Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Chủ đề 8 môn Quản lý kinh tế: Các nguyên tắc trong quản lý tài chính công: Lý luận, liên hệ thực tiễn và khuyến nghị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.74 KB, 17 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<i><b>Chủ đề 8 môn Quản lý kinh tế: Các nguyên tắc trong quản lý tài chính </b></i>

<b>công: Lý luận, liên hệ thực tiễn và khuyến nghị.</b>

<b>BÀI LÀMI.PHẦN MỞ ĐẦU</b>

Tài chính cơng gắn liền với hoạt động của Nhà nước. Nó vừa là nguồn lựcđể Nhà nước thực hiện tốt chức năng của mình, vừa là cơng cụ để thực hiện cácdịch vụ công, chi phối, điều chỉnh các mặt hoạt động của đất nước. Trong tiếntrình đổi mới, thực hiện cải cách nền hành chính quốc gia, Đảng và Nhà nước tacoi đổi mới quản lý tài chính cơng là một trong những nội dung quan trọng hàngđầu. Nhận thức một cách đầy đủ, có hệ thống về tài chính cơng là địi hỏi bứcthiết trong công tác nghiên cứu, học tập cũng như hoạt động thực tiễn cho cán bộở mọi ngành, mọi cấp, đặc biệt là trong thời kỳ đẩy mạnh cải cách nền hànhchính hiện nay ở nước ta. Mặt khác trong giai đoạn hiện nay, khi mà nước tađang trong giai đoạn phát triển kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướngxã hội chủ nghĩa, cuộc cải cách cơ bản tài chính Nhà nước được thực hiện theohướng phải nhằm mục tiêu thúc đẩy sản xuất phát triển, đáp ứng những nhu cầuchi thường xuyên thật sự cần thiết, cấp bách; đảm bảo quản lý thống nhất nền tàichính quốc gia, giảm bội chi ngân sách, góp phần khống chế kiểm soát lạm phát.Xử lý đúng đắn các mối quan hệ như: tích luỹ và tiêu dùng; tài chính nhà nước,tài chính doanh nghiệp và tài chính dân cư, ngân sách trung ương và ngân sáchđịa phương; chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển, chi bảo đảm quốc phòngan ninh, huy động vốn trong nước và vốn nước ngoài, vay và trả nợ. Vì thế tàichính cơng là một lĩnh vực quan trọng đối với Nhà nước và việc quản lý nó địihỏi phải chính xác và khoa học. Tài chính cơng và quản lý tài chính cơng là vấnđề tương đối mới cả về nhận thức lý luận lẫn hoạt động thực tiễn ở nước ta, nênviệc tìm hiểu vấn đề tài sẽ có những khó khăn nhất định.

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

Bài thu hoạch trình bày nhằm làm rõ các ngun tắc trong quản lý tài chínhcơng, cũng như đánh giá thành tựu và hạn chế và đề xuất những giải pháp gópphần nâng cao hiệu quả quản lý nền tài chính cơng hiện nay.

<b>II. NỘI DUNG</b>

<b>1. Một số khái niệm về tài chính cơng và quản lý tài chính cơng.</b>

<i><b>1.1.Khái niệm về tài chính cơng.</b></i>

Tài chính công là tổng thể các hoạt động thu, chi bằng tiền do Nhà nướctiến hành, phản ảnh các mối quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình tạo lập vàsử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nước nhằm thực hiện các chức năng của Nhànước đối với xã hội.

<i><b>1.2. Khái niệm về quản lý tài chính cơng.</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

Quản lý tài chính cơng là q trình lập kế hoạch, tổ chức, điều hành vàkiểm soát các hoạt động thu và chi của Nhà nước nhằm thực hiện có hiệu quảcác chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

<i><b>1.3. Mục tiêu của quản lý tài chính cơng.</b></i>

Quản lý tài chính cơng có mục tiêu tổng quát là tạo ra sự cân đối và hiệuquả của tài chính cơng, tạo mơi trường thuận lợi cho sự ổn định và phát triểnkinh tế - xã hội nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu của chiến lược phát triểnđất nước trong từng thời kỳ. Để thực hiện mục tiêu tổng qt vừa nêu, quản lýtài chính cơng có các mục tiêu cụ thể sau:

