LUẬN VĂN:
Một số biện pháp nhằm hoàn thiện tổ chức
và quản lý mạng lưới kênh phân phối dược
phẩm trong nước tại Công ty Dược Phẩm
Trung Ương I
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu đề tài
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, tạo được lợi thế cạnh
tranh ngày càng khó, duy trì lợi thế cạnh tranh lâu dài lại còn khó hơn nhiều. Phát triển
các chiến lược marketing thành công trong môi trường cạnh tranh khốc liệt ngày nay là
một công việc khó khăn phức tạp. Việc đạt được lợi thế so với đối thủ về tính ưu việt của
sản phẩm ngày càng khó. Các chiến lược cắt giảm giá không chỉ nhanh chóng và dễ dàng
bị các đối thủ cạnh tranh bắt chước mà còn dẫn đến sự giảm sút lợi nhuận. Các chiến dịch
quảng cáo và xúc tiến sáng tạo thường chỉ có kết quả trong ngắn hạn, chi phí cao và cũng
dễ mất tác dụng trong dài hạn. Vì vậy dễ hiểu là các nhà quản trị marketing ở các doanh
nghiệp dù lớn hay nhỏ đều muốn tìm ra một công cụ marketing phù hợp nhất để các
chiến lược marketing đạt kết quả cao trong dài hạn. Có thể đã đến lúc họ phải tập trung
sự chú ý nhiều hơn vào các kênh phân phối và xem đó như là một cơ sở cho sự cạnh
tranh có hiệu quả trên thị trường. Ngày càng nhiều công ty thấy rằng để kinh doanh thành
công, không chỉ cần cung cấp sản phẩm và dịch vụ tốt hơn đối thủ cạnh tranh mà còn
phải làm cho chúng có mặt ở đúng địa điểm, thời gian và theo phương thức mà người tiêu
dùng mong muốn. Chỉ có qua tổ chức và quản lý mạng lưới kênh phân phối khoa học thì
những khả năng này mới được thực hiện.
Vấn đề tiêu thụ sản phẩm giữ vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của một
doanh nghiệp. Doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến việc đưa ra thị trường sản phẩm gì
với giá bao nhiêu mà còn là đưa sản phẩm ra thị trường như thế nào. Đây chính là chức
năng phân phối của marketing. Chức năng này được thực hiện thông qua mạng lưới kênh
phân phối sản phẩm của doanh nghiệp.
Đối với mặt hàng dược phẩm, có thể thấy thị trường dược phẩm rất rộng, hầu hết
mọi người đều có nhu cầu sử dụng một loại dược phẩm nào đó nên có một hệ thống
mạng lưới kênh phân phối thuốc rộng rãi tới mọi nơi là cần thiết để đáp ứng đầy đủ và
kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng.
Trên thị trường ở Việt Nam hiện nay, số lượng doanh nghiệp sản xuất dược phẩm
thì ít nhưng nhu cầu dược phẩm lại lớn nên hệ thống kênh phân phối của ngành dược
phẩm rất đa dạng, từ kênh dài tới kênh ngắn, trực tiếp tới gián tiếp, đặc biệt các cửa hàng
bán lẻ thuốc rất phát triển do người tiêu dùng thường mua thuốc ở đây. Để cho hệ thống
này hoạt động thông suốt, hiệu quả thì các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh dược
phẩm cần phải tổ chức các kênh phân phối của mình một cách hợp lý và quản lý chúng
chặt chẽ.
Trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của thị trường dược trong nước, để có thể
tồn tại và giữ vững vị trí của mình thì công ty dược phẩm TW1 phải có những biện pháp
tích cực trong công tác quản lý của mình.Một trong biện pháp giúp công ty có thể đạt
được các mục tiêu đã đặt ra chính là quản lý kênh phân phối. Kênh phân phối là một
trong bốn công cụ marketing mix của doanh nghiệp, có vai trò quan trọng trong hoạt
động tiêu thụ sản hàng hoá với chức năng là đường dẫn các nỗ lực marketing tổng thể của
doanh nghiệp tới thị trường mục tiêu. Kênh phân phối sẽ là một lợi thế cạnh tranh dài hạn
và có hiệu quả nếu nó được tổ chức tốt và quản lý đúng phương pháp. Kênh phân phối là
yếu tố khó thay đổi nhất trong marketing mix và lại không dễ dàng bị sao chép bởi đối
thủ cạnh tranh. Việc quản lý tốt hệ thống kênh hiện có sẽ giúp công ty khai thác tốt tiềm
năng thị trường và hạn chế sự đe doạ của đối thủ cạnh tranh cả hiện tại cũng như tiềm ẩn.
Mặc dù công ty đã có rất nhiều biện pháp hoàn thiện kênh phân phối nhưng từ khi Việt
Nam gia nhập WTO tình hình thị trường ngày càng cạnh tranh, trước đây công ty Dược
phẩm TW 1 là 100% vốn nhà nước hoạt động theo cơ chế bao cấp, bây giờ đã phải thay
đổi để đáp ứng với nhu cầu của thị trường. Khi Việt Nam mở cửa các công ty dược phẩm
đa quốc gia đã nhanh chóng nhảy vào Việt Nam để chiếm lĩnh thị trường. Nếu công ty
không tiếp tục hoàn thiện kênh phân phối sẽ dần dần mất thị trường, các đối thủ cạnh
tranh sẽ tìm mọi cách tiếp cận thị trường, sử dụng các chiến lược marketing kinh doanh
để giành giật thị trường với công ty Dược phẩm TW1. Khi công ty không tìm cách hoàn
thiện mình thì sẽ dần dần mất thị trường giảm doanh thu dẫn đến trở thành một công ty
nhỏ lẻ. Chính vì nguyên nhân ấy việc hoàn thiện và quản lý kênh phân phối là một việc
thực sự quan trọng.
Xuất phát từ tình hình trên, em đã chọn đề tài: “Một số biện pháp nhằm hoàn
thiện tổ chức và quản lý mạng lưới kênh phân phối dược phẩm trong nước tại Công ty
Dược Phẩm Trung Ương I“
2. Mục tiêu nghiên cứu
Hoàn thiện và tổ chức một hệ thống phân phối hiệu quả cho công ty dược phẩm
TW1
Để thực hiện mục tiêu đó em sẽ giải quyết những nhiệm vụ cơ bản sau:
- Nghiên cứu vai trò của phân phối và kênh phân phối trong việc nâng cao khả
năng tiêu thụ sản phẩm cũng như khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp
trong nền kinh tế thị trường
- Phát triển phân phối hiện tại của công ty dược phẩm TW1
- Chỉ ra điểm mạnh yếu của kênh phân phối đó.
Qua dó em xin đề cập một số giải pháp nhằm hoàn thiện và tổ chức lại kênh phân
phối của công ty một cách hiệu quả nhất.
