Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

LUẬN VĂN: Biến đổi mức sống của nhóm cư dân sau tái định cư ở Đà Nẵng doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (898 KB, 141 trang )












LUẬN VĂN:
Biến đổi mức sống của nhóm
cư dân sau tái định cư ở Đà Nẵng


















Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đô thị hóa là một xu hướng tất yếu của lịch sử, là cơ sở để đánh giá
trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương, mỗi quốc gia.
Trong những năm qua, việc quy hoạch dân cư nhằm chỉnh trang đô
thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật tạo, điều kiện cho việc mở rộng, phát
triển kinh tế - xã hội là một chính sách lớn được các cấp ủy Đảng và chính
quyền nhân dân thành phố Đà Nẵng đặc biệt quan tâm. Chính sách này đã
và đang mang lại hiệu quả hết sức to lớn. Diện mạo của một thành phố
văn minh, hiện đại với cơ sở hạ tầng kỹ thuật được nâng cấp, môi trường
sống trong lành đang từng bước được xác lập. Quá trình kiến tạo lại môi
trường đô thị ở Đà Nẵng đã không chỉ tạo được môi trường sống, chất lượng
sống tốt hơn mà còn đem lại niềm tin yêu, lòng tự hào cho người dân Đà
Nẵng đối với Đảng, Nhà nước và chính quyền thành phố.
Tuy nhiên, đằng sau bất kỳ một chính sách nào, dù thành công đến
mấy cũng thường ẩn náu những vấn đề xã hội nhất định. Điều này đòi hỏi
các cấp, các ngành phải có cái nhìn toàn diện, hợp lý để tăng cường hiệu
quả cho xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo sự phát triển kinh tế
- xã hội bền vững.
Để thực hiện chủ trương quy hoạch lại đô thị, trong những năm qua
ở thành phố Đà Nẵng, hàng chục dự án đã triển khai giúp hàng chục nghìn
hộ dân được di dời đến các khu tái định cư (TĐC) mới. Trên nhiều mặt,
đời sống của dân cư trong các khu vực này được cải thiện rõ rệt. Cơ sở hạ
tầng như: Điện, đường, hệ thống cấp thoát nước, vệ sinh môi trường đều



được nâng cấp đạt tiêu chuẩn đô thị bậc cao. Nhưng một bộ phận dân cư
vẫn còn băn khoăn về khả năng tìm việc làm, tạo thu nhập đảm bảo mức
sống của dân cư thời "hậu tái định cư", đặc biệt là đối với nhóm cư dân

nghèo. Vì vậy, ở một số nơi, một số người chưa thích nghi được với môi
trường sống mới hoặc chưa tìm được việc làm ổn định sinh tâm lý thiếu an
tâm. Mức sống ở một bộ phận dân cư chưa ổn định nhất là số người làm
các nghề tự do đang cần tiếp tục hỗ trợ để tìm hướng giải quyết. Đây là
vấn đề của không chỉ công tác truyền thông, giáo dục mà còn là một kế
hoạch phát triển kinh tế, ổn định xã hội cả trước mắt lẫn lâu dài.
Thành phố Đà Nẵng còn tiếp tục phải di dời, giải toả và chỉnh
trang. Do vậy tìm hiểu hiện trạng và nguyên nhân của những biến đổi mức
sống của cộng đồng dân cư sau TĐC là việc rất cần làm. Đây là yêu cầu
khoa học cấp thiết giúp lãnh đạo thành phố hoạch định và thực hiện những
chính sách phù hợp nhằm phát triển sản xuất, ổn định đời sống, tạo tâm lý
an tâm cho cộng đồng dân cư đã, đang và sẽ phải di dời, giải toả ở Đà
Nẵng.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm vừa qua, do yêu cầu của cả lý luận và thực tiễn,
đã có một số công trình nghiên cứu trên các phương diện khác nhau về di
dời, giải tỏa và TĐC. Có thể điểm qua một số công trình tiêu biểu như
sau:
- Thứ nhất: "Tái định cư trong các dự án phát triển: chính sách và
thực tiễn" (TS. Phạm Mộng Hoa - TS. Lâm Mai Lan, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội, 2000).



Với công trình này, các tác giả đã tập trung trình bày nội dung của
các Nghị định, Thông tư quy định về mặt pháp lý đối với việc đền bù, giải
tỏa và trách nhiệm của Nhà nước đối với người bị giải tỏa; đồng thời chỉ
ra những khiếm khuyết và hạn chế của chính sách hiện hành trên cơ sở so
sánh sự khác biệt giữa chính sách TĐC của Việt Nam với chính sách TĐC
của các tổ chức quốc tế. Ngoài ra, tác giả cũng đề xuất, kiến nghị, bổ sung

