Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

CẬP NHẬT CAN THIỆP VẬT LÝ TRỊ LIỆU – PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI BỆNH PARKINSON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (494.72 KB, 10 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>CẬP NHẬT CAN THIỆP VẬT LÝ TRỊ LIỆU – PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI BỆNH PARKINSON </b>

<b>Nguyễn Thanh Duy<small>1</small>, Nguyễn Tấn Dũng<small>2 </small>TÓM TẮT<small>2</small></b>

<small>Parkinson là một bệnh lý thần kinh phổ biến, gây ra nhiều hậu quả trên chức năng vận động, tập luyện Vật lý trị liệu- Phục hồi chức năng góp phần cải thiện triệu chứng vận động của bệnh. Bài viết cung cấp thông tin về các chương trình (1) Tập luyện thể chất -tập thể dục và Vật lý trị liệu thông thường; (2) Thực hành các bài tập thúc đẩy quá trình học kỹ năng vận động; (3) Tập luyện các chiến lược vận động có nhận thức; và (4) Giáo dục các vấn đề liên quan. Qua đó, người nhân viên y tế có thể cập nhật phương pháp tập luyện mới và lựa chọn bài tập phù hợp khả năng để người bệnh Parkinson có thể tham gia tích cực nhất hầu cải thiện hay duy trì chức năng vận động và chất lượng cuộc sống. </small>

<i><b><small>Từ khóa. Bệnh Parinson, biến chứng vận </small></b></i>

<small>động, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng </small>

<i><small>1Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh </small></i>

<i><small>2Bệnh viện C Đà Nẵng; Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng </small></i>

<small>Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thanh Duy Email: </small>

<small>Ngày nhận bài: 07/5/2022 </small>

<small>Ngày phản biện khoa học: 07/6/2022 </small>

<small>Rehabilitation helps to improve their movement symptoms. This article provides information, including (1) Physical training programs -exercise and conventional physiotherapy; (2) Practice exercises that promote motor skills learning;(3) Practice cognitive movement strategies; and (4) Education for people with Parkinson’s disease. Thereby, medical staff is able to update new training programmes and select appropriate exercise for patient’s ability which facilitate patients actively participate to improve or maintain their motor functions and quality of life. </small>

<i><b><small>Keywords. </small></b></i> <small>Parkinson’s disease, motor </small>

<b><small>complications, physiotherapy, rehabilitation </small></b>

<b>I. ĐẶT VẤN ĐỀ </b>

Parkinson là bệnh lý thần kinh phổ biến hàng thứ hai sau Alzheimer <sup>(1)</sup>, gây ra các triệu chứng vận động nặng dần theo thời gian và gây ra tác động tiêu cực lên cả người bệnh và người nhà, thậm chí, người nhà người bệnh Parkinson còn cảm nhận gánh nặng do bệnh này gây ra nhiều hơn so với bệnh đột quỵ <sup>(2)</sup>. Can thiệp vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng (VLTL-PHCN) phù hợp có thể giúp cải thiện khả năng vận động và duy trì chất lượng cuộc sống người bệnh (NB) <sup>(3)</sup>. Tuy nhiên, hiện chương trình can thiệp VLTL tập trung giải quyết vấn đề cấu trúc, chức năng cơ thể NB bằng kỹ thuật: kéo giãn, duy trì tầm vận động, tập điều hợp bằng chương trình Frenkel, tập hô hấp. Như vậy,

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

chương trình tập chưa tiếp cận giải quyết vấn đề suy giảm khả năng hoạt động và sự tham gia vào cộng đồng của người bệnh. Mục tiêu bài viết này nhằm cập nhật cho chuyên viên VLTL-PHCN và nhân viên y tế (NVYT) những gợi ý bài tập cụ thể được khuyến nghị dựa trên chứng cứ khoa học từ Hướng dẫn lâm sàng của liên minh Châu Âu về Vật lý trị liệu cho người bệnh Parkinson <sup>(4)</sup>.

Trên lâm sàng, NVYT có thể dùng thang Hoehn và Yahr (HY) để phân loại mức độ tiến triển của bệnh Parkinson. Thang phân thành 5 giai đoạn và dùng để mơ tả đặc điểm nhóm người bệnh, nó khơng bao gồm các biến chứng hay triệu chứng phi vận động, cụ thể: HY 1-2: giai đoạn sớm, chưa có biến chứng. Với HY1: chỉ biểu hiện 1 bên và chưa có khiếm khuyết chức năng; HY2: Ảnh hưởng hai bên, chưa ảnh hưởng thăng bằng. HY3-4 có các biến chứng; HY3: Biểu hiện 2 bên, giới hạn hoạt động nhẹ đến trung bình, các phản xạ thăng bằng tư thế bị ảnh hưởng, vần còn độc lập; HY4: Hạn chế hoạt động trầm trọng, vẫn có thể đứng hoặc đi không trợ giúp; HY5 là giai đoạn muộn: nằm tại giường hoặc ngồi trên xe lăn trừ khi được trợ giúp, khoảng 4% người bệnh đến giai đoạn này. Người VLTL cần lưu ý, NB HY3 đặc trưng bằng việc xuất hiện các khiếm khuyết cơ trục thân và giảm đáng kể chất lượng cuộc sống, sẽ bắt đầu cần đến sự can thiệp tích cực và chuyên sâu <sup>(5)</sup>. Do nhu cầu NB và người nhà đa dạng, ln cần có sự thống nhất mục tiêu điều trị giữa chuyên viên VLTL và NB. Các bài tập lý tưởng là hướng từ việc tập luyện có giám sát đến tự tập tại nhà và có

kiếm tra định kỳ của người VLTL.