3. Đối tượng, phương pháp và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Một số cửa hàng thuốc, một số gia đình sử dụng thuốc của
Công ty Dược phẩm TW1
Thông tin cần thu thập:
+Thông tin thứ cấp: các báo cáo tài chính của công ty, các văn bản …
+Thông tin sơ cấp: các thông tin khi điều tra các gia đình sử dụng thuốc các cửa
hàng thuốc…….
Nguồn cung cấp thông tin
- Tài liệu,sách báo tạp chí:
- Tài liệu công ty gồm các báo cáo:
- Các trung gian các cửa hàng thuốc của công ty dược phẩm TW1 và người
tiêu dùng.
Phương pháp nghiên cứu:
- Tại bàn: nghiên cứu số liệu của công ty và xem thực trạng kinh doanh của công
ty hiện nay từ đó tìm ra được các giải pháp phù hợp
- Thực địa: tìm hiểu nhu cầu sử dụng thuốc và tiêu thụ thuốc của công ty trên thị
trường để đánh giá được tình hình phân phối thuốc của công ty và thực trạng
kinh doanh trên thực tế
Phạm vi nghiên cứu: Trên địa bàn Hà nội
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1/2007 đến tháng 4/2007.
4.Những nội dung cơ bản của chuyên đề:
Qua quá trình nghiên cứu em xin trình bày chuyên đề của mình
Chương 1:Tổ chức và quản lý kênh phân phối các sản phẩm dược phẩm ở
Việt Nam
Chương 2:Thực trạng tổ chức và quản lý mạng lưới kênh phân phối ở công ty
dược phẩm TW1
Chương 3:Một số biện pháp nhằm hoàn thiện việc tổ chức và quản lý mạng
lưới kênh phân phối dược phẩm tai công ty dược phẩm TW1
CHƯƠNG I. TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ KÊNH PHÂN PHỐI CÁC SẢN PHẨM
DƯỢC PHẨM Ở VIỆT NAM
I. Tổ chức và quản lý mạng lưới kênh phân phối trong nền kinh tế thị trường ở Việt
Nam
1. Kênh phân phối trong nền kinh tế thị trường
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc tạo được lợi thế
cạnh tranh ngày càng khó, duy trì lợi thế cạnh tranh lâu dài lại còn khó hơn nhiều. Phát
triển các chiến lược marketing thành công trong môi trường cạnh tranh khốc liệt ngày
nay là một công việc khó khăn phức tạp. Việc đạt được lợi thế so với đối thủ về tính ưu
việt của sản phẩm ngày càng khó. Các chiến lược cắt giảm giá không chỉ nhanh chóng và
dễ dàng bị các đối thủ cạnh tranh bắt chước mà còn dẫn đến sự giảm sút lợi nhuận. Các
chiến dịch quảng cáo và xúc tiến sáng tạo thường chỉ có kết quả trong ngắn hạn, chi phí
cao và cũng dễ mất tác dụng trong dài hạn. Vì vậy dễ hiểu là các nhà quản trị marketing ở
các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều muốn tìm ra một công cụ marketing phù hợp nhất
để các chiến lược marketing đạt kết quả cao trong dài hạn. Đã đến lúc các doanh nghiệp
phải tập trung chú ý nhiều hơn tới các kênh phân phối,coi đây như là một cơ sở cho sự
cạnh tranh trong dài hạn trên thị trường. Ngày càng nhiều công ty thấy rằng để kinh
doanh thành công, không chỉ cần cung cấp sản phẩm và dịch vụ tốt hơn đối thủ cạnh
tranh mà còn phải làm cho chúng có sẵn ở đúng địa điểm, thời gian và theo phương thức
mà người tiêu dùng mong muốn. Chỉ có qua tổ chức và quản lý mạng lưới kênh phân
phối khoa học thì những khả năng này mới được thực hiện
Vấn đề tiêu thụ sản phẩm giữ vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của
một doanh nghiệp. Doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến việc đưa ra thị trường sản
phẩm gì với giá bao nhiêu mà còn là đưa sản phẩm ra thị trường như thế nào. Đây chính
là chức năng phân phối của marketing. Chức năng này được thực hiện thông qua mạng
lưới kênh phân phối sản phẩm của doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay việc hoàn thiện kênh phân phối là điều hết
sức cần thiết .Nếu không tự hoàn thiện mình các doanh nghiệp sẽ tự dần đào thải mình ra
khỏi thị trường
Muốn hoàn thiện được kênh phân phối và tổ chức nó 1 cách hiệu quả thì ta phải
hiểu rõ vai trò của kênh phân phối là gì và thực trang kênh phân phối ở Việt Nam hiện
nay như thế nào ?
a. Vai trò của kênh phân phối trong nền kinh tế thị trường hiện nay là thực hiện
công việc chuyển hàng hoá từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Nó vượt qua những
ngăn cách về thời gian, không gian và quyền sở hữu xen giữa hàng hoá và dịch vụ với
những người sẽ sử dụng chúng. Các thành viên trong một kênh phân phối thực hiện một
số chức năng then chốt và tham gia vào những dòng Marketing sau:
-Thông tin: Thu thập và phổ biến thông tin cùng nghiên cứu Marketing về các
khách hàng tiềm ẩn và hiện có, các đối thủ cạnh tranh và những thành viên cùng những
lực lượng khác trong môi trường Marketing.
-Khuyến mãi: Soạn thảo và truyền bá những thông tin về hàng hoá nhằm thu hút
khách hàng.
- Thương lượng: Cố gắng đạt cho được thoả thuận cuối cùng về giá cả và những
điều kiện khác để có thể thực hiện được việc chuyển giao quyền sở hữu hay quyền sử
dụng hàng hoá, dịch vụ.
- Đặt hàng: Thông tin phản hồi về ý đồ mua hàng của các thành viên kênh phân
phối gửi đến người sản xuất.
- Tài trợ: Tìm kiếm và phân bổ vốn cần thiết để dự trữ hàng hoá ở các cấp khác
nhau của kênh phân phối.
- Chấp nhận rủi ro: Gánh chịu những rủi ro liên quan tới việc thực hiện hoạt động
của kênh.
- Làm chủ tài sản vật chất: Đảm bảo bảo quản và lưu thông sản phẩm vật chất từ
nguyên liệu thô đến khách hàng cuối cùng.
- Thanh toán: Người mua thanh toán hoá đơn của mình qua ngân hàng và các
định chế tài chính khác cho người bán.
- Quyền sở hữu: Chuyển giao thực sự quyền sở hữu từ một tổ chức hay cá nhân
sang một tổ chức hay cá nhân khác.
