Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

skkn cấp tỉnh sử dụng di sản văn hóa trên địa bàn thành phố sầm sơn tỉnh thanh hóa trong dạy học lịch sử 10 bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống nhằm phát triển năng lực học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.55 MB, 30 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

<b>NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH</b>

<b>Người thực hiện: Lê Thị Hà DầnChức vụ: Giáo viên</b>

<b>SKKN thuộc lĩnh vực (mơn): Lịch sử</b>

THANH HỐ NĂM 2024

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

1.3. Đối tượng nghiên cứu...2

1.4. Phương pháp nghiên cứu...2

<b>2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM...3</b>

2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm...3

2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm...3

2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề...4

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bảnthân, đồng nghiệp và nhà trường...16

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>1. MỞ ĐẦU</b>

<b>1.1. Lí do chọn đề tài</b>

Ngày nay, cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển hết sức nhanhchóng. Trong cuộc cách mạng ấy, tri thức có vai trị ngày càng quan trọng. Thựctế đó khiến giáo dục và đào tạo trở thành nhân tố quyết định đối với sự phát triểnkinh tế - xã hội. Điều này đã được Đảng và Nhà nước ta khẳng định: giáo dục và

<i>đào tạo có sứ mệnh “phát triển tồn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri</i>

<i>thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ýthức cơng dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởngđộc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo củamỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài,đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc và hội nhập quốc tế”</i>

<i><b>[9]. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là“quốc sách hàng đầu”; “đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển” [10]. Chính</b></i>

vì vậy, cần đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục theo nhu cầu phát triển xã hội.Hiện nay, chương trình giáo dục phổ thơng mới (chương trình giáo dục phổthông 2018) đã được thực hiện ở cấp trung học phổ thơng. Chương trình giáodục phổ thơng 2018 hướng tới chủ thể là người học; chuyển nền giáo dục từ chútrọng kiến thức sang nền giáo dục khuyến khích phát triển một cách hài hịa đức,trí, thể, mỹ; chú trọng hoạt động trải nghiệm và thực hành, vận dụng kiến thứcđã học vào đời sống thực tiễn. Chương trình được xây dựng theo hướng mở, lấyngười học làm trung tâm đồng thời cho phép địa phương chủ động trong việctriển khai kế hoạch giáo dục theo định hướng giáo dục trên địa bàn mình, cũngnhư tạo điều kiện để những nhà biên soạn sách và người dạy phát huy được tính

<i>chủ động. Ngồi ngun lý giáo dục nền tảng bao gồm "học đi đôi với hành", "lý</i>

<i>luận gắn liền với thực tiễn", "giáo dục ở nhà trường kết hợp với giáo dục ở giađình và xã hội", chương trình cịn chịu ảnh hưởng từ triết lý giáo dục "học để biết- học để làm - học để chung sống - học để tự khẳng định mình" do Tổ chức Giáo</i>

dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc đề xướng.

Các di sản văn hóa là những kết tinh từ sự sáng tạo văn hóa của cộng đồng,trải qua một quá trình lịch sử lâu đời, được trao truyền, kế thừa từ nhiều thế hệcho tới ngày nay. Những giá trị của di sản văn hóa ở địa phương trong chừngmực nhất định ở một số lĩnh vực, một số loại hình đã được bảo tồn và phát huytrong đời sống xã hội, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, văn hóa địaphương. Đối với giáo dục, việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học góp phầnđổi mới dạy học theo hướng tích cực. Qua đó, bài học trở nên sinh động, hấpdẫn, học sinh hứng thú, tiếp thu bài tốt hơn. Đặc biệt là hiện nay đa phần các emhọc sinh đang thiếu sự trải nghiệm, thiếu kiến thức thực tế, vì vậy, mỗi di sảnvăn hóa địa phương là một cơ hội để giáo dục thế hệ trẻ, là sợi dây gắn kết tráchnhiệm và ý thức cộng đồng.

