Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

skkn cấp tỉnh một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỷ năng sống cho trẻ mẫu giáo 3 4 tuổi a tại trường mầm non hoằng đạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.76 KB, 18 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM</b>

<b>MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤCKỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 3-4 TUỔI TẠITRƯỜNG MẦM NON HOẰNG ĐẠO, HUYỆN HOẰNG HÓA</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>NỘI DUNGTrang</b>

<b>2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm</b> 2

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2

<b>2.3.1. Giải pháp 1: Xác định những kỹ năng sống cơ bản cần giáo</b>

dục cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi lớp A ở trường mầm non HoằngĐạo.

<b>2.3.2. Giải pháp 2: Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3-4</b>

<b>2.3.3. Giải pháp 3: Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua các bài</b>

<b>2.3.4. Giải pháp 4: Giáo dục kỹ năng sống qua việc tham gia các</b>

<b>2.3.5. Giải pháp 5: Phối hợp với phụ huynh trong việc trao đổi,</b>

hướng dẫn hội dung và cách rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ ở trườngcũng như ở nhà

Tài liệu tham khảo

Danh mục SKKN đã được xếp loại

<b> </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>1. Mở đầu</b>

<b>1.1. Lí do chọn đề tài</b>

<i>“Giáo dục Mầm Non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốcdân, có nhiệm vụ xây dựng những cơ sở ban đầu, đặt nền móng cho việc hìnhthành nhân cách con người”. Chính vì vậy việc giáo dục những kỹ năng cơ bản,</i>

cần thiết cho trẻ mầm non quyết định sự phát triển toàn diện về nhân cách củamột con người sau này. Và đây là bước khởi đầu, là nền móng vững chắc chonhững chặng đường tiếp theo của cấp học khác. Vì thế ngay từ khi còn trong độtuổi mầm non chúng ta phải giáo dục trẻ để nền móng ấy thực sự vững chắc chotương lai.

Kỹ năng sống là một yếu tố rất quan trọng, tác động rất lớn đến hành vivà ý thức của con người. Việc lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầmnon nhằm giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống. Biết được những điều nênlàm và khơng nên làm, đồng thời nó sẽ đóng vai trị nền tảng trong việc mang lạicho các cháu rất nhiều lợi ích cả về mặt sức khỏe, giáo dục lẫn văn hóa xã hội.Có kỹ năng sống sẽ giúp các bé sớm có một cơ thể cường tráng, lành mạnh về trítuệ cũng như thể lực, sớm có ý thức và khả năng thích nghi với cuộc sống, làmchủ bản thân, sống tích cực và hướng đến những điều lành mạnh cho chínhmình, cho cộng đồng.

Theo nghiên cứa của các nhà tâm lý học, về đặc điểm tâm sinh lý của trẻem dưới 6 tuổi thì có nhiều kỹ năng quan trọng mà trẻ cần phải biết trước khi tậptrung vào học văn hóa. Thực tế kết quả của nhiều nhà kinh tế cho thấy các kỹnăng quan trọng nhất trẻ phải học ở lứa tuổi mầm non chính là những kỹ năngsống như: Sự hợp tác, tự kiểm sốt, tính tự tin, tự lập, tị mị, khả năng thấu hiểuvà giao tiếp.

Trong thực tế ở trường mầm non việc dạy trẻ một số kỹ năng sống khơngphải là khơng có nhưng ít được các nhà giáo dục chú trọng, phần lớn chỉ tíchhợp nội dung này trong một số tiết học như khám phá khoa học, kể chuyện, thơhoặc xử lí một vài tình huống xảy ra khi trẻ chưa biết chào hỏi, tranh giành đồdùng đồ chơi, đánh bạn....

Chính vì vậy để nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tôi đã

<i><b>nghiên cứu và lựa chọn đề tài ‘‘Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dụckỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi A ở trường mầm non Hoằng Đạo,huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa” nhằm mục đích đưa trẻ trở thành con</b></i>

người có ích cho xã hội.

