Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

tăng trưởng và thương mại trường hợp nước lớn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (777.46 KB, 14 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA: KINH TẾ </b>

<b>HÀ NỘI, 2022</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>MỤC LỤC </b>

III – TĂNG TRƯỞNG THƯƠNG MẠI VÀ – TRƯỜNG HỢP NƯỚC NHỎ ... 3

1. Ảnh hưởng của tăng trưởng đối với thương mại ... 3

2. Minh họa về tăng trưởng nhân tố, thương mại và phúc lợi ... 4

3. Tiến bộ kỹ thuật, thương mại và phúc lợi. ... 7

IV- TĂNG TRƯỞNG VÀ THƯƠNG MẠI – TRƯỜNG HỢP NƯỚC LỚN ... 8

1. Tăng trưởng, tương quan thương mại, và phúc lợi của quốc gia lớn ... 8

2. Tăng trưởng trường hợp đặc biệt – giảm phúc lợi của quốc gia ... 11

3. Minh họa về tăng trưởng phúc lợi và thương mại ... 12

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>III – TĂNG TRƯỞNG THƯƠNG MẠI VÀ – TRƯỜNG HỢP NƯỚC NHỎ </b>

Phần này phân tích ảnh hưởng của tăng trưởng đối với sản xuất, tiêu dùng, thương mại và phúc lợi khi một quốc gia là một quốc gia nhỏ không thể ảnh hưởng tới giá cả hàng hóa tương quan mà họ trao đổi (tương quan thương mại của quốc gia khơng thay đổi). Trước hết chúng ta phân tích chung ảnh hưởng của tăng trưởng với thương mại, sau đó minh họa bằng đồ thị, và cuối cùng là ảnh hưởng của tiến bộ kỹ thuật với thương mại

<b>1. Ảnh hưởng của tăng trưởng đối với thương mại </b>

Tăng trưởng nhân tố và tiến bộ kỹ thuật làm chuyển dịch đường giới hạn sản xuất của quốc gia ra phía ngồi. Điều gì sẽ xảy ra đối với khối lượng hàng hóa thương mại phụ thuộc vào tỷ lệ tăng sản lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và đối với tiêu dùng của quốc gia khi thu nhập của quốc gia tăng lên do tăng trưởng và thương mại.

Nếu sản lượng hàng hóa có thể xuất khẩu của quốc gia tăng trưởng với tỷ lệ cao hơn sản lượng hàng hóa nhập khẩu tại mức giá tương quan khơng đổi, tăng trưởng có khuynh hướng đẩy thương mại phát triển mạnh hơn. Sự mở rộng sản lượng ảnh hưởng trung tính với thương mại nếu thương mại có cùng tốc độ với tăng trưởng, cũng có thể hạn chế thương mại. Trên khịa cạnh khác, nếu tiêu dùng của quốc gia về hàng hóa nhập khẩu tăng lên với tốc độ nhanh hơn tiêu dùng hàng hóa xuất khẩu của họ tại mức giá khơng đổi, tiêu dùng cũng ảnh hưởng đẩy thương mại phát triển mạnh hơn. Nếu tiêu dùng phát triển theo hướng ngược lại có thể hạn chế thương mại, cũng có thể ảnh hưởng trung tính đối với thương mại. Như vậy, cả sản xuất và tiêu dùng đều có thể ảnh hưởng thúc đẩy, hạn chế hay ảnh hưởng trung tính đối với thương mại. Sản xuất thúc đẩy thương mại nếu sản lượng hàng hóa xuất khẩu tăng trưởng nhanh hơn sản lượng hàng hóa nhập khẩu. Tiêu dùng thúc đẩy thương mại nếu tiêu dùng của quốc gia về hàng nhập khẩu tăng nhanh hơn tiêu dùng hàng hóa xuất khẩu.

Thực tế xảy ra đối với khối lượng hàng hóa thương mại trong q trình tăng trưởng phụ thuộc vào kết quả ròng các ảnh hưởng sản xuất và tiêu dùng này. Nếu cả sản xuất và tiêu dùng đều ảnh hưởng thúc đẩy thương mại, khối lượng hàng hóa thương mại sẽ tăng nhanh hơn tăng trưởng kinh tế. Nếu sản xuất thúc đẩy thương mại nhưng tiêu dùng hạn chế thương mại, khối lượng hàng hóa thương mại sẽ phụ thuộc vào ảnh hưởng ròng của hai lực lượng này. Trong trường hợp ngẫu nhiên đặc biệt, cả sản xuất và tiêu dùng ảnh hưởng trung tính

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

với thương mại, khối lượng hàng hóa thương mại tăng cùng tốc độ với tăng trưởng sản lượng.

