LUẬN VĂN:
Con đường đi lên CNXH trong quá
trình xây dựng CNXH ở Việt Nam
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thế kỷ XX là thế kỷ đã chứng kiến nhiều biến động thăng trầm to lớn của CNXH
hiện thực: từ sự ra đời, phát triển đến khủng hoảng và đổ vỡ. Trước sự sụp đổ của hàng
loạt các nước XHCN ở Liên Xô và Đông Âu, CNXH trên thế giới rơi vào tình trạng
thoái trào và phải đối mặt với muôn vàn những khó khăn, thách thức.
Trong bối cảnh đó, một số nước XHCN còn lại đã chủ động, sáng tạo tìm ra con
đường đi riêng cho mình, và đã vượt qua khó khăn, thách thức để phát triển, làm cho
CNXH được hồi sinh. Có được những thành công như vậy là do các nước này đã biết
giải quyết tốt mối quan hệ giữa tính phổ biến và tính đặc thù của CNXH, mà thực chất
là giải quyết mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng, cái mới và cái cũ, cái
tiến bộ và cái lỗi thời trong quá trình xây dựng CNXH ở mỗi nước. Về mặt lý luận, đó
là mối quan hệ giữa xu hướng thời đại và con đường phát triển của dân tộc. Giải quyết
mối quan hệ ấy là vấn đề khoa học và nghệ thuật chính trị của đảng cộng sản cầm quyền
ở mỗi nước.
Ở Việt Nam, từ khi thực hiện đường lối đổi mới đến nay, con đường đi lên
CNXH ngày càng được xác định rõ hơn. Quan niệm về CNXH đã được bổ sung, phát
triển cùng với sự phát triển của thực tiễn đất nước, của CNXH trên thế giới và của thời
đại. Ðiều đó cũng là đương nhiên, phản ánh quá trình phát triển của thực tiễn và nhận
thức. Cho đến nay, kế thừa Cương lĩnh của Đảng năm 1991, qua tổng kết 20 năm đổi
mới, có thể khẳng định rằng: "Xã hội xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng là
một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. Ðó là xã hội: 1. Do
nhân dân làm chủ; 2. Có nền kinh tế phát triển cao, bền vững với một hệ thống quan hệ
sản xuất phù hợp; 3. Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; 4. Con người có
cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc, được phát triển toàn diện; 5. Các dân tộc trong cộng
đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ; 6. Có Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Ðảng Cộng
sản lãnh đạo; 7. Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới".
Những nội dung nêu trên có thể coi là những đặc điểm của CNXH mà chúng ta
đang xây dựng. Trong quá trình thực hiện những nội dung đó, chúng ta đã đạt được
nhiều thành tựu to lớn về mọi mặt: kinh tế tăng trưởng liên tục với mức khá cao, quyền
làm chủ của nhân dân ngày càng được mở rộng và phát huy, vị thế và vai trò lãnh đạo
của Đảng ngày càng được củng cố, nhà nước pháp quyền XHCN được hình thành rõ nét
hơn, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện đáng kể, an ninh chính
trị ổn định, quan hệ hợp tác về mọi mặt giữa Việt Nam và thế giới được nâng lên tầm
cao mới. Những thành công này đã khẳng định sự đúng đắn của đường lối đổi mới, tạo
ra động lực lớn để tiếp tục đổi mới và phát triển, đồng thời củng cố niềm tin của nhân
dân đối với sự nghiệp xây dựng CNXH của Đảng và nhân dân ta.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, mô hình xây dựng CNXH mà chúng ta
đang thực hiện cũng còn không ít những hạn chế cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn. Những
hạn chế này đã và đang tạo ra lực cản đối với sự phát triển của CNXH, thậm chí còn tạo
ra những nguy cơ, thách thức trực tiếp đối với sự tồn vong của chế độ. Bao trùm lên tất cả
là các vấn đề về mối quan hệ giữa tăng trưởng tốc độ cao với sự phát triển bền vững, liên
tục của nền kinh tế; giữa phát triển kinh tế với công bằng xã hội, giữ vững tính chất
XHCN của nền kinh tế thị trường; giữa nắm bắt thời cơ và ứng phó với thách thức trong
hội nhập kinh tế thế giới; giữa phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản cầm quyền trong
hệ thống chính trị với Nhà nước pháp quyền XHCN,… Những vấn đề này đòi hỏi phải
tiếp tục được lý giải một cách khoa học để tạo cơ sở và động lực cho sự phát triển tiếp
theo của CNXH.
Thêm vào đó, thời đại ngày nay đã có nhiều biến đổi so với thời kỳ đầu xây dựng
CNXH, nhiều yếu tố mới xuất hiện đã tác động trực tiếp đến cách hiểu và thực tiễn vận
động về CNXH, và thực tiễn càng chứng minh rõ có những nhân tố còn hợp lý, có
những điểm cần nhận thức lại cho rõ hơn và cụ thể hơn, và có những cái cần được bổ
sung cho đầy đủ. Quá trình này sẽ giúp cho việc làm sáng tỏ hơn về những đặc trưng
của CNXH ở Việt Nam.
Chính vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu về lý luận CNXH nói chung và thực tiễn
xây dựng chủ xã hội nói riêng, đặc biệt là quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam hiện
nay, có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nếu không làm rõ được tính phổ biến của con
đường đi lên CNXH thì quá trình xây dựng CNXH dễ bị dao động, lung lay về niềm tin,
dẫn đến xây dựng CNXH sẽ bị mất phương hướng, chệch hướng; còn nếu không xác
định rõ được tính đặc thù của con đường đi lên CNXH ở Việt Nam thì quá trình xây
dựng CNXH dễ mắc phải căn bệnh chủ quan duy ý chí, thiếu sự sáng tạo, sẽ bị rơi vào
giáo điều, dập khuôn, máy móc. Hơn nữa, việc nghiên cứu vấn đề này không chỉ giúp
chúng ta làm rõ hơn những định hướng mang tính chiến lược trong quá trình xây dựng
và phát triển đất nước trong giai đoạn mới mà còn giúp xác định được rõ trọng tâm,
trọng điểm những bước đi cụ thể cho mỗi giai đoạn, mỗi lĩnh vực trong quá trình xây
dựng CNXH, kế thừa được những giá trị tiến bộ của nhân loại và phát huy những giá trị
dân tộc, sức mạnh nội lực cho quá trình phát triển.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trên thế giới: Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu về CNXH trên thế
giới đang được đề cập từ nhiều góc độ khác nhau, với sự đa dạng, phong phú trong cách
tiếp cận vấn đề, nhưng cơ bản tập trung vào hai mảng lớn. Mảng thứ nhất, chủ yếu được
tiếp cận từ góc độ kinh tế và chính trị, đề cập đến sự xụp đổ của CNXH hiện thực ở
Liên Xô và Đông Âu, phân tích những nguyên nhân khủng hoảng, nguyên nhân cải tổ,
cải cách thất bại và những bài học kinh nghiệm được rút ra từ sự xụp đổ này. Các
nghiên cứu này đã chỉ ra những khuyết tật của mô hình CNXH được xây dựng trên cơ
sở lý luận sai lầm đã kéo dài không được khắc phục là nguyên nhân sâu xa của sự
khủng hoảng và dẫn đến sụp đổ chế độ XHCN ở các nước này. Từ đó đi đến phủ nhận
xu hướng vận động của CNXH hiện thực, cho rằng thời đại hoàng kim của CNXH đã
chấm dứt, xây dựng CNXH là ảo tưởng và không tưởng. Các công trình đề cập đến vấn
đề này có thể kể đến: CNXH chuyển đổi mô hình từ “truyền thống” sang “hiện đại” của
Chengeng; Hệ thống xã hội chủ nghĩa của Kornai János, Nxb Văn hóa Thông tin, 2002;
Các nền kinh tế chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch tập trung sang kinh tế thị trường của
Marie Lavigne, Nxb CTQG, 2002; Chủ nghĩa cộng sản: một dự án mới của Robert Hue.
Trái ngược với mảng thứ nhất, mảng thứ hai lại nhìn nhận, đánh giá mang tính
tích cực hơn về CNXH hiện thực với những thành tựu của nó, nhất là những thành công
trong công cuộc cải cách, đổi mới xây dựng mô hình CNXH mang đặc sắc Trung Quốc.
