Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Luận văn: ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN CAO DUY SƠN docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1015.83 KB, 96 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM





ĐINH THỊ MINH HẢO





ĐẶC ĐIỂM
TRUYỆN NGẮN CAO DUY SƠN


Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số : 60 22 34



LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN




NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS. TS Tôn Thảo Miên







Thái Nguyên - 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM





ĐINH THỊ MINH HẢO







ĐẶC ĐIỂM
TRUYỆN NGẮN CAO DUY SƠN




LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN














Thái Nguyên - 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

MỤC LỤC


Trang
A. Phần mở đầu

1. Lí do chọn đề tài
1
2. Lịch sử vấn đề
3

3. Đối tượng nghiên cứu
6
4. Phạm vi nghiên cứu
6
5. Phương pháp nghiên cứu
6
6. Bố cục của luận văn
7
Chương 1. Văn xuôi miền núi đương đại và sự xuất hiện của nhà
văn Cao Duy Sơn
10
1. Diện mạo, đặc điểm và thành tựu của văn xuôi miền núi đương đại
10
1.1. Một cách hiểu về văn xuôi miền núi đương đại
10
1.2. Phác thảo về diện mạo văn xuôi miền núi đương đại
12
1.2.1. Quá trình vận động và đội ngũ nhà văn
12
1.2.2. Những thành tựu và hạn chế của văn xuôi miền núi đương đại
16
2. Quá trình sáng tác của nhà văn Cao Duy Sơn
20
2.1. Vài nét về tiểu sử nhà văn Cao Duy Sơn
20
2.2. Quá trình sáng tác của nhà văn Cao Duy Sơn
22
3. Những tương đồng và khác biệt của Cao Duy Sơn với các tác giả văn
xuôi miền núi đương đại
23

3.1. Những nét tương đồng
23
3.2. Những nét khác biệt
24
Chương 2. Hiện thực và con người miền núi trong truyện ngắn Cao
Duy Sơn
27
1. Quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người trong truyện ngắn
Cao Duy Sơn
27
1.1.Quan niệm nghệ thuật về hiện thực trong truyện ngắn Cao Duy
Sơn

27
1.2. Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Cao Duy
Sơn

28
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2. Bức tranh xã hội miền núi với những xung đột “Ngầm” và in đậm
bản sắc văn hoá Tày

29
2.1. Hiện thực xã hội miền núi với những xung đột vừa dữ dội vừa lâu
dài

29
2.1.1. Xung đột lịch sử - dân tộc
30

2.1.2. Xung đột thế sự - đời tư
30
2.2. Hiện thực xã hội miền núi in đậm bản sắc văn hoá Tày
32
3. Hình tượng con người miền núi với một số nét đặc trưng
37
3.1. Con người miền núi với số phận bi kịch
37
3.2. Con người tha hoá và sám hối
40
3.3. Con người thánh thiện
42
Chương 3. Một số phương diện nghệ thuật trong truyện ngắn
Cao Duy Sơn
47
1. Cốt truyện
47
1.1. Khái niệm Cốt truyện
47
1.2. Cốt truyện trong ba tập truyện ngắn Cao Duy Sơn
48
2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
52
2.1. Khái niệm nhân vật văn học
52
2.2.Kiểu nhân vật trung tâm trong truyện ngắn Cao Duy Sơn
54
2.2.1. Kiểu nhân vật lí tưởng
56
2.2.2. Kiểu Nhân vật dị dạng về nhân cách

58
2.3. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật
59
2.4. Nghệ thuật miêu tả hành động nhân vật
65
2.5. Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật
67
3. Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn Cao Duy Sơn
73
3.1. Ngôn ngữ giàu hình ảnh, sử dụng thủ pháp so sánh
73
3.2. Sử dụng lối diễn đạt của người dân tộc
79
Kết luận
84
Thư mục tài liệu tham khảo
89

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
A. PHẦN MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài
1.1.Hơn nửa thế kỷ qua, văn xuôi viết về miền núi có những đóng góp
quan trọng trong văn học hiện đại nước nhà. Thành tựu của mảng đề tài này
thể hiện ở cả đội ngũ sáng tác ở sự phát triển trên bề rộng và sự kết tinh ở
không ít tác giả, tác phẩm.
Trong văn học từ sau Cách mạng, đề tài miền núi luôn có một vị trí đặc

biệt. Quá trình cách mạng hoá, “kháng chiến hoá văn hoá và văn hoá hoá
kháng chiến” diễn ra trước hết ở địa bàn vùng cao, nơi có căn cứ địa cách
mạng. Văn xuôi về miền núi, với sức chứa rộng rãi của thể loại, có vai trò như
một biên niên sử về cuộc đổi đời vĩ đại của các dân tộc anh em trong cách
mạng dân tộc - dân chủ và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Đã có những tác phẩm văn xuôi viết về đề tài miền núi đứng ở vị trí hàng
đầu trong nền văn học cách mạng, được dịch ra nhiều thứ tiếng và giảng dạy
trong nhà trường. Tô Hoài, Nguyên Ngọc, Ma Văn Kháng - những nhà văn
dành phần lớn công sức, tâm huyết cho đề tài miền núi cũng là những cây bút
chủ lực trong văn học hiện đại nước nhà.
Văn học viết về miền núi là khu vực duy nhất trong nền văn học có sự
hiện diện khá đông đủ bộ mặt văn học các dân tộc anh em trong đại gia đình
các dân tộc Việt Nam. Với khả năng khơi sâu vào cái riêng, cái đặc sắc của
mỗi dân tộc, vùng miền, văn xuôi các dân tộc thiểu số đã đem lại sự phong
phú, đa dạng và tầm vóc riêng cho cả nền văn xuôi hiện đại. Đặc biệt, những
nét đặc thù trong thiên nhiên và khí chất con người miền núi đã tạo sức gợi
riêng, so với văn xuôi viết về đô thị, đồng bằng nói như Phong Lê: “văn xuôi
miền núi chiếm lĩnh được một vẻ đẹp riêng, không thay thế được, không ai bắt
chước được”.
1.2. Trong đội ngũ nhà văn là người dân tộc thiểu số Việt Nam. Cao Duy
Sơn là cây bút trẻ có bút lực sung mãn ở mảng đề tài viết về người dân tộc miền
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
núi. Tuy mới xuất hiện trên văn đàn nhưng tác phẩm của ông đã tạo được tiếng
vang lớn và đạt được nhiều giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam.
Nhà văn Cao Duy Sơn tên thật là Nguyễn Cao Sơn dân tộc Tày - sinh
năm 1956 tại Thị trấn Cô Sầu (huyện Trùng Khánh - tỉnh Cao Bằng). Là hội
viên nhà văn Việt Nam, hội viên hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số
Việt Nam, Tổng biên tập tạp chí văn hoá các dân tộc. Chánh văn phòng Hội

