Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN NHẬT ÁNH 10 ĐIỂM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (513.88 KB, 68 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

UBND TỈNH QUẢNG NAM

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA NGỮ VĂN & CTXH </b>

------

<i><b>THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG MỘT SỐ TÁC </b></i>

<b>PHẨM CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN NHẬT ÁNH </b>

<i><b>ThS. NGUYỄN XUÂN HOÀNG </b></i>

MSCB: 1064

Quảng Nam, tháng 5 năm 2017

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>LỜI CẢM ƠN</b><i> </i>

Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, quý thầy cô giáo trường Đại học Quảng Nam đã giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và rèn luyện bốn năm học tại trường.

Xin gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo khoa Ngữ văn và Công tác xã hội, quý thầy cô giáo khoa Ngữ văn và Cơng tác xã hội đã tận tình chỉ dạy em, giúp em hồn thành tốt khóa học của mình.

Đặc biệt xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo Thạc sĩ Nguyễn Xuân Hoàng đã tận tình giúp đỡ em hồn thành khóa luận này.

Tam kỳ, tháng 4 năm 2017 Tác giả khóa luận

<b> Nguyễn Thị Hồng Thắm </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 5<small> </small>

4.1. Đối tượng nghiên cứu ... 5<small> </small>

4.2. Phạm vi nghiên cứu ... 5<small> </small>

5. Phương pháp nghiên cứu ... 5<small> </small>

5.1. Phương pháp liệt kê, phân loại ... 5<small> </small>

5.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp ... 6<small> </small>

5.3. Phương pháp so sánh ... 6<small> </small>

6. Đóng góp đề tài ... 6<small> </small>

7. Cấu trúc khóa luận ... 6<small> </small>

II. NỘI DUNG ... 8<small> </small>

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ... 8<small> </small>

1.1. Quan niệm nghệ thuật về con người trong tác phẩm văn học ... 8<small> </small>

1.2. Bức tranh đời sống trong một số tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh ... 13<small> </small>

1.2.1. Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh ... 13<small> </small>

1.2.1.1. Cuộc đời ... 13<small> </small>

1.2.2.2. Sự nghiệp sáng tác ... 15<small> </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

1.2.2. Bức tranh đời sống trong một số tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật

2.1. Thế giới nhân vật trong một số tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh ... 32<small> </small>

2.1.1. Nhân vật hồn nhiên, mơ mộng ... 32<small> </small>

2.1.2. Nhân vật phá phách, nghịch ngợm ... 38<small> </small>

2.1.3. Nhân vật trẻ em lạc loài, đáng thương ... 45<small> </small>

2.1.4. Nhân vật giàu lòng vị tha, nhân hậu ... 49<small> </small>

2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong một số tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh ... 53<small> </small>

2.2.1. Nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ nhân vật ... 53<small> </small>

2.2.2. Nghệ thuật xây dựng tâm lý nhân vật ... 56<small> </small>

III. KẾT LUẬN ... 60<small> </small>

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 63<small> </small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài </b>

Trong nền văn học đương đại Việt Nam được đánh dấu bằng các tên tuổi như Tạ Duy Anh, Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Nguyễn Quang Thiều… Với những tác phẩm của mình, họ đã tạo nên những bước chuyển mới mẻ cho các tác phẩm truyện ngắn, truyện dài hay tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Tiếp theo thế hệ ấy, các cây bút trong thời kì văn học này vẫn đang tìm những hướng đi, tạo phong cách riêng, mới mẻ mang dấu ấn của một nhà văn thời kì đổi mới như: Lý Lan, Dạ Ngân, Võ Thị Xuân Hà thì cái tên Nguyễn Nhật Ánh được nhắc đến như một hiện tượng văn học viết cho thiếu

<i>nhi. Ông được biết qua tác phẩm được in thành sách là một tập thơ Thành phố </i>

<i>tháng tư và truyện dài đầu tiên là tác phẩm Trước vịng chung kết vào năm </i>

1984 khi ơng mới 13 tuổi. Đó là sự khởi đầu trên con đường nghệ thuật và sự trải nghiệm khi bước vào con đường văn chương của ông. Tài năng của

<i>Nguyễn Nhật Ánh được khẳng định sau khi các tác phẩm tiếp theo ra đời Nữ </i>

<i>sinh, Thằng quỷ nhỏ, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, và nhận rất nhiều sự yêu </i>

mến của bạn đọc đặc biệt là các em thiếu nhi. Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh từng nói về cách viết riêng của mình là ơng biến hóa những kỉ niệm vào trang viết, mỗi người trong cuộc đời đều có những lúc vui buồn hay sướng khổ, sống tận cùng đến tất cả bằng những cảm xúc của mình là chất liệu của nhà văn. Các tác phẩm của ông diễn đạt vô cùng súc tích, đa dạng về đề tài gợi rất nhiều cảm xúc trong lịng mỗi người, nó nhẹ nhàng sâu lắng với những trang viết dí dỏm, hài hước. Lật từng trang viết của Nguyễn Nhật Ánh, người đọc như được sống dậy với tuổi thơ nghịch ngợm, náo nhiệt nhưng không kém phần triết lý.

<i>Ba tác phẩm Nữ sinh, Thằng quỷ nhỏ, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ của </i>

Nguyễn Nhật Ánh đã thể hiện được tài năng của ông. Cùng viết về một mảng

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

đề tài thiếu nhi nhưng đằng sau mỗi tác phẩm là cách thể hiện nhân vật được soi rọi từ nhiều chiều khác nhau. Cách chọn đề tài quen thuộc và gần gũi với lứa tuổi học trị như tình bạn bè, tình thầy trị,… lứa tuổi của những cảm xúc bâng quơ, hay giận hờn, biết u thương có lịng vị tha và trưởng thành hơn

<i>với những kỉ niệm thời áo trắng sân trường (Nữ sinh). Một mặt khác tác giả </i>

cũng đưa nhân vật của mình vào chính hồn cảnh éo le, nhân vật chính là Quỳnh từ nhân dạng hết sức kì dị vì gương mặt của nhân vật trở thành điểm khuyết và từ đó khiến Quỳnh rơi vào tình cảnh cơ đơn, đáng thương, có lẽ đó

<i>cũng là cách ơng làm phong phú đề tài của mình (Thằng quỷ nhỏ). Khơng chỉ </i>

dừng lại ở đó và để thể hiện tài năng của Nguyễn Nhật Ánh, ông đã cho ra đời

<i>một cuốn sách “không hề giống với bất cứ cuốn sách nào”, không chỉ nhận </i>

được rất nhiều sự yêu thích của trẻ con mà người lớn cũng vậy. Tác phẩm được viết ở ngôi thứ nhất, nhân vật kể xưng “tôi” như đưa mọi người về miền ký ức xưa ấy, ông đã cho mọi người một chiếc vé được quay về với tuổi thơ. Với những trò nghịch phá của những nhân vật mới toanh của Nguyễn Nhật Ánh. Tác phẩm mở ra một thiên đường lồng lộng tiếng cười trẻ thơ, cả cách

<i>nhìn hài hước, châm biếm giữa thế giới trẻ con và thế giới người lớn (Cho tôi </i>

<i>xin một vé đi tuổi thơ). </i>

Trong bất kỳ một tác phẩm văn học nào, nhân vật là yếu tố khơng thể thiếu, nó thể hiện cách nhìn nhận quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn. Nhân vật là phương tiện cơ bản giúp người nghệ sĩ miêu tả đời sống con người thơng qua các hình tượng nghệ thuật. Văn học dù ở trong thời kỳ nào thì nó vẫn sẽ có một mối quan hệ mật thiết của nó đối với đời sống con người, để tái hiện lại đời sống mà nhân vật là chủ thể nhất định. Với một khối lượng tác phẩm khổng lồ của nhà văn, nhân vật chủ yếu là trẻ em hồn nhiên, thơ

<i>mộng. Xây dựng thế giới nhân vật trong Nữ sinh, Thằng quỷ nhỏ, Cho tôi xin </i>

<i>một vé đi tuổi thơ ông muốn người đọc thấy hết được những suy nghĩ tâm lý </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

phức tạp của lứa tuổi học sinh. Qua việc xây dựng thế giới nhân vật độc đáo giúp mỗi con người chúng ta có một cái nhìn đa diện, nhiều chiều hơn về sinh hoạt, cách chơi đùa, cách suy nghĩ về cuộc sống của trẻ thơ. Việc nghiên cứu

<i>Thế giới nhân vật trong một số tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh sẽ </i>

góp phần vào việc đánh giá những đóng gióp của Nguyễn Nhật Ánh cho nền văn học đương đại Việt Nam, đồng thời bản thân sẽ có những hiểu biết sâu sắc hơn về nhân vật trong tác phẩm văn học đương đại.

<b>2. Mục đích nghiên cứu </b>

<i>Đề tài Thế giới nhân vật trong một số tác phẩm của nhà văn Nguyễn </i>

<i>Nhật Ánh nhằm mục đích nghiên cứu về con người ở hai nội dung lớn đó là </i>

quan niệm nghệ thuật về con người và cách xây dựng thế giới nhân vật. Bên cạnh đó thơng qua những đánh giá, phân tích để thấy được đóng góp của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh trong dòng chảy truyện ngắn đương đại Việt Nam.

Trong các bài viết mang tính tổng qt về truyện của Nguyễn Nhật Ánh

<i>có kể đến tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, đăng trên báo Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh số 237 có tên Đọc văn xuôi Nguyễn Nhật Ánh của </i>

Nguyễn Thị Thanh Xuân, đã đánh giá truyện của Nguyễn Nhật Ánh độc đáo ở thái độ vào cuộc của nhà văn, tác giả bài viết cho rằng “Nguyễn Nhật Ánh là người nắm rõ được luật chơi, tuân thủ các quy ước tự nhiên giữa những người

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

trẻ tuổi với nhau nói các ngơn ngữ họ nói, nghĩ những điều họ nghĩ và thấy những điều họ thấy” [14; 12].

