Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Hoàn thiện hoạt động xuất khẩu đá xây dựng tại Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (561.76 KB, 66 trang )

Chuyên đề thực tập

1

LỜI MỞ ĐẦU
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ (Artexport) là một công
ty đầu ngành trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ tại Việt Nam hiện nay.
Tiền thân là một tổng công ty nhà nước chuyên về hoạt động xuất nhập khẩu thủ
công mỹ nghệ, trải qua 45 năm xây dựng và trưởng thành, Artexport đã phát triển lớn
mạnh với ba lĩnh vực hoạt động chính: xuất nhập khẩu thủ cơng mỹ nghệ, bất động
sản và tài chính. Artexport là một điển hình của mơ hình cơng ty nhà nước, thực hiện
chính sách cổ phần hóa để thích nghi với điều kiện phát triển của nền kinh tế đất
nước.
Trong lĩnh vực xuất khẩu thủ công mỹ nghệ, Công ty luôn là một đầu tàu
của Việt Nam trong việc thâm nhập và phát triển thị trường mới. Với các mặt hàng
truyền thống như thuê ren, gốm sứ… chỗ đứng của Công ty khá vững chãi trên thị
trường quốc tế. Từ những năm 2000 trở lại đây, Công ty tham gia vào xuất khẩu đá
xây dựng, một mặt hàng đang tăng trưởng cao trong thời gian gần đây. Sau một thời
gian hoạt động trong lĩnh vực mới này, Cơng ty đã có nhiều thành tích ấn tượng,
đồng thời có những bài học kinh nghiệm quý báu. Sau một thời gian thực tập tại
Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport với sự tận tình giúp đỡ của cơ
Đặng Thị Thảo, trưởng phòng xuất nhập khẩu tổng hợp 2 và dưới sự hướng dẫn của
Thạc sĩ Đỗ Thị Đông, tôi đã hoàn thành Báo cáo chuyên đề “Hoàn thiện hoạt động
xuất khẩu đá xây dựng tại Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport”.
Báo cáo gồm ba phần:
Phần 1: Tổng quan về Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport
Phần 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu đá xây dựng tại Công ty
xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport
Phần 3: Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động kinh doanh xuất khẩu đá xây
dựng tại Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport


Trần Thị Nhạn

Lớp: QTKD Tổng hợp 48C


Chuyên đề thực tập

2

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY XUẤT NHẬP
KHẨUTHỦ CÔNG MỸ NGHỆ - ARTEXPORT
1.1. Giới thiệu chung về công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport
1.1.1. Những nét khái quát về chung về công ty xuất nhập khẩu thủ công
mỹ nghệ Artexport
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ, tên viết tắt là Artexport
(Viet Nam Art And Handicraft Product Export – Import Company). Cơng ty có trụ sở
chính tại 2A – Phạm Sư Mạnh – phường Phan Chu Trinh – quận Hoàn Kiếm – Hà
Nội.
Artexport được thành lập 23/12/1964 theo quyết định 671/BNgT – TCCB
của Bộ Ngoại Thương (nay là Bộ Công Thương), ban đầu gồm hai phịng nghiệp vụ:
phịng thủ cơng và phịng mỹ nghệ tách ra từ Tổng cơng ty xuất khẩu tạp phẩm
TOCONTAP Bộ Ngoại Thương, Artexport có tên ban đầu là Tổng công ty Xuất
nhập khẩu thủ công mỹ nghệ.
Ngày 31/01/1993, Bộ Thương Mại ra quyết định số 334/TM – TCCB đổi
tên Tổng công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ thành Công ty xuất nhập khẩu
thủ công mỹ nghệ.
Theo thông tư số 07/TM – TCCP ngày 11/11/1993, Công ty xuất nhập khẩu
thủ công mỹ nghệ được xếp hạng là doanh nghiệp hạng I trực thuộc Bộ Công
Thương. Công ty là đơn vị được phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp, hoạt động
theo pháp luật Việt Nam, theo chế độ hạch toán kinh tế, tự chủ về tài chính, có tư

cách pháp nhân, có tài khoản tiền Việt Nam và tiền ngoại tệ tại Ngân hàng, có con
dấu riêng để giao dịch.
Ngày 04/10/2004, theo chủ trương chính sách của Đảng, cơng ty được cổ
phần hóa (vốn điều lệ ban đầu là 32 tỷ Việt Nam đồng) và được đổi tên thành Công
ty cổ phần Xuất nhập khẩu thủ cơng mỹ nghệ Artexport.
1.1.2.Q trình hình thành và phát triển
Trải qua 45 năm hình thành và phát triển, Artexport đã trải qua nhiều sự
thay đổi để thích nghi với sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Có thể chia q
trình hình thành và phát triển của công ty ra thành các giai đoạn chủ yếu như sau:
- Giai đoạn 1964 – 1975: Artexport được thành lập vào những năm tháng
khó khăn nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Được thành lập theo quyết
định số 617/BNgT – TCCB, tách ra từ Tổng công ty xuất nhập khẩu Tạp phẩm, cơ sở
vật chất của công ty ban đầu rất nghèo nàn, cán bộ quản lý kiêm nghiệp vụ chỉ có 36

Trần Thị Nhạn

Lớp: QTKD Tổng hợp 48C


Chuyên đề thực tập

3

người làm việc ở hai phòng mới hình thành là phịng mây tre đan và phịng mỹ nghệ
sơn mài. Dưới sự lãnh đạo của Bộ Ngoại thương, công ty đã sớm ổn định tổ chức,
bước đầu thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ được giao, cụ thể là tổ chức sản xuất,
thu mua, tái chế, đóng gói, kinh doanh xuất nhập khẩu độc quyền hàng thủ công mỹ
nghệ theo kế hoạch của Bộ giao. Vượt qua bao gian khó, Artexport đã có được
600.000 rúp kim ngạch xuất khẩu trong năm 1965, chỉ sau một năm thành lập. Kim
ngạch xuất khẩu năm 1968 của Artexport đã lên đến 6 triệu rúp, tăng 10 lần chỉ sau 4

năm thành lập. Vừa hoạt động vừa kiện toàn tổ chức, đến thời điểm này, ngồi trụ sở
chính tại Hà Nội, Artexport cịn có một chi nhánh ở Hải Phịng và 3 xí nghiệp thành
viên là: Xí nghiệp Mỹ nghệ xuất khẩu, Xí nghiệp Thảm len Đống Đa và Xí nghiệp
Thảm đay Lực Điền (Hưng Yên). Hệ thống các kho nguyên liệu chiến lược giao nhận
tại các tỉnh cũng được xây dựng kịp thời, như Đồng Quan, Xâm Động, Thường Tín,
Thanh Trì, Từ Sơn…
Đến những năm 70, tuy chiến tranh ác liệt ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động
sản xuất, vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhưng kim ngạch xuất khẩu của Artexport
vẫn không ngừng tăng lên. Năm 1970, kim ngạch vẫn đạt 8 triệu rúp. Dưới bom đạn
của kẻ thù, công ty vừa lo sản xuất ở các địa phương, vừa bám cảng, bám hàng. Năm
1972, năm cao điểm nhất của cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc, kim ngạch xuất
khẩu của Artexport đã đạt tới 15 triệu rúp, tạo đà cho những năm tiếp theo đạt bình
quân 30 triệu rúp đến thời điểm năm 1975.
- Giai đoạn 1976 - 1986: Miền Nam hồn tồn giải phóng, đất nước thống
nhất cùng chung xây Chủ nghĩa xã hội (CNXH). Tổng công ty xuất nhập khẩu thủ
cơng mỹ nghệ là số ít đơn vị phía Bắc sớm đặt chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh
và Đà Nẵng. Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước và Bộ Ngoại giao là sớm
xây dựng cơ sở sản xuất, hướng dẫn tay nghề làm hàng thủ công mỹ nghệ, đưa công
ăn việc làm đến người dân những vùng mới giải phóng, giúp họ sớm ổn định cuộc
sống, đồng thời giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Với trách nhiệm
được giao, số đơng cán bộ có kinh nghiệm đã được biệt phái vào các chi nhánh, từ đó
tỏa đi các địa phương, vừa hướng dẫn vừa khôi phục các làng nghề truyền thống như:
điêu khắc đá Ngũ Hành Sơn - Đà Nẵng; gỗ và thêu ở Huế; dạy nghề làm thảm cói,
đay ở các tỉnh Long An, Cửu Long, Đồng Tháp, đặc biệt giai đoạn này, các cán bộ
của cơng ty đã khơi phục và mở rộng nhanh chóng quy mơ sản xuất của các cơ sở
vốn có như: gốm nhẹ lửa Đồng Nai, sơn mài Sông Bé, đồ gỗ Nha Trang, các loại
thảm sơ dừa ở Nghĩa Bình, Phú Khánh, Bến Tre. Công ty được Bộ hỗ trợ về vốn đã

