Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

skkn cấp tỉnh áp dụng biện pháp dạy học tích cực vào giảng dạy bộ môn mỹ thuật chương trình giáo dục phổ thông 2018 giúp học sinh trường thcsthpt bá thước nâng cao hứng thú làm bài thực hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 19 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>1. Mở đầu.</b>

<b>1.1. Lí do chọn đề tài.</b>

Đất nước ta vừa trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, điqua chặng đường Bảy mươi năm sau độc lập, qua bao lần cải cách, đổi mới đểvươn mình trưởng thành to lớn như ngày hơm nay. Trong cơng cuộc dựng xây bồitụ đó, giới trẻ đóng một vai trị quan trọng là một lực lượng nòng cốt đảm bảo chosự phát triển bền vững, tiếp nối lâu dài, đóng vai trị xung kích trên mặt trận kinhtế, văn hóa, an ninh, quốc phịng…. Chúng ta ln thấy hiện diện của sức trẻ tíchcực trong những việc làm thiết thực như học tập, nghiên cứu khoa học kỹ thuật, thểthao văn hóa, nghệ thuật...

Trong bối cảnh kinh tế thị trường và khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽđa chiều, có tác động lớn đến phong cách và lối sống của con người. Trong đó tácđộng trực tiếp tới giới trẻ, mà học sinh ở lứa tuổi THCS thẩm thấu rất mạnh mẽ.Các em dễ dàng bắt chước và học theo những xu hướng trên mạng xã hội (theotrend), những nhân vật đời thực có tầm ảnh hưởng như thần tượng tiktoker, ca sĩ,diễn viên, ban nhạc …bằng lối nhận thức giới hạn và đơn giản một chiều. Nếu cáchình mẫu có tác động khơng phù hợp đến các em, thì sự đào thải và phản khángthường diễn ra chậm và yếu ớt. Cộng với việc đang trong thời điểm tập hình thànhcái Tơi lớn lên trong tâm hồn dậy thì đầy sự mâu thuẫn và khủng hoảng thì sự cốthủ đến bảo thủ, ngộ nhận rất mạnh mẽ mà phụ huynh thường dùng từ “mù quáng”để phản ánh về nhận thức hành vi của các em, là nguyên nhân dễ dẫn đến những sựphát triển đa dạng và lệch lạc khác.

Dạy học là một nghệ thuật, người dạy – giáo viên là những “Kỹ sư tâm hồn”,và sản phẩm tạo ra của quá trình dạy học là sản phẩm đặc biệt – con người (nhâncách). Nó khơng giống với bất kỳ ngành nghề nào. Cho nên nếu khơi dậy được sựhứng thú, say mê cho học sinh thì sẽ tạo ra động cơ học tập tích cực, nỗ lực vượtqua mọi rào cản để đạt kết quả học tập tốt nhất. Theo William Arthur Ward

<i>“Người thầy tầm thường tường thuật. Người thầy tốt giải thích. Người thầy giỏithể hiện. Cịn Người thầy vĩ đại truyền cảm hứng”. Từ đó ta thấy việc truyền cảm</i>

hứng (gây hứng thú học tập cho học sinh, người học) là điều cực kì quan trọng và

<i>cần thiết. Bởi lẽ “Chúng ta không thể dạy ai làm bất cứ điều gì, chúng ta chỉ có thểgiúp họ khám phá điều đó” theo Galilei.</i>

Đứng trước sự chây ỳ và lười làm bài tập thực hành của học sinh, cũng như sựthiếu tích cực của học sinh học tập trong điều kiện thiếu thốn vật chất, giáo viên bộmôn đã không ngừng nghiên cứu những biện pháp, những giải pháp để khuyếnkhích học sinh, nâng cao hứng thú học tập nhất là đối với các bài thực hành, màkhông bỏ qua một bài học nào. Qua hai năm học 2022- 2023 và 2023-2024, tôi đã