Do tăng trưởng có thể là kết quả của nhiều loại hình, tỷ lệ khác nhau của tăng trưởng nhân tố và tiến bộ kỹ thuật, sản xuất và tiêu dùng, chúng có thể thúc đẩy, hạn chế hay ảnh hưởng trung tính. Ảnh hưởng của tăng trưởng đối với thương mại và phúc lợi sẽ khác nhau giữa các trường hợp cụ thể, vì vậy những gì có thể đưa ra tại đây là lấy một ví dụ minh họa các nhân tố cần được phân tích ảnh hưởng tăng trưởng với thương mại và phúc lợi.

<b>2. Minh họa về tăng trưởng nhân tố, thương mại và phúc lợi </b>

Đồ thị phía trên trong hình 6-4 được tái lập từ đồ thị 6-2 cho thấy lao động tăng lên gấp đôi tại quốc gia 1, tương quan thương mại của quốc gia 1 không thay đổi với tăng trưởng và thương mại. Trước tăng trưởng quốc gia 1 sản xuất tại điểm B, trao đổi thương mại 60X lấy 60Y tại 𝑃<sub>𝐵</sub> = 1, đạt đường bàng quan số III ( giống như tại các chương trước đã trình bày). Khi lao động tăng gấp đôi trong quốc gia 1, đường giới hạn sản xuất của nó chuyển ra phía ngồi như đã trình bày phần trên. Nếu quốc gia 1 quá nhỏ khơng đủ ảnh hưởng giá cả hàng hóa tương quan, họ sẽ sản xuất tại điểm M, nơi đường giới hạn sản xuất mới tiếp xúc với đường tương quan giá 𝑃<sub>𝑀</sub>=𝑃<sub>𝐵</sub>=1. Tại điểm M quốc gia 1 sản xuất lượng hàng hóa X gấp hơn hai lần so với tại điểm B nhưng hàng hóa Y ít hơn như đã đề cập trong học thuyết Rybczynski. Tại 𝑃<sub>𝑀</sub>=𝑃<sub>𝐵</sub>=1, quốc gia 1 trao đổi 150X lấy 150Y và tiêu dùng tại điểm Z trên đường bàng quan xã hội VII.

Khi sản lượng hàng hóa X (hàng hóa xuất khẩu của quốc gia 1) tăng trong khi sản lượng của hàng hóa Y giảm, tăng trưởng sản lượng là khuyến khích thương mại. Tương tự như vậy, khi tiêu dùng hàng hóa Y (hàng hóa nhập khẩu của quốc gia 1) tăng với tỷ lệ cao hơn so với hàng hóa X ( ví dụ như điểm Z nằm về bên trái đường thẳng từ gốc qua điểm E ), sự gia tăng tiêu dùng trong trường hợp này cũng thúc đẩy thương mại . Khi cả sản xuất và tiêu dùng đều thúc đẩy thương mại, khối lượng hàng hóa thương mại mở rộng với tốc độ lớn hơn tốc độ tăng sản lượng hàng hóa X.

Lưu ý rằng, với tăng trưởng và thương mại, đường giới hạn tiêu dùng của quốc 1 là đường 𝑃<sub>𝑀</sub> tiếp tuyến với đường giới hạn sản xuất mới tại điểm M. thực tế là tiêu dùng cả hai hàng hóa đều tăng lên cùng với tăng trưởng và thương mại, điều này có nghĩa là cả hai hàng hóa đều là hàng hóa bình thường (normal goods). Nếu hàng hóa Y là hàng hóa kém chất lượng liệu quốc gia 1 có tiêu dùng tại điểm ít hàng hóa Y hơn hay khơng (ví dụ bên

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

phải và thấp hơn điểm 𝐸<small>′</small> trên đường 𝑃<sub>𝑀</sub>). Tương tự như vậy, quốc gia 1 có thể tiêu dùng lượng hàng hóa X ít hơn (ví dụ bên trái phía trên điểm 𝐸<small>′′</small>) chỉ khi hàng hóa X là hàng hóa kém chất lượng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<i><b>Đồ thị 6-4: Tăng trưởng và thương mại – trường hợp nước nhỏ </b></i>