Trần Thị Nhạn


Lớp: QTKD Tổng hợp 48C


Chuyên đề thực tập

4

phối hợp cùng các địa phương xây dựng và mở rộng các nhà máy kéo sợi len, nhà
máy đay ở thành phố Hồ Chí Minh… Để tiêu thụ hàng, Artexport miền Nam cịn
thành lập cơng ty Viettimex Hồng Kơng do đồn thương mại tại Hồng Kơng phụ
trách. Hồng Kơng là một thị trường có sức tiêu thụ lớn, nhờ vậy, những hàng tồn kho
trước đây ở thành phố Hồ Chí Minh được tiêu thụ nhanh chóng. Các khu vực trọng
điểm hàng xuất khẩu của Artexport tại thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hịa, Mỹ Tho,
Đồng Tháp… thường đạt tổng mức trên 30 triệu rúp mỗi năm. Trong khi đó, tại miền
Bắc cũng liên tục phát triển, mở rộng quy mô sản xuất và xuất khẩu các ngành nghề
như dâu tằm, thảm len, thêu, sơn mài… Các mặt hàng này được phát triển mạnh mẽ
hơn cả về sản lượng và chất lượng do thị trường tiêu thụ ở các nước Xã hội chủ nghĩa
ngày càng lớn. Khu vực thị trường Tư bản chủ nghĩa cũng ngày càng được mở rộng
hơn.
- Giai đoạn 1987 - 2004: đây là thời kỳ công cuộc đổi mới theo chủ trương
của Đảng và Nhà nước. Đổi mới toàn diện từ cách nghĩ đến cách làm. Trong hoạt
động kinh tế, các doanh nghiệp buộc phải tìm cách thốt ra khỏi lối mịn tập trung
quan liêu bao cấp sang tự chủ kinh doanh, năng động và chủ động tìm kiếm thị
trường. Năm 1988, kim ngạch xuất khẩu của Artexport lên tới 98 triệu rúp, chiếm tỉ
trọng cao nhất trong toàn ngành (toàn ngành Thương mại thời điểm này đạt 800 triệu
rúp). Đây chính là đỉnh cao trong quá trình hình thành và phát triển của Tổng cơng ty
Artexport cho tới thời điểm đó. Artexport đã khẳng định là một trong những Tổng
công ty dẫn đầu về thành tích kinh doanh của Bộ Ngoại thương với quy mơ rộng
khắp trên tồn quốc và uy tín trên thị trường thế giới.
Từ những năm 1990, việc chuyển đổi nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị

trường diễn ra ngày càng sâu sắc, nhiều doanh nghiệp đã bị xóa sổ. Năm 1991, sự sụp
đổ của Liên Xơ và hệ thống chính trị ở các nước Đơng Âu đã khiến công ty mất tới
85% thị trường xuất khẩu hàng hóa của mình. Giai đoạn này, cơng tác xúc tiến
thương mại được đẩy nhanh hơn bao giờ hết: công ty cử nhiều đồn tham gia các hội
chợ, triển lãm, thơng qua thương vụ, Việt kiều, đoàn ngoại giao ở các nước để tìm
kiếm thị trường. Cùng với các biện pháp về tổ chức sắp xếp lại lao động, đào tạo
nguồn nhân lực mà công ty đã trụ vững qua thời kỳ cam go này. Từ những năm 1991
đến 1998, kim ngạch bình quân đạt khoảng 15 triệu USD, tuy mức độ chưa cao
nhưng mức thực hiện có chiều hướng tăng dần và điều quan trọng, qua những giai
đoạn khó khăn đó, cơng ty đã tìm được cho mình hướng đi đầy triển vọng cho những
năm tiếp theo.

Trần Thị Nhạn

Lớp: QTKD Tổng hợp 48C


Chuyên đề thực tập

5

Trong 5 năm 1999 - 2004, công ty đã có những bước chuyển mạnh mẽ để
phù hợp với xu thế mới của thị trường: từ thế độc quyền chuyển hẳn sang cạnh tranh bình
đẳng với nhiều thành phần kinh tế khác trong tổ chức sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu
hàng thủ công mỹ nghệ; cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực châu Á; tiếp đến năm
2001, kinh tế thế giới lâm vào suy thoái sau sự kiện khủng bố 11/9 vào nước Mỹ khiến sức
mua của thị trường thế giới giảm đáng kể, tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường gặp
nhiều khó khăn…Năm 1999, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 23,23 triệu USD thì năm 2001
đã là 25,688 triệu USD, năm 2003 lên tới 27,8 triệu USD và năm 2004 đạt 32,5 triệu USD.
Nộp ngân sách năm 2003 đạt mức 18 tỷ VNĐ, gấp đơi so với năm 1999, thu nhập bình qn

từ 1,2 triệu đồng/người/tháng của năm 1999 đã đạt trên 2 triệu đồng/người/tháng năm 2004;
bình qn mỗi cán bộ cơng nhân viên nộp ngân sách gần 80 triệu đồng/năm. Đến năm 2004,
công ty đã có mối quan hệ bạn hàng và mở rộng thị trường ra 40 nước trên thế giới. Đặc biệt
là từ đầu năm 2004, Công ty đã đưa vào sử dụng trụ sở làm việc tại 31 - 33 Ngơ Quyền, với
gần 10.000m² văn phịng đạt tiêu chuẩn văn minh, hiện đại.
- Giai đoạn 2004 đến nay: Năm 2005, Cơng ty thực hiện cổ phần hóa và chuyển
sang hoạt động theo mơ hình cơng ty cổ phần với quyền lực cao nhất trong tay Đại hội đồng
cổ đông. Thay đổi loại hình doanh nghiệp nhưng Artexport vẫn kiên trì thực hiện những
định hướng của công ty ngay từ ngày đầu mới thành lập, đó là: mở rộng thị trường xuất
khẩu thủ công mỹ nghệ Việt Nam, xây dựng và bảo tồn các làng nghề truyền thống, hỗ trợ
đào tạo tay nghề, nâng cao tay nghề cho lao động tại làng nghề, phát triển ngành hàng thủ
công mỹ nghệ với nhiều chủng loại sản phẩm mới, mẫu mã đa dạng.
Giai đoạn chuyển mình từ một cơng ty nhà nước sang hoạt động kinh doanh theo
mơ hình cơng ty cổ phần trong một môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt đã tạo nên một
sức ép để cán bộ công nhân viên trong công ty nỗ lực phấn đấu vươn lên, tìm được nhiều thị
trường mới, khách hàng mới, tạo giá trị gia tăng nhiều hơn trên mỗi đơn hàng. Thành tích
trong thời kỳ này chính là việc cơng ty đã không ngừng mở rộng lĩnh vực hoạt động sang
lĩnh vực bất động sản và tài chính. Đây là một nền tảng cơ sở tốt để công ty phát triển ngày
càng đa dạng hóa mặt hàng và thị trường.
1.2. Các đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ
nghệ Artexport
1.2.1. Sản phẩm và thị trường
Sản phẩm của công ty rất đa dạng về chủng loại và phong phú về mẫu mã. Có
thể nói sản phẩm của công ty bao gồm phần lớn các hàng thủ cơng mỹ nghệ có tiếng
của Việt Nam, như: gốm sứ, thêu ren, cói, đồ gỗ, mỹ nghệ sơn mài, mây tre đan…

Trần Thị Nhạn

Lớp: QTKD Tổng hợp 48C



Chuyên đề thực tập

6

Về mặt hàng mây tre đan: đặc trưng nổi bật của khí hậu Việt Nam là nhiệt đới
gió mùa, rất thuận lợi cho các loại mây, tre, nứa… phát triển, do đó, mặt hàng mây
tre đan là mặt hàng rất phổ biến tại nước ta. Ngay từ những ngày đầu thành lập với
hai phòng: mây tre đan và mỹ nghệ sơn mài, Artexport chủ động trong việc liên kết
với bà con nông dân tại các làng nghề truyền thống để thu mua, tái chế và xuất khẩu
mặt hàng này ra thị trường thế giới. Không chỉ dừng lại ở đó, cán bộ cơng ty đã
xuống tận làng nghề để hướng dẫn bà con về các kỹ thuật làm hàng mây tre đan xuất
khẩu, đồng thời tìm kiếm ra được các nguyên liệu mới, phục vụ tốt hơn cho công tác
làm hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, như: cỏ, rơm rạ, xơ dừa, mây tre, cói đan, bẹ
ngô…
Về mặt hàng mỹ nghệ sơn mài: đặc điểm của mặt hàng này địi hỏi tính tỉ mỉ
và sự tinh xảo rất cao. Vậy nên, muốn có được những mặt hàng đáp ứng được yêu
cầu cao của khách hàng, Artexport đã phải tìm hiểu kĩ nhu cầu của khách hàng cũng
như là tìm tới những nghệ nhân có tên tuổi tại các làng nghề để làm ra được những
sản phẩm mang tính nghệ thuật cao và có giá trị.
Về mặt hàng gốm sứ: đây là mặt hàng thủ công mỹ nghệ rất quen thuộc ở Việt
Nam và được bạn bè thế giới đánh giá cao về chất lượng cũng như là tính nghệ thuật
của sản phẩm. Với các làng nghề nổi tiếng như Bát Tràng, sản phẩm gốm cung cấp
cho xuất khẩu là rất dồi dào. Tuy nhiên, vấn đề mẫu mã và quy trình sản xuất sao cho
sản phẩm đạt được chất lượng tốt nhất luôn là một thách thức với các làng nghề bao
đời nay. Với tâm huyết với làng nghề, năm 1995, thông qua một bạn hàng quen thuộc
người Nhật Bản, Artexport đã mạnh dạn đầu tư 30 ngàn USD để nhập khẩu về chiếc
lò nung 1m³ sử dụng nguyên liệu khí gas. Đây là một sự thay đổi to lớn trong cách
thức tạo ra sản phẩm của làng nghề truyền thống như Bát Tràng. Cũng nhờ đó mà
cuộc sống của người dân khấm khá hẳn lên.

