Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn và đánh giá chất thải rắn nguy hại tại khu công nghiệp hố nai III, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai và đề xuất quản lý pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 106 trang )







ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP



ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
VÀ CHẤT THẢI RẮN NGUY HẢI TẠI KHU CÔNG
NGHIỆP HỐ NAI III, HUYỆN TRẢNG BOM, TỈNH
ĐỒNG NAI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ



Ngành : MÔI TRƯỜNG
Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG



GVHD : Th.S VŨ HẢI YẾN
SVTH : TRẦN QUANG HUY
Lớp : 06DMT
MSSV : 106108007


TP. Hồ Chí Minh, 2011



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG
NGHỆ TP. HCM
i

1. Đầu đề Đồ án tốt nghiệp:
Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn và chất thải rắn nguy hại tại KCN Hố Nai 3, Huyện
Trảng Bom, Tỉnh Đồng Nai và đề xuất các giải pháp quản lý
2. Nhiệm vụ (yêu cầu về nội dung và số liệu ban đầu:
Ø Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai và KCN Hố Nai
Ø Tìm hiểu tổng quan về chất thãi rắn KCN Hố Nai
Ø Tìm hiểu hiện trạng thu gom CTR và CTR nguy hại KCN Hố Nai
Ø Đề xuất các giải pháp về kỹ thuật, cơng cụ pháp lý và giáo dục mơi trường trong KCN
Hố Nai
3. Ngày giao Đồ án tốt nghiệp :15/10/2010
4. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 08/01/2011
5. Họ tên người hướng dẫn Phần hướng dẫn
Th.S Vũ Hải Yến
Hướng dẫn tồn phần


Nội dung và yêu cầu LVTN đã được thông qua Bộ môn.
Ngày tháng năm 20
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN NGƯỜI HƯỚNG DẪN CHÍNH
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)







BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC KTCN TPHCM
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐỘC LẬP - TỰ DO – HẠNH PHÚC



KHOA:
Mơi Trường & CNSH
BỘ MÔN: K
ỹ thuật Mơi trường
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

HỌ VÀ
TÊN: Trần Quang Huy
MSSV:

106108007

NGÀNH: Kỹ thuật Mơi Trường LỚP: 06DMT
PHẦN DÀNH CHO KHOA, BỘ MÔN

Người duyệt (chấm sơ bộ): ………………………………………
Đơn vò:………………………………………………………………………………
Ngày bảo vệ:…………………………………………………………………….
Điểm tổng kết:…………………………………………………………………
Nơi lưu trữ Đồ án tốt nghiệp: …………………………………

ii
LỜI CẢM ƠN

Trước tiên con xin bày tỏ lòng yêu thương đến ba, mẹ đã dạy con bài học làm người
và luôn ở bên con trong những lúc khó khăn nhất.

Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến Thạc Sỹ Vũ Hải Yến đã trực tiếp
hướng dẫn và tạo mọi điều kiện giúp em hoàn thành khóa luận này.

Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến các anh chị công tác tại Phòng môi
trường Khu Công Nghiệp Hố Nai huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai đã nhiệt tình chỉ bảo,
giúp đỡ và động viên để em hoàn thành tốt công việc của mình.

Xin gửi lời tri ân đến thầy cô khoa Môi Trường trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ
Tp.HCM đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn em trên con đường nghiên cứu khoa học.

Cuối cùng là lời cảm ơn dành cho các bạn đã luôn ở bên cạnh tôi, ủng hộ tôi và giúp
đỡ tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.





















iii
LỜI CAM ĐOAN


Tôi cam đoan rằng Đồ án tốt nghiệp này là do chính tôi thực hiện, dưới sự hướng
dẫn khoa học của ThS Vũ Hải Yến các số liệu thu thập và kết quả phân tích là trung thực,
không sao chép từ bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào.


Ngày 08 tháng 03 năm 2011
Sinh viên thực hiện









TRẦN QUANG HUY






























iv


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Đặt vấn đề 1
Mục đích nghiên cứu của đề tài 1
Nội dung nghiên cứu của đề tài 2
Phạm vi nghiên cứu của đề tài 2

Phương pháp nghiên cứu 2

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2

CHƯƠNG I 3

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TỈNH ĐỒNG NAI VÀ KHU CƠNG NGHIỆP HỐ
NAI 3

1.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI
CỦA TỈNH ĐỒNG NAI: 3

1.1.1 Vị trí địa lý và diện tích tự nhiên 3

1.1.2 Đặc điểm giao thơng – cơ sở hạ tầng 5

1.1.3 Đặc điểm khí hậu 6

1.1.4 Đặc điểm địa hình 6

1.1.5 Tài ngun nước mặt 7

1.1.6 Tài ngun nước ngầm 7


1.2. ĐẶC ĐIỀM KINH TẾ TỈNH ĐỔNG NAI 8

1.2.1 Đặc điểm kinh tế 8

1.2.2. Phát triển cơng nghiệp 8

Bảng1.1: Danh sách các Khu cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai 10