Đồ thị phía trên cho biết sau khi lao động tăng lên gấp đôi, quốc gia 1 trao đổi 150X lấy 150Y tại mức giá tương quan 𝑃<sub>𝑀</sub>=𝑃<sub>𝐵</sub>=1 và đạt tiêu dùng tại điểm Z trên đường bàng quan số VII, lượng hàng hóa tiêu dùng cả hàng hóa X và hàng hóa Y tăng lên nhưng tổng tiêu dùng không tăng gấp đôi. Đồ thị phía dưới cho biết với thương mại tự do trước tăng trưởng, quốc gia 1 trao đổi 60X lấy 60Y tại tương quan giá 𝑃<sub>𝑋</sub><i>/</i>𝑃<sub>𝑌</sub> = 𝑃<sub>𝐵</sub>=1, với thương mại tự do sau tăng trưởng, quốc gia 1 trao đổi 150X lấy 150Y cũng tại mức giá 𝑃<sub>𝑋</sub><i>/</i>𝑃<sub>𝑌</sub> = 𝑃<sub>𝐵</sub>=1. Đồ thị dưới của hình 6-4 minh họa đường chấp nhận thương mại cho thấy sự tăng trưởng về thương mại tại quốc gia 1 với tương quan thương mại khơng đổi. Đó là, với thương mại trước tăng trưởng, quốc gia 1 trao đổi 60X lấy 60Y tại mức giá 𝑃<sub>𝑋</sub><i>/</i>𝑃<sub>𝑌</sub> = 𝑃<sub>𝐵</sub>=1. Với thương mại tự do sau tăng trưởng, quốc gia 1 trao đổi 150X lấy 150Y tại mức giá 𝑃<sub>𝑋</sub><i>/</i>𝑃<sub>𝑌</sub>= 𝑃<sub>𝑀</sub>= 𝑃<sub>𝐵</sub>=1. Đường thẳng cho biết tương quan thương mại cố định đồng thời biểu thị phần đường chấp nhận thương mại của quốc gia 2 (hay phần còn lại của thế giới). Điều này đúng vì

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

quốc gia 1 quá nhỏ nên trước và sau tăng trưởng đường chấp nhận thương mại của nó cắt đường chấp nhận thương mại của quốc gia 2 tại tương quan thương mại như nhau.

Lưu ý rằng, quốc gia 1 xấu hơn sau khi tăng trưởng vì lao động (và dân số) của họ tăng gấp đôi nhưng tổng tiêu dùng của họ tăng ít hơn hai lần (so sánh điểm Z 120X và 160Y sau tăng trưởng với điểm E 70X và 80Y trước tăng trưởng). Như vậy, tiêu dùng và phúc lợi bình qn đầu người của cơng dân quốc gia 1 giảm đi đối với loại tăng trưởng này.

<b>3. Tiến bộ kỹ thuật, thương mại và phúc lợi. </b>

Trong mục III.2 đã nêu rằng tiến bộ kỹ thuật trung tính với cùng tỷ lệ trong sản xuất cả hai hàng hóa mở rộng sản lượng của hai hàng hóa với giá cả hàng hóa tương quan cố định. Nếu tiêu dùng mỗi hàng hóa cũng tăng tương tự, khối lượng hàng hóa thương mại cũng sẽ tăng với tốc độ tương tự tại tương quan thương mại cố định. Nghĩa là, sự mở rộng sản xuất và tiêu dùng trung tính thúc đẩy thương mại với cùng tỷ lệ. Với sản xuất trung tính và tiêu dùng thúc đẩy, khối lượng thương mại mở rộng mạnh hơn tốc độ tăng sản xuất. Với sản xuất trung tính, tiêu dùng hạn chế thương mại, khối lượng thương mại mở rộng với tốc độ chậm hơn sản xuất. Tuy nhiên, phúc lợi bình quân đầu người sẽ tăng với lao động (và dân số) không thay đổi, và tương quan thương mại không đổi.