<i><b>nghiên cứu “Áp dụng biện pháp dạy học tích cực vào giảng dạy bộ mơn Mỹthuật, chương trình giáo dục phổ thông 2018, giúp học sinh trườngTHCS&THPT Bá Thước nâng cao hứng thú làm bài thực hành” và đã có những</b></i>

kết quả khả quan vượt trội so với những năm học trước đây. Bài làm của các emđược nâng cấp dần từ “đối phó” sang “tự giác”, từ chất lượng thấp sang chất lượngcao, trở thành sản phẩm trưng bày, báo cáo của bộ mơn và các hoạt động ngoạikhóa của nhà trường. Đề tài hứa hẹn sẽ giúp chúng tơi có được giải pháp tốt hơn

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

trong công việc giảng dạy bộ môn Mỹ thuật ở trường THCS & THPT Bá Thướccũng như tài liệu trực quan chia sẻ với đồng nghiệp.

<b>1.2. Mục đích nghiên cứu</b>

Nhằm góp phần giáo dục học sinh ý thức chủ động tư duy về vấn đề đối diệnvới bản thân, biết cách tổ chức giải quyết được vấn đề theo khả năng tốt nhất củamình. Tăng cường sự hợp tác, năng lực phản biện, đoàn kết trong giải quyết vấn đềhọc tập và đời sống. Vận dụng nội dung học tập vào hoạt động thực tiễn, phát huycao vai trò và năng lực người học bằng điều kiện vốn có từ mơi trường học tập,mơi trường sống.

<b>1.3. Đối tượng nghiên cứu</b>

Các phương pháp tổ chức học tập tích cực, nâng cao chất lượng bài thựchành Mĩ thuật cho học sinh THCS trong chương trình sách giáo khoa phổ thông

<i>2018 (Chân trời sáng tạo)</i>

<b>1.4. Phương pháp nghiên cứu</b>

<i>1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận</i>

Dựa trên nghiên cứu các tài liệu, sách báo, các SKKN đã từng đạt giải, cácđề tài khoa học nghiên cứu về lĩnh vực Phương pháp dạy học tích cực

Một số sách viết về Các phương pháp dạy học tích cựcChương trình bồi dưỡng thường xuyên bộ môn Mỹ thuật Đề tài đạt giải B cấp tỉnh của tác giả từ năm học 2020 - 2021.

<i>1.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn</i>

Điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin, nghiên cứu tâm lí, khả năng họchiểu và động cơ học tập của học sinh ở một số trường học.

Nghiên cứu mức độ tiếp cận xử lí tình huống học tập hiện đại của học sinh(Học qua internet, máy chiếu powerpoint, học qua hoạt động thực tế, ...).

Khảo sát nhận thức về chương trình giáo dục đổi mới, mức độ hứng thú đốivới các bài thực hành của học sinh .

Căn cứ vào các tài liệu tập huấn chuyên môn, Bồi dưỡng thường xuyên củagiáo viên và tình hình học tập của học sinh tại địa bàn trường học.

Dựa vào một số sách của các nhà nghiên cứu viết về Phương pháp dạy họctích cực, một số đề tài khoa học nghiên cứu về lĩnh vực này...

Căn cứ mục tiêu của môn học Mỹ thuật bậc THCS, mục tiêu các chủ đề, bàihọc.

Việc dạy và học theo chủ đề bộ môn Mỹ thuật bậc THCS dạy học theo chủđề sẽ tạo sự hứng thú, tinh thần tích cực hơn cho học sinh trong quá trình tham giahọc tập. Giúp các em tiếp nhận được các nhiệm vụ dễ dàng hơn vì gắn liền vớithực tiễn cuộc sống. Mơ hình giáo dục theo chủ đề giúp các kiến thức trên sách vởtrở nên sinh động, dễ hiểu hơn. Điều này thúc đẩy học sinh nâng cao kỹ năng

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

tương tác, giao tiếp với nhau, đồng thời tạo nên tinh thần sôi nổi trong lớphọc. Đảm bảo cho các em giải quyết được mục tiêu bài học, các kỹ năng thẩm mỹcơ bản và nâng cao, tạo đà ứng dụng sâu vào cuộc sống. Là một mắt xích của hệthống giáo dục các môn học bậc THCS giúp học sinh phát triển một cách toàn diệnđồng đều các mặt Đức - Trí - Lao - Thể - Mỹ.