và điều chỉnh những chính sách hiện hành, làm cho những chính sách này
phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
- Thứ hai: "Chính sách di dân châu á" (Dự án VIE/95/ 2004. Nxb
Nông nghiệp - Hà Nội, 1998).Trong công trình này đã có nhiều bài viết đề
cập ở những góc độ khác nhau của việc di dời, giải toả,di dân TĐC. Cụ thể
trong bài viết "Chính sách tái định cư do kết quả của sự phát triển cơ sở hạ
tầng ở Việt Nam" (từ trang 180-195), tác giả Trương Thị Ngọc Lan bàn
đến thực trạng công tác TĐC hiện nay ở nước ta và tập trung trình bày
những nội dung chính của các văn bản pháp lý liên quan đến đền bù và
TĐC.
Tiếp theo, bài viết "Di dân nhập cư với vấn đề phát triển một đô thị
mới như thành phố Hồ Chí Minh", tác giả Lê Văn Thành bước đầu đề cập
đến những khó khăn, thiệt thòi về việc làm mà người dân TĐC phải đương
đầu.
- Thứ ba: "Tình hình thực hiện chính sách đền bù, TĐC và khôi phục
cuộc sống cho những người bị ảnh hưởng bởi các dự án đầu tư phát triển tại
các đô thị và khu công nghiệp" (Trần Xuân Quang, Hà Nội, 8/1997).



Đây là công trình đã khá thành công trong việc đưa ra những đánh
giá có tính khái quát về tình hình thực hiện các chính sách đền bù, TĐC
cho những người dân bị ảnh hưởng bởi các dự án phát triển.
Thứ tư: "Tái định cư bắt buộc” (Ngân hàng Phát triển châu á,1995).
Trong tài liệu này,TĐC bắt buộc được xác định là chính sách đền bù và hỗ
trợ ổn định lại cuộc sống.Mục tiêu đặt ra cho việc TĐC là phải đảm bảo
sau khi TĐC, những người bị ảnh hưởng bởi dự án ít nhất đạt tới mức
sống như họ lẽ ra có được nếu không có dự án.
- Thứ năm: “Hiện trạng và triển vọng cải thiện nhà ở, mức sống,
môi trường sống của người nghèo đô thị - trường hơp Thành phố Hồ Chí

Minh” (chủ nhiệm đề tài: GS.Tương Lai-1994).Với phương pháp điều tra
Xã hội học, các tác giả đã thành công trong việc mô tả, đánh giá mức sống
của nhóm người nghèo đô thị.
- Thứ sáu: "Giải pháp để phát triển sản xuất cho bản Vân Kiều ở
khu TĐC xã Xuân Lộc-huyện Phú Lộc” (Trần Hữu Toàn và Mai Văn
Xuân, đăng trên tap chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Từ thực
trạng người dân TĐC gặp khó khăn trong phát triển sản xuất, các tác giả
đã khuyến nghị các giải pháp để giải quyết vấn đề này.
- Thứ bảy: “Một số vấn đề xã hội học hàng đầu của việc cải tạo-
chỉnh trang đô thị (CTĐT): giảm tổn thương cho nhóm dân cư nghèo
nhất” của Nguyễn Quang Vinh đăng trên tạp chí Xã hội học, số 1-2001.
Đây là một nghiên cứu Xã hội học về sự ảnh hưởng của các dự án cải tạo -
CTĐT đến việc làm và mức sống của nhóm dân cư nghèo ở TP. Hồ Chí
Minh.Cách tiếp cận của tác giả đã gợi mở ra những hướng nghiên cứu rất bổ



ích về đề tài biến đổi mức sống của nhóm dân cư bị ảnh hưởng bởi quá trình
đô thị hoá.
- Với Đà Nẵng có bài viết "Giải quyết việc làm trong thời kỳ đẩy
nhanh tốc độ đô thị hóa ở Đà Nẵng" của Nguyễn Hoàng Long, đăng trên
Tạp chí Lao động và xã hội, số 218, 2003.
Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đánh giá tình hình giải
quyết việc làm nói chung ở thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ đẩy nhanh
tốc độ đô thị hóa, trong đó có đề cập đến một số "khó khăn nhất định -
nhất là ở bước đầu trong vấn đề tìm việc làm và thích nghi với địa bàn
mới", của một số lao động trong diện di dời đến khu TĐC.
Trong những năm gần đây còn có các dự án PMU nghiên cứu các
công trình di dời, giải toả về giao thông (đường quốc lộ 1, đường 5, đường
Hồ Chí Minh…) hay công trình nghiên cứu về sự ảnh hưởng đến các mặt

kinh tế - xã hội của việc di dời, giải toả, tái đinh cư ở khu công nghiệp
Dung Quất… Các nghiên cứu này chú trọng vào việc xem xét mức độ ảnh
hưởng của các dự án đến các mặt kinh tế, xã hội, văn hoá, lối sống của
người dân có liên quan đến dự án.
Có thể khẳng định rằng, ở Việt Nam, khái niệm TĐC chỉ mới xuất
hiện trong một số năm gần đây, các nghiên cứu về vấn đề này chưa nhiều.
Các nghiên cứu về TĐC chủ yếu tiếp cận trên phương diện cơ sở pháp lý,
tức là quan tâm xem xét các cơ chế chính sách hiện hành về giải tỏa đền
bù, TĐC. Còn việc nghiên cứu về thực trạng biến đổi mức sống của nhóm
cư dân sau TĐC chỉ mới có một vài công trình đề cập tới song mới chỉ bước
đầu. Đến nay vẫn chưa có những công trình đề cập một cách toàn diện và sâu
sắc về sự biến đổi mức sống của nhóm cư dân sau TĐC ở Việt Nam nói



chung và ở thành phố Đà Nẵng nói riêng. Do vậy, nghiên cứu, làm rõ "Biến
đổi mức sống của nhóm cư dân sau tái định cư ở Đà Nẵng" đang là điều
rất cần thiết.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu: Làm rõ thực trạng và nguyên nhân sự
biến đổi mức sống của nhóm dân cư sau TĐC ở Đà Nẵng để đề xuất
những giải pháp nhằm góp phần ổn định và nâng cao đời sống cho cộng
đồng cư dân sau TĐC.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: để đạt mục đích trên luận văn có các
nhiệm vụ sau:
- Làm rõ cơ sở lý luận và những khái niệm cơ bản về sự biến đổi
mức sống của nhóm dân cư sau TĐC.
- Khảo sát và đánh giá đúng thực trạng mức sống của nhóm dân cư
sau TĐC.
- Tìm hiểu những nguyên nhân kinh tế- xã hội làm thay đổi mức

sống của cộng đồng dân cư sau TĐC.
- Đưa ra những giải pháp, khuyến nghị nhằm ổn định và nâng cao
chất lượng sống của nhóm dân cư sau TĐC.
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu của luận văn



4.1. Đối tượng nghiên cứu: Sự biến đổi mức sống của nhóm dân cư
sau TĐC.
4.2. Khách thể nghiên cứu: Các hộ gia đình trong diện giải toả đã
di chuyển vào khu TĐC.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu sự biến đổi mức sống của nhóm dân chuyển cư vào khu
TĐC trên địa bàn thành phố Đà Nẵng từ năm 1997 đến nay.
5. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết
5.1. Giả thuyết nghiên cứu
1) Di dời, TĐC trong quá trình xây dựng và chỉnh trang đô thị đã
ảnh hưởng mạnh mẽ đến mức sống của cộng đồng dân chuyển cư nhất là
nhóm xã hội nghèo.
2) Chỉ có nhóm cán bộ, công nhân viên sau chuyển cư là tương đối
ổn định còn các nhóm xã hội khác, nhất là nhóm không có nghề nghiệp ổn
định, đời sống đang gặp nhiều khó khăn.
3) Các yếu tố cá nhân khác như trình độ học vấn, chuyên môn nghề
nghiệp, tuổi, giới tính và hệ thống các chính sách do Đảng và Nhà nước ban
hành đang tác động làm thay đổi nhiều đến mức sống của nhóm dân cư sau
TĐC.



5.2. Khung lý thuyết













a. Biến phụ thuộc
Chính sách
của Đảng
và Nhà

ớc

Gia đình
-
Quy mô gia
đình, -
Ki
ểu loại gia
đình
- Ngh
ề nghiệp
gia đình


Cá nhân
- Tuổi
- Gi
ới
tính
-

H
ọc vấn

Biến đổi
mức sống
- Thu
nhập
- Chi
tiêu
- Tài
sản,
môi
Hệ
quả


hội




Môi
trư

ờng
tự
nhiên,

kinh
tế –
xã hội




Sự biến đổi mức sống được xác định thông qua các chỉ báo:
- Biến đổi về thu nhập ( thu nhập bình quân hộ và đầu người/
tháng so sánh với thời điểm trước chuyển cư).
- Biến đổi mức chi phí (ăn, ở, đi lại, học tập, chăm sóc sức khoẻ,
giải trí và các dịch vụ khác so với trước chuyển cư).
- Tài sản và môi trường (quy mô, chất lượng, quyền sở hữu nhà ở,
chất lượng môi trường tự nhiên xã hội).
- Sự thay đổi khả năng tiếp cận các dịch vụ đô thị cơ bản ( điện,
đường, trường, trạm, chợ, thông tin liên lạc…).
b. Hệ các biến độc lập
- Chính sách của Đảng, Nhà nước
+ Chính sách về đền bù, TĐC.
+ Hổ trợ sản xuất kinh doanh (tín dụng, thuế…).
+ Chính sách tạo việc làm.
+ Các chính sách khác.
- Các yếu tố gia đình




+ Quy mô gia đình (đông thành viên, ít thành viên).
+ Kiểu loại gia đình (gia đình đầy đủ, gia đình khiếm khuyết).
+ Nghề nghiệp của gia đình (thuần nông, phi nông, hỗn hợp).
- Các yếu tố cá nhân
+ Tuổi.
+ Giới tính.
+ Trình độ học vấn.
+ Nghề nghiệp
6. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
6.1. Cơ sở lý luận
- Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở những nguyên lý lý luận
của chủ nghĩa Mác - Lênin về biến đổi xã hội được nhìn dưới hai mức độ
tiến hoá và cách mạng.
- Dựa trên các quan điểm, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế -
xã hội nói chung và chủ trương chính sách TĐC nói riêng của Đảng và Nhà
nước.



- Dựa trên các lý thuyết xã hội học như: Thuyết biến đổi xã hội,
thuyết hệ thống và lý thuyết di dân…
6.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
- Phân tích tài liệu có sẵn: đây là những tài liệu thu thập được từ
các báo cáo tổng kết, các nghiên cứu đã có, các thống kê, các tài liệu khác
liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Điều tra xã hội học trong đó nghiên cứu định tính với phỏng vấn
sâu 20 trường hợp áp dụng đối với đại diện hộ gia đình thuộc diện giải toả
đền bù hiện đang sinh sống trong khu TĐC và cán bộ lãnh đạo phường có
dân TĐC; điều tra chọn mẫu bằng bảng hỏi với số lượng 210 phiếu tương

ứng với 210 chủ hộ gia đình đã di chuyển vào khu TĐC; kết hợp với việc
quan sát trực tiếp một số hộ gia đình điều tra về mức sống của nhóm dân
cư sống trong khu TĐC.
7. Đóng góp về mặt khoa học của luận văn
- Vận dụng các lý thuyết về biến đổi xã hội, lý thuyết hệ thống và
lý thuyết di dân để giải thích quá trình biến đổi mức sống của nhóm dân
cư sau TĐC ở Đà Nẵng.
- Góp phần bổ sung, hoàn chỉnh thêm cơ sở khoa học cho việc xác
định và hoạch định các chính sách mà Đà Nẵng cần thực hiện cho cư dân
vùng TĐC để phát triển kinh tế xã hội bền vững.



8. ý nghĩa thực tiễn của luận văn
- Kết quả luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cán bộ
lãnh đạo quản lý ở Đà Nẵng và các địa phương có điều kiện tương tự trong
việc hoạch định và thực hiện chính sách đền bù giải toả và TĐC.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu
tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy những vấn đề có liên quan đến
biến đổi đời sống xã hội trong quá trình đô thị hoá.
9. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn gồm 3 chương, 8 tiết.
Chương 1
CƠ Sở Lý LUậN CủA VấN Đề NGHIÊN CứU
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Mức sống
1.1.1.1. Khái niệm mức sống
Mức sống là một khái niệm được dùng khá phổ biến trong các nghiên
cứu để đánh giá mức độ đạt được về các điều kiện sống của dân cư. Tuy




nhiên, mức sống là một phạm trù kinh tế - xã hội rất rộng nên cũng có nhiều
quan niệm khác nhau.
Theo Đại từ điển tiếng Việt thì mức sống là “mức đạt được trong chi
dùng, hưởng thụ các điều kiện vật chất, tinh thần” [40 tr.1157]. Như vậy với
quan niệm này thì mức sống được hiểu là mức độ đạt được về các điều kiện
vật chất và tinh thần của dân cư.
Theo Mác thì “Mức sống dân cư không phải chỉ là sự thoả mãn nhu
cầu của đời sống vật chất mà còn là sự thoả mãn nhu cầu nhất định, những
nhu cầu được sản sinh bởi chính những điều kiện xã hội mà trong đó con
người đang sống và trưởng thành” [23]. Nghĩa là ngoài đòi hỏi về những điều
kiện vật chất, con người ta còn hướng tới những nhu cầu xã hội. Những nhu
cầu xã hội được sản sinh từ chính những điều kiện xã hội nên đương nhiên
nó luôn thay đổi theo sự phát triển của những điều kiện xã hội. Điều đó cũng
chứng tỏ rằng mức sống không phải là phạm trù nhất thành bất biến mà luôn
biến đổi theo thời gian và không gian nhất định.
Trên những quan điểm chung đó, Từ điển Bách khoa Việt Nam đã đưa
ra khái niệm mức sống vừa khái quát vừa cụ thể như sau:
Mức sống là phạm trù kinh tế - xã hội đặc trưng mức thoả
mãn nhu cầu về thể chất, tinh thần và xã hội của con người. Được
thể hiện bằng hệ thống các chỉ tiêu số lượng và chất lượng của
điều kiện sinh hoạt và lao động của con người. Một mặt, mức
sống được quyết định bởi số lượng và chất lượng của cải vật chất
và văn hoá dùng để thoả mãn nhu cầu của đời sống; mặt khác,
được quyết định bởi mức độ phát triển bản thân nhu cầu của con
người. Mức sống không chỉ phụ thuộc vào nền sản xuất hiện tại




mà còn phụ thuộc vào quy mô của cải quốc dân và của cải cá nhân
đã được tích luỹ. Mức sống và các chỉ tiêu thể hiện nó là do tính
chất của hình thái kinh tế - xã hội quyết định [15, tr. 973].
Như vậy, mức sống là trình độ thoả mãn nhu cầu toàn diện, thường
xuyên tăng lên của dân cư. Mức sống dân cư còn cho ta biết mức độ (cái
được xác nhận là nhiều hay ít trên một thang độ nào đó) về các điều kiện sinh
hoạt vật chất và tinh thần của nhóm dân cư đó [25].
Nếu so với khái niệm đời sống thì mức sống có ý nghĩa cụ thể hơn.
Phạm vi ngữ nghĩa của từ đời sống thường được sử dụng một cách khá chung
chung, ý nghĩa bao hàm rộng. Mặc dù vậy, để đánh giá về đời sống thì các
nhà nghiên cứu lại không thể tách rời với việc đo lường, đánh giá mức sống.
Mức sống cũng có quan hệ gần gũi với khái niệm chất lượng cuộc
sống, bởi chất lượng cuộc sống được hiểu là điều kiện sống làm cho con
người thoả mãn các nhu cầu về tinh thần và vật chất. Như vậy, mức sống và
chất lượng cuộc sống đều có đặc trưng liên quan đến mức độ hưởng thụ các
giá trị vật chất và tinh thần của con người, trong đó mức sống thường thiên
nhiều về mặt "lượng" của đời sống còn chất lượng cuộc sống thiên nhiều về
mặt "chất" của đời sống. Chất lượng sống phải đo lường bằng những chỉ báo
cụ thể về mức sống vật chất (ăn, mặc, ở, đi lại,…) và tinh thần (hưởng thụ
văn hoá, nghệ thuật, giải trí, vui chơi, tự do chính trị,…)
1.1.1.2. Biến đổi mức sống
Mức sống là một phạm trù có tính lịch sử, chịu sự thay đổi về thời
gian và khác nhau trong không gian. Trong một quốc gia hay ở từng vùng,
mức sống thường biến đổi cùng với sự biến đổi của điều kiện sống, đặc biệt



là trình độ phát triển sản xuất trong mỗi thời kỳ. Thời bao cấp, chiến tranh,
mức sống trung bình chỉ là có đủ những nhu cầu tối thiểu, thiết yếu nhất để

duy trì sự sống như ăn: 13kg lương thực/tháng, mặc: 4m
2
vải một người/năm.
Song hiện nay, nức sống trung bình phải đủ ăn, đủ mặc, có nhà ở, có phương
tiện đi lại và phương tiện gia dụng bằng mức sống khá giả trước kia. Như
vậy nghiên cứu về mức sống phải nghiên cứu trong tính lịch sử và cụ thể của
nó.
Không chỉ làm rõ khái niệm "mức sống", luận văn còn phải làm rõ
khái niệm "biến đổi mức sống" (BĐMS). Song để có cơ sở nhận thức rõ hơn
về khái niệm BĐMS phải bắt đầu từ khái niệm biến đổi. Biến đổi là gì? Biến
đổi như thế nào? Theo Từ điển tiếng Việt “Biến đổi là sự thay đổi so với cái
trước đó” [37, tr.89]. Sự thay đổi đó có thể tăng hoặc giảm, từ dạng này sang
dạng khác, từ hình thái này sang hình thái khác.
Vậy biến đổi mức sống là sự thay đổi mức độ thoả mãn các nhu cầu về
thể chất, tinh thần và xã hội của người dân. Vì biến đổi mức sống là một quá
trình kinh tế - xã hội nên để xác định nó, mỗi phép đo đều cần ít nhất hai thời
điểm khác nhau. Điểm mốc mà tác giả lựa chọn để so sánh, làm sáng tỏ sự
biến đổi mức sống của người dân là sau khi đối tượng được giải toả, di dời và
sinh sống ở khu TĐC so với mức sống thời gian trước di dời. Khoảng thời
gian sau TĐC được lựa chọn để nghiên cứu ít nhất là từ hơn 6 tháng trở lên.
Những hộ gia đình mới chuyển vào khu TĐC với thời gian dưới 6 tháng chưa
đủ thời gian cần thiết để đánh giá về những biến đổi mức sống của họ. Đối
với Thành phố Đà Nẵng, năm 1997 là một mốc khá trọng đại vì được tách ra
từ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng để trở thành thành phố trực thuộc trung ương.
Đây cũng là thời điểm mà thành phố triển khai mạnh mẽ các chương trình,
dự án quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị. Vì vậy, nhóm
dân cư thuộc diện TĐC trong khoảng thời gian từ năm 1997 đến năm 2004
trở thành đối tượng nghiên cứu của luận văn.




1.1.1.3. Các chỉ báo đo lường sự biến đổi mức sống của nhóm dân
cư sau tái định cư ở Đà Nẵng
Mức sống là một phạm trù kinh tế - xã hội rất rộng, vì vậy đánh giá sự
biến đổi mức sống phải dựa trên các chỉ báo về thu nhập, chi tiêu, nhà ở, đồ dùng
lâu bền, mức độ hưởng thụ (khả năng tiếp cận) các dịch vụ đô thị cơ bản
Trước hết, là chỉ báo về thu nhập. Đây là yếu tố quan trọng đầu tiên để
đo lường mức sống. ở đây thu nhập thực tế thường được tính theo bình quân
đầu người/tháng. ở Đà Nẵng, bình quân đầu người/tháng được tính theo 5
mức rất nghèo, tạm đủ, trung bình, khá giả, giàu như sau:
- Nhóm hộ nghèo :Từ 150.000đ trở xuống/đầu người/tháng
- Nhóm hộ tạm đủ :Từ trên 150.000đ - 300.000đ/đầu
người/tháng
- Nhóm hộ trung bình :Từ trên 300.000đ - 600.000đ/đầu
người/tháng
- Nhóm hộ khá giả :Từ trên 600.000đ-1.200.000đ/đầu
người/tháng
- Nhóm hộ giàu :Từ trên 1.2000.000đ trở lên/đầu
người/tháng
Sự phân chia này được dựa trên định mức chuẩn nghèo ở khu vực đô
thị của Tổng cục thống kê.



Thu nhập là chỉ tiêu rất quan trọng để đo lường mức sống, song nếu
căn cứ thuần tuý vào mức thu nhập bình quân đầu người/tháng thì sự nhận
biết về mức sống dân cư sẽ chưa thật đầy đủ và chính xác. Một mặt do
mức thu nhập của người dân sau TĐC có sự dao động rất lớn, do tình trạng
thu nhập không ổn định trong môi trường hoạt động kinh tế của người dân
TĐC gây ra.

Mặt khác, các hộ dân TĐC phải trang trải những chi phí lớn cho việc
làm nhà, tạo lập những điều kiện vật chất cần thiết ở nơi cư trú mới nên phần
đông đang là những con nợ. Phần chi tiêu cho đời sống gia đình họ trở nên eo
hẹp khi phải dành dụm phần thu nhập để trả nợ.
Vì vậy, đánh giá mức sống cần phải xem xét về một số chỉ báo khác
như, chi tiêu cho các nhu cầu cơ bản (ăn, mặc, ở, đi lại) và khả năng tiếp cận
các dịch vụ xã hội (giáo dục, y tế, vui chới giải trí,…).
ở đây, phần chi tiêu chủ yếu tập trung cho các nhu cầu thiết yếu như
ăn, mặc, ở, đi lại… Trong đó, số lượng các khoản chi và cơ cấu của chúng
cũng là những yếu tố phản ánh mức sống và chất lượng sống của từng hộ dân
cũng như của cả cộng đồng dân cư này.
Ngoài ra, nhu cầu và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội như giáo
dục, y tế, vui chới, giải trí cũng là những chỉ báo cần phải đo lường. Mức
sống của cộng đồng dân chuyển cư tăng lên hay giảm đi một phần phụ thuộc
mức độ thuận tiện và khả năng tiếp cận những dịch vụ xã hội này. Tỷ lệ
người đánh giá mức tiếp cận của dịch vụ khá lên, như cũ hay giảm đi so với
trước chuyển cư là những chỉ báo đo lường mức sống của nhóm xã hội này.
1.1.2. Nhóm xã hội



Nhóm xã hội là những bộ phận cơ bản, hữu cơ cấu thành nên xã hội.
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì “Nhóm xã hội là khái niệm xã hội học
chỉ một tập hợp người liên kết với nhau bởi các dấu hiệu hình thức hoặc bản
chất được điều chỉnh bởi những thiết chế có những giá trị chung và ít nhiều
biệt lập với các tập hợp người khác” [15, tr.264].
Như vậy không phải bất cứ một tập hợp người nào cũng là một nhóm.
Theo quan niệm xã hội học thì nhóm phải là một tập hợp người mà đặc trưng
quan trọng nhất là họ cơ bản có chung hệ thống giá trị và chuẩn mực xã hội,
nhờ đó họ có khuôn mẫu hành vi cơ bản giống nhau. Khoa học xã hội học đã

dựa trên những tiêu chí này mà xem xét sự khác biệt giữa nhóm công nhân
với nông dân, nông dân với trí thức hoặc nhóm phân chia theo các tiêu chí
khác nhau như nghề nghiêp, tuổi tác, vùng sinh sống, giới, dân tộc,…
Nhóm là một khái niệm rất rộng và phức tạp. Theo số lượng các thành
viên và điều kiện tác động lẫn nhau trong nhóm, các nhóm xã hội được chia
làm nhóm nhỏ và nhóm lớn.
Nhóm lớn là nhóm mà các thành viên liên kết nhau bởi điều kiện
khách quan chung, xác định sự tồn tại của họ một cách vững chắc như giai
cấp, tầng lớp, dân tộc, đảng phái chính trị, nghề nghiệp
Nhóm nhỏ là nhóm người tồn tại trong khoảng không gian và thời
gian xác định, được liên kết bởi các quan hệ thực tế của các thành viên của
nhóm, thực hiện trên cơ sở giao tiếp như các đội sản xuất, lớp học, gia đình,
nhóm bạn bè.
Dựa vào tính chất, mức độ tổ chức có nhóm chính thức và nhóm
không chính thức Nhóm chính thức là tập hợp người có mối liên hệ được



quy chuẩn hoá thông qua những thiết chế xã hội xác định. Còn nhóm không
chính thức là những nhóm hình thành tự phát trong đó các quan hệ của các
thành viên nhóm không được thiết chế hoá. Hiện nay, trong nhiều ngành
khoa học xã hội, thuật ngữ nhóm được dùng với hai nghĩa: nhóm quy ước và
nhóm thực.
Nhóm quy ước là những nhóm do người ta lập ra theo những dấu hiệu
nhất định để nghiên cứu. Chẳng hạn, trong phân tích kết quả những nghiên
cứu xã hội học, chúng ta có thể phân chia các đối tượng khảo sát thành
những nhóm một cách có chủ định theo: tuổi, trình độ học vấn, nghề
nghiệp
Nhóm thực là nhóm được dùng cho tập hợp người tồn tại trong thực
tế, nơi mà mọi người tập hợp cùng nhau, liên kết với nhau bằng một dấu hiệu

chung nào đó [6, tr. 161].
Xã hội tác động đến cá nhân thông qua nhóm, vì vậy việc nghiên cứu
ảnh hưởng của nhóm với tư cách là yếu tố trung gian giữa cá nhân và xã hội
là yêu cầu cần thiết và tất yếu trong việc nhận thức về con người và xã hội.
Nhóm dân cư bị ảnh hưởng bởi các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, quy
hoạch và chỉnh trang đô thị ở Đà Nẵng trong khoảng thời gian từ năm 1997
đến nay là nhóm xã hội mà luận văn quan tâm nghiên cứu. Họ có đặc trưng
chung là cùng bị ảnh hưởng bởi các dự án phát triển của thành phố nên phải
giải toả di dời và tạo lập cuộc sống mới trong các khu TĐC.
Để có cái nhìn sâu hơn về cơ cấu xã hội của nhóm cư dân thuộc diện
giải toả, TĐC, trong quá trình phân tích, tác giả cũng sẽ phân chia các đối



tượng theo các nhóm quy ước như: giàu, nghèo, tuổi, trình độ học vấn, nghề
nghiệp, giới tính,
1.1.3. Giải toả, đền bù và tái định cư
1.1.3.1. Giải toả: Cũng như khái niệm đền bù, TĐC, khái niệm giải
toả được sử dụng phổ biến trong các Nghị định, Quyết định, Thông tư của
Chính phủ, của các bộ ngành và địa phương nhằm quy định trách nhiệm
của Nhà nước, của các chủ dự án cũng như quyền lợi và nghĩa vụ của các
tổ chức, cá nhân trong diện bị ảnh hưởng bởi các dự án an ninh, quốc
phòng, kinh tế - xã hội
Theo nghĩa gốc, giải toả là sự từ bỏ, làm cho nó thoát khỏi [40,
tr.726].
Khái niệm giải toả được đề cập đến trong nghiên cứu này chính là nói
đến việc phá, dỡ những kết cấu cũ đang trở thành những chướng ngại để giải
phóng mặt bằng, tạo điều kiện cho việc triển khai các dự án xây dựng cơ sở
hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội nào đó.
1.1.3.2. Đền bù

“Đền bù: Trả lại tương xứng với giá trị hoặc công lao” [40, tr.623]; hay
Đền bù: “Trả lại đầy đủ, tương xứng với sự mất mát hoặc sự vất vả” [37, tr.300].
Như vậy, theo nghĩa chung nhất, đền bù là việc thay thế các tài sản bị
mất bằng hiện vật hoặc bằng tiền.



Với hàm nghĩa nói trên, khái niệm đền bù (hay bồi thường) thường
được sử dụng trong các văn bản luật để quy định trách nhiệm bồi thường khi
Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích an ninh, quốc phòng hay
phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
ở Đà Nẵng, trong những năm qua, chính quyền thành phố đã thường
xuyên tiến hành đền bù, giải phóng mặt bằng nhằm thực hiện các dự án quy
hoạch phát triển đô thị. Phương thức đền bù được thành phố Đà Nẵng vận
dụng trong việc giải phóng mặt bằng là hoàn trả bằng tiền khi người dân bị
mất đất và bị hư hại các tài sản khác. Người dân trong diện giải toả được đền
bù bằng tiền và được quyền ưu tiên mua lại đất theo khung giá mà thành phố
quy định cho các khu quy hoạch (tức là các khu dành cho TĐC).
1.1.3.3. Tái định cư
- Theo nghĩa rộng, “Tái định cư là một quá trình bao gồm đền bù các
thiệt hại về đất đai và tài sản di chuyển, TĐC, ổn định và khôi phục cuộc sống
cho những người bị thu hồi đất để xây dựng các dự án. Tái định cư còn bao gồm
các hoạt động nhằm hỗ trợ cho những người bị ảnh hưởng do việc thực hiện các
dự án gây ra, khôi phục và cải thiện mức sống, tạo điều kiện phát triển các cơ sở
sản xuất kinh tế, văn hoá, xã hội của hộ và cộng đồng” [14, tr.193-194].
Như vậy, TĐC là một quá trình bao hàm từ việc đền bù (bồi thường)
cho các thiệt hại về tài sản và ổn định cuộc sống bị xáo trộn do dự án phát
triển gây ra. Đây là quá trình giúp người dân di chuyển và hỗ trợ họ tạo lập
lại nơi ở mới, khôi phục cuộc sống và đảm bảo tăng nguồn thu nhập của họ.
- Theo nghĩa hẹp, TĐC được dùng chỉ sự di chuyển của các hộ gia

đình tới định cư ở nơi ở mới.



Peter R. Burbridge cũng cho rằng “Tái định cư là chỉ việc lập cư của
các cá nhân, các nhóm hộ gia đình hoặc toàn bộ một làng, một xã” [3, tr.13].
Đây là cách hiểu thông thường trong đời sống xã hội, song khái niệm
TĐC theo quan niệm này chỉ có hàm nghĩa chỉ nơi cư trú mới mà người dân di
dời đến, tức là chỉ nói tới hình thức lập cư mà chưa chú trọng đến quá trình lập
cư đó.
Trong khuôn khổ luận văn, tác giả vừa sử dụng khái niệm TĐC theo
nghĩa hẹp để xác định không gian nghiên cứu, vừa đồng thời và chủ yếu sử
dụng khái niệm TĐC theo nghĩa rộng tức là quan tâm đến đối tượng TĐC là
những cá nhân, hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi các dự án quy hoạch, xây dựng
cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị với tất cả những yếu tố có liên quan như:
đền bù, hỗ trợ di dời và điều kiện sinh sống tại các khu TĐC của thành phố.
1.2. Một số lý thuyết xã hội học áp dụng trong nghiên cứu luận văn
1.2.1 Lý thuyết về biến đổi xã hội
Mọi xã hội đều tồn tại trong trạng thái vận động và phát triển không
ngừng. Biến đổi xã hội (BĐXH) là một quá trình, một thuộc tính tất yếu của xã
hội.
ở mỗi góc độ tiếp cận khác nhau, mỗi khoa học có quan điểm khác
nhau về BĐXH. Theo quan điểm của xã hội học thì BĐXH là khái niệm chỉ
sự khác biệt về phương diện xã hội của thời điểm hiện tại so với thời điểm
trước đó của một hệ thống xã hội, trọng tâm là sự biến đổi của cơ cấu xã hội.



Sự khác biệt về phương diện xã hội được nói tới ở đây là sự thay đổi
của các dạng hành vi xã hội, các quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội, các hệ

thống phân tầng xã hội. Không phải mọi sự thay đổi nào đó diễn ra trong xã
hội đều được coi là BĐXH, mà chỉ có những thay đổi có ảnh hưởng sâu sắc
tới đa số cá nhân trong xã hội, sự thay đổi các cơ cấu, tổ chức, các tầng lớp
xã hội mới được coi là sự BĐXH.
Sự BĐXH rất phức tạp và có thể diễn ra dưới nhiều hình thức và mức
độ khác nhau: có biến đổi phát triển tức là diễn ra theo chiều hướng tích cực,
tiến bộ, phù hợp với mong muốn của xã hội. Có biến đổi suy thoái, diễn ra
theo chiều hướng xấu, xã hội lâm vào bế tắc với những xung đột, đổ vỡ, thay
đổi xã hội [39, tr.255-256].
Theo một số nhà nghiên cứu thì sự BĐXH là tổ hợp của rất nhiều
nguyên nhân chứ không phụ thuộc duy nhất vào một yếu tố đơn lẻ. Sự tương
tác phức tạp của nhiều yếu tố - cả yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài đã tạo
nên sự biến đổi. Các nhà lý thuyết hiện đại chú trọng các yếu tố: môi trường
vật chất (biến động của thiên nhiên), công nghệ, sức ép dân số, giao lưu văn
hoá để lý giải những BĐXH.
Quan niệm biến đổi tổng hợp còn khẳng định sự biến đổi có thể đi lên,
có thể là đi xuống, thậm chí bị huỷ diệt. Sự biến đổi cũng thường mang tính
chu kỳ. Trên thực tế, mỗi lý thuyết đều có quan điểm luận giải khác nhau về
sự biến đổi xã hội mà trong đó mỗi lý thuyết đều có hạt nhân hợp lý về nhận
thức cũng như dự báo quá trình biến đổi xã hội. Để nhận thức một cách đầy
đủ quá trình biến đổi xã hội nói chung và biến đổi mức sống của người dân
sau TĐC nói riêng không thể không chú ý tới các yếu tố hợp lý này. Luận
văn sẽ cố gắng tích hợp các yếu tố hợp lý nói trên để có cái nhìn đa diện, đa
chiều về những yếu tố tác động đến mức sống và dự báo xu hướng biến đổi
mức sống của người dân trong quá trình đô thị hoá.



Theo lý thuyết về sự BĐXH có hai quá trình có thể xảy ra: sự biến đổi
từ từ- tiến hoá và sự biến đổi nhảy vọt- cách mạng. Nghiên cứu những biến

đổi về mức sống của nhóm dân chuyển cư ở một thành phố như Đà Nẵng có
thể xem xét sự biến đổi dưới cả hai quá trình này song sự biến đổi này có thể
xem xét nhiều hơn dưới góc nhìn tiến hoá.
Các nhà xã hội học đại diện tiêu biểu cho quan điểm tiến hoá là A.
Comte (1798-1857) và H.Spencer (1820-1883). Các ông cho rằng, BĐXH là
sự tăng trưởng và phát triển của xã hội (cả vật chất lẫn trí tuệ) cùng năng suất
lao động xã hội. Đó là quá trình tiến hoá tất yếu của mọi xã hội cùng với quá
trình tích luỹ tri thức và khoa học công nghệ của con người [39, tr.256].
Theo A. Comte, mọi xã hội đều tuần tự biến đổi qua ba giai đoạn: thần
học, siêu hình và thực chứng. A.Comte cho rằng trí tuệ là động lực, sức
mạnh duy trì và phát triển xã hội; đến lúc nào đó khoa học sẽ thống trị xã hội.
Như vậy có thể dự báo được sự BĐXH dựa trên sự phát triển của tri thức
nhân loại.
H.Spencer thì cho rằng, xã hội sẽ phát triển từ một xã hội có cấu trúc
và trình độ giản đơn, thấp kém tiến dần lên các mức phát triển phức tạp, cao
hơn. Trong quá trình này, một xã hội có thể biến đổi một cách tích cực (thích
ứng) hay tiêu cực (không thích ứng) và sự lựa chọn này sẽ gắn kết với số
phận của nó [22, tr.4], nghĩa là các cá thể, các phân hệ, các nhóm xã hội yếu
kém không thích nghi được với tiến trình phát triển xã hội sẽ bị, loại bỏ dần.
Như vậy, theo quan điểm này thì BĐXH là “sự tiến hoá một chiều” [6,
tr.252], tất cả các xã hội đều tiến hoá từ hình thức đơn giản đến phức tạp, hình thức
sau bao giờ cũng tiến xa hơn những hình thức trước của nó.

×