Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên thông qua sử dụng website trong dạy học mạch nội dung chất và sự biến đổi của chất khoa học tự nhiên 6 luận văn thạc sĩ sư phạm hóa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.84 MB, 148 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

<b>TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC</b>

<b>DƯƠNG KHÁNH LINH</b>

<b>PHÁT TRIẺN NĂNG Lực TÌM HIỂU Tự NHIÊN </b>

<b>THÔNG QUA SỨ DỤNG WEBSITE TRONG DẠY HỌC MẠCH NỘI DUNG “CHẤT VÀ SỤ BIẾN ĐÔI CỦA CHẤT” </b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<b>LỜI CẢM ƠN</b>

Việc đối mới phương pháp dạy học, đưa ra những cải tiến, sự tiến bộ trong việc dạy luôn là điều được quan tâm. Đổi mới phương pháp giúp người học tiến bộ hơn và tăng sự hứng thú, tích cực đối với môn học. Là một người giáo viên, đế đáp ứng được sự thay đổi không ngừng trong việc dạy và học, tôi luôn không ngừng trau dồi kiến thức chuyên mơn, nghiệp vụ sư phạm của mình.

Đầu tiên, tơi xin bày tỏ sự biết ơn trân trọng và sâu sắc tới TS. Vũ Phương

<b>Liên, người </b>đã trực tiếp hướng dẫn và có những sự điều chỉnh, hỗ trợ và tận tâm với tơi trong suốt q trình làm luận văn.

Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo Nhà trường, các Phòng, Ban, Khoa, các Thầy Cô là giảng viên trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc Gia Hà Nội đã giảng dạy, cung cấp cho chúng tôi nhiều kiến thức chuyên sâu, phương pháp dạy học đa dạng, hiệu quả khi được học tập, nghiên cứu ở trường.

Bên cạnh đó, tơi xin được cảm ơn đến thành viên trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, các thầy cô, các bạn học sinh đã hỗ trợ tơi hồn thành luận văn, động viên trong q trình nghiên cứu, hồn thiện luận văn.

Mặc dù đã có sự cố gắng, nhưng thời gian và trình độ chun có hạn nên luận văn có thể khơng tránh khỏi những sự thiếu sót, chưa thực sự chỉn chu. Tơi mong nhận được thêm những góp ý từ phía Thầy Cơ và bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hồn thiện hơn và có tính ứng dụng cao hơn.

<i>Tôi xin chân thành cảm ơn!</i>

<i>Hà nội, ngày tháng năm 2024</i>

<b>HỌC VIÊN</b>

<b>DƯƠNG KHÁNH LINH</b>

<b><small>1</small></b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>MỤC LỤCLỜI CẢM ƠN</b>

<b>MỞ ĐÀU</b>

<b>CHƯƠNG 1...7</b>

<b>Cơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỤC TIỄN CỦA VẤN ĐÈ NGHIÊN cưu...7</b>

<b>1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu... 7</b>

1.1.1. Trên thế giới... 7

1.1.2. Ở Việt Nam... 8

1.1.3. Các nghiên cứu về website học tập... 9

<b>1.2. Tổng quan về năng lực tìm hiểu tự nhiên... 10</b>

1.2.1. Khái niệm...10

1.2.2. Cấu trúc năng lực tìm hiểu tự nhiên... 11

1.2.3. Tiêu chí đánh giá năng lực tìm hiểu tự nhiên... i

1.2.4. Cơng cụ đánh giá NL tìm hiểu tự nhiên...16

<b>1.3. Website học tập trong mơn Khoa học tự nhiên... 16</b>

1.3.1. Khái niệm... 16

1.3.2. Cấu trúc của website học tập trong môn Khoa học tự nhiên... 17

1.3.3. Nội dung website học tập trong môn Khoa học tự nhiên... 17

1.3.4. Vai trò của website học tập trong môn Khoa học tự nhiên... 18

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

1.5.1. Mục đích điều tra... 25

1.5.2. Đối tượng điều tra... 26

1.5.3. Phương pháp điều tra... 26

1.5.4. Kết quả điều tra... 26

<b>Tiểu kết chương 1... 33</b>

<b>CHƯƠNG 2...35</b>

<b>THIÉT KÉ VÀ SỬ DỤNG WEBSITE TRONG DẠY HỌC MẠCH NỘI DƯNG “CHÁT VÀ Sự BIÉN ĐÓI CỦA CHÁT” NHẰM PTNL TÌM HIẺU TỤ NHIÊN Ở MƠN KHOA HỌC TỤ NHIÊN 6 CHO HỌC SINH...35</b>

<b>2.1. Mục tiêu và nội dung mạch nội dung “Chất và sự biến đổi của chất” - Khoa học tự nhiên 6...35</b>

2.1.1. Mục tiêu chung của mạch nội dung “Chất và sự biến đổi của chất”... 35

2.1.2. Cấu trúc và nội dung cùa mạch nội dung “Chất và sự biến đổi của chất” Khoa học tự nhiên lớp 6... 39

<b>-2.2. Một số công cụ đánh giá năng lực tìm hiểu tự nhiên của học sinh... 40<sub>• </sub><sub>o • </sub><sub>“ </sub><sub>C7 • </sub><sub>• </sub><sub>•</sub></b>2.2.2. Bảng kiếm quan sát... 41

2.2.3. Phiếu tự đánh giá cá nhân, đánh giá nhóm... 41

2.2.4. Bài kiểm tra...42

2.2.5. Bảng mô tả mức độ biểu hiện của NL tìm hiểu tự nhiên... 44

2.2.6. Minh họa các công cụ... 63

<b>2.3. Thiết kế website học tập mạch nội dung “Chất và sự biến đổi của chất” theo hưóng phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên... 64</b>

2.3.1. Nguyên tắc thiết kế website học tập cho mạch nội dung “Chất và sự biến đổi của chất”...64

2.3.2. Quy trình thiết kc website học tập cho mạch nội dung “Chất và sự biến đổi của chất”...652.3.3. Cấu trúc của website học tập cho mạch nội dung “Chất và sự biến đổi của

<small>• • •ill</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

2.3.4. Nội dung của website học tập cho mạch nội dung “Chất và sự biến đổi của

2.3.5. Nền tảng của website học tập cho mạch nội dung “Chất và sự biến đồi của

<b>2.4. Thiết kế một số kế hoạch dạy học vận dụng website đã thiết kế...69</b>

2.4.1. Nguyên tắc, yêu cầu khi thiết kế các kể hoạch dạy học vận dụng website học tập nhằm phát triến năng lực tìm hiểu tự nhiên cho học sinh... 69

2.4.2. Mục tiêu và nhiệm vụ dạy học trong mạch nội dung “Chất và sự biến đổi của chất” vận dụng website học tập phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên... 70

2.4.3. Tiến trình dạy học phần “Chất và sự biển đổi của chất” vận dụng websitehọc tập nhằm phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên cho học sinh...76

3.3.1. Thời gian thực nghiệm... 95

3.3.2. Đối tượng thực nghiệm... 95

<b>3.4. Phưong pháp thực nghiệm sư phạm... 96</b>

<b>3.5. Tiến hành thực nghiệm sư phạm... 97</b>

<b>3.6. Kết quả và xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm...</b> 98

3.6.1. Kết quả bài kiếm tra...101

3.6.2. Phân tích năng lực tìm hiếu tự nhiên của học sinh... 107

<b>Tiểu kết chưong 3...106</b>

<b>KÉT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...</b>110

<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO...113</b>

<small>iv</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>DANH MỤC CÁC CHŨ CÁI VIÉT TẮT</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

<b>DANH MỤC BÀNG</b>

Bảng 1.1. Tiêu chí đánh giá và biểu học của NL THTN... 15

Bảng 1.2. Mau khảo sát thực trạng dạy học PTNL tìm hiểu tự nhiên... 26

Bảng 2.1. Mục tiêu chung của mạch nội dung “Chất và sự biến đổi của chất”... 37

Bảng 2.2. Cấu trúc NL tìm hiểu tự nhiên... 41

Bảng 2.3. Bảng ma trận công cụ đánh giá NL THTN... 43

Bảng 2.4. Mô tả mức độ biểu hiện NL THTN thơng qua bài “Oxygen - Khơng khí”..44

Bảng 2.5. Mô tả mức độ biểu hiện NL THTN thông qua bài “Một số vật liệu, nguyên liệu và nhiên liệu thông dụng”... 50

Bảng 2.6. Mô tả mức độ biểu hiện NL THTN thông qua bài “Hỗn hợp Dung dịch Chất tinh khiết”...56

-Bảng 2.7. Minh hoạ công cụ kiếm tra đánh giá... 63

Bảng 2.8. Mục tiêu và nhiệm vụ học tập bài “Oxygen - Khơng khí”... 70

Bảng 2.9. Mục tiêu và nhiệm vụ học tập bài “Một số vật liệu, nguyên liệu và nhiên liệuthông dụng”...72

Bảng 2.10. Mục tiêu và nhiệm vụ học tập bài “Hỗn họp - Dung dịch - Chất tinh khiết”...75

Bảng 3.1. Thông tin về đối tượng và địa bàn thực nghiệm PPDH...99

Bảng 3.2. Thống kê năng lực tìm hiểu tự nhiên thông qua 3 chủ đề... 101

Bảng 3.3. Kết quả kiểm định NL tìm hiểu tự nhiên thơng qua 3 chủ đề...99

Bảng 3.4. Mô tả đặc điểm NL THTN của HS sau thực nghiệm qua bài “Hỗn họp Dung dịch - Chất tinh khiết”...103