<b>2.2. Cơ sở thực tiễn</b>

<i><b>2.2.1. Thực trạng của vấn đề</b></i>

Trường THCS & THPT Bá Thước là một trường học có hai cấp học thuộckhu vực miền núi, đóng tại địa bàn thơn Đủ, xã Lũng Niêm, huyện Bá Thước.Trường học có nhiều lứa tuổi học sinh khác nhau và những biểu hiện đặc trưng ởhai giai đoạn Thiếu niên và Thanh niên từ 12 đến 18 tuổi. Có 95% là con em dântộc Thái, khoảng 5% là con em dân tộc Kinh và Mường. Học sinh tồn trường gồmcó 897 em chia đều 19 lớp trong đó khối THCS gồm 200 em với 7 lớp. Các em họcsinh đa phần thích học mơn nghệ thuật song bản thân khơng có nhiều điều kiện tốtnhư các bạn ở vùng kinh tế phát triển, ví như đầy đủ chất liệu đồ dùng học tập nhưcác loại giấy, màu, bút vẽ, bảng pha màu, cặp vẽ và được sử dụng smartphone,ipad riêng để truy cập nguồn tài liệu phong phú trên mạng, trao đổi thông tin kếtnối khi cần. Vì vậy các em thường học theo lối khắc phục bằng điều kiện học cơbản nhất, là học trên tivi kết nối của nhà trường trong mỗi tiết học, vẽ trên giấy A4,sử dụng các màu thơng dụng như sáp màu, chì màu, màu dạ, hiếm hoi có thêm HSsử dụng màu Wat, Acrylic. Đó cịn chưa kể đến gặp khó khăn lớn ở những bài thựchành khó hơn như nặn tượng đất sét hay tạo nhân vật 3D bằng dây thép, thực hànhtiếp cận tranh sơn mài… Vì đang trong giai đoạn đầu tiếp cận kiến thức hoàn toànmới, ở phần bài tập thực hành, các em chưa biết khai thác những chất liệu làm bàicũng như cách thức tổ chức làm bài sao cho giảm bớt áp lực và hiệu quả.

Bên cạnh đó, với sự khủng hoảng tâm lý và sự tác động quá mạnh mẽ từkhoa học công nghệ khiến học sinh ở lứa tuổi dậy thì chưa hồn tồn thích nghi vàxử lý kịp các thông tin mang tới nên việc vượt qua giai đoạn này để trưởng thànhan toàn và theo kịp với nhận thức thời đại thực sự là một cuộc chiến đối với giađình, nhà trường và chính các em. Nhiều giáo viên bộ môn sau một số giờ dạyphàn nàn về thái độ học tập và ý thức học tập của học sinh, phản ánh về thời lượngchương trình có một số bài khá nặng so với năng lực học sinh ở địa phương. Hayhọc sinh không chịu học bài cũ, làm bài tập trên lớp dù Giáo viên đã dùng nhiềuphương pháp…v..v… và đối với môn Mĩ thuật của tơi cũng có ít nhiều sự đồngcảm trong tâm sự đó. Có những em học sinh nghe theo dụ dỗ của bạn thường tìmcớ xin ra ngồi sớm tụ tập chuyện phiếm, hút thuốc, cố ý vào lớp muộn, chốn làmbài hoặc nhờ bạn khác làm thay. Thậm chí cịn ép bạn yếu thế (có năng lực, hiềnlành) làm cho mình, số nhây ỳ khác có hiện tượng “mua bài kiểm tra” ….

Trước những chiêu trò đi lệch quỹ đạo của bộ phận nhỏ tiêu cực trong hệthống học tập, giáo viên bộ môn luôn phải nhạy bén sát sao, cảm nhận học sinh rõnét, có sự trao đổi kết nối với môi trường sống và sinh hoạt của các em để đánh giáthảo luận với gia đình, đồng nghiệp và tìm hướng khắc phục.

