WWW.VNMATH.COM
LỜI NÓI ĐẦU
Các em học sinh thân mến!
Tài liệu “Phương pháp giải toán HÌNH HỌC KHÔNG GIAN”
giúp
các em nắm vững các phương pháp chứng minh hình học không
gian.
Trong tài liệu này gồm có:
+ Các phương pháp giải toán.
+ 44 bài tập ôn thi tốt nghiệp THPT.
+ 100 bài tập luyện thi ĐẠI HỌC &CAO ĐẲNG.
Để sử dụng tài liệu này,trước khi đến học ở trung tâm,các em phải
đọc kĩ các phương pháp giải toán, các ví dụ, làm các bài tập ôn thi tốt
nghiệp trước,còn các bài tập luyện thi Đại học ở mức độ khó các em
phải quyết tâm mới giải được.Nếu có vấn đề các em chưa hiểu thầy sẽ
giúp các em giải quyết thêm ở lớp.
Quá trình biên soạn tài liệu này không tránh khỏi sai sót.
Rất mong có sự góp ý từ các bậc phụ huynh và các em học sinh.
CHÚC CÁC EM THÀNH ĐẠT!
Chuyên đề hình học -Trang 1- Biên soạn Nguyễn Văn Xê
WWW.VNMATH.COM
CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỨNG MINH HÌNH HỌC
I.Phương pháp chứng minh đường thẳng song song mặt phẳng:
♦Phương pháp1:
Muốn chứng minh đường thẳng song song với mặt phẳng ta chứng
minh đường thẳng đó không nằm trong mặt phẳng và song song với
một đường thẳng nào đó nằm trong mặt phẳng.
a // b
b (P) a //(P)
a (P)
⊂ ⇒
⊄
Ví dụ: Cho tứ diện ABCD.Gọi M,N lần lượt là trung điểm của AB, AD.
Chứng minh MN song song với mặt phẳng (BCD).
Giải: Trong tam giác ABD có:
M trung điểm của AB
N trung điểm của AD.
Nên MN là đường trung bình của
tam giác ABD
Do đó MN // BD
Mà BD
⊂
(BCD)
MN
(BCD)⊄
Vậy MN // (BCD).
♦Phương pháp2:
Muốn chứng minh đường thẳng a song song mặt phẳng (P) ta chứng
minh đường thẳng a nằm trong mặt phẳng (Q) mà (Q) // (P)
Ví dụ: Cho hình hộp ABCD.A’B’C’D’. M; N tuỳ ý trên mặt phẳng
(ABCD).
Chuyên đề hình học -Trang 2- Biên soạn Nguyễn Văn Xê
WWW.VNMATH.COM
Chứng minh MN // mặt phẳng (A’B’C’D’).
(ABCD) //(A'B'C'D')
MN (ABCD)
MN //(A'B'C'D')
⊂
⇒
♦Phương pháp 3:
Muốn chứng minh đường thẳng a song song mặt phẳng (P), ta
chứng minh đường thẳng a và mặt phẳng (P) không có điểm chung
cùng vuông góc với một đường thẳng b.
♦Phương pháp 4:
Muốn chứng minh đường thẳng a song song mặt phẳng (P), ta chứng
minh đường thẳng a và mặt phẳng (P) không có điểm chung cùng
vuông góc với một mặt phẳng (Q).
Chuyên đề hình học -Trang 3- Biên soạn Nguyễn Văn Xê
WWW.VNMATH.COM
♦Phương pháp 5:
Muốn chứng minh đường thẳng a song song mặt phẳng (P), ta chứng
minh đường thẳng a song song với đường thẳng b mà đường thẳng b
song song với mặt phẳng (P)(a và (P) không có điểm chung)
II.Phương pháp chứng minh hai đường thẳng song song:
♦Phương pháp 1:
Sử dụng định lý: Nếu hai mặt phẳng cắt nhau lần lượt đi qua hai
đường thẳng song song thì giao tuyến của chúng song song với hai
đường thẳng đó(hoặc trùng với một trong hai đường thẳng đó).
a // b
a (P)
c// a // b
b (Q)
(P) (Q) c
⊂
⇒
⊂
∩ =
Chuyên đề hình học -Trang 4- Biên soạn Nguyễn Văn Xê
WWW.VNMATH.COM
♦Phương pháp2:
Sử dụng định lý: Nếu đường thẳng a song song mặt phẳng (P) thì mọi
mặt phẳng (Q) chứa a mà cắt mặt phẳng (P) thì cắt theo giao tuyến b
song song với đường thẳng a.
(P)// a
a (Q) b // a
(P) (Q) b
⊂ ⇒
∩ =
♦Phương pháp 3:
Sử dụng định lý: Nếu mặt phẳng (R) cắt hai mặt phẳng song song
(P) và (Q) lần lượt theo hai giao tuyến a và b thì a//b.