Những chức năng và các dòng này được liệt kê theo thứ tự thông thường chúng
phát sinh giữa hai thành viên bất kỳ của kênh. Trong số những dòng này có một số dòng
thuận như dòng vật chất, quyền sở hữu, khuyến mãi và một số dòng ngược như dòng đặt
hng, thanh toỏn; ngoi ra cũn cú nhng dũng lu thụng theo c hai chiu nh dũng
thụng tin, thng lng, ti tr v chp nhn ri ro. Tt c cỏc chc nng u cú ba tớnh
cht chung l:
- Chỳng tn dng ht nhng ngun ti nguyờn khan him
- Cú th thc hin tt hn nh chuyờn mụn hoỏ
- Chỳng cú th c chuyn giao gia cỏc thnh viờn trong kờnh
Nu ngi sn xut thc hin tt c nhng chc nng ú thỡ chi phớ v giỏ c ca
h s cao hn. Cũn khi chuyn giao mt s chc nng cho nhng ngi trung gian thỡ chi
phớ v giỏ c ca ngi sn xut s thp hn nhng nhng ngi trung gian phi ly thờm
tin trang tri cho cụng vic ca mỡnh. Ngi tiờu dựng cú th quyt nh t thc hin
mt s chc nng no ú v trong trng hp ny h s c hng giỏ thp hn.
b.Kờnh phõn phi hin nay th trng Vit Nam hin nay cú th c cỏc doanh
nghip Vit Nam s dng mụ t qua s sau:
Sơ đồ 1.1 Các dạng kênh phân phối
Lực l ợ ng
bán hàng
của doanh
nghiệp
Ng ời
sản
xuất
(tổ
chức
đầu
nguồn)
Ng ời
sử
dụng
sản
phẩm
Ngời
bán lẻ
Ngời
bán lẻ
Ngời
bán lẻ
Ngời
bán
buôn
C2
Ngời bán
buôn C1
Lực l ợ ng bán hàng của doanh nghiệp
Lực l ợ ng bán hàng của doanh nghiệp
Lực l ợ ng bán hàng
của doanh nghiệp
Ngời bán
buôn
Nguồn: Giáo trình Marketing TM của TS Nguyễn Xuân Quang
Cú th phõn chia cỏc dng kờnh hiờn nay cỏc doanh nghip s dng theo tiờu thc
trc tip - giỏn tip thnh kờnh phõn phi trc tip, kờnh phõn phi giỏn tip v kờnh
phõn phi hn hp.
* Kờnh phõn phi trc tip
Sơ đồ 1.2 Dạng kênh phân phối trực tiếp
Doanh nghiÖp
§ ¹i lý
Lùc l î ng b¸n
hµng cña
doanh nghiÖp
Kh¸ch hµng (ng êi sö dông)
Nguồn: Giáo trình Marketing TM của TS Nguyễn Xuân Quang
Trong dạng kênh này doanh nghiệp không sử dụng người mua trung gian để phân
phối hàng hoá mà lực lượng bán hàng của doanh nghiệp (kể cả đại lý hoa hồng có hợp
đồng) chịu trách nhiệm trực tiếp bán hàng đến tận người sử dụng hàng hoá (người mua
công nghiệp đối với hàng tư liệu sản xuất và người tiêu thụ cuối cùng đối với hàng tiêu
dùng). Thường áp dụng với hàng công nghiệp vì lượng khách hàng ít, tập trung về mặt
địa lý và mua với số lượng lớn cho mỗi lần mua.
* Kênh phân phối gián tiếp
Là dạng kênh phân phối mà trong đó doanh nghiệp không trực tiếp mà bán hàng
của mình cho người sử dụng sản phẩm thông qua các người mua trung gian là nhà bán
buôn các cấp hay nhà bán lẻ. Tùy theo từng trường hợp mà doanh nghiệp có thể lựa chọn
người mua trung gian phù hợp. Thường áp dụng cho hàng hoá tiêu dùng thông thường vì
khối lượng khách hàng lớn, phân tán về địa lý và mỗi lần thường mua với số lượng nhỏ.
Sơ đồ 1.3 Dạng kênh phân phối gián tiếp
Doanh nghiÖp
§ ¹i lý
Lùc l î ng b¸n
hµng cña
doanh nghiÖp
C¸c ng êi mua trung gian
Kh¸ch hµng (ng êi sö dông)
Nguồn: Giáo trình Marketing TM của TS Nguyễn Xuân Quang
* Kênh phân phối hỗn hợp
Sơ đồ 1.4 Dạng kênh phân phối hỗn hợp
Doanh nghiÖp
§ ¹i lý
Lùc l î ng b¸n
hµng cña
doanh nghiÖp
ng êi mua
trung gian
Kh¸ch hµng
Kh¸ch hµng
Nguồn: Giáo trình Marketing TM của TS Nguyễn Xuân Quang
Đây là một phương án lựa chọn kênh phân phối trên cơ sở sử dụng đồng thời cả
hai dạng kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp. Doanh nghiệp vừa tổ chức bán hàng hoá
trực tiếp đến tận tay người sử dụng, vừa khai thác lợi thế trong hệ thống phân phối của
người mua trung gian.
Ngoài ra, có thể phân chia các dạng kênh phân phối theo tiêu thức dài - ngắn. Để
thiết kế kênh phân phối hàng hoá, doanh nghiệp có thể lựa chọn dạng kênh dài hoặc kênh
ngắn và cũng có thể phối hợp cả hai dạng trên để có phương án kênh hỗn hợp.
* Kênh phân phối ngắn
Là dạng kênh phân phối trực tiếp từ doanh nghiệp đến người sử dụng sản phẩm
hoặc có sử dụng người mua trung gian nhưng không có quá nhiều người mua trung gian
xen giữa khách hàng và doanh nghiệp. Thông thường kênh ngắn được xác định trong
trường hợp không có hoặc chỉ có một loại người mua trung gian tham gia vào kênh phân
phối của doanh nghiệp.
Dạng kênh này có ưu điểm là không làm tăng nhiều chi phí trung gian trong bán
hàng. Doanh nghiệp có thể thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc "gần" với khách hàng để
hiểu rõ và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của họ.
Đồng thời với dạng kênh này doanh nghiệp có thể kiểm soát tốt hơn quá trình bán
hàng, kiểm soát và điều chỉnh tốt hơn các mục tiêu và công cụ Marketing của mình. Để
sử dụng kênh này đòi hỏi doanh nghiệp phải phát triển mạnh lực lượng bán hàng cơ hữu
của mình. Bộ phận bán hàng sẽ phải rất lớn, chi phí cho bộ phận này cao và doanh nghiệp
không có khả năng chuyên môn hoá.
* Kênh phân phối dài
Là dạng kênh phân phối có sự tham gia của nhiều loại người mua trung gian. Hàng
hoá của doanh nghiệp có thể được chuyển dần quyền sở hữu cho một loạt các nhà buôn
lớn đến nhà buôn nhỏ hơn rồi qua nhà bán lẻ đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
Dạng kênh này được áp dụng có hiệu quả khi giới hạn tổng quát được xác định rộng
với các nhóm khách hàng phân tán vì sử dụng có hiệu quả các ưu điểm vốn của người mua
trung gian. Nhằm kéo dài tầm với của doanh nghiệp đến các khách hàng ở các khu vực thị
trường xa, tốt nhất doanh nghiệp nên sử dụng các kênh phân phối dài có sự tham gia của
nhiều người trung gian.