<i>Thứ nhất, bảo đảm kỷ luật tài khóa tồng thể. Mục tiêu đảm bảo kỷ luật tài</i>

khóa tổng thể địi hỏi Nhà nước phải quản lý các nhu cầu chi tiêu có tính cạnhtranh nhau trong giới hạn nguồn lực tài chính cơng cho phép nhằm đảm bảo tínhbền vững của nợ cơng cũng như góp phần ổn định kinh tế vĩ mơ.

Mục tiêu đảm bảo kỷ luật tài khóa tổng thể địi hỏi phải xác định được giớihạn chi tiêu công tổng thể, đồng thời phải duy trì, giữ vững ổn định giới hạnnày. Chi tiêu công tổng thể phải được quyết định trước khi ra quyết định chi tiêutừng phần.

<i>Thứ hai, bảo đảm hiệu quả phân bổ và huy động nguồn lực tài chính. Mục</i>

tiêu này địi hỏi Nhà nước phải xác định được thứ tự ưu tiên trong phân bổ vàhuy động nguồn lực tài chính, đảm bảo phù hợp với các chiến lược và kế hoạchquốc gia, của các bộ ngành và địa phương. Nói cách khác, mục tiêu này địi hỏiNhà nước phải có chiến lược phân bổ, huy động nguồn lực tài chính hợp lý.

<i>Thứ ba, bảo đảm hiệu quả hoạt động. Mục tiêu này nhằm đảm bảo cung</i>

ứng được các hàng hóa và dịch vụ cơng với chất lượng mong muốn trong phạmvi ngân sách cho trước hoặc với chi phí thấp nhất.

<b>2. Nội dung quản lý tài chính cơng.</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Tài chính cơng là tổng thể các hoạt động thu, chi bằng tiền do Nhà nướctiến hành. Do đó, nội dung quản lý tài chính cơng bao gồm quản lý thu công vàquản lý chi công.

<i>Quản lỷ thu cơng là q trình lập kế hoạch, tổ chức, điều hành và kiểm soát</i>

các hoạt động thu của Nhà nước nhằm thực hiện có hiệu quả các chức năng,nhiệm vụ của Nhà nước.

Thu cơng là q trình Nhà nước huy động các nguồn lực tài chính để hìnhthành nên các quỹ tiền tệ công, được thực hiện thông qua các khoản thu nhưthuế, lệ phí, phí, bán tài sản nhà nước, các khoản đóng góp tự nguyện của các tổchức, cá nhân trong nước, các khoản viện trợ khơng hồn lại của chính phủ cácnước, các tổ chức, cá nhân ở ngồi nước cho chính phủ sở tại và chính quyền địaphương, các khoản vay nợ trong, ngoài nước và các khoản thu khác theo quyđịnh của pháp

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

luật. Vay nợ được thực hiện khi thu không đủ bù chi, thông qua các cơng cụ nhưtín phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, cơngtrái và các hình thức vay nợ khác. Quản lý thu không chỉ đảm bảo tập trungnguồn lực tài chính đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà nước mà cịn phải đảm bảokhuyến khích, thúc đẩy sản xuất phát triển, đảm bảo an ninh tài chính quốc giavà ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo công bằng xã hội. Do vậy, trong quản lý thucông, phải xác định đúng đắn cơ cấu các khoản thu, mức thu, hình thức thu, đảmbảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời cũng như mục đích, quy mơ và hình thức vaynợ... phù hợp với trình độ phát triển và bối cảnh cụ thể của nền kinh tế.

<i>Quản lý chi cơng là q trình lập kế hoạch, tổ chức, điều hành và kiểm soát</i>

các hoạt động chi tiêu của Nhà nước nhằm thực hiện có hiệu quả các chức năng,nhiệm vụ của Nhà nước.