<i>Trần Văn Toàn với tham luận Thằng quỷ nhỏ, ông tiếp cận truyện </i>

Nguyễn Nhật Ánh từ việc tìm hiểu hình tượng nhân vật trong một số tác phẩm cụ thể để đưa ra những lý giải về phẩm chất cần có trong sáng tác cho trẻ thơ. Viết về Quỳnh – nhân vật chính trong truyện, tác giả đã nhận định về sự bất bình thường trong nhân dạng đã dẫn đến sự bất bình thường trong nhân cách, từ đó nhân vật đã rơi vào tình cảnh bị lạc lồi, cơ đơn trong mắt đồng loại của mình.

<i>Trong Lăng kính văn hóa, Nguyễn Nhật Ánh – Hành trình chinh phục </i>

<i>tuổi thơ đã khẳng định rằng Nguyễn Nhật Ánh đã thổi một cơn gió lạ vào văn </i>

học thiếu nhi Việt Nam những câu chuyện dí dỏm, hài hước nhưng không kém phần sâu sắc, những cảm xúc của thời học sinh ngây thơ hồn nhiên, những rung động đầu đời của những cơ cậu học trị trong sáng trong tác phẩm

<i>Nữ sinh, Nguyễn Nhật Ánh đã tái hiện lên một thế giới trẻ thơ vô cùng rộng </i>

lớn và sinh động.

<i>Nguyễn Thị Đài Trang với luận văn: Nhân vật trẻ em trong truyện </i>

<i>Nguyễn Nhật Ánh – nghiên cứu về diện mạo văn học thiếu nhi, quan niệm </i>

nghệ thuật về con người và kiểu nhân vật trẻ em cùng với nghệ thuật xây dựng nhân vật trẻ em trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh.

<i>Huỳnh Thị Ngọc Tú với luận văn: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong </i>

<i>tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, tác giả đề tài tập trung nghiên cứu về </i>

hai vấn đề nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

Bùi Thị Thu Thủy với luận văn: Đặc điểm truyện Nguyễn Nhật Ánh –

<i>nghiên cứu về đặc điểm nội dung và nghệ thuật trong bốn tác phẩm Tôi là Bê </i>

<i>tô, Chuyện xứ Lang Biang, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Kính vạn hoa. </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>3.2. Tình hình nghiên cứu về thế giới nhân vật trong một số tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh </b>

Nhìn chung, số lượng bài viết về nhà văn Nguyễn Nhật Ánh và các tác phẩm của ông có khá nhiều nhưng hoặc chỉ dừng lại ở một số khía cạnh cụ

<i>thể, hoặc chưa thành một vấn đề nghiên cứu riêng. Với ba tác phẩm Nữ sinh, </i>

<i>Thằng quỷ nhỏ, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ chưa có một cơng trình nào </i>

nghiên cứu một cách cụ thể riêng biệt. Tuy chưa có ai đề cập trực tiếp đến vấn đề của tôi nghiên cứu, nhưng tất cả là những gợi ý, những cơ sở khoa học khi

<i>nghiên cứu Thế giới nhân vật trong một số tác phẩm của nhà văn Nguyễn </i>

<i>Nhật Ánh nhìn từ góc nhìn lý luận văn học và giúp cho bản thân hồn thành </i>

tốt khóa luận của mình hơn.

<b>4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu </b>

<i>Đối với đề tài này, khóa luận xác định đối tượng nghiên cứu là Thế giới </i>

<i>nhân vật trong một số tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. </i>

<b>4.2. Phạm vi nghiên cứu </b>

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là khảo sát và phân tích ba tác phẩm

<i>truyện của Nguyễn Nhật Ánh: Nữ sinh, Thằng quỷ nhỏ, Cho tôi xin một vé đi </i>

<i>tuổi thơ. </i>

<b>5. Phương pháp nghiên cứu </b>

<b>5.1. Phương pháp liệt kê, phân loại </b>

Thế giới nhân vật tức là có nhiều kiểu nhân vật, từ đó tơi phân loại kiểu nhân vật ứng với loại tính cách nào rồi tiến hành liệt kê những nét tiêu biểu phù hợp với từng nhân vật.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>5.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp </b>

Với đề tài này tơi đi tìm hiểu từng tác phẩm sau đó tiến hành phân tích và tổng hợp lại từ đó đưa ra những đánh giá và kết luận khách quan, khoa học.

<b>5.3. Phương pháp so sánh </b>

Đối với phương pháp này, tôi so sánh cách tạo truyện của nhà văn

<i>Nguyễn Nhật Ánh trong ba tác phẩm Nữ sinh, Thằng quỷ nhỏ, Cho tôi xin một </i>

<i>vé đi tuổi thơ và cách thể hiện tính cách nhân vật trong ba tác phẩm này. </i>

<b>6. Đóng góp đề tài </b>

- Về mặt lý luận: Khóa luận là một cơng trình nghiên cứu có hệ thống về thế giới nhân vật trong một số tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Từ đó cho thấy tầm quan trọng trong thế giới con người – con người đóng vai trị trung tâm không thể thiếu trong tác phẩm văn học. Đồng thời thông qua việc nghiên cứu thế giới nhân vật trong truyện, chúng ta sẽ hiểu rõ ý đồ mà nhà văn gửi gắm vào trong tác phẩm, thông qua tác phẩm ta biết được tư tưởng của nhà văn.

- Về mặt thực tiễn: Khóa luận góp phần vào việc tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn một số tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh. Bên cạnh đó khóa luận này có thể là một định hướng gợi mở đối với việc tìm hiểu và nghiên cứu nhân vật trong sáng tác của một số tác giả cụ thể hoặc nhiều tác giả viết truyện trong dòng văn học đương đại Việt Nam.

<b>7. Cấu trúc khóa luận </b>

Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phần nội dung khóa luận được trình bày trong hai chương:

Chương 1: Những vấn đề chung

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Chương 2: Thế giới nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong một số tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>II. NỘI DUNG </b>

<b>CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG </b>

<b>1.1. Quan niệm nghệ thuật về con người trong tác phẩm văn học </b>

Quan niệm nghệ thuật về con người là một phạm trù rất quan trọng trong thi pháp học. Vì đối tượng là trung tâm của văn học, con người cũng chính là đối tượng thẩm mỹ thể hiện quan niệm của tác giả về cuộc sống. Người sáng tác sẽ là người vận động, suy nghĩ về con người, nêu ra những tư tưởng mới để hiểu về con người. Vì vậy quan niệm nghệ thuật về con người được hiểu là cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ, cách cắt nghĩa lí giải về con người của nhà văn. Đó là quan niệm mà nhà văn thể hiện trong từng tác phẩm. Quan niệm ấy bao giờ cũng gắn liền với cảm thụ và biểu hiện chủ quan sáng tạo của chủ thể, ngay cả khi miêu tả con người giống hay không giống so với đối tượng.

Từ sau năm 1975, cuộc sống đã dần trở lại với những quy luật bình thường. Và con người phải đối mặt với đời thường vốn dĩ đa sự, đa đoan. Điều ấy, đã thúc đẩy được ý thức cá nhân, mỗi con người đều có sự quan tâm nhau qua từng số phận, làm thay đổi những quan niệm về con người theo nền tảng của triết học là hạt nhân cơ bản. Con người vừa là điểm xuất phát, vừa là đối tượng để khám phá, để bộc lộ ra từng cái suy nghĩ của người viết đó chính là cái đích cuối cùng của văn học. Con người trong văn học lúc này không phải là con người đơn nhất, mà là con người đa diện, đan xen giữa thiên thần và ác quỷ, của sự thật và giả dối, hay của cái tốt và cái xấu.

Quan niệm nghệ thuật về con người là một tiêu chí để đánh giá một tác phẩm văn học. Cảm nhận những tác phẩm ấy là cảm nhận cái nhìn của tác giả về con người được thể hiện trong tác phẩm, quan niệm nghệ thuật về con người được xem là chiếc chìa khóa trong việc sáng tạo của nhà văn. Và theo mỗi thời kì của văn học thì quan niệm nghệ thuật về con người cũng sẽ thay

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

đổi. Từ sau năm 1975, đất nước chuyển mình trên nhiều phương diện trong đó có đời sống văn hóa, tư tưởng. Chiến tranh kết thúc, văn học cũng thay đổi, bên cạnh tiểu thuyết, thơ, kịchẦ, truyện ngắn dường như đã trở thành một thể loại phát triển rực rỡ của văn học Việt Nam sau năm 1975. Nó được xem là một sự bùng nổ mạnh mẽ, phát triển thể loại truyện ngắn với rất nhiều gương mặt tiêu biểu như: Tạ Duy Anh, Nguyễn Huy Thiệp, Lê Minh Khuê, Nguyễn Nhật Ánh,Ầ

Nhìn chung ngịi bút của các nhà vãn thay đổi trên nhiều phýõng diện, trong đó đặc biệt chú ý nhất là sự thay đổi quan niệm nghệ thuật về con người. Văn học thời kì chống Mỹ và chống Pháp thì gắn với cảm hứng ngợi ca với những sự hi sinh, xả thân vì nước, sự đoàn kết của dân tộc, cộng đồng. Con người gắn với cái ỘtaỢ to lớn, ắt đối diện với cái ỘtơiỢ nhỏ bé của chắnh mình. Sau năm 1975, con người bắt đầu có ý thức nhìn ngắm lại chắnh mình. Văn học khơng cịn hơ hào nói về cái lớn lao mà đào sâu cái tôi, khám phá những cái ẩn khuất bên trong để thấy những cung bậc của cảm xúc. Con người ln phải tự đấu tranh, tự dị dẫm trong mn ngàn ngã rẽ của xã hội bởi con người bao giờ cũng tồn tại ở hai mặt: đẹp Ờ xấu, thiện Ờ ác, cao cả - thấp hèn, vui Ờ buồn, hạnh phúc Ờ đau khổ, tự nhiên Ờ xã hội.

