Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Các giải pháp quản lý hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (926.41 KB, 75 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THỊ THU TRANG

CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN
DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG
LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI VIỆT NAM

Ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số : 60 34 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. NGUYỄN QUANG THUẤN

HÀ NỘI, 2017


LỜI CAM ĐOAN

Luận văn thạc sỹ chuyên ngành quản trị kinh doanh Đề tài: “Các giải pháp quản
lý hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong lĩnh vực công
nghệ thông tin tại Việt Nam” được thực hiện dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Nguyễn
Quang Thuấn. Kết quả nghiên cứu Đề tài góp phần phục vụ công tác quản lý nhà
nước của Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và Công nghệ - Bộ Khoa
học và Công nghệ và là tài liệu tham khảo, có tính chất tư vấn cho các cấp có thẩm
quyền trong việc xây dựng các văn bản pháp quy, các chương trình, kế hoạch hành
động cụ thể nhằm thực hiện các giải pháp thúc đẩy hoạt động đăng ký chứng nhận
DNKHCN trong lĩnh vực CNTT.


Tôi xin cam đoan đây sẽ là công trình nghiên cứu của riêng mình, không có
sự sao chép nguyên văn từ bất cứ luận văn hay đề tài nghiên cứu nào khác, mọi
tham khảo đều được trích dẫn đầy đủ. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về cam
đoan của mình.

Học viên thực hiện

Lê Thị Thu Trang


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DOANH NGHIỆP
KHOA HỌC&CÔNG NGHỆ, DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN .... 5
1.1. Khái niệm và đặc điểm của DNKHCN ...................................................................... 5
1.2. Công nghệ thông tin và doanh nghiệp công nghệ thông tin ....................................... 12
1.3. Vai trò của DN KH&CN đối với phát triển KH&CN và kinh tế xã hội .................... 16
1.4. Kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam về phát triển doanh nghiệp khoa học và công
nghệ và doanh nghiệp công nghệ thông tin ....................................................................... 18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI VIỆT
NAM TRONG THỜI GIAN QUA ................................................................................. 29
2.1. Thực trạng hình thành và phát triển DNKHCN từ DNCNTT trong thời gian
qua ....................................................................................................................... 29
2.2. Chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ và doanh
nghiệp công nghệ thông tin ............................................................................................... 34
2.4. Đánh giá thực trạng khó khăn trong việc chứng nhận DNKHCN cho một số
DNCNTT ........................................................................................................................... 41
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DNKHCN TRONG LĨNH VỰC CNTT

TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI ................................................................ 47
3.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển DN KHCN trong lĩnh vực CNTT tại Việt Nam
trong thời gian tới .............................................................................................................. 47
3.2. Giải pháp phát triển DN KHCN trong lĩnh vực CNTT tại Việt Nam ........................ 49
3.3. Khuyến nghị với Nhà nước và Bộ Khoa học và Công nghệ ...................................... 60
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 64
PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 67


DANH MỤC VIẾT TẮT

CNTT

Công nghệ thông tin

DN

Doanh nghiệp

DNCNTT

Doanh nghiệp công nghệ thông tin

DNKHCN

Doanh nghiệp khoa học và công nghệ

R&D


Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ

NATEC

Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ
- Bộ Khoa học và Công nghệ

Nghị định 115

Nghị định 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 của Chính phủ quy
định về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học
và công nghệ công lập

Nghị định 80

Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 của Chính phủ quy
định về DNKHCN

Nghị định 96

Nghị định số 96/2010/Đ-CP ngày 20/9/2010 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 115 và Nghị định 80

Thông tư 06

Thông tư liên tịch số 06/2008/TTLT-BKHCN-BTC-BNV của liên
Bộ Khoa học và Công nghê, Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ ngày
18/6/2008 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 80/2007/NĐ-CP



MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển DNKHCN cả về số lượng và chất lượng là một trong những nhiệm vụ
ưu tiên hàng đầu trong hoạt động quản lý nhà nước về doanh nghiệp KHCN tại Cục
Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ (NATEC).
Để đạt được mục tiêu nói trên, việc nghiên cứu phát triển DNKHCN nói chung
và DN thuộc lĩnh vực CNTT nói riêng là rất thiết thực. Nói như vậy bởi lẽ lĩnh vực
công nghệ này đã và đang phát triển mạnh mẽ, số lượng doanh nghiệp đông đảo, đa
dạng. Các DNCNTT đã tiên phong trong các hoạt động ươm tạo, phát triển, đổi mới và
ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, trên thực tế dù cho
có nhiều chính sách ưu đãi nhưng đến nay số lượng các DNCNTT được cấp chứng
nhân doanh nghiệp KH&CN vẫn còn rất ít.
Trong bối cảnh đó, việc thực hiện Đề tài “Các giải pháp quản lý hỗ trợ phát
triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại
Việt Nam”để tìm ra những giải pháp thỏa đáng nhằm tháo gỡ các vướng mắc, gia tăng
số lượng các DNKHCN hoạt động trong lĩnh vực CNTT là rất cấp thiết.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trên thế giới hiện có nhiều trung tâm nghiên cứu và phát triển thuộc nhiều lĩnh
vực công nghệ như công nghệ sinh học, công nghệ điện tử bán dẫn, công nghệ cơ khí
chính xác…, đặc biệt là lĩnh vực CNTT. Từ các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Đức,
Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada đến các quốc gia mới nổi trong lĩnh vực này như
Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan, Malaysia, CNTT luôn được chú trọng nghiên cứu, tạo
điều kiện phát triển như là một trong những yêu cầu then chốt để phát triển kinh tế đất
nước. DNKHCN trong lĩnh vực CNTT vì thế, cũng khá phổ biến trên thế giới – đặc
biệt với các quốc gia có nền kinh tế gắn chặt với các ngành công nghệ cao như các
nước Bắc Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Các tài liệu có nội dung
nghiên cứu hỗ trợ phát triển DN trong lĩnh vực này vì thế cũng có nhiều. Tuy nhiên
theo tìm hiểu của chúng tôi, không có nghiên cứu chuyên sâu về việc công nhận doanh
nghiệp khoa học và công nghệ trong lĩnh vực công nghệ chuyên biệt, đặc biệt là


1


CNTT. Đối với một số nước phát triển cao về CNTT, có tiềm lực nghiên cứu khoa học
mạnh, thường không thấy có sự đề cập đến những vấn đề khác biệt và giống nhau giữa
DNCNTT và DNKHCN.
Ở Việt Nam cũng đã có một số công trình nghiên cứu, phân tích, đề xuất các
giải pháp phát triển DNCNTT ví dụ đề tài của Bộ Khoa học và công nghệ ““Nghiên
cứu thực tiễn và đề xuất các giải pháp thúc đẩy việc chứng nhận DNKHCN trong một
số lĩnh vực công nghệ ưu tiên”. Tuy nhiên vẫn chưa có một nghiên cứu nào đi sâu vào
nghiên cứu, đánh giá thực tiễn và đề xuất các khuyến nghị thúc đẩy phát triển các
DNKHCN trong lĩnh vực CNTT.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Đánh giá được thực trạng phát triển DN KHCN trong lĩnh vực CNTT ở Việt
Nam thời gian qua, đề xuất các giải pháp hình thành và phát triển các DNKHCN thuộc
lĩnh vực CNTT trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tương nghiên cứu: Doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin
Nội dung và giới hạn nghiên cứu:
-

Tổng quan lý luận và thực tiễn về DNKHCN, doanh nghiệp CNTT;

-

Thực trạng phát triển DNKHCN trong lĩnh vực CNTT tại Việt Nam;

-


Đề xuất giải pháp phát triển DNKHCN trong lĩnh vực CNTT tại Việt Nam.

