Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

TRIẾT LÝ CỦA TRUYỆN KIỀU 10 ĐIỂM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.5 KB, 9 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b> TRIẾT LÝ CỦA TRUYỆN KIỀU Bs Phan Thượng Hải biên soạn </b>

Nguyễn Du là tác giả viết nên thi phẩm Truyện Kiều (Truyện của Thúy Kiều), cịn có tên là Đoạn Trường Tân Thanh. Tư tưởng của ông trong Truyện Kiều, không nhất thiết phải tư tưởng

<b>về Triết lý riêng của cá nhân ông mà là triết lý của ông về nhân sinh. </b>

<b>Triết lý của Truyện Kiều của Nguyễn Du là triết lý về cái Khổ của Con người: nguyên nhân cái Khổ và giải thoát Khổ. Đây là đề tài đặc thù của Phật Giáo, chứ không phải của Nho Gia hoặc </b>

Đạo Gia.

<b>* </b>

<b>Nhập đề của Truyện Kiều có những câu: </b>

Trăm năm trong cõi người ta

Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau Trải qua một cuộc bể dâu (*)

Những điều trơng thấy mà đau đớn lịng Lạ gì bỉ sắc tư phong (*)

Trời xanh quen với má hồng đánh ghen. (*) (*) Chú thích:

Từ câu "Thương hải biến vi tang điền" (Bể rộng hóa ra ruộng dâu), ngụ ý nói sự thay đổi trong cuộc đời hay "vô thường" của Phật Giáo.

Từ câu "Phong vu bỉ, sắc vu thử (tư)": ngụ ý rằng tạo hóa đã cho mình hơn cái nọ thì phải kém ở cái kia hay cho mình cái tài thì khơng gặp thời.

Từ câu: "Tạo vật đố hồng nhan" (Tạo hóa hay ghen với người đàn bà đẹp). Má hồng của Việt ngữ đồng nghĩa với Hồng nhan (Hán Việt ngữ).

<b>Nguyễn Du nhập đề câu chuyện "hồng nhan bạc mệnh" của Vương Thúy Kiều mượn từ Kim </b>

Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Câu chuyện nầy cũng giống như cuộc đời "Nguyễn Du bạc mệnh" cho tới lúc ông viết thi phẩm nầy, trong khi đang làm Cai bạ ở Quảng Bình. Ơng Phạm Q Thích giới thiệu Đoạn Trường Tân Thanh với đề tài này.

Truyện Kiều khai triển "Hồng nhan bạc mệnh" qua những câu thơ: Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung Phũ phàng chi bấy Hóa cơng

Ngày xanh mịn mỏi má hồng phơi pha Sống làm vợ khắp người ta

Hại thay! thác xuống làm ma không chồng Nào người phượng chạ loan chung

Nào người tích lục tham hồng là ai? Đã khơng kẻ đối người hồi

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

Sẵn đây ta kiếm một vài nén hương Gọi là gặp gỡ giữa đường

Họa là người dưới suối vàng biết cho. *

"Hồng nhan bạc mệnh" chỉ là một thí dụ chứ không phải là chủ đề của Truyện Kiều mặc dù nó cũng có trùng hợp với cuộc đời Nguyễn Du trong quá khứ. Chủ đề của Truyện Kiều là nhân sinh

<b>quan về cái Khổ của mọi con người trong đời sống vơ thường của mình. </b>

Nếu căn cứ trên những bài thơ Nguyễn Du về "hồng nhan bạc mệnh" như bài Độc Tiểu Thanh Ký" hay về kỹ nữ và ca kỹ như những bài "Điếu La thành ca giả", "Long thành cầm giả ca" và "Ngộ gia đệ cựu ca cơ" mà cho rằng đó là nguyên nhân Nguyễn Du viết Truyện Kiều thì cũng khơng hồn tồn sai nhưng đó chỉ là thí dụ rõ ràng nhất "Khổ" của nhân sinh.

