Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Lịch sử kiến trúc phương Tây pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (701.29 KB, 59 trang )



  


Lịch sử kiến
trúc phương
Tây
























Lịch sử kiến trúc phương Tây
Bài 1 : KIẾN TRÚC AI CẬP CỔ ĐẠI

Chương I : CÁC ẢNH HƯỞNG TỰ NHIÊN & XÃ HỘI
1. Địa lý:
- Đầu mối giao thông quan trọng giữa Châu Á, Âu và Phi.
- Tập trung ở dải phù sa hẹp ven 2 bờ sông Nile. Đất đai màu mỡ → tập trung dân cư
đông. Toán học, thiên văn học ↑ (đo đạc ruộng sau mùa lũ lụt) → XD chính xác.
2. Khí hậu: nóng khô → không cần nhiều cửa sổ (mảng tường lớn trang trí), không
cần mái dốc để thoát nước nhanh, kiến trúc tồn tại gần như vĩnh cửu.
3. Vật liệu xây dựng:
- Nhiều đá: đá vôi trắng (ốp mặt KTT), sa thạch (mềm, đễ đục, làm lõi KTT), đá hoa
cương đỏ để trang trí, đá đen, thạch anh.
- Gỗ ít → ít dùng trong kiến trúc, làm hòm ướp xác.
- Bùn trộn lau sậy → làm mái bằng, vách, tường → tạo gờ Ai Cập (gorge l’Egypte)
4. Xã hội:
- Chiếm hữu nô lệ, pharaon ngự trị tuyệt đối nhờ đồng nhất thần qyền và vương
quyền. (pharaon đồng nhất với thần linh). Kiến trúc thô nặng, bí hiểm (khó gặp
pharaon). Khắc phục thiên nhiên → cúng bái → XD nhiều đền thờ.
- Giai cấp : pharaon → tăng lữ → thư lại (ghi chép trên giấy papyrus), quan lại, quý
tộc → nông dân công xã (do phải hợp sức làm nông nghiệp), thợ thủ công → nô lệ.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
5. Tôn giáo:
- Đa thần giáo: Ammon (Thần mặt trời), Osiris (Thần chết), Seth (Thần ác), Serapis
Thần bò), Hathor (Thần tình yêu).
- Người Ai Cập tin vào sự tồn tại vĩnh viễn của kiếp sau, coi kiếp sống hiện tại chỉ là
tạm thời. Ướp xác để sau này linh hồn K’a tái nhập vào → sống ở kiếp sau → Xây
lăng mộ bề vững lâu dài để bảo quản thân xác.
6. Kinh tế:
- Nông nghiệp ↑ → thiên văn và toán học ↑.

- Các nghề thủ công phục vụ pharaon và tăng lữ, quan lại ↑.
7. Lịch sử các thời kỳ kiến trúc:
+ Thời kỳ Cổ Vương quốc (3000-2000 TrCN): thủ đô Memphis, xuất hiện và
phát triển loại hình mastaba và kim tự tháp.
+ Thời kỳ Trung Vương quốc (2000-1600 TrCN): thủ đô Thebes, lăng mộ nhỏ
hơn thời Cổ Vương quốc, kết hợp mastaba và KTT, xuất hiện kiến trúc Pylon
(tháp môn).
+ Thời kỳ Tân Vương quốc (1600-1100 TCN): bắt đầu suy tàn, thủ đô Thebes,
kiến trúc chuyển thành địa mộ (hypogee) hay semi-hypogee.
+ Thời kỳ bị đô hộ (660 TCN-30 SCN): bị Hy Lạp rồi La Mã thống trị. Sau thời
kỳ này, Ai Cập chuyển thành một tỉnh của La Mã.
Chương II :
ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC
1. Cấu tạo:
+ Kết cấu tường dầm hay cột dầm chịu lực. Cột rất lớn và khoảng cách giữa các
cột nhỏ → gây cảm giác áp chế nặng nề, thần bí.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
+ Móng cạn → nhà lớn mà không cao.
+ Tường xây đá hoặc gạch. Xây không trùng mạch.
+ Mái lau sậy trộn bùn hoặc lợp dale đá. Xây vòm nôi → hành lang hẹp chạy dài.
2. Nghệ thuật kiến trúc:
+ Công trình có quy mô lớn, kích thước đồ sộ, cách bố trí tôn nghiêm chặt chẽ,
thần bí, nặng nề, có tính áp chế con người.
+ Phong cách kiến trúc liên tục thống nhất qua các thời kỳ thể hiện trong bố cục,
điêu khắc trang trí (do tự phát triển, không chịu nước khác thống trị)
+ Thể thức hóa:
- Gờ mái : gờ cong Ai Cập (gorge l’Egypte).
- Thức cột: thức bông sen (lotuforme), thức papyrus, thức hình chuông
(campaniforme), thức cây chà là (palmiforme), thức hathorique (4 mặt hình nữ
thần tình yêu), thức hỗn hợp (composite)

