Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Đề cương triết vip

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.17 KB, 15 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

Đề cương Triết học Mác- Lênin (mang tính chất tham khảo)

<i><b>1. Định nghĩa vật chất</b></i>

Định nghĩa về vật chất của V.1.Lênin: "Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉthực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác"Định nghĩa về vật chất của V.I.Lênin cho thấy:

<i>Thứ nhất, cần phân biệt khái niệm “vật chất” với tư cách là phạm trù triết học (phạm </i>

trù khái quát thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất của mọi tồn tại vật chất và được xác định từ góc độ giải quyết vấn đề cơ bản của triết học) với khái niệm “vật chất” được sử dụng trong các khoa học chuyên ngành (khái niệm dung để chỉ những dạng vật chất cụ thể, cảm tính).

<i>Thứ hai, thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất của mọi dạng vật chất là thuộc tính tồn </i>

tại khách quan, tức tồn tại ngồi ý thức, độc lập, khơng phụ thuộc vào ý thức con người, cho dù con người có nhận thức được hay khơng nhận thức được nó.

<i>Thứ ba, vật chất, dưới những dạng cụ thể của nó là cái có thể gây nên cảm giác ở con </i>

người khi nó trực tiếp hay gián tiếp tác động đến giác quan của con người; ý thức của con người là sự phản ánh đối với vật chất; vật chất là cái được ý thức phản ánh.Định nghĩa về vật chất của V.I.Lênin có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của chủ nghĩa duy vật và nhận thức khoa học:

<i>Một là, bằng việc tìm ra thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất của vật chất</i>

là thuộc tính tồn tại khách quan, V.I.Lênin đã phân biệt sự khác nhau cơ bản giữakhái niệm vật chất với tư cách là phạm trù triết học với khái niệm vật chất với tưcách là phạm trù của khoa học chuyên ngành, từ đó khắc phục được hạn chế trongquan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật cũ; cung cấp căn cứ nhận thức khoahọc để xác định những gì thuộc về vật chất; tạo lập cơ sở lý luận cho việc dựng quan điểm duy vật về lịch sử, khắc phục được những hạn chế duy tâm trong quan niệm về xã hội.

<i>Hai là, khi khẳng định vật chất là “thực tại khách quan”, “được đem lại cho con người</i>

trong cảm giác” và “được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh”, V.I.Lênin không những đã khẳng định tính thứ nhất của vật chất, tính thứ hai của ý thức theo quan điểm duy vật mà cịn khẳng định khả năng con người có thể nhận thức được thực tại khách quan thông qua sự “chép lại, chụp lại, phản ánh” của con người đối với thực tại khách quan.

<i><b>* Ý nghĩa phương pháp luận</b></i>

Trong nhận thức và thực tiễn, đòi hỏi con người phải quán triệt nguyên tắc khách quan, tức là phải tôn trọng hiện thực khách quan, xuất phát từ hiện thực - khách quan chứ không phải từ ý muốn chủ quan, phải nhận thức và vận dụng đúng đắn quy luật khách quan,... Chẳng hạn, để phát triển kinh tế, cần căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của đất nước để đưa ra chủ trương, chính sách phù hợp, chứ a khơng phải áp dụng rập khn mơ hình phát triển kinh tế của quốc gia khác trong i khi điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của các quốc gia khác nhau.

<i><b>2. Nguồn gốc, bản chất của ý thức</b></i>

<i>2.1. Nguồn gốc của ý thức</i>

Ý thức là toàn bộ những hoạt động tinh thần của con người bao gồm: tri thức, tình cảm, niềm tin, tư tưởng... (tất cả chỉ tồn tại trong não người), trong đó trí thức là nhân tố có bản, cốt lõi nhất của ý thức.

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

Theo quan điểm duy vật biện chứng, ý thức có nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội. Nguồn gốc tự nhiên là óc người với thuộc tính phản ánh. Nguồn gốc xã hội là lao động và ngơn ngữ.

* Nguồn gốc tự nhiên: Có nhiều yếu tố cấu thành nguồn gốc tự nhiên của ý thức, trong đó, hai yếu tố cơ bản nhất là bộ óc con người và mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan tạo nên hiện tượng phản ánh năng động, sáng tao.

- Bộ óc con người là sản phẩm đặc biệt của sự tiến hóa lâu dài về mặt sinhhọc và mặt xã hội, sau quá trình vượn biển thành người, óc vượn biển thành ócngười. Bộ óc người là tổ chức vật chất sống đặc biệt, có cấu trúc tỉnh vì phức tạpgồm khoảng 14 – 17 tỷ tế bào thần kinh: Các tế bào có mối liên hệ mật thiết vớinhau và với các giác quan của con người tạo thành vụ số những mối liên hệ thunhận, điều khiển hoạt động của cơthể trong quan hệ với thế giới bên ngồi và hìnhthành nên các phân xã khơng điều kiện và có điều kiện.