<b>1.2. Mục đích nghiên cứu</b>

Là một người giáo viên mầm non, tôi luôn mong muốn rằng những búpmăng non, những chủ nhân tương lại của đất nước mà tôi hàng ngày yêu thương,chăm sóc, dạy dỗ, lớn lên sẽ trở thành một người tốt, có ích cho gia đình và xã hội.Do đó ngay từ ban đầu lứa tuổi mầm non, tôi không chỉ trau dồi cho trẻ những kiếnthức cơ bản về nhân sinh quan và thế giới quan mà điều quan trọng nữa đó là: Giáodục trẻ về kỹ năng sống của một con người mới trong xã hội mới, hơm nay và maisau. Vì vậy dạy cho trẻ có kỹ năng sống từ nhỏ đặc biệt là khi trẻ lên 3-4 tuổi sẽ lànền tảng để trẻ trở thành người có đạo đức, nhân cách tốt trong tương lai.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>1. 3. Đối tượng nghiên cứu</b>

<b> Đối tượng nghiên cứu là: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo</b>

<b>dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi A ở trường mầm non HoằngĐạo, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa”</b>

<b>1.4. Phương pháp nghiên cứu</b>

Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyếtPhương pháp điều tra khảo sát thực tế thu thập thông tinPhương pháp thống kê, xử lý số liệu

Phương pháp nghiên cứu dùng lờiPhương pháp dùng trò chơi

Phương pháp thực hành

<b>2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm</b>

<b>2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm</b>

Việc dạy kỹ năng sống cho trẻ là giúp trẻ làm chủ suy nghĩ, cảm xúc vàhành động của mình, nhưng điều quan trọng hơn nữa là trẻ sẽ vận dụng nhữngkỹ năng sống đó như thế nào trong cuộc sống sẽ giúp cho trẻ có nền tảng vữngchắc, trong việc tạo dựng tư thế chủ động sáng tạo của một đứa trẻ năng động.Trong cuộc sống có rất nhiều các kỹ năng sống khác nhau nếu ta đưa tất cả cáckỹ năng sống đó vào dạy trẻ thì sẽ khơng có hiệu quả vì vậy đòi hỏi mỗi giáoviên cần lựa chọn các kỹ năng sống đó sao cho phù hợp với từng lứa tuổi của trẻđể đạt hiệu quả cao. Cụ thể đối với trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi tôi lựa chọn các kỹnăng, kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng tự tin, kỹ năng tự bảo vệ, kỹ năng hợp tác, kỹnăng ứng xử, để đưa vào dạy trẻ nhằm giúp trẻ mạnh dạn tự tin, độc lập sángtạo, linh hoạt, tự giác, dễ hịa nhập, dễ chia sẻ, ...hình thành nếp sống văn minhcó hành vi ứng sử, giao tiếp theo quy tắc, chuẩn mực phù hợp, không những vậyviệc dạy trẻ kỹ năng sống còn giúp trẻ biết sử lý tình huống theo từng hồn cảnhcụ thể, biết bày tỏ tình cảm phù hợp, đúng lúc, biết tránh những vật, những nơikhơng an tồn nguy hiểm đến tính mạng và cách phịng tránh tự lập trong cáctình huống quen thuộc.

Đối với bản thân tôi là giáo viên mầm non, tơi rất lo lắng vì trong lớp cịnrất nhiều cháu vẫn có những vấn đề về hành vi và khả năng tập trung trongnhững năm tháng đầu đến trường. Do đó phải mất rất nhiều thời gian để giáodục kỹ năng sống cho trẻ trong đầu năm học.