văn hoá nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam. Cao Duy Sơn là một trong
số ít nhà văn người dân tộc thiểu số đã thành công khi tạo được dấu ấn sâu
đậm trong lòng độc giả.
Cao Duy Sơn là một cái tên hiện đang được rất nhiều người biết đến khi
tập truyện ngắn Ngôi nhà xưa bên suối đạt giải thưởng của Hội nhà văn Việt
Nam 2008, mang giá trị vượt ra ngoài các giải thưởng văn học trong nước với
đề cử giải thưởng Văn học ASEAN của Hoàng gia Thái Lan năm 2009. Tuy
nhiên cho đến nay vẫn còn ít những công trình nghiên cứu chuyên biệt về
Cao Duy Sơn, nếu có cũng chỉ là một vài bài báo hoặc những ý kiến nhỏ lẻ
trong cả một công trình, bài viết về văn học các dân tộc thiểu số nói chung.
Những kết quả nghiên cứu này chưa đủ để tái dựng một chân dung Cao Duy
Sơn với những đứa con tinh thần của ông . Vì vậy việc tìm hiểu sáng tác của
nhà văn Cao Duy Sơn là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn và ý
nghĩa khoa học.
1.3. Là một người làm công tác giảng dạy nơi núi rừng Việt Bắc - quê
hương của nhà văn Cao Duy Sơn, việc thực hiện đề tài đối với chúng tôi còn
có ý nghĩa tri ân của thế hệ đàn em đối với một người anh- một nhà văn tiêu
biểu của quê hương mình đã mang sắc màu riêng của con người, của cuộc
sống dân tộc mình đến khắp mọi miền của tổ quốc và thật mừng vui và tự hào
hơn khi sắc màu dân tộc là “đặc sản” vượt ra ngoài biên giới quốc gia.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
Những kết quả đạt được của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho những
người yêu văn học trong cả nước. Từ đó, có thể giúp họ hiểu thêm và yêu quí
thêm văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung, nhà văn Cao Duy
Sơn nói riêng.
2. Lịch sử vấn đề:
2.1. Là tác giả trẻ trong nền văn học đương đại, Cao Duy Sơn đã khẳng
định được phong cách riêng và độc đáo trong sáng tác văn chương Ông được

đánh giá là nhà văn có những đóng góp lớn ở mảng đề tài viết về miền núi.
Tuy nhiên đến thời điểm hiện nay công trình nghiên cứu riêng về Cao Duy
Sơn và những tác phẩm của nhà văn còn rất ít. Những tác phẩm của ông mới
chỉ được giới thiệu chung chung trên phương tiện thông tin đại chung như
báo, tạp chí và chương trình giới thiệu sách trên đài phát thanh truyền hình.
Có thể kể tên các bài viết sau:
- Cao Duy Sơn - Từ chú cày hương đến chàng gấu rừng già tác giả
Trung Trung Đỉnh, (Trích nhà văn các dân tộc thiểu số Việt Nam - Đời và
Văn, Lò Ngân Sủn (chủ biên) NXB Văn hoá DT , 2003).
- Đàn trời - Tiểu thuyết của Cao Duy Sơn, NXB Văn hoá Dân tộc 2006
tác giả Thạch Linh, thể thao văn hoá, 5/2006
- Đàn trời ai đọc nấy nghe Tác giả Vũ Xuân Tửu - tạp chí Văn hoá
các Dân tộc số 7/2006.
- Cõi nhân gian như cổ tích - Đọc Đàn trời, tiểu thuyết của Cao Duy
Sơn, NXB Văn hoá DT - Hà Nội 2006 - tác giả Nguyễn Chí Hoan.
Văn nghệ tết Đinh Hợi - 2007
- Đàn trời cất tiếng ca vang - tác giả Mai Hồng www.vo.vnews.vn
8/2007.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
- Cả đời tôi chỉ đeo đuổi về đề tài miền núi - tác giả Hứa Hiếu Lễ - báo
văn nghệ 11/2008.
- Nhà văn người co xàu đoạt giải văn chương - tác giả Hứa Hiếu Lễ -
Báo văn hoá văn nghệ Cao Bằng.
- Văn xuôi độc chiếm giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam 2008 - tác giả
Hà Linh - Báo văn nghệ Quân đội.
- Phản ánh đánh giá của Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam Hữu Thỉnh về
tập truyện ngắn Ngôi nhà xưa bên suối.
- Viết văn là một cuộc viễn du về với cội nguồn - tác giả Võ Thị Thuý -

Báo kinh tế đô thị.
- Viết văn phải có sự ám ảnh - Tác giả Huy Sơn - Trang văn hoá giải trí.
- Bông hoa sen đang ngát - tác giả Hứa Hiếu Lễ - Việt Nam net.
- Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam 2008 với tác giả Ngôi nhà xưa
bên suối - Tác giả Mai Thi - Báo Hà Nội mới.
- Ban mai có một giọt sương - Tác giả Đỗ Đức - Báo văn nghệ.2008
Đây là những bài viết về nhà văn Cao Duy Sơn được đăng tải trên báo
chí. Hầu hết là những bài phỏng vấn về sự ra đời của tác phẩm, những cảm
nghĩ của nhà văn khi viết và khi được nhận giải thưởng, có một số ít bài đi
vào nội dung tác phẩm như: Cõi nhân gian như cổ tích của tác giả Nguyễn
Chí Hoan viết về tiểu thuyết Đàn trời. Tác giả nhận xét : Chủ đề Hai hàng
của cuốn tiểu thuyết được khai triển song song trên hai tuyến thời gian quá
khứ và hiện tại ( ). Bằng cách ấy, tiểu thuyết này kể cho chúng ta một câu
chuyện cổ tích qua một phiên bản hiện đại ? [10; tr17]
Trong bài phỏng vấn của phóng viên báo Văn nghệ quân đội, Chủ tịch
Hội nhà văn Việt Nam Hữu Thỉnh nhận xét “Cao Duy Sơn đem đến cho
người đọc mảng sống đậm đặc, tươi sáng về những con người miền núi, vừa cổ
kính vừa hiện đại mộc mạc, chân chất. Không để đánh mất mình trong những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
hoàn cảnh éo le, đau đớn. Với bút pháp không khoa trương không màu mè.
Cao Duy Sơn đã dựng lên một loạt chân dung với những đường nét, góc cạnh
riêng biệt nhưng rất đỗi hồn nhiên, dung dị, tạo nên sức hút với người đọc”.
Tác giả Đỗ Đức nhận xét nhà văn Cao Duy Sơn khi đọc Ngôi nhà xưa
bên suối qua bài viết trên báo văn nghệ Ban mai có một giọt sương : “Văn
trong tập này của Cao Duy Sơn giống tổ chim gáy ấy. Nó không cầu kì
thoáng đọc còn cảm thấy nó quềnh quàng vụng dại. Nhưng truyện nào cũng
có những câu khiến người ta giật mình về sự sắc sảo trong quan sát cuộc
sống và gọi nó ra bằng chính ngôn ngữ của người vùng mình”

