Tải bản đầy đủ (.docx) (219 trang)

Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 219 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>Hà Nội - 2024</b>

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ</b>

<b>NGUYỄN ĐÌNH UYÊN</b>

<b>PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆPKHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ</b>

<b>TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI</b>

<b>LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ</b>

<b>NGUYỄN ĐÌNH UN</b>

<b>PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆPKHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ</b>

<b>TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI</b>

<b>Chuyên ngành: Quản lý kinhtế Mã số: 9340410.01</b>

<b>LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ</b>

<b>Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Văn Chiến</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>LỜI CAM ĐOAN</b>

Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, các số liệu nêutrong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng đượccông bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

<b>Tác giả luận án</b>

<b>Nguyễn Đình Un</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

1.5. Đánh giá khái quát các nghiên cứu trước và khoảng trốngnghiên cứu...26

1.5.1. Đánh giá kết quả những nghiêncứutrước...26

1.5.2. Những khoảng trống khoa học cần tiếp tụcnghiêncứu...28

2.1.2. Doanh nghiệp khoa học vàcôngnghệ...32

2.1.3. Phát triển doanh nghiệp khoa học vàcơngnghệ...35

2.2. Vai trị của phát triển doanh nghiệp khoa học vàcôngnghệ...36

2.3. Nội dung phát triển doanh nghiệp khoa học vàcơngnghệ...40

2.3.1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển doanh nghiệpkhoa học vàcơngnghệ...40

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

2.3.2. Tổchứcbộmáyquảnlý,thựchiệnchiếnlược,quyhoạch,chínhsách

phát triển doanh nghiệp khoa học vàcôngnghệ...44

2.3.3. Thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác phát triển doanh nghiệpkhoa họcvàcơngnghệ...49

2.4. Các tiêu chí đánh giá công tác phát triển doanh nghiệp khoa học và côngnghệ trên địa bàncấptỉnh...50

2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp khoa học và côngn g h ệtrên địa bàncấptỉnh...52

2.5.1. Nhóm nhân tố thuộc vềnhànước...52

2.5.2. Nhóm nhân tố thuộc về điều kiện kinh tế - xã hộiđịaphương...53

2.5.3. Nhóm nhân tố bên trongdoanhnghiệp...54

2.6. Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ của một sốquốc gia và một sốđịa phương...58

2.6.1. Kinh nghiệm củaNhậtBản...58

2.6.2. Kinh nghiệm củaTrungQuốc...64

2.6.3. Kinh nghiệm của thành phố HồChíMinh...68

2.6.4. Một số bài học rút ra cho thành phốHà Nội...70

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU...73

3.1. Quy trìnhnghiêncứu...73

3.2. Khungphântích...74

3.3. Phương pháp thu thậpsốliệu...76

3.3.1. Thu thập dữ liệuthứcấp...76

3.3.2. Phương pháp thu thập dữ liệusơcấp...76

3.4. Phương pháp xử lý và phân tíchdữliệu...78

3.4.1. Phương pháp phân tích vàtổnghợp...78

3.4.2. Phương pháp thống kê mơ tả,sosánh...78

3.4.3. Phương pháp phân tích matrậnSWOT...80

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA BÀNHÀNỘI...85

4.1. Khái quát tình hình các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn TPHàNội...85

4.2. ThựctrạngpháttriểndoanhnghiệpkhoahọcvàcơngnghệtrênđịabànTPHàNội...89

4.2.1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển doanh nghiệpkhoa học và cơng nghệ trên địa bàn thành phốHàNội...89

4.2.2. Tổchứcbộmáyquảnlý,thựchiệnchiếnlược,quyhoạch,chínhsáchphát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn TPHàNội...95

4.2.3. Thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác phát triển doanh nghiệpkhoa họcvàcôngnghệ...131

4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác phát triển doanh nghiệp khoa học vàcôngnghệ trên địa bàn TPHàNội...133

4.3.1. Tác động của các nhân tố thuộc vềnhànước...133

4.3.2. Tác động của điều kiện kinh tế - xã hội của thành phốHàNội...136

4.3.3. Tác động của các nhân tố bên trongdoanhnghiệp...138

4.3.4. Đánh giá tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệpkhoahọc và công nghệ trên địa bàn thành phốHàNội...147

4.4. Đánh giá công tác phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trênđịabàn TPHàNội...152

5.1. Bốicảnhvàđịnhhướngpháttriểndoanhnghiệpkhoahọcvàcôngnghệtrên địa bàn thành phốHàNội...166

5.1.1. Bốicảnhpháttriểndoanhnghiệpkhoahọc vàcôngnghệtrênđịabàn

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

TPHàNội...1665.1.2. Định hướng phát triển doanh nghiệp khoa học và cơng nghệ trên địa bànthành

phốHàNội...1725.2. Giải pháp hồn thiện cơng tác phát triển doanh nghiệp khoa học và côngnghệ tại TPHàNội...1735.2.1. Ràso á t , c h ỉ n h s ử a , b ổs u n g c á c v ă n b ả n q u y p h ạ m p há p l u ậ t v ề p h á t

triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ tại TPHàNội...1735.2.2.Giải phápđổimớicông tác tổ chứcbộmáyquảnlý, thựchiện

HàNội...1765.2.3. Củng cố hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp khoa học

vàcôngnghệ...1815.2.4. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các doanhnghiệp

5.2.5. PháttriểnthịtrườngKH&CN,tạolậpvàđưavàohoạtđộngmộtcáchhiệu

quảcáccơchếtrunggiannhưcácsàngiaodịchkhoahọcvàcơngnghệ...183Kết luậnchương5...185KẾTLUẬN...186

<b>CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢL I Ê N Q U A N Đ Ế N</b>

LUẬNÁN...188TÀI LIỆUTHAMKHẢO...189

<b>PHỤ LỤC</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT</b>

: Bảo hiểm xã hội: Công nghiệp hoá

KH&ĐT : Kế hoạch và đầu tưKH&CN : Khoa học và công nghệR&D : Nghiên cứu và phát triển

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>DANH MỤC CÁC BẢNG</b>

TrangBảng 1.1. Phương pháp phân tích nhân tố ảnh hưởng tới phat triển doanh

nghiệpKH&CN trong cácnghiêncứu...23

Bảng 2.1. Bộ tiêu chí đánh giá cơng tác phát triển doanhnghiệpKH&CN...51

Bảng 3.1. Các biến độc lập trongmơhình...83

Bảng 4.1. Tiêu chí phân loại các doanh nghiệp theoquymơ...85

Bảng 4.2. Doanh thu thuần của doanh nghiệp theo quy mô, loại hình hoạt động củaTPHàNội...87

Bảng 4.3. Chính sách của Chính phủ liên quan đến hình thành và phát triểnDoanhnghiệp khoa họccơng nghệ...90

Bảng 4.4. Văn bản, chính sách của TP Hà Nội liên quan đến hình thành và pháttriểnDoanh nghiệp khoa họccơng nghệ...92

Bảng 4.5. Số lượng doanh nghiệp KH&CN tại TP Hà Nội và cácđịaphương...104

Bảng 4.6: Số lượng đơn đăng ký sở hữu công nghiệp của Hà Nội và các tỉnh thànhgiaiđoạn2011-2020...111

Bảng 4.7. Số văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp của Hà Nội và các tỉnh thành giaiđoạn2011-2020...113

Bảng 4.9. Phân tổ các loại đầu tư, chi phí theo nhóm áp dụngcôngnghệ...118

Bảng 4.10. Thực trạng nguồn lực sản xuất phân theo loại hìnhdoanh nghiệp...119

Bảng 4.11. Thực trạng áp dụng các ứng dụng khoa học vàcôngnghệ...120

Bảng 4.12. Thực trạng thực hiện các công nghệ trongdoanhnghiệp...121

Bảng 4.13. Thực trạng áp dụng các ứng dụng khoa học và công nghệ chia theo quymôdoanhnghiệp...122

Bảng 4.14. Thực trạng thực hiện các công nghệ trong doanh nghiệpsiêunhỏ...123

Bảng 4.15. Thực trạng thực hiện các công nghệ trong doanhnghiệpnhỏ...124

Bảng 4.16. Thực trạng thực hiện các công nghệ trong doanhnghiệpvừa...125

Bảng 4.17 Thực trạng thực hiện các công nghệ trong doanhnghiệplớn...126

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

Bảng 4.18. Những bộ phận trong doanh nghiệp đang được ứng dụng côngnghệ..126Bảng 4.19. Những bộ phận đang được ứng dụng công nghệ phân theo loạihìnhdoanhnghiệp...127Bảng 4.20. Những phần mềm doanh nghiệp đangsử dụng...128

Bảng 4.22. Doanh nghiệp đang sử dụng các giải pháp bảomậtIT...129Bảng4.23.DoanhnghiệpđangsửdụngcácgiảiphápbảomậtIT(Doanhnghiệpvừa)129Bảng424.DoanhnghiệpđangsửdụngcácgiảiphápbảomậtIT(Doanhnghiệplớn)130

Bảng 4.25. Đánh giá cơng tác thanh tra,kiểmtra...132Bảng426.Đánhgiácáckỹnăngcủadoanhnghiệpphântheoloạihìnhdoanhnghiệp144

Bảng 4.27. Đánh giá các kỹ năng của doanh nghiệp phân theo áp dụng khoa học vàcôngnghệ...145Bảng 4.28. Thống kê mô tả cácbiến(n=305)...147Bảng 4.29. Đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng khoa học cơng nghệ của

cácdoanh nghiệp tại TPHàNội...148Bảng4.30.Phân tích SWOTđốivới các doanhnghiệp KH&CNtrênđịabànTPHàNội...150Bảng 4.31. Những khó khăn khi áp dụng khoa học vàcông nghệ...161Bảng 4.32. Đánh giá khả năng tiếp cận của doanh nghiệp về những ưu đãi, hỗ trợcủa của địa phương,chínhphủ...161

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ</b>

TrangSơ đồ 3.1. Quy trình nghiên cứu củađềtài...73Sơ đồ 3.2. Khungphântích...75Sơ đồ 4.1. Chức năng và nhiệm vụ của các cơ quan quản lý hoạt động phát

triểndoanh nghiệp KH&CN trên địa bàn TPHàNội...96Sơđồ4.2.Quytrìnhcấpgiấychứngnhậndoanhnghiệp KH&CNtại TPHàNội102

Biểu đồ 4.1. Số doanh nghiệp hoạt động phân theo quy mô tại TPHà Nội...86Biểu đồ 4.2. Số doanh nghiệp hoạt động phân theo ngành trên địa bàn TP HàNội88Biểuđồ4.3. Số lượng doanh nghiệp tại TP Hà Nội được cấp giấy chứng nhậndoanhnghiệp KHCN quacác năm...103Biểuđồ4.4. Số lượng doanh nghiệp KHCN của TP Hà Nộinăm2021...105Biểuđồ4.5. Cơ cấu, thành phần doanh nghiệp KHCN TP Hà Nội năm 2022106Biểuđồ4.6. Cơsở hình thànhdoanhnghiệpKH&CNcủaTPHàNội năm2022.107

