Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Thử nghiệm nuôi kết hợp tôm thẻ chân trắng (litopenaeus vannamei) với hàu (crassostrea rivularis) ở các mật độ khác nhau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (554.92 KB, 41 trang )

PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Giới thiệu
Việt Nam là nước nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nên thuận lợi cho việc
sản xuất cũng như ương nuôi các đối tượng thủy sản. Hiện nay, việc nuôi trồng
thủy sản ở nước ta rất phát triển đặc biệt ở vùng nước lợ, mặn thì con tôm đang
được chú ý và nuôi nhiều nhất với các hình thức nuôi bán thâm canh đến thâm
canh. Bên cạnh đó là nguồn chất thải của tôm đã làm cho môi trường nước bị ô
nhiễm ngày càng nghiêm trọng và lây lan dịch bệnh dẫn đến tôm chết hàng loạt
1995 (Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2009). Song song đó thì vấn đề
môi trường đang được đặt ra là làm giảm thiểu nguồn chất thải trong ao nuôi
cũng như thải ra ngoài môi trường không ảnh hưởng đến khu hệ sinh thái tự
nhiên.
Hàu là một trong những loài động vật thân mềm có giá trị kinh tế, là loài có tính
ăn lọc phiêu sinh thực vật chủ yếu tảo đơn bào và chất vẩn mùn bã hữu cơ
(Nguyễn Chính, 2007). Do hàu có khả năng lọc sinh học nên đã góp phần xử lý
làm sạch các chất hữu cơ hạn chế ô nhiểm môi trường (Lê Minh Viễn, 2005).
Dựa vào đặc tính tự nhiên đó chúng ta có thể phát triển mô hình nuôi kết hợp đối
tượng này vào ao nuôi tôm nên đề tài: “Thử nghiệm nuôi kết hợp tôm thẻ
chân trắng (Litopenaeus vannamei) với hàu (Crassostrea rivularis) ở các mật
độ khác nhau” được thực hiện tại Trại Thực Nghiệm – Bộ môn kỹ thuật nuôi
Hải Sản – Khoa Thủy Sản – Trường Đại Học Cần Thơ là rất cần thiết nhằm góp
phần khắc phục và giảm thiểu vấn đề trên.
1.2. Mục tiêu của đề tài
Nuôi kết hợp hàu với tôm thẻ chân trắng trong mô hình thâm canh nhằm đánh
giá khả năng cải thiện nước ao nuôi, giảm ô nhiễm môi trường.
1.3. Nội dung của đề tài
Thử nghiệm nuôi kết hợp hàu ở các mật độ khác nhau với tôm thẻ chân trắng.
1.4. Thời gian thực hiện đề tài
Từ tháng 06/2009 đến tháng 10/2009.
1
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU


2.1. Tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931)
2.1.1. Phân loại
Ngành: Arthropoda
Ngành phụ: Crustacae
Lớp: Malacostraca
Lớp phụ: Eumalacostraca
Bộ: Decapoda
Họ: Penaeidae
Giống: Penaeus
Loài: Litopenaeus vannamei
Hình 2.1. Tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)
Tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931): có chủy hơi cong xuống,
có 7 – 10 răng trên chủy và 2 – 4 răng dưới chủy. Cơ thể có màu trắng, chân màu
trắng hay hơi nhạt. Tôm này rất khó phân biệt với loài tôm xanh (P.
styliferostris), cả hai loài này phân bố địa lý giống nhau, nhưng tôm chân trắng
phân bố sâu hơn. Con đực có chiều dài lớn nhất là 187mm và con cái là 230mm
(Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2009).
2
2.1.2. Đặc điểm sinh học
2.1.2.1. Phân bố
Hầu hết các loài tôm kinh tế quan trọng thuộc giống Penaeus có giai đoạn trưởng
thành ở vùng biển khơi (không sâu quá 180m) và giai đoạn con giống ở vùng ven
bờ. Tôm chân trắng phân bố ở vùng ven bờ Đông Thái Bình Dương: từ Bắc
Mexico đến Peru. Trưởng thành sống ở biển, con giống ở cửa sông (Bailey-
Brock và Moss, 1992; Jory và Cabrera, 2003, trích bởi Trần Ngọc Hải và
Nguyễn Thanh Phương, 2009). Hiện nay do việc di nhập giống nên tôm chân
trắng đã được phân bố khá rộng trên thế giới như Trung Quốc, Thái Lan,
Philippines, Indonesia, Malaysia và Việt Nam,…
2.1.2.2. Môi trường sống
Ở vùng biển tự nhiên chúng sống ở nền đáy bùn và ở độ sâu từ 0 – 72m, pH từ

7,7 – 8,3, độ mặn thích hợp 10 - 40‰ và có thể sống ở phạm vi 5 – 50‰, nhiệt
độ thích hợp 25 – 32
o
C tuy nhiên có thể sống ở nhiệt độ 12 – 28
o
C. Tôm chân
trắng có thể thích nghi tốt với sự thay đổi đột ngột của môi trường sống, lên khỏi
mặt nước khá lâu vẫn không chết (Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư, 2004).
2.1.2.3. Dinh dưỡng
Nhu cầu dinh dưỡng của tôm đã được nghiên cứu ngày càng chuyên sâu và chi
tiết để tạo thức ăn thích hợp và đáp ứng cho từng giai đoạn. Tôm chân trắng là
loài ăn tạp thiên về động vật giống như các loài tôm khác, tuy nhiên hàm lượng
đạm cần thiết cho tôm 30% cỡ tôm 0,03g/con (Colvin và Bran,1977), không quá
cao so với tôm sú 40 – 45% đạm cở 0,5g/con (Lee, 1971) và tôm he Nhật Bản 52
– 57% đạm cở 4,2g/con (Deshimaru và Yone, 1978, trích bởi Trần Ngọc Hải và
Nguyễn Thanh Phương, 2009).
2.1.2.4. Sinh trưởng
Tôm chân trắng có tốc độ tăng trưởng nhanh, lớn nhanh hơn tôm sú ở giai đoạn
đầu (<20g tăng 3g/tuần). Mặc dù tôm sẽ tiếp tục tăng trưởng vượt quá 20g,
nhưng tốc độ tăng trưởng của nó có thể tăng 1g trọng lượng /tuần (Wyban và
Sweeny, 1991, trích http: //www.fao.org/docrep/007/ad505e/ad505e03.htm cập
nhật ngày 10.12.09). Dưới điều kiện trong ao đất ở Châu Á, tốc độ tăng trưởng
tiêu biểu của tôm chân trắng 1,0 – 1,5g / tuần (tỷ lệ sống 80 – 90%) là phổ biến
trong hệ thống ao nuôi mật độ cao (60 – 150 /m
2
) đang được sử dụng ở Thái Lan
và Indonesia. Ngược lại, sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm sú bị suy giảm
như gần đây 1 – 1,2g trọng lượng /tuần, 45 – 55% tại Thái Lan (Chamberlain,
2003, trích http: //www.fao.org/docrep/007/ad505e/ad505e03.htm cập nhật ngày
10.12.09). Trong điều kiện sinh thái tự nhiên, nhiệt độ nước 30 – 32