1.2.3 Phát triển nơng nghiệp 13

1.2.4 Phát triển thương mại – dịch vụ 13

1.3. ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG NAI 13

1.3.1 Dân số, mật độ dân số 13

1.3.2 Lao động, việc làm và mức sống 14

1.3.3 Hoạt động giáo dục 14

1.3.4 Hoạt động y tế 14

1.4. GIỚI THIỆU VỀ KHU CƠNG NGHIỆP HỐ NAI – HUYỆN TRẢNG BOM
– TỈNH ĐỒNG NAI 14

1.4.1 Tổng quan về Khu cơng nghiệp Hố Nai 14

Bảng 1.2 Danh sách các cơng ty trong KCN Hố Nai 16


CHƯƠNG II 24

TỔNG QUAN CHẤT THẢI RẮN VÀ CHẤT THẢI RẮN NGUY HẠI 24

2.1 TỔNG QUAN VỀ CTR SINH HOẠT 24

2.1.1 Định nghĩa CTR Sinh Hoạt 24

2.1.2: Nguồn gốc và thành phần CTR 24

2.1.2.1 Nguồn phát sinh 24

Bảng 2.1: Nguồn phát sinh và các dạng chất thải rắn 25

2.1.2.2: Thành phần 25
Bảng 2.2: Thành phần phân loại của chất thải rắn. 25

2.1.3 Tính chất của chất thải rắn 26


v
2.1.3.1 Tính chất lý học của chất thải rắn sinh hoạt 26

Bảng 2.3: Số liệu thường thấy về độ ẩm của chất thải rắn sinh hoạt 28

Bảng 2.4 : Năng lượng và phần chất trơ có trong chất thải rắn từ khu dân

30

2.2 TỔNG QUAN VỀ CRT CƠNG NGHIỆP NGUY HẠI 33


2.2.1 Định nghĩa chất thải nguy hại 33

2.2.2 Đặc tính của chất thải nguy hại 34

2.2.3 Nguồn phát sinh chất thải rắn cơng nghiệp nguy hại 37

2.2.4 Phân loại chất thải rắn nguy hại 37

Bảng 2.6: Bảng phân loại CTR NH theo ngành cơng nghiệp 38

Bảng 2. 7: Các ngành cơng nghiệp và dạng chất thải phát sinh 40

2.3 TỔNG QUAN CTR CƠNG NGHIỆP KHƠNG NGUY HẠI 42

2.3.1 Khái niệm CTR Cơng Nghiệp khơng nguy hại 42

2.3.2 Nguồn gốc phát sinh 43

2.4 TRUNG CHUYỂN VÀ VẬN CHUYỂN 43

2.4.1 Đối với CTR Sinh Hoạt trong KCN 43

2.4.2 Đối với CTR Cơng Nghiệp nguy hại và khơng nguy hại 44

2.5 XỬ LÝ VÀ CHƠN LẤP 46

2.5.1 Phương pháp ổn định CTR bằng cơng nghệ Hydromex 46

2.5.2 Xử lý chất thải bằng phương pháp sinh học 46


2.5.3 Xử lý rác thải bằng phương pháp đốt 47

2.5.4 Phương pháp chơn lấp 48

CHƯƠNG 3 49

HIỆN TRẠNG THU GOM CTR VÀ CTR NH TẠI KCN HỐ NAI 49

3.1. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN KCN HỐ NAI 49

3.1.1

Sơ đồ hệ thống quản lý 49

3.1.2. Nhiệm vụ của ban quản lý 49

3.1.3. Chất thải rắn sinh hoạt 50

3.1.3.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ở KCN 50

3.1.3.2. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt 50

3.1.4. Chất thải rắn cơng nghiệp 50

3.1.4.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ở KCN 50

3.1.4.2. Khối lượng chất thải rắn cơng nghiệp 50

3.1.5. Chất thải rắn Nguy Hại 51


3.1.5.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn Nguy Hại ở KCN 51

3.1.5.2. Khối lượng chất thải rắn Nguy Hại 51

Bảng 3.1: Bảng thống kê khối lượng rác từ 2009 51

Bảng 3.2: Bảng thống kê khối lượng rác từ 2010 52

3.1.5.3 Thành phần CTR Nguy hại 53

Bảng 3.3: danh mục chất thải CTy TNHH Ken Fon 53

Bảng 3.4: danh mục chất thải CTy TNHH Geo Gear 54

Bảng 3.4: Danh mục chất thải CTy TNHH SEEWELL 54

3.1.6. Biện pháp lưu trữ 55

3.1.7. Hình thức thu gom 55

3.1.7.1. Hình thức thu gom với rác sinh hoạt 55


vi

3.1.7.2 Hình thức thu gom với chất thải công nghiệp không nguy hại 56

3.1.8. Hoạt động thu gom của đội vệ sinh dân lập 57


3.1.8.1 Hoạt động của đội vệ sinh trong Khu công nghiệp 57

3.1.8.2 Hoạt động của đội vệ sinh của công ty Môi trường 57

3.1.8.3 Phương tiện thu gom chất thải khu công nghiệp 58

Bảng 3.5: Tên các doanh nghiệp và phương tiện thu gom 58

3.1.9. Một số sơ đồ xử lý chất thải mà các Công Ty đang áp dụng 59

Hình 3.1: sơ đồ xử lý rác sinh hoạt 59

Sơ đồ 3.3: sơ đồ công nghệ làm phân Compost 60

Hình 3.4: sơ đồ tái chế nhựa từ rác sinh hoạt 61

Hình 3.5: sơ đồ lò đốt rác sinh hoạt 62

Hình 3.6: Hệ thống thiêu đốt chất thải 63

CHƯƠNG 4 64

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ 64

4.1. Một số giải pháp ứng dụng xử lý chất thải rắn công nghiệp 64

4.1.1. Giải pháp hóa học và hóa lý nhằm tái sinh CTNH 64

Một số giải pháp bao gồm : 64


4.1.2. Giải pháp sinh học – hướng để sản xuất phân Compost 65

Công nghệ này được phân chia thành 2 loại : 66

4.1.3. Giải pháp thiêu đốt CTRCN và CTCNNH nhằm thu hồi nhiệt 67

4.2. Một số giải pháp ứng dụng quản lý chất thải rắn công nghiệp 70

4.2.1. Quản lý chất thải công nghiệp nguy hại 70

Các biện pháp bao gồm: 70

4.2.3. Quản lý CTRCN trong Khu Công Nghiệp 71

Kiến nghị những tuyến đường thích hợp nhất cho các phương tiện thu gom chất thải,
hoàn thiện kế hoạch thu gom chất thải…là nhiệm vụ của mỗi xí nghiệp trong
KCN. Hơn nữa, mỗi KCN (ban quản lý) phải thành lập những con đường và kế
hoạch tương tự cho toàn bộ KCN. 73

