Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Phạm trù hình thái kinh tế xã hội trong lời tựa “góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị” của mác Ý nghĩa Đối với sự nghiệp Đổi mới Đất nước của Đảng ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.59 KB, 22 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b><small>PHẠM TRÙ HÌNH THÁI KINH TẾ- XÃ HỘI TRONG LỜI TỰA “GÓP PHẦN PHÊPHÁN KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ” CỦA MÁC. Ý NGHĨA ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP</small></b>

<b><small>ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC CỦA ĐẢNG TA HIỆN NAY</small></b>

<b>1. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm </b>

Lời tựa tác phẩm “Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị” được Mácviết từ tháng 8 năm 1858 đến tháng 02 năm1859, được xuất bản và phát hànhthánh 6 năm 1859. Tuy chỉ có 5 trang song là một văn kiện cực kỳ quan trọng trongquá trình hình thành, phát triển triết học Mác. Trong đó Mác đã trình bày khái qtnhưng rất rõ ràng quan niệm về chủ nghĩa duy vật lịch sử - một sự khái quát thiêntài mà toàn bộ triết học trước đó chưa đạt tới được. Các quan niệm đó được Mác coilà kim chỉ nam cho mọi sự nghiên cứu sau này của mình. Ơng viết: “Kết quả chungmà tôi đã đạt được và đã trở thành kim chỉ nam cho mọi sự nghiên cứu sau này củatơi”<small>1</small>. Ở đó chủ nghĩa duy vật đã được áp dụng một cách triệt để vào lĩnh vực xã hội,làm cho triết học Mác trở nên cách mạng, khoa học, triệt để và hoàn bị nhất tronglịch sử tư tưởng triết học.

Mặt khác, những năm 50 của thế kỷ XIX, phong trào công nhân phát triểnrất cao, chuyển dần từ tự phát sang tự giác. Cuộc đấu tranh của giai cấp vơ sảnđể giành dân chủ có xu hướng chuyển thành đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội vàđã xuất hiện các tổ chức cộng sản. Trong lúc đó, giai cấp tư sản nhất là nhữngnhà kinh tế học tư sản đưa ra những luận điểm sai lầm về kinh tế, họ đang tìmmọi cách biện hộ cho địa vị của giai cấp tư sản và bảo vệ sự tồn tại vĩnh viễn chochế độ tư hữu. Họ cho rằng: tư hữu là thuộc tính vốn có của con người, sự tồn tạicủa những người vô sản (những người khơng có của) là hợp lý, là lẽ tự nhiên.Trước tình hình đó, địi hỏi phải có một thế giới quan khoa học soi đường chogiai cấp công nhân trong đấu tranh cách mạng, do đó Mác viết tác phẩm nàynhằm phê phán các quan điểm sai trái này. Đặc biệt là giúp cho giai cấp vô sản<small>1 C.Mác v Ph. à Ph. Ăngghen, To n tà Ph. ập, tập 13, Nxb CTQG, H.1993, tr.14</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

hiểu đúng địa vị, sứ mệnh lịch sử của mình là phải đấu tranh xố bỏ chủ nghĩa tưbản. Như Ăngghen kết luận: Giai cấp vô sản không chỉ là giai cấp đau khổ màđịa vị kinh tế - xã hội của nó buộc nó phải đấu tranh giải phóng đến cùng.

Để phê phán quan điểm phản động, phản khoa học trên, Mác tập trungnghiên cứu những quy luật, phát triển kinh tế của hình thái kinh tế xã hội tư bảnchủ nghĩa và tác dụng của chúng nhằm phát triển thế giới quan khoa học của giaicấp vô sản. Mác chỉ rõ: Phải nghiên cứu kinh tế chính trị học ở một trình độ caohơn để phân tích phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa; chính điều đó sẽ làm cơ sởcho việc phát triển thế giới quan khoa học của giai cấp vô sản. Phải xoá bỏ chế độtư hữu để trả lại bản chất đích thực cho con người.

Trước khi viết tác phẩm “Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị” vàlời tựa của nó Mác đã có cả 15 năm lao động và nghiên cứu khoa học toàn diệnvới một khối lượng tài liệu đồ sộ. Ông đã nghiên cứu một khối lượng lớn các tácphẩm về kinh tế - xã hội và soạn thảo những nguyên lý cơ bản, phát triển họcthuyết của mình.