Các công trình này dường như khẳng định sự hồi phục của CNXH hiện thực sau một
thời kỳ khủng hoảng nghiêm trọng kéo dài và chứng minh rằng CNXH vẫn là quy luật
vận động của lịch sử mà nhân loại sẽ đi đến. Các công trình đề cập đến vấn đề này có
thể kể đến: Lịch sử, hiện trạng, tương lai CNXH của Trương Khắc Lôi, Tự Lập Bình
(Sách đã được dịch sang Tiếng Việt), Nxb CTQG, H, 1997; Hai chủ nghĩa - một trăm
năm của Tiêu Phong, Nxb CTQG,H, 2004; Trung Quốc 25 năm cải cách-mở cửa của
Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Nxb KHXH, 2004, Chủ nghĩa xã hội là gì? Xây dựng
chủ nghĩa xã hội như thế nào (Bản chất của CNXH và con đường phát triển) của Chu
Thượng Văn, Chu Cẩm Úy, Trần Tích Hỷ, Nxb CTQG, 1999; Những thay đổi của
CNTB đương đại và ảnh hưởng tới Trung Quốc của Chân Bính Hỷ, Trần Đức Chiêu,
Ngụy Dân (bài này được đăng trên Thông tấn xã VN, số 6/2003); …
Ở Việt Nam: Nghiên cứu những vấn đề về lý luận CNXH nói chung và mô hình
xây dựng CNXH ở Việt Nam nói riêng luôn được xác định là trọng tâm nghiên cứu của
khoa học xã hội nhân văn, đặc biệt là các khoa học về chính trị như: triết học, kinh tế
chính trị học, CNXH khoa học, chính trị học, luật học, thậm chí những công trình nghiên
cứu mang tính liên ngành đang trở nên phổ biến.
Nghiên cứu về CNXH nói chung, các công trình đã phân tích cơ sở lý luận cho
sự ra đời, bản chất, đặc trưng của CNXH, quá trình hình thành, phát triển cũng như
những khủng hoảng, đổ vỡ của CNXH hiện thực, từ đó rút ra những bài học kinh
nghiệm cho quá trình xây dựng CNXH và dự báo về sự phát triển của CNXH trong
tương lai. Các công trình này có thể kể đến: Chẳng hạn, cuốn Góp phần vào việc đổi
mới nhận thức về CNXH của Phạm Như Cương, Lê Cao Đoàn, Nxb KHXH, 1992;
Chương trình khoa học - công nghệ KX - 01, đề tài KX.01.03 “Đánh giá CNXH hiện
thực hơn 7 thập kỷ qua - Nguồn gốc, nguyên nhân khủng hoảng và sụp đổ Liên Xô và
các nước Đông Âu” do GS Trần Nhâm chủ nhiệm 1996; Đề tài KX.08.09 “Triển vọng
của CNXH trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI” do GS.TS Nguyễn Ngọc Long làm chủ
nhiệm; cuốn Chủ nghĩa xã hội: Từ lý luận đến thực tiễn - Những bài học kinh nghiệm
chủ yếu do Lê Hữu Tầng (Chủ biên), Nxb CTQG, H, 2003; CNCS ngày nay, những nét
mới từ thực tiễn Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản của Đỗ Lộc Diệp, Nxb KHXH, 2002; Cải cách
thể chế chính trị ở Trung Quốc (1978 – 2003) của Đỗ Tiến Sâm (Chủ biên), Nxb KHXH,
2003; Trung Quốc cải cách mở cửa – Những bài học kinh nghiệm của Nguyễn Văn Hồng, Nxb
Thế giới, 2003; Thế giới trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, Nguyễn Duy Quý (chủ biên), Nxb
CTQG, H, 2002…
Nghiên cứu về mô hình CNXH và thực tiễn xây dựng CNXH ở Việt Nam luôn là
vấn đề giành được nhiều ưu tiên cả về tiền bạc, thời gian và lực lượng các nhà khoa học
tham gia nghiên cứu. Trong đó, có những công trình đi sâu phân tích những vấn đề lý
luận chung về CNXH, quy luật vận động của lịch sử nhân loại, từ đó chỉ ra những nội
dung, bản chất và xu hướng vận động của mô hình CNXH ở Việt Nam trong thời kỳ quá
độ, như: Xây dựng CNXH ở Việt Nam: Vấn đề nguồn gốc và động lực của Lê Hữu Tầng,
Nxb KHXH, 1991; Những vấn đề lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt
Nam do Nguyễn Duy Quý (chủ biên), Nxb CTQG, H, 1998; Về định hướng XHCN và
con đường đi lên CNXH ở Việt Nam, Nxb CTQG,H, 2001; Mấy vấn đề lý luận và thực
tiễn trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam của TS Nhị Lê, Nxb CTQG, 2001; Về
CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam của Nguyễn Đức Bình (chủ biên), Nxb
CTQG, 2003; Quy luật xã hội với sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta hiện nay của Hồ
Văn Thông, Hồ Ngọc Minh, Nxb CTQG, 2003.
Thời gian gần đây, có rất nhiều công trình với các quy mô khác nhau tiến hành
tổng kết thực tiễn xây dựng CNXH ở Việt Nam, nhất là giai đoạn kể từ khi đổi mới đến
nay. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn, các công trình này đã chỉ ra những thành công với
những nét nổi bật về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội mà Việt Nam đạt được trong quá
trình đổi mới cũng như những hạn chế trong quá trình xây dựng CNXH, từ đó rút ra
những bài học kinh nghiệm cho giai đoạn tiếp theo của công cuộc xây dựng CNXH ở
Việt Nam. Trong số những công trình đó, đáng chú ý nhất là Báo cáo Tổng kết một số
vấn đề lý luận-thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986 – 2006) của Ban chỉ đạo tổng kết
một số vấn đề lý luận-thực tiễn qua 20 năm đổi mới, Nxb CTQG, H, 2005. Các nội
dung được đề cập nhiều nhất trong công trình này là việc làm rõ các vấn đề căn cốt nhất
của CNXH như: bản chất, nội dung của kinh tế thị trường định hướng XHCN; vấn đề sở
hữu và các thành phần kinh tế, vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN; những yêu cầu, nội dung của nền kinh tế độc lập, tự chủ trong điều kiện
hội nhập kinh tế quốc tế; giải quyết như thế nào cho hợp lý giữa tăng trưởng kinh tế và
thực hiện công bằng xã hội; vấn đề cải cách hệ thống chính trị, mở rộng dân chủ; xây
dựng Đảng và xây dựng nhà nước pháp quyền trong điều kiện mới; cải cách bộ máy
hành chính nhà nước; vấn đề xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc,…
Ngoài ra, các công trình tiêu biểu về những vấn đề này còn có thể kể đến: cuốn Đổi
mới: Bước phát triển tất yếu đi lên CNXH ở Việt Nam của Nguyễn Khánh, Nxb CTQG,
1999; Đề tài KX 04.01 Cơ sở thực tiễn về nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân
và vì dân do GS.VS Nguyễn Duy Quý chủ nhiệm; Tư duy lý luận với sự nghiệp đổi mới
của GS Trần Nhâm, Nxb CTQG, 2004; Việt Nam 20 năm đổi mới của Nxb Chính trị
Quốc gia, 2007; Đổi mới và phát triển ở Việt Nam-Một số vấn đề lý luận và thực tiễn do
GS,TS Nguyễn Phú Trọng chủ biên, NXB CTQG, 2008; Tính phổ biến và tính đặc thù
trong phát triển KTTT do Phạm Văn Dũng làm chủ biên, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội,
2009;…,
Bên cạnh đó, một số công trình khác lại tập trung vào việc phân tích thời cơ và
thách thức đối với sự phát triển của CNXH ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa, từ đó
chỉ ra những mâu thuẫn trong quá trình phát triển cũng như đưa ra những khuyến nghị
cũng như những dự báo về xu hướng vận động của CNXH ở Việt Nam. Chẳng hạn như
cuốn: Về mâu thuẫn cơ bản, mâu thuẫn chủ yếu và cách giải quyết trên con đường phát
triển đất nước theo định hướng XHCN của Phạm Ngọc Quang, Nxb CTQG, H, 2001; Tác
động nhiều mặt của toàn cầu hóa đến công cuộc phát triển của nước ta, Hội đồng lý luận
Trung ương, H, 2002; Động lực phát triển kinh tế - xã hội – văn hóa của Việt Nam (Việt
Nam có thể trở thành con rồng của châu Á) của TS Hà Chuyên, Nxb Thống Kê, 2002;
Kinh tế tri thức, thời cơ và thách thức đối với sự phát triển của Việt Nam do Đặng Hữu
(Chủ biên), Nxb CTQG, H, 2004; Đổi mới để phát triển, Nxb CTQG, 2002; Vững bước
trên con đường đã chọn, Hội đồng lý luận Trung ương, Nxb CTQG,H, 2005.