Chi cơng là q trình Nhà nước sử dụng các nguồn lực tài chính đã đượctập trung vào các quỹ tiền tệ công nhằm thực hiện các nhiệm vụ của mình. Chicơng bao gồm các khoản chi chủ yếu sau: Chi đầu tư phát triển chi dự trữ quốcgia, chi duy trì hoạt động của bộ máy chính quyền nhà nước, chi trả nợ, chi việntrợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. Cũng như thu cơng, chicơng có tác động rất lớn đến sự ổn định kinh tế vĩ mô và tồn bộ q trình pháttriển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, chi cơng và thu cơng có mối quan hệ chặt chẽvới nhau, và ảnh hưởng quyết định đến sự cân đối thu, chi. Do vậy, trong quảnlý chi cơng, cần xác định đúng đắn và kiểm sốt chặt chẽ tổng mức chi tiêu, cơcấu các khoản chi, mức chi đối với từng khoản chi, đảm bảo sử dụng tiết kiệm,hiệu quả nguồn lực tài chính cơng.

Xét theo quy trình, quản lý tài chính cơng (quản lý thu, chi công) được thựchiện qua ba khâu chủ yếu sau:

<i>Lập kế hoạch tài chinh cơng: Lập kế hoạch tài chính công là quá trinh xác</i>

định và quyết định các mục tiêu, nhiệm vụ thu, chi, vay nợ của nhà nước chomột giai đoạn thời gian nhất định và các phương pháp, biện pháp thực hiện các

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

mục tiêu, nhiệm vụ đó. Đây là khâu khởi đầu, đồng thời là căn cứ để triển khaithực hiện các khâu khác trong quản lý tài chính cơng.

<i>Tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính cơng: Tổ chức thực hiện kế hoạch tài</i>

chính cơng là q trinh Nhà nước sử dụng tổng hợp các biện pháp hành chính,kinh tế và tâm lý - giáo dục nhằm biến các mục tiêu được quyết định trong kếhoạch tài chính cơng thành hiện thực.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<i>Kiểm toán và đánh giá việc thực hiện kế hoạch tài chinh công: Đây là khâu</i>

cuối cùng trong quy trình quản lý tài chính cơng nhằm tổng kết, đánh giá toàndiện việc thực hiện kế hoạch tài chính cơng, chỉ rõ những kết quả đạt được,những mặt hạn chế, yếu kém, nguyên nhân và trách nhiệm của các bên liênquan, đồng thời cung cấp thông tin cho việc ra các quyết định quản lý tài chínhcơng trong thời gian tiếp theo.

<b>3. Các ngun tắc quản lý tài chính cơng.</b>

Quản lý tài chính công được thực hiện theo các nguyên tắc cơ bản sau:

<i>Thứ nhất, nguyên tắc thống nhất, tập trung dân chủ. Đây là nguyên tắc</i>

hàng đầu trong quản lý tài chính cơng. Trước hết, nguyên tắc này đòi hỏi cáchoạt động tài chính cơng phải được thống nhất quản lý theo một quy định chungtrong tất cả các khâu của chu trình tài chính cơng, từ việc hình thành, phân bổ,sử dụng, kiểm tra, thanh tra, thanh toán, quyết toán đến xử lý các vướng mắctrong quá trình triển khai thực hiện. Tập trung dân chủ địi hỏi các quyết địnhthu, chi cơng phải được bàn bạc thực sự công khai, dân chủ. Việc thực hiện tốtnguyên tắc thống nhất, tập trung dân chủ trong quản lý tài chính cơng sẽ gópphần đảm bảo tính bình đẳng, cơng bằng, hợp lý, hiệu quả và lợi ích chung củacả cộng đồng, hạn chế những tiêu cực và rủi ro khi quyết định các khoản thu, chicông.

