Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Một số biện pháp quản lý thiết bị dạy học ở trường THPT thạch thành 2, tỉnh thanh hóa đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.33 KB, 22 trang )

MỤC LỤC

STT

Tiêu đề

Trang

1.
1.1
1.2
1.3

MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu

1
1
2
2

1.4

Phương pháp nghiên cứu

2

2.


NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

3

2.1

Cơ sở lý luận về quản lý thiết bị dạy học ở trường THPT đáp
ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018.

3

2.2

Thực trạng quản lý thiết bị dạy học ở trường THPT Thạch
Thành 2, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa đáp ứng
chương trình giáo dục phổ thơng 2018.
2.3 Một số giải pháp quản lý thiết bị dạy học ở trường THPT
Thạch Thành 2, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa đáp ứng
chương trình giáo dục phổ thơng 2018.
2.3.1 Bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân
viên và học sinh về vai trò, tác dụng của TBDH trong việc
nâng cao chất lượng dạy và học đáp ứng chương trình giáo
dục phổ thơng 2018.
2.3.2 Quản lý việc mua sắm, trang bị TBDH đủ về số lượng, đảm
bảo về chất lượng đáp ứng chương trình giáo dục phổ thơng
2018.
2.3.3 Quản lý việc sử dụng TBDH đáp ứng chương trình giáo dục
phổ thông 2018.
2.3.4 Quản lý việc bảo quản, bảo dưỡng TBDH đáp ứng chương
trình giáo dục phổ thơng 2018.

2.3.5 Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý TBDH.
2.3.6 Quản lý cơng tác xã hội hóa CSVC, TBDH phục vụ cho hoạt
động dạy học, giáo dục đáp ứng chương trình GDPT 2018
2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo
dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
3

2
3
12

13
12
14
15

17

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

3.1

Kết luận

18

3.2

Kiến nghị


19
1


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục nước ta những năm gần đây đang thực hiện những bước đi đột
phá, đổi mới toàn diện. Cụ thể, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương
Đảng Cộng sản Việt Nam (khố XI) đã thơng qua Nghị quyết số 29/NQ-TW
ngày 4 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp
ứng yêu cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hố trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Quốc hội đã ban hành Nghị
quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 về đổi mới chương trình,
sách giáo khoa giáo dục phổ thơng, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo. Ngày 27 tháng 3 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
Quyết định số 404/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo
khoa giáo dục phổ thông. Ngày 26 tháng 12 năm 2018, Bộ GD&ĐT ban hành
thơng tư số 32/2018/TT-BGDĐT ban hành chương trình giáo dục phổ thông.
Một trong những nội dung yêu cầu đổi mới giáo dục đó là “Chuyển mạnh
q trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển năng lực và
phẩm chất người học; học đi đôi với hành; lý luận gắn liền với thực tiễn”.
Chương trình giáo dục phổ thơng mới hiện nay địi hỏi hệ thống cơ sở vật chất
nói chung và TBDH nói riêng ở các nhà trường phải đảm bảo, trường lớp phải
khang trang, thư viện phải đạt chuẩn Quốc gia, TBDH phải đầy đủ và hiện đại.
Các TBDH có ý nghĩa to lớn trong việc giúp cho giáo viên tổ chức các hoạt
động học tập nhằm phát huy tính tích cực, say mê học tập của học sinh, góp
phần nâng cao hiệu quả của việc dạy học. TBDH là một trong những điều kiện
cần thiết để giáo viên thực hiện được các nội dung giáo dục, giáo dưỡng và phát
triển trí tuệ, khơi dậy tố chất thơng minh của học sinh. Do đó để nâng cao chất
lượng dạy học trong các nhà trường thì cơng tác quản lý TBDH đang ngày càng

đóng vai trị rất quan trọng.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp quản lý
TBDH ở trường THPT Thạch Thành 2, tỉnh Thanh Hóa đáp ứng chương
trình giáo dục phổ thơng 2018” làm đề tài nghiên cứu góp phần nâng cao chất
lượng dạy học trong nhà trường, chuẩn bị các điều kiện CSVC, thiết bị dạy học
đáp ứng chương trình giáo dục phổ thơng 2018 bắt đầu triển khai từ lớp 10 năm
học 2022-2023.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng quản lý TBDH trong
nhà trường, đề xuất các biện pháp quản lý TBDH nhằm trang bị, bảo quản và sử
dụng hiệu quả TBDH đáp ứng chương trình giáo dục phổ thơng 2018, góp phần
nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THPT.
2


1.3. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp quản lý TBDH ở các trường Trung học Phổ thông huyện
Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa đáp ứng chương trình giáo dục phổ thơng 2018.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi chủ thể quản lý: Cán bộ quản lý nhà trường.
3.2.2. Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu biện pháp quản lý
TBDH đáp ứng chương trình giáo dục phổ thơng 2018.
3.2.3. Phạm vi về khách thể khảo sát: Công tác quản lý TBDH trường
THPT Thạch Thành 2, tỉnh Thanh Hóa.
3.2.4. Phạm vi về thời gian: Tiến hành điều tra nghiên cứu và sử dụng các
số liệu để phân tích thực trạng từ năm 2019 -2020 đến nay.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lý luận về quản lý TBDH đáp ứng chương trình giáo dục phổ
thơng 2018.
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản

a. Thiết bị dạy học (TBDH).
TBDH là hệ thống đối tượng vật chất và tất cả những phương tiện kỹ thuật
được giáo viên, học sinh sử dụng trong q trình dạy học, nhằm góp phần thực
hiện các mục tiêu dạy học.
b. Quản lý thiết bị dạy học.
Quản lý TBDH là một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động quản lý
nhà trường, do đó từ khái niệm quản lý và quản lý nhà trường ta có thể hiểu
quản lý TBDH là tác động có mục đích của chủ thể quản lý đến hệ thống TBDH
để xây dựng, trang bị, bảo quản và tổ chức sử dụng có hiệu quả các TBDH nhằm
nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.
Nói cách khác, quản lý TBDH là làm cho nó có mối liên hệ chặt chẽ với
giáo viên, với học sinh, với nội dung, với phương pháp dạy, phương pháp học
theo định hướng của mục tiêu giáo dục đào tạo đề ra.
2.1.2. Yêu cầu về CSVC và TBDH theo chương trình giáo dục phổ thơng 2018
Để thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng 2018, theo quy định tại
thơng tư 32/2018/TT-BGD ĐT ban hành chương trình giáo dục phổ thông tổng
thể, điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để triển khai chương trình gồm:
Địa điểm, diện tích, quy mơ nhà trường; khối phịng học tập; khối phòng hỗ trợ
học tập; thư viện; khối phòng hành chính quản trị; khu sân chơi, thể dục thể
thao; khối phụ trợ; khối phục vụ sinh hoạt; hạ tầng kĩ thuật và thiết bị dạy học
tối thiểu bảo đảm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ngồi ra trong
chương trình từng mơn học và hoạt động giáo dục đều nêu rõ yêu cầu cụ thể về
3


thiết bị dạy học. [7]
Các trường THPT cần xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường và chuẩn bị
cơ sở vật chất như: phịng học, phịng bộ mơn (xây dựng bổ sung thêm các
phịng bộ mơn cịn thiếu); hệ thơng sân chơi, bãi tập và các khu trải nghiệm; các
thiết bị thí nghiệm, thực hành, trong đó chú trọng thực hành giáo dục