Biểu đồ 4.7. Cơ cấu số văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp của Hà Nội giaiđoạn2011-2020...114

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>PHẦN MỞ ĐẦU</b>

<b>1. Tính cấp thiết của đềtài</b>

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và cách mạng công nghiệp pháttriểnngàycàngnhanhchóng,xâydựnghệsinhtháikhởinghiệpđổimớisángtạo(ĐMST),pháttriển các doanh nghiệp khoa học và cơngnghệ(KH&CN) là tất yếu đối với mỗiquốcgia.Thực tiễn ở nhiều quốc gia cho thấy doanh nghiệp KH&CN không chỉ là cầu nối đưanhanh các nghiên cứu, ứng dụng KH&CN chuyển giao vào sản xuất màcịnđóngvaitrịnhưmộtlựclượngsảnxuấtchủlực,tạoranhữngsảnphẩmcógiátrị

giatăngcao,đónggópchoviệcxâydựngvàpháttriểnnềnkinhtếxãhộivàGDPcủa đất nước.Vớiviệcứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ vào hoạtđộng sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp KH&CN không chỉ đưa ranhữngsảnphẩm mới chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh với hàng nhập khẩu mà cịnkhuyếnkhíchviệcnghiêncứu,ứngdụngKH&CNvàosảnxuấtkinhdoanh(JoeTidd & BessantJohn R, 2020, Phạm Huyền TrangTrần,2020). Do đó, phát triển doanh nghiệp KH&CNcó đóng góp to lớn trong việc mở rộng khả năng sản xuất, thúc đẩytăngtrưởngvàpháttriển kinh tế đất nước nói chung và địa phương nói riêng (PhạmNgọcÁnh,2007). Pháttriểndoanh nghiệp KH&CN giúp đẩy mạnh thương mại hóasảnphẩmKH&CN,đồngthờitạolậpmơitrườngthuậnlợiđểthúcđẩy,hìnhthànhvàpháttriển loạihình doanh nghiệp có khảnăng tăngtrưởng nhanh dựatrênkhai thác tài sản trí tuệ,cơng nghệ, mơ hình kinh doanhmới. Pháttriển doanh nghiệp KH&CN cịn là cơ sởtăng sức cạnh tranh của hàng hoá, thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường, và góp phầntạođiềukiện cải thiện môi trường sinh thái địa phương(NguyễnMạnh Hùng, 2012,Đặng Thị Kim Hoa & cs,2022)

Ở Việt Nam, phát triển doanh nghiệp KH&CN là một trong những nhiệm vụquan trọng được Đảng và Nhà nước ta đặt ra và quyết tâm thực hiện trong quá trìnhphát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Chiến lược phát triển KH&CNgiai đoạn 2011-2020 đặt ra mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam sẽ có khoảng 5.000doanh nghiệp KH&CN. Trên thực tế, cả nước có khoảng trên 3000 doanh nghiệp đủ

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

điều kiện cơng nhận doanh nghiệp KH&CN nhưng tính đến năm 2022 Việt Nam có712 doanh nghiệp KH&CN đăng ký, chỉ đạt được hơn 10% so với mục tiêu. Thêmvào đó, vẫn cịn hạn chế trong việc thúc đẩy hoạt động ĐMST và đầu tư nghiên cứu,ứng dụng thành tựu KH&CN vào sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, cácvườn ươm công nghệ đã ra đời nhưng hoạt động chưa hiệu quả… Những hạn chếtrên xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có nguyên nhân từ hoạtđộng quản lý đối với thị trường này. Về cơ bản, môi trường pháp lý đã đầy đủnhưng chưa thực sự hoàn thiện. Sự kết nối giữa những yếu tố của thị trường còn hạnchế, vẫn còn thiếu các tổ chức hỗ trợ, thiếu sự liên kết và điều kiện vật chất đầu tưcho hoạt động KH&CN. Các chuỗi hoạt động khởi nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệpKH&CN khởi nghiệp chưa đủ mạnh để thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST…Quy mô các doanh nghiệp nhỏ, cơ chế, chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước đốivới doanh nghiệp KH&CN chưa thực sự hấp dẫn; Điều kiện, thủ tục để đăng ký trởthành doanh nghiệp KH&CN có nhiều quy định phức tạp và làm khó doanh nghiệp.Điều kiện để được thụ hưởng một số chính sách ưu đãi cịn ngặt nghèo, đặc biệt làchính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp. Bên cạnh đó, một số quy định củaNhà nước có tác dụng gián tiếp hỗ trợ thúc đẩy thị trường cơng nghệ, thương mạihóa sản phẩm KH&CN như: Xác nhận kết quả thực hiện nhiệm vụ không sử dụngngân sách Nhà nước; Giao quyền sở hữu, sử dụng kết quả thực hiện nhiệm vụ sửdụng ngân sách Nhà nước gặp nhiều khó khăn, bất cập trong quá trình thựchiện...

Thành phố (TP) Hà Nội với vai trị là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia,trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cảnước. Thời gian qua, được sự quan tâm của các bộ, ngành Trung ương, sự lãnh đạo,chỉ đạo của Thành uỷ, HĐND, UBND TP, hoạt động KH&CN nói chung và pháttriển doanh nghiệp KH&CN nói riêng đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, tạođiều kiện thuận lợi để triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và pháttriển công nghệ vào sản xuất kinh doanh, thúc đẩy thương mại hóa các sản phẩmhàng hóa là kết quả nghiên cứu KH&CN, góp phần phát triển kinh tế - xã hội củaThủ đô.

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trước những yêu cầu mới củatiến trình cơng nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) Thủ đơ trong bối cảnh hộinhập quốc tế, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thị trường KH&CN TP Hà Nộinói chung và các doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn Thủ đơ nói riêng phát triểnchưa tương xứng tiềm năng và thế mạnh (Lê Văn Tuyên,2018).

Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn trên, việc nghiên cứu và tìm hiểu về lýluận phát triển doanh nghiệp KH&CN thực trạng phát triển doanh nghiệp KH&CNtrên địa bàn TP Hà Nội để đề xuất giải pháp cho vấn đề này mang tính vơ cùng cấpthiết trong bối cảnh chuyển đổi số và cách mạng cơng nghiệp 4.0 hiện nay, gópphần thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH của TP Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.

<b>Do đó, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài:“Phát triển doanh nghiệp khoa học và</b>

<b>công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội”làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản</b>

lý kinh tế củamình.

<b>2. Mục đích và nhiệm vụ nghiêncứu</b>

<i><b>2.1. Mục đích nghiên cứu của đềtài</b></i>

Trên cơ sở nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận và thực trạng phát triển doanhnghiệp KH&CN trên địa bàn TP Hà Nội dưới góc độ quản lý kinh tế, luận án đềxuất quan điểm, giải pháp đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp KH&CN trên địa bànTP Hà Nội trong thời giantới.

<i><b>2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đềtài</b></i>

i) Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển doanh nghiệpKH&CN;

ii) Phân tích thực trạng phát triển doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn TP Hà Nội, đánh giá mặt đạt được, hạn chế và làm rõ nguyên nhân của những hạnchế;

iii) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn TP Hà Nội;

iv) Đề xuất quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn TP Hà Nội trong thời giantới.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>3. Đối tượng và phạm vi nghiêncứu</b>

<i><b>3.1. Đối tượng nghiêncứu</b></i>

Đối tượng nghiên cứu của luận án là phát triển các doanh nghiệp KH&CN trênđịa bàn TP Hà Nội. Trong đó đối tượng điều tra của luận án bao gồm: 1) Nhữngdoanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn TPHà Nội; 2) Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực KH&CN, có tiềm năng và đủđiều kiện trở thành doanh nghiệp KH&CN nhưng chưa được cấp giấy chứng nhậndoanh nghiệp KH&CN.

<i><b>3.2. Phạm vi nghiêncứu</b></i>

Về thời gian: Nghiên cứu phát triển doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn TP HàNội trong giai đoạn 2010-2021, qua đó đề xuất quan điểm, giải pháp phát triểndoanh nghiệp KH&CN đến năm 2030.

Về không gian: Trên địa bàn TP Hà Nội.

Về nội dung: Luận án nghiên cứu về phát triển doanh nghiệp KH&CN dướigóc độ của Quản lý kinh tế, trong đó tập trung nghiên cứu các nội dung của quản lýnhư xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển doanh nghiệp KH&CN, ban hànhchính sách phát triển doanh nghiệp KH&CN, tổ chức bộ máy thực hiện phát triểndoanh nghiệp KH&CN và hoạt động thanh kiểm tra việc phát triển doanh nghiệpKH&CN trên địa bàn TP Hà Nội.

<b>4. Những đóng góp khoa học của luậnán</b>

<i><b>4.1. Những đóng góp mới về mặt học thuật, lýluận</b></i>

Những đóng góp thực tiễn của luận án được thể hiện qua các mặt sau:

(1) Luận án đã góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận về phát triển doanh nghiệpKH&CN trên góc độ của quản lý kinh tế: Hệ thống hóa được các khái niệm liênquan đến KH&CN, Doanh nghiệp KH&CN, phát triển doanh nghiệp KH&CN, mụctiêu và vai trò của phát triển doanh nghiệp KH&CN, các nhân tố ảnh hưởng đếnphát triển doanh nghiệpKH&CN.

(2) Dựa trên lý thuyết của khoa học quản lý, luận án đưa ra nội dung của pháttriển doanh nghiệp KH&CN theo quy trình quản lý, baogồm:

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

<i>Một là, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển </i>

doanh nghiệp KH&CN tại các TP trực thuộc trung ương;

<i>Hai là, tổ chức bộ máy thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính </i>

sách phát triển doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn cấp tỉnh;

<i>Ba là, thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động phát triển doanh </i>

nghiệp KH&CN trên địa bàn cấptỉnh.

<i><b>4.2. Những đóng góp về mặt thựctiễn</b></i>

Những đóng góp thực tiễn của luận án được thể hiện qua các mặt sau:

(1) Luận án đã góp một phần vào vận dụng lý thuyết phát triển doanh nghiệpnhằm làm sáng tỏ trưởng hợp nghiên cứu phát triển doanh nghiệp KH&CN trên địabàn TP Hà Nội trong thờigian.

(2) Luận án phân tích rõ thực trạng phát triển doanh nghiệp KH&CN trên địabàn TP Hà Nội, từ đó góp phần phát triển một số yếu tố mới bổ sung vào mơ hìnhphát triển doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn TP Hà Nội. Đồng thời, chỉ rõ cácnguyên nhân ưu điểm, hạn chế trong phát triển doanh nghiệp KH&CN trên địa bànTP HàNội.

(3) Luận án đã đề xuất các giải pháp có tính khả thi nhằm đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn TP Hà Nội trong thời giantới.

<b>5. Kết cấu của Luậnán</b>

Luận án gồm 5 chương:

Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

Chương 2. Phương pháp nghiên cứu.