Các tiến bộ kỹ thuật trung tính trong sản xuất hàng hóa xuất khẩu ln ln thúc đẩy thương mại. Ví dụ, nếu tiến bộ kỹ thuật trung tính diễn ra chỉ trong sản xuất hàng hóa X tại quốc gia 1, khi đó đường giới hạn sản xuất của quốc gia 1 chỉ mở rộng theo trục hồnh, như mơ tả trong đồ thị 6-3. Tại tương quan thương mại không đổi, sản lượng hàng hóa X của quốc gia 1 sẽ tăng thậm chí nhanh hơn trong đồ thị 6-4, khi sản lượng hàng hóa Y giảm xuống (như trong đồ thị 6-4). Quốc gia sẽ đạt đường bàng quan xã hội cao hơn đường số VII, và khối lượng thương mại sẽ mở rộng thậm chí nhiều hơn tại đồ thị 6-4. Điều quan trọng hơn ở đây là, với lao động (và dân số) khơng đổi, phúc lợi bình quân đầu người tăng lên (ngược với trường hợp chỉ có lao động tăng lên như đồ thị 6-4).

Trên giác độ khác, các tiến bộ kỹ thuật trung tính chỉ diễn ra trong sản xuất hàng hóa Y (hàng hóa nhập khẩu), đường giới hạn khả năng sản xuất của quốc gia 1 sẽ mở rộng theo hướng trục tung. Nếu tương quan thương mại, sở thích thị hiếu và dân số không đổi, khối lượng thương mại sẽ có khuynh hướng giảm đi, nhưng phúc lợi xã hội tăng. Sự thay đổi này giống như trường hợp chỉ tăng trưởng vốn tại quốc gia 1. Sự thay đổi kỹ thuật trung tính diễn ra với tỷ lệ khác nhau với hai hàng hóa có thể tăng hoặc giảm khối lượng thương

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

mại nhưng luôn tăng phúc lợi xã hội. Điều tương tự đúng với trường hợp tiến bộ kỹ thuật không phải tiến bộ kỹ thuật trung tính. Như vậy tiến bộ kỹ thuật phụ thuộc vào loại, có thể tăng hoặc giảm thương mại, nhưng nó ln tăng phúc lợi xã hội đối các quốc gia nhỏ.

<b>IV- TĂNG TRƯỞNG VÀ THƯƠNG MẠI – TRƯỜNG HỢP NƯỚC LỚN </b>

Phần này phân tích ảnh hưởng tăng trưởng của sản xuất, tiêu dùng, thương mại, và phúc lợi khi quốc gia phân tích là nước lớn có thể ảnh hưởng tới giá cả hàng hóa tương quan mà họ trao đổi thương mại (do đó thay đổi tương quan thương mại). Sau khi phân tích ảnh hưởng của tăng trưởng đối với tương quan thương mại và phúc lợi là trường hợp đặc biệt của tăng trưởng làm giảm phúc lợi quốc gia, cuối cùng là phần phân tích trường hợp tăng trưởng thúc đẩy tương quan thương mại và phúc lợi của quốc gia.

<b>1. Tăng trưởng, tương quan thương mại, và phúc lợi của quốc gia lớn </b>

Nếu tăng trưởng được xem xét trên góc độ nguồn gốc hoặc về loại hình, mở rộng khối lượng thương mại tại mức giá không đổi, khi đó tương quan thương mại của quốc giá có khuynh hướng xấu đi. Trên phương diện khác, nếu tăng trưởng giảm khối lượng thương thương mại tại mức giá cố định, tương quan thương mại của quốc gia có khuynh hướng cải thiện. Đây là ảnh hưởng tương quan thương mại của tăng trưởng. Ảnh hưởng tăng trưởng đối với phúc lợi của một quốc gia phụ thuộc vào kết quả ròng của ảnh hưởng tương quan thương mại và ảnh hưởng lượng của cải sản xuất được. Ảnh hưởng lượng của cải sản xuất được ngụ ý sự thay đổi, về sản lượng tính cho một cơng nhân hoặc một người do ảnh hưởng của tăng trưởng.

Ảnh hưởng ngược chiều của lượng của cải, bản thân nó, có khuynh hướng tăng phúc lợi quốc gia. Ngược lại, phúc lợi của quốc sẽ giảm hoặc không thay đổi. Nếu ảnh hưởng lượng của cải thuận chiều và tương quan thương mại của quốc gia được cải thiện do tăng trưởng và thương mại, phúc lợi của quốc gia tất nhiên sẽ tăng. Nếu cả hai ảnh hưởng này theo hướng ngược lại, phúc lợi của quốc gia tất nhiên sẽ giảm đi. Nếu ảnh hưởng lượng của cải và ảnh hưởng tương quan thương mại ngược chiều nhau, phúc lợi của quốc gia có thể tăng, có thể giảm, có thể khơng thay đổi phụ thuộc vào ảnh hưởng ròng cường độ của hai lực lượng đối nghịch đó.

