Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

LUẬN VĂN: Sự biến động giai cấp tại thành phố Hà Nội trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (989.51 KB, 87 trang )







LUẬN VĂN:

Sự biến động giai cấp tại thành phố Hà
Nội trong quá trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá












Mở Đầu

1. Tính cấp thiết của đề tài
Chúng ta biết rằng, mọi biến động của phong trào cách mạng thế giới đều
diễn ra từ những thay đổi to lớn trong cuộc đấu tranh giai cấp ở mỗi quốc gia, mỗi
dân tộc. Ngày nay, các cuộc đấu tranh giai cấp đã lan rộng trên phạm vi thế giới.
Bởi lẽ, thời đại ngày nay là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.
Nội dung của thời đại ngày nay là đấu tranh xoá bỏ giai cấp tư sản và chế độ tư bản


chủ nghĩa đồng thời thiết lập những cơ sở của xã hội mới là xã hội xã hội chủ nghĩa
và cộng sản chủ nghĩa; đấu tranh cho thắng lợi của hoà bình, độc lập dân tộc, dân
chủ và tiến bộ xã hội. Đặc trưng của thời kỳ quá độ là sự cải biến cách mạng từ xã
hội nọ sang xã hội kia. Vì vậy, trong thời kỳ quá độ còn tồn tại đan xen cả cái cũ và
cái mới, cái tiến bộ và cái phản tiến bộ, cho nên đấu tranh giai cấp trở nên phức tạp
hơn bao giờ hết. Tính chất phức tạp của cuộc đấu tranh giai cấp trong thời đại ngày
nay đã thay đổi cục diện chính trị thế giới và đang tác động trực tiếp tới đường lối
chính trị của mỗi quốc gia dân tộc, nhất là đối với các nước đang theo con đường xã
hội chủ nghĩa, trong đó có nước ta. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề giai cấp và sự biến
động giai cấp luôn luôn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách.
ở nước ta hiện nay, quá trình đó tác động mạnh tới cơ cấu xã hội -giai cấp, làm
cho quan điểm, ý thức giai cấp cũng đang có sự biến động khác nhau. Hiện nay, dưới
những tác động từ nhiều yếu tố, nhất là quá trình CNH, HĐH đất nước, giai cấp công
nhân cũng đang có biến động mạnh mẽ về số lượng, chất lượng, có ảnh hưởng lớn
đến khả năng, vai trò lãnh đạo và sự thành công của công cuộc đổi mới đất nước. Sự
biến động này thể hiện tập trung ở các thành phố lớn nơi có tốc độ phát triển kinh tế -
xã hội nhanh, có sự đa dạng các giai tầng xã hội. Một trong những thành phố là trung
tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của cả nước, đang có biến động giai cấp mạnh mẽ nhất ở
nước ta, đó là Thủ đô Hà Nội. Vì vậy sự biến động giai cấp ở Hà Nội có tính chất đại
diện để nghiên cứu sự biến động giai cấp công nhân nói riêng, giai cấp nói chung ở
nước ta hiện nay.

Xuất phát từ tình hình đó, tác giả đã chọn đề tài về sự biến động giai cấp tại
thành phố Hà Nội trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá làm đề tài luận
nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề giai cấp luôn là vấn đề trung tâm trong mỗi thời kỳ cách mạng, vì
vậy, nó cũng là vấn đề được tập trung nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Có
nhiều công trình nghiên cứu tập tung trực tiếp vào vấn đề giai cấp như: PTS Nguyễn
Đình Lê: Biến đổi cơ cấu giai cấp xã hội miền Bắc 1954 - 1975, Nxb Văn hoá

Thông tin, H.1999; Đề tài KX 07 - 05, PTS Nguyễn Quang Ngọc(Chủ biên): Cơ
cấu xã hội trong quá trình phát triển của lịch sử Việt Nam, Nhà in Giao thông,
H.1995; Đề tài KX 07 - 05, PGS, PTS Đỗ Nguyên Phương (chủ biên): Thực trạng
và xu thế phát triển cơ cấu xã hội nước ta trong giai đoạn hiện nay, Xí nghiệp in
15, H. 1995; PGS, TS Trần Phúc Thăng: Xu hướng biến động của cơ cấu xã hội giai
cấp Việt Nam trong thời kỳ đi lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Chính trị quốc gia, H.1992;
Tổng liên đoàn lao động Việt Nam: Xu hướng biến động của giai cấp công nhân
trong những năm đầu thế kỷ XXI, Nxb Lao động, H.2001; Đỗ Khánh Tặng: Đặc
điểm và xu hướng biến đổi cơ cấu giai cấp công nhân trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ; Bùi Đình Bôn: Giai cấp công nhân Việt
Nam vai trò xu thế biến động về cơ cấu trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội,
Luận án tiến sĩ; PGS, TS Dương Xuân Ngọc: Giai cấp công nhân trong sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nxb Chính trị quốc gia, H. 2004; PGS Cao
Văn Lượng(chủ biên): Công nghiệp hoá, hiện đại hoá và sự phát triển giai cấp
công nhân, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2001; PGS, PTS Dương Xuân Ngọc: Xây
dựng giai cấp công nhân Việt Nam thành lực lượng đi dầu trong sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nxb Lao động, H. 1998; Đề tài KX 07 - 05:
Những đặc trưng và xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam đang đổi mới, H.
1996; GS, TS Trần Hữu Tiến: Vấn đề quan hệ xã hội giai cấp trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu lý luận, số 1/1996, tr.17; PGS,
PTS Đỗ Nguyên Phương: Về sự phân tầng xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện
nay, H. 1994; GS,TS Hoàng Chí Bảo: Cơ cấu xã hội giai cấp ở nước ta lý luận và
thực tiễn, Nxb Thông tin lý luận, H.1992; Lê Ngọc Triết: Xu hướng biến đổi cơ cấu
xã hội của giai cấp nông dân ở Nam Bộ Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết

học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, H. 2002; Bùi Thị Thanh Hương:
Đặc điểm và xu hướng biến đổi của giai cấp nông dân nước ta trong giai đoạn hiện
nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, H.2000;
Quản Văn Trung: Sự biến đổi của cơ cấu xã hội giai cấp ở Việt Nam trong quá
trình phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa,

Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, H.1999;
Nguyễn Chí Tâm: Giai cấp công nhân Thành phố Hồ Chí Minh; Đặc điểm và xu
hướng biến động trong công cuộc đổi mới, Luận án thạc sĩ Triết học, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, H.; Nguyễn Văn Bang: Những biểu hiện mới của
cuộc đấu tranh giai cấp trong điều kiện kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Luận án thạc sĩ Triết học, Học viện Chính
trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Các công trình trước đây tuy đã nghiên cứu về giai cấp nhưng mới chỉ tập
trung vào nghiên cứu cơ cấu xã hội giai cấp, hoặc nghiên cứu một giai cấp ở một
thời kỳ cụ thể, còn về xu hướng biến động giai cấp công nhân thành phố Hà Nội
trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì chưa có đề tài nào nghiên cứu. Vì
vậy, tác giả chọn đề tài này làm vấn đề nghiên cứu.
3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của luận văn
a. Mục đích của luận văn:
Nghiên cứu xu hướng biến động giai cấp công nhân ở thành phố Hà Nội trong
thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp định
hướng để phát triển giai cấp công nhân thành phố Hà Nội.
b. Nhiệm vụ của luận văn:
- Tìm hiểu sự tác động của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến sự
biến động giai cấp công nhân ở thành phố Hà Nội.
- Tìm hiểu thực trạng biến động của công nhân thành phố Hà Nội hiện nay.
- Chỉ ra những xu hướng biến động của giai cấp công nhân(về số lượng, chất
lượng; kết cấu xã hội giai cấp; ý thức chính trị, quan điểm giai cấp) trong thời gian
tới.
- Nêu ra một số giải pháp định hướng sự biến động giai cấp công nhân ở
thành phố Hà Nội.

c. Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn tập trung vào nghiên cứu xu hướng biến động cơ cấu xã hội giai cấp
của giai cấp công nhân thành phố Hà Nội trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại

hoá đất nước.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
a. Cơ sở lý luận:
Cơ sở lý luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy
vật lịch sử, những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, của Đảng ta và tư tưởng
Hồ Chí Minh về vấn đề giai cấp; đồng thời kế thừa kết quả nghiên cứu của các công
trình khoa học khác có liên quan.
b. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp: lịch sử -
lôgic, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích - tổng hợp, trừu tượng và cụ
thể, trên cơ sở đó đưa ra những nhận xét, đánh giá và kết luận.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận văn
Bước đầu luận văn chỉ ra được những xu hướng biến động cơ bản của giai
cấp công nhân thành phố Hà Nội trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, trên
cơ sở đó đưa ra được một số giải pháp thiết thực nhằm định hướng cho sự biến động
giai cấp, góp phần tạo động đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước.
6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn góp phần tìm hiểu sâu hơn về giai cấp công nhân và xu hướng biến
động của giai cấp công nhân ở nước ta. Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần đẩy
nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, học tập các vấn
đề về giai cấp nói chung cũng như giai cấp công nhân nói riêng ở nước ta.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm
2 chương, 5 tiết.

