Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Báo cáo đề tài :" Phân tích hoạt động quảng cáo của công ty Ford" doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (782.61 KB, 52 trang )

Đề tài: Phân tích HĐ QC của công ty Ford GVHD: Bùi Thành Khoa
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài :
Nhìn lại thị trường quảng cáo của Việt Nam những năm gần đầy với nhiều
biến động và thay đổi lớn sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008.
Thời gian từ cuối năm 2009 đến cuối năm 2010 thì thị trường quảng cáo của
VN mới thực sự trở lại cùng với nhiều chiêu quảng cáo mới. Thời gian này
cũng đã đánh dấu những bước đi đột phá của các doanh nghiệp làm quảng cáo
trong nước bằng việc bắt đầu dành được thị phần quảng cáo từ các công ty
quảng cáo nước ngoài bởi các sản phẩm mang thương hiệu “Made in Vietnam”
đầy sáng tạo. Về cuối năm 2010 Ngân sách dành cho quảng cáo của các doanh
nghiệp tăng theo từng tháng. Do sự phục hồi của kinh tế nó chung và chính
sách thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phát triển, mở rông quy mô của nhà
nước ta cho cuộc chạy đua với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hàng hóa
nhập khẩu. Trong bối cảnh kinh tế thị trường thời hội nhập WTO đầy thách
thức, thì hầu bao tiếp tục được mở chi cho quảng cáo để các doanh nghiệp
nhanh chóng chiếm được thị phần trước khi quá muộn. Dự báo năm 2011 ngân
sách cho quảng cáo của các công ty sẽ tiếp tục tăng, tăng mạnh từ 9 - 13% so
với năm 2010 bởi sức ép ngày một lớn đến từ cánh cửa WTO.
Năm 2011 được nhiều người cho rằng đây là năm của nhiều loại hình
quảng mới du nhập và nhiều cách tiếp thị quảng cáo độc đáo của các công ty
quảng cáo. Để chứng minh được điều đó chúng ta hãy nhìn vào những gì các
nhà quảng cáo đã làm trong năm qua, thử nhớ lại và quan sát bước đi của chính
mình ngay từ trong nhà rồi ra ngoài đường tìm hiểu xem cách nhà quảng cáo đã
khéo léo lồng ghép vào cuộc sống hàng ngày của chúng ta mà không hay biêt.
Điển hình với quảng cáo truyền hình là cuộc tấn công ồ ạt của các nhà mạng,
SVTH: Nhóm 13 Trang 1
Đề tài: Phân tích HĐ QC của công ty Ford GVHD: Bùi Thành Khoa
với những thước phim quảng cáo rất ấn tượng và hài hước để ra mắt mạng 3G.
Chiến dịch quảng cáo này thành công đã giúp nhà mạng đưa ra một gói dịch vụ
mới tưởng chừng rất gai góc, ấy thế mà đã nhanh chóng được người tiêu dùng


chấp nhận và sử dụng rộng dãi. Để khẳng định được sự thành công của mạng
3G thì sự kiện Việt Nam được xếp hạng thứ 11 toàn cầu về lượng người truy
cập internet bằng mobile. Đã nhiều người nhận định chiến lược quảng cáo trên
đáng khâm phục nhất trong nhiều năm qua.
Không chỉ dừng ở hình thức quảng cáo truyền hình các hình thức quảng
cáo khác đơn giản hơn vẫn có thể len lỏi được vào các hộ gia đình và vào các
cơ quan một cách nhánh chóng. Việc trực tiếp chuyển tải thông điệp tới khách
hàng khách hàng mục tiêu ( sản phẩm, dịch vụ được giới thiệu trực tiếp tới
người tiêu dùng ) luôn là sự lựa chọn của nhiều doanh nghiệp bởi việc thực
hiện đơn giản mà kết quả thấy ngay được. Điều đáng nói ở đây là cách tiếp thị
quảng cáo trên có thêm nhiều điểm khác, cách thực hiện văn minh hơn và lịch
sự hơn so với trước kia. Ví dụ như việc in quảng cáo trên các phiếu thu tiền
sinh hoạt phí hàng tháng hay kẹp tờ rơi quảng cáo vào báo hàng ngày hoặc các
hoạt động chăm sóc khách hàng tại nhà của các doanh nghiệp .v.v. Những năm
trước đây nhắc tới quảng cáo outdoor người ta nghĩ ngay đến việc làm những
biển hiệu quảng cáo lớn trên đường quốc lộ ra vào nội thành, với mục tiêu tản
rộng khắp các cửa ngõ hay bên xe Bus nhiều người dân đi lại. Thì năm 2010 là
năm đã ghi nhận những chuyển động tích cực của các nhà quảng cáo khi
chuyển về quảng cáo tập trung và mang đậm tính đột phát. Bằng chứng các vị
trí Porter lớn, nhỏ tại các khu trung tâm thương thương mại nơi diễn ra các sự
kiện lớn trong năm luôn kín lịch thuê, để thuê được thì doanh nghiệp đã phải
trả mức phí rất cao mà phải xếp lịch thuê tới 6 tháng. Dấu ấn đột phá in đậm
SVTH: Nhóm 13 Trang 2
Đề tài: Phân tích HĐ QC của công ty Ford GVHD: Bùi Thành Khoa
nhất với người tiêu dùng trong năm qua đó là ý tưởng mới lạ thể hiển qua các
mô hình 3D không gian ba chiều đầy sống động khiến người xem không khỏi
tò mò và trầm trồ khen ngợi. Quảng cáo ngoài trời sẽ còn rất nhiều hứa hẹn
trong năm 2011
2. Tính cấp thiết của đề tài :
Quảng cáo và Marketing luôn là công cụ rất quan trọng đối với nhà sản