<small>-vi</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>DANH MỤC BIỂU ĐỒ</b>

Biểu đồ 1.1. Tần suất sử dụng các phương pháp dạy học của giáo viên... 15

Biểu đồ 1.2. Mức độ quan tâm của GV về phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên cho HStrong dạy học KHTN... 28

Biểu đồ 1.3. Mức độ tổ chức dạy học PTNL THTN của GV... 28

Biểu đồ 1.4. Khó khăn của GV khi sử dụng website học tập để PTNL của HS...29

Biểu đồ 1.5. Thực trạng HS khi học kiến thức qua website học tập... 29

Biểu đồ 1.6. Công cụ đánh giá NL tìm hiểu tự nhiên... 30

Biểu đồ 1.7. Đánh giá của GV về việc hình thành PTNL tìm hiểu tự nhiên cùa HS....30

Biểu đồ 1.8. So sánh tính hiệu quả của các biện pháp dạy học... 31

Biểu đồ 1.9. Mức độ hứng thú của HS khi học KHTN 6... 31

Biểu đồ 1.10. Tần suất PPDH GV sử dụng khi dạy KHTN... 32

Biểu đồ 1.11. Biểu hiện và vai trị NL tìm hiểu tự nhiên... 32

Biểu đồ 3.1. NL thành phần đặt câu hỏi, lên kế hoạch thực hiện hoạt động khám phákhoa học qua 3 chủ đề...102

Biểu đồ 3.2. NL thành phần thực hiện hoạt động khám phá khoa học qua 3 chủ đề ...102

Biểu đồ 3.3. NL thành phần trình bày và phân tích dữ liệu qua 03 chủ đề... 102

Biểu đồ 3.4. NL thành phần bàn luận về kết quả khoa học và đưa kết luận qua 03 chủ đề...102

Biểu đồ 3.5. NL tìm hiểu tự nhiên thơng qua 03 chủ đề... 102

<small>• •vii</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<b>DANH MỤC HÌNH</b>

Hình 1.1. Sơ đồ thể hiện cấu trúc NL tìm hiểu tự nhiên và các biểu hiện... 14

Hình 1.2. Cấu trúc Website...17

Hình 1.3. Nền tảng thiết kế website WordPress...19

Hình 1.4. Nền tảng thiết kể website Joomia... 20

Hình 1.5. Nền tảng thiết kế website Wix... 20

Hình 1.6. Quy trình tổ chức dạy học theo mơ hình 5E... 21

Hình 1.7. Quy trình tổ chức dạy học theo mơ hình 5E...22

Hình 1.8. Quy trình tổ chức phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề... 25

Hình 2.1. Cấu trúc mạch nội dung “Chất và sự biến đổi chất”...40

Hình 2.2. Quy trình thiết kế một website học tập... 65

Hình 2.3. Trang chủ website... 67

Hình 2.4. Biểu tượng nền tảng Wix... 69

<small>• • •vin</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<b>MỞ ĐÀU1. Lý do chọn đê tài</b>

Tiếp tục thực hiện chương trình giáo dục phố thông hiện hành theo định hướng phát triến năng lực, phấm chất người học. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03/10/2017 (Bộ GD&ĐT, 2017) về hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triến năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017-2018. Thế giới đang ở thế kỉ XXI, thế ki với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, tạo ra những bước tiến nhảy vọt, đặc biệt trong các lĩnh vực điện tử, viễn thông, tin học và công nghệ thông tin (CNTT). Nhừng thành tựu của sự phát triền này đã tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội trong từng quốc gia và trên phạm vi toàn cầu. Sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế với những ảnh hưởng của xã hội tri thức và tồn cầu hóa đã tạo ra những cơ hội nhưng đồng thời cũng đặt ra nhừng yêu cầu mới đối với giáo dục trong việc đào tạo đội ngũ lao động phù hợp với sự phát triển của xã hội.

Thực hiện theo Nghị quyết số 29-NQ/TW (4/11/2013) (Bộ GD&ĐT, 2013) về đối mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2021 - 2025, của Ban Chấp hành Trung ương về đôi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xà hội chủ nghĩa và hội nhập đã khắng định: “Đối mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục-đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học. Trong quá trình đồi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm cùa thế giới; kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc. Đổi mới phải bảo đảm tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù họp với từng loại đối tượng

<small>1</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

và cấp học; các giải pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp. Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gán với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. Sự thay đổi để phát triển được những năng lực của học sinh theo hướng tích cực, học sinh ln được thể hiện hết những khả năng của mình.

Theo thơng tư số 32/2018/TT-BGDĐT, Bộ GD&ĐT ban hành Chương trình giáo dục phổ thông mới, với nhiều sự đổi mới so với Chương trình hiện hành. Trong chương trình mới, học sinh được chú trọng phát triền về các phẩm chất và năng lực, nhằm đáp ứng được sự thay đổi của xã hội, không ngừng đổi mới về mọi mặt, đặc biệt kỹ năng xử lý và vận dụng công nghệ thông tin.

Việc thay đổi mục tiêu dạy học, hướng tới thay đổi các phương pháp dạy học tích cực hơn, chủ động hơn. Từ lối truyền kiến thức thụ động, một chiều; giờ đây, việc dạy học đã được chú trọng để phù hợp với các nội dung của chương trình mới. Khi xây dựng các PPDH tích cực sẽ giúp học sinh chủ động hơn, tự giác hơn, phương châm “lấy HS làm trung tâm”, mọi hoạt động học tập đều hướng đến người học. HS được tham gia vào các hoạt động trải nghiệm, thực tiễn gắn liền với mơn học. Từ đó góp phần phát triển được các năng lực và phẩm chất của HS, đưa HS khơng chỉ đổi mới tư duy, mà cịn cải thiện được các kỹ năng mềm.

Khoa học tự nhiên là mơn học có tính tích hợp, được xây dựng và phát triển trên nền tảng các môn Khoa học, bao gồm: Vật lỷ, Hoá học, Sinh học và Khoa học Trái Đất. Với mơn học này, HS được tìm hiều các sự vật, hiện tượng, q trình, thuộc tính cơ bản về sự tồn tại, vận động của thế giới tự nhiên, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của HS. Việc học tập môn học mang tính chất đặc thù: Tích hợp lien mơn nhiều nội dung kiến thức vừa là thuận lợi, vừa là khó khăn đối với cả người dạy và người học. Khi phải tiếp nhận nhiều kiến thức trong cùng một môn học, HS sẽ được

<small>2</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

tăng sự hiều biết về thế giới xung quanh. Tuy nhiên, đó cũng là “con dao 2 luỡi” khiến HS cảm thấy các môn Tự nhiên nặng, và dần lựa chọn sang các mơn xã hội.

Bên cạnh đó với sự phát triển không ngừng của xã hội, của công nghệ hiện đại, thế giới số hoá đang thay đồi từng ngày, thời đại cơng nghệ 4.0 với nhiều đổi mới tích cực, người học dễ dàng tra cứu thông tin bằng các cơng cụ hỗ trợ tìm kiếm. Tuy nhiên, vẫn ln có những rào cản, thách thức trong việc tiếp nhận thông tin, tra cứu hjc liệu, khai thác các video thí nghiệm thực tiễn và thí nghiệm ảo. Để đáp ứng nhu cầu đó, mơ hình 5E đã được ra đời, qua 5 giải đoạn: Gắn kết, khám phá, giải thích, củng cố/ mở rộng, đánh giá, từ đó đáp ứng được những nhu cầu của người học về việc phát triển những năng lực đặc thù của môn Khoa học tự nhiên, cụ thể: Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên, tìm hiếu tự nhiên, vận dụng các kiến thức, kỹ năng. Sử dụng các website để tra cứu thông tin, lựa chọn nguồn phù hợp luôn là điều khiến GV và HS có những trăn trở, băn khoăn, bởi để có thế chọn lọc kiến thức không hề dề dàng. Tuy nhiên, việc thiết kế các website học tập là một công cụ tối ưu để thiết kế các 1Ó’P học ảo, trường học ảo và phát triển được năng lực tìm hiểu tự nhiên cua HS, đặc biệt HS cấp THCS, khi đang ở độ tuổi tị mị, ưa khám phá.

Trong q trình dạy học, GV có thể đưa ra những nhiệm vụ học tập, phiếu học tập trên website để HS có thể chủ động tìm hiểu các thơng tin trước khi đến lóp để học tập thật hiệu quả. Đặc biệt, vận dụng các website đó cho HS cấp THCS mang tính ứng dụng cao, giúp các em phát triển thêm nhiều kỹ năng và các năng lực chung, năng lực đặc thù của môn học. Với các lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Phát triển năng

<b>lực tìm hiểu tự nhiên thông qua vận dụng website trong dạy học mạch nội dung “Chất và sự biến đổi của chất” (Khoa học tự nhiên 6)” nhằm góp phần vào việc đổi </b>

mới các PPDH theo định hướng PTNL cho HS, nâng cao hiệu quả dạy và học của môn Khoa học tự nhiên 6.

<small>3</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b>2. Mục đích nghiên cứu</b>

Thiết kế và sử dụng website học tập trong dạy học mạch nội dung “Chất và sự biến đổi cùa chất” (Khoa học tự nhiên 6) nhằm phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên của học sinh.

<b>3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu</b>

<i><b>3.1. Khách thể nghiên cứu</b></i>

Quá trình dạy

học mơn Khoa học tự nhiên 6 tại trường THCS.

Thiết kế và sử dụng website học tập để PTNL tìm hiểu tự nhiên cho HS.