o
C, độ mặn
3
20 - 40‰ từ tôm bột đến thu hoạch khoảng 180 ngày (Thái Bá Hồ và Ngô Trọng
Lư, 2004).
2.1.2.5. Sinh sản
Tôm chân trắng có thelycum hở, tôm thành thục sớm, phân bố tự nhiên đều bắt
được tôm mẹ ôm trứng, con cái có khối lượng 30 – 35g, sức sinh sản 100.000 –
250.000 trứng, trứng có đường kính 0.22mm (Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư,
2004).
2.1.3. Tình hình nuôi
2.1.3.1. Trên Thế Giới
Từ năm 1995, nghề nuôi tôm trên thế giới tăng trưởng chậm lại do dịch bệnh
virus xảy ra trên toàn cầu. Tuy nhiên, sản lượng vẫn tăng do nhiều công nghệ
mới đã được áp dụng. Năm 2002, toàn cầu nuôi trồng thuỷ sản đạt 39.800.000
tấn với trị giá 53.800 triệu USD (trích http:
//www.fao.org/docrep/007/ad505e/ad505e03.htm cập nhật ngày 10.12.09). Châu
Á là nơi nuôi tôm chủ yếu, chiếm 84% tôm nuôi mỗi năm. Theo FAO (2000) thì
sản lượng tôm sú cao nhất chiếm 50 – 60% tổng sản lượng tôm nuôi thế giới, kế
đến tôm chân trắng. Tôm chân trắng được nuôi chủ yếu ở các nước Nam Mỹ
như: Equado, Mehico, Panama,… (trích Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh
Phương, 2009).
Nhưng từ năm 1995 đến nay, tôm chân trắng đã được di nhập và nuôi ở nhiều
quốc gia và lục địa Châu Á như Đài Loan (1995), Philipines (1997), Trung Quốc
và Thái Lan (1998), Việt Nam (2000), Indonesia, Malaysia và Ấn Độ (2001)
(Briggs et al., 2005, trích Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2009).
Đến nay, tôm chân trắng đã trở thành đối tượng nuôi phổ biến ở các quốc gia
này, đặc biệt là Trung Quốc và Thái Lan. Tổng sản lượng tôm chân trắng tăng
lên nhanh chóng đạt 1.340.000 tấn năm 2004 và 2.200.000 tấn năm 2007, đứng
đầu sản lượng tôm nuôi thế giới. Trong khi đó sản lượng tôm sú trên thế giới có

xu hướng giảm xuống trong thời gian gần đây, đạt 600.000 tấn năm 2007 (FAO,
2009) (trích Trần Ngọc Hải, 2009).
Cùng với sự gia tăng nhanh về sản lượng tôm nuôi thì nghề nuôi cũng phát triển
đa dạng từ hình thức quảng canh đến bán thâm canh, thâm canh và siêu thâm
canh, có thể đến 300 – 400 con/m
2
(Jory và Cabrera, 2003 và Briggs et al., 2005,
trích Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2009).
Nhằm phát triển nghề nuôi tôm thế giới theo hướng thân thiện với môi trường,
nhiều tổ chức đã nỗ lực phát triển các mô hình nuôi cũng như quản lý tổng hợp
đối với nghề nuôi tôm như thực hành nuôi tốt (GAP – good aquaculture
4
practice), thực hành quản lý tốt hơn (BMP – best management practice), nuôi an
toàn sinh học (Bio-security shrimp culture), nuôi tôm có trách nhiệm
(responsible shrip farming), nuôi kết hợp (integrated culture), nuôi sinh thái
(organic culture) (Chopin et al., 2001; William, 2002; Boyd, 2003; World
Bank/Ministry of Fishheries, 2006; FAO-NACA-UNEP-WB-WWF, 2006; DPI,
2006 trích Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2009).
Nuôi kết hợp tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei), Hàu Thái bình dương
(Crassostrea gigas) và nghêu đen (Chione fluctifraga) trong ao ở Sorona,
Mexico.
Tôm được nuôi trong hai vụ và động vật thân mềm chỉ nuôi một vụ với 2 mật độ
hàu (10 và 16 con/m2), 2 mật độ nghêu (8 và 10 con/m2) và 1 mật độ tôm (30
con/m2). Kết quả cho thấy hàm lượng TAN và chlorophyll-a thấp đáng kể trong
ao ở mật độ nghêu, hàu cao nhất. Trong vụ 1, sau 19 tuần thả nuôi PL-10 (0,002
g), tôm đạt 12,6-14,88 g. Tỷ lệ sống của tôm 48,3-63,1 % và năng suất 1.866-
2.665 kg/ha. Trong vụ 2, trọng lượng, tỷ lệ sống và năng suất của tôm cao hơn so
với vụ 1 và tương ứng là 12,23-13,26 g; 61,9-67,3 % và 2.271-2.677 kg/ha.
Trọng lượng trung bình của hàu sau 6 tháng nuôi 40,2-50,1 g, tuy nhiên tỷ lệ
sống thấp 10,7-16,2 % và năng suất chỉ đạt 746-1.014 kg/ha. Tốc độ phát triển

của nghêu đen 13,3-14 g (trong cùng thời gian tương tự) với tỷ lệ sống 45,5-50,2
% và năng suất 617-793 kg/ha. Kết quả cho thấy, mô hình nuôi kết hợp 3 loài
thủy sản trên mang tính khả thi cao và các loài động vật thân mềm không gây bất
lợi cũng như không ảnh hưởng đến năng suất tôm nuôi. Tỷ lệ sống và năng suất
của nghêu cho thấy rất triển vọng trong mô hình này tuy nhiên hàu thì ngược lại.
2.1.3.2. Ở Việt Nam
Từ năm 2000 nước ta đã nhập tôm chân trắng vào nuôi khảo nghiệm, đến nay đã
mở rộng và được nuôi thương phẩm ở một số địa phương như Quãng Ninh, Hà
Tĩnh, Phú Yên, Bạc Liêu, Cà Mau…
(http: //www.sonongnghiep.hochiminhcity.gov.vn/DetailNews.asp?ID=815, cập
nhật ngày 16.12.2009).
Tại công ty Duyên hải Bạc Liêu cũng đã nuôi tôm chân trắng sinh trưởng tốt và
đã cho sinh sản nhân tạo thành công vào ngày 6/4/2002. Và Công ty xuất khẩu
thủy sản Quảng Ninh 2 đã nuôi tôm chân trắng ở xã Tân An, huyện Yên Hưng
(Quảng Ninh) đạt 5.5 tấn/ha (08/2002) (Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư, 2004).
Đến cuối năm 2008, tổng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng (TCT) trên địa bàn
các tỉnh trong khu vực Duyên hải Nam Trung bộ được thống kê là 4.227 ha. Sau
9 tháng (tính đến tháng 9/2009), diện tích nuôi tôm TCT trong vùng đã tăng đến
9.131 ha, hơn gấp đôi. Khánh Hòa là địa phương có tốc độ tăng diện tích nuôi
5
tôm TCT nhanh đến… chóng mặt. Năm 2008, DT nuôi tôm TCT ở đây chỉ có
900 ha thì sang năm 2009 đã tăng đến 3.100 ha. Ở TP Đà Nẵng, con tôm TCT
cũng đã nhanh chóng chiếm lĩnh hầu hết diện tích nuôi. Nếu như năm 2008, trên
địa bàn Đà Nẵng còn có 120 ha nuôi tôm sú thì sang năm 2009 diện tích con tôm
sú chỉ còn 17 ha. Trong khi đó diện tích nuôi tôm TCT của năm 2008 chỉ có 25
ha đã tăng vụt đến 151 ha trong năm 2009. Và Bình Định là tỉnh có tốc độ tăng
diện tích nuôi tôm TCT thấp nhất trong vùng, năm 2008 có 223 ha, sang năm
2009 chỉ tăng nhẹ lên 374 ha.
( />tich-nuoi-tom-chan-trang-tang-chong-mat/3421537.epi cập nhật ngày 25.12.09)
Riêng Quảng Ngãi năm 2003, bắt đầu nuôi tôm thẻ chân trắng, diện tích 45ha.