Trong khuôn khổ hợp tác giữa hai nước láng giềng XHCN, Đảng Cộng sản Việt
Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo lý luận, trong đó có
sự trao đổi đến những vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng CNXH ở hai nước, từ đó rút
ra những bài học kinh nghiệm tham khảo cho mỗi nước trong quá trình xây dựng
CNXH, như “Hội thảo khoa học Trung Việt: CNXH cái phổ biến và cái đặc thù”, Nxb
CTQG, H. 2000; Hội thảo “CNXH và kinh tế thị trường – Kinh nghiệm của Trung
Quốc, kinh nghiệm của Việt Nam” NXB CTQG 2003; "Xây dựng Đảng cầm quyền -
kinh nghiệm của Việt Nam - kinh nghiệm của Trung Quốc" NXB CTQG, 2004; "Phát
triển khoa học, hài hòa giữa kinh tế - xã hội trong xây dựng chủ nghĩa xã hội - Lý luận
và thực tiễn",…
Ngoài các công trình lớn như đã nêu, các nội dung trên còn được đề cập ở những
khía cạnh khác nhau trên các tạp chí khoa học chính trị như:
1. Hoàng Chí Bảo, Những đặc điểm của con đường đi lên CNXH ở Việt Nam, Tạp chí Lý
luận chính trị, số 1/2002
2. Nguyễn Đức Bình, Tiếp tục một cách kiên định và sáng tạo con đường XHCN, Tạp
chí Lý luận chính trị, số 1/2007
3. Trần Hữu Tiến, Giữ vững định hướng XHCN trong công cuộc đổi mới, Tạp chí
Cộng sản, số 8 (4/2006)
4. Tiếp tục phát triển con đường XHCN ở Việt Nam, Tạp chí Cộng sản, số 6 (3/2006)
5. Nguyễn Đức Bình, Về nhận thức, bổ sung, phát triển các luận điểm trong CNXH
khoa học, Tạp chí Lý luận chính trị, số 3/2007
6. Hoàng Chí Bảo, Một số luận đề về định hướng XHCN và đổi mới hệ thống chính trị
ở Việt Nam, Tạp chí Lý luận chính trị, số 5/2006
7. Nguyễn Văn Sáu, Nhận thức về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam, Tạp
chí Lý luận chính trị, số 5/2006
8. Phạm Ngọc Quang, Công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay: Nhìn từ giác độ của mâu
thuẫn trong quá trình phát triển, Tạp chí Triết học
9. Năm bài học lớn từ thực tiễn đổi mới, Tô Huy Rứa, báo Nhân dân ngày 22/6/2006
10. Lê Hữu Nghĩa, Đại hội X của Đảng với nhận thức về con đường đi lên CNXH ở nước
ta, báo Nhân dân ngày 29/6/2006
11. Nguyễn Trọng Phúc, Một số kinh nghiệm xây dựng CNXH trong những năm đổi mới,
Tạp chí Lịch sử Đảng, số 12/2006
12. Hoàng Chí Bảo, CNXH đổi mới để phát triển trong bối cảnh thế giới đương đại ở hai
thập kỷ đầu thế kỷ XXI, Tạp chí Khoa học Chính trị, số 6/2005
13. Về con đường và bước đi của công cuộc xây dựng CNXH, Tạp chí Lý luận chính trị, số
8/2008, tr 16
Có thể thấy, các công trình trên đã trình bày hệ thống quan điểm lý luận về CNXH và
ít nhiều đã nêu được những nét cơ bản về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam, chỉ ra được
những thành tựu về kinh tế - xã hội qua hơn 20 năm đổi mới và những vấn đề đặt ra, đồng
thời cũng đã làm rõ được những hạn chế, thách thức mà Việt Nam đang gặp phải trong giai
đoạn tiếp theo của quá trình xây dựng CNXH.
Tuy nhiên, còn quá ít các công trình trình bày được rõ ràng và có hệ thống về tính
phổ biến và tính đặc thù của con đường đi lên CNXH ở Việt Nam. Nhiều công trình đã
nêu được vấn đề, chỉ ra được tương đối rõ bản chất của CNXH nói chung và đặc trưng
của CNXH ở Việt Nam nói riêng, thế nhưng những đặc trưng này còn được trình bày khá
chung chung, chưa thật thuyết phục vì thiếu những căn cứ của tính quy luật phổ biến và
đặc thù khi đánh giá nhận định về CNXH. Thêm vào đó, một số công trình luận giải về
CNXH có đưa ra những dự báo về tương lai của CNXH ở Việt Nam, nhưng còn mang
tính kinh viện với những lý lẽ chưa thật thuyết phục. Các công trình cũng chưa trình bày
có hệ thống những giá trị đặc thù của CNXH ở Việt Nam, cũng như chưa làm rõ được
những mâu thuẫn mà Việt Nam cần phải giải quyết để thúc đẩy xã hội phát triển. Chính
điều này gây ra sự lúng túng trong quá trình thực hiện các mục tiêu của CNXH.
Các công trình nghiên cứu trên đây, tuy chưa đi trúng vào những vấn đề căn cốt
về tính phổ biến và tính đặc thù của CNXH ở Việt Nam, song chúng là những kết quả
nghiên cứu quan trọng về lý luận và thực tiễn để đề tài này kế thừa, phát triển, góp phần
lý giải những vấn đề thiết yếu cho mục tiêu của đề tài.
3. Mục tiêu của đề tài
Trên cơ sở khái quát chung lại lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH,
làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn vận dụng cái phổ biến và cái đặc thù về con
đường đi lên CNXH trong quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam, đề tài đưa ra các
phương hướng và giải pháp tiếp tục vận dụng chúng trong xây dựng CNXH ở Việt Nam
những thập niên đầu của thế kỷ XXI.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục tiêu nêu trên, đề tài có nhiệm vụ:
- Khái quát, phân tích làm rõ một số vấn đề lý luận, thực tiễn về CNXH, cái phổ biến
và cái đặc thù của con đường đi lên CNXH ở Việt Nam.
- Phân tích, làm rõ một số nội dung, thực trạng vận dụng cái phổ biến và đặc thù
trong xây dựng CNXH ở Việt Nam.
- Đưa ra phương hướng và đề xuất một số giải pháp tiếp tục vận dụng cái phổ biến
và đặc thù trong xây dựng CNXH ở Việt Nam những thập niên đầu của Thế kỷ XXI.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
- Phương pháp logic - lịch sử, phân tích - tổng hợp, khái quát hóa và dự báo.
Các phương pháp này cho phép đi sâu phân tích quá trình hình thành, phát triển của
CNXH trong sự chi phối bởi những hoàn cảnh, điều kiện lịch sử cụ thể, từ đó rút ra
những vấn đề mang tính bản chất nhất về CNXH và dự báo xu hướng vận động của
CNXH Việt Nam .
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: cho phép so sánh với tính chất, quy mô, cơ
cấu, mô hình CNXH khác nhau…Từ đó rút ra những đặc điểm chung, phổ biến và đặc
thù, tìm kiếm những giá trị tham khảo cho nghiên cứu vấn đề xây dựng CNXH ở Việt
Nam.
Phương pháp phân tích cấu trúc hệ thống và mô hình hóa. Phương pháp này cho
phép phân tích những kết cấu, cấu trúc của mỗi mô hình CNXH trong mối quan hệ với
tổng thể, từ đó tìm ra những bộ phận, những yếu tố mang tính cơ bản chi phối sự phát
triển của toàn bộ hệ thống.
- Một số phương pháp liên ngành và chuyên ngành khác như khoa học chính trị,
khoa học kinh tế, khoa học pháp lý,…
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp một cách hệ thống và khái quát những
vấn đề cơ bản nhất về CNXH, làm sáng tỏ hơn cơ sở lý luận và điều kiện thực tiễn cho
sự phát triển CNXH Việt Nam, chỉ ra những nội dung cốt yếu về tính phổ biến và những
đặc trưng của CNXH ở Việt Nam, và dự báo xu hướng vận động của CNXH Việt Nam
trong những thập niên đầu thế kỷ XXI.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cố gắng đưa ra những cách tiếp cận mới, những
khuyến nghị có giá trị tham khảo cho Đảng và Nhà nước trong quá trình hoạch định chủ
trương, đường lối, chính sách.
Đề tài cũng sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị cho việc nghiên cứu, giảng dạy các môn lý
luận chính trị tại Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh.