Ví dụ, nếu chỉ có lao động tăng gấp đôi tại quốc gia 1, ảnh hưởng của lượng của cải, bản thân nó có khuynh hướng giảm ảnh hưởng của quốc gia 1, điều này được trình bày trong đồ thị 6-4. Hơn thế nữa, khi loại hình tăng trưởng có khuynh hướng mở rộng khối

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

lượng thương mại của quốc gia 1 tại 𝑃<sub>𝑀</sub>=𝑃<sub>𝐵</sub>=1, tương quan thương mại của quốc gia 1 đồng thời có khuynh hướng giảm . Như vậy, lượng của cải của quốc 1 giảm đi do cả hai nguyên nhân nêu trên. Nội dung này được minh hạo trên độ thị 6-5.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<i><b>Đồ thị 6-5: Tăng trưởng và thương mại – Trường hợp nước lớn </b></i>

Đồ thị này tương tự như đồ thị 6-4, nhưng quốc gia 1 à quốc gia lớn để ảnh hưởng đến tương quan thương mại. Với tương quan thương mại thay đổi từ 𝑃<sub>𝑀</sub>=𝑃<sub>𝐵</sub>=1 đến 𝑃<sub>𝑁</sub> =<sup>1</sup>

<small>2</small>. Sau tăng trưởng, quốc gia 1 sản xuất tại điểm N, trao đổi 140X lấy 70Y với quốc gia 2, tiêu dùng tại điểm T trên đường phúc lợi số IV thấp hơn số VII. Mức phúc lợi của quốc gia giảm đi. Đồ thị phía dưới cho biết đường chấp nhận thương mại ảnh hưởng của tăng trưởng về lượng và tương quan thương mại trong trường hợp tăng trưởng quốc gia 1 có ảnh hưởng và khơng ảnh hưởng đến tương quan thương mại của họ.

Đồ thị 6-5 phát triển từ đồ thị 6-4, quốc gia 1 giờ đây giả thiết là quốc gia đủ lớn để có thể ảnh hưởng đến tương quan giá hàng hóa. Khi tương quan giảm giá từ từ 𝑃<sub>𝑀</sub>=𝑃<sub>𝐵</sub>=1 đến 𝑃<sub>𝑁</sub> =<sup>1</sup>

<small>2</small> với thương mại, quốc gia 1 sản xuất tại điểm N, trao đổi 140X lấy 70Y với quốc gia 2, và tiêu dùng tại điểm T trên đường bàng quan số IV (xem đồ thị phía trên).

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

Phúc lợi của quốc gia 1 giảm (ví dụ ảnh hưởng lượng của cải ngược chiều) thậm chí khi quốc gia 1 là quốc gia nhỏ, do vậy trong trường hợp này, tương quan thương mại giảm sẽ làm cho phúc lợi của quốc gia 1 giảm nhiều hơn. Điều này phản ánh đường bàng quan số IV thấp hơn đường bàng quan số VII.

Đồ thị phía dưới của hình 6-5 cho biết sự ảnh hưởng tới đường chấp nhận thương mại do tăng trưởng trong trường hợp tương quan thương mại không thay đổi và có thay đổi.

<b>2. Tăng trưởng trường hợp đặc biệt – giảm phúc lợi của quốc gia </b>

Ảnh hưởng lượng của cải có khuynh hướng tăng phúc lợi của quốc gia, nhưng tương quan thương mại giảm quá nhiều khiến phúc lợi ròng của quốc gia giảm đi. Ảnh hưởng này được phân tích trên đồ thị 6-6