Triệu chứng chính của bệnh Parkinson dưới góc độ VLTL-PHCN bao gồm: run; cứng cơ; bất động hoặc chậm vận động; và thay đổi dáng bộ. Chuyên viên VLTL-PHCN sẽ can thiệp nhằm giúp NB: duy trì hay cải thiện sức khỏe; khả năng dịch chuyển- di chuyển; tăng cường thăng bằng, giảm té ngã; cải thiện tình trạng đau và chức năng hô hấp. Theo hướng dẫn thực hành lâm sàng, có 4 nhóm can thiệp chính cho những vấn đề này: (1) Tập luyện thể chất (exercise) bao gồm các hoạt động thể dục và VLTL thường quy; (2) Thực hành (practice) các bài tập thúc đẩy quá trình học kỹ năng vận động; (3) Các chiến lược vận động có nhận thức; và (4) Giáo dục NB và người nhà.

<b>II. CÁC LOẠI CHƯƠNG TRÌNH TẬP LUYỆN CHO NGƯỜI BỆNH PARKINSON </b>

<b>Tập thể dục </b>

Gồm các bài tập (cho mức HY 1-5) có cấu trúc và lặp lại nhằm tăng sức mạnh, sức bền cơ, tầm vận động khớp, và giúp ngừa biến chứng (đau, sợ di chuyển, sợ ngã) và cịn có thể có tác dụng bảo vệ thần kinh <sup>(6)</sup>. Về mặt chức năng, bài tập thể dục nên tập trung vào chức năng thăng bằng, di chuyển- đi lại, dịch chuyển (giữa giường-ghế, giường-xe lăn). Ngoài tập VLTL thường quy cịn có thể tập trên máy đi bộ, thái cực quyền, khiêu vũ. Nhìn chung nên hướng đến cử động biên độ lớn và tốc độ cao. Nếu NB cần sự hướng dẫn, ban đầu cần tập trung chú ý cao khi tập hoặc tránh sự phân tâm trong các bài khó, họ sẽ được hướng dẫn tập 1-1 với người VLTL.

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

Những ngày khác, NB được khuyến khích nên tự tập tại nhà, dùng nhật ký tập luyện và tham gia tập nhóm khoảng 5 người để cùng thực hiện. Cụ thể việc tập thể dục (exercise) như sau

Vật lý trị liệu thường quy với một chương trình tập cần tập tối thiểu 45 phút x 3 buổi x 8 tuần; để có sự cải thiện mong muốn, gồm: kết hợp các bài tập để nâng cao năng lực thể chất và khả năng vận động (sức mạnh cơ duỗi gối, hông trong hoạt động đứng dậy từ ghế; lực cơ gập cổ chân khi leo cầu thang, sức bền và đổi hướng khi đi). Cần ưu tiên các bài tập trung chức năng- tác vụ, sử dụng các cử động lớn và nhanh chóng trong các vị thế cơ bản như: nằm, ngồi, đứng, hoặc đi. Ở người cao tuổi, các bài tập hướng đến chức năng giúp tăng sức mạnh và thực hiện các tác vụ chức năng. Tập trung vào sự chú ý và cung cấp phản hồi tăng cường bằng các dấu hiệu gợi ý. Chọn bài tập cụ thể dựa trên mục tiêu, sở thích, tính khả thi. Khi kết hợp với bài tập đề kháng, nến hướng đến tập mạnh cơ theo chức năng, tập các cơ lớn trước các cơ nhỏ và cơ qua nhiều khớp trước các cơ qua một khớp.

Các bài tập chức năng có thể gồm: Đứng lên và ngồi xuống sàn; Đứng và đi trên mút xốp , có và khơng có ngoại lực gây xáo trộn thăng bằng như đẩy, kéo thân người; Ngồi xuống và đứng dậy khỏi ghế, có thể kết hợp tác vụ kép; Đi với bước lớn, đánh tay biên độ lớn (Đi kiểu Bắc Âu - Nordic walking) <small>(7)</small>, LSVT-BIG <sup>(8)</sup>; Đi tránh hoặc bước qua chướng ngại vật; Đi và dừng lại đột ngột, đổi hướng, đi lùi; Đi và giữ thăng bằng trong khi

thực hiện tác vụ kép: nói chuyện, tính nhẩm, mang theo một vật, xoay đầu từ trái sang phải đến dấu chấm hoặc ảnh treo tường và mơ tả về vật. Xoay trịn trong khơng gian mở và hẹp, nhỏ. Khi NB có nguy cơ ngã, cần bước với vòng rộng hơn để xoay vịng thay vì xoay tại chỗ; tập bước bục hoặc cầu thang. Đặc biệt, NB cũng gặp những khó khăn khi xoay trở trên giường, do đó, người VLTL cũng nên tập các bài tập vào-ra khỏi giường hoặc lăn trở trên giường.