<b>Từ cái Khổ của nhân sinh như cuộc đời đoạn trường của Thúy Kiều trong thi phẩm, Nguyễn Du lần lượt đưa ra nguyên nhân của cái Khổ từ giáo lý Nho Gia đến Đạo Gia và cuối cùng là Phật </b>

Giáo:

<b>Từ Nho Gia (Nho Giáo) là triết lý Thiên Mệnh (Mệnh Trời). </b>

Từ Đạo Gia có triết lý của Lão Tử là "Trở lại cái động của Đạo" bao gồm cả thuyết

<b>"Hồng nhan bạc mệnh" và "Chữ tài liền với chữ tai". </b>

<b>Từ Phật Giáo là cái Nghiệp, phần chính của "Nhân Duyên Nghiệp Quả". </b>

<b>Trong nhập đề và toàn thể thân bài của Truyện Kiều, Nguyễn Du có đề cập đến 3 nguyên nhân </b>

này trong nhiều đoạn nhưng mơ hồ và lộn xộn, không thứ tự và mạch lạc. Trăm năm trong cõi người ta

<b>Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau </b>

Trải qua một cuộc bể dâu

Những điều trơng thấy mà đau đớn lịng Lạ gì bỉ sắc tư phong

<b>Trời xanh quen với má hồng đánh ghen. </b>

Anh hoa phát tiết ra ngồi

<b>Nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa. </b>

Nào hay chưa hết trần duyên

Trong mê dường đã đứng bên một nàng Rỉ rằng: "Nhân quả dở dang

Đã toan trốn nợ đoạn trường được sao?

<b>Số còn nặng nghiệp má đào </b>

<b>Người dù muốn quyết, Trời nào đã cho! </b>

Hãy xin hết kiếp liễu bồ

Sông Tiền Đường đã hẹn hò về sau. Buồng riêng riêng những sụt sùi "Nghĩ thân mà lại ngậm ngùi cho thân

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

Tiếc thay trong giá trắng ngần

Đến phong trần, cũng phong trần như ai Tẻ vui cũng một kiếp người

Hồng nhan phải giống ở đời mãi ru!

<b>Kiếp xưa đã vụng đường tu </b>

Kiếp nay chẳng kẻo đền bù mới xi! Dẫu sao bình đã vỡ rồi

Lấy thân mà trả nợ đời cho xong!" Gặp bà Tam Hợp đạo cô

Thong dong hỏi hết nhỏ to sự nàng: "Người sao hiếu nghĩa đủ đường

Kiếp sao rặt những đoạn trường thế thôi?"

<b>Sư rằng: "Phúc họa đạo Trời </b>

Cỗi nguồn cũng ở lịng người mà ra Có Trời mà cũng tại ta

Tu là cỗi phúc, tình là dây oan Thúy Kiều sắc sảo khôn ngoan Vô duyên là phận hồng nhan đã đành Lại mang lấy một chữ tình

Khư khư mình buộc lấy mình vào trong Vậy nên những chốn thong dong Ở không yên ổn, ngồi không vững vàng Ma đưa lối, quỉ đưa đường

Lại tìm những chốn đoạn trường mà đi Hết nạn ấy, đến nạn kia

Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần Trong vòng giáo vựng gươm trần Kề lưng hùm sói, gởi thân tơi địi Giữa dịng nước dẫy sóng dồi

Trước hàm rồng cá gieo mồi vắng tanh Oan kia theo mãi với tình

Một mình mình biết một mình mình hay Làm cho sống đọa thác đày

Đoạn trường cho hết kiếp này mới thôi!" Giác Duyên nghe nói rụng rời:

"Một đời nàng nhé! Thương ơi cịn gì?" Sư rằng: "Song chẳng hề chi

<b>Nghiệp duyên cân lại, nhắc đi còn nhiều! </b>

Xét trong tội nghiệp Thúy Kiều Mắc điều tình ái, khỏi điều tà dâm Lấy tình thâm, trả tình thâm

Bán mình đã động hiếu tâm đến Trời Hại một người, cứu muôn người!

Biết đường khinh trọng, biết lời phải chăng Thửa công đức ấy ai bằng?