Chương 1
Giai cấp công nhân và Những nhân tố tác động đến

xu hướng biến động của giai cấp công nhân
thành phố Hà Nội

Trong lịch sử loài người, hình thức người lao động làm công, làm thuê cho
chủ đã xuất hiện từ rất sớm, nhưng họ xuất hiện với tư cách là một giai cấp thì chỉ
trong thời kỳ tư bản chủ nghĩa mới có. Trong một số quan niệm về giai cấp, các học
giả tư sản cho rằng giai cấp là tập hợp những người có cùng một chức năng, một lối
sống, một hệ tư tưởng hoặc giai cấp là tập hợp những người có cùng điều kiện xã
hội hoặc cùng bậc thang xã hội… Những quan điểm đó không đem lại cho chúng ta
một sự hiểu biết sâu sắc nào về giai cấp, nhất là với một giai cấp cụ thể như giai cấp
công nhân. Chỉ đến khi chủ nghĩa Mác ra đời mới cung cấp cho chúng ta sự hiểu
biết về giai cấp công nhân một cách có hệ thống.
1.1. Quan điểm mác xít về giai cấp công nhân
Giữa thế kỷ XIX, hai lãnh tụ vĩ đại C.Mác - Ph.Ăngghen đã sáng lập ra một
học thuyết mới, kế thừa và phát triển những tư tưởng tiến bộ trong lịch sử. Các nhà
lý luận mác xít đã phát hiện ra nguồn gốc, bản chất của giai cấp, và mỗi một hệ
thống giai cấp xã hội trong lịch sử đều có một hệ thống sản xuất nhất định tương
ứng với nó, chính sự phát triển của sản xuất đã đưa đến sự phân công lao động trong
xã hội. Đồng thời, sự phân công lao động lại thúc đẩy sự phát triển của sản xuất,
nâng cao năng suất lao động, đó là nguồn gốc cơ bản dẫn tới sự xuất hiện chế độ tư
hữu và phân chia giai cấp trong xã hội, hình thành xã hội có giai cấp. Giai cấp công
nhân là sản phẩm của nền đại công nghiệp ra đời trong xã hội tư bản.
Khái niệm giai cấp công nhân, theo quan niệm của Mác - Ăngghen, có
nhiều tên gọi khác nhau, được thể hiện trong nhiều tác phẩm của hai ông. Trong tác
phẩm Gia đình thần thánh (1845) C.Mác đã đặt ra vấn đề "giai cấp vô sản thực sự là
gì". Trong các tác phẩm như Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen
(1844), Tình cảnh giai cấp công nhân Anh (1844-1845), Những nguyên lý của chủ
nghĩa cộng sản (1847) và Tuyên ngôn của Đảng cộng sản (1848) Mác - Ăngghen đã

đưa ra một số khái niệm để biểu đạt về khái niệm giai cấp công nhân như: "giai cấp

công nhân", "giai cấp vô sản","giai cấp vô sản công nghiệp","giai cấp vô sản hiện
đại","giai cấp công nhân hiện đại","giai cấp công nhân công xưởng nhà máy",'giai
cấp công nhân đại cơ khí"…. Để giải thích cho những tên gọi đó các ông gọi họ là
"lao động làm thuê","giai cấp xã hội hoàn toàn chỉ sống dựa vào bán sức lao động
của minh","giai cấp của những người hoàn toàn không có của"…. Mác - Ăngghen
dù có diễn đạt dưới nhiều tên gọi khác nhau nhưng đều muốn nói tới vị trí, thân
phận của những người công nhân trong thời kỳ đó. Thực chất vị trí của những người
công nhân trong xã hội là không thể thay đổi trong khi các tên gọi của họ có sự khác
nhau. Sự khác nhau đó là sự khác nhau về công việc cụ thể của họ trong cỗ máy bóc
lột của chủ nghĩa tư bản mà thôi.
Trong tác phẩm Những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản, Ph.Ăngghen đặt
vấn đề giai cấp vô sản là gì? và ông trả lời rằng: giai cấp vô sản là một giai cấp xã
hội hoàn toàn chỉ kiếm sống bằng việc bán lao động của mình, chứ không phải sống
bằng lợi nhuận của bất cứ số tư bản nào, đó là một giai cấp mà hạnh phúc và đau
khổ, sống và chết, toàn bộ sự sống còn của họ đều phụ thuộc vào số cầu về lao động,
tức là vào tình hình chuyển biến tốt hay xấu của công việc làm ăn, vào những sự biến
động của cuộc cạnh tranh không gì ngăn nổi [16, tr.456]. Để trả lời cho câu hỏi giai cấp
vô sản ra đời như thế nào? Ph.Ăngghen viết: giai cấp vô sản là do cuộc cách mạng
công nghiệp sản sinh ra; cuộc cách mạng này xảy ra ở Anh vào nửa sau của thế kỷ
trước [16, tr.457].
Trong tác phẩm Tình cảnh của giai cấp lao động ở Anh, Ph.Ăngghen đã
nhận xét rằng "người công nhân, chỉ được nhà tư sản xem như một loại tư bản, loại
tư bản này tự nộp mình cho chủ xưởng sử dụng và được chủ xưởng trả lợi tức dưới
danh nghĩa tiền lương"[15, tr.355].
Giai cấp công nhân là giai cấp làm thuê hiện đại, họ là sản phẩm của nền
đại công nghiệp (chỉ có trong chế độ tư bản chủ nghĩa) họ vì mất hết các tư liệu sản
xuất của bản thân nên buộc phải bán sức lao động của mình. Nếu trước đây họ được
làm chủ tư liệu sản xuất thì lao động của họ là lao động thủ công, là sử dụng công
cụ lao động, thì nay họ mất hết tư liệu sản xuất của bản thân, buộc phải làm việc với