Tập với máy đi bộ- treadmill (mức HY 3), tập kèm với VLTL thông thường hoặc chỉ tập treadmill. Cần tập ít nhất 30 phút x3 buổi/tuần x 4tuần. Lưu ý an toàn là NB phải đủ khả năng nhận thức, khả năng thể chất để sử dụng treadmill, hiểu và biết các dùng các biện pháp an toàn. Sử dụng đai treo trên trần (overhead harness) hoặc khóa an tồn ngắt máy khi bị té ngã. Ở NB có đơng cứng khi đi, cần thận trọng khi tăng hoặc giảm tốc độ treadmill. Khi đi trên treadmill, yêu cầu NB tập trung đi bước lớn và cần phản hồi tăng cường bằng cách sử dụng gợi ý (cues) là các vạch dán trên thảm lăn; Có thể kết hợp thêm nhiệm vụ nhận thức trong khi vẫn duy trì độ dài bước chân; Có thể đặt thêm gương phía trước treadmill để cung cấp phản hồi thị giác về dáng bộ cho NB <small>(9)</small>.

1-Khiêu vũ (mức HY 1-4) là chương trình tập bổ trợ, tập ít nhất 60 phút x 2 buổi/tuần x 10-52 tuần. Khiêu vũ nhằm cải thiện thăng bằng, di chuyển và tâm trạng NB. Phổ biến nhất là lớp tango; nhưng cịn có Ballroom dancing, Irish set dance và Salsa. Nội dung bài tập khiêu vũ nên tập trung biên độ cử

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

động lớn, bắt đầu, kết thúc cử động và xoay; đứng một chân, chuyển sức, kiểm soát sự dịch chuyển của trọng tâm; đi lui; đi trong không gian hẹp; bước theo nhiều hướng, trình tự cử động phức tạp. và điều chỉnh nội dung lớp học tango theo khiếm khuyến và hạn chế của NB <small>(10)</small>.

Thái cực quyền (mức HY 1-4) nên tập tối thiểu 60 phút x 2 buổi/tuần x 24 tuần. Kết hợp hít thở sâu, thư giãn với cử động châm và theo nhịp điệu. Nên gồm các bài tập đứng một chân, chuyển sức nặng, kiểm soát sự dịch chuyển trọng tâm cơ thể trên chân đế, bước về các hướng khác nhau và theo chuỗi trình tự vận động phức tạp. Hướng đến cử động biên độ lớn <small>(11)</small>.

Chương trình tập LSVT Big, tập 30-45 phút x 4 buổi/tuần x 4 tuần. Mỗi động tác lặp 8-16 lần với cường độ cao (mức 8-9 trên thang Borg 0-10). Bao gồm các bài tập kéo giãn thân trong vị thế ngồi; Tập bước các bước lớn khi đứng; Tập các bài tập chức năng liên quan nhu cầu của từng NB <small>(12)</small>.

<b>Thực hành – tập luyện </b>

Thực hành (practice) được định nghĩa là bài tập nâng cấp trên nền bài tập thể dục (exercise) đề cập ở phần trên, cho NB bắt đầu có triệu chứng bệnh lý rõ ràng hơn (HY 2,3) để tăng kỹ năng vận động, làm chậm sự hạn chế hoạt động, học các kỹ năng vận động (cũ và mới). Khi người VLTL nâng cấp bài tập thành thực hành (practice), các bài tập luyện (exercise) ở trên sẽ được bổ sung yếu tố: gợi ý (cues), tác vụ kép (dual-task)vào từng bài tập hoặc chúng được tập thêm bằng loại bài: quan sát hoạt động (action

observation) và tưởng tượng hình ảnh vận động (mental imagery) và cung cấp gợi ý (cues) và phản hồi trên kết quả và sự thực hiện <small>(4)</small>.

Nguyên tắc khi thực hành là: tập luyện giai đoạn on medication sau đó đến off medication của NB: Hướng đến các tác vụ chức năng cụ thể theo môi trường (tại nhà, nhà tắm); Hướng đến lặp lại nhiều lần, điều chỉnh cho phù hợp khả năng của cá nhân; Cung cấp hướng dẫn, gợi ý thị giác và âm thanh; Gia tăng dần mức độ phức tạp của nhiệm vụ và sự tham gia của nhận thức- tập hai tác vụ; Tập trung vào chiến lược học tường minh, hướng mục tiêu và có ý thức khi thực hiện. Do bài tập cần nhiều nỗ lực về thể chất và tinh thần, nên NB cần có sự cân bằng giữa tập luyện và nghỉ ngơi, NB nên được nghỉ ngơi sau khi tập thực hành nâng cao <small>(4)</small>.