Ĩc người là cơ quan sản sinh ra ý thức, óc người minh mẫn thì ý thức mình mẫn, óc người mà tổn thương thì ý thức kém, thậm chí điên loạn Về mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan, tạo ra quá trình phản ảnh năng động, sáng tạo: Quan hệ giữa con người với thế giới khách quan là quan hệ tất yếu ngay từ khi con người xuất hiện. Trong mối quan hệ này, thế giới khách quan được phản ánh thông qua hoạt động của các giác quan đã tác động đến bộ óc con người, hình thành nên ý thức.- Phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của dạng vật chất này ở dạng vật chất khác trong quá trình tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng.

Phản ảnh chia làm 4 loại trình độ: phản ánh của những chất vơ cơ, phản ánh kích thíchsinh vật, phản ánh hưng phấn thần kinh, phản ánh ý thức. Trong đó:

<i>Thứ nhất: Phản ánh những chất vơ cơ. Ví dụ: cho sắt vào nước thì sắt rỉ. Ánh sáng </i>

chiếu vào mặt hồ thì mặt hồ phản chiếu

<i>Thứ 2: Phản ánh kích thích sinh vật, chẳng hạn, rễ cây đâm vào chỗ nhiều thức ăn, </i>

cây hướng dương quay về phía mặt trời.

<i>Thứ 3: Hưng phấn thần kinh: nghĩa là tế bào thần kinh là khâu trung gian giữa cơ thể </i>

và mơi trường. Ví dụ con vật chạm vào lửa sẽ phản ứng ngay

Hưng phấn thần kinh hình thành 2 loại là phản xạ có điều kiện và phản xạ khơng điều kiện

Phản ảnh cao hơn nữa là tâm lý động vật. Vi dụ: Con vật cũng có tình cảm vui buồn. Nhưng chỉ dừng lại ở bản năng.

<i>Thứ 4: Phản ánh ý thức là phản ánh của óc người, phản ánh thơng qua ngơn ngữ, </i>

mang tính ích cực sáng tạo. Nhờ đó mà con người có thể tưởng tượng được các sự vật hiện tượng trên thế giới.

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

+ Lao động giúp con người phát triển hơn những khi quan nhận thức, đặcbiệt giúp con người chế tạo được công cụ SẢN XUẤT, nối dài khả năng nhậnthức của con người.

Thứ 2: Chính lao động đã giúp con người cải tạo thế giới và hoàn thiện mình. Nghĩa là, nhờ lao động con người cải tạo thế giới, giác quan con người càng nhạy bén với hiện thực, dần dần thành thói quen, con người nhạy cảm với hiện thực. Mác nói, nhờ lao động mà các giác quan của con người trở thành các nhà lý luận.

Thứ 3: Nhờ lao động, não người ngày càng phát triển, giúp tư duy trừu tượng phát triển.

<i>Thứ 4: Nhờ có lao động để làm cơ sở để phát triển ngơn ngữ. Nhờ có ngơn ngữ con </i>

người phản ảnh sự vật khái quát hơn. Có thể là phản ánh trực tiếp hoặc gián tiếp.ví dụ cụ thể: Con người khi lao động cụ thể là lao động chế tạo ra các công cụ lao động, công cụ dùng trong sinh hoạt, từ đó con người có ý thức về việc thay đổi thói quen ăn uống hay mục đích của hoạt động biến đổi phát triển xã hội.

<i>- Ngơn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất chứa dụng thơng tin mang nội dung ý thức. </i>

Khơng có ngôn ngữ, ý thức không thể tồn tại và thể hiện.

Sự ra đời của ngôn ngữ gắn liền với lao động. Lao động ngay từ đầu đã mang tính xã hội. Mối quan hệ giữa các thành viên trong quá trình lao động làm nảy sinh ở họ nhu cầu phải có phương tiện để giao tiếp, trao đổi tư tưởng. Nhu cầu này làm ngôn ngữ này sinh và phát triển ngay trong q trình lao động. Nhờ ngơn ngữ con người đã không chỉ giao triếp, trao đổi mà còn khái quát, tổng kết, đúc kết thực tiễn, truyền đạt kinh nghiệm, truyền đạt tư tưởng từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Như vậy, nguồn gốc cơ bản, trực tiếp và quan trọng nhất quyết định sự ra đời và sự phát triển của ý thức là lao động. Sau lao động và đồng thời với lao động là ngơn ngữ;đó là hai sức kích thích chủ yếu đã ảnh hưởng đến bộ óc của con vượn, đã làm cho bộ óc đó dần dần biến chuyển thành bộ óc của con người, khiến cho tâm lý động vật dần dần chuyển hóa thành ý thức.

<i><b>2.2. Bản chất của ý thức:</b></i>

Là sự phản ánh thế giới khách quan lên bộ óc con người dựa trên cơ sở hoạt động thực tiễn, là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Đây là phản ánh tích cực chủ động sáng tạo hình ảnh chủ quan...