máy móc hiện đại, phải lệ thuộc vào nhà tư bản và lệ thuộc vào máy móc của nhà tư
bản.
Đến tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng cộng sản (1848) C.Mác - Ph.Ăngghen
đã có những dữ liệu cần thiết để trình bày đầy đủ, rõ ràng hơn về giai cấp công
nhân, các ông chỉ rõ nguồn gốc ra đời của giai cấp công nhân. Về nguồn gốc kinh
tế, C.Mác - Ph.Ăngghen cho rằng sự ra đời của giai cấp vô sản gắn với nền công
nghiệp hiện đại, từ mục đích phát triển quy mô sản xuất và tích luỹ tư bản của nhà
tư sản "trong tất cả các giai cấp hiện đang đối lập với giai cấp tư sản thì chỉ có giai
cấp vô sản là thực sự cách mạng. Tất cả các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong
cùng với sự phát triển của đại công nghiệp còn giai cấp vô sản lại là sản phẩm của
bản thân nền đại công nghiệp”[16, tr.610], giai cấp vô sản là hạt nhân, là bộ phận cơ
bản, là đại biểu tiêu biểu của nền sản xuất hiện đại. Về nguồn gốc xã hội, giai cấp
công nhân được tuyển mộ từ trong tất cả các giai cấp, tầng lớp của xã hội. Chính vì
vậy, mà giai cấp công nhân ra đời, tồn tại, phát triển là một tất yếu khách quan, cuộc
đấu tranh chống áp bức, bất công trong xã hội do giai cấp công nhân chống giai cấp
tư sản cũng là một tất yếu khách quan.
Cùng với việc chỉ ra nguồn gốc ra đời của giai cấp công nhân, C.Mác -
Ph.Ăngghen còn chỉ ra những đặc trưng chủ yếu của giai cấp công nhân, trong mục
chú thích của "tư sản và vô sản" của tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng cộng sản,
C.Mác - Ph.Ăngghen chỉ ra rằng, giai cấp vô sản là giai cấp những người công nhân
làm thuê hiện đại, vì mất các tư liệu sản xuất của bản thân nên buộc phải bán sức
lao động để sống. Vậy đặc trưng chủ yếu của giai cấp công nhân là: không có tư
liệu sản xuất, lợi ích của giai cấp vô sản đối lập trực tiếp với lợi ích của giai cấp tư
sản, địa vị xã hội là người làm thuê và bị bóc lột, giai cấp công nhân có bản chất
cách mạng, hiện thân của lực lượng sản xuất hiện đại, đại diện cho phương thức sản
xuất tiên tiến, có tinh thần quốc tế trong sáng, cao cả, có tính tổ chức, kỷ luật cao,
tình đoàn kết giai cấp…
Về mục tiêu của giai cấp công nhân - những người kiên quyết nhất trong
các đảng cộng sản - là "không tước bỏ của ai cái khả năng chiếm hữu những sản


phẩm xã hội cả. Chủ nghĩa cộng sản chỉ tước bỏ quyền dùng sự chiếm hữu ấy để nô
dịch lao động của người khác”[16, tr.618].
Về vai trò của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư
sản Mác - Ăngghen khẳng định rằng giai cấp công nhân là lực lượng chính, đi đầu
trong cuộc đấu tranh đó, "giai cấp tư sản không những đã tạo nên vũ khí sẽ giết
mình mà còn tạo ra những người sử dụng vũ khí ấy - những người công nhân hiện
đại, những người vô sản"[16, tr. ]
Về xu hướng phát triển của giai cấp công nhân, Mác - Ăngghen cho rằng số
lượng và chất lượng của giai cấp công nhân không ngừng tăng lên cùng với sự phát
triển ngày càng nhanh của nền đại công nghiệp.
Trong quan niệm về giai cấp công nhân, V.I.Lênin đã bổ sung thêm những
đặc trưng mới, những thuộc tính mới của giai cấp công nhân, nhất là sau thành công
của Cách mạng tháng Mười Nga, nhà nước xã hội chủ nghĩa Xô Viết đã ra đời.
V.I.Lênin đã khẳng định rằng sau khi cách mạng vô sản thành công, giai cấp công
nhân trở thành giai cấp lãnh đạo trong xã hội, lật đổ ách thống trị của giai cấp tư
sản, một giai cấp cầm quyền, không còn ở vào địa vị bị áp bức, bóc lột như trước.
Giai cấp công nhân trở thành một giai cấp thống trị về chính trị trong xã hội, có vai
trò xây dựng một chế độ xã hội mới, thủ tiêu chế độ xã hội cũ, cùng toàn thể nhân
dân lao động và giai cấp công nhân ở các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới tiến
tới xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, một xã hội không có giai cấp. Xu hướng của
giai cấp công nhân là tiến tới tự thủ tiêu mình với tính cách là một giai cấp.
Theo V.I.Lênin, giai cấp công nhân sau cách mạng vô sản không còn là giai
cấp vô sản như nghĩa đen của nó nữa mà bây giờ giai cấp công nhân là một giai cấp
thống trị về chính trị, có sứ mệnh lịch sử là lãnh đạo toàn xã hội trong cuộc đấu
tranh xoá bỏ chế độ tư bản, chế độ người bóc lột người, đồng thời với sứ mệnh đó là
nhiệm vụ giữ gìn thành quả cách mạng, tạo nên một xã hội mới với cuộc sống mới,
tự do và hạnh phúc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ tài ba của Đảng Cộng sản Việt Nam đã
thấm nhuần tư tưởng, quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin qua thực tiễn đấu tranh
của cách mạng Việt Nam, đã khẳng định rằng muốn cứu nước và giải phóng dân tộc


không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản. Hồ Chí Minh cho rằng
vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân là vô cùng quan trọng, đó là "hòn đá thử
vàng"phân biệt người cộng sản và kẻ cơ hội, ai không thấy được sức mạnh của giai
cấp công nhân, không thấy được khả năng lãnh đạo của giai cấp công nhân thì
người đó không phải kà người cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh
rằng giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo không chỉ trong các cuộc kháng chiến
cứu quốc mà còn cả trong xây dựng đất nước. Muốn thực hiện đúng vai trò làm chủ,
giai cấp công nhân phải quản lý tốt kinh tế, quản lý tốt xí nghiệp, làm cho năng suất
lao động không ngừng được nâng cao, của cải xã hội ngày càng nhiều. Phải là một
đội ngũ tiên phong trong các phong trào kinh tế - xã hội đất nước.
Trong một số bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh chúng ta thấy quan niệm
của Người về giai cấp công nhân nhìn chung thể hiện một số nội dung như sau:
- Trong xã hội thuộc địa nửa phong kiến ở Việt Nam, người công nhân là
những người lao động làm thuê trong các xí nghiệp, đồn điền, hầm mỏ của chủ
nghĩa tư bản đế quốc, họ bị giai cấp tư bản đế quốc bóc lột nặng nề theo chính sách
khai thác thuộc địa của đế quốc Pháp, người công nhân đa số bị cưỡng bức trở
thành người làm thuê và hoàn toàn mất tự do.
- Công nhân là những người đấu tranh dũng cảm nhất, cách mạng nhất.
- Nhờ có chủ nghĩa Mác-Lênin là lý luận cách mạng soi đường, công nhân
đã giành được chính quyền, trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng.
- Giai cấp công nhân là giai cấp có sứ mệnh lịch sử là xoá bỏ chế độ bóc lột
của tư bản chủ nghĩa, thực hiện chuyển biến cách mạng từ chủ nghĩa tư bản lên chủ
nghĩa cộng sản. Giai cấp công nhân chỉ có thể hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình
khi có Đảng tiên phong, có liên minh công nông vững chắc, có công đoàn bảo vệ
quyền lợi cho giai cấp công nhân.
- Sau khi cách mạng thắng lợi, giành được chính quyền nhà nước, người
công nhân cùng với các tầng lớp nhân dân lao động khác trở thành người làm chủ tư
liệu sản xuất trong xã hội, quản lý và phân phối các sản phẩm xã hội.
1.2. Đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam


Giai cấp công nhân Việt Nam là sản phẩm trực tiếp của chính sách khai
thác thuộc địa của thực dân Pháp. Những người công nhân Việt Nam đầu tiên xuất
hiện là hệ quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất(năm 1897). Thời kỳ trước
chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918), giai cấp công nhân Việt Nam mới
chỉ có 10 vạn người, trình độ thấp kém, chủ yếu là lao động nặng nhọc và bằng lao
động chân tay. Đến thời kỳ khai thác thuộc địa lần thứ hai (1924 - 1929), với việc
mở rộng quy mô và lĩnh vực khai thác của thực dân Pháp số lượng công nhân đã
tăng lên 22 vạn, chiếm 1,2% dân số.
Giai cấp công nhân Việt Nam tuy ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt như vậy,
nhưng khi hình thành với tư cách là một giai cấp vô sản thì họ đã trở thành một bộ
phận của giai cấp công nhân quốc tế, có những đặc điểm chung của giai cấp công
nhân quốc tế. Cùng với quá trình phát triển đất nước, với đặc thù riêng và những
điều kiện lịch sử cụ thể nên giai cấp công nhân Việt Nam có những đặc điểm riêng.
Cùng với sự có mặt của các nhà tư bản Pháp, với sự du nhập của phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào nước ta, giai cấp công nhân đã được hình thành
và trưởng thành cả về số lượng và chất lượng. Tốc độ tăng trưởng về số lượng công
nhân trong một số ngành khá nhanh, chẳng hạn như ngành mỏ vào năm 1904 có
4000 công nhân thì đến năm 1908 đã có 9000 công nhân, như vậy trong vòng 4 năm
số lượng công nhân đã tăng 2,25 lần. Tính toàn bộ giai cấp công nhân đến 1906 ở
Việt Nam đã có khoảng 55000 công nhân chuyên nghiệp, làm việc trong các xí
nghiệp của tư bản Pháp, đó là chưa kể đến một số công nhân làm theo mùa vụ ở các
xí nghiệp tư sản Việt Nam và Hoa kiều.
Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đông đảo hơn theo đà phát triển
đầu tư và mở rộng quy mô sản xuất ở các ngành kinh tế. Đến năm 1929, số công
nhân làm việc trong doanh nghiệp của các nhà tư sản Pháp là hơn 22 vạn người.
Bên cạnh đó, số công nhân làm việc cho các doanh nghiệp của tư sản Việt Nam ước
tính khoảng vài vạn người. Trong giai cấp công nhân Việt Nam, bộ phận đông đảo
nhất là công nhân đồn điền: 81188 người chiếm 36,8% tổng số công nhân. Lực
lượng này phân bố chủ yếu ở các vùng cao nguyên Nam Trung kỳ và Tây Nam kỳ.

Công nhân mỏ có 53240 người, chiếm 24% tổng số công nhân, tập trung chủ yếu ở

vùng Quảng Yên, Đông Triều. Công nhân các ngành công nghiệp nhẹ, giao thông
vận tải và thương nghiệp gồm 86622 người, chiếm 39,2% tổng số công nhân tập
trung ở thành thị như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Vinh, Sài Gòn, Chợ
Lớn…[14, tr.23].
Một bộ phận giai cấp công nhân Việt Nam là những người bị tuyển mộ
cưỡng bức, đặc biệt là số công nhân đồn điền, một số khác chỉ vô sản hoá nửa vời
như là số công nhân theo mùa vụ, phu công nhân. Trình độ học vấn của giai cấp
công nhân Việt Nam rất thấp, số người mù chữ chiếm một tỷ lệ không nhỏ. Do việc
sử dụng rộng rãi lao động thủ công trong các ngành sản xuất kinh doanh nên tính
chất vô sản hiện đại của họ cũng bị hạn chế. Đây cũng là do đặc thù của việc bóc lột
triệt để của giới chủ, muốn tận dụng sức lao động của công nhân vào bất cứ công
việc nào có thể, trong hầm mỏ, công việc đào than, xúc, chuyền than… đều bằng
lao động chân tay. Giới chủ tận dụng lao động chân tay ở công nhân là để tiết kiệm
chi phí cho nhiên liệu máy móc, chính điều này đã đẩy một bộ phận công nhân vào
tình trạng sức khoẻ yếu kém và dẫn đến tử vong. Điều kiện sống và lao động của
công nhân nói chung là rất cực khổ, trong đó họ phải làm việc 10
h
/ngày thậm chí 12
- 16
h
/ngày, với tiền công rẻ mạt, lại thường xuyên bị đánh đập bởi đốc công, cai…
Bị áp bức, bóc lột và đối xử nặng nề như vậy nên giai cấp công nhân Việt
Nam sớm có tinh thần đoàn kết giai cấp, sớm nhận ra được ý thức giai cấp và nhanh
chóng vươn lên nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Các
phong trào đấu tranh do giai cấp công nhân Việt Nam tổ chức ngày càng nhiều. ý
thức giai cấp, tinh thần cách mạng của giai cấp công nhân ngày càng được nâng lên,
kinh nghiệm đấu tranh được rèn luyện theo các cuộc đấu tranh bằng nhiều hình thức
khác nhau. Đồng thời lại được tăng cường truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt

Nam bởi lãnh tụ Hồ Chí Minh và các cá nhân xuất sắc của giai cấp công nhân. Từ
khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập năm 1930, giai cấp công nhân Việt
Nam đã chính thức giành lấy ngọn cờ lãnh đạo và đưa cách mạng Việt Nam đến
thắng lợi, giải phóng dân tộc và độc lập tự do hạnh phúc cho nhân dân Việt Nam.
Thông qua Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của giai cấp công
nhân - cách mạng Việt Nam đã đập tan chế độ thực dân phong kiến, xoá bỏ chế độ

người bóc lột người giành lấy chính quyền và kiên quyết bảo vệ vững chắc chính
quyền đó. Trường kỳ 30 năm đấu tranh đánh đuổi kẻ thù ngoại xâm, năm 1975, giai
cấp công nhân đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam đánh đuổi giặc Mỹ ra khỏi biên giới
Việt Nam, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất hai miền Nam -
Bắc, thống đất nước đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng xã hội mới,
thực hiện sứ mệnh lịch sử vẻ vang, đem lại hạnh phúc cho nhân dân. Ngày nay,
trong sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa do Đảng cộng sản Việt
Nam khởi xướng và lãnh đạo giai cấp công nhân đã góp phần đẩy mạnh công cuộc
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh đem lại động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội,
chấn hưng đất nước.
Trước những yêu cầu của thời kỳ phát triển mới của đất nước và dân tộc, giai
cấp công nhân Việt Nam luôn giữ vững vai trò lãnh đạo của quá trình cách mạng, luôn
là lực lượng đi đầu trong công cuộc đổi mới, quyết định đến xu hướng biến động và
phát triển xã hội, giai cấp công nhân Việt Nam có vai trò quan trọng trong sự phát triển
của xã hội Việt Nam, giai cấp công nhân thực sự là lực lượng chính trị quan trọng, là
cơ sở xã hội chủ yếu của Đảng và Nhà nước, của cách mạng Việt Nam, của sự nghiệp
đổi mới công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
1.3. Những nhân tố tác động đến xu hướng biến động của giai cấp công
nhân thành phố Hà Nội
1.3.1. Những nét đặc thù của Hà Nội tác động đến sự biến động của giai
cấp công nhân
Hà Nội là Thủ đô của cả nước, nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ. Phía Bắc

giáp tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên; phía Nam giáp tỉnh Hà Tây, Hưng Yên; phía
Đông giáp tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên; phía Tây giáp tỉnh Hà Tây.
Hà Nội có tổng diện tích 920 km
2
(chiếm 0,28% diện tích cả nước), dân số
trên 3 triệu người, trong đó người sống ở nội thành khoảng 1,8 triệu và hàng chục
vạn người cư trú tạm thời và vãng lai.

Hà Nội hiện có 9 quận nội thành gồm: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai
Bà Trưng, Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Long Biên, và 5 huyện
ngoại thành gồm: Gia Lâm, Thanh Trì, Sóc Sơn, Đông Anh, Từ Liêm.
Là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội lớn nhất của cả nước, có vị trí
chiến lược về an ninh quốc phòng, có chiều sâu về lịch sử, văn hoá, Hà Nội trở
thành trung tâm giao lưu và có tầm ảnh hưởng sâu rộng về mọi mặt tới các vùng lân
cận và cả nước.
*Về lịch sử, văn hoá và chính trị.
Theo chính sử của nước ta, mùa Thu năm Canh Tuất (1010), vua Lý Thái Tổ
(Lý Công Uẩn - vị vua khai sáng triều Lý) đã dời đô từ Hoa Lư (nay thuộc tỉnh
Ninh Bình) về thành Đại La, đổi tên kinh thành là Thăng Long, nay là Thủ đô Hà
Nội. Theo mốc lịch sử đó, đầu năm 2010, Thủ đô Hà Nội sẽ tròn 1000 năm tuổi [36;
tr.465].
Về địa chính trị, địa văn hoá của thành Đại La, trong bài Chiếu hỏi ý kiến về
việc dời đô, Lý Công Uẩn, với thiền sư Vạn Hạnh, đã vạch rõ: “Thành Đại La ở
trung tâm bờ cõi đất nước, được cái thế rồng cuộn, hổ ngồi vị trí ở giữa bốn phương
đông, tây, nam, bắc; tiện hình thế núi sông sau trước. ở đó, địa hình rộng mà bằng
phẳng, vùng đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ về ngập lụt, muôn vật rất
phong phú, tốt tươi. Xem khắp nước Việt ta, chỗ ấy là nơi hơn cả, thật là chỗ hội
họp của bốn phương, là nơi đô thành bậc nhất của đế vương”.[36; tr.18]
Chiếu dời đô đã xác định vị trí chiến lược về địa chính trị, địa kinh tế, địa
văn hoá của thành Đại La. Vì vậy, sau khi thành Đại La trở thành kinh thành Thăng