Cho đến thời điểm này, toàn tỉnh có 461 ha nuôi tôm thẻ chân trắng, trong đó
khoảng 200 ha nuôi trên cát và 261 ha nuôi vùng triều.
( />VN/61/158/2/79/79/18334/Default.aspx cập nhật ngày 25.12.09).
Đầu năm 2005, Bộ Thuỷ sản (nay là Bộ NN - PTNT) đã đồng ý cho Sở Thuỷ sản
Ninh Thuận nuôi thử nghiệm tôm thẻ chân trắng ở một số vùng cho hiệu quả rất
tốt. Từ 0,5ha ban đầu nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát ở xã An Hải đến cuối năm
2007 diện tích nuôi tôm chân trắng trong toàn tỉnh đã lên tới 250ha/vụ
( />VN/61/158/45/45/45/6198/Default.aspx cập nhật ngày 25.12.09).
Mô hình nuôi tôm hùm lồng kết hợp với rong sụn, vẹm xanh và bào ngư
Để lọc hết thể tích lồng là 40 m
3
thì cần 25 kg vẹm xanh. Tổng lượng chất thải
Nitơ là 4,9 g/ngày. Như vậy, để hấp thu toàn bộ chất thải này thì cần 34 kg rong
sụn, tỷ lệ giữa tôm hùm: vẹm xanh: rong sụn là 2: 25:30 (theo trọng lượng).
Kết quả cho thấy giá trị yếu tố môi trường ở lồng nuôi ghép đều thấp hơn lồng
nuôi đơn thể hiện ở (Bảng 2.1).
Bảng 2.1. Hàm lượng NH
3
; NO
2
-
; NO
3
-
(mg/L) ở lồng nuôi ghép và nuôi đơn
(Nguyễn Hữu Khánh và Thái Ngọc chiến, 2005).
Các chỉ tiêu Lồng nuôi
Nuôi ghép Nuôi đơn
NH
3

-N (mg/L) 0,08-0,04 0,1-0,05
NO
2
-N (mg/L) 0,005-0,001 0,005-0,002
NO
3
-N (mg/L) 0,08-0,04 0,11-0,04

6
Nuôi tôm hùm kết hợp với cá chẽm, hải sâm, rong sụn và vẹm xanh
Nguyễn Thị Ngoan và ctv (2005), tỷ lệ thả ghép giữa tôm hùm hải sâm là 3: 1:
25: 14: 40 (theo trọng lượng), tổng lượng chất thải N của tôm hùm, cá chẽm,
vem xanh và hải sâm thải ra là 5,9 mg/L, hấp thụ hết lượng N này thì cần 40 kg
rong sụn. Từ mô hình này, giá trị các yếu tố môi trường nước ở lồng nuôi đơn
luôn cao hơn lồng nuôi ghép. Giá trị tổng chất rắn lơ lửng ở lồng nuôi ghép là
(7,5-7,3 mg/L), kế đó là điểm đối chứng (5,42-9,11 mg/L), cao nhất ở lồng nuôi
đơn (5,2-9,32 mg/L). BOD
3
cao nhất ở lồng nuôi đơn (1,1; 0,6 mg/L), đến lồng
nuôi ghép (1; 0,6 mg/L), thấp nhất ở điểm đối chứng (0,9; 0,7 mg/L).
Chlorophyll-a ở lồng nuôi ghép là (3,02-3,68 g/L), điểm đối chứng (1,09-2,32
g/L), nuôi đơn (3,82-5,05 g/L). Hàm lượng nitơ tổng số trong đáy lồng nuôi ghép
(0,049%), nuôi đơn (0,065%), điểm đối chứng (0,066%). Hàm lượng photpho
tổng số thấp nhất lồng nuôi ghép (0,022%), điểm đối chứng (0,024%), cao nhất ở
lồng nuôi đơn (0,026%). Như vậy, ta thấy được hiệu quả lọc nước của vẹm cũng
như là rong sụn góp phần làm cho chất lượng nước tốt và tăng thêm thu nhập từ
đối tượng nuôi ghép này.
2.2. Hàu cửa sông (Crassostrea rivularis,
Gould, 1864)
2.2.1. Phân loại

Ngành thân mềm: Mollussca
Lớp hai vỏ: Bivalvia
Bộ hàu: Ostreoida
Họ hàu: Ostreidae
Giống hàu: Crassostrea
Loài hàu cửa sông: Crassostrea rivularis
2.2.2. Đặc điểm sinh học
2.2.2.1. Phân bố
Hàu phân bố rộng trên toàn thế giới nhưng đa số tập trung ở vùng nhiệt đới và
cận nhiệt đới (Ngô Thị Thu Thảo và Trương Quốc Phú, 2009). Chúng là loài
rộng nhiệt, rộng muối, bám chồng lên nhau ở nền đáy, vách đá các cửa sông, khu
rừng ngập mặn, nơi có dòng chảy và thủy triều thường xuyên lên xuống, có
nhiều thực vật phù du làm thức ăn (Lê Minh Viễn và Phạm Cao Vinh, 2005)
7
Hình 2.2. Hình dạng ngoài của hàu cửa
sông nguyên con (Crassostrea rivularis)
2.2.2.2. Dinh dưỡng
Hàu là loài ăn lọc mạnh. Thức ăn chủ yếu là tảo kích thước nhỏ và mùn bã hữu
cơ. Nhờ ưu điểm này mà chúng là một trong những đối tượng chính được sử
dụng để lọc sinh học, giúp làm sạch môi trường ở các ao lắng chứa nước (Mai
Kim Thi, 2005). Khả năng lọc của hàu phụ thuộc vào thủy triều, lượng thức ăn,
nhiệt độ, nồng độ muối (Ngô Thị Thu Thảo và Trương Quốc Phú, 2009).
2.2.2.3. Sinh trưởng
Nhiệt độ là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của hàu. Ở
vùng nhiệt đới nhiệt độ ấm áp nên tốc độ sinh trưởng của hàu rất nhanh và quá
trình sinh trưởng diễn ra quanh năm. Ở vùng ôn đới quá trình sinh trưởng chỉ
diễn ra trong mùa xuân-hè, mùa thu – đông hàu gần như không sinh trưởng. Sự
sinh trưởng của hàu còn phụ thuộc vào mật độ, ở Venezuela hàu trong các đầm
nước lợ thì chậm lớn vì mật độ quá cao nhưng trong điều kiện nuôi thì chúng đạt
6cm trong vòng không đầy 6 tháng. Tốc độ sinh trưởng của hàu cũng khác nhau