4.2.4. Quản lý CTRCN trong Khu Công Nghiệp từ phía nhà quản lý 74

4.2.5. Đề xuất giải pháp 75

4.3 Áp dụng các công cụ pháp lý trong quản lý CRT và CRT nguy hại 76

4.3.1 Áp dụng công cụ tin học để quản lý CRT và CRT nguy hại 76

4.3.2 Áp dụng công cụ chính sách pháp luật 77

Hình 4.1. Sơ đồ quản lý CTR không nguy hại và CTNH 78


Hình 4.1. Sơ đồ quản lý CTR không nguy hại và CTNH 78

4.3.3 Đầu tư nâng cấp trang thiết bị và phương tiện 78

4.3.4 Giải pháp về truyền thông giáo dục 78

4.3.5 Chương trình giám sát môi trường 78

CHƯƠNG 5 79

KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 79

5.1 KẾT LUẬN 79

5.2 KIẾN NGHỊ 79

Danh sách bảng biểu 80

Bảng 2.1. Bảng thống kê khối lượng rác từ 2009 80

Bảng 2.2. Bảng thống kê khối lượng rác từ 2010 87


vii
DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Nguồn phát sinh các dạng chất thải rắn
Bàng 2.2: Thành phần phân loại của chất thải rắn
Bảng 2.3: Số liệu thường thấy về độ ẩm của chất thải rắn sinh hoạt

Bảng 2.4: Năng lượng và phần chất trơ có trong chất thải rắn từ khu dân cư
Bảng 2.5: Các thành phần hữu cơ cần thiết cho quá trình chuyển hóa sinh học
Bảng 2.6: Bảng phân loại CTR NH theo ngành công nghiệp
Bảng 2. 7: Các ngành công nghiệp và dạng chất thải phát sinh
Bảng 3.1. Bảng thống kê khối lượng rác từ 2009
Bảng 3.2. Bảng thống kê khối lượng rác từ 2010
Bảng 3.3: danh mục chất thải CTy TNHH Ken Fon
Bảng 3.4: danh mục chất thải CTy TNHH Geo Gear
Bảng 3.4: danh mục chất thải CTy TNHH SEEWELL
Bảng 3.5: Tên các doanh nghiệp và phương tiện thu gom












viii
DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Khu công nghiệp Hố Nai
Hình 1.2 Sơ đồ khu công nghiệp Hố Nai
Hình 3.1: Sơ đồ xử lý rác sinh hoạt
Hình 3.2: Sơ đồ công nghệ phân loại Rác
Hình 3.3: Sơ đồ công nghệ làm phân Compost

Hình 3.4: Sơ đồ tái chế nhựa từ rác sinh hoạt
Hình 3.5: Sơ đồ lò đốt rác sinh hoạt
Hình 4.1. Sơ đồ quản lý CTR không nguy hại và CTNH

ix
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

KCN

Khu công nghiệp

CTR

Chất thải rắn
CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

CTRCN

Chất thải rắn công nghiệp

CTRNH

Chất thải rắn nguy hại



SVTH: TRẦN QUANG HUY MSSV:106108007
GVHD: ThS VŨ HẢI YẾN

1
LỜI MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề
Việt Nam đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước
với nhịp độ ngày càng cao, đặc biệt là sản xuất công nghiệp nhằm chủ động hội
nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới trong thời gian tới. Sự phát triển công
nghiệp luôn đi kèm với áp lực về chất thải. Do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan
mà chất thải công nghiệp đã và đang là một trong những nguồn gây ô nhiễm cao,
ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe con người và hệ sinh thái.
Đồng nai nói riêng và cả nước nói chung đang từng bước tiến hành sự
nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đồng thời với quá trình đô thị hóa. Sự hình
thành các khu công nghiệp, sự phát triển về số lượng các cơ sở sản xuất cùng với sự
gia tăng các dịch vụ hỗ trợ là cần thiết góp phần quan trọng cho tiến trình công
nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Nơi đây cũng tập trung nhiều hoạt động kinh
tế, văn hóa – xã hội, việc tập trung đa số các ngành kinh tế đã dẫn tới các chất thải
nguy hiểm ở mức độ cao làm tăng áp lực về môi trường cho Đồng Nai.
Công tác quản lý, bao gồm quá trình thu gom và xử lý chất thải rắn phát sinh
trong các khu công nghiệp đang là mối quan tâm hàng đầu các các ngành có liên
quan và của cả đất nước. Đó cũng là lý do em chọn đề tài “Đánh giá hiện trạng
thu gom và đề xuất phương pháp quản lý chất thải rắn tại Khu công nghiệp Hố
Nai, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai và Đề xuất giải pháp quản lý ” làm đồ án
tốt nghiệp cho mình.
Do thời gian và năng lực có hạn nên đồ án sẽ còn nhiều điều thiếu sót, em rất
mong nhận được sự đóng góp và hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô để giúp cho
đồ án của em hoàn thiện hơn.
Mục đích nghiên cứu của đề tài
Dựa vào tình hình thực tế của vấn đề thu gom, luận văn đã lựa thống kê lại
tình hình phát thải CTR Công Nghiệp và CTR Nguy Hại trong hai năm qua trong
KCN, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm giải thiểu tình hình pháp thải cũng như quản
lý chất thải phù hợp với thực tế hơn.