<b>5. Câu hỏi nghiên cứu</b>

Làm thế nào để thiết kế và sử dụng website học tập trong dạy học mạch nội dung “Chất và sự biến đồi của chất” môn Khoa học tự nhiên 6 nhằm phát triển năng

lực tìm hiểu tự nhiên của học sinh? <sub>• • •</sub>

<b>6. Giả thuyết nghiên cứu</b>

Nếu việc vận dụng website học tập trong tổ chức dạy học mạch nội dung “Chất và sự biến đổi của chất” mơn Khoa học tự nhiên 6 theo mơ hình 5E được triển khai cụ <sub>• • • • • </sub>thể, linh hoạt, sẽ góp phần PTNL tìm hiểu tự nhiên cho HS.

<b>7. Nhiệm vụ nghiên cứu</b>

- Nghiên cứu và hộ thống hố cơ sở lý luận có lien quan đến đề tài, đồi mới hình thức và PPDH theo định hướng PTNL tìm hiểu tự nhiên cho HS.

<small>4</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

- Điêu tra thực trạng vê việc thiêt kê và sử dụng website học tập theo hướng PTNL tìm hiểu tự nhiên thơng qua mạch nội dung “Chất và sự biến đổi của chất” môn Khoa học tự nhiên 6.

- Xây dựng bộ tiêu chí, thang đo và cơng cụ nghiên cứu, cơng cụ đánh giá NL tìm hiếu tự nhiên của HS.

- Thiết kế và sử dụng website học tập nhằm PTNL tìm hiểu tự nhiên cho HS thông qua dạy học môn Khoa học tự nhiên 6.

- Xây dựng một số kế hoạch bài dạy trong đó có thiết kế và sử dụng webstite học tập theo hướng PTNL tìm hiểu tự nhiên thơng qua dạy học môn học Khoa học tự nhiên cấp THCS.

- Từ thực nghiệm, kiếm nghiệm và chứng minh tính khả thi, hiệu quả của đề tài, từ đó áp dụng vào thực tế giảng dạy, so sánh, phân tích số liệu.

<b>8. Phương pháp nghiên cứu</b>

<i><b>8.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận</b></i>

- Đọc và nghiên cứu các tài liệu, văn bản liên quan đến đề tài nghiên cứu.

- Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng họp, phân loại, hệ thống hoá, khái quát hoá trong tổng quan các vấn đề lý luận.

<i><b>8.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn</b></i>

- Điều tra bằng bảng hỏi, phiếu điều tra.

- Quan sát, điều tra, trao đổi với GV trực tiếp, gián tiếp (qua điện thoại, email).- Thực nghiệm sư phạm kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của đề tài.

Sử dụng phương pháp thơng kê tốn học trong NCKH sư phạm đế xử lý số liệu, kết quả cùa việc điều tra và quá trình thực nghiệm sư phạm, để đánh giá, chứng minh cho tính hiệu quả của đề tài.

<b>9. Đóng góp mới của luận văn</b>

<i><b>9.1. về mặt lý luận</b></i>

<small>5</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

Hệ thông hoá các kiên thức vê cơ sở lý luận việc thiêt kê Website học tập theo hướng PTNL tìm hiểu tự nhiên cho HS qua môn Khoa học tự nhiên 6.

<b>10. Cấu trúc luận văn</b>

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục; nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương sau:

<b>Chưig 1: </b>Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu.

<b>Chương 2: Thiết kế </b>và sử dụng website trong dạy học mạch nội dung “Chất và sự biến đổi cùa chất” nhằm PTNL tìm hiểu tự nhiên ở môn Khoa học tự nhiên 6 cho học sinh.<b><small>• •• •</small></b>

<b>Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.</b>

<small>6</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

Năm 1987, mơ hình 5E được Rodger W.Bybee và cộng sự xây dựng dựa trên mơ hình học tập của J.Myron Atkin và Robert Karplus (1962), nhằm cải tiến cho chương trình dạy học các mơn Sinh học cấp Tiểu học. Mơ hình 5E dựa trên lý thuyết kiến tạo về học tập (Vũ Phương Liên và Trần Thị Thu Phương, 2022).

Trên thế giới, mơ hình dạy học 5E được vận dụng tổ chức dạy học và đem lại hiệu quả tích cực cho HS đối với việc rèn luyện kỹ năng thiết yếu của thế kỉ XXI (Byhee et al., 2006). Với đặc trưng mơ hình học tập như vậy vừa tăng cường được hứng thú học tập cho HS, vừa giúp HS ghi nhớ kiến thức tốt hơn, nâng cao trình độ học tập (Fazelian & Soraghi, 2020).

Tại Thổ Nhĩ Kỳ, Ergin (2012) đà áp dụng mô hình 5E cùng với các thiết bị cơng nghệ, đã tạo được hứng thú cho HS. HS được học tập, được trải nghiệm một cách trọn vẹn, phát triển các kỹ năng, tư duy, tăng khả năng tương tác (Trần Thị Thu Phương, 2022).

Ceyhan Ọigdemoglu (2012) đã có bài nghiên cứu về ảnh hưởng của mồ hình dạy học 5E với kết quả học tập và thái độ của học tập của HS trong mơn Hố học. Tác giả đã tố chức dạy học theo các bước của mơ hình 5E dựa theo mục tiêu dạy học chủ

<small>7</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 17</span><div class="page_container" data-page="17">

đê “Phản ứng hoá học và khái niệm năng lượng”. Kêt quả đã cho thây sự khác biệt giữa nhóm thử nghiệm và nhóm đối chứng. Nhóm thử nghiệm được học tập theo mơ hình 5E, HS được tiếp cận kiến thức một cách chù động, linh hoạt và có khả năng vận dụng kiến thức tốt. Đồng thời, phát triển tốt các kỹ năng mềm cho HS, HS được thực hành và trải nghiệm các kiến thức đó (Tạp chí Khoa học giáo dục trường Đại học cần Thơ, 2020).

Không chỉ vậy, trong thời đại ngày càng phát triển, trên nền tảng công nghệ số, việc vận dụng mơ hình dạy học 5E cịn thúc đẩy khả năng lập luận, tạo cơ hội để kết nối vấn đề thực tiễn và các khái niệm khoa học của HS (Siwawetkull & Koraneekij, 2020).

Tại Thái Lan, năm 2020, Siwawetkull và Koraneekij đã được bước đầu thử nghiệm mơ hình dạy học 5E cho 30 HS Tiểu học và ghi nhận được khả năng tư duy, suy luận tích cực cùa HS tiểu học. HS được tăng khả năng hiệu quả làm việc nhóm, các kiến thức được tiếp cận một cách đa chiều, với nhiều hoạt động học tập và các hình thức kiểm tra đánh giá đa dạng (Tạp chí Khoa học trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, 2021).

Trên thế giới đã áp dụng mơ hình 5E từ rất sớm, góp phần giúp học sinh chủ động trong việc nắm bắt kiến thức. Bên cạnh đó, tăng cường kỹ năng, phát triển nhừng năng lực cho HS, đặc biệt trong việc tìm hiểu tự nhiên, HS có cái nhìn tổng qt, có chiều sâu hơn khi được trải nghiệm học tập qua mơ hình 5E.

<i><b>1.1.2. Ỏ Việt Nam</b></i>

Mơ hình 5E đã mang lại tính hiệu quả và ứng dụng lớn đối với các môn học, là sự đổi mới hình thức, phương pháp học tập, kéo theo chính là đồi mới tư duy, tăng khả năng linh hoạt, phát triến các kỹ năng cho HS. Tại Việt Nam, cũng đã có rất nhiều các bài nghiên cứu tính khả thi cùa mơ hình dạy học 5E đối với việc PTNL cho HS. Theo quan điểm dạy học mới, lấy người học làm trung tâm, việc áp dụng mơ hình 5E hồn tồn cho ta thấy được tính hiệu quả rồ rệt.

<small>8</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 18</span><div class="page_container" data-page="18">

Nguyễn Thị Phương Lan (2019), Phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên của học sinh thông qua sử dụng hệ thống bài tập thực tiễn chương “Mắt và các dụng cụ quang học” Vật lý 11 THPT, Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Vật lý. Tác giả đà có những nghiên cứu trong việc sử sử dụng các mơ hình hình, phương pháp dạy học tích cực để PTNL tìm hiếu tự nhiên cho HS khối 11, HS được học tập một cách chù động, có tính hiệu quả, sáng tạo trong việc tiếp cận kiến thức, tăng sự tư duy linh hoạt và nhạy bén.

Nguyễn Hoàng Huy, Phạm Đồng Châu Thuỷ (2020), Thiết kế sử dụng các thí nghiệm cho câu lạc bộ Hố học nhằm phát triển năng lực tìm hiếu tự nhiên cho học sinh lớp 10), Tạp chí khoa học giáo dục trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, tập 17, số 11 (2020) đã chỉ ra rằng năng lực tìm hiểu tự nhiên là một năng lực đặc thù, với các hình thức dạy học phong phú, đa dạng, đưa lý thuyết gắn liền với thực nghiệm, thực tế. Các hoạt động thực hành không chỉ tăng hứng thú học tập cho HS, mà đó cịn giúp cho việc tiếp cận kiến thức của HS được dễ dàng hơn.

<i><b>1.13. Các nghiên cứu về website học tập</b></i>

Với sự phát triển không ngừng của xã hội, việc ứng dụng Internet trong dạy và học luôn được ưu tiên hàng đầu, bởi sự tiện ích, HS có thế dễ dàng tra cứu được các thông tin, với nguồn học liệu phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, song song với sự tiện lợi đó, việc chọn lọc, xử lý thơng tin trên các website lại là điều vô cùng cần thiết, bởi có rất nhiều nguồn thơng tin khồng chính thống, khơng đáng tin cậy. Chính vì vậy, HS có thể sẽ có rất nhiều nguồn cung cấp, dẫn đến thừa thơng tin nhưng lại thiếu kiến thức.