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

Túc khiên đã rửa lâng lâng sạch rồi! Khi nên, Trời cũng chiều người

Nhẹ nhàng nợ trước, đền bồi duyên sau Giác Duyên dù nhớ nghĩa nhau

Tiền Đường thả một bè lau rước người Trước sau cho vẹn một lời

Duyên ta mà cũng phúc Trời chi không!" Chị sao phận mỏng phúc dày

Kiếp xưa đã vậy, lòng này dễ ai

<b>Tâm thành đã thấu đến Trời </b>

Bán mình là hiếu, cứu người là nhân Một niềm vì nước vì dân

Ân cơng cất một đồng cân đã già? Đoạn trường sổ rút tên ra

Đoạn trường thơ phải đưa mà trả nhau Còn nhiều hưởng thụ về lâu

Duyên xưa đầy đặn phúc sau dồi dào." *

<b>Đến phần Kết luận của Truyện Kiều, Nguyễn Du mới nói rõ ràng theo thứ tự nguyên nhân của </b>

Khổ của nhân sinh và đưa ra nguyên nhân Diệt Khổ: Ngẫm thay muôn sự tại Trời

Trời kia đã bắt làm người có thân Bắt phong trần, phải phong trần

Cho thanh cao, mới được phần thanh cao Có đâu thiên vị người nào

Chữ tài chữ mệnh dồi dào cả hai Có tài, mà cậy chi tài

Chữ tài liền với chữ tai một vần Đã mang lấy nghiệp vào thân Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa Thiện căn ở tại lòng ta

Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài Lời q góp nhặt dơng dài

Mua vui cũng được một vài trống canh.

<b>Từ cái Khổ của nhân sinh như cuộc đời đoạn trường của Thúy Kiều trong thi phẩm, Nguyễn Du lần lượt đưa ra nguyên nhân của cái Khổ từ giáo lý Nho Gia đến Đạo Gia và cuối cùng là Phật </b>

Giáo:

1. Từ Nho Gia (Nho Giáo) là triết lý Thiên Mệnh.

2. Từ Đạo Gia có triết lý của Lão Tử là "Trở lại cái động của Đạo".

3. Từ Phật Giáo là cái Nghiệp, phần chính của "Nhân Duyên Nghiệp Quả".

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

Theo Nguyễn Du, Nghiệp (Khổ Nghiệp) chính là nguyên nhân của Khổ. Từ đó Nguyễn Du đưa ra "Thiện Căn" chính là cứu cánh Diệt Khổ của Phật Giáo.

<b>1. Triết lý Thiên Mệnh của Nho Giáo giải thích cái Khổ. Truyện Kiều nói rõ ràng như sau: </b>

Ngẫm thay muôn sự tại Trời Trời kia đã bắt làm người có thân Bắt phong trần, phải phong trần

Cho thanh cao, mới được phần thanh cao

Triết lý Thiên Mệnh của Nho Giáo về cái Khổ thì khơng có lối thốt Khổ được!

<b>2. Từ Đạo Gia có triết lý của Lão Tử là "Trở lại cái động của Đạo" giải thích cáj Khổ. Áp dụng </b>

thực tế cho lý thuyết "Hồng nhan bạc mệnh" cũng như "Chữ tài liền với chữ tai". Có đâu thiên vị người nào

Chữ tài chữ mệnh dồi dào cả hai Có tài, mà cậy chi tài

Chữ tài liền với chữ tai một vần

Lão tử của Đạo Gia viết Đạo Đức Kinh để diễn tả triết lý của mình. Từ ngữ "Đạo Đức" của Lão tử có ý nghĩa khác từ ngữ "Đạo Đức" (và "luân lý") của Khổng tử và Nho Giáo.

Theo Lão tử (trong Đạo Đức Kinh),

<b>Đạo là cái mà từ đó mn vật sinh ra; Đạo là gốc của muôn vật. Lão tử đặt tên (danh </b>

hiệu) cho "gốc của muôn vật" là Đạo vì ơng thú nhận rằng ơng khơng biết nhiều hơn được nữa.

<b>Từ Đạo, mỗi vật có khả năng và đặc tính riêng biệt mà ơng gọi là Đức. Đức cũng chỉ là </b>

một tên gọi (danh hiệu) như Đạo.

