Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Đồ án tốt nghiệp - Phân tích thiết kế hệ thống - PHẦN MỀM DẠY HỌC NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH C# docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (940.26 KB, 46 trang )







ĐỂ TÀI:
PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG
PHẦN MỀM DẠY HỌC NGÔN NGỮ
LẬP TRÌNH C#

[Year]

TAM-THU-YEN
SPKTHY
[Pick the date]



LỜI MỞ ĐẦU
Cuộc sống ngày càng hiện đại cùng với sự phát triển của KHKT, mọi thứ
diễn ra với tốc độ chóng mặt, đặt ra yêu cầu bức thiết về công nghệ và chất lượng
sản phẩm cho mọi ngành, mọi nghề, mọi lĩnh vực.
Trong tiến trình phát triển của xã hội, CNTT là một trong những ngành đi
đầu trong việc đổi mới công nghệ, là ngành đón đầu trên con đường bước vào kỷ
nguyên mới _ kỷ nguyên phát triển của thế giới CNTT. Hiện nay CNTT được đem
vào sử dụng cho tất cả các bộ, ngành và đem lại hiệu quả rất cao. Đặc biệt nó là
nhu cầu không thể lại thiếu được trong sự phát triển kinh tế, các dịch vụ thương
mại điện tử, bưu chính viễn thông, các hình thức trao đổi thông tin, dịch vụ thị
trường ảo, xí nghiệp ảo trên mạng Internet…Vấn đề đặt ra là phải vận dụng và
khai thác CNTT vào từng lĩmh vực như thế nào để đem lại hiệu quả cao nhất và


giá cả phù hợp nhất.
Trước tầm quan trọng của CNTT như vậy, chúng tôi những sinh viên năm
thứ hai khoa Công Nghệ Thông Tin, muốn thử sức mình với tạo ra một phần mềm
dạy học trên máy vi tính góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy và học trong
nền giáo dục _ một đề tài có tính thực tế cao.
Đề tài của chúng tôi là dạy và học ngôn ngữ lập trình C# trên máy tính cá
nhân. Đề tài được phát triển trên ngôn ngữ lập trình C# và CSDL Microsoft SQL
Server 2000.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Minh Quý
và các thầy cô giáo trong khoa đã giúp đỡ chúng em hoàn thành đề tài này.


Ngoài ra chúng tôi xin chân thành cảm ơn các chị lớp ĐH HCKT TINK3 đã
giúp đỡ, cung cấp cho chúng tôi nhiều thông tin để chương trình của chúng tôi
được gần gũi với thực tế hơn.
Do lần đầu tiên làm một chương trình mang tính ứng dụng thực tế nên còn
nhiều sai xót, mong được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của các bạn.




MỤC LỤC:

NỘI DUNG
Trang
Lời mở đầu………………………………………………………… 3
PHẦN I:
KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ PHÂN TÍCH 4
I. Tình hình, nhu cầu và xu hướng phát triển của nền giáo dục:
II. Yêu cầu và mục tiêu của phần mềm

III. Nguồn và phương pháp điều tra
IV. Phạm vi và hạn chế của phần mềm
V. Phê phán hiện trạng
PHẦN II:
PHÂN TÍCH CHỨC NĂNG CỦA HỆ THỐNG 8
I. Biểu đồ phân cấp chức năng của hệ thống
I.1.Phân tích biểu đồ phân cấp chức năng
I.2. Biểu đồ phân cấp chức năng
II. Biểu đồ luồng dữ liệu


II.1.Biểu đồ luồng dữ liệu
II.2. Phân tích biểu đồ luồng dữ liệu
PHẦN III: 17
VẼ BIỂU ĐỒ ERD VÀ LƯỢC ĐỒ QUAN HỆ
III.1 Biểu đồ ERD
III.2 Lược đồ quan hệ
PHẦN IV:
THIẾT KẾ GIAO DIỆN 21
KÊTLUẬN
31