<i>Thứ hai, nguyên tắc công khai, minh bạch. Ngun tắc này địi hỏi đảm bảo</i>

cơng khai, minh bạch trong tất cả các khâu của chu trình tài chính cơng cũngnhư trong tồn bộ hoạt động quản lý tài chính cơng. Mọi thơng tin về tài chínhcơng và quản lý tài chính cơng phải được công khai, đảm bảo dễ hiểu, dễ tiếpcận và tin cậy. Thực hiện công khai, minh bạch trong quản lý tài chính cơng sẽtạo điều kiện cho cộng đồng giám sát, kiểm soát các quyết định thu, chi cơng,hạn chế tình trạng thất thốt, lãng phí và đảm bảo hiệu quả của tài chính cơng.

<i>Thứ ba, ngun tắc trách nhiệm giải trình. Theo đó, các tổ chức và cá nhân</i>

trong hoạt động tài chính cơng và quản lý tài chính cơng phải thực hiện trách

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

nhiệm giải trình (điều trần, chịu trách nhiệm về các hiệu quả và hậu quả liênquan), bao gồm:

- Trách nhiệm giải trình đối với cơ quan quản lý cấp trên về các hoạt độngtài chính cơng và quyết định quản lý tài chính cơng thuộc thẩm quyền.

- Trách nhiệm giải trình đối với công chúng, đối với xã hội về các hoạtđộng tài chính cơng và quyết định quản lý tài chính cơng thuộc thẩm quyền.

Ngun tắc này địi hỏi phải phân định rõ ràng quyền hạn và trách nhiệmcủa từng cá nhân, từng tổ chức và mỗi cấp chính quyền trong hoạt động tàichính cơng và quản lý tài chính cơng.

<i>Thứ tư, ngun tắc đảm bảo cân đối. Ngun tắc này địi hỏi quản lý tài</i>

chính công phải đảm bảo sự cân đối giữa thu và chi công, thể hiện trên cácphương diện sau: Đảm bảo sự cân đối giữa tổng thu và tổng chi; đảm bảo sự hàihòa, hợp

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

lý trong cơ cấu các khoản thu, khoản chi; giữa các ngành; các lĩnh vực; giữa cáccấp chính quyền; vùng, miền, địa phương và giữa các thế hệ...

<i>Thứ năm, ngun tắc đảm bảo cơng bằng. Theo đó, quản lý tài chính cơng</i>

phải đảm bảo sự cơng bằng giữa các đối tượng (các nhóm dân cư, khu vực, vùngmiền, địa phương, các thành phần kinh tế, các ngành kinh tế...) trong huy độngvà phân bổ, sử dụng, thụ hường các nguồn lực tài chính cơng. Điều này có ýnghĩa đặc biệt quan trọng. Bởi lẽ, nó giúp giải quyết hài hịa mối quan hệ lợi íchgiữa cá nhân và cộng đồng, tạo thuận lợi cho việc triển khai thực hiện các chủtrương, chính sách, quyết định thu, chi cơng, góp phần quan trọng tạo ra một xãhội hịa họp, lành mạnh và ổn định, qua đó góp phần đảm bảo sự ổn định, bềnvững của tài chính cơng, đồng thời tác động tích cực tới q trình phát triển kinhtế - xã hội nói chung.

<i>Thứ sáu, nguyên tắc hiệu quả. Đây là nguyên tắc quan trọng trong quản lý</i>

tài chính cơng, thể hiện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội…. Khithực hiện các nội dung chi tiêu công cộng, Nhà nước luôn hướng tới việc thựchiện các nhiệm vụ và mục tiêu trên cơ sở lợi ích của tồn thể cộng đồng. Hiệuquả kinh tế là thước đo quan trọng để Nhà nước cân nhắc khi quyết định chi tiêucông. Hiệu quả về xã hội là tiêu thức, mặc dù rất khó định lượng, nhưng nó lnđược đề cập, cân nhắc, thận trọng. Đây là hai nội dung quan trọng phải đượcxem xét đồng thờ

<b>4. Thực tiễn thực hiện các nguyên tắc trong quản lý tài chính cơng.</b>

<i><b>4.1. Kết quả thực hiện theo các ngun tắc trong quản lý tài chính cơng.</b></i>