Và thực tế, cũng đã có những website cần trả phí đề phục vụ cho việc học tập, tính chọn lọc cao hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu tìm kiếm thơng tin của người học. Cũng đã có nhiều khố luận và luận văn tốt nghiệp nghiên cứu về việc thiết kế và sử dụng website học tập, cụ the:

1. Mai Hoàng Phương (2007), Thiết kế và sử dụng Website trong dạy học phần “Dao động điện - dòng điện xoay chiều, dao động điện từ - sóng điện từ” lớp 12 THPT nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh. Luận văn Thạc sĩ Giáo

<small>9</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 19</span><div class="page_container" data-page="19">

dục học chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học môn Vật lý, Đại học Sư phạm, TP. Hồ Chí Minh.

2. Thái Hồi Minh (2008), Thiết kế Website hỗ trợ việc kiểm tra đánh giá mơn Hố học lớp 10 THPT (Chương trình nâng cao). Luận văn Thạc sĩ Giáo dục, chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học mơn Hố học, Đại học Sư phạm - TP. Hồ Chí Minh.

3. Nguyễn Thị Ngọc Xuân (2008), Thiết kế Website về phương pháp giải nhanh các bài tập trắc nghiệm khách quan Hoá học vô cở ở trường THPT. Luận văn Thạc sĩ Giáo dục, chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học mơn Hố học, Đại học Sư phạm - TP. Hồ Chí Minh.

4. Nguyễn Thị Tuyết Hoa (2010). Xây dựng Website nhằm tăng cường tính tự học cho học sinh giỏi Hoá lớp 11. Luận văn thạc sĩ Giáo dục, chuyên ngành Lý luận và Phương pháp dạy học mơn Hố học, Đại học Sư phạm - TP. Hồ Chí Minh.

5. Vương Thị Thu Trà (2016), Xây dựng Website học trực tuyến để tổ chức học tập theo mơ hình học tập đảo ngược Chương II - “Cấu trúc của tế bào”, Sinh học 10 THPT.

Các bài thiết kế đều đưa ra các cơ sở lý luận về website, tính ứng dụng khi thiết kế các website, nâng cao hiệu quả năng lực tự học, chủ động trong việc tìm kiến thức. Tuy nhiên, các bài nghiên cứu mới chỉ ra được việc xây dựng website nhằm nâng cao năng lực tự học, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và việc học tập trực tuyến của HS, chưa khai thác được năng lực tìm hiểu tự nhiên, việc áp dụng vào dạy và học sao cho hiệu quả, hợp lý.

<b>1.2. Tổng quan về năng lực tìm hiểu tự nhiên1.2.1. Khái niệm</b>

Năng lực tìm hiểu tự nhiên là một trong ba năng lực đặc thù của môn Khoa học tự nhiên. Đây cũng là một năng lực hồ trợ học sinh phát triền đầy đủ và toàn diện hơn trong quá trình tiếp cận với kiến thức chun mơn. Với đặc điềm như vậy, năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên được coi là nền tảng giúp HS tiếp cận với kiến thức một cách dề

<small>10</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 20</span><div class="page_container" data-page="20">

dàng hơn, HS được chủ động học tập, chủ động tìm hiểu kiến thức, từ đó đưa ra nhừng nhận định của bản thân về vấn đề liên quan đến tự nhiên.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, NL tìm hiểu tự nhiên được thể hiện qua kỹ năng, khả năng quan sát, thu thập, phân tích, xử lý thơng tin. Từ đó giải thích, đưa ra dự đoán được kết quả nghiên cứu một số sự vật, hiện tượng trong đời sống (Nguyễn Thanh Tú, 2021).

Theo tác giả Nguyễn Hồng Huy, NL tìm hiểu tự nhiên là khả năng HS tự chủ động tìm hiểu, thực hiện được một số kĩ năng cơ bản như đặt câu hỏi, nêu dự đoán, đặt ra các giả thuyết có liên quan đến nội dung nghiên cứu; thiết kế và thực hiện thí nghiệm kiểm chứng, xây dựng mơ hình nghiên cứu hoặc thiết kế mơ phỏng, thu thập thông tin (nghiên cứu tài liệu, điều tra, khảo sát, phỏng vấn...) và xử lí các thơng tin... với thái độ tích cực chủ động đế làm sáng tỏ một vấn đề nào đó trong tự nhiên. Các vấn đề đó có thể là những kiến thức HS chưa biết hoặc đã biết nhưng chưa hiểu rõ, có thể là những thông tin về một sự vật, sự việc, hiện tượng trong tự nhiên hoặc quy luật và liên hệ giữa các sự vật, sự việc, hiện tượng trong tự nhiên (Nguyễn Hoàng Huy và Phan Đồng Châu Thuỷ, 2020).

Trong luận văn này, tơi quan niệm, NL tìm hiếu tự nhiên là một năng lực chuyên biệt đặc thù, là kỹ năng cơ bản người học cần có để tìm hiểu về những kiến thức liên quan đến tự nhiên. NL tìm hiểu thế giới tự nhiên giúp HS đưa kiến thức đến gần hơn với thực tiễn, HS chù động thu thập, tìm kiếm thồng tin, từ đó đưa ra được các dự đốn, giải thích được kết quả sau khi nghiên cứu về các sự vật, hiện tượng có liên quan đến nội dung bài học hoặc trong đời sống.

<b>1.2.2. Cấu trúc năng lực tìm hiểu tự nhiên</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 21</span><div class="page_container" data-page="21">

- Đưa ra câu hỏi nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề.

- Quan sát, tìm hiếu vấn đề thông qua câu hỏi gợi mở.

- Lựa chọn các phương pháp tìm hiếu phù hợp, áp dụng linh hoạt các phương pháp nhằm phát triển tối đa NL tìm hiểu tự nhiên cho người học.

- Thu thập thông tin, đưa ra phán đoán và giả thuyết nghiên cứu.- Xây dựng kế hoạch tìm hiếu vấn đề.

- Tống hợp, phân tích, xử lý dữ liệu thu được.- Báo cáo và thảo luận.

- Thực nghiệm, đánh giá, rút kinh nghiệm, giải thích được vấn đề thơng qua việc thực nghiệm.

<i>1.2.2. 2. Theo tài liệu chương trình giảo dục mơn KHTN 20ỉ8</i>

Chương trình GDPT mới 2018 mơn KHTN, để giúp HS thực hiện được các kỹ năng cơ bản trong việc tìm hiểu, giải thích các sự vật, hiện tượng trong đời sống, các nghiên cứu đã chỉ ra biểu hiện của NL tìm hiểu tự nhiên, cụ thể:

- Đề xuất, đặt câu hỏi cho vấn đề.

+ Phát hiện, đặt được nhừng câu hỏi có liên quan đến vấn đề.

+ Phân tích bối cảnh thực tế, từ đó đề xuất vấn đề bàng việc sử dụng tri thức, kinh nghiệm đã có và sử dụng ngôn ngữ để biểu thị vấn đề.

- Đưa ra các phán đoán và xây dựng giả thuyết

+ Trao đổi, phân tích về tình huống có vấn đề đang tìm hiểu.

+ Xây dựng và phát triển thêm hệ thống giả thuyết vấn đề cần tìm hiểu.

- Lên ý tưởng, lập kế hoạch tự hiện

+ Xây dựng khung nội dung tìm hiếu một cách logic, mạch lạc.

+ Lựa chọn các phương pháp nghiên cứu phù hợp, tích cực (điều tra, phỏng

vấn, quan sát, thực nghiệm,...).

+ Lập kế hoạch triền khai tìm hiểu.

- Thực hiện kế hoạch

<small>12</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 22</span><div class="page_container" data-page="22">

+ Thu thập, lưu giữ, xử lý dữ liệu từ kêt quả thực nghiệm, điêu tra.

+ Đưa ra sự đánh giá về kết quả dựa trên thực tế phân tích, xử lý dữ liệu bằng các thơng số đơn giản.

+ So sánh kết quả với giả thuyết, lý thuyết. Từ đó giải thích, rút ra kết luận và đưa ra những điều chỉnh cần thiết.

- Viết, trình bày báo cáo và thảo luận

+ Sử dụng ngôn ngữ, các hình vẽ, sơ đồ, bảng biểu minh hoạ, biểu diễn quá trình và kết quả tìm hiểu vấn đề.

+ Viết được bài báo cáo, đưa ra nhận định sau khi tìm hiểu.

+ Hợp tác với đối tác bằng thái độ lắng nghe tích cực, dựa trên sự tơn trọng

quan điểm, ý kiến, đánh giá, để tiếp thu sự tích cực, phản biển, bảo vệ kết quả tìm hiểu một cách thuyết phục.

- Ra quyết định và đề xuất ý kiến

+ Đưa ra ý kiến, quyết định về đề tài, đề xuất những ý kiến xử lý cho vấn đề cần tìm hiểu.

<i>1.2.2. 3. Theo một số nghiên cứu khác</i>

Theo tác giả Vũ Thị Thu Hoài và cộng sự, cấu trúc của NL tìm hiểu tự nhiên gồm 6 NL thành phần và 8 biểu hiện, bao gồm (Vũ Thị Thu Hoài, Dương Nữ Khánh

Lê, Nguyễn Minh Ngọc, 2019):

- Hệ thống, vận dụng kiến thức.- Quan sát, đề xuất vấn đề.