+ Trang trí có tính quy ước (hội họa và điêu khắc)
Chương III :
LOẠI HÌNH KIẾN TRÚC TIÊU BIỂU
1. Kiến trúc lăng mộ: có 3 loại là mastaba, pyramid và hypogee.
+ Mastaba: XD hướng B-N, chia 2 đường tách biệt người sống-người chết. Là
tiền thân của KTT. Có 4 thời kỳ phát triển :
- Thời kỳ 1: bắt chước ngôi nhà giả, có nhiều ô phòng, ô giữa để xác ướp, các
ô còn lại để đồ cúng tế. Khối nhà hình chữ nhật, chìm sâu xuống dưới đất, lợp
mái gỗ. Tường gạh dày xây có gân. Công trình tiêu biểu là Mastaba của Aha-
Sakkara.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
- Thời kỳ 2: có cầu thang từ hướng Bắc sâu xuống phòng để xác. Vách không
còn gân vạch, không còn bắc chước ngôi nhà giả, tường ngoài nghiêng 75
0
. Công
trình tiêu biểu là Mastaba tại Beit Khallaf.
- Thời kỳ 3: thêm đền cúng tế. Hầm mộ sâu hơn. Làm bằng đá vôi. Tiêu biểu
là Mastaba tại Gizeh.
- Thời kỳ 4: Đền thờ được trang trí chau chuốt hơn, hình thành 1 sảnh nhiều
cột. Có phòng đặt tượng người chết được xây kín chỉ chừa 1 của sổ tròn nhìn
thẳng vào tượng làm tăng không khí linh thiêng. Tiêu biểu là Mastaba tại
Sakkara.
+ Kim tự tháp (Pyramid) – Các kim tự tháp tiêu biểu
- Hiện Ai Cập còn khoảng 100 KTT. Gồm các kiểu KKT có bậc → KTT có 2
dốc → KTT có 1 dốc. Tượng trưng cho chùm tia sáng từ trời xuống. Người sáng
tạo ra KTT là tể tướng Imhotep.
- Các thành phần của KTT là: 1. Đền đón tiếp (từ bờ sông), 2. Đường dẫn từ
đền đón tiếp tới KTT, 3. Tường bao quanh toàn khu, 4. Đền cúng tế, 5. Đền tang
nghi 6. KTT (có phòng đặt mộ nằm trong lõi hay phía dưới KTT).
- Phương pháp thi công hiện vẫn chưa biết chính xác.

KTT tiêu biểu:
- KTT Zoser tại Sakkara (2778 TCN) có 6 bậc, đáy hình CN 105m x 123m.
Bọc đá vôi trắng, do Imhotep thiết kế. Có tường cao 9m bao quanh toàn khu rộng
545m x 278m. Là công trình đá lớn đầu tiên của thế giới.
- KTT tại Medum của vua Huni: ban đầu 7 bậc, sau sửa thành 8 bậc rồi lại lát
phẳng. Cạnh 146m, cao 90m, dốc 51
0
.
- KTT của Seneferu tại Dashur: Mặt nghiêng có 2 dốc, cạnh 188m, cao 97m.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
- Quần thể KTT tại Gizeh (2680-2565 TCN) là cụm KTT lớn và thú vị nhất.
Gồm 3 KTT lớn, 8 KTT nhỏ và 400 Mastaba. Gồm :
• KTT Khuphu (Cheops) cao 146 m, cạnh đáy 230 m, mặt nghiêng
50
0
52’.
• KTT Khaphra (Khephren) cao 143 m, cạnh đáy 215m, dốc 52
0
20.
• KTT Menkaura (Mykerinos) cao 66m, cạnh đáy 108m, dốc 51
0
.
• Nhân sư Sphinx.
- KTT của pharaon Mentuhotep III (2095 TCN) là đền tang nghi kết hợp hang
mộ sâu trong núi. Có hành lang cột bao bọc xung quanh đền.
+ Địa mộ (Hypogeé) phát triển từ thời Trung và Tân Vương quốc. Xây tại Thung
lũng các vì vua và Thung lũng các hoàng hậu gần Thebes. Cửa hang mộ là mặt
đứng đá dùng cột Tiền Doric. Mộ có dạng hang sâu, từ 100m-230m.
2. Kiến trúc tôn giáo: đền thờ, xây dọc sông hoặc đục trong núi.
+ Đền thờ 1 vị thần: tiêu biểu là quần thể tại Karnak gồm đền thờ thần Ammon,

thần Mon, thần Khons. MB hình chữ nhật theo 4 hướng Đ-T-N-B. Lối vào có
tượng nhân sư hai bên, cổng có hai pylon. Đền không cao mà kéo dài, cột to
nhưng sát nhau tạo nên sảnh nhiều cột. Ở giữa cao lên, hai bên thấp. Không có
cửa sổ, tách biệt với bên ngoài. Đền hang của Ramesses II được đục vào trong
núi.
+ Đền thờ Mặt trời
+ Đền tang nghi: theo dây chuyền sau: Đưa tang từ sông Nile