Long, chỉ trong vòng một vài thế kỷ, Thăng Long đã được xây dựng về mọi mặt và
trở thành trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá lớn nhất và tiêu biểu nhất cho cả
nước. Thành quách, đê điều, các loại kiến trúc cung đình, dân gian, tôn giáo, văn
hoá…tất cả hoà quyện với thiên nhiên tạo nên dáng vẻ riêng của kinh thành Rồng
bay mang đậm tính dân gian và tính dân tộc.
Tất cả những giá trị văn hoá đó đã thẩm thấu trong đời sống tinh thần và
phong cách của người Hà Nội. Chính chiều sâu của nền văn hoá đó đã tác động

mạnh mẽ tới cách thức tổ chức đời sống cá nhân và đời sống cộng đồng, tới nhận
thức tư tưởng, tới văn hoá ứng xử với môi trường xã hội và môi trường tự nhiên,
hình thành nên tác phong, tính cách tạo ra nét khác biệt giữa người Hà Nội với con
người ở những vùng văn hoá khác.
“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”
*Về mặt kinh tế - xã hội.
Theo GS.TS Trần Ngọc Thêm trong cuốn “Tìm về bản sắc văn hoá Việt
Nam”[35; tr.210, 221], nếu đô thị phương Tây được hình thành một cách tự phát khi có
một trong ba điều kiện: là nơi tập trung đông dân, có sản xuất công nghiệp, là nơi tập
trung buôn bán và chức năng chủ yếu của đô thị phương Tây là chức năng kinh tế, thì ở
Việt Nam, đô thị chủ yếu thực hiện chức năng hành chính. Vì vậy, mặc dù trở thành
kinh đô từ năm 1010 nhưng cho đến thế kỷ XVI - XVIII, kinh tế Thăng Long mới phát
triển chủ yếu là nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp (buôn bán nhỏ), trong
đó thương nghiệp giữ vai trò chi phối. Chỉ đến những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỉ
XX, bộ mặt kinh tế Hà Nội mới có những biến đổi to lớn. Sau khi đế quốc Pháp xâm
lược nước ta, hầu hết các xí nghiệp và công ty lớn của tư bản Pháp đặt trụ sở chính tại
Hà Nội, như các công ty luyện kim và mỏ Đông Dương (1899), bông vải sợi Bắc Kỳ
(1900), điện nước Đông Dương (1900), rượu Đông Dương (1901)…Các hiệu buôn lớn
của tư bản Pháp cũng đua nhau mọc lên tại Hà Nội, chia nhau nắm giữ độc quyền
thương mại. Có thể kể tới một số hãng buôn như: Boi Lăngđri (Boy Landry), Poăngxa
và Vâyrê (Poinsaud et Vegret), Liên hiệp thương mại Đông Dương, Ngân hàng Đông

Dương, một chi nhánh của Ngân hàng Pháp cũng đóng trụ sở chính tại Hà Nội và chi
phối chặt chẽ mọi hoạt động của các xí nghiệp, công ty, hãng buôn của tư bản Pháp
trên thị trường Đông Dương.
Điều đặc biệt quan trọng là với sự tác động của ngành công nghiệp của đế
quốc Pháp đã làm cho Hà Nội thực sự trở thành trung tâm kinh tế không chỉ của cả
nước mà còn cả ở Đông Dương. Nền công nghiệp đó đã làm biến đổi sâu sắc kết
cấu kinh tế và kết cấu giai cấp xã hội.

Về kết cấu kinh tế, mặc dù trên thực tế các ngành sản xuất nông nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng, nhưng tính chất của nền sản xuất đã
thay đổi hẳn, nó mang tính công nghiệp, các nông sản là sự bóc lột thậm tệ đối với
nông dân phục vụ trực tiếp cho ngành công nghiệp của Pháp. Bên cạnh đó một số
ngành công nghiệp như khai thác mỏ, luyện kim đã thu hút nhiều lao động tạo ra
một kết cấu xã hội giai cấp mới.
Biểu hiện rõ nhất về kết cấu xã hội giai cấp là thời kỳ này tầng lớp tư sản
người Việt được hình thành, và quan trọng hơn cả là sự hình thành và phát triển đội
ngũ công nhân mới của Hà Nội. Đội ngũ công nhân này là những nông dân và thợ
thủ công bị bần cùng hoá vì ruộng đất của họ bị đế quốc và phong kiến hùa nhau
cướp đoạt. Như vậy, chính sự bóc lột của đế quốc Pháp và sự tác động to lớn của
ngành công nghiệp đã làm xuất hiện giai cấp công nhân Hà Nội nói riêng và cả
nước nói chung. Thời kỳ đầu, tư bản Pháp chủ trương chỉ mở nhỏ giọt một số cơ sở
chế biến cho nhu cầu của đời sống và công việc khai thác của chúng, đồng thời chỉ
sản xuất tại chỗ những hàng bán ngay ở Việt Nam mà không cạnh tranh với ngành
công nghiệp của nước Pháp. Quá trình tập trung và phát triển công nhân vì vậy diễn
ra chậm.
Sau khi các nhà máy của thực dân Pháp được xây dựng ở một số thành phố
lớn, những người nông dân đã rời bỏ làng quê ra tìm công ăn việc làm tại các thành
phố, vùng mỏ, đồn điền. Từ đó cơ cấu xã hội ở thành thị bắt đầu thay đổi. Thành thị
trở thành nơi đan xen, tồn tại của nhiều giai cấp, nhiều thành phần xã hội khác nhau
và nó cũng thể hiện tính không thuần nhất trong từng kết cấu giai cấp và các thành

phần xã hội khác nhau đó. Tất cả những điều đó nó tạo ra ở thành thị một kết cấu xã
hội giai cấp hết sức phức tạp.
Trong những năm đổi mới, kinh tế Hà Nội đã có sự thay đổi về chất. Cơ cấu
kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá: từ công nghiệp - nông
nghiệp (cuối những năm 70 đầu những năm 80), chuyển thành: công - nông nghiệp -
dịch vụ - kinh tế đối ngoại(giữa những năm 80); công nghiệp - dịch vụ - nông
nghiệp - kinh tế đối ngoại(đầu những năm 90), và hiện nay đang chuyển theo hướng

dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp - kinh tế đối ngoại. Hiện nay, tỷ trọng các
ngành trong cơ cấu kinh tế cũng có sự thay đổi đáng kể, cụ thể là:
Bảng 1.1: Hiện trạng và xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hà Nội
Đơn vị tính: %
TT
Năm

Ngành
2000 2001 2005 2010
1 Công nghiệp 38,0 39,1 41,5 42,0 - 42,5

2 Nông nghiệp 3,8 3,6 3,0 1,8 - 2,0
3 Dịch vụ 52,8 57,3 55,5 56,0 - 56,5

Nguồn: [2, tr.5].
Kinh tế Hà Nội có tốc độ phát triển nhanh, liên tục và tương đối toàn diện so
với các địa phương khác trong cả nước. Thời kỳ 1986 - 1991 tốc độ tăng trưởng
GDP đạt khoảng 8%/năm, đến thời kỳ năm 1991 - 1992 tăng lên 9%(tốc độ chung
của cả nước thời kỳ này là 7,2%). Năm 1995 tốc độ tăng trưởng GDP là 15%(cả
nước 9,5%), 1996 tăng 13% (cả nước 9,3%), 1997 tăng 12,5%(cả nước tăng 8,8%),
1998 tăng 9,2%(cả nước tăng5,8%), 2001 tăng 10,3%, năm 2003 tăng 11,1%[2;
tr.18], năm 2004 tăng 11,12% [3; tr.35].