STEM...Trong quá trình xây dựng các hoạt động học tập của học sinh bao gồm
hoạt động khám phá vấn đề, hoạt động luyện tập và hoạt động thực hành (ứng
dụng những điều đã học để phát hiện và giải quyết những vấn đề có thực trong
đời sống), được thực hiện với sự hỗ trợ của thiết bị dạy học, đặc biệt là CNTT
vào việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học như: áp dụng phương pháp
dạy học Lớp học đảo ngược, xây dựng cơ sở dữ liệu số; khai thác các thí nghiệm
mơ phỏng và các nguồn dữ liệu điện tử trên mạng; bồi dưỡng cho đội ngũ giáo
viên, nhân viên về công nghệ dạy học mới; xây dựng các quy định về quản trị
CSVC, TB&CN trong bối cảnh mới.
Để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới, Hiệu trưởng các
trường THPT cần chú ý các vấn đề sau đây:
- Bảo đảm yêu cầu tối thiểu 0,6 phịng/lớp. Có đủ các phịng học bộ mơn
phịng học bộ mơn Âm nhạc, phịng học bộ mơn Mỹ thuật, phịng học bộ mơn
Cơng nghệ, phịng học bộ mơn Tin học, phịng học bộ mơn Ngoại ngữ, phịng
Đa chức năng, phịng học bộ mơn Vật lý, phịng học bộ mơn Hố học, phịng
học bộ mơn Sinh học. Đặc biệt giảm tải sĩ số học sinh với lớp quá đông, cần
đảm bảo sĩ số lớp đúng quy định của Bộ GD&ĐT với THPT 45 học sinh/lớp trở
xuống.
- Trang bị đầy đủ các đồ dùng, vật dụng để minh họa bài giảng từ thủ
công đến ứng dụng Công nghệ thông tin như như tranh ảnh, mơ hình nhựa...,
tranh ảnh điện tử, mơ hình 3D để học sinh quan sát thuận lợi, sinh động hơn.
Chương trình mới sẽ tăng số lượng thiết bị dạy học để học sinh được thực hành
thí nghiệm nhiều, có trải nghiệm học tập tốt. Do vậy, các trường THPT cần
chuẩn bị đầy đủ TBDH sẽ giúp học sinh khơng phải học tăng ca, học sinh có thể
chia ca/nhóm học tranh thủ vào những khung giờ khác trong ngày.
- Điểm đổi mới quan trọng trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018
giáo viên sẽ cần nhiều các thiết bị dạy học đa phương tiện và Công nghệ thông
tin vừa là nội dung dạy học vừa là phương tiện dạy học trong dạy học hiện đại.
Tạo cơ hội cho học sinh được trải nghiệm thực tế, được nghe, nhìn, sờ, nắm,…
các đồ vật tượng trưng mà không phải chỉ qua sách vở.

- Đảm bảo hạ tầng kỹ thuật và TBDH phục vụ ứng dụng Công nghệ thông
tin hỗ trợ đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, kiểm tra đánh giá (bao
gồm kho học liệu số, bài giảng e-learning, phần mềm thiết kế bài giảng điện tử,
4


phần mềm mơ phỏng, thí nghiệm ảo và phần mềm dạy học); triển khai ứng dụng
Công nghệ thông tin phải thiết thực, có hiệu quả; xây dựng bài giảng e-learning,
ngân hàng câu hỏi trực tuyến, tư liệu, tài liệu, sách điện tử đóng góp vào kho bài
giảng e-learning, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến, kho học liệu số của
ngành và Hệ tri thức Việt số hóa…
- Cần chú ý đến việc sử dụng TBDH sẵn có, dễ tiếp cận với chi phí tối
thiểu. Sử dụng tối đa các thiết bị sẵn có thuộc danh mục thiết bị dạy học tối thiểu
theo quy định. Tăng cường sử dụng các vật liệu, cơng cụ gia dụng sẵn có, dễ tiếp
cận, chi phí rẻ và an tồn. Khuyến khích sử dụng các thiết bị dạy học tự làm.
- Đối với chương trình hiện hành, thiết bị căn cứ trên sách giáo khoa vì
chỉ có 1 bộ, cịn Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhiều bộ sách giáo khoa
nên thiết bị phải theo chương trình mơn học, khơng phải thực hiện theo sách
giáo khoa. Đối với các mơn học có nhiều TBDH cần sắp xếp và tổ chức lại việc
khai thác và sử dụng thiết bị cho phù hợp với các môn học.
- Thiết kế và định hướng xây dựng danh mục TBDH của Chương trình
giáo dục phổ thơng mới là kế thừa và sử dụng thiết bị đang có. Vì vậy, về cơ
bản, TBDH không thay đổi, chỉ thay đổi cách thức sắp xếp tổ chức lại ở các
phòng học bộ môn. Mặt khác, kế thừa những thiết bị đã có trên cơ sở rà sốt lại
thực trạng CSVC, TBDH của nhà trường, từ đó có kế hoạch duy tu, bảo dưỡng,
sửa chữa cho phù hợp với các môn học và điều kiện thực hiện. Chỉ mua sắm bổ
sung các TBDH còn thiếu và sắp xếp lại cho phù hợp với các mơn học, khơng
phải mua sắm lại tồn bộ. Việc mua sắm bổ sung cũng sẽ tính đến việc trang bị
các thiết bị hiện đại, ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học.
- Yêu cầu về CSVC, TBDH để thực hiện Chương trình giáo dục phổ

thơng 2018 cũng theo hướng mở và linh hoạt. Cụ thể là nhà trường khơng chỉ sử
dụng những CSVC, TBDH hiện có và đầu tư mua sắm mới mà còn khai thác và
tận dụng từ các nguồn lực xã hội. Ví dụ: khi thực hiện Hoạt động trải nghiệm,
hướng nghiệp có thể kết nối, mượn và sử dụng cơ sở vật chất của địa phương,
của địa điểm nơi tổ chức (trải nghiệm thực tế như tham quan, thực địa…), sử
dụng các thiết bị dạy học tự làm của giáo viên và của học sinh để phục vụ cho
việc tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp hiệu quả.
2.1.3. Yêu cầu về quản lý CSVC và TBDH theo chương trình giáo dục phổ
thơng 2018
Để công tác quản lý CSVC, TBDH trong dạy học, giáo dục theo Chương
trình giáo dục phổ thơng 2018 có hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định
số 1436/QĐ-TTg 29/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án đảm bảo cơ sở
vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn
5


2017-2025. Bộ GD&ĐT có Cơng văn số 428/BGDĐT-CSVC ngày 30/1/2019 về
thực hiện Đề án đảm bảo cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và
giáo dục phổ thông giai đoạn 2017-2025. Tiếp theo Thông tư số 01/2020
BGDĐT ngày 30/1/2020 Hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở
giáo dục phổ thông; Thông tư số 13/2020/BGDĐT ngày 26/5/2020 ban hành
Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ
sở, THPT và trường phổ thơng có nhiều cấp học; Thơng tư 14/2020/BGDĐT
ngày 26/5/2020 Quy định phịng học bộ mơn của cơ sở giáo dục phổ thơng;
Ngồi ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các Công văn số 3455/BGDĐTCSVC ngày 8/9/2020 về việc kiểm tra, rà soát cơ sở vật chất trường học đảm
bảo an toàn cho học sinh; Công văn số 1428/BGDĐT-CSVC TBTH ngày
7/4/2017 về việc tăng cường cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục mầm non,
giáo dục phổ thông; Công văn 2064/BGDĐT-CSVC ngày 23/5/2018 về việc
thực hiện các nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 3 và tháng 4 của Chính phủ;
Cơng văn số 3232/BGDĐT-CSVC ngày 31/7/2018 về việc thu thập thông tin về