Trong lời tựa “Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị” đây là sự tổngkết, hệ thống hoá tri thức của Mác về chủ nghĩa duy vật lịch sử, đặt tiền đề choMác viết tác phẩm “Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị” và Bộ “Tư bản”sau này.

<b>2. Kết cấu của tác phẩm</b>

Lời tựa “Góp phần phê phán khoa học kinh tế chính trị” gồm 3 phần:Phần mở đầu: Mác nêu khái quát ý định kết cấu tác phẩm “Góp phần phêphán khoa học kinh tế chính trị”.

Phần nội dung: Mác nêu khái lược q trình nghiên cứu kinh tế chính trịcủa mình, trong đó trình bày kết quả nghiên cứu, chủ yếu là những nguyên lý cơbản của chủ nghĩa duy vật lịch sử.

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

Phần kết luận: Mác khẳng định kết quả nghiên cứu là khách quan, nghiêmtúc, trung thực. Đúng như Mác đã khẳng định trong tác phẩm của mình: “Các quanđiểm của tơi, dù có bị người ta xét đoán như thế nào chăng nữa và dù chúng có ít nhấttrí như thế nào chăng nữa với những thiên kiến tự tư tự lợi của các giai cấp thống trị -thì chúng vẫn là kết quả của những sự nghiên cứu trung thực trong nhiều năm”<small>2</small>.

Lời tựa tác phẩm “Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị” được in

<i>trong: C.Mác và Ph. Ăngghen, Tồn tập, Tập 13, Nxb CTQG, Hà Nội 1993 (từ</i>

<i>trang 13 đến trang 18).</i>

<i><b>3. Nội dung triết học trong tác phẩm: </b></i>

<i><b>Nội dung cơ bản trong lời tựa “Góp phần phê phán khoa kinh tế chínhtrị” đó là học thuyết về hình thái kinh tế- xã hội.</b></i>

<i><b>Thứ nhất, về phương pháp tiếp cận nghiên cứu xã hội của Mác</b></i>

Để hiểu và thấy được giá trị của tác phẩm chúng ta xem phương pháptiếp cận nghiên cứu xã hội của Mác. Đó là, Mác nghiên cứu xã hội từ sản xuấtvật chất và phương thức sản xuất. Trước đó trong tác phẩm “Hệ tư tưởngĐức” Mác đã khẳng định vai trò quyết định của sản xuất vật chất với các lĩnhvực khác của đời sống xã hội, vai trò của phương thức sản xuất với sự tồn tại,phát triển của lịch sử xã hội. Mác viết: “Hành vi lịch sử đầu tiên là việc sảnxuất trong những tư liệu để thoả mãn những nhu cầu ấy, việc sản xuất ra bảnthân đời sống vật chất” và “Phải xuất phát từ chính ngay sự sản xuất vật chấtra đời sống trực tiếp để xem xét quá trình hiện thực của sản xuất và hiểu hìnhthức giao tiếp gắn liền với phương thức sản xuất ấy sản sinh ra- tức là xã hộicông dân ở những giai đoạn khác nhau của nó- là cơ sở của toàn bộ lịch sử”<small>3</small>.Lúc này Mác sử dụng các khái niệm “hình thức giao tiếp” và “xã hội côngdân”.

<small>2 C.Mác v Ph. à Ph. Ăngghen, To n tà Ph. ập, tập 13, Nxb CTQG, H.1993, tr 18.3 C.Mác v Ph. à Ph. Ăngghen, To n tà Ph. ập, tập 3, Nxb CTQG, H.1995, tr 40, tr.54</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Chúng ta thấy rằng trong nửa cuối những năm 50 thế kỷ 19, Mác đã tíchcực nghiên cứu kinh tế chính trị học. Trong tiến trình nghiên cứu, Mác đã vậndụng phép biện chứng duy vật vào nghiên cứu kinh tế để tiếp cận đến sự kháiquát lý luận cơ bản, sự khái quát đó tiếp tục được Mác khẳng định trong lời tựa“Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị”. Ở đó Mác xem xét hình thái kinh tếtư bản chủ nghĩa bắt đầu từ điều kiện sinh hoạt kinh tế. Mác viết “Tôi xem xét hệ

<i>thống kinh tế tư sản theo thứ tự sau đây; Tư bản, sở hữu ruộng đất lao động làm</i>

