mối quan hệ gắn bó họ hàng, làng nước được
tăng cường. Điều đó đã dẫn đến sự liên minh giữa các bộ lạc với nhau, do bộ lạc
Văn Lang làm trung tâm. Nhà nước Văn Lang có 15 bộ lạc. Đứng đầu nhà nước
Văn Lang là Hùng Vương, dưới có các lạc hầu, lạc tướng, bố chính (già làng)
tham gia điều hành chung công việc của nhà nước.
Nhà nước Văn Lang – Nhà nước sơ khai ban đầu của người Việt cổ ra đời
vào khoảng thế kỷ thứ VI – V TCN đã đánh dấu một bước phát triển mới có ý
nghĩa thời đại trong lịch sử Việt Nam.
Năm 208 TCN, người Lạc Việt đã chiến đấu rất ngoan cường, họ dựa
vào địa hình núi rừng hiểm trở, dựa vào các chiềng, chạ, làng xã, địa hình
địa vật tổ chức tấn công tiêu diệt giết chết chủ tướng Đỗ Thư làm thất bại
âm mưu xâm lược của Nhà Tần, lập nên nước mới là Âu Lạc. Người đứng
đầu là Thục Phán – An Dương Vương.
Quốc gia Văn Lang - Âu Lạc tồn tại trên dưới 500 năm TCN, bằng sức lao
động sáng tạo và ý chí đấu tranh kiên cường, bền bỉ, người Việt cổ đã đưa xã hội
vượt qua thời tiền sử, vượt qua hình thái kinh tế xã hội cộng sản nguyên thuỷ,
hình thái kinh tế xã hội đầu tiên thuộc phạm trù của thời đại văn minh, của xã hội
phân hoá giai cấp và có nhà nước. Người Việt cổ cũng đã xây dựng một nền văn
minh đầu tiên của mình đó là nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc, văn minh Sông
2
Hồng. Nền văn minh này mang tính bản địa sâu sắc kết tinh trong đó là bản lĩnh
kiên cường bất khuất, truyền thống, cốt cách, lối sống, lẽ sống của người Việt. Đó
là sự đoàn kết gắn bó mật thiết, thương yêu nhau trong lao động, trong đấu tranh
giành độc lập dân tộc, trong tình làng nghĩa xóm, tôn trọng người già, phụ nữ,
biết ơn và tôn trọng tổ tiên, tôn thờ các anh hùng nghĩa sỹ.
Với tư tưởng bành trướng của chế độ phong kiến phương Bắc. Năm 179
TCN Triệu Đà đã tiến quân xâm chiếm Âu Lạc, do mất cảnh giác An Dương
Vương đã thất bại. Suốt 1.117 năm Bắc thuộc từ Triệu Đà đến các triều đại sau
này như Tây Hán, Đông Hán, Ngô Ngụy, Tần, Tống, Tề, Lương, Tuỳ, Đường kế
tiếp nhau bóc lột, đô hộ nhân dân ta. Âu Lạc từ một nước độc lập trở thành quận,
huyện của phong kiến phương Bắc.
Với hơn một nghìn năm Bắc thuộc nhân dân ta phải chịu bao đau thương,
tủi nhục, cũng trong suốt hơn một nghìn năm ấy liên tục diễn ra các cuộc đấu
tranh của nhân dân ta cả về văn hoá, tư tưởng chống Hán hoá dân tộc và đấu
tranh vũ trang để giành độc lập dân tộc.
Năm 40, Hai Bà Trưng đã nổi dậy khởi nghĩa ở Mê Linh được nhân dân
hưởng ứng đông đảo, khởi nghĩa thắng lợi và giành quyền tự chủ 3 năm.
Năm 100 hơn 3000 nhân dân quận Nhật Nam đã nổi dậy đốt phá dinh thự
của bọn quan lại của chính quyền đô hộ.
Năm 137 dưới sự chỉ huy của khu liên nhân dân thuộc quận Nhật Nam nổi
dậy giết bọn quan lại chiếm thành trì, công sở của bọn quan lại đô hộ. Chính binh
lính người Việt đã quay lại đánh trả bọn quan lại ủng hộ nhân dân.
Năm 248 Triệu Thị Trinh đã hô hào nhân dân ở quận Cửu Chân nổi dậy
khởi nghĩa chống lại nhà Ngô.
Năm 542 dưới sự chỉ huy của Lý Bí nhân dân quận Giao Chỉ đã khởi nghĩa
với qui mô lớn được đông đảo tầng lớp nhân dân ủng hộ và giành thắng lợi, nhà
nước tự chủ Vạn Xuân được thành lập.