nhà vệ sinh của các cơ sở giáo dục; Công văn số 4470/BGDĐT-CSVC ngày
28/9/2018 hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ cơ sở vật chất và thiết bị dạy học trong
các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và Công văn số 3712/BGDĐT-CSVC
ngày 24/8/2018 về việc hướng dẫn thực hiện rà soát, sắp xếp, tổ chức lại các cơ
sở giáo dục mầm non, phổ thông…
Trên tinh thần của các văn bản pháp lý ở trên, Chương trình GDPT 2018
đặt ra các yêu cầu quản lý CSVC, TBDH trong dạy học, giáo dục cơ bản đó là:
- Chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất trường lớp học, quản lý sử dụng
CSVC.
- Lập kế hoạch và tổ chức mua sắm thiết bị dạy học
- Lựa chọn sách giáo khoa và tài liệu tham khảo
- Tập huấn nhân viên, bồi dưỡng giáo viên
- Bảo quản và khai thác sử dụng thiết bị
- Huy động các nguồn lực để đầu tư CSVC, TBDH.
2.1.4. Định hướng TBDH cho các môn học, hoạt động giáo dục đáp ứng
chương trình GDPT 2018
Hiện tại, các trường THPT đang thực hiện Chương trình giáo dục phổ
thơng 2006, vì vậy các nhà trường phải đảm bảo TBDH tối thiểu được quy định
tại Danh mục TBDH tối thiểu cấp THPT ban hành theo Thông tư số
01/2010/TT-BGDĐT ngày 18/01/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chương
trình giáo dục phổ thơng 2018 cấp THPT thực hiện theo lộ trình: Năm học 20222023 đối với lớp 10; năm học 2023-2024 đối với lớp 11; năm học 2024-2025 đối
6


với lớp 12. Theo lộ trình thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ
Giáo dục và Đào tạo sẽ ban hành danh mục thiết bị tối thiểu cấp THPT và có
những hướng dẫn mua sắm trang bị phù hợp, kịp thời.
Chương trình các mơn học/hoạt động giáo dục trong Chương trình giáo
dục phổ thơng năm 2018 đều đã định hướng thiết bị để đảm bảo việc dạy học đạt
hiệu quả, có thể khái quát các ý cơ bản sau:

- Định hướng thiết bị dạy học, giáo dục trong chương Chương trình giáo
dục phổ thơng 2018 cấp THPT chú trọng đến các thiết thí nghiệm, thực hành: như
tranh ảnh, mơ hình, hiện vật, các mẫu vật về tự nhiên, sơ sồ, lược đồ, dụng cụ
quan sát tự nhiên, các linh kiện, dụng cụ, bảng tính, dụng cụ thực hành, thực địa,
các dụng cụ tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, giáo dục địa phương,
giáo dục thể chất, các phương tiện thiết bị này hướng tới việc đổi mới phương
pháp dạy học, chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều"
sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng
lực và phẩm chất ở người học.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và giáo dục,
với các yêu cầu về thiết bị như: Máy tính, Smart tivi, máy chiếu; CD, DVD;
Video; Thư viện digital chứa các kho tư liệu dạy học Lịch sử và Địa lí; Phần
mềm dạy học… Băng đĩa ghi các bài học trong Sách giáo khoa; Các phần mềm
ứng dụng, mạng Internet; Các phần mềm soạn thảo, trình chiếu, Phần mềm học
tập, phần mềm đồ hoạ, thiết kế, cơng cụ hoạt hình, mơ phỏng,...; Kho học liệu
số; máy in 3D; Phần mềm mô phỏng, thiết kế; Máy thu hình, đầu đọc đĩa, máy
chiếu vật thể, máy tính bỏ túi và các tài liệu dạy học dạng điện tử…
- Được trang bị đầy đủ các thiết bị có trong danh mục thiết bị dạy học
tương ứng với từng loại phịng học bộ mơn theo quy định của Bộ trưởng Bộ
GD&ĐT (Thông tư số 14/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 Ban hành Quy định
phịng học bộ mơn của cơ sở giáo dục phổ thơng, trong đó quy định về thiết bị
dạy học trong phịng học bộ mơn).
2.2. Thực trạng quản lý thiết bị dạy học ở trường THPT Thạch Thành 2,
huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa đáp ứng chương trình GDPT 2018.
2.2.1. Giới thiệu chung về nhà trường:
Thạch Thành là huyện Miền núi phía Bắc của tỉnh Thanh Hố, phía Đơng
giáp huyện Hà Trung, phía tây giáp huyện Cẩm Thủy và Bá Thước, phía nam
giáp huyện Vĩnh Lộc, cịn phía bắc giáp huyện Nho Quan (Ninh Bình) với diện
tích tự nhiên là 559.2 km2, là huyện có diện tích tự nhiên lớn thứ 7 của tỉnh, địa
hình phức tạp, trong đó 3/4 diện tích là đồi. Đất nơng nghiệp 45.998,99 ha,

chiếm tỉ lệ 82,26%.
7


Tồn huyện có 28 xã, thị trấn, trong đó có 2 thị trấn và 26 xã với 243 thôn,
khu phố.
Dân số tồn huyện 147.865 người, là huyện có dân số lớn thứ 10 của tỉnh,
mật độ dân số 245,6 người/km2, số người trong độ tuổi lao động 92.767 người,
chiếm 62,7% dân số. Huyện có hai dân tộc chủ yếu là dân tộc Kinh và Mường,
dân tộc kinh chiếm 53,2%, dân tộc Mường chiếm 45,7%, dân tộc khác chiếm
1,1%.
Trường THPT Thạch Thành 2 thành lập ngày 10 tháng 9 năm 1999 theo
quyết định số 1845/1999/QĐ-UB của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá với
nhiệm vụ giáo dục cấp THPT cho học sinh các xã vùng bên Thạch của huyện
Thạch Thành.
Thuận lợi
- Đội ngũ nhà giáo đảm bảo đồng bộ về số lượng và cơ cấu, tâm huyết,
tận tụy với nghề, có ý thức đầu tư chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học.
- Hoạt động giáo dục của nhà trường ngày càng ổn định và phát huy hiệu
quả trên nhiều mặt: chất lượng mũi nhọn, chất lượng đại trà, học sinh thi đại học
cao đẳng.
- Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo.
- Giáo dục nhà trường được sự ủng hộ tin tưởng của phụ huynh, học sinh,
đặc biệt Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh nhà trường luôn phối hợp tốt với nhà
trường trong mọi hoạt động.
- Cơ sở vật chất nhà trường được hoàn thiện theo hướng chuẩn hóa, hệ
thống sân chơi bãi tập được hồn thiện đáp ứng tốt yêu cầu.
Khó khăn
- Mặt bằng kinh tế, dân trí khu vực tuyển sinh cịn nhiều hạn chế, ảnh
hưởng đến việc nâng cao chất lượng giáo dục cũng như cơng tác xã hội hóa giáo

dục.
- Chất lượng tuyển sinh đầu vào cịn thấp so với u cầu chung. Tình
trạng học sinh học kém bỏ học còn nhiều.
2.2.2. Thực trạng quản lý thiết bị dạy học ở trường THPT Thạch Thành 2,
huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa đáp ứng chương trình GDPT 2018.
Trong những năm qua Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa, UBND huyện
Thạch Thành ln quan tâm, đầu tư, bổ sung cơ sở vật, thiết bị dạy học cơ bản
đảm bảo để nhà trường nâng cao được chất lượng dạy và học. Tuy nhiên thực
trạng về trang bị, quản lý, sử dụng, đầu tư, bảo quản TBDH vẫn còn nhiều bất
8