Về mặt hàng thêu: đây là sản phẩm mà khách hàng quốc tế đặc biệt thích thú
khi đến thăm các gian hàng triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam. Sản
phẩm này không chỉ là kết quả của sự lao động cần cù của người nghệ nhân mà nó
cịn chứa đựng trong đó cả tâm hồn và tình cảm của người nghệ sỹ dân gian đã sáng
tạo ra nó. Do đặc điểm như vậy, mặt hàng này luôn được công ty chú trọng phát
triển, không chỉ thuần túy về tính kinh tế, mà cao hơn, đó là đem hình ảnh đất nước
con người Việt Nam quảng bá ra khắp thế giới.
Về mặt hàng đá xây dựng: đá xây dựng là một mặt hàng ít được nhắc đến khi
chúng ta đề cập tới ngành hàng thủ công mỹ nghệ, tuy nhiên, mặt hàng này cũng có

Trần Thị Nhạn

Lớp: QTKD Tổng hợp 48C


Chuyên đề thực tập

7

một thị trường xuất khẩu rất tiềm năng, khi mà lãnh thổ Việt Nam có nhiều loại đá
phù hợp với việc trang trí và sử dụng trong xây dựng. Mặt khác, đá xây dựng cũng là
một mặt hàng tạo ra nhiều công ăn việc làm cho các địa phương khó khăn, góp phần
cải thiện cuộc sống người dân.
Trên đây là một số mặt hàng tiêu biểu của Artexport. Với sự phong phú và đa
dạng của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại Việt Nam, công ty đang nỗ lực tìm kiếm
những sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Thị trường xuất khẩu của Artexport cũng rất đa dạng và phong phú. Nếu như
trong những ngày đầu thành lập, thị trường chủ yếu của công ty là Liên Xô và Đông
Âu, thì tới ngày nay, nó đã mở rộng ra khắp năm châu, với trên 40 thị trường xuất
khẩu khác nhau. Với các thị trường xuất khẩu chủ lực như Nhật Bản, Đức, Pháp…

công ty đều đặn tham gia các hội chợ hàng năm về hàng thủ công mỹ nghệ để góp
phần quảng bá hình ảnh cơng ty, đồng thời tìm kiếm những khách hàng tiềm năng,
thậm chí là rất nhiều hợp đồng giá trị đã được ký kết trong thời gian hội chợ.
Thị trường của hàng thủ công mỹ nghệ có nhiều điểm khác biệt so với hàng
hóa thơng thường. Trước hết, do tính độc đáo riêng có của sản phẩm thủ công mỹ
nghệ nên khách hàng không phải là khách hàng đại trà như các sản phẩm tiêu dùng,
những người tìm đến các mặt hàng thủ cơng mỹ nghệ là những người yêu mến và
hiểu được giá trị của các sản phẩm đó. Tất nhiên, việc mở rộng thị trường theo hướng
đại trà là một hướng đi đúng đắn nhưng điều đó khơng thể thực hiện trong ngày một
ngày hai. Nó là cả một q trình với nhiều cơng việc khác nhau như marketing, xúc
tiến thương mại, … Khách hàng của công ty không phân biệt về lứa tuổi, giới tính
hay trình độ, mà chỉ có một điểm chung đó là họ tìm thấy giá trị trong những sản
phẩm thủ cơng mỹ nghệ. Để có một bản mơ tả chi tiết về đối tượng khách hàng của
công ty, giống như các cơng ty sản xuất hàng tiêu dùng thì đó là một điều rất khó
khăn. Mục tiêu của cơng ty là mở rộng thị trường, mở rộng đối tượng khách hàng. Đó
mới là điều quan trọng nhất trong thời gian trước mắt.
Về phía nhà cung cấp, nguồn cung chủ yếu của công ty là các làng nghề thủ
công truyền thống, bên cạnh đó thì các cơ sở sản xuất tư nhân cũng là một nguồn
cung đáng kể. Trước hết là các làng nghề truyền thống, các sản phẩm như mây tre
đan, sản phẩm thêu thì các làng nghề tại các tỉnh đồng bằng Bắc bộ là những địa
phương có nhiều sản phẩm cung cấp cho công ty nhất. Như mây tre đan tại Nam
Định, Ninh Bình, Thái Bình; thêu tại Hà Nam, Hà Tây (cũ),… Quy mô các làng nghề
khơng lớn, do đó một mặt hàng cơng ty khơng chỉ lấy từ một làng nghề cụ thể nào mà

Trần Thị Nhạn

Lớp: QTKD Tổng hợp 48C


Chuyên đề thực tập


8

có thể phải đặt hàng cho nhiều làng nghề tại các địa phương khác nhau. Mặt khác thì
tại các làng nghề này, người dân vẫn cịn làm hàng thủ cơng theo tính thời vụ nên để
đảm bảo tiến độ của đơn hàng, cán bộ Artexport phải liên hệ chặt chẽ với từng làng
nghề, theo sát tiến độ của từng nơi một.
Thứ hai, các cơ sở sản xuất tư nhân: các cơ sở này có thể trực tiếp làm hàng
xuất khẩu ra nước ngoài hoặc là chỉ sản xuất trong nước, Artexport liên hệ với các cơ
sở này mỗi khi có đơn hàng tạo mối quan hệ làm ăn lâu dài với các cơ sở. Thơng
thường thì khi nào có đơn hàng thì cơng ty mới đặt hàng tới cơ sở sản xuất, tuy nhiên
cũng có nhiều trường hợp, cơ sở sản xuất đã sản xuất đón đầu và khi có đơn hàng thì
cơng ty chỉ việc thu mua tại các cơ sở này.
Như vậy, thị trường của Artexport có nhiều tiềm năng mở rộng hơn nữa, khi
mà cầu hàng thủ công mỹ nghệ tăng cao, công ty sẽ có nhiều cơ hội thâm nhập vào
những thị trường mới và các phân đoạn khách hàng mới. Để phát triển bền vững
trong một ngành hàng có tính độc đáo, riêng biệt cao như thủ công mỹ nghệ, công ty
đã, đang và sẽ xây dựng mối liên hệ mật thiết với các làng nghề, các cơ sở sản xuất
hàng thủ công mỹ nghệ để đảm bảo nguồn cung luôn ổn định.

Trần Thị Nhạn

Lớp: QTKD Tổng hợp 48C


9

Chuyên đề thực tập

1.2.2. Cơ cấu tổ chức

Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty:
Đại hội đồng cổ đơng

Chủ tịch hội đồng quản
trị

Ban kiểm sốt

Hội đồng quản trị

Tổng giám đốc

Phó tổng giám đốc (1)

Khối quản lý

Khối kinh doanh

Phó tổng giám đốc (2)

Chi nhánh

Xưởng sản xuất

Nguồn: Phịng Tổ chức – Hành chính _ cơng ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ - Artexport
+ Đại hội đồng cổ đông:
- Mỗi năm họp một lần do Chủ tịch hội đồng cổ đông triệu tập
- Phân phối, sử dụng lợi nhuận, chia cổ tức và trích lập sử dụng các quỹ
- Quyết định phương hướng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu
tư của năm tài chính tới

- Quyết định tăng giảm vốn điều lệ, góp vốn cổ phần và phát hành cổ phiếu
- Bầu thành viên Hội đồng quản trị và kiểm soát viên nếu hết nhiệm kỳ hoặc
bầu bổ sung, thay thế thành viên Hội đồng quản trị và kiểm soát viên theo quy định
của điều lệ
+ Chủ tịch Hội đồng quản trị:
- Phê duyệt những nội dung và phạm vi kiểm tra trong từng thời kỳ

Trần Thị Nhạn

Lớp: QTKD Tổng hợp 48C


Chuyên đề thực tập

10

- Ra các quyết định và kiểm tra việc thực hiện các quyết định, bổ nhiệm
Giám đốc, xây dựng các bản quyết toán
+ Hội đồng quản trị:
- Kiểm tra kết quả cuối cùng của công ty đạt được có phù hợp với mục tiêu
tổng thể hay khơng
- Quy định rõ thẩm quyền của Chủ tịch hội đồng quản trị, Giám đốc
+ Ban kiểm soát:
- Kiểm tra sổ sách kế toán, tài sản, các bảng tổng kết tài chính của cơng ty
- Trình Đại hội đồng cổ đơng báo cáo thẩm tra các bảng tổng kết tài chính
của cơng ty
- Báo cáo về những sự kiện tài chính bất thường, về ưu, khuyết điểm trong
quản trị tài chính của Hội đồng quản trị
+ Tổng giám đốc:
- Lãnh đạo, điều hành và quản lý mọi hoạt động của công ty và chỉ đạo trực

tiếp công tác chiến lược phát triển cơng ty
- Trực tiếp phụ trách các phịng: phịng tài chính – kế hoạch, phịng kinh
doanh xuất nhập khẩu tổng hợp 3 và phòng mỹ nghệ
- Trực tiếp giải quyết cơng việc của các phó Tổng giám đốc khi phó Tổng
giám đốc đi vắng
+ Phó Tổng giám đốc (1):
- Thay mặt Tổng giám đốc điều hành mọi hoạt động của công ty khi Tổng
giám đốc đi vắng
- Phụ trách công tác nội vụ của công ty, công tác bảo vệ chính trị nội bộ,
cơng tác tổ chức hành chính, tham gia với Tổng giám đốc về công tác cán bộ, công
tác phát triển nguồn nhân lực
- Trực tiếp quản lý điều hành và khai thác có hiệu quả cao nhất đối với tất cả
các cơ sở vật chất của cơng ty như nhà kho, xưởng, văn phịng tại Hà Nội, Hải
Phịng, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh
- Phụ trách phịng tổ chức hành chính, phịng kinh doanh xuất nhập khẩu tổng
hợp 2 và phòng kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp 5
- Giải quyết một số công việc thay cho phó Tổng giám đốc (2) khi phó Tổng
giám đốc (2) khi đi cơng tác vắng
+ Phó Tổng giám đốc (2):
- Thay mặt cho Tổng giám đốc chỉ đạo công tác xúc tiến thương mại, xây
dựng chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ và
sản phẩm mới