3
Năm 722 Mai Thúc Loan lãnh đạo nhân dân Nghệ An khởi nghĩa
chống nhà Đường.
Năm 766 Phùng Hưng lãnh đạo nhân dân Đường Lâm nổi dậy khởi nghĩa
giành thắng lợi đất nước được độc lập tự chủ 7 năm.
Năm 938 dưới sự chỉ huy của Ngô Quyền với việc bày binh bố trận trên
sông Bạch Đằng, cuộc thuỷ chiến lịch sử đã diễn ra tại đây. Hoằng Thao, tướng
nhà Hán đã chết tại trận, quân Nam Hán hoàn toàn tan vỡ. Chiến thắng Bạch
Đằng của quân và dân dưới sự lãnh đạo của người anh hùng dân tộc Ngô Quyền
đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc
Việt Nam, chấm dứt hoàn toàn ách thống trị của phong kiến Trung Quốc, mở ra
một thời kỳ độc lập lâu dài cho dân tộc.
Trong hơn một nghìn năm xâm lược và đô hộ nước ta các triều đại phong
kiến phương Bắc thay nhau đô hộ đàn áp bóc lột nhân dân ta. Cuộc đấu tranh
giành độc lập tự chủ của nhân dân ta diễn ra suốt chiều dài lịch sử đất nước. Cuộc
đấu tranh không khoan nhượng đó đã diễn ra liên tiếp qua nhiều thế hệ, thế hệ
trước ngã xuống, thế hệ sau lại tiếp tục đứng lên giương cao ngọn cờ độc lập, tự
chủ, bất chấp sự đàn áp dã man của kẻ thù. Trong cuộc đấu tranh trường kỳ và vô
cùng gian khổ quyết liệt đó đã nhiều lần nhân dân ta giành được thắng lợi, đuổi
kẻ thù ra khỏi bờ cõi xây dựng chính quyền tự chủ, tự định đoạt công việc của
mình như các cuộc khởi nghĩa: Hai Bà Trưng, Lý Bí, Phùng Hưng. Những năm
tháng độc lập đó vô cùng quý gía đã tiếp thêm sức mạnh cho các cuộc đấu tranh
giành độc lập sau này.
Thời Ngô, Đinh, Tiền, Lê và nhà Lý ra đời với các mốc son lãnh đạo đáng
nhớ như: Đinh Bộ Lĩnh là người thủ lĩnh lãnh đạo dẹp loạn 12 xứ quân năm 967,
lấy tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư – Ninh Bình.
Thời nhà Lý: Vua Lý Thái Tổ, tức Lý Công Uốn đã quyết định rời đô từ
Hoa Lư về Đại La và đổi tên là Thăng Long. Ngày nay là thủ đô Hà Nội. Thủ đô
văn hiến ngàn năm tuổi, là trung tâm văn hoá, chính trị của cả nước. Đặc biệt với
bài thơ thần của Lý Thường Kiệt đã nói lên khí phách hiên ngang, tinh thần chủ
4
động và có ý nghĩa sâu sắc về quyền bất khả xâm phạm của một dân tộc. Bài thơ
được ghi vào lịch sử như bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta:
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định mệnh tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”.
Từ năm 1225 đến năm 1400 là thời kỳ quốc gia phong kiến nhà Trần với ba
lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên thắng lợi. Trong vòng 30 năm từ 1258
đến 1288 dân tộc Việt Nam đã ba lần đương đầu với những đạo quân xâm lược
khổng lồ, hung hãn của đế quốc Mông – Nguyên hùng mạnh. Thắng lợi chống
quân Mông Nguyên là biểu hiện rực rõ lòng yêu nước nồng nàn, trí thông minh
sáng tạo, tinh thần đoàn kết dân tộc và nghệ thuật đánh giặc kiệt xuất của dân tộc
ở thế kỷ XIII, là sự kế tục và phát huy truyền thống quý báo của dân tộc đã được
hình thành từ hàng nghìn năm trong lịch sử dựng nước và giữ nước vĩ đại. Cuộc
kháng chiến chống quân Mông Nguyên đã đạt đến trình độ của một cuộc chiến
tranh nhân dân. Trước kẻ thù giai cấp quý tộc Trần đã giương cao ngọn cờ độc
lập dân tộc đánh đuổi kẻ thù xâm lược bằng cuộc chiến tranh nhân dân rộng khắp
đúng như lời Trần Quốc Tuấn “Vua tôi đồng lòng, anh em hoà thuận, cả nước
góp sức” đã làm nên thắng lợi vẻ vang đó.
