Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

skkn cấp tỉnh phương pháp nhớ nhanh 14 nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây mục 5 bài 3 công nghệ trồng trọt 10 bộ cánh diều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.41 KB, 16 trang )

<span class="text_page_counter">Trang 1</span><div class="page_container" data-page="1">

<b>1. MỞ ĐẦU1.1. Lí do chọn đề tài</b>

Trong chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể của nước ta đã được công bốtháng 7 năm 2018 chỉ rõ việc coi trọng và tăng cường hoạt động theo định hướnggiáo dục STEM (gọi tắt là hoạt động STEM) là một đổi mới căn bản của chươngtrình giáo dục phổ thơng mới. Giáo dục STEM là mơ hình dựa trên cách tiếp cậnliên môn, giúp HS áp dụng các kiến thức khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán họcvào giải quyết một số vấn đề thực tiễn trong bối cảnh cụ thể. Thông qua các hoạtđộng STEM, HS không những lĩnh hội được các kiến thức khoa học mà còn pháttriển được các năng lực cần thiết, phát triển tư duy sáng tạo, tư duy phê phán, khảnăng giải quyết vấn đề trong thực tiễn.

Là GV bộ mơn Cơng nghệ thuộc nhóm khoa học tự nhiên, một trong nhữngthành phần của giáo dục STEM, tôi đã thực hiện dạy học một số chủ đề. Có rấtnhiều phương pháp dạy học, để triển khai các chủ đề theo định hướng giáo dụcSTEM. Trong đó, dạy học theo dự án là phương pháp mà ở đó các hoạt động có thểtiến hành linh hoạt ngồi giờ lên lớp và vẫn đảm bảo các mục tiêu học tập nênđược lựa chọn để triển khai cho HS.

Xuất phát từ thực tiễn: Mục 5 - Bài 3 - SGK công nghệ trồng trọt 10 nói về 14ngun tố dinh dưỡng khống thiết yếu trong cây. Tuy nhiên, việc nhớ tên 14nguyên tố này rất khó khăn, đặc biệt với HS miền núi. Vậy làm cách nào để HSnhớ nhanh nhất, lâu nhất 14 nguyên tố này?

Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi tiến hành lựa chọn và áp dụng sáng kiến:

</div><span class="text_page_counter">Trang 2</span><div class="page_container" data-page="2">

<i><b>“Phương pháp nhớ nhanh 14 nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây(Mục 5 - Bài 3 - Công nghệ trồng trọt 10 bộ Cánh Diều)” với mong muốn góp</b></i>

phần nâng cao chất lượng dạy học trong giai đoạn đổi mới căn bản và toàn diệngiáo dục hiện nay.

<b>1.2. Mục đích nghiên cứu</b>

Giúp HS nhớ nhanh, nhớ lâu 14 nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu. Đồngthời đề xuất biện pháp giáo dục STEM cho HS thơng qua dự án học tập, góp phầnnâng cao chất lượng giáo dục nói chung; nâng cao hiệu quả dạy và học mơn Cơngnghệ nói riêng; phát triển năng lực của HS.

<b>1.3. Đối tượng nghiên cứu</b>

Đề tài nghiên cứu phương pháp nhớ nhanh 14 nguyên tố dinh dưỡng khoángthiết yếu trong mục 5 - Bài 3 - SGK Công nghệ trồng trọt 10 (Cánh Diều).

Đề tài được áp dụng với hai nhóm lớp, vào học kỳ 1 năm học 2023 - 2024 tạitrường THPT Bá Thước:

+ Nhóm lớp thực nghiệm: 10A4, 10A5.+ Nhóm lớp đối chứng: 10A7, 10A8.

<b>1.4. Phương pháp nghiên cứu</b>

Phương pháp nghiên cứu lí luận.Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm.Phương pháp thống kê toán học.

</div><span class="text_page_counter">Trang 3</span><div class="page_container" data-page="3">

<b>2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lí luận</b>

<i> 2.1.1. Khái niệm dạy học dự án</i>

DHDA là một hình thức dạy học, trong đó HS dưới sự điều khiển và giúp đỡcủa GV, thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết vàthực hành, tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu. Nhiệm vụ này được HS thực hiệnvới tính tự lực cao trong tồn bộ q trình học tập, từ việc xác định mục đích, lậpkế hoạch, đến việc thực hiện DA, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kếtquả thực hiện. Làm việc nhóm là hình thức làm việc cơ bản của DHDA.