<b>2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm</b>

Năm học 2023-2024 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp mẫugiáo bé 3-4 tuổi A với tổng số là 32 cháu trong đó 17 cháu nam, và 15 cháu nữ.Trong quá trình thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tôi nhận thấy một sốthuận lợi và khó khăn như sau:

<i><b>2.2.1. Thuận lợi</b></i>

Nhà trường có đội ngũ giáo viên trẻ, khoẻ, nhiệt tình, đạt trình độ chunmơn từ chuẩn và trên chuẩn, năng động có nhiều sáng tạo trong việc tổ chức cáchoạt động cho trẻ. Bản thân tôi là một giáo viên đạt trình độ chun mơn trênchuẩn (Đại học Sư phạm Mầm non), có niỊm đam mê với cơng tác chăm sócgiáo dục trẻ, điều đặc biệt tơi có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc giáodục trẻ 3-4 tuổi, rõ nột nht vn l dạy kỹ năng sống cho trẻ. Tôi luôn được sự

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

ủng hộ giúp đỡ của tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường; sự quan tâm tạo điềukiện về mọi mặt của các cấp ủy Đảng chính quyền địa phương và nhất là các bËccha mẹ học sinh, tạo điều kiện về kinh phí cũng như đồ dùng, đồ chơi. Nên ngaytừ đầu năm học, tơi đã xây dựng lịch trình d¹y kỹ năng sống cho trẻ ca lpmỡnh.

Mt s tr đã học từ nhà trẻ và có một số kỹ năng chào hỏi như: Đến lớpbiết chào cô và các bạn…biết tự cất đồ dùng cá nhân như: cất dép, cặp, mũ…

Bản thân ln có nhiệt huyết u nghề mến trẻ, có tinh thần trách nhiệmcao trong cơng tác chăm sóc, giáo dục trẻ.

Đối với các cháu: tỷ lệ huy động trẻ đến trường rất cao nhà trẻ đạt 52 %,mẫu giáo đạt 98%, được học ở các nhóm, lớp đúng độ tuổi theo quy định, nêntrẻ ở lớp tôi rất mạnh dạn, tự tin.

Đối với các bậc phụ huynh, cũng đã nhận thức đúng đắn về mục đích, ýnghĩa, vai trị và tầm quan trọng của việc đưa con, em đến trường Mầm non. Vìvậy mà tỷ lệ trẻ chuyên cần ngày càng cao hơn.

<i><b>2.2.2. Khó khăn </b></i>

Hiện nay các bậc phụ huynh ln nóng vội trong việc dạy con. Họ luônquan tâm nhiều đến việc con đến trường học được bài hát, bài thơ, chữ gì hay sốmấy...chứ chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Hơnnữa đa số trẻ sống trong thơn xóm ít giao tiếp, ít được trải nghiệm các kỹ năngsống theo chuẩn mực giáo dục, nên cịn hay nhút nhát và thụ động trong mọitình huống xảy ra, cha mẹ thường chú trọng đến công việc đồng áng ít có thờigian quan tâm, dạy dỗ đặc biệt là dạy kỹ năng sống cho trẻ.

Đặc biệt hiện nay có rất nhiều gia đình do điều kiện khó khăn nên bố mẹphải đi làm ăn xa, các em phải ở nhà với ông bà, hay chú, bác nên được chiềuchuộng ít cho các em làm việc vừa sức mình, ơng bà bố mẹ hay làm hộ trẻ dođó mà kỹ năng sống của các em cũng bị thiếu hụt.

Đa số trẻ các kỹ năng của trẻ chưa thành thạo đang còn phụ thuộc vàongười lớn và cô giáo nhắc nhở.

Đối với giáo viên mầm non nói chung việc hiểu biết nhiều về nội dungdạy trẻ những kỹ năng sống cơ bản còn hạn chế, chưa biết vận dụng những kếhoạch định hướng chung để rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ. Do vậy việc đổimới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủđộng, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của trẻ cịn gặpnhiều khó khăn.

Khối lượng cơng việc lớn, khơng có nhiều thời gian cho cơng tác phối hợpvới gia đình và xã hội trong việc giáo dục trẻ.