Qua thực tế quá trình dạy học, nhất là khi dạy lịch sử lớp 10 chương trìnhgiáo dục phổ thơng 2018 (Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống), nội dung về

<b>văn hóa rất nhiều. Bản thân tôi thấy rằng việc sử dụng di sản văn hóa trên địa</b>

bàn thành phố Sầm Sơn để dạy một số tiết học lịch sử nhằm phát triển năng lực học

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

sinh là hết sức cần thiết, giúp học sinh hiểu rộng hơn về q hương mình, hiểu vềlịch sử, văn hóa, các vấn đề về khoa học, xã hội của địa phương. Từ đó, giáo dục họcsinh lịng tự hào, tình u đối với đất và người Sầm Sơn; ý thức hơn việc học phải điđôi với hành; rèn luyện các kĩ năng giải quyết tình huống trong cuộc sống và ứngdụng vào đời sống thực tế. Qua những kiến thức được trang bị về văn hóa, học sinh ýthức được nghĩa vụ, trách nhiệm của bản thân phải làm gì để đóng góp cơng sức xâydựng Sầm Sơn thành đơ thị du lịch thông minh, hiện đại, hấp dẫn, thân thiện, pháttriển nhưng vẫn không đánh mất những giá trị văn hóa truyền thống.

<i><b>Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Sử dụng di sản văn</b></i>

<i><b>hóa trên địa bàn thành phố Sầm Sơn (tỉnh Thanh Hóa) trong dạy học Lịch sử10 (Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) nhằm phát triển năng lực học sinh”</b></i>

để nghiên cứu.

<b>1.2. Mục đích nghiên cứu</b>

Với đề tài này, khi sử dụng di sản văn hóa trên địa bàn thành phố Sầm Sơnvào dạy học Lịch sử 10 (Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống), tác giả muốnnâng cao hiệu quả của bài học, giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản tốt hơn,có thể vận dụng được kiến thức cơ bản của bài học để hiểu rõ hơn các vấn đề củalịch sử địa phương và ngược lại. Từ đó, kiến thức lịch sử sẽ hấp dẫn hơn, tạo

<i>được hứng thú học tập và phát triển năng lực học sinh. Học sinh khơng chỉ "học để</i>

<i>biết” mà cịn “học để làm - học để chung sống - học để tự khẳng định mình".</i>

Việc nghiên cứu đề tài cũng hướng tới mục tiêu góp phần vào việc bảo tồnvăn hóa dân tộc, văn hóa địa phương.

Ngồi ra, đề tài hi vọng sẽ tìm ra cách thức tối ưu để khai thác hợp lí các di

<b>sản văn hóa tại thành phố Sầm Sơn trong dạy học lịch sử lớp 10 (Bộ sách Kết nối</b>

tri thức với cuộc sống), giúp cho đồng nghiệp có thêm một nguồn tư liệu quantrọng, góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, nâng cao chấtlượng dạy học bộ môn, gắn học với hành, lý luận với thực tiễn, giáo dục nhàtrường với giáo dục ở gia đình và xã hội.

<b>1.3. Đối tượng nghiên cứu</b>

<b>Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sử dụng di sản văn hóa trên địa bàn thành</b>

phố Sầm Sơn (tỉnh Thanh Hóa) trong dạy học Lịch sử lớp 10 (Bộ sách Kết nối trithức và cuộc sống) nhằm phát triển năng lực học sinh.

<b>1.4. Phương pháp nghiên cứu</b>

Để thực hiện sáng kiến này, tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: tôi sử dụng phương pháp này để nghiêncứu những thành tựu lí thuyết đã có làm cơ sở lí luận cho đề tài.

- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: Thăm dò ý kiến của giáo viên, họcsinh về thực trạng việc sử dụng di sản văn hóa trên địa bàn thành phố Sầm Sơntrong dạy học Lịch sử lớp 10 (Bộ sách Kết nối tri thức và cuộc sống).

- Phương pháp quan sát sư phạm: quan sát trực tiếp việc sử dụng di sản văn

<i><b>hóa trên địa bàn thành phố Sầm Sơn trong dạy học Lịch sử lớp 10 để giải quyết</b></i>

các vấn đề nêu ra trong các tiết dạy hoặc trong kiểm tra, đánh giá.

- Phương pháp thống kê, tổng hợp: phân tích số liệu, so sánh kết quả áp dụngsáng kiến với khi chưa áp dụng sáng kiến.

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

<b>2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm</b>

Những quan điểm và đường lối chỉ đạo của Nhà nước, các cấp có thẩmquyền về đổi mới giáo dục được thể hiện trong nhiều văn bản:

- Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 04 tháng 01 năm 2013 về đổi mới căn bản,toàn diện giáo dục và đào tạo.