<i>2.1.2. Quy trình dạy học theo dự án</i>

Các bước tổ chức hoạt động dạy học theo DHDA, xem bảng dưới đây:

<b>Bước 1:Chuẩn bị</b>

(Xây dựng ýtưởng, lựachọn chủ đề,xây dựng kếhoạch thựchiện dự án)

- Xây dựng bộ câu hỏi định hướnghợp với nội dung học và mục tiêucần đạt được.

- Thiết kế dự án: Xác định lĩnhvực thực tiễn ứng dụng nội dunghọc, đối tượng sử dụng, ý tưởng vàtên dự án.

- Thiết kế các nhiệm vụ sao cho HSphải giải quyết được bộ câu hỏi đãđịnh hướng.

- Chuẩn bị tài liệu hỗ trợ HS và dựkiến các điều kiện thực hiện dự ántrong thực tế

- Làm việc nhóm để xây dựngkế hoạch dự án: xác địnhnhững công việc cần làm, thờigian dự kiến, vật liệu, kinhphí, phương pháp tiến hành vàphân công cơng việc trongnhóm.

- Tìm các nguồn thông tin tincậy để chuẩn bị thực hiện dựán.

- Cùng GV thống nhất các tiêuchí đánh giá dự án.

<b>Bước 2:Thực hiện</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 4</span><div class="page_container" data-page="4">

mời cần thiết cho HS.

- Chuẩn bị cơ sở vật chất, tạođiều kiện cho HS thực hiện.

- Dự kiến sản phẩm các nhóm.

- Tiến hành thu thập, xử lýthông tin thu được và xây dựngsản phẩm. Liên hệ, tìm nguồngiúp đỡ. Thường xun thơngtin cho GV và các nhóm khác.

<b>Bước 3: Kếtthúc dự án.</b>

- Chuẩn bị cơ sở vật chất chobuổi báo cáo dự án.

- Theo dõi, đánh giá sản phẩm dựán của các nhóm.

- Tiến hành giới thiệu sản phẩm.- Tự đánh giá sản phẩm dự áncủa nhóm theo tiêu chí. Đánhgiá sản phẩm nhóm khác

<i> 2.1.3. Quy trình tổ chức DHDA theo định hướng giáo dục STEM cho HS</i>

<i><b>Bước 1: Chuẩn bị dự án.</b></i>

<b>Nêu ý tưởng: Một ý tưởng thường xuất phát từ một câu hỏi, một sự nghi ngờ.</b>

Vấn đề có thể mang tính lí thuyết hay tính thực tiễn. Với mỗi đề tài, cách đặt vấnđề tạo tình huống phải thực sự gây chú ý, tạo sự tò mò khoa học; phải giúp HS xácđịnh rõ ràng vấn đề mà HS phải giải quyết trong dự án.

GV nên lựa chọn các vấn đề phù hợp, vừa sức, khơng q phức tạp, có tínhthực tiễn; Nên có bộ câu hỏi định hướng để HS có thể hình dung được vấn đề cầngiải quyết. Xác định mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ, năng lực HS cần đạtđược sau khi thực hiện dự án.

<b>Xác định đối tượng, hình thức, tên dự án, các yếu tố STEM.</b>

Xác định đối tượng phù hợp với dự án. Xác định thời gian phù hợp gồm cảthời gian chuẩn bị, thời gian thực hiện. Mỗi dự án nên xây dựng thời gian thực hiệntrên lớp từ 60 đến 120 phút.

Hình thức tổ chức: có thể tổ chức trong giờ học chính khóa tại các phịngSTEM/phịng học của nhà trường hoặc tại các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp,các trường đào tạo nghề.

Xác định các yếu tố STEM liên quan: Khác với các dự án khác, dự án STEM

</div><span class="text_page_counter">Trang 5</span><div class="page_container" data-page="5">

còn thêm bước xác định các yếu tố STEM liên quan khi thực hiện dự án. GVhướng dẫn HS cần phân tích, làm rõ các thành phần S, T, E, M khi chuẩn bị dự án.