Trước thực trạng này tôi đã trăn trở để tìm ra những giải pháp thiết thựcđể tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mang lại ý nghĩa tích cực.

<b>2.2.3. Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm học</b>

Từ cơ sở lý luận và thực trạng trên, cùng với quá trình trực tiếp giảng dạytrên lớp, bản thân nhận thấy rất rõ kỹ năng sống của trẻ cịn nhiều hạn chế. Vìvậy, ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng ban đầu về các kỹnăng và phân loại chất lượng trên trẻ. Tôi đã thực hiện khảo sát trẻ mẫu giáo bé3-4 tuổi A trong năm học cụ thể:

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<i><b> Kết quả khảo sát chất lượng trẻ đầu năm ( Tháng 9 năm 2023)</b></i>

<b>Nội dung khảo sátSố trẻ</b>

Kỹ năng tự phục vụ (Như: Đánh răng, rửa mặt, gấp quần áo, cất - sắp xếpđồ dùng gọn gàng, ngăn nắp,...)

<i> ( Bé gấp quần áo cùng cơ giáo)</i>

Khi rèn nhóm kỹ năng tự tơi có thể linh hoạt tổ chức cho trẻ dưới dạng tròchơi làm như vậy sẽ đạt kết quả cao hơn

<i><b>Ví dụ: Khi dạy trẻ cách mặc áo, tơi cho trẻ chơi trị chơi “Ai nhanh hơn,</b></i>

khéo hơn”, cách chơi như sau: Cho 2 trẻ lên thi mặc áo, đầu tiên tôi giới thiệuvới trẻ các thao tác mặc áo sau đó tổ chức cho trẻ chơi. Cả lớp đếm ngược cùngcô từ 10 đến 1, khi nghe hết giờ phải dừng tay, cô và các bé kiểm tra kết quả vàtặng quà. Việc xác định nội dung cho trẻ thực hành, tôi dựa trên nguyên tắc chotrẻ làm quen từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Lúc đầu trẻ thực hiện rấtvụng về lúng túng nhưng do luyện tập thường xuyên và có kế hoạch nên cácthao tác của trẻ dần chính xác hơn. Với cách tổ chức có hệ thống và linh hoạtnhư vậy trẻ lớp tôi đã có kỹ năng chăm sóc bản thân tương đối tốt.

Kỹ năng tự bảo vệ (Ví dụ: Ăn mặc phù hợp theo mùa, tránh xa ao, hồ,sông, suối, không leo trèo, không nghịch ổ điện, không ngậm đồ chơi, khôngcho vật lạ vào mắt, mũi, miệng, không đi theo người lạ,…).

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Kỹ năng hợp tác, chia sẻ (Ví dụ: Chơi với em để mẹ làm việc nhà, trẻcùng chơi với nhau, chia đồ chơi với bạn, cùng với bạn tạo nên sản phẩm, đỡbạn bị ngã.

Kỹ năng giao tiếp và ứng xử văn minh (Ví dụ: Biết chờ đến lượt trongcác hoạt động, biết đặt câu hỏi và trả lời, khi giao tiếp phải nhìn vào mắt ngườinói chuyện, ứng xử văn minh: Khi ăn thì mời người lớn, ăn từ tốn, trẻ cần lễphép dạ thưa với người lớn, ho ngáp che miệng, không khạc nhổ bừa bãi, giúpngười lớn dọn dẹp, ngoài ra cần thực hiện một số quy tắc xã hội: Không hái hoa,bẻ cành cũng như không được trêu chọc con vật. Không tự ý nghịch phá đồ chơiở lớp khi chưa cho phép, ở nơi công cộng thì khơng chen lấn, nhường người già,em nhỏ,…)

Kỹ năng vệ sinh: (Ví dụ: Ln có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinhmôi trường, vệ sinh trong ăn uống, …)