- Nghị quyết số 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáodục phổ thông ngày 28 tháng 11 năm 2014.

- Luật giáo dục 2019 (có hiệu lực từ ngày 1-7-2020).

- Chương trình giáo dục phổ thơng mới mơn Lịch sử (Ban hành ngày 26-7-2022).- Khung phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT).- Công văn số 2384/BGDĐT-GDTrH ngày 01/7/2020 của Bộ GDĐT về việchướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường hiện hành theo định hướngphát triển năng lực và phẩm chất học sinh.

- Cơng văn số 2386/SGDĐT-GDTrH ngày 06/08/2020 của Sở GDĐT ThanhHóa về việc hướng dẫn xây dựng, thực hiện chương trình giáo dục nhà trườnghiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh.

- Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 19/05/2021 của BCH Đảng bộ Thành phốSầm Sơn về “Phát huy những giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống; tiếp thu tinhhoa văn hóa các vùng, miền, văn hóa nhân loại, xây dựng hình ảnh người SầmSơn đẹp trong lòng bạn bè và du khách”.

- Công văn số 3113/SGDĐT-GDTrH ngày 02/11/2022 của Sở Giáo dục vàĐào tạo Thanh Hóa về việc triển khai tài liệu “Tìm hiểu về đất và người SầmSơn” tại các trường trên địa bàn thành phố Sầm Sơn.

Các văn bản trên đã xác định mục tiêu giáo dục con người phát triển toàndiện; đáp ứng yêu cầu xã hội; phát triển cao nhất tiềm năng của mỗi cá nhân; pháttriển năng lực và phẩm chất người học; hài hịa đức, trí, thể, mĩ thay vì chỉ trangbị kiến thức; kết hợp hài hòa dạy người, dạy chữ, dạy nghề. Các văn bản cũngkhẳng định đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, cơ bản, hiện đại, tăngthực hành, vận dụng kiến thức và kĩ năng vào thực tiễn; chú trọng giáo dục khoahọc xã hội - nhân văn, kĩ năng sống, pháp luật, thể chất, quốc phòng an ninh vàhướng nghiệp; gắn việc học tập, tiếp thu tri thức của nhân loại, của quốc gia - dântộc với giáo dục lịch sử địa phương, coi đó là cội nguồn, là sức mạnh nội sinh đểphát triển kinh tế - xã hội bền vững.

<b>2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm</b>

Trong thời gian gần đây, việc sử dụng di sản văn hóa trên địa bàn thành phốSầm Sơn (tỉnh Thanh Hóa) trong dạy học lịch sử rất được qua tâm. Các cấp ủyĐảng, nhà trường, tổ chuyên môn chỉ đạo sát sao việc này. Tuy nhiên, thực tếtriển khai đang có những cách nghĩ, cách làm chưa thống nhất.

Tôi đã khảo sát thực tế giáo viên, học sinh ở chính trường mình (trườngTHPT Sầm Sơn) và đồng nghiệp, học sinh ở trường bạn (trường THPT NguyễnThị Lợi). Kết quả khảo sát cho thấy:

<i>Về phía giáo viên: 100% giáo viên quan tâm đến việc sử dụng di sản văn hóa</i>