<b>Thiết kế tiến trình chi tiết dự án: Xác định ý tưởng; Mục tiêu; Xác định</b>

được quy trình, kĩ thuật để thực hiện dự án theo giáo dục STEM.

<b>Giới thiệu dự án, chuyển giao nhiệm vụ cho HS:</b>

+ GV gợi mở ý tưởng giới thiệu dự án tới HS.+ Chia nhóm, chuyển giao nhiệm vụ.

+ Định hướng HS tìm và sử dụng các nguyên vật liệu liên quan.+ Quy định cách thức thực hiện, tiêu chí đánh giá.

+ HS chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, dụng cụ… cần thiết để tổ chức thực hiệndự án; GV hỗ trợ HS khi cần thiết.

<i><b>Bước 2. Thực hiện dự án: Thường được thực hiện theo qui trình thiết kế kĩ</b></i>

thuật của giáo dục STEM. Giáo án tổ chức qua các hoạt động cơ bản như mụcI.4.1. Mỗi hoạt động chỉ rõ: Thời gian, hình thức thực hiện, mục đích, nội dung,sản phẩm dự kiến của HS và cách thức tổ chức hoạt động. Chuẩn bị CSVC, thiếtbị, tài liệu, kinh phí cần thiết. Nơi tiến hành cách bố trí. HS trong q trình thựchiện dự án phải luôn liên hệ, báo cáo kết quả thực hiên định kỳ với GV phụ tráchđể được tư vân, hỗ trợ kịp thời.

</div><span class="text_page_counter">Trang 6</span><div class="page_container" data-page="6">

<b>2.2. Thực trạng</b>

Việc nhớ nhanh, nhớ lâu 14 nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong bài3, mục 5, SGK Công nghệ trồng trọt 10 (Cánh Diều) là khơng hề đơn giản vì: Thứnhất, đây là những ngun tố ít có mối liên hệ logic, HS hầu như chỉ nhớ một cáchmáy móc. Thứ hai, chỉ có một số ít ngun tố được nhắc đến trong các bài sau, vìthế nên HS chỉ nhớ được một thời gian ngắn là quên ngay.

<i><b>Bảng 1. Khảo sát mức độ nhớ 14 nguyên tố dinh dưỡng khoáng của HS(nămhọc 2022 - 2023)</b></i>

<b>Số HS nhớ 1 - 4nguyên tố</b>

<b>Số HS nhớ 5 - 9nguyên tố</b>

<b>Số HS nhớ 10 - 14nguyên tố</b>

Sau tiếthọc

<b>Sau 2tuần</b>

Sau tiếthọc

<b>Sau 2tuần</b>

Sau tiếthọc

<b>Sau 2tuần</b>

<small>Số HS nhớ 1 - 4 nguyên tốSố HS nhớ 5 - 9 nguyên tốSố HS nhớ 10 - 14 nguyên tố</small>

</div><span class="text_page_counter">Trang 7</span><div class="page_container" data-page="7">

Từ bảng 1 và biểu đồ 1, có thể nhận xét như sau: Ngay sau tiết học, số HSnhớ được từ 1 - 4 nguyên tố chiếm tỉ lệ cao, số HS nhớ được từ 5 - 9 nguyên tốchiếm tỉ lệ thấp, chỉ có một HS nhớ được đầy đủ 14 nguyên tố.

Kết quả khảo sát sau hai tuần cho thấy: khơng cịn HS nào nhớ đầy đủ 14nguyên tố, số HS nhớ được 5 - 9 nguyên tố đã giảm đi rất nhiều, số HS nhớ được từ1 - 4 nguyên tố tăng lên. Điều này có thể được giải thích như sau: Số lượng nguyêntố từ 1 - 4 là rất ít, HS chỉ kể 1 nguyên tố cũng được thống kê, nên tỉ lệ HS nhómnày tăng mạnh. Ngược lại các nhóm khác số HS giảm, lí do số lượng nguyên tốnhiều hơn, phức tạp hơn.

