Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

học thuyết thương mại quốc tế với chi phí tăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (576.04 KB, 15 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc </b>

<b>BIÊN BẢN CUỘC HỌP NHÓM 3 </b>

Buổi họp lần thứ: 1 Hình thức: Họp online Thời gian: 22h -22h30 Thành viên tham gia:

1. Trần Thị Lan Anh

2. Vương Ngọc Ánh (Nhóm trưởng) 3. Đặng Linh Chi

Mục tiêu: Thảo luận đề tài và phân công cụ thể các phần việc. Nội dung công việc:

- Nhóm trưởng đọc lại nội dung, yêu cầu của đề tài thảo luận cho cả nhóm - Các thành viên đóng góp ý kiến

- Nhóm trưởng phân chia cơng việc cụ thể: + Thuyết trình: Vương Ngọc Ánh

+ Powerpoint: Trần Lan Anh, Đặng Linh Chi + Nội dung: tất cả các bạn trong nhóm

+ Làm word: Đặng Linh Chi, Trần Lan Anh

<i>Hà Nội, ngày 29, tháng 1 năm 2023 </i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐIỂM CÁC THÀNH VIÊN NHĨM 3 Mơn: Kinh tế quốc tế 1 </b>

<b>Lớp học phần: 2314FECO1711 </b>

STT Họ và tên Điểm cả nhóm chấm Công việc

Nội dung Powerpoint

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<b>MỤC LỤC </b>

<b>DANH MỤC ĐỒ THỊ ... 1</b>

<b>I.ĐƯỜNG GIỚI HẠN SẢN XUẤT VỚI CHI PHÍ TĂNG ... 2</b>

1.1.Minh họa đường giới hạn sản xuất với chi phí tăng ... 2

1.2.Tỷ lệ chuyển đổi cận biên ( MRT) ... 4

1.3.Lý do của chi phí cơ hội tăng và các đường giới hạn sản xuất khác nhau . 4

<b>II.ĐƯỜNG BÀNG QUAN XÃ HỘI ... 6</b>

2.1.Minh họa đường bàng quan xã hội ... 6

2.2.Tỷ lệ thay thế cận biên (MRS - Marginal Rate of Substitution) ... 7

2.3.Một số khó khăn với các đường bàng quan xã hội ... 7

<b>III.ĐIỂM CÂN BẰNG TRONG KINH TẾ ĐÓNG ... 9</b>

3.1.Minh họa điểm cân bằng trong kinh tế đóng ... 9

3.2.Giá cả hàng hóa tương quan cân bằng và lợi thế so sánh ... 10

<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 11</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

2

<b>I. ĐƯỜNG GIỚI HẠN SẢN XUẤT VỚI CHI PHÍ TĂNG </b>

<i><b>1.1. Minh họa đường giới hạn sản xuất với chi phí tăng </b></i>

1.1.1. Đường giới hạn khả năng sản xuất

<i><b>- Khái niệm: Đường giới hạn khả năng sản xuất (tiếng Anh: Production possibility </b></i>

<i>frontier, viết tắt là PPF) là đường biểu thị sự phân bổ tối đa nguồn </i>lực cho việc sản xuất tổ hợp hàng hóa với sản lượng tối đa trên nguồn lực.

<b>- Đặc trưng: </b>

+ Là một đường cong và hướng lõm về gốc tọa

+ Thể hiện sự đánh đổi giữa các hàng hóa. Đó cịn được gọi là chi phí cơ hội. + Những điểm thuộc đường PPF sẽ là những điểm đạt hiệu quả tốt nhất. + Điểm nằm ngoài đường PPF sẽ biểu thị điểm không khả thi.

+ Những điểm nằm trong đường PPF là điểm kém hiệu quả. Vì những điểm này thường sẽ gây lãng phí nguồn lực.

+ Đối với đường PPF, nếu càng đi từ trái sang phải thì đường giới hạn khả năng sản xuất sẽ càng dốc xuống.

<b>- Ý nghĩa đường PPF: </b>

+ Thể hiện sự khan hiếm của nguồn lực của xã hội và doanh nghiệp. Đồng thời, nó cũng thể hiện rõ giới hạn năng lực sản xuất cũng như số lượng hàng hóa tối đa mà xã hội có thể sản xuất được trong điều kiện hiện tại.

+ Cho thấy được sản lượng mới tăng như thế nào nếu ta có thể cải tiến và nâng cấp điều kiện sản xuất. Và khi đó, nền kinh tế sẽ xuất hiện một đường giới hạn khả năng sản xuất mới.