Chương 3. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn cấp tỉnh.

Chương 4. Thực trạng phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn TP Hà Nội.

Chương 5. Quan điểm và giải pháp đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn TP HàNội.

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<b>CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂNDOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ</b>

<b>1.1. Tổng quan các cơng trình nghiêncứuliên quan đến phát triển thị trườngkhoa học và côngnghệ</b>

Khái niệm về thị trường KH&CN đã được nhiều học giả quốc tế đề cập từnhững năm đầu của thế kỷ 21. Ashish Arora & cs, (2004) đã tiến hành khảo sát cácnghiên cứu về thị trường công nghệ và rút ra rằng, thị trường cơng nghệ bao gồm bathành phần chính là cung, cầu và công nghệ. Trong nghiên cứu này, tác giả đã phântích một số các yếu tố điều kiện hình thành và phát triển thị trường công nghệ cũngnhư ghi lại quy mô và tốc độ tăng trưởng của thị trường này. Tác giả chỉ ra rằng,các nghiên cứu hiện có tập trung chủ yếu vào việc cung cấp công nghệ, nhưng mộtsố khía cạnh khác của các thị trường này vẫn chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng, baogồm nhu cầu về cơng nghệ bên ngồi, vai trị của sự bất ổn trong thị trường côngnghệ và sự tương tác năng động giữa cơ cấu ngành và thị trường. thị trường chocôngnghệ.

Berrin Aytac & Wu S David (2013) đã phát hiện ra rằng các hệ thống lập kếhoạch cung-cầu hiện tại vẫn chưa hiệu quả trong việc nắm bắt tính chất vịng đờingắn của sản phẩm và tính biến động cao trên thị trường. Do đó, các tác giả đã đềxuất một phương pháp mô tả đặc điểm nhu cầu thay thế nhằm mơ hình hóa các dựbáo nhu cầu trong vịng đời sản phẩm và kết hợp các tín hiệu nhu cầu nâng cao từcác sản phẩm chỉ báo hàng đầu thông qua bản cập nhật Bayesian. Cách tiếp cậnđược đề xuất mơ tả nhu cầu vịng đời trong các kịch bản và cung cấp phương tiện đểgiảm sự biến đổi trong các kịch bản nhu cầu thông qua các sản phẩm chỉ báo hàngđầu. Thử nghiệm tính tốn trên các bộ dữ liệu trong thế giới thực từ ba công ty sảnxuất chất bán dẫn cho thấy phương pháp đề xuất có hiệu quả trong việc nắm bắt mơhình vịng đời của sản phẩm cũng như các tín hiệu nhu cầu ban đầu và có khả nănggiảm hơn 20% độ không chắc chắn trong dự báo nhu cầu.

Elena Derunova & cs, (2016) đã xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến động tháinhu cầu cơng nghệ cao dưới góc độ tiến bộ khoa học và kỹ thuật. Các chỉ số về khả

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

năng cạnh tranh của cơng nghệ cao trên thị trường Nga và nước ngồi được nghiêncứu, phát triển các phương pháp tiếp cận nhằm tạo ra nhu cầu về cơng nghệ cao vàmơ hình khái niệm về quản lý bán hàng các sản phẩm công nghệ đổi mới. Thẻ điểmđể xây dựng ma trận ra quyết định trong tiếp thị hợp lý và tạo ra cơ chế quản lý bánhàng công nghệ cao trên thị trường các sản phẩm công nghệ cao và đưa ra lờikhuyên thiết thực về việc tạo ra nhu cầu về công nghệ cao trên thị trường B2B. Kếtquả nghiên cứu chỉ ra rằng, quản lý và phát triển hiệu quả thị trường cơng nghệ caolà chìa khóa cho q trình chuyển đổi từ phát triển hàng hóa sang phát triển côngnghệ cao. Để nâng cao hiệu quả của chiến lược quản lý bán hàng sản phẩm côngnghệ cao, nghiên cứu này đã đề xuất khái niệm quản lý nhu cầu tiêu dùng dựa trênsự tương tác giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất, từ đó tập trung xây dựng chiếnlược bán hàng. Khái niệm đề xuất cho phép hệ thống hóa quy trình bán hàng sảnphẩm dựa trên quan hệ người tiêu dùng. Nó cho phép thực hiện định giá bằng cáchsử dụng các thơng số về dịng đầu tư, lợi nhuận trong kỳ cũng như động lực thay đổisố lượng người tiêu dùng các sản phẩm công nghệ cao.

Đối với các nghiên cứu ở Việt Nam, nhiều nghiên cứu đã tập trung làm rõkhái niệm thị trường KH&CN, trong đó khái niệm được phổ biến rộng rãi là: Thịtrường KH&CN một thuật ngữ để hàm ý các thể chế thực hiện các giao dịch mua -bán, trao đổi loại “hàng hóa” đặc biệt là sản phẩm/dịch vụ KH&CN (Phạm VănDũng, 2010). Trần Văn Minh (2012) lại tiếp cận dưới góc độ phát triển thị trườngcơng nghệ (tức là tách khoa học khỏi thị trường) thì lại tổng thuật rằng “thị trườngcông nghệ là nơi thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi loại hàng hóa “đặc biệt”là các sản phẩm công nghệ để phát triển kinh tế - xã hội”, với những thành tố cơ bảncấu thành như: Hàng hóa cơng nghệ; Người bán hàng hóa cơng nghệ; Người muahàng hóa cơng nghệ; Người hoạt động xúc tác thị trường công nghệ; Các thể chế hỗtrợ thị trường công nghệ.

Theo các khái niệm trên, thị trường KH&CN cấu thành từ những thành tố cơbản, bao gồm: i) Sản phẩm và dịch vụ KH&CN; ii) Chủ thể tham gia thị trường,như người cung (bán); người cầu (người mua) sản phẩm và dịch vụ KH&CN; ngườimôigiới,cungcấpdịchvụKH&CN;iii)Giácảvàiv)Thểchế,luậtlệquytắcvận

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

hành thị trường (bao gồm các chính sách, cơ chế quản lý của nhà nước, các quy tắcquy định quyền lợi và nghĩa vụ của người tham gia thị trường, quy tắc xử lý khi xảyra tranh chấp, các cơng cụ khuyến khích, các tổ chức và cơ chế vận hành của các tổchức v.v.). Có thể nói rằng đây là những thành tố cơ bản, đầy đủ cho sự hình thànhvà phát triển của thị trường KH&CN.

Vũ Anh Tuấn (2006) đã trình bày khái quát cơ sở lý luận về KH&CN và thịtrường KH&CN; Đánh giá thực trạng KH&CN và thị trường KH&CN ở TP. HCMvà đưa ra các phương hướng phát triển và giải pháp đẩy mạnh phát triển KH&CNvà thị trường KH&CN ở TP. HCM trong những năm tới. Những giải pháp mà tácgiả đưa ra là: (1) Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý KH&CN, (2) Đẩy mạnh đổi mớicông nghệ, phát triển và hồn thiện thị trường cơng nghệ, (3) Tăng cường đầu tưphát triển tiềm lực KH&CN, thực hiện các cơ chế chính sách liên quan đến đào tạo,bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ và tơn vinh trí thức về KH&CN, (4) Đẩy mạnh hợp tácvà hội nhập quốc tế vềKH&CN.

Sự phát triển thị trường công nghệ được các nhà nghiên cứu phân tích dướinhiều khía cạnh và loại thị trường cơng nghệ như thị trường công nghệ nhà xanh(Trần Quang Dũng & cs,, 2019); thị trường tài chính (Ngơ Minh Vũ & HuânNguyễn Hữu, 2021); thị trường chứng khoán (Nguyễn Hữu Huân & cs,, 2021); thịtrường công nghệ trong nông nghiệp (Đặng Thị Kim Hoa & cs,, 2022). Các nghiêncứu này đều chỉ ra rằng thị trường khoa học - cơng nghệ có vai trị to lớn đối vớiphát triển khoa học - công nghệ, tăng trưởng kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế. Đểphát triển thị trường khoa học - công nghệ, Nhà nước cần phải đưa ra được cácchính sách làm tăng cung, kích cầu trên thị trường; làm cho người mua, người bántrong và ngoài nước gặp nhau và khắc phục các khuyết tật trên thị trườngnày.

Đoàn Hữu Bảy (2009) đã đưa ra khái niệm phát triển thị trường KH&CN: “làmột phạm trù kinh tế, phản ánh toàn bộ quan hệ trao đổi giữa người mua và ngườibán đã được thể chế hóa nhằm xác định giá cả và khối lượng hàng hóa KH&CN”.Thị trường KH&CN cũng giống như các thị trường khác, có đầy đủ các chức nănglà: (1) Chức năng thực hiện, (2) Chức năng cung cấp thông tin, (3) Chức năng sàng

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

lọc và đào thải các phần tử yếu kém, (4) Chức năng huy động và phân bổ các nguồnlực. Bên cạnh đó, tác giả cũng đề cập đến những điều kiện hình thành thị trườngKH&CN với 7 điều kiện: Các thị trường khác trong hệ thống thị trường đã tươngđối phát triển; Tôn trọng quyền sở hữu tư nhân; Môi trường cạnh tranh lành mạnh;Can thiệp hợp lý của nhà nước; Một thể chế vững mạnh và hiệu quả; Cơ sở hạ tầnghiện đại; Năng lực của các tổ chức và cá nhân tham gia thị trường. Trong luận ánnày tác giả tiếp cận trên góc độ kinh tế thế giới, đóng góp quan trọng của luận án làchỉ ra đầy đủ những chức năng của thị trường KH&CN, hiểu được những chức năngnày sẽ thấy được cơ chế, vận hành và các thể chế đảm bảo cho sự phát triển của thịtrường KH&CN ở ViệtNam.

Phạm Văn Dũng (2010) và Phạm Văn Dũng (2008) đã đề cập đến thể chế hỗ trợ thị trường KH&CN, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thị trường

KH&CN. Theo tác giả có 4 nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thị trường KH&CN,đó là: i) sự phát triển của KH&CN cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường là điều kiện tiên quyết để hìnhthànhthị trườngKH&CN,ii) nềnkinh tếthịtrường càng pháttriểncàngtạo sứcéptăng cầuvàđồng thời đẩycungcác sản phẩmKH&CNtừphía doanhnghiệp, iii)nền kinhtếthịtrườngpháttriển đầyđủmớicókhảnăngbảo

đảmsựđồngbộcủa các yếutốthịtrường, trongđóquantrọngnhấtlàthịtrườngvốn, thịtrườngbất động sảnvàthịtrườnglaođộng,iv) trìnhđộphát triển của KH&CN vừa quyếtđịnh nguồn cung công nghệnộisinh,vừalàtiềnđề đểthựchiệnmởcửahội nhập,thamgia vào thịtrườngKH&CNtồn cầu. TrầnVănMinh(2012)cũng đưa ra những tiêu chí đánh giá phát triển thị trường công nghệ như: Sự phát triển (chủng loại, quy mơ, trình độ, khả năng cạnh tranh) của nguồn cung công nghệ trong nước; Môi trường kinh doanh mang; Các tổ chức xúc tác thị trường công nghệ; Hệ thống phápluật.