<i>thuê nhà nước, ngoại thương thị trường thế giới. Trong ba mục đầu, tôi nghiên</i>

cứu điều kiện sinh hoạt kinh tế của ba giai cấp lớn hợp thành xã hội tư sản hiệnđại; còn mối liên hệ lẫn nhau giữa ba mục sau thì rất rõ ràng”<small>4</small>. Mác viết tiếp:“Những công việc nghiên cứu của tôi đã dẫn tôi đến kết quả là: không thể lấybản thân những quan hệ cũng như những hình thái nhà nước, hay lấy cái gọi làsự phát triển chung của tinh thần của con người, để giải thích những quan hệ vàhình thái đó, mà trái lại, phải thấy rằng những quan hệ và hình thái đó bắt nguồntừ những điều kiện sinh hoạt vật chất”<small>5</small>. Vậy, nguyên tắc phương pháp luận rút ralà: nghiên cứu các hiện tượng xã hội phải xuất phát từ điều kiện sinh hoạt vậtchất xã hội chứ khơng thể tìm trong tinh thần tư tưởng.

Mác đã vận dụng triệt để phép biện chứng duy vật vào nghiên cứu lĩnhvực kinh tế xã hội. Với phương pháp tiếp cận khoa học khi nghiên cứu các hiệntượng xã hội, phải đi từ xã hội hiện thực, đi từ nền sản xuất vật chất, từ điều kiệnsinh hoạt vật chất xã hội, chứ không phải xuất phát từ hiện tượng tinh thần. Từphương pháp luận trên, Mác nghiên cứu và giải phẫu “xã hội công dân” theocách gọi của Hêghen (tức xã hội tư bản chủ nghĩa) và đi đến khái quát lý luậnkhoa học về hình thái kinh tế - xã hội. Ông viết: “Phải giải thích ý thức ấy bằngnhững mâu thuẫn của đời sống vật chất, bằng sự xung đột hiện có giữa các lựclượng sản xuất xã hội và những quan hệ sản xuất xã hội”<small>6</small>. Như vậy, với quan<small>4 C.Mác v Ph. à Ph. Ăngghen, To n tà Ph. ập, tập 13, Nxb CTQG, H.1993, tr.14</small>

<small>5 C.Mác v Ph. à Ph. Ăngghen, To n tà Ph. ập, tập 13, Nxb CTQG, H.1993, tr 146 C.Mác v Ph. à Ph. Ăngghen, To n tà Ph. ập, tập 13, Nxb CTQG, H.1993, tr15.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

điểm tiếp cận “giải phẫu” xã hội bằng chính đời sống vật chất, bằng lực lượngsản xuất xã hội, Mác là người đầu tiên trong lịch sử tư tưởng triết học đề cập tới,ông đã vận dụng một cách nhuần nhuyễn chủ nghĩa duy vật biện chứng vàonghiên cứu xã hội, làm cho triết học Mác trở nên cách mạng, khoa học và hồnbị.

Giải thích vấn đề này Ăngghen đã cho rằng: phải lựa chọn phương phápnào để nghiên cứu hoặc là phương pháp của Hêghen hoặc phương pháp siêuhình. Theo ơng phương pháp siêu hình của Cantơ bị Hêghen đập tan rồi, nhưngchính phương pháp của Hêghen lại khơng dùng được. Vậy, mà chưa ai dám đảmđương nhiệm vụ lớn lao là phê phán phương pháp Hêghen một cách triệt để. Ôngnhận xét: Mác là người duy nhất có khả năng đảm đương cơng việc ấy, phê phánHêghen một cách tồn diện và triệt để, tìm ra “hạt nhân hợp lý” để khơi phục lạiphép biện chứng, giải thốt nó ra khỏi cái vỏ duy tâm thần bí.