Qua đây ta thấy:

<i>Thứ nhất: BẢN chất của ý thức là sự phản ánh thực Tại khách quan trên cơ sở hoạt </i>

động Thực tiễn. Ý THỨC KHƠNG PHẢI LÀ HUYỀN BÍ mà bản chất của nó là sự phản ảnh tức là có cả cái phản ảnh (Ý thức) và cái được phản ánh (vật chất). Ở đây cáiđược phản ánh sẽ quyết định cái phản ánh.

<i>Thứ 2: Hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan: Hình ảnh chủ quan nghĩa là ý thức</i>

là hình ảnh chứ khơng phải là bản thân sự vật. Nghĩa là bản thân sự vật được di chuyển vào óc người và được cải biến trong đó. Vì thế nội dung phản ảnh mang tính khách quan. Mức độ cải biến đến đâu là do chủ thể.

<i>Thứ 3: Đây là phản ánh tích cực chủ động, sáng tạo:</i>

Tích ực chủ động là con người khơng thụ động chờ đợi hoàn cảnh khách quan mà chủđộng tác động vào khách quan để khách quan bộc lộ thuộc tính. Con người nhận thức để cải tạo thế giới khách quan theo mục đích của mình. Ví dụ: đồ dẫm vào đá, đá sủi bọt

Tính sáng tạo là ý thức phản ánh sự vật và đi sâu vào bản chất sự vật, dự kiến được xuhướng phát triển của sự vật để con người chủ động đón trước. Mác nói: con người tái tạo tự nhiên theo quy luật của cái đẹp. Ví dụ: nước ta đưa ra những mục tiêu đến năm 2020 nước ta trở thành 1 nước cơ bản là 1 nước công nghiệp. Xây nhà làm sao cho đẹp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

<i><b>* Ý nghĩa phương pháp luận</b></i>

Khơng được tuyệt đối hố mặt tự nhiên hay mặt xã hội khi phân định nguồn gốc của ý thức.

Nguồn gốc tự nhiên là điều kiện cần, còn nguồn gốc xã hội là điều kiện đủ để ý thức hình thành, tồn tại và phát triển. Nếu chỉ nhấn mạnh mặt tự nhiên mà quên đi mặt xã hội, hoặc ngược lại chỉ nhấn mạnh mặt xã hội mà quên đi mặt tự nhiên trong nguồn gốc của ý thức đều dẫn đến những quan niệm sai lầm, phiến diện duy tâm chủ nghĩa hoặc duy vật siêu hình, khơng thể hiểu được thực chất của hiện tượng ý thức, tinh thần của lồi người nói chung, cũng như của mỗi người nói riêng.

<i><b>3. Các nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật3.1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến</b></i>

<i>3.1.1. Khái niệm mỗi liên hệ, mối liên hệ phổ biến</i>

<i>Khái niệm mối liên hệ dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại lẫn nhau, sự phụ </i>

thuộc lẫn nhau, sự ảnh hưởng, sự tương tác và chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng trong thế giới hay giữa các mặt, các yếu tố, các thuộc tính của một sự vật, hiện tượng, một quá trình.

<i>Liên hệ phổ biến là khái niệm dùng để chỉ mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới (cả tự </i>

nhiên, xã hội và tư duy) dù đa dạng phong phú, nhưng đều nằm trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác đều chịu sự chi phối, tác động ảnh hưởng của các sự vật, hiện tượng khác.

<i>Cơ sở của mối liên hệ phổ biến là tính thống nhất vật chất của thế giới. Bởi vì dù các </i>

sự vật trong thế giới đa dạng đến đâu chăng nữa thì cũng là những hình thức tồn tại cụthể của vật chất. Cho nên, chúng đều chịu sự chi phối của quy luật vật chất. Ngay cả ýthức, tinh thần cũng chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người. Do vậy, ý thức tinh thần cũng bị chi phối bởi

quy luật vật chất.

<i>3.1.2. Các tỉnh chất của mối liên hệ:</i>

Theo triết học duy vật biện chứng, mối liên hệ có các tính chất sau:

<i><b>Tính khách quan – nghĩa là mối liên hệ không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của </b></i>

con người, chỉ phụ thuộc vào bản thân sự vật, hiện tượng. Mối liên hệ là mối liên hệ vốn có của bản thân sự vật hiện tượng.

<i>Ví dụ: Chúng ta chỉ đánh giá sự tồn tại của một con người cụ thể thông qua mối liên </i>

hệ, sự tác động của người đó đối với người khác, đối với xã hội, tự nhiên, thơng qua hoạt động của chính người ấy.

<i><b>- Tính phổ biến – nghĩa là mối liên hệ tồn tại cả trong tự nhiên, xã hội và tư duy có ở </b></i>

mọi lúc, mọi nơi. Ngay trong cùng một sự vật, trong bất kỳ thời gian nào, không gian nào ln có mối liên hệ giữa các yếu tố cấu thành sự vật.