<i><b>2.2.2. Thực trạng chương trình - Sách giáo khoa</b></i>

Trong thuyết tiến hóa vũ trụ, chúng ta đều biết rằng chỉ có vươn tới sự hồnhảo cũng như khơng có gì là tuyệt đối, mọi giá trị kiến thiết phù hợp nhằm để phục

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

vụ đời sống tốt hơn. Sách giáo khoa cũng không ngoại lệ, bản thân chở nặng ý thứchệ giáo dục quốc dân, giáo dục thời đại có tính định hướng lâu dài nên SGK vừa cótính định hướng và tầm nhìn xa về thời đại vừa thực tế khoa học, linh hoạt thíchnghi. Nên có thể phù hợp với khơng gian giáo dục này ở giai đoạn này, nhưng sẽđược cập nhật cải biên và đổi mới ở giai đoạn khác nhằm thích ứng với bối cảnh

<i>thế giới và đất nước. Bởi vậy, có thể chúng ta thấy hiện tại bài học Tạo hoạt cảnhngày hội, Tạo nhân vật bằng dây thép” (lớp 6); tiếp cận tranh sơn mài, đắp tượng,khắc gỗ (lớp 8) với thời hạn ngắn (2 tiết) và đi tìm vật liệu để được thực hành... là</i>

những nội dung hơi quá sức với học sinh vốn thể trạng đang ngày một trẻ hóa cộngvới thị trường chưa dễ cung ứng đủ ...thì khó khăn đó cũng chỉ mang tính chất tạmthời. Khi giáo viên và học sinh tìm được những giải pháp phù hợp, chúng ta sẽ giảiquyết được vấn đề đơn giản hơn.

Hiện tại, ngành giáo dục đã dần hồn thiện việc cập nhật chương trình SGKmôn Nghệ thuật tới các cấp phổ thông và bổ sung bộ mơn sang bậc THPT. Đối vớichương trình SGK bậc THCS, tới năm học 2023-2024 này, các em đã được làmquen với chương trình đào tạo SGK 2018 tới lớp 8. Riêng lớp 9 vẫn cịn họcchương trình SGK cũ cho đến hết năm nay. Như vậy chúng ta đã đi qua 3 năm họccập nhật chương trình sách giáo khoa mới. Với rất nhiều háo hức và bỡ ngỡ cũngnhư khơng ít khó khăn cho cả thầy và trị.

Với thiết kế mơ típ bài học của SGK Mỹ thuật trước năm 2018, các bài được

<i>phân loại thành 4 phân mơn: Vẽ trang trí, vẽ theo mẫu, vẽ tranh đề tài và thườngthức mỹ thuật thì ở chương trình SGK phổ thông 2018 lại phân bổ nội dung họctheo nhóm chủ đề. Thơng thường mỗi lớp học 5-6 chủ đề, mỗi chủ đề có từ 3-4 bài,</i>

sự trình bày SGK không như mô tip thứ tự từ bài 1 đến bài 30 để Giáo viên và họcsinh dễ ghi số tiết tương ứng với số bài mà luôn phải lặp lại thao tác ghi số bàitrùng nhau, do SGK phân bổ theo Chủ đề. Thực chất cách trình bày nhóm chủ đềtrên SGK, theo tơi trải nghiệm và suy nghĩ, việc học theo chủ đề và nhóm bàithuộc chủ đề rất thú vị, nhưng cách trình bày vị trí bài học, nhóm bài học gây ra sựkhó khăn thiếu nhất quán và xuyên suốt cho người dạy và người học. Cụ thể là, têncác chủ đề cần được đánh số thứ tự để dễ tìm kiếm dễ kiểm sốt; số tiết theo kếhoạch dạy học (KHDH) thì tăng dần theo học kỳ nhưng số bài 1, 2, 3, 4 ở mỗi chủđề lại ln lặp lại. Ví dụ đơn cử sơ đồ phân bổ cấu trúc bài học trong SGK Mỹthuật 6 (Bộ sách Chân trời sáng tạo) như sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<i>H1. Sơ đồ bài học SGK Mỹ thuật 6 – Chân trời sáng tạo</i>