Trần Thị Nhạn

Lớp: QTKD Tổng hợp 48C


Chuyên đề thực tập


11

- Phụ trách các phòng kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp 1, phòng kinh
doanh xuất nhập khẩu tổng hợp 9, phòng kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp 10,
phòng thêu (bao gồm cả xưởng thêu), phòng cói
- Tham gia với Tổng giám đốc về chiến lược phát triển nguồn nhân lực của
công ty và công tác cán bộ
- Giải quyết một số công việc thay cho phó Tổng giám đốc (1) khi phó Tổng
giám đốc (1) đi vắng
+ Khối đơn vị quản lý:
- Phòng tổ chức hành chính: giúp đỡ các đơn vị tổ chức và quản lý lao động
của Cơng ty sao cho có hiệu quả nhất, nghiên cứu các phương án nhằm hoàn thiện
việc trả lương cho công nhân viên và phân phối tiền thưởng một cách hợp lý.
- Phịng tài chính – kế hoạch: khai thác mọi nguồn vốn đảm bảo cho các đơn
vị hoạt động, tham mưu cho ban Giám đốc xét duyệt các phương án kinh doanh phân
phối thu nhập, tổ chức và thực hiện việc tiến hành trả hàng cho các nước. Làm rõ khả
năng của công ty, phân phối hợp lý kim ngạch được giao, xây dựng và trình giá, thu
tiền và thanh toán cho khách hàng
- Ban xúc tiến thương mại: tìm kiếm khách hàng, theo dõi chặt chẽ việc chi, các
khoản chi phí phục vụ cho việc liên hệ, ký kết riêng của từng đơn vị để tính thu nhập và chi
phí của đơn vị, những chi phí có liên quan đến nhiều đơn vị thì ban xúc tiến thương mại phải
có trách nhiệm phân bổ hợp lý cho các đơn vị kinh doanh liên quan.
+ Khối đơn vị kinh doanh:
- Bao gồm: phòng xuất nhập khẩu tổng hợp 1, 2, 3, 5, 9, 10, phịng cói ngơ,
phịng thêu ren, phịng gốm sứ và phịng mỹ nghệ
- Trên cơ sở các mặt hàng kinh doanh được giao, các chỉ tiêu kim ngạch xuất
khẩu được đặt ra, các đơn vị kinh doanh phải trực tiếp tiếp cận thị trường, tìm kiếm
khách hàng, tổ chức từ khâu sản xuất hoặc thu gom hàng đến tận khâu giao nhận
hàng cho khách, thanh toán, các đơn vị kinh doanh trực tiếp phụ trách tất cả cơng
việc trong ngành hàng mình phụ trách

- Xây dựng các phương án kinh doanh và trình cho Tổng giám đốc duyệt
+ Các đơn vị trực thuộc:
- Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh: địa chỉ số 31 Trần Quốc Toản, được
Công ty giao cho nhiệm vụ phụ trách các cơng việc ở các tỉnh phía Nam, từ việc giao
nhận, thu gom đến việc xuất khẩu hàng
- Chi nhánh Artexport Hải Phòng: địa chỉ số 25 phố Đà Nẵng, quận Ngơ
Quyền, Thành phố Hải Phịng: giao nhận, tái chế, đóng gói xuất khẩu và trực tiếp sản
xuất hàng hóa xuất khẩu

Trần Thị Nhạn

Lớp: QTKD Tổng hợp 48C


Chuyên đề thực tập

12

- Chi nhánh Artexport Đà Nẵng: địa chỉ số 74 Trưng Nữ Vương, nhiệm vụ:

giao nhận, thu gom hàng xuất khẩu.
- Xí nghiệp Sản xuất và Xuất khẩu hàng Thủ cơng mỹ nghệ: 23 Láng Hạ, Ba
Đình, Hà Nội
+ Xưởng sản xuất:
- Bao gồm: xưởng thêu Thanh Lân (huyện Thanh Trì – Hà Nội), xưởng gốm
Bát Tràng (Hà Nội) và xưởng gỗ Đơng Mỹ
- Các xưởng có nhiệm vụ trực tiếp sản xuất hàng phục vụ xuất khẩu.
1.2.3. Nguồn nhân lực
Cơng ty có số cán bộ cơng nhân viên chính thức là 173 người, các cán bộ
cơng nhân viên có trình độ chun mơn cao, kinh nghiệm, nhiệt huyết trong công

việc. Trong số cán bộ công nhân viên có 12 người có trình độ thạc sĩ trở lên, 126
người có trình độ đại học, tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp có 22 người (Nguồn: Phịng
Tổ chức – Hành chính _ Cơng ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport). Các cán bộ, công nhân viên trong công ty cũng thường xuyên được bồi
dưỡng nghiệp vụ chun mơn qua các khóa đào tạo ngắn hạn do các chuyên gia
trong, ngoài nước giảng dạy. Đây là nguồn lực rất có giá trị của cơng ty.
Xét về mặt giới tính thì lực lượng lao động tại Artexport khá cân bằng về số
nam nhân viên và nữ nhân viên; cụ thể có 83 nam và 90 nữ với tỷ lệ lần lượt là 48%
và 52%. Trong đội ngũ nhân viên của công ty, phần lớn mọi người đều nói thơng
thạo ít nhất là một ngoại ngữ, thậm chí có nhiều cán bộ có thể nói tới 4, 5 thứ tiếng.
Đây là một thuận lợi rất lớn trong quá trình giao dịch với đối tác, các cán bộ cơng
nhân viên có thể trực tiếp đối thoại, khơng phải thơng qua phiên dịch từ đó làm nâng
cao q trình hiểu biết nhau, tạo tiền đề cho việc ký kết hợp đồng được thúc đẩy
nhanh chóng. Hơn thế, phần lớn cán bộ công nhân viên tốt nghiệp trường Đại học
Ngoại thương nên kiến thức nghiệp vụ về giao dịch đối ngoại rất tốt, các khâu cơng
việc có thể do một người đảm đương từ đầu đến cuối từ đó tiết kiệm cơng sức, thời
gian và nhất là có thể đáp ứng yêu cầu cao về thời gian của đối tác.
Với 45 năm thành lập và trưởng thành, Artexport có một đội ngũ cán bộ cơng
nhân viên dày dặn kinh nghiệm, có nhiều người đã gắn bó cả cuộc đời với cơng ty, từ
thưở cán bộ cơng nhân viên cịn phải lo lắng kiếm từng hợp đồng đơn lẻ cho đến
ngày công ty phát triển và lớn mạnh như ngày nay. Có được điều đó là do chính sách
nhân sự của cơng ty khá mềm dẻo và linh hoạt, công ty thường xuyên tổ chức các
khóa đào tạo nghiệp vụ, nâng cao trình độ và tay nghề cho cán bộ cơng nhân viên.
Các cán bộ gắn bó lâu năm với cơng ty đều nhận được chế độ đãi ngộ xứng đáng. Do
đó, cán bộ cơng nhân viên trong cơng ty đều có thời gian làm việc lâu dài trong công

Trần Thị Nhạn

Lớp: QTKD Tổng hợp 48C



Chun đề thực tập

13

ty, độ tuổi trung bình trong cơng ty là khoảng 42 tuổi, đây là độ tuổi trung bình thuộc
loại cao trong các cơng ty cổ phần. Chính do độ tuổi trung bình khá cao đó, cơng việc
tuyển dụng và bồi dưỡng thế hệ kế cận đang được cơng ty tích cực triển khai.
1.2.4. Cơ sở vật chất trang thiết bị
Hiện nay công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ cơng mỹ nghệ Artexport có
vốn điều lệ là 104 tỷ Việt Nam đồng (năm 2004 vốn điều lệ là 32 tỷ Việt Nam đồng),
có 5 ơ tơ, 4 tịa nhà, có 3 chi nhánh (ở thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phịng),
có 3 xưởng sản xuất (xưởng sản xuất thêu tại Thanh Lân – Hà Nội với diện tích
600m², xưởng sản xuất hàng thủ cơng mỹ nghệ tại Đơng Mỹ - Hà Nội với diện tích
1750m², xưởng sản xuất gốm tại Bát Tràng với diện tích trên 9000m²), có 2 nhà kho
(tại Thanh Lân – Hà Nội và tại Hải Phịng), các cơng ty thành viên: công ty cổ phần
bất động sản Artexportland và công ty cổ phần chứng khốn Artex. Ngồi ra, các văn
phịng làm việc của Công ty cũng được trang bị đầy đủ máy móc hiện đại phục vụ
cho cơng việc như máy in, máy fax, máy tính…
Trang thiết bị tại các cơ sở sản xuất đang dần được hoàn thiện. Tại xưởng thêu
của công ty, bên cạnh các công nhân lành nghề, cịn có máy thêu tự động dùng để sản
xuất các sản phẩm hàng hóa được đặt theo lơ, khơng u cầu phải làm hoàn toàn
bằng tay. Tại xưởng gốm tại Bát Tràng, cơng ty đã đầu tư xây dựng lị nung sử dụng
khí ga với quy trình hoạt động tn thủ theo thiết kế của phía Nhật Bản tạo ra sản
phẩm chất lượng cao với hiệu suất sử dụng ở mức cao nhất từ trước tới nay. Cơng ty
chính là đơn vị đầu tiên nhập khẩu trang thiết bị này vào Việt Nam, tới nay sản xuất
dùng khí ga nung đã được phổ biến rộng rãi tại Bát Tràng, góp phần đáng kể nâng
cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu, tiết kiệm năng lượng, đồng thời tạo ra sản
phẩm mang tính cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế.
1.2.5. Đặc điểm nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu của công ty bao gồm nhiều loại tùy thuộc vào đặc điểm của

từng ngành hàng. Mặt khác, trong cùng một ngành hàng thì cũng có nhiều loại
nguyên vật liệu khác nhau phục vụ cho q trình sản xuất. Do vậy, cơng ty đã chủ
động liên kết với các địa phương hình thành nguồn nguyên liệu, chủ động trong quá
trình sản xuất, như nguồn cói từ các tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình; mây tre
đan ở tỉnh Hà Nam…
Với đặc điểm nguyên vật liệu là các sản phẩm từ tự nhiên, gắn chặt với
những vùng miền nhất định, nên vấn đề đảm bảo đủ nguồn cung về nguyên vật liệu
luôn được lãnh đạo cơng ty quan tâm. Mặt khác, cơng ty cịn lấy nguồn hàng ngay tại
các làng nghề, cho nên, vấn đề chất lượng nguyên vật liệu đòi hỏi sự kiểm tra ngay từ
khâu bắt đầu sản xuất. Ví dụ như mặt hàng đá mỹ nghệ, ngay khi có đơn hàng, các