cập, chưa đầy đủ để đáp ứng triển khai chương trình GDPT 2018. Cụ thể: Cịn
thiếu về nhân lực quản lý, thiếu phịng học bộ mơn, TBDH cịn thiếu đồng bộ,
thiếu chủng loại cho các bộ mơn, cho các phịng thí nghiệm, nhất là các TBDH
đa phương tiện; cơng tác rà soát, mua sắm, chỉ đạo quản lý, sử dụng TBDH của
các nhà trường chưa được quan tâm đúng mức; kinh phí cho việc mua sắm, đầu
tư, sửa chữa trang TBDH thì hạn chế, chưa thường xuyên; việc bảo quản TBDH
còn nhiều bất cấp, chưa được quan tâm sát sao; việc sử dụng thiết bị trong giảng
dạy, trong các hoạt động giáo dục chưa thật hiệu quả; việc sử dụng CNTT vào
quản lý TBDH cịn hạn chế...
Mặt khác cơng tác quản lý TBDH chưa được quan tâm đúng mức, chưa có
những biện pháp tích cực trong cơng tác quản lý TBDH để nâng cao chất lượng
dạy và học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thơng mới.
2.3 Một số biện pháp quản lý TBDH ở các trường Trung học phổ
thông huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa đáp ứng chương trình giáo dục
phổ thông 2018
2.3.1. Biện pháp 1: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo
viên, nhân viên và học sinh về vai trò, tác dụng của TBDH trong việc
nâng cao chất lượng dạy và học đáp ứng chương trình giáo dục phổ

thơng 2018.
2.3.1.1. Mục đích biện pháp:
Bồi dưỡng nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của TBDH trong dạy
học, góp phần đổi mới phương pháp dạy học. Qua đó làm cho cán bộ, giáo viên,
nhân viên và học sinh hiểu được TBDH là điều kiện khơng thể thiếu cho việc
triển khai chương trình GDPT2018 nói chung và đặc biệt cho việc triển khai đổi
mới phương pháp dạy học hướng vào các hoạt động tích chủ động của học sinh.
Khi cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh hiểu rõ được vai trò, tác dụng của
TBDH thì họ khơng những có trách nhiệm trong việc sử dụng, bảo quản TBDH
mà họ còn tuyên truyền đến các lực lượng xã hội khác thấy được tác dụng đặc
biệt của TBDH từ đó tích cực đóng góp, hỗ trợ các nguồn lực nhằm nâng cao về
chất lượng và số lượng TBDH trong các nhà trường, từ đó nâng cao chất lượng
dạy và học trong giai đoạn hiện nay, đáp ứng chương trình giáo dục phổ thơng
2018.
2.3.1.2. Nội dung biện pháp:
- Nâng cao nhận thức về vai trò của TBDH và quản lý TBDH trong các
nhà trường.
- Mỗi cán bộ quản lý, giáo viên nhân viên cần có sự hiểu biết sâu sắc
những quy định trong các văn bản hướng dẫn của Bộ giáo dục và đào tạo, của
9


Sở giáo dục về công tác quản lý TBDH, các nhà trường cần phải cung cấp đầy
đủ các hệ thống văn bản hướng dẫn của cấp trên về công tác quản lý TBDH tới
CBQL, GV, NV để từ đó nâng cao nhận thức của họ trong việc quản lý, sử dụng,
bảo quản TBDH nâng cao chất lượng dạy học.
- Xây dựng chi tiết kế hoạch sử dụng, bảo quản TBDH đến từng nhóm
chun mơn, tổ chun mơn để từ đó khích lệ tinh thần sử dụng TBDH đến từng
cá nhân.
- Xây dựng kế hoạch giới thiệu các danh mục TBDH, kế hoạch học tập, trao

đổi kinh nghiệm với các trường có kinh nghiệm trong việc quản lý và khai thác
TBDH.
- Xây dựng các chế độ, chính sách đối với viên chức phụ trách TBDH;
tăng cường trách nhiệm và quyền hạn cho viên chức phụ trách TBDH.
2.3.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp:
Để nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, nhà
trường cần phải thực hiện được những công việc sau:
- Thường xuyên triển khai các văn bản pháp luật, các quyết định, chỉ thị,
hướng dẫn của các cấp liên quan đến vấn đề CSVC, TBDH để cán bộ, giáo viên,
nhân viên học tập, nhận thức đầy đủ, đúng đắn, kịp thời.
- Kịp thời cập nhật, giới thiệu các danh mục TBDH mà trường hiện có
hoặc mới được cung cấp.
- Tập huấn các phương pháp dạy học cải tiến có hiệu quả, trong đó phải
sử dụng TBDH.
- Trong kế hoạch năm học, nhà trường phải đưa ra những quy định về kể
hoạch sử dụng, bảo quản TBDH. Đây là một việc làm rất cần thiết cho cơng tác
quản lý, vừa bắt buộc, vừa khích lệ giáo viên phải sử dụng TBDH trong các giờ
lên lớp.
- Đầu năm học cho các tổ chuyên môn họp kiểm tra và tổng hợp những
tiết trong chương trình mơn học cần sử dụng TBDH để từ đó cán bộ phụ trách
thiết bị dựa vào đó để chuẩn bị thì hiệu quả sử dụng sẽ cao hơn. Đây cũng là cơ
sở để Ban giám hiệu nhà trường giám sát tốt hơn việc giáo viên có sử dụng
TBDH trong tiết dạy hay khơng.
- Tổ chức hội thảo thường xuyên công tác đổi mới phương pháp dạy học,
trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau về cách khai thác sử dụng TBDH có hiệu
quả trong công tác dạy và học.
2.3.2. Biện pháp 2: Quản lý việc mua sắm, trang bị TBDH đủ về số lượng,
đảm bảo về chất lượng đáp ứng yêu chương trình giáo dục phổ thông
2018.
10



2.3.2.1. Mục đích biện pháp:
Để thực hiện thành cơng chương trình giáo dục phổ thơng 2018 thì việc
mua sắm, trang bị TBDH đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng là một trong
những việc làm hết sức cần thiết ở các trường THPT. Vậy mục đích quan trọng
nhất của biện pháp này là mua sắm trang bị TBDH đầy đủ và đồng bộ theo yêu
cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018.
3.2.2.2. Nội dung biện pháp:
- Xây dựng kế hoạch mua sắm TBDH phù hợp nhu cầu sử dụng TBDH
trong năm học mới và lộ trình triển khai chương trình giáo dục phổ thơng 2018.
- Thực hiện mua sắm, bổ sung TBDH đảm bảo đủ về số lượng, tốt về chất
lượng, tính đồng bộ theo hướng hiện đại hố đáp ứng yêu cầu sử dụng của giáo
viên trong quá trình áp dụng chương trình giáo dục phổ thơng 2018. Thực hiện
tốt việc kiểm tra, theo dõi nguồn TBDH trong nhà trường hàng kỳ, hàng năm.
- Quản lý công tác tự làm TBDH của giáo viên, phát huy tính tự chủ của
giáo viên và học sinh trong việc sửa chữa và làm TBDH.
- Thực hiện đầy đủ công tác kiểm tra việc tiếp nhận, mua sắm trang thiết
bị. Xác định các thuận lợi và khó khăn trong việc mua sắm trang thiết bị, nếu
thấy cần thiết có thể điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với nguồn kinh phí, nhân
sự, nguồn cung cấp.
3.2.2.3. Cách thức thực hiện biện pháp:
Hàng năm, các trường THPT được Nhà nước trang bị TBDH nhưng vẫn
phải mua sắm mới để đáp ứng yêu cầu triển khai các hoạt động và giáo dục.
CBQL dựa vào kết quả kiểm kê TBDH vào cuối năm học, số thiết bị sẽ được
nhà nước cấp phát và đối chiếu với nhu cầu sử dụng TBDH trong năm học mới
đáp ứng triển khai chương trình giáo dục phổ thơng 2018 theo lộ trình để có kế
hoạch mua sắm TBDH của nhà trường:
- Đầu tư, mua sắm, tiếp nhận sách giáo khoa mới: Tuỳ thuộc vào điều
kiện thực tế của nhà trường, để đảm bảo đủ sách giáo khoa cho học sinh khối