7. Nội dung nghiên cứu
Với mục tiêu nghiên cứu nêu trên, báo cáo kết quả nghiên cứu tổng hợp của đề tài
được kết cấu gồm 3 Chương, 9 tiết với các nội dung cụ thể sau đây:
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ CÁI PHỔ BIẾN
VÀ CÁI ĐẶC THÙ CỦA CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CNXH Ở VIỆT NAM
1.1. KHÁI NIỆM VÀ MỘT SỐ NỘI DUNG CHỦ YẾU VỀ CÁI PHỔ BIẾN VÀ
ĐẶC THÙ CỦA CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CNXH Ở VIỆT NAM
1.1.1. Khái niệm cái phổ biến, cái đặc thù và mối quan hệ giữa chúng
Cái phổ biến, cái đặc thù là những phạm trù tương đồng với các phạm trù cái
chung, cái riêng và đã được bàn đến rất nhiều trong các công trình triết học. Trong đó,
cái phổ biến được trình bày với hàm nghĩa là cái chung, nhưng là cái chung có tính chất
phổ quát, và cái đặc thù được trình bày với hàm nghĩa là cái riêng, nhưng là cái riêng có
tính đơn nhất. Ngày nay, nhận thức về nội dung cũng như mối quan hệ giữa các phạm
trù này là tương đối thống nhất. Chính vì vậy, để có cơ sở hiểu rõ thêm về những nội
dung của đề tài, phần này xin nêu lại một số nội dung cơ bản của phạm trù cái chung
(cái phổ biến) và cái riêng (cái đặc thù) cũng như mối quan hệ giữa chúng đã được bàn
đến trong nhiều công trình triết học.
Trong tư duy triết học mác-xít, mỗi sự vật, hiện tượng đều là thể thống nhất giữa
cái đơn nhất, cái đặc thù và cái phổ biến. Các phạm trù này luôn gắn liền với cặp phạm
trù cái chung và cái riêng. Biện chứng giữa chúng biểu thị biện chứng của quá trình vận
động, phát triển của hiện thực.
Phạm trù cái riêng được dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình
riêng biệt. Cái riêng là một chỉnh thể có tính toàn vẹn, tính độc lập tương đối. Mỗi cái
riêng đều là một chỉnh thể thống nhất, bao gồm nhiều mặt, nhiều yếu tố, nhiều thuộc
tính cấu thành nên. Những yếu tố tạo nên cái riêng có mức độ phổ biến khác nhau: Có
những yếu tố riêng có của nó, không có sự lặp lại ở những đối tượng khác; có những
yếu tố có sự lặp lại nhiều lần ở một số đối tượng tương tự với nó; có những yếu tố lặp đi
lặp lại ở tất cả các đối tượng. Cái xuất hiện một lần, ở một sự vật duy nhất nào đó và
không có sự lặp lại được gọi là cái đơn nhất (theo nghĩa: cái đơn nhất là cái không lặp
lại thì mỗi cái riêng đồng thời là cái đơn nhất). Cái có sự lặp lại ở nhiều sự vật, hiện
tượng khác nhau được gọi là cái chung. Cái chung có mặt xuất hiện ở một số sự vật,
nhưng không xuất hiện ở những sự vật khác được gọi là cái đặc thù. Cái chung có mặt
ở mọi sự vật được gọi là cái chung nhất hay cái phổ biến.
Cái đơn nhất, cái đặc thù và cái phổ biến chỉ là một mặt, một bộ phận của cái riêng
cho nên chúng chỉ tồn tại trong cái riêng, tồn tại thông qua cái riêng. Trong mỗi cái riêng
đều chứa đựng những cái đơn nhất, riêng có của nó; chứa đựng cái đặc thù, có mặt ở một
số đối tượng giống nhau nào đó; và chứa đựng những cái phổ biến của cả một lớp đối
tượng rộng lớn hoặc của tất cả các đối tượng. Tùy thuộc vào từng phạm vi xem xét, từng
quan hệ cụ thể để xác định đâu là cái đặc thù, đâu là cái phổ biến. Cái phổ biến trong
phạm vi này, trong quan hệ cụ thể này có thể chỉ là cái đặc thù ở một phạm vi khác, trong
một quan hệ khác. Chẳng hạn, quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật phổ biến của xã hội, nhưng nó không có tác
động trong giới tự nhiên nên cũng có thể nói đây chỉ là quy luật đặc thù của thế giới.
Nguyên tắc tập trung dân chủ là một nguyên tắc phổ biến của dân chủ XHCN nhưng ở
các nước tư sản lại không thừa nhận nguyên tắc này, cho nên đây cũng chỉ là nguyên tắc
đặc thù của dân chủ hóa đời sống xã hội.
Trong mỗi cái riêng đều chứa đựng cái chung, cái phổ biến. Quá trình vận động,
phát triển của cái riêng bao giờ cũng chịu sự chi phối bởi những quy luật chung, quy
luật phổ biến. Tuy nhiên, cái riêng không gia nhập hết vào cái chung. Mỗi cái riêng còn
chứa đựng cái đặc thù, đơn nhất. Quá trình phát triển của mỗi cái riêng còn chịu sự tác
động bởi những quy luật đặc thù, riêng có của nó do nó còn chịu ảnh hưởng bởi những
hoàn cảnh lịch sử cụ thể của mình. Vì vậy, trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, con
người cần biết vận dụng cái chung, cái phổ biến vào từng trường hợp cụ thể nhưng đồng
thời phải biết cá biệt hóa chúng, tránh thái độ trừu tượng, chung chung hay dập khuôn,
máy móc, giáo điều. Cái là đúng đắn, phù hợp với giai đoạn cụ thể này, ở thời điểm cụ
thể này có thể không còn đúng đắn, phù hợp với một giai đoạn khác, ở một thời điểm
khác và ngược lại. Cho nên không được phép áp đặt một cách tùy tiện, chủ quan cái của
sự vật hiện tượng này cho một sự vật, hiện tượng khác.
Vạch rõ mối liên hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng, cái phổ biến và cái đặc
thù, Lênin viết: “Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ đưa đến cái chung. Cái chung
chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng. Bất cứ cái riêng nào cũng là cái chung.
Bất cứ cái chung nào cũng là (một bộ phận, một khía cạnh, hay một bản chất) của cái
riêng. Bất cứ cái chung nào cũng chỉ bao quát một cách khái quát tất cả mọi vật riêng
lẻ. Bất cứ cái riêng nào cũng không gia nhập đầy đủ vào cái chung”
1
.
Trong quá trình vận động, phát triển của hiện thực, cái phổ biến và cái đặc thù luôn
luôn chuyển hóa lẫn nhau. Thông qua cái đặc thù để cái đơn nhất chuyển hóa dần dần
thành cái phổ biến và ngược lại, cũng thông qua cái đặc thù mà cái phổ biến có thể
chuyển hóa thành cái đơn nhất. Sự chuyển hóa này gắn với quá trình hình thành cái mới
và quá trình cái cũ mất đi. Cái mới khi mới xuất hiện lần đầu thì nó chỉ là cái đơn nhất.
Và nó là cái tích cực, cái tiến bộ cho nên nó sẽ được khẳng định dần dần để trở thành
cái chung, cái phổ biến. Còn cái cũ, khi mất đi cũng phải thông qua quá trình chuyển
biến dần dần thành cái đặc thù, cái đơn nhất rồi mới mất hẳn. Trong xã hội, quá trình
chuyển hóa cái mới từ đơn nhất thành đặc thù, phổ biến là cả một quá trình phức tạp,
lâu dài; phải thông qua nhiều bước quá độ, trung gian, nhiều khi phải chấp nhận cả
những thất bại, những bước thụt lùi tạm thời.
Một vấn đề nổi lên trong sự tác động lẫn nhau của các quy luật là sự tác động lẫn
nhau giữa quy luật phổ biến và quy luật đặc thù. Như chúng ta đã biết, tính phổ biến là
một trong những đặc tính nổi bật của bất cứ quy luật nào, dù đó là quy luật phổ biến hay
quy luật đặc thù. Mức độ phổ biến của quy luật là do phạm vi của lĩnh vực, hiện tượng
trong đó quy luật ấy có tác dụng quyết định. Quy luật phổ biến khác với quy luật đặc
thù trước hết là ở chỗ nó có lĩnh vực rộng hơn hay tác dụng lâu dài hơn, hoặc cả hai cái
cộng lại. Nhưng không được phóng đại sự khác nhau giữa quy luật phổ biến và quy luật
đặc thù. Sự khác nhau đó không phải là tuyệt đối mà là tương đối. Quy luật phổ biến
không tồn tại trừu tượng mà bao giờ cũng hoạt động trong những điều kiện cụ thể, phải
đáp ứng những điều kiện lịch sử cụ thể khác nhau nên chúng có những hình thức biểu
hiện đặc thù khác nhau. Điều đó không có nghĩa là quy luật phổ biến bị bác bỏ, mà chỉ
là sự biểu hiện đặc thù của quy luật phổ biến ở trong những điều kiện lịch sử cụ thể
khác nhau. Ở đây chúng ta hiểu rằng, quy luật phổ biến có thể phát sinh tác dụng thông
qua những quy luật đặc thù nhưng không phải quy luật đặc thù nào cũng là hình thức
biểu hiện của quy luật phổ biến tương ứng.