Trần Thị Nhạn

Lớp: QTKD Tổng hợp 48C


Chuyên đề thực tập

14

cán bộ của công ty phải xuống tận mỏ khai thác đá tại các địa phương (như Bình
Định, Thanh Hóa) tìm loại đá thích hợp cho từng đơn hàng, đồng thời hướng dẫn các
xưởng sản xuất sản xuất theo đúng mẫu mã đã thiết kế.
Một vấn đề rất quan trọng trong vấn đề cung ứng nguyên vật liệu cho q
trình sản xuất hàng thủ cơng mỹ nghệ đó là tính chất mùa vụ của các loại ngun vật
liệu. Danh mục nguyên vật liệu chi tiết của công ty cho ta thấy nhiều loại nguyên vật
liệu chỉ có ở từng mùa trong năm, điều đó địi hỏi khâu thu mua, chế biến và bảo
quản phải được tiến hành rất khoa học, nếu khơng tính tốn cụ thể nhu cầu thì có thể
dẫn tới tình trạng dự trữ thiếu nguyên vật liệu hoặc ngược lại là mức dự trữ vượt quá
nhu cầu sản xuất sản phẩm, từ đó gây ra thất thốt lãng phí lớn trong cơng ty. Mặt

khác, tính chất của nguyên vật liệu dùng trong sản xuất sản phẩm thủ cơng mỹ nghệ
có tính vùng miền cao, ví dụ như đá ở Thanh Hóa thì phù hợp cho sản xuất hàng đá
xây dựng, đá tại Đà Nẵng thì thích hợp cho hàng sơn mài. Vậy nên, khi đặt hàng cán
bộ công ty phải nắm rõ đặc điểm này để có thể có được những sản phẩm tốt nhất tới
tay người tiêu dùng.
Bảng 1.1: Danh mục nguyên vật liệu
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Tên NVL
Nguồn cung
Đặc điểm
Cói
Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình Theo thời vụ
Mây
Hà Giang, Tun Quang
Theo thời vụ
Tre
Hịa Bình, Phú Thọ
Chế biến nhiều khâu
Đất sét
Bát Tràng, Hưng Yên

Khó vận chuyển xa
Vải
Nam Định, Hà Đơng
u cầu bảo quản cao
Đá
Thanh Hóa, Bình Định
Cồng kềnh, nặng
Chỉ thêu Các công ty sản xuất chỉ
Đa dạng, nhiều mẫu mã
Xơ dừa
Bến Tre, Long An
Chóng hư hỏng
Rơm rạ
Nam Định, Thái Bình
Theo thời vụ
Nguồn: Phịng Tổ chức – Hành chính _ Cơng ty xuất nhập khẩu thủ cơng
mỹ nghệ - Artexport
Trên đây là một số nguyên vật liệu chính của cơng ty, do đặc điểm ngun
vật liệu có tính thời vụ cao, nhiệm vụ đáp ứng đầy đủ nguyên vật liệu trong quá trình
sản xuất là một nhiệm vụ không dễ dàng thực hiện. Để sản xuất diễn ra liên tục, đảm
bảo nguồn cung hàng, cán bộ công ty đã phải xuống từng địa phương, thu mua, sơ
chế và cho vào kho bảo quản. Đối với các sản phẩm thu mua từ các làng nghề, việc
kiểm tra chất lượng của nguyên vật liệu được thực hiện thông qua các cán bộ có
chun mơn để đảm bảo nguồn ngun liệu luôn đạt chỉ tiêu chất lượng.

Trần Thị Nhạn

Lớp: QTKD Tổng hợp 48C



Chuyên đề thực tập

15

1.2.6. Đặc điểm về vốn
Khi mới thành lập, Artexport là một Tổng công ty nhà nước. Sau 40 năm
xây dựng và trưởng thành, theo chủ trương chính sách của nhà nước, năm 2004,
Artexport được cổ phần hóa với tên gọi: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công
mỹ nghệ, với cơ cấu và bộ máy tổ chức của một công ty cổ phần, hoạt động theo
Luật Doanh nghiệp 2005.
Hiện nay, Nhà nước nắm giữ 8,67% vốn điều lệ của cơng ty, số cịn lại
thuộc quyền sở hữu của cổ đơng (với chính sách người lao động làm chủ, năm 2005,
khi Artexport cổ phần hóa, cán bộ công nhân viên trong công ty, theo cấp bậc và số
năm kinh nghiệm cũng được mua số cổ phần tương ứng).
Do đặc điểm là một công ty cổ phần, Artexport hoạt động với quyền lực lớn
nhất trong tay Đại hội đồng cổ đông, Chủ tịch hội đồng quản trị là người được Hội
đồng quản trị bầu chọn theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005, Tổng giám đốc
là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động của công ty.
Bảng 1.2: Bảng cân đối kế toán năm 2008
Đơn vị: Việt Nam Đồng
TÀI SẢN
Số cuối kỳ
Số đầu năm
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN
136.770.303.837 268.729.831.005
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
8.242.021.889 39.334.436.664
II. Các khoản đầu tư TC ngắn hạn
8.481.890.000
9.971.250.000

III. Các khoản phải thu ngắn hạn
102.831.073.704 177.415.961.214
IV. Hàng tồn kho
8.056.825.274 30.060.090.910
B. TÀI SẢN DÀI HẠN
124.387.409.818 85.290.794.806
I. Tài sản cố định
59.846.884.017 67.712.322.814
II. Bất động sản đầu tư
31.168.519.173
III. Các khoản đầu tư TC dài hạn
25.400.000.000
5.800.405.808
IV. Tài sản dài hạn khác
7.972.006.628 11.778.066.184
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
261.157.713.655 354.020.625.811
NGUỒN VỐN
A. NỢ PHẢI TRẢ
177.242.424.057 275.521.492.761
I. Nợ ngắn hạn
151.232.423.271 247.879.723.871
II. Nợ dài hạn
26.010.000.786 27.641.768.890
B. VỐN CHỦ SỞ HỮU
83.915.289.598 78.499.133.050
I. Vốn chủ sở hữu
84.368.228.691 78.646.297.143
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác
(470.939.093)

(147.164.093)
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
261.157.713.655 354.020.625.811
Nguồn: Báo cáo tài chính 2008 – Cơng ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công
mỹ nghệ - Artexport

Trần Thị Nhạn

Lớp: QTKD Tổng hợp 48C


Chuyên đề thực tập

16

Từ Bảng cân đối kế toán năm 2008, ta có thể thấy những nét cơ bản trong
đặc điểm về nguồn vốn của Artexport: năm 2008, vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 32,1%
trong tổng nguồn vốn; năm 2007, tỷ lệ này thậm chí cịn thấp hơn chỉ đạt 22,1%.
Trong khi đó, các khoản nợ ngắn hạn lại chiếm tỷ trọng cao trong nợ phải trả, lần
lượt là 90% năm 2007 và 85,3% năm 2008, điều này là một nguyên nhân quan trọng
khiến cổ phiếu Artexport chưa được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khốn chính
thức, thậm chí ngay tại sàn giao dịch OTC thì tính thanh khoản của cổ phiếu công ty
cũng không thuộc loại cao.
Về tài sản: tài sản dài hạn tăng từ 24,1% năm 2007 lên 47,6% năm 2008 do
công ty đã đưa vào sử dụng tòa nhà tại 2A Phạm Sư Mạnh, điều này là một dấu hiệu
tích cực khi mà vốn vay trong ngắn hạn của công ty ở mức cao như trên.
1.2.7. Các hoạt động quản trị
1.2.7.1. Công tác nghiên cứu phát triển
Hiện nay, Artexport chưa có phịng nghiên cứu và phát triển độc lập. Quá
trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm do chính các phịng ban xây dựng và phát

triển. Đồng thời, việc nghiên cứu mẫu mã sản phẩm mới cũng phụ thuộc rất nhiều
vào yếu tố sở thích của khách hàng, do vậy, công tác này không giống như ở các
công ty sản xuất sản phẩm tiêu dùng khác (ở các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa
thơng thường, thường có một phịng nghiên cứu và phát triển riêng, phịng nghiên
cứu và phát triển sẽ nghiên cứu tạo ra các sản phẩm mới để đưa vào sản xuất). Tại
Artexport, khi có đơn hàng thì cán bộ cơng ty sẽ thiết kế mẫu sản phẩm phù hợp với
nhu cầu của từng khách hàng, sau đó đưa xuống các xưởng sản xuất hoặc đặt hàng tại
các làng nghề truyền thống. Mặt khác, nhiều khách hàng cũng sẽ đưa luôn mẫu mã
sản phẩm họ đặt hàng đến cho công ty và công ty chỉ phải làm theo chính xác đơn đặt
hàng của khách.
Song song với việc nghiên cứu và thiết kế mẫu mã theo đơn đặt hàng của
khách hàng của cán bộ công ty, Artexport còn phối hợp chặt chẽ với các nghệ nhân
tại các làng nghề để có được những mẫu mã thiết kế mới nhất của các nghệ nhân làng
nghề truyền thống.
Tuy nhiên nói như vậy khơng đồng nghĩa với việc hoạt động nghiên cứu và
phát triển không phát triển tại công ty. Thông qua các hội chợ triển lãm hàng thủ
công mỹ nghệ, đồng thời nghiên cứu nhu cầu của khách hàng thông qua các nguồn
thông tin sơ cấp và thứ cấp, công ty đã nhiều lần mạnh dạn sản xuất sản phẩm trước