Vậy câu hỏi đặt ra là: Làm cách nào để HS nhớ nhanh, nhớ lâu 14 nguyên tốdinh dưỡng khoáng một cách dễ dàng trong bối cảnh rất nhiều thông tin quan trọngkhác cần quan tâm?

<i><b>Dù vậy hiện nay chưa có tài liệu nào nghiên cứu “Phương pháp nhớ nhanh14 nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây”.</b></i>

<b>2.3. Giải pháp</b>

<i>2.3.1. Đối tượng</i>

Trong học kỳ 1 năm học 2023 - 2024, tôi lựa chọn 04 lớp tương đồng nhauvề sĩ số, lực học và các điều kiện khác bao gồm: 10A4, 10A5, 10A7, 10A8. Trongđó:

+ Lớp 10A4: Sĩ số: 42 là lớp thực nghiệm.+ Lớp 10A5: Sĩ số: 42 là lớp thực nghiệm.+ Lớp 10A7: Sĩ số: 42 là lớp đối chứng.+ Lớp 10A8: Sĩ số: 42 là lớp đối chứng.

</div><span class="text_page_counter">Trang 8</span><div class="page_container" data-page="8">

<b>Bước 1: Đối với lớp thực nghiệm, giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và đặt dự</b>

án cho 4 nhóm. Nội dung dự án như sau: “Em hãy dịch các chữ cái sau đây thànhmột câu có nghĩa: N, K, P, C, M, S, S và C, M, F, B, Z, C, N”.

Giáo viên có thể gợi ý một số yêu cầu như: câu dịch phải có nghĩa, hay, dễnhớ và nếu hài hước được thì càng tốt.

Giáo viên đặt dự án với HS cách một tuần, trước khi tiết PPCT có nội dungmục 5 - Bài 3 - SGK Công nghệ trồng trọt 10 (Cánh Diều).

<b>Bước 2: Học sinh theo nhóm được phân cơng thực hiện dự án.</b>

<i><b>Hình ảnh chụp từ Padlet(Sản phẩm của HS khi thực hiện dự án)</b></i>

<b>Bước 3: Báo cáo dự án.</b>

<b>Nhóm nguyên tố đại lượng: N, K, P, C, M, S, S</b>

</div><span class="text_page_counter">Trang 9</span><div class="page_container" data-page="9">

Nhóm 1 lớp 10A4 <sup>Sân Si Nó, Khơng Phải Chúng Mình</sup><sub>(S, Si, N, K, P, Ca, Mg)</sub>Nhóm 2 lớp 10A4 <sup>Nước Sơng Sâu Khơng Phải Chứng Minh</sup><sub>(N, S, Si, K, P, Ca, Mg)</sub>

<i>Nhóm 4 lớp 10A5 Khơng có đáp án.</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 10</span><div class="page_container" data-page="10">

<small>Phấn Khởi Chào Mừng Ngày Suôn Sẻ Cô Cần Người Mở Facebook Zalo</small>

Trường hợp 2: Ghép câu ở vế “nguyên tố đại lượng” với vế “nguyên tố vilượng” khơng được một câu hồn chỉnh. Giáo viên có thể yêu cầu HS làm mộttrong ba việc sau:

+ Nhớ một câu tâm đắc ở mỗi vế, đại diện cho nhóm “nguyên tố đại lượng”và nhóm “nguyên tố vi lượng”, mỗi từ tương ứng với một nguyên tố.

+ Sáng tạo một câu gồm 14 từ cho riêng mình, mỗi từ tương ứng với mộtnguyên tố.