Phong trào Lam Sơn 1418 – 1427 chống nhà Minh xâm lược. Với sự lãnh
đạo tài tình sáng suốt của hai anh hùng dân tộc là Lê Lợi và Nguyễn Trãi tiếp tục
củng cố xây đắp thêm truyền thống yêu nước đánh giặc giữ nước của dân tộc ta,
đó là đường lối kháng chiến trường kỳ, bền gan kháng chiến, biết thu phục lòng
người, biết phát huy sức mạnh to lớn của quần chúng nhân dân đặc biệt là nghệ
thuật “đánh vào lòng người và nghệ thuật kết thúc chiến tranh”. Bài “Bình ngô
Đại Cáo” của Nguyễn Trãi như một lời tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của
nước Việt Nam:
5
“Xã tắc từ nay bền vững
Sơn hà bởi đó đẹp tươi
Một áng càn khôn bỉ rồi lại thái
Đôi vầng Nhật, Nguyệt mờ rồi lại trong
Để mở nền muôn thuở thái bình
Để sửa nỗi nghìn thu hổ thẹn…”
Từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII là thời kỳ phong trào đấu tranh của nông
dân Việt Nam chống lại chế độ phong kiến Việt Nam suy tàn lao vào con đường
tranh ngôi đoạt quyền Lê Chiêu Thống đã cầu cứu nhà Thanh, với chiêu bài “Phù
Lê diệt Tây Sơn” tháng 11 năm 1783, hai mươi vạn quân Thanh kéo vào xâm
lược nước ta. Phát huy sức mạnh tiềm tàng của nhân dân, truyền thống anh hùng
của dân tộc, Quang Trung – Nguyễn Huệ đã lãnh đạo kháng chiến với một nghệ
thuật quân sự độc đáo, tư tưởng chủ động tiến công, thần tốc, táo bạo, liên tục,
bất ngờ áp đảo đối phương, dũng cảm mưu trí, linh hoạt, khẩn trương. Dưới
quyền chỉ huy của Quang Trung một đội quân tinh nhuệ bách chiến, bách thắng
đã đánh đổ cơ cấu thống trị của giai cấp phong kiến mục nát. Chiến thắng oanh
liệt giặc ngoại xâm Nguyễn Huệ – Quang Trung từ một lãnh tụ nông dân áo vải
trở thành thiên tài quân sự bách chiến, bách thắng, một danh tướng trăm trận,
trăm thắng, một anh hùng dân tộc vĩ đại.
Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ
XX, đó là phong trào đấu tranh vũ trang rộng lớn có sự tham gia của đông đảo
các tầng lớp nhân dân yêu nước nhằm mục tiêu đánh Pháp giành độc lập dân tộc.
Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược là mâu thuẫn lớn
nhất, tất cả mọi hành động yêu nước đều vì mục đích cứu nước. Phong trào rộng
lớn từ Nam ra Bắc cả ở miền xuối lẫn miền ngược. Trung tâm kháng chiến ở khắp
mọi nơi trong lực lượng lãnh đạo và lực lượng tham gia phong trào có đầy đủ mọi
tầng lớp nhân dân. Từ những Vương tôn quý tộc, quan lại cao cấp trong triều
6
đình đến người nông dân, đồng bào các dân tộc miền núi đều nhất tề đứng lên
chống Pháp.
Sự bế tắc và khủng hoảng về đường lối cứu nước của phong trào cách
mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX diễn ra trong điều kiện vai trò lịch sử của giai cấp
tư sản thế giới đã bộc lộ rõ tính chất phản động trong thời đại đế quốc chủ nghĩa.
Cách mạng tháng 10 Nga bùng nổ và thắng lợi, bởi vậy ngọn cờ cách mạng theo
tư tưởng tư sản lúc này đã lỗi thời. Tình trạng khủng hoảng về đường lối và lực
lượng lãnh đạo cách mạng chỉ được thực sự giải quyết khi chính đảng của giai
cấp công nhân Việt Nam ra đời mà người đầu tiên mở đường là lãnh tụ thiên tài
Nguyễn ái Quốc.
Nguyễn Tất Thành – Nguyễn ái Quốc tuy khâm phục tinh thần đấu tranh
của các vị tiền bối như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh… Nhưng Người không
tán thành con đường và phương pháp đấu tranh của họ. Nhờ có tư duy độc lập tự
chủ, Hồ Chí Minh đã nhận thức đúng, đánh giá đúng đắn các phong trào yêu
nước của cách mạng Việt Nam những năm đầu của thế kỷ XX.