Mọi sự vật (= vạn vật, muôn vật) đều biến đổi nhưng theo sự chi phối của một định luật

<b>tự nhiên mà Lão tử gọi là Thường. Định luật nầy của Đạo nên còn gọi là Đạo Thường. </b>

Đạo Đức kinh viết:

<i>Đạo trời không thân với ai, "thường" cùng với người thiện. Lấy thiên hạ "thường" ở vô sự... </i>

Định luật tự nhiên nầy giống như câu ngạn ngữ thường nói của người Trung Quốc, có lẽ bắt

<i>nguồn từ Lão tử: Một vật khi phát triển đến cực điểm thì quay trở lại. </i>

<b>Ý nghĩa là: khi một vật phát triển đến cực điểm về những tính chất gì thì các tính chất ấy thường đi ngược lại để trở thành những tính chất tương phản. </b>

Câu nói chính của Lão tử trong Đạo Đức kinh là:

<i>Trở lại là cái động của Đạo. </i>

Từ đó, Lão tử đưa ra thuyết "Vô vi", tức là biết và làm vừa đủ thì có hạnh phúc và khơng Khổ. Áp dụng cho "hồng nhan bạc mệnh" hay "chữ tài liền với chữ tai": nếu ta nhờ có sắc rất đẹp hay tài rất giỏi đem lại hạnh phúc cho mình thì ta sẽ ngược lại mà mất hạnh phúc, trở thành khổ.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>3. Từ Phật Giáo thì cái Nghiệp, phần chính của "Nhân Dun Nghiệp Quả", là nguyên nhân của cái Khổ. </b>

Đây là giải thích cuối cùng của Nguyễn Du và được ơng lựa chọn là "chân lý". Từ đó Nguyễn Du đưa ra Thiện Căn chính là cứu cánh Diệt Khổ của Phật Giáo.

Đã mang lấy nghiệp vào thân Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa Thiện căn ở tại lòng ta

Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài

<b>Thiện Căn của Nguyễn Du là nguyên nhân Diệt Khổ của nhân sinh, cho mọi Con người có tài </b>

hoa hay khơng có tài hoa và có sắc đẹp hay khơng có sắc đẹp . Thiện Căn này đồng nghĩa với Phật tánh hay Bản tâm Từ Bi bẩm sinh có sẵn trong mỗi Con người từ khi sinh ra đời.

Theo Phật Giáo Đại Thừa Thiền Tông (và Tánh Tông) và Phật Giáo Kim Cang Thừa, Con người Giác ngộ là Tâm của con người chỉ căn cứ vào hay hoạt động theo Tự Tánh tốt của mình thì sẽ

<b>khơng lệ thuộc vào Nghiệp (trong thế giới hiện tượng của sự vật) làm cho Khổ (Khổ Nghiệp) và giải thoát Khổ. Tự Tánh được Phật Giáo gọi là Bản Tâm hay Phật Tánh, từ bi và bẩm sinh </b>

trong mỗi con người. Giải thoát Khổ chính là Niết bàn.

<i>Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 giới thiệu giáo lý giác ngộ của Thiền tông: </i>

<i><b>Tất cả mọi Hiện tượng (của Sự vật) thanh tịnh hay ơ nhiễm đều trình hiện bởi Tâm Thức như là biểu hiện bằng tính chất tự nhiên thanh tịnh (của Bản Tâm) vì Bản Tâm là thanh tịnh bản </b></i>

<i>nhiên từ khởi thủy.. </i>

<i><b>Ngay cả khi vẫn là chúng sanh và dù đã tạo vô số ý Nghiệp tốt hoặc xấu như tham, sân, </b></i>

<i>si; Bản Tâm chính nó vẫn siêu việt (= ở trên) mọi ô nhiễm từ các phiền não nầy. Nước có thể rất bẩn nhưng thể tính của nó vẫn là trong sạch (= thanh tịnh) và bản tánh của nước không bị ô nhiễm bởi bùn dơ. </i>

<i>Tương tự, bất luận Hiện tượng phát sinh như là trò thiên diễn của Tâm nầy, và bất luận </i>

<i><b>lực dụng của nó (= hiện tượng phát sinh) đến mức nào thì tự Bản Tâm (căn nguyên của mọi </b></i>