trên địa bàn thành phố Sầm Sơn trong dạy học lịch sử, đặc biệt là Lịch sử 10 (Bộ

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

sách Kết nối tri thức với cuộc sống) nhằm phát triển năng lực học sinh. Tuynhiên, một số cho rằng chỉ cần tập trung cung cấp kiến thức bài học, phần kiếnthức về di sản văn hóa của Sầm Sơn chỉ cần nhắc qua khi dạy. Một số khác lạinghĩ rằng học sinh là con em Sầm Sơn nên rất hiểu về di sản văn hóa, vì vậykhơng cần đề cập sâu trong q trình giảng dạy. Nhiều giáo viên bỏ qua phần liênhệ thực tế, cập nhật kiến thức mới về di sản văn hóa ở Sầm Sơn (do thời giankhơng cịn đủ, cho phần liên hệ là phần phụ, giáo viên chưa đủ kiến thức sâu,rộng về vấn đề mới đó...). Một số (khơng nhiều) cho rằng sử dụng di sản văn hóaở địa phương trong dạy học lịch sử chỉ cần yêu cầu học sinh biết, hiểu về một sốdi tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu của Sầm Sơn nên trong quá trình giảng dạy giáoviên sưu tầm một số video về di sản trình chiếu cho học sinh…Việc kiểm tra,đánh giá hiện nay ở nhiều trường phổ thông chủ yếu tập trung vào việc tái hiệnkiến thức, chưa có những câu hỏi mang tính vận dụng kiến thức vào thực tiễn...Tuy nhiên, vẫn có giáo viên nhận thức việc sử dụng di sản văn hóa trên địa bànthành phố Sầm Sơn trong dạy học lịch sử cần kết hợp học trong lớp và học ngoàicuộc sống, kết hợp các phương pháp mới như hoạt động nhóm, kỹ thuật bể cá, kỹthuật khăn trải bàn, KWL..., ứng dụng công nghệ thơng tin trong q trình dạyhọc, phát triển kĩ năng tự học, tự khám phá, tìm hiểu về di sản, cùng hợp tác, traođổi, đánh giá lẫn nhau giữa các học sinh/nhóm học sinh… Từ đó, học sinh thíchthú với bộ môn hơn và khơi dậy mong muốn được dưới 4 di tích, cá biệt trong số90 học sinh đó có 5 học sinh (1,7%) chỉ kể được 1 di tích. Câu 2 có 112 học sinh(37,3%) phân loại đúng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, cịn lại 188 học sinh(62,8%) khơng phân biệt được di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Câu 3, số họcsinh giới thiệu được về một di sản văn hóa ở Sầm Sơn một cách đầy đủ khôngnhiều (46 học sinh, chiếm 15,3% số học sinh được khảo sát), còn lại (254 họcsinh, chiếm 84,7% số học sinh được khảo sát) chỉ viết được vài dòng sơ sài về ditích.

Thực tế trên cho thấy cần qua tâm và có cách thức hợp lí trong việc sử dụngdi sản văn hóa trên địa bàn thành phố Sầm Sơn trong dạy học lịch sử.

<b>2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề</b>

Sầm Sơnlà thành phố nhỏ nhất Việt Nam hiện nay (diện tích 44,942 km<small>2</small>)nhưng có tới 50 di tích, danh thắng trong đó có 01 di tích cấp quốc gia đặc biệt; 8di tích cấp quốc gia; 30 di tích lịch sử cấp tỉnh và một số di tích chưa được xếp

<b>hạng [17].</b>

Với số lượng di sản khá nhiều, lại là địa bàn du lịch trọng điểm của cả nước,việc sử dụng di sản văn hóa tại địa phương trong dạy học lịch sử 10 có ý nghĩa tolớn. Đặc thù của mơn lịch sử là nghiên cứu về những sự kiện, hiện tượng đã xảyra trong quá khứ. Những sự kiện, hiện tượng đó được phản ánh lại dưới dạng cácnguồn sử liệu chữ viết và sử liệu hiện vật. Vì vậy, dạy học sử dụng di sản giúphọc sinh được tiếp cận nguồn tư liệu thực tế, có những cảm nhận chân thực, kháchquan nhất về quá khứ, từ đó có tác dụng giáo dục sâu sắc về năng lực học sinhbao gồm năng lực cốt lõi (năng lực chung, năng lực chuyên mơn) và năng lực đặcbiệt.

Di sản có thể được sử dụng trong dạy học phát triển năng lực môn lịch sử

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

gắn với hai phương pháp giảng dạy: Phương pháp dạy học dự án dưới hình thứchoạt động trải nghiệm và phương pháp dạy học sử dụng di sản.