SVTH: TRẦN QUANG HUY MSSV:106108007
GVHD: ThS VŨ HẢI YẾN
2
Nội dung nghiên cứu của đề tài
a. Tổng quan về CTR, CTR công nghiệp và CTR Nguy Hại.
b. Tổng quan Khu Công Nghiệp Hố Nai .
c. Hiện trạng phát thải CTR và CTRNH từ các Doanh Nghiệp trong KCN Hố
Nai.
d. Đề xuất các giải pháp xử lý và quản lý CTR KCN Hố Nai.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Trong khuôn khổ giới hạn của Luận Văn Tốt Nghiệp cũng như giới hạn thời
gian thực hiện từ ngày 15/ 10/ 2010 – đến ngày 8/1/ 2011 đề tài nên phạm vi nghiên
cứu của luận văn chỉ tập chung vào CTRCN và CTRNH.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
Tổng quan sưu tầm các tài liệu, số liệu có liên quan về các phương pháp xử lý
và quản lý CTR Khu Công Nghiệp Hố Nai.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Khảo sát thực tế số lượng phát thải của một số DN trong KCN.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học:
Luận văn được thực hiện trên cơ sở khảo sát tình hình thực tế về đặc điểm,
thành phần, tính chất rác thải KCN. So sánh các phương pháp xử lý thông thường từ
đó đề xuất các phương án xử lý và quản lý CRT. Do vậy, kết quả nghiên cứu mang
ý nghĩa khoa học và phù hợp với tình hình thực tế, số liệu đủ độ tin cậy.
- Ý nghĩa thực tiễn:
Đánh giá được mức độ xả thải của các doanh nghiệp, từ đó đề xuất các
phương án quản lý phù hợp hơn và đánh giá sức ép của CTR trên địa bàn Tỉnh
Đồng Nai nói chung và KCN Hố Nai nói riêng
.



SVTH: TRẦN QUANG HUY MSSV:106108007
GVHD: ThS VŨ HẢI YẾN
3

CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TỈNH ĐỒNG NAI VÀ KHU CÔNG
NGHIỆP HỐ NAI
1.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI
CỦA TỈNH ĐỒNG NAI:
1.1.1 Vị trí địa lý và diện tích tự nhiên
Đồng Nai nằm ở vùng Đông Nam Bộ, với diện tích 586.034 ha, chiếm
1,76% diện tích tự nhiên toàn quốc và 25,5% diện tích tự nhiên vùng Đông Nam
Bộ. Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là vùng kinh tế năng
động của toàn quốc vì Đồng Nai là cửa ngõ ra vào Tp. Hồ Chí Minh và liên quan
trực tiếp đến tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đồng Nai nằm trong các trục giao thông quan
trọng, đường bộ lẫn đường thuỷ và đường hàng không đối với cả nước cũng như đối
với các tỉnh phía Nam.
Vị Trí địa lý
Từ 10
o
31’17” đến 11
o
34’49” vĩ độ Bắc
Từ 106
o
44’45” đến 107
o
34’50” kinh độ Đông

Đồng Nai có 9 đơn vị hành chính, gồm 1 thành phố là Biên Hoà và 8 huyện:
Tân Phú, Định Quán, Long Khánh, Xuân Lộc, Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu
và Thống Nhất.
Về ranh giới hành chính: phía Bắc và phía Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng,
phía Bắc và Tây Bắc giáp hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước, phía đông giáp tỉnh
Bình Thuận, phía Đông và Dông Nam giáp Bà Ria - Vũng Tàu, phía Tây và Tây
Nam giáp Tp. Hồ Chí Minh.
Nằm trên đầu mối giao thông quan trọng của khu vực kinh tế trọng điểm
phía Nam, Đồng Nai có nhiều điều kiện thuận lợi cả về đường bộ, đường thuỷ và
đường hàng không để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội. Nhận thức được
tầm quan trọng đó, trong nhiều năm qua ngành Giao thông Vận tải đã không ngừng
SVTH: TRẦN QUANG HUY MSSV:106108007
GVHD: ThS VŨ HẢI YẾN
4
phấn đấu, từng bước xây dựng hoàn thiện hệ thống giao thông, phục vụ kịp thời nhu
cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của khu vực.

Hình 1.1 Khu công nghiệp Hố Nai
Trong tương lai hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh sẽ tiếp tục được nâng
cấp, mở rộng và đầu tư mới như trục đường bộ các nước khu vực Đông Nam Á,
đường cao tốc nối TP. Hồ Chí Minh với Bà Rịa - Vũng Tàu, hệ thống đường sắt
Biên Hòa - Vũng Tàu, kế hoạch nối mạng đường sắt Singapore - Côn Minh (Trung
quốc) có 50 km chạy qua Đồng Nai để hòa vào mạng lưới đường sắt Bắc - Nam
được cải tạo theo tiêu chuẩn quốc tế.
Mạng lưới giao thông đến năm 2020 ở Đồng Nai sẽ hòa với mạng lưới giao
thông quốc gia từ quốc lộ, đường vành đai, đường cao tốc, sân bay quốc tế đến các
cảng biển. Về đường bộ sẽ mở hàng lọat các đường cao tốc như: Biên Hòa – Vũng
Tàu; TPHCM - Long Thành - Dầu Giây; Dầu Giây – Đà Lạt. Ngoài ra, dự kiến sẽ
hình thành các tuyến cao tốc trong vùng như: tuyến Long Thành - Cẩm Mỹ - Xuân
Lộc; tuyến cao tốc Bắc - Nam và tuyến cao tốc Bến Lức - Nhơn Trạch - Long