<i>tướng trạng của các kỹ xảo như vậy) từ vô thủy vẫn không bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm và vẫn không bị ảnh hưởng bởi cái thiện. </i>

<i><b>Giác ngộ là khi ta "đồng nhất" được với Bản Tâm và nhận thức rõ ràng tất cả mọi Hiện tượng luân hồi sinh tử và Niết bàn (Vạn Pháp) đều lưu xuất từ Bản Tâm nầy. Bản Tâm từ bi </b></i>

<i>viên mãn và vi diệu vốn có sẵn (trong mỗi và mọi chúng sanh) nên Kinh có câu "Giác ngộ từ vơ thủy". </i>

<i><b>Từ không bị ảnh hưởng bởi khái niệm quy ước, Tâm (Tâm Thức) đồng nhất với bản thể của mình (= Bản Tâm) và khẳng định chính xác rằng ý nghĩa của nó (= Bản Tâm) tương tục và thường hằng trong sự quân bình của Định Tuệ thì dù có sống trong thế tục chúng ta đã là Phật. </b></i>

<b>Cái Bản Tâm hay Phật Tánh nầy được Nguyễn Du gọi là Thiện Căn, với cùng một nghĩa, vì </b>

nó:

Thiện = Từ Bi

Căn = có sẵn trong mỗi con người từ bẩm sinh.

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>Bản tâm và Phật tánh cịn có nhiều danh hiệu khác của Phật Giáo Đại Thừa: Chân như, Như </b>

thực, Như Lai tạng, Như Lai, Phật thân, Pháp thân, Thực tánh, Tự tánh, Bản lai diện mục ... (Như lai = Phật).

Trúc Lâm đại sĩ Trần Nhân Tông dùng từ ngữ "gia trung hửu bảo" với ngụ ý là Phật tánh hay Bản tâm.

Trong câu tục ngữ Việt "Bụt nhà không thiêng, cầu Thích Ca ngồi đường" (từ "Tự Điển Lược Giải" của Lê Văn Hoè), "Bụt nhà" ngụ ý là Phật tánh.

Nho Giáo của Mạnh Tử gọi là "Tánh Bản Thiện" và Tân Nho Giáo của Vương Dương Minh gọi là "Lương tri hay Trí Lương tri".

Đó cũng là Thiện Tâm của Kitô Giáo (Christianity = Thiên Chúa Giáo). "Bản tâm Từ bi" của Phật Giáo không khác "Thiện tâm Bác ái" của Kitô Giáo.

<b>Theo Phật Giáo, Tâm của Con người Giác ngộ thì Tâm An (= tranquil) khơng phiền não tức là giải thốt Khổ vì Khổ là Tâm phiền não (= buồn rầu = sorrow). Tâm Giác ngộ là Tâm sáng </b>

suốt toàn hảo (= trí tuệ hay trí huệ = bát nhã ba la mật đa) trong nhận thức và thi hành Giáo lý Giác ngộ trong đời sống hằng ngày qua tư tưởng, ngôn ngữ, hành động và sinh hoạt.

Yếu chỉ của Thiền tông để đạt Giác Ngộ được tóm tắt trong bài kệ 4 câu,

<i>Giáo ngoại biệt truyền Bất lập văn tự </i>

<i>Trực chỉ nhân tâm Kiến tánh thành Phật </i>

2 câu cuối chính là nội dung yếu chỉ của giáo lý giác ngộ của Thiền Tông:

"Trực chỉ nhân tâm" là Tâm của Con người không mê hoặc vào Sự vật. Mê hoặc gồm có

<b>Tham dục, Sân, Mạn. Đó là Đoạn Hoặc. </b>

"Kiến tánh thành Phật" là Tâm của Con người thấy được và theo Phật tánh hay Bản tân

<b>Từ Bi của mình, và thành Phật. Đó là Từ Bi. </b>

Hai câu cuối này cũng cùng một ý với một đoạn trong Pháp Bảo Đàn kinh viết về Giác ngộ của Lục tổ Huệ Năng:

<i>Huệ Năng hiểu ý nên canh ba vào thất (phòng của Tổ). Ngũ tổ dùng cà sa che lại không </i>