Nguyễn Minh Châu - nhà văn của quân đội, người từ trong cuộc chiến đi ra, ông là người tiên phong trong việc thay đổi quan niệm nghệ thuật về con người. Ơng khơng cịn mang tắnh lắ tưởng hóa về màu sắc như thời kì trong chiến tranh. Giờ đây Nguyễn Minh Châu đã xây dựng nên hình mẫu những nhân vật mang tắnh thời đại cao, đó là những nhân vật tư tưởng, nhân vật thế sự và nhân vật tắnh cách số phận. Các nhân vật trong trang viết của ông luôn đa chiều, đầy những vết nham nhở sần sùi, ở đó có cả niềm vui lẫn nỗi buồn, sự vật vã; con người luôn khát khao vươn tới cái chân Ờ thiện Ờ mỹ,

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<i>tiêu biểu như: Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Chiếc thuyền ngồi xa, </i>

<i>Dấu chân người lính… </i>

Nhắc đến văn học đương đại không thể không nhắc tới Nguyễn Huy Thiệp – một cây bút độc đáo, một hiện tượng văn học “vang bóng một thời”. Với giọng văn sắc lạnh, tàn nhẫn đào xới đến từng mảnh, những góc khuất về các vấn đề đời tư và thế sự, tình yêu và sự hận thù, cái sống và cái chết. Vì vậy, nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp luôn sống trong sự cô đơn, dằn vặt, đau đớn đến tận cùng. Đó là cách thể hiện độc đáo về con người trong truyện ngắn của ông. Chính từ sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người, thế giới nhân vật trong văn xuôi đương đại phong phú, gần gũi và giàu sức ám ảnh đối với người đọc với nhiều kiểu nhân vật: nhân vật tự ý thức, nhân vật cô đơn, nhân vật bi kịch, nhân vật tha hóa, nhân vật dị biệt, những dạng nhân vật chưa từng hoặc rất ít xuất hiện trong văn xi trước năm 1975. Cùng với những chuyển đổi trong tư duy nghệ thuật, nội dung cảm hứng là những đổi mới đáng kể trong phương thức thể hiện hiện thực bằng nhiều cách thức khác nhau. Có thể nói về cái hiện thực thơng qua cái ảo, nói cái hữu lý thông qua cái phi lý, cùng với đó là các thủ pháp đa dạng, giàu hiệu quả: là ảo, huyễn tưởng, huyền thoại, giễu nhại, trào lộng. Sự đa thanh trong giọng điệu, những chuyển đổi cơ bản trong nghệ thuật trần thuật đã thực sự tạo được những hiệu quả nghệ thuật tích cực.

Hòa cùng dòng chảy của văn học Việt Nam đương đại với những cách tân quan niệm nghệ thuật về con người phải kể đến nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Nguyễn Nhật Ánh có cách nhìn, cách khám phá về con người ở nhiều bình diện: đó là con người với sự cô đơn, bi kịch, con người vui tươi với những cái ngây ngô, và con người với những cách thể hiện tình cảm khác nhau. Đa phần nhân vật của ơng là các cơ cậu học trị, tuy vơ tư hồn nhiên nhưng cách thể hiện cái tôi cá nhân của nhân vật rất sâu sắc và đầy chất triết

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

lý của cuộc sống. Quan niệm nghệ thuật về con người trong một số truyện ngắn của Nguyễn Nhật Ánh là những biểu hiện cụ thể, góp phần làm nên sắc thái đời thường sinh động, toàn vẹn như trong đời thực cho quan niệm về con người của văn xuôi Việt Nam sau 1975. Nguyễn Nhật Ánh cũng đã có nhiều cách tân trong quan niệm về con người. Đó là kiểu quan niệm thế hệ trẻ bơ vơ, lạc lõng, bất hạnh giữa đời thường, kiểu nhân vật là người nhưng có sự biến dạng về nhân hình. Kiểu con người của sự hiếu động, thông minh. Tiêu biểu cho con người trong hiện thực bây giờ năng động, sáng tạo, nghịch ngợm. Có lẽ cũng chính vì thế mà ơng đã bám sát theo từng nhịp thở của cuộc sống, đề tài về lứa tuổi học trị phá phách, nghịch ngợm nhưng sống rất tình

<i>cảm, tiêu biểu như nhân vật Quỳnh trong Thằng quỷ nhỏ tuy bề ngồi khơng </i>

được giống như bao bạn khác nhưng Quỳnh có một trái tim biết yêu thương,

<i>chia sẻ. Chỉ trong ba tác phẩm Thằng quỷ nhỏ, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, </i>

<i>Nữ sinh đã cho thấy được một thế giới con người hiện ra đầy sinh động, vui </i>

tươi, ngây thơ tình cảm, mà vốn con người luôn từng trải qua thời kì đó nhưng chưa ai thực sự cảm nhận được hết những giá trị của nó. Tác giả dùng chính các em học sinh để nói về tác giả, đó cũng là cách thể hiện quan niệm con người trong văn học. Trước nhân dạng bất bình thường Nguyễn Nhật Ánh đã gán cho Quỳnh, đã mở ra một sự thật dù trong thế giới loài người nhưng con người luôn bị gặp cảnh trớ trêu, bị bạn bè trêu chọc, đó là sự cơ đơn lạc

<i>loài được thể hiện trong truyện ngắn Thằng quỷ nhỏ: “Thoạt nhìn thấy người </i>

<i>học sinh lạ này, trống ngực Nga đã đập thình thịch. Anh lững thửng bước vào lớp giữa một vòng tròn người bu quanh trêu chọc, hệt như một anh hề xiếc đang đi giữa một đám trẻ con hiếu kì và nghịch ngợm. Từ sợ hãi dần dần Nga chuyển sang tò mò. Anh đội một cái nón vải màu cỏ úa, và mặc dù bị bạn bè khơng ngớt lời chịng ghẹo, mặt mày anh trông vẫn thản nhiên, không hề tỏ vẻ bực dọc hay rầu rĩ. Có thể anh đã quen với tình cảnh trớ trêu này” [2; 32]… </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

Nguyễn Nhật Ánh đưa ra quan niệm dù là cùng con người với nhau nhưng lại có sự phân biệt, kì thị. Trong quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Nhật Ánh, ơng cịn xây dựng kiểu nhân vật phức tạp về tâm hồn. Nó phức tạp giữa cách suy nghĩ của người lớn và trẻ con, cho nên trẻ con có sự chống đối. Từ đó cái ý thức nó lớn dần lên và bắt đầu thử nghiệm làm người lớn với trò chơi làm cha làm mẹ. Sự đối lập giữa cách nghĩ của người lớn và trẻ con , cho

<i>nên nó lúc nào cũng phản kháng. Truyện ngắn Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ </i>

mở ra một bức tranh cuộc sống với nhiều trạng thái tâm lý như vậy, nó ln

<i>ln phức tạp. Cịn Nữ sinh, là truyện ngắn với một bức tranh náo động, vui </i>

nhộn của các cơ cậu học trị hay đùa nghịch, học giỏi nhưng vẫn chứa trong

<i>mình cái tìm tịi khám phá những cái gì mới mẻ, bí ẩn. Qua truyện ngắn Nữ </i>

<i>sinh, Nguyễn Nhật Ánh như khẳng định sự năng động, khám phá nó ln ln </i>

tồn tại trong mỗi con người chúng ta, đặc biệt là thế hệ học sinh vô tư, hồn nhiên, sôi động.

Trong sự phát triển của xã hội, các nhà văn đã tinh nhạy phản ánh những kiểu con người trong tác phẩm của mình. Nguyễn Nhật Ánh nói về con người với một tình cảm rất chân thành, ơng làm cho mọi người được sống lại với tuổi thơ, ông ca ngợi lứa tuổi học trò qua nhiều cách thể hiện khác nhau trong từng tác phẩm. Với quan niệm nghệ thuật về con người – Nguyễn Nhật Ánh đã xây dựng nhân vật mang tính điển hình cho thế hệ học trị hơm nay. Ở đó có sự phong phú, đa diện thể hiện cái nhìn nhiều chiều về con người. Với quan niệm sáng tác rất riêng và độc đáo của mình, Nguyễn Nhật Ánh đã chinh phục được nhiều đối tượng bạn đọc nhỏ tuổi vốn rất hồn nhiên và đơi khi cũng khó chiều. Bằng những tâm huyết, nỗ lực và quan niệm rõ ràng của nhà văn khi viết cho các em. Sáng tác cho thiếu nhi không chỉ là hạnh phúc của con người mà ông như được sống lại lần thứ hai tuổi thơ của mình, hạnh phúc của những người đọc lớn tuổi nhớ về tuổi thơ của mình.