<i>( Cô cho trẻ rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn)</i>

Kỹ năng cảm nhận và thể hiện cảm xúc (Ví dụ: Trẻ biết cảm xúc khi vui,buồn, giận dữ, lo lắng và thể hiện cảm xúc đó qua nét mặt, cử chỉ, lời nói,…)

<b> Khi đã xác định từng nhóm kỹ năng tơi đã tùy vào từng chủ đề để lựa</b>

<b>chọn các kỹ năng cho phù hợp để rèn luyện trẻ. </b>

<b> Ví dụ: Chủ đề: Gia đình</b>

<b> Tôi dạy trẻ những kỹ năng ứng sử phù hợp với những người gần gũi xung</b>

quanh: Lễ phép, tôn trọng người lớn, quan tâm nhường nhịn em nhỏ, giúp đỡ bốmẹ những việc vừa sức, biết trò chuyện lễ phép, thân mật, chơi vui vẻ với mọingười trong gia đình, khơng quậy phá làm ồn, nhận biết và thể hiện cảm xúc,chia sẻ đồng cảm…

<i> (Trẻ lễ phép chào bà khi đi học về)</i>

<b> Ví dụ: Chủ đề: Bản thân</b>

Tôi đưa kỹ năng tự nhận thức để giáo dục trẻ bởi chủ đề này giúp trẻ ýthức được về bản thân mình, trẻ có khả năng hiểu biết đánh giá được bản thânmình về tính cách, sở thích, thói quen, nhận thức được về mặt mạnh, mặt yếucủa mình trong và ngồi nhà trường. Nhận thức được tình cảm, ý tưởng và giátrị của mình, tự chấp nhận bản thân, cảm nhận sự chấp nhận của người khác vàsự chấp nhận của trẻ đối với mọi người. Qua giáo dục kỹ năng tự nhận thức, trẻcó thể tự biết được tên gọi, đặc điểm của bản thân mình, biết sở thích và nhữngđồ dùng, đồ chơi mà mình u thích, biết được về năng khiếu và khả năng đặcbiệt của mình. Giúp trẻ tự tin trong giao tiếp, nói năng lưu lốt trước chỗ đơngngười.

Nếu trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi không được rèn luyện kỹ năng sống thì khihịa nhập với cuộc sống, với môi trường, xã hội trẻ sẽ thiếu tự tin, thiếu ý thức,thiếu sự điều chỉnh trong thái độ và hành vi, khơng giải quyết được các tìnhhuống khác. Những kỹ năng trên không phải thực hiện riêng lẻ trong chươngtrình, kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ mà được lồng ghép trong quá trình diễn ra

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

hoạt động, làm sao để kỹ năng sống được rèn luyện hình thành và theo trẻ đếnsuốt cuộc đời.

<b>2.3.2.Giải pháp 2: Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổithông qua các hoạt động trong ngày</b>

Trong quá trình nghiên cứu đề tài và qua thực tế của trường, tôi đã thựchiện một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫugiáo bé 3- 4 tuổi qua các hình thức hoạt động vui chơi, hoạt động có chủ đích,trong các nghi thức văn hố, qua q trình lao động vừa sức trẻ... cụ thể là:

<b>Tạo cho trẻ có những thói quen tốt trong giờ đón, trả trẻ </b>

Giờ đón, trả trẻ là khoảng thời gian khá thuận tiện để giáo dục kỹ năngsống cho trẻ, thơng qua cuộc trị chuyện giữa cô với cha mẹ, giữa trẻ và cô sẽgiúp trẻ quan sát được những hành động, cử chỉ, cách giao tiếp lịch sự, tôi luônlàm tấm gương sáng cho trẻ noi theo, tôi luôn chủ động chào hỏi, trao đổi vớicác bậc phụ huynh, giúp cho trẻ thấy được sự gần gũi của cơ giáo từ đó trẻ sẽ bắttrước cô chào bố me, ông bà và những người lớn tuổi một cách lễ phép.