Ở Sầm Sơn, có nhiều di sản có thể khai thác để dạy học như di tích lịchsử và danh lam thắng cảnh Sầm Sơn, di tích danh thắng Hịn Trống Mái; di tíchlịch sử - văn hóa Đền Độc Cước, di tích lịch sử - văn hóa Đền Cơ Tiên, di tíchlịch sử - văn hóa Đền Tơ Hiến Thành, di tích lịch sử - văn hóa Đền Đề Lĩnh, ditích lịch sử - văn hóa chùa Kênh (Hưng Phúc), di tích lịch sử - văn hóa Đền thờVua Thục Phán An Dương Vương và công chúa Mỵ Châu, di tích lịch sử - vănhóa đền Cá Lập, di tích lịch sử - văn hóa chùa Khải Minh, lễ hội Cầu Phúc đềnĐền Độc Cước, lễ hội bánh chưng - bánh giày, lễ hội cầu ngư - bơi trải…

<i>2.3.1. Sử dụng phương pháp dạy học dự án để khai thác di sản tại Sầm Sơn</i>

Phương pháp dạy học dự án là một hình thức dạy học mà học sinhthực hiện nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thựchành, thực tiễn. Học sinh thực hiện với tính tự lực cao trong tồn bộ qtrình học tập, từ xác định mục đích, lập kế hoạch đến việc thực hiện dự án,thu thập thông tin, phân tích dữ liệu, kiểm tra, điều chỉnh để đưa ra một sảnphẩm sau buổi trải nghiệm. Trong kế hoạch dạy học lịch sử lớp 10, cónhững tiết lịch sử địa phương được lồng ghép vào giảng dạy như tiết11,12,14,15,16,17,18 (chuyên đề) và thực hành (tiết 6 lịch sử). Ngồi ra,mỗi giáo viên cịn có thể khai thác di sản văn hóa ở Sầm Sơn để phục vụcho nhiều nội dung dạy học khác trong chương trình lịch sử 10.

tiếp tục tìm hiểu, chiếm lĩnh tri thức ở các em.

Như vậy, việc nhận thức về sử dụng di sản văn hóa trên địa bàn thànhphố Sầm Sơn (tỉnh Thanh Hóa) trong dạy học Lịch sử từ phía giáo viên cónhững lúc, những nơi chưa thực sự có sự thống nhất.

<i>Về phía học sinh: Hiện nay, học sinh có thể dành nhiều giờ đồng hồ để chơi</i>

game, lướt facebook, zalo, xem tiktok, tán gẫu, tụ tập bạn bè, bàn tán, chia sẻ vềcác vấn đề nóng của xã hội, của thế giới... nhưng lại không để ý đến thực tế địaphương trong đó có các di sản văn hóa trên địa bàn thành phố Sầm Sơn.

Để hiểu hơn về thực tiễn, tôi đã điều tra 300 học sinh lớp 10 của trườngTHPT Sầm Sơn và THPT Nguyễn Thị Lợi (mỗi trường khảo sát ngẫu nhiên 150học sinh).

Câu hỏi khảo sát là:

<b>Câu 1. Em hãy kể các di sản văn hóa trên địa bàn Sầm Sơn mà em biết.Câu 2. Trong các di sản văn hóa đã đề cập đến ở câu 1, những di sản văn</b>

hóa nào là di sản văn hóa vật thể; những di sản văn hóa nào là di sản văn hóa phivật thể?

<b>Câu 3. Hãy giới thiệu về một di sản văn hóa ở Sầm Sơn mà em ấn tượng nhất.</b>

Kết quả khảo sát: câu 1 có 210 học sinh (70% số học sinh được khảo sát) kểđược nhiều hơn 4 di tích lịch sử; 90 học sinh (30% số học sinh được khảo sát) kể

Có thể xây dựng các dự án học tập lịch sử địa phương trong chương trìnhlịch sử 10 như:

- Dự án tìm hiểu di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Sầm Sơn.- Dự án tìm hiểu di tích danh thắng Hịn Trống Mái

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

- Dự án tìm hiểu di tích lịch sử - văn hóa Đền Độc Cước- Dự án tìm hiểu di tích lịch sử - văn hóa Đền Cơ Tiên

- Dự án tìm hiểu di tích lịch sử - văn hóa Đền Tơ Hiến Thành- Dự án tìm hiểu di tích lịch sử - văn hóa Đền Đề Lĩnh

- Dự án tìm hiểu di tích lịch sử - văn hóa chùa Kênh (Hưng Phúc)

- Dự án tìm hiểu di tích lịch sử - văn hóa Đền thờ Vua Thục Phán AnDương Vương và cơng chúa Mỵ Châu.