Có lẽ, người nghiên cứu sâu sắc và có nhiều nhận định xác đáng về Cao
Duy Sơn hơn cả là nhà phê bình Lâm Tiến - tác giả của một số công trình
nghiên cứu về văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, khi nhận xét về cá tính
sáng tạo của nhà văn Cao Duy Sơn ông viết : “Ông miêu tả nhân vật dưới góc
độ đời tư, có số phận riêng và một sự tự ý thức. Điều đó càng được thể hiện
rõ trong những truyện ngắn sau này của ông ( ) Nhân vật của ông thường
khoẻ khoắn, mạnh mẽ, có cuộc sống nội tâm phong phú, phức tạp dữ dội,
nhưng lại lặng lẽ kín đáo. Truyện của Cao Duy Sơn còn hấp dẫn người đọc ở
cách viết giàu cảm xúc, giàu hình tượng với cách cảm nhận sự vật, hiện tượng
tinh tế, chính xác, sắc sảo với những tình huống căng thẳng gay gắt, bất ngờ.
Với cách viết đó Cao Duy Sơn đã đem lại cho văn xuôi các dân tộc thiểu số
một cảm nhận mới về con người và cuộc sống của các dân tộc” [28; tr151]
Năm 2007, trong luận văn thạc sĩ nghiên cứu về Cao Duy Sơn (đề tài : Thi
pháp nhân vật tiểu thuyết, trong tiểu thuyết Người lang thang và Đàn trời của
Cao Duy Sơn) - Tác giả Đặng Thuỳ An (trường Đại học Sư phạm Hà Nội) đã
đưa ra một số nhận xét.
Cao Duy Sơn đã thực sự kế thừa và phát huy những nét độc đáo trong
nghệ thuật xây dựng nhân vật của văn học truyền thống, từ đó khẳng định
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
phẩm chất tốt đẹp và giá trị tâm hồn của người dân miền núi. Nhưng luận văn
khoa học này chỉ dừng lại nghiên cứu ở hai tiểu thuyết Người lang thang và
Đàn trời của Cao Duy Sơn. Như vậy ngoài các bài báo, bài phỏng vấn nhà
văn Cao Duy Sơn được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng có
thể coi đây là công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên về nhà văn Cao Duy
Sơn. Đến nay chưa có một công trình chuyên biệt nào nghiên cứu truyện ngắn
của Cao Duy Sơn việc tìm hiểu nghiên cứu đặc điểm truyện ngắn của nhà văn
Cao Duy Sơn vì thế cũng được đặt ra như một đòi hỏi tất yếu.
3. Đối tƣợng nghiên cứu

- Văn xuôi miền núi đương đại và sáng tác của Cao Duy Sơn
- Hiện thực và con người miền núi trong truyện ngắn Cao Duy Sơn
- Một số phương diện nghệ thuật trong tryện ngắn Cao Duy Sơn
4. Phạm vi nghiên cứu
- Tập truyện ngắn Những chuyện ở lũng Cô Sầu - NXB QĐND
(giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam - 1997).
- Tập truyện ngắn Những đám mây hình người - NXB VHDT
(giải B của Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam - 2003)
- Tập truyện ngắn Ngôi nhà xưa bên suối - NXB VHDT
(giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam - 2008).
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp đối chiếu và so sánh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
6. Bố cục của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và thư mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn bao gồm ba chương.
Chƣơng 1. Văn xuôi miền núi đƣơng đại và sự xuất hiện của nhà văn Cao
Duy Sơn
1. Diện mạo, đặc điểm và thành tựu của văn xuôi miền núi đƣơng đại
1.1. Một cách hiểu về văn xuôi miền núi đương đại
1.2. Phác thảo về diện mạo văn xuôi miền núi đương đại
1.2.1. Quá trình vận động và đội ngũ nhà văn
1.2.2. Những thành tựu và hạn chế của văn xuôi miền núi đương đại
2. Quá trình sáng tác của nhà văn Cao Duy Sơn
2.1. Vài nét về tiểu sử nhà văn Cao Duy Sơn
2.2. Quá trình sáng tác của nhà văn Cao Duy Sơn

3. Những nét tƣơng đồng và khác biệt của Cao Duy Sơn với các tác giả
văn xuôi miền núi đƣơng đại
3.1. Những nét tương đồng.
3.2. Những nét khác biệt
Chƣơng 2. Hiện thực và con ngƣời miền núi trong truyện ngắn Cao Duy Sơn
1. Quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con ngƣời trong truyện ngắn
Cao Duy Sơn
1.1.Quan niệm nghệ thuật về hiện thực trong truyện ngắn Cao Duy Sơn
1.2. Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Cao Duy Sơn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
2. Bức tranh xã hội miền núi với những xung đột “Ngầm” và in đậm bản
sắc văn hoá Tày.
2.1. Hiện thực xã hội miền núi với những xung đột vừa dữ dội vừa lâu dài.
2.1.1. Xung đột lịch sử dân tộc
2.2.2. Xung đột thế sự đời tư
2.2. Hiện thực xã hội miền núi in đậm bản sắc văn hoá Tày.
3. Hình tƣợng con ngƣời miền núi với một số nét đặc trƣng
3.1. Con người miền núi với số phận bi kịch
3.2. Con người tha hoá và sám hối
3.3. Con người thánh thiện
Chƣơng 3. Một số phƣơng diện nghệ thuật trong truyện ngắn Cao Duy Sơn
1. Cốt truyện
1.1. Khái niệm cốt truyện
1.2. Cốt truyện trong ba tập truyện ngắn Cao Duy Sơn
2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
2.1. Khái niệm nhân vật văn học
2.2. Kiểu nhân vật trung tâm trong truyện ngắn Cao Duy Sơn
2.2.1. Kiểu Nhân vật lí tưởng