1
Lênin: Toàn tập, Sđd, t. 29, tr 381.
Khi nghiên cứu mối liên hệ giữa “cái chung” và “cái riêng”, “cái phổ biến” và “cái
đặc thù”, các bài học đã được tổng kết dưới đây có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nó được
coi là “kim chỉ nam” trong hành động thực tiễn khi giải quyết bất cứ mối quan hệ nào
giữa “cái chung” và “cái riêng”, “cái phổ biến” và “cái đặc thù”
1
:
Bài học thứ nhất, vì “cái chung” chỉ tồn tại trong “cái riêng”, thông qua “cái riêng”
nên chỉ có thể tìm “cái chung” trong “cái riêng” chứ không thể ở ngoài “cái riêng”. Để
phát hiện “cái chung” cần xuất phát từ những “cái riêng”, từ những sự vật, hiện tượng,
quá trình riêng lẻ cụ thể chứ không thể xuất phát từ ý muốn chủ quan của con người.
Bài học thứ hai, vì “cái chung” chỉ tồn tại trong “cái riêng” như một bộ phận của
“cái riêng”, bộ phận đó tác động qua lại với những bộ phận, những yếu tố còn lại của
“cái riêng” – những cái không gia nhập vào “cái chung” – nên bất cứ “cái chung” nào
cũng tồn tại trong “cái riêng” dưới dạng đã bị cải biến. Từ đó, một kết luận được rút ra
là bất cứ “cái chung” nào khi áp dụng vào từng trường hợp riêng cũng cần được cá biệt
hóa. Nếu không chú ý tới sự cá biệt hóa đó, đem áp dụng nguyên xi “cái chung”, tuyệt
đối hóa “cái chung”, thì sẽ rơi vào sai lầm của những người tả khuynh, giáo điều.
Ngược lại, nếu xem thường “cái chung”, chỉ chú ý tới “cái đơn nhất”, tuyệt đối hóa “cái
đơn nhất” thì sẽ rơi vào sai lầm của những người hữu khuynh, xét lại.
Bài học thứ ba, vì “cái riêng” gắn bó chặt chẽ với “cái chung”, không tồn tại ở bên
ngoài mối liên hệ dẫn tới “cái chung”, cho nên để giải quyết những vấn đề riêng một
cách có hiệu quả thì không thể lảng tránh được việc giải quyết những vấn đề chung –
những vấn đề lý luận liên quan với các vấn đề riêng đó. Nếu không thể giải quyết những
vấn đề lý luận chung thì sẽ không tránh khỏi sa vào tình trạng mò mẫm, tùy tiện, kinh
nghiệm chủ nghĩa. Lênin từng dạy chúng ta rằng: Người nào bắt tay vào những vấn đề
riêng trước khi giải quyết những vấn đề chung, thì kẻ đó, trên mỗi bước đi sẽ không
tránh khỏi “vấp phải” những vấn đề chung một cách không tự giác. Mà mù quáng vấp
phải những vấn đề đó trong từng trường hợp riêng, thì có nghĩa là đưa chính sách của
mình đến chỗ có những sự dao động tồi tệ nhất và mất hẳn tính nguyên tắc.
1
Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia các bộ môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, Giáo trình Triết học Mác-Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia, H, 1999, tr. 244 – 245; Học viện Chính trị Quốc
gia Hồ Chí Minh, Khoa Triết học, Hỏi – Đáp triết học Mác-Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia, H, 1999, tr. 105-106.
Bài học thứ tư, vì trong quá trình phát triển của sự vật, trong những điều kiện, hoàn
cảnh nhất định, “cái đơn nhất”, “cái đặc thù” có thể trở thành “cái chung”, “cái phổ
biến”; ngược lại, “cái chung”, “cái phổ biến” có thể trở thành “cái đơn nhất”, “cái đặc
thù”. Trong hoạt động thực tiễn, sự vật mới không bao giờ xuất hiện đầy đủ ngay lập
tức, bao giờ nó cũng nảy sinh từ những yếu tố mới như là những cái đơn nhất. Nếu yếu
tố ấy phù hợp với quy luật phát triển khách quan thì chúng sẽ mở rộng dần phạm vi tồn
tại, tức là cái mà lúc đầu chỉ là đơn nhất sẽ từng bước chuyển hóa thành “cái chung”,
“cái phổ biến”…làm cho sự vật cũ thay đổi từ bản chất bên trong đưa đến sự ra đời của
sự vật mới. Chính vì cái đơn nhất có ý nghĩa quan trọng như vậy nên trong quá trình
nhận thức và hành động, người ta không những phải nắm vững cái mới, mặc dù nó chỉ
là cái đơn nhất, mà còn phải nắm vững cả những điều kiện đáp ứng cho nhu cầu tồn tại
và phát triển của những cái mới, để chủ động tạo ra những điều kiện đó nhằm thúc đẩy
sự hình thành cái mới nhanh chóng hơn và ngược lại.
Bài học thứ năm, như đã đề cập, “cái đơn nhất” là phạm trù phản ánh những nét
đặc trưng riêng có của một sự vật, quy định tính chất cụ thể của sự vật đó. Không nắm
vững những nét đặc trưng đó thì chủ thể nhận thức không thể hiểu đối tượng một cách
đầy đủ như một chỉnh thể hiện thực. Chính vì vậy, để nhận thức sâu sắc, thấu đáo một
đối tượng nào đó, người ta không thể thỏa mãn và dừng lại ở những mặt hay thuộc tính
chung , cho dù những mặt hay thuộc tính đó quy định bản chất của đối tượng, trái lại
còn cần phải nắm vững cả những nét đặc trưng riêng có như là yếu tố “đơn nhất”.
Chẳng hạn, để hiểu sâu sắc về CNTB Nhật Bản thì không thể dừng lại ở những thuộc
tính chung của CNTB hiện đại mà phải hiểu cả những yếu tố riêng có của CNTB Nhật
Bản.
Một số khái niệm, nội dung chủ yếu và những bài học đã được tổng kết nêu trên về
mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, cái phổ biến và cái đặc thù và cái đơn nhất là
những nền tảng quan trọng trong phương pháp tiếp cận của đề tài. Nó chính là công cụ,
là phương tiện để giúp cho việc thực hiện đề tài này.
1.1.2 Mối quan hệ giữa cái phổ biến và cái đặc thù về con đường đi lên CNXH
Từ những khái niệm và mối quan hệ giữa cái phổ biến và cái đặc thù đã nêu ở trên,
có thể hiểu cái phổ biến về con đường đi lên CNXH đó là những nguyên lý, những
quan điểm có tính bền vững của chủ nghĩa Mác-Lênin trong định hướng về xây dựng
CNXH. Còn cái đặc thù về con đường đi lên CNXH được hiểu là sự vận dụng và phát
triển mang tính sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin vào những hoàn
cảnh, điều kiện cụ thể để từ đó làm nên tính đa dạng về các mô hình khác nhau của
CNXH.
Trong thực tế, tính thống nhất, phổ biến của CNXH tồn tại và thể hiện thông qua
các hiện tượng lịch sử cụ thể. Bởi nếu chúng ta quan niệm CNXH là sự thống nhất nội
tại về bản chất của các biểu hiện của hiện thực thì hình thức tồn tại của nó được gọi là
dạng thức. Vì tính đa dạng của CNXH là những dạng thức thực hiện cụ thể của CNXH.
Trên phương diện này, chủ nghĩa Mác đã tạo ra một môi trường rộng lớn cho sự sáng
tạo và sự kiếm tìm những phương án phát triển khác nhau của CNXH. Chính Lênin đã
từng nói, bước quá độ lên CNXH làm nảy sinh những hình thức quá độ hết sức đa dạng.