xuất khi tung sản phẩm của mình ra thị trường. Nhưng muốn điều đó được thực
hiện thành công thì nhà sản xuất cần lập cho mình những chiến dịch quảng cáo
thích hợp và cụ thể. Trong một thị trường khốc liệt như thị trường xe hơi thì
việc cạnh tranh là không thể tránh khỏi để làm mới và giữ được lòng tin trong
lòng khách hàng chính là điều kiện để dẫn đến sự thành công của các nhà kinh
doanh .
3. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu cơ sở lý luận về quảng cáo, chức năng và vai trò của việc
quảng cáo trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của thị trường xe hơi.
Phân tích thực trạng về nghiệp vụ quảng cáo trong ngành kinh doanh xe
hơi.
Đưa ra giải pháp trong việc hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp.
4. Phạm vi nghiên cứu :
Phạm vi nghiên cứu được giới hạn là quảng cáo thực trạng quảng cáo
trong công ty Ford
5. Bố cục của đề tài :
Kết cầu đề ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề
tài bao gồm 3 chương:
- Chương 1: Giới thiệu tổng quan về môn nghiệp vụ quảng cáo
- Chương 2: Thực trạng quảng cáo quảng cáo tại doanh nghiệp
SVTH: Nhóm 13 Trang 3
Đề tài: Phân tích HĐ QC của công ty Ford GVHD: Bùi Thành Khoa
- Chương 3: Giải pháp phát triển và đề xuất kiến nghị
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIỆP VỤ QUẢNG CÁO
1.1 Quảng cáo là gì?
Quảng cáo là hình thức tuyên truyền được trả tiền để thực hiện việc giới
thiệu thông tin về sản phẩm, dịch vụ, công ty hay ý tưởng, quảng cáo là hoạt
động truyền thông phi trực tiếp giữa người với người mà trong đó người muốn
truyền thông phải trả tiền cho các phương tiện truyền thông đại chúng để đưa
thông tin đến thuyết phục hay tác động đến người nhận thông tin.

Quảng cáo là những nỗ lực nhằm tác động tới hành vi, thói quen mua hàng của
người tiêu dùng hay khách hàng bằng cách cung cấp những thông điệp bán
hàng theo cách thuyết phục về sản phẩm hay dịch vụ của người bán
Làm thế nào để phân biệt giữa quảng cáo với các hình thức truyền thông khác?
Người ta dựa trên 6 yếu tố để xác định quảng cáo.

Quảng cáo là một hình thức truyền thông được trả tiền để thực hiện.

Người chi trả cho nội dung quảng cáo là một tác nhân được xác định.

Nội dung quảng cáo nhằm thuyết phục hoặc tạo ảnh hưởng tác động vào
người mua hàng.

Thông điệp quảng cáo có thể được chuyển đến khách hàng bằng nhiều
phương tiện truyền thông khác nhau.

Quảng cáo tiếp cận đến một đại bộ phận khách hàng tiềm năng.

Quảng cáo là một hoạt động truyền thông marketing phi cá thể
1.2 Vai trò quảng cáo:
Cùng với sự phát triển của xã hội ngày nay Quảng cáo là một trong những
nhu cầu và phương tiện hết sức cần thiết trong quá trình hình thành, phát triển
và tồn tại của một sản phẩm nói riêng và của một doanh nghiệp nói chung. Nhờ
SVTH: Nhóm 13 Trang 4
Đề tài: Phân tích HĐ QC của công ty Ford GVHD: Bùi Thành Khoa
vào Quảng cáo mà có thể giúp cho nhà sản xuất tạo ra nhu cầu đối với sản
phẩm, tăng sức mua, nâng cao thị phần.Thông tin nhanh chóng cho thị trường
về đặc điểm, tính năng của sản phẩm. Góp phần hỗ trợ cho việc bán hàng, giảm
chi phí phân phối vì khách hàng tự tìm đến sản phẩm là chính.Trang bị cho
khách hàng những kiến thức tốt nhất để lựa chọn sản phẩm cho phù hợp với

nhu cầu của mình.Tăng giá thành sản phẩm mà khách hàng vẫn vui lòng chi trả
vì nó đã giúp cho khách hàng tin tưởng vào chất lượng sản phẩm và yên tâm
hơn khi sử dụng. Điều này làm tăng doanh thu vì có nhiều khách hàng biết đến
và lựa chọn.Quảng cáo kích thích nhu cầu tiêu thụ sản phẩm, làm tăng thị phần
ở giai đoạn phát triển bảo vệ thị phần khi thị trường đã ổn định.
Thêm nữa, Quảng cáo là một phần của chiến thuật phối hợp 4P trong tiếp
thị (Product, Price, Place (Distribution), Promotion) nghĩa là "bộ tứ" thương
phẩm, giá cả, phân phối, khuyến mãi. Khuyến mãi (Promotion) ở đây hiểu theo
nghĩa rộng, tập hợp của bốn hoạt động ( bao gồm Advertising hay quảng cáo ,
Sales Promotion hay khuyến mãi theo nghĩa hẹp, Public Relations hay ngoại
giao xí nghiệp , Salesmanship tức chào hàng ). Quảng cáo trong thời đại cạnh
tranh chỉ có hiệu lực khi người làm tiếp thị đã thành công trong chiến lược 4P
của họ (Probing, Partitioning, Prioritying, Positioning) nghĩa là các hoạt động
bắt đầu từ việc điều tra tường tận thị trường (Probing), chia cắt nó thành phân
tiết (Partitioning, còn gọi là Segmentation) để có thể tập hợp lực lượng tiến
công, chọn mảng thị trường ưu tiên (Prioritying, còn gọi là Targeting) theo chỉ
tiêu của hãng và khi điều kiện khách quan cho phép, để cuối cùng định vị trí và
điều chỉnh vị trí (Positioning cũng như Repositioning nếu cần thiết) dành được
ưu thế của mặt hàng của mình đối với các mặt hàng khác và những đối thủ
cạnh tranh trong điều kiện của thị trường đó.
SVTH: Nhóm 13 Trang 5
Đề tài: Phân tích HĐ QC của công ty Ford GVHD: Bùi Thành Khoa
1.3 Các buớc xây dựng một chuơng trình quảng cáo
1.3.1 Mục tiệu của chuơng trình xây dựng quảng cáo:
Mục tiêu quảng cáo phải xuất phát từ các mục tiêu trong kinh doanh của
Công ty và các mục tiêu marketing. Ví dụ như mục tiêu doanh số, lợi nhuận, thị
phần, các mục tiêu nâng cao uy tín của công ty, các sản phẩm . các mục tiêu
quảng cáo thuờng đựơc phân loại thành mục tiêu để thông tin mục tiêu để
thuyết phục hay mục tiêu để nhắc nhở.
Quảng các thông tin hình thành mạnh mẽ vảo giai đoạn giới thiệu sản