2.2.2. Kiểu nhân vật “dị dạng” về nhân cách
2.3. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật
2.4. Nghệ thuật miêu tả hành động nhân vật
2.5. Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
3. Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn Cao Duy Sơn
3.1. Ngôn ngữ giàu hình ảnh, sử dụng thủ pháp so sánh.
3.2. Sử dụng lối diễn đạt của người dân tộc.
Kết luận
Thƣ mục tài liệu tham khảo




S húa bi Trung tõm Hc liu i hc Thỏi Nguyờn

10
B. PHN NI DUNG

Chng 1
Văn xuôi miền núi đ-ơng đại
và sự xuất hiện của nhà văn Cao Duy SơN


1. Din mo, c im v thnh tu ca vn xuụi min nỳi ng i

1.1. Mt cỏch hiu v vn xuụi min nỳi ng i


Cú th hiu Vn xuụi min nỳi l nhng sỏng tỏc vn xuụi ngh thut
vit v ti min nỳi trong vn hc Vit Nam. Theo quan nim ca khụng ớt
ngi : Vn xuụi l th loi ch lc ca sỏng tỏc vn hc. Núi nh th l
khng nh kh nng riờng, to ln ca vn xuụi trong ngh thut ngụn t, trong
vic th hin ý t tng ngh thut ca nh vn, trong t, k, biu hin.
So vi th, vn xuụi cho phộp nh vn t do, linh hot, nng ng hn trong
sỏng to, th hin i sng, con ngi. Cõu vn xuụi khụng b hn ch v s
õm tit, cú th di ngn tu ý ngi vit. Cỏc t ng, õm tit trong cõu cng
khụng b gũ bú, cõu thỳc v thanh v vn. Cỏc cõu ni tip nhau ging chui li
núi ngoi i, thun tin trong giao tip ngh thut. Vn bn vn xuụi cng
khụng b hn ch v dung lng cõu ch Nhng cng chớnh vỡ th, s ra i,
trng thnh, phỏt trin ca vn xuụi ngh thut cng l mt quỏ trỡnh, gn vi
v phn ỏnh s vn ng, trng thnh ca vn hc núi chung.
Vn xuụi cú nhiu th, nhng tiờu biu nht l truyn. V phm vi h
cu, sỏng to, truyn t do, linh hot hn so vi ký, tn vn, cỏc th vn xuụi
khỏc. Truyn cng cú quỏ trỡnh phỏt trin gn vi nhng c im vn hoỏ -
lch s ca nn vn hc. Truyn ngn, tiu thuyt l nhng th vn xuụi ghi
c nhiu thnh tu. Th gii ngh thut trong truyn ngn, tiu thuyt xa
nay thu hỳt s chỳ ý, say mờ ca bao lp bn c. Do phng thc phn ỏnh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
riêng (“ngụ ý‟, “gián cách” qua thế giới hình tượng hư cấu), tính nghệ thuật
của những sáng tác truyện gắn với cá tính sáng tạo của nhà văn, trở nên phong
phú, hấp dẫn vô cùng.
Văn xuôi có khả năng khám phá, khắc hoạ mọi phương diện biểu hiện
của cuộc sống, con người và thực sự chứng tỏ tính năng động, sức hấp dẫn
của mình khi tìm đến phản ánh những phạm vi mới, những khu vực mới mà
các thể loại khác, hoặc có thể phản ánh nhưng không thành công, ấn tượng
như văn xuôi, hoặc khó tiếp cận hơn so với văn xuôi. Sự xuất hiện Truyện

đường rừng trong văn học Việt Nam những năm 30 - 40 của thế kỷ XX, và
sau này, sự ra đời, phát triển của văn xuôi viết về cuộc sống và con người
miền núi trong văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945 đã chứng
tỏ vai trò là thể loại “chủ lực” của văn xuôi trong mảng đề tài này.
Giai đoạn đầu của quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam chủ yếu diễn
ra ở khu vực thị thành. Với cách mạng và kháng chiến, vị trí của vùng cao và
nhân dân các dân tộc miền núi ngày càng được nhận thức đầy đủ, ngày càng
được quan tâm, coi trọng. Bác Hồ từng nói : “Miền núi nước ta chiếm một vị
trí quan trọng đối với quốc phòng, đối với kinh tế, là căn cứ địa trong lịch sử
chống ngoại xâm và phên dậu bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất
nước”. Một phạm vi đời sống rộng lớn (chiếm tới ba phần tư diện tích lãnh
thổ, nơi có nhiều dân tộc anh em trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam,
chiếm gần 30% dân số cả nước sinh sống. Phong cảnh thiên nhiên, môi
trường, cuộc sống và con người miền núi vừa là mảnh đất mới mẻ, vừa chứa
đựng bao vấn đề, bao vẻ đẹp mà văn học nói chung, văn xuôi nói riêng có thể
tiếp cận, khám phá, diễn tả. Văn xuôi miền núi ngày càng phát triển về nhiều
phương diện, và thực sự trở thành một bộ phận quan trọng trong văn học miền
núi, trong văn xuôi hiện đại Việt Nam.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
1.2. Phác thảo về diện mạo văn xuôi miền núi Việt Nam đƣơng đại
1.2.1. Quá trình vận động và đội ngũ nhà văn
Cùng với quá trình mở rộng đề tài, hiện đại hoá văn học Việt Nam
những năm 1930-1940, một số tác phẩm văn xuôi viết về phong cảnh, môi
trường thiên nhiên, cuộc sống và con người miền núi đã xuất hiện. Đó là
những Truyện đường rừng đầy ấn tượng của các tác giả Thế Lữ, Lan Khai,
Tchya (Đái Đức Tuấn), Lý Văn Sâm. Đề tài miền núi cũng thu hút một số cây
bút văn xuôi khác: Trần Thanh Mại, Lưu Trọng Lư, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn

Tuân, Nhất Linh, Trọng Miên, Trịnh Vân, Thanh Tịnh, Cung Khanh, Hồ
Dzênh, Đỗ Huy Nhiệm, Vũ Bằng… Có thể nói, đây là giai đoạn nền móng
cho văn xuôi miền núi “trình làng”, xuất hiện như một bộ phận mới mẻ của
văn học Việt Nam.
Sau cách mạng tháng tám năm 1945 thành công, suốt 30 năm chiến đấu
bảo vệ Tổ quốc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, xây dựng cuộc
sống mới, với sáng tác của nhiều nhà văn dân tộc Kinh và các dân tộc ít người
vùng cao, văn xuôi về miền núi đã ghi được nhiều thành tựu. Những năm
kháng chiến, các sáng tác của Tô Hoài, Nam Cao, Nguyễn Huy Tưởng,
Nguyên Ngọc …Thực sự là những đoá hoa ban đầu của văn xuôi cách mạng
viết về miền núi. Đấy cũng là những tác giả còn có dịp trở đi trở lại với đề tài
cuộc sống và con người vùng cao. Thời kỳ hoà bình xây dựng chủ nghĩa xã
hôị ở miền Bắc, văn xuôi miền núi phong phú hơn với những sáng tác của Lê
Tuấn Việt, Hoàng Thao, Bàng Sĩ Nguyên, Bàng Thúc Long, và sau này, thêm
những thành công của Nguyễn Tuân, Nguyễn Thành Long, Sao Mai, Đỗ
Quang Tiến… Đáng chú ý nhất là sự xuất hiện và ngày càng trưởng thành của
các cây bút văn xuôi người vùng cao, của bộ phận văn xuôi miền núi trong
văn học các dân tộc ít người. Ngay từ cuối những năm 1950, đầu 1960, bạn
đọc đã được đón nhận những tác phẩm văn xuôi của Nông Minh Châu, rồi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
vào những năm sau là những tác phẩm văn xuôi của Hoàng Hạc, Triều Ân, Vi
Hồng, Lò Văn Sĩ, Lâm Ngọc Thụ, Tu Tếch, Triệu Báo, Vương Hùng, Hoàng
Trung Thu…. Tất nhiên, còn có thể đòi hỏi nhiều hơn về chất lượng nghệ
thuật của một số tác phẩm, nhưng không thể phủ nhận sự trưởng thảnh rất
đáng ghi nhận của văn xuôi miền núi do chính con em các dân tộc ít người
sáng tạo. Không ai có thể hiểu sâu sắc về miền núi hơn những người sinh ra,
lớn lên, gắn bó đời đời với thiên nhiên, cuộc sống và con người nơi ấy.
Tiếp tục những thành tựu và kinh nghiệm nghệ thuật đã có trong những

giai đoạn trước, khoảng 10 năm sau ngày thống nhất đất nước, đội ngũ những
người sáng tác văn xuôi miền núi ngày càng đông đảo, và hoạt động nghệ
thuật của họ tạo nên sự phát triển mới, đồng bộ và phong phú của bộ phận văn
học này trong dòng vận động chung của đời sống và văn học dân tộc. Có thể
kể đến những tiểu thuyết của Mạc Phi, Ma Văn Kháng, Tô Hoài… viết về
cuộc sống, con người các dân tộc Thái, H‟mông; tiểu thuyết của Phượng Vũ,
Y Điêng, truyện ngắn và ký của Trung Trung Đỉnh, Bùi Nguyên Khiết, Nông
Viết Toại, Mã A Lềnh, Nguyễn Khắc Trường…. viết về các vùng miền núi
trong hai cuộc kháng chiến chống xâm lược. Các nhà văn người dân tộc như
Vi Thị Kim Bình, Vi Hồng, Triều Ân, Sa Phong Ba, Y Điêng, Hoàng Hạc,
Nông Minh Châu….hướng về khám phá, miêu tả cuộc sống mới, con người
mới các dân tộc anh em ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa lao động, đánh giặc, đi
học… trong lòng chế độ mới, dưới ánh sáng của Đảng.
Trong 20 năm gần đây, kể từ thời kỳ đổi mới, diện mạo văn xuôi miền
núi phong phú hơn với những nỗ lực mở rộng phạm vi và vấn đề cuộc sống,
con người được miêu tả trong tác phẩm. Các tác phẩm mới của Tô Hoài, Y
Điêng, Hà Lâm Kỳ, Đoàn Hữu Nam, Trung Trung Đỉnh… tiếp tục khám phá
cuộc sống, con người dân tộc miền núi những ngày Cách mạng, viết về sức
sống và bản lĩnh của con người vùng cao, tình đoàn kết cộng đồng của các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
dân tộc anh em, sự toả sáng và sức thu hút của Cách mạng, của cái Thiện, cái
đẹp… Một số tác giả như Ma Trường Nguyên, Sa Phong Ba, Mã A Lềnh, Cao
Duy Sơn, Triều Ân, Thu Loan, Đỗ Bích Thuý, Hoàng Thị Cành, Bùi Thị Như
Lan, Hà Lý… bám sát khai thác nhiều phương diện hiện thực cuộc sống vùng
cao trong cơ chế kinh tế thị trường. Trong truyện ngắn, tiểu thuyết của các tác
giả này, các dân tộc anh em gắn bó với núi rừng, quê hương, trăn trở nghĩ suy,
học hỏi làm giàu cho bản thân, cho gia đình, làng bản, bừng lên cảm xúc hào
hứng trước những vận hội mới của quê hương. Đồng thời, trái tim sâu sắc,

nhạy cảm của các nhà văn như trĩu nặng nỗi buồn trước sự phai nhạt các giá
trị và bản sắc văn hoá độc đáo truyền thống, trước những thói hư tật xấu, thậm
chí là sa đoạ, tàn ác của lớp quan tham thời đại mới. Đáng chú ý là các cây
bút nữ đã chú ý đến những khía cạnh đời tư, viết về những thân phận đàn bà
trắc trở, yếu ớt, bất hạnh trong cuộc sống hôn nhân, gia đình, mỏi mòn vì
những quan niệm và định kiến lạc hậu.
Đổi mới tư duy nghệ thuật, văn xuôi viết về đề tài, chủ đề miền núi sau
1986 cũng có những thành công đột khởi, mà những truyện ngắn của Nguyễn
Huy Thiệp, tiểu thuyết của Vi Hồng, Cao Duy Sơn, Ma Văn Kháng về đề tài
này là những minh chứng. Từ trang viết của các tác giả tiêu biểu này, có thể
nói chất văn hoá dân gian hiện đại, tư duy tiểu thuyết hiện đại, thậm chí sắc
thái hậu hiện đại trong cách nhìn nhận, khám phá, miêu tả cuộc sống, con
người. Đó không chỉ là những thành tựu của văn xuôi miền núi đương đại mà
còn chứng tỏ sự vận động, đổi mới của văn xuôi, cũng như văn học Việt Nam
thập niên cuối thế kỷ XX.
Đến thời kỳ này, lực lượng người viết văn xuôi miền núi cũng đông đảo,
hùng hậu hơn bao giờ hết. Những cây bút có nhiều kinh nghiệm sáng tác nghệ
thuạt về đề tài miền núi như Tô Hoài, Nguyên Ngọc, Ma Văn Kháng, Trung
Trung Đỉnh, Triều Ân, Vi Hồng, Mã A Lềnh, Y Điêng… vẫn dẻo dai sức viết.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
Tiếp đến là Đoàn Hữu Nam (các tiểu thuyết Tình rừng - 2000, Dốc người -
2002), Vũ Xuân Tửu (tập truyện Chuyện ở bản Piát - 2007), Trịnh Thanh
Phong (tập ký Dưới chân núi Bắc Quan - 2000), Hà Đức Toàn (tiểu thuyết
Tiếng hổ gầm - 1999, tập truyện Hương rừng - 2006), Hoàng Thế Sinh (tiểu
thuyết Xứ mưa - 2000, tập truyện Luật của rừng - 2002), Nguyễn Khắc Đãi
(tập truyện Chớp núi - 1998), Nguyễn Anh Tuấn (tập truyện Lũ muộn -
2007), Đỗ Bích Thuý (tiểu thuyết Bóng của cây sồi - 2005, tập truyện Tiếng
đàn môi sau bờ rào đá - 2006), Phạm Duy Nghĩa (các tập truyện Cơn mưa