(P)//(Q)
(R) (P) a a // b
(R) (Q) b
∩ = ⇒
∩ =
♦Phương pháp 5:
Sử dụng định lý: Nếu hai mặt phẳng cùng song song với một đường
thẳng thì giao tuyến của chúng(nếu có) song song với đường thẳng đó.
Chuyên đề hình học -Trang 5- Biên soạn Nguyễn Văn Xê
Q
b
a
P
WWW.VNMATH.COM
(P)// a
(Q)// a b // a
(P) (Q) b
⇒
∩ =
III.Phương pháp chứng minh hai mặt phẳng song song:
♦Phương pháp 1 :
Muốn chứng minh hai mặt phẳng song song, ta chứng minh mặt
phẳng này chứa hai đường thẳng cắt nhau cùng song song với mặt
phẳng kia.
Nếu a // (Q)
b// (Q)
a,b
(P)⊂
a cắt b
Thì (P) // (Q)
Ví dụ: Cho hình chóp SABCD đáy là hình bình hành ABCD,AC cắt BD
tại O.Gọi M,N lần lượt là trung điểm của SC,CD.Chứng minh (MNO) //
(SAD).
Chứng minh:
Ta có MN là đường trung bình của tam giác SCD
Chuyên đề hình học -Trang 6- Biên soạn Nguyễn Văn Xê
WWW.VNMATH.COM
Nên MN // SD
Mà SD
⊂
(SAD)
Và MN
⊄
(SAD)
Vậy MN // (SAD)
Ta có OM là đường trung bình của tam giác SAC
Nên OM // SA
Mà SA
⊂
(SAD)
Và OM
⊄
(SAD)
Vậy OM // (SAD)
Ta có
MN //(SAD)
OM //(SAD)
MN,OM (OMN)
MN OM M
⊂
∩ =
nên (MNO) // (SAD)
♦Phương pháp 2:
Nếu hai mặt phẳng (P) và (Q) không có điểm chung cùng vuông góc
một đường thẳng a thì chúng song song với nhau.
♦Phương pháp 3 :
Nếu hai mặt phẳng (P) và (Q) không có điểm chung cùng vuông góc
một mặt phẳng(R) thì chúng song song với nhau.
Chuyên đề hình học -Trang 7- Biên soạn Nguyễn Văn Xê
WWW.VNMATH.COM
♦Phương pháp 4:
Nếu hai mặt phẳng (P) và (Q) không có điểm chung cùng song song
một mặt phẳng(R) thì chúng song song với nhau.
P
Q
R
IV. Phương pháp chứng minh đường thẳng vuông góc mặt phẳng:
♦Phương pháp 1:
Muốn chứng minh đường thẳng d vuông góc với mặt phẳng (P),ta
chứng minh đường thẳng d vuông góc với hai đường thẳng a và b cắt
nhau nằm trong mặt phẳng (P)
Chuyên đề hình học -Trang 8- Biên soạn Nguyễn Văn Xê
WWW.VNMATH.COM
d a
d b
d (P)
a,b (P)
a b I
⊥
⊥
⇒ ⊥
⊂
∩ =
♦Phương pháp 2:
Sử dụng tính chất:d //
∆
,mà
∆
⊥
(P) thì d
⊥
(P)
♦Phương pháp 3:
Sử dụng định lý: Nếu hai mặt phẳng (P),(Q) vuông góc với nhau và cắt
nhau theo giao tuyến x, đường thẳng nào nằm trong mặt phẳng (P) mà
vuông góc với giao tuyến x thì vuông góc với mặt phẳng (Q).
♦Phương pháp 4:
Sử dụng tính chất:Nếu hai mặt phẳng phân biệt cùng vuông góc với
mặt phẳng thứ ba thì giao tuyến của chúng vuông góc với mặt phẳng
thứ ba đó.
Chuyên đề hình học -Trang 9- Biên soạn Nguyễn Văn Xê
WWW.VNMATH.COM
(P) (R)
(Q) (R) a (R)
(P) (Q) a
⊥
⊥ ⇒ ⊥
∩ =
♦Phương pháp 5:
Sử dụng tính chất: Nếu hai mặt phẳng song song với nhau, đường
thẳng a vuông góc với mặt phẳng này thì nó vuông góc với mặt phẳng
kia.