- Thu thập thơng tin, phán đốn và xây dựng giả thuyết.

- Xây dựng kế hoạch thực hiện, tống hợp, phân tích, xử lý số liệu.- Viết, trình bày báo cáo và thảo luận.

- Thực hiện, kiểm nghiệm và đánh giá.

Các biều hiện tương ứng với NL thành phần theo nhóm tác giả cho thấy, bước cơ bản nhất, HS cần hệ thống hố, phân loại kiến thức, có sự tìm hiếu, lựa chọn kiến

<small>13</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 23</span><div class="page_container" data-page="23">

thức phù hợp với đặc điếm của mỗi sự vật, hiện tượng. Sau đó cần tìm tịi sâu các vấn đề thông qua việc đặt ra những câu hỏi định hướng, khả năng xây dựng khung nội dung, cách trình bày, diễn đạt nội dung đó đến với người nghe.

Theo nhóm tác giả Nguyễn Hồng Huy, Phan Đồng Châu Thuỷ (2020) đề xuất NL tìm hiểu tự nhiên gồm 5 NL thành phần, tương ứng với 5 biểu hiện, bao gồm:

\ f <i><b><small>r</small></b></i> > _ z Ạ

<i><b><small>Ạ____ à_____</small></b></i> <b><small>Ạ _ 4Ạ 4- w J _2 ’ _ 1_ _____ Ạ </small></b>

4-- Đê xuat vân đê, đặt câu hởi cho vân đê.

- Đưa ra được các phán đoán, xây dựng gỉai thuyết cho vấn đề tìm hiểu.- Lập kế hoạch thực hiện.

- Thực hiện kế hoạch.

- Viết, trình bày báo cáo và thảo luận.

Từ nghiên cứu cùa các tác giả, có thề thấy, cấu trúc NL tìm hiểu thế giới tự nhiên được xây dựng dựa trên các tiêu chí riêng biệt, có biểu hiện cụ thế. Xây dựng bộ tiêu chí và biểu hiện NL phù hợp với đối tượng HS lớp 6, giúp HS phát triển được NL chuyên biệt của môn học, tăng sự tìm hiểu, phát triển khả năng tư duy của HS. Đặc biệt, giúp HS làm quen dần và phát triển các thành tố của NL tìm hiểu thế giới tự nhiên. Trong luận văn này, tôi chia cấu trúc của NL tìm hiểu tự nhiên thành 5 phần, tương ứng với các tiêu chí, cụ thể (Phạm Thị Hồng Tú, Nguyễn Thị Hằng, Dương Thị Hằng, 2022)

<b><small>HIM4. LU* n xií</small></b>

<b><small>rt^rđr r ru vt M ừ‘. hr»f Hđv</small></b>

<b><small>MÌNLI3. Y4I Mmr« ■</small></b>

<b><small>cluhéiAnh hiATTd</small></b>

<b><small>tk' win til</small></b>

<b><small>MỈMlTi run *1’7* cn t«w’</small></b>

<b><small>MIMA. a* I* Ut Ị0 *1 rnn MM</small></b>

<b><small>MIM V. X.J Mti. L4. 1« >*í itnélTOratasrtU ưA. rti n bih ktir.</small></b>

<b><small>HIIM5 X* .'rtrnc t-x r* .frttfldn♦lA</small></b>

<b><small>HHM.4 Luw ra n-rrrji Kn jr/.’tl un ptìíi .</small></b>

<i>Hình 1.1. Sơ đơ thê hiện câu trúc NL tìm hiêu tự nhiên và các biêu hiện</i>

<small>14</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 24</span><div class="page_container" data-page="24">

<b>1.2.3. Tiêu chí đánh giá năng lực tìm hiên tự nhiên</b>

Với mỗi mơn học, khi xây dựng tiến trình bài dạy, các nhiệm vụ học tập cho HS, người GV cần phải chú ý đến việc đánh giá mức độ hình thành NL cho HS. Theo các nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực NL chia sự phát triến thành 5 mức độ, cải tiến hơn ở thang Bloom có 6 mức độ, gồm: Biết, hiếu, phân tích, vận dụng, đánh giá và sáng tạo. Theo nghiên cứu cùa nhóm tác giả Nguyễn Thị Diễm Hằng, Cao Cự Giác, Lê Danh Bình (2020) chỉ ra những tiêu chí của NL THTN và các biểu hiện đi kèm, cụ thể như sau

<i>Bảng 7.7. Câu trúc NL THTN</i>

<b><small>rri»A__ _ 1 F -> z__z</small></b>

<b>11. Đặt</b> câu hỏi, lên kế hoạch thực <sub>• •</sub>hiện khám phá kiến thức

- GV đưa ra các câu hỏi định hướng cho nội dung cần tìm hiểu.

- HS hệ thống hoá được kiến thức, phân loại kiến thức đã học, hoàn thành các nhiệm vụ học tập với mức độ xử lý vấn đề cơ bản. HS có sự phân cơng trong nhóm đế hồn thành nhiệm vụ. <sub>• •</sub>

<b>12. Thực hiện hoạt </b>

động khám phá khoa học

- HS đặt được các câu hỏi có liên quan đến vấn đề, từ đó phân tích được bối cảnh và đặc điểm của vấn đề. <sub>• •</sub>

- Xây dựng được nội dung, giả thuyết nghiên cứu.

<b>13. Trình bày </b>và phân tích dữ liệu

- Xác định, xây dựng mục tiêu, nội dung cần thực hiện đế tìm hiểu, chứng minh cho đề tài.

- HS lập kế hoạch nội dung tìm hiểu, lựa chọn phương pháp, phương tiện nghiên cứu phù họp.

<b>14. </b>Bàn luận về kết quả khoa học và đưa kết luận <sub>•</sub>

- Sau khi tiến hành thực nghiệm, tìm hiếu, HS có khả năng thu thập và xừ lý các thông tin liên quan đến vấn đề.

- Từ đó đưa ra sự phân tích, tổng họp về nội dung nghiên cứu, đánh giá mức độ khách quan cùa vấn đề nghiên cứu.

<small>15</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 25</span><div class="page_container" data-page="25">

<b>1.2.4. Công cụ đánh giá NL tìm hiên tự nhiên</b>

Đề xuất một số cồng cụ đánh giá, cụ thể (Trương Minh Nguyên, 2023):

- Phiếu tự đánh giá (đánh giá đồng đẳng): Áp dụng trước khi bắt đầu và sau khi kết thúc quá trình hợp tác cùa các thành viên trong nhóm.

- Phiếu điều tra, khảo sát: Áp được điều tra thực trạng.

- Hồ sơ học tập: Tài liệu minh chứng cho sự tiến bộ của HS, HS ghi lại q trình học tập của mình, có sự tự đánh giá.

- Bảng kiếm quan sát: Sử dụng xuyên suốt q trình họp tác, làm việc nhóm. Đưa ra các tiêu chí về mức độ tham gia, theo dõi nhừng biểu hiện được thề hiện ra bên ngoài, GV có thế quan sát và đánh giá q trình của HS.

- Phiếu tự đánh giá nhóm: GV đưa ra các tiêu chí, HS tự đánh giá đồng đắng trong nhóm, về mức độ tham gia tích cực với các hoạt động trong nhóm.

- Rubrik đánh giá sản phấm: Sử dụng đánh giá kết quả cùa quá trình.

<b>1.3. Website học tập trong môn Khoa học tự nhiên1.3.1. Khái niệm</b>

Website còn gọi là trang web, trang mạng, là một tập họp các trang web, thường nằm trong một tên miền hoặc tên miền phụ trên World Wide Web (WWW) của Internet. Mỗi website thường có địa chỉ riêng, và đó cũng là địa chỉ của trang gốc. Đặc biệt, mỗi website được lưu trữ trên các máy chủ Internet là ngân hàng trang web riêng lẻ.

Việc thiết kế các website học tập được coi là một PTDH hữu ích với các tính năng vượt trội, HS sử dụng tích họp các phần mềm trơn máy tính. Với đặc đicm trong website sẽ có đầy đủ các cơng cụ hỗ trợ từ âm thanh, đến hình ảnh, văn bản,... nhằm giúp GV dễ dàng quản lý, dạy học; đốiv ới HS tăng khả năng tự học, chú động tham khảo, tìm tòi thêm kiến thức và cung cấp cho HS những đối tượng, nội dung khác nhau khi sử dụng trang web. Website học tập là một PTDH cần thiết, phổ biến kiến thức, cung cấp thông tin cho nhiều đối tượng khác nhau trến máy tính, giúp người học chủ động hơn trong quá trình học tập, tìm hiếu kiến thức.

Từ đó, có thể thấy được tính hừu dụng của website trong việc hỗ trợ dạy học, website giúp quá trình dạy học trên lóp của GV, cũng là cơng cụ học tập hữu dụng đế

<small>16</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 26</span><div class="page_container" data-page="26">

HS có thề tra cứu ở bất cứ đâu. Tại website chứa đầy đủ các thơng tin có liên quan đến mơn học, người học có thể truy cập, tìm hiểu một cách chú động nhất. Website giúp cho quá trình dạy và học trở nên hấp dẫn hơn khi có sự tương tác online, HS phát huy được hết NL THTN của bản thân, xây dựng kiến thức nền một cách sâu rộng, có hiệu quả.