lớp 10 trong năm học 2022-2023. Nhà trường tổng hợp nhu cầu mua sách giáo
khoa của học sinh trong năm học mới; công khai số lượng sách giáo khoa và
thông báo cho phụ huynh học sinh của nhà trường. Bên cạnh đó, nhà trường cần
phải xây dựng kế hoạch sử dụng nguồn kinh phí mua sách giáo khoa của Nhà
nước hoặc huy động cộng đồng để mua đủ bộ sách giáo khoa cho học sinh khó
khăn hoặc có chính sách cho học sinh mượn sách giáo khoa.
- Đầu tư, mua sắm, tiếp nhận thiết bị dạy học tối thiểu của từng mơn học:
Nhà trường cần rà sốt lại TBDH hiện có, chỉ mua sắm bổ sung các thiết bị dạy
học còn thiếu và sắp xếp lại cho phù hợp với các mơn học, khơng phải mua sắm
lại tồn bộ. Việc mua sắm bổ sung cũng sẽ tính đến việc trang bị các thiết bị hiện
11


đại, ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học.
- Phân cơng phụ trách: Người chủ trì, xây dựng kế hoạch mua sắm, bổ
sung TBDH là Hiệu trưởng của nhà trường và kế toán, giáo viên kiêm nhiệm.
Hiệu trưởng: Chỉ đạo chung, phê duyệt kế hoạch, nhà thầu…
Kế toán trường: Giám sát tài chính, ký duyệt chứng từ thanh tốn; Theo
dõi hạn mức kinh phí và cơng tác thanh, quyết toán trong đầu tư mua sắm; tham
mưu cho Hiệu trưởng.
Giáo viên kiêm nhiệm: Tham mưu, lập danh sách TBDH cần mua sắm
đáp ứng yêu cầu cho năm học tới (ưu tiên lớp 10 và thực hiện chương trình giáo
dục phổ thơng 2018).
- Kinh phí: Nguồn kinh phí của kế hoạch mua sắm, bổ sung TBDH từ
nhiều nguồn khác nhau: Kinh phí ngân sách nhà nước cấp, kinh phí thường
xuyên, kinh phí các chương trình mục tiêu; nguồn viện trợ, tài trợ, dự án trong
và ngoài nước do nhà nước quản lý (trừ trường hợp phải mua sắm theo yêu cầu
của nhà tài trợ); nguồn thu từ học phí, lệ phí được sử dụng theo quy định của
pháp luật; nguồn kinh phí từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ phúc lợi
của đơn vị sự nghiệp công lập; các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định. Vì

vậy, kế hoạch đầu tư mua sắm TBDH thực hiện công khai, theo trình tự, thủ tục
do pháp luật về đấu thầu và pháp luật có liên quan quy định.
- Thực hiện tốt việc kiểm tra, theo dõi nguồn TBDH trong nhà trường
hàng kỳ, hàng năm: Phó hiệu trưởng CSVC kết hợp với nhân viên thiết bị, kế
toán chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về việc theo dõi nguồn TBDH được
mua sắm bổ sung; có đầy đủ sổ nhập thiết bị, tổ chức kiểm kê định kỳ, theo dõi
số lượng TBDH bị hao mòn, đánh giá chất lượng và đề xuất phương án xử lý.
Tận dụng và khai thác các loại TBDH hiện có của các nhà trường, tập trung chủ
yếu vào việc mua sắm TBDH cần thiết nhất và đảm bảo chất lượng, đồng bộ khi
sử dụng. Sử dụng nguồn vốn tiết kiệm đúng mục đích và có kế hoạch bảo quản
chu đáo, phát huy tối đa vòng quay sử dụng phục vụ giảng dạy.
- Quản lý công tác tự làm TBDH của giáo viên, phát huy tính tự chủ của
giáo viên và học sinh trong việc sửa chữa và làm TBDH: Các trường chủ động
phối hợp với Cơng đồn và đồn thanh niên phát động phong trào xây dựng tư
liệu dạy học, làm TBDH trong giáo viên và học sinh, nhằm thu hút sự tham gia
của mọi thành viên trong nhà trường giúp tăng cường nguồn TBDH phù hợp; chỉ
đạo xây dựng kế hoạch làm TBDH theo tổ chuyên môn đến từng cá nhân giáo
viên, mỗi tổ chun mơn phải có một TBDH tự làm nộp cho nhà trường vào
cuối năm học sau khi đã được đánh giá, bình chọn từ TBDH tự làm của giáo
viên; xây dựng các quy chế trong việc làm TBDH, có chế độ khen thưởng kịp
thời đúng lúc nhằm phát huy được tính chủ động của giáo viên đối với hoạt động
12


làm TBDH.
2.3.3. Biện pháp 3: Quản lý việc sử dụng TBDH đáp ứng chương trình giáo
dục phổ thơng 2018.
2.3.3.1. Mục đích biện pháp:
Trong nhà trường bên cạnh việc mua sắm TBDH để phục vụ cho việc dạy
và học đáp ứng yêu cầu mới hiện nay thì việc sử dụng TBDH trong các tiết dạy

là hết sức cần thiết. Nhưng sử dụng như thế nào cho đúng, cho phù hợp môn học
nâng cao hiệu quả tương tác giữa giáo viên và học sinh, nâng cao chất lượng giờ
dạy mới là quan trọng. Vậy mục tiêu của biện pháp này khai thác tối đa hiệu quả
sử dụng TBDH sẵn có, hạn chế tình trạng “dạy chay”, “học chay”.
2.3.3.2. Nội dung biện pháp:
- Chỉ đạo việc xây dựng nội quy, kế hoạch sử dụng TBDH trong các nhà
trường ngay từ đầu năm học.
- Phân cấp trong ban quản lí và xây dựng lề lối làm việc sử dụng TBDH
có hiệu quả.
- Tổ chức các hoạt động tổ, nhóm chun mơn nhằm thúc đẩy phong trào
sử dụng TBDH. Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá việc sử dụng TBDH của
giáo viên và học sinh.
2.3.3.3. Cách thức thực hiện biện pháp:
- Chỉ đạo việc xây dựng nội quy, kế hoạch sử dụng TBDH trong các nhà
trường ngay từ đầu năm học.
- Phân cấp trong ban quản lý và xây dựng lề lối làm việc sử dụng TBDH
có hiệu quả. Nhà trường cần quy định rõ trách nhiệm của từng bộ phận, từng
thành viên trong bộ máy quản lý TBDH.
2.3.4. Biện pháp 4: Quản lý việc bảo quản, bảo dưỡng TBDH đáp ứng
chương trình giáo dục phổ thơng 2018.
2.3.4.1. Mục đích biện pháp:
TBDH dù có hiện đại đến đâu nhưng qua quá trình sử dụng việc xuống
cấp, hư hỏng là khó tránh khỏi vì vậy việc bảo quản, bảo dưỡng TBDH cần phải
đúng yêu cầu kỹ thuật và có chất lượng, nhằm đạt hiệu quả cao trong việc sử
dụng TBDH của giáo viên đồng thời chống thất thốt lãng phí nguồn kinh phí
của nhà nước và đóng góp của nhân dân. Mục đích của biện pháp là bảo quản,
bảo dưỡng TBDH nhằm phát huy tối đa hiệu quả sử dụng của TBDH trong việc
nâng cao chất lượng dạy học.
2.3.4.2. Nội dung biện pháp:
- Nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên và học sinh trong việc bảo