Thành.
SVTH: TRẦN QUANG HUY MSSV:106108007
GVHD: ThS VŨ HẢI YẾN
5
+ Hệ thống đường vành đai TP. Biên Hòa và đường vành đai vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam sẽ được chú trọng đầu tư ngang tầm với sự phát triển KT-XH
của khu vực, theo tiêu chuẩn đường cấp I - cấp II, với từ 4 - 6 làn xe.
+ Hệ thống đường tỉnh sẽ mở thêm 16 tuyến với chiều dài trên 390km theo
tiêu chuẩn đường cấp III, với lộ giới 45m, hàng lang an toàn 15m mỗi bên.
+ Đối với hệ thống giao thông đường sắt, sẽ chuyển tuyến đường sắt Bắc -
Nam từ ga Trảng Bom xuống khu vực ga Biên Hòa mới, đến cầu Đồng Nai dài
18,5km. Từ ga Biên Hòa mới sẽ mở tuyến đi Bà Rịa - Vũng Tàu, với dự kiến mở
thêm nhánh từ ga Long An vào khu vực cảng Phú Hữu, KCN Ông Kèo và cảng
Phước An dài 32km. Ngoài ra sẽ triển khai thêm hệ thống đường sắt trên cao ở nội
ô TP. Biên Hòa và từ TP. Biên Hòa đi TP.HCM.
+ Hệ thống đường hàng không, sân bay Long Thành theo tiêu chuẩn quốc tế
có năng lực thiết kế từ 80 - 100 triệu hành khách/năm, trở thành sân bay lớn nhất
phía Nam và cả nước dự kiến sẽ khởi công vào năm 2008.
+ Về hệ thống đường thủy và cảng, tiếp tục đầu tư nâng cấp và xây mới hàng
loạt các cảng sông, cảng biển với quy mô đáp ứng các tàu quốc tế có trọng tải lớn
như: các cảng tiềm năng phục vụ các KCN Tam Phước, An Phước; các cảng trên
khu vực sông Thị Vải như: cảng chuyên dụng Phước Thái, Khu cảng Gò dầu A, Gò
Dầu B.
1.1.2 Đặc điểm giao thông – cơ sở hạ tầng
Đồng Nai có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến đường huyết
mạch quốc gia đi qua như:
+ Quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51;
+ Tuyến đường sắt Bắc - Nam; Biên Hòa – Vũng Tàu
+ Gần cảng Sài Gòn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất
+ Sân bay quốc tế Long Thành 100 triệu khách/năm, 5 triệu tấn hàng

hoá/năm - Khởi công vào năm 2008.
SVTH: TRẦN QUANG HUY MSSV:106108007
GVHD: ThS VŨ HẢI YẾN
6
+ Hệ thống cảng nước sâu Vũng Tàu - Thị Vải - Gò Dầu- Phước An
cho tàu có tải trọng từ 10.000 - 60.000 DWT.
+ Hệ thống đường dẫn khí từ Vũng Tàu đi qua Đồng Nai
Các đường cao tốc và đường sắt xuyên Á đi qua Đồng Nai đã tạo điều kiện
thuận lợi cho hoạt động kinh tế trong vùng cũng như giao thương với cả nước đồng
thời có vai trò gắn kết vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên.
1.1.3 Đặc điểm khí hậu
Khí hậu Đồng Nai là khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có hai mùa.
Mùa khô có gió mùa Đông Bắc, không khí nhiệt đới ít hơi ẩm, nóng và hầu như
không mưa. Mùa mưa có gió mùa Tây Nam, mang nhiều hơi ẩm từ vùng biển Ấn
Độ Dương, thuộc không khí xích đạo và nhiệt đới, có đặc tính nóng, ẩm và mưa
nhiều.
Lượng mưa mùa khô chiếm 10 - 15% lượng mưa cả năm (từ tháng 11 đến
tháng 4 năm sau). Lượng mưa mùa mưa chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm (từ
tháng 5 đến tháng l0).
1.1.4 Đặc điểm địa hình
Đồng Nai có địa hình tương đối bằng phẳng. Một cách tổng quát có thể thấy
tỉnh Đồng Nai có địa hình vùng đồng bằng và bình nguyên với những núi sót rải
rác, có xu hướng thấp dần theo hướng Bắc Nam.
Tổng diện tích đất 589.
473 ha
Diện tích đất nông nghiệp 302.
845 ha
Diện tích đất lâm nghiệp 179.
807 ha
Diện tích đất chuyên dùng 68.0

18 ha
Diện tích đất ở 10.5
SVTH: TRẦN QUANG HUY MSSV:106108007
GVHD: ThS VŨ HẢI YẾN
7
46 ha
Diện tích đất chưa sử dụng và sông suối,
núi đá
28.2
55 ha
Đồng Nai vẫn là tỉnh có quy mô đất nông nghiệp lớn nhất Đông Nam Bô
1.1.5 Tài nguyên nước mặt
Tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai rất phong phú và có vai trò
quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn nước quan trọng nhất là sông
Đồng Nai. Trên địa bàn tỉnh, sông Đồng Nai hợp lứa với sông Bé, sông La Ngà, cấp
nước cho hồ Trị An đồng thời tiếp nhận nước thải của thành phố Biên Hoà, các
KCN lân cân thuộc tỉnh Đồng Nai, Tp. Hồ Chí Minh.
Với vai trò là nguồn cung cấp nước sạch cho sinh hoạt, nước sông Đồng Nai
để bảo vệ được loại A của TCVN về chất lượng nước mặt. Tuy nhiên đoạn sông
Đồng Nai (đoạn sông từ cầu Hoá An đến cầu Đồng Nai) là nơi tiếp nhận nhiều
nguồn ô nhiễm khác nhau như: nguồn thải từ các suối Săn Máu, suối Linh thường
xuyên bị ô nhiễm nặng đổ vào; chất thải sinh hoạt của các phường nằm dọc theo 2
ven sông và nghiêm trọng nhất vẫn là nguồn thải công nghiệp chưa được xử lý từ
các nhà máy thuộc khu công nghiệp của đổ vào đang làm suy giảm chất lượng của
môi trường nước.
1.1.6 Tài nguyên nước ngầm
Tiềm năng nước ngầm của tỉnh Đồng Nai khá phong phú nhưng không đồng
đều bao gồm 5 tầng chứa nước ngầm:
- Tầng chứa nước Halocen (pq)
- Tầng chứa nước Pleistocen (gp)