<b>1.3.2. Cấu trúc của website học tập trong môn Khoa học tự nhiên</b>

Website học tập là PTDH hữu ích, giúp GV và HS chủ động hơn trong cơng việc của mình. Đe xây dựng được một website học tập, cần có cấu trúc, được mơ tả như sau:

<small>Kiêm tra đánh </small>

<small>. giá</small>

<i>Hình 1.2. Câu trúc website</i>

<b>1.3.3. Nộỉ dung website học tập trong môn Khoa học tự nhiên</b>

<i>1.3.3. ỉ. Nội dung kiến thức môn Khoa học tự nhiên</i>

Nội dung kiến thức xây dựng trên các website HS sè được tìm hiếu và tiếp nhận một cách chủ động. HS được thao tác, lựa chọn và thực hiện các nhiệm vụ học tập, tìm hiểu một cách dễ dàng, thuận tiện, phù họp cho các nhu cần ôn tập, hệ thống hoá kiến thức, tra cứu kiến thức mới theo dạng cơ bản và nâng cao. Ngoài ra, HS có thể tự luyện tập bằng cách vận dụng các kiến thức đã có để làm các bài tập quiz, bài tập trắc nghiệm ngắn, phù họp với các kiến thức đã học. Khơng chỉ có vậy, website cịn cung cấp đầy đủ cho HS các hình ảnh, sơ đồ, hình vè, các thí nghiệm ảo, video min hoạ thí nghiệm, mơ tả các hiện tượng thực tế,... với những phương tiện đó sẽ giúp HS chủ động hơn trong việc nghiên cứu, tìm hiếu kiến thức. Đặc biệt, khi xây

<small>17</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 27</span><div class="page_container" data-page="27">

dựng trên web, có thêm các bài kiếm tra, HS làm và tự đánh giá được mức độ, kết quả học tập của mình qua từ bài, từng nội dung và tồng hợp cả chủ đề.

Với môn KHTN, website học tập là phương tiện hỗ trợ hiệu quả giúp HS tra cứu, tìm hiểu thông tin liên quan đến kiến thức. HS trang bị cho mình kỹ năng xử lý thơng tin khi đứng trước một vấn đề, một nội dung nghiên cứu. Từ việc quan sát, tìm hiểu các hình ảnh, video minh hoạ về một hiện tượng, HS đưa ra được những giả thuyết, hình thành các kiến thức nền tảng, vận dụng đế tìm hiểu các hiện tượng thực tế có liên quan đến nội dung bài học. Khơng chỉ có vậy, HS được tương tác trực tiếp trên website học tập, đưa ra những ý kiến, câu trả lời về vấn đề được tìm hiều.

<i>1.3.3.2. Tài liệu tham khảo mơn Khoa học tự nhiên</i>

Tài liệu tham khảo có liên quan đến nội dung tìm hiểu, các chủ đề học tập, kiến thức nền tảng và nâng cao. Ngoài ra, HS có thế nghiên cứu thêm các thí nghiệm, các hình ảnh minh hoạ, giới thiệu thêm các phần mềm học tập.

<i>1.3.3.3. Kiêm tra đảnh giả môn Khoa học tự nhiên</i>

Các bài kiếm tra đánh giá môn Khoa học tự nhiên được xây dựng dưới nhiều dạng thức khác nhau, có thê là chuỗi hệ thống các bài tập trắc nghiệm, tự luận trả lời ngắn,... Có những nội dung, HS sẽ làm việc độc lập, hoặc triến khai theo hình thức làm việc nhóm. HS cùng nhau trao đôi, thảo luận và đưa ra kết quả trong phiếu học tập được gắn trên website.

Với đặc điểm nội dung thi như hiện nay, HS cần phải hệ thống hoá lại kiến thức, đọc thêm và trau đồi kiến thức của mình. Nội dung câu hỏi liên quan đến thực tiễn nhiều hơn, đưa những kiến thức đã học vào thực tế. HS có thể luyện tập một số đề thi thử trên website học tập.

Việc kiếm tra đánh giá đóng vai trị quan trọng, cần thiết đối với tất cả HS, HS cần chú động ôn luyện và sử dụng website là một công cụ đế luyện tập những nội dung kiến thức đã được học.

<b>1.3.4. Vai trò của website học tập trong môn Khoa học tự nhiên</b>

Website học tập là nơi lưu trữ thông tin, cập nhật kiến thức, trình bày có hệ thống nội dung kiến thức chương trình và liên kết đến các nội dung liên quan nên

<small>18</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 28</span><div class="page_container" data-page="28">

phát huy khả năng tự học, tự tìm tịi phát hiện kiến thức mới của HS góp phần đối mới PPDH.

Với mơn KHTN, website học tập là phương tiện hỗ trợ hiệu quả giúp HS tra cún, tìm hiếu thơng tin liên quan đến kiến thức. HS trang bị cho mình kỹ năng xử lý thông tin khi đứng trước một vấn đề, một nội dung nghiên cứu. Từ việc quan sát, tìm hiểu các hình ảnh, video minh hoạ về một hiên tượng, HS đưa ra được nhừng giả thuyết, hình thành các kiến thức nền tảng, vận dụng để tìm hiểu các hiện tượng thực tể có liên quan đến nội dung bài học. Khơng chỉ có vậy, HS được tương tác trực tiếp trên website học tập, đưa ra những ý kiến, câu trả lời về vấn đề được tìm hiểu.

Việc thiết kế các website học tập được coi là một PTDH hữu ích với các tính năng vượt trội, HS sử dụng tích họp các phần mềm trên máy tính. Với đặc điểm trong website sẽ có đầy đủ các cơng cụ hồ trợ từ âm thanh, đến hình ảnh, văn bản,... nhằm giúp GV dễ dàng quản lý, dạy học; đối với HS tăng khả năng tự học, chủ động tham khảo, tìm tịi thêm kiến thức và cung cấp cho HS những đối tượng, nội dung khác nhau khi sử dụng trang web. Website học tập là một PTDH cần thiết, phổ biến kiến thức, cung cấp thông tin cho nhiều đối tượng khác nhau trên máy tính, giúp người học chù động hơn trong q trình học tập, tìm hiểu kiến thức.

<b>1.3.5. Các nền tảng thiết kế website học tập</b>

<b>- WordPress </b>được xem là một trong những nền tảng xây dựng website phổ biến nhất hiện nay. Phần mềm mã nguồn mở, khơng mất phí, kho giao diễn đa dạng, phong phú, hoạt động theo mô hình chia đối tượng và quản lý 30 giao diện theo key, thiết kế được cả được cả những website có độ phức tạp cao.

<i>Hình 1.3. Nền tảng thiết kế website WordPress</i>

<small>19</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 29</span><div class="page_container" data-page="29">

<b>- Joomia đây là nền tảng chuyên dùng trong việc thiết kế các website cộng </b>đồng, khá ốn định, nhiều thành phần mở rộng được cung cấp miễn phí, lượng template khổng lồ, dễ dàng tạo ra các mạng xã hội nhỏ từ nền tảng có sẵn.

<i>nh 1.4. Nên tảng thiêt kê website Joomia</i>

<b>- Wix </b>là nền tảng xây dựng và thiết kế web cho phép người dùng khởi tạo các website trực tuyến dự trên thao tác kéo thả. Đây cũng là một nền tảng được khá nhiều người sử dụng yêu thích, bởi giao diện khoa học, trực quan, dễ sử dụng, có nhiều mẫu template đẹp, phù họp. Wix có một thư viện các công cụ hỗ trợ thiết kế với hàng trăm ứng dụng. Bên cạnh đó bạn cịn có thể sử dụng trình editor được cung cấp ngay trên web đế chỉnh sửa các chuyên mục trên template đó một cách dễ dàng.

<i>Hình 1.5. Nên tảng thiêt kê website Wix</i>

<b>1.4. Một số mơ hình, phương pháp phát triển năng ]ực tìm hiểu tự nhiên cho HS 1.4.1. Mơ hình dạy học 5E</b>

<i><b>* Khái niệm</b></i>

Mơ hình dạy học 5E là phương pháp dạy học hiệu quả, tích cực, được ứng dụng rộng rãi ở các cấp học và bậc học khác nhau. Với những đặc trưng riêng có, áp

<small>20</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 30</span><div class="page_container" data-page="30">

dụng mơ hình dạy học 5E giúp HS phát triến và nâng cao được nhiều các kỹ năng mềm cần thiết. Mơ hình được tiến sĩ Rodger w. Bybee và cộng sự (2006) đề xuất vào những năm 1987, sau khoảng thời gian xây dựng và thử nghiệm, thông qua bài báo năm 2006 với chủ đề “The BSCS 5E Intructional Model: Origins and Effectiveness” mơ hình dạy học 5E được biết đến nhiều hơn. Báo cáo này đà đưa ra cấu trúc của mồ hình dạy học 5E bao gồm 5 giai đoạn tương ứng với 5 chữ E là: Engage (Gắn kết), Explore (Khám phá), Explain (Giải thích), Elaborate (Củng cố, mở rộng), Evaluation (Đánh giá). Năm giai đoạn được xây dựng dựa trên thuyết kiến tạo nhận thức của q trình học, theo đó HS xây dựng các kiến thức mới dựa trên các kiến thức hoặc trải nghiệm đà biết trước đó (Vũ Phương Liên, Dương Khánh Linh, 2023).