Đền tiếp nhận
ướp xác

Đưa xác theo một đường dài lợp vòm nôi

Đền tang nghi

Kim
tự tháp
3. Kiến trúc cung điện:
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
+ Cung tiếp tân: nơi ở của vua và hoàng gia.
+ Hành cung: xây ngoài tp để vua nghỉ khi đi săn hay đi chơi.
+ Cung miếu : để vua nghỉ tạm khi trông coi xây KTT.
4. Kiến trúc nhà ở
+ Nhà ở thị dân
+ Nhà ở kiểu doanh trại cho dân xây dựng KTT ở.
5. Kiến trúc cột kỷ niệm Obelisk (Timbi)



Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

Bài 2 : KIẾN TRÚC LƯỠNG HÀ –
BA TƯ CỔ ĐẠI


Chương I :
CÁC ẢNH HƯỞNG TỰ NHIÊN & XÃ HỘI
1. Địa lý
2. Khí hậu
3. Vật liệu xây dựng
4. Chế độ xã hội, giai cấp
5. Lịch sử các thời kỳ kiến trúc
Chương II :
ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC
1. Cấu tạo
2. Nghệ thuật kiến trúc
Chương III : LOẠI HÌNH KIẾN TRÚC TIÊU BIỂU
1. Cung điện
2. Thành trì
3. Kiến trúc tôn giáo
KIẾN TRÚC LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI KIẾN TRÚC BA TƯ CỔ ĐẠI
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
(Iraq ngày nay) (Iran ngày nay)
Chương I : CÁC ẢNH HƯỞNG TỰ NHIÊN & XÃ HỘI
1. Địa lý :
- Vùng Mesopotamia (Iraq) nằm giữa 2
sông Tigris và Euphrates.
- Địa hình ít núi non hiểm trở, không có
chướng ngại tự nhiên → chiến tranh liên
miên → kiến trúc luôn thay đổi
1. Địa lý :

- Ngày nay là nước Iran. Nằm kế bên và
cách với Mesopotamia bởi dãy núi thấp
Zargos.
-Là vùng cao nguyên cằn cỗi.
2. Khí hậu :
- Phương Nam rất nóng vào mùa hè.
Phương Bắc mùa đông rất lạnh.
- Ít mưa, hạn hán. Nhờ làm nhiều công trình
thủy lợi nên ít thiệt hại → hệ thống kênh
nhân tạo phát triển.
2. Khí hậu :
-Nóng khô → kiến trúc phải chống được
nóng.
3. Vật liệu xây dựng :
- Vùng đồng bằng cho đất sét xây dựng. Từ
đó có gạch sống, gạch nung, gạch men sứ,
ngoài ra còn vách đất trộn rơm.
- Vùng núi cho đá xây dựng ở xa CT.
- Vùng sông cho đá cuội xây dựng.
3. Vật liệu xây dựng :
- Có nhiều đất sét nên nhiều gạch, gạch
nung.
- Ít rừng, ít gỗ đá nhưng xâm lược các nước
lân cận để đem về.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
- Rừng gỗ khá hiếm, phải nhập từ Liban.
- Vật liệu kết dính : hồ vôi và bitum.
4. Chế độ xã hội, giai cấp :
- Cư dân LH có tài thiên văn, toán học,
không tin sâu sắc vào tôn giáo như Ai Cập.

Phát triển thờ cúng do hạn hán nhiều.
- XH có các giai cấp : nông dân công xã, nô
lệ, quý tộc quân phiệt, vua (tối cao, thay
mặt thần linh để cai trị).
- Đế quốc chỉ là liên minh quân sự của các
bộ tộc. Khá phồn vinh.
4. Chế độ xã hội, giai cấp :
- Phong kiến quân phiệt cầm quyền rất hiếu
chiến. Thường xuyên xâm lược để cướp
bóc. Bóc lột dân trong nước dã man để xây
dựng cung điện xa hoa.
5. Lịch sử các thời kỳ kiến trúc :
- Là nơi giao lưu nhiều tộc người: người
Hamite (tổ tiên người Ai Cập), người
Semite và người Sumer.
- Gồm 4 thời kỳ chính: thời kỳ Babylon,
thời kỳ Đế quốc Assyria, thời kỳ Tân
Babylon, thời kỳ Ba Tư. Có 3 nền văn
minh: VM Assyria, VM Babylon cũ và mới,
VM Ba Tư.
5. Lịch sử các thời kỳ kiến trúc :
Chia ra 2 thời kỳ:
- Thời kỳ vương triều Achaemenian, tức
vương triều Ba Tư thuần túy.
- Thời kỳ bị Hy Lạp, Macedonia đô hộ.
Chương II : ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC
1. Cấu tạo : 1. Cấu tạo :
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
- Tường dày chịu lực và cách nhiệt. Xây
tường gạch sống, ốp gạch nung bên ngoài.