Đề tài tập trung khảo sát, phân tích đánh giá trên nhóm đại diện 150 DN thuộc
lĩnh vực CNTT và tiến hành thử nghiệm trên một số DN tiêu biểu
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Phương pháp duy vật biện chứng, phân tích thống kê,
nghiên cứu tổng quan có kế thừa các kết quả nghiên cứu đã được công bố từ nguồn tài
liệu trong và ngoài nước; tham khảo, trao đổi ý kiến với các chuyên gia, các nhà khoa
học; khảo sát thực tế bằng phỏng vấn và/hoặc gửi phiếu điều tra về tình hình hoạt động
của các DN trong lĩnh vực CNTT; phân tích thông tin thu nhận được để phân tích sự
kiện, tìm ra nguyên nhân và đề xuất giải pháp.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tổng quan có kế thừa các kết quả nghiên
cứu đã được công bố từ nguồn tài liệu trong và và ngoài nước; tham khảo, trao đổi ý

2


kiến với các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý; khảo sát thực tế bằng
phỏng vấn và/hoặc gửi phiếu điều tra về tình hình hoạt động của các DN trong hai lĩnh
vực CNTT và CNSH; phân tích thông tin thu nhận được để phân tích sự kiện, tìm ra
nguyên nhân và đề xuất giải pháp.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Những kết quả mới về mặt khoa học của Đề tài:
-

Tổng quan về lý luận DNKHCN và CNTT, phân tích kinh nghiệm của một
số nước phát triển DNCNTT.

-


Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động phát triển DNKHCN trong lĩnh vực
CNTT.

-

Kinh nghiệm rút ra từ việc tiến hành thử nghiệm đăng ký chứng nhận
DNKHCN.

-

Đề xuất các giải pháp để thúc đẩy phát triển DNKHCN trong lĩnh vực
CNTT.

Những giá trị của Đề tài:
Đối với việc xây dựng cơ chế chính sách phục vụ công tác quản lý nhà nước:
Kết quả nghiên cứu của Đề tài sẽ là tài liệu tham khảo, có tính chất tư vấn cho Cục
Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN – Bộ Khoa học và Công nghệ và các
cấp có thẩm quyền trong việc xây dựng các văn bản pháp quy, các chương trình, kế
hoạch hành động cụ thể nhằm thực hiện các giải pháp thúc đẩy hoạt động đăng ký
chứng nhận DNKHCN trong lĩnh vực CNTT.
Đối với phát triển kinh tế - xã hội: Kết quả nghiên cứu sẽ thúc đấy các
DNCNTT đăng ký chứng nhận DNKHCN, nhận được các ưu đãi của Nhà nước đối
với các DNKHCN để nâng cao chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh, mang lại
hiệu quả kinh tế - xã hội lâu dài.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu gồm ba chương:
Chương 1: Tổng quan lý luận và thực tiễn về Doanh nghiệp KH&CN, Doanh
nghiệp CNTT


3


Chương 2: Thực trạng phát triển DNKHCN trong lĩnh vực CNTT tại Việt Nam
trong thời gian qua
Chương 3: Giải pháp phát triển DNKHCN trong lĩnh vực CNTT tại Việt Nam
trong thời gian tới

4


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DOANH NGHIỆP
KHOA HỌC&CÔNG NGHỆ, DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

1.1. Khái niệm và đặc điểm của DNKHCN
1.1.1. Khái niệm DNKHCN
DNKHCN, hiểu theo thông lệ chung, là doanh nghiệp mà hoạt động sản xuất,
kinh doanh được bắt đầu từ việc ứng dụng hoặc sử dụng công nghệ hay bí quyết công
nghệ được tạo ra từ kết quả nghiên cứu của các viện nghiên cứu, các trường đại học
hoặc các tổ chức và cá nhân có hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ. Hiện nay cũng có nhiều thuật ngữ khác nhau khi nói đến đối tượng DNKHCN
như doanh nghiệp dựa trên nền tảng công nghệ (technology-based enterprises); doanh
nghiệp dựa trên nền tảng tri thức (knowledge-based enterprises); doanh nghiệp dựa
trên nền tảng công nghệ mới/cao (new/high technology-based enterprises); doanh
nghiệp dựa trên nền tảng khoa học (science-based enterprises),…
Tại Việt Nam, theo quy định tại Nghị định 80/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 5
năm 2007 (điều 1 và điều 2), DNKHCN là doanh nghiệp do cá nhân, tổ chức có quyền
sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp và