Huấn luyện tác vụ kép (Dual task training) giúp NB tập trung vào tác vụ chính ví dụ như đi (có thể làm khó hơn bằng tăng tốc độ đi và tăng độ dài bước chân qua gợi ý thị giác hoặc âm thanh), đồng thời thực hiện cùng lúc tác vụ nhận thức hoặc tác vụ vận động. Mức độ phức tạp của tác vụ đi và nhận thức có thể tăng tiến <sup>(13)</sup>. Cụ thể, vừa duy trì hoạt động- tốc độ đi, NB được yêu cầu thực hiện tác vụ nhận thức, vận động tập kèm theo như: Duy trì sự lưu lốt trong lời nói (yêu cầu NB kể tên thành phố bắt đầu bằng một chữ cái nhất định). Tác vụ phân biệt và ra quyết định (yêu cầu NB rẽ phải khi người VLTL nói màu vàng, và dừng khi nói màu đỏ). Tác vụ trí nhớ ngắn hạn (yêu cầu NB trừ 3, bắt đầu từ 90). Tác vụ theo dõi (đếm

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

thầm): kể một câu chuyện và hỏi nghe được bao nhiêu lần một từ cụ thể. Nhiệm vụ thời gian phản ứng (reaction time tasks): thực hiện một hoạt động khi nghe một kích thích. Nhiệm vụ kép trong khi đi nhằm mục đích tập luyện chức năng gồm: yêu cầu NB mô tả một kế hoạch hoặc hoạt động cuối tuần qua trong khi mang một khay có ly nước đầy, cài nút áo hoặc nhặt vật từ sàn <small>(14)</small>.

Chiến lược chú ý (attentional strategies) (mức HY 2-4): Tập tối thiểu 30 phút/buổi x 3 buổi/tuần x 3 tuần. Thời gian một buổi có thể kéo dài hơn cho chiến lược chú ý và cho người bệnh giai đoạn muộn. Hướng dẫn NB suy nghĩ về việc đi với những bước lớn. Chọn một điểm mốc, mục tiêu để đi đến. Rẽ với vòng cua rộng (tạo thành vòng cung thay vì xoay tại chỗ). Nâng cao đầu gối khi đi. Chiến lược chú ý để khởi đầu vận động: Nghiêng/lắc lư qua lại (rocking) qua phải- trải khi chuẩn bị đi. Kết hợp giữa nghiêng qua lại và hướng dẫn (suy nghĩ) đi những bước lớn. Đột ngột vung tay/ đong đưa tay về trước (chỉ về một hướng – pointing the direction). Để dịch chuyển trên giường: Gập gối, nghiêng qua gối qua lại (tạo đà) trước khi nghiêng sang bên. Để đứng dậy từ ghế: nghiêng thân về trước sau (tạo đà) trước khi đứng dậy. Chiến lược chú ý khác hoàn toàn với chiến lược gợi ý (cueing) vì chúng cần phải được tự tạo ra và cung cấp sự chú ý bên trong vào cử động. Sử dụng con đường vỏ não trán và trán trước và cần sự tập trung nhiều hơn chiến lược bên ngồi. Có thể kết hơp chú ý và gợi ý để khởi đầu, duy trì cử động hay ngăn sự đông cứng khi hoạt động <small>(15)</small>.

Chiến lược gợi ý (cues) (mức HY 2-4): gồm gợi ý thị giác, thính giác, cảm giác có thể được cung cấp phối hợp với các bài tập chức năng. Gợi ý thị giác: bước qua các vạch ngang trên sàn, bước qua bàn chân ai đó hoặc đèn chiếu laser trên sàn. Gợi ý âm thanh: Đi theo máy tạo nhịp (metronome) hoặc tiếng nhịp điệu âm nhạc mà NB ưa thích bằng smartphone. Gợi ý cảm giác rung: đi theo nhịp rung của vòng rung cổ tay (vibrating wrist band) <sup>(16)</sup>. Hiệu quả của gợi ý tùy vào hoàn cảnh cụ thể và tùy loại gợi ý ưa thích, có ý nghĩa với từng NB. Loại và cách áp dụng của các gợi ý này có thể điều chỉnh để tối ưu hóa cùng với đặc điểm NB. Ví dụ, gợi ý 2 chiều (vạch dán dưới sàn) thành gợi ý 3 chiều (gợi ý bằng các thanh gỗ trên sàn). Để ngăn sự đông cứng, một sự kết hợp của gợi ý tần số ổn định với chiến lược chú ý và hướng dẫn bước lớn (có thể dùng gợi ý thị giác). Để cải thiện sự chuyển hướng khi đi trong nhà, trong phòng tắm, có thể gợi ý âm thanh kết hợp với đường kẽ trên sàn (thị giác). Gợi ý đường kẻ ngang dưới sàn và gợi ý cảm giác ở da có thể giúp NB bắt đầu đi nhanh hơn. Có thể dùng máy tạo nhịp để tập, nhưng để khuyến khích NB tiếp tục dùng lâu dài trong cuộc sống, nên chọn nhịp điệu của các bài nhạc NB ưa thích <small>(17)</small>.