- Nền yếu : dùng móng bè nhưng không đào
sâu. CT lớn dùng tấm đan đá. Không dùng
nhiều cột.
- Biết xây vòm nôi, bổ trụ. Kỹ thuật còn
kém.
Vì thế, CT có không gian hẹp dài, không
lớn.
- Tường dày xây gạch, ốp đá bên ngoài. (Đá
thường dành cho các thành phần quan
trọng).
- Dùng nhiều cột, làm bằng đá.
- Mái bằng với hệ dầm gỗ, trên lát đất sét
trộn cỏ. Mái vòm xây với KT cao hơn LH:
vòm nôi và vòm bán cầu đỡ bởi các vòm
buồm trên MB vuông, vòm bán cầu có lỗ
như tổ ong (vòm tổ ong).
2. Nghệ thuật kiến trúc :
- Nổi bật là cung điện, đền đài (ziggurat).
Đền đài còn là nơi sinh hoạt CC.
- Các mảng tường lớn có các rãnh đứng tạo
bóng đổ. Trang trí cả bên trong lẫn bên
ngoài. Bên ngoài ốp gạch nung, có khi sơn
màu. Bên trong trang trí phù điêu có sơn
màu và tượng tròn. Tượng tròn súc vật, nổi
tiếng là tượng sư tử đầu người 5 chân. Cửa
sổ ít, đặt trên cao.
2. Nghệ thuật kiến trúc :
- Sử dụng nhiều cột tạo ra các phòng vuông
(Sảnh Trăm cột tại Persepolis). Cột mảnh,
bước cột 5-6 d. Đầu cột chiếm 1/3 thân,

trang trí bằng tượng 2 đầu ngựa hoặc 2 đầu
bò với các đai kim loại.
- Trang trí phong phú, điêu khắcđẹp, màu
sắc rực rỡ. Đặc sắc nhất là sử dụng lan can
đá có chạm nổi.
Chương III : CÁC LOẠI HÌNH KIẾN TRÚC TIÊU BIỂU

1. Cung điện:
1. Thời kỳ đầu : Vương triều Achaemenide
-Cung và mộ phần của Cyrus Đại đế ở
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
-Xây gạch ốp đá.
-Phòng hẹp dài (kỹ thuật xây cuốn vòm ít
↑).
-Mái lợp gạch kg nung.
-MB gồm các khối HCN, kết hợp các sân
trong.
-Nền tôn cao tránh ẩm. 4 góc thành xoay
theo 4 hướng Đ-T-N-B.
-Cung điện xây vắt qua thành để đối phó
trong ngoài (cai trị hà khắc nên đễ nội loạn),
gồm 3 phần: phần triều kiến, phần cho vua
và phi tần, phần cho lính, phục vụ, kho
tàng.
Tiêu biểu:
- Cung điện Sargon II (722-705 TrCN): 10
ha (305x234m). Nền cao 14m, 300 phòng,
30 sân và 1 Ziggurat. MĐ chính đồ sộ, phân
vị đứng, đỉnh tường hình răng cưa.
- Cung Goudea tại Lagash (2340 TrCN):

50mx53m,
2. Thành trì : mẫu mực cho thời Trung cổ ở
Châu Âu (chiến tranh nhiều)
- Thành Babylon (605-563 TrCN). Thịnh
nhất vào thời Hammurabi và
Nabuchodonosor. Trong thành có Vườn
Parsagadae, phản ánh kiến trúc du mục của
các bộ lạc thời kỳ đầu. (550 TrCN) Mộ có 6
bậc, hình dáng như 1 ngôi đền.
-Thành Susa với Cung vua Darius I. Trang
trí xa hoa với vật liệu và nhân lực tập hợp từ
nhiều nơi.
-Mộ vua Darius đục trong đá.
-Thành Persepolis (518-486 TrCN) với cung
điện của các vua Darius, Xerses và
Artaxerses. : MB hcn 500x300m, cao 17 m.
Tp chính: Điện triều kiến 83x83m, tường
dày 6m, có 36 cột, phòng Ngai vua tức Sảnh
Trăm cột 75mx75m, cột 12m.
2. Thời kỳ Seleucia, Parthia và Sassanian :
(chịu ảnh hưởng Hy-La)
- Điện Feruz-Abad tại phía Nam Persepolis.
(250 SCN.) MB có 3 vòm bán cầu.
- Điện Sarvistan (Sassanian): phía trước có 3
vòm nôi. Ở giữa là 1 vòm tổ ong đặt trên các
vòm buồm nằm trên cột, MB hình vuông.
- Điện Ctesiphon (TK IV S.CN): MĐ chính
có 1 vòm nôi lớn.

Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

treo Babylon nổi tiếng. Tháp Babel cũng tại
thành Babylon. Các cửa thành trang trí lộng
lẫy, ốp gạch lưu ly, khảm hình động thực
vật.
- Vườn treo Babylon (thuộc 7 kỳ quan thế
giới cổ đại). MB 246x246m, cao 77m, có 5
bậc giật cấp, có hệ thống bơm nước trồng
cây.
- Thành Khorsabad.
- Thành Sinjerli (TK III TrCN) MB hình
oval, trên 1 đồi cao, có nhiều dãy tường
ngăn thành các cụm phòng thủ.
3.Đền thờ : (Ziggurat)
-Thời kỳ đầu là Ziggurat xây trên 1 bậc nền
(3500-3000 TrCN) vách nền có sọc tạo
bóng, tiêu biểu là Ziggurat Trắng ở Warka.
-Cuối thiên niên kỷ thứ ba TrCN: Ziggurat
có hai hay nhiều bậc, MB hình cn, cầu
thang có 3 vế, 4 góc hướng về 4 hướng địa
dư, vách có sọc nhưng bớt nghiêng (kỹ
thuật xd ↑)
-Thiên niên kỷ thứ 2 TrCN. Ziggurat có MB
vuông, vách thẳng đứng, tỷ lệ các bậc cao
hơn.
-Thời Assyria, ziggurat có MB vuông 7 bậc
chạy xoắn ốc.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
-Thời Tân Babylon, ziggurat có 7 bậc, trên
đặc đền thờ.
+Đặc biệt đền thờ hình oval: đền tại