Một số các nghiên cứu cũng đi vào đánh giá các kinh nghiệm quốc tế về pháttriển thị trường KH&CN (Đoàn Hữu Bảy, 2009). Các nghiên cứu này chỉ ra phươngthức tiến hành cải cách hệ thống nghiên cứu vào KH&CN từ kinh nghiệm của cácnước như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, đặc biệt là Trung Quốc khi bắt buộc các viện

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

nghiên cứu truyền thống phải hoạt động như một doanh nghiệp. Từ đó, thúc đẩyviệc phát triển và ứng dụng các kết quả KH&CN phù hợp với nhu cầu của thịtrường. Từ những vấn đề đó, nghiên cứu này đã đưa ra một số gợi ý chính sách choviệc phát triển thị trường KH&CN Việt Nam như: Thúc đẩy đổi mới và nâng caonăng lực công nghệ của khu vực doanh nghiệp thơng qua phát triển nguồn nhân lựccó trình độ cao, mơi trường pháp lý thuận lợi và các chính sách khuyến khích; Tăngcường hiệu lực pháp luật nhằm giải quyết những bất cập về giải quyết tranh chấp vềsở hữu trí tuệ, hợp đồng cơng nghệ; Phát triển hệ thống thông tin công nghệ và cáctổ chức trung gian theo hướng chuyên nghiệp, tạo điều kiện cho thị trường KH&CNphát triển lành mạnh; Cải cách hệ thống các tổ chức KH&CN và cuối cùng là đổimới QLNN và chính sách đầu tư cho KH&CN thông qua việc xác định rõ vai tròđiều tiết của nhà nước trong thị trườngKH&CN.

<b>1.2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến doanh nghiệp khoahọc và côngnghệ</b>

Trong những năm qua, nhiều quốc gia đã quan tâm đến doanh nghiệpKH&CN và phát triển KH&CN, bởi đó mà cũng có những nghiên cứu liên quan đếnnội dungnày.

Alex Coad& Reid Alasdair (2012) đã đề cập đến doanh nghiệp cơngnghệvàvai trị của phát triển doanh nghiệp công nghệ đối với sự tăng trưởng và pháttriểnkinhtế. Tác giả cho rằng, một quốc gia muốn rút ngắn khoảng cách chênh lệchpháttriểncần phải nỗ lựcpháttriển doanh nghiệp và thị trường cơng nghệ, vì đâylànhữngdoanh nghiệp cung cấp yếu tố đầu vào cho nhiều ngành sảnxuấtkinhdoanhkhác.Đâyđượccoilànhữngđónggópquantrọngcủacáctácgiảkhichỉrađượcmốitươngquan giữa phát triển doanh nghiệp và thị trường cơng nghệ với sự tăng trưởng và pháttriển kinh tế, những nước đang phát triển như Việt Nam cầnthấyđượctầmquantrọngcủamốitươngquannàynếumuốnpháttriểnnhanhvàbềnvững.

Berrin Aytac & Wu S David (2013) đã phát hiện rằng các công ty công nghệđang phải trải qua những thị trường có nhiều biến động với vịng đời sản phẩm ngàycàng ngắn do sự đổi mới cơng nghệ nhanh chóng và cạnh tranh thị trường. Antonio

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

De Marco & cs, (2017) đã phân tích sự phát triển các doanh nghiệp KH&CN quốctế những năm gần đây thông qua xu hướng thay đổi của chủ sở hữu bằng sáng chế ởthị trường Mỹ. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các bằng sáng chế của các tác giảngười Mỹ có khả năng được tham gia trao đổi nhiều hơn so với các tác giả khác. Xuhướng này cũng tương tự đối với các bằng sáng chế được nghiên cứu dựa trên cơ sởkhoa học so với sáng chế không dựa trên cơ sở khoahọc.

Joe Tidd & Bessant John R (2020) đã nhấn mạnh đến sự can thiệp của nhànước đối với việc phát triển các doanh nghiệp công nghệ. Theo các tác giả, nhànước cần chuyển từ vai trò người chỉ huy và tham gia trực tiếp sang vai trị là ngườitạo mơi trường thuận lợi và khuyến khích các hoạt động cơng nghệ, nhà nước cầntạo điều kiện cho các doanh nghiệp công nghệ tham gia trên thị trường thông quaxác lập và đảm bảo thực thi quyền sở hữu cơng nghiệp, tạo dựng văn hóa kinhdoanh. Ngoài ra, nhà nước cũng cần tạo điều kiện, hỗ trợ về hệ thống thông tin, vànhững ưu đãi khác, chính sự thay đổi kịp thời này đã mở lối, tạo ra không gian chocác doanh nghiệp công nghệ đổi mới sang tạo, đồng thời thúc đẩy các tổ chứcnghiên cứu của nhà nước chuyển sang cơ chế hoạt động mang tính thị trường hơnvà do vậy thiết lập được mối quan hệ giữa các tổ chức này và nhu cầu thị trường.Các tác giả đã luận giải được vai trị của yếu tố thể chế, trong đó quan trọng nhất làsự quản lý của nhà nước đối với sự phát triển của doanh nghiệp công nghệ, bất cứquốc gia nào trên thế giới cũng đều phải chú trọng đến vai trị này nếu muốn doanhnghiệp cơng nghệ hoạt động tốt và phát triển. Nicolás Figueroa & Serrano Carlos J(2019) đã nghiên cứu hành vi mua bán bằng sáng chế của các doanh nghiệp lớn vànhỏ. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy rằng, về tổng thể, các doanh nghiệp nhỏ bánnhiều bằng sáng chế mới được cấp phép hơn các doanh nghiệp lớn. Trong số cácbằng sáng chế được bán bởi các doanh nghiệp nhỏ, 69% được mua bởi các doanhnghiệp nhỏ khác. Trong khi đó, chỉ có hơn 6% các bằng sáng chế mà các doanhnghiệp lớn bán được doanh nghiệp nhỏ mualại.

Tương tự, Ashish Arora & cs, (2022) nhận định rằng tính tin cậy đối với cácsản phẩm khoa học do chất lượng tăng lên có thể đẩy mạnh hoạt động của các

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

doanh nghiệp trên thị trường KH&CN. Kết quả của nghiên cứu tại thị trường HoaKỳ trong giai đoạn từ 1980 đến 2016 cho thấy rằng: (1) các bằng sáng chế dựa trêncơ sở nghiên cứu khoa học sẽ có nhiều khả năng được đưa ra trao đổi hơn các bằngsáng chế không dựa trên cơ sở khoa học; (2) mối liên hệ này được thể hiện rõ hơnnhiều ở các doanh nghiệp nhỏ so với các doanh nghiệp lớn. Thêm vào đó, cácnghiên cứu khoa học mới, có tính chun mơn cao sẽ có nhiều giá trị trao đổi chosản phẩm khoa học hơn các nghiên cứu cũ, mang tính phổ biến. Vì vậy, theo các tácgiả, để phát triển các doanh nghiệp KH&CN, nhiệm vụ hàng đầu là nhà nước cần cónhững chính sách khuyến khích ĐMST trong các doanh nghiệp để có được nhữngsản phẩm KH&CN chất lượng cao.

Mohd Hizam-Hanafiah & Soomro Mansoor Ahmed (2021) đã tiến hành mộtnghiên cứu để tìm hiểu về thực trạng của các cơng ty công nghệ trong cuộc cáchmạng công nghiệp 4.0 và đổi mới mở. Việc so sánh các công nghệ được phân tíchtheo quy mơ cơng ty và loại hình cơng ty (sản xuất và dịch vụ). Kết quả nghiên cứuchỉ ra rằng có sự khác biệt lớn trong triển khai công nghệ 4.0 (bao gồm Robot tựđộng, công nghệ di động và điện tốn đám mây) giữa loại hình cơng ty sản xuất vàdịch vụ. Các công ty dịch vụ có mức độ triển khai Điện tốn đám mây cao hơn sovới các công ty sản xuất, mặc dù cả hai loại cơng ty đều sử dụng nó một cách rộngrãi. Tuy nhiên, kết quả của nghiên cứu này chỉ phản ánh đặc điểm của các công tycông nghệ tại Malaysia.

Ở Việt Nam, nghiên cứu về doanh nghiệp KH&CN và thực trạng phát triểndoanh nghiệp KH&CN cũng rất được các tác giả quan tâm.

Nghiên cứu của Hồng Xn Hịa (2016) tập trung phân tích các cơ chếchính sách để hỗ trợ doanh nghiệp KH&CN khởi nghiệp trong bối cảnh số lượngdoanh nghiệp KH&CN được cấp giấy chứng nhận còn rất khiêm tốn, chưa tươngxứng với tiềm năng của Thủ đô - vốn là trung tâm KH&CN hàng đầu, nơi tập trungtiềm lực KH&CN mạnh nhất cả nước. Tác giả cho rằng đề phát triển doanh nghiệpKH&CN trên địa bàn TP Hà Nội, cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đóhỗtrợ các d o a n h ng hi ệpK H& CN đ ã đ ượ cch ứn gn hậ nh oà nt hi ện, đ ổ i mớ icông

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

nghệ, tạo ra sản phẩm mới có sức cạnh tranh trên thị trường, nâng cao hiệu quả kinhtế - xã hội, phát triển bền vững doanh nghiệp... Đặc biệt, việc ươm tạo doanh nghiệpKH&CN sẽ được hỗ trợ từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học của TP Hà Nội.

Tiếpđó,nghiêncứucủaPhạmĐạiDương&TrườngĐàoXuân(2017)đãtiếnhànhnghiên cứu một số lýluậntrongthúcđẩy hình thành doanh nghiệp công nghệthôngquavườnươmdoanhnghiệpcôngnghệ.Kếtquảnghiêncứuđãlàmrõcáckháiniệmvề vườnươm doanh nghiệp công nghệ – là một dạng của vườn ươm doanh nghiệp tập trungvào ươm tạo các doanh nghiệp dựa trên công nghệ. Vườn ươm doanh nghiệp cơngnghệ có thể được xem như một môi trường chuyển giao kết quả nghiên cứu từ khuvực nghiên cứu hàn lâm đến thị trường, khuyến khíchhoạtđộng đổi mời, là nơi nidưỡng và hình thành doanh nghiệp cơng nghệ, là cơng cụ và chính sách để hỗ trợphát triển và khởi tạo DNNVV. Trong nghiên cứu này, tác giảcũngbàn sâu về vaitrị của vườn ươm doanh nghiệp cơng nghệ cũng như bagiai đoạncủahoạtđộng ươmtạo bao gồm: tiền ươm tạo, ươm tạo và hậu ươm tạo vớinhữngquy trình và đặc điểmriêng. Kết quả của nghiên cứu này bước đầu hìnhthành lý luận về vườn ươm cơng nghệ và làm nền tảng lý

Nguyễn Thị Thúy Hằng (2019) đứng dưới góc độ của luật học đã tìm hiểu vềkhung khổ pháp lý cho doanh nghiệp spin-off trong trường đại học ở Việt Nam. Tácgiả chỉ ra rằng khung khổ pháp lý cho doanh nghiệp spin-off là vơ cùng cần thiết,do đó cần làm rõ khái niệm spin-off trong các văn bản pháp luật. Song song với việctạo hành lang pháp lý cho sự ra đời và phát triển doanh nghiệp spin-off, các quyđịnh về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cũng cần được xem xét và hoàn thiện hơn, đảmbảo sự bảo vệ tối đa đối với kết quả nghiên của các nhà khoa học, giúp nhà khoahọc yên tâm nghiên cứu và ứng dụng nghiên cứu của mình vào thực tế đời sống,hiệu quả nhất là thực hiện thương mại hóa kết quả nghiên cứu thơng qua mơ hìnhspin-off nhưtrên.