Trần Thị Nhạn

Lớp: QTKD Tổng hợp 48C


Chuyên đề thực tập

17

khi có đơn đặt hàng, đi trước đón đầu thị trường, từ đó tạo được thế chủ động của
công ty trong cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

Nghiên cứu và phát triển của công ty chủ yếu tập trung vào các điểm sau đây:
+ Thứ nhất, đó là mẫu mã hàng hóa mà khách hàng ưa chuộng trên thế giới,
ví dụ, mặt hàng thêu ren, phong cách thêu ren của nghệ nhân Việt Nam có nhiều
điểm khác biệt cơ bản với thêu ren Trung Quốc, khách hàng ưa chuộng hàng Trung
Quốc hơn do nó có nhiều mẫu mã để lựa chọn, do đó, vấn đề thiết kế mẫu thêu theo
nhu cầu khách hàng được công ty triển khai, với đội ngũ thiết kế nội tại trong công ty
và đặt hàng các nhà thiết kế bên ngoài. Mặt khác để cạnh tranh với hàng Trung Quốc,
công ty đã đưa những nét độc đáo riêng biệt được tạo nên bởi bàn tay của những
nghệ nhân lâu năm vào trong các sản phẩm. Chính sự chặt chẽ ngay từ khâu thiết kế
và sự tỉ mỉ trong từng tác phẩm đã làm cho hàng thêu ren Việt Nam có chỗ đứng trên
thị trường thế giới.
+ Thứ hai: nghiên cứu về nguyên vật liệu tạo ra các sản phẩm thủ công mỹ
nghệ với mục tiêu ngày càng đa dạng hóa nguồn nguyên vật liệu từ đó đa dạng hóa
mặt hàng. Do đặc điểm của nguyên vật liệu sử dụng trong sản xuất hàng thủ công mỹ
nghệ là gắn liền với tự nhiên, với vùng miền nhất định, nên các sản phẩm, thậm chí là
phụ phẩm của sản xuất nơng nghiệp tại nước ta được tận dụng ở mức cao nhất có thể.
Ví dụ, rơm rạ là một sản phẩm phụ của sản xuất lúa nước, trước đây, nông dân sử
dụng chủ yếu để làm chất đốt, thậm chí ngày nay, phần lớn rơm rạ được bà con nông
dân đốt ngay tại đồng, đó là một lãng phí lớn, do đó, cán bộ Cơng ty đã nghiên cứu
và nhận thấy rơm rạ có thể là một nguyên vật liệu dùng trong sản xuất các mặt hàng
mây tre đan, nguồn nguyên liệu này vừa rẻ tiền lại có số lượng lớn nên việc đưa vào
sử dụng sẽ tạo ra giá trị gia tăng cao.
Như vậy, tại Artexport, chun mơn hóa trong hoạt động nghiên cứu và
phát triển không thể hiện rõ nét mà đặc điểm nổi bật tại đây là các công việc được
giải quyết theo từng q trình, đây chính là xu hướng mới của quản trị kinh doanh
hiện đại mà các lãnh đạo Công ty đang cố gắng áp dụng để nâng cao tính cạnh tranh
trong mơi trường kinh doanh ngày nay.
1.2.7.2. Quản trị chất lượng
Sản phẩm của Artexport đa dạng và phong phú nên công tác quản trị chất
lượng là một khó khăn và thách thức khơng nhỏ của Cơng ty. Mặt hàng thủ cơng mỹ

nghệ chưa có một bộ quy chuẩn đầy đủ về các thông số kỹ thuật, điều đó khiến cho
cơng tác đảm bảo chất lượng của cơng ty gặp rất nhiều trở ngại. Bên cạnh đó thì tính

Trần Thị Nhạn

Lớp: QTKD Tổng hợp 48C


Chuyên đề thực tập

18

chất độc đáo trong các sản phẩm thủ công mỹ nghệ cũng khiến cho việc quản lý hàng
hóa theo các tiêu chuẩn cứng nhắc khó thực hiện. Vì những lý do kể trên, hiện tại
Cơng ty vẫn chưa thể áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO vào trong q trình sản xuất, cơng
tác chất lượng vẫn cịn nhiều điểm cần phải khắc phục cho thích hợp với các tiêu
chuẩn ngày càng cao do khách hàng đặt ra.
Chất lượng của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ được kiểm nghiệm chủ yếu
dựa vào giác quan và kinh nghiệm của cán bộ kiểm tra, do đó khơng thể tránh khỏi
những sai sót nhất định. Vậy nên, Cơng ty cũng đã chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ
kiểm tra hàng hóa để đội ngũ cán bộ này ngày một nâng cao nghiệp vụ để từ đó nâng
cao chất lượng hàng hóa xuất khẩu.
Quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm của Artexport được thực hiện qua
các bước sau đây: đầu tiên, khi có đơn hàng, Cơng ty sẽ bắt đầu đưa vào sản xuất
hoặc đặt hàng, kiểm tra chất lượng ở giai đoạn này chủ yếu tập trung vào kiểm tra
chất lượng của nguyên vật liệu đầu vào; tiếp theo, trong q trình sản xuất, Cơng ty
giám sát chất lượng thơng qua việc đảm bảo q trình sản xuất diễn ra theo đúng quy
trình thiết kế, ví dụ như là sản phẩm gốm thì nhiệt độ nung và thời gian nung quyết
định lớn tới chất lượng thành phẩm do đó, phải tuyệt đối tuân thủ điều kiện về nhiệt
độ và thời gian nung; sau khi thành phẩm đã hoàn thành, bước kiểm tra chất lượng

thành phẩm là một khâu được thực hiện hết sức cẩn thận, lý do là bởi hàng hóa của
Cơng ty chủ yếu là hàng xuất khẩu, xuất ra các nước theo đường vận tải biển, do đó,
nếu khơng đảm bảo chất lượng sản phẩm thì sẽ gây ra thiệt hại lớn, chẳng hạn nếu có
một sản phẩm về đá xây dựng không đạt quy chuẩn, trong q trình vận chuyển có
thể bị vỡ từ đó sẽ gây ra phản ứng dây chuyền, làm cho cả container hàng bị hỏng,
thiệt hại sẽ là không nhỏ.
Do những yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm, Công ty có kế
hoạch đầu tư những sản phẩm kiểm tra chất lượng sản phẩm cơng nghệ cao để đáp
ứng địi hỏi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa.
1.2.7.3. Hoạt động marketing
Hoạt động Marketing của Công ty được diễn ra chủ yếu là thông qua các
hội chợ triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ. Tại đây, các gian hàng của Công ty được
đầu tư một cách công phu. Các sản phẩm được mang từ Việt Nam sang để giới thiệu
tại hội chợ là những sản phẩm kết tinh bàn tay sáng tạo của người nghệ nhân và cả
tâm hồn tình cảm của người dân Việt Nam trong đó. Do đó, nó mang cả hình ảnh của
Việt Nam hơm nay ra giới thiệu với bạn bè khắp nơi trên thế giới.

Trần Thị Nhạn

Lớp: QTKD Tổng hợp 48C


Chuyên đề thực tập

19

Tại các cuộc hội chợ, công tác quảng bá và xúc tiến thương mại được diễn
ra phong phú và có chiều sâu. Thơng qua Tham tán thương mại Việt Nam tại các
nước sở tại, cán bộ Công ty đã trực tiếp tiếp xúc với các khách hàng mục tiêu, bàn
thảo hợp đồng và ký kết hợp đồng.