Khafaje (thiên niên kỷ thứ 3 TrCN.) MB
oval có 3 bậc gồm sân trong, nơi ở tăng lữ,
nơi làm việc, kho tàng…



Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Bài 3 : KIẾN TRÚC HY LẠP CỔ ĐẠI

Chương I :
CÁC ẢNH HƯỞNG TỰ NHIÊN & XÃ HỘI
1.
Địa lý:
-Nằm trên bờ ĐTH (giữa biển Adriatic và biển Aegea), gồm Hy Lạp, Nam bán đảo
Balkan, Tiểu Á, một phần Italia, Pháp, TBN và Ai Cập. Trung tâm là Hy Lạp và
đảo Crete. → tiếp thu VM Ai Cập, Lưỡng Hà, Ba Tư. Gồm tập hợp nhiều thành
bang (do địa hình chia cắt), nổi bật là Athens và Sparta.
-Bờ biển quanh co, xen lẫn những núi đá. → Chia Hy lạp ra nhiều thành bang.
Phong cảnh tuyệt đẹp, ánh nắng rực rỡ.
-Ít đất nông nghiệp, nhiều biển → phát triển thương mại đường biển → tiếp thu
thành tựu văn minh.
2.
Khí hậu:
-Ôn đới và bán nhiệt đới ĐTH, ấm áp dễ chịu → con người gắn bó thiên nhiên, ưa
sinh hoạt công cộng ngoài trời như thờ cúng, hội họp, diễn thuyết, diễn kịch, thi
đấu thể thao … → xuất hiện thể loại nhà hát ngoài trời, hành lang trống portic, sân
vận động ngoài trời v.v.
3.
Xã hội:
-XH chiếm hữu nô lệ: thành Athens là chế độ dân chủ chủ nô, thành Sparta là chế

độ cộng hòa quý tộc. Không có vua và đặc quyền. Là nền tảng dân chủ cho xã hội
thế giới hiện đại.
4.
Tôn giáo:
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
-Đa thần giáo: Zeus-Jupiter (thần tối cao), Hera-Junon (vợ Zeus), Apollo (thần
pháp luật, nghệ thuật), Athena-Minerva (thần kiến thức), Poseidon-Neptune (thần
biển), Dionisos-Bacchus (thần rượu), Artemis-Diana (thần săn bắn), Hermes-
Mercury (thần đưa tin), Aphrodite-Venus (thần sắc đẹp), Hephaitos-Vulcano (thần
thợ rèn), Ares-Mars (thần chiến tranh), … thần thoại HL phát triển đạt đỉnh cao về
nghệ thuật.
-Tăng lữ Hy Lạp không có đặc quyền.
5. Nghệ thuật:
Ban đầu chịu ảnh hưởng nghệ thuật Ai Cập. Về sau phát triển rực rỡ với những đặc
trưng riêng. Là nền tảng phát triển của nghệ thuật Châu Âu và thế giới.
-Điêu khắc sáng tạo tự do dựa trên nghiên cứu tự nhiên. Nghệ sĩ nổi tiếng:
Pythagoras, Miron (tượng người ném đĩa) và nhất là Phidias với việc trang trí đền
Parthenon Athena.
-Văn học: thần thoại, anh hùng ca, thơ ca như Iliad và Odyssey (Homer), Eschyle
với Quân Ba Tư, Promete bị xiềng…, Euripide với Mede, Sophocle với Oeudipe
làm vua …
-Triết học: đặt nền móng cho triết học Duy vật và Duy tâm Châu Âu: Heraclite
(Duy vật), Socrates (Duy tâm)
6. Lịch sử các giai đoạn kiến trúc:
a. Thời kỳ Tiền Hy Lạp (thời kỳ Homer, tk Pre-Hellenic 3000 – 1100 TrCN.):
Từ 3000 TrCN. phát triển tại đảo Crete, chiến tranh với Tiểu Á (thành Troy)
tới 1600-1400 TrCN là tuyệt đỉnh. Gồm 3 giai đoạn Aegea, Creta và Mycenae.
Sau đó bị xâm lược và suy thoái.
b. Thời kỳ Hy Lạp Chính thống (650-30 TrCN):
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