Cơ cấu kinh tế thay đổi đã kéo theo sự thay đổi của cơ cấu lao động: lao
động trong các ngành công nghiệp, dịch vụ tăng lên rất nhanh, lao động trong nông
nghiệp giảm cả tương đối và tuyệt đối(công nhân, lao động trong nông nghiệp giảm
từ 40,09% năm 1995 xuống còn 30,18% năm 2000 và 20,06% năm 2004). Hiện
nay, Hà Nội vẫn là trung tâm kinh tế lớn của cả nước với 29.408 doanh nghiệp đang
hoạt động trên các lĩnh vực sản xuất khác nhau đã thu hút nhiều lao động, nhất là
lao động từ các vùng lân cận, làm cho lao động Hà Nội không ngừng tăng lên.
Trong lĩnh vực công nghiệp: ngoài 9 khu công nghiệp vốn có, Hà Nội cũng
đầu tư vào xây dựng 5 khu công nghiệp tập trung, 2 khu công nghiệp vừa và nhỏ,
giải quyết hơn 26 vạn lao dộng có việc làm ổn định. Công nhân, lao động trong

nhóm ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 21,92% năm 1995, lên 24,46% năm
2000 và 29,32% năm 2004.
Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, Hà Nội vẫn là thị trường phát triển sôi
động, hàng hoá phong phú, đa dạng không chỉ đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao
của người tiêu dùng, nơi trao đổi hàng hoá, dịch vụ và thực hiện các giao dịch, mà
còn là lĩnh vực hiện đang giải quyết việc làm cho số lượng lớn lao động ở Hà Nội
và các tỉnh lân cận. Công nhân, lao động trong toàn ngành thương mại - dịch vụ
tăng từ 37,99% năm 1995 lên 45,36% năm 2000 và 50,62% năm 2004.
Trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại. đến năm 2000, trên địa bàn thành phố đã có
382 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn hơn 7,5 tỷ USD. Nhiều thị trường mới
được khai thác, mở rộng thay thế thị trường xuất khẩu truyền thống bị hạn hẹp.
Với tốc độ phát triển như hiện nay, Hà Nội sẽ có bước phát triển vững chắc
và trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của cả nước trong thế kỷ XXI.
1.3.2. Đặc điểm của giai cấp công nhân thành phố Hà Nội
Giai cấp công nhân Hà Nội được hình thành từ cuộc khai thác thuộc địa lần
thứ nhất của thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX. Đại bộ phận công nhân Hà Nội xuất
thân từ nông dân lao động ở các làng, xã ven nội thành và các huyện ngoại thành và
một lực lượng không nhỏ thợ thuyền Hà Nội vốn là nông dân lao động các tỉnh
đồng bằng, trung du Bắc Kỳ và một số vùng Trung Kỳ, vì sưu cao, thuế nặng, mất

mùa đói kém tìm đến Hà Nội bán sức lao động cho các chủ tư sản trở thành công
nhân.
Có thể nói, giai cấp công nhân Hà Nội mang cả những đặc điểm chung của
giai cấp công nhân, vừa mang đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam, vừa
mang những nét đặc thù do sự tác động của những điều kiện riêng có của Hà Nội.
Giai cấp công nhân Việt Nam nói chung, giai cấp công nhân Hà Nội nói
riêng cũng là sản phẩm và chủ thể của nền sản xuất công nghiệp. Nhưng, không
phải là sản phẩm và chủ thể của nền kinh tế trong đó sự phát triển kinh tế tuân theo
quy luật tự nhiên của sự phát triển sức sản xuất và phân công lao động xã hội đem
lại, mà là sự áp đặt, sự thống trị của đế quốc Pháp vào nước ta. Trước khi thực dân

Pháp xâm lược, nước ta vẫn là nước phong kiến (mặc dù đã xuất hiện một số mầm
mống của kinh tế hàng hoá TBCN, nhưng chính sách trọng nông ức thương của
triều đình Nguyễn làm cho nó thui chột). Về mặt xã hội, vẫn bao gồm hai giai cấp
cơ bản là địa chủ phong kiến và nông dân. Khi thực dân Pháp và nước ta, chúng đã
cố duy trì phương thức áp bức bóc lột phong kiến với thủ đoạn bóc lột của chủ
nghĩa thực dân tạo ra sự bần cùng hoá không thể tránh khỏi của nhân dân lao động,
đồng thời cũng dẫn đến sự phân hoá xã hội ngày càng mạnh mẽ ở thành thị lẫn nông
thôn. “Khi đế quốc Pháp đã đặt một hình thức chế độ tư bản trên đất Việt Nam thì
tất cả các giai cấp trong nước đều phải nằm trong quá trình phát triển của CNTB
thực dân, phải chuyển biến theo quá trình ấy”[4, tr.30].
VI.Lênin cũng chỉ rõ: “Một trong những đặc tính căn bản nhất của chủ nghĩa
đế quốc chính là ở chỗ nó đẩy nhanh sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trong các
nước lạc hậu nhất” [13, tr.171].
Công, thương nghiệp thuộc địa phát triển, về khách quan đã dẫn tới sự nảy
sinh lớp người làm thuê ăn lương, trong số đó có một số trở thành những người vô
sản công nghiệp hiện đại.
Một điều kiện đặc thù của Hà Nội làm cho giai cấp công nhân hình thành và
phát triển là Hà Nội được Pháp coi là một trong những thành phố lớn nhất Đông
Dương nên nhiều nhà máy xí nghiệp đã được xây dựng từ rất sớm và họ đã có một

trình độ chuyên môn, kỹ thuật nhất định. Họ làm việc trong những nhà máy, xí
nghiệp mà tính chất của nền sản xuất cao hơn các vùng khác trong cả nước. Vào
những năm cuối của thế kỷ XIX, ở Hà Nội đã xuất hiện nhiều công ty thương mại
lớn của tư bản Pháp. Nhiều nhà máy, xí nghiệp được xây dựng nhằm mục đích phục
vụ chính quyền thực dân Pháp và bọn thống trị bóc lột công nhân bản xứ, vơ vét tài
nguyên đưa về chính quốc. Trong bản thống kê về tình hình công nghiệp do Mơfore
lập năm 1907, ở Bắc Kỳ có tất cả 85 xí nghiệp với 15.300 công nhân người Việt làm
việc [11; tr.12].
Đến năm 1909, ở Bắc Kỳ có tới 100 nhà máy và công xưởng với 22.000
công nhân người Việt[11; tr.12], trong đó Hà Nội là một trung tâm lớn. Trong
những năm 1926 - 1927, tổng số doanh nghiệp lớn về công nghiệp và thương mại ở