<i><b>Thứ hai, về phạm trù hình thái kinh tế- xã hội</b></i>

Trong lời tựa tác phẩm “Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị”, mặcdù chưa đưa ra một định nghĩa đầy đủ về hình thái kinh tế- xã hội, về lực lượngsản xuất, về quan hệ sản xuất, cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng... nhưng Mácđã chỉ ra cho chúng ta thấy được những nội dung cơ bản, cốt lõi nhất, chỉ ra đượcnội hàm của các vấn đề được đặt ra như: thế nào là hình thái kinh tế- xã hội, kếtcấu của hình thái kinh tế- xã hội, mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố cấuthành hình thái kinh tế xã hội...và đó là phương pháp luận để tiếp cận và giảiphẫu xã hội, nó là kim chỉ nam cho nghiên cứu xã hội của Mác. Ông viết: “Kếtquả mà chúng tôi đã đạt được và đã trở thành kim chỉ nam cho mọi sự nghiêncứu sau này của tơi, có thể trình bày vắn tắt như sau. Trong sự sản xuất xã hội rađời sống của mình, con người có những quan hệ nhất định, tất yếu, không tuỳthuộc vào ý muốn của họ - tức những quan hệ sản xuất, những quan hệ này phùhợp với một trình độ nhất định của các lực lượng sản xuất vật chất của họ. Toàn

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

bộ những quan hệ sản xuất ấy hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội, tức là cái cơsở hiện thức trên đó dựng lên một kiến trúc thượng tầng pháp lý và chính trị vànhững hình thái ý thức xã hội nhất định tương ứng với cơ sở hiện thực đó”<small>7</small>.

Như vậy, Mác đã chỉ cho chúng ta hiểu thế nào là hình thái kinh tế- xã hội,các yếu tố và mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành của nó trong một chỉnh thểthống nhất như một cơ thể sống đó là: lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất vàkiến trúc thượng tầng. Mác đã vạch ra thực chất sự tồn tại và phát triển của cáchình thái kinh tế xã hội trong kết cấu khách quan của chúng. Đó là một chỉnh thểthống nhất bao gồm những yếu tố và các mối liên hệ được hình thành và vậnđộng tuân theo những quy luật khách quan vốn có của chúng. Các yếu tố lựclượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng xã hội không tách rờinhau. Trên thực tế khơng thể phân chia rạch rịi các yếu tố đó mà ln có mốiquan hệ biện chứng với nhau.

Theo Mác, trong sự sản xuất ra đời sống xã hội của mình, con người ta dùmuốn hay khơng cũng buộc phải duy trì và thực hiện những quan hệ nhất địnhvới nhau. Những quan hệ này mang tính tất yếu và không phụ thuộc vào bất cứ ýmuốn chủ quan của ai cả. Đó chính là những quan hệ sản xuất. Mác cịn chỉ rarằng, tồn bộ những quan hệ sản xuất đó hợp thành một cơ cấu kinh tế của xãhội, tức là cơ sở hiện thực (cơ sở hạ tầng) và trên cơ sở hiện thực đó sẽ được tạodựng nên một kiến trúc thượng tầng tương ứng với cơ sở hiện thực đó.

Trong tác phẩm: “Những “người bạn dân” là như thế nào và họ đấu tranhchống những người dân chủ xã hội ra sao?” Lênin chỉ rõ phương pháp khoa họcvà cách mạng của Mác trong xây dựng phạm trù hình thái kinh tế- xã hội:“Trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, ông đã làm nổi bật riêng lĩnhvực kinh tế, bằng cách là trong tất cả mọi quan hệ xã hội ông đã làm nổi bậtriêng quan hệ sản xuất. Coi đó là những quan hệ cơ bản ban đầu và quyết định

<small>7 C.Mác v Ph. à Ph. Ăngghen, To n tà Ph. ập, tập 13, Nxb CTQG, H.1993, tr 14- tr 15.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

tất cả mọi quan hệ khác”<small>8</small>. Ơng khẳng định: “Chỉ có đem quy những quan hệ xãhội vào những quan hệ sản xuất, và đem quy những quan hệ sản xuất vào trìnhđộ của những lực lượng sản xuất thì người ta mới có cơ sở vững chắc để quanniệm sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một q trình lịch sử tựnhiên. Và dĩ nhiên khơng có một quan điểm như thế thì khơng thể có một khoahọc xã hội được”<small>9</small>.