<i><b>cho người thấy, rồi thuyết kinh (Bát Nhã) Kim Cang. Khi đến câu “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” thì Huệ Năng ngay đó đại ngộ (đốn ngộ), vạn pháp chẳng lìa tự tánh. </b></i>

<i><b>Huệ Năng liền bạch: “Đâu ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh, vốn chẳng sanh diệt, vốn tự đầy đủ, </b></i>

<i>vốn chẳng lay động và tự tánh hay sanh vạn pháp”. Tổ biết Huệ Năng đã ngộ nên nói với Huệ </i>

<i><b>Năng rằng: “Chẳng nhận được bản tâm (thì) học pháp vơ ích, nếu nhận được bản tâm thấy </b></i>

<i>được bản tánh tức gọi là Trượng Phu, là Thiên Nhơn Sư, là Phật”. </i>

"Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm" có nghĩa là "Nên khơng bám chắc ở một chỗ mà sinh ra kỳ tâm". "Ưng vô sở trụ" là Tâm của Con người không sở trụ vào Sự vật tức là Đoạn diệt Mê hoặc vào Sự vật.

"Nhi sinh kỳ tâm" là Tâm của Con người đồng nhất với Bản tâm kỳ diệu, đó là Bản tâm Từ bi giác ngộ.

(Tự tánh = Phật tánh = Bản tâm)

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>Tóm lại, Tâm Giác ngộ là Tâm thức Đoạn Hoặc và Từ Bi theo Bản tâm hay Phật tánh bẩm </b>

sinh của mình. Tâm của Con người gồm có Tâm thức (hoạt động của Tâm đối với Sự vật bên

<b>ngoài của Tâm) và Bản tâm (hay Phật tánh). Nguyễn Du dùng từ ngữ Thiện Căn đồng nghĩa với </b>

dựa trên Lão Giáo). Do đó nếu căn cứ trên Nho Giáo mà chỉ trích Truyện Kiều là khơng theo đúng ln lý hay là "dâm thư" thì rất là chủ quan. Tuy nhiên nếu so sánh Truyện Kiều với Thánh kinh của Ki Tô Giáo như Phạm Quỳnh thì cũng khơng đúng!

<b>Qua Truyện Kiều và những bài thơ Hán ngữ khác của ông, Nguyễn Du chứng tỏ mình là một Thiền sư hay một Cư sĩ Giác ngộ. Ông dùng Truyện Kiều để tả cái Khổ và Giải thoát Khổ theo </b>

đúng giáo lý Giác ngộ của Phật Giáo Đại Thừa Thiền Tông.

Tiểu sử của Nguyễn Du chứng minh điều này: ông tình nguyện ra làm quan với nhà Nguyễn để đem tài của mình giúp dân giúp nước trong thời bình từ Tâm Từ Bi của ông.

VỊNH NGUYỄN DU

Đắc đạo nhân sinh hữu Nguyễn Du Tận tình thơng cảm tánh ơn nhu Tự thân khất sĩ hồn thi sĩ Tự phận thất phu đạt đại phu

Chánh trị ngoại giao, tâm chánh kiến Chân tài văn học, hạnh chân tu

Thiện căn giải nghiệp thành công nghiệp Danh dự trường tồn nhị bách thu. (*) (Phan Thượng Hải)

7/16/21

(*) Chú thích: Nguyễn Du qua đời vào năm 1820. Bài thơ nầy viết vào năm 2021.

<b>Bs PHAN THƯỢNG HẢI biên soạn và giữ bản quyền </b>

<b>Bài viết này đăng lần đầu trong phanthuonghai.com mục Văn Hóa phần Triết Lý và Tôn Giáo. Tài liệu tham khảo </b>

1) Trang Thơ Nguyễn Du - Thi Viện

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

2) Thơ và Sử Việt - Nguyễn Du và Truyện Kiều (Bs Phan Thượng Hải) - phanthuonghai.com

3) Căn Bản Phật Pháp Thiền Tông - Giác Ngộ và Thiền Định (Bs Phan Thượng Hải) - phanthuonghai.com

<b>Bs PHAN THƯỢNG HẢI biên soạn và giữ bản quyền </b>

</div>

×