(P)//(Q)
a (Q)
a (P)
⇒ ⊥
⊥
♦Phương pháp 6:
Sử dụng tính chất:Nếu đường thẳng a song song với đường thẳng b,mà
đường thẳng a vuông góc mặt phẳng (P) thì đường thẳng b cũng vuông
góc với mặt phẳng (P).
a // b
b (P)
a (P)
⇒ ⊥
⊥
V. Phương pháp chứng minh hai mặt phẳng vuông góc:
Chuyên đề hình học -Trang 10- Biên soạn Nguyễn Văn Xê
WWW.VNMATH.COM
♦Phương pháp 1:
Muốn chứng minh hai mặt phẳng vuông góc với nhau ta chứng
minh mặt phẳng này chứa một đường thẳng vuông góc mặt phẳng kia.
a (P)
(P) (Q)
a (Q)
⊥
⇒ ⊥
⊂
♦Phương pháp 2:
Sử dung tính chất:
(P) //(Q)
(R) (Q)
(R) (P)
⇒ ⊥
⊥
♦Phương pháp 3:
Chuyên đề hình học -Trang 11- Biên soạn Nguyễn Văn Xê
WWW.VNMATH.COM
Sử dụng tính chất: (P)
⊥
d , (Q) // d hoặc chứa d thì (P)
⊥
(Q)
VI. Phương pháp chứng minh hai đường thẳng vuông góc:
♦Phương pháp 1:
Muốn chứng minh hai đường thẳng vuông góc với nhau ta chứng
minh đường thẳng này vuông góc với mặt phẳng chứa đường thẳng
kia.
d (P)
d a
a (P)
⊥
⇒ ⊥
⊂
♦Phương pháp 2:
Sử dụng định lý:Nếu đường thẳng a song song mặt phẳng (P),
mà đường thẳng d vuông góc mặt phẳng (P), thì d vuông góc với
đường thẳng a.
VII.Phương pháp tìm giao tuyến của hai mặt phẳng:
Chuyên đề hình học -Trang 12- Biên soạn Nguyễn Văn Xê
WWW.VNMATH.COM
♦Phương pháp 1:
Tìm hai điểm chung phân biệt của hai mặt phẳng.
Ví dụ: Cho hình chóp SABCD.Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng
(SAC) và (SBD).
Giải: Trong mặt phẳng (ABCD):
AC cắt BD tại O.
Ta có O
∈
AC, AC
⊂
(SAC)
O
∈
BD, BD
⊂
(SBD)
Nên O là điểm chung của hai mặt
phẳng
(SAC) và (SBD)
Mà S là điểm chung của hai mặt phẳng
(SAC) và (SBD)
Vậy SO là giao tuyến của (SAC) và
(SBD).
♦Phương pháp 2:
Sử dụng định lý: Nếu hai mặt phẳng cắt nhau lần lượt đi qua hai
đường thẳng song song thì giao tuyến của chúng song song với hai
đường thẳng đó(hoặc trùng với một trong hai đường thẳng đó).
a // b
a (P)
c// a // b
b (Q)
(P) (Q) c
⊂
⇒
⊂
∩ =
Ví dụ: Cho hình chóp SABCD có đáy là hình bình hành,M thuộc SA.
Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng (MCD) và (SAB
Chuyên đề hình học -Trang 13- Biên soạn Nguyễn Văn Xê
WWW.VNMATH.COM
Giải: Ta có AB // CD
Hai mặt phẳng (SAB) và (MCD)
lần lượt chứa hai đường thẳng
AB//CD
thì giao tuyến của chúng là đường
thẳng đi qua điểm M song song
với AB cắt SB tại N.
Vậy MN là giao tuyến của hai mặt phẳng (SAB) và (MCD).
♦Phương pháp3:
Sử dụng định lý: Nếu đường thẳng a song song mặt phẳng (P) thì mọi
mặt phẳng (Q) chứa a mà cắt mặt phẳng (P) thì cắt theo giao tuyến b
song song với đường thẳng a.
(P)// a
a (Q) b // a
(P) (Q) b
⊂ ⇒
∩ =
Ví dụ: Cho hình chóp SABCD đáy hình thang ABCD (AB//CD), M
thuộc cạnh AD. Mặt phẳng (P) qua M song song với SA và AB. Xác đinh
giao tuyến của mặt phẳng (P) với (SBC).
Giải:Gọi N:P;Q lần lượt là trung điểm của mặt phẳng (P) với SD;
SC và BC.
Ta có
Chuyên đề hình học -Trang 14- Biên soạn Nguyễn Văn Xê
Q
b
a
P
WWW.VNMATH.COM
(P)//SA
SA (SAD) MN //SA
(P) (SAD) MN
⊂ ⇒
∩ =
(P)// AB
AB (ABCD) MQ // AB
(P) (ABCD) MQ
⊂ ⇒
∩ =
Hai mặt phẳng (P) và (SCD) lần lượt chứa MN // DC, nên giao tuyến
của chúng là NP song song với CD.
Ta có điểm P
∈
(P) và P
∈
(SBC)
Q
∈
(P) và Q
∈
(SBC)
Vậy PQ là giao tuyến của mặt phẳng (P) và mặt phẳng (SBC).
♦Phương pháp 4 :
Sử dụng định lý: Nếu mặt phẳng (R) cắt hai mặt phẳng song song
(P) và (Q) lần lượt theo hai giao tuyến a và b thì a//b.
(P)//(Q)
(R) (P) a a // b
(R) (Q) b
∩ = ⇒
∩ =
Chuyên đề hình học -Trang 15- Biên soạn Nguyễn Văn Xê