Đồ thị 6-6 được tái hiện từ đồ thị 6-3, đường giới hạn sản xuất của quốc gia 1 trước và sau tiến bộ kỹ thuật trung tính chỉ tăng gấp đôi năng suất lao động của lao động và vốn trong sản xuất hàng hóa X. Ảnh hưởng lượng của cải, bản thân nó có thể tăng phúc lợi của quốc gia 1 tại mức giá khơng đổi vì sản lượng sản xuất của quốc gia 1 tăng lên nhưng số lượng lao động (và dân số) không tăng. Tuy nhiên, khi tiến bộ kỹ thuật tăng khối lượng thương mại, tương quan thương mại của quốc gia 1 giảm đi. Khi tương quan thương mại giảm quá nhiều, ví dụ, từ 𝑃<sub>𝐵</sub>=1 tới 𝑃<sub>𝐶</sub>=1/5, quốc gia 1 có thể sản xuất tại điểm C, xuất khẩu 100X để nhập khẩu chỉ có 20Y, và tiêu dùng tại điểm G trên đường bàng quan số II (thấp hơn đường bàng quan số III quốc gia 1 đạt được trước tăng trưởng).

<i><b>Đồ thị 6-6: Tăng trưởng của nước lớn – trường hợp đặc biệt </b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

Đồ thị này được này được thiết lập từ đồ thị 6-3, đường giới hạn sản xuất của quốc gia 1 trước và sau khi tiến bộ kỹ thuật chỉ tăng năng suất lao động của L và K trong sản xuất hàng hóa X. Với tiến bộ kỹ thuật này, có thể tăng phúc lợi của quốc gia về vật chất thực. Tuy nhiên tương quan giá giảm quá nhanh từ 𝑃<sub>𝐵</sub>=1 xuống 𝑃<sub>𝐶</sub>=1/5, khiến quốc gia sản xuất tại C xuất khẩu 100X chỉ nhập khẩu được 20Y, tiêu dùng tại điểm G trên đường bàng quan số II (thấp hơn đường bàng quan số III quốc gia đạt được trước thương mại)

Trường hợp đặc biệt thông thường xảy ra tại quốc gia 1 khi (a) tăng trưởng có khuynh hướng tăng thực tế xuất khẩu của quốc gia 1 tại tương quan thương mại cố định; (b) quốc gia 1 là quốc gia lớn nên khi cố gắng đẩy mạnh xuất khẩu làm giảm tương quan thương mại của họ; (c) độ co giãn nhu cầu theo thu nhập của quốc gia 2 (hay phần còn lại của thế giới) đối với hàng hóa xuất khẩu của quốc gia 1 rất nhỏ, do vậy tương quan thương mại của quốc gia 1 giảm nhiều; và (d) quốc gia 1 phụ thuộc nhiều vào thương mại, suy thoái tương quan thương mại làm giảm phúc lợi xã hội của họ.

Tăng trưởng trường hợp đặc biệt nêu trên dường như không xảy trên thực tế. Nếu xảy ra, thường trong khu vực các nước đang phát triển chứ không trong khu vực các nước phát triển. Mặc dù tương quan thương mại của các nước đang phát triển có khuynh hướng giảm đi, sự gia tăng trong sản xuất lớn hơn bù đắp lại, thu nhập và mức phúc lợi bình quân đầu người thơng thường tăng lên. Thu nhập bình qn đầu người cũng cần tăng nhanh hơn để đảm bảo tốc độ phát triển chung nhanh hơn tốc độ tăng dân số trong các nước đang phát triển.

<b>3. Minh họa về tăng trưởng phúc lợi và thương mại </b>

Mục này phân tích trường hợp chỉ có vốn (nhân tố khan hiếm) tăng gấp đôi tại quốc gia 1, khi đó ảnh hưởng lượng của cải, bản thân nó, có khuynh hướng tăng phúc lợi của quốc gia 1. Kết quả sẽ tương tự với trường hợp tiến bộ kỹ thuật trung tính chỉ diễn ra trong sản xuất hàng hóa Y (hàng hóa chứa nhiều vốn) tại quốc gia 1. Khi tăng loại này có khuynh hướng giảm khối lượng thương mại tại mức giá cố định, tương quan thương mại của quốc gia 1 có khuynh hướng tăng lên. Khi cả hai ảnh hưởng: ảnh hưởng lượng của cải và ảnh hưởng tương quan thương mại đều theo hướng tích cực, phúc lợi của quốc gia 1 tăng lên. Sự gia tăng này được thể hiện trong đồ thị 6-7.

Đồ thị 6-7 cho biết đường giới hạn sản xuất của quốc gia 1 trước và sau tăng trưởng trong trường hợp chỉ có vốn tăng gấp đơi. Với giá tương quan thương mại không đổi 𝑃<sub>𝐵</sub>=1

</div>

×