- Dự án tìm hiểu di tích lịch sử - văn hóa đền Cá Lập- Dự án tìm hiểu di tích lịch sử - văn hóa chùa Khải Minh- Dự án tìm hiểu Lễ hội Cầu Phúc đền Độc Cước

- Dự án tìm hiểu Lễ hội Bánh Chưng - Bánh GiàyViệc dạy học dự án được thực hiện qua 4 bước:

- Bước 1: Lựa chọn chủ đề và xác định mục đích của dự án.- Bước 2: Xây dựng kế hoạch thực hiện.

- Bước 3: Thực hiện dự án.

- Bước 4: Công bố sản phẩm và đánh giá dự án.

Bản thân tôi khi chuẩn bị cho tiết 6 (tiết thực hành về vai trò của sử học)chương trình lịch sử 10, tơi sử dụng dạy học dự án tìm hiểu về di tích lịch sử -văn hóa Đền Độc Cước. Dưới đây xin được nêu ra cách thức tổ chức dạy họcdự án để khai thác di sản này.

+ Nhóm 1: Tìm hiểu khái qt về vùng đất Sầm Sơn (lịch sử, tên gọi, địagiới, các di sản…)

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về đền Độc Cước (quá trình xây dựng, phát triển; giaithoại lịch sử; giá trị lịch sử…)

+ Nhóm 3: Tìm hiểu về thực trạng hiện nay của di tích lịch sử đền ĐộcCước và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát huy, phát triển các giá trị của di tích.

+ Nhóm 4: Trách nhiệm bản thân đối với di sản đền Độc Cước.

- Yêu cầu sản phẩm: Học sinh có thể thực hiện nhiệm vụ của nhóm mìnhtheo nhiều cách khác nhau: viết bài, làm video, sân khấu hóa, làm tạp san…Thờilượng trình bày không quá 5 phút.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

- Thông tin tư liệu Các nhóm có thể gửitư liệu có được quaemail hoặc zalo chogv. Gv nhận xét, gópý tư liệu.

bản thảo qua emailhoặc zalo cho gv. Gvnhận xét, góp ý bảnthảo.

3 <sup>Hoàn chỉnh sản phẩm</sup> <sup>Sản phẩm đã hoàn</sup><sub>chỉnh</sub>

Bước 3: Thực hiện dự án, các nhóm học sinh triển khai làm việc.

Ở giai đoạn này, học sinh phân công công việc mỗi người trong nhóm; tổnghợp, xử lí thơng tin thu thập được và xây dựng sản phẩm. Giáo viên hướng dẫn,đánh giá q trình thực hiện của các nhóm học sinh.

Bước 4: Công bố sản phẩm và đánh giá dự án.

- Mỗi nhóm có 5 phút giới thiệu và báo cáo sản phẩm dự án đã chuẩn bị- Sau khi nghe báo cáo, nhóm phản biện và các nhóm lần lượt nhận xét,đánh giá đội bạn (vận dụng kỹ thuật 321: 3 lời khen, 2 lời góp ý và 1 câu hỏi).Nhóm nhận xét sau khơng trùng với nhóm trước, thời gian tối đa 2 phút.

- Điểm đánh giá nhóm được giáo viên căn cứ vào sự chuẩn bị, tinh thầnlàm việc nhóm, chất lượng báo cáo và nhận xét giữa các nhóm.

- Đánh giá: để tạo tính tích cực giữa các nhóm trong lớp và cho học sinhtham gia vào quá trình đánh giá và tự đánh giá, giáo viên tổ chức đánh giá chéogiữa các nhóm (thơng qua việc đánh giá sản phẩm). Giáo viên cung cấp tiêu chíđánh giá sản phẩm giữa các nhóm.

<b>BẢNG 2</b>

<b> PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐIỂM NHÓM</b>

<b>(100 điểm)</b>

<b>Điểmđánh giá</b>

1 Thời gian (quá 1 phút trừ 2 điểm) 102 Nội dung

- đúng trọng tâm- khoa học, dễ hiểu…- hay

3010103 Trình bày (tự tin, mạch lạc, cuốn hút,

sáng tạo…)

20

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

4 Trả lời phản biện 20

Việc vận dụng phương pháp dạy học theo dự án để tổ chứcgiờ học lịch sử ởtrên lớp có sử dụng di sản văn hóa sẽ tạo điều kiện cho học sinh đượcpháthuytính độc lập, tự chủ trong học tập, rèn luyện cho các em một số kỹ năng(kỹ năng hợp tác, kỹ năng thu thập và xử lý thơng tin, kỹ năng trình bày, bảo vệý kiến trước tập thể…); bên cạnh đó các em cịn được tham gia, hịa nhập vớicộng đồng, hình thành và phát triển một số kỹ năng sống cần thiết, góp phầnphát triển tồn diện học sinh. Qua đó, gợi dậy trong các em lịng kính u, khâmphục những người đã sáng tạo ra di sản văn hóa, nâng cao nhận thức của bảnthân về trách nhiệmbảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, hướngtới các mục tiêu phát triển bền vững.