PHẦN I:
KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ PHÂN TÍCH YÊU CẦU NGƯỜI DÙNG
I. Tình hình, nhu cầu và xu hướng phát triển của nền giáo dục:
Hiện nay, nền giáo dục đang là mối quan tâm hàng đầu của xã hội. Chất
lượng dạy và học hiện nay đang đi đến đâu? Dạy và học như thế nào cho hiệu quả?
Là câu hỏi đặt ra không chỉ cho từng gia đình, từng cấp, từng trường, cho ngành
giáo dục mà cho toàn xã hội.
Dạy học là một hoạt động giao tiếp giữa thầy và trò. Người thầy truyền thụ
(dạy) và học trò tiếp nhận (học) tri thức. Mục tiêu là chuyển được tri thức cho học
trò có thể phát triển thêm khả năng của mình. Dạy học cũng là hoạt động được tiếp
cận trên nhiều phương diện nhằm đáp ứng các vấn đề sau:
Dạy cái gì? Nội dung của tri thức được truyền tải bởi chuyên gia của môn
học
Dạy cho ai? Cách thức dạy được xác định cho từng loại đối tượng học trò
dựa trên cơ sở về tâm lý nhận thức, đó chính là mô hình học trò.
Dạy như thế nào? Áp dụng như thế nào các phương pháp sư phạm phù hợp
với tâm lý nhận thức? Để đưa ra một chiến lược sư phạm tốt áp dụng lên một học
sinh cụ thể là một điều khó khăn mà phải có kinh nghiệm nghề nghiệp tốt.
Dạy bằng gì? Dạy dưới sự trợ giúp của các phương tiện âm thanh, hình ảnh
trực quan đảm bảo cho việc dạy và học của thầy và trò. Để sự trợ giúp này có hiệu
quả ta phải có một mô hình giao diện.
Dạy ở đâu? Nói đến hình thể văn hóa xã hội, nơi ta tiến hành hoạt động dạy
học, “vị trí” là một nhân tố của sự phát triển khi ta đề cập một sự nhận thức bởi sự


tương tác giữa chủ thể và môi trường học để đảm bảo tính thoải mái mà học có
hiệu quả.
Tại sao dạy? Mục đích cần đạt tới, từ đó ta có một mô hình kiểm tra, đánh
giá về khả năng và chất lượng nhận thức của học sinh.

Việc thay đổi phương thức dạy và học cho phù hợp với xu hướng phát triển
của xã hội là rất cần thiết. CNTT hiện nay đang là ngành mũi nhọn của xã hội, vì
vậy nó đã và đang được đưa vào phổ cập giáo dục, dần dần trở thành môn học
chính, và đang được nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường đào tạo chuyên
nghiệp.
Tin học trong dạy học có thể được tiếp cận trên nhiều phương diện: là công
cụ trong môn học (tính toán, tài liệu…), là môn học (học lập trình, học sử dụng
máy…), là công cụ trong dạy học (để học, phát hiện, xử lý…). Xét về phương diện
nào thì Tin học cũng có khả năng tác động đến học trò, đến giáo viên và đến việc
quản lý. Vấn đề mà chúng ta quan tâm ở đây chính là công cụ trợ giúp dạy và học.
Trước những nhu cầu cấp thiết của nền giáo dục, đã có rất nhiều phần mềm
ứng dụng phục vụ cho việc dạy và học ra đời và đem lại cho nền giáo dục một
phương thức dạy và học hoàn toàn mới và tiến bộ. Ứng dụng công nghệ vào dạy
và học ngày càng được áp dụng rộng rãi. Trong đó những phần mềm dạy học từ
xa, dạy học trực tuyến… là những phần mềm thông dụng và được sử dụng rộng rãi
bởi khả năng đáp ứng nhu cầu bạn đọc và phù hợp với xu thế chung của thời đại.
Nhằm góp phần đáp ứng nhu cầu học từ xa cho bạn đọc, chúng tôi quyết
định xây dựng phần mềm dạy học với sự trợ giúp của máy tính cá nhân sẽ cung
cấp cho người học những kiến thức cần thiết của việc học ngôn ngữ lập trình.
II. Yêu cầu và mục tiêu của phần mềm