Nhìn vào sơ đồ chúng ta thấy có sự chung chung khi đưa các chủ đề vànhóm bài học lên sơ đồ, từ thực tế dạy học, giáo viên và học sinh muốn kiểm sốthoặc truy bài cũng có ít nhiều khó khăn cho tư duy nhận biết về vị trí chủ đề, vị tríbài học cụ thể. Vì chủ đề khơng có vị trí số nên phải đọc hết tên chủ đề mới tìmđược bài cần tìm, mà vào chủ đề lại lặp lại bài 1, bài 2 như chủ đề trước (phần chữmàu đỏ ở sơ đồ H.1). Khiến cho người học có cảm giác ghi lặp lại nên rất lủngcủng. Chưa nói thêm phần giáo viên thường ghi thêm số tiết theo KHDH (PPCT)để khớp với các hồ sơ dạy học liên quan (Sổ đầu bài, sổ báo giảng, bảng dạyhọc…) sẽ còn lặp lại nhiều, gây ra sự thiếu logic và loanh quanh cho lúc dạy - họcvà thiếu sự thông suốt cho lúc ghi chép, thiếu khoa học. Khiến vở ghi của các emthêm một thao tác rườm rà mới có thể nhận biết bài đang học ở vị trí nào. Nếukhơng ghi rõ tên chủ đề ở các bài học tiếp theo trong nhóm chủ đề thì bài 1 này sẽ

<i>trùng bài 1 ở chủ đề kia. Chúng ta thử so sánh với một giả thiết tác giả đề tài đưa</i>

ra và quan sát phần chữ + số màu tím dưới đây:

<i>H2. Giả thiết sơ đồ bài học SGK Mỹ thuật 6 – Chân trời sáng tạo</i>

Chúng ta sẽ định hình rõ ràng hơn vị trí các bài học, các nội dung của cuốnsách, và học sinh khi ghi vở cũng dễ nhận biết thứ tự bài học hơn. Điều này khơngảnh hưởng gì đến nhóm chủ đề mà mang tính tổng quát logic, dễ tư duy bố cục bàihọc và dễ nhóm bài vào từng chủ đề hơn, không bị nhầm lẫn (bị rối) do lặp lại sốbài giống nhau.

<i><b>2.2.3. Về phía giáo viên</b></i>

Mơn Nghệ thuật là một môn học đặc thù trong trường học, với số lượng thờigian lên lớp ít hơn so với các mơn học cịn lại nên định biên thường là 01 giáo viên/ đơn vị trường học. Đối với khối lớp 9 thời gian này các em có nhiệm vụ ôn thi tốtnghiệp nên thời lượng học các môn văn hóa tăng lên. Do đó các mơn đặc thù đượccắt giảm 1 học kỳ, giáo viên có những thiệt thịi như là thời gian tương tác với họcsinh ít hơn. Tuy nhiên, chính bởi tính chất đặc thù của mơn như vậy nên giáo viênmôn Nghệ thuật thường được kiêm nhiệm các cơng việc mang tính chất phong tràonhư Tổng phụ trách Đội, Bí thư đồn Thanh niên. Cơng việc đó logic với mơn học

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

Nghệ thuật, có tính cộng hưởng tốt, hỗ trợ sự phát triển song hành và giải quyếtcác vấn đề tiêu cực nảy sinh ở hai lĩnh vực

Do vậy, để hoàn thành mục tiêu mơn học một cách hiệu quả giáo viên phảitích cực đồng hành cùng học sinh hơn trong cách cảm, cách nghĩ và hành động củacác em. Thơng qua đó hướng các em hoàn thành mục tiêu bài học, nắm chắc hệthống kiến thức các chủ đề Mỹ thuật THCS từ cơ bản đến nâng cao. Bắt đầu từkiến thức lớp 6, để dù trong hoàn cảnh nào các em cũng có thể vận dụng nhữngkiến thức đó phục vụ đời sống của mình tốt hơn. Tạo một bước đệm vững chắc đểtiếp nhận kiến thức Mỹ thuật bậc THPT, có tầm nhìn sang đào tạo chun nghiệp(bậc Đại học)