Nguyen Thi Hanh (2020) đã tiến hành so sánh tiềm năng và nguồn vốn tàitrợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2018.H ồ i

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

quy Probit được sử dụng để làm rõ sự khác biệt về tiềm năng huy động vốn giữamột số ngành. Ngoài ra, hồi quy tuyến tính được áp dụng để điều tra khả năng tàichính khởi nghiệp. Phát hiện cho thấy các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực cơngnghệ tài chính (fintech) và thương mại điện tử có lợi thế trong việc huy động vốn.Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy, tuổi khởi nghiệp càng lớn thì tiềm năng và năng lựccàng cao. của nguồn tài trợ bên ngoài. Nghiên cứu này cho thấy những kết quả cógiá trị trong cả lĩnh vực học thuật và thực tiễn. Do đó, các doanh nhân có thể nắmbắt cơ hội thành công trong các lĩnh vực mới mạohiểm.

Tác giả Lê Quân & Anh Mai Hoàng (2021) đã bổ sung và làm rõ khái niệmdoanh nghiệp KH&CN trong trường đại học và phân tích thực trạng doanh nghiệpKH&CN trong trường đại học công lập tại Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu tìnhhuống điển hình đã được sử dụng trong nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu đã chỉra những hạn chế và nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của mơ hình doanh nghiệpnày, đó là các vấn đề liên quan đến thể chế quản lý, chính sách sử dụng về cơ sở vậtchất, thương hiệu, nguồn lực và chính sách quản lý và hỗ trợ chưa rõ ràng giữadoanh nghiệp và đơn vị chủ quản.

Phạm Tuấn Huy & cs, (2022) đã có đánh giá khách quan về sự hình thành,phát triển và kết thúc của các spin-off, những tác động chủ quan và khách quan, từđó rút ra kinh nghiệm phục vụ xây dựng chính sách phù hợp cho loại hình doanhnghiệp này. Theo tác giả, điều kiện cần cho sự hình thành và phát triển spin-off baogồm: môi trường kinh tế thị trường, môi trường tự do kinh doanh, thị trường vốn,thị trường nguyên liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm, mơi trường chính sách. Điềukiện đủ cho sự hình thành spin-off là tiềm lực của đơn vị về cơ sở vật chất, conngười, sản phẩm KH&CN, thơng tin, tài chính. Việc thiếu chính sách hỗ trợ đối vớicác doanh nghiệp spin-off sẽ làm giảm vai trị và chức năng của loại hình doanhnghiệpnày

<b>1.3. Tổng quan các cơng trình về các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển doanhnghiệp khoa học và cơngnghệ</b>

Để tìm ra được giải pháp thúc đẩy sự hình thành và phát triển doanh nghiệpKH&CN, các nhà nghiên cứu, nhà quản lý trên thế giới đã tập trung tìm hiểu cácnhân tố có thể ảnh hưởng tới quá trình này.

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

Robert N Lussier (1995) đã xây dựng mơ hình S/F nhằm tìm kiến các yếu tốảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp kỹ thuật số. Mơ hìnhcủa Lussier đã được kiểm chứng tại nhiều quốc gia như tại Mỹ (Bắc Mỹ), Croatia(Nam Âu), Chile (Nam Mỹ) và Israel (Trung Đông). Nghiên cứu chỉ ra rằng đểthành công, doanh nghiệp KH&CN cần đạt được 03 điều: 1/ Có nguồn cung hànghóa linh hoạt, an tồn; 2/ Có thể kiểm sốt chi phí trong việc cung cấp hàng hóa; 3/Ln có thể cung cấp hàng hóa cần thiết. Những yếu tố này cũng đã được NguyễnNgọc Mai và cộng sự (2019) khẳng định lại trong nghiên cứu về đánh giá sự thànhcông của các doanh nghiệp kỹ thuật số khởi nghiệp vùng Đông Nam bộ. Nghiêncứu này đã chỉ ra 10 yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của Khởinghiệp số: Vốn, Cố vấn chun nghiệp, Văn hóa, Kiểm sốt tài chính, Kế hoạchkinh doanh, Sản phẩm / Dịch vụ độc đáo, Kinh nghiệm thị trường, nền tảng giađình, nhân sự và giáo dục.

Tiếpđó, Ashish Arora & Fosfuri Andrea (2000)nhậnxét rằng sự phát triển củadoanh nghiệp côngnghệphụ thuộc vào tính hiệu quả của các hợp đồng chuyểnnhượng công nghệ và vào cấu trúc của ngành nghề kinh doanh. Các tác giả đưa rathực trạng về tính ỳ của các doanh nghiệp sở hữu những bằng sáng chế quan trọngdẫntớisựchậmpháttriểncủacôngnghệ.Từ đó,nghiêncứuđưarasựcầnthiếtphảiđẩynhanhhoạtđộnggiaodịchcácsảnphẩmKH&CN,điểnhìnhthơngquahìnhthức mua bán bằngsáng chế. Điều này được cho làquantrọng vì các phátkiếnKH&CN nhiều khi khơngđượcxuấtphát từ các doanh nghiệp tạo ra các phátkiếnđó. Kaj U Koskinen &Vanharanta Hannu (2002) đã tiến hành phân tích kháiniệmvề vai trò của kiến thứcngầm trong quá trình đổi mới. Nghiên cứu tập trung vào nền tảngcủakiếnthứcngầm,cáchthuthậpvàchuyểngiaokiếnthứcngầmcũngnhưcáchthứcsửdụngkiếnthức ngầm trong chức năng đổi mới của các công tycôngnghệnhỏ.Nghiên cứugợi ý rằngkiếnthức ngầm có thểđóngmột vai trò quan trọng tronggiaiđoạnđầucủaqtrìnhđổimớicủacácdoanhnghiệpcơngnghệnhỏ.

Claudio Petti & Zhang Shujun (2011) đã tập trung tìm hiểu các yếu tố ảnhhưởng đến khả năng khởi nghiệp công nghệ của các doanh nghiệp Trung Quốc dựa

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

trên tổng quan rộng rãi tài liệu, bao gồm các lĩnh vực lý thuyết khác nhau trong tàiliệu quản lý quốc tế cũng như Trung Quốc, để phát triển một khung nghiên cứu tổnghợp. Dựa vào cách tiếp cận đa ngành và đa cấp, khuôn khổ nêu bật một số quy trìnhnội bộ và thuộc tính mạng bên ngoài, sự tương tác và mối quan hệ kiểmduyệtcủachúng liên quan đến tác động của chúng đối với khả năng kinh doanh côngnghệ của các doanh nghiệp Trung Quốc và những đóng góp của chúng đối với hiệuquả kinh doanh. Bài viết đưa ra cái nhìn tổng quan về các yếu tố ảnh hưởng đếnnăng lực khởi nghiệp công nghệ, cung cấp một khung nghiên cứu tích hợp đa ngànhvà đa cấp nhằm tổ chức khối kiến thức, nằm rải rác trong các tài liệu và bối cảnhkhác nhau, thành một phần nghiên cứu hiện đại về khả năng kinh doanh công nghệ,cũng như để xác định các câu hỏi nghiên cứu cụ thể hơn, mơ hình, giả thuyết có thểkiểm chứng và các nghiên cứu liênquan

Hans Lưfsten (2016) đã phân tích các nguồn lực đổi mới và kinh doanh củacác công ty dựa trên công nghệ mới (NTBF) ảnh hưởng của nó đến sự tồn tại củacác cơng ty này. Nghiên cứu này dựa trên bộ dữ liệu của 131 NTBF của Thụy Điểnđặt tại 16 vườn ươm. Các nguồn lực kinh doanh được xem xét trong nghiên cứu nàybao gồm các biến số về lập kế hoạch kinh doanh và nội địa hóa và bốn biến tiềm ẩnđược phát triển. Bằng sáng chế tại thời điểm thành lập công ty hoặc trong ba nămđầu tiên của công ty được coi là nguồn lực đổi mới. Nghiên cứu này cho thấy biếnkế hoạch kinh doanh tiềm ẩn có mối liên hệ tích cực đáng kể với sự tồn tại của cơngty. Thêm vào đó, việc phát triển bằng sáng chế trong những năm đầu thành lập côngty là rất quan trọng đối với sự tồn tại của côngty.

P Arqué-Castells & Spulber DF (2017) thì chỉ ra mấu chốt của khuyến khíchphát triển doanh nghiệp KH&CN là phải dựa trên nền tảng ĐMST và phát triển thựccủa sản phẩm KH&CN. Các tác giả đưa ra số liệu rằng 50% số doanh nghiệpĐMST tại Hoa Kỳ cho rằng những sáng kiến quan trọng nhất của họ xuất phát từnguồn bên ngồi. Thực trạng này, do đó, có thể dẫn tới sự sụp đổ của sức sáng tạodo hoạt động sao chép và “ăn cắp” công nghệ giữa các doanh nghiệp. Các tác giảchorằngtínhĐMSTthơngquahoạtđộngchuyểngiaoKH&CNchỉpháttriểnkhi

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

sức sáng tạo của doanh nghiệp lớn hơn hoạt động sao chép công nghệ của cácdoanh nghiệp trên thị trường. Để thực hiện được điều đó, việc phát triển KH&CNphải đóng vai trị tạo điều kiện hỗ trợ thực hiện các trao đổi mua bán sản phẩmKH&CN và bảo vệ sở hữu trí tuệ của các sản phẩm đó. Sau khi sử dụng, số liệu vềtương tác giữa các doanh nghiệp trên thị trường KH&CN tại Hoa Kỳ, nghiên cứukết luận rằng hoạt động sáng tạo KH&CN của doanh nghiệp và hoạt động sao chépkhoa học cùng tồn tại trên thịtrường.