Về nguyên tắc, doanh nghiệp có thể tuỳ ý lựa chọn dạng kênh phân phối mà mình
thích, nhưng cần nắm vững ưu, nhược điểm của các dạng kênh khác nhau, đòi hỏi đáp ứng
yêu cầu từ phía khách hàng và điều kiện của doanh nghiệp để lựa chọn kênh phân phối một
cách khách quan và khoa học nhất.
2. Tổ chức và quản lý kênh phân phối
Tổ chức hay thiết kế kênh phân phối là tất cả những hoạt động liên quan đến việc
phát triển những kênh phân phối mới ở những nơi trước đó nó chưa tồn tại hoặc để cải
tiến các kênh hiện tại. Tổ chức các kênh phân phối của doanh nghiệp trên thị trường là
một quyết định có tính chiến lược của doanh nghiệp, là hoạt động tích cực của người
quản lý. Đây cũng là một công việc phức tạp, liên quan đến phân chia một cách tích cực
các công việc phân phối nhằm tạo một cấu trúc kênh tối ưu. Thiết kế kênh có nghĩa rộng
là một chiến lược được sử dụng như cố gắng của một công ty nhằm đạt được lợi thế phân
biệt trên thị trường, việc sử dụng thiết kế kênh như là một công cụ chiến lược để đạt lợi
thế phân biệt nên luôn luôn thường trực trong suy nghĩ của người quản lý kênh.
Tất cả mọi thành viên của kênh đều phải đối mặt với các quyết định tổ chức kênh.
Tuy nhiên đối với người bán lẻ, thiết kế kênh được xem xét từ phương diện đối lập với
những người sản xuất. Những người bán lẻ nhìn lên phía trên kênh trong cố gắng để có
những nhà cung cấp tốt hơn là nhìn xuống phía dưới kênh tới thị trường người tiêu dùng
cuối cùng (như trong trường hợp đối với người sản xuất). Những người bán buôn đứng
giữa đối mặt với các quyết định thiết kế kênh về cả hai phía: thượng nguồn và hạ nguồn
của kênh.
Khi các doanh nghiệp tổ chức kênh phân phối để tiêu thụ sản phẩm, họ có thể theo
nhiều cách khác nhau, nhưng những công việc cơ bản mà doanh nghiệp phải thực hiện
trong quá trình tổ chức kênh là:
1> Nhận dạng nhu cầu thiết kế kênh phân phối của doanh nghiệp
2> Xác định và phối hợp các mục tiêu phân phối
3> Phân loại các công việc phân phối
4> Đánh giá các biến số ảnh hưởng đến cấu trúc kênh
5> Xác định các cấu trúc kênh có thể thay thế
6> Lựa chọn cấu trúc kênh tối ưu
7> Lựa chọn các thành viên tham gia vào kênh
Mỗi công việc trên phải được thực hiện cẩn thận và theo một trình tự phù hợp để
thiết lập được hệ thống kênh phân phối hiệu quả.
Sau khi doanh nghiệp đã lựa chọn loại cấu trúc kênh và các thành viên của kênh,
hoàn thiện tổ chức các quan hệ trong kênh thì một kênh phân phối hoạt động như một
tổng thể hình thành. Hệ thống kênh có thể được xem như là một hệ thống xã hội trong đó
mỗi thành viên phụ thuộc vào những người khác, mỗi thành viên giữ một vai trò nhất
định và họ có những kỳ vọng nhất định vào các người khác. Doanh nghiệp phải thực hiện
chức năng quản lý điều hành hoạt động của các hệ thống kênh phân phối của mình.
Quản lý kênh phân phối được hiểu là toàn bộ các công việc quản lý điều hành hoạt
động của hệ thống kênh nhằm đảm bảo sự hợp tác giữa các thành viên kênh đã được lựa
chọn qua đó thực hiện các mục tiêu phân phối của doanh nghiệp. Quản lý kênh nhằm
đảm bảo sự hợp tác giữa các thành viên trong kênh và phải nhằm vào những mục tiêu
phân phối định trước.
Hiện nay Việt Nam là nền kinh tế nhiều thành phần với vị trí địa lý đất nước trải
dài từ bắc vào nam vì thế các doanh nghiệp phải luôn linh hoạt trong việc tổ chức kênh
phân phối làm sao có thể đưa đựơc sản phẩm dến được người tiêu dùng 1 cách hiệu quả
nhất.
II. Dược phẩm - Một sản phẩm đặc thù
Dược phẩm cũng như tất cả các loại hàng hoá khác được sản xuất và kinh doanh trên
thị trường cũng chịu sự tác động của các quy luật thị trường như quy luật giá trị, quy luật
cung cầu, luật cạnh tranh… Song dược phẩm có những đặc điểm riêng mà bất cứ tổ chức, cá
nhân nào khi tham gia sản xuất, kinh doanh và quản lý loại sản phẩm này đều phải quan tâm
và hiểu rõ tính năng, tác dụng và đặc điểm của nó.
1.Dược phẩm - sản phẩm liên quan đến sức khoẻ con người
Dược phẩm là loại hàng hoá có liên quan trực tiếp đến sức khoẻ và tính mạng con
người. Đây là sự khác biệt cơ bản nhất của dược phẩm so với các loại hàng hoá khác.
Chính vì vậy ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, dược phẩm được xép vào
loại "Hàng hoá kinh doanh có điều kiện". Điều này được hiểu là để sản xuất, kinh doanh
dược phẩm thì trước khi đi vào hoạt động, các tổ chức, các nhân kinh doanh phải đảm
bảo điều kiện về con người phải có trình độ chuyên môn về Dược, đủ điều kiện về cơ sở
trang thiết bị và các loại yêu cầu khác mà nhiều ngành kinh doanh có điều kiện khác đòi
hỏi. Đó là yêu cầu bảo vệ môi trường, có phương án và phương tiện phòng, chữa cháy và
phải được cơ quan quản lý Nhà nước về y tế có thẩm quyền kiểm tra, cấp giấy chứng
nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh dược phẩm hay còn gọi là "Giấy chứng nhận đủ
điều kiện hành nghề Dược".
Trong quá trình sản xuất và kinh doanh dược phẩm, tổ chức, cá nhân hay còn gọi
là "Người hành nghề Dược" phải luôn luôn đảm bảo tiêu chuẩn và điều kiện kinh doanh
của mình và phải chịu sự giám sát, quản lý chặt chẽ của Nhà nước mà cụ thể là Bộ Y tế
(Cục Quản lý Dược Việt Nam). Bất kỳ một loại thuốc nào khi bắt đầu đưa vào sản xuất
đều phải chịu sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của cơ quan kiểm tra chất lượng Nhà nước
về thuốc với mục đích đảm bảo thuốc được sản xuất ra phải luôn đạt tiêu chuẩn chất
lượng đã quy định và tiêu chuẩn này cũng luôn luôn phải được đảm bảo trong quá trình
lưu thông phân phối thuốc.