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý tài chính cơng ởViệt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đóng góp quan trọng đối với sựnghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phịng, an ninh, thực hiện tiếnbộ và cơng bằng xã hội, xử lý các vấn đề cấp bách về thiên tai, dịch bệnh, bảo vệmơi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và đẩy mạnh cơng cuộc hội nhập kinhtế quốc tế của đất nước. Cụ thể, tính chung cả giai đoạn 2016-2020, tổng thungân sách Nhà nước đạt 6,89 triệu tỷ đồng, hoàn thành vượt kế hoạch đề ra

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

(100,4%). Cơ cấu thu ngân sách Nhà nước bền vững hơn, tỷ trọng thu nội địatrong tổng thu ngân sách Nhà nước tăng từ 68% bình quân giai đoạn 2011-2015lên 85,5% năm 2020 (kế hoạch là 84-85%). Nhờ chủ động trong điều hành, đếnnay có thể khẳng định rằng chi ngân sách Nhà nước năm 2020 đã hoàn thànhmục tiêu đề ra, với tổng số chi ngân sách ước khoảng 1.781,4 nghìn tỷ đồng, đápứng kịp thời, đầy đủ các nhiệm vụ chi phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, anninh, quản lý nhà nước và thanh toán các khoản nợ đến hạn.

Từ kết quả nêu trên, có thể thấy thực tiễn trong quản lý tài chính cơng đượcvận dụng thực hiện theo các nguyên tắc cơ bản như sau:

- Nguyên tắc thống nhất và tập trung dân chủ được thể hiện thông qua hệthống pháp luật (Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý nợ công, các luật vềthuế và Luật Quản lý thuế...), cơ chế, chính sách về tài chính cơng từng bước

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

được hoàn thiện và thống nhất từ trung ương đến địa phương theo hướng côngkhai, minh bạch, phù hợp hơn với kinh tế thị trường, tiếp cận với thông lệ vàchuẩn mực quốc tế, đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, điều hành vĩ mô của đất nướctrong từng giai đoạn. Chẳn hạn như các trình tự thủ tục thu chi ngân sách đượcthực thi thống nhất từ cấp trên xuống cấp dưới, hoặc từ cấp này đến cấp nọ; cáccơ quan, đơn vị lập dự toán thu sự nghiệp hàng năm phải theo đúng mẫu biểu,thời gian quy định được cơ quan chức năng hướng dẫn.

- Nguyên tắc cơng khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của các cơquan, đơn vị trong quản lý tài chính cơng đã được thể hiện thông qua Luật Ngânsách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn đã mở đường cho việc tăng cườngnhững phương diện này như số liệu ngân sách tổng hợp quốc gia được công bốcông khai trên website của Bộ Tài chính và ngân sách xã cũng được công bốcông khai thông qua các bảng tin niêm yết tại văn phịng trụ sở xã. Việc thựchiện cơng khai này nhằm làm cho các cơ quan, đơn vị chi tiêu trở nên minh bạchhơn và có trách nhiệm giải trình hơn đã mang lại các kết quả quan trọng. Quyềnđược có thơng tin về ngân sách đã được cơng nhận, điều đó đã tạo cho ngườidân và cơng chúng có thể tiếp cận được những thơng tin về hoạt động và cáctình hình tài chính của các cơ quan Nhà nước. Về nguyên tắc điều này sẽ tạo sứcép đối với những cơ quan này phải hoạt động tốt hơn.

- Nguyên tắc hiệu quả được thể hiện thông qua việc định hướng, đầu tư cótrọng tâm, trọng điểm, đồng bộ, hiện đại, phát huy hiệu quả thực tế. Trong đó,tập trung ưu tiên bố trí vốn để thực hiện đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành vàphát huy hiệu quả các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quantrọng, cấp bách của địa phương, dự án có tác động liên vùng, có ý nghĩa thúcđẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững. Vừa qua, Bộ Tài chính cũng đãcụ thể hóa và thực hiện hiệu quả các định hướng, chủ trương của Đảng tại vănkiện Đại hội XIII của Đảng, các nhiệm vụ của Chính phủ giao Bộ Tài chính tạiNghị quyết số 50/NQ-CP, góp phần huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các

</div>

×