quản, bảo dưỡng các loại TBDH trong nhà trường.
13


- Xây dựng phịng học bộ mơn phù hợp, trang bị các phương tiện để bảo
quản TBDH.
- Thực hiện tốt chế độ bảo quản, sửa chữa định kỳ TBDH.
- Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc giữ gìn, bảo quản TBDH của giáo
viên và học sinh trong quá trình sử dụng TBDH
2.3.4.3. Cách thức thực hiện biện pháp:
- Nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên và học sinh trong việc bảo
quản, bảo dưỡng các loại TBDH trong nhà trường.
- Xây dựng phịng học bộ mơn phù hợp, trang bị các phương tiện để bảo
quản TBDH.
- Thực hiện tốt chế độ bảo quản, sửa chữa định kỳ TBDH.
- Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc giữ gìn, bảo quản TBDH của giáo
viên và học sinh trong quá trình sử dụng TBDH.
2.3.5. Biện pháp 5: Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý
TBDH.
2.3.5.1. Mục đích biện pháp:
Để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thơng 2018 trong những điều
kiện dạy học khác nhau của từng cơ sở giáo dục THPT, đặc biệt là tăng cường
ứng dụng Công nghệ thông tin hỗ trợ đổi mới nội dung, phương pháp dạy, học
và kiểm tra đánh giá trong bối cảnh cuộc Cách mạng cơng nghiệp 4.0. Do đó
việc ứng dụng CNTT trong lĩnh vực quản lý giáo dục nói chung và cơng tác
quản lý TBDH nói riêng đang ngày càng trở nên cấp thiết. Thực tế trong những
năm qua việc ứng dụng CNTT trong quản lý TBDH ở các trường THPT tỉnh
Thanh Hóa nói chung vẫn cịn nhiều hạn chế. Vì vậy mục đích của biện pháp
này là ứng dụng CNTT trong quản lý TBDH để cho công tác quản lý kịp thời,
hiệu quả và chính xác hơn.

2.3.5.2. Nội dung biện pháp:
- Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên, nhân viên về tác dụng của
việc ứng dụng CNTT trong dạy học cũng như trong quản lý TBDH.
- Rà soát, duy trì, nâng cấp trang thiết bị cơng nghệ thơng tin đáp ứng yêu
cầu triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học và quản lý nói chung,
quản lý TBDH nói riêng.
- Nâng cao trình độ tin học cho đội ngũ quản lý TBDH.
- Bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ quản lý
TBDH trong các trường THPT.
- Triển khai và sử dụng phần mềm trong quản lý TBDH.
2.3.5.3. Cách thức thực hiện biện pháp:
- Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên, nhân viên về tác dụng của
14


việc ứng dụng CNTT trong quản lý TBDH.
- Nâng cao trình độ tin học cho đội ngũ quản lý TBDH. Tạo điều kiện cho
nhân viên thiết bị học tập nâng cao trình độ tin học. Vận động cán bộ, giáo viên
tích cực học tin học, trao đổi kinh nghiệm và kỹ năng sử dụng tin học. Bố trí sắp
xếp để cán bộ giáo viên được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn bồi dưỡng CNTT
do ngành tổ chức. Hướng dẫn cán bộ quản lý TBDH sử dụng tốt các chức năng
của phần mềm quản lý TBDH.
- Sử dụng phần mềm vnedu trong quản lý TBDH. Giúp cho các nhà
trường giám sát chặt chẽ tình hình quản lý TBDH: Số lượng và chất lượng theo
từng loại thiết bị, theo từng mơn học, tình trạng sử dụng từng thiết bị, số lượng
thiết bị đạt chuẩn, chưa đạt chuẩn, số lượng hỏng, mất, còn sử dụng được theo
từng năm học. Quản lý tình hình biến động (tăng, giảm) trang TBDH để có kế
hoạch đầu tư, trang bị. Đánh giá hiệu quả khai thác, sử dụng TBDH và phòng
học chức năng của các tổ bộ mơn. Thống kê chi phí mua sắm thiết bị theo từng
bộ mơn, theo từng nguồn kinh phí hình thành (ngân sách, học phí, dự án, xã hội

hóa...) để lập dự tốn chi phí mua sắm hàng năm.
2.3.6. Biện pháp 6: Quản lý cơng tác xã hội hóa CSVC, TBDH phục vụ cho
hoạt động dạy học, giáo dục đáp ứng chương trình GDPT 2018
2.3.6.1. Mục đích biện pháp:
Quản lý việc huy động và sử dụng các nguồn lực CSVC, TBDH ở trường
THPT nhằm phát huy mọi tiềm năng trong xã hội về vật chất, trí tuệ, khoa học kĩ
thuật, huy động sự tham gia của toàn xã hội vào sự nghiệp giáo dục với các mức
độ khác nhau giúp giáo dục đạt quy mô rộng, tốc độ lớn, chất lượng cao đáp ứng
nhu cầu phát triển và tiến bộ giáo dục. Đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác giữa nhà
trường, cộng đồng và xã hội; tranh thủ các nguồn tài trợ và hợp tác quốc tế theo
tinh thần đa phương hoá nguồn lực (huy động và sử dụng nguồn lực từ mọi cá
nhân, cộng đồng và xã hội) để huy động tối đa, khai thác triệt để và sử dụng có
hiệu quả mọi nguồn lực trong xã hội, xây dựng môi trường thuận lợi và đảm bảo
các điều kiện về CSVC, TBDH phục vụ kế hoạch dạy học, giáo dục của nhà
trường THPT đáp ứng yêu cầu mới của CTGDPT 2018.
2.3.6.2. Nội dung biện pháp:
Công tác huy động và sử dụng các nguồn lực CSVC, TBDH ở trường
THPT cần tập trung vào các nội dung sau đây:
- Huy động nguồn lực để cải tạo, sửa chữa, xây dựng các hạng mục cơ sở
vật chất phục vụ dạy học, giáo dục tại nhà trường.
- Huy động nguồn lực để bổ sung, mua sắm TBDH. Các nguồn lực về
TBDH trong trường THPT có thể huy động để trang bị, đầu tư hệ thống TBDH
15


theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh của các môn học; huy động
các thiết bị giáo dục phục vụ Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo yêu cầu
của Chương trình Hoạt động trải nghiệm như: Đồ dùng để trình diễn, hướng
dẫn: video clip về các nội dung giáo dục; dụng cụ lao động phù hợp với hoạt
động lao động; Đồ dùng để phục vụ hoạt động tập thể: loa đài, ampli; bộ lều trại;