phẩm nhằm tạo nên nhu cầu ban đầu. Nó có thể giới thiệu cho thi truờng biết
về một sản phẩm mới, về cách sử dụng mới của một sản phẩm hoặc sự thay đổi
về giá cả.
Quảng cáo thuyết phục cần thiết và rất quan trọng trong giai đoạn cạnh
tranh nhằm tạo ra sự ưa chuông nhãn hiệu hoặc thuyết phục khách hang mua
ngay. Quảng cáo thuyết phục có thể dung thể loại so sánh. Quảng cáo nhắc nhở
rất quan trọng trong giai đoạn truởng thành của sản phẩm để nhắc nhở khách
hang luôn nhớ tới nó đầu tiên, nhắc nhở họ nhớ đến địa điểm mua nó đầu tiên,
nhắc họ nhớ đến địa điểm mua nó ở đâu.
1.3.2 Quyết định về ngân sách quảng cáo:
Sau khi xác định các mục tiêu quảng cáo rồi, bạn có thể quyết định ngân
sách quảng cáo cho mỗi sản phẩm nhằm hoàn thành mục tiệu bán hang. Về mặt
học thuật, có 4 phuơng pháp để xác định ngân sách:
 Phuơng pháp tuỳ theo khả năng: nhiều công ty xác định ngân sách
quảng cáo có tuy theo khả năng công ty có thể chi đuợc. Phuơng pháp
này bỏ qua ảnh huởng của quảng cáo đối với khối luợng tiêu thụ, nó dẫn
đến ngân sách quảng cáo hàng năm không ổn định.
 Phuơng pháp tính theo phần trăm doanh số, ví dụ như 5% hay 10% của
SVTH: Nhóm 13 Trang 6
Đề tài: Phân tích HĐ QC của công ty Ford GVHD: Bùi Thành Khoa
doanh số năm tới. Ưu tiên củ phuơng pháp này là chi phí quảng cáo gắn
liền với kết quả hoạt động kinh doanh (với doanh số, lợi nhuận…)và
đảm báo sự ổn định cho ngân sách quảng cáo.
 Phuơng pháp cân bằng cạnh tranh. Một số công ty xác định ngân sách
quảng cáo củ họ ngang bằng với mức chi của các hang cạnh tranh cùng
cỡ. Tuy nhiên do uy tín, tài lực, cơ may và mục tiêu của từng Công ty
khác nhau rất xa nên chắc chắn kết quả chiêu thị cũng khác nhau.

Phuơng pháp mục tiêu và công việc: Phuơng pháp này đòi hỏi nhà
marketing lập ngân sách bằng cách:


Xác định mục tiêu của doanh nghiệp

Xác định những công việc, chuơng trình cần thực hiện để đạt mục tiêu
(quảng cáo trên báo, radio, tivi như thế nào…)

Uớc tính chi phí để hoàn thành công việc tổng số chi phí này chính là
ngân sách quảng cáo đề nghị cho năm tới.
Hẵn bạn cũng thấy việc xác định ngân sách cho quảng cáo về mặt học thuật là
không có gì khó hiểu tuy nhiên việc khó nhất mà nguời làm marketing phải
vuợt qua chính là thuyết phục nội bộ và nếu bạn không có số liệu hay kế hoạch
cụ thể thì khó long đạt đuợc sự ủng hộ về mặt ngân sách cho quảng cáo.
1.3.3 Quyết định về thông điệp quảng cáo:
Quyết định về thông điệp quảng cáo thuờng có 3 buớc: tao ra thông điệp,
đánh giá và tuyển chọn thông điệp, thực hiện thông điệp.
Việc tạo thông điệp đòi hỏi giải quyết 3 vấn đề: nói cái gì, nói như thế nào
cho hợp lý, và nói như thế nào cho hiệu quả.
Về nội dung thông điệp: cần thiết kế, phác hoạ những sự gởi dẫn để có
đuợc những đáp ứng mong muốn. Có 3 loại gợi dẫn:

Gợi dẫn sự hợp lý: sản phẩm đem lại những ích dụng theo yêu cầu (bền,
SVTH: Nhóm 13 Trang 7
Đề tài: Phân tích HĐ QC của công ty Ford GVHD: Bùi Thành Khoa
tiết kiệm, có giá trị

Gợi dẫn tạo cảm xúc cảm: kích thích những tình cảm tích cực để đưa
đến việc mua.

Gợi dẫn đạo đức: huớng đến cái thiện nơi khách hàng.
Về cấu trúc thông điệp:

Hiệu quả của quảng cáo phụ thuộc khá nhiều vào cấu trúc của thông điệp.
Thứ nhất, có nên đưa ra kết luận rõ ràng hay để khách hàng tự kết luận. Đưa ra
kết luận thuờng hiệu qua hơn. Thứ hai, trình bày luận chứng theo kiểu đơn
tuyến hay song tuyến? Thuờng đơn tuyến hiệu quả hơn. Thứ ba, nên đưa luận
chứng đanh thép nhất vào đầu hay cuối điệp truyền.
Hình thức thông điệp:
Cần triển khai một hình thức sinh động cho thông điệp. Trong quảng cáo
in ấn, nhà marketing phải quyết đinh tiêu đề, lời lẽ, minh hoạ, màu sắc. Để thu
hút sự chú ý có thể sử dụng những cách như tính độc đáo và tuơng phản hình
ảnh và tiêu đề lôi cuốn, hình thức hấp dẫn, kích cỡ và vị trí của thông điệp hợp
lý. Thông điệp cần phải đáng tin cậy đựơc ưa thích, tạo nên sự tin tuởng hoàn
toàn của khách hàng.
Thực hiện thông điệp như thế nào? Kết quả của thông điệp quảng cáo
không những chủ tuỳ thuộc vào những gì đuợc nói mà còn tuỳ thuộc vào cách
thức đuợc nói như thế nào?
Cần có sự văn phong, ngữ điệu và một sự trình bày hợp lý để thực hiện
thông điệp. Nếu thông điệp đuợc truyền trên ti vi nguời trinh bày phải chú ý sự
biểu lộ của nét mặt, cử chỉ, trang phục tư thế và kiểu tóc. Có thể dựng lên một
khung cảnh, một kiều dáng hay một hình ảnh mang tính nghệ thuật với sắc đẹp,
tình yêu thiên nhiên, sự trong sáng.
1.3.4 Quyết định về phương tiện quảng cáo
SVTH: Nhóm 13 Trang 8
Đề tài: Phân tích HĐ QC của công ty Ford GVHD: Bùi Thành Khoa
Hiệu quả của quảng cáo phụ thuộc vào hai yếu tố: hiệu quả của tin tức của lời
rao quảng cáo và hiệu quả của phương tiện quảng cáo.
Hiệu quả của tin tức quảng cáo: tin tức quảng cáo đã đưa ra được những lợi ích,
ưu việt của sản phẫm làm thu hút sự chú ý của khách hàng,có thể còn làm thay đổ
quan điểm ý kiến, sự ưa thích và thái độ của họ đối với sản phẩm.
Hiệu quả của phương tiện: phương tiện quảng cáo mà thích hợp với nội dung và
tin tức quảng cáo đồng thời có tác dụng nhanh, mạnh tới khách hàng thì quảng cáo