Như vậy, Mác đã xem quan hệ sản xuất là “cái sườn” của toàn bộ cơ thểxã hội, nó phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất nhất địnhcủa mỗi hình thái kinh tế- xã hội và có một kiến trúc thượng tầng được thiết lậptương ứng với những quan hệ sản xuất ấy. Khi bàn về vấn đề này Lênin đã viết:“Nhưng điều chủ yếu là ở chỗ Mác không thoả mãn với cái sườn đó, khơng chỉdừng lại ở cái “lý luận kinh tế” hiểu theo nghĩa thông thường của danh từ màthôi: là ở chỗ tuy rằng Mác chỉ dùng độc có những quan hệ sản xuất để giải thíchcơ cấu và sự phát triển của một hình thái xã hội nhất định, song ở mọi nơi và mọilúc, ơng đều phân tích những kiến trúc thượng tầng tương ứng với những quanhệ sản xuất ấy, và đã thêm thịt, thêm da cho cái sườn đó”<small>10</small>.

Điều chủ yếu đối với Mác là quan niệm duy vật về lao động về vai tròquyết định của lao động của sản xuất vật chất trong việc sáng tạo ra mọi của cảivật chất bảo đảm cho xã hội tồn tại và phát triển cũng như việc sáng tạo ra chínhbản thân con người. Trong mỗi giai đoạn lịch sử con người lại có cách thức sảnxuất riêng và theo Mác: “Phương thức sản xuất đời sống vật chất quyết định cácquá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung”<small>11</small>.

Từ phương pháp tiếp cận và những luận điểm nêu ra của Mác, chính là cơsở khoa học để sau này chủ nghĩa duy vật lịch sử đi đến một khái qt hồnchỉnh về hình thái kinh tế- xã hội: “Hình thái kinh tế- xã hội là một phạm trù cơ<small>8 V,I.Lênin, To n tà Ph. ập, tập 1, Nxb TB, M.1974, tr 159.</small>

<small>9 V,I.Lênin, To n tà Ph. ập, tập 1, Nxb TB, M.1974, tr 163.10 V,I.Lênin, To n tà Ph. ập, tập 1, Nxb TB, M.1974, tr 164- tr 165.</small>

<small>11 C.Mác v Ph. à Ph. Ăngghen, To n tà Ph. ập, tập 13, Nxb CTQG, H.1993, tr 15.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sửnhất định với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp vớimột trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và với một kiến trúc thượng tầngtương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy”<small>12</small>.

Mặt khác, trong khi nghiên cứu về sự vận động, phát triển của các hìnhthái kinh tế- xã hội, Mác cũng đã đưa ra những kết luận hết sức quan trọng đó là:“Khơng một hình thái xã hội nào diệt vong trước khi tất cả những lực lượng sảnxuất mà hình thái xã hội đó tạo địa bàn đầy đủ cho phát triển, và những quan hệsản xuất mới, cao hơn, cũng không bao giờ xuất hiện trước khi những điều kiệntồn tại vật chất của những quan hệ đó chưa chín muồi trong lịng bản thân xã hộicũ”<small>13</small>. Theo Mác, xã hội lồi người ln ln vận động phát triển khơng ngừng,trong sự vận động phát triển đó sẽ diễn ra sự thay thế nhau của các hình thái kinhtế xã hội. Một hình thái kinh tế xã hội lỗi thời, lạc hậu sẽ bị diệt vong và đượcthay thế bằng một hình thái kinh tế xã hội mới tiến bộ hơn. Nhưng hình thái kinhtế xã hội cũ chỉ bị diệt vong khi lực lượng sản xuất trong xã hội đó đã phát triển,tạo điều kiện chín muồi cho sự ra đời của những quan hệ sản xuất mới cao hơn.Sự thay thế nhau của các hình thái kinh tế xã hội là khách quan, không phụ thuộcvào ý muốn chủ quan của con người, mà nó phụ thuộc vào sự phát triển của lựclượng sản xuất, do lực lượng sản xuất quyết định.

Theo Mác xã hội cũ chưa mất đi khi tiền đề vật chất của nó chưa mất đi,xã hội mới chưa ra đời khi tiền đề vật chất của nó chưa xuất hiện. Mác viết: “Từchỗ là hình thức phát triển của các lực lượng sản xuất, những quan hệ ấy trởthành những xiềng xích của các lực lượng sản xuất. Khi đó bắt đầu thời đại mộtcuộc cách mạng xã hội”<small>14</small>. Ông viết tiếp: “Khơng một hình thái xã hội nào diệtvong trước khi tất cả những lực lượng sản xuất mà hình thái xã hội đó tạo địabàn đầy đủ cho phát triển, vẫn chưa phát triển, và những quan hệ sản xuất mới,<small>12 Triết học Mác- Lênin, Tập 3, Nxb QĐND, H Nà Ph. ội 1995, tr 54.</small>

<small>13 C.Mác v Ph. à Ph. Ăngghen, To n tà Ph. ập, tập 13, Nxb CTQG, H.1993, tr 15- tr 16.14 C.Mác v Ph. à Ph. Ăngghen, To n tà Ph. ập, tập 13, Nxb CTQG, H.1993, tr 15.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

cao hơn, cũng không bao giờ xuất hiện trước khi những điều kiện tồn tại vật chấtcủa những quan hệ đó chưa chín muồi trong lòng bản thân xã hội cũ”<small>15</small>.