Tần số của các gợi ý có thể tính được thơng qua thử nghiệm đi bộ 6 phút (tốc độ đi thoải mái) hoặc đi 10 mét (đi nhanh) để quyết định (đếm số bước trong test này để làm tần số bước khởi đầu). Tần số âm thanh gợi ý cho đi lại trong nhà có thể chậm hơn là đi bên ngồi (đi trong nhà tắm, bếp so với

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

khu mua sắm). Để cải thiện quãng đường đi, đặc biệt là bên ngồi nhà, khi khơng bị đơng cứng, thử nghiệm gợi ý tăng 10% so với tần số khởi đầu. Để cải thiện sự ổn định của khả năng đi trong suốt hoạt động chức năng và

hoạt động phức tạp, phần lớn là hoạt động trong nhà: thử tần số thấp hơn đến 15% so với tần số khởi đầu. Để cải thiện tình trạng đông cứng khi đi: thử đi với tần số thấp hơn 10% tần số khởi đầu <small>(18)</small>.

<i><b>Hình 1- Tập luyện với gợi ý Cueing (A,B); Chương trình tập LSVT Big (C) </b></i>

<b>Chiến lược vận động có nhận thức </b>

Cho cử động nhiều trình tự phức tạp (mức HY 1-4), tập tối thiểu: 30 phút/buổi x3 buổi/tuần x 3 tuần. Tập tác vụ cụ thể (đứng lên từ ghế, xoay trở trên giường) hoặc các tác vụ mà NB muốn làm. Bắt đầu bằng cách nghiên cứu chiến lược của NB. Nên tập nơi mà hoạt động của NB bị giới hạn, hoặc tái lập môi trường giống vậy. Có thể sử dụng thêm chiến lược gợi ý (thị giác, âm thanh). Các bước tập bao gồm: 1) Quan sát cách NB thực hiện hoạt động và phân tích các thành phần bị hạn chế. 2) Thống nhất với NB về thành phần quan trọng nhất (tối đa 4-6 thành phần) của cử động. 3) Tổng hợp trình tự thành phần: sử dụng cụm từ khóa, hỗ trợ

bằng hình ảnh (video, hình chụp). 4) Hướng dẫn chạm tay giúp NB thực hiện thành phần đã được chọn. 5) Yêu cầu NB nhẩm trình tự các thành phần 6) Yêu cầu NB tưởng tượng hình ảnh của cử động theo trình tự (motor imagery, mental practice) 7) Yêu cầu NB thực hiện các cử động theo trình tự, liên tục và có kiểm sốt <small>(19)</small>.

<b>LƯU Ý TRONG TẬP LUYỆN CHO NGƯỜI BỆNH PARKINSON </b>

Cường độ tập luyện cần được tăng dần vì người bệnh thường tập ít hơn khả năng thực sự của họ. Cơ sở tăng tiến cường độ tập có thể dùng: Dựa trên thang cảm nhận mức độ gắng sức Borg (6-20); với mức độ từ 13

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

(cường độ trung bình) đến 14 (khi dùng blockers) hoặc 17 (cường độ cao). Khi tập hướng đến cải thiện khả năng thể chất, nên hướng đến mức cường độ trung bình hay cường độ cao, cần lưu ý an toàn như đang dùng beta-blockers <sup>(20)</sup>. Dựa trên nhịp tim tối đa: tăng thời gian tập hoặc tỷ lệ phần trăm của nhịp tim tối đa (220- tuổi; percentage of the maximum heart rate), từ 40-60% khi tập cường độ trung bình lên 60-80% khi tập cường độ cao <small>(20)</small>. Dựa trên số lần lặp (Repetitive Maximum- RM) lại cho bài tập mạnh cơ: tăng tải, tốc độ, số lần lặp lại từ 1-3 lần; 8-15 lần lặp lại của 60-80% 1 repetition maximum (chọn 1RM hoặc nếu khơng thể thì 4RM) và nên là các bài tập co cơ hướng tâm hoặc ly tâm. Kết hợp bài tập cải thiện thể chất với cải thiện chức năng. Nên lựa chọn bài tập tác vụ, dùng tốc độ nhanh, biên độ lớn trong tư thế nằm, ngồi, đứng hay đi. Khi tập luyện trong học vận động với các bài tập: từ tác vụ ổn định sang tác vụ và bối cảnh đa dạng, từ tác vụ đơn sang tác vụ kép và tập từ các hiệp cố định sang các tác vụ thứ tự ngẫu nhiên. Lưu ý có bài tập làm ấm và thả lỏng trước và sau các buổi tập.

beta-Cần đảm bảo an toàn khi tập với NB Parkinson có nguy cơ cao, đặc biệt những người dùng beta-blockers vì có thể gây ra giới hạn hoạt động thể chất nhiều hơn. Người bệnh Parkinson đạt VO2 max sớm hơn người cùng tuổi, khoảng 50% NB có sự tăng nhịp tim khơng phù hợp khi tăng hoạt động dưới tối đa. Do đó cần áp dụng một số phương pháp sàng lọc từ đơn giản đến chuyên sâu cho nhóm NB này <sup>(21)</sup>.