Không chỉ thông qua các hội chợ, với các khách hàng truyền thống thì cơng
cụ Marketing chủ yếu là thơng qua thư điện tử để gửi báo giá sản phẩm cũng như là
mẫu mã sản phẩm mới.
Bên cạnh đó, trang web chính thức của Cơng ty www.artexport.com.vn là
một cơng cụ đắc lực cho việc quảng bá hình ảnh của Cơng ty đến khách hàng. Với
phần giới thiệu sản phẩm bằng tiếng Anh, giá tính bằng USD và bảng giá giao dịch
ngoại tệ trong ngày ngay tại trang chủ giúp cho khách hàng có thể chủ động trong
việc tính tốn giá của sản phẩm. Mặt khác thì chính ngay mỗi phịng ban, các cán bộ
của phịng ban đó đều tạo lập website riêng của mình khiến cho việc liên hệ, quảng
bá tới khách hàng khơng bị bó hẹp về thời gian cũng như là khơng gian.
Trên đây là các cơng cụ chính trong hoạt động Marketing của Công ty, việc
triển khai hoạt động quảng cáo ở nước ngồi vốn rất khó khăn với các doanh nghiệp
Việt Nam do chi phí cho hoạt động này tại nước ngoài là rất lớn, mặt khác thì việc
xây dựng kế hoạch quảng cáo phải nghiên cứu kỹ lưỡng đặc điểm khách hàng tại
quốc gia đó cũng là một trở ngại không nhỏ khi triển khai hoạt động quảng cáo bên
ngoài lãnh thổ Việt Nam. Do sự phát triển của Internet, hoạt động này được thực hiện
một cách dễ dàng hơn và có hiệu quả cao hơn, bởi quảng cáo trên Internet khơng tốn
nhiều chi phí, mức độ phổ biến của nó lại rất rộng rãi khơng giới hạn về không gian
và thời gian. Artexport đã tận dụng được thành tựu mà công nghệ thông tin mang lại,
vận dụng linh hoạt trong hoạt động marketing của Công ty. Chỉ riêng việc chào hàng
qua thư điện tử đã giúp Cơng ty tiết kiệm được khoản tài chính lớn, đồng thời lại giữ
chân các khách hàng truyền thống khi mà cán bộ Cơng ty có thể trao đổi các thông tin
chủ yếu qua mail, đồng thời các dịch vụ hậu mãi cũng được thực hiện phần lớn thông
quan Internet.
Do đặc điểm của mặt hàng thủ công mỹ nghệ, công tác marketing của cơng
ty cũng có những nét khác biệt cơ bản. Bốn chữ P trong marketing truyền thống
(Product, Price, Place, Promotion) được cán bộ Công ty vận dụng một cách linh hoạt,
đặc biệt là vấn đề giá cả. Giá cả của sản phẩm thủ công mỹ nghệ không thể tính tốn
trên giá thành bởi đó khơng là một sản phẩm thơng thường mà là một sản phẩm mang
tính nghệ thuật, vậy nên việc định giá phải có một am hiểu sâu sắc về thị trường.


Trần Thị Nhạn

Lớp: QTKD Tổng hợp 48C


Chun đề thực tập

20

Nhìn chung, hoạt động marketing của Cơng ty được thực hiện tương đối tốt
dù khơng có phịng marketing riêng. Có được kết quả đó, phần lớn phụ thuộc vào nỗ
lực của các phịng ban, nhưng cũng khơng thể phủ nhận, truyền thống và thương hiệu
của công ty với bề dày 45 năm phát triển đã tạo nên những thành công như ngày hôm
nay.
1.2.7.4. Quản trị sản xuất
Artexport là một công ty chuyên về xuất nhập khẩu thủ cơng mỹ nghệ,
nguồn hàng chính là từ các làng nghề truyền thống, do đó, đặc điểm về quản trị sản
xuất tại đây có nhiều nét khác biệt so với các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa khác.
Trước hết, sản phẩm tồn kho ở Công ty là rất thấp, nguyên nhân là do quá trình kinh
doanh của Arteport vẫn diễn ra theo một chu trình tương đối cổ điển: khi nhận được
đơn hàng của khách hàng, Công ty mới liên hệ tới các làng nghề, các cơ sở sản xuất
để bắt tay vào sản xuất theo yêu cầu của đơn hàng, từ đó dẫn tới lượng hàng tồn của
Cơng ty là không đáng kể. Thứ hai, các xưởng sản xuất của Công ty (xưởng gốm,
xưởng thêu, xưởng gỗ) cũng mới sản xuất ở quy mô nhỏ nên lượng thành phẩm tồn
kho chỉ ở con số khiêm tốn. Từ hai đặc điểm trên dẫn đến hoạt động quản trị sản xuất
của Công ty gặp nhiều khó khăn khi có đơn hàng lớn. Mặt khác, do khơng chủ động
trong q trình sản xuất nên các nhà quản trị khó có thể kiểm sốt được chất lượng
sản phẩm. Khâu kiểm tra cuối cùng không thể phản ánh hết được chất lượng sản
phẩm, và điều tất yếu là làm giảm sự cạnh tranh của sản phẩm khi mà Công ty phải

đối mặt với nhiều đối thủ mới.
Cũng xuất phát từ tính độc đáo riêng biệt của sản phẩm thủ công mỹ nghệ
nên hoạt động sản xuất tại Công ty là sản xuất theo kiểu đơn chiếc chứ khơng là sản
xuất đại trà, điều này địi hỏi cán bộ quản trị phải có kiến thức tổng qt về nhiều loại
sản phẩm, đồng thời phải có thơng tin cơ bản về thị trường thì hoạt động sản xuất
mới có thể diễn ra liên tục nhưng vẫn đảm bảo sản xuất theo đúng nhu cầu của thị
trường, hạn chế lượng sản phẩm tồn kho và sản phẩm lỗi mốt.
Mặt khác, vấn đề nguyên vật liệu đầu vào cũng là một vấn đề địi hỏi phải
có sự cải tiến thích hợp trong quản trị sản xuất. Nguyên liệu đa dạng, nhiều loại có
tính thời vụ và địa phương nên đảm bảo đúng và đủ về nguyên vật liệu là rất quan
trọng, do sản xuất đơn chiếc, mỗi công nhân chỉ chuyên về một loại sản phẩm cho
nên nếu không đủ nguyên vật liệu, hoạt động sản xuất sẽ không được diễn ra một
cách liên tục, ảnh hưởng tới tiến độ giao hàng. Cải thiện tình hình này, Cơng ty đã xây

Trần Thị Nhạn

Lớp: QTKD Tổng hợp 48C


Chuyên đề thực tập

21

dựng hai kho hàng tại Thanh Lân – Hà Nội và Hải Phòng, kho hàng này là nơi chứa hàng
chuẩn bị xuất đi và cũng là nơi chứa nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất.
Trong quá trình sản xuất, cán bộ quản trị phải đảm bảo hàng được thực hiện
theo đúng mẫu thiết kế, công việc này tưởng như rất đơn giản nhưng thực chất là rất
phức tạp. Như sản phẩm sơn mài chẳng hạn, tranh sơn mài địi hỏi phải có sự tỉ mỉ và
chính xác từng cen – ti – met, tuy nhiên, khi quan sát bằng mắt thường, trong tổng thể
một bức tranh với kích cỡ 1m*1m thì phát hiện ra điều đó là khơng hề đơn giản.

Khi sản phẩm được đóng hàng vào container thì hoạt động sản xuất là hồn
thành. Giai đoạn kiểm tra thành phẩm trước khi xuất đi có sự tham gia của cán bộ
quản trị sản xuất, cán bộ quản trị chất lượng, khi đó, nếu xảy ra bất kì vấn đề nào về
chất lượng thì cán bộ quản trị sản xuất sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.
1.2.7.5. Quản trị tài chính
Hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nên nhu cầu về nguồn ngoại tệ rất
lớn, đồng thời vấn đề dự báo giá cả ngoại tệ trên thị trường cũng là một vấn đề không
nhỏ đối với cơng tác tài chính của Artexport. Từ khi vận hành theo hình thức cơng ty
cổ phần, mỗi phịng ban trong cơng ty thực hiện chế độ hạch tốn riêng để đảm bảo
khả năng cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập, từ đó nảy sinh vấn đề đảm bảo đủ nguồn
tài chính cho các hợp đồng ở tất cả các phòng ban. Hiện tại, Artexport thực hiện theo
cơ chế, khi có đơn hàng, mỗi đơn vị sẽ tự tổ chức sản xuất, liên hệ nhà cung cấp và
được tạm ứng tùy theo đơn hàng, sau đó khi kết thúc hợp đồng, đơn vị đó hạch tốn
với phịng Tài chính – Kế toán theo nguyên tắc: trả đủ khoản tạm ứng có bao gồm cả
lãi, trả phần lãi tỉ lệ theo quy định của cơng ty để có duy trì hoạt động của cơng ty,
sau đó lợi nhuận cịn lại chính là nguồn tài chính để duy trì hoạt động của chính đơn
vị đó. Do u cầu khách quan như vậy, nên Artexport đang trong quá trình thành lập
một tổ chức tài chính tín dụng riêng để đảm bảo nguồn cung vốn cho hoạt động của
tồn bộ Cơng ty.
Như vậy, hoạt động tài chính khơng chỉ diễn ra ở phịng Tài chính – Kế
tốn mà tất cả các phịng ban đều phải quản trị nguồn tài chính của riêng mình. Theo
như quy trình ln chuyển dịng tài chính như miêu tả ở trên, lương và thưởng của
từng cán bộ công nhân viên trong các phòng nghiệp vụ (các phòng xuất nhập khẩu)
phụ thuộc hoàn toàn vào kết quả hoạt động kinh doanh của phịng ban mình. Đây là
xu thế mới trong quản trị tài chính hiện đại (có thể hiểu một cách đơn giản là làm bao
nhiêu thì hưởng bấy nhiêu), đó là một động lực thúc đẩy rất quan trọng để cán bộ
công nhân viên cố gắng nỗ lực làm việc.