-Bành trướng quanh Tiểu Á. Chiến tranh Hy Lạp-Ba Tư (trận Marathon,
Salamis, Platea), Ba Tư thất trận. → xây nhiều công trình kỷ niệm.
-Pericles trị vì Athens (444-429 TrCN), nghệ thuật đạt đỉnh cao với Phidias
và đền Parthenon.
-Chiến tranh Athens-Sparta (431-404 TrCN)→ đất nướv kiệt quệ → bị
Alexander Đại đế xứ Macedonia thống nhất.
-Macedonia suy tàn, Hy Lạp bị La Mã thôn tính. (301 TrCN).
*Các giai đoạn của thời Hy Lạp Chính thống: giai đoạn Viễn cổ Archaic (tk
8-6 TrCN), giai đoạn Hy Lạp Cổ điển Hellenic (tk 5-4 TrCN), giai đoạn Hy Lạp
hóa Hellenistic (tk 3-1 TrCN) bị Macedonia xâm lược.
Chương II : THỜI KỲ TIỀN HY LẠP
1. Đặc điểm kiến trúc:
+Giai đoạn Aegea: đến nay hầu như không còn dấu tích.
+Giai đoạn Creta và Mycenea: hiện còn dấu tích cung điện với đđ :
-Xây cất có chiều sâu, có lầu và cầu thang.
-Mái bằng, các phòng liên kết dễ dàng với nhau qua những sân trong và
giếng trời.
-Có hệ thống kênh cấp thoát nước.
-Nhiều trang trí bằng sơn, cửa cung điện đều 2 cánh → tráng lệ, sang trọng.
-Cột-kèo gỗ, lanh tô gỗ hay đá lớn không gọt đẽo. Tường dày.
2. Công trình kiến trúc tiêu biểu:
+ Giai đoạn Creta:
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
-Cung vua Minos ở Knossos (3000-1890 TrCN): kích thước khoảng
130mx130m, gồm nhiều ct xây liền nhau quanh sân trong. CT từ 1-2 tầng, có
khu vệ sinh, nhà tắm, ống dẫn nước đất nung.
-Cung Phaestos, nhỏ hơn cung Knossos.
+ Giai đoạn Mycenea:
-Thành Tiryns (1300 TrCN): xây trên núi, tường dày 13m-19m. Có cung tiếp
khách và nơi triều kiến, sân trong lớn, kho, khu tắm, vệ sinh, các terrace và nơi

trú ngụ khi có giao tranh.
-Cổng Sư tử (1325 TrCN): có lanh tô nhịp 3,5m, cao 1m, dày 2,5m, phía
trên có một cuốn giả trang trí 2 con sư tử đá và một cột đá kiểu Mycenea.
-Kho báu của Atreus hay Lăng của Agamenon ở Mycenea (1325 TrCN):
gồm 1 vòm đá xây bằng 34 vòng đá rất đẹp. Chiều cao 16m, đường kính 14,5m.
Chương III :
THỜI KỲ HY LẠP CHÍNH THỐNG
1. Đặc điểm kiến trúc:
+ Xuất hiện các loại hình kiến trúc công cộng như quảng trường tôn giáo
Acropolis (xây ở nơi cao nhất tp, vừa mang chức năng tôn giáo, vừa là nơi sinh
hoạt CC), quảng trường thương mại Agora (là nơ trao đổi thương mại và sinh
hoạt CC), đền thờ, nhà hát, kịch trường, phòng nghị sự, sân vận động …
+ Xử lý hình thức bên ngoài đạt trình độ nghệ thuật cao:
-Phân vị đường nét, gờ chỉ hài hòa duyên dáng.
-Vận dụng biện pháp hiệu chỉnh thị sai, sử dụng nhuần nhuyễn màu sắc,
sáng tối.
+ Sử dụng các thức cột Doric, Ionic, Corinthien, Cariathide
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
-Thức Doric: thường bằng cẩm thạch vàng, dáng thấp, khỏe, vững chãi,
không có đế cột. Tượng trưng cho vẻ đẹp đàn ông.
-Thức Ionic: thường bằng cẩm thạch trắng, dáng thanh thoát, mảnh dẻ, nhiều
chi tiết trang trí, đặt trên đế cột. Tượng trưng cho vẻ đẹp phụ nữ.
-Thức Corinthien: mảnh mai như Ionic nhưng trang trí nhiều hơn bằng hình
ảnh thực vật hoa lá cách điệu (lấy ý tưởng từ hình ảnh vòng hoa trên mộ người
yêu).
-Thức Cariatride: hình cô gái dâng hoa.
+Kiến tạo:
-Dùng hệ dầm, tường, cột với tường cột đá, vì kèo gỗ, ngói đá. (do có nhiều
đá). Kết cấu này bắt nguồn từ kết cấu gỗ truyền thống.
2.