II.1. Yêu cầu:
Việc lựa chọn hệ quản trị CSDL phải cho phép xây dựng ngân hàng dữ liệu
thích ứng với mô hình thông tin đa dạng và phong phú, đáp ứng nhu cầu và ứng
dụng thực tế. Dữ liệu bài học phải đầy đủ kiến thức, sắp xếp theo trình tự từ phần,
chương, bài, mục…dễ hiểu, chi tiết…để người học có thể tiếp thu bài học một
cách nhanh và có hiệu quả nhất.
Song song với việc chọn hệ quản trị CSDL, xây dựng nội dung bài học thì
việc lựa chọn ngôn ngữ lập trình tương thích với nó là rất quan trọng. Nó đòi hỏi

phải đảm bảo tính chặt chẽ, hiệu quả mà yêu cầu hệ thống đặt ra. Vì vậy chúng tôi
đã chọn ngôn ngữ lập trình C# để phục vụ cho việc lập trình của hệ thống. Đây là
ngôn ngữ mới, có tính năng tự động cao, giao diện đẹp, khả năng kết nối, truy cập
các tệp CSDL đơn giản và dễ làm.
II.2. Mục tiêu:
- Đáp ứng nhu cầu học từ xa của bạn đọc
- Tiện tra cứu và dễ sử dụng
- Tiết kiệm thời gian cho người học
- Có thể học tại nhà
- Dễ học, trực quan với giao diện đẹp…
III. Nguồn và phương pháp điều tra
III.1.Nguồn điều tra
- Từ nhu cầu xã hội được tìm hiểu từ thực tế và qua mạng Internet.


- Từ bạn đọc và từ bản thân là các sinh viên _ người có nhu cầu học.
- Từ các phần mềm dạy học đã được xây dựng và đưa vào ứng dụng. Đó là
các chương trình dạy học từ xa và dạy học trực tuyến trên Internet, các đĩa mềm
học FPT và các phần mềm học được cài trên máy tính khác.
- Từ kinh nghiệm của người đã xây dựng phần mềm (Các chị lớp
TK3ĐHHCKT với đề tài nghiên cứu khoa học: thiết kế phần mềm dạy học dùng
ASP)…
III.2. Phương pháp điều tra
- Nghiên cứu tài liệu thu thập được (quy cách và các bước xây dựng phần
mềm)
- Quan sát, phân tích hệ thống thông tin đã thu thập được
- Khai thác thông tin từ bạn đọc về nhu cầu từ đó xây dựng chức năng cho
hệ thống.
- Quan sát giao diện giữa hệ thống phần mềm với người dùng, từ đó định
hình để tìm ra cách tốt nhất tạo ra các giao diện thân thiện dễ chịu cho người sử

dụng.
IV. Phạm vi và hạn chế của phần mềm
Do khả năng và thời gian có hạn nên trong phần mềm mà chúng tôi phân
tích thiết kế chỉ sử dụng cho máy tính cá nhân. Do đó phần mềm của chúng tôi đáp
ứng được cho bạn đọc:
1. Kiến thức của bài học
2. Quản lý, đăng nhập vào hệ thống phần mềm để học