<b><small>KiẾrl ƠKK. ÍĨWI - Gil|j</small></b>

<b><small>Hi ip &TỲQ ằi&lỂIĨỄ CŨ VỀrrp Mw</small></b>

<b><small>•.r»j rip *jựmj</small></b>

<b><small>Lvttađte lEliíih ỹá)</small></b>

<b><small>[ụir<i ■**: bcr - s»ủp HS- đo FWC tteeoc</small></b>

<b><small>’■ni* Ỉ1>J luifiy IHU</small></b>

<i>Hình 1.6. Quy trình tơ chức dạy học 5E</i>

<i><b>* Chức năng</b></i>

Mơ hình dạy học 5E là mồ hình dạy và học hiện đại, ở đây, người học được tiếp cận với kiến thức một cách chủ động, bài bản, khoa học. Việc triển khai dạy học 5E ở các cấp bậc sẽ giúp cho HS được tiếp cận và thích nghi tốt hơn với các mơ hình học tập phát triển năng lực người học, giúp HS phát triển tư duy, được đánh giá dưới nhiều hình thức khác nhau.

<i><b>* Quy trình tổ chức</b></i>

Theo tiến sì Rodger w. Bybee, mơ hình 5E giúp GV và HS được trải nghiệm các hoạt động phổ biến để xây dựng kiến thức qua 5 giai đoạn:

E2. Khám phá

E3. Giải thích (Explain)

E4. Củng cố, mở rộng

E5. Đánh giá

(Evaluatio n)

- GV: Đặt ra câu hỏi, tình huống gợi mở nhằm kích thích HS và

</div><span class="text_page_counter">Trang 31</span><div class="page_container" data-page="31">

<small>22</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 32</span><div class="page_container" data-page="32">

bằng trí tuệ tập thế, cùng nhau hồn thành nhiệm vụ học tập chung. Việc học hợp tác theo các nhóm nhở đang được áp dụng có hiệu quả cao ở hầu hết các bậc học và nhiều môn học, mang lại những trải nghiệm bố ích, mới mẻ cho HS (Đặng Thị Thanh Bình, 2011).

<i><b>* Chức năng</b></i>

Phương pháp dạy học họp tác nhóm là một trong các phương pháp dạy học tích cực, được sử dụng phố biến, rộng rãi bới giúp tạo ra những điều kiện phù hợp cho HS hoạt động, trao đổi, khám phá và tự tiếp nhận những tri thức trong cuộc sống. Bên cạnh đó, HS được phát huy tối đa tính sáng tạo, tích cực, chủ động trong các hoạt động học tập. Khi HS trải nghiệm các kiến thức sẽ giúp ghi nhớ bài học lâu hơn. Nếu tổ chức hoạt động nhóm tốt, cịn thúc đẩy q trình học tập và nâng cao hiệu quả học tập cho người học. Khi tham gia hoạt động nhóm, người học phát triển được kỹ năng hợp tác, giao tiếp, tạo mồi trường thuận lợi đế HS có thế được bày tỏ những quan điểm, suy nghĩ của minh (Đặng Thị Thanh Bình, 2011).

Để tổ chức hoạt động nhóm cho người học, GV cần lên kế hoạch dạy học, chi tiết, có sự phân cơng rõ ràng đến các nhóm HS, cụ thế:

- Bước 1. G V giao nhiệm vụ cho cá nhân HS hoặc theo từng nhóm.

- Bước 2. GV phồ biến các tiêu chí đánh giá khi làm việc nhóm (q trình làm việc, phần thuyết trình, trình bày sau thảo luận).

- Bước 3. Triển khai, lập nhóm thảo luận (Chia nhóm theo NL, ngẫu nhiên, theo vị trí ngồi của lóp,...).

- Bước 4. Sau khi đã ổn định vị trí nhóm, HS thảo luận, làm việc để hoàn thành nhiệm vụ đã được giao trong thời gian quy định. Trong quá trình thảo luận, GV quan sát, định hướng, hỗ trợ kịp thời cho nhóm HS).

- Bước 5. Đại diện các nhóm HS trình bày kết quả thảo luận cùa nhóm mình. Các nhóm khác sẽ thực hiện chấm chéo cho nhóm trình bày (theo tiêu chí đánh giá đã được GV phố biến từ trước) và đưa ra các nhận xét, góp ý, câu hỏi thêm về nội dung trình bày.

- Bước 6. GV tổng hợp kết quả, cho đáp án chính xác và đưa ra nhận xét, cho điếm.

<small>23</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 33</span><div class="page_container" data-page="33">

<i><b>* Chuân bi</b></i>

- Nhiệm vụ: Nội dung hoạt động triển khai cần có tính phù hợp với nhiệm vụ hoạt động nhóm, với độ khó phù hợp cho nhóm, trong khoảng thời gian nhất định. Nhiệm vụ cần vừa sức, phù hợp với khả năng của các HS trong lớp.

- Dụng cụ: GV chuẩn bị thêm tên nhóm, phiếu học tập chung cho cả nhóm, thiết kế vị trí đẻ trưng bày sản phẩm nhóm đổ báo cáo tồng họp kết quả.

<i><b>* Các lưu ỷ khi sử dụng</b></i>

- GV cần chú ý theo dõi, quan sát quá trình hoạt động cùa HS. Trong quá trình làm việc nhóm, HS rất dễ mất tập trung, mất trật tự và có những câu chuyện ngồi lề. Chính vì vậy, GV cần phải quản lý HS và có những tiêu chí đánh giá rõ ràng hơn khi cho HS làm việc nhóm.

- Thống nhất các quy định khi làm việc nhóm, về cách thức trình bày, chấm điểm trước khi bắt đầu thảo luận để tăng tính chủ động cho HS trong q trình làm việc nhóm.

<b>1.4.3. Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề</b>

Dạy học nêu và giải quyết vấn đề là một trong các phương pháp dạy học được sử dụng thường xuyên, xuất hiện trong các tiết học, nhằm giúp người học tiếp cận với kiến thức một cách dễ dàng hơn. Phương pháp dạy học giúp tạo cho HS có thói

<i><b><small>1 . \ 1 \ • . \ 1 • /\ Ạ À Ạ </small></b></i><b><small>4- Á . X 4- r -X </small></b> <i><b><small>__ f 1 </small></b></i> <b><small>Ạ 4 Ạ 4Ạ 4- /</small></b>

quen suy nghĩ, tìm tịi, tìm hieu ve một vân đe, từ đó đưa ra cách giai quyet van đê đó. Người GV đặt ra những giả thuyết có vấn đề, từ đó HS tư duy, tìm câu trả lời cho ván đề đó một cách sáng tạo. Sau khi giải quyết vấn đề, HS sẽ lĩnh hội và thu nhận thêm nhiều kiến thức mới với kỹ năng và thái độ tốt.

<i><b>* Chức năng</b></i>

Rèn luyện và tăng cường cho học sinh các NL hiếu biết, phát hiện vấn đề, từ đó đưa ra các mục tiêu trong q trình dạy và học. HS cần có sự chủ động, tích cực, sáng tạo. Sau khi tìm hiếu về vấn đề, HS sẽ lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kỹ năng và đạt được nhiều mục tiêu học tập tốt hơn nừa. PPDH nêu và giải quyết vấn đề còn cho thấy khả năng tư duy nhạy bén, liên hệ thực tiền đế trả lời được những câu hởi và ứng dụng nội dung đó vào trong cuộc sống thực tại.

<small>24</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 34</span><div class="page_container" data-page="34">

- Cần có thời gian hợp lí để HS chuẩn bị, nghiên cứu tài liệu và đưa ra những lập luận để giải quyết các vấn đề được đặt ra trong nội dung bài học.

<b>1.5. Thực trạng việc thiết kế và sử dụng website dạy học mạch nội dung “Chất và sự biến đổi của chất” môn Khoa học tự nhiên 6 nhằm PTNL THTN cho HS</b>

<b>1.5.1. Mục đích điều tra</b>

- Khảo sát, tìm hiểu thực trạng về việc thiết kế và sử dụng website dạy học nhằm PTNL tìm hiểu tự nhiên cho học sinh ở cấp THCS thông qua dạy học Khoa học tự nhiên 6.

- Tìm hiểu mức độ quan tâm, hứng thú của HS khi giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, tự nhiên thông qua việc sử dụng các website học tập.

- Mức độ nhận thức về năng lực học tập, năng lực giải quyết vấn đề của HS lớp 6.

<small>25</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 35</span><div class="page_container" data-page="35">

<b>1.5.2. Đôi tượng điêu tra</b>

Tiến hành điều tra 21 GV trực tiếp giảng dạy môn Khoa học tự nhiên lớp 6 ở 03 trường THCS trên địa bàn TP Hà Nội và 93 HS đang theo học tại 03 trường THCS đó.

<i>Bảng ỉ.2. Mâu khảo sát thực trạng dạy học PTNL tìm hiêu tự nhiên</i>

<b>1.5.3. Phương pháp điêu tra</b>

- Sử dụng các phiếu phỏng vấn GV (phụ lục 1.1); Phiếu khảo sát ý kiến HS (phụ lục 1.2).

- Dự giờ, sinh hoạt chuyên môn với các GVdạy Khoa học Tự nhiên ở trường.

- Trị chuyện, tìm hiểu HS về hứng thú học tập môn học, mong muốn khi được học mơn học, cách HS kể về q trình học tập môn KHTN.

- Quan sát vở ghi, phần trình bày bài của HS.

- Khảo sát các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phục vụ cho việc dạy học KHTN ở trường.

<b>* Công cụ điều tra: Sử</b> dụng google form đế thiết kế câu hỏi và gửi đến đối tượng điều tra theo đường link.