Để đảm bảo an toàn, trong sinh hoạt hay khi tập luyện, NB có thể sử dụng dụng cụ trợ

giúp di chuyển (gậy, khung) để độc lập hơn và dễ tham gia tập luyện. Tuy nhiên, dụng cụ trợ giúp cũng có thể làm hoạt động phức tạp hơn vì bài tập sẽ thành một tác vụ kép (NB còn phải chú ý vào việc dùng dụng cụ trợ giúp). Ở NB bị đông cứng khi đi, nên dùng khung có bánh xe, phanh kiểu nén sẽ đạt hiệu quả an toàn hơn. NB đi tốt với tín hiệu có thể sử dụng xe đi có đèn chiếu đường laser trên sàn để bước qua. Nếu khó khăn nghiêm trọng trong giữ thăng bằng, NB nên dùng xe lăn trong di chuyển. Các bài tập khiêu vũ là hoạt động đa tác vụ mức độ cao và tăng tiến kỹ năng vận động nên sẽ tạo ra thử thách về vận động và thăng bằng, dễ gây nguy cơ ngã. Động tác bước lui – vốn phổ biến trong tango- có nguy cơ gây té ngã. Do đó, người VLTL cần thận trọng khi lựa chọn NB phù hợp tham gia vào lớp tango <small>(10)</small>.

Việc khai thác thông tin liên quan đến lịch sử lần té ngã (hoặc gần như té ngã) sẽ giúp người VLTL-PHCN thiết kế bài tập cải thiện tình trạng sức mạnh cơ (khi NB cần gắng sức trong thời gian ngắn) hoặc đề xuất điều chỉnh, thay đổi hoạt động liên quan nguy cơ ngã: tư thế và bối cảnh lần ngã diễn ra, điều chỉnh tác vụ kép, cải thiện tâm lý sợ ngã, cải thiện khả năng đứng dậy, điều chỉnh hoạt động thay đổi tư thế đột ngột để giảm nguy cơ hạ huyết áp khi đứng <small>(22)</small>.

Người bệnh Parkinson có thể có những vấn đề đau do nguyên nhân thần kinh hoặc cơ xương khớp. Một số đề xuất giúp cải thiện tình trạng đau của họ gồm: tập vận động -duy trì tầm vận động, điều chỉnh dáng bộ tránh nguyên nhân đau cơ xương và thần kinh, gia tăng dần việc hoạt động thường nhật; thống nhất với người bệnh trước là sẽ tập luyện

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

theo thời gian cố định, không phải theo cơn đau. Dùng dòng TENS hay điều trị bằng tay; Chiến lược nhận thức. Tất cả phương pháp này áp dụng theo nguyên tắc chung trong điều trị đau do chưa có NC riêng cho NB Parkinson <sup>(23)</sup>.

Ngoài ra các bài tập duy trì chức năng hơ hấp cũng cần được cung cấp. Họ nên được tập mạnh cơ hít vào để cải thiện chức năng hơ hấp và giảm cảm nhận mức khó thở, tập mạnh cơ thở ra để tạo đủ áp lực cho việc ho làm sạch đường thở. Cả hai kỹ thuật này góp phần giúp duy trì bộ phận tạo âm giúp giao tiếp tốt và duy trì chức năng nuốt. Ngồi ra, sàng lọc định kỳ người có suy giảm thần kinh cơ về các vấn đề hô hấp, và bổ sung thêm chiến lược ho hỗ trợ (air stacking- thở xếp lớp, glosssopharyngeal breathing- thở hầu họng/ thở ếch, manually asissted coughing- hỗ trợ ho bằng tay, mechanical insufflation-exsufflation – tăng thơng khí cơ học) nếu cần <small>(24)</small>.

<b>Giáo dục người bệnh Parkison </b>

Mục tiêu của việc giáo dục là để cung cấp thông tin và tạo sự chủ động để NB (mức HY 1-5) tự quản lý vấn đề sức khỏe; Ngăn ngừa tình trạng bất động; Gia tăng hoạt động thể chất; Ngăn ngừa sợ cử động, sợ ngã; Giảm nguy cơ ngã; Tăng cường nhận thức và động lực của NB; Cung cấp thông tin cho các NVYT khác làm việc với NB Parkinson.