Đồ dùng để thực hành…
2.3.6.3. Cách thức thực hiện biện pháp:
- Để chuẩn bị điều kiện CSVC, TBDH triển khai theo lộ trình đổi mới
CTGDPT 2018, trên cơ sở yêu cầu của Bộ GD&ĐT, các trường THPT cần thực
hiện nhiệm vụ về CSVC, TBDH; tiến hành rà soát, đánh giá thực trạng CSVC,
TBDH, xác định danh mục ưu tiên, xây dựng kế hoạch chi tiết để tổ chức thực
hiện, đầu tư, huy động nguồn lực xã hội nhằm tăng cường CSVC, TBDH đáp
ứng điều kiện tối thiểu để thực hiện đổi mới chương trình giáo dục ở trường
THPT.
- Để huy động nguồn lực CSVC, TBDH, trên cơ sở phối hợp với các cấp
lãnh đạo chính quyền địa phương nơi trường đóng; xây dựng mối quan hệ với
Ban đại diện cha mẹ học sinh; tận dụng vai trò của các tổ chức như Hội đồng
nhân dân xã, phường, Hội đồng giáo dục và Ban đại diện cha mẹ học sinh của
trường, lớp, CSGD THPT cần xác định các bên liên quan quan có thể huy động
và sử dụng nguồn lực CSVC, TBDH phục vụ dạy học, giáo dục của nhà trường.
- Việc huy động nguồn lực CSVC, TBDH có thể được thực hiện thơng
qua con đường huy động bằng băn bản (cơng văn, tờ trình, đề nghị...); Gặp gỡ,
họp trực tiếp trao đổi với các nhóm các bên liên quan khác (họp phụ huynh, hội
nghị tham vấn, thư ngỏ...) hoặc hình thức khác: truyền thơng, tuyên truyền qua
đài phát thanh, tuyền hình, mạng xã hội...
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
Chương trình giáo dục phổ thơng 2018 cấp THPT thực hiện theo lộ trình:
Năm học 2020-2021 đối với lớp 1; năm học 2021-2022 đối với lớp 2, lớp 6; năm
học 2022-2023 đối với lớp 3, lớp 7, lớp 10; năm học 2023-2024 đối với lớp 4,
lớp 8, lớp 11; năm học 2024-2025 đối với lớp 5, lớp 9, 12. Do đó, căn cứ trên
các công văn chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ, Sở, các ban ngành và thực tiễn của đơn
vị, các trường cũng đang gấp rút triển khai chuẩn bị các điều kiện về nhân lực,
vật lực để đáp ứng triển khai chương trình giáo dục phổ thơng mới.
Qua việc áp dụng các biện pháp quản lý TBDH đáp ứng chương trình giáo
dục phổ thông 2018 ở trên tại đơn vị Trường THPT Thạch Thành 2 đã thu được

những kết quả khả quan như sau:

16


* Hiệu quả của Biện pháp 1: Bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ,
giáo viên, nhân viên và học sinh về vai trò, tác dụng của TBDH trong việc nâng
cao chất lượng dạy và học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thơng 2018:
Nội dung đánh giá

Năm học
2019-2020

CB, GV, NV nhận thức rõ về vai trò, tác
dụng của TBDH trong việc nâng cao chất
lượng dạy và học đáp ứng chương trình
giáo dục phổ thơng 2018

40 đồng chí
(Chiếm
71%)

CB, GV, NV tham gia tập huấn chương
trình giáo dục phổ thơng 2018

Chưa thực
hiện

CB, GV, NV xây dựng chi tiết kế hoạch sử
dụng, bảo quản TBDH.


7 đồng chí
(Chiếm
13%)

Nhà trường tổ chức các buổi tập huấn giới
thiệu danh mục thiết bị dạy học và hướng
dẫn sử dụng
Nhà trường cử CBGV đi học bồi dưỡng
nghiệp vụ quản lý thiết bị dạy học và thư
viện

Năm học
2020-2021
56 đồng
chí
(Chiếm
100%)
56 đồng
chí
(Chiếm
100%)
46 đồng
chí
(Chiếm
82%)

Nhận xét

Tăng 29%


Đạt 100%

Tăng 69%

Chưa thực
hiện

2 buổi

Tăng 2 buổi

Chưa thực
hiện

3 đồng chí

Hồn thành 3 đồng
chí

* Hiệu quả của Biện pháp 2: Quản lý việc mua sắm, trang bị TBDH đủ về
số lượng, đảm bảo về chất lượng đáp ứng u chương trình giáo dục phổ thơng
2018:
Nội dung đánh giá
Thực hiện việc rà soát kiểm kê TBDH theo
danh mục
Xây dựng kế hoạch mua sắm, trang bị
TBDH đáp ứng u chương trình giáo dục
phổ thơng 2018
CB, GV, NV xây dựng kế hoạch tự làm

TBDH.
Tổ chức mua sắm, trang bị, tiếp nhận
TBDH theo kế hoạch đảm bảo danh mục
TBDH tối thiểu

Năm học
2019-2020
Chưa thực
hiện
Chưa thực
hiện
6 đồng chí
(Chiếm
11%)
Tiếp nhận
TBDH mơn
QPAN

Năm học
2020-2021

Nhận xét

2 lần

Tăng 2 lần


30 đồng chí
(Chiếm 54%)

Mua sắm
thêm máy
chiếu, máy
tính, các thiết
bị phịng thí
nghiệm gần
100 triệu

Tăng 43%
Đảm bảo danh
mục TBDH tối
thiểu

17


đồng.
Tổ chức hội nghị đánh giá công tác mua
sắm, trang bị, tiếp nhận TBDH

Chưa thực
hiện

1 lần

Tăng 1 lần

* Hiệu quả của Biện pháp 3: Quản lý việc sử dụng TBDH đáp ứng
chương trình giáo dục phổ thơng 2018:
Nội dung đánh giá


Năm học
2019-2020

CB, GV sử dụng có hiệu quả TBDH.

12 đồng chí
(Chiếm
22%)

CB, GV thường xun sử dụng TBDH
cơng nghệ như máy chiếu, ti vi, phầm
mềm thí nghiệm ảo, các phần mềm dạy
học

12 đồng chí
(Chiếm
22%)

Năm học
2020-2021
35 đồng
chí
(Chiếm
63%)
25 đồng
chí
(Chiếm
45%)


Tổ chức phong trào thi đua dạy tốt, học
tốt, sử dụng các thiết bị dạy học

1 lần

2 lần

Học sinh sử dụng có hiệu quả TBDH.

24%

50%

Nhận xét

Tăng 41%

Tăng 23%
Khen thưởng 8 đ/c
thực hiện tốt phong
trào
Tăng 26%

* Hiệu quả của Biện pháp 4: Quản lý việc bảo quản, bảo dưỡng TBDH
đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018:
Nội dung đánh giá
Xây dựng kế hoạch bảo quản, bảo dưỡng
TBDH đáp ứng u chương trình giáo dục
phổ thơng 2018
Công tác bảo quản, bảo dưỡng TBDH đáp

ứng yêu chương trình giáo dục phổ thơng
2018
Cơng tác thanh lý, thay thế TBDH đáp ứng
u chương trình giáo dục phổ thơng 2018

Năm học
2019-2020

Năm học
2020-2021

Chưa thực
hiện



Thỉnh
thoảng

Hằng tuần

Thỉnh
thoảng

Hằng kỳ

Nhận xét

* Hiệu quả của Biện pháp 5: Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý
TBDH:

Nội dung đánh giá

Năm học
2019-2020

CBQL, GV, NV có trình độ tin học cơ bản

18 đồng chí
(Chiếm
32%)

CBQL, GV, NV biết ứng dụng CNTT vào
quản lý và sử dụng TBDH

10 đồng chí
(Chiếm
18%)

Nhân viên thiết bị biết ứng dụng CNTT

Khơng

Năm học
2020-2021
41 đồng
chí
(Chiếm
73%)
25 đồng
chí

(Chiếm
45%)
02

Nhận xét

Tăng 41%

Tăng 27%
Tăng 2

18


vào quản lý và sử dụng TBDH

* Hiệu quả của Biện pháp 6: Quản lý cơng tác xã hội hóa CSVC, TBDH
phục vụ cho hoạt động dạy học, giáo dục đáp ứng chương trình GDPT 2018:
Nội dung đánh giá
Xây dựng kế hoạch cơng tác xã hội hóa
CSVC, TBDH phục vụ cho hoạt động dạy
học, giáo dục đáp ứng chương trình GDPT
2018
Kết quả huy động xã hội hóa CSVC,
TBDH phục vụ cho hoạt động dạy học,
giáo dục đáp ứng chương trình GDPT
2018