Tayebeh Nikraftar & cs, (2022) đã tiến hành nghiên cứu nhằm mục đích xácđịnh các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của tinh thần kinh doanh công nghệtrong các doanh nghiệp công nghệ nano của Iran. Nghiên cứu này được thực hiệnbằng phương pháp hỗn hợp. Những người tham gia phần định tính bao gồm 17chuyên gia đại học và nhà quản lý điều hành trong lĩnh vực công nghệ nano ở Iran,và 75 nhà quản lý doanh nghiệp công nghệ nano đã tham gia phần định lượng.Phỏng vấn và bảng câu hỏi được sử dụng để thu thập thông tin. Kết quả chỉ ra rằngcác yếu tố chính ảnh hưởng đến sự thành cơng của q trình khởi nghiệp cơng nghệtrong công nghệ nano được phân thành 5 loại chung: yếu tố tổ chức, môi trường, thểchế, cá nhân và công nghệ. Hơn nữa, người ta đã chứng minh rằng tất cả các khíacạnh này đều có tác động tích cực và đáng kể đến tinh thần kinh doanh cơng nghệ.Ngồi ra, khía cạnh tổ chức có một vai trị thiết yếu.

Trong những năm gần đây, việc khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vàohoạt động KH&CN nhằm đổi mới, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sảnphẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh rất được sự quan tâm của các nhà khoa học,nhà quản lý tại Việt Nam. Có nhiều cơng trình nghiên cứu về thực tiễn phát triểndoanh nghiệp KH&CN ở Việt Nam đã được thực hiện nhằm làm sáng tỏ các nhântố thúc đẩy hay cản trở sự phát triển của loại hình doanh nghiệpnày.

Phạm Văn Dũng (2008) cho rằng để phát triển doanh nghiệp KH&CN, Nhànước cần phải giải quyết rất nhiều vấn đề, trong đó cần tập trung vào một số giảipháp: (i) Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ cán Bộ KH&CN, (ii) Chuyển đổicác cơ sở nghiên cứu KH&CN sang hoạt động theo mơ hình doanh nghiệp, (iii)

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

Hoàn thiện các thể chế hỗ trợ thị trường KH&CN, (iv) Tiếp tục đổi mới kinh tế theohướng kinh tế thị trường, hội nhập, (v) Phát triển kinh tế tri thức, thực hiện cơngnghiệp hố rút ngắn. Đây đều là những giải pháp có tính khả thi lớn, nếu áp dụngvào thực tiễn phát triển thị trường KH&CN ở Việt Nam sẽ giải quyết được nhữngđiểm nghẽn, thúc đẩy thị trường KH&CN phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.

Nguyễn Vân Anh & cs, (2014) đã tổng quan tình hình phát triển doanhnghiệp KH&CN của Việt Nam và đề xuất một số giải pháy ở nước ta. Theo tác giả,các rào cản của việc hình thành và phát triển doanh nghiệp KH&CN gồm có: Sựchưa đồng bộ của hệ thống pháp luật, sự thiếu đầy đủ của các văn bản hướng dẫn,sự kém phát triển của thị trường vốn, sự thiếu hiệu quả của các chương trình hỗ trợdoanh nghiệp KH&CN. Mai Hà & cs, (2015) đã tập trung làm rõ nội hàm, vai tròcủa doanh nghiệp KH&CN, các thiết chế hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc hình thànhvà phát triển loại hình doanh nghiệp KH&CN. Trong đó, khơng giống như các cuộccách mạng trước đó, trong cuộc cách mạng KH&CN mới lần này, thế mạnh của cácyếu tố sản xuất truyền thống như các nguồn tài ngun thiên nhiên, sức lao động rẻkhơng cịn mang ý nghĩa quyết định. Trong tiến trình phát triển xã hội, các ngành cóhàm lượng tri thức cao với sức cạnh tranh cực kỳ to lớn đã đưa chất xám, trí tuệ vàtiềm lực KH&CN dịch chuyển lên vị trí hàng đầu. Theo tác giả, cơ chế quản lý tổchức và hoạt động KH&CN được đổi mới góp phần giải phóng sức sáng tạo củacộng đồng các nhà nghiên cứu và doanh nghiệp KH&CN, hy vọng sẽ tạo ra nhiềukết quả nghiên cứu nổi bật, thúc đẩy ứng dụng kết quả KH&CN trong các ngành,lĩnh vực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nângcao chất lượng cuộc sống của nhândân.

Nguyễn Thị Mai (2017) đã đánh giá rằng Việt Nam đã tham gia tương đốiđầy đủ các hiệp định, điều ước quốc tế có liên quan tới thị trường KH&CN như:Hiệp định TRIPS của WTO về thương mại quyền sử hữu tài sản trí tuệ; Cơng ướcBerne về bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học; Công ước Ro-mabảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm;... Đây là những cơ sở giúp choViệt Nam nâng cao năng lực và khả năng đổi mới của các tổ chức KH&CN. Tuynhiên, tác giả cũng đa cho thấy một số hạn chế của phát triển KH&CN nước ta

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

tương đồng với một số nghiên cứu khác như: (1) số lượng và giá trị giao dịchKH&CN chưa nhiều; (2) hội nhập quốc tế chưa tạo ra được động lực phát triển chocác doanh nghiệp KH&CN trong khi lại gây ra áp lực cạnh tranh lớn; (3) sự pháttriển chung của thị trường không được đồng đều và chưa tương xứng với yêu cầuphát triển. Từ đó, bài viết đưa ra một số đề xuất và khuyến nghị, trong đó, nhấnmạnh về các nội dung liên quan tới hồn thiện thể chế chính sách, bao gồm: (1)hồn thiện các chính sách về sử hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ và cạnh tranh đểtạo môi trường lành mạnh cho phát triển KH&CN và phù hợp với các cam kết củaViệt Nam trong các định chế quốc tế và khu vực; (2) hồn thiện chính sách đầu tưKH&CN từ ngân sách nhà nước, gia tăng tỷ lệ chi cho KH&CN tương ứng; (3) thựchiện các chính sách ưu đãi thuế đa dạng, cụ thể và tạo điều kiện cho các tổ chứcKH&CN tiếp cận với nguồn vốn tín dụng lãi suất thấp; (4) hồn thiện chính sáchnhập khẩu cơng nghệ từ nước ngoài vào ViệtNam.

Đào Quang Thủy & cs, (2020) đã đưa ra một số những điểm tích cực trongsự phát triển doanh nghiệp KH&CN từ kết quả của hoạt động hồn thiện thể chếtrong đó có các văn bản pháp quy như Luật Đầu tư 2020 và Luật Doanh nghiệp2020. Theo đó, hai văn bản luật này đã có những điều khoản quy định về hoạt độngươm tạo công nghệ và ưu đãi đầu tư cho các doanh nghiệp KH&CN. Thêm vào đó,nghiên cứu đã đề cập tới các quy định về quyền sở hữu trí tuệ, cơng nghệ, bí quyếtkỹ thuật và các kết quả KH&CN khác. Thông qua việc đánh giá sơ bộ thực trạngcác doanh nghiệp KH&CN, các tác gia đã đưa ra một số định hướng giải pháp pháttriển thị trường và doanh nghiệp KH&CN như sau: (i) đồng bộ hóa hệ thống cơ chế,chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về KH&CN và ĐMST bao gồm hệ thốngcác văn bản luật và văn bản dưới luật; (ii) tiếp tục đẩy mạnh nâng cao nhận thức chocác doanh nghiệp trong vai trò là động lực của nền kinh tế, tự giác chủ động và tăngcường các hoạt động ứng dụng các công nghệ mới và các hoạt động ĐMST; (iii) cơcấu lại các nhiệm vụ nghiên cứu KH&CN của các địa phương theo hướng tập trungđẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu ứng dụng các kết quả KH&CN vào sản xuấtkinhdoanh,hỗtrợđổimớicơngnghệcủadoanhnghiệp;(iv)thúcđẩyhìnhthành

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

doanh nghiệp KH&CN từ lực lượng doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, phối hợpvới các cơ sở ươm tạo, viện/trường và các tổ chức hỗ trợ khác; (v) đề xuất ban hànhChương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp KH&CN đến năm 2025, định hướng2030, tập trung vào nội dung hỗ trợ doanh nghiệp KH&CN phát triển thị trườngtrong nước và hướng tới xuất khẩu.

Bùi Nhật Lệ Uyên (2019) đã dựa trên khe hổng lý thuyết về năng lực đổi mớitrong ngành công nghiệp công nghệ cao nhằm xác định các nhân tố và đánh giámức độ tác động/ảnh hưởng của chúng đến năng lực đổi mới của doanh nghiệpcông nghiệp công nghệ cao, kiểm định tại một số tỉnh trọng điểm miền Nam ViệtNam. Nghiên cứu đã phát triển thang đo theo hướng khám phá và bổ sung biến quansát mới cho một số nhân tố chưa có thang đo hồn chỉnh khi kiểm định tại miềnNam Việt Nam, đó là nhân tố hỗ trợ từ Chính phủ, nguồn nhân lực nội bộ và nănglực đổi mới và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến năng lực đổi mớitrong tương quan so sánh giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp FDI dựa trênkiểm định sự khác biệt. Lý thuyết hệ thống đổi mới quốc gia, lý thuyết năng lực đổimới đã được tiếp cận để xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích. Bên cạnh đó, tác giảkế thừa mơ hình nghiên cứu của Ari Jantunen (2005); Richard Yu Yuan Hung & cs,(2011); Kyung-Nam Kang & Park Hayoung (2012), kết hợp với nghiên cứu địnhtính để đề xuất mơ hình nghiên cứu. Mơ hình gồm 1 biến phụ thuộc năng lực đốimới và 6 biến độc lập: Quản trị chất lượng toàn diện (TQM), Sự học hỏi của tổ chức,Hỗ trợ từ Chính phủ, Mạng lưới cộng tác, Năng lực hấp thụ kiến thức và Nguồnnhân lực nội bộ. Biển kiểm sốt là tình trạng sở hữu của doanh nghiệp. Kết quả đãchứng minh vai trò của 5 khái niệm quản trị chất lượng toàn diện (TQM), mạng lướicộng tác (CN), năng lực hấp thụ kiến thức (AC), nguồn nhân lực nội bộ (IHC) và sựhỗ trợ của Chính phủ (GS) trong việc thúc đẩy năng lực đổi mới (IC), từ đó chấpthuận 5 giả thuyết tương ứng. Ngồi ra, khi phân tích đa nhóm cho thấy có sự khácbiệt về mối quan hệ của khái niệm TQM, CN, AC, IHC, GS và IC giữa doanhnghiệpnộiđịavàdoanhnghiệp nướcngoài(FDI). Trongkhi khuvựcnộiđịanổi

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

bật bởi 3 nhân tố mạng lưới cộng tác (CN), nguồn nhân lực (IHC) và hỗ trợ củaChính phủ (GS), khu vực FDI nhấn mạnh tầm quan trọng của quản trị chất lượngtoàn diện (TQM), mạng lưới cộng tác (CN) và hỗ trợ của Chính phủ (GS). Do đócác hàm ý quản trị cho doanh nghiệp được đề xuất từ kết quảnày.

Một số nghiên cứu khác đã tập trung tìm hiểu về kinh nghiệm phát triểndoanh nghiệp KH&CN.