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

<b>1.2. Bức tranh đời sống trong một số tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh </b>

<b>1.2.1. Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh </b>

<i><b>1.2.1.1. Cuộc đời </b></i>

<b> Nguyễn Nhật Ánh là tên và cũng là bút danh của một nhà văn Việt </b>

Nam chuyên viết cho tuổi mới lớn. Ông sinh ngày 07 / 05 / 1955. Nguyên quán xã Bình Quế, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Nguyễn Nhật Ánh từng được bầu chọn là nhà văn được yêu thích nhất trong 40 năm liên tiếp 1975 – 2015. Thuở nhỏ Nguyễn Nhật Ánh theo học tại các trường Tiểu La, Trần Cao Vân, Phan Chu Trinh. Năm 1973 Nguyễn Nhật Ánh chuyển vào sống tại Sài Gịn để theo học ngành sư phạm. Ơng từng đi thanh niên xung phong, từng dạy văn tại trường Trung học cơ sở Bình Tây (Quận 6) từ 1983 đến 1985. Từ 1973 ông lần lượt viết kịch bản sân khấu, phụ trách mục tiểu phẩm, phụ trách trang thiếu nhi và hiện nay là bình luận viên thể thao trên báo Sài Gịn Giải phóng chủ nhật với nhiều bút danh như Anh Bồ Câu, Đơng Phương Sắc, Sóc Phương Đơng, Chu Đình Ngạn… Tuổi ấu thơ Nguyễn Nhật Ánh gắn bó với gia đình, làng xóm, q hương và chính nơi ấy đã ni dưỡng tâm hồn của một nhà văn mà mỗi khi hồi tưởng lại nó như là một cuốn phim khơng có điểm dừng. Chính q hương đã cho ông một tình u, một nỗi niềm ln khắc khoải, một nỗi niềm bồn chồn day dứt không bao giờ nguôi, không bao giờ dập tắt trong ông. Nó cứ trở đi trở lại ln thấp thống trong sáng tác của ông. Miền thơ ấu gắn với quê hương tuy ngắn ngủi nhưng luôn tồn tại một nỗi nhớ vẹn ngun và rực rỡ. Chính vì vậy mà những kí ức về miền thơ ấu ấy cứ ẩn khuất trong tác phẩm của nhà văn như hồi tưởng lại tuổi thơ của chính mình và ơng viết như một sự giãi bày, một sự sẻ chia. Từ những kỉ niệm về một tuổi thơ rất phong phú, với lòng yêu quê hương đất Quảng của một cậu học trị tinh ý, giàu tình cảm, Nguyễn Nhật Ánh đã tạo nên một chất

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

xúc tác, là một nguồn cảm hứng dạt dào làm nên cái tính hợp trẻ con và một cây bút gắn bó với trẻ con của ông. Bởi vậy khi đi vào văn chương cái đích ơng muốn hướng tới đó là viết cho thiếu nhi, ông nhận thấy mảng đề tài này hợp với cái chất của mình.

Nguyễn Nhật Ánh luôn khẳng định có “một đứa trẻ con” vơ hình đang tồn tại trong ơng dù đã bước sang tuổi ngũ tuần. Chính cái “đứa trẻ con” lúc nào cũng ở trong người ông, thôi thúc ông, không cần phải nuôi dưỡng nhưng nó vẫn khơng phai nhạt đi, khơng mất đi mỗi khi ông sáng tác. Nguyễn Nhật Ánh là một con người có trách nhiệm và ln chun tâm với cơng việc viết văn của mình. Để có một vốn kiến thức của mình về thế giới trẻ con, nhà văn khơng ngừng nỗ lực, tìm tịi, nghiên cứu các tài liệu, sách báo kể cả sách tâm lí và tham gia các buổi học để hiểu, để nắm bắt được những tâm tư tình cảm, những sự kiện trong lớp và trị chuyện với chính con gái của mình cũng chính là người bạn đọc ln theo sát ông. Nếu như sống trong những năm tháng gian khổ thanh niên xung phong thì những ngày tháng được đứng lớp dạy học là cơ hội để ông tiếp xúc và sống trong môi trường với bao điều trong sáng, hồn nhiên, thánh thiện của tuổi học trò. Tuy cơng việc dạy học chỉ có hai năm nhưng những kiến thức kỹ năng nghề nghiệp sư phạm cùng với kinh nghiệm thực tế đã giúp cho nhà văn hiểu và gần gũi hơn với học trò. Đọc những tác phẩm của ông, người đọc như cảm thấy đó là một cuốn bách khoa về mái trường. Ngồi ra, ơng cịn từng là một cán bộ Đồn năng nổ nhiệt tình trong các hoạt động phong trào về văn nghệ của thiếu nhi, các trang viết của ông như một cuộc trải nghiệm của chính mình, của một người trong cuộc. Chính tuổi thơ, tính cách, cùng với niềm tâm huyết và những trải nghiệm nghề nghiệp của mình. Nguyễn Nhật Ánh xứng đáng là một nhà văn để lại một ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc văn học thiếu nhi đương đại Việt Nam.

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

<i><b>1.2.2.2. Sự nghiệp sáng tác </b></i>

<b> Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn viết cho thiếu nhi có nhiều đầu sách nhất </b>

tại Việt Nam. Khơng chỉ nhiều về số lượng, tác phẩm của nhà văn còn nhận được nhiều giải thưởng cao quý và đặc biệt là sự đón đọc đơng đảo của nhiều bạn đọc trong và ngồi nước. Năm 1995, ơng được bầu chọn là nhà văn được yêu thích nhất trong hai mươi năm qua cuộc trưng cầu ý kiến bạn đọc về các gương mặt trẻ tiêu biểu trên mọi lĩnh vực của Thành Đồn thành phố Hồ Chí Minh và báo Tuổi trẻ.

Trong khoảng hơn mười lăm năm qua, Nguyễn Nhật Ánh đã có trên 40

<i>tập truyện viết cho thiếu nhi. Những tác phẩm viết cho thiếu nhi như: Trước </i>

<i>vòng chung kết do Nhà xuất bản Măng Non in năm 1984, Chú bé rắc rối do </i>

<i>Nhà xuất bản Trẻ in năm 1989, Cú phạt đền do Nhà xuất bản Kim Đồng in năm 1985, Nữ sinh do Nhà xuất bản Trẻ in năm 1989, Phòng trọ ba người do Nhà xuất bản Trẻ in năm 1990, Mắt biếc do Nhà xuất bản Mũi Cà Mau in năm 1990, Cô gái đến từ hôm qua do Nhà xuất bản Trẻ in năm 1989, Bồ câu </i>

<i>không đưa thư do Nhà xuất bản Trẻ in năm 1993, Những cô em gái do Nhà </i>

<i>xuất bản Trẻ in năm 2000, Kính vạn hoa – bộ truyện dài 45 tập do Nhà xuất bản Kim Đồng in từ năm 1995 đến 2002, Chuyện xứ Lang Biang – bộ truyện </i>

dài 4 tập do Nhà xuất bản Kim Đồng in từ năm 2004 đến năm 2005…

Ngoài ra, Nguyễn Nhật Ánh còn viết tạp văn, truyện ngắn và thơ:

<i>Thành phố Tháng tư do Nhà xuất bản Tác phẩm mới in năm 1984, Truyện cổ tích dành cho người lớn do Nhà xuất bản Trẻ in năm 1987, Còn chút gì để nhớ do Nhà xuất bản Trẻ in năm 1988, Hạ Đỏ do Nhà xuất bản Trẻ in năm </i>

<i>1991, Lễ hội của đêm đen do Nhà xuất bản Trẻ in năm 1994, Tứ tuyệt cho </i>

<i>nàng do Nhà xuất bản Trẻ in năm 1994, Buổi chiều Windows do Nhà xuất bản </i>

<i>Trẻ in năm 1995, Quán Gò đi lên do Nhà xuất bản Trẻ in năm 2000, Người </i>

<i>Quảng đi ăn mì Quảng do Nhà xuất bản Trẻ in năm 2005… </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

Trong các cuốn truyện của ông, nhân vật chính thường là nhân vật xưng “tôi” – là một anh chàng đa sầu, đa cảm, quậy phá, học kém. Nguyễn Nhật Ánh như đang khai thác chính những kỉ niệm tuổi học trị của mình thuở ngày xưa để viết lên những trang văn trữ tình đầy chất thơ và cũng rất hóm hỉnh. Nhà văn cũng nắm bắt những trạng thái tâm lý của lứa tuổi đang tập tành làm người lớn với những rung động đầy bất thường đơi khi cũng rất khó hiểu. Cũng có khi là dòng hồi tưởng, suy tư đầy chất trữ tình và nuối tiếc về

<i>một quá khứ xa xăm trong Mắt biếc, hay những trang miêu tả tâm lý yêu đương đến mất trọng lượng như trong Những cô em gái… Đôi khi lại là </i>

những đứa học trò nghịch ngợm, phá phách nhưng lại rất là tình cảm trong

<i>Thằng quỷ nhỏ hay là tình bạn ngây ngơ gắn bó thân thiết với nhau nhưng </i>

<i>tính cách mỗi người mỗi khác như trong Nữ sinh… </i>

Nếu như viết cho tuổi mới lớn là những rung động đầu đời thì khi viết cho tuổi cấp hai, Nguyễn Nhật Ánh lại đi vào khai thác chủ đề chính là trường lớp, bài vở, mối quan hệ với thầy cô, mọi người xung quanh và đặc biệt là

<i>tình bạn. Trong 45 tập của Kính vạn hoa đều xoay quanh câu chuyện của bộ </i>

ba Quý ròm – Tiểu Long – nhỏ Hạnh trong tập thể lớp 8A4 trường Tự Do nhưng không hề nhàm chán và lặp nội dung từng tập. Bởi chất đặc biệt trong cách viết của tác giả đó là sự hóm hỉnh, hài hước mà khi người ta đọc khơng hề có cảm giác nhàm hay khó chịu.