<i><b>2.2.4. Thực trạng về học sinh </b></i>

Học sinh trường THCS&THPT Bá Thước cũng như các lứa tuổi đồng niênkhác, các em trưởng thành theo sự phát triển của đất nước, theo văn hóa địaphương và nơi văn hóa gia đình tại thơn bản. Trường học là nơi gắn bó giáo dụccác em một nửa thời gian thời niên thiếu, với sự chỉ đạo của nhà trường và tâmhuyết của giáo viên, các em đã rèn luyện trau dồi tiến bộ và dần trưởng thành theonăm tháng. Nhưng cũng cũng chính sự bùng nổ của công nghệ thông tin mà chủyếu là tác động xấu từ internet, smartphone, các trò chơi (ứng dụng) cuốn các emdần xa rời lao động, rời xa thực tế, đi ngược nguyên lý phát triển của lồi người.Trong khi cái nhìn từ thực tế có phần khác xa với thế giới ảo trong internet, nhất làcác phần mềm (đường link) độc hại, tiêm nhiễm tư tưởng phản động tinh vi. Đúngra, học sinh được quan sát nhận thức từ thực tế (thực tế quan), nhân sinh quan dẫnđến ý thức nhận thức và sáng tạo trong hiện thực rồi sáng tạo trên phần mềm vitính (thế giới ảo). Nhưng rõ ràng, các em lại thường đi ngược nguyên lý này, phụthuộc internet (thế giới ảo) hơn là khai thác thông tin, kiến thức từ thực tế. Chínhthói quen này dẫn đến học sinh thêm khủng hoảng và lười thực hành, thậm chí làphát triển lệch lạc do chán nản hoặc ngộ độc bởi thông tin trên internet. Đó là mộtrào cản to lớn đối với mơn học đậm cảm xúc nghệ thuật và thực hành như môn Mĩthuật. Cứ đến mỗi tiết thực hành là học sinh ngồi yên hoặc tìm lý do để nghịchngợm một điều gì đó, để qua giờ thực hành, hoặc xin “hoàn thành bài tập vào tiếtsau, tiết sau nữa, …” Nếu giáo viên thỏa hiệp, các em sẽ sẵn sàng quên ngay bàihọc.

Do tác động ngược và kỹ năng xử lý mặt trái của vấn đề kém khiến nhiều họcsinh rẽ hướng sang chiều sống ngược lại như nghiện game, sa đà các trò chơi điệntử nạp tiền trên internet, hút thuốc lá (điện tử, thuốc lá tẩu, thuốc lào…) để tập“làm người trưởng thành”. Thậm chí uống rượu, nói tục chửi thề, đánh nhau gâymất trật tự an ninh xã hội và lười biếng học bài, bỏ bài thi, bài kiểm tra thậm chí bỏhọc theo đám bạn khơng cùng độ tuổi la cà ngoài quán xá …

Trước thực trạng trên, chúng tôi muốn giúp học sinh bị tiêu cực có động lựchọc tập chăm chỉ và giúp học sinh khó khăn có thể học tập một cách tốt nhất trongđiều kiện khắc phục khó khăn - thơng qua đó các em được học trọn vẹn bài họccủa mình theo cách học chất lượng, ít chi phí mà hiệu quả đưa lại không nhỏ.

Trước tiên, tôi tiến hành khảo sát mức độ đầu tư của học sinh trong học tập

<i>môn Mỹ thuật, cụ thể là phương tiện màu sắc (Tổng hợp số liệu từ phiếu Khảo sát)</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<i>Bảng 1. Khảo sát đồ dùng học tập môn Mỹ thuật của học sinh</i>

<i><b>Trường THCS & THPT Bá Thước, đầu năm học 2023 – 2024 </b></i>

Khảo sát về mức độ hứng thú của học sinh ở một số trường học để biết độnglực học tập của các em lớn đến đâu cũng như khai thác các lý do dẫn đến sự không hứng thú trong thực hành Mỹ thuật đến từ những phương diện nào

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<i>H.3.Phiếu khảo sát lớp 6 đầu năm họcH.4.Phiếu khảo sát lớp 6 cuối năm học</i>

<i>H.5. Phiếu khảo sát lớp 7H.6. Phiếu khảo sát lớp 8</i>

Khảo sát thực trạng làm bài thực hành của học sinh tại một số trường trênđịa bàn. Kết quả đưa lại tương ứng với các mức độ như ở trường THCS & THPTBá Thước (Thực hiện như khảo sát của năm học 2022 - 2023)

<b>1 Không làm bài tập thường xuyên</b>

<b>2 Làm bài tập thường xuyên nhưng chất lượng </b><sub>thấp (Chưa đạt) </sub> 6 <i><b>1,0</b></i>