Luật Khoa học và Công nghệ.
Nghị định 80 cũng quy định rằng hoạt động chính của DNKHCN là thực hiện
sản xuất, kinh doanh các loại sản phẩm hàng hoá hình thành từ kết quả nghiên cứu
khoa học và phát triển công nghệ và thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
Ngoài các hoạt động này, DNKHCN có thể thực hiện sản xuất, kinh doanh các loại sản
phẩm hàng hoá khác và thực hiện các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
Luật KH&CN năm 2013 (Điều 58) quy định: “Doanh nghiệp KH&CN là doanh
nghiệp thực hiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ KH&CN để tạo ra sản phẩm, hàng hóa
từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ”.
Doanh nghiệp KH&CN phải đáp ứng các điều kiện sau:
Là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp;

5


Có năng lực thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng KH&CN;
Doanh thu từ việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa hình thành từ kết quả
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đạt tỷ lệ quy định.
Theo quy định tại Luật KH&CN năm 2013, doanh nghiệp KH&CN còn phải là
doanh nghiệp có năng lực thực hiện nhiệm vụ KH&CN (kể cả với nghĩa doanh nghiệp
tiếp nhận và ứng dụng kết quả KH&CN). Năng lực thực hiện nhiệm vụ KH&CN được
định lượng bởi các chỉ số như: số lượng và trình độ đội ngũ cán bộ nghiên cứu – phát
triển của doanh nghiệp, trang thiết bị phục vụ hoạt động nghiên cứu, ươm tạo công
nghệ cũng như khả năng thương mại hóa sản phẩm của doanh nghiệp. Trong một số
trường hợp, đây cũng là yếu tố giúp phân biệt doanh nghiệp KH&CN với các doanh
nghiệp thông thường.
Các doanh nghiệp KH&CN có vai trò dẫn đường và đòn bẩy cho sự đột phá của
các ngành công nghiệp trong nước, là tác nhân tích cực tạo ra lợi thế cạnh tranh, sức
mạnh và sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Với chức năng chủ yếu là thương mại
hóa các kết quả KH&CN, các doanh nghiệp KH&CN thể hiện sự gắn kết hiệu quả giữa

nghiên cứu khoa học, cải tiến công nghệ và sản xuất công nghiệp. Trong bối cảnh
chuyển đổi cơ chế hoạt động của các cơ sở nghiên cứu đào tạo, việc gây dựng và phát
triển các doanh nghiệp KH&CN trong nước sẽ tạo ra môi trường hấp dẫn lực lượng lao
động trẻ có tri thức cao được đào tạo ở trong và ngoài nước. Với tư cách vừa là bên
mua vừa là bên bán công nghệ, các doanh nghiệp KH&CN có vai trò quan trọng trong
việc hình thành và phát triển thị trường KH&CN trong nước.
Để hình thành nên một doanh nghiệp KH&CN cần có các yếu tố sau:
DN phải có người nghiên cứu sáng tạo, ứng dụng công nghệ – là những cá
nhân hoặc tổ chức có công nghệ được hình thành trong các giai đoạn của quá trình đổi
mới, sẵn sàng để chuyển giao;
Là một tổ chức mẹ – là nơi thực hiện các hoạt động nghiên cứu và phát triển;
Người đứng đầu DN phải là người giám áp dụng công nghệ đã được nghiên
cứu sáng tạo ra để hình thành một doanh nghiệp mới;
Tồn tại các nhà đầu tư mạo hiểm – là người cung cấp vốn cho doanh nghiệp
mới và sở hữu một số cổ phiếu hoặc chia sẻ lợi ích trong doanh nghiệp mới.