<i><b>Tính đa dạng, phong phú – rất nhiều mối liên hệ khác nhau phụ thuộc vào góc độ </b></i>

xem xét: chẳng hạn, mối liên hệ bên trong – bên ngồi (Ví dụ: Sự lĩnh hội tri thức của người học trước hết và chủ yếu được quyết định bởi chính người đó: trình độ, năng lực, tâm lý... Cịn sự tác động bên ngồi: nghệ thuật truyền thụ tri thức, cơ sở vật chất... dù có tốt, có đầy đủ đến mấy mà người học không chịu học thì người đó cũng khơng bao giờ lĩnh hội được tri thức); mối liên hệ tất nhiên – ngẫu nhiên (Ví dụ: Nếu xét ở khía cạnh cuối cùng có vỡ hay khơng, thì việc việc quả trúng bị vỡ là tất nhiên. Nhưng xét ở khía cạnh nó vỡ khi bị rơi, bị đập ra hay khi gà con đạp vỡ, thì việc bị vỡlà ngẫu nhiên); mối liên hệ trực tiếp – gián tiếp; mối liên hệ chủ yếu – thứ yếu, mối liên hệ xa - gần v.v... Mỗi cặp mối liên hệ này có vai trị khác nhau trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. Sự phân chia các cặp mối liên hệ này cũng chỉ là tương đối.

<i><b>3.1.3. Ý nghĩa phương pháp luận:</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

- Từ tính khách quan và phổ biến của các mối liên hệ đã cho thấy trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải có quan điểm tồn diện.

Quan điểm tồn diện đòi hỏi trong nhận thức và xử lý các tình huống thực tiễn cần phải xem xét sự vật trong mối quan hệ biện chứng qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật và trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác. Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật và xử lý có hiệu quả các vấn đề của đời sống thực tiễn. Như vậy, quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, siêu hình trong nhận thức và thực tiễn.

- Vì các mối liên hệ có tính đa dạng, phong phú cho nên trong hoạt động nhận thức vàthực tiễn khi thực hiện quan điểm toàn diện phải đồng thời kết hợp với quan điểm lịchsử – cụ thể quan điểm này yêu cầu, khi nhận thức sự vật thì phải xem xét sự vật ln trong điều kiện, hồn cảnh khơng gian, thời gian cụ thể. Phải xem xét sự vật ra đời trong hồn cảnh nào? Nó tồn tại, vận động, phát triển trong những điều kiện nào? Trong hoạt động thực tiễn khi giải quyết vấn đề thực tiễn nào phải có những biện pháp rất cụ thể, khơng được chung chung. Khi vận dụng những nguyên lý, lý luận chung vào thực tiễn phải xuất phát từ những điều kiện thực tiễn lịch sử – cụ thể. Quanđiểm lịch sử – cụ thể chống lại quan điểm giáo điều, phiến diện, siêu hình, chiết trung,ngụy biện.

<i><b>4. Nguyên lý về sự phát triển</b></i>

<i><b>4.1. Khái niệm phát triển</b></i>

Khái niệm phát triển dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp lên cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật.

Nguồn gốc của sự phát triển nằm ngay trong bản thân sự vật. Đó là mâu thuẫn trong bản thân sự vật. Quá trình giải quyết liên tục những mâu thuẫn đó quy định sự vận động, phát triển của sự vật.

<i><b>4.1.2. Tỉnh chất của sự phát triển</b></i>

- Phát triển mang tính khách quan – nghĩa là phát triển của sự vật là tự thân, nguồn gốc của phát triển nằm ngay trong sự vật, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người, chỉ phụ thuộc vào mâu thuẫn bên trong sự vật.

Phát triển mang tính phổ biến – phát triển diễn ra cả trong tự nhiên, xã hội và tư duy, diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi.

+ Trong tự nhiên, sự phát triển của giới vô cơ biểu hiện dưới dạng biến đổi các yếu tố và hệ thống vật chất, sự tác động qua lại giữa chúng và trong những điều kiện nhất định sẽ làm nảy sinh những hợp chất phức tạp. Từ đó cũng làm xuất hiện các hợp chấthữu cơ ban đầu, tiền đề của sự sống.

+ Trong giới hữu cơ, sự phát triển thể hiện ở khả năng thích nghi của sinh vật với sự biến đổi của môi trường.

+ Sự phát triển của xã hội biểu hiện ở sự thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế - xã hội, mà hình thái kinh tế -xã hội sau bao giờ cũng cao hơn hình thái kinh tế - xã hộitrước.

+Sự phát triển của tư duy thể hiện ở khả năng nhận thức ngày càng sâu sắc, đầy đủ, chính xác hơn về thế giới khách quan.