<b>6 Làm bài tập khó với nhóm nhiều người (1 tổ)</b> 52 <i><b>85,3</b></i>

<i>Bảng 3. Khảo sát thống kê mức độ học tập của học sinh khối 7, cuối năm học 2022 – 2023. Trường THCS & THPT Bá Thước.</i>

Qua bảng thống kê và phiếu khảo sát cho thấy đối với phần làm bài tập thựchành, dù đã trải qua năm thứ 2 trải nghiệm chương trình sách giáo khoa mới nhưnghọc sinh lớp 7 chưa hồn tồn thích ứng và chủ động trong học tập. Vẫn có em

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

chưa đạt ở một số bài thực hành. Bên cạnh đó, về phần hoạt động nhóm một số nhỏhọc sinh còn chưa quan tâm, ý thức chưa tốt nên kết quả hoạt động chưa cao.

Nguyên nhân là do học sinh chưa chủ động tìm hiểu kiến thức bài học, chưanắm rõ bản chất vấn đề học tập, chưa xác định rõ vai trị chủ đạo của mình và thiếumạnh dạn tự tin trong học tập cũng như trong giao tiếp .

Từ thực trạng trên, tôi đã chú trọng cải tiến cách giảng dạy, đặc biệt là ápdụng các biện pháp dưới đây. Qua thực tế vận dụng các biện pháp này, chúng tôiđã đạt được một số thành quả nhất định. Tôi xin đưa ra giải pháp như sau.

<b>2.3. Giải pháp tổ chức thực hiện</b>

Bản chất của “Dạy học chủ đề” là phương pháp dạy học tích hợp nhiều lĩnhvực, nhiều bài học có cùng xu hướng tạo thành chuỗi chủ đề để giải quyết mục tiêulớn mà chuỗi tạo thành. Sự logic này có tính hệ thống, cấu thành theo cách xâydựng và quy nạp chương trình đào tạo người học lên cao dần. Chụm lại ở đỉnh mụctiêu mà thành quả là người học đạt được những phẩm chất tích cực, chủ động, biếttư duy phản biện, tự tin giải quyết bất cứ vấn đề nào về cơ bản, nâng cao và ứngdụng vào thực tiễn. Có thể phát triển sang hướng chuyên nghiệp hoặc kết thúc ởđỉnh cao của chuỗi học tập cơ bản (THPT). Cách thức này rất tiên tiến, phù hợpvới nhu cầu thực tiễn đào tạo con người hiện đại và thể hiện rõ trong chương trìnhSGK mới.

Để truyền tải chương trình dạy học với chuỗi chủ đề của các lớp bậc THCS,Bên cạnh việc linh hoạt kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy tích cực, phù hợpvới mơi trường học tập của học sinh như phương pháp làm việc nhóm, tổ chức trịchơi để giải quyết tình huống học tập, các kỹ thuật dạy học Ổ bi, KWL, Khăn trảibàn, kỹ thuật hợp tác, công não… Bản thân tôi trước giờ dạy cũng giành nhiều thờigian chuẩn bị cho tài liệu, thiết kế giáo án, trực quan. Linh hoạt tổ chức không gianlớp học sao cho phù hợp, tạo điều kiện cho học sinh có nhiều thời gian để vận dụngthực hành. Cụ thể như sau:

<i><b>2.3.1. Giải pháp 1. Giáo viên và học sinh cùng xây dựng kế hoạch dạy học(KHDH), ký kết các bản “hợp đồng làm việc” với học sinh trong một số giaiđoạn quan trọng của tiến trình học tập.</b></i>