Nguyễn ái Quốc – Hồ Chí Minh nhờ có tâm hồn cao thượng của một nhà
yêu nước, Người có trái tim yêu thương những người cùng khổ vô bờ bến. Chủ
nghĩa yêu nước chân chính đã thôi thúc Hồ Chí Minh xây dựng chí hướng cứu
nước và quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước.
Theo Tạp chí “Ngọn lửa nhỏ” của Liên Xô số 39 ngày 23/12/1923 trích bài
“Đến thăm một chiến sĩ quốc tế cộng sản – Nguyễn ái Quốc”. Người đã nhắc lại ý
nghĩ của mình “Vào trạc 13 tuổi lần đầu tiên tôi được nghe những từ Pháp “Tự
do, bình đẳng, bác ái” thế là tôi muốn làm quen với văn minh Pháp, tìm xem
những gì ẩn dấu đằng sau những từ ấy”.
Truyền thống yêu nước, đoàn kết đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam
là cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về coi trọng quần chúng, coi trọng xây
dựng đoàn kết. Bên cạnh truyền thống yêu nước trải dài suốt quá trình lịch sử đó
còn là truyền thống văn hoá bản sắc dân tộc, là nhân tố quan trọng tác động to lớn
đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.
7
Truyền thống văn hoá Việt Nam là văn hoá đặc sắc lâu đời, là cội nguồn
sức mạnh Việt Nam, văn hoá nhân cách hậu, sống có nhân cách. Bản sắc văn hóa
Việt Nam thể hiện trong 4 yếu tố: Tổ quốc, gia đình, thân phận, diện mạo.
Người Việt Nam là con người Tổ quốc luận tức là đối với anh ta Tổ
quốc lớn hơn tất cả. Từ xa xưa lịch sử dựng nước và giữ nước chống giặc
ngoại xâm đã minh chứng rõ ràng. Mặt khác do sự bùng nổ đời sống, người
Việt phải tạo nên đồng bằng trồng lúa, hoa màu bằng mồ hôi, nước mắt của
chính mình, họ phải đắp đê ngăn mặn, lấn biển, khai hoang trồng trọt, đắp đê
ngăn lũ, đào sông, đào kênh dẫn nước làm thủy lợi. Chính mối quan tâm
thường trực suốt mấy ngàn năm cho đến hôm nay để bảo vệ đồng bằng chống
lũ lụt và hạn hán đã tạo nên tinh thần yêu nước, yêu Tổ quốc đặc biệt của mỗi
người dân Việt Nam.
Gia đình Việt Nam không phải gia đình Trung Hoa hay gia đình Châu Âu.
Nói đến gia đình Việt Nam thì phải nói đến làng xã Việt Nam, họ hàng, thân tộc,
thờ cúng tổ tiên, chế độ hiếu, hỉ. Tất cả làm thành một tổng thể khiến gia đình
Việt Nam rất khác gia đình của một xã hội khác. Xét gia đình trong quan hệ với
Tổ quốc. Phải cứu lấy Tổ quốc đã mới có điều kiện đổi mới gia đình, lo cho hạnh
phúc gia đình “Nước mất, nhà tan”. Chính vì vậy mà trong các cuộc đấu tranh
chống giặc ngoại xâm đã có hàng triệu con người phải đặt quyền lợi của Tổ quốc
lên trên quyền lợi của gia đình. Để có điều kiện bảo đảm hạnh phúc cho gia đình
trước hết phải giành cho được độc lập, thống nhất Tổ quốc.
Truyền thống văn hoá Việt Nam quyền lợi gia đình và Tổ quốc không bao
giờ đối lập nhau. Chính gia đình Việt Nam là cái lò tạo nên tinh thần yêu nước
của dân tộc Việt Nam.
Vấn đề thân phận người Việt Nam là rất quan trọng trong đời sống văn hoá,
người Việt Nam luôn ý thức sâu sắc thân phận, bản thân với làng quê đất nước.
Con người Việt Nam trước khi Pháp xâm lược có một thân phận riêng, không
phải ai muốn làm gì anh ta cũng được, anh ta không hoàn toàn lệ thuộc vào kinh
tế, chính trị của kẻ mạnh. Anh ta được hưởng một sự che chở đặc biệt bảo đảm
8
cho anh ta có thể sống yên ổn, nếu như anh ta sống lương thiện, có đạo đức đúng
như Nguyễn ái Quốc nói “Theo thừa nhận của những nhân vật Pháp, từ viễn
cổ. Người Việt Nam đã có một nền văn hoá đạo đức cao”.