+ GV gợi ý cho học sinh:

<i>2.3.3. Kết quả nghiên cứu</i>

Sau khi thực nghiệm, cho HS làm bài kiểm tra, thống kê số liệu cho kết quảnhư sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 11</span><div class="page_container" data-page="11">

<i><b>Bảng 2. Khảo sát mức độ nhớ 14 nguyên tố dinh dưỡng khoáng của HS</b></i>

<b>Số HS nhớ 1 - 4nguyên tố</b>

<b>Số HS nhớ 5 - 9nguyên tố</b>

<b>Số HS nhớ 10 - 14nguyên tố</b>

Sau tiếthọc

<b>Sau 2tuần</b>

Sau tiếthọc

<b>Sau 2tuần</b>

Sau tiếthọc

<b>Sau 2tuần</b>

<i><b>Biểu đồ 2: So sánh mức độ nhớ 14 nguyên tố dinh dưỡng khoáng sau khi học vàsau 2 tuần (Lớp thực nghiệm)</b></i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 12</span><div class="page_container" data-page="12">

<small>Sau tiết họcSau hai tuần0</small>

<small>Số HS nhớ 1 - 4 nguyên tốSố HS nhớ 5 - 9 nguyên tốSố HS nhớ 10 - 14 nguyên tố</small>

<i><b>Biểu đồ 3: So sánh mức độ nhớ 14 nguyên tố dinh dưỡng khoáng sau khi học vàsau 2 tuần (Lớp đối chứng)</b></i>

<small>Sau tiết họcSau hai tuần0</small>

<small>Số HS nhớ 1 - 4 nguyên tốSố HS nhớ 5 - 9 nguyên tốSố HS nhớ 10 - 14 nguyên tố</small>

Căn cứ vào bảng 2, biểu đồ 2 và biểu đồ 3 tôi rút ra nhận xét như sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 13</span><div class="page_container" data-page="13">

Đối với lớp đối chứng: Ngay sau tiết học, số HS nhớ được từ 1 - 4 nguyên tốchiếm tỉ lệ cao, số HS nhớ được từ 5 - 9 nguyên tố chiếm tỉ lệ thấp, không có HSnào nhớ được đầy đủ 14 nguyên tố. Kết quả khảo sát sau hai tuần cho thấy: khơngcịn HS nào nhớ đầy đủ 14 nguyên tố, số HS nhớ được 5 - 9 nguyên tố đã giảm đirất nhiều, số HS nhớ được 1 - 4 nguyên tố tăng lên. Điều này có thể được giải thíchnhư sau: Số lượng nguyên tố từ 1 - 4 là rất ít, HS chỉ kể 1 nguyên tố cũng đượcthống kê, nên tỉ lệ HS nhóm này tăng mạnh. Ngược lại các nhóm khác số HS giảm,lí do số lượng ngun tố nhiều hơn, phức tạp hơn. Kết quả này tương đồng với kếtquả khảo sát ở bảng 1 và biểu đồ 1.

Đối với lớp thực nghiệm: Ngay sau tiết học, số HS nhớ đầy đủ 14 nguyên tốchiếm tỉ lệ rất cao (66/84), số HS nhớ được 5 - 9 nguyên tố chiếm tỉ lệ thấp, đặcbiết khơng có HS thuộc nhóm nhớ được từ 1 - 4 nguyên tố. Điều này chứng tỏSKKN đã có hiệu quả cao. Kết quả khảo sát sau hai tuần cho thấy: Tỉ lệ HS nhớđược 10 - 14 nguyên tố có giảm, tỉ lệ HS thuộc nhóm nhớ 1 - 4 nguyên tố và nhớ 5- 9 ngun tố có tăng nhưng khơng đáng kể. Chứng tỏ SKKN vẫn phát huy tác

<i>dụng, nếu giáo viên liên hệ với các bài sau, yêu cầu HS nhắc lại câu “chìa khóa”</i>

thì SKKN cịn đạt hiệu quả cao hơn nữa.

<b>2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm</b>

Sau khi SKKN được hoàn thành, học kỳ 2 năm học 2023 - 2024 tôi quay trởlại dạy học mục 5 - Bài 3 - Công nghệ trồng trọt 10 (Cánh Diều) lớp 10A3. Với cácbước như sau:

+ Đây là lớp khơng nằm trong nhóm lớp thực nghiệm và đối chứng, có lựchọc và sĩ số tương đương với các nhóm lớp thực nghiệm và đối chứng.

+ Bước 1: Dạy học khơng áp dụng SKKN, sau đó khảo sát ở hai thời điểm:Ngay sau tiết học và sau 2 tuần.

+ Bước 2: Dạy học có áp dụng SKKN, sau đó khảo sát ở hai thời điểm: Ngaysau tiết học và sau 2 tuần.