<i>2.3.2. Sử dụng phương pháp dạy học sử dụng di sản tại Sầm Sơn</i>

Phương pháp dạy học sử dụng di sản là việc sử dụng di sản văn hóa vật thểvà di sản văn hóa phi vật thể trong tổ chức bài dạy học lịch sử. Thông qua bàidạy học sinh được trực tiếp trải nghiệm di sản, khám phá, khai thác di sản cóliên quan, giúp học sinh có những hiểu biết về di sản, hiểu sâu sắc hơn nội dungbài học, từ đó học sinh trân trọng và gìn giữ, phát huy được các giá trị di sản.

Sử dụng phương pháp dạy học sử dụng di sản tại Sầm Sơn, tôi đã áp dụngcác hình thức tổ chức, dạy học sau:

2.3.2.1. Khai thác, sử dụng tài liệu về di sản để tiến hành bài học ở trườngphổ thông

<i>* Sử dụng di sản văn hóa để tạo hứng thú cho học sinh khi vào bài mới</i>

Khởi động là hoạt động đầu tiên trong tiến trình dạy học nên có vai trị rấtlớn giúp tiết dạy thành công. Cách tổ chức hoạt động mở đầu có vận dụng kiếnthức từ thực tế nhằm tạo ra sự tươi mới, kích thích được tư duy, sự tò mò, mongmuốn chiếm lĩnh kiến thức của học sinh từ đó đem lại hiệu quả cao cho tiết dạy.

<i>Khi dạy bài 1: Hiện thực lịch sử và cuộc sống, tơi cho học sinh quan sát các</i>

hình ảnh đền Độc Cước để khơi gợi sự chú ý của học sinh, giúp các em hứng thúsẵn sàng bước vào tiết học.

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<b>Đường lên đền Độc Cước (Nguồn: Internet)</b>

<b>Gian chính đền Độc Cước (Nguồn: Internet)</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<b>Hậu cung đền Độc Cước (Nguồn: Internet)</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

<b> Bên trong đền Độc Cước (Nguồn: Internet)</b>

Sau khi học sinh quan sát, tôi nêu câu hỏi: Những hình ảnh trên nói về cơngtrình nào? Em biết gì về cơng trình này?

Tất cả các học sinh đều trả lời được đó là đền Độc Cước nhưng khi trả lờihiểu biết của mình về ngơi đền này thì mỗi học sinh trình bày theo một hướng:có học sinh nói đền xây dựng lâu đời; có học sinh nói ngơi đền nhỏ; lại có họcsinh nói về kiến trúc bên trong ngôi đền...

Sau khi học sinh trả lời, tôi dẫn dắt vào bài học mới: những điều các em vừatrình bày rất tốt. Vậy theo các em Lịch sử là gì? Hiện thực và nhận thức lịch sử làgì? Đền Độc Cước mà chúng ta đang nói đến là hiện thực lịch sử hay nhận thứclịch sử? Để trả lời được những câu hỏi này, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài đầutiên của mơn lịch sử lớp 10: bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.