3. Hiển thị cho bạn đọc nội dung bài học
4. Cho phép người đọc tìm kiếm nhanh nội dung học cần tra cứu
5. Kiểm tra lại bài học thông qua các bài trắc nghiệm
6. Đánh dấu lại bài hôm nay học để hôm sau học tiếp từ phần đó
Trong phần mềm dạy học này, chúng tôi sẽ trình bày về một ngôn ngữ lập
trình.
Hiện nay có rất nhiều ngôn ngữ lập trình mạnh dành cho các nhà lập trình.
Xong, để trở thành một lập trình viên giỏi không nhất thiết phải biết nhiều ngôn
ngữ mà ta chỉ cần nắm chắc một ngôn ngữ và cơ sở kỹ thuật lập trình, nắm chắc
thuật toán, đảm bảo bạn đã có thể trở thành một lập trình viên.
Vậy vấn đề chọn ngôn ngữ nào cho mình để chuyên sâu về nó? Qua tìm
hiểu, đứng trên phương diện là những người thiết kế và là những sinh viên, chúng
tôi thống nhất dạy ngôn ngữ lập trình C#. Đây là một trong những ngôn ngữ mạnh
nhất được sử dụng hiện nay: Chỉ khoảng hơn 80 từ khoá và gần 20 kiểu dữ liệu
được xây dựng sẵn, C# bao gồm tất cả những hỗ trợ cho cấu trúc, thành phần
component, lập trình hướng đối tượng… được xây dựng trên nền tảng của hai
ngôn ngữ mạnh là C++ và Java.
V. Phê phán hiện trạng
- Tại một thời điểm chỉ có thể học được một ngôn ngữ lập trình.
- Nếu có thắc mắc trong khi học thì học sinh phải tự xem lại kiến thức bài
và tự trả lời vì hệ thống không có phần trả lời trực tuyến cho bạn đọc.



- Người học không có quyền thay đổi dữ liệu bài học do hệ thống đã soạn
thảo sẵn.


PHẦN II:
PHÂN TÍCH CHỨC NĂNG CỦA HỆ THỐNG
I.Biểu đồ phân cấp chức năng của hệ thống
I.1. Phân tích:
Chúng tôi xây dựng phần mềm nhằm phục vụ cho hai đối tượng giáo viên
và sinh viên (tức người dạy và người học).
a.Đối tượng giáo viên:
Phần mềm có tính năng mở, giáo viên là người quản trị có quyền cập nhật
dữ liệu, thay đổi nội dung bài học.
b. Đối tượng học sinh:
Phần mềm cung cấp cho sinh viên và học sinh các bài học lý thuyết và bài
tập thực hành sau mỗi bài học. Ngoài ra người học có thể được xem lại phần tóm
lược nội dung bài học sau mỗi chương và được thử sức mình qua những bài Test
trắc nghiệm với giao diện trực quan, dễ sử dụng qua mỗi bài học.
Đáp ứng yêu cầu của hai đối tượng trên, chúng tôi phân hệ thống ra làm 6
chức năng chính sau:
 Soạn:
Phần này cho phép người quản trị (giáo viên) tổ chức hệ thống bài học.
Chức năng này bao gồm các modul sau:


- Soạn nội dung bài học: Người giáo viên sẽ soạn nội dung bài học theo
trình tự từ phần -> chương -> bài -> nội dung chi tiết cho bài giảng, ví dụ minh
hoạ và bài tập (có đáp án).

- Soạn bộ Test: Giáo viên sẽ soạn bộ câu hỏi trắc nghiệm và đáp án cho mỗi
bài học. Điều đó giúp cho người học có thể kiểm tra lại kiến thức của mình tiếp
thu sau mỗi bài học.
- Cập nhật: Ngoài ra giáo viên có thể bổ sung, sửa đổi, hoặc xoá nội dung
không cần thiết trong phần soạn của mình.
Chức năng này được thực hiện ở trong cơ sở dữ liệu trong hệ quản trị. Chức
năng này không được hiển thì ra ngoài.
 Quản lý:
Trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu hệ thống đã phân quyền cho giáo viên và
cho người học.
Gồm có quản lý người dùng (giáo viên và người học) và cho họ được đăng
nhập vào hệ thống.
- Quản lý người dùng:
Giáo viên: có quyền truy cập tới mọi chức năng của hệ thống, đặc biệt có
quyền truy cập tới chức năng Soạn để thay đổi nội dung bài học và soạn bộ Test
mới.
Người học chỉ có quyền truy cập chức năng hiển thị nội dung bài học để
học, chức năng tìm kiếm nhanh theo cụm từ khoá để lấy ra nội dung cần tra cứu và
tham gia vào bài test trắc nghiệm để kiểm tra lại kiến thức và chức năng đánh dấu