hoa mận trắng - 2006, Đường về xa lắm - 2007). Cũng có thể kể thêm
những người không chuyên, nhưng có tác phẩm văn xuôi về đề tài miền núi
như các cây bút Đỗ Kim Cuông, Lê Văn Thiềng, Hồ Thuỷ Giang, Phù Ninh,
Đinh Công Diệp, Cao Xuân Thái, Nguyễn Văn Cự, Hoàng Việt Quân,
Nguyễn Hữu Nhàn, Tống Ngọc Hân, Nguyễn Phú.
Tiếp bước người đi trước là đội ngũ nhà văn ở vùng núi phía Bắc trình
làng văn xuôi của các cây bút dân tộc Mường Hà Trung Nghĩa (tập truyện
Hoàng hôn - 1995, tiểu thuyết Lửa trong rừng samu - 1996), Bùi Minh Chức
(tập truyện Sự tích một câu nói - 2001), Hà Lý (tập truyện Ngọt đắng vị
Mường - 2002) . Các cây bút dân tộc Tày có thể kể đến Hoàng Luận (các tập
truyện Thời gian xanh - 1996, Mùa nấm hương - 2001) , Hoàng Hữu Sang
(tập truyện Người đánh gấu trên núi Suối Mây - 1997, tiểu thuyết Cửa rừng
- 2000), Đoàn Lư (các tập truyện Kỷ niệm về một dòng sông - 1997, Ngựa
hoang lột xác - 1998) , Hữu Tiến (tập truyện Cô gái nhặt bông gạo - 2004),
Bùi Thị Như Lan (các tập truyện Hoa mía - 2006, Lời sli vắt ngang núi -
2007). Có thể kể thêm Hà Lâm Kỳ, Đoàn Ngọc Minh, Nguyễn Minh Sơn,
Hoàng Tương Lai, A Sáng… Một cây bút tiêu biểu người Tày là Cao Duy
Sơn (sẽ nói kỹ ở phần sau). Những tác giả người Nùng viết văn xuôi đương
đại là Địch Ngọc Lân (các tiểu thuyết Ngôi đình bản Chang - 1999, Hoa mí
rừng - 2001), Hoàng Quảng Yên (tập ký Vọng tiếng non ngàn - 2001)….
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
Các cây bút ấy không chỉ nuôi giữ ngọn lửa văn chương dân tộc mình, mà còn
góp phần tích cực làm phong phú diện mạo, thành tựu của văn xuôi miền núi.
Ở vùng Tây Nguyên có tác phẩm của các cây bút dân tộc Ê đê: nhà văn
Hlinh Niê (Linh Nga Niêkđăm) với tập truyện Con rắn màu xanh da trời -
1997, tập kí Trăng Xí Thoại - 1999; cây bút trẻ Niê Thanh Mai (tập truyện
Suối của rừng - 2005); nhà văn dân tộc Bahnar Kim Nhất (các tập truyện
Động rừng - 1999, Hồn ma núi - 2002)…

Ở miền Trung, có thể kể đến một số truyện ngắn, ký của nhà văn Trà Vigia
(người dân tộc Chăm), nhà văn dân tộc Thái La Quán Miên (tập truyện Hai
người trở về bản - 1996), Kha Thị Trường (tập truyện Lũ núi - 2003), Lang
Quốc Khánh (tập ký Những miền thương nhớ - 2005), các nhà văn dân tộc
Mường Hà Thị Cẩm Anh (tập truyện Nước mắt của đá - 2005), Bùi Nhị Lê…
Về diện mạo cho thấy văn xuôi miền núi có quá trình phát triển tiệm
tiến, liên tục, đa dạng, phong phú hơn.
Những thập niên nửa đầu thế kỷ XX, với sự ra đời và trưởng thành của
văn học cách mạng, văn xuôi miền núi ngày càng có nhiều tác giả, tác phẩm,
cả những tác giả người Kinh và những tác giả các dân tộc anh em. Trên nền
ấy, có không ít thành tựu nghệ thuật đặc sắc góp phần làm phong phú đời
sống tinh thần cho đồng bào các dân tộc miền núi cũng như nhân dân cả nước
nói chung, góp phần làm phong phú đa dạng bản sắc văn hoá các dân tộc nói
riêng, bản sắc văn hoá Việt Nam nói chung.
1.2.2. Những thành tựu và hạn chế của văn xuôi miền núi đƣơng đại
Văn xuôi miền núi đương đại vừa kế thừa, vừa phát huy tốt nhất những
thành tựu và kinh nghiệm nghệ thuật đã có của quá trình phát triển. Bao quát
các mảng đề tài gắn với cuộc sống và con người miền núi qua các giai đoạn
lịch sử, ở những tác phẩm thành công, văn xuôi miền núi đương đại đã chú ý
đến những phạm vi, phương diện, vấn đề nổi bật của đời sống, ghi nhận, miêu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17
tả hình ảnh chân thực và sinh động về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, phóng
khoáng của con người các dân tộc vùng núi vừa gắn với núi rừng sông suối
làng bản, vừa cải tạo thiên nhiên, tạo dựng môi trường và cuộc sống ngày
càng no ấm, tươi đẹp, tiến bộ, hiện đại hơn. Văn xuôi miền núi đã phản ánh
những đóng góp thầm lặng, nghĩa tình, bền bỉ, to lớn của người dân vùng cao
vào sự nghiệp cách mạng, kháng chiến của cả nước; đã phản ánh những thay
đổi của cuộc sống, con người các dân tộc ít người miền núi trong những thay