- Tầng chứa nước Pliocen (m4)
- Tầng chứa nước trong các thành tạo phun trào bazan (qp)
- Phức hệ chứa nước trong các đá Mezozai (ms)
Hiện nay nước ngầm ở tỉnh Đồng Nai chưa khai thác nhiều, một phần nước
ngầm được sử dụng tập trung chủ yếu là giếng khoan các hộ gia đình. Chất lượng
SVTH: TRẦN QUANG HUY MSSV:106108007
GVHD: ThS VŨ HẢI YẾN
8
nước ngầm tại các khu vực trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có nhiều

sự khác biệt, tập
trung vào thông số pH, độ cứng, nồng độ Fe Nhiều khu vực nước ngầm có pH
thấp (l-4) không đạt TCVN 5944-1995 về chất lượng nước ngầm trước xử lý. Các
chất ô nhiễm như kim loại nặng, màu nhỏ hơn TCVN. Diễn biến nông độ chất ô
nhiễm ít thay đổi. Riêng chỉ tiêu Coliform luôn cao hơn TCVN 5944-1995.về chất
lượng nước ngầm trước xử lý, tập trung ở các hộ dân với lý do chính là tình trạng
kỹ thuật của giếng không đạt yêu cầu cũng như do giữ vệ sinh kém.
Tuy nhiên hiện tượng trên chỉ tập trung tại các giếng của các hộ dân khoan
công nghiệp tại các nhà máy đảm bảo được chỉ tiêu vi sinh trong nước khá tốt hiếm
có mẫu kiểm tra nào có số lượng Coliform cao hơn mức cho phép của TCVN 5944-
1995 về nước ngầm trước xử lý.
1.2. ĐẶC ĐIỀM KINH TẾ TỈNH ĐỔNG NAI
1.2.1 Đặc điểm kinh tế
Tổng sản phẩm trong nước (GDP theo giá cố định năm 1994) của tỉnh đã
tăng từ 5.043,7 tỷ đồng (1994 ) lên 8.661,6 tỷ đồng (1998).Nhịp độ phát triển bình
quân tăng 14.5%/năm. Từ đó, mức GDP bình quân đầu người tăng từ 391 USD
(1994) lên 637 USD (1998). Nhịp độ phát triển bình quân tăng 13%/năm.
Cơ cấu kinh tế có xu hướng chuyển từ công- nông-dịch vụ sang công nghiệp,
dịch vụ, nông nghiệp.
1.2.2. Phát triển công nghiệp

Trong giai đoạn 1996 - 2000 ngành công nghiệp của tỉnh Đồng Nai đạt mức
tăng trưởng khá, tăng bình quân 20% năm (giai đoạn 1996-2000); trong đó công
nghiệp trung ương tăng 8,27%; công nghiệp địa phương tăng 9,96%; công nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài tăng 31,3%.
Cơ cấu công nghiệp trên địa bàn từng bước được quy hoạch, bố trí phát triển
hợp lý. Công nghiệp của các thành phần kinh tế phát triển khá nhanh, trong đó công
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao giá trị
sản phẩm trên địa bàn và xuất khẩu. Công nghiệp địa phương phát triển theo hướng
SVTH: TRẦN QUANG HUY MSSV:106108007
GVHD: ThS VŨ HẢI YẾN
9
đầu tư chiều sâu, gắn công nghiệp với vùng nguyên liệu, đặc biệt là vùng nguyên
liệu nông sản.
Đồng Nai đã được Chính phủ giao nhiệm vụ quy hoạch 13.500 ha trong tổng
số 20.000 ha đất công nghiệp của địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam. Đến nay
Đồng Nai đã quy hoạch 29 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với hơn 2000
doanh nghiệp đang hoạt động.
Vấn đề xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn, hầu hết các khu công nghiệp đều chưa
thực hiện tốt. Hiện nay trong 21 khu công nghiệp đang hoạt động đã có 19 khu công
nghiệp có nhà máy xử lý nước thải tập trung. còn 2 KCN Ông Kèo và Thạnh Phú
chưa xây dựng nhà máy do vướng mắc ở khâu giải phóng mặt bằng.
Tuy nhiên, có những khu công nghiệp đã có hệ thống xử lý nước thải tập
trung nhưng quá trình vận hành lại bị trục trặc vì chưa có đường thoát nước thải sau
xử lý. Điển hình như khu công nghiệp dệt may Nhơn Trạch tiến hành chạy thử nhà
máy xử lý nước thải từ cuối tháng 5/2010, nhưng do tuyến thoát nước ngoài khu
công nghiệp chưa được xây dựng, nên hệ thống này không hoạt động. Vì vậy, nước
thải sau khi xử lý đành để chảy ra hồ chứa ngay cạnh nhà máy và tự thẩm thấu. Ông
Trần Hưng An, Giám đốc Ban kỹ thuật nhà máy cho biết: Hệ thống thoát nước sau
hàng rào là do kinh phí của tỉnh đầu tư xây dựng, nhưng dự án này hiện vẫn đang
nằm trên giấy, vì tổng kinh phí đầu tư hơn 100 tỷ đồng.