- Link phiếu khảo sát GV: 1 oKq7

- Link phiếu khảo sát ý kiến HS: Kết quả điều tra</b>

Sau quá trình khảo sát, làm việc, lấy và xử lý các số liệu về thực trạng thiết kế và sử dụng website học tập nhằm phát triển NL tìm hiếu tự nhiên cho HS, tơi thu được kết quả như sau:

<i>a. Đối với GV:</i>

<b><small>❖</small> Phuong pháp dạy học môn Khoa học tự nhiên của giáo viên THCS hiện nay</b>

<small>26</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 36</span><div class="page_container" data-page="36">

<i>Biểu đồ 1.1. Tần suất sử dụng các phương pháp dạy học của giáo viền</i>

Quan khảo sát về phương pháp dạy học của GV hiện nay, tôi thấy phương pháp thầy cô thường xuyên sử dụng là phương pháp thuyết trình, vấn đáp. Trong q trình dạy học thầy cơ kết hợp thêm nhiều các phương pháp khác như làm việc nhóm, trực quan, sử dụng những tình huống liên quan đến bài học, tuy nhiên còn ở mức độ chưa cao.

<b>Mửc độ quan tâm của giáo viên vê việc phát triên NL tìm hiêu tự nhiên cho HS trong dạy học KHTN</b>

<i>Biêu đồ 1.2. Mức độ quan tâm của GV về PTNL THTN cho HS trong dạy học KHTN</i>

Trong quá trình dạy học mơn KHTN 6, GV đã có sự quan tâm đến việc PTNL tìm hiểu tự nhiên cho HS. Đây là một trong những NL đặc thù của môn học, đòi hỏi người GV cần phải xây dựng các nhiệm vụ học tập phù hợp, hiệu quả, có tính ứng dụng, gắn liền với thực tiễn. Ĩ mơn KHTN 6, NL tìm hiểu tự nhiên được tập trung phát triền, xây dựng nhừng dự án học tập. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy, các thầy cô đã tiếp cận gần hơn với nội dung chương trình đối mới, hướng sự quan tâm nhiều hơn tới dạy học PTNL cho HS cấp THCS.

<b><small>❖</small>Mửc độ tổ chức dạy học PTNL tìm hiểu tự nhiên cho HS</b>

<b><small>• Tb.w<) *4*4</small></b>

<i>Biêu đơ 1.3. Mức độ tơ chức dạy học PTNL tìm hiêu tự nhiên của GV</i>

<small>27</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 37</span><div class="page_container" data-page="37">

Việc tổ chức các hình thức dạy học nhằm PTNL tìm hiểu tự nhiên cho HS đã được GV quan tâm và triển khai ở một số trường học. Tuy nhiên, mức độ tồ chức chưa cao, phần lớn thỉnh thoảng GV tố chức các hoạt động học tập cho HS để PTNL tìm hiểu tự nhiên.

<b><small>❖</small> Những khó khăn của GV và HS khi sủ’ dụng website học tập để PTNL</b>

<b><small>cilTKjsưi đẻchuỂm ti|lwn</small></b>

<b><small>nê Ihlều tipirưno chophương </small></b>

<b><small>20 <95 2%|</small></b>

<i>Biếu đồ ĩ.4. Khó khăn của GVkhi sử dụng website học tập để PTNỈ cho HS</i>

Thiết kế và sử dụng website học tập là hình thức dạy học cịn khá mới đối với một số trường THCS. Nhìn chung, qua khảo sát, có thế thấy những khó khăn hàng đầu của GV khi sử dụng website học tập để phát triển NL tìm hiểu tự nhiên đó là GV mất nhiều thời gian, cơng sức đề chuẩn bị hơn so với trước đây. Bên cạnh đó, việc GV chưa có nhiều kinh nghiệm thiết kế và sử dụng website học tập cũng là một hạn chế, khó khăn.

<b><small>❖</small> Thực tế HS khi được học kiến thức thơng qua các website học tập</b>

<b><small>RAi địng yĐỏng y</small></b>

<b><small>Ĩưc/Oũ đól điịng yKhơng đổng ý</small></b>

<i>Biêu đồ 1.5. Thực trạng HS khi học kiến thức qua website học tập</i>

Qua việc khảo sát có thế thấy, khi HS được học tập, tiếp cận kiến thức qua website học tập, tỉ lệ HS đồng ý và rất đồng ý tương đối cao. Điều này cho thấy được

<small>28</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 38</span><div class="page_container" data-page="38">

sự hứng thú của HS khi được học tập, trải nghiệm qua một hình thức học tập mới, dề dàng tiếp cận với nội dung kiến thức một cách chú động, khoa học.

<b><small>❖</small> Sử dụng công cụ đánh giá NL tìm hiểu tự nhiên của HS</b>

<b><small>A Sản phẳm học tẠp cùa hoc sinh.</small></b>

<b><small>B. Phiều đanh giá (rubnkj theo các tiéu chl Dồ sân</small></b>

<b><small>c C-âu hổi - ba tẠp kiẻm (ra</small></b>

<b><small>D Báng kiÃm</small></b>

<small>20 195.2%)</small>

<i>Biểu đồ 1.6. Công cụ đảnh giả NL tìm hiên tự nhiên</i>

Sử dụng các cơng cụ đánh giá một cách linh hoạt, khách quan và chân thực là yếu tố cần thiết để đánh giá được mức độ tìm hiểu NL tự nhiên cho HS. Có rất nhiều hình thức đánh giá, tuy nhiên thầy cơ lựa chọn công cụ chù yếu đánh giá qua sản phẩm của HS. Thơng qua các hoạt động học tập, tìm hiểu kiến thức, HS sẽ có cho mình những sản phẩm học tập. Đây cũng chính là cơ sở để GV thực hiện đánh giá dựa theo các tiêu chí chấm điểm.

<b><small>❖</small> Đánh giá của GV về việc hình thành và PTNL THTN cho HS cấp THCS</b>

<i>Biêu đồ 1.7. Đánh giá của GV về việc hình thành và PTNL tìm hiếu tự nhiên của HS</i>

Việc hình thành và PTNL cho HS luôn là vấn đề được ưu tiên và quan tâm hàng đầu. Thực tế cho thấy, tỉ lệ HS PTNL tìm hiếu tự nhiên đều ở mức khá, đạt. Điều đó cho thấy rằng GV đã có sự quan tâm, đồng bộ các nội dung kiến thức, kỹ năng thông qua các nhiệm vụ học tập hiệu quả cao.

<b><small>❖</small> Đánh giá tính hiệu quả của các biện pháp hình thành và PTNL tìm hiểu tự nhiên trong dạy học Khoa học tự nhiên</b>

<small>29</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 39</span><div class="page_container" data-page="39">

<b><small>HÁ hiệu qưẳHlệuqudKhônqtutu quế20</small></b>

<i>Biêu đồ 1.8. So sánh tỉnh hiệu quả của các biện pháp dạy học</i>

Đe giúp HS hình thành và PTNL tìm hiểu tự nhiên trong dạy học mơn KHTN có rất nhiều các PPDH khác nhau. Mồi PPDH đều mang những ưu điểm riêng, phù hợp với từng đối tượng học sinh, từng bài dạy khác nhau đế mang về tính hiệu quả cho mục tiêu bài dạy. Với các PPDH khác nhau, các GV đưa ra mức độ đánh giá về tính hiệu quả, phù họp của từng biện pháp đối với việc hình thành và PTNL tìm hiểu tự nhiên cho HS.

</div><span class="text_page_counter">Trang 40</span><div class="page_container" data-page="40">

<i>Biêu đô 1.10. Tân suât PPDH GVsử dụng khi dạy KHTN</i>

Khi dạy KHTN, việc GV áp dụng linh hoạt các PPDH đê giúp bài học có tính khách quan, trở nên sinh động, giúp HS dễ tiếp cận kiến thức, nội dung bài học. Ớ đây, dễ dàng thấy được, PPDH được sử dụng nhiều nhất đó chính là thuyết trình, kết họp hỏi đáp, ngoài ra sử dụng thêm các công cụ trực quan như máy chiêu, hay các tiết thực hành, thí nghiệm. Phương pháp làm việc nhóm chưa được áp dụng nhiều, thỉnh thoảng HS làm việc, thảo luận nhóm.

<b><small>❖</small> Lựa chọn biêu hiện và vai trị của NL tìm hiêu tự nhiên phù hợp nhât vớiHS</b>

<b><small>n-ếirriT IMỆ nil</small></b>

<i>Biêu đơ 1.11. Biêu hiện và vai trị NL tìm hiêu tự nhiên</i>

Biêu hiện và vai trị NL tìm hiêu tự nhiên được thê hiện thơng qua nhiêu hình thức khác nhau. Trong quá trình học tập, HS tự phát hiện các vai trị của NL tìm hiểu tự nhiên phù hợp với bản thân mình. Có một số các biểu hiện như việc phân tích và vận dụng vấn đề được HS lựa chọn khá nhiều, bởi môn học có tính ứng dụng, vận dụng vào thực tê.

Bên cạnh những đôi mới vê phương tiện, kỹ thuật dạy học, đã có rât nhiều các phương pháp dạy học mới, nhàm PTNL cho HS. Tuy nhiên, do tính chất môn học, nên trường vẫn chú trọng việc dạy và đảm bảo điếm số cho HS nên các PPDH được áp dụng phổ biến hiện nay vẫn mang hơi hướng truyền thống là thuyết trình, vấn đáp, HS nghe, ghi chép và ghi nhớ theo các nội dung trong SGK. Vì vậy, trong các giờ dạy, GV cần có sự hướng dẫn HS tới các hoạt động học tập, đặc biệt các hoạt động học tập có vấn đề, liên quan đến

mơn học, thơng qua các kênh thơng tin, hình ảnh, video, website học tập đê làm phong phú các hình thức học tập đa dạng, có hiệu quả.

<small>31</small>

</div>

×