tùy theo loài và vùng phân bố do điều kiện môi trường nước của từng vùng khác
nhau và do đặc tính riêng của từng loài (yếu tố di truyền). Một đặc điểm nổi bật
của hàu vùng nhiệt đới là sinh trưởng rất nhanh trong 6-12 tháng đầu tiên sau đó
chậm dần (Ngô Thị Thu Thảo và Trương Quốc Phú, 2009).
2.2.2.4. Sinh sản
Ở hàu có hiện tượng thay đổi giới tính. Một cá thể có khi mang tính đực có khi
mang tính cái, đôi khi lưỡng tính. Tỷ lệ lưỡng tính thường thấp (1 – 2%). Tùy
theo loài mà hình thức sinh sản khác nhau, có loài đẻ trứng có loài đẻ con. Ấu
trùng bơi lội trong nước sau đó bám vào giá thể và sống suốt đời trên giá thể đó.
Ở vùng nhiệt đới sau một năm thì hàu đã thành thục và tham gia sinh sản. Hàu
sinh sản quanh năm nhưng tập trung từ tháng 4-6 hàng năm. Mùa vụ sinh sản ở
vùng nhiệt đới thường ít tập trung và kéo dài hơn so với vùng ôn đới (Ngô Thị
Thu Thảo và Trương Quốc Phú, 2009). Theo Ngô Anh Tuấn và ctv, (2005) cũng
cho rằng hàu sinh sản nhiều lần trong năm và quá trình phát triển tuyến sinh dục
của hàu được chia làm 5 giai đoạn.
2.2.3. Tình hình nuôi
2.2.3.1. Trên thế giới
Hàu là loài động vật thân mềm hai mảnh vỏ có giá trị kinh tế và dinh dưỡng cao,
thịt hàu có 57% protein, 7 – 11% lipit, 19 – 30% gluxit, ngoài ra còn chứa nhiều
vitamin A, B1, B2, D và E (Ngô Anh Tuấn và ctv, 2005) nên nhìn theo phạm vi
toàn cầu thì nghề nuôi động vật thân mềm biển ngày càng được các nước coi
trọng. Năm 2000, động vật nhuyển thể chiếm 11% tổng sản lượng thủy sản thế
8
giới, trong đó sản lượng nuôi chiếm 30% tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản thế
giới. Sản lượng nhuyển thể (đánh bắt và nuôi trồng) tăng nhanh chóng trong 5
thập kỷ qua, từ 1,1 triệu tấn năm 1950 đến 14,9 triệu tấn năm 2000. Sự tăng
trưởng này chủ yếu là do tăng sản lượng nuôi trồng và đặc biệt rất nhanh ở thập
kỷ 90’s. Sản lượng nuôi nhuyển thể tăng từ 3.6 triệu tấn năm 1990 lên 10,7 triệu
tấn năm 2000 với tỷ lệ tăng trưởng trung bìnhlà 11,5%/ năm. Năm 2000, nuôi
nhuyển thể chiếm 71,9% tổng sản lượng nhuyển thể trên thế giới (Nguyễn Thị

Xuân Thu, 2003). Hiện nay, nuôi động vật thân mềm trên thế giới chủ yếu là ở
Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc. Sản lượng chiếm 72% sản lượng thế giới và
95% sản lượng khu vực Châu Á. Và một số nước có truyền thống nuôi hàu như
Triều Tiên, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia, Philippines, Australia,
Pháp, Nauy, Mỹ, Canada, Mexico, Brazil, Nam Phi (Nguyễn Kim Độ, 1999).
Với nhiều hình thức nuôi đa dạng như nuôi đáy, nuôi cọc, nuôi giàn, nuôi bè,
(Ngô Thị Thu Thảo và ctv, 2009). Hiện nay, hầu như các nước đều nuôi hàu theo
hình thức nuôi treo do người Nhật phát minh và hoàn thiện là chủ yếu. Nguồn
cung cấp con giống có ý nghĩa quyết định tới thành công của nghề nuôi hàu. Các
nước dẫn đầu về nuôi hàu hiện nay đều đồng thời áp dụng cả 2 phương thức :
Thu gom con giống tự nhiên và sản xuất con giống nhân tạo. Trước đây việc thu
gom con giống tự nhiên là chính (sử dụng cọc, dây thừng và các máy thu con
giống), gần đây nguồn lợi tự nhiên cạn kiệt, nên nhiều nước chủ động sản xuất
con giống nhân tạo không chỉ để đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu
cho các nước. Nhìn chung nếu sản xuất nhân tạo thì khi hàu con đạt tới 3 mm là
được bán. Sau đó phải ương tiếp trong ao, bể xây tới kích thước 3 cm. Khi hàu
giống có kích thước 3 cm mới được đem vào các giá thể (vật bám), các lồng để
nuôi treo cho tới kích thước thương phẩm 7, 8, 9cm. Hàu lớn nhanh (thường chu
kỳ nuôi chỉ 1 năm), thức ăn từ tự nhiên, các thiết bị nuôi treo không phức tạp,
không đắt tiền, chăm sóc và quản lý không phức tạp như nuôi các loài khác nên
hiệu quả nuôi hàu rất cao. Đây cũng là một trong các nguyên nhân khiến cho
nuôi hàu phát triển rất nhanh và đạt sản lượng lớn chỉ sau thời gian ngắn. Nuôi
hàu được coi là biện pháp hữu hiệu để đảm bảo an ninh thực phẩm cho nhiều
quốc gia.
(http: //www.vietlinh.com.vn/dbase/VLTECHShowContent.asp?ID=389 cập
nhật ngày 24/6/2009).
Bên cạnh đó còn biết kết hợp nuôi với các loài thủy sản khác như tại Philippines,
trong chương trình Nuôi trồng thủy sản thân thiện với rừng đước (Mangrove
friendly aquaculture program) người ta nuôi loài thân mềm hai vỏ Sonneratia sp.
để giảm hiệu ứng có hại từ môi trường nuôi tôm. Các nhà nghiên cứu Brazil đã

nuôi hàu Crassostrea rhizophorae cho bám lên các tấm giá thể đặt ở cửa cống
9
đầm nuôi tôm chân trắng. Mỗi tấm có 500 hàu, ba tấm đặt liền nhau như dát
giường. Kết quả là chất lượng nước đã được cải thiện qua việc kiểm tra các hàm
lượng dinh dưỡng như nitơ và phốtpho. Sau năm tháng, hàu đạt chiều dài 3,3cm,
chiều ngang 2,16cm. Việc kết hợp nuôi hàu với nuôi tôm đã tận dụng được lao
động nhàn rỗi, tăng thêm thu nhập phụ và góp phần cải thiện được đời sống cộng
đồng (
u-xu-ly-moi-truong.aspx cập nhật ngày 10.12.2009).
2.2.3.2. Ở Việt Nam
Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới, trải dài 3.260km theo dạng chữ S từ Móng
Cái đến Hà Tiên. Việt Nam rất giàu nguồn lợi thủy sản, trong đó có nguồn lợi
động vật thân mềm. Theo thống kê, thủy vực Việt nam có trên 2.500 loài động
vật thân mềm cơ bản trong đó có nhóm hai mảnh vỏ đó là hàu. Ở vùng biển nước
ta có 11 loài hàu. Trong đó có những loài có giá trị lớn như hàu cửa sông (O.
rivularis), hàu ống (O. giga), hàu sú (O. cucullata), hàu lá (O. denselamellosa),
hàu đá (O. glomerata)…(Nguyễn Kim Độ, 1999). Hàu cửa sông (O. rivularis) là
đối tượng được nuôi đầu tiên tại Việt nam trên hệ thống sông Bạch Đằng, Quảng
Yên dưới sự giúp đỡ của các chuyên gia người Nhật và Trung Quốc (Nguyễn
Chính, 1999). Nuôi hàu ở Việt Nam trước đây chủ yếu sử dụng phương pháp
nuôi đá, cọc tre, ngói mái là chính. Ngày nay, phương pháp nuôi đã được cải
tiến, từ công nghệ nuôi bãi, trở thành công nghệ nuôi giàn treo, nuôi bè, nuôi cọc
xi măng là chính. Sau đây là một số phương pháp nuôi hàu phổ biến tại Việt
Nam. (
ngày cập nhật 21.01.2009).
Nuôi hàu bằng đá vùng cửa sông
Phương pháp nuôi này phụ thuộc con giống tự nhiên, chi phí xây dựng cơ bản
thấp, chi phí sản xuất hạn chế, nhưng hiệu quả tương đối cao. Có rất nhiều loại
đá khác nhau để làm vật bám tùy thuộc vào từng địa phương như đá vôi làm vật
bám rất tốt, đá cuội, đá san hô… Kích cỡ đá trung bình 2-4 kg/hòn và dao động