Tương tự, để xây dựng đường ống thoát nước thải sau xử lý của khu công
nghiệp Bàu Xéo phải thu hồi đất tạm thời của gần 20 hộ. Nhưng hiện Ban bồi
thường giải phóng mặt bằng huyện Trảng Bom mới tiến hành bước kê khai các hộ
có đất nằm trong dự án, sau đó, mới họp những hộ có đất trong dự án để đưa ra mức
thỏa thuận, đền bù. Như vậy, nhanh nhất cũng phải sang đầu năm 2011, khu công
nghiệp Bàu Xéo mới có đất sạch để thi công tiếp hệ thống thoát nước Bên cạnh
đó, có những khu công nghiệp đã hoàn thành hệ thống xử lý nước thải tập trung
nhưng vẫn không thể đi vào hoạt động. Điển hình là khu công nghiệp Xuân Lộc đã
xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung từ tháng 10/2009, nhưng đến nay chưa
thể vận hành thử vì không có nước thải để xử lý; hay như khu công nghiệp Định
SVTH: TRẦN QUANG HUY MSSV:106108007
GVHD: ThS VŨ HẢI YẾN
10

Quán cũng đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung, song do nước thải ít nên nhà
máy hiện vẫn nằm chờ.
Tổng lượng nước thải phát sinh tại 21 khu công nghiệp đang hoạt động của
Đồng Nai khoảng 71.000m
3
/ngày, trong đó nước thải của các khu công nghiệp đã
có nhà máy xử lý nước thải tập trung tập trung khoảng 64.500m
3
/ngày và các khu
công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung khoảng 6.500m
3
/ngày. Tỷ
lệ đấu nối nước thải của các dự án trong các khu công nghiệp vào hệ thống xử lý
nước thải tập trung ngày càng tăng cao, đã có 9 khu công nghiệp thực hiện xử lý
nước thải tập trung với tỷ lệ đấu nối đạt 100%. Các khu công nghiệp còn lại tỷ lệ
đấu nối từ 48% đến 88% đã hạn chế phần lớn tình trạng ô nhiễm môi trường

Các khu công nghiệp còn lại đều đã có quy hoạch dự án xây dựng nhà máy
xử nước thải tập trung.
Bảng1.1: Danh sách các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
ST
T
Khu công nghiệp Vị trí Diện
tích
1 Khu Công
Nghiệp Suối Tre
Xã Suối Tre, thị xã Long
Khánh, tỉnh Đồng Nai
150 ha
2 Khu Công
Nghiệp Nhơn Trạch VI
Xã Long Thọ, huyện Nhơn
Trạch, tỉnh Đồng Nai
315 ha
3 Khu Công
Nghiệp Long Khánh
Xã Suối Tre, thị xã Long
Khánh, tỉnh Đồng Nai
264 ha
4 Khu Công
Nghiệp Dầu Giây
Xã Bàu Hàm & xã Xuân
Thạnh, huyện Thống Nhất, tỉnh
Đồng Nai
330.80
4 ha
5 Khu Công

Nghiệp Long Thành
Xã Tam An, huyện Long
Thành, tỉnh Đồng Nai
488 ha
6 Khu Công
Nghiệp AMATA
Phường Long Bình, thành
phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
410 ha
7 Khu Công Phường Long Bình, Tp. 47 ha
SVTH: TRẦN QUANG HUY MSSV:106108007
GVHD: ThS VŨ HẢI YẾN
11

Nghiệp AGTEX Long
Bình
Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
8 Khu Công
Nghiệp Ông Kèo
Xã Phước Khánh, huyện
Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai
823 ha
9 Khu Công
Nghiệp Tân Phú
Thị trấn Tân Phú, huyện
Tân Phú, tỉnh Đồng Nai
104 ha
10 Khu Công
Nghiệp Tam Phước
Xã Tam Phước, huyện Long

Thành, tỉnh Đồng Nai
323 ha
11 Khu Công
Nghiệp Nhơn Trạch III
Xã Hiệp Phước & Long
Thọ, huyện Nhơn Trạch, Đồng
Nai
700 ha
12 Khu Công
Nghiệp Bàu Xéo
Xã Sông Trầu, huyện Trảng
Bom, tỉnh Đồng Nai.
500 ha
13 Khu Công
Nghiệp Biên Hòa I
Phường An Bình, Tp. Biên
Hòa, tỉnh Đồng Nai
335 ha
14 Khu Công
Nghiệp Biên Hòa II
Phường Long Bình Tân &
An Bình, Tp. Biên Hòa, tỉnh
Đồng Nai
365 ha
15 Khu Công
Nghiệp Gò Dầu
Xã Phước Thái, huyện Long
Thành, tỉnh Đồng Nai
184 ha
16 Khu Công

Nghiệp Xuân Lộc
Xã Xuân Tâm & xã Xuân
Hiệp, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng
Nai
109 ha
17 Khu Công
Nghiệp Giang Điền
Huyện Long Thành, tỉnh
Đồng Nai
529.2
ha
18 Khu Công
Nghiệp Dệt May Nhơn
Trạch
Xã Hiệp Phước & xã Phước
An, huyện Nhơn Trạch
184 ha
19 Khu Công Xã Hố Nai 3 & xã Bắc Sơn, 497 ha
SVTH: TRẦN QUANG HUY MSSV:106108007
GVHD: ThS VŨ HẢI YẾN
12

Nghiệp Hố Nai huyện Trảng Bom
20 Khu Công
Nghiệp Long Đức
Xã Long Đức & xã An
Phước, huyện Long Thành, tỉnh
Đồng Nai
283 ha
21 Khu Công

Nghiệp Loteco
Phường Long Bình, Tp.
Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
100 ha
22 Khu Công
Nghiệp Nhơn Trạch I
Xã Hiệp Phước, Phước
Thiền và Phú Hội, huyện Nhơn
Trạch, tỉnh Đồng Nai
430 ha
23 Khu Công
Nghiệp Nhơn Trạch II
Xã Hiệp Phước, Phước
Thiền và Phú Hội, huyện Nhơn
Trạch
347 ha
24 Khu Công
Nghiệp Nhơn Trạch II -
Lộc Khang
Xã Hiệp Phước & Phú Hội,
huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai
70 ha
25 Khu Công
Nghiệp Nhơn Trạch II -
Nhơn Phú
Xã Hiệp Phước & Phú Hội,
huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng
Nai
183 ha
26 Khu Công