Nội dung giáo dục bao gồm: Giúp xác định rõ lựa chọn, mục tiêu, vai trò của NB và gia đình trong việc ngăn ngừa, nhận biết và giải quyết các vấn đề cũ và mới của NB. Cung cấp thơng tin về lợi ích và niềm vui của các bài tập vận động – thể dục. Giải thích cơ sở lý luận và lợi ích của các can thiệp khác.

Khẳng định tầm quan trọng của việc tuân thủ điều trị. Làm rõ vai trò NB, người nhà, NVYT liên quan. Cung cấp thông tin liên quan bệnh lý, hoạt động hội nhóm, thơng tin tham khảo phịng chống té ngã tại nhà <small>(25)</small>.

Chương trình giáo dục cũng nên khuyến khích việc tập luyện và lối sống năng động, thực hiện theo khuyến nghị WHO về hoạt động thể chất, xem xét và tìm cách giải quyết các yếu tố cản trở, sở thích, lịch sử tập luyện, tình trạng khiếm khuyết và hạn chế hoạt động của NB. Cụ thể, NB cần được khuyến khích tăng mức độ hoạt động thể chất trong cuộc sống như: giảm tổng thời gian ngồi hàng ngày, đi bộ thay vì đi xe trên những quãng đường ngắn, đi cầu thang bộ thay cho thang máy, tiếp tục hoặc quay lại các bài tập và mơn thể thao u thích, tham gia tập dưỡng sinh, khiêu vũ và tập các bài tập Parkinson chuyên biệt <small>(26)</small>.

<b>V. KẾT LUẬN </b>

Bài viết đã cập nhật chi tiết chương trình bổ sung về tập luyện VLTL cho NB Parkinson. Có bốn nhóm chương trình can thiệp giúp NB Parkinson đạt được mục tiêu duy trì sức khỏe; duy trì khả năng dịch chuyển- di chuyển; tăng cường thăng bằng, giảm té ngã; cải thiện tình trạng đau và chức năng hô hấp với các loại bài tập cụ thể như: Tập luyện thể chất (tập thể dục và VLTL thường quy); Thực hành các bài tập thúc đẩy quá trình học kỹ năng vận động; Tập luyện các chiến lược vận động có nhận thức; và giáo dục các vấn đề liên quan. Người VLTL- PHCN có thể bổ sung các bài tập trên tùy theo khả năng NB để họ có thể tham gia một các tích cực nhất hầu cải thiện chức năng và

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

chất lượng cuộc sống cho cả NB và người nhà.

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>

<b><small>1. Feigin VL, Abajobir AA, Abate KH, Allah F, Abdulle AM, Abera SF, Aichour I. (2017). Global, regional, and national burden </small></b>

<small>Abd-of neurological disorders during 1990–2015: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2015. The Lancet Neurology, 16(11), 877-897. </small>

<b><small>2. Schrag A, Hovris A, Morley D, Quinn N, Jahanshahi M. (2006). Caregiver-burden in </small></b>

<small>Parkinson's disease is closely associated with psychiatric symptoms, falls, and disability. Parkinsonism & related disorders, 12(1), 35-41. </small>

<b><small>3. Radder DL, Lígia Silva de Lima A, Domingos J, Keus SH, Nimwegen van M, Bloem BR, Vries de NM (2020). </small></b>

<small>Physiotherapy in Parkinson’s disease: a analysis of present treatment modalities. Neurorehabilitation and neural repair, 34(10), 871-880. </small>

<b><small>meta-4. Keus S, Munneke M, Graziano M, Paltamaa J, Pelosin E, Domingos J, Struiksma C (2014). European physiotherapy </small></b>

<small>guideline for Parkinson’s disease. The Netherlands: KNGF/ParkinsonNet, 191. </small>

<b><small>5. National Collaborating Centre for Chronic Conditions (Great Britain). (2006). </small></b>

<small>Parkinson's disease: national clinical guideline for diagnosis and management in primary and secondary care. Royal College of Physicians, 1(4), 68-69. </small>

<b><small>6. Speelman AD, Van De Warrenburg BP, Van Nimwegen M, Petzinger GM, Munneke M, Bloem BR (2011). How might </small></b>

<small>physical activity benefit patients with Parkinson disease? Nature Reviews Neurology, 7(9), 528-534. </small>

<b><small>7. Reuter I, Mehnert S, Leone P, Kaps M, Oechsner M, Engelhardt M. (2011). Effects </small></b>

<small>of a flexibility and relaxation programme, walking, and nordic walking on Parkinson's disease. Journal of aging research, 43(10), 71-80. </small>

<b><small>8. Ebersbach G, Ebersbach A, Edler D, Kaufhold O, Kusch M, Kupsch A, Wissel J (2010). Comparing exercise in Parkinson's </small></b>

<small>disease—the Berlin BIG Study. Movement Disorders, 25(12), 1902-1908. </small>

<b><small>9. Mehrholz J, Kugler J, Storch A, Pohl M, Hirsch K, Elsner B. (2016). Treadmill </small></b>

<small>training for patients with Parkinson Disease. An abridged version of a Cochrane Review. Eur J Phys Rehabil Med, 52(5), 704-713. </small>