bài học mà không có quyền truy nhập vào chức năng soạn bài học hay truy nhập
vào cơ sở dữ liệu.
 Hiển thị:
Sau khi người dùng đăng nhập được vào hệ thống để học thì hệ thống có
chức năng hiển thị cho người học:
- Hiển thị đề mục: Các đề mục của toàn bộ môn học sẽ được hiển thị ở phần
bên trái của màn hình được tổ chức theo dạng hình cây để khi người học muốn học
phần nào thì chỉ cần kích hoạt vào đề mục đó.
- Hiển thị nội dung: Sau khi người học kích hoạt vào đề mục muốn học thì

nội dung bài học của phần đó sẽ được hiển thị chi tiết ra màn hình.
 Tìm kiếm nhanh:
Để hỗ trợ người học truy cập nhanh đến nội dung học cần tra cứu theo ý
muốn, phần này cung cấp chức năng tìm kiếm nhanh bằng các cụm từ khoá có
trong nội dung cần tra cứu. Có thể trong khi đang học người học muốn tìm đến
một phần nào đó để xem thêm thì cũng có thể dùng đến chức năng này để tìm
kiếm.
 Trắc nghiệm:
Sau khi người học học xong nội dung của một bài học thì có thể kiểm tra lại
kiến thức của mình bắng cách thử sức mình với các câu hỏi trắc nghiệm của hệ
thống đã được soạn thảo sẵn. Sau khi người học kích hoạt vào phần trắc nghiệm
thì hệ thống sẽ:


- Hiển thị câu hỏi: Một chuỗi các câu hỏi của bài học dưới hình thức tích
vào đáp án ĐÚNG – SAI hoặc chọn một đáp án đúng nhất trong các đáp án mà
chương trình đưa ra.
- Hiển thị thời gian: Hệ thống sẽ quy định một lượng thời gian phù hợp cho
người học làm bài. Hệ thống chỉ hiển thị nội dung câu hỏi trong thời gian này.
- Hiển thị điểm: Sau khi người học thực hiện xong bài trắc nghiệm của
mình rồi thì hệ thống sẽ đưa ra điểm mà người học đạt được và đáp án đúng của
các câu hỏi.
 Đánh dấu:
Khi đang học dở mà không muốn học nữa thì chức năng này có tác dụng
đánh dấu lại phần bài học mà người học đang học của bài hôm đó (nếu người học
muốn đánh dấu) để hôm sau học sẽ biết mình đang học đến đâu và vào học tiếp
nội dung đang học dở.
I.2. Biểu đồ phân cấp chức năng:




Soạn

DẠY - HỌC

Quản lý Hiển thị Tìm kiếm Đánh dấu
Soạn nội dung
Soạn bài test
Cập nhật
QL người dùng
Đăng nhập
HT đề mục
HT nội dung
HT câu hỏi
QL thời gian
HT điểm
Trắc nghiệm


II.Biểu đồ luồng dữ liệu
II.1. Mức ngữ cảnh:










II.2. Mức đỉnh:
GIÁO
VIÊN
NGƯỜI
HỌC
Y/C đánh d
ấu bài học

Thông tin đăng nh
ập

Y/C tr
ắc nghiệm

Y/C tìm ki
ếm

Y/C bài h
ọc

K
ết quả
đăng nh
ập

K
ết quả phản hồi

N
ội dung bài test


Thông tin đăng nh
ập

DẠY -
HỌC
N
ội dung bộ T
est

N
ội dung các bài học

Thông tin c
ập nhập

K
ết quả trả ra

K
ết quả
đăng nh
ập

NGƯỜI HỌC



GIÁO
VIÊN

NGƯỜI HỌC

GIÁO
VIÊN

NGƯỜI HỌC
SOẠN
DL Bộ Test
DL bài h
ọc

HIỂN THỊ
Yêu c
ầu bài học

KQ thành công hay th
ất bại

Thông tin c
ập nhật

N
ội dung bộ test

N
ội dung các bài học

K
ết quả báo ra


Thông tin ngư
ời dùng mới

K
ết quả
đăng nh
ập

Thông tin đăng

nh
ập (U, P)

N
ội dung bài học

Yêu c
ầu bài học

N
ội dung bài học

DS ngư
ời học

QUẢN LÝ

N
ội dung trắc nghiệm


Yêu c
ầu tìm kiếm

K
ết quả tìm kiếm

Yêu c
ầu
đánh d
ấu

K
ết quả
đánh d
ấu

N
ội dung bài trắc nghiệm

K
ết quả tìm kiếm

Yêu c
ầu trắc nghiệm

Yêu c
ầu tìm kiếm

K
ết quả

đăng nh
ập

Thông tin đăng nh
ập user

DS giáo viên
TÌM KIẾM
TRẮC
NGHIỆM
ĐÁNH
DẤU
Y/C tr
ắc nghiệm

Yêu c
ầu
đánh d
ấu

Kho lưu đánh dấu
Dữ liệu bộ test
Dữ liệu bài học
K
ết quả
đánh d
ấu






GIÁO VIÊN
SOẠN NỘI
DUNG
CẬP NHẬT
SOẠN BỘ
TEST
K
ết quả soạn

N
ội dung chi tiết bài học

K
ết quả cập nhật

Thông tin c
ập nhật

D
ữ liệu bài học

D
ữ liệu bộ test

K
ết quả tr
ả ra


Nội dung các bài test
II.3.1. Phân dã chức năng soạn:
II.3. Mức dưới đỉnh:
II.3.2. Phân dã chức năng quản lý:
QUẢN LÝ
NGƯỜI
DÙNG

ĐĂNG
NHẬP
NGƯỜI
HỌC
GIÁO
VIÊN
K
ết quả
đăng nh
ập

K
ết quả
đăng nh
ập

Thông tin đăng nh
ập User

DS giáo viên

Danh sách ngư

ời học

K
ết quả trả ra

Thông tin đăng nh
ập

C

p nh
ật ng
ư
ời học




HIỂN THỊ
ĐỀ MỤC
H.THỊ NỘI
DUNG
NGƯỜI
HỌC
GIÁO
VIÊN
Yêu c
ầu bài học

Yêu c

ầu bài học

N
ội

dung bài h
ọc

D
ữ liệu bài học

N
ội dung bài học

HIỂN THỊ
CÂU HỎI
QL THỜI
GIAN
HIỂN THỊ
ĐIỂM
NGƯỜI
HỌC
GIÁO
VIÊN
Th
ời gian làm bài

Đi
ểm và
đáp án


Y/C hi
ển thị
đi
ểm

N
ội dung câu hỏi

Yêu c
ầu trắc nghiệm

D
ữ liệu bộ test

Yêu c
ầu trắc nghiệm

N
ội dung câu hỏi

Y/C hi
ển thị
đi
ểm

Đi
ểm và
đáp án


Thông tin v
ề thời gian

III.3.4. Phân dã chức năng trắc nghiệm:
II.3.3. Phân dã ch
ức n
ăng hi
ển
th
ị:



III.5. Phân tích biểu đồ luồng dữ liệu
Mức ngữ cảnh:
Chức năng của hệ thống là DẠY - HỌC. Đối tác của hệ thống gồm có giáo
viên (tức người dạy) và người học. Người học và giáo viên đưa ra các yêu cầu của
mình đối với hệ thống như: Yêu cầu đăng nhập vào hệ thống , yêu cầu bài học, yêu
cầu tìm kiếm hay trắc nghiệm…Sau khi nhận được yêu cầu từ phía người dùng hệ
thống sẽ trả ra kết quả đăng nhập (thành công hay không thành công), trả ra nội
dung bài học… mà người dùng yêu cầu.
Mức đỉnh:
Mức ngữ cảnh của hệ thống có thể phân rã ra thành các chức năng con như:
Soạn, quản lý, hiển thị, đánh dấu, trắc nghiệm và tìm kiếm. Giáo viên đưa vào hệ
thống phần mềm những bài giảng chi tiết, nội dung các bài trắc nghiệm để làm dữ
liệu bài học. Người học không thể vào chức năng này của hệ thống.
Khi người dùng muốn sử dụng phần mềm để học thì họ phải đăng nhập vào
hệ thống. Họ có thể vào các chức năng của hệ thống như: hiển thị ngay nội dung
bài học mà họ muốn học. Hoặc họ có thể vào ngay các chức năng khác hoặc đang
học có thể yêu cầu các chức năng này như: Yêu cầu tìm kiếm để tìm nội dung

mình cần tra cứu, yêu cầu trắc nghiệm để kiểm tra lại kiến thức hay yêu cầu đánh
dấu bài học của ngày hôm đó lại… Sau đó hệ thống sẽ tự động vào các kho dữ liệu
để lấy dữ liệu trả ra kết quả mà người dùng yêu cầu.
Mức dưới đỉnh:
Chức năng Soạn được phân rã ra thành các chức năng: Soạn nội dung, soạn
bộ test và cập nhật. Sau khi người giáo viên soạn nội dung bài giảng thì hệ thống
sẽ đưa nó vào kho dữ liệu bài học. Những thay đồi, cập nhật, bổ sung những thiếu


xót của bài học sẽ được giáo viên sửa đổi và được hệ thống cập nhật ngay vào kho
dữ liệu này. Nội dung các bài test trắc nghiệm (bao gồm câu hỏi và đáp án cho mỗi
câu) sẽ được cho vào dữ liệu bộ test.
Chức năng quản lý được phân dã thành chức năng quản lý người dùng và
chức năng đăng nhập. Chức năng quản lý người dùng chỉ cho phép người dùng
truy nhập vào hệ thống để học mà không thể thay đồi ở chức năng soạn được. Sau
khi người dùng đăng nhập tên và password của mình vào hệ thống thì hệ thống sẽ
vào kho danh sách người dùng tìm xem trong kho dữ liệu đã có người này chưa
nếu chưa có thì sẽ cập nhật, bổ sung người này vào kho danh sách người dùng, nếu
có rồi thì cho phép người đó vào học.
Chức năng hiển thị được phân dã thành chức năng hiển thị đề mục và chức
năng hiển thị nội dung bài học. Các đề mục của môn học sẽ được hiển
thị trên giao diện. Người học chỉ cần kích vào phần mình muốn học sau đó hệ
thống sẽ hiển thị toàn bộ nội dung đó ra theo yêu cầu của người dùng
Chức năng trắc nghiệm: Sau khi người học có yêu cầu trắc nghiệm thì hệ
thống sẽ hiển thị câu hỏi của bài học đó ra với một lượng thời gian đã được định
sẵn để làm bài. Học sinh chỉ được làm bài đó với lượng thời gian đã được quy
định đó để làm bài học đó. Hết thời gian đó thì hệ thống sẽ hiển thị điểm cho
người học. Người học cũng có thể yêu cầu hệ thống hiển thì đáp án nếu cần.















PHẦN III.BIỂU ĐỒ ERD VÀ CÁC LƯỢC ĐỒ QUAN HỆ
1.BIỂU ĐỒ ERD:







2.VẼ CÁC BẢNG QUAN HỆ:

×