6


1.1.2. Đặc điểm của DNKHCN
Thông thường, doanh nghiệp KH&CN được hình thành dựa trên cơ sở áp dụng,
khai thác kết quả nghiên cứu KH&CN được tạo ra ở các viện nghiên cứu, trường đại
học, tổ chức nghiên cứu tư nhân; cá nhân hoặc tập thể nhà khoa học, chủ công nghệ.
Doanh nghiệp KH&CN thường là các doanh nghiệp khởi nguồn, là một tổ chức thuộc
viện nghiên cứu, trường đại học; hoặc doanh nghiệp khởi nghiệp nằm trong các vườn
ươm công nghệ, công viên công nghệ; hoặc doanh nghiệp dựa trên nền tảng công nghệ
có hoạt động chính là thương mại hóa kết quả nghiên cứu, cung cấp sản phẩm công
nghệ phục vụ các doanh nghiệp sản xuất.
Doanh nghiệp KH&CN trước hết, cũng là một loại hình doanh nghiệp hoạt động
theo Luật Doanh nghiệp. Do đó, một doanh nghiệp KH&CN có đầy đủ những đặc điểm

chung của doanh nghiệp: được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động, được sản
xuất, kinh doanh những hàng hóa, dịch vụ mà pháp luật không cấm và phù hợp với giấy
phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh những đặc điểm của doanh
nghiệp nói chung, doanh nghiệp KH&CN còn có những đặc điểm riêng khác biệt so với
doanh nghiệp thông thường, kể cả với ý nghĩa doanh nghiệp sản sinh công nghệ (nghiên
cứu, phát triển công nghệ và chuyển giao cho doanh nghiệp khác khai thác, ứng dụng)
và doanh nghiệp ứng dụng công nghệ (doanh nghiệp tiếp thu và ứng dụng công nghương cấp tỉnh trong cả nước. Xây dựng khung
khổ pháp lý hiệu quả cho tổ chức và hoạt động của các quỹ này.
Định hướng thành lập Quỹ phát triển KH & CN hướng đến hỗ trợ các hoạt động
nghiên cứu và phát triển công nghệ của DN; tập trung hỗ trợ các DN có khả năng và
nhu cầu đổi mới công nghệ phù hợp với định hướng phát triển kinh tế của địa phương.
Các địa phương đã có Quỹ trên cần đưa ra quy định rõ ràng và đơn giản về mặt thủ tục
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các DN sử dụng các nguồn Quỹ này một cách dễ
dàng. Qua đó hỗ trợ phát triển các DN đổi mới công nghệ và DNKHCN (nhất là trong
lĩnh vực CNTT).
Tổ chức thực hiện các nghiên cứu tiếp theo nhằm đánh giá hiệu quả của các giải
pháp đã được đề cũng cũng như đề xuất thêm các giải pháp khác. Tiến hành các đề tài
nghiên cứu nhằm tìm cách đẩy mạnh việc đăng ký chứng nhận DNKHCN trong các
lĩnh vực công nghệ khác.
Tiến hành các nghiên cứu có sự tham gia của liên ngành (ví dụ: Khoa học và
Công nghệ, Thuế, Tài nguyên và Môi trường; …) nhằm tìm ra những giải pháp phù
hợp hơn, có thể áp dụng ngay trong thực tiễn.

62


KẾT LUẬN

Nghiên cứu các giải pháp thúc đẩy hoạt động chứng nhận DNKHCN trong các
lĩnh vực CNTT là rất cần thiết, giúp các DNCNTT tận dụng được những chính sách ưu