<b><small>10. Hackney ME, Earhart GM. (2009). Effects </small></b>

<small>of dance on movement control in Parkinson’s disease: a comparison of Argentine tango and American ballroom. Journal of rehabilitation medicine: official journal of the UEMS European Board of Physical and Rehabilitation Medicine, 41(6), 475-488. </small>

<b><small>11. Li F, Harmer P, Liu Y, Eckstrom E, Fitzgerald K, Stock R, Chou LS (2014). A </small></b>

<small>randomized controlled trial of patient‐reported outcomes with tai chi exercise in Parkinson's disease. Movement Disorders, 29(4), 539-545. </small>

<b><small>12. Fox C, Ebersbach G, Ramig L, Sapir S. (2012). LSVT LOUD and LSVT BIG: </small></b>

<small>behavioral treatment programs for speech and body movement in Parkinson disease. Parkinson’s Disease, 24(6), 754-758. </small>

<b><small>13. Fernandes Â, Rocha N, Santos R, Tavares JMR (2015). Effects of dual-task training on </small></b>

<small>balance and executive functions in Parkinson's disease: A pilot study. Somatosensory & motor research, 32(2), 122-127. </small>

<b><small>14. Brauer SG, Woollacott MH, Lamont R, Clewett S, O'Sullivan J, Silburn P, Morris </small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b><small>ME (2011). Single and dual task gait training </small></b>

<small>in people with Parkinson's disease: a protocol for a randomised controlled trial. BMC neurology, 11(1), 1-6. </small>

<b><small>15. Lirani-Silva E, Lord S, Moat D, Rochester L, Morris R (2019). Auditory cueing for gait </small></b>

<small>impairment in persons with Parkinson disease: a pilot study of changes in response with disease progression. Journal of Neurologic Physical Therapy, 43(1), 50-55. </small>

<b><small>16. Ginis P, Nackaerts E, Nieuwboer A, Heremans E (2018). Cueing for people with </small></b>

<small>Parkinson's disease with freezing of gait: a narrative review of the state-of-the-art and novel perspectives. Annals of Physical and Rehabilitation Medicine, 61(6), 407-413. </small>

<b><small>17. Nieuwboer A. (2008). Cueing for freezing of </small></b>

<small>gait in patients with Parkinson's disease: a rehabilitation perspective. Movement disorders: official journal of the Movement Disorder Society, 23(S2), 475-481. </small>

<b><small>18. Rochester L, Burn DJ, Woods G, Godwin J, Nieuwboer A. (2009). Does auditory </small></b>

<small>rhythmical cueing improve gait in people with Parkinson's disease and cognitive impairment? A feasibility study. Movement disorders: official journal of the Movement Disorder Society, 24(6), 839-845. </small>

<b><small>19. McGinley JL, Martin C, Huxham FE, Menz HB, Danoudis M, Murphy AT, Morris ME (2012). Feasibility, safety, and </small></b>

<small>compliance in a randomized controlled trial of physical therapy for Parkinson's disease. Parkinson’s Disease, 32(1), 210-219. </small>

<b><small>20. Goss FL, Robertson RJ, Haile L, Nagle EF, Metz KF, Kim K (2011). Use of ratings of </small></b>

<small>perceived exertion to anticipate treadmill test termination in patients taking beta-blockers. Perceptual and motor skills, 112(1), 310-318. </small>

<b><small>21. Humphrey RA, Lakomy J (2003). An </small></b>

<small>evaluation of pre-exercise screening questionnaires used within the health and fitness industry in the United Kingdom. Physical Therapy in Sport, 4(4), 187-191. </small>

<b><small>22. Allen NE, Canning CG, Sherrington C, Lord SR, Latt MD, Close JC, Fung VS (2010). The effects of an exercise program on </small></b>

<small>fall risk factors in people with Parkinson's disease: a randomized controlled trial. Movement Disorders, 25(9), 1217-1225. </small>

<b><small>23. Ford B. (2009). Pain in Parkinson disease: </small></b>

<small>the hidden epidemic. Nature Reviews Neurology, 5(5), 242-243. </small>

<b><small>24. Wolfe LF, Joyce NC, McDonald CM, Benditt JO, Finder J (2012). Management of </small></b>

<small>pulmonary complications in neuromuscular disease. Physical Medicine and Rehabilitation Clinics, 23(4), 829-853. </small>

<b><small>25. Hulbert S, Rochester L, Nieuwboer A, Goodwin V, Fitton C, Chivers-Seymour K, Ashburn A. (2019). Staying safe”–a narrative </small></b>

<small>review of falls prevention in people with Parkinson’s–“PDSAFE. Disability and rehabilitation, 41(21), 2596-2605. </small>

<b><small>26. Mantri S, Fullard ME, Duda JE, Morley JF. (2018). Physical activity in early </small></b>

<small>Parkinson disease. Journal of Parkinson's disease, 8(1), 107-111. </small>

</div>

×