từ 1-10 kg/hòn. Đá được chuyên chở bằng thuyền hoặc ghe rải đều trên bãi có
hàu giống xuất hiện. Năng suất đạt 0,5-1,5 kg hàu nguyên con/hòn đá.
Nuôi hàu bằng cọc
Nguyên vật liệu làm cọc chủ yếu đúc bằng xi măng, cọc gỗ, cọc tràm, cọc tre…
được cắm thành từng hàng vùng cửa sông hay trên vùng triều. Cọc có chiều dài
2m (chiều dài thực tế khoảng 1 – 1,5m). Loại hình này nuôi chủ yếu ở vùng đầm
phá thuộc khu vực miền Trung như đầm Lăng Cô - Thừa Thiên Huế, hay khu
vực huyện Cần Giờ - TP Hồ Chí Minh. Năng suất nuôi khoảng 2-6 kg hàu
nguyên con/cọc.
10
Nuôi hàu bằng lốp cao su
Nguyên liệu làm vật bám cho hàu là các giá thể bằng lốp ô tô, xe máy, xe đạp đã
qua sử dụng, cho xuống các vùng ao đầm tự nhiên, khu vực đầm phá nơi có dòng
nước thủy triều kém để thu giống tự nhiên và sử dụng nó làm giá thể cho hàu
nuôi lớn đến lúc đạt kích cỡ hàu thương phẩm. Phương pháp nuôi này chủ yếu ở
khu vực Cần Giờ - TP Hồ Chí Minh, các đầm phá thuộc ven biển miền Trung.
Nuôi hàu bằng giàn
Nguyên vật liệu làm giàn là các cọc hình trụ đúc xi măng với chiều dài trung
bình khoảng 1,2 - 1,8m, chiều rộng bề mặt khoảng 0,1m. Trọng tâm của mỗi trụ
có một thanh sắt và trên đầu mỗi trụ có lỗ để xâu dây treo vào giàn. Các giàn treo
được cấu tạo bởi các thanh gỗ cứng đóng thành giàn hình chữ nhật hay hình
vuông với chiều dài mỗi giàn trung bình 6,5-7,5 m, giàn nhỏ thường có kích cỡ
4-5 m và giàn lớn có chiều dài 9-10 m, chiều cao mỗi giàn khoảng 5-6 m được
cắm sâu từ 1 - 2m (vì khu vực nuôi thường có nền đáy bùn). Mỗi giàn được đặt
cách mặt nước 0,5m lúc triều xuống. Do đó hàu nuôi luôn chìm sâu trong nước.
Lồng nhỏ treo từ 32 - 40 trụ xi măng, lồng lớn có thể treo khoảng 200 trụ. Sản
lượng nuôi khoảng 2 - 6 tấn hàu nguyên con/giàn.
Nuôi hàu trong các lồng treo trên giàn
Cấu tạo giàn nuôi tương tự như giàn nuôi trên các cọc đúc xi măng. Hàu giống
thu từ tự nhiên cho vào các lồng lưới có đường kính miệng lồng và đường kính

đáy từ 0,4 – 0,5 m, chiều dài mỗi lồng khoảng 0,4m, kích cỡ mắt lưới 2a = 2 cm.
Mỗi một lồng nuôi thả mật độ hàu giống trung bình khoảng 5 kg hàu, kích cỡ
giống khoảng 3- 4 cm. Sau thời gian nuôi khoảng 5 tháng đạt năng suất trung
bình 15 kg hàu thương phẩm/lồng. Bằng phương pháp này, chỉ sau 5 tháng nuôi
hàu sinh trưởng tăng gấp 3 lần.
Ngoài ra hàu còn có thể nuôi ghép với các đối tượng thủy sản khác (tôm) nhằm
nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác và hạn chế sự ô
nhiểm môi trường (Nguyễn Thức Tuấn và Phạm Thị Mỹ Dung, 2007).
11
PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Vật liệu nghiên cứu
Vật liệu dùng để nuôi tôm và hàu gồm bể nhựa 0,5m
3
, nước ót, hệ thống sục khí,
sàn ăn, giá thể bằng dây nilon.
Vật liệu dùng để theo dõi các yếu tố thủy lý hóa và sinh học như khúc xạ kế,
nhiệt kế, bộ test (NO
2
-
, NH
3
/NH
4
+
, pH, độ kiềm), kính hiển vi,…
Vật liệu dùng để theo dõi sự sinh trưởng của tôm và hàu như cân điện tử 2 số lẻ,
kính hiển vi, tủ sấy, kẹp, thước đo.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Thời gian và địa điểm thực hiện
Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian 4 tháng tại Trại thực nghiệm Động

Vật Thân Mềm – Bộ môn kỹ thuật nuôi Hải sản – Khoa Thủy sản – Trường Đại
Học Cần Thơ.
3.2.2. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm nuôi kết hợp tôm chân trắng với hàu ở các mật độ khác nhau. Mỗi
nghiệm thức được lặp lại 3 lần, cách bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với độ mặn tốt
nhất 15‰ được chọn ra từ thí nghiệm của Lê Hồng Nhiên (2009). Hàu có chiều
dài 40,5mm và khối lượng trung bình 28,9g/con. Hàu được đánh số thứ tự và thả
vào bể nuôi sau khi bố trí tôm được 15 ngày. Tôm chân trắng có khối lượng
trung bình 0,4g/con.
Bảng 3.1. Mật độ tôm và hàu ở các nghiệm thức
Nghiệm thức Mật độ tôm (con/m
2
) Mật độ hàu (con/m
2
)
NT I 74 150
NT II 74 100
NT III 74 50
NTĐC 74 Không có hàu
Tôm – Hàu được nuôi trong bể composite có thể tích 0,5m
3
/bể. Mỗi bể được bố
trí 1 sàn ăn và giá thể (dây nilon) để kiểm soát thức ăn và giảm khả năng ăn nhau
của tôm.
12
3.2.3. Chuẩn bị trước khi thực hiện
Bể nuôi: Tổng cộng có 12 bể thể tích 0,5m
3
(bể trước khi sử dụng được vệ sinh
sạch sẽ).

Hình 3.1. Các nghiệm thức bố trí
Nước sử dụng nuôi: Nước biển có độ mặn từ 65 – 80‰ được xử lý bằng
Chlorine 30 – 50 mg/L sục khí mạnh trong 24 – 48 giờ, sau đó kiểm tra lại
Chlorine, trung hòa lượng dư bằng Na
2
S
2
O
3
. Nước xử lý xong pha thêm nước
ngọt để đạt độ mặn 15‰ và bơm qua túi lọc (5µm) vào bể nuôi.
3.2.4. Thả giống
Tôm thẻ chân trắng giai đoạn post 13 được mua về từ miền Trung sau khoảng
thời gian ương có chiều dài và trọng lượng trung bình 4cm và 0,4g/con. Chọn
những tôm khỏe mạnh và đồng đều cỡ bố trí vào bể với mật độ 74con/m
2
.
Hàu được mua về từ Cà Mau, có chiều dài và khối lượng trung bình là 40,5 mm
và 28,9g/con. Trước khi bố trí vào bể hàu được rửa sạch sẽ, đánh số thứ tự sau
đó bố trí vào bể với mật độ như (Bảng 2.1).
3.2.5. Chăm sóc và cho ăn
Cho tôm ăn bằng thức ăn Grobest có hàm lượng đạm 40%. Mỗi ngày cho tôm ăn
với lượng 3 – 5% trọng lượng thân, chia đều cho 4 lần với thời gian cho ăn là
7
h
30, 11
h
30, 16
h
30, 20

h
30. Cho một ít thức ăn vào sàn ăn, số còn lại rải đều khắp
bể. Sau mỗi lần cho ăn thì kiểm tra sàn ăn để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp.
Hàng ngày theo dõi hoạt động cũng như quá trình lột xác của tôm. Đối với Hàu
thì lắc nhẹ rổ nhựa để tránh vật chất lơ lửng bám vào. Định kỳ 10 ngày thay nước
1 lần với lượng nước thay khoảng 20 – 30%. Bổ sung vôi CaCO
3
, NaHCO
3
(nếu
cần) nhằm duy trì ổn định độ kiềm, pH trong nước.
13
3.3. Phương pháp thu thập, tính toán và xử lý số liệu
3.3.1. Theo dõi các chỉ tiêu môi trường
3.3.1.1. Các chỉ tiêu lý hóa học
Bảng 3.2. Chu kỳ và các dụng cụ kiểm tra
Chỉ tiêu Chu kỳ Phương pháp/Dụng cụ
Nhiệt độ (
o
C) Mỗi ngày Nhiệt kế
pH 10 ngày/lần Test (Germany)
Độ kiềm (mgCaCO
3
/L) 10 ngày/lần Test (Germany)
NO
2
-
(mg/L) 10 ngày/lần Test (Germany)
NH
4