<b>Ví dụ: Khi phụ huynh đưa trẻ đến, tôi chào: Em chào chị ạ, cơ chào Trung</b>

Kiên. Và ngay sau đó trẻ khoanh tay chào cô giáo và chào tạm biệt mẹ.

<i> (Trẻ chào cô giáo và bố mẹ để vào lớp)</i>

Thời gian đầu khi tơi đón, trả trẻ tôi đã quan sát từng trẻ xem trẻ đã biếtchào hỏi, biết tự cất đồ dùng, không đi theo người lạ chưa. Nhưng tơi thấy đa sốtrẻ cịn nhút nhát, chưa biết chào hoặc biết chào cũng chưa đủ câu, khi thấyngười vào lớp cũng chưa biết tự giác chào hỏi mà phải đợi cô nhắc nhở, khi trảtrẻ người hàng xóm đi đón mà bịt mặt kín trẻ vẫn chạy ra để theo về cùng. Từthực tế đó tơi ln gần gũi trị chuyện cùng trẻ để rèn kỹ năng giao tiếp, kỹ năngkhông đi theo và nhận quà của người lạ, không chơi những nơi nguy hiểm, kỹnăng tự phục vụ.

<b>Ví dụ: Khi đến lớp trẻ tự cất ba lô, dép, mũ vào nơi quy định. Để giáo</b>

dục trẻ đạt hiệu quả cao ngay từ đầu năm học tôi đã phối hợp cùng giáo viên

<b>đứng cùng độ tuổi 3- 4 tuổi trong trường làm các ký hiệu riêng cho từng trẻ và</b>

dạy trẻ học thuộc ký hiệu riêng của mình. Trong một thời gian ngắn đa số trẻ đãbiết cất và lấy đồ dùng đúng nơi quy định.

<i>(Trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định)</i>

Ngồi ra tơi ln đọc thơ kể cho trẻ nghe các bài thơ câu chuyện về nhữngtấm gương ngoan.

<b>Ví dụ: Yêu mẹ “, Quà tặng mẹ”, “ Chú gấu con ngoan”…Tơi đưa ra các</b>

câu hỏi tình huống để trẻ trả lời, tổ chức các trị chơi có luật để kích thích nhữngtrẻ cịn nhút nhát cùng tham gia, nhờ áp dụng giải pháp này tôi thấy trẻ đã tiếnbộ rõ rệt, khi có người vào lớp trẻ đã biết chào hỏi, giao tiếp tự tin hơn màkhông cần cô nhắc nhở

<b> Thông qua hoạt động học</b>

Hoạt động học là hoạt động tôi giúp trẻ phát triển đồng đều các lĩnh vực:Thể chất, ngơn ngữ, nhận thức, tình cảm - xã hội và thẩm mỹ. Phát huy tính tích

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

cực của trẻ, giúp trẻ hứng thú, chủ động khám phá tìm tịi, biết vận dụng vốnkiến thức, kỹ năng vào việc giải quyết các tình huống khác nhau.

Những kiến thức mà trẻ lĩnh hội được từ đơn giản đến phức tạp mang tínhlogic cao, giúp trẻ học các kỹ năng sống nhanh và chính xác nhất. Hoạt độnghọc là hoạt động mà giáo viên có thể giúp trẻ hình thành được rất nhiều các kỹnăng sống như: rèn cho trẻ kỹ năng học tập, kỹ năng tự tin, kỹ năng hợp tác, kỹnăng giao tiếp và quan hệ xã hội....tuỳ theo từng chủ đề, từng lĩnh vực, từng đềtài mà giáo viên hình thành cho trẻ được kỹ năng sống.

<b>Ví dụ: Chủ đề “ Gia đình” hoạt động làm quen với tác phẩm văn học tôi</b>

kể cho trẻ nghe câu chuyện “ Cô bé quàng khăn đỏ” Tôi rèn cho trẻ và giáo dụctrẻ phải ngoan nghe lời bố mẹ nếu không nghe lời bố mẹ sẽ xảy ra hậu quả bịngười xấu làm hại. Và rèn cho trẻ kỹ năng đoán được sự nguy hiểm sắp xảy ravà tìm cách để bảo vệ mình và người thân khỏi bị nguy hiểm.