Năm học
2019-2020


Năm học
2020-2021

Chưa thực
hiện



5 bộ máy
chiếu đa
năng

150 triệu
đồng

Nhận xét

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
1. Kết luận
Trong những năm qua công tác quản lý TBDH ở các trường THPT huyện
huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa đã đạt được nhiều kết quả rất tốt. Tuy
nhiên thực trạng về trang bị, quản lý, sử dụng đầu tư, bảo quản TBDH trong các
trường THPT huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa vẫn cịn bộc lộ nhiều hạn chế
cụ thể như: Trang TBDH còn thiếu đồng bộ, thiếu chủng loại cho các bộ môn,
cho các phịng thí nghiệm; cơng tác chỉ đạo quản lý, sử dụng TBDH của các nhà
trường còn chưa được coi trọng và quan tâm đúng mức; kinh phí cho việc mua
sắm, đầu tư, sửa chữa trang TBDH thì hạn chế chưa thường xuyên; việc bảo
quản TBDH còn nhiều bất cập chưa được quan tâm sát sao dẫn đến thiết bị

nhanh xuống cấp và hư hỏng nhiều; việc sử dụng thiết bị trong giảng dạy, trong
các hoạt động giáo dục chưa được giáo viên khai thác triệt để, một số giáo viên
cịn khơng sử dụng hoặc rất ít sử dụng TBDH do sợ mất thời gian, cơng tác
chuẩn bị cịn lúng túng, nhân viên thiết bị còn nhiều hạn chế.
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn tôi đề xuất 6 biện pháp quản lý TBDH ở
trường THPT Thạch Thành 2, tỉnh Thanh Hóa nhằm đáp ứng triển khai chương
trình giáo dục phổ thông 2018. Các biện pháp này đã được thực hiện tại đơn vị
và có hiệu quả khả quan.
3.2. Kiến nghị
2.1 . Đối với Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa
Có đầy đủ các văn bản hướng dẫn về công tác TBDH cho các trường
THPT để các trường chủ động tuyên truyền tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân
viên và học sinh nâng cao nhận thức của họ về vai trò của TBDH. Tổ chức sớm
19


việc mua sắm tập trung TBDH đủ về số lượng, tốt về chất lượng cấp phát cho
các trường ngay từ đầu năm học.
Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn
cho đội ngũ nhân viên thiết bị trường học. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm
tra hoạt động giảng dạy sử dụng TBDH đối với các trường THPT; đưa nội dung
sử dụng TBDH vào tiêu chí thi đua hàng năm.
Tổ chức cho CBQL, nhân viên thiết bị các trường tham quan học hỏi các
trường có phương pháp quốn lý TBDH và phong trào sử dụng TBDH tốt.
Tổ chức hội thi nhân viên thiết bị giỏi hàng năm.
2.2. Đối với Ban giám hiệu các trường THPT.
Xây dựng kế hoạch sử dụng, mua sắm, bảo quản, sửa chữa TBDH ngay từ
đầu năm học gửi tới các tổ, nhóm và các bộ phận liên quan để tổ chức thực hiện.
Đưa nội dung sử dụng TBDH vào tiêu chí thi đua đối với từng giáo viên,
có hình thức khen thưởng kịp thời những cá nhân sử dụng tốt TBDH.

Phát động phong trào tự làm đồ dùng dạy học tới toàn thể cán bộ, giáo
viên, nhân viên và học sinh để bổ sung và hoàn chỉnh hệ thống TBDH.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động giảng dạy sử dụng
TBDH đối với từng tổ nhóm chun mơn, cử nhân viên TBDH đi học nâng cao
trình độ chun mơn theo quy định của Sở giáo dục và đào tạo.
Tổ chức hội thi nhân viên thiết bị giỏi cấp trường.
Linh hoạt sử dụng các biện pháp quản lý TBDH sao cho phù hợp với điều
kiện thực tế của từng trường THPT.
XÁC NHẬN CỦA

Thanh Hóa, ngày 18 tháng 5 năm 2021

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.

Nguyễn Văn Hải

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Quyết định số 41/2000/QĐ-BGD ĐT ngày
07/9/2000 về việc ban hành Quy chế thiết bị giáo dục trong trường mầm non,
trường phổ thông, Hà Nội.
[2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định số 37/2008/QĐ-BGD ĐT ngày
16/7/2008 về việc xây dựng, quản lí, sử dụng phịng học bộ mơn, Hà
Nội.

[3]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Thông tư số 01/2010/TT BGD ĐT ngày
18/01/2010 Ban hành Danh mục TBDH tối thiểu cấp Trung học phổ thông,
Hà Nội.
[4]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Công văn 5555/BGD ĐT ngày 8/10/2014 về
hướng dẫn sinh hoạt tổ chuyên môn và đổi mới PP dạy học và kiểm tra, đánh
giá của trường THPT và trung tâm GDTX, Hà Nội.
[5]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học
tập theo định hướng phát triển năng lực của học sinh, Tài liệu tập huấn giáo
viên, Hà Nội.
[6]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Thông tư số 01/2018/TT BGD ĐT ngày
26/01/2018 Ban hành danh mục TBDH tối thiểu môn học GDQP và an ninh
trong các trường tiểu học, THCS, THPT và trường phổ thơng có nhiều cấp
học, trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục đại học, Hà
Nội.
[7]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Thông tư số 32/2018/TT-BGD ĐT ngày
26/12/2018 Ban hành Chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể, Hà Nội.
[8]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Thông tư số 344/2019/TT- BGD ĐT ngày
24/1/2019 về việc hướng dẫn triển khai chương trình GDPT mới, Hà Nội.
[9]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Thông tư số 16/2019/TT BGD ĐT ngày
04/10/2019 Hướng dẫn tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị
chuyên dùng thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo, Hà Nội.
[10]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Thông tư số 13/2020/TT BGD ĐT ngày
26/5/2020 Qui định tiêu chuẩn CSVC các trường mầm non, tiểu học, THCS,
THPT và trường phổ thơng có nhiều cấp học, Hà Nội.
[11]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT ngày
15/9/2020 Ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường THPT và trường
phổ thơng có nhiều cấp học, Hà Nội.
[12]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Thông tư số 14/2020/TT BGD ĐT ngày
26/5/2020 Qui định phòng học bộ môn của cơ sở giáo dục phổ thông, Hà Nội.


21


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP
CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Văn Hải
Chức vụ và đơn vị cơng tác: Phó hiệu trưởng Trường THPT Thạch Thảnh 2

TT

1

Tên đề tài SKKN

Phát huy tính tích cực và năng lực tư
duy Tốn học cua học sinh thơng qua

Cấp đánh
giá xếp loại

Kết
quả
Năm học
đánh đánh giá
giá xếp xếp loại
loại

Sở GD&ĐT

Thanh Hóa

B

2009-2010

Sở GD&ĐT
Thanh Hóa

C

2011-2012

Sở GD&ĐT
Thanh Hóa

B

2015-2016

Sở GD&ĐT
Thanh Hóa

C

2019-2020

việc học khái niệm hàm số chẵn, hàm số
2


lẻ.
Tạo hứng thú học tập mơn Tốn cho học
sinh lớp 10 thông qua việc rèn luyện tư
duy giải bài

3

tốn phương trình vơ tỉ.
Một số kinh nghiệm giúp học sinh phát
hiện và tìm lời giải cho bài tốn phương
trình, bất phương trình vơ tỉ trong đề thi
THPTQG mơn Tốn với sự hỗ trợ của

4

máy tính FX-570VN PLUS
Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao
hiệu quả hình thức tổ chức dạy học trực
tuyến ở trường THPT Thạch Thành 2,
huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa
trong bối cảnh dịch bệnh covid 19

----------------------------------------------------



×