Với các sản phẩm dược phẩm, không đảm bảo chất lượng nếu để lưu thông trên thị
trường sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và quyền lợi người tiêu dùng, thậm chí có thể
gây chết người. Vì tính chất đặc biệt này nên việc phòng chống thuốc giả, thuốc kém chất
lượng cần được đặc biệt quan tâm không những từ phía nhà sản xuất kinh doanh mà còn
từ phía cơ quan quản lý Nhà nước về Y tế nói chung và về Dược nói riêng nhằm đảm bảo
an toàn sức khoẻ và tính mạng của người dân, làm lành mạnh thị trường dược phẩm.
2.Dược phẩm - sản phẩm cần có sự chỉ dẫn và định hướng sử dụng của thầy thuốc
Dược phẩm được sử dụng một cách đặc biệt theo sự hướng dẫn của thầy thuốc.
Dược phẩm cho người được sản xuất từ một hoặc nhiều nguyên liệu dược dụng khác
nhau, các nguyên liệu này lại có cấu trúc hoá học có thể tác động lẫn nhau. Vì vậy thuốc
vừa có tác dụng chính trong điều trị bệnh song cũng có thể gây ra những tiêu dùng phụ
không mong muốn. Điều này đòi hỏi bất kỳ người bệnh hoặc người tiêu dùng nào cũng
phải được chỉ định về loại thuốc, số lượng, liều lượng, cách dùng, tác dụng phụ của thuốc
có thể xảy ra trong quá trình dùng thuốc phòng và điều trị bệnh.
3.Dược phẩm - một sản phẩm cần đạt những yêu cầu chặt chẽ
Dược phẩm có quy định chặt chẽ về chất lượng thuốc và thời gian sử dụng hay
còn gọi là "tuổi thọ của thuốc" nên trong quá trình sản xuất kinh doanh dược phẩm, người
sản xuất kinh doanh, cơ quan quản lý Nhà nước về Dược và đặc biệt là người tiêu dùng
cần thiết phải luôn luôn theo dõi chất lượng và tuổi thọ của thuốc. Trong thời hạn sử
dụng, thuốc sẽ phát huy tốt tác dụng, nếu quá thời hạn đó thuốc có thể giảm chất lượng
hoặc không còn tác dụng và sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng người tiêu dùng.
Có nhiều loại thuốc dễ bị biến chất dưới tác động của môi trường nếu không được bảo
quản đúng điều kiện, vì vậy người sản xuất, kinh doanh thuốc cần có kho bảo quản các
loại thuốc đặc biệt đó.
4.Dược phẩm - loại sản phẩm phổ biến
Dược phẩm không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và tính mạng con người
mà còn là hàng hoá thiết yếu đối với bất kỳ người dân nào. Như vậy ta có thể thấy rằng
phạm vi và nhu cầu sử dụng thuốc rất rộng lớn, luôn tỷ lệ thuận với sự gia tăng dân số.
Người sản xuất, kinh doanh dược phẩm hay Nhà quản lý các hoạt động sản xuất
kinh doanh thuốc cũng cần nhận thức rằng nhu cầu về thuốc không chỉ phụ thuộc vào dân
số, điều kiện tự nhiên, xã hội mà còn phụ thuộc vào sự gia tăng mức thu nhập của người
dân, tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế mà người dân có nhu cầu thuốc khác nhau. Những
người có thu nhập cao thường có xu hướng chọn các loại thuốc có giá trị tiền cao, nhất là
thuốc ngoại trong khi những người có thu nhập thấp lại mua các loại thuốc nội có giá
thành thấp hơn. Khi mức thu nhập của người dân được nâng lên thì nhu cầu về mua và sử
dụng thuốc của họ cũng được nâng lên, điều kiện lựa chọn và khả năng chi trả của họ
cũng tăng lên.
Với các đặc điểm của dược phẩm nêu trên, đối với người sản xuất và kinh doanh
dược phẩm thì ngoài mục tiêu là lợi nhuận còn phải luôn luôn nêu cao lương tâm và trách
nhiệm nghề nghiệp chứ không chỉ coi mục tiêu lợi nhuận là chủ yếu. Đối với Cơ quan
quản lý Nhà nước về Dược, Bộ Y tế bên cạnh việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp
luật để quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh dược phẩm còn phải quan tâm đến việc
xây dựng quy định về Y đức, Dược Đức cho người hành nghề Y và Dược, đồng thời phải
có biện pháp xử phạt nghiêm minh đối với những người vi phạm quy định về hành nghề
đặc biệt là vi phạm về đạo đức nghề nghiệp
Vì những đặc điểm trên mà kênh phân phối phải được các doanh nghiệp điều
chỉnh cho phù hợp với đặc tính của dược phẩm.
III. Tổ chức và quản lý kênh phân phối dược phẩm ở Việt Nam
Hiện tại ở Việt nam, kênh phân phối dược phẩm được quan niệm là là dòng
chuyển giao quyền sở hữu dược phẩm từ doanh nghiệp sang người tiêu dùng cuối cùng
và các đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm khác.
Kênh phân phối dược phẩm được trải khắp các nơi trên toàn quốc để đến được tay
ngưòi tiêu dùng.Việc tổ chức và quản lý kênh phân phối dược phẩm hiện nay cũng đã
được Nhà nước quan tâm đúng mức đang ngày càng hoàn thiện hơn, mặc dù vẫn còn
nhiều khó khăn bất cập trước nền kinh tế thị trường mở cửa đầy biến động
Kênh phân phối dược phẩm ở việt nam mang đầy đủ tính chất của 1 kênh phân
phối trong nền kinh tế thị trường mặc khác nó còn mang 1 số tính chất riêng do dược
phẩm là 1 sản phẩm đặc biệt
Nó chịu sự ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố bên ngoài khiến cho cơ cấu kênh phân phối
việt nam có nhiều dặc điểm. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức và quản lý mạng lưới
kênh phân phối dược phẩm ở các doanh nghiệp có thể kể đến là:
- Môi trường kinh tế: Nền kinh tế ngày càng phát triển đã làm cho cuộc sống của
nhân dân ngày càng được cải thiện, sức khoẻ ngày càng được quan tâm hơn từ đó nhu
cầu sử dụng những loại thuốc tốt, đắt tiền cũng tăng lên theo. Khi Việt Nam hội nhập
kinh tế với các nước trên thế giới, thị trường dược phẩm cũng phải mở cửa để cho nhiều
hãng dược phẩm lớn của nước ngoài xâm nhập và cạnh tranh với các hãng của Việt Nam.
- Môi trường văn hoá xã hội: Sự thay tăng dân số nhanh chóng và các bệnh nan
y, bệnh lạ ngày càng xuất hiện nhiều đã làm nhu cầu sử dụng thuốc ngày càng tăng lên.
Nhiều người dân vẫn còn xu hướng sính dùng hàng ngoại nên số lượng thuốc nhập ngoại
rất lớn dù trong nước đã sản xuất được gây ảnh hưởng đến sự phát triển ngành sản xuất
dược phẩm trong nước.