đổi chung của đồng bào cả nước. Khát vọng độc lập tự do, mong muốn cuộc
sống thanh bình, hạnh phúc đã là nguồn cội sâu xa tạo nên sức mạnh và vẻ
đẹp cải tạo thiên nhiên, xã hội, tham gia cách mạng, dựng xây cuộc sống của
con người vùng cao. Văn xuôi miền núi cũng miêu tả, khắc hoạ những bình
diện đời sống vật chất, tinh thần đậm đà bản sắc văn hoá riêng của các dân tộc
ít người, chứng tỏ sức sống và sự đa dạng, phong phú của văn hoá và con
người Việt Nam. Có thể nói, văn xuôi miền núi đã đóng góp vào văn xuôi
Việt Nam nói chung những giá trị độc đáo không thể thay thế, dù có thể là
chưa thật nhiều.
Về mặt nghệ thuật, không thể phủ nhận những thành tựu kinh nghiệm vô
cùng quý giá đã đạt được trong tiểu thuyết, truyện ngắn viết về miền núi của
Tô Hoài, Nam Cao, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Tuân, Nguyên Ngọc, Vi
Hồng, Ma Văn Kháng, Nguyễn Huy Thiệp, Cao Duy Sơn…. Sự đa dạng,
phong phú của thế giới nghệ thuật, cách tổ chức sự kiện, cốt truyện, kết cấu
tác phẩm, cách miêu tả khắc hoạ nhân vật, nghệ thuật sử dụng ngôn từ….
trong không ít tác phẩm văn xuôi miền núi đã đóng góp vào thành tựu nghệ
thuật chung của văn xuôi Việt Nam trên các chặng đường phát triển. Trong
những trang viết của các cây bút văn xuôi người dân tộc, ta có thể nhận ra,
chắt lọc những vẻ đẹp độc đáo, bất ngờ - như hái lượm được những sắc màu,
hương vị riêng, không thể trộn lẫn, kết vào làm tăng vẻ đẹp và giá trị của nghệ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

18
thuật chung. Nói như nhà văn Cao Duy Sơn: Mặc dù có những đặc điểm và
yếu tố riêng biệt, nhưng sự phát triển của văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu
số luôn gắn liền với sự phát triển của văn học nghệ thuật đất nước và có một
chỗ đứng quan trọng trong đời sống văn học nghệ thuật Việt Nam.
Trong những năm qua, một số tác giả, tác phẩm văn học của các dân tộc
thiểu số đã mang đến cho văn học nghệ thuật Việt Nam những sáng tạo được
thể hiện dưới nhiều hình thức mới, giọng điệu mới và gây được dấu ấn khá

sâu đậm, đã đóng góp nhiều chân dung văn học tiêu biểu và ấn tượng như
Nông Quốc Chấn, Y Phương, Lò Ngân Sủn, Irasara, Hoàng Hà, Vi Thuỳ
Linh, Hà Thị Cẩm Anh rất nhiều các tác phẩm của các tác giả dân tộc thiểu
số và cả những tác phẩm viết về đề tài dân tộc thiểu số vẫn được công chúng
đón nhận.
Thành tựu quan trọng nhất mà văn xuôi miền núi đương đại đã được,
theo chúng tôi, chính là ở chỗ văn xuôi miền núi đương đại dồi dào sức phát
triển, vươn lên, mở rộng và kết tinh.
Tuy nhiên, như một số nhà nghiên cứu nhận xét, thực trạng của văn xuôi
miền núi, của văn học các dân tộc ít người là thiếu vắng nhà văn chuyên tâm,
thiếu vắng tài năng, chất lượng nghệ thuật. Chính tình trạng thiếu vắng nhà
văn tài năng là nguyên nhân của thực trạng chưa có nhiều tác phẩm hay, có
giá trị. Theo ý kiến một nhà nghiên cứu, trong số những người sáng tác trẻ
hiện nay “có người còn không biết tiếng nói của dân tộc mình, có nghĩa là
học không nắm được cái thần, cái hồn, tâm lý, tính cách riêng của dân tộc,
làm cho tiếng nói của họ không có da thịt, không có màu sắc cho nên sáng tác
của họ thường mờ nhạt chung chung” [28. Tr 42] Có ý kiến cho rằng: Về dân
tộc miền núi, đang ngày càng thiếu những đề tài hay, đó là do các nhà văn
chưa chạm đến tầng sâu trong văn hoá của vùng đất mình theo đuổi. Có khi
cũng một đề tài nhưng có người viết hay, có người viết dở và có người viết ta
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

19
đọc thấy mới nhưng cũng có người viết ta thấy rất cũ, đó là lỗi của người viết.
Đó là sự phản ánh, những nhược điểm, khiếm khuyết của văn học nói chung,
nhưng khá rõ với văn học về đề tài miền núi, văn học các dân tộc ít người.
Từ đó cần đầu tư cho đội ngũ sáng tác nhiều hơn nữa. Rất nhiều các tác
giả người dân tộc thiểu số hiện nay do điều kiện sống ở vùng sâu, vùng xa ít
có cơ hội được giao lưu, trao đổi và phát triển chuyên môn. Bên cạnh đó, khả
năng quảng bá tác phẩm đến công chúng của các tác giả người dân tộc thiểu