Bên cạnh đó, Nguyễn Nhật Ánh cịn có một số truyện viết cho lứa tuổi nhi đồng tuy là không nhiều. Trong khoảng thời gian ấp ủ một năm từ 1997 – 1998, Nguyễn Nhật Ánh cho ra đời bộ truyện tranh nhiều tập Bim và những

<i>truyện kì thú với sự cộng tác của họa sĩ Mai Rừng. Đặc biệt tác phẩm Cho tôi </i>

<i>xin một vé đi tuổi thơ được xuất bản năm 2008 là tác phẩm mới nhất của nhà </i>

văn Nguyễn Nhật Ánh. Ở tác phẩm này lối viết của ông khác với những tác phẩm trước đây của ơng. Trang văn dí dỏm về hồi ức tuổi thơ, có nhiều đoạn

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

tác giả sử dụng hình thức tạp bức để trình bày cảm nhận của một người lớn

<i>tuổi khi ngẫm nghĩ về thời thơ ấu. Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ là một chiếc </i>

vé trên chuyến tàu trở về tuổi thơ với những điều kì diệu và bí mật của tâm hồn. Tác phẩm là một bài học thú vị về tuổi thơ và người lớn. Nó như lột tả được hết những mặt phức tạp giữa trẻ con và người lớn. Dù là viết cho lứa tuổi nào đi chăng nữa, thì mọi tác phẩm của ông đều được người đọc đón nhận một cách nhiệt tình ẩn chứa nhiều bài học về giáo dục, về cuộc sống, hướng con người đến cái chân – thiện – mỹ.

Giáo sư Lê Huy Bắc đánh giá tính triết lý trong văn chương Nguyễn Nhật Ánh không quá nặng nề mà thể hiện gần gũi ngay ở từng trang viết, giúp định hướng con người khi bước qua tuổi thơ. Nguyễn Nhật Ánh đã viết cho trẻ thơ bằng cách nhìn của người lớn, Nguyễn Nhật Ánh đã ví nhà văn như những người lái xe thức đêm, viết hết cuốn sách này đến cuốn sách khác chứ khơng có thời gian nhìn lại. Hóm hỉnh và sâu sắc, trữ tình, duyên dáng và bất ngờ. Truyện kể của Nguyễn Nhật Ánh luôn luôn gần gũi như truyện cổ tích, như ước mơ của tuổi thơ mà lại mang tính hấp dẫn, hiện đại. Ơng là một hiện tượng của văn học thiếu nhi Việt Nam, tạo ra một phong cách viết riêng và một thế hệ độc giả cho riêng mình.

<b>1.2.2. Bức tranh đời sống trong một số tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh </b>

<i><b>1.2.2.1. Bức tranh trường lớp </b></i>

Trong thế giới nhân vật của một số tác phẩm Nguyễn Nhật Ánh, đối tượng được thể hiện chủ yếu là những cô cậu học trị. Tất cả những gì nói về tuổi thơ cũng bước vào trang sách của Nguyễn Nhật Ánh như những gì vốn có của nó. Nhân vật mà đối tượng chính là lứa tuổi học trị của ơng thường được khám phá dưới nhiều góc độ, nhiều tâm tư tình cảm bằng chính cái nhìn của một đứa trẻ tồn tại vơ hình trong con người ơng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

<i> Ba tác phẩm Nữ sinh, Thằng quỷ nhỏ, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ – </i>

có một đặc điểm chung là đều viết về đề tài tuổi thơ thời học sinh, để khi gấp những trang sách lại ta thấy lòng cứ bồi hồi, xao xuyến khi được trở về với chính tuổi thơ của mình ngày ấy. Khi đọc xong, người đọc vẫn cảm thấy đâu đó phảng phất như đang sống lại với miền kí ức xưa đầy ngộ nghĩnh vui tươi. Có thể thấy, Nguyễn Nhật Ánh đã xây dựng một chân dung của những cuốn sách là cả một thời trẻ thơ hiện về với hiện tại. Nguyễn Nhật Ánh đã vẽ nên bức tranh về trường lớp thật sống động, nơi hội tụ của những gì trong sáng, đẹp đẽ nhất của tuổi học trị. Bức tranh về ngơi trường mà Nguyễn Nhật Ánh vẽ ra náo động, sơi nổi. Một số thì tụ tập chơi các trị chơi, một số thì ngồi

<i>trên ghế đá trò chuyện. Tác phẩm Nữ sinh mở ra một không gian trường lớp </i>

rất gần gũi và thân thiện, đó là sự hồn nhiên, ngây thơ và ngộ nghĩnh. Các hoạt động diễn ra trong trường rất thân quen, mặc dù các hoạt động trong trường vẫn diễn ra giống nhau qua từng ngày nhưng không hề nhàm chán mà ngược lại rất vui nhộn, hài hước qua cách nói chuyện của đám học trị. Hình ảnh các em học sinh vui cười vơ tư thoải mái, chính hình ảnh đó đã làm cho người đọc như trở về với lứa tuổi học trị của mình. Trong bộ trang phục áo sơ mi trắng quần tây của các bạn nam và hình ảnh chiếc áo dài của các bạn nữ trông rất dễ thương và tinh khôi. Những hoạt động trực nhật lớp, lau bảng, rồi đến các buổi diễn văn nghệ đều rất là thú vị.

Nguyễn Nhật Ánh đã nắm bắt rõ vấn đề đó để tơ thêm cho bức tranh trường lớp có vẻ nhộn nhịp, rộn ràng hơn. Nó giống với các hoạt động trong hiện thực mà thời buổi bây giờ học sinh đi học vẫn tham gia. Những bài giảng của thầy cơ, cách trị chuyện giữa thầy và trị gần gũi, thân thương. Hình ảnh những chiếc xe đạp, hình ảnh chiếc ghế đá, cây bàng, cây phượng là tri kỉ gắn với ngôi trường từ xưa tới nay. Cuộc gặp gỡ không hề mong muốn giữa thầy

<i>và ba cơ học trị hay nghịch đùa : “Khi vừa xuất hiện trước sân trường anh đã </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

<i>trơng thấy ba cơ học trị của anh. Và họ cũng ngay lập tức nhận ra anh và anh nhận ra vẻ kinh ngạc sững sờ hiện rõ trên khuôn mặt từng người. Anh vội mỉm cười với các cơ gái, cố tạo ra một dáng vẻ bình thường nhưng sự cố gắng của anh hình như không đạt được kết quả. Ba cô gái đều cố tránh nhìn về phía anh họ ngó lơ chỗ khác, kể cả Xuyến cô lớp trưởng tinh quái và ngang ngạnh” [4; 132]. Bức tranh hằng ngày của một ngôi trường tiếp tục </i>

diễn ra bởi sự ồn ào, vui nhộn, tấp nập của đám học trị. Khơng khí bao giờ cũng thế, vẫn là tụ tập nói chuyện chơi đùa trêu ghẹo nhau nhưng không bao giờ có sự lặp lại buồn tẻ. Và ngơi trường vẫn là tâm điểm cho học trị thỏa thích thể hiện sự vơ tư của mình: “Sáng nay học sinh lục tục vào trường. Sau một ngày lễ rong chơi, không khí bao giờ cũng ồn ào, vui nhộn. Từng đám học sinh cứ xúm xít nhau và náo nức trị chuyện, bất chấp lời nhắc của ban giám hiệu vang lên từng chặp trên loa phóng thanh. Thời tiết ấm áp dễ chịu. Nắng tươi tắn, nhấp nháy trên những tán cây và những mái ngói. Nắng cũng đầy ắp sân trường. Sau lễ chào cờ, ban giám hiệu đi vào phần dặn dò thường lệ”. Một bức tranh rất quen thuộc, khiến cho người đọc luôn ám ảnh nhớ về những kỉ niệm thời đó, nhớ ngơi trường, từng cây bàng và cả buổi lễ chào cờ. Mở ra trước mắt mọi người như chan chứa một điều gì đó nuối tiếc. Một thời vơ nghĩ, chỉ biết đến giờ là đi học, đến giờ là ra chơi, ước ao được như vậy một lần nữa nhưng chẳng thể nào được.

Nguyễn Nhật Ánh tiếp tục tạo nên một bức tranh lớp học khác với nhiều điều thú vị, vui tươi ngay cả khi đọc tựa đề tác phẩm cũng đã biết được một

<i>phần nào đó tác phẩm đề cập đến. Tác phẩm Thằng quỷ nhỏ - là sự nghịch </i>

phá, trêu đùa của đám bạn với người mang biệt danh là thằng quỷ nhỏ, bởi nhân vật này mang một hình hài rất kì dị. tác giả đã xây dựng nên một câu chuyện rất lí thú khiến cho tất cả mọi người đều cảm thông, chia sẻ. Bức tranh ở đây tác giả nói đến vẫn là sự ồn ào trong không gian của một ngôi trường

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

trước giờ vào lớp và giờ ra chơi. Tâm điểm khiến mọi người chú ý đến là cậu học trò tên Quỳnh, bạn bè thường mang Quỳnh ra để chọc ghẹo, mà tuổi học trò lúc nào cũng vậy, vô tư chỉ biết là được vui cịn lại khơng nghĩ gì cả. Đầu tác phẩm vẫn là một trạng thái bình thường trước khi vào lớp của bao lớp, bao

<i>người : “Nga ngồi một mình trong lớp, hồi hộp đợi chuông reo. Chưa đến giờ </i>

<i>vào học, mọi người cịn ở cả bên ngồi, một số chơi trong sân, số khác tụ tập ngoài hành lang. Thỉnh thoảng một khn mặt thị vào cửa sổ, dòm dáo dác rồi biến mất sau khi ném một cái nhìn tị mị về chỗ Nga ngồi” [2;5]... Nga </i>

trong tác phẩm là một học sinh mới về trường, chứng kiến bao sự mới mẻ, khác lạ của một ngôi trường mới, hồi hộp trước bạn bè. Hình ảnh trước cảnh vào lớp náo động, kẻ ngồi người chơi đùa trông đáng yêu làm sao! Vẻ ngây ngô vẫn cứ hiện về. Mặc dù là ở trong truyện nhưng tác giả đã mô phỏng một bức tranh giống với hiện thực của cuộc sống ngồi đời ở các ngơi trường. Vẫn là sự đùa nghịch, cũng là giờ học, giờ ra chơi rất quen thuộc đâu đó bắt gặp những ánh mắt hiền hịa, vơ tư, trìu mến, vẫn là một tình bạn trong sáng khơng hề toan tính. Tuổi học trò là khoảng thời gian đẹp đẽ nhất và quý giá nhất của mỗi người. Trong tuổi thơ ln có một ngôi trường rộng lớn, một ngơi nhà khơng chỉ có ta mà cịn có cả thầy cơ giáo, bạn bè, kiến thức, tình cảm. Mái trường là nơi luôn sát cánh theo lứa tuổi học trò suốt một chặng đường dài. Chứa biết bao cảm xúc từ lần đầu bước vào trường cho đến việc chọn chỗ ngồi. Tất cả đều tốt lên một sự gắn bó về ngơi nhà thứ hai đó. Tác phẩm hiện lên hình ảnh xếp hàng vào lớp, nó như gợi được sự kỷ cương, ngăn nắp mà ngôi trường không được tác giả đặt tên trong tác phẩm được nói đến.