- Môi trường kỹ thuật công nghệ: Nhờ công nghệ thông tin phân phối giúp tổ
chức kênh ngắn gọn hơn, không quá nhiều thành viên trung gian đồng thời sự quản lý các
thành viên kênh đơn giản mà vẫn đạt hiệu quả cao. Các tiến bộ trong lĩnh vực khoa học
khác đã hỗ trợ cho hoạt động tổ chức và quản lý mạng lưới kênh phân phối thuốc.
- Môi trường chính trị - pháp luật: gồm thể chế chính sách của Nhà nước quy
định về hoạt động phân phối tiêu thụ sản phẩm, pháp lệnh về giá, luật cạnh tranh, luật
chống độc quyền, luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ… cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc
thiết kế và quản lý hệ thống kênh phân phối dược phẩm của các doanh nghiệp. Trước đây
Nhà nước chỉ cho phép 1 hãng dược phẩm nước ngoài làm nhà phân phối thuốc ngoại
trên thị trường Việt Nam nên hãng này đã thao túng thị trường, gây khó khăn cho các
doanh nghiệp trong việc mua và phân phối thuốc. Khi nhà nước chưa có những quy định
và chính sách về quản lý giá đã làm cho các cửa hàng tự ý nâng giá thuốc, ảnh hưởng đến
cuộc sống của mọi người dân. Hiện nay Nhà nước đang thảo luận để đưa ra chính sách về
giá thuốc và nhập khẩu thuốc góp phần làm bình ổn thị trường này.
- Trình độ dân trí: đây cũng là một tác nhân ảnh hưởng không nhỏ đến nhu cầu về
thuốc vì thực chất nhu cầu thuốc xuất phát từ nhận thức về sức khoẻ và bảo vệ sức khoẻ
của người dân.
Ngoài ra còn có một số nhân tố thuộc môi trường vi mô ảnh hưởng trực tiếp đến
hoạt động tổ chức và quản lý kênh phân phối của doanh nghiệp như:
- Mục tiêu phân phối của các thành viên kênh và các yêu cầu của hoạt động phân
phối.
- Chính sách phân phối của công ty và chính sách hỗ trợ của nhà sản xuất giành
cho thành viên trung gian.
- Nguồn lực của doanh nghiệp về tài chính, nhân lực, uy tín… liên quan đến việc
sử dụng sức mạnh điều khiển kênh hay khoản chi phí đầu tư cho quản lý.
- Trình độ, kinh nghiệm và tiềm lực tài chính của các thành viên kênh.
- Đặc điểm về sản phẩm.
- Đặc điểm của từng nhóm khách hàng.
- Số lượng các thành viên tham gia vào kênh…
Trước sự ảnh hưởng của các môi trường tác động như thế kênh phân phối dược
phẩm ở Việt Nam thường là kênh hỗn hợp để phù hợp với thực tế.
Nối riêng thì các tác nhân có thể tác động trực tiếp đến kênh phân phối dược phẩm ở
Việt nam hiện nay gồm có
- Người tiêu dùng: Người dân ngày càng nâng cao trình độ văn hoá học vấn việc đòi
hỏi sử dụng thuốc càng phức tạp. Ngưòi tiêu dùng có xu hướng hay mua thuốc tại
các cửa hàng thuốc chính vì thế kênh phân phối gián tiếp cũng đặc biệt được chú
trọng.Thứ hai là rất nhều người chú trọng sử dụng thuốc ngoại vì thế ảnh hưởng
không ít đến sự phát triển của dược phẩm trong nước.
- Các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm: Trước nền kinh tế mở cửa ngày càng
cạnh tranh các doanh nghiệp nước ngoài nhảy vào việt nam gây không ít khó
khăn cho các doanh nghiệp trong nước. Chính vì thế các doanh nghiệp trong nứơc
đã có những điều chỉnh phù hợp để cạnh tranh được., từ đó kênh phân phối dược
phẩm ở việt nam ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp
-Yêu cầu và can thiệp của nhà nước: Vì dược phẩm là một sản phẩm đặc thù mang
tính chất riêng, nó ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dùng,chính vì thế nhà nước
đặc biệt chú trọng đến việc tiêu dùng và phân phối thuốc. Nhà nước xây dựng các
văn bản quy phạm pháp luật để quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh dược phẩm
còn phải quan tâm đến việc xây dựng quy định về Y đức, Dược Đức cho người
hành nghề Y và Dược, đồng thời có biện pháp xử phạt nghiêm minh đối với những
người vi phạm quy định về hành nghề đặc biệt là vi phạm về đạo đức nghề nghiệp.
Điều này ảnh hưỏng nhiều đến kênh phân phối dược phẩm ở việt nam.Nó mang
tác động tích cực đến bộ mặt dược phẩm.Sự can thiệp của nhà nước giúp các
doanh nghiệp trong nước có điều kiện phát triển đồng thời cũng mở của cho các
doanh nghiệp nước ngoài vào việt nam.
Trên thị trường ở Việt Nam hiện nay, số lượng doanh nghiệp sản xuất dược phẩm
không nhiều nhưng nhu cầu dược phẩm lại lớn nên hệ thống kênh phân phối của ngành
dược phẩm rất đa dạng, từ kênh dài tới kênh ngắn, trực tiếp tới gián tiếp, đặc biệt các cửa
hàng bán lẻ thuốc rất phát triển do người tiêu dùng thường mua thuốc ở đây. Đối với mặt
hàng dược phẩm, có thể thấy thị trường dược phẩm rất rộng, hầu hết mọi người đều có
nhu cầu sử dụng một loại dược phẩm nào đó nên có một hệ thống mạng lưới kênh phân
phối thuốc rộng rãi tới mọi nơi là cần thiết để đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu của
người tiêu dùng.Chính vì thế hiện nay việc tổ chức và hoàn thiện kênh phân phối là việc
cấp bách với bất kì doanh nghiệp dược phẩm nào.
Đối với kênh phân phối dược phẩm chung của các doanh nghiệp trên thị trừơng
Việt Nam là thế , muốn xây dựng hoàn thiện và tổ chức hiệu quả kênh phân phối của
công ty dựơc phẩm TW1 ta cần phải hiểu rõ thực trạng kênh phân phối hiện nay của
Công ty. Điều này sẽ được em nói đến trong Chương II: Thực trạng Tổ chức và quản lý
mạng lưới kênh phân phối ở Công ty dược phẩm TWI
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ MẠNG LƯỚI KÊNH
PHÂN PHỐI Ở CÔNG TY DƯỢC PHẨM TWI
I. Tổng quan về Công ty dược phẩm TW1
1. Công ty dược phẩm TW1
1.1. Giới thiệu về Công ty
Công ty Dược phẩm Trung ương 1 là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, hạch
toán độc lập và là thành viên của Tổng công ty Dược Việt Nam.