Nghiệp Nhơn Trạch V
Xã Long Tân & Hiệp
Phước, huyện Nhơn Trạch, tỉnh
Đồng Nai
302 ha
27 Khu Công
Nghiệp Sông Mây
Xã Bắc Sơn, huyện Trảng
Bom, tỉnh Đồng Nai
496 ha
28 Khu Công
Nghiệp Thạnh Phú
Xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh
Cửu, tỉnh Đồng Nai
177 ha
29 Khu Công
Nghiệp Định Quán
Xã La Ngà, huyện Định
Quán, tỉnh Đồng Nai
161 ha
(Nguồn: Ban Quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai, 2010)

SVTH: TRẦN QUANG HUY MSSV:106108007
GVHD: ThS VŨ HẢI YẾN
13

1.2.3 Phát triển nông nghiệp
Kết quả thực hiện gieo trồng cây hằng năm cả 3 vụ đều tăng. Các loại cây
hàng năm có diện tích, năng suất và sản lượng đều bằng và tăng so với cùng kỳ.
Toàn tỉnh có 34 Hợp tác xã làm dịch vụ nông nghiệp và thủy sản.

1.2.4 Phát triển thương mại – dịch vụ
Thương mại dịch vụ tăng 13,5%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng
6,2%. Trong 6 tháng đầu năm, tình hình xuất nhập khẩu ở Đồng Nai có mức tăng
khá ấn tượng so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo đó, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm 2010 là
3.423,9 triệu USD, đạt 48,6% kế hoạch, tăng 26,6% so cùng kỳ. Các mặt hàng xuất
khẩu chủ yếu trong 6 tháng của Đồng Nai là: cà phê đạt 18.260 tấn; mật ong 2.420
tấn; giày dép 13,9 triệu USD; hàng may mặc 18,2 triệu USD; hàng mộc tinh chế
13,8 triệu USD.
Về nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn 6 tháng là 4.204,3 triệu
USD, đạt 56,4% kế hoạch, tăng 52,7% so cùng kỳ. Trong đó: kim ngạch nhập khẩu
của doanh nghiệp Trung ương là 28,5 triệu USD, đạt 40,7% kế hoạch, tăng 10,5%
so cùng kỳ; kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp địa phương là 43,1 triệu USD
đạt 29,7% kế hoạch, tăng 9,4% so cùng kỳ; kim ngạch nhập khẩu của doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 4.132,7 triệu USD, đạt 57,1% kế hoạch, tăng
53,8% so cùng kỳ. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của các doanh nghiệp địa
phương là thuốc y tế, hạt điều thô, phân bón, nguyên phụ liệu thuốc lá và nguyên
phụ liệu cho sản xuất.
1.3.
ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG NAI

1.3.1 Dân số, mật độ dân số
Dân số là 2.246.192 người (2006)
Mật độ dân số: 381 người/km
2

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 1,23% (2006)
Trong đó:
SVTH: TRẦN QUANG HUY MSSV:106108007
GVHD: ThS VŨ HẢI YẾN

14

+ Thành thị là: 683.677 người
+ Nông thôn là: 1.535.223 người
+ Nam: 1.097.915 người
+ Nữ: 1.120.985 người.
+ Tỷ lệ sinh: 1,72% (2006)
+ Tỷ lệ chết: 0,44% (2006)
+ Người trong độ tuổi lao động: # 1.124.678 người
1.3.2 Lao động, việc làm và mức sống
Trong năm, toàn tỉnh có thêm 72.695 người có việc làm. Mức sống của
người dân ngày càng được nâng cao. Tỷ lệ hộ có tivi, xe gắn máy, và tỷ lệ hộ dùng
điện đều tăng
1.3.3 Hoạt động giáo dục
Kết quả tốt nghiệp năm học 2008 – 2009 được giữ vững và đạt chỉ tiêu: tiểu
học đạt 99,09%, trung học cơ sở đạt 98,18%, trung học phổ thông đạt 93,60%, bổ
túc trung học phổ thông đạt 97,11%, bổ túc trung học cơ sở đạt 85,17%.
1.3.4 Hoạt động y tế
Trong năm qua, các hoạt động y tế đạt toàn diện cả hai lĩnh vực phòng bệnh
và chữa bệnh. Tình hình dịch bệnh được kiểm soát ổn định.
1.4.
GIỚI THIỆU VỀ KHU CÔNG NGHIỆP HỐ NAI – HUYỆN TRẢNG
BOM – TỈNH ĐỒNG NAI

1.4.1 Tổng quan về Khu công nghiệp Hố Nai
- Ngày thành lập : 08/04/1998
- Cty đầu tư hạ tầng : Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Hố Nai
- Tổng Giám đốc : Ông Huỳnh Thanh Xuân
- Địa chỉ : KCN Hố Nai, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
- Điện thoại : 061.3982039

SVTH: TRẦN QUANG HUY MSSV:106108007
GVHD: ThS VŨ HẢI YẾN
15

- Fax : 061.3982040
- Email :
Vị trí : Xã Hố Nai 3 & Bắc Sơn, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
Tổng diện tích : 497 ha
(Giai đoạn 1: 226 ha, Giai đoạn 2: 271 ha)
Tỉ lệ đất đã cho thuê: 86% (giai đoạn 1)


Hình 1.2: Bản đồ Khu công nghiệp Hố Nai
Cơ sở hạ tầng
- Giao thông: Đường giao thông nội bộ và hệ thống cấp thoát nước giai đoạn 1
đang được xây dựng hoàn chỉnh.
- Cấp điện: Từ điện lưới quốc gia qua trạm biến áp 40 MVA.
- Cấp nước: Đáp ứng đủ nhu cầu (hiện tại 2.000 m
3
/ngày).
- Thông tin liên lạc: Thuận tiện trong và ngoài nước.
- Xử lý nước thải: Đang xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung công suất
4.000 m
3
/ngày.đêm
Ngành nghề thu hút đầu tư
- May mặc

×