<i>Vẫn như thường lệ thì “chng reo, cả lớp xếp hàng. Nga bước ra khỏi lớp và </i>

<i>trước khi đứng vào hàng sau lưng Hạnh, nó khẽ đưa mắt nhìn qua đám con trai đang xếp hàng kế bên, kín đáo dò xem nhân vật nào là thằng quỷ nhỏ, nhưng nó khơng thể đốn định được” [2; 7]… Trong một trường học bao giờ </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

cũng thế, đặc biệt là trong lớp ln có một học sinh cá biệt trở thành tâm điểm chú ý của bao người, đối với các bạn khác thì đã quen nhưng Nga là một học sinh mới về trường nên rất tị mị muốn biết người có biệt danh là thằng quỷ nhỏ là ai? Ra sao? Hàng loạt câu hỏi đặt ra trong đầu Nga. Tuổi học trị khơng nghịch, khơng phá, khơng trêu đùa thì cịn đâu là tuổi học trò. Trong suy nghĩ của mỗi con người chúng ta tuổi học trị ln phải sống hồn nhiên, vơ tư, chỉ biết học cho có kiến thức và cũng là để thể hiện được cái cá tính của mình. Đùa nghịch cũng chỉ để vui, để tạo nên tiếng cười cho bạn bè hay chọc ghẹo để biết được độ giận giữ của bạn mình đến cỡ nào. Đa phần những trò nghịch thường là cố ý mà ra, đang đứng thì làm cho bản thân mất thăng bằng rồi giẫm lên chân người đứng sau một cú thật lực khiến đối phương kêu oai ối. Đâu đó bắt gặp hình ảnh cơ giáo chủ nhiệm trừng mắt ngó xuống nhưng cậu học trò tinh quái đã kịp lấy lại tư thế nghiêm trang và trông hiền như cục bột. Nhưng ẩn chứa bên trong đó là một tình bạn chân thành khơng toan tính, một tình bạn trong sáng ln ln chia sẻ, cảm thông mỗi khi người bạn ấy gặp chuyện buồn hay khó khăn. Mái trường là nơi gắn kết tình người với nhau, tình bạn hồn nhiên, đơn hậu. Tuy vẻ ngồi rất nghịch, gặp đâu trêu đó nhưng mỗi khi đối phương có chuyện là sẵn sàng chia sẻ bao buồn vui, giận hờn, hoặc là làm bia đỡ đạn cho người kia tha hồ hành hạ lại.

Hình ảnh cho sự náo động lại diễn ra trước trò đùa tinh quái của lớp:

<i>“ngày hôm sau, mọi việc lại diễn ra cũng từa tựa hôm trước, giống như một vở kịch được lặp lại. Thằng quỷ nhỏ vào lớp, kéo theo những trò đùa nghịch tai ác của đám bạn và những tiếng hò hét ồn ào và cuối cùng kết thúc bằng cảnh anh ngồi câm nín bên cạnh Nga” [2; 19]… Bao giờ cũng thế, chỉ có học </i>

trị mới nghĩ ra nhiều trị đến như vậy. Có như thế khơng khí lớp học mới vui tươi và náo động, không nhàm chán khiến cho ai ai cũng muốn đến lớp. Khơng đến lớp một ngày thì sẽ bỏ lỡ vì ngày hơm đó lớp có bao chuyện xảy

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

ra. “Nhất quỷ - nhì ma – thứ ba học trị”, chỉ có học trị mới dám nghĩ được những trò chơi ngỗ nghịch và cả đến thầy cô cũng bất ngờ. Đôi khi trong việc học lại không giỏi nhưng trong vấn đề nghịch ngợm lại là số một. Một bức tranh toàn mỹ về mái trường, thầy cô, bạn bè cả những sự nô đùa của học trị, tuy khơng nói nhiều đến hình ảnh tri kỉ của trường như ghế đá, sân trường, cây bàng – đây là người bạn thân gắn bó của trường nhưng khi đọc tác phẩm thì chắc hẳn ai cũng sẽ liên tưởng đến những hình ảnh đó. Bởi ngơi trường khơng chỉ có sự náo động của học trị, mà những hình ảnh trên sân trường đó sẽ giúp cho học sinh trở về với cảm giác bình yên sau những giờ học căng thẳng. Ở đâu cũng vậy, bức tranh về thầy cô, mái trường luôn hiện hữu trong tâm trí của mỗi người, dù cho năm tháng có dài bao nhiêu đi chăng nữa thì

<i>ngơi trường vẫn là nơi không thể nào quên. Bức tranh trường lớp trong Thằng </i>

<i>quỷ nhỏ dường như lột tả được hết những ý nghĩa đó, náo động, nhộn nhịp </i>

<i>hơn trong Nữ sinh. Hai tác phẩm đều chứa một tình bạn gắn bó dù có thế nào </i>

đi chăng nữa thì nó vẫn ln đẹp, ln tự hào về tình bạn của mình. Bức tranh gợi lên sự thân thiện, đầy ắp tiếng cười, nó như là nhựa sống, là nguồn cảm hứng, in đậm trong ký ức của tuổi học trò.

<i> Tiếp tục với bức tranh đó, Cho tơi xin một vé đi tuổi thơ – Nguyễn </i>

Nhật Ánh đã tạo nên một sự khác biệt hơn, nó chỉ gợi mở về hình ảnh một mái trường đầy ắp áp lực, mỗi buổi đi học là một cuộc chạy đua vì ln ngủ dậy muộn. Đến với lớp học thì ln ngồi ở bàn cuối, vì ngồi ở đó được tha hồ nói chuyện tán gẫu, chọc ghẹo đủ thứ trò nghịch ngợm. Đó là một hình ảnh lúc nào cũng có trong lớp học, và được thầy cô chú ý nhiều nhất đến bởi luôn

<i>gây phiền hà đến giờ dạy của giáo viên, “ngày nào cũng như ngày nào, tôi </i>

<i>ngồi đó, vừa xầm xì trị chuyện vừa cựa quậy lung tung và mong ngóng tiếng chng ra chơi đến chết được” [3;15]… Mỗi một tác phẩm là mỗi bức tranh, </i>

ở đó nó chứa đựng rất nhiều những cung bậc cảm xúc: bồi hồi, chờ đợi, mong

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

ngóng điều gì đó. Tác phẩm mở đầu bằng các nhận xét về cuộc đời của nhân vật chính là Mùi. Dù mới lên tám tuổi nhưng cậu ta nghĩ: “cuộc sống thật là buồn chán và tẻ nhạt”. Đến việc đi học đối với cậu ấy cũng là một chuyện rất là khó khăn. Ngủ thì ln ln dậy trễ mặc cho mẹ cậu cứ kêu rếu dậy đi học, rồi đi học thì không lúc nào được đi một cách thảnh thơi mà mỗi lần đến trường là những lần chạy hì hục vì bị trễ giờ học. Vào lớp thì chọn cho mình một vị trí ở cuối lớp để tiện cho việc nói chuyện, ln mong ngóng đến giờ

<i>chuông reo để được về nhà – “trên lớp, tôi ln ngồi ở bàn chót. Ngồi bàn </i>

<i>chót thì tha hồ tán gẫu, cãi cọ, cấu véo hay giở đủ trị nghịch ngợm mà khơng sợ bị cơ giáo phát hiện, nhưng điều hấp dẫn nhất ở vị trí tăm tối đó là ít khi bị kêu lên bảng trả bài” [3; 15]… Với những lời triết lý suông để biện minh cho </i>

sự lười biếng, nhát học khi đến lớp. Với cu Mùi thì việc đến lớp là đi cho có và cho biết mình đã đi học. Nhưng trong lớp học ln ln bao giờ cũng có một thành viên cá biệt và có một đặc tính là rất hài, vui, nghịch, và đơi khi là sự khó chịu với người khác đặc biệt là giáo viên. Sự lười biếng đó dần dần trở nên thói quen đến lớp cho có rồi trông đến giờ ra chơi để được thoải mái không phải bị tra tấn đầu óc nữa. Với những câu nói hài hước của cu Mùi khi đến trường ngồi học là “mài đũng quần trên ghế nhà trường”, chẳng thích học một mơn nào cả từ giờ tốn, tập viết cho đến giờ tập đọc, chính tả, cậu chỉ thích mỗi giờ ra chơi là một điều tuyệt vời nhất đối với Mùi. Bức tranh từ đầu đến cuối là hình ảnh của cậu Mùi từ việc ngồi học cho đến giờ ra chơi, cùng lũ bạn sử dụng những khoảnh khắc tự do hiếm hoi đó vào việc đá bóng, bắn bi, thường xun nhất là trị rượt đuổi đánh nhau vật vã xuống đất cho đến khi khơng cịn nhận ra là một học sinh tức là tay bị trầy xướt, mắt thì bầm tím và chân đi cà nhắc, quần áo thì lấm lem. Cơng việc đến trường của Mùi chỉ có vậy thơi. Đến lớp hằng ngày là một áp lực nhưng cũng là một thú vui đối với cậu. Sau những giờ được núp sau lũ bạn để nói chuyện thì việc nghịch ngợm