Loại hình kiến trúc tiêu biểu:
a.Đền thờ : quần thể Acropolis tại Athens với Đền Parthenon, Đền Nike, Đền
Erechtheion, thức Doric có Đền thờ thần Zeus tại Olympia, Đền Theseion tại
Athens, Đền Poseidon tại Paestum, Đền Aphdia tại Aegina, thức Ionic có Đền
Artemis tại Ephesus, Đền Athena Polias ở Priene … Là nơi sinh hoạt công cộng
ngoài chức năng thờ cúng.
+Có tam cấp bao quanh. MĐ chính quay về hướng Đông → mặt trời chiếu
sâu vào trong bàn thờ.
+Thường xây ở Acropolis.
+Gồm: pronaos (hiên), naos (chính điện), opisthodomos (kho chứa đồ thờ).
+Chia ra 5 loại: loại có 2-4 cột giữa 2 vách, loại có hàng cột phía trước, loại
có 1 hàng cột xung quanh, loại có 2 hàng cột xung quanh và loại có MB hình
tròn.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
+Công trình tiêu biểu: Quần thể Acropolis tại Athens, gồm:
-Đền Parthenon (447-432 TrCN) do điêu khắc gia Phidias thực hiện
trang trí, MB 30,98x69,54m. Mặt tiền 8 cột, mặt bên 17 cột, dùng thức
Doric. Bên trong có tượng thần Athena khảm vàng, ngà voi và đá quý.
-Đền Nike: (427 TrCN) MB 5,5mx8,3m. Mặt tiền có 4 cột, dùng thức
Ionic. Là đền thờ Thần Chiến thắng, bên trong có tượng nữ thần Chiến
thắng rất đẹp.
-Đền Erechtheion: (421-405 TrCN) MB tự do, có dùng cửa sổ, có
khán đài hành lễ, dùng thức cột Cariathide.
-Ngoài ra còn có Propylae (cổng vào), nhà hát Dionysos và Odelon
(nhà hòa nhạc)
b. Kịch trường (theatre):
+Vừa là nơi giải trí vừ là nơi thực hiện nghi lễ tôi giáo.
+Xây lộ thiên và dựa vào sườn núi đồi để giảm khối lượng xây dựng.
+Thành phần:
-Phần khán đài: gồm các dãy ngồi phía trên, đường đi ngang, các dãy

ngồi phía dưới.
-Phần biểu diễn: gồm phần phục vụ diễn và phần sân diễn. Sân diễn
ngoài trời, hình tròn và không có mái che. Ịch sĩ dùng mặt nạ để biểu lộ
cảm xúc.
+Hình dáng: hình rẽ quạt, khán đài chiếm hơn ½ vòng tròn, diễn viên, khán
giả và thiên nhiên hòa hợp với nhau.
+Công trình tiêu biểu:
-Kịch trường Epidaures, có đường kính nhà hát là 56m.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
c. Công trình hành chính-Nghị trường: gồm 3 loại
+Ecclesiasterion: phòng họp rộng, là nơi diễn ra bầu cử. Là một phòng lớn
có nhiều cột, MB hình chữ nhật.
+Bouleuterion: nơi họp của những người trúng cử.
+Pnyx: nơi họp cho công chúng và người trúng cử. Là những bậc cấp xây
theo sườn đồi, sức chứa lên tới 18.000 người. Bán kính 120m, diễn đàn
10mx10m.
d. Công trình thể dục thể thao:
+Stadium (sân vận động): có đường chạy và khán đài (thi điền kinh như
chạy, phóng lao, ném đĩa). Khán đài thường có hình móng ngựa dài. Tiêu biểu
là Stadium Olimpia dài 180m.
+Hippodrome: trường đua ngựa, dài hơn stadium.
+Palestra: trường dạy võ.
+Gymnasium: trường dạy thể dục thể thao.
e. Nhà ở và cung điện:
+Cung điện thời này ít được chú ý do thể chế dân chủ. Người Hy Lạp chủ
yếu sinh hoạt tại nơi công cộng và các đền đài nên nhà ở không to lớn.
+MB nhà ở theo kiểu các phòng tập trung quanh một sân trong, có thể có hai
tầng.





Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Bài 4 : KIẾN TRÚC LA MÃ CỔ ĐẠI

Chương I : CÁC ẢNH HƯỞNG TỰ NHIÊN & XÃ HỘI
1. Địa lý:
-Là bán đảo tại trung tâm Địa Trung Hải (nước Ý ngày nay).
-Bờ biển thẳng, ít bị chia cắt bởi các vịnh, phong cảnh trữ tình. → dễ
dàng giao lưu thông thương → dễ thống nhất đất nước → hùng mạnh.
-Phía Bắc là đồng bằng, miền Trung đất đai trù phú, miền Nam nhiều
núi, cằn cỗi.
-Khi mở rộng tối đa: Nam Âu, bán đảo Tây – Bồ, một phần nước Anh,
Scandinavia, một phần Pháp và Đức, Tây Á, Bắc Phi.
2. Khí hậu:
-Phía Bắc là khí hậu ôn đới kiểu Châu Âu, miền Trung ấm áp, miền
Nam nóng nực, nói chung là khí hậu ôn đới ĐTH.
3.
VLXD:
-Có nhiều mỏ kim loại.
-Nhiều đá thiên nhiên dễ khai thác gia công như : cẩm thạch, đá vôi.
-Nhiều đất sét làm gạch sống và gạch nung (khác HL) → LM xây gạch,
ốp đá bên ngoài → số lượng và quy mô công trình tăng nhiều so với HL.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
-Dùng puzolan trong tro núi lửa trộn cát để làm bê tông puzolan → đúc
được những mái vòm cao rộng.
4. Tôn giáo:
-Ban đầu cũng là đa thần giáo như HL (thâu nhập VH Hy Lạp).
-Về sau xuất hiện Thiên Chúa giáo như một sự giải thoát tinh thần của
nô lệ chống lại sự nô dịch của LM. → bách hại đạo (Neron). Dần dần