<b>Ví dụ: Chủ đề “Thế giới thực vật” tôi cho trẻ thi “xé dán tranh vườncây ăn quả”</b>

Qua đề tài này tôi muốn củng cố kỹ năng tự chuẩn bị đồ dùng , rèn cho trẻcác kỹ năng hợp tác, hoạt động cùng nhóm thật hiệu quả. Để cuốn hút trẻ thamgia vào cuộc thi tôi gây sự chú ý cho trẻ bằng cách: Chia trẻ thành 3 nhóm, mỗinhóm đội mũ quả khác nhau, mũ quả cam, mũ quả soài, quả táo... Mỗi mộtnhóm hồn thành một cơng việc khác nhau trong một thời gian nhất định. Saukhi nhóm đã hồn thành cơng việc được giao, mỗi nhóm sẽ lần lượt đưa ra nhậnxét về sản phẩm của nhóm mình và nhóm bạn và nói được bản thân mình u

<b>thích sản phẩm nhóm nào? Vì sao?</b>

Qua hình thức tổ chức này tơi thấy trẻ đã nhanh chóng tìm về nơi ngồi vàphối hợp cùng nhau thực hiện xé dán vườn cây ăn quả theo nhóm của mình, nóiđược ý tưởng của nhóm mình, nhận xét được sản phẩm của mình, của bạn. Nhưvậy ta thấy rằng thơng qua hoạt động này trẻ đã có tinh thần hợp tác với nhau vàcùng nhau phối hợp để hồn thành cơng việc được giao một cách hiệu quả.

<b>Chơi, hoạt động ở các góc</b>

Thơng qua góc chơi phân vai: Nấu ăn - bán hàng - gia đình trẻ được làmquen với đồ dùng, vật dụng khác nhau như: Bộ đồ bếp nấu, bát ăn, bộ đồuống… với các bộ đồ dùng này tơi cho trẻ chơi trị chơi nấu ăn… Hay qua trịchơi “bán hàng” trẻ hiểu được cơng việc của người bán hàng và mua hàng trẻcòn phải biết mời chào lễ phép ví dụ: Như trẻ bán hàng nói: Bác ơi bác mua gìcho cháu đi ạ. Trẻ khác nói: Lấy bó rau – trả tiền này.

<i> (Trẻ chơi ở góc phân vai)</i>

Khi quan sát được cách trả lời chống không này tôi phải lại gần và sửangay cho trẻ bằng cách: Tôi tự hỏi người bán hàng trước để trẻ nhìn và bắtchước theo như: Chào bác? Bác ơi bao nhiêu tiền một bó rau ạ? Bác bán cho tơimột bó?

Nếu trẻ đã trả lời lễ phép tôi sẽ gắn cho trẻ một sao lên áo để cuối giờchơi nhận xét trước lớp. Với hình thức này trẻ rất thích thú khi tham gia vào trịchơi từ đó sẽ giúp trẻ có thói quen tốt để hình thành kỹ năng tự phục vụ bản thânvà ý nghĩa hơn là kỹ năng sống tự lập sau này của trẻ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>Ví dụ: Cả nhóm bầu Bạn A là Kỹ sư trưởng thì bạn A sẽ là người chỉ huy</b>

cơng trình ngày hơm nay, sau đó bạn A sẽ phân cơng nhiệm vụ cho từng ngườinhư sau: Bạn B lắp hàng rào, bạn C đi trở vật liệu, các bạn còn lại tập chungxây dựng…Mỗi trẻ được nhận một nhiệm vụ cụ thể, cuối cùng trẻ cũng hồnthành cơng trình. Đó là một cách hợp tác chia sẽ cơng việc theo nhóm và biếttuân thủ theo mệnh lệnh của nhóm trưởng từ đó giúp trẻ phát triển trí tưởngtượng, sáng tạo.