+ Khi nguồn lực gia tăng theo thời gian hoặc tích lũy của xã hội, tìm ra phương pháp mới tiên tiến hơn, đường giới hạn sẽ dịch chuyển ra phía ngồi góc tọa độ. Đồng thời cũng mở rộng và tạo khả năng xã hội có thể sản xuất đồng thời nhiều loại sản phẩm. Khi đó, việc khan hiếm lại diễn ra và chúng ta lại tìm cách khắc phục,.. Tạo thành bước đẩy giúp nền kinh tế đi liên.

<b>- Đường giới hạn khả năng sản xuất với chi phí tăng </b>

Chi phí cơ hội tăng là quốc gia đó phải bỏ ra ngày càng nhiều một hàng hóa khơng sản xuất để giải phóng nguồn lực chuyển sang sản xuất thêm được một đơn vị hàng hóa kia. Chi phí cơ hội tăng tạo nên đường giới hạn sản xuất vịng ra phía ngoài.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

3

1.1.2. Minh họa bằng đồ thị

<b>Đồ thị 1.1 dưới đây mô tả đường giới hạn khả năng sản xuất của 2 quốc gia 1 và </b>

quốc gia 2 với giả thiết có 2 hàng hóa X và Y. Cả hai đường giới hạn sản xuất đều cong ra phía ngồi do mỗi quốc gia đều có chi phí cơ hội tăng trong sản xuất cả hai hàng hóa. Khi quốc gia 1 muốn sản xuất thêm nhiều hàng hóa X, bắt đầu từ điểm A trên đường giới hạn sản xuất. Tại điểm A, quốc gia 1 thực sự sử dụng hết nguồn lực và công nghệ tốt nhất của họ, quốc giá chỉ có thể sản xuất thêm hàng hóa X bằng cách giảm sản lượng hàng hóa Y.

Theo đồ thị ta thấy, mỗi 20X sản xuất thêm, quốc gia 1 phải bỏ ngày càng nhiều hàng hóa Y. Chi phí cơ hội tăng thể hiện qua lượng hàng hóa Y được đo lường bằng độ dài các mũi tên đi xuống theo trục tung, kết quả là đường giới hạn sản xuất vòng ra phía ngồi.

Quốc gia 1 cũng gặp phải chi phí cơ hội tăng trong sản xuất hàng hóa Y. Theo đồ thị thấy quốc gia 1 bỏ ngày càng nhiều hàng hóa X khơng sản xuất để chuyển nguồn lực sang sản xuất thêm được một đơn vị hàng hóa Y.

<i>Đồ thị 1.1. Đường giới hạn khả năng sản xuất của quốc gia 1 và quốc gia 2 với chi phí tăng </i>

Đường giới hạn sản xuất vịng ra phía ngồi phản ánh chi phí cơ hội tăng lên tại mỗi quốc gia trong sản xuất cả 2 hàng hóa. Quốc gia 1 phải bỏ ngày càng nhiều hàng hóa Y khơng sản xuất để sản xuất thêm được 20 đơn vị hàng hóa X. Quốc gia 2 có chi

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<i><b>1.2. Tỷ lệ chuyển đổi cận biên ( MRT) </b></i>

- Tỷ lệ chuyển đổi cận biên của hàng hóa X cho hàng hóa Y ngụ ý lượng hàng hóa Y của một quốc gia phải bỏ khơng sản xuất để giải phóng nguồn lực sản xuất thêm một đơn vị hàng hóa X. MRT là tên gọi khác của chi phí cơ hội trong sản xuất hàng hóa X có giá trị bằng độ dốc của đường giới hạn sản xuất tại điểm đo lường.

<b>- Theo đồ thị 1.1, ta thấy độ dốc của đường giới hạn sản xuất (MRT) của quốc gia </b>

1 tại điểm A là ¼, Có nghĩa là quốc giá 1 phải bỏ ¼ đơn vị hàng hóa Y khơng sản xuất để giải phóng nguồn lực đủ để chuyển sang sản xuất thêm 1 đơn vị hàng hóa X tại điểm A. Tương tự với điểm B, khi độ dốc MRT bằng 1 tức là quốc giá 1 sẽ bỏ khơng sản xuất 1 đơn vị hàng hóa Y để tập trung sản xuất thêm 1 đơn vị hàng hóa X. Khi dịch chuyển từ điểm A sang điểm B dọc theo đường giới hạn sản xuất của quốc gia 1, MRT tăng từ ¼ (tại điểm A) đến 1 (tại điểm B) phản ánh chi phí cơ hội tăng khi sản xuất hàng hóa X tăng.