Cao Thị Ngọc Hà (2019) đã nghiên cứu thực trạng các doanh nghiệpKH&CN trên một số khía cạnh như kết quả thành lập doanh nghiệp, hoạt độngnghiên cứu triển khai, hoạt động thương mại sản phẩm hàng hóa từ kết quả hoạtđộng KH&CN. Đồng thời, nghiên cứu cũng phân tích thực trạng các cơ chế, chínhsách hỗ trợ từ cấp Trung ương đến Tỉnh trong giai đoạn gần đây. Tác giả cũng khảosát và tính tốn được tỷ trọng đầu tư cho KH&CN của các doanh nghiệp đối vớitổng tài sản và tổng doanh thu từ sản phẩm KH&CN đó. Một số chính sách của tỉnhcũng được áp dụng để hỗ trợ, ưu đãi cho các doanh nghiệp KH&CN như: Miễn,giảm thuế thu nhập doanh nghiệp; Miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, lệ phí trướcbạ khi đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà; Các khoản chi phí hợp lýđược trừ khi tính thu nhập chịu thuế đối với hoạt động nghiên cứu khoa học và pháttriển cơng nghệ; Được hưởng các chính sách ưu đãi về tín dụng đầu tư; Được tư vấn,đào tạo miễn phí tại các cơ sở ươm tạo cơng nghệ, ươm tạo doanh nghiệp của Nhànước; Ưu tiên sử dụng trang thiết bị cho hoạt động nghiên cứu KH&CN trongphịng thí nghiệm trọng điểm, cơ sở ươm tạo cơng nghệ, ươm tạo doanh nghiệp, cơsở nghiên cứu KH&CN của Nhànước.

Chử Bá Quyết (2021) đã xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi sốthành công của các doanh nghiệp tại Việt Nam dựa trên khung phân tích TOE (viếttắt của Công nghệ-Tổ chức-Môi trường). Nghiên cứu xác lập được bảy nhân tố cóảnh hưởng đến chuyển đổi số thành công của các doanh nghiệp ở Việt Nam, xếptheo mức độ ảnh hưởng giảm dần: (i) Chính sách pháp luật và hỗ trợ củachínhp h ủ ;

(ii) An tồn, bảo mật thơng tin của doanh nghiệp; (iii) Quy trình số hóa; (iv) Chiếnlượcchuyểnđổisốcủadoanhnghiệp;cácnhântố(v)Nhânlựccủadoanhnghiệp;

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

(vi) Cơ cấu tổ chức và quy trình kinh doanh của doanh nghiệp; và (vii) Các dịch vụhỗ trợ khách hàng trực tuyến có mức ảnh hưởng thấp tương đương nhau đến chuyểnđổi số thành cơng của doanh nghiệp.

Có rất nhiều nghiên cứu khẳng định vai trò của nhà nước trong thúc đẩy hoạtđộng KH&CN nói chung (Đặng Thu Giang & Anh Cao Thu, 2016, Hồng XnHịa, 2016, Nguyễn Mạnh Hùng & Điệp Lê Thị Hồng, 2017) cũng như phát triểndoanh nghiệp khoa học công nghệ.

Các chủ thể tham gia thị trường KH&CN bao gồm: Người cung sản phẩmKH&CN, Người có nhu cầu về sản phẩm KH&CN (doanh nghiệp, chính phủ, hộnơng dân, trang trại, người cung cấp dịch vụ KH&CN) (CIEM, 2007). Nhà nước lànhân tố rất quan trọng đối với sự phát triển của thị trường KH&CN, tạo động lựcthúc đẩy sự phát triển của thị trường KH&CN. Vai trò của nhà nước được thể hiện ởchỗ: 1) Nhà nước là người chủ yếu xây dựng nên các yếu tố thể chế hỗ trợ cho thịtrường KH&CN, (2) Thơng qua chính sách vi mơ, vĩ mơ, Nhà nước có thể tạo cung,tạo cầu và thúc đẩy cung - cầu đối với sản phẩm KH&CN. Đóng góp quan trọng củacơng trình này là đã luận giải được vai trò của nhà nước trong sự phát triển của thịtrường KH&CN.

Trong các nghiên cứu trên, các tác giả đã sử dụng phong phú các phươngpháp cả định tính và định lượng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới phát triểndoanh nghiệp KH&CN

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

<i><b>Bảng 1.1. Phương pháp phân tích nhân tố ảnh hưởng tới phat triển doanhnghiệp KH&CN trong các nghiên cứu</b></i>

<b>Các biến sử dụng</b>

Mơ hình S/F

Vốn ban đầu; Sản phẩm độc đáo; Tư vấnchun gia; Kiểm sốt tài chính; Học vấn của

chủ doanh nghiệp; Đối tác; Nguồn nhân lực;Kiến thức thị trường; Kinh nghiệm quản lý; Kế

hoạch kinh doanh; Văn hóa; chính sách cơng;Bối cảnh gia đình; Mạng lưới quan hệ và độ

tuổi khi lập nghiệp

Ngọc Maivà cộng sự

Hồi quylogistic nhị

Hồi quytuyến tính

Các khoản vay; Nguồn lực gia đình; Đặc điểmkhởi nghiệp; Động lực học; Lãnh đạo; Khảnăng tính tốn rủi ro ; Sáng kiến; Nhu cầuthành tích; Mục tiêu theo đuổi; Cơng cụ

khuyến mãi; Nợ tài chính; Tài trợ.

và cs,(2013)

Hồi quytuyến tính

Hồi quytuyến tính

Đăng ký doanh nghiệp; Chứng nhận chấtlượng; Cạnh tranh từ các doanh nghiệp phichính thức; Thời gian nhân viên Nghiên cứu và

Phát triển; Số tiền chi cho phát triển; Hoạtđộng; Sản phẩm mới; Tỷ trọng nguồn vốn nộibộ trong Vốn lưu động; Cán bộ thuế đến thăm;

Hợp đồng Chính phủ Bảo đảm; Báo cáo tàichính được Kiểm tốn viên kiểm tra; Số ngày

cần thiết để thực hiện Giao hàng

Anh Vân&

Hồi quylogit

Quy mô doanh nghiệp, sự kiểm tra của cơquan chức năng, chứng nhận chất lượng quốc

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<b>TTTác giả</b>

<b>Phươngpháp </b>

<b>sử dụng</b>

<b>Các biến sử dụng</b>

Nguyễn Khắc Hiếu

Khungphân tích

TOE vàphân tích

nhân tốkhám phá

Quy trình số hóa; An tồn, bảo mật thơng tincủa DN; Chiến lược chuyển đổi số của DN;Nhân lực của DN; Cơ cấu tổ chức và quy trình

kinh doanh của DN; Dịch vụ hỗ trợ kháchhàng trực tuyến; Chính sách pháp luật và hỗ

trợ của Chính phủ.

Nikraftar&cs, (2022)

Phân tíchnhân tốkhámphá,phỏngvấnchuyêngia

yếu tố tổ chức, mơi trường, thể chế, cá nhân vàcơng nghệ

Phântíchnhân tố khámphá

Lãnh đạo, chiến lược kinh doanh số, năng lựcnhân viên, văn hóa doanh nghiệp, nền tảng

cơng nghệ, áp lực đối với doanh nghiệp

<b>1.4. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về phát triển doanh nghiệp khoa họccông nghệ trên địa bàn thành phố HàNội</b>

Liên quan đến các vấn đề phát triển doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn TPHà Nội hiện nay, cũng có nhiều cơng trình nghiên cứu. Theo kết quả nghiên cứu củaNghiêm Thị Vân (2015), đầu tư KH&CN đối với hai ngành công nghiệp và dịch vụTP Hà Nội đã mang lại hiệu quả, tuy nhiên chỉ dừng ở mức độ khiêm tốn. Do đó,cần phải có bộ tiêu chí đánh giá nhằm đánh giá hiệu quả đầu tư KH&CN của cácdoanh nghiệp, làm cơ sở để doanh nghiệp đổi mới đầu tư, làm cơ sở để các cơ quanquản lý xem xét năng lực đầu tư KH&CN trong các chính sách hỗ trợ và khuyếnkhích doanh nghiệp đầu tư KH&CN. Theo tác giả, bộ tiêu chí gồm 4 nhóm chỉ tiêuđánh giá hiệu quả hoạt động thực tế hàng năm với tổng số điêm đánh giá là 400gồm: Chỉ tiêu kinh tế (tối đa 120 điểm), Chỉ tiêu đào tạo (tối đa 100 điểm), Chỉ tiêuhiệu suất sử dụng vốn (tối đa 90 điểm) và Chỉ tiêu kỹ thuật công nghệ thông tin (tối

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

đa 90 điểm). Và thang điểm xếp loại đánh giá như sau: Đạt hiệu quả cao (từ 350điểm trở lên), Đạt hiệu quả tốt (từ 300-350 điểm), Đạt hiệu quả khá (từ 250-300điểm), Đạt hiệu quả trung bình (từ 200 đến 250 điểm) và Hiệu quả dưới trung bình(dưới 200 điểm).

Đan Thu Vân (2015) đã phân tích thực trạng phát triển doanh nghiệpKH&CN và đề ra một số giải pháp nhằm phát triển loại hình doanh nghiệp này. Kếtquả nghiên cứu chỉ ra rằng TP Hà Nội là địa phương đi đầu cả nước trong việc hỗtrợ và phát triển doanh nghiệp KH&CN. Các doanh nghiệp KH&CN của TP Hà Nộichủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực: Công nghệ thông tin - truyền thông, côngnghệ sinh học phục vụ nông nghiệp, y tế, công nghệ tự động hóa, cơng nghệ vật liệumới, cơng nghệ bảo vệ môi trường... Tác giả cho rằng, bên cạnh những nỗ lực đángghi nhận, thì cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp KH&CN vẫn còn nhiều bất cập,cần bổ khuyết. Hiện số doanh nghiệp được hỗ trợ thông qua nhiệm vụ KH&CN cònkhá khiêm tốn. Trong số những doanh nghiệp đã được chứng nhận, chưa có doanhnghiệp KH&CN nào hình thành được cơ sở ươm tạo cơng nghệ, cơ sở ươm tạodoanh nghiệp; chưa có doanh KH&CN nào có sản phẩm hình thành từ kết quảnhiệm vụ KH&CN cấp TP. Vì vậy, tác giả chỉ ra, TP Hà Nội cần hoàn thiện hànhlang pháp lý làm căn cứ hướng dẫn doanh nghiệp KH&CN tiếp cận, vay vốn với lãisuất ưu đãi và bảo lãnh tín dụng; tổ chức hội nghị xúc tiến hoạt động cho vay đốivới các doanh nghiệp KH&CN trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo,các lĩnh vực khác từ nguồn vốn quỹ đang quảnlý...