Trần Thị Nhạn


Lớp: QTKD Tổng hợp 48C


Chuyên đề thực tập

22

Hoạt động quản trị tài chính tại Artexport là nhiệm vụ của ban lãnh đạo
cơng ty, phịng Tài chính – Kế Tốn và các trưởng phịng xuất nhập khẩu. Ban lãnh
đạo cơng ty và phịng Tài chính – Kế tốn chịu trách nhiệm quản lý tài chính tồn
cơng ty, các trưởng phịng xuất nhập khẩu quản lý tài chính của phịng ban mình. Do
đó, khơng có sự trùng lắp trong cơng tác quản trị tài chính tại Công ty.
1.3. Kết quả hoạt động của Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Arteport
1.3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng1.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Artexport giai đoạn 2006 – 2008
Đơn vị: Việt Nam Đồng
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

14
15
16

Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Doanh thu từ bán hàng và CCDV
583.571.043.808 646.061.649.821 530.110.254.179
Doanh thu thuần
583.571.043.808 646.061.649.821 530.110.254.179
Giá vốn hàng bán
540.579.476.882 588.531.633.461 468.697.294.942
Lợi nhuận gộp
42.991.569.926
57.530.016.360 61.403.959.237
Doanh thu hoạt động tài chính
7.619.954.304
8.195.098.446 14.145.606.286
Chi phí hoạt động tài chính
13.091.464.724
15.783.633.015 19.593.225.841
Chi phí bán hàng
24.288.182.376
38.563.739.046 34.510.888.466
Chi phí quản lí doanh nghiệp
6.359.532.4836
9.512.901.818
8.358.302.911

Lợi nhuận thuần từ HĐKD
6.872.344.647
1.864.840.927 13.087.148.305
Thu nhập khác
407.146.850
1.412.217.655
1.759.348.672
Chi phí khác
116.766.494
28.899.802.868
2.553.506.947
Lợi nhuận khác
290.380.356 (27.487.585.213)
(794.118.257)
Tổng lợi nhuận trước thuế
7.162.725.003 (25.622.744.268) 12.293.030.030
Thuế TNDN hiện hành
17.657.084
1.847.904.986
CP thuế TNDN hoãn lại
435.506.504
Lợi nhuận sau thuế
7.612.725.003 (25.640.401.370) 10.880.631.548
Nguồn: Báo cáo tài chính 2007, 2008 – Công ty cổ phần xuất nhập khẩu
thủ công mỹ nghệ - Artexport
Từ số liệu trong bảng tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh của Artexport
giai đoạn 2006 – 2008, có thể nhận thấy hoạt động của Cơng ty đang trong giai đoạn
gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, năm 2007, lợi nhuận của Công ty đạt con số âm
25.640.401.370 đồng. Tuy nhiên, nếu so sánh giữa tổng doanh thu và lợi nhuận,
chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy khơng có tính tương quan thuận chiều: năm 2007

là năm có tổng doanh thu cao nhất trong 3 năm, nhưng lại có lợi nhuận âm (tổng
doanh thu là 646.061.649.821, lợi nhuận đạt (25.640.401.370); năm 2008 là năm có
tổng doanh thu thấp nhất trong 3 năm lại là năm có lợi nhuận cao nhất trong 3 năm
(tổng doanh thu là 530.110.254.179, lợi nhuận đạt 10.880.631.548). Nguyên nhân của

Trần Thị Nhạn

Lớp: QTKD Tổng hợp 48C


23

Chuyên đề thực tập

số lợi nhuận âm năm 2007 là do giá vốn hàng bán tăng cao một cách bất thường,
chiếm 91,1% tổng doanh thu (588.531.633.461 đồng), từ đó đẩy kết quả kinh doanh
của công ty đi xuống.
Khi đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm gần
đây, có một thực tế là năm 2007, khi nền kinh tế nước ta có được những thành tựu tăng
trưởng đáng kể thì Artexport lại đạt mức tăng trưởng âm, đây là một vấn đề đáng lưu tâm
trong q trình xây dựng và phát triển cơng ty, bởi ngun nhân dẫn đến tình trạng này có
thể có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan, nhưng nó cũng thể hiện trình độ quản lý của
đội ngũ lãnh đạo Cơng ty cịn yếu, chưa phù hợp theo nền kinh tế thị trường, hội nhập sâu và
rộng vào nền kinh tế thế giới. Đây cũng là một bài học để các nhà quản trị Công ty đúc kết
kinh nghiệm, tránh những sai sót về sau.
Qua năm 2007 nền kinh tế thế giới bước vào một cuộc khủng hoảng kéo
theo đó là sự sụp đổ của một loạt ngân hàng lớn và vô số các doanh nghiệp trên thế
giới, hoạt động kinh doanh của Artexport cũng gặp nhiều khó khăn khi tổng doanh
thu giảm xuống mức thấp nhất trong 3 năm, nhưng do đúc kết được kinh nghiệm từ
năm 2007, năm 2008, Cơng ty đã có mức lợi nhuận là 10.880.631.548 đồng, vượt qua

cả năm 2006 (7.612.725.003 đồng).
Hình 1.2: Biểu đồ tăng trưởng Artexport giai đoạn 2004 – 2008:
Đơn vị: tỷ đồng
700
600
500
400
300
200
100
0

Năm
2004

Năm
2005

Năm
2006

Năm
2007

Năm
2008

Nguồn: Phịng Tổ chức – Hành chính _ Cơng ty xuất nhập khẩu thủ công
mỹ nghệ - Artexport
1.3.2. Những kết quả khác

1.3.2.1. Thu nhập của người lao động

Trần Thị Nhạn

Lớp: QTKD Tổng hợp 48C


24

Chuyên đề thực tập

Là một công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ,
Artexport quy tụ được nhiều nhân lực có trình độ trong lĩnh vực ngoại thương. Nguồn lao
động này là một tài sản rất có giá trị của Cơng ty trong xu thế cạnh tranh gay gắt để thu hút
nguồn lao động có tay nghề như hiện nay. Do đó, để giữ chân và phát triển lực lượng lao
động này, Artexport đã có nhiều chính sách bồi dưỡng và phát triển trình độ người lao động,
đồng thời chính sách lương thưởng cũng ln được chú trọng để tạo ra sự khuyến khích đối
với người lao động. Thu nhập của người lao động được cải thiện, từ đó người lao động mới
chuyên tâm cống hiến cho công ty.
Nếu so sánh với mức lương trên thị trường hiện nay, mức thu nhập bình
quân người/tháng của Artexport chưa phải là cao, tuy nhiên đây cũng là một mức
lương tương đối với người lao động ở một doanh nghiệp nhà nước mới chuyển sang
mơ hình cơng ty cổ phần. Bảng số liệu và biểu đồ cho ta thấy rõ sự tăng trưởng trong
vấn đề tiền lương cho người lao động.
Bảng1.4: Thu nhập bình quân của người lao động giai đoạn 2004 – 2008
Đơn vị: Triệu đồng/tháng
Năm
2004
2005
2006

2007
2008
Thu nhập
2.2
2.4
2.7
2.7
3.1
Nguồn: Phịng Tổ chức – hành chính _ Cơng ty xuất nhập khẩu thủ cơng mỹ nghệ - Artexport
Hình 1.3:Biểu đồ tăng trưởng thu nhập bình quân người/tháng
Đơn vị: Triệu đồng/tháng
3.5
3
2.5
2
1.5
1
0.5
0
Năm
2004

Năm
2005

Năm
2006

Năm
2007


Năm
2008

Nguồn: Phịng Tổ chức – hành chính _ Cơng ty xuất nhập khẩu thủ công
mỹ nghệ - Artexport
1.3.2.2. Kết quả hoạt động tài chính
Bảng1.5: Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản giai đoạn 2006 – 2008
Chỉ tiêu

Trần Thị Nhạn

Đơn vị

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Lớp: QTKD Tổng hợp 48C


Chuyên đề thực tập

25

1. Cơ cấu tài sản
- Tài sản NH/ Tổng TS
%

80.14
75.95
52.37
- Tài sản DH/ Tổng TS
%
19.86
24.05
47.63
2. Cơ cấu nguồn vốn
- Nợ phải trả/ Tổng NV
%
77.71
77.83
67.86
- NV CSH/ Tổng TS
%
22.29
22.17
32.14
3. Khả năng thanh toán
- Khả năng TT nhanh
Lần
1.10
0.16
0.054
- Khả năng TT hiện hành
Lần
1.29
1.28
1.47

4. Tỷ suất lợi nhuận
- TSLN sau thuế/ Tổng TS
%
2.72
N/A
4.166
- TSLN sau thuế/ Tổng DT
%
1.22
N/A
2.05
- TSLN sau thuế/ NV CSH
%
12.22
N/A
12.96
Nguồn: Báo cáo tài chính 2007, 2008 _ Công ty xuất nhập khẩu thủ công
mỹ nghệ - Artexport
Cơ cấu tài sản của Artexport từ năm 2006 đến năm 2008 có sự dịch chuyển
từ tài sản ngắn hạn sang tài sản dài hạn. Cụ thể, tỷ trọng tài sản dài hạn năm 2006 là
19,86, đến năm 2007 là 47,53%. Điều này được lý giải do Artexport đã đưa vào khai
thác và sử dụng một số tòa nhà cao tầng thuộc sở hữu của công ty để cho thuê làm
văn phịng.
Hệ số nợ của Cơng ty năm 2006 là 77,71%, năm 2007 là 77,83%, sang năm
2008 là 67,86%, có sự giảm dần từ năm 2006 đến năm 2008. Tuy nhiên, hệ số nợ của
Công ty là khá cao so với trung bình của ngành thương mại dịch vụ (khoảng 50% –
60%). Điều này, chứng tỏ Công ty phụ thuộc vào các khoản nợ vay. Hiện tại, Cơng ty
có khoản nợ vay trung dài hạn rất lớn và Cơng ty có kế hoạch trả nợ đến tận năm
2012.
Khả năng thanh toán nhanh của Công ty 3 năm đều nhỏ hơn 1%, khả năng

thanh toán hiện hành 3 năm đều nhỏ hơn 1,5%, nếu đem so sánh trung bình ngành
thương mại dịch vụ tương ứng là 1,2% - 1,5% và 2,3% - 2,5% thì ta có thể thấy khả
năng thanh tốn của Công ty rất thấp.
Năm 2007, Arexport đã bị lỗ nên khơng thể tính được các tỷ suất sinh lời.
So với trung bình ngành thì tỷ suất sinh lời của Cơng ty trong năm 2006 và 2008 ở
mức trung bình.
PHẦN 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU ĐÁ
XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU THỦ CÔNG
MỸ NGHỆ ARTEXPORT

Trần Thị Nhạn

Lớp: QTKD Tổng hợp 48C


×