<i><b>1.3. Lý do của chi phí cơ hội tăng và các đường giới hạn sản xuất khác nhau </b></i>

1.3.1. Nguyên nhân chi phí cơ hội tăng

Chi phí cơ hội tăng là do 2 vấn đề với nguồn lực của các yếu tố sản xuất:

+ Các yếu tố sản xuất khơng đồng nhất (ví dụ là tất cả các đơn vị của một nhân tố sản xuất không giống nhau hoặc không cùng chất lượng)

+ Các yếu tố sản xuất không được sử dụng với cùng một tỷ lệ cố định trong sản xuất tất cả các loại hàng hóa.

=> Như vậy, khi quốc gia sản xuất nhiều một loại hàng hóa, họ cần phải sử dụng những nguồn lực không hiệu quả để sản xuất ra hàng hóa đó. Kết quả là quốc gia ấy phải bỏ ra ngày càng nhiều hàng hóa thứ hai để giải phóng nguồn lực chuyển sang sản xuất thêm mỗi đơn vị hàng hóa thứ nhất tăng thêm.

1.3.2. Nguyên nhân các đường giới hạn sản xuất khác nhau

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

5

- Sự khác nhau giữa 2 đường giới hạn sản xuất của hai quốc gia 1 và 2 trong 2 đồ thị trên là do hai quốc giá có sự dư thừa nhân tố khác nhau về nguồn lực có thể sử dụng, hoặc sử dụng những công nghệ khác nhau trong sản xuất.

- Hay có thể hiểu rằng, các đường giới hạn sản xuất của các quốc gia ln khác nhau vì trên thực tế khơng có hai quốc gia nào ln dư thừa các nhân tố hư nhau (thậm chí cả khi họ có cơng nghệ như nhau).

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

6

<b>II. ĐƯỜNG BÀNG QUAN XÃ HỘI </b>

<i><b>2.1. Minh họa đường bàng quan xã hội </b></i>

<b>- Khái niệm: Đường bàng quan xã hội cho biết những sự kết hợp khác nhau giữa </b>

hàng hóa X và hàng hóa Y tiêu dùng mà quốc gia đạt cùng một mức thỏa mãn.

+ Thị hiếu tiêu dùng của người tiêu dùng cá thể biểu thị bằng sơ đồ bàng quan (đường đẳng ích)

+ Thị hiếu tiêu dùng của một quốc gia được biểu thị bằng sơ đồ bàng quan xã hội

<b>- Đồ thị: Hệ thống đường bàng quan xã hội của hai quốc gia </b>

<i>Đồ thị 1.2. Hệ thống đường bàng quan xã hội của hai quốc gia Độ thỏa mãn của mỗi quốc gia: </i>

Quốc gia 1: N=A < T=H < E Quốc gia 2: A’=R’ < H’ < E’

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

7

<b>- Lưu ý: </b>

+ Đường bàng quan xã hội có độ dốc âm: vì để duy trì 1 mức thỏa mãn thì khi quốc gia tăng mức tiêu dùng hàng hóa X, mức tiêu dùng hàng hóa Y sẽ giảm => đường bàng quan sẽ trượt dần xuống.

+ Để tăng độ thỏa mãn của một quốc gia: quốc gia cần kết hợp tăng mức tiêu dùng hàng hóa Y và giữ nguyên mức tiêu dùng của hàng hóa X.

<i><b>2.2. Tỷ lệ thay thế cận biên (MRS - Marginal Rate of Substitution) </b></i>

<b>- Khái niệm: Tỷ lệ thay thế biên của sản phẩm X cho Y (MRSxy), là số lượng sản </b>

phẩm Y mà người tiêu dùng phải từ bỏ để tiêu thụ thêm 1 đơn vị sản phẩm X, sao cho mức thỏa mãn chung là không đổi.

<b>- Công thức: được đo lường bằng độ dốc của đường bàng quan xã hội tại điểm </b>

xác định.

<b>MRSxy= </b><sup>𝚫𝒚</sup>

<b>- Tỷ lệ thay thế biên có quy luật giảm dần (tỷ lệ mà người tiêu dùng sẵn sàng </b>

đánh đổi giữa hai loại sản phẩm giảm dần):

+ Khi quốc gia chuyển dịch điểm tiêu dùng trượt dọc xuống trên 1 đường bàng quan-> MRS giảm

+ Khi đó hàng hóa Y trở nên quý hơn hàng hóa X=> Quốc gia giảm tiêu dùng hàng hóa Y để tăng

=> Các đường bàng quan xã hội vòng vào phía trong từ điểm ban đầu trong khi đường giới hạn sản xuất vịng ra phía ngồi. Hai đường có hình dáng ngược nhau là cơ sở cho sự lựa chọn điểm cân bằng tiêu dùng duy nhất cho mỗi quốc gia.