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

khi đến lớp với cậu lại là việc thường xuyên hơn. Trong trang văn của Nguyễn Nhật Ánh thì hầu như cũng có nhân vật cá biệt, ln tạo sự chú ý đối với người khác, và chắc hẳn sau khi rời khỏi trường thì thầy cơ ln có một ấn tượng đối với những nhân vật ấy. Mùi đi học về thì lúc nào cũng là khn mặt lo lắng của mẹ và khuôn mặt hầm hầm của ba, bởi vì Mùi đi học rất nghịch nên mỗi khi về nhà thân mình lúc nào cũng trầy xướt. Mỗi lần đến giờ học bài của Mùi như một đòn tra tấn, khi muốn kết thúc việc học bài là phải có sự kiểm tra của ba cậu. Cảm nhận của Mùi là cuộc sống rất đơn giản là sự lặp đi, lặp lại rất đơn điệu. Bởi lẽ cu Mùi đã có thể làm cho bức tranh có thêm những nụ cười trước sự hồn nhiên và những trò nghịch ngợm. Đây là một thiên đường lồng lộng tiếng cười của trẻ thơ, cả cách hài hước, châm biếm về những đổi thay và sự khác biệt giữa thế giới trẻ con và người lớn. Với trẻ con chỉ có óc tưởng tượng, thích cái trị đặt lại tên thế giới. Đó là cách cảm nhận về thế giới qua trí tưởng tượng của cu Mùi. Cho dù thế nào thì trẻ con lúc nào cũng ngây ngơ, đáng u nhất. Nó có thể nói biết bao chuyện trên trời dưới đất nhưng trong tâm trí lúc nào cũng trong sáng và hồn nhiên. Mùi trong tác

<i>phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ là hiện thân rõ nhất, tiêu biểu nhất cho lứa </i>

tuổi trẻ thơ. Luôn làm những việc trái với suy nghĩ của người lớn nhưng trong đó có một phần triết lý, có một phần ngộ nghĩnh dễ thương. Tiêu biểu cho lớp tuổi thiếu nhi vơ tư hồn nhiên. Đó là một khoảng trời đẹp nhất và thoải mái nhất trong cuộc đời của mỗi con người.

<i><b>1.2.2.2. Bức tranh gia đình </b></i>

Với tài năng quan sát tinh tế, nhà văn đã tạo nên một vùng thẩm mỹ - thế giới thật sự của thiếu nhi trong những tác phẩm của ơng. Đó là gia đình, ngồi cái bức tranh sinh động đầy nét đáng yêu của các cơ cậu học trị khi đến trường. Thì với cảnh bức tranh gia đình thì ít khi được như vậy, mỗi gia đình của từng bạn đều có một nét riêng không nhà nào giống nhà nào. Vui vẻ có,

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

cực nhọc, hay hồn cảnh của từng gia đình rất khác. Đến trường các em có một khơng gian chung đó là học tập, vui chơi. Cịn khi trở về với gia đình thì nó sẽ khác, có khi các em được sống trong một gia đình êm ấm đầy đủ, sung túc nhưng bên cạnh đó thì gia đình một số bạn cũng rất hồn cảnh. Chính vì vậy khi trở về với bức tranh của gia đình là các em đã trở về với hiện thực của cuộc sống. Ở đây, các em khơng cịn vơ tư như khi ở trường nữa mà trở thành một thành viên có khi cịn được gọi là chủ chốt trong gia đình, một người đi làm thuê để phụ giúp gia đình. Và khi đến trường có thể những cơ cậu học trị này học không giỏi, hay nghịch phá nhưng khi về với gia đình họ là một người con ngoan, biết làm việc nhà giúp ba mẹ. Có thể nói hồn cảnh là cái để chi phối con người, ở mơi trường này thì sẽ là một con người khác nhưng khi sống trong một mơi trường khác thì nó cũng sẽ thay đổi theo.

Có thể nói, Nguyễn Nhật Ánh đã rất tài tình khi đã bám sát những khía cạnh của cuộc sống. Và chọn cho mình được nhân vật sẽ xuất hiện trong truyện của mình, cũng có thể ở đó chính là khoảng trời tuổi thơ của nhà văn đã tái hiện lại, hoặc khi là những tiếp xúc của mình với học sinh, nắm bắt được tâm lý vì Nguyễn Nhật Ánh đã từng là một nhà giáo. Bức tranh hiện thực của cuộc sống nó ln soi rọi rõ từng khía cạnh của nhân vật: vui, buồn, cơ đơn hay có những hồn cảnh khiến cho mọi người ai cũng đồng cảm cho nhân vật. Mỗi tác phẩm là những vấn đề Nguyễn Nhật Ánh đặt ra để cho nhân vật của mình đối diện, xoay sở, thích nghi với chúng. Từ đó, để người đọc biết và hình dung đằng sau cái bức tranh ngộ nghĩnh đáng yêu của lứa tuổi học trò vẫn có một cái gì đó gọi là chia sẻ, giúp đỡ cơng việc trong gia đình mình.

<i> Đến với Thằng quỷ nhỏ, tác giả dường như đã hóa thân vào đúng trong </i>

một cái tình cảnh đáng thương của gia đình một nhân vật – đó là Quỳnh. Tới trường tới lớp thì nghịch ngợm đủ trị, rồi bạn bè khơng ngớt lời trêu ghẹo,

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

chọc phá chắc hẳn ai cũng nghĩ là cậu Quỳnh ấy luôn luôn nghịch ngay cả lúc ở nhà và khi đến trường. Thế nhưng khơng phải như vậy, ở trường thì cậu ấy hịa nhập với mơi trường đó khơng tỏ ra thái độ gì, nhưng khi về nhà cậu là

<i>một con người khác, vâng lời mẹ và giúp đỡ mẹ việc gia đình – “nhà Quỳnh ở </i>

<i>cuối một con hẻm rải đá. Sau nhà là một con lạch nhỏ, rau muống bị kín mặt nước. Nhà Quỳnh nhỏ, vách rán, mái tôn” [2; 171]… Chỉ vài nét miêu tả như </i>

vậy thì có thể nhận thấy rằng nhà Quỳnh cũng khơng mấy sung túc lắm, bình thường, giản dị, mộc mạc. Ở nhà, Quỳnh là một cậu bé rất được nhiều người yêu mến, chẳng hạn như thằng Ngoạn em của Nga – bạn học cùng lớp với Quỳnh hay sang chơi, trò chuyện với cậu ấy. Rồi mấy đứa nhỏ trong xóm Quỳnh, thấy Quỳnh đi học về là chạy sang chơi nhờ Quỳnh làm cái này cái nọ: đứa thì nhờ khâu túi xách, sửa búp bê, sửa xe, giày… Nói chung làm rất nhiều, mỗi khi mấy đứa nhỏ trong xóm nhờ việc gì thì Quỳnh giúp liền. Mẹ Quỳnh thì bán thuốc lá lẻ tại nhà, cịn Quỳnh ngồi chuyện đi học ra Quỳnh cịn làm việc phụ giúp mẹ đó là đạp xe ba gác. Gia đình Quỳnh cũng thuộc vào hồn cảnh, Quỳnh đi làm để kiếm thêm tiền trang trải việc học và mua

<i>những vật dụng khi cần mà không cần phải xin tiền của mẹ: “trong những </i>

<i>buổi chiều trong tuần, anh Quỳnh chỉ ở nhà có hai ngày. Những ngày còn lại, hễ ăn cơm trưa xong là anh chạy qua nhà ông chú để…đi làm” [2; 184]… </i>

Đến trường Quỳnh không ngớt những lời bàn tán, trêu ghẹo, chọc phá, anh làm trò này trò kia cho các bạn trong lớp xem, bên cạnh đó có một sự kì thị nào đó từ các bạn của mình. Đơi lúc Quỳnh ngồi im lặng một mình vu vơ suy nghĩ về những chuyện đó, nhưng khi về nhà lại được rất nhiều người yêu quý, đặc biệt là bọn trẻ con trong xóm, cứ hễ thấy anh Quỳnh về là tụi nó chạy tới chơi. Từ đó, ta có thể cảm nhận được rằng, dù con người sống trong hoàn cảnh nào cũng sẽ bị mơi trường ở đó tác động. Quỳnh ở nhà là một đứa con ngoan biết đỡ đần giúp mẹ, cậu có một người mẹ hiền hậu, dễ mến, hiếu

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

khách, mỗi khi bạn của Quỳnh tới nhà chơi bà rất vui vì con mình có được những người bạn thân. Rõ ràng, ta có thể hiểu được khơng nên đánh giá con người qua vẻ bề ngoài mà ta phải tiếp xúc, trị chuyện, chơi với nhau thì mới biết được con người thật của từng người là như thế nào? Nguyễn Nhật Ánh luôn là một người am hiểu rất sâu rộng về thế giới con người. Tác phẩm của ơng soi rọi nhiều chiều, dù đó là học trị hay người lớn. Ở đó có một sự đồng cảm sâu sắc đối với hoàn cảnh của mỗi người. Như nhân vật Quỳnh với vẻ bề ngoài hơi khác thường có sự kì thị của bạn bè nhưng cậu ấy vẫn lạc quan, mình vẫn là mình. Với bức tranh khơng gian mơ tả gia đình nhà Quỳnh người đọc có thể hiểu được anh là một người trìu mến, khơng so đo tính tốn. Bức tranh hiện thực gia đình xoay quanh nhân vật chính cũng như hồn cảnh Quỳnh phải gánh lấy khi gia đình gặp biến cố trong truyện gây bao xúc động cho mọi người. Cuộc sống của gia đình nó chi phối nhận thức của con người. Nó là một khía cạnh phản ánh rất rõ tính cách con người. Nếu đặt nhân vật chính trong một gia đình có hồn cảnh khá giả hơn thì tính cách ấy sẽ khác đi. Và đó là một thế giới thách thức tình người, sự quan tâm, sẻ chia. Hình ảnh nhân vật Quỳnh, phải chăng là hình bóng thấp thống của tác giả ở trong đó. Một câu chuyện tuy bình thường nhưng khơng phải bình thường. Với những chương cuối truyện, tác giả như đặt ra một sự trái ngược với mở đầu tác phẩm. Không ồn ào náo nhiệt, khơng cịn những trị quậy phá nữa. Mà giờ đây tác giả đã đi sâu thâm nhập vào chính hồn cảnh gia đình của nhân vật. Và dường như tác giả muốn nói thế giới con người tuy bao la rộng lớn nhưng con người có mỗi số phận khác nhau, không ai giống cả.