Con người Việt Nam có mối quan hệ nhiều chiều trong làng xã. ở nông
thôn Việt Nam con người trọng tuổi hơn trọng chức vụ tiền bạc. Bởi vì tuổi mà
cái mọi ngưòi đều có gặp nhau người ta không hỏi nhau là có bao nhiêu tiền mà
người ta hỏi nhau có bao nhiêu con cái. Con người Việ Nam sống trong làng xã
được làng xã che chở về mọi mặt. Về kinh tế anh ta được chia một phần ruộng
của làng, mỗi làng có một đình là nơi tất cả những người đàn ông trên mười tám
tuổi được quyền họp để bàn những công việc chung, có đền thờ thành hoàng làng
là một thứ thần linh chung cho cả làng. Làng là cơ sở văn hoá của dân gian.
Những người cùng làng có bổn phận giúp đỡ nhau, an ủi nhau, giúp đỡ nhau cho
nên người Việt Nam sang ở nước nhưng sống ở làng .
Diện mạo, thân phận người Việt Nam trong mỗi làng xã họ có thể thấp ở
tổ chức này nhưng lại cao trong tổ chức khác, khi về làng các bậc cha cchú
không ngại phê phán anh ta dù anh ta có quyền lực đi đến đâu đi chăng nữa. Về
làng mọi người dân Việt Nam đều thấy rõ thân phận của mình. Người Việt Nam
không mơ ước lên thiên đang hay cõi niết bàn, mà mơ ước rất giản dị là có con
cái, được thờ cúng và khi chết được chôn cạnh làng, cạnh những người thân.
Mỗi làng xã đều có hương ước qui định trách nhiệm của mọi người đối với lang
xã, đối với dòng tộc, họ hàng. Có trợ sưu điền để giúp đỡ nhân dân khi không
đủ tiền nộp sưu. Có bút điền để trợ cấp cho chi phí về giấy bút trong công việc
của làng. Có học điền để trợ cấp cho việc học. Có cô nhi điền và quả phụ điền
để trợ cấp cho cô nhi, quả phụ.
Về vấn đề diện mạo đối với mỗi người dân Việt Nam luôn hết sức dược coi
trọng. Nếu như khi sinh ra Tổ quốc và gia đình là cái có sẵn, còn thân phận và
điện mạo lại khác hai cái này mỗi người phải cố gắng phấn đấu mới có được. Mỗi
gia đình Việt Nam từ xưa đến nay đều dạy con cái biết hiếu nghĩa, liêm sỉ không
phải để làm gì cho gia đình mà là để giữ lấy đạo đức gia đình. Cái đó gọi là gia
9
phong . Nó quí hơn châu báu, của cải. Cái gì mất đi cũng có thể lấy lại được
nhưng gia phong mất đi con người mất diện mạo rất dễ làm điều trái với đạo
nghĩa. Diện mạo một người trong xã hội Việt Nam phụ thuộc vào gia thế. Một
người khi đã có gia thế luôn được đề cao thì dù ở trong hoàn cảnh nào, khó khăn
đến đâu họ cũng không làm tổn hại đến gia phong, tổn hại đến diện mạo của bản
thân và đạo đức gia đình. Họ sẽ có đủ nghị lực để vượt qua và trở thành người tốt
người có ích cho xã hội.
Truyền thống yêu nước đánh giặc giữ nước là nhân tố cơ bản tác động
mạnh mẽ đén sự hình thành tư tưởng Hồ Chi Minh, thôi thúc Người quyết tâm ra
đi tìm đường cứu nước, xây dựng chí hướng cứu nước cho Hồ Chí Minh.
Truyền thống văn hoá của dân tộc là nhân tố quan trọng tác động to lớn đến
sự hình thành tư tưởng và nhân cách vĩ đại hồ Chí Minh.Người được sinh ra trên
quê hương Nghệ An mảnh đất giàu truyền thống yêu nước, đánh giặc giữ nước.
Nơi sản sinh ra biét bao anh hùng từ cổ chí kim, mà Nam Đàn quê hương Hồ Chi
Minh lại là một địa phương hội tụ nhiều nhân tài, anh hùng, chí sĩ. Quê hương,
đất nước, gia đình cũng là một nhân tố quan trọng trong việc sinh thành Hồ Chi
Minh. Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh và cũng là người dạy chữ Hán
đầu tiên của Nguyễn Tất Thành đã có ảnh hưởng thực sự sâu sắc. Cụ Sắc tin
tưởng vào người con hiếu thảo, thông minh, chăm học lại sớm có ý chí vươn lên
làm người. Việc đổi tên cho con từ Nguyễn Sinh Cung ra Nguyễn Tất Thành
nhân dịp làm lễ vào làng cho hai con trai đã thể hiện niềm tin của Cụ.