+
/NH
3
(mg/L) 10 ngày/lần Test (Germany)
Mật độ tảo (cá thể/ml) 10 ngày/lần Buồng đếm Improved
Neubauer
3.3.1.2. Các chỉ tiêu sinh học
Định kỳ 10 ngày/lần đếm mật độ tảo. Sử dụng ống falcol thu 10ml nước mỗi bể,
cố định bằng formol 5%. Sau đó sử dụng buồng đếm Improved Neubauer để đếm
tảo và tính với công thức:
Số tế bào tảo/ml =
4
10000*n
Trong đó: n là trung bình số tế bào tảo của 3 lần đếm.
3.3.2. Theo dõi sự sinh trưởng
Tiến hành thu mẫu định kỳ 15 ngày từ khi bắt đầu cho đến kết thúc thí nghiệm,
đo chiều dài và cân khối lượng tôm (20 con/bể) và hàu (tất cả số hàu) bố trí trong
bể của từng nghiệm thức để tính sự sinh trưởng theo các công thức sau:
Tốc độ sinh trưởng khối lượng tương đối (SGR
W
)
SGR
W
(%/ngày) =
100
(W1)Ln - (W2)
x
t
Ln
Tốc độ sinh trưởng khối lượng tuyệt đối (DWG

W
).
DWG
W
(g/ngày) =
t
W12W −
Trong đó: W1 là khối lượng ban đầu bố trí thí nghiệm
14
W2 là khối lượng tại thời điểm cân mẫu
t là thời gian nuôi (ngày)
Tốc độ sinh trưởng chiều dài tương đối (SGR
L
)
SGR
L
(%/ngày) =
100
(L1)Ln - (L2)
x
t
Ln
Tốc độ sinh trưởng chiều dài tuyệt đối (DWG
L
)
DWG
L
(cm/ngày) =
t
L12L −

Trong đó: L1 là chiều dài lúc ban đầu bố trí thí nghiệm
L2 là chiều dài tại thời điểm cân mẫu
t là thời gian nuôi (ngày)
3.3.3. Tỷ lệ sống, năng suất tôm và hàu nuôi
Khi kết thúc thí nghiệm, tiến hành tính tỷ lệ sống (SR%) của tôm và hàu theo
công thức: SR (%) = (N2*100)/N1
Trong đó : SR là tỷ lệ sống
N1 là số cá thể thả ban đầu thí nghiệm
N2 là số cá thể tại thời điểm thu mẫu
Dựa vào tỷ lệ sống, khối lượng tôm và hàu thu được sau thu hoạch ta có thể tính
được năng suất (P) tôm và hàu nuôi theo công thức sau:
P(kg/m
3
) = P
tb
x SR
Trong đó: P
tb
là khối lượng trung bình
SR là tỷ lệ sống
Bên cạnh đó thì hệ số tiêu tốn thức ăn (FR) cũng được tính theo công thức:
FR = m/P
Trong đó: m là tổng lượng thức ăn đã cho ăn
P là trọng lượng tôm gia tăng (g)
Cách xác định màu sắc tôm : sau khi kết thúc thí nghiệm ta bắt ngẫu nhiên ở mỗi
NT 10 con tôm, đem luộc ở nước sôi 100
o
C trong 1 phút, sau đó đem so màu rồi
đánh giá tỷ lệ ở các nghiệm thức.
3.3.4. Chỉ số thể trạng (CI)

15
Chỉ số thể trạng (Condition Index, CI)
Chỉ số thể trạng của hàu được xác định lúc bắt đầu (20 con) và kết thúc thí
nghiệm (35con/bể) được tính theo công thức:

=)/( gmgCI
x 1000
Trong đó: DWs: khối lượng thịt được sấy khô ở 60°C sau 24 giờ
DW: khối lượng thịt tươi (g)
Tôm sau khi kết thúc thí nghiệm mỗi bể lấy ra 5 con, đo chiều dài và cân khối
lượng tôm rồi sấy khô ở nhiệt độ 60ºC trong 48 giờ, lấy tôm ra cân khối lượng
sau khi sấy, tính tỷ lệ khô theo công thức:
Tỷ lệ khô (%) = x 100
DWm: Khối lượng tôm trước khi sấy (g)
DWs: Khối lượng tôm sau khi sấy (g)
3.3.5. Phương pháp phân tích mô học
Quy trình xử lý mẫu (Theo Howard et al., 2004)
Bảng 3.3. Các bước xử lý mẫu (Tham khảo phụ lục 1)
Đúc khối
Mẫu sau khi xử lý dùng kẹp gắp ra đặt trong khung Inox, sau khi đã được tráng
một lớp paraffin nóng chảy (57 – 60°C), đồng thời làm lạnh khuôn để mẫu được
cố định, đổ paraffin vào đầy khuôn.
Đặt khuôn mẫu trong tủ lạnh cho đông lại.
Lấy mẫu ra khỏi khuôn và đem trữ lạnh cho mẫu rắn lại.
Cắt mẫu
Mẫu đem cắt phải rắn và lạnh, mẫu được cắt thành từng lát mỏng bằng máy cắt
mô (microtome) với độ dày 2 – 4µm, dùng kim mũi giáo tách lấy lát mẫu có đầy
đủ hình dạng và không bị vỡ đặt vào lam đã nhỏ sẵn một ít nước, lam đặt trên
bàn sấy 45 – 50°C cho mẫu căng ra.
Lam mẫu đặt trên bàn sấy trong thời gian 12 – 24 giờ cho paraffin tan ra và mẫu

được khô.
Nhuộm và dán mẫu (Theo Howard et al., 2004)
16
DWs
DWm
DWs
DW
Mẫu sau khi nhuộm theo (Bảng 2.4), dán lamelle vào vùng có mẫu trên lam bằng
keo Canada balsam hoặc Entarlan, làm khô mẫu.
Bảng 3.4. Các bước nhuộm mẫu (Tham khảo phụ lục 5)
Đọc kết quả
Quan sát mẫu dưới kính hiển vi để xác định cấu trúc ống tiêu hóa và giai đoạn
phát triển tuyến sinh dục hàu.
3.3.6. Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm Excel để tính các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và SPSS
để so sánh thống kê các giá trị trung bình giữa các nghiệm thức.
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
17
4.1. Các yếu tố môi trường
4.1.1. Sự biến động của nhiệt độ, pH, độ kiềm
4.1.1.1. Nhiệt độ (°C) nước
Biến động của nhiệt độ không có sự khác biệt lớn giữa các nghiệm thức, nhiệt độ
sáng (27,3 – 27,5°C) và nhiệt độ chiều (28,7 – 28,8°C). Nhiệt độ trung bình của
các nghiệm thức (Bảng 4.1) khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
Bảng 4.1. Trung bình nhiệt độ của các nghiệm thức
Nhiệt độ
Trung bình nghiệm thức
NTI NTII NTIII NTĐC
Sáng 27,4±0,4
a