<i> Đến với Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, một hình ảnh khác lại hiện lên </i>

bức tranh được kể lại với ngôi thứ nhất, nhân vật xưng “tơi”. Nó khơng cịn là

<i>sự trầm tư của gia đình Quỳnh trong Thằng quỷ nhỏ mà là một gia đình với </i>

nhiều vẻ trái ngược nhau. Người lớn suy nghĩ theo cách của người lớn, còn trẻ

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

con suy nghĩ theo cách của trẻ con, lúc nào cũng cho rằng người lớn sao kì lạ, khơng hợp với ý mình, lười đi học mà người lớn lại bắt phải đi học, về việc ăn

<i>uống cũng theo cách của người lớn “ mẹ tôi luôn quan tâm đến sức khỏe và </i>

<i>cụ thể hóa mối quan tâm của mình bằng cách bắt tơi (và cả nhà) ăn những món ăn có nhiều chất dinh dưỡng trong khi tơi chỉ khối xực những món mà bà cho rằng chẳng bổ béo gì, như mì gói chẳng hạn” [3; 11]… Sống trong </i>

một gia đình êm ấm, sự dịu dàng của mẹ và tính nghiêm khắc của ba. Có thể nói cậu bé này rất hạnh phúc khi được sống trong một gia đình như thế. Nhưng cha mẹ sinh con, trời sinh tính. Với cái tính bướng bỉnh thích làm gì là làm ít khi quan tâm đến ba mẹ, mỗi khi làm theo lời ba mẹ thì cứ như rằng là

<i>đang bị gượng ép đặc biệt là giờ ngủ trưa và học bài: “ăn trưa xong thì tơi </i>

<i>làm gì vào thời gian tám tuổi? Đi ngủ trưa! Trên thế giới rộng lớn này, có lẽ có rất nhiều đứa nhóc trạc tuổi tơi đều bị các bậc phụ huynh cột chặt vào giấc ngủ trưa theo cái cách người ta cột bò vào cọc để chúng khỏi chạy lung tung” [3; 16]… Chỉ mới có tám tuổi mà cậu bé này đã có được suy nghĩ như </i>

thế, toàn là suy nghĩ theo hướng ngược lại với người lớn, cố chấp. Được ba, được mẹ quan tâm lo lắng chu đáo như thế mà cậu lại phớt lờ, chủ quan theo ý kiến của mình. Tâm lý của lứa tuổi này thật phức tạp, đôi khi người lớn không thể nào hiểu được. Tuy bướng bỉnh, nghịch ngợm nhưng may ra cậu này cịn có một người để sợ đó là ba, ba nói gì cậu cũng nghe lời theo không dám cãi mặc dù trong thâm tâm cậu không muốn làm theo. Ngay cả việc ngủ

<i>thì cũng đợi ba cậu phải nhắc: “Đừng cựa quậy! Cựa hồi thì sẽ khơng ngủ </i>

<i>được! Đừng mở mắt! Mở mắt hồi thì sẽ khơng ngủ được” [3; 20]… Tuổi thơ </i>

của mỗi người ln có một cái gì đó ấn tượng, để khi lớn lên nó sẽ theo mãi khơng bao giờ qn. Nhân vật chính trong truyện chắc hẳn cũng vậy, với một đứa con nít thì ít ai có được suy nghĩ như cậu. Cứ gặp bất cứ vấn đề gì thì cậu ln có những suy luận rất nực cười. Với ba mẹ cậu cũng có thể đáp trả theo

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

những suy luận vớ vẩn của cậu. Đến tuổi đi học đối với cậu là một nỗi ám

<i>ảnh, chỉ thích ngủ, thích chơi những trị mình thích. Cậu ln nghĩ: “khi tơi </i>

<i>thức dậy thì đường đời của tơi đã được vạch sẵn rồi. Tôi đi từ giường ngủ đến phòng tắm để rửa mặt rồi từ phòng tắm đi thẳng tới bàn học để làm một công việc chán ngắt là học bài hoặc làm bài tập” [3; 21]… </i>

Có thể nói, khơng gian gia đình là một bức tranh phản ánh những mặt tiêu cực và tích cực của mỗi con người. May mắn thì được sống trong một gia đình hạnh phúc có ba, có mẹ khơng lo lắng điều gì cả. Nhưng bên cạnh đó nó ln ẩn chứa một mặt khác đó là sự lười biếng, ỉ lại đối với gia đình mình. Cịn nếu rơi vào một gia đình có hồn cảnh thì có khi suy nghĩ của một đứa trẻ luôn giống như là người lớn, lo lắng đủ điều cho nhà mình. Cậu bé Mùi trong tác phẩm này rất là nghịch, ở trường cũng như ở nhà. Nhưng tính ra cậu cịn biết thái độ của người lớn mà nghe lời. Vốn luôn luôn bị sự nghiêm khắc của người cha, vì bản tính lười học nên ti vi đối với cậu chỉ là vật để trang trí, cậu khơng được đụng vào cho đến khi bài vở đã xong và được người cha kiểm tra lại. Tính cách của trẻ con ít khi mà ai đốn được nên người lớn sẽ không tài nào hiểu hết được. Họ chỉ ra lệnh và bắt trẻ con làm theo, cho nên nhiều lúc trẻ con cũng muốn làm người lớn để có thể biết hết được mọi suy nghĩ của nhau. Luôn cho rằng, người lớn lúc nào cũng phức tạp, khó hiểu mà lại có quyền, cịn trẻ con thì không. Trẻ con là kẻ phải phục tùng theo ý của người lớn không được cãi lời, không nghe lời thì sẽ bị đánh.

Gia đình là nơi ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành tính cách của con người, nó ln soi chiếu từ nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống, những vui buồn, vô tư hay là những lúc lo nghĩ. Hoàn cảnh đẩy đưa làm nên tính cách ấy, bên cạnh đó cịn phụ thuộc vào cách nhận thức của từng người. Thế giới con người là một thế giới phức tạp với đầy đủ dạng tính cách, kiểu con người cùng với đó là cách thích nghi của con người với mơi trường sống của

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

mình. Chính vì thế mà mỗi một nhà văn đều có một cái khí chất viết văn riêng, Nguyễn Nhật Ánh chuyên viết về thể loại truyện cho thiếu nhi, ông luôn mang đến cho mọi người một tấm vé để trở về tuổi thơ, gợi nhớ lại biết bao kỉ niệm đẹp. Để có được những trang viết thấm đẫm tính hài hước, triết lý trong cuộc sống cũng như từng kiểu tính cách của nhân vật. Chắc hẳn ơng là người thích tìm tịi khám phá tâm lý trẻ em. Gia đình là nơi để cho tuổi thơ trải qua, cu Mùi trong tác phẩm là một cậu bé tám tuổi, thì gia đình đối với cậu lúc bấy giờ chưa có gì là sâu sắc trong tâm trí của cậu, cậu chỉ xem đó là nơi cậu trú ngụ một cách bị giam lỏng, luôn bị ràng buộc bởi khn phép trong gia đình, lúc nào cũng gây khó chịu cho Mùi. Nhưng khi lớn lên thì cậu mới nhận ra hết giá trị đích thực của một gia đình là gì. Bây giờ cu Mùi chỉ cho cuộc sống đối với mình là vơ vị không mấy thoải mái cho lắm, cho cu Mùi chơi khơng cần phải đi học chắc là cậu khối chí và cho đây là cuộc đời đáng sống. Dù cho gia đình có nghiêm khắc nhưng cậu vẫn khơng hề biết ý chỉ biết nghĩ cho riêng mình, vì cậu chỉ mới tám tuổi chưa đủ chín chắn để nhìn nhận về sự việc và cảm nhận về cuộc sống. Nguyễn Nhật Ánh đã rất tài tình khi chính trong những tác phẩm của mình ơng đã phản ánh được những vẻ đẹp tính cách của con người đằng sau mỗi bức tranh. Khơng gian gia đình là nơi chứa đựng nhiều màu sắc nhất: hạnh phúc, cực khổ, vui buồn, cảm thông, chia sẻ, sự nghiêm khắc đối với con cái. Không nơi nào đẹp bằng gia đình, chỉ là từ cách nhìn nhận của con người mà ra. Thế giới nhân vật ẩn đằng sau mỗi bức tranh đó cho thấy được hồn cảnh mơi trường tác động nhiều đến

<i>tính cách của con người. Quỳnh trong Thằng quỷ nhỏ là một cậu bé chín chắn biết lo toan đủ điều, cịn cu Mùi trong Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ vẫn là cái </i>

vẻ vô tư hồn nhiên của một đứa trẻ con. Mỗi tác phẩm, Nguyễn Nhật Ánh đều có một cách thể hiện riêng, đặt nhân vật vào trong những tình huống khác nhau để mà giải quyết vấn đề. Có thể nói, nhân vật là trung tâm chủ đạo của

</div>

×