sẽ có hiệu quả, ít tốn kém hơn.
Quảng cáo còn mang lại hiệu quả là nâng cao uy tín và gây tiếng tăm cho
doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi trong cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường. Quảng
cáo được chuyển đi bằng nhiều phương tiện truyền thông khác nhau, như:
Truyền hình: là phương tiện tác động đến người tiêu dùng đa dạng và toàn
diện nhất, bằng âm thanh, hình ảnh sống động. Chi phí hình thức này thường là đắt
nhất. Đôi khi gián tiếp bằng hình thức bảo trợ các show, hay kèm theo logo quảng
cáo trên nền sàn, hay treo trên tường đàng sau diễn viên, MC. Xem thêm Quảng cáo
truyền hình.
Báo chí: tác động bằng hình ảnh và khẩu hiệu. Đôi khi bằng những bài viết giả
như tường thuật bằng những phóng viên được mướn.
Internet: Khi công nghệ thông tin và Internet phát triển, loại hình báo mạng
cũng phát triển nên các công ty thường khai thác phương tiện này. Còn có thể gửi
vào các hòm email để quảng cáo, hay gọi là thư rác. Hay các đoạn phim quảng
cáo trên các trang mạng. Xem thêm : Quảng cáo trực tuyến
Phát thanh: tác động bằng âm thanh, là những đoạn quảng cáo bằng lời nói
hay âm nhạc.
Quảng cáo qua bưu điện: Gửi thư đến nhà các khách hàng kèm theo thông tin
giới thiệu về công ty và sản phẩm. Chi phí khá rẻ, nhưng tác dụng thấp vì mỗi thư
SVTH: Nhóm 13 Trang 9
Đề tài: Phân tích HĐ QC của công ty Ford GVHD: Bùi Thành Khoa
chỉ tác động được đến 1 gia đình
Quảng cáo trên các phương tiện vận chuyển: sơn hình sản phẩm và tên công
ty lên thành xe, nhất là xe bus để có diện tích thân xe lớn và lượng khách đi xe rất
nhiều trong mỗi ngày, có tác dụng khá hiệu quả. Nhưng vì sơn lên thành xe thì khó
thay đổi liên tục nên người ta thường dùng xe bus là phương tiện quảng cáo cho
những sản phẩm có vòng đời khá dài hoặc thương hiệu cả công ty chứ không giới
thiệu những sản phẩm vòng đời ngắn, hình ảnh quảng cáo nhanh bị lạc hậu
Quảng cáo qua ấn phẩm danh bạ doanh nghiệp: là những ấn phẩm phát
rộng rãi đến người tiêu dùng

Quảng cáo trên tờ rơi, áp phích, pano hay băng-rôn: Tờ rơi là hình thức
công ty thường dùng, cho đội ngũ nhân viên tiếp thị đi đến các ngã tư, nơi công
cộng phát giấy in giới thiệu về sản phẩm và địa chỉ cung cấp
Quảng cáo trên bao bì sản phẩm
Quảng cáo truyền miệng: thông qua đội ngũ nhân viên đi tuyên truyền
Quảng cáo từ đèn LED: là những đèn lớn treo nơi công cộng đập vào mắt
người đi đường thấy hình ảnh và sản phẩm công ty
Quảng cáo SMS: thông qua các hãng viễn thông, gửi tin nhắn đến các khách
hàng giới thiệu về sản phẩm, chương trình khuyến mại mà công ty đang áp dụng
Quảng cáo qua các chương trình giới thiệu sản phẩm tại các nơi công cộng
1.3.5 Đánh giá chương trình quảng cáo
Để đánh giá sự hiệu quả của chương trình quảng cáo, bạn có thể theo dõi tình
hình bán hàng, các khách hàng mới, các yêu cầu cho biết thông tin, các cuộc hỏi
hàng qua điện thoại, tình hình bán lẻ tại các cửa hàng, tình hình truy cập website
giới thiệu và tình hình mua hàng hóa trực tuyến.
Nhằm giúp bạn theo dõi mức độ hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo, chúng
tôi xin giới thiệu một số sách lược sau đây:
SVTH: Nhóm 13 Trang 10
Đề tài: Phân tích HĐ QC của công ty Ford GVHD: Bùi Thành Khoa
Lượng khách hàng ghé thăm cửa hàng có tăng lên? Bạn hãy ghi nhận tình hình
bán lẻ bằng cách đếm số người vào thăm cửa hàng. Bạn đừng quên theo dõi tình
hình này trước khi tiến hành chiến dịch quảng cáo. Dựa trên cơ sở đó bạn rút ra kết
luận.
Tình hình bán hàng có được cải thiện sau quảng cáo? Bạn hãy so sánh tình hình
bán hàng trước, trong và sau chiến dịch quảng cáo. Tuy nhiên, chúng tôi muốn lưu ý
rằng quảng cáo thường gây ra các hiệu ứng tích lũy hay hiệu ứng chậm, do vậy việc
bán hàng do xúc tiến quảng cáo có thể không xảy ra ngay tức thì.
Thứ ba, đối với việc quảng cáo thông qua các ấn phẩm, bao gồm cả việc phát
các phiếu mua hàng điện tử. Khách hàng sở hữu các phiếu mua hàng điện tử này có
thể được giảm giá hay được tặng quà khi mua hàng. Trước khi phát hành phiếu mua