đãi của Nhà nước dành cho các DNKHCN; Các DN trong lĩnh vực CNTT ở nước ta đã
có những bước phát triển mạnh mẽ, đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế, đảm
bảo an sinh xã hội.
Luận văn đã khái quát những lý luận và thực tiễn về DNKHCN, Doanh nghiệp
CNTT, nêu rõ vai trò quan trọng của loại hình DN này trong nền kinh tế xã hội góp
phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Từ việc nghiên cứu, chọn mẫu 150 DN bằng cách phát phiếu điều tra và thu
thập đầy đủ thông tin về tình hình của DN, kết quả thu lại đã đóng góp một phần
đáng kể về thực trạng nắm bắt thông tin về việc cấp chứng nhận DNKHCN hiện nay
và cũng phần nào đánh giá được thực trạng về điều kiện đăng ký và cấp chứng nhận
DNKHCN cho các DN đã thành lập.
Từ đó, tác giả đã có những đề xuất, kiến nghị đưa ra để hoàn thiện hơn về thủ
tục đối với việc đăng ký, cấp chứng nhận DNKHCN; cũng như cần phải đẩy mạnh
công tác tuyên truyền, chú trọng hoạt động truyền thông để các DN tiếp cận với khái
niệm DNKHCN; Hướng dẫn về việc “chứng minh quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp
pháp kết quả KHCN” đối với sản phẩm của DN sản xuất ra…
Trong quá trình nghiên cứu và phát triển luận văn, tác giả đã vận dụng
những kiến thức đã học, tiếp thu những kiến thức mới và tham khảo một số tài
liệu của các nhà khoa học, các thầy cô, đặc biệt được sự giúp đỡ tận tình của thầy
giáo GS.TS Nguyễn Quang Thuấn. Nhưng do điều kiện và thời gian nghiên cứu
còn nhiều hạn chế nên luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót.
Rất mong những ý kiến đóng góp, sửa chữa của thầy cô, anh chị để luận văn của
em trở nên hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.

63


TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2011), Sách trắng doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam
năm 2011.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ (2002), Khoa học và công nghệ thế giới, kinh nghiệm
và định hướng chiến lược.
3. Bộ Khoa học và Công nghệ (2012), Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ
Việt Nam đến năm 2020.
4.

Bộ Thông tin và Truyền thông (2012), Sách trắng về Công nghệ thông tin –
truyền thông Việt Nam năm 2012.

5.

Bộ Thông tin và Truyền thông (2013), Sách trắng về Công nghệ thông tin –
truyền thông Việt Nam năm 2013.

6.

Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ (2012), Báo
cáo phân tích kết quả điều tra về doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong
một số lĩnh vực ưu tiên.

7. Đại học Huế, Đề án thành lập trung tâm ươm tạo và chuyển giao công nghệ, Đại
học Huế. Thừa Thiên - Huế, 2013.
8. Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Đề án thành lập trung tâm ươm tạo và chuyển giao
công nghệ, Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Hà Nội, 2013.
9. Hồ Sỹ Hùng, Vườn ươm doanh nghiệp (Business incubator) ở Việt Nam xây dựng
và phát triển, NXB Chính trị quốc gia, 2010.
10. LCT Lawyers (2010). Cẩm nang doanh nghiệp công nghệ thông tin.
11. Nguyễn Sỹ Lộc - Quản lý KH&CN. Trường nghiệp vụ quản lý – Bộ KH&CN, Hà

Nội, 1997.
12. Luật KH&CN, số 29/2013/QH13 được Quốc Hội ban hành ngày 18/6/2013.
13. Nghị định, Số 80/2007/NĐ-CP, ngày 19/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ, Về
doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
14. Phạm Đức Nghiệm – Một số vấn đề về phương pháp tiếp cận và quy trình quy
hoạch phát triển KH&CN cấp tỉnh. Tài liệu lưu hành nội bộ, 2009.

64


15. Nguyễn Mạnh Quân- Vấn đề đặt ra khi xây dựng chiến lược KH&CN giai đoạn
2010-2020. Tạp chí Hoạt động khoa học, 5/2008.
16. Quyết định, số 2075/QĐ-TTg ngày 08/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ đến năm 2020.
17. Quyết định, số 592/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về: Phê duyệt Chương trình
hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ và tổ chức khoa học và công
nghệ công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm
18. Sở Khoa học và Công nghệ Thành Phố Hà Nội, Đề án phát triển doanh nghiệp
KH&CN Thành phố Hà Nội đến năm 2020. Hà Nội, 2013.
19. Hồ Sỹ Thoảng- Cần quan tâm đến các hoạt động KH&CN ở các địa phương. Tạp
chí Hoạt động khoa học, 8/2008
20. Thông tư liên tịch, số 06/2008/TTLT-BKH&CN-BTC-BNV ngày 18 tháng 6 năm
2008 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 của
Chính phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ
21. Thông tư liên tịch, số 17/2012/TTLT-BKH&CN-BTC-BNV ngày 10 tháng 9 năm
2012 sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 06/2008/TTLT-BKH&CN-BTC-BNV
ngày 18 tháng 6 năm 2008 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 80/2007/NĐ-CP
ngày 19/5/2007 của Chính phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ
22. Thông tư, số: 19 /2013/TT-BKH&CN, ngày 15 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng
Bộ Khoa học và Công nghệ về việc Hướng dẫn quản lý Chương trình hỗ trợ phát

triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ và tổ chức khoa học và công nghệ công
lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
23. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế TW, Phát triển thị trường khoa học và công
nghệ: Kinh nghiệm của Trung Quốc và thực tế Việt Nam, Tài liệu tham khảo,
2010.
CommissionCommunication"EuropeanIndustry:ASectoralOverview"-

24.

SEC(2005)1216finalof 5.10.2005,and “Technical Update – 2006” availableat:
/>.pdf

65


25.

DepartmentofInvestmentServices,

Taiwan

MinistryofEconomicAffairs.Informationand
Industry:

Analysis

&

Investment


Communications
Opportunities.

Technology

Download

tại:

/>26. OECD (2010), "The Information and Communication Technology Sector in India:
Performance, Growth and Key Challenges”, OECD Digital Economy Papers,
No. 174, OECD Publishing. />27. Somesh. M. Indian Information Technology Industry : Past, Present and
Future& A Tool for National Development. Download tại: />
66


PHỤ LỤC 01: MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM

CỤC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
………., ngày

VÀ DOANH NGHIỆP KHOA HỌC

tháng


năm 2015

VÀ CÔNG NGHỆ
PHIẾU ĐIỀU TRA THU THẬP THÔNG TIN
VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
CỦA DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

I - Thông tin chung:
1. Tên doanh nghiệp:
2. Địa chỉ:
3. Người đại diện:
4. Loại hình pháp lý của doanh nghiệp? (Chọn 1 trong các phương án sau)
-

Công ty TNHH



-

Công ty TNHH một thành viên



-

Công ty cổ phần




-

Khác (Ghi rõ) ………………………………………………….

5. Doanh nghiệp của anh/chị đã hoạt động trong bao lâu? (Chọn 1 trong các phương
án sau)
-

Dưới 1 năm



-

Từ 1 năm đến 3 năm



-

Từ 3 năm đến 5 năm



-

Trên 5 năm




6. Vốn điều lệ của doanh nghiệp? (Chọn 1 trong các phương án sau)
-

Dưới 1 tỷ đồng



-

Từ 1 tỷ đến 5 tỷ đồng



-

Từ trên 5 tỷ đến 20 tỷ đồng



67


-



Trên 20 tỷ đồng

7. Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp? Chọn một hoặc nhiều đáp án dưới đây:

a. Công nghệ thông tin - truyền thông



b. Công nghệ sinh học



c. Công nghệ tự động hoá



d. Công nghệ vật liệu mới



e. Công nghệ bảo vệ môi trường



f. Công nghệ năng lượng mới



g. Công nghệ vũ trụ và một số công nghệ khác 
II - Thông tin về tình hình nghiên cứu và phát triển công nghệ của doanh nghiệp.
8. Doanh nghiệp có bộ phận nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ chuyên
trách chưa? (Chọn 1 trong các phương án sau)
-


Đã có



-

Chưa có



9. Hãy điền một số thông tin về tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp trong 3
năm gần nhất. (Ghi rõ số lượng)
Số lao động tham gia
Năm

Tổng số lao đông

Số lao động có trình

vào hoạt động nghiên

độ đại học trở lên

cứu khoa học và phát
triển công nghệ

2013
2014
2015
10. Tình hình đầu tư và kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công

nghệ 3 năm vừa qua? (Quy ra tiền VNĐ)
Đầu tư cho hoạt động
Năm

nghiên cứu khoa học và

Tổng doanh thu của
đơn vị

phát triển công nghệ
2013

68

Lợi nhuận trước thuế
của đơn vị


2014
2015
11. Doanh nghiệp có trích lập Quỹ dành cho nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ từ doanh thu và lợi nhuận hàng năm của công ty? (Ghi rõ số lượng, tỉ lệ, nguồn.
Ví dụ 5% từ lợi nhuận)
- Không có Quỹ