<i>* Sử dụng di sản văn hóa địa phương để khắc sâu kiến thức bài học lịch sử</i>

Khi dạy chuyên đề 2: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở ViệtNam (chuyên đề học tập Lịch sử 10), để khắc sâu kiến thức về ý nghĩa của disản văn hóa cũng như giúp học sinh thấy được mối quan hệ giữa cái chung vàcái riêng, giữa lĩnh vực của lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương, giáo viên cóthể đưa một số hình ảnh về đền Độc Cước, đền Cơ Tiên, hịn Trống Mái, đền thờTơ Hiến Thành, lễ hội cầu phúc đền Độc Cước, lễ hội Bánh Chưng - BánhGiày…và yêu cầu học sinh phân loại di sản văn hóa. Cùng với những hình ảnhnày giáo viên cung cấp thêm tư liệu liên quan và yêu cầu học sinh rút ra ý nghĩacủa di sản văn hóa đối với Sầm Sơn. Cách khai thác kiến thức này sẽ giúp họcsinh thấy được mối liên hệ giữa lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương, thấy đượcsự tương đồng và dị biệt của lịch sử, của văn hóa cũng như các vấn đề khác, đặcbiệt hơn còn giúp gắn kiến thức sách vở với cuộc sống, với thực tiễn. Đây làđiều rất cần thiết đối với các cơng dân tồn cầu hiện nay.

Khi dạy chuyên đề 2: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ở ViệtNam (chuyên đề học tập Lịch sử 10), để khắc sâu kiến thức về bảo tồn và pháthuy giá trị di sản văn hóa, giáo viên có thể đưa ra một di sản văn hóa cụ thể tạiSầm Sơn, yêu cầu học sinh trình bày cơ sở khoa học của cơng tác bảo tồn di sảnvăn hoá cũng như nêu các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị của di sản vănhóa đó.

<i>* Sử dụng tài liệu di sản văn hóa để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập củahọc sinh</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

Việc đổi mới dạy học theo hướng phát huy năng lực, tính tích cực của họcsinh khơng chỉ diễn ra trong q trình dạy học mà cả ở quá trình kiểm tra, đánhgiá. Kiến thức thực tiễn, đặc biệt là tài liệu di sản văn hóa địa phương khi đượcsử dụng để kiểm tra, đánh giá đem lại nhiều kết quả: củng cố và mở rộng kiếnthức lịch sử, phát huy tính tích cực, năng động, khả năng vận dụng những điềuđã học vào cuộc sống và gây hứng thú học tập ở học sinh. Do đó, chất lượng dạyhọc bộ mơn được nâng cao.

Khi muốn đánh giá việc tiếp thu kiến thức của các bài học trong chươngtrình, tơi đặt các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận để học sinh giải quyết.

<b>Câu 1. Quan sát hình ảnh dưới đây và cho biết tên của hình ảnh đó.</b>

<b> (Nguồn: Internet)</b>

<b>Câu 2: Trong các di sản dưới đây, đâu là di sản văn hóa phi vật thể?</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

A. Di tích lịch sử - văn hóa Đền Cơ Tiên.

B. Di tích lịch sử - văn hóa Đền Tơ Hiến Thành.C. Di tích lịch sử - văn hóa Đền Đề Lĩnh.

D. Lễ hội Cầu Phúc đền Độc Cước.

<b>Câu 3: Trong các di sản dưới đây, đâu là di sản văn hóa vật thể?</b>

A. Di tích lịch sử - văn hóa Đền Cơ Tiên. B. Lễ hội Cầu Phúc đền Độc Cước.

C. Lễ hội Bánh Chưng - Bánh Giày.D. Lễ hội Cầu Ngư - Bơi Trải

<b>Câu 4. Trong bảo tàng có trưng bày:</b>

1. Ảnh chụp đền Tô Hiến Thành.

2. Video lễ hội Cầu Phúc đền Độc Cước.3. Ảnh chụp hòn Trống Mái.

4. Cuốn sách “Sầm Sơn xanh vẫy gọi”.

<b>Đâu không phải là hiện thực lịch sử?</b>

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

<b>Câu 5. Các di sản văn hóa ở Sầm Sơn đã được khai thác để phát triển ngành</b>

kinh tế nào dưới đây?

A. Du lịch. B. Dệt may. C. Lâm nghiệp. D. Thủy sản.

<b>Câu 6. Học tập và tìm hiểu các di sản văn hóa ở Sầm Sơn đưa lại cho</b>

chúng ta những cơ hội nghề nghiệp mới nào sau đây?

A. Công nghệ thông tin. B. Phát triển nơng nghiệp.C. Cơng nghiệp văn hóa. D. Công nghiệp vũ trụ.

<b>Câu 7. Khi các di sản ở Sầm Sơn được bảo tồn và phát huy giá trị sẽ góp phần</b>

A. làm nghèo đi kho tàng di sản dân tộc.B. phá vỡ cảnh quan môi trường tự nhiên.

C. thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

</div>

×