hàng điện tử, thì một việc cần làm là bạn phải sắp xếp chúng theo hệ thống. Việc
phân loại một cách khoa học cho từng loại phiếu mua hàng khác nhau giúp bạn có
khả năng xem xét, đánh giá và quyết định xem loại phiếu nào mang lại hiệu quả
quảng cáo tốt nhất.
Việc khuyến khích và nhắc nhở các khách hàng về loạt quảng cáo bạn đã triển
khai là rất cần thiết. Điều này làm khách hàng nhớ đến sản phẩm/dịch vụ và góp
phần khắc sâu thêm hình ảnh về chúng. Bạn có thể thực hiện được điều này bằng
cách đưa ra mức giảm giá 10 % cho đợt mua hàng đầu tiên (ví dụ trong một khoảng
thời gian từ đến những người mua hàng có trong tay ấn phẩm quảng cáo của bạn
thì sẽ được giảm 10%).
Bạn hãy sử dụng các phiếu phản hồi từ tạp chí. Một số ấn phẩm có phát hành
các phiếu phản hồi còn được gọi là phiếu tìm hiểu thông tin. Hình thức này cho phép
người đọc tạp chí cung cấp thông tin cho các nhà quảng cáo. Bạn nên phát hành
phiếu tìm hiểu thông tin của riêng mình kèm theo mục quảng cáo sản phẩm của bạn
SVTH: Nhóm 13 Trang 11
Đề tài: Phân tích HĐ QC của công ty Ford GVHD: Bùi Thành Khoa
trên tạp chí. Hãy nhớ sắp xếp các phiếu này theo hệ thống nếu bạn gửi nó cho một
vài tạp chí để đăng quảng cáo.
Một phương thức theo dõi phản hồi của khách hàng là sử dụng đường dây điện
thoại nóng để nhận và trả lời các câu hỏi của khách hàng. Lấy ví dụ, một công ty
quảng cáo về sản phẩm kèm theo chương trình rút thăm trúng thưởng, thông thường
một số điện thoại miễn phí sẽ được bạn sử dụng để các khách hàng có thể dễ dàng
liên lạc. Khi đã thông báo số điện thoại miễn phí đó trên trang quảng cáo, bạn hãy
quy về các số máy lẻ khác nhau cho các quảng cáo nhất định để tiện theo dõi. Các
bạn cũng nên cân nhắc việc đặt một số điện thoại riêng biệt dành cho quảng cáo và
công bố số điện thoại này trên Niên giám điện thoại dành cho các doanh nghiệp.
Một cách nữa để đo lường mức độ thành công của quảng cáo là so sánh tình
hình web site trước và sau quảng cáo. Trên các Website bao giờ cũng có các công cụ
giúp bạn lấy được các thông tin ngày, thông tin tuần và thông tin tháng về lượt
người truy cập. Nếu bạn duy trì một server riêng, thì nên đầu tư vào phần mềm có

thể giúp bạn dễ dàng thu thập và theo dõi các báo cáo về lượng người truy cập.
Nếu bạn quảng cáo on-line, bạn hãy theo dõi số phần trăm những người xem và
truy cập vào quảng cáo của mình. Phần lớn web bán chỗ quảng cáo trực tuyến đều
theo dõi tỉ lệ nhấp chuột vào địa chỉ quảng cáo đăng tải trên trang đó, vì vậy, họ có
thể cung cấp cho bạn các báo cáo về tình hình truy cập vào quảng cáo của bạn ra
sao. Ngoài ra nếu thấy tiện lợi và hiệu quả hơn, bạn có thể tạo ra một trang web kết
nối chỉ với banner quảng cáo của mình và sau đó theo dõi lượng người truy cập vào
trang web đó.
1.4 Chiến lược sáng tạo
“Bản chất của sáng tạo là sắp xếp những cái đã biết theo cách chưa hề có trước
đó.” Khi sáng tạo là bạn đang dùng những dữ liệu có được, rồi phân tích, suy luận,
sắp xếp những thông tin, những khái niệm đã biết theo một cách mới và so sánh kết
SVTH: Nhóm 13 Trang 12
Đề tài: Phân tích HĐ QC của công ty Ford GVHD: Bùi Thành Khoa
quả của sự sắp xếp xem có thỏa mãn được những yêu cầu sáng tạo hay không. Dựa
trên các công việc thực tế, chúng tôi đã tổng hợp lại để đưa ra một “Qui trình sáng
tạo ý tưởng ” phù hợp với việc sáng tạo trong quảng cáo như sau:
BƯỚC 1: Xác định mục tiêu sáng tạo – Vạch ra các lý do cụ thể và đầy đủ –
tại sao lại phải sáng tạo? Cần đạt được điều gì từ qui trình sáng tạo này? Ai là người
chúng ta cần tác động tới? Họ đang nghĩ gì? Chúng ta muốn họ thay đổi suy nghĩ ra
sao?
BƯỚC 2: Thu thập thông tin dữ liệu, tìm hiểu về các vấn đề liên quan tới
khách hàng mục tiêu, thị trường mục tiêu, ngành hàng mục tiêu, các đối thủ cạnh
tranh, giá cả, kênh phân phối, cách quảng cáo cho ngành hàng,… Có thể thu thập
thông tin qua các đợt nghiên cứu thị trường, nghiên cứu thảo luận nhóm, phỏng vấn
người tiêu dùng.
BƯỚC 3: Phân tích thông tin thu được và tiến hành công việc sáng tạo: đưa ra
định hướng sáng tạo từ các mong muốn tiềm ẩn của người tiêu dùng, chọn kỹ thuật
quảng cáo, chọn cách thể hiện & thông điệp cần thể hiện, đưa ra ý tưởng quảng cáo.
Bước này thực chất là một qui trình lặp đi lặp lại các bước:


Suy nghĩ sáng tạo của cá nhân người viết quảng cáo (phân tích thông tin và
xem xét các yêu cầu, tham khảo các mẫu quảng cáo sáng tạo của thế giới, vận
dụng các kỹ thuật kích hoạt ý tưởng

Thực hiện buổi Não Công. Các ý tưởng của cá nhân sẽ được đưa ra bàn bạc
và phát triển tiếp tục trong các buổi brainstorm. Khoảng 3 hoặc 4 ý tưởng giá
trị nhất sẽ được lựa ra dựa theo các yêu cầu của Bản Yêu Cầu Sáng Tạo
BƯỚC 4: Thực hiện việc chọn các ý tưởng thông qua buổi họp CRC (Creative
Review Committee). Dựa trên qui tắc đánh giá quảng cáo SMILE để chọn ra ý
tưởng đáp ứng đủ và đúng các điều kiện nêu trong bản yêu cầu sáng tạo.
BƯỚC 5: Thể hiện các ý tưởng ra giấy để trình bày với khách hàng. Các ý
SVTH: Nhóm 13 Trang 13
Đề tài: Phân tích HĐ QC của công ty Ford GVHD: Bùi Thành Khoa
tưởng phù hợp sẽ được phác thảo ra thành một mẫu quảng cáo báo hoặc thành một
phác thảo kịch bản phim quảng cáo. Các mẫu phác thảo này sẽ được giới thiệu cho
khách hàng trong một buổi trình bày ý tưởng.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢNG CÁO TẠI DOANH
NGHIỆP
2.1. Giới thiệu về Ford
SVTH: Nhóm 13 Trang 14
Đề tài: Phân tích HĐ QC của công ty Ford GVHD: Bùi Thành Khoa
2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển tại Hoa Kỳ
Công ty Ford Motor (NYSE:F) là một công ty đa quốc gia Hoa Kỳ và là nhà
xản suất xe ôtô lớn hàng thứ 5 trên thế giới theo số lượng xe bán ra toàn cầu, theo
sau Toyota, General Motors, Volkswagen và Hyundai-Kia. Có trụ sở tại Dearborn,
Michigan, ngoại ô Detroit, hãng được thành lập bởi Henry Ford và các cổ đông vào
ngày16 tháng 6 năm 1903. Ngoài các chi nhánh của Lincoln, Ford cũng sở hữu một
ít cổ phần trong Mazda của Nhật và Aston Martin củaAnh. Các công ty trước đây ở
Anh của Ford như Jaguar và Land Rover đã được bán cho Tata của Ấn Độ vào