- Phát triển mang tính đa dạng, phong phú – tức là tuỳ thuộc vào hình thức tồn tại cụ thể của các dạng vật chất mà phát triển diễn ra cụ thể khác nhan. Chẳng hạn, ở thế giới hữu cơ, phát triển thể hiện ở sự tăng cường khả năng thích nghỉ của cơ thể trước mơi trường; ở khả năng tự sản sinh ra chính mình với trình độ ngày càng hồn thiện hơn Trong xã hội, phát triển thể hiện ở khả năng chinh phục tự nhiên, cải tạo xã hội phục vụ con người. Trong tư duy, phát triển thể hiện ở việc nhận thức vấn đề gì đó ngày càn đầy đủ, đúng đắn hơn.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<i><b>4.1.3. Ý nghĩa phương pháp luận</b></i>

Từ nguyên lý về sự phát triển rút ra những ý nghĩa phương pháp luận: Xây dụng quan điểm phát triển:

- Khi nhận thức sự vật phải nhận thức nó trong sự vận động, phát triển khơng nhìn nhận sự vật đứng im, chết cứng, không vận động, không phát triển.

Quan điểm phát triển đòi hỏi phải chống lại quan điểm bảo thủ, trì trệ định kiến, đối lập với sự phát triển.

- Nhận thức sự vật phải thấy được khuynh hướng phát triển của nó, để có những phương án dự phòng chủ động trong hoạt động tránh bớt được vấp váp, rủi ro; nghĩa là con người sẽ chủ động, tự giác hơn trong hoạt động thực tiễn.

- Phát triển là khó khăn, phức tạp. Vì vậy, trong nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn khi gặp khó khăn, thất bại tạm thời phải bình tĩnh tin tưởng vào tương lai.

<i><b>5. Quy luật lượng đổi- chất đổi</b></i>

<i><b>5.1. Khái niệm chất và khái niệm lượng.</b></i>

<i>5.1.1. Khái niệm chất.</i>

Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính qui định khách quan vốn có của sự vật, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ khơng phải là cái khác.

Để hiểu chất là gì cần hiểu thuộc tính là gì? Thuộc tính về chất là một khía cạnh nào đó về chất của sự vật được bộc lộ ra khi tác động qua lại với các sự vật khác. Đó có thể là tính chất, trạng thái, yếu tố, v.v của sự vật Ví dụ, chất của đồng chỉ bộc lộ ra khiđồng tác động qua lại với nhiệt độ, khơng khí, điện, v v... Chất của một người được bộc lộ ra qua quan hệ của người đó với những người khác và qua công việc mà người đó làm. v.v.

- Trong một tập thể nhất định nếu phương thức liên kết giữa các cá nhân biến đổi thì tập thể đó có thể trở nên vững mạnh, hoặc sẽ trở thành yếu kém, nghĩa là chất của tập thể biến đổi.

Từ đó có thể thấy sự thay đổi về chất của sự vật phụ thuộc cả vào sự thay đổi các yếu tố cấu thành sự vật lẫn sự thay đổi phương thức liên kết giữa các yếu tố ấy.

<i>5.1.2. Khái niệm lượng.</i>

Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính qui định vốn có của sự vật về mặt số lượng, qui mơ, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triễn cũng như các thuộc tỉnh của sự vật.

+ Lượng của sự vật biểu thị kích thước dài hay ngắn, số lượng nhiều hay ít, qui mơ to hay nhỏ, trình độ cao hay thấp, nhịp điệu nhanh hay chậm…

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Lượng tồn tại cùng với chất của sự vật và cũng có tính khach quan như chất của sự vật.

Sự phân biệt giữa chất và lượng của sự vật chỉ mang tính tương đối. Có những tính qui định trong mối quan hệ này là chất nhưng trong mối quan hệ khác lại là lượng và ngược lại.

<i>Ví dụ: Số lượng sinh viên học giỏi nhất định của một lớp sẽ nói lên chất lượng học tập</i>

của lớp đó. Điều này có nghĩa là dù số lượng cụ thể qui định thuần tuý về lượng, song số lượng ấy cũng có tính qui định về chất của sự vật.

<i><b>5.2. Mối quan hệ giữa sự thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất.</b></i>

<i>5.2.1. Những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất.</i>

- Bất kỳ sự vật hay hiện tượng nào cũng là sự thống nhất giữa mặt chất và lượng. Chúng tác động qua lại lẫn nhau. Trong sự vật, qui định về lượng khơng bao giờ tồn tại, nếu khơng có tính qui định về chất và ngược lại.

- Sự thay đổi về lượng và về chất của sự vật diễn ra cùng với sự vận động và phát triển của sự vật. Sự thay đồi về lượng của sự vật có ảnh hưởng tới sự thay đổi về chất của nó và ngược lại, sự thay đổi về chất của sự vật tương ứng với sự thay đổi về lượngcủa nó. Sự thay đổi về lượng có thể chưa làm thay đổi ngay lập tức sự thay đổi về chấtcủa sự vật. Ở một giới hạn nhất định, lượng của sự vật thay đổi, nhưng chất của sự vậtchưa thay đổi cơ bản (hồn tồn). Trong giới hạn đó gọi là “Độ”.

<i>* Khái niệm “độ”: Độ là phạm trù triết học dùng để chỉ khoảng giới hạn trong đó sự </i>

thay đổi về lượng của sự vật chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật.