27,3±0,4
a
27,4±0,4
a
27,5±0,4
a
Chiều 28,8±0,6
a
28,7±0,7
a
28,7±0,7
a
28,8±0,7
a
Các giá tri của mỗi chỉ số trong cùng một hàng có chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê
(P>0,05).
Sự chênh lệnh nhiệt độ giữa sáng và chiều không lớn lắm và nằm trong khoảng
thích hợp cho sự sinh trưởng của tôm và hàu. Tôm sinh trưởng tốt ở nhiệt độ 25-
30°C (Boyd, 1998). Mức nhiệt độ cao hơn 32-33°C hay thấp hơn 25°C thì khả
năng bắt mồi của tôm giảm 30-50% (Chanratchakool và ctv, 1995). Palafox
(1996) cho rằng ở nhiệt độ 28 – 30
o
C được xem là nhiệt độ tốt nhất cho sự gia
tăng tỷ lệ sống và tăng trưởng của tôm chân trắng ấu niên. Theo Lê Văn Cát và
ctv (2006) cho rằng các loài thủy sản ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới sẽ phát
triển chậm khi nhiệt độ dưới 25
o
C và có thể bị chết khi nhiệt độ thấp hơn 10 hoặc
15
o

C. Bên cạnh đó khi sự thay đổi nhiệt độ đột ngột cũng tác động xấu đến khả
năng kháng bệnh ngay cả trong vùng nhiệt độ tối ưu, ảnh hưởng gián tiếp tới sức
khỏe của động vật thủy sinh.
4.1.1.2. pH môi trường nước
18
Hình 4.1. Biến động pH giữa các nghiệm thức theo thời gian nuôi
Trung bình pH của các nghiệm thức khác biệt không lớn và không có ý nghĩa
thống kê (P>0,05). pH đạt cao nhất ở NTI (7,3 ± 0,2), thấp nhất ở NTĐC (6,5 ±
0,5). Theo Trương Quốc Phú (2006) thì pH từ 6,5 – 8,5 là thích hợp cho nuôi
trồng thủy sản. Theo Chanratchakool và ctv (1995) thì pH của ao rất quan trọng
ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến tôm nuôi và không dao động quá 0,5 đơn
vị trong ngày, nước biển có độ pH khoảng 7,8 – 8,2 là phạm vi rất thích hợp cho
tôm sú. Theo Boyd (1998) thì pH thích hợp cho tôm, cá sinh trưởng tốt nhất là từ
6 – 9. Nhìn chung, pH trong quá trình thí nghiệm tương đối thích hợp cho tôm và
hàu.
4.1.1.3. Độ kiềm (mgCaCO
3
/L)

Hình 4.2. Biến động độ kiềm theo thời gian (mgCaCO
3
/L)
19
Biến động của độ kiềm khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P<0,05) ở các
nghiệm thức: NTI (56,8 ± 13,7), NTII (54,0 ± 14,3), NTIII (53,3 ± 15,8), NTĐC
(48,9 ± 18,4). Độ kiềm trung bình trong các nghiệm thức cao nhất ở NTI (56,8 ±
13,7) và thấp nhất ở NTĐC (48,9 ± 18,4). Theo Chanratchakool và ctv (1995)
cho rằng ở các ao nuôi có chứa nhiều vật chất hữu cơ khi đó sẽ được vi khuẩn
phân hủy từ đó sinh a-xít làm giảm hàm lượng carbonate và bicarbonate.
Độ kiềm ở các NT I, II, III đều nằm trong khoảng thích hợp hơn so với NTĐC.

Theo Boyd (1998) độ kiềm thích hợp cho tôm là 50-150 mg/L. Theo Trương
Quốc Phú (2006) thì độ kiềm thích hợp cho các đối tượng thủy sản 50-200 mg/L.
4.1.2. Sự biến động hàm lượng chất dinh dưỡng
4.1.2.1. Hàm lượng NH
4
+
/NH
3
(mg/L)
Hàm lượng NH
4
+
/NH
3
giữa các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê
(P>0,05). Thấp nhất ở NTI (0,3 ± 0,1), kế đến NTII (0,4 ± 0,1), cao nhất ở NTIII
và NTĐC (0,5 ± 0,1).

Hình 4.3. Biến động NH
4
+
/NH
3
theo thời gian (mg/L)
Hình 4.3 cho thấy ở thời điểm từ ngày bố trí đến ngày thứ 30 hàm lượng NH
4
+
vẫn cao ở các NT và giảm dần cho đến cuối vụ. Tuy nhiên ở ngày thứ 70 hàm
lượng NH
4

+
ở các NT đều tăng do ở thời điểm thu mẫu trùng với lúc thời tiết
lạnh làm tôm yếu ăn nên có thể một phần thức ăn dư thừa hòa tan vào trong nước
làm hàm lượng dinh dưỡng tăng cao. Theo Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh
Phương (2009) thì khoảng giới hạn cho phép đối với ammonium tổng cộng là
1mg/L. Theo Trương Quốc Phú (2006) thì hàm lượng NH
4
+
thích hợp cho các
đối tượng thủy sản từ 0,2 – 2mg/L. Tuy không có sự khác biệt giữa các NT về
hàm lượng NH
4
+
, điều này cũng giống với thí nghiệm nuôi tôm thẻ chân trắng
20
với hàu ở các độ mặn khác nhau của Lê Hồng Nhiên (2009), nhưng dựa vào giá
trị trung bình cho thấy hàm lượng NH
4
+
thấp nhất ở NTI (0,3 ± 0,1), cao nhất ở
NTIII và NTĐC (0,5 ± 0,1). Kết quả này cho thấy vai trò lọc mùn bã hữu cơ của
hàu có trong môi trường. Nguyễn Chính (2007) cho rằng thức ăn chủ yếu của các
loài hai mảnh vỏ là thực vật phù du đơn bào và mùn bã hữu cơ.
4.1.2.2. Hàm lượng NO
2
-
(mg/L)
Hình 4.4. Biến động NO
2
-

theo thời gian (mg/L)
Hàm lượng NO
2
-
có sự khác biệt giữa các nghiệm thức (P<0,05) NTI (2,9 ± 0,7
mg/L), NTII (3,1 ± 0,5 mg/L), NTIII (3,4 ± 0,4 mg/L) và NTĐC (3,7 ± 0,5
mg/L). Khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05) giữa NTĐC với NTI và NTII,
nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) với NTIII.
Hàm lượng NO
2
-
có sự tăng đột ngột trong ngày thứ 50 sau đó giảm dần về cuối
chu kỳ nuôi (Hình 4.4). Trong thâm canh việc sử dụng thức ăn càng nhiều thì
lượng khí độc trong ao càng tăng (Hải và ctv, 2009). Theo Lê Văn Cát (2006)
tôm biển chịu đựng nitrite rất kém và ước lượng ngưỡng chịu đựng không quá 2
mg/L.
21
4.2. Biến động số lượng tảo trong môi trường nước (tế bào/ml)
Mật độ tảo trung bình cao nhất ở NTĐC (36570±10689 tế bào/ml) kế đến là NT3
(10880±10186 tế bào/ml), NT2 (10310±11474 tế bào/ml) và thấp nhất là NT1
(6150±5623 tế bào/ml). Trong đó NT1, NT2, NT3 khác biệt không có ý nghĩa
thống kê (P>0,05) nhưng lại khác biệt có ý nghĩa thống kê với NTĐC (P<0,05).
Hình 3.5 cho thấy ở NTĐC từ ngày thứ 30 – 50 thì mật độ tảo tăng dần sau đó
giảm dần đến cuối vụ. Trong khi đó ở các NT1, NT2, NT3 thì cho thấy mật độ
tảo biến động không lớn lắm. Điều này có thể do vai trò của hàu trong việc làm
giảm đi số lượng tảo, điển hình là ở các NT có nuôi ghép hàu thì mật độ tảo
(6150 – 10880 tế bào/ml) trong khi đó ở NTĐC (36570 tế bào/ml). Theo nghiên
cứu của Nguyễn Chính (2005) cho rằng các loài động vật thân mềm có khả năng
hấp thụ tảo đơn bào và mùn bả hữu cơ làm thức ăn góp phần làm sạch môi
trường. Trương Quốc Phú và ctv (1997) nhận định khi tảo phát triển quá mức sẽ