tháng 3 năm 2008.
Ford đã đưa ra các phương pháp sản xuất xe với số lượng lớn và quản lý
workfoce công nghiệp trên quy mô lớn sử dụng dây chuyền sản xuất được kỹ thuật
hóa một cách tinh vi đặc biệt là các dây chuyền lắp ráp di động. Các phương pháp
của Henry Ford trở nên nổi tiếng khắp thế giới vào năm 1914.
Năm 2007, Ford rớt từ hạng từ thứ 2 xuống thứ 3 trong thị trường xe ở Hoa Kỳ
và là lần đầu tiên trong vòng 56 năm qua, chỉ đứng General Motors và Toyota. Tuy
nhiên, Ford thường bán chạy hơn Toyota chỉ trong vài tháng (gần đây nhất vào các
tháng hè năm 2009). Vào năm 2008, Ford là nhà sản xuất ô tô lớn thứ 2 ở thị trường
châu Âu (chỉ đứng sau Volkswagen) với số lượng bán thường cao hơn các hãng này
ở Hoa Kỳ và các thị trường ở Đức, Ý, và Anh. Ford là công ty đứng hàng thứ 7 ở
Hoa Kỳ trong danh sách Fortune 500 năm 2008 dựa trên lợi nhuận của công ty trên
toàn cầu năm 2008 là 146,3 tỷ USD. Năm 2008, Ford sản xuất 5,532 triệu xe ô tô và
có số lượng nhân viên khoảng 213.000 người thuộc 90 nhà máy và chi nhánh trên
toàn thế giới. Từ năm 2007, Ford nhận được nhiều giải thưởng về khảo sát chất
lượng ban đầu từ J. D. Power and Associates hơn các hãng khác. 5 trong số các loại
xe của Ford được xếp vào nhóm đầu và 14 loại xe được xếp vào nhóm 3.
SVTH: Nhóm 13 Trang 15
Đề tài: Phân tích HĐ QC của công ty Ford GVHD: Bùi Thành Khoa
2.1.2. Quá trình thành lập và phát triển tại Việt Nam
Ford Việt Nam là một trong những công ty sản xuất ô tô và phân phối sản
phẩm này trên thị trường ô tô Việt Nam. Đây là liên doanh giữa Ford Motor
Company (Hoa Kỳ 75%) và Công ty Diesel Sông Công (Việt Nam - 25%), với tổng
số vốn đầu tư 72 triệu USD. Đến năm 2005, Ford Việt Nam vẫn là Công ty có vốn
đầu tư trực tiếp lớn nhất của Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Song hành với chiến lược kinh doanh, công ty Ford Việt Nam đã có nhiều hoạt
động đóng góp vào sự phát triển của giao thông Việt Nam, ví dụ như chương trình
giúp lái xe an toàn vào buổi sáng hàng tuần, chương trình Ford Grant tài trợ cho các
dự án bảo vệ môi trường và giữ gìn văn hóa.
Năm 2007: Ford Việt Nam ra mắt phiên bản Ford Everest mới và Ford Transit

9 chỗ ngồi. Các phiên bản này được giới thiệu tại triển lãm ô tô Việt Nam 2007
(Autotech) tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội.
Năm 2009: Ford Việt Nam sản xuất và cung cấp các loại xe cơ bản sau:
Transit, Everest, Escape, Ranger, Focus, Mondeo.
Với hơn 100 năm kinh nghiệm hoạt động trên thị trường quốc tế của công ty
Ford Motor, và 10 năm hoạt động tại thị trường Việt Nam, Ford Việt Nam (FVL) đã
đạt được nhiều thành công tại thị trường đang phát triển này. Từ vị trí thứ 7 trên thị
trường khi bắt đầu hoạt động tại Việt Nam năm 1997, Ford Việt Nam đã nhanh
chóng phát triển và đến hết năm 2004, Ford Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 2 trên
thị trường với 14% thị phần.
2.2. Phân tích khách hàng
2.2.1. Phân khúc thị trường tiêu biểu của Ford
Xe mini gia đình cỡ nhỏ: Ford Ka Ưu điểm mà động cơ có dung tích nhỏ mang
lại vô cùng lớn. Trong tình hình giao thông đô thị như hiện nay, việc sử dụng loại xe
có công suất nhỏ đang được khách hàng quan tâm.
SVTH: Nhóm 13 Trang 16
Đề tài: Phân tích HĐ QC của công ty Ford GVHD: Bùi Thành Khoa
Sự dụng động cơ 3 xi-lanh sẽ tiết kiệm được nhiên liệu khoảng 1 lít so với những
loại động cơ thông thường. Mặt khác, động cơ 3 xi-lanh có tác dụng cân bằng trục
tốt hơn ở hai đầu dây, giúp chiếc xe vận hành và tăng tốc ổn định hơn.
Ford Ka I
Ford Ka II
Xe gia đình cỡ nhỏ (đa năng đô thị): Ford Fiesta, Ford Focus 2012
SVTH: Nhóm 13 Trang 17
Đề tài: Phân tích HĐ QC của công ty Ford GVHD: Bùi Thành Khoa
FORD FIESTA MKI Ford Fiesta I (1976 - 1983)
Xe bình dân, hạng trung kích thước nhỏ gọn: Ford Focus
MPV nhỏ gọn: Ford C - max
- Phân khúc các loại xe gia đình( bình dân cỡ lớn)
SVTH: Nhóm 13 Trang 18