Qua một thời gian áp dụng tôi thấy đa số trẻ đã có các kỹ năng tự phục vụtốt, về nhà đã biết giúp đỡ bố mẹ làm những công việc đơn giản, phụ huynh cảmthấy rất vui.

<b> Chơi, hoạt động ngoài trời</b>

Hoạt động chơi ngoài trời là khoảng thời gian vô cùng quý giá đối với sựphát triển của trẻ mà ít thời điểm sinh hoạt nào khác có thể so sánh được.Khi vui chơi ngồi trời là khoảng thời gian trẻ được thỏa mãn thực hiện các vậnđộng giải phóng năng lượng. Khơng gian vui chơi ngồi trời có rất nhiều lợi thếcho việc tiếp xúc các hoạt động đa dạng, tích cực của trẻ mà điều kiện trongphịng khơng thể đáp ứng được…Vui chơi ngồi trời tạo cho trẻ sự nhanh nhẹnvà hứng thú với môi trường tự nhiên đồng thời trẻ tự tin, mạnh dạn trong cuộcsống, góp phần tích cực trong sự phát triển tồn diện của trẻ. Chính vì điều đótơi đã kết hợp rèn các kỹ năng sống cho trẻ như: Mạnh dạn, tự tin, vệ sinh môitrường, nhặt rác bỏ vào thùng để bảo vệ môi trường, tránh xa những nơi nguyhiểm….

<i><small> (Trẻ nhặt rác, lá cây vệ sinh mơi trường)</small></i>

<b>Ví dụ: Khi tổ chức cho trẻ dạo chơi khám phá vườn trường</b>

Tôi rèn cho trẻ khi đi phải thành hàng, không xô đẩy, chen lấn khiến bạnngã sẽ gây nguy hiểm, khi gặp các cơ, các bác trong trường thì phải chào hỏi lễphép.

Bước vào hoạt động khám phá tôi cho trẻ tự nhận xét, nói lên suy nghĩcủa mình về các loại cây trẻ vừa được quan sát Ví dụ: Khi quan sát các loạihoa…. Trẻ nói được đặc điểm, lợi ích của cây.

<i> (Trẻ vui chơi ngoài trời quan sát một số loại hoa)</i>

Từ đó giáo dục trẻ biết yêu quý hoa không ngắt lá, bẻ cành, ngắt hoa…biết yêu người lao động. Ngồi ra cịn giáo dục cho trẻ tránh những nơi nguyhiểm như: không leo trèo lên cây, không chơi gần bể nước…Mặt khác tơi cịn tổchức cho trẻ chơi các trò chơi vận động để rèn kỹ năng phối hợp, biết chờ đợikhi đến lượt như: Tìm lá cho Hoa, bật qua suối nhỏ…tôi chia trẻ thành hai độithời gian của trò chơi diễn ra bằng một bản nhạc đội nào tham gia đúng luật, gắnđược nhiều lá cho hoa sẽ giành chiến thắng và nhận được giải thưởng là mộttràng pháo tay. Với cách tổ chức này tôi thấy trẻ rất hứng thú, các kỹ năng củatrẻ cũng đạt kết quả rõ rệt, trẻ đã có ý thức vệ sinh mơi trường hơn như đi quasân trường thấy vỏ sữa dưới đất trẻ đã biết nhặt lên và bỏ vào thùng rác,khôngcần sự nhắc nhở của người khác, biết tranh xa những nơi không an toàn.

<b> Hoạt động vệ sinh ăn trưa, ngủ trưa</b>

Đối với trẻ ở lứa tuổi này cơ thể trẻ đang phát triển, hệ thần kinh chưahồn chỉnh, sức chống đỡ với bệnh tật nói chung cũng như khả năng thích ứng

</div>

×