Chính sự phát triển của những cái riêng, cái đặc thù của các xã hội cụ thể làm phong phú,
sâu sắc cái chung, cái phổ biến, làm cho cái chung, cái phổ biến có sức sống hiện thực và
do đó, tính thống nhất không rơi vào trừu tượng, chung chung. Bởi từ trước đến nay,
không thể có CNXH vô hình nằm ngoài quốc gia, dân tộc, mà nó được sinh thành và phát
triển trong lòng mỗi quốc gia, dân tộc phù hợp và được quy định bởi đặc điểm và hoàn
cảnh của quốc gia đó. Lênin cũng đã từng nói rằng, mỗi nước cần phải nắm vững những
gì là đặc điểm dân tộc, những gì là đặc trưng của dân tộc trong giải quyết các nhiệm vụ
cách mạng XHCN của mình.
Nguyên tắc cơ bản của CNXH và tính đặc trưng chung của nó không tách rời thực
tiễn cụ thể và tính đặc thù của CNXH. Tính đặc thù mà chúng ta chỉ ra là tính phổ biến
của CNXH được thiết lập cụ thể trong từng giai đoạn khác nhau, ở các quốc gia, dân tộc
khác nhau, là nguyên tắc cơ bản của CNXH được vận dụng sáng tạo và thực tế biểu
hiện trong từng điều kiện lịch sử khác nhau. Mọi CNXH hiện thực, cụ thể đều là đặc
sắc, đều là sự kết hợp giữa tính phổ biến, bản chất và hiện thực. Chính vì thế, tính đặc
thù và thực tiễn cụ thể của CNXH càng làm phong phú thêm tính hiện thực trực tiếp, tạo
ra mô hình phát triển với hình thái cụ thể và đa dạng. Có thể khẳng định rằng, các quốc
gia, dân tộc khác nhau, với những truyền thống lịch sử văn hóa và trình độ phát triển
văn minh khác nhau tất yếu phải tiến hành cách mạng XHCN với những cách làm khác
nhau, đặc điểm và đặc thù xây dựng đường lối cũng khác nhau. Hơn thế, trong các giai
đoạn của tiến trình phát triển sẽ biểu hiện rõ những đặc trưng và sự khác biệt về tính
giai đoạn.
Mặt thống nhất giữa cụ thể và lịch sử của tính phổ biến và tính đặc thù của CNXH
là nhằm thỏa mãn yêu cầu cơ bản của chế độ XHCN. Kiên định trước sau như một vấn
đề này mới làm cho quy luật phổ biến phát triển xã hội và đặc điểm tình hình trong
nước, tính tất yếu lịch sử và tính chủ động lịch sử của quần chúng kết hợp tốt được với
nhau. Đi ngược yêu cầu cơ bản đó, CNXH sẽ chệch hướng và đi đến thất bại. Vì vậy, để
nhận thức đúng đắn và nắm chắc mối quan hệ thống nhất, biện chứng giữa tính phổ biến
và tính đặc thù của CNXH, tất yếu phải loại bỏ hai khuynh hướng sai lầm dưới đây:
Một là, cường điệu tính phổ biến và coi nhẹ tính đặc thù. Có không ít người chỉ
nhấn mạnh tính phổ biến, đến những quy luật chung và xem đó là “phương thuốc” có
thể chữa được “bách bệnh”, coi việc giải quyết được vấn đề này là có thể giải quyết
được tất cả các vấn đề khác, không thấy được tính đặc thù của CNXH, phiến diện,
cường điệu tính phổ biến. Bản thân điều đó đã làm mất đi tính lý luận khoa học, làm cho
nó tự mất đi vai trò chỉ đạo thực tiễn. Sai lầm này thường được biểu hiện ra không chỉ
trong nhận thức mà còn cả trong thực tiễn hành động. Về mặt nhận thức, đó là do sự lẫn
lộn bản chất của CNXH với mô hình có tính khuôn mẫu của CNXH. Trong một thời
gian dài, chúng ta tuyệt đối hóa mô hình CNXH Liên Xô hình thành trong điều kiện lịch
sử riêng biệt làm bản chất của CNXH, coi đó là khuôn mẫu, là giá trị phổ biến, là thước
đo có tính chuẩn mực về sự phát triển của CNXH. Trong những năm 30 của thế kỷ XX,
Quốc tế Cộng sản từng ra sức phổ biến kiểu mẫu Liên Xô và lấy đó để phân biệt cách
mạng và phản cách mạng. Lúc ấy, trong quan niệm của rất nhiều người, CNXH tức là
Liên Xô, Liên Xô tức là CNXH, nếu rời khỏi kiểu mẫu Liên Xô tức là xa rời CNXH.
Thế là cơ chế kinh tế kế hoạch, thể chế chính trị lấy Đảng thay cho chính quyền và tập
quyền ở Trung ương đến cao độ cũng như cách làm bài xích tiền tệ và hàng hóa, phủ
định tác dụng của cơ chế thị trường đối với việc phát triển kinh tế, v.v., nhất loạt rập
khuôn Liên Xô, từ đó hình thành một nhận thức hết sức sai lầm về bản chất của
CNXH
1
.
1
Hội thảo khoa học Trung-Việt, Chủ nghĩa xã hội, cái phổ biến và cái đặc thù, Nxb Chính trị quốc gia, H, 2000, tr
235
Hai là, xa rời tính phổ biến, mù quáng thổi phồng tính đặc thù, coi nhẹ vai trò của
nguyên lý phổ biến, thậm chí phủ nhận và đi ngược lại nguyên tắc cơ bản của CNXH, làm
cho CNXH mất phương hướng, thậm chí đổ vỡ. Kinh nghiệm và bài học của phong trào
XHCN đã nhiều lần chứng minh luận điểm đó.
Thực tiễn vận động của phong trào CNXH hiện thực đã chứng minh rằng những
chính đảng hoặc nhà nước nào kiên trì kết hợp nguyên lý cơ bản của CNXH khoa học
với tình hình thực tế cụ thể của nước mình, không ngừng phát triển CNXH khoa học
một cách tự giác theo sự biến đổi của thực tiễn, thì công cuộc xây dựng CNXH sẽ liên
tục giành được thắng lợi. Trái lại, một khi coi CNXH khoa học là giáo điều bất biến, bê
nguyên xi những kết luận mà những người sáng lập ra chủ nghĩa Mác đã đúc rút được
qua phân tích các quốc gia TBCN vào những nước có nền kinh tế, văn hóa lạc hậu, xa
rời thực chất tinh thần của CNXH khoa học sẽ làm cho CNXH bị trắc trở, tổn thất; hoặc
mượn cớ thời đại và tình hình có biến đổi, nhận định chủ nghĩa Mác đã lỗi thời, vứt bỏ
những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác cũng sẽ không xây dựng thành công
CNXH.
Tất cả các nước đi lên CNXH, dù có mang những đặc điểm riêng cũng vẫn phải
tuân theo những quy luật chung. Nhưng không thể từ đó mà suy diễn ra cái riêng, cái
đặc thù trong tính đa dạng, chỉ là biểu hiện đơn thuần, một chiều của cái chung, cái phổ
biến. Bởi bản chất của CNXH không phải là một cái gì khác của tồn tại, mà ngay từ đầu
đã là một tồn tại được quy định và sự phát triển của nó là sự phát triển của tính quy định
này…, bởi vì mọi tính quy định đều là sự thống nhất của cái phổ biến và cái đặc thù.
Tình trạng tuyệt đối hóa mô hình chung, từ đó không chịu tìm tòi những đặc điểm, đặc
thù riêng của nước mình đi lên CNXH cũng có nguyên nhân từ sự suy diễn sai lệch này.
Do đó, hiển nhiên là hai mặt tác động lẫn nhau, quy định và chế ước lẫn nhau trong mối
liên hệ nội tại hữu cơ. Tính phổ biến (hay như một số tài liệu khác gọi là tính thống
nhất) làm cho CNXH dù biểu hiện phong phú dưới những hình thức khác nhau muôn
màu muôn vẻ, song vẫn liên kết chặt chẽ với nhau; và ngược lại, tính đặc thù trong sự
thể hiện khiến cho CNXH vận động một cách linh hoạt, phong phú những vẫn trên cơ
sở tuân theo những quy luật, nguyên lý chung có tính phổ biến và không ngừng củng cố
tính phổ biến. Chính nhờ vậy mà chúng ta hiểu được ngày càng khoa học và cụ thể hơn
sự thống nhất của tất cả các dạng thức của CNXH với tính quy định đặc thù của chúng;
và ngày càng thấu triệt hơn, hiểu toàn vẹn và sâu hơn sự đa dạng và các hình thức tồn
tại của CNXH. Do đó, tính phổ biến của CNXH và tính đặc thù của các hình thức biểu
hiện được phác họa ngày càng rõ rệt hơn. Bởi vậy, giống như C.Mác đã từng nói, chia
cắt hay tách rời giữa tính phổ biến và tính đặc thù của CNXH là một điều tệ hại. Song
thổi phồng hoặc hạ thấp một trong hai vấn đề trên cũng tệ hại không kém.