số còn hạn hẹp do thiếu kinh phí đầu tư. Hội văn học nghệ thuật các dân tộc
thiểu số đã có nhiều cố gắng giúp đỡ và hỗ trợ sáng tác cho tác giả từ nguồn
kinh phí do Nhà nước tài trợ, nhưng chưa thể đáp ứng hết được Cũng có ý
kiến cho rằng: văn học dân tộc thiểu số - trong đó có văn xuôi - đang già đi
trong cảm hứng sáng tạo, thiếu dần những cái hay, cái lạ. Nói như một nhà
văn có nhiều tác phẩm văn xuôi hay, được đánh giá cao về đề tài miền núi,
một mặt đó là ý kiến cần được tham khảo, cần nhìn nhận, đánh giá hết sức
công bằng.
Trên thực tế, văn xuôi dân tộc thiểu số vẫn đang phát triển và có nhiều
cái mới. Tư duy văn học của thế hệ cách đây 30 năm, 60 năm khác bây giờ.
Cứ mỗi thế hệ đi qua lại khác. Ngay cả lời ăn tiếng nói, ứng xử với nhau cũng
khác. Vậy tại sao lại có thể nói nó già? Không có cái chuẩn gì để nói là già
hay trẻ được, nó chỉ có hay và không hay mà thôi. Từ một góc nhìn khác, có ý
kiến cho rằng văn học các dân tộc miền núi chưa giải quyết tốt mối quan hệ
giữa dân tộc và hiện đại, cố giữ nét riêng nội dung và bản sắc văn hoá dân tộc
thì lại khó hoà nhập với thời đại. Đối tượng khám phá, miêu tả của văn học
chính là xã hội và con người. Xã hội và con người vừa mang nét đặc trưng
của các vùng đất, của các tộc người, vừa mang vẻ đẹp của đất nước và nhân
dân. Chỉ khi nào cái riêng độc đáo “miền núi” về đề tài, chủ đề, về đối tượng,
nội dung và nghệ thuật miêu tả, thể hiện đạt đến những thành công đặc sắc,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

20
văn học miền núi mới có thể hoà nhập, gắn bó khăng khít không thể tách rời
với văn học dân tộc, văn học thời đại. Những tác giả, tác phẩm thành công
của văn xuôi miền núi đã chứng tỏ điều đó.
Trong số những nhà văn gặt hái được nhiều thành công ở mảng đề tài
viết về miền núi, có tác giả Cao Duy Sơn.
2. Quá trình sáng tác của nhà văn Cao Duy Sơn
2.1. Vài nét về tiểu sử nhà văn Cao Duy Sơn

Nhà văn Cao Duy Sơn tên thật là Nguyễn Cao Sơn, dân tộc Tày, sinh
năm 1956. Cao Duy Sơn tâm sự: “Tôi sinh ra và lớn lên ở thị trấn Cô Sầu
(huyện Trùng Khánh, Cao Bằng). Đó là một thị trấn cổ rất nổi tiếng. Nghiệp
văn chương của tôi cứ bám lấy thị trấn Cô Sầu mà khám phá, viết mãi vẫn
chưa thấy đủ, chưa thấy cái tầng sâu văn hoá tiềm ẩn của vùng đất này. Tôi
viêt như một sự trả nợ, trả nợ quê hương, trả nợ những người đã sinh ra
mình, bè bạn, xóm giềng… Cả đời tôi, sẽ vẫn là những cuộc khám phá về Cô
Sầu với những con người miền núi chân chất”. Mái trường thị trấn Trùng
Khánh quê hương (tiếng Tày gọi Trùng Khánh là Cô Sầu) - nơi Cao Duy Sơn
theo học thuở nhỏ - cũng là nơi mà các nhà thơ Bế Thành Long, nhà thơ Y
Phương từng học tập. Địa danh lũng Cô Sầu trở lại nhiều lần trong tác phẩm
của nhà văn đến mức tạo nên một hình dung quen thuộc cho người đọc về một
miền đất xa xôi. Hình ảnh quê nhà đã hằn rất sâu trong ký ức mà có đi đến
trọn đời, ông cũng không thể nào quên được. Dẫu xa quên đã nhiều năm
nhưng tình cảm mà nhà văn dành cho quê hương mình dường như vẫn còn đó,
mãi mãi và đẹp đẽ như thuở thiếu thời. Có lần được hỏi : “Có khi nào anh có
ý định “vượt Cô Sầu” đến khám phá một vùng đất khác không?”, Cao Duy
Sơn trả lời : “Trên thực tế, không gian truyện của tôi trải dài trong nhiều tỉnh,
vào tận Đà Lạt, sang tận Trung Quốc, nhưng…. vẫn là bám theo những bước
chân của người Cô Sầu. Hiện tại tôi đang có ý định viết về người Cô Sầu di
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

21
cư vào Tây Nguyên để xem sau nhiều năm xa quê hương, văn hoá của họ đã
bị đồng hoá ra sao, cái gì còn giữ được, cái gì đã mất…”.
Cao Duy Sơn là một nhà văn kiên trì với đề tài miền núi. Theo ông “Mỗi
người đều có một vùng đất riêng của mình. Tức là anh có thuộc nó hay
không. Nếu anh không thuộc nó làm sao anh có thể viết được. Tôi về thành thị
4,5 năm nay nhưng những gì của thành thị, mặc dù hằng ngày tôi vẫn sống
với nó, vẫn chưa đủ thời gian để mình có cảm xúc viết về nó. Cái để tạo nên

trong tôi cảm xúc là quãng đời ấu thơ, nơi mình sinh ra và lớn lên. Mà hầu
như nhà văn nào cũng bị tác động bởi những kỷ niệm rất riêng. Bên cạnh đó
là những gì đã qua trong cuộc đời của mình ở vùng đất mình đã sinh ra, nó
trở thành một sự ám ảnh. Viết văn nhất định phải có sự ám ảnh. Không có sự
ám ảnh sẽ không thể nào tạo ra được một tác phẩm, vì mọi cái đều trở nên
hời hợt. Sự ám ảnh đó từ ngày này qua ngày khác, nó khiến anh không lúc
nào nguôi nghĩ đến nó và phải tìm cách thể hiện theo một cách nào đó. Tôi
nghĩ rằng kiên trì theo đuổi chỉ là một cách thôi. Phải nói rằng vùng đất đó
thuộc mình và mình cũng thuộc nó. Điều đó quan trọng hơn rất nhiều. Không
thuộc sẽ không làm được gì” [34] .Đó là lý do vì sao các tác phẩm của ông
gắn chặt với vùng đất quê hương, với đề tài miền núi. Tuy nhiên, ông “Cũng
chỉ dám nhận là đang trong quá trình tích luỹ, khám phá để “mã hoá” những
vỉa tầng văn hoá nguyên bản, hồn nhiên của người dân tộc đưa vào những
trang văn”. [9]
Cao Duy Sơn cũng là nhà văn có trách nhiệm với công việc sáng tạo. Ông
cho rằng : “Bất kỳ người viết nào cũng không có chuyện vô trách nhiệm trước
tác phẩm của mình. Thậm chí trách nhiệm ấy còn có mặt thường xuyên
( )Thường người ta viết ra giống như một sự giải toả, như được đối thoại với
chính bản thân mình. Khi tác phẩm ra đời và được in ấn thì những điều mình
viết ra được truyền tải bằng ngôn ngữ mà ngôn ngữ ấy là của mình thì cảm thấy

×