Công ty là doanh nghiệp Nhà nước hạng 1, được thành lập lại với tên gọi như hiện
nay theo quyết định số 408-BYT-QĐ ngày 22/4/1993 của Bộ Trưởng Bộ Y tế Việt Nam.
Tên giao dịch quốc tế là: Central Pharmaceutical Company Number One (CPC 1).
Trụ sở chính: 356 đường Giải Phóng, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội.
Điện thoại: 04.8641342; 6647338 – Fax: 04.8462106.
Tài khoản số: 10201 00000 28055 tại Sở Giao dịch 1 , ngân hàng Công thương
Việt Nam.
Mã số thuế: 01001 08536-1
Ngoài trụ sở chính, công ty còn có các chi nhánh và hiệu thuốc cụ thể như sau:
- Chi nhánh TP Hồ Chí Minh địa chỉ tại 299/23L Lý Thường Kiệt, phường 15, quận
11, TP Hồ Chí Minh.
- Chi nhánh Bắc Giang: đường Thánh Thiên, TP Bắc Giang.
- Cửa hàng thuốc liên doanh Nghệ An tại đường Nguyễn Thị Minh Khai, TP Vinh,
tỉnh Nghệ An.
- Các hiệu thuốc từ số 1 đến số 10 đặt tại nhiều địa điểm trong TP Hà Nội: 356
đường Giải Phóng, 136 Nguyễn Lương Bằng, 105/106 Nguyễn Công Trứ, Khu đô
thị mới Định Công, số 7 và 8 Ngọc Khánh, 31 Láng Hạ.
Các lĩnh vực kinh doanh của công ty bao gồm:
- Kinh doanh xuất nhập khẩu các thành phẩm thuốc tân dược, đông dược phòng và
chữa bệnh cho người. Các nguyên phụ liệu để sản xuất thuốc tân dược, bao bì dược phẩm
và các sản phẩm y tế khác. Tinh dầu, hương liệu, dầu động thực vật phục vụ trong ngành
y tế. Bông băng gạc, kính mát, kính thuốc, dụng cụ y tế thông thường, vật tư y tế tiêu
hao, máy móc thiết bị y tế và dược. Mỹ phẩm, sản phẩm vệ sinh, sản phẩm dinh dưỡng.
Hóa chất các loại, kể cả các hóa chất xét nghiệm và kiểm nghiệm trong ngành y tế. Sinh
phẩm và vắc xin tiêm chủng các loại.
- Dịch vụ nhập khẩu ủy thác, cho thuê văn phòng kho xưởng, dịch vụ vận chuyển
hàng hóa.
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Dược phẩm TWI
1.2.1. Lịch sử hình thành
Công ty Dược phẩm TW 1 đã được hình thành từ năm 1945 ngay sau khi đất nước
giành được độc lập. Do quy mô và phạm vi hoạt động còn nhỏ hẹp nên ban đầu là một
đơn vị trực thuộc Bộ Nội thương dưới tên gọi: Công ty thuốc Nam-Bắc. Đến năm 1956
chuyển về Bộ Y tế quản lý, trực thuộc Cục phân phối Dược phẩm với tên gọi Quốc doanh
Y Dược phẩm trung ương.
Công ty chính thức được thành lập ngày ngày 01/4/1971 với tên gọi: “ Công ty
Dược Dược phẩm cấp 1” và đổi tên thành “ Công ty Dược phẩm TW 1” theo quyết định
số 408/BYT-QĐ ngày 22 tháng 4 năm 1993.
Khi thành lập năm 1993, công ty có vốn kinh doanh bao gồm:
Vốn cố định: 41 tỷ 202 triệu đồng
Vốn lưu động: 4 tỷ ba trăm sáu mươi hai triệu đồng.
Hiện nay công ty được xếp là Doanh nghiệp Nhà nước hạng I và hạch toán kinh tế
độc lập, chịu sự quản lý về chuyên môn của Bộ Y tế và Tổng Công ty Dược Việt Nam.
Công ty đã xây dựng được mạng lưới phân phối thuốc rộng khắp ở nhiều tỉnh, thành phố
trên cả nước. Hệ thống quản lý chất lượng được hoàn thiện, vận hành theo tiêu chuẩn của
hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000, nổi bật là hệ thống kho đạt tiêu chuẩn thực
hành bảo quản tốt -GSP (Good Store Practise) và phòng Kỹ thuật kiểm nghiệm được
trang bị khá hiện đại và hoạt động hiệu quả.
1.2.2. Quá trình phát triển
Trong suốt hơn 60 năm hoạt động trên lĩnh vực phân phối dược phẩm và thiết bị Y
tế, vượt qua bao nhiêu khó khăn, thử thách trong chiến tranh và trong hòa bình, công ty
đã luôn luôn đứng vững, đi lên và phát triển. Với sự linh hoạt, nhanh nhạy trong cơ chế
thị trường, toàn thể nhân viên trong công ty đã nỗ lực hết mình hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ kinh doanh và chính trị của ngành mà Đảng và Bộ Y tế đã giao phó.
Trong kháng chiến chống Mỹ, công ty đã góp phần tích cực trong việc chăm sóc
sức khỏe nhân dân, bộ đội nhằm chống lại chiến tranh phá hoại miền Bắc của kẻ thù, vận
chuyển thuốc men, thiết bị vật tư y tế cho các chiến trường B, C, K. Công ty vừa là một
tổng kho dự trữ thuốc men, vừa là đầu mối duy nhất cung ứng dược phẩm, hóa chất dược
cho các tỉnh từ Bình Trị Thiên trở ra miền Bắc kể cả sau ngày giải phóng miền Nam năm
1975.
Khi đất nước bắt đầu công cuộc đổi mới, công ty D-îc phÈm TW1 vẫn giữ được
truyền thống là đơn vị đầu ngành ở phía Bắc, hoàn thành hai nhiệm vụ cơ bản. Công ty
vừa làm nhiệm vụ kinh doanh , vừa vẫn hoàn thành tốt các nhiệm vụ công ích như: dự trữ
thuốc quốc gia, nhập khẩu, cung ứng thuốc cho các chương trình cộng đồng, phòng
chống bệnh xã hội (lao, phong, AIDS…), thuốc cấp cứu, điều trị cho các đợt bị thiên tai,
thảm họa, dịch bệnh ….
Hiện nay, trong cơ chế thị trường bị cạnh tranh gay gắt, công ty đã linh hoạt uyển
chuyển trong chiến lược và chiến thuật kinh doanh. D-îc phÈm TW1 đã thực hiện tốt việc
định hướng đầu tư chiều sâu theo hướng hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa trong công
nghệ phân phối thuốc, vật tư y tế theo tiêu chuẩn khu vực và quốc tế. Công ty Dược
phẩm TW1 đã và đang hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là áp dụng công nghệ
thông tin trong hệ thống quản lý để nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, cung cấp các dịch
vụ tốt nhất cho khách hàng. Hiện tại công ty đã kinh doanh khoảng 2000 mặt hàng với
3000 khách hàng, trong đó có hơn 500 khách hàng thường xuyên. Trong đó, đặc biệt là
công ty đã cung cấp thuốc qua các chương trình, qua kênh đấu thầu cho các bệnh viện
điều trị tuyến trung ương, tuyến tỉnh, tuyến huyện, góp phần giúp các cơ sở khám chữa
bệnh nâng cao hiệu quả điều trị. Hiện tại công ty bắt đầu xây dựng kênh phân phối thuốc
tới tận các nhà thuốc bán lẻ, trước mắt là trong địa bàn thành phố Hà Nội.