Mác còn chỉ ra tính khách quan của lịch sử xã hội, nó khơng phụ thuộcvào ý muốn chủ quan của một cá nhân hay một lực lượng chính trị xã hội nào.Ơng viết: “Nhân loại bao giờ cũng chỉ đặt ra cho mình những nhiệm vụ mà nó cóthể giải quyết được, vì khi xét kỹ hơn, bao giờ người ta cũng thấy rằng bản thânnhiệm vụ ấy chỉ nảy sinh khi những điều kiện vật chất để giải quyết nhiệm vụ đóđã có rồi, hay ít ra cũng đang ở trong q trình hình thành”<small>16</small>.

Đặc biệt trong lời tựa này, Mác cịn chỉ rõ: “Các quan hệ sản xuất tư sản làhình thức đối kháng cuối cùng của quá trình sản xuất xã hội, đối kháng khôngphải với ý nghĩa là đối kháng cá nhân, mà với ý nghĩa là đối kháng nảy sinh từnhững điều kiện sinh hoạt xã hội của các cá nhân; nhưng những lực lượng sảnxuất phát triển trong lòng xã hội tư sản đồng thời cũng tạo ra những điều kiện vậtchất để giải quyết đối kháng ấy. Cho nên với hình thái xã hội tư sản, thời kỳ tiềnsử của xã hội loài người đang kết thúc”<small>17</small>. Luận điểm này của Mác nói lên rằng,hình thái kinh tế xã hội tư bản chủ nghĩa là hình thái kinh tế xã hội cuối cùngtrong lịch sử có quan hệ sản xuất với hình thức đối kháng, là hình thái xã hộicuối cùng trong lịch sử có sự đối kháng trong q trình sản xuất xã hội: cịnchiếm hữu tư nhân, cịn áp bức bóc lột, và chính sự phát triển của lực lượng sảnxuất trong lòng xã hội tư sản sẽ tạo điều kiện vật chất để xoá bỏ quan hệ sảnxuất, thiết lập quan hệ sản xuất mới- quan hệ sản xuất cộng sản chủ nghĩa. Nóicách khác, Mác đã dự báo rằng hình thái kinh tế- xã hội tư bản chủ nghĩa nhấtđịnh sẽ bị diệt vong do chính sự phát triển ngày càng cao của lực lượng sản xuấtở ngay trong lòng xã hội đó và sự diệt vong là khơng thể tránh khỏi. Mặt khácchính giai cấp tư sản đã tạo ra những cơ sở vật chất để tự thủ tiêu mình. Đây làsự phát hiện thiên tài của Mác. Sự phát hiện đó là cơ sở khoa học quan trọng để<small>15 C.Mác v Ph. à Ph. Ăngghen, To n tà Ph. ập, tập 13, Nxb CTQG, H.1993, tr 15- tr 16.</small>

<small>16 C.Mác v Ph. à Ph. Ăngghen, To n tà Ph. ập, tập 13, Nxb CTQG, H.1993, tr 16.17 C.Mác v Ph. à Ph. Ăngghen, To n tà Ph. ập, tập 13, Nxb CTQG, H.1993, tr 16.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

học thuyết hình thái kinh tế- xã hội của Mác ra đời và tiếp tục có những bướcphát triển hoàn thiện hơn.

Trên đây là những luận chứng ban đầu để sau này Mác khẳng định sự pháttriển của những hình thái kinh tế- xã hội là một q trình lịch sử tự nhiên. Mácviết: “Tơi coi sự phát triển của những hình thái kinh tế xã hội là một quá trìnhlịch sử tự nhiên”<small>18</small>.