<b>Ví dụ: Trong điều kiện áp xuất bình thường của khơng khí. Sự tăng hay giảm nhiệt độ</b>

trong khoảng giới hạn từ 0°C đến 100°C nước nguyên chất vẫn ở trạng thái lòng. Nếu nhiệt độ của nước đó giảm xuống tới 0° và duy trì nhiệt độ ở đó, nước thể lịng

chuyển thành thể rắn (hoặc) nếu từ 100°C trở lên, nước sẽ chuyển dần sang trạng thái hơi.

• Như vậy điểm giới hạn như 0°C và 100°C ở ví dụ trên gọi là điểm nút.

<i>* Khái niệm “điểm nút”: Điểm nút là phạm trù triết học dùng để chỉ điểm giới hạn mà</i>

tại đó sự thay đổi về lượng đã đủ làm thay đổi về chất của sự vật.

Sự tích luỹ đủ về lượng tại điểm nút sẽ tạo ra bước nhảy, chất mới ra đời.

<i>* Khái niệm “bước nhảy”: Bước nhảy là phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển </i>

hoá về chất của sự vật do sự thay đổi về lượng của sự vật trước đó gây nên.

• Như vậy, Sự phát triển của bất kỳ sự vật nào cũng bắt đầu từ sự tích luỹ về lượng trong độ nhất định cho tới điểm nút để thực hiện bước nhảy về chất.

<i><b>5.2.2. Những thay đổi về chất dẫn đến những thay đổi về lượng.</b></i>

Chất mới của sự vật ra đời sẽ tác động trở lại lượng của sự vật. Sự tác động ấy thể hiện: Chất mới có thể làm thay đổi kết cấu, qui mơ, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật.

<b>Ví dụ: Khi sinh viên vượt qua điểm nút là kỳ thi tốt nghiệp, tức cũng là thực hiện </b>

bước nhảy, sinh viên sẽ được nhận bằng cử nhân. Trình độ văn hố của sinh viên cao hơn trước và sẽ tạo điều kiện cho họ thay đổi kết cấu, qui mơ, trình độ tri thức, giúp họ tiến lên trình độ cao hơn.

Cũng như ở ví dụ ở trên, khi nước từ trạng thái lỏng sang trạng thải hơi, thì vận tốc của các phân từ nước nhanh hơn, thể tích của nước ở trạng thái hơi sẽ lớn hơn thể tíchcủa nó ở trạng thái lỏng với cùng một khối lượng, tính chất hồ tan một số chất tan của nó cũng sẽ khác đi...

Như vậy, khơng chỉ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất, mà những thay đổi về chất cũng đã dẫn đến những thay đổi về lượng.

=> Kết luận: Từ sự phân tích ở trên, có thể rút ra nội dung của qui luật chuyễn hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại như sau: Mọi sự

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

vật đều đều là sự thống nhất giữa mặt lượng và chất, sự thay đổi dần dần về lượng tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật thông qua bước nhảy; chất mới ra đời tác động trở lại sự thay đổi của lượng mới, lại có chất mới cao hơn... Q trình tácđộng đó diễn ra liên tục làm cho sự vật khơng ngừng biến đổi.

<i><b>Ví dụ về sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại dựa trên q </b></i>

trình học tập của một học sinh.

<i><b>Ví dụ: Quá trình học tập học sinh là quá trình dài, khó khăn, cần sự cố gắng khơng </b></i>

biết mệt mỏi, không ngừng nghỉ của bản thân mỗi học sinh.

Quy luật chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất thể hiện ở chỗ: học sinh tích lũy lượng (kiến thức) cho mình bằng việc nghe các thầy cô giảng trên lớp, làm bài tập ở nhà, đọc thêm sách tham khảo,... thành quả của q trình tích lũy đó được đánh giá qua những bài kiểm tra, những bài thi học kỳ và kỳ thi tốt nghiệp.

Khi đã tích lũy đủ lượng tri thức cần thiết, học sinh sẽ được chuyển sang một cấp học mới cao hơn. Như vậy, quá trình học tập, tích lũy kiến thức là độ, các bài kiểm tra, các kì thi là điểm nút và việc học sinh được sang một cấp học cao hơn là bước nhảy.Trong suốt 12 năm học, học sinh phải thực hiện nhiều bước nhảy khác nhau. Trước hết là bước nhảy để chuyển từ một học sinh trung học lên học sinh phổ thông và kỳ thi lên cấp 3 là điểm nút, đồng thời nó cũng là điểm khởi đầu mới trong việc tích lũy lượng mới (tri thức mới) để thực hiện một bước nhảy vô cùng quan trọng trong cuộc đời: vượt qua kì thi đại học để trở thành một sinh viên.

Sau khi thực hiện dược bước nhảy trên, chất mới trong mỗi người được hình thành và tác động trở lại lượng. Sự tác động đó thể hiện trong lối suy nghĩ cũng như cách hành động của mỗi sinh viên, đó là sự chín chắn, trưởng thành hơn so với một học sinh trung học hay một học sinh phổ thông.