Hà Nội là 707, trong đó người Việt (tư sản Việt Nam) có 300. Hàng nghìn công
nhân đã thu hút vào guồng máy sản xuất kinh doanh của tư sản người Việt.
Đến cuối những năm 20 của thế kỷ XX, số lượng công nhân trong các nhà
máy lớn của Pháp và trong một số xưởng của tư bản bản xứ (không kể công nhân
các công trường xây dựng, các ngành phục vụ buôn bán) là gần một vạn trong tổng
số 12 vạn dân Hà Nội lúc đó, và trong tổng số 220.000 công nhân cả nước.
Khác với sự ra đời của công nhân các nước TBCN ở phương Tây, phần đông
là xuất thân từ dân nghèo thành thị, công nhân Việt Nam nói chung, công nhân Hà
Nội nói riêng chủ yếu xuất thân từ những nông dân còn gắn bó nhiều với ruộng đất.
Nhưng, điều kiện đặc thù của Hà Nội có những khác biệt so với các vùng khác là
những người gia nhập vào đội ngũ những người vô sản ở Hà Nội xuất thân từ nhiều
nguồn khác nhau: một bộ phận xuất thân từ nông dân lao động ở các làng xã ven nội
và các huyện ngoại thành bị tước mất ruộng đất; một lực lượng không nhỏ thợ
thuyền vốn là nông dân lao động các tỉnh đồng bằng, Trung du Bắc kỳ và một số
vùng Bắc Trung Kỳ…đã phiêu bạt lên Hà Nội. Điều này làm cho công nhân Hà Nội
vừa mang bản sắc vùng kinh kỳ, vừa hoà trộn bản sắc của nhiều địa phương trong
cả nước. Những bản sắc này được hoà hợp, thống nhất lại trong quá trình hình thành
và phát triển đội ngũ công nhân Hà Nội. Mặt khác, chính điều này tạo ra sự đan xen

phức tạp trong cơ cấu thành phần giai cấp. Sự đan xen này nếu thống nhất được nó
sẽ tạo ra sức mạnh to lớn, nhưng nó cũng tiềm ẩn những yếu tố mất đoàn kết trong
phong trào công nhân.
Trong các nhà máy, xí nghiệp của Thực dân Pháp, công nhân bị bóc lột rất
nặng nề và chịu sự đàn áp rất tàn bạo, dã man. Vì vậy, ngay từ rất sớm công nhân đã
tiến hành đấu tranh chống lại sự đàn áp đó. Lúc đầu là những hình thức sơ khai,
càng về sau công nhân càng trưởng thành về ý thức chính trị và vươn lên trở thành
một lực lượng chính trị độc lập và lãnh đạo cuộc đấu tranh của nhân dân Thủ đô
trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
Thời kỳ đầu, công nhân còn tiến hành đấu tranh sơ khai, nhưng càng về sau
công nhân Hà Nội càng trưởng thành về chính trị vươn tới nắm lấy vũ khí đặc thù
của giai cấp: bãi công. Cuộc bãi công đầu tiên là của công nhân hãng Liên hiệp

thương mại Đông Dương (LUCI)(1909) mặc dù bị thực dân Pháp thẳng tay đàn áp,
nhưng từ đó đội ngũ công nhân Hà Nội đã bước lên vũ đài chính trị với tư cách là
một lực lượng mới mẻ trong phong trào dân tộc, và cũng từ đó phong trào đã chứa
đựng trong mình yếu tố căn bản dẫn tới một phong trào phát triển độc lập. Cùng với
việc tiến hành các cuộc bãi công, đội ngũ công nhân Hà Nội tiếp tục tham gia tích
cực vào các phong trào yêu nước khác. Mặc dù vậy, nhìn chung, cho đến hết năm
1926 phong trào công nhân Hà Nội vẫn mang tính tự phát. Tuy nhiên, trong từng
cuộc đấu tranh cụ thể đã thể hiện trình độ tự giác nhất định của giai cấp công nhân.
Năm 1928, với sự ra đời của Tổng công hội Hà Nội đã đánh dấu bước
trưởng thành nhanh chóng của đội ngũ công nhân. Tháng 3/1929, chi bộ cộng sản
đầu tiên được thành lập tại ngôi nhà số 5D phố Hàm Long - Hà Nội. Đây là một sự
kiện đánh dấu sự phát triển về chất của phong trào công nhân Hà Nội nói riêng và
phong trào công nhân Bắc Kỳ nói chung. Từ đó, mục tiêu, nội dung, phương pháp
hoạt động của tổ chức công hội Hà Nội có bước phát triển mới.
Đến đầu năm 1937, Hà Nội có 20 chi bộ được thành lập, Thành uỷ Hà Nội
được khôi phục và tiếp tục lãnh đạo phong trào đấu tranh của công nhân và nhân
dân lao động thành phố. Đến giữa năm 1937, tại Hà Nội có 24 Hội ái hữu, thực chất

là các công hội đỏ, hoạt động theo nghiệp đoàn.Từ đó, Hà Nội trở thành một trong
hai trung tâm có phong trào công nhân mạnh trong cả nước thời kỳ vận động dân
chủ. Tính chất rộng rãi, trình độ tổ chức cao, tính kỷ luật vô sản tự giác của phong
trào công nhân ngày càng được khẳng định trong giai đoạn từ 1938 - 1945.
Từ sau Cách mạng tháng Tám, chỉ trong một thời gian ngắn, tổ chức công
nhân cứu quốc ở Hà Nội đã có sự phát triển nhảy vọt về số lượng, từ chỗ 2000 hội
viên đã phát triển lên 10.000 hội viên. Điều này cũng đã tạo ra một sức mạnh tương
ứng về chất lượng. Bên cạnh đó, tổ chức công đoàn cũng phát triển mạnh mẽ. Đến
tháng 10/1946, Hà Nội đã có 26 công đoàn cơ sở, với 15.000 đoàn viên công đoàn.
Tới 19/12/1946 số đoàn viên lên tới 20.000 người.
Công nhân Hà Nội sớm trưởng thành về tư tưởng, chính trị, tổ chức hơn so
với công nhân ở các vùng khác trong cả nước, bởi lẽ công nhân Hà Nội được làm
việc, được tôi luyện trong một hoàn cảnh điển hình. Đó là một mảnh đất mà luôn

diễn ra sự đấu tranh quyết liệt giữa cách mạng và phản cách mạng, giữa các lực
lượng xã hội khác nhau. Kể cả thời Pháp và Mỹ đều coi Hà Nội là một trung tâm
kinh tế, chính trị quan trọng cần đặt trung tâm đầu não, là nơi tập trung các thế lực
tư bản Nhà nước, tư bản tư nhân nước ngoài và thế lực không nhỏ của địa chủ
phong kiến và tư sản mại bản. Các lực lượng thù địch luôn coi Hà Nội là một sào
huyệt trung tâm. Về phía cách mạng ngay từ khi ra đời, Đảng cộng sản đã đặc biệt
chú ý tới địa bàn Hà Nội. Hà Nội không những là trung tâm kinh tế, mà còn là địa
bàn tập trung đông công nhân, nhân dân lao động vốn là một tập hợp dân cư và một
cộng đồng xã hội mang tính chất toàn quốc. Chính vì thế Hà Nội trở thành nơi phân
cực một cách tự nhiên thành hai trận tuyến: cách mạng và phản cách mạng - mỗi
bên đều là lực lượng đại diện, tiêu biểu cho hai lực lượng cách mạng và phản cách
mạng trong cả nước. Hà Nội trở thành nơi chứa đựng mâu thuẫn dân tộc, mâu thuẫn
giai cấp gay gắt nhất, và cuộc đụng độ giữa cách mạng và phản cách mạng cũng
diễn ra ác liệt nhất. Chính trong hoàn cảnh đó, công nhân Hà Nội đã sớm trưởng
thành và trở thành phong trào cách mạng điển hình cho cả nước.
Trước yêu cầu cấp bách của sự nghiệp khôi phục đất nước sau chiến tranh và

để giải quyết việc làm cho gần 8 vạn người, các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp
và các xí nghiệp tư bản tư doanh ngày càng mở rộng tập hợp đông đảo lực lượng
lao động. Vì vậy số công nhân, lao động trong các nhà máy xí nghiệp ở Hà Nội
không ngừng tăng lên.
Tương ứng với quá trình khôi phục kinh tế, lực lượng công nhân, lao động
ngày càng đông đảo, trong đó công đoàn phát triển mạnh(xem biểu 1.2)
Bảng 1.2: Công nhân viên và công đoàn viên Hà Nội từ 1954 đến 1960
Đơn vị tính: người
Năm Đoàn viên công đoàn Công nhân viên
1954 5000
1955 27.537 39.090
1956 28.306 44.510
6/1957 39.520 51.920
1958 39.761 46.923