Kết quả thu được như sau:

</div><span class="text_page_counter">Trang 14</span><div class="page_container" data-page="14">

<i><b>Bảng 3. Khảo sát mức độ nhớ 14 nguyên tố dinh dưỡng khoáng của HS lớp10A3 trước và sau khi áp dụng SKKN</b></i>

<b>Lớp 10A3</b>

<b>Số HS nhớ 1 - 4nguyên tố</b>

<b>Số HS nhớ 5 - 9nguyên tố</b>

<b>Số HS nhớ 10 - 14nguyên tố</b>

Sau tiếthọc

<b>Sau 2tuần</b>

Sau tiếthọc

<b>Sau 2tuần</b>

Sau tiếthọc

<b>Sau 2tuần</b>

<b>Trướckhi ápdụngSKKN</b>

<b>Sau khiáp dụng</b>

SKKN không những giúp HS ghi nhớ và khắc sâu 14 ngun tố dinh dưỡngkhống thiết yếu mà cịn là động lực để HS tìm ra những phương pháp học tập phùhợp nhất với mình.

</div><span class="text_page_counter">Trang 15</span><div class="page_container" data-page="15">

<b>3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ3.1. Kết luận</b>

SKKN được khảo sát trong năm học 2022 - 2023, nghiên cứu và áp dụngthành công trong năm học 2023 - 2024.

Nhớ nhanh và nhớ lâu 14 nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu là vấn đềnhỏ của mục 5 - Bài 3 - SGK Công nghệ trồng trọt 10 bộ Cánh Diều. Tuy nhiênSKKN đã góp phần giúp bản thân, đồng nghiệp tổ chức tiết học nhẹ nhàng, giúpHS tự tin hơn trong quá trình hình thành kiến thức mới, tự tin tìm ra phương pháphọc tập phù hợp với bản thân.

SKKN gồm những nội dung dễ thực hiện, có khả năng áp dụng rộng rãitrong dạy học ở các trường THPT. Tuy nhiên đây chỉ là một hình thức dạy học, hivọng trong thời gian tới, đồng nghiệp sẽ phát triển hơn nữa để SKKN hay hơn, hiệuquả hơn.

<b>3.2. Kiến nghị</b>

<i>3.2.1. Đối với GV môn Công nghệ trồng trọt</i>

</div><span class="text_page_counter">Trang 16</span><div class="page_container" data-page="16">

Tiếp tục triển khai dạy học theo dự án ở các bài khác trong SGK Công nghệtrồng trọt 10, phát huy tối đa kênh hình trong SGK, đồng thời GV ln tìm tịi vàđổi mới phương pháp giảng dạy sao cho thích hợp, hiệu quả.

Tích cực áp dụng SKKN vào dạy học, mặc dù đây là đơn vị kiến thức nhỏnhưng khá quan trọng, giúp học sinh nắm được những nguyên tố cần thiết cho cây,vai trò của các nguyên tố này, từ đó có định hướng hiệu quả trong trồng trọt, đặcbiệt là trồng trọt công nghệ cao.

<i>3.2.2. Đối với trường THPT</i>

Mong Hiệu trưởng nhà trường và tổ chuyên môn tạo điều kiện thuận lợi nhấtvề vật chất và tinh thần để GV môn Công nghệ trồng trọt thực hiện SKKN, đồngthời áp dụng biện pháp dạy học phù hợp, phát huy tính tích cực trong các dự án tiếptheo.

Tạo điều kiện tốt nhất về phịng học bộ mơn để HS có điều kiện thực hành,thí nghiệm, nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học.

<i>3.2.3. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo</i>

Tiếp tục quan tâm, động viên, chỉ đạo sâu sát và tạo mọi điều kiện tốt nhất đểnhững SKKN có chất lượng nhanh được áp dụng vào thực tiễn dạy học.

<b>XÁC NHẬN</b>

<b>CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ</b>

<i>Bá Thước, ngày 03 tháng 5 năm 2024</i>

Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệmnày là của mình viết, khơng sao chép nội

dung của người khác.

<b>NGƯỜI VIẾT</b>

<b>Hồng Minh Khơi</b>

</div>

×