1.2.3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty d-îc phÈm TW1
Như đã nói ở trên D-îc phÈm TW1 có cả 2 nhiệm vụ: phục vụ công ích về Y tế
quốc gia vừa kinh doanh sản xuất. Hiện nay công ty được Nhà nước giao cho các chức
năng và nhiệm vụ cụ thể như sau:
Chức năng:
Xuất nhập khẩu trực tiếp và ủy thác nguyên liệu, hóa chất, trang thiết bị, dụng cụ,
vật tư y tế, thành phẩm tân dược, hóa mỹ phẩm, các sản phẩm dinh dưỡng.
Kinh doanh, sản xuất và cung ứng thuốc đến các cơ sở kinh doanh, điều trị từ
trung ương tới địa phương.
Nhiệm vụ:
- Là người trợ giúp đắc lực cho Bộ Y tế và Tổng công ty Dược Việt Nam trong việc
tổ chức, chỉ đạo mạng lưới phân phối lưu thông dược phẩm. Tham mưu về đường
lối, chính sách về ngành dược cho Bộ Y tế và Tổng công ty Dược Việt Nam.
- Có nghĩa vụ nhận vốn, nhận nợ, bảo toàn và phát triển vốn, sử dụng có hiệu quả
các nguồn lực về tài sản cố định, trang thiết bị, vốn của Nhà nước giao cho để thực
hiện các nhiệm vụ kinh doanh và công ích mà hàng năm Tổng công ty Dược Việt
nam, Cục Quản lý Dược Việt Nam giao phó.
- Thực hiện nộp thuế đầy đủ cho ngân sách Nhà nước, trích nộp cho Tổng Công ty
Dược Việt Nam theo các quy định của điều lệ và quy chế tài chính của Tổng công
ty.
- Tổ chức nhập khẩu, tiếp nhận, bảo quản và phân phối nguyên liệu, phụ liệu kịp
thời, đúng chủng loại, chất lượng, số lượng cho sản xuất của các đơn vị sản xuất
dược phẩm và cho nhu cầu của các đơn vị y tế khác.
- Đảm bảo xuất nhập khẩu, mua bán nội địa, bảo quản và phân phối thành phẩm tân
dược, vật tư, trang thiết bị y tế, hóa chất, sinh phẩm trong cả nước. Đặc biệt trong
đó có nhiệm vụ quản lý, xuất nhập mua bán các thuốc gây nghiện, hướng tâm
thần, thuốc độc A-B, nguyên liệu sản xuất thuốc độc cho các tỉnh phía Bắc theo
đúng quy chế của ngành và của pháp luật.
- Thực hiện tốt công tác dự trữ quốc gia, luân chuyển, đảo hạn trong kho dự trữ
quốc gia để nhằm đảm bảo cung ứng đầy đủ, tức thời cho các chương trình thường
kỳ và khẩn cấp trong ngành y tế Việt Nam. Cùng với công ty Dược Phẩm Trung
ương 2 (ở TP Hồ Chí Minh), công ty Dược phẩm Trung ương 3 (ở Đà Nẵng) là 3
doanh nghiệp giữ vai trò chủ đạo của ngành Dược ở 3 miền, tham gia bình ổn giá
cả thị trường.
- Tổ chức sản xuất Dược phẩm, xây dựng nhà máy sản xuất Dược phẩm đạt tiêu
chuẩn thực hành sản xuất tốt theo khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới – GMP
WHO (Good Manufacture Practice - recommended by WHO).
- Thực hiện tốt công tác xã hội, chăm lo tốt đời sống vật chất và tinh thần của người
lao động trong công ty, tham gia đóng góp vật chất, tinh thần cho các phong trào
quyên góp từ thiện, an sinh xã hội. Đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Phối hợp với các trường Đại học, trung học chuyên nghiệp để đào tạo nhân lực
cung cấp cho nhu cầu sử dụng của công ty.
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty Dược phẩm TW1
1.3.1 Cơ cấu tổ chức của công ty
Trong quá trình hình thành và phát triển công ty đã liên tục thay đổi về cơ cấu tổ
chức để phù hợp với tình hình kinh doanh luôn luôn biến động. Hiện nay cơ cấu tổ chức
của công ty bao gồm:
- Ban Giám đốc (BGĐ) gồm một Giám đốc (GĐ) và 03 phó giám đốc (PGĐ).
- Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu (PKDXNK).
- Phòng Kho vận: kho tàng và vận chuyển hàng hoá .
- Phòng Kế toán tài vụ, phòng Tổ chức hành chính (PTCHC).
- Phòng Kỹ thuật kiểm nghiệm (PKTKN).
- Chi nhánh TP Hồ Chí Minh (CNTPHCM) + Chi nhánh tỉnh Bắc Giang (CNBG).
- Các hiệu thuốc (HT).
- Phòng Bảo vệ (PBV).
- Phân xưởng ra lẻ (PX).
1.3.2.Sơ đồ tổ chức và chức năng nhiệm vụ các phòng ban
Chú thích viết tắt:
PGĐ: Phó Giám đốc TP: Trưởng phòng
QMR: Người đại diện quản lý chất lượng của công ty (Quality Manager
Representative) CNTPHCM: Chi nhánh công ty tại thành phố Hồ Chí Minh
CNBG: Chi nhánh công ty tại tỉnh Bắc Giang. HT: Hiệu thuốc
PKDXNK: phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu PKTTV: Phòng Kế toán-tài
vụ
PTCHC: phòng Tổ chức hành chính PBV: Phòng Bảo vệ
PKV: Phòng Kho vận PX: Phân xưởng ra lẻ
PKTKN: Phòng Kỹ thuật kiểm nghiệm
HT 9 ĐC: Hiệu thuốc số 9 Định Công, Hà Nội
HT 136NLB: Hiệu thuốc 136 Nguyễn Lương Bằng, Hà Nội
HT 8NK: Hiệu thuốc số 8 Ngọc Khánh, Hà Nội.
GIÁM ĐỐC
PGĐ 1 kiêm TP
KDXNK
PGĐ 2 kiêm
TPKTTV
PGĐ 3 kiêm
QMT
CN TPHCM
PKDXNK
Các HT
CNBG
PKTTV
PTCHC
PBV
PKV
PX
PKTKN
HT 9
ĐC
HT 10
136
NLB
HT 8
NK
HT 1
HT 2
HT 3
HT 4
HT 6
HT 5
B
ộ phận
liên quan t
ới tiêu
thụ sản phẩm