1960 67.947 105.718
Nguồn:[11, tr. 161]
Thời kỳ này công nhân các xí nghiệp tư nhân chiếm 63% tổng số công nhân
Hà Nội.
Tuy nhiên, trong chiến tranh, cơ cấu đội ngũ công nhân Hà Nội có những
biến đổi do yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ. Số công nhân tham gia sản xuất
công nghiệp tăng lên rõ rệt: từ chỗ 57.000 người (1964) lên đến 88.695 người
(7/1967) [11; tr.201]. Sự thay đổi đó không chỉ là sự tăng lên về số lượng mà đội
ngũ công nhân và người lao động thủ đô đã thể hiện sự trưởng thành nhanh chóng
về nhận thức tư tưởng chính trị, ý thức ngày càng tốt hơn về vị trí tiên phong của
giai cấp công nhân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thời kỳ khôi phục
và phát triển kinh tế giai đoạn 1969 - 1975, lực lượng công nhân tiếp tục tăng. Năm
1969, công nhân tăng thêm 28%, gồm 176.000 người. Nữ công nhân tăng 42% so
với năm 1965. Điểm đáng chú ý là tỷ lệ cán bộ khoa học kỹ thuật trong công nhân
Hà Nội đã tăng rõ rệt. Năm 1965, Hà Nội có 3000 cán bộ khoa học kỹ thuật, đến

năm 1969 đã có 8000 người, tăng gấp hơn 2 lần. [11; tr.207]. Với lực lượng lao
động to lớn đó tham gia vào sản xuất, Hà Nội đã trở thành hậu phương lớn, đóng
góp một phần không nhỏ vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại của nhân
dân ta, mở ra một kỷ nguyên mới: độc lập, tự do thống nhất và chủ nghĩa xã hội.
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hà Nội lại bắt tay
vào quá trình xây dựng và kiến thiết nước nhà, công nhân và lao động Thủ đô tiếp
tục là lực lượng nòng cốt trong công cuộc kiến thiết đó.
Từ cuối 1975 đến 1976, Nhà nước đã tăng cường cho Hà Nội hàng vạn lao
động mới từ nhiều nguồn khác nhau: nông dân, thợ thủ công, buôn bán nhỏ, học
sinh phổ thông, chiến sĩ quân đội xuất ngũ…. Sự biến động về cơ cấu đội ngũ, đã
tác động đến chất lượng và trình độ nghề nghiệp của công nhân Hà Nội. Đến cuối
năm 1977, ở Hà Nội có 241.327 công nhân, trong đó 225.294 người là đoàn viên
công đoàn, tham gia hoạt động ở 892 cơ sở. Năm 1979, ngoại thành Hà Nội được
mở rộng nên đã nâng số lượng công nhân Hà Nội tăng vọt lên 469.659 người trong
đó có 410.903 đoàn viên công đoàn.

Từ năm 1986, bước vào thời kỳ đổi mới đất nước, công nhân thủ đô đã có
biến đổi to lớn về số lượng và chất lượng. Đội ngũ công nhân trên 50 vạn người,
trong đó có hơn 142.000 công nhân kỹ thuật, công nhân lành nghề, 63.000 công
nhân trí thức XHCN chiếm tỷ lệ 13,25% của cả nước, có nhiều người là chuyên gia
đầu ngành. Lao động nữ chiếm 48%, nữ công nhân kỹ thuật chiếm 50% là lực
lượng chủ yếu trong sản xuất, kinh doanh, sự nghiệp [11; tr.268].
Thời kỳ xoá bỏ chế độ bao cấp, sản xuất - kinh doanh đã đi vào thực chất,
làm cho đội ngũ công nhân, lao động Hà Nội có sự thay đổi về chất.
Sau khi tổ chức sắp xếp lại sản xuất, các xí nghiệp đã phục hồi việc sản xuất,
giải quyết được tình trạng thiếu việc làm và tạo ra nhiều việc làm mới. Quý IV năm
1989, số lao động thiếu việc làm trên 40% đã giảm còn 30%, đến quý IV năm 1990
giảm còn 12% so với tổng số lao động. Trong hai năm 1990 -1991 có 400 cơ sở đã
giải quyết được 242.000 lượt công nhân, lao động tiếp tục có việc làm và tuyển
thêm 7000 lao động mới [11,tr.284]. Đặc biệt từ khi Nhà nước có chủ trương

khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân thì số doanh nghiệp tư nhân cũng ngày một
tăng lên và giải quyết việc làm cho hàng trăm nghìn lao động.
Nếu trước 1988, cả thành phố không có doanh nghiệp tư nhân nào hoạt động,
thì sau Nghị định 27/NĐ-CP (8-3-1988) trên địa bàn thành phố đã có 100 doanh nghiệp
tư nhân ra đời. 8 năm sau (1999), trên địa bàn thành phố đã có 4.449 doanh nghiệp tư
nhân. Số lao động trong các doanh nghiệp này lên tới 43.610 người (không kể lao động
thời vụ). Sau khi triển khai Luật doanh nghiệp 4 năm, Hà Nội đã có 15.760 doanh
nghiệp mới, thu hút 233.500 lao động (không kể lao động thời vụ). Ngoài ra, còn có
71.500 hộ kinh doanh cá thể, trong đó có 15.500 hộ sản xuất công nghiệp, thu hút
500.000 lao động [18; tr.108].
Thời kỳ hiện nay, công nhân Hà Nội có sự phân hoá trong đội ngũ nhanh và
liên tục hơn so với công nhân ở các vùng kinh tế khác. Đó là do có sự tác động
mạnh mẽ của khoa học và công nghệ hiện đại làm cho trình độ của lực lượng sản
xuất thay đổi, phân công lao động cao. Điều đó đòi hỏi công nhân phải không
ngừng học tập và tự đào tạo để đáp ứng yêu cầu của công việc. Đa số công nhân có
tay nghề cao cố gắng học hỏi, tiếp cận với công nghệ tiên tiến và trở thành lực

lượng nòng cốt. Mặt khác, Hà Nội còn là trung tâm khoa học của cả nước. Hà Nội
là nơi tập trung của các Viện khoa học, Trung tâm nghiên cứu và các trường đại
học, cao đẳng. Những yếu tố trên tác động đã làm tăng xu hướng trí thức hoá công
nhân. Thực tế đã cho thấy là các khu công nghệ cao tập trung chủ yếu ở Hà Nội.
Như vậy, nếu lấy mốc năm 1888 làm điểm khởi đầu của quá trình hình
thành, thì đến nay đội ngũ công nhân và lao động thủ đô đã trải qua trên 100 năm
xây dựng và trưởng thành. Qua thời gian đó giai cấp công nhân Hà Nội không
ngừng lớn mạnh, xứng đáng là lực lượng nòng cốt, đi tiên phong trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần to lớn vào thắng lợi chung trong sự nghiệp
cách mạng của dân tộc.
1.3.3. Tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đến sự biến động của
giai cấp công nhân Hà Nội
Nghiên cứu xu hướng biến động của giai cấp công nhân Hà Nội trong thời

kỳ CNH, HĐH chúng ta cần làm rõ, đánh giá đúng những yếu tố của CNH, HĐH và
những tác động của nó đến giai cấp công nhân. CNH, HĐH là quá trình phát triển
tất yếu của xã hội loài người, là con đường giúp đất nước chúng ta thoát khỏi nguy
cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều quốc gia trên thế giới và khu vực. Từ Đại
hội Đảng lần thứ III (9/1960) đến nay Đảng ta luôn xác định công nghiệp hoá là
nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ.
* Quan niệm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay.
Tiến hành CNH, HĐH để phát triển kinh tế - xã hội là con đường tất yếu
của mọi quốc gia trên thế giới. Trong giai đoạn hiện nay, khoa học và công nghệ đã
trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp trên phạm vi toàn cầu, tạo ra những thay đổi
lớn và có những thành tựu vượt bậc trong xã hội. ở Việt Nam, Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ IX Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định " Con đường công nghiệp
hoá, hiện đại hoá của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian, vừa có những bước
tuần tự, vừa có những bước nhảy vọt".[8; tr.91]
Trên thực tế, không phải đến bây giờ chúng ta mới đặt vấn đề công nghiệp
hoá lên vị trí quan trọng như hiện nay, mà bắt đầu từ những năm 60 của thế kỷ XX
công nghiệp hoá đã được tiến hành ở nước ta, khi đó còn được gọi là "công nghiệp

×