gây nhiều bất lợi cho ao nuôi tôm, khi chúng chết hàng loạt sẽ gây hiện tượng tảo
tàn, phóng thích CO
2
tạo nhiều khí độc như H
2
S, NH
3
.
Hình 4.5. Biến động mật độ tảo (tb/ml) trong các nghiệm thức thí nghiệm
22
4.3. Tôm chân trắng
4.3.1. Tăng trưởng
4.3.1.1. Tăng trưởng chiều dài (cm)
Hình 4.6. Tăng trưởng trung bình chiều dài tôm nuôi theo thời gian ở các NT
Chiều dài tôm chân trắng trung bình lúc bố trí thí nghiệm ở các nghiệm thức là
tương đương nhau (4,09±0,27cm). Sau 120 ngày nuôi chiều dài tôm ở NTI
(14,42±0,46 cm/con) và NTII (14,38±0,24cm/con), NTIII (13,68±0,27cm/con),
NTĐC (13,80±0,32cm/con), khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các
nghiệm thức (P>0,05). Tôm tăng trưởng liên tục về chiều dài theo thời gian do
càng lớn nên tăng trưởng chiều dài giảm và tăng trưởng về khối lượng là chủ yếu
(Hình 4.6). Araneda và ctv (2008) cho rằng nuôi tôm chân trắng ở nước ngọt với
các mật độ 90, 130 và 180 con/m
2
trong 210 ngày thì ở mật độ 130 con/m
2
tôm
tăng trưởng đồng nhất và đồng cỡ, ở mật độ 90 con/m
2
tôm tăng trưởng tuân theo
tỷ lệ thuận giữa chiều dài và trọng lượng nhưng không đồng nhất trong khi ở mật

độ 180 con/m
2
tôm tăng trưởng âm theo tỷ lệ giữa chiều dài và trọng lượng.
23
Bảng 4.2. Tốc độ tăng trưởng chiều dài tương đối và tuyệt đối của tôm nuôi theo
thời gian
Ngày nuôi
Tăng trưởng chiều dài tuyệt đối (cm/ngày)
NTI NT II NT III NTĐC
1-30 0,10±0,01
a
0,10±0,01
a
0,10±0,00
a
0,11±0,00
a
30-60 0,11±0,00
a
0,12±0,00
a
0,13±0,00
a
0,12±0,00
a
60-90 0,08±0,01
a
0,07±0,01
a
0,06±0,01

a
0,06±0,00
a
90-120 0,05±0,01
a
0,05±0,01
a
0,04±0,02
a
0,04±0,00
a
Trung bình
0,09±0,00
a
0,09±0,00
a
0,08±0,00
a
0,08±0,00
a
Ngày nuôi
Tăng trưởng chiều dài tương đối (%/ngày)
NTI NT II NT III NTĐC
1-30 1,87±0,11
a
1,83±0,08
a
1,81±0,01
a
1,91±0,05

a
30-60
1,29±0,06
a
1,4±0,05
a
1,43±0,03
a
1,34±0,12
a
60-90 0,67±0,07
bc
0,60±0,07
bc
0,49±0,06
ab
0,48±0,04
a
90-120 0,37±0,07
a
0,34±0,06
a
0,29±0,06
a
0,33±0,02
a
Trung bình
1,05±0,03
a
1,05±0,01

a
1,01±0,02
a
1,01±0,02
a
Các giá tri của mỗi chỉ số trong cùng một hàng có chữ cái giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê
(P>0,05).
Tốc độ tăng trưởng chiều dài tuyệt đối (cm/ngày) và tương đối (%/ngày) của tôm
trong suốt thời gian thí nghiệm ở các nghiệm thức giảm dần và tương đối ổn định
(Bảng 4.2). Trung bình tốc độ tăng trưởng chiều dài tuyệt đối của tôm ở NTI và
NTII (0,09±0,00 cm/ngày) cao hơn so với NTIII và NTĐC (0,08±0,00 cm/ngày)
tuy nhiên không có sự khác biệt (P>0,05). Song song đó thì tốc độ tăng trưởng
chiều dài tương đối ở thời gian 60 – 90 ngày của NTI, NTII và NTIII khác biệt
không có ý nghĩa thống kê (P>0,05), nhưng NTI, NTII lại khác biệt có ý nghĩa
thống kê (P<0,05) với NTĐC. Tuy nhiên về trung bình tăng trưởng tương đối
của các NT (1,01 – 1,05 %/ngày) thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê
(P>0,05). Kết quả này cao hơn so với kết quả của Lê Hồng Nhiên (2009) sau 90
ngày nuôi, tôm chân trắng tăng trưởng chiều dài tương đối là 0,94 – 0,98%/ngày
và của Lê Văn Bình (2009) là 0,51 – 0,53%/ngày.
4.3.1.2. Tăng trưởng khối lượng (g)
24
Sau 120 ngày nuôi thì tôm tăng trọng theo mức tăng dần ở các nghiệm thức trong
đó cao nhất là NTI (21,33 ± 2,16 g), kế đến NTII (20,84 ± 1,38 g), NTĐC (18,45
± 1,26 g) và thấp nhất là NTIII (18,03 ± 0,91 g) tuy nhiên khác biệt không có ý
nghĩa thống kê (P>0,05) giữa các nghiệm thức. Tốc độ tăng trưởng khối lượng
tương đối ổn định và giảm dần theo thời gian nuôi ở các nghiệm thức (Hình3.6),
một phần do tôm càng lớn thì tốc độ tăng trưởng càng giảm. Theo tài tiệu của
FAO (2004) thì tôm chân trắng lớn nhanh hơn tôm sú ở giai đoạn đầu (<20g tăng
3g/tuần, >20g chậm lớn).
Hình 4.7. Trung bình tăng trưởng khối lượng của tôm nuôi theo thời gian ở các

nghiệm thức
Trung bình tốc độ tăng trưởng khối lượng tuyệt đối ở các NT khác biệt không có
ý nghĩa thống kê (P>0,05). Trong đó NTI, NTII có tốc độ tăng trưởng cao nhất
(0,17g/ngày) và NTIII, NTĐC có tốc độ tăng trưởng thấp hơn (0,15g/ngày). So
với thí nghiệm của Lê Văn Bình (2009) nuôi tôm chân trắng kết hợp với rong có
tốc độ tăng trưởng tuyệt đối là (0,11 – 0,12g/ngày) và của Lê Hồng Nhiên (2009)
tôm chân trắng kết hợp với hàu ở các độ mặn khác nhau thì cho kết quả cao hơn
(2,65 – 2,75g/ngày). Bảng 4.3 cho thấy tốc độ tăng trưởng khối lượng tương đối
ở các NT cũng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
Bảng 4.3. Tăng trưởng khối lượng tuyệt đối và tương đối của tôm nuôi theo thời
gian ở các nghiệm thức
25

×