Cuộc sống của người mẹ Bà Hoàng Thị Loan cũng ảnh hưởng đến tư tưởng
tình cảm của Nguyễn Sinh Cung về đức tính nhân hậu, đảm đang, sống chan hoà
với mọi người. Còn phải kể đến mối quan hệ và tác động qua lại giữa ba chị em
Nguyễn Thị Thanh, Nguyên Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Cung về lòng yêu nước,
thương dân, thương những người cùng khổ.
Hồ Chí Minh rất tôn trọng truyền thống dân tộc. Người đã sớm nhận biết
điều này ngay trên quê hương mình,nơi đã sản sinh ra nhiều anh hùng, nhiều chí
sĩ yêu nước. Vì vậy Người khẳng định " Dân ta có một lòng nồng nàn yêu
10
nước. Đó là một truyền thống quí báu của dân tộc ta. Từ xưa đến nay mỗi khi
Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô
cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm
tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước..."
Đối với Người, không chỉ tự hào về truyền thống dân tộc, chủ yếu là tinh
thần yêu nước, mà còn phát huy nó trong cuộc sống "Tinh thần yêu nước cũng
như các thứ của quí. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê,
rõ ràng, dễ thấy. Nhưng có khi cất kín trong rương trong hòm. Bổn phận của
chúng ta là làm cho nhưng của quí kín đáo ấy được đưa ra trưng bày. Nghĩa là
phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo làm cho tinh thần yêu
nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc cứu nước, công
việc kháng chiến."2
Tiếp nhận sâu sắc truyền thống yêu nước của nhân dân, lại được sự giáo
dục tốt đẹp của gia đình Nguyễn Sinh Cung sớm có lòng yêu thương đồng bào
nghèo khổ. Hành động yêu nước mạnh mẽ của Nguyễn Tất Thành vào thời niên
thiếu là tham gia cuộc biểu tình chống thuế của nhân dân thừa Thiên vào tháng 05
năm 1908 . Chính sức mạnh truyền thống yêu nước là một động lực chủ yếu đã
thúc đẩy Nguyễn Tất Thành quyết chí ra đi tìm đường cứu nước. Bởi vì Anh rất
khâm phục các cụ Hoàng Hoa Thám, Phan Đình Phùng, Phan Châu Trinh, Phan
Bội Châu nhưng không hoàn toàn tán thàn cách làmcủa một người nào.
Truyền thống yêu nước của dân tộc bao giờ cùng là cơ sở tư tưởng tình
cảm cho mọi suy nghĩ và hàn động của hồ Chí Minh trong suốt cuộc đời mình.
Năm 1919 khi từ nước Anh trở lại Pháp hoạt động Người đã lấy tên mới
Nguyễn ái Quốc ( tức nhà yêu nước Nguyễn ) để ký vào bản yêu sáchcủa nhân
dân An Nam đòi chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do, dân chủ và bình
đẳng của dân tộc Việt Nam.
Cũng từ truyền thống yêu nước của dân tộc cuối năm 1920. Hồ Chí Minh
đã trở thành người cộng sản. Trong bài " Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin"
2
Hồ Chí Minh - Toàn tập – Tập 6 - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Hà Nội – 2002 – tr 172
11
đăng trên báo Nhân dân số ra ngày 22 tháng 04 năm 1960. Người khẳng định "
Lúc đầu chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải là chủ nghĩa cộng sản đã đưa
tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba".
Hồ Chí Minh tiếp nhận cái cơ bản của truyền thống dân tộc, nổi bật là
truyền thống yêu nước, để tìm sức sống cho cuộc đấu tranh lúc đó. Người hiểu rõ
trong truyền thống dân tộc có những điềugần như "Bất biến" vì được kết tinh cô
đọng từ bao đời nay, có giá trị đối với mọi thời đại.
Tiếp thu truyền thống dân tộc, tinh thần yêu nước của tổ tiên, song Hồ Chí
Minh sớm nhận thấy không thể đi con đường cứu nước theo ý thức hệ phong
kiến, tư sản. Năm 1905 khi phong trào Đông Du bắt đầu sôi nổi Cụ Phan Bội
Châu muốn đưa Anh và một số thanh niên sang Nhật nhưng Anh không đi.