<i><b>2.3. Một số khó khăn với các đường bàng quan xã hội </b></i>

- Hai đường bàng quan khác nhau không cắt nhau. Tuy nhiên, hệ thống đường bàng quan nhất định phản ánh sự phân phối thu thập cụ thể của quốc gia vẫn có thể cắt nhau (hệ thống mới cắt hệ thống cũ)

Xảy ra khi: quốc gia thực hiện chính sách mở cửa, tăng cường hoạt động thương mại. Thương mại có thể làm thay đổi thu nhập thực tế trong nước (có thể làm cho các đường bàng quan xã hội cắt nhau). Trong trường hợp này không sử dụng hệ thống đường bàng quan xã hội quyết định: Chính sách mở cửa tăng cường hoạt động thương mại có làm tăng mức phúc lợi của quốc gia khơng?

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

9

<b>III. ĐIỂM CÂN BẰNG TRONG KINH TẾ ĐÓNG </b>

<i><b>3.1. Minh họa điểm cân bằng trong kinh tế đóng </b></i>

<b>- Khái niệm: Điểm cân bằng là điểm tiếp xúc của đường giới hạn sản xuất với </b>

đường bàng quan xã hội.

<i>*Trong nền kinh tế đóng: Quốc gia đạt được tối đa hóa mức phúc lợi của họ khi </i>

sản xuất và tiêu dùng tại điểm cân bằng (điểm tiếp xúc của đường giới hạn sản xuất với đường bàng quan xã hội)

<b>- Phân tích dựa trên đồ thị 2 quốc gia: </b>

<i>Đồ thị 1.3: Điểm cân bằng trong kinh tế đóng </i>

+ Quốc gia 1: Điểm cân bằng -A; giá cả tương quan cân bằng hàng hóa X (PA=¼); + Quốc gia 2: Điểm cân bằng -A’; giá cả tương quan cân bằng hàng hóa X (PA’=4); ➔ PA<PA’=> Quốc gia 1 có lợi thế so sánh trong hàng hóa X, quốc gia 2 có lợi thế so sánh trong hàng hóa Y.

<b>- Lưu ý: </b>

+ Các đường bàng quan vịng vào phía trong và khơng cắt nhau

+ Chỉ có 1 điểm duy nhất tiếp xúc 2 đường giới hạn sản xuất và đường bàng quan xã hội

<b>- Điểm cân bằng </b>

+ Điểm cân bằng luôn tồn tại (vì có rất nhiều đường bàng quan)

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

10

+ So với điểm cân bằng: Các điểm tiếp xúc tại đường bàng quan thấp hơn có thể đạt được nhưng chưa tối đa hóa lợi ích của quốc gia. Ngược lại, các điểm tiếp xúc tại đường bàng quan cao hơn không thể đạt được do nguồn lực và cơng nghệ hiện có khơng đáp ứng đủ.

<i><b>3.2. Giá cả hàng hóa tương quan cân bằng và lợi thế so sánh </b></i>

- Giá cả hàng hóa tương quan cân bằng trong kinh tế đóng được xác định bằng độ dốc của đường tiếp tuyến chung của đường giới hạn sản xuất và đường bàng quan xã hội tại điểm cân bằng của sản xuất và tiêu dùng trong kinh tế đóng.

=> Như vậy, giá cả hàng hóa tương quan cân bằng của hàng hóa X là PA = ¼ trong quốc gia 1 và PA’= 4 trong quốc gia 2 (theo đồ thị 1.1 và 1.2). Giá cả tương quan khác nhau giữa hai nước vì các đường giới hạn sản xuất và các đường bàng quan của họ khác nhau về hình dáng và vị trí.

- Tại điểm cân bằng PA < PA’, quốc gia 1 có lợi thế so sánh trong hàng hóa X và quốc gia 2 có lợi thế so sánh trong hàng hóa Y. Cả 2 quốc gia có thể thu được lợi ích nếu quốc gia 1 chun mơn hóa sản xuất và xuất khẩu hàng hóa X để trao đổi với quốc gia 2.

<b>- Theo đồ thị 1.1 và 1.2 mô tả các vấn đề của cung ứng (như đường giới hạn sản </b>

xuất của quốc gia) và các vấn đề của nhu cầu quyết định giá cả hàng hóa tương quan cân bằng của mỗi quốc giá trong kinh tế đóng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

11

<b>DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>

1. Giáo trình Kinh tế quốc tế 1- Trường Đại học Thương Mại 2. Khái niệm đường PPF

</div>

×