Và tại đây, một quá trình tích lũy về lượng (tích lũy kiến thức) mới lại bắt đầu, quá trình này khác hẳn so với q trình tích lũy lượng ở bậc trung học hay phổ thơng trung học. Bởi đó khơng đơn thuần là việc lên giảng đường để tiếp thu bài giảng của thầy cô mà phần lớn là sự tự nghiên cứu, tìm tịi, tích lũy kiến thức, bên cạnh những kiến thức trong sách vở là những kiến thức xã hội từ các công việc làm thêm hoặc từ các hoạt động trong những câu lạc bộ.

Sau khi đã tích lũy được một lượng đầy đủ, các sinh viên sẽ thực hiện một bước nhảy mới, bước nhảy quan trọng nhất trong cuộc đời, đó là vượt qua kì thi tốt nghiệp để nhận được tấm bằng cử nhân và tìm được một công việc.

<i><b>* Ý nghĩa phương pháp luận</b></i>

<i>Thứ nhất, tất cả mọi sự vật đều có độ của nó, khi muốn đạt được những kết quả nhất </i>

định mà vẫn muốn giữ lại và củng cố chất cũ, thì chỉ thực hiện những thay đổi nằm trong phạm vi của độ.

<i>Thứ hai, muốn tạo ra một sự biến đổi về chất nào đó, phải có sự tích luỹ về lượng. </i>

Tuỳ thuộc vào từng sự vật, hiện tượng và hồn cảnh cụ thể mà sự tích luỹ này có thể nhanh chóng hoặc lâu dài. Cần tránh hai biểu hiện tư tưởng sai lầm: nóng vội, chủ quan, duy ý chí, muốn tạo nhanh sự biến đổi về chất mà chưa có sự tích luỹ đủ về lượng; hoặc bảo thủ, trì trệ, ngại đổi mới, coi sự phát triển chỉ là sự tăng lên đơn thuầnvề lượng mà không chủ động tạo ra sự biến đổi về chất khi có điều kiện phù hợp.

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

<i>Thứ ba, khơng chỉ có sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất mà cịn có sự </i>

biến đổi về chất dẫn đến sự biến đổi về lượng; cho nên, để đạt được những chỉ tiêu thích ứng về lượng, khơng phải chỉ thơng qua việc trực tiếp tác động vào mặt lượng làm thay đổi nó, mà cịn thơng qua cả sự tác động vào chất, thông qua việc làm thay đổi các mặt về chất. Chẳng hạn, để tăng khối lượng sản phẩm, không phải chỉ bằng cách tăng số lượng doanh nghiệp mà cịn có thể thay đổi trình độ cơng nghệ của doanh nghiệp hiện có.

<i>Thứ tư, khi tác động một cách tự giác vào quá trình biến đổi chất này thành chất kia, </i>

cần nghiên cứu và lựa chọn hình thức bước nhảy thích hợp nhất với điều kiện cụ thể.

<i><b>6. Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.</b></i>

<i>6.1. Phạm trù thực tiễn</i>

Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.

<i>- Các đặc trưng của thực tiễn</i>

Thực tiễn có 3 đặc trưng sau:

+ Là hoạt động vật chất cảm tính. Đó là những hoạt động mà con người phải dùng công cụ vật chất, lực lượng vật chất tác động vào đối tượng vật chất để làm thay đổi chúng.

+ Có tính lịch sử - xã hội. Nghĩa là hoạt động thực tiễn là hoạt động của con người, diễn ra trong xã hội với sự tham gia của đông đảo người, và trải qua những giai đoạn lịch sử nhất định.

+ Có tính mục đích – nhằm trực tiếp cải tạo tự nhiên và xã hội phục vụ con người.

<i>- Các hình thức cơ bản của thực tiễn</i>

+ Sản xuất vật chất. Đây là hình thức cơ bản, đầu tiên quan trọng nhất. Nó có sớm nhất và đóng vai trị quyết định các hình thức thực tiễn khác. Đó là những hoạt động sản xuất ra của cải vật chất như lương thực, quần áo, nhà cửa.

+ Hoạt động cải tạo xã hội – chính trị cũng như cải tạo các quan hệ xã hội. Chẳng hạn như đấu tranh giai cấp, đấu tranh cho hồ bình, dân chủ, tiến bộ xã hội. v.v...

+ Hoạt động thực nghiệm khoa học. Đây là một hình thức đặc biệt của thực tiễn. Nó được tiến hành trong những điều kiện mà con người chủ định tạo ra để nhận thức và cải tạo tự nhiên – xã hội phục vụ con người.

Ba hình thức cơ bản của thực tiễn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó hoạt động sản xuất vật chất đóng vai trị quan trọng nhất, quyết định đối với các hoạt động thực tiễn khác.

<i><b>6.2. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức</b></i>

* Thực tiễn đóng vai trị là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lý.

- Thực tiễn là cơ sở của nhận thức: Thực tiễn là cơ sở của nhận thức, bởi vì thơng qua và bằng hoạt động thực tiễn con người tác động vào sự vật làm cho sự vật bộc lộ thuộc tính, tính chất, quy luật. Trên cơ sở đó con người có hiểu biết về chúng. Nghĩa là thực tiễn cung cấp "vật liệu" cho nhận thức. Khơng có thực tiễn khơng thể có nhận thức.