Nguyễn Tất Thành từ chối con đường Đông Du không phải vì đã hiểu bản
chấtcủa Nhật đang trên con đường đế quốc chủ nghĩa, mà chỉ mới cảm thấy rằng
không thể dựa vào nước ngoài để giải phóng đồng bào. Sau này Hồ Chí Minhcó
khái quát rằng “ Hy vọng Nhật giúp đỡ để đuổi Pháp. Điều đó rất nguy hiểm
chẳng khác gì đưa Hổ cửa trước rước Beo cửa sau”. Việc Nguyễn Tất Thành từ
chối việc du học ở Nhật không phải là khước từ lòng ưu ái, niềm tin của cụ Phan
Bội Châu gửi gắm vào cậu con trai của người bạn đồng hương mà là từ chối con
đường cứu nước do Nguyễn Tất Thành cảm nhận được là không thể đưa tới thành
công. “Điều mà Chủ tịch Hồ Chí Minh sớm nhận thức và nó dẫn Người đi
đúng hướng là nguồn gốc những đau khổ và áp bức dân tộc ở ngay tại chính
quốc, ở nước đế quốc đang thống trị dân tộc mình.” 3
Mùa hè năm 1911, Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc “xuất dương” sang
phương Tây tìm con đường cứu nước. Việc “xuất dương” đã được nhiều thế hệ
cha anh lớp trước thực hiện song chỉ để cầu viện chuẩn bị lực lượng kéo về nước,
hoặc đào tạo cán bộ về chỉ đạo, phát động phong trào đấu tranh trong nước. Mục
đích của các chuyến đi ra nước ngoài đó là nhằm tổ chức, tập hợp lực lượng
3
Hồ Chí Minh – Biên niên tiểu sử – Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Hà Nội – 1993, Tập 1 tr 46
12
nhưng chưa có ai đặt vấn đề, hay có chủ trương sang phương Tây tìm con đường
cứu nước như Nguyễn Tất Thành.
Khi trả lời nhà văn Mỹ An-na Luy-xtơ-rông Hồ Chí Minh đã nói rõ động
cơ khiến Người rời Tổ quốc.” Nhân dân Việt Nam trong đó có ông cụ thân sinh
ra tôi lúc này thường tự hỏi nhau ai là người sẽ giúp mình thoát khỏi ách thống
trị của Pháp. Người này nghĩ là Anh, có người lại cho là Mỹ. Tôi thấy phải đi ra
nước ngoài xem cho rõ. Sau khi xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp
đồng bào tôi”.
Việc Hồ Chí Minh ra nước ngoài xuất phát từ ý thức dân tộc, từ hoài bão
cứu nước. Qua cuộc hành trình đến nhiều nước thuộc địa, phụ thuộc, tư bản, đế
quốc. Người đã xúc động trước những cảnh ngộ khổ cực, bị áp bức bóc lột của
nhân dân những nơi đây, cũng giống như đồng bào nơi quê hương mình. Người
nhận thấy ở đâu cũng có mong muốn là thoát khỏi ách thống trị, áp bức bất công.
Từ lòng yêu thương đồng bào, Hồ Chí Minh mở rộng đến sự đồng cảm
với những người cùng cảnh ngộ trên khắp thế gian và có cùng một kẻ thù
chung. ở người đã nảy sinh ý thức về sự cần thiết phải đàon kết những người
bị áp bức để đấu tranh cho nguyện vọng, quyền lợi chung. Đây là biểu hiện
đầu tiên của ý thức về sự đoàn kết quốc tế giữa những người dân thuộc địa
nhằm đấu tranh thoát khỏi sự thống trị của thực dân đế quốc.
Cuộc hành trình qua nhiều nước thuộc địa, phụ thuộc, tư bản, đế quốc
không chỉ hình thành ở Hồ Chí Minh tình cảm, ý thức đoàn kết quốc tế giữa các
dân tộc bị áp bức mà còn rèn luyện Người trở thành một công nhân có đủ phẩm
chất, tư tưởng, tâm lý xã hội của giai cấp vô sản. Lênin đã chỉ rõ rằng, muốn hiểu
sự hình thành tâm lý xã hội, phẩm chất tư tưởng của giai cấp công nhân ở một
con người thì phải xem trong hoàn cảnh thực tế của con người ấy đã nắm vững
“tâm lý vô sản” như thế nào. Tiêu chí này giúp chúng ta hiểu rõ chính trong quá
trình hoà nhập vào cuộc sống của những người lao động bị áp bức, của công nhân
thế giới mà từ một ngời yêu nước, có hoài bão đi tìm con đường cứu nước cho
13
dân tộc. Hồ Chí Minh đã trở thành người lao động, người công nhân, rồi một
người cộng sản một chiến sĩ quốc tế.