<i><b> Thứ ba, về quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển</b></i>

<i><b>của lực lượng sản xuất</b></i>

Đây là một quy luật cơ bản chi phối sự vận động, phát triển của các hìnhthái kinh tế- xã hội được Mác khái quát trong lời tựa. Mác khẳng định sự phụthuộc của quan hệ sản xuất vào lực lượng sản xuất, mối quan hệ phụ thuộc đókhơng thể đảo lộn. Nội dung khái quát đó của Mác cho đến nay vẫn chưa thểthay thế. Mác viết: “Tới một giai đoạn phát triển nào đó của chúng, các lựclượng sản xuất vật chất của xã hội mâu thuẫn với những quan hệ sản xuất hiệncó, hay- đây chỉ là biểu hiện pháp lý của những quan hệ sản xuất đó- mâu thuẫnvới những quan hệ sở hữu, trong đó từ trước đến nay các lực lượng sản xuất vẫnphát triển. Từ chỗ là những hình thức phát triển của các lực lượng sản xuất,những quan hệ ấy trở thành xiềng xích của các lực lượng sản xuất. Khi đó bắtđầu thời đại, một cuộc cách mạng xã hội”<small>19</small>.

Như vậy, Mác đã chỉ rõ cơ chế vận hành của quy luật, vai trò của lựclượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Theo Mác, con người sống, tồn tại và pháttriển không chỉ dựa vào tự nhiên, mà cịn sử dụng cơng cụ lao động sản xuất cảitạo tự nhiên làm ra của cải phục vụ cho bản thân mình (trong tác phẩm “Hệ tưtưởng Đức” Mác đã đề cập tới vấn đề này). Trong q trình đó con người chủđộng đi sâu vào nhận thức thế giới hiện thực, tích cực cải tiến cơng cụ sản xuấtvà do đó lực lượng sản xuất không ngừng phát triển. Sự phát triển của lực lượng<small>18 C.Mác v Ph. à Ph. Ăngghen, To n tà Ph. ập, tập 23, Nxb CTQG, H.1993, tr 21.</small>

<small>19 C.Mác v Ph. à Ph. Ăngghen, To n tà Ph. ập, tập 13, Nxb CTQG, H.1993, tr 15.</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

sản xuất “tới một giai đoạn” nhất định sẽ mâu thuẫn với “quan hệ sản xuất hiệncó”, mâu thuẫn đó ngày càng gay gắt dẫn đến một cuộc cách mạng xã hội nổ raquan hệ sản xuất cũ bị thủ tiêu, quan hệ sản xuất mới ra đời, phương thức sảnxuất cũ được thay thế bằng phương thức sản xuất mới, xã hội chuyển sang mộthình thái kinh tế xã hội khác cao hơn. Và chỉ khi quan hệ sản xuất trở thành“xiềng xích” đối với lực lượng sản xuất khi đó cách mạng xã hội mới nổ ra, quanhệ sản xuất hiện có mới bị phá vỡ, quan hệ sản xuất mới ra đời, một hình tháikinh tế- xã hội mới được hình thành.

Do lực lượng sản xuất quyết định, song quan hệ sản xuất khơng phải làyếu tố bị động mà có vai trò tác động trở lại lực lượng sản xuất. Nếu quan hệ sảnxuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất sẽ mở đường cho lực lượng sảnxuất phát triển, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Ngược lại, quan hệ sản xuấtkhơng phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất sẽ kìm hãm sự phát triển củalực lượng sản xuất và kinh tế xã hội.

Thực tiễn cho chúng ta thấy rằng lực lượng sản xuất chỉ có thể phát triểnkhi có một quan hệ sản xuất hợp lý, đồng bộ, phù hợp với nó. Quan hệ sản xuấtlạc hậu hơn hoặc tiên tiến hơn cũng sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sảnxuất. Khi mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất đã bộc lộ gaygắt, đòi hỏi phải giải quyết nhưng con người không phát hiện được, cũng như khimâu thuẫn đã được phát hiện mà không được giải quyết hoặc giải quyết một cáchsai lầm, chủ quan duy ý chí...thì tác động kìm hãm của quan hệ sản xuất sẽ trởthành nhân tố phá hoại đối với lực lượng sản xuất.

Như vậy, trong lời tựa “Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị”, Mácđã khái quát tương đối đầy đủ nội dung quy luật về sự phù hợp của quan hệ sảnxuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

<i><b>Thứ tư, về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúcthượng tầng </b></i>

</div>

×