<i>2.3.1.1. Hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch dạy học</i>

Trước mỗi năm học, khoảng thời gian tháng 9, các giáo viên bộ môn thườnglàm kế hoạch dạy học trong năm học đó. Hoạt động này được diễn ra thườngxun mang tính chất định hướng giáo dục bộ mơn, được xem như một văn bảncam kết hợp đồng dạy học giữa giáo viên và Nhà trường. Thường thì chỉ mình giáoviên bộ mơn tự hồn thành hồ sơ này nhưng tới hai năm học gần đây, vào cuối mỗinăm học tôi thường cho học sinh tiếp cận với chương trình sách giáo khoa của nămtới cũng như chia sẻ qua kế hoạch dạy học vào đầu năm tiếp theo. Sang đầu nămhọc tơi cơng khai trình chiếu sơ mi KHDH cho HS, yêu cầu học sinh cùng đónggóp ý kiến mong muốn tổ chức hình thức học tập nào đối với từng chủ đề bài học.Có thể đó chỉ là động thái “tiếp cận” đề làm quen dần với chương trình mới, tácđộng đến thế giới quan các em khi thơng tin được trình chiếu trên powerpoint vàkhảo sát hoặc phỏng vấn trực tiếp, có thể các em chưa hồn tồn để tâm hết, nhưngbằng tiềm thức nào đó đã hình thành tư duy về chương trình và bài học. Tự ý thứccác em sẽ lưu lại thông tin và não sẽ xử lý thông tin khi tiếp nạp thêm các lệnh

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

tương tự trong thời gian học tập tiếp theo. Phương pháp này là bước đệm cho họcsinh, cũng mang tính chất định hướng cho giáo viên khi được lắng nghe ý kiến xâydựng của học sinh.

Với việc khuyến khích học sinh cùng tham gia xây kế hoạch dạy học(KHDH) dự thảo bằng phương pháp trình chiếu Powerpoint, giáo viên có điều kiệnphỏng vấn học sinh về mong muốn cách thức tổ chức những bài học khó như thếnào. Từ cách tổ chức khơng gian lớp học, chuẩn bị thiết bị đồ dùng dạy – học, cáchthức hoạt động nhóm hay độc lập trong tiết học đó… Dựa trên những đóng gópchủ quan của học sinh, giáo viên nghiên cứu xây dựng kế hoạch dạy học cụ thể vàthực tế hơn. Cũng qua đó, học sinh được củng cố quyền được tham gia, được nângtầm chủ động, thêm tự tin tự giác hơn với việc học của bản thân. (H.9).

<i>H.9. Cùng Học sinh xây dựng</i>

<i>Kế hoạch dạy học bộ môn Mỹ thuật<sup>H.10. Nghiên cứu Mục tiêu bài học</sup>khi chuẩn bị bài.2.3.1.2. Hướng dẫn học sinh tư duy chủ đề học tập, đặc biệt quan tâm phầnmục tiêu cần đạt và giải pháp thực hiện ở mỗi bài học.</i>

Trong bộ môn Mỹ thuật, thầy và trị Trường THCS&THPT Bá Thước lnnhất qn quan điểm cho rằng sách giáo khoa và tiêu mục của bài học là từ khóa,là cầu nối. Từ đó dẫn dắt học sinh đi tìm các nhánh, các khía cạnh của vấn đề và

<i>“Mục tiêu bài học” (Yêu cầu cần đạt) là chiếc mỏ neo mà học sinh cần bám vào đó</i>

(H.10). Tức là, khi học đến bài học nào, giáo viên giao nhiệm vụ chẩn bị cho họcsinh, yêu cầu học sinh bám vào yêu cầu cần đạt để sưu tầm tư liệu hoặc chuẩn bịthiết bị tư liệu cho bài học - cho các hoạt động học của mình. Như vậy sẽ giúp tiếthọc giải quyết hiệu quả vấn đề bài học hơn, chụm và sâu sát mục tiêu hơn. Thôngqua các bài học sẽ quy nạp lại chủ đề, từ các chủ đề (= từ khóa) diễn giải ra các bàihọc, các tiêu mục, các kỹ năng giải quyết từng tiêu mục, từ đó giải quyết được mụctiêu bài học. Cũng thơng qua đó, giáo viên và học sinh đánh giá được sản phẩmcủa quá trình học tập đạt ở mức độ nào.

Phương pháp này xuyên suốt quá trình học tập của học sinh nhưng khôngbao giờ gây nhàm chán, giúp học sinh giải quyết được vấn đề học tập của mìnhmột cách ngắn gọn nhất, con đường lĩnh hội kiến thức thêm thú vị và đơn giản vìngười chinh phục mục tiêu luôn đi đúng hướng.

</div>

×