Thực tiễn trong gần mười năm đi tìm đường cứu nước, nhất là khi đọc sơ
thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin
năm 1920. Người đã cảm động, phấn khởi...vui mừng đến phát khóc vì đã tìm
thấy con đường giải phóng cho dân tộc. Mặt khác, Luận cương của Lênin đã nâng
cao nhận thức của Hồ Chí Minh về con đường giải phóng dân tộc của mình cũng
như các dân tộc bị áp bức khác. Nó phù hợp và đáp ứng những tình cảm, suy
nghĩ, những hoài bão được ấp ủ từ lâu ở Người nay trở thành hiện thực. “ Luận
cương những vấn đề dân tộc và thuộc địa” đến với Người như một ánh sáng kỳ
diệu, nâng cao về chất tất cả những hiểu biết về tình cảm cách mạng mà Người
hằng nung nấu.
Như vậy, Hồ Chí Minh từ tiếp thu truyền thống dân tộc, chủ yếu là tinh
thần yêu nước, đã đến với chủ nghĩa Mác- Lênin, đã tìm ra con đường cứu nước
đúng đắn cho nhân dân ta, đưa nhân dân ta đi theo con đường mà chính Người đã
trải qua, từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác- Lênin. Đó là con đường giải
phóng duy nhất mà cách mạng tháng Mười Nga đã mở ra cho nhân dân lao động
và tất cả các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.
Hồ Chí Minh là một biểu tượng kiệt xuất quyết tâm của cả một dân tộc, đã
cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt
Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hoà bình, độc lập
dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết tinh
truyền thống dân tộc, truyền thống văn hóa ngàn năm của nhân dân Việt Nam,
những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc
trong việc khẳng định bản sắc dân tộc của mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy,
hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc trên toàn thế giới.
Sự hội tụ ở Hồ Chí Minh những truyền thống của dân tộc, tinh hoa văn hoá
của nhân loại mà đỉnh cao là chủ nghĩa Mác- Lênin. Kết hợp với tài năng, phẩm
chất của Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho Hồ Chí Minh góp phần to lớn trong sự
14
nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người. Đúng như
điếu văn của Ban chấp hành Trung ương Đảng đọc tại lễ tang Người đã khẳng
định “ Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ Tịch,
người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta,
nhân dân ta và non sông đất nước ta”.
Nghiên cứu học tập nguồn gốc, quá trình hình thành, phát triển tư tưởng
Hồ Chí Minh là một nhiệm vụ cơ bản, là một khâu quan trọng trong nghiên cứu,
học tập và giảng dạy môn học tư tưởng Hồ Chí Minh. Có nhận thức đúng đắn về
nguồn gốc, quá trình hình thành, phát triển mới có nhận thức sâu sắc, đầy đủ về
tính đúng đắn, giá trị cách mạng khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh, hiểu rõ bản
chất, quy luật hình thành, phát triển gồm các yếu tố khách quan, chủ quan, từ lý
luận thực tiễn. Khẳng định vị trí, vai trò, tầm quan trọng của tư tưởng đạo đức
tấm gương Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay, trong đời sống chính trị tư
tưởng của Đảng ta, dân tộc ta. Tiếp tục củng cố niềm tin cho mỗi cán bộ, Đảng
viên và quần chúng trong việc nghiên cứu, học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh ngày càng có chiều sâu và đạt hiệu quả thiết thực. Kiên quyết
đấu tranh chống mọi biểu hiện sai trái, xuyên tạc, phản động, tách rời hoặc tuyệt
đối hoá các nhân tố khách quan, chủ quan.
Tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ có nguồn gốc duy nhất là chủ nghĩa
Mác- Lênin, hay truyền thống dân tộc.... mà tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ
thống các quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng
Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa MácLênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát huy các giá trị truyền
thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
Từ khi có lý luận Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh từ khi gắn kết chặt
chẽ độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước Việt
Nam, sức mạnh của dân tộc Việt Nam đã được khơi dậy một cách mạnh mẽ hơn
bao giờ hết. Thắng lợi của cách mạng tháng Tám và hai cuộc kháng chiến chống
Pháp, chống Mỹ là thắng lợi của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lênin,
15
thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh. Thực tiễn đã chứng tỏ rằng chủ nghĩa xã hội
là con đường duy nhất đúng cho sự phát triển của cách mạng Việt Nam. Đó là sự
lựa chọn của Hồ Chí Minh, cũng là sự lựa chọn của nhân dân ta.
16