Phép biện chứng chỉ rõ, không thể lấy tính phổ biến để làm tan biến hoặc hòa đồng
tính đa dạng được thể hiện ra thành những cái đặc thù, cũng như không thể lấy cái bản
sắc, cái riêng trong tính đa dạng đối lập với cái phổ biến, cái chung. Vì vậy, khi xét mối
quan hệ biện chứng giữa cái phổ biến và cái đặc thù phải chú ý thỏa đáng mặt bản chất,
quy luật chung, đồng thời cần dựa vào điều kiện lịch sử cụ thể, xuất phát từ tình hình cụ
thể. Bởi CNXH không chỉ là một lý thuyết mà còn là một phong trào hiện thực vận
động trên cơ sở khoa học. Do vậy, hiện thực đó bao giờ cũng là một cái cụ thể, tức là
một sự thống nhất trong tính đa dạng; mặt khác, hiện thực đó luôn bị chi phối bởi những
quy luật, bản chất chung, không có hình thù và không có sự phân biệt. Cho nên nếu chỉ
nhấn mạnh đến tính phổ biến mà quên đi tính đặc thù thì là một sự ưu tiên sai lệch, nguy
hiểm và ngược lại, quá nhấn mạnh tính đặc thù mà coi nhẹ tính phổ biến cũng là một sự
ưu tiên sai lệch nguy hiểm không kém.
CNXH hiện đại, cũng như thế giới hiện nay chứa đựng rất nhiều vấn đề với vô vàn
các mối quan hệ đan xen giữa cái chung và cái riêng, cái phổ biến và cái đặc thù. Đặc
biệt, xu hướng toàn cầu hóa kinh tế đang phát triển làm cho thế giới phụ thuộc nhau
hơn, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức và yêu cầu mới đối với tính phổ biến và tính
đặc thù của CNXH. Do vậy, phải không ngừng chuẩn hóa các quy luật chung, những
bản chất chung phù hợp với sự biến đổi của thế giới hiện đại. Nhưng dưới sự tác động
sâu rộng và mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, của kinh tế tri thức, sự
phân công và hợp tác quốc tế ngày càng tăng lại là môi trường, là mảnh đất thuận lợi
cho những biến thể trong sự phát triển của CNXH nảy sinh đến mức xa lạ với những
bản chất chung, xa rời những quy luật chung của sự nghiệp xây dựng CNXH. Do vậy,
trong quá trình vận dụng các quy luật phổ biến của CNXH, các quốc gia phải đặc biệt
chú ý đến những đặc điểm vốn có của mỗi quốc gia dân tộc mình, đồng thời phải luôn
ghi nhớ rằng “những đặc điểm đó chỉ có thể thuộc về những cái gì không phải là chủ
yếu nhất” mà thôi.
Lý luận về CNXH khoa học vạch ra cho nhân loại chỉ là những nguyên lý chung
mà không có những phương án cụ thể cho bất cứ quốc gia nào. Các quy luật của CNXH
chỉ nói lên tính tất yếu, phổ biến và khuynh hướng phát triển. Trong thực tiễn xây dựng
CNXH, nếu chỉ hiểu những quy luật chung thì chưa đủ, cần có sự phân tích toàn diện,
đẩy đủ các điều kiện phát triển cụ thể của các xã hội hiện thực, làm cho các nguyên lý
chung của CNXH được sinh sôi, nảy nở trên mảnh đất hiện thực. Do đó, bất kể nước
nào bước vào sự nghiệp xây dựng CNXH, rõ ràng không thể vận dụng máy móc những
nguyên lý chung đó mà cần có sự năng động, sáng tạo, xuất phát từ thực tiễn cụ thể của
nước mình. Nhưng sự vận dụng đó chỉ được coi là một phương án cụ thể kiểm chứng lý
luận về CNXH khoa học; hiển nhiên sự vận dụng này phải dựa trên những nguyên lý
chung về CNXH. Nếu không như vậy thì không thể hiểu được tính phổ biến và tính đặc
thù, sự thống nhất và tính đa dạng của CNXH theo phép biện chứng; mặt khác, cũng
không thể xác nhận nổi ranh giới CNXH đích thực và những xã hội giả mạo CNXH
dưới mọi hình thức.
Cho đến nay, trong sự phát triển của phong trào XHCN còn thấy nhiều mô hình
biến thể mà nếu không dựa trên những nguyên lý chung của CNXH khoa học thì rất dễ
ngộ nhận hay lầm tưởng đó là CNXH trong tính đa dạng của nó, như lịch sử đã từng
cảnh báo. Xét về thực chất, những kiểu CNXH này chính là những hình thức giả mạo
hoặc biến tướng do đã cắt xén các quy luật, các đặc tính bản chất chung có tính thống
nhất của CNXH, tuyệt đối hóa các điều kiện đặc thù của từng nước.
Vào những năm 90 của thế kỷ XX, sau sự xụp đổ của các nước XHCN ở Liên Xô
và Đông Âu, các cuộc cải cách, đổi mới ở các nước XHCN còn lại đã và đang tiếp tục
tạo nên những bước chuyển biến lớn, góp phần làm phong phú diện mạo của thời đại
nói chung, của CNXH hiện thực nói riêng. Bước chuyển này làm nảy sinh những giá trị
mới về CNXH, bổ sung thêm những nhân tố mới, những bài học kinh nghiệm có giá trị
chung cho công cuộc xây dựng CNXH. Và do đó dẫn tới một tất yếu rằng, bản chất
chung của CNXH được thể hiện thông qua các con đường đi tới CNXH của loài người
ngày càng đa dạng, phong phú, càng diễn biến theo những hình thức sinh động khác
nhau vận động trong lòng các hiện tượng đặc thù, riêng biệt. Qua đó, tính thống nhất
của CNXH càng được khẳng định và bổ sung không ngừng chứ không phải nó là một
cấu trúc, một mô hình bất biến. Thực tiễn cho thấy, ngày nay CNXH hiện thực được thể
hiện dưới rất nhiều mô hình, với nhiều quy mô và mức độ ở các quốc gia khác nhau.
Người ta cũng chứng thực rằng, để tiếp tục đi lên CNXH, hiện nay các nước cũng phải
tự khai phá cho mình những con đường đi khác nhau như Việt Nam, Trung Quốc, Cu
Ba.
Như vậy, CNXH một mặt mang trong nó những quy luật và đặc điểm chung; mặt
khác, được cụ thể hóa qua thực tiễn của từng nước. Vì vậy, những quy luật chung của
CNXH trong những trường hợp khác nhau cần được thực hiện một cách khác nhau.
Nhiệm vụ của các đảng mác-xít trong khi vạch ra chiến lược và sách lược, là phải áp
dụng đúng đắn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin và kinh nghiệm của
các mô hình CNXH hiện thực cho phù hợp với những đặc điểm dân tộc, lịch sử của mỗi
nước. Nói cách khác, CNXH chỉ tồn tại dưới hình thức thực tiễn của dân tộc này hay
dân tộc khác, gắn với lịch sử và sự tồn tại của dân tộc đó, với sự tác động của nó đối với
thế giới xung quanh trên những nguyên lý cơ bản của CNXH khoa học. Lênin đã từng
nhìn nhận một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác rằng: cần phải thúc đẩy sự phát triển độc
lập của chủ nghĩa Mác ở từng nước. Ở đây có hai vấn đề cần đặc biệt lưu ý: một là, sự
rập khuôn, giáo điều theo một mô hình, con đường như nhau ở những điều kiện và hoàn
cảnh cụ thể hết sức khác nhau của các quốc gia, dân tộc; hai là, sự chủ quan, nóng vội,
hành động trái với quy luật khách quan. Nếu phạm phải một trong hai điều ấy sẽ dẫn tới
kết cục là xa rời và từ bỏ một số nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, mà CNXH
hiện thực ở nước này hay nước khác trong mấy thập kỷ qua đã rơi vào tình trạng lưỡng
phân vừa hiện thực lại vừa không tưởng và đã phải trả gía.