<b>Ví dụ, chính đo đạc ruộng đất trong chế độ chiếm hữu nô lệ là cơ sở cho định lý </b>

Talét, Pitago ra đời.

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

- Thực tiễn là động lực của nhận thức, bởi vì, thực tiễn ln đặt ra nhu cầu, nhiệm vụ địi hỏi nhận thức phải trả lời. Chính thực tiễn là người đặt hàng cho nhận thức phải giải quyết. Trên cơ sở đó thúc đẩy nhận thức phát triển. Thực tiễn còn là nơi rèn luyệngiác quan con người; là cơ sở chế tạo cơng cụ, máy móc hỗ trợ con người nhận thức hiệu quả hơn. Ví dụ, kính thiên văn, hàn thử biểu, máy vi tính.v.v... đều được sản xuất, chế tạo trong sản xuất vật chất. Nhờ những cơng cụ, máy móc này mà con ngườinhận thức sự vật chính xác hơn, đúng đắn hơn. Trên cơ sở đó thúc đẩy nhận thức phát triển.

- Thực tiễn là mục đích của nhận thức: Những tri thức, kết quả của nhận thức chỉ có ý nghĩa đích thực khi được vận dụng vào thực tiễn phục vụ con người. Vì vậy, những trithức khoa học kết quả của nhận thức càng có ý nghĩa, có giá trị khi càng được nhiều người vận dụng vào thực tiễn.

- Thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan của chân lý. Bởi vì chỉ có thơng qua thực tiễn, con người mới "vật chất hoá" được tri thức, "hiện thực hoá" được tư tưởng. Thơng qua q trình đó, con người có thể khẳng định chân lý, bác bỏ sai lầm

+ Phải hiểu thực tiễn là tiêu chuẩn chân lý một cách biện chứng, nghĩa là nó vừa có tính tuyệt đối, vừa có tính tương đối.

+ Tính tuyệt đối thể hiện ở chỗ thực tiễn ở những giai đoạn lịch sử cụ thể là tiêu chuẩn khách quan duy nhất có thể khẳng định được chân lý, bác bỏ được sai lầm.+ Tính tương đối thể hiện ở chỗ, bản thân thực tiễn luôn vận động, biến đổi phát triển.Cho nên, khi thực tiễn thay đổi thì nhận thức cũng phải thay đổi cho phù hợp. Nghĩa là những tri thức đã đạt được trước đây hiện nay vẫn phải được kiểm nghiệm thông qua thực tiễn. Thực tiễn được xem xét trong không gian càng rộng, trong thời gian càng dài thì càng rõ đâu là chân lý, đâu là sai lầm.

* Từ trên, chúng ta rút ra quan điểm thực tiễn trong nhận thức. Quan điểm thực tiễn yêu cầu:

- Nhận thức sự vật phải gắn với nhu cầu thực tiễn của con người, phải xuất phát từ thực tiễn.

- Nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn, học phải gắn với hành.

- Phải chú trọng cơng tác tổng kết thực tiễn để bổ sung, hồn thiện phát triển lý luận.- Phải lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn kiểm tra sự đúng sai của lý luận. - Tránh tuyệt đối hoá thực tiễn và coi thường lý luận vì khi ấy sẽ rơi vào bệnh kinh nghiệm. Ngược lại cũng cần tránh tuyệt đối hoá lý luận và coi thường thực tiễn vì khi ấy sẽ rơi vào bệnh giáo điều.

<i><b>7. Quá trình nhận thức theo quan điểm duy vật biện chứng</b></i>

V.I.Lênin đã chỉ ra con đường biện chứng của nhận thức chân lý: "Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn – đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức thực tại khách quan".

Như vậy, nhận thức gồm 2 giai đoạn.

<b>* Trực quan sinh động (nhận thức cảm tính). Đây là giai đoạn đầu tiên nhận thức </b>

diễn ra dưới 3 hình thức: cảm giác, tri giác, biểu tượng.

<i>- Cảm giác là hình thức đầu tiên đơn giản nhất của nhận thức cảm tính, được nảy sinh </i>

do sự tác động trực tiếp của khách thể lên giác quan của con người.

<i>- Tri giác là tổng hợp của nhiều cảm giác về sự vật. Nó là kết quả tác động trực tiếp </i>

của sự vật đồng thời lên nhiều giác quan của con người.

<i>- Biểu tượng là hình ảnh về sự vật do tri giác đem lại nhưng được tái hiện lại nhờ trí </i>

nhớ. Khác với tri giác, biểu tượng là hình ảnh được tái hiện trong óc, khi sự vật khơngtrực tiếp tác động vào giác quan. Nhưng biểu tượng vẫn giống tri giác ở chỗ, nó vẫn chỉ là hình ảnh cảm tính về sự vật, tức là hình ảnh trực tiếp, bề ngoài của sự vật.

</div>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×