Đề tài: Phân tích HĐ QC của công ty Ford GVHD: Bùi Thành Khoa
- Phân khúc SUV: Ford Explorer, Ford Kuga
- Phân khúc MPV: Ford Galaxy
SVTH: Nhóm 13 Trang 19
Đề tài: Phân tích HĐ QC của công ty Ford GVHD: Bùi Thành Khoa
- Phân khúc thị trường xe bán tải: Ford Ranger
2.2.2. Thị trường mục tiêu
Thương hiệu Ford là một biểu tượng của Mỹ. Họ được biết đến với sản phẩm
SVTH: Nhóm 13 Trang 20
Đề tài: Phân tích HĐ QC của công ty Ford GVHD: Bùi Thành Khoa
xe với mô hình khác nhau cho mọi mức giá, phong cách, hiệu quả sử dụng, khối
lượng công việc, tiết kiệm nhiên liệu, hoặc cơ bắp. Tuy nhiên, họ thường có giá cho
người tiêu dùng thuộc tầng lớp trung lưu, đó là quan tâm đến việc lái một chiếc xe
thể thao. Hiện tại họ đang cố gắng củng cố lại vị trí của mình đứng đầu tại thị
trường Mỹ. Mục tiêu độ tuổi 18-50.
Mercury: sang trọng hơn so với mô hình Ford trung bình. Nói chung cho tuổi trung
niên, người lớn được thành lập, những người đang tìm kiếm cái sang trọng và lái xe
dễ dàng trơn tru. Mục tiêu độ tuổi 35-50.
Lincoln: Mỗi xe Lincoln đại diện tinh tế và thoải mái. Họ nhắm mục tiêu người đàn
ông và phụ nữ muốn thành công công nhận cho công việc khó khăn của họ. Xe ô tô
đến trang bị với công nghệ mới nhất và nội thất sang trọng. Mục tiêu độ tuổi 18-50.
Volvo: hộp số về phía người tiêu dùng có ý thức an toàn. Hoàn hảo cho khách hàng
thưởng thức ngoài trời và đi du lịch thoải mái. Chúng được biết đến như là một
chiếc xe gia đình, vì họ cung cấp độ bền và độ tin cậy. Được biết đến để nhắm mục
tiêu khách hàng muốn một chiếc xe hơi sang trọng, giá cả phải chăng có thể đảm
bảo an toàn và thoải mái. Mục tiêu độ tuổi 18-50.
2.3. Phân tích về marketing của Ford
2.3.1. Một số thị trường của Ford trên thế giới
Thị trường Bắc Mỹ: đây được xem như là sân nhà của Ford
Thị trường Nam Mỹ: 2 thị trường lớn nhất của Ford tạiđây là Brazil và

Aghentina. Bằng chứng là Ford đã cho xây dựng 2 chi nhánh lớn tại đây.
Ford cũng thuê hơn 18 nghìn nhân công trong khu vực.
Thị trường Châu Âu: Châu Âu là thị trường tiêu thụ xe hơi thứ hai sau khu vực
Bắc Mỹ
Thị trường Châu Á & Thái Bình Thương: Châu Á là châu lục có diện tích cũng
như dân số đông nhất trên thế giới với xấp xỉ 4 tỉ người. châu Á là một thị
SVTH: Nhóm 13 Trang 21
Đề tài: Phân tích HĐ QC của công ty Ford GVHD: Bùi Thành Khoa
trường đa dạng, với nhiều loại hình văn hoá, hệ thống chính trị và mức độ
phát triển kinh tế khác nhau.
Thị trường Châu Phi & Trung Đông: Châu Phi được biết đến như một thị
trường tiềm năng của Ford
2.3.2. Chiến lược marketing toàn cầu tổng quát của Ford
Với chiến lược kinh doanh trên toàn cầu là chiến lược xuyên quốc gia mà
nhóm nghiên cứu đã phân tích trên, thì chiến lược marketing quốc tế là một phần
chức năng giúp thúc đẩy chiến lược xuyên quốc gia của công ty và phương thức
cạnh tranh chung là khác biệt tập trung phải có sự liên hệ và mối gắn bó với nhau tốt
nhất và phù hợp nhất.
Khi nói đến bất kỳ một chiếc lược nào mang tầm vóc quốc tế thì tất cả phải
đềcập đó là sự thích nghi hay không thích nghi với yếu tố địa phương và sức ép
cạnh tranh. Ford Motor với vị trí chịu sức ép cạnh tranh và sự thích nghi địa phương
cao. Xu hướng tiêu dùng của người Mỹ về mặt hàng xe cộ là một yếu tố thông dụng,
họ thay đổi xe như thay áo. Họ thích những gì to, đồ sộ, kềnh càng. Còn xu hướng
tiêu dùng của Châu Âu thì lại khác. Họ là những người yêu chuộng nét đẹp của sự
nhỏ nhắn xinh xắn, nét đẹp của sự sang trọng lịch lãm, hay sự cá tính thông qua
những chiếc xe thể thao, sự cá tính thông qua đẳng cấp mà họ có đượckhi sử dụng
sản phẩm ấy. Còn đối với người Châu Á, họ cũng giống như người Châu Âu ở điểm
yêu thích sự nhỏ nhắn, xinh xắn. tuy vậy ở họ, quan niệm ănchắc mặc bền, chất
lượng là yếu tố hàng đầu là điều đã ghi sâu trong tâm trí.Điều này càng thể hiện rõ ở
các quốc gia như Nhật Bản hay các quốc gia đang phát triển như Việt Nam,

Lào….Mỗi vùng, mỗi quốc gia, mỗi nên văn hoá sẽ có sự khác nhau riêng vốn có do
vị trí địa lý tự nhiên, do tốc độ phát triển nền kinh tế, do nhận thức, quan niệmsống
khác nhau. Tuy vậy, tổng quan toàn thể sẽ có những nét chung và tương đồng. Cụ
SVTH: Nhóm 13 Trang 22
Đề tài: Phân tích HĐ QC của công ty Ford GVHD: Bùi Thành Khoa
thể như thời gian lúc này đây khi mà môi trường là yếu tố hàng đầu được quan tâm
và nhất là sau giai đoạn của đại suy thoái vừa qua, toàn thế giới đã có nét tương
đồng chung dễ dàng nhận thấy. Đó là mối quan tâm lớn về sức khoẻ của mẹ tự
nhiên, đó là xu hướng tiêu dùng ngày càng tiết kiệm dần sao cho có lợi nhất. Người
Mỹ ngay lúc này đây đã có sự thay đổi trong tiêu dùng, họ đã chuyển sang những
sản phẩm mang tính tiết kiệm hơn, tuy đã được hỗ trợ rất nhiều từ chính phủ Mỹ
nhưng họ chi tiêu vẫn rất dè dặt.
Dựa trên nét tương đồng và nét khác biệt và chiến lựơc cạnh tranh xuyên quốc
gia của Ford. Tập đoàn Ford Motor đã chọn cho mình chiến lược marketing quốc tế
vừa có nét chung và vừa có nét riêng tuỳ theo mỗi quốc gia, mỗi khu vực, sản phẩm
mà Ford đặt chân, mang đến.
Chiến lược này của Ford một phần thể hiện qua những câu slogan mà hãng đã
đưa ra. Tuỳ vào khu vực, tuỳ vào nhãn hiệu sản phẩm thế nào mà những câuslogan
này có sự thay đổi.
Nhãn hiệu xe Ford

Tại trang web chính nhãn hiệu Ford hay tại Mỹ, Canada cácnước khu vực
Châu Mỹ câu slogan là “drive one”

Tại trang web của Ford Anh nói riêng, một số nước khu vựcChâu Âu (Pháp,
Đan Mạch, Đức, Ba Lan, Bồ Đào Nha … ) nóichung và một số nước tiên tiến
khác thuộc Châu Á như: Singapore, Hongkong câu slogan này đã được biến
đổi thành “feel thedifference”.

Tại Ý: “feel


Tại Thái Lan, Việt Nam, Philipines, khu vực Châu Á Thái Bình Dương:
“make every day exciting”, “cho mỗi ngày thêm sôi động”

Tại Brasil: “viva o novo” (sống lâu với điều mới)

Tại Chile “tienes que vivirlo” (phải sống)
SVTH: Nhóm 13 Trang 23
Đề tài: Phân tích HĐ QC của công ty Ford GVHD: Bùi Thành Khoa

Nhãn hiệu Volvo, câu slogan duy nhất được sử dụng là: “Volvo. For life”

Nhãn hiệu Lincoln “reach higher”

Nhãn hiệu Mercury “mở ra những cánh cửa mới”
Nhìn chung thì cái mà Ford muốn truyền tài đến khách hàng của mình đó là
mộtsự khác biệt, một sự mới mẻ, một cảm giác thích thú chỉ có ở Ford. Nhưng cái
cảm giác thích thú khác biệt ấy sẽ thay đổi tuỳ theo từng vùng, từng miền, khu vực
và từng loại nhãn hiệu, loại sản phẩm mà khách hàng lựa chọn tại FordMotor.
2.4. Phân tích thực trạng quảng cáo của công ty FORD:
2.4.1. Giới thiệu sơ lược về hoạt động quảng cáo tại công ty FORD:
Ford VN luôn coi những hoạt động đóng góp xã hội là một phần trách nhiệm
của công ty đối với cộng đồng. FVL đã và đang thực hiện nhiều chương trình trong
các lĩnh vực an toàn giao thông; bảo vệ môi trường và gìn giũ di sản văn hoá dân tộc
và nhiều chương trình từ thiện khác. Về Các hoạt động về môi trường và bảo tồn
văn hoá, Chương trình Bảo vệ môi trường và gin giữ di sản văn hoá do quỹ Ford tài
trợ được bắt đầu từ 2000 đã đóng góp tổng cộng 240.000 đô la cho trên 60 dự án, từ
bảo vệ rùa biển, dùng năng lượng biogas và bảo vệ các điệu múa và văn học truyền
thống của Việt nam.
Tháng 5/2006, Ford VN giới thiệu xe Focus 5 cửa hoàn toàn mới

Tháng 8/2005 Ford VN giới thiệu xe Focus hoàn toàn mới
Tháng 7/2005 Nhà máy Ford VN đạt chứng chỉ ISO:TS 16949 và nâng cấp
ISO 9001:2000
Tháng 3/2005 Ford VN giới thiệu xe đa dụng 7 chỗ Everest hoàn toàn mới
Tháng 11/2004 Ford VN giới thiệu xe Mondeo phiên bản mới
7/2004 Ford Việt nam ra mắt Ford Escape mới
2/2004 Ra mắt xe Ford Transit Limited mới
SVTH: Nhóm 13 Trang 24
Đề tài: Phân tích HĐ QC của công ty Ford GVHD: Bùi Thành Khoa
10/2003 Ra mắt xe Ford Escape "Centennial"
9/2003 Ford Việt Nam giới thiệu xe Ford Laser Ghia số tự động mới
6/2003 Ford Việt Nam giới thiệu xe Ford Escape 2.0L số sàn nhân kỉ niệm 100
năm thành lập Ford Motor Company
Ford Việt Nam giới thiệu xe Ford Transit mini-buýt 16 chỗ động cơ Diesel và
động cơ xăng hoàn toàn mới
5/2003 Ford Việt Nam giới thiệu Ford Ranger hoàn toàn mới
3/2003 Ford Mondeo "5 sao" sang trọng được giới thiệu tại Việt Nam
7/2002 Ford Việt Nam giới thiệu xe Laser với động cơ 1.8 lít hoàn toàn mới
Ford Việt Nam chào đón sự ra đời của Western Ford
Ford Laser đời mới xuất hiện tại thị trường Việt Nam
10/2001 Ra mắt sản phẩm mới Ford Escape tại thị trường Việt Nam
6/2001 Ra mắt sản phẩm mới Ford Ranger tại thị trường Việt Nam
10/2000 Giới thiệu sản phẩm xe đạp điện e.go ra thị trường Việt Nam
12/1999 Giới thiệu sản phẩm xe Laser ra thị trường Việt Nam
12/1997 Sản phẩm đầu tiên của công ty Ford được bán ra tại thị trường Việt
Nam
2.4.2. Phân tích những mẫu quảng cáo của doanh nghiệp:
2.4.2.1. Quảng cáo xe FORD FIESTA VESUS HUMMER:
Vào một buổi sáng thức dậy cô gái trẻ đẹp đầy gợi cảm, phong cách sống năng
động và trẻ trung cùng với chiếc xe màu đỏ cá tính. Gặp và đua xe với một người

đàn ông mà những anh đi chung với cô gái đều phải bỏ chạy. Đó là sự sáng tạo
trong mẫu quảng cáo, cho ta thấy sự duyên dáng trong cái mạnh mẽ. Cô gái đã láy
xe rất là nhẹ nhàng và uyển chuyển, vượt qua nhiều chướng ngại vật và cuối cùng
đã thắng người đàn ông trong sự vẻ vang. Làm cho người đàn ông phải chấp nhận
thua một cách im lặng hoàn toàn. Mẫu quảng cáo này sữ dụng màu sắc sinh động,
SVTH: Nhóm 13 Trang 25

×