- Có Quỹ



Số tiền: …………………..………..…VNĐ;
Tỉ lệ trích Quỹ/Lợi nhuận: ..……….………

12. Doanh nghiệp đang sở hữu hợp pháp những kết quả nghiên cứu khoa học và phát
triển công nghệ nào sau đây? (Đánh dấu vào ô  và ghi rõ tên của các kết quả)
- Kết quả của các chương trình, đề tài, đề án, dự án KH&CN



……………………………………………………………………………………….…
……………………………………………………………………………………….…
……………………………………………………………………………………….…


- kết quả của các dự án nghiên cứu giải mã, làm chủ công nghệ

……………………………………………………………………………………….…
……………………………………………………………………………………….…
……………………………………………………………………………………….…
- Các sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, giống cây trồng, thiết kế bố trí mạch tích hợp
bán dẫn đã được cấp văn bằng bảo hộ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ


hoặc được công nhận đăng ký quốc tế

……………………………………………………………………………………….…
……………………………………………………………………………………….…
……………………………………………………………………………………….…



- Chương trình máy tính

……………………………………………………………………………………….…
……………………………………………………………………………………….…
……………………………………………………………………………………….…

69


13. Các sản phẩm đã được thương mại hóa, hình thành từ kết quả của hoạt động
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ? Đóng góp vào doanh thu và lợi nhuận?
(Ghi rõ tên sản phẩm)
Tên sản phẩm

Năm

Lợi nhuận

Doanh thu



2013

2014

2015
III – Thông tin về chính sách, những khó khăn và đề xuất:
14.


a. Hiểu biết của doanh nghiệp về chính sách của nhà nước quy định về doanh

nghiệp khoa học và công nghệ? (Chọn 1 trong các phương án sau)
-

Chưa biết.



-

Có nghe nói nhưng chưa tìm hiểu kỹ.



-

Đã tìm hiểu các chính sách dành cho DN KH&CN Nghị định 80/2007/NĐ-

CP ngày 19/05/2007 hoặc nghị định 96/2010/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05 tháng 09 năm 2005 của Chính phủ quy định
cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập và
Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về doanh
nghiệp khoa học và công nghệ và các văn bản hướng dẫn.



b. Với các điều kiện quy định trong trong các văn bản pháp quy về doanh
nghiệp khoa học và công nghệ, doanh nghiệp có thể tự đánh giá nhu cầu và khả năng


70


để trở thành doanh nghiệp KH&CN? (Chọn 1 trong các phương án; bỏ qua nếu không
chọn phương án thứ ba mục 8.a.)
- Doanh nghiệp chưa đủ điều kiện



- Đủ điều kiện nhưng ngại thủ tục hành chính



- Đang hoàn thiện hồ sơ đăng ký DN KH&CN



- Đang hưởng chính sách ưu đãi khác nên không đăng ký DN KH&CN (Nêu rõ
chính sách ưu đãi đang được hưởng theo chương trình, quy định pháp quy nào)
……………………………………………………………………………………….…
……………………………………………………………………………………….…
……………………………………………………………………………………….…
15. Những khó khăn trong hoạt động và phát triển của Đơn vị? (Vui lòng chọn mức độ
khó khăn trong các mức từ 1:Không gặp khó khăn – 2: Khó khăn - 3:Rất khó khăn)
Đánh giá mức độ khó khăn

1

2


3

Thiếu vốn

  

Khó khăn về đất đai

  

Khó khăn về nguồn nhân lực

  

Khó khăn do thiếu kinh nghiệm và khả năng quản lý

  

Khó tiếp cận công nghệ mới

  

Thiếu thông tin về thị trường

  

Khác (Ghi rõ)
16. Các ý kiến và đề xuất khác
……………………………………………………………………………………….…
……………………………………………………………………………………….…

……………………………………………………………………………………….…
……………………………………………………………………………………….…
……………………………………………………………………………………….…
……………………………………………………………………………………….…
……………………………………………………………………………………….…
Xin trân trọng cảm ơn

71



×