Nguyễn Thị Nguyệt & Trang Bế Thu (2015) đã chỉ ra rằng doanh nghiệp TPHà Nội còn nhiều khó khăn trong tiếp cận chính sách, thơng tin và việc thực thichính sách cịn nhiều khó khăn trong thực tế, hoạt động nghiên cứu và phát triển chỉmang tính hình thức và chưa được chú trọng ở doanh nghiệp. Do đó, Nhà nướcđóng vai trị quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thơng tin về cácchính sách, hỗ trợ huy động các nguồn lực cho đầu tư đổi mới, hợp tác đầu tưKH&CN với doanh nghiệp, làm “cầu nối” giữa các nhà khoa học công nghệ vàdoanh nghiệp, phát huy tối đa tiềm lực trong doanh nghiệp và các thành phần kinhtế để hỗ trợ tốt nhất cho doanh nghiệp đầu tư cho đổi mới côngnghệ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

Nguồn vốn có vai trị quan trọng trong việc quyết định đầu tư của doanhnghiệp, trong đó đầu tư cho KH&CN địi hỏi có lượng vốn lớn và thời gian đầu tưlâu dài. Vốn đầu tư có thể có từ ngân sách nhà nước, vốn tự có của doanh nghiệp,vốn vay liên kết hợp tác và vốn vay từ ngân hàng thương mại. Đối với các doanhnghiệp TP Hà Nội, ngoài các nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, các doanh nghiệpcó cơ hội về vốn vay ưu đãi, vay từ các ngân hàng thương mại và liên doanh liên kếtvới các tổ chức khác để tiến hành đầu tư cho khoa học cơng nghệ. Ngồi ra, cácdoanh nghiệp TP Hà Nội cũng cần tăng cường vốn tự có, tận dụng lợi thế thủ đơ đểtranh thủ tối đa các nguồn lực xã hội và các nguồn vốn khác để đẩy mạnh đầu tưKH&CN (Nguyễn Thị Nguyệt & Trang Bế Thu, 2015).

Nguyễn DuyThành (2022) đã tập trung tìm hiểu tác động của trách nhiệm xãhội của doanh nghiệp đến sự gắn kết của nhân viên tại các doanh nghiệp công nghệthông tin và truyền thông tại Hà Nội dựa trên quan điểm của lý thuyết trao đổi xãhội (SET). Nghiên cứu sử dụng mơ hình cấu trúc tuyến tính theo cả hai phươngpháp đơn hướng và đa hướng với dữ liệu thu thập từ 453 nhân viên làm việc tại cácdoanh nghiệp công nghệ thông tin truyền thông trên địa bàn Hà Nội. Kết quả chothấy trách nhiệm xã hội tác động tích cực đến sự gắn kết của nhân viên, trong đótrách nhiệm pháp lý có tác động mạnh nhất. Nghiên cứu cũng sử dụng các biếnkiểm sốt là giới tính và thâm niên làm việc. Kết quả cho thấy chỉ có thâm niên làmviệc tác động đến sự gắn kết của nhânviên.

<b>1.5. Đánh giá khái quát các nghiên cứu trước và khoảng trống nghiêncứu</b>

<i><b>1.5.1. Đánh giá kết quả những nghiên cứutrước</b></i>

Các cơng trình nghiên cứu trước đã xây dựng cơ sở lý thuyết vô cùng phongphú với những quan điểm, cách tiếp cận đa dạng về phát triển doanh nghiệp nóichung và một số khía cạnh phát triển doanh nghiệp KH&CN. Các cơng trình nghiêncứu cho thấy phát triển doanh nghiệp KH&CN là cần thiết và tất yếu của quá trìnhphát triển. Quá trình chuyển đổi số tạo ra nhiều cơ hội và thách thức đối với pháttriển doanh nghiệp KH&CN. Từ đó, các nghiên cứu đã chỉ ra nội hàm của phát triểndoanh nghiệp KH&CN, vai trò của Nhà nước được thể hiện thông qua việc định

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

hướng chiến lược cho sự thay đổi và dịch chuyển của doanh nghiệp KH&CN chophù hợp từng giai đoạn phát kinh tế triển đất nước. Nhà nước cần tạo tạo cơ sởthuận lợi cho các đối tượng, định hướng, hướng dẫn hành động của các đối tượngnày; Nhà nước cũng cần ban hành các chính sách cũng như các giải pháp hỗ trợ, tạođiều kiện cho phát triển doanh nghiệp KH&CN diễn ra thuậnlợi.

Các nghiên cứu đã cung cấp thực tiễn doanh nghiệp KH&CN tại nhiều quốcgia, đặc biệt những quốc gia có nhiều đặc điểm tương đồng với Việt Nam như HànQuốc, Trung Quốc, Nhật Bản, các nước khu vực Đông Nam Á và một số nước khác.Các tác giả đã phân tích về cách thức và phương pháp khác nhau của các nước nàyvề phát triển doanh nghiệp KH&CN và việc ban hành chính sách, pháp luật, vàkhuyến khích, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp KH&CN. Chính sách ở các nước kháphong phú, tuy nhiên đều tập trung hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp khởinghiệp, ĐMST, thúc đẩy nghiên cứu và phát triển, tiếp cận cơng nghệ mới. Thêmvào đó, các nước cịn có nhiều hỗ trợ và ưu đãi về vốn, chuyển giao cơng nghệ, sởhữu trítuệ.

Các nghiên cứu đã cung cấp bức tranh tổng thể về thực tiễn phát triển doanhnghiệp KH&CN, phân tích tác động của phát triển doanh nghiệp KH&CN đối vớisự phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Các nghiên cứu này đã phân tích và đánhgiá kết quả của việc ban hành và thực hiện một số chính sách của Nhà nước liênquan đến phát triển doanh nghiệp KH&CN, nỗ lực ĐMST của bản thân các doanhnghiệp. Những kết quả thành công cũng những bất cập, hạn chế còn tồn tại trongquá trình phát triển doanh nghiệp KH&CN đã được chỉ ra. Ngoài ra, rất nhiều giảipháp đã được các tác giả đưa ra trong các nghiên cứu này. Thông qua khảo sát thựctrạng, các tác giả cũng đề xuất những giải pháp đẩy mạnh phát triển doanh nghiệpKH&CN đối với nước ta trong bối cảnh nền kinh tế tri thức và hội nhập toàn cầu.Tác động của đại dịch COVID-19 cũng được các tác giả nhắc đến, tạo nên xuhướng cho các doanh nghiệp KH&CN tập trung vào những công nghệ phục vụ thiếtthực cho cuộc sống. Các giải pháp thay đổi về chính sách, pháp luật, thủ tục hànhchính; các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong việc tổ chức thực hiện cũngđược các nghiên cứu chỉra.

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

Các phương pháp sử dụng trong các nghiên cứu về phát triển doanh nghiệpKH&CN khá đa dạng, bao gồm cả những phương pháp định tính, định lượng, và kếthợp cả định tính và định lượng. Hầu hết các cơng trình đều sử dụng phương phápphân tích, tổng hợp, và so sánh để thực hiện nghiên cứu.Mộtsốtácgiả sử dụngphântích kinhtếlượng,chạymơhìnhhồi quy để đưa ra các kếtluận. Phươngphápđiềutraxãhộihọcđượccáctácgiảưutiênsửdụngđểcóthểtiếpcậnvàthuthậpnhữngcăncứ

vàbằngchứng thực tiễn cầnthiết.

<i><b>1.5.2. Những khoảng trống khoa học cần tiếp tục nghiêncứu</b></i>

Có thể thấy, cho đến nay, đã có rất nhiều những nghiên cứu đề cập đến pháttriển thị trường KH&CN, các yếu tố của thị trường KH&CN, các yếu tố ảnh hưởngđến đổi mới tại các doanh nghiệp nói chung và vai trị của nhà nước trong phát triểnthị trường KH&CN. Tuy nhiên, các nghiên cứu tập trung trực tiếp vào phát triểnloại hình doanh nghiệp KH&CN còn đang rất thiếu vắng. Cụthể:

Về mặt lý luận, chưa nhiều những nghiên cứu về phát triển doanh nghiệpKH&CN đứng trên góc độ quản lý kinh tế hiện đại, đặc biệt trong bối cảnh tồn cầuhố và cách mạng cơng nghiệp 4.0, thể hiện được vai trị dẫn dắt, định hướng,khuyến khích của Nhà nước, tạo điều kiện phát triển doanh nghiệp KH&CN ở cáccấp. Để phát triển đúng hướng loại hình doanh nghiệp này, điều cần thiết là khungphân tích về vai trị của nhà nước đối với phát triển doanh nghiệp KH&CN cần phảiđược làm rõ. Các cơng trình đã xây dựng cơ sở lý thuyết phong phú về doanhnghiệp KH&CN và phát triển doanh nghiệp KH&CN, tuy nhiên chưa có nghiên cứunào xây dựng bộ tiêu chí đánh giá cơng tác phát triển doanh nghiệp KH&CN trênđịa bàn cấp tỉnh. Nhất thiết phải xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá khoa học,dựa trên góc độ quản lý kinh tế, đặc biệt là những quan điểm quản lý hiện đại nhưđể có thể làm cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng cơng tác phát triển doanhnghiệp KH&CN trên địa bàn cấptỉnh.

Về mặt thực tiễn, các đánh giá về phát triển doanh nghiệp KH&CN dưới gócđộ của các nhà quản lý cịn mờ nhạt, chưa tổng thể. Chưa đánh giá được cụ thể hiệuquả của công tác QLNN tới phát triển doanh nghiệp KH&CN. Việc phát triển doanh

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

nghiệp KH&CN ở mỗi quốc gia đều có những nét đặc thù riêng, phụ thuộc vàochiến lược phát triển kinh tế- chính trị- xã hội của mỗinước

Đã có nhiều cơng trình phân tích thực trạng, đánh giá, chỉ ra những thànhcơng và hạn chế của phát triển thị trường KH&CN, đề cập tới những bất cập, hạnchế và chậm trễ trong quá trình phát triển doanh nghiệp KH&CN. Tuy nhiên, thiếunhững cơng trình phân tích và đánh giá thực tiễn phát triển doanh nghiệp KH&CNtrên địa bàn TP Hà Nội mà sử dụng hệ thống tiêu chí đánh giá dựa trên góc độ quảnlý kinh tế. Đó sẽ là cơ sở nhận thấy những thành công và hạn chế của công tác quảnlý này trong hiện tại, và đưa ra các giải pháp đẩy mạnh phát triển doanh nghiệpKH&CN trên địa bàn TP Hà Nội trong tương lai.

Những giải pháp và khuyến nghị để đẩy mạnh phát triển doanh nghiệpKH&CN, cũng như giải quyết các bất cập trong những chính sách hỗ trợ của Nhànước đã được nhiều tác giả đề xuất.Tuynhiên,bối cảnh mới hiện tại cùng với sự pháttriển của CMCN 4.0 đặt ra yêu cầu đòi hỏi cần có những giải phápmới,phát triểndoanh nghiệp KH&CN và giải quyết được cốt lõi của những vướng mắc trongcông tác phát triển doanh nghiệp KH&CN trên địa bàn TP Hà Nội trong nhữngnămtới.

</div>

×