Thiên Chúa giáo được Lã Mã chấp nhận và thành quốc đạo thời Hoàng
đế Constantine.
5. Xã hội-Lịch sử:
Chia thành 3 giai cấp chính: quý tộc LM, bình dân, nô lệ.
Lịch sử:
-Thời kỳ Etruria: Roma do Romulus thành lập (giai thoại về sói
thần). Chính quyền chuyên chế có vua (được đề cử). Vua nắm quyền cai
trị nhưng không cần đặc quyền mà chỉ vì quyền lợi chung.
-Thời kỳ Cộng hòa chiếm hữu nô lệ: do sự đấu tranh của bình
dân, cũng nhờ áp dụng thành tựu HL, chế độ cộng hòa được thành lập,
quyền hành trong tay Viện Nguyên lão. VNL đề cử hai Chấp chính quan
(Consul) lãnh đạo đất nước.
-Thời kỳ đế quốc La Mã:
+Năm 47 TCN, Julius Ceasar (consul) đánh bại Pompei (consul),
thủ tiêu nền công hòa và thành lập nền độc tài do Hoàng đế nắm quyền.
Củng cố phát triển đế quốc LM.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
+Đế quốc LM đạt độ cực thịnh, mở rộng lãnh thổ, giao thương với
Ấn Độ, TQ… Roma và các đô thị của đế chế được xd xa hoa lộng lẫy.
Các thành phố của đế chế LM thường có khải hoàn môn, đấu trường,
cung điện, cầu dẫn nước…
+Sau khi Thiên Chúa giáo được Roma chấp nhận, các hoàng đế
cải đạo Thiên Chúa, tới tk 4 SCN phân chia thành Đông La Mã
(Byzantium) và Tây La Mã (đóng tại Roma).
+Tk 5 SCN, Tây La Mã suy tàn, Roma bị rợ Goth từ miền Bắc
tràn xuống cướp phá hủy diệt (rợ German bị người Hung nô xua đuổi).
Đông La Mã (Constantinopolis) phát triển rực rỡ (theo Chính thống
giáo) ảnh hưởng tới Nga và Thổ Nhĩ Kỳ sau này. Tới tk 13 Đông LM bị
hủy diệt.
6. Các giai đoạn kiến trúc:

a. Thời kỳ Văn ming Etruria (tk 8-5 TCN):
+Quy hoạch theo hình học, đường xá ngay thẳng, có HT thoát
nước.
+XD nhiều lăng mộ đá hoặc đục trong núi.
+Đền thờ có MB gần vuông, có 3 gian bằng gỗ và gạch đất nung.
Phần hiên trước chiếm hơn ½. Tường hậu và tường hông xây đặc.
+Xuất hiện thức cột Toscan.
b. Thời kỳ Cộng hòa La Mã (Tk 5 TCN-30 SCN):
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
+Tới giữa tk 2 TCN đã chinh phục xong Hy Lạp → áp dụng thành
tựu văn hóa HL. Đổi dần VLXD từ gạch mộc, đá thô sang bê tông, đá
cẩm thạch, hoa cương.
+XD các công trình quốc phòng, cầu cống kho tàng, đường xá.
+Thành phố có hạt nhân là quảng trường (forum), xung quanh là
các công trình hành chính, văn hóa (basilica).
c. Thời kỳ Đế quốc La Mã (30 SCN-476 SCN):
+Nghệ thuật đạt đỉnh cao rồi suy yếu dần.
+Quy mô to lớn, phô trương, xa hoa lộng lẫy, nhiều trang trí,
mang tính hiếu sát, tỷ lệ kém thanh nhã hơn HL. Xây dựng các công
trình vĩ đại như nhà tắm Caracalla, đền Pantheon, đấu trường
Colosseum.
+Sử dụng điêu luyện bêtông núi lửa làm vòm cuốn kết hợp vì kèo
gỗ. Dùng các thức cột Doric, Ionic, Corinthien, Toscan.
7. Đặc điểm kiến trúc chung:
+Chịu ảnh hưởng của Hy lạp (qua 2 đường: chinh phục HL, bắt thợ
sang LM xây dựng; qua kiến trúc Etruria sẵn chịu ảnh hưởng HL)
nhưng có điều chỉnh sửa đổi cho hợp sở thích LM.
+Phát triển kỹ thuật xây bằng BT, đúc vòm cuốn kết hợp vì kèo gỗ,
xây gạch ốp đá. Đạt sự hài hòa cao giữa kết cấu và hình thể. (phát
triển so với HL vẫn còn dấu vết gỗ trong kết cấu đá)

Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

×