Công cuộc xây dựng CNXH hiện nay ở các nước đang được tiến hành bằng những
con đường khác nhau, trong khuôn khổ không gian và thời gian khác nhau, tùy thuộc đặc
điểm của mỗi quốc gia, dân tộc. Mỗi quốc gia khi xác định mục tiêu thống nhất và các
quy luật chung theo CNXH khoa học lại có những quan niệm riêng của mình về mục tiêu
cụ thể, về phương hướng, con đường, cách thức, bước đi cụ thể. Đây đang là một trong
những vấn đề phổ biến trong thời đại ngày nay. Do đó, rất rõ ràng là, tính phổ biến và tính
đặc thù, tính thống nhất và tính đa dạng của CNXH chưa bao giờ sống động và đặc sắc
như hiện nay
1
.
1
Xem thêm: Nhị Lê, Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng CNXH, Nxb CTQG, H. 2001, tr 32-40
Như vậy, các nước tiến lên CNXH theo bản chất chung một cách thống nhất,
nhưng trong các điều kiện lịch sử cụ thể khác nhau thì lại có sự vận động thông qua các
mô hình xây dựng cụ thể, các con đường, hình thức và biện pháp riêng biệt khác nhau.
Do đó, càng không thể nói tới một khuôn mẫu, mô hình xây dựng CNXH hay một con
đường, phương thức duy nhất…áp đặt cho mọi quốc gia, dân tộc. Quá trình hình thành
xã hội XHCN ở các quốc gia, dân tộc được đẩy nhanh một cách phong phú, sáng tạo và
đa dạng, bảo đảm phù hợp với những nét đặc thù ở mối quốc gia, dân tộc, nhờ đó các
quy luật phổ biến có tính thống nhất về bản chất của CNXH càng được củng cố, càng
được bổ sung một cách sâu sắc. Hiện thực đã và đang sáng tỏ rằng, tính đa dạng của
các mô hình xây dựng cụ thể và con đường đi lên CNXH là điều tự nhiên như sự vận
động của cuộc sống với muôn hình, muôn vẻ sắc màu của nó. Chúng ta chỉ biết phương
hướng của con đường đó và những lực lượng giai cấp nào dẫn đến con đường đó. Còn
về cụ thể và trên thực tế con đường đó ra sao thì kinh nghiệm của hàng triệu con người
sẽ chỉ rõ khi họ bắt tay vào hành động.
Đến nay, nhìn lại chặng đường mà các nước XHCN đã đi qua chứng tỏ rằng tính phổ
biến và tính đặc thù của CNXH không phải là vấn đề lý luận trừu tượng, mà là vấn đề khoa
học và được thực tiễn sinh động chứng minh rằng, trong thời đại ngày nay, mọi quốc gia,
dân tộc đều có thể tiến hành cách mạng XHCN trên cơ sở tuân theo những quy luật phổ
biến mang tính thống nhất của CNXH; đồng thời, xác nhận sự khéo áp dụng bản chất của
CNXH, cân nhắc những đặc điểm vốn có của nước mình, biết xác định những hình thức và
phương pháp cụ thể xây dựng CNXH theo những mô hình, con đường và bước đi không
giống nhau, phù hợp với quy luật khách quan và điều kiện lịch sử cụ thể; và rằng, với mục
tiêu chung của CNXH, mặc dù ở những trình độ khác nhau, các quốc gia sẽ đi tới xây dựng
xã hội XHCN bằng những hình thức, phương pháp khác nhau với những mô hình cụ thể và
con đường tiến lên không giống nhau. Đó là tất yếu.
1.1.3 Những vấn đề chủ yếu của con đường đi lên CNXH ở Việt Nam
Liên quan tới chủ đề này, theo chúng tôi, những điểm cốt lõi nhất được đề cập
trong chủ nghĩa Mác-Lênin về con đường đi lên CNXH là những quan điểm mang tính
phổ biến. Bởi lẽ, các ông đã dựa trên việc nghiên cứu những quy luật vận động, phát
triển chung nhất của xã hội, của sự thay thế hình thái kinh tế - xã hội này lên hình thái
kinh tế - xã hội khác, cao hơn để đưa ra những khái quát đó.
Trước hết, để hiểu rõ hơn tính phổ biến của CNXH chúng ta cần làm rõ thêm bản
chất của CNXH. Theo chủ nghĩa Mác-Lênin, nội dung cốt lõi nhất, đặc trưng cơ bản
nhất của CNXH được chỉ ra là, theo đó, trong CNXH: Tư liệu sản xuất chủ yếu thuộc về
toàn thể xã hội; lực lượng sản xuất đã phát triển cao; và thực hiện phân phối theo lao
động.
Trong giai đoạn CNCS, ngoài những đặc trưng đã có trong CNXH nhưng đã được
phát triển về chất, còn có thêm một số đặc trưng sau đây: 1) Không còn tình trạng lệ
thuộc vào sự phân công lao động; 2) Không còn sự đối lập giữa lao động trí óc và lao
động chân tay; 3) Lao động không còn chỉ là phương tiện sống, mà bản thân nó trở
thành nhu cầu bậc nhất trong cuộc sống; 4) Sự phát triển toàn diện của các cá nhân; 5)
Lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ; 6) Tất cả các nguồn của cải của xã hội được
đáp ứng dồi dào; 7) Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu.
Những đặc trưng trên đây được cụ thể hóa vào từng giai đoạn, trong từng bối cảnh
của quá trình xây dựng CNXH. Chẳng hạn, trong thời kỳ lãnh đạo của mình, Lênin từng
cho rằng CNXH là điện khí hóa toàn quốc + chính quyền Xô viết (ở đây Lênin muốn nhân
mạnh khía cạnh kinh tế và chính trị trong xây dựng CNXH); nghèo đói không phải là
CNXH. Còn Hồ Chí Minh cũng đưa ra rất nhiều các đặc trưng về CNXH, và Người thường
giải thích thực chất của CNXH như sau:
“Chủ nghĩa xã hội là làm cho mọi người dân được ấm no, hạnh phúc và học hành
tiến bộ”.
Chủ nghĩa xã hội là một xã hội mà “xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng,
tinh thần ngày càng tốt”
“Nói một cách tóm tắt, mộc mạc, chủ nghĩa xã hội trước hết nhằm làm cho nhân
dân lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn, việc làm, được ấm no
và sống một đời hạnh phúc”.
Như vậy, cũng đặt mục tiêu về xây dựng CNXH nhưng các quan điểm cụ thể về
CNXH ấy lại không hoàn toàn trùng nhau, mà có sự giống nhau về các mục tiêu cơ bản.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chuẩn xác và cụ
thể hóa thêm một bước những nhận thức mới về CNXH được xây dựng ở Việt Nam.
Đại hội khẳng định: xã hội XHCN mà Việt Nam đang xây dựng phải là “một xã hội dân
giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế
phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc; con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh
phúc, phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết,
tương trợ và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; có quan hệ
hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.”
Theo ý kiến của một số nhà khoa học chính trị
1
, quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin
về con đường đi lên CNXH cũng như những nguyên lý cơ bản về CNXH mà Mác và
Ăngghen đã trình bày bao hàm một số nội dung cơ bản sau đây:
Một là, cơ sở vật chất để xác lập CNXH chỉ có thể là nền đại sản xuất được xã hội
hóa. Tiến hành cách mạng XHCN nhằm tạo ra cơ sở vật chất-kỹ thuật và đời sống tinh
thần của CNXH.
Cuộc cách mạng này được tiến hành qua hai bước:
Bước thứ nhất: giai cấp vô sản phải trở thành giai cấp thống trị, giành lấy dân chủ.
Bước thứ hai: giai cấp vô sản sẽ dùng sự thống trị của mình để từng bước một đoạt
lấy toàn bộ tư bản trong tay giai cấp tư sản để tập trung tất cả những công cụ sản xuất vào
trong tay nhà nước, tức là trong tay giai cấp vô sản đã được tổ chức thành giai cấp thống trị
và để tăng thật nhanh số lượng những lực lượng sản xuất
2
.
Hai là, không ngừng mở rộng dân chủ XHCN gắn với việc xây dựng và hoàn thiện
nhà nước XHCN, dựa trên nền tảng là liên minh công – nông dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản.
Ba là, đi lên CNXH cần kế thừa những giá trị quý báu trong thời kỳ TBCN
1
Xem: Nguyễn Quốc Phẩm, Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên CNXH, Chương trình cao cấp lý luận chính trị
giảng dạy ở trung tâm Học viện CT-HC quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2009, Lưu hành nội bộ, Tập1.
Xem thêm:Hội thảo khoa học Trung Việt: Chủ nghĩa xã hội, cái phổ biến và cái đặc thù, Sđd, tr.19-20;150 